You are on page 1of 4

6.

Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu


6.1 Giả thuyết nghiên cứu
+ Đa số các sinh viên hiện nay có rất nhiều cảm nhận và sự trải nghiệm tại Dinh Độc Lập
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên ngành Việt Nam học Trường Đại
học Tôn Đức Thắng tại Dinh Độc Lập Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở vật chất, công
nghệ, thẩm mỹ, kiến thức, giải trí , dịch vụ.
+ Cơ sở vật chất, công nghệ, thẩm mỹ, kiến thức, giải trí , dịch vụ có mối quan hệ thuận
chiều với sự hài lòng của sinh viên ngành Việt Nam học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Mô hình S.O.R được đề xuất bởi Mehrabian và Russell [1] là một trong những mô hình
phổ biến nhất để nghiên cứu tác động của các kích thích môi trường lên tâm lý và hành vi
con người. Mô hình S.O.R bao gồm ba cấu trúc, bao gồm kích thích (S), cơ chế(O) và
phản hồi (R) quyết định kết quả hành vi. Mô hình S.O.R đã được áp dụng rộng rãi để
hiểu hành vi và trải nghiệm của người tiêu dùng[2],đặc biệt là trong nghiên cứu này dùng
để hiểu về trải nghiệm của khách hàng khi đến thăm quan tại Dinh Độc Lập.
Trong ngành dịch vụ, kích thích (S) là một yếu tố quan trọng ban đầu ảnh hưởng đến
phản ứng của khách hàng, tích cực hay tiêu cực. Do đó, nghiên cứu này cân nhắc cơ sở
vật chất, tính thẩm mỹ, giá trị kiến thức, giải trí, dịch vụ, tính hấp dẫn và công nghệ là
những yếu tố kích thích (S) quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách thăm quan
khi đến với Dinh Độc Lập. Cơ chế được hiểu là sự hài lòng và được chia thành sự hài
lòng về nhận thức và tình cảm. Chủ thể trong nghiên cứu này đề cập đến sự hài lòng của
khách thăm quan và hình ảnh thương hiệu địa phương. Phản ứng (R) là kết quả của cơ
chế, được thể hiện dưới dạng các hành vi tiếp cận hoặc tránh né, ý định, lựa chọn và
quyết định. Vì vậy, nghiên cứu quyết định xem xét phản ứng của khách thăm quan là sự
gắn kết của khách thăm quan về Dinh Độc Lập. Mô hình nghiên cứu được đề xuất như
Hình 1
H1: Cơ sở vật chất ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng
Cơ sở vật chất là những yếu tố thành phần tại điểm đến giúp du khách có thể ở lại và
thưởng thức tại điểm đến đó. Theo Al-Ababneh [3], đây là yếu tố quan trọng tác động
mạnh đến sự hài lòng của du khách. Điều này cũng phù hợp với quan điểm của Akbaba
[4] khi cho rằng yếu tố hữu hình là nhân tố quan trọng nhất của chất lượng dịch vụ.

H2: Thẩm mỹ ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng


Tính thẩm mỹ của không gian dịch vụ được coi là có ảnh hưởng đến thái độ và đến ý
định hành vi, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến truyền miệng trong các bối cảnh dịch vụ
khác nhau Kotler và Gertner (2004, tr. 42) định nghĩa “hình ảnh điểm đến là sản phẩm
của quá trình mà tâm thức xử lý và chọn ra thông tin chủ yếu từ một lượng dữ liệu lớn về
một địa điểm”.

H3: Kiến thức ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng
Việc tiếp thu kiến thức này có thể nâng cao sự hài lòng của khách du lịch. Việc tạo ra giá
trị tri thức là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành mức độ cam kết của khách
thăm quan. Brida & cộng sự [5] cũng chứng minh bằng thực nghiệm rằng, việc tìm hiểu
về những kiến thức mới như một yếu tố thúc đẩy là rất quan trọng trong việc tạo ra sự hài
lòng và hình thành lòng trung thành của khách thăm quan.

H4: Tính hấp dẫn ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng
Các nghiên cứu cho thấy gia tăng tính hấp dẫn của điểm đến có tác động tích cực đến sự
hài lòng của du khách (Ibrahim & Gill, 2005; Lee, 2009) [6]
Sức hấp dẫn là nhân tố quan trọng đối với khách du lịch (Funk et al., 2004). Theo
Benckendorff and Pearce (2003), “sự hấp dẫn” là động lực ban đầu để khách du lịch lựa
chọn điểm đến theo sở thích và mục đích chuyến đi của họ. Sự hấp dẫn góp phần giúp
khách du lịch đạt được các mục đích chuyến đi như giải trí, nghỉ dưỡng và giáo dục (Hu
& Wall, 2005; Leask, 2010).

H5: Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng.
Theo Nguyễn Văn Thụy (2020) [7] năm nhân tố chất lượng dịch vụ đều tác động cùng
chiều đến sự hài lòng của du khách. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa chất lượng
dịch vụ và sự hài lòng của du khách là mối quan hệ nhân quả và được giải thích bởi năm
nhân tố gồm: Mức độ tin cậy, Khả năng đáp ứng, Năng lực phục vụ, Sự đồng cảm và Cơ
sở vật chất tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, yếu tố Khả năng đáp ứng có ảnh hưởng
mạnh nhất đến sự hài lòng của du khách.

 H1: Cơ sở vật chất ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên ngành
Việt Nam học Trường Đại học Tôn Đức Thắng tại Dinh Độc Lập Thành phố Hồ
Chí Minh.
 H2: Thẩm mỹ ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên ngành Việt
Nam học Trường Đại học Tôn Đức Thắng tại Dinh Độc Lập Thành phố Hồ Chí
Minh.
 H3: Kiến thức ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên ngành Việt
Nam học Trường Đại học Tôn Đức Thắng tại Dinh Độc Lập Thành phố Hồ Chí
Minh.
 H4: Tính hấp dẫn ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên ngành Việt
Nam học Trường Đại học Tôn Đức Thắng tại Dinh Độc Lập Thành phố Hồ Chí
Minh.
 H5: Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên
ngành Việt Nam học Trường Đại học Tôn Đức Thắng tại Dinh Độc Lập Thành phố
Hồ Chí Minh.
6.1 Mô hình nghiên cứu :

Cơ sở vật chất

H1

Tính thẩm mỹ H2

Giá trị kiến H3 SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH


thức VIÊN NGÀNH VIỆT NAM
HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÔN ĐỨC THẮNG TẠI
H4 DINH ĐỘC LẬP THÀNH
Tính hấp dẫn PHỐ HỒ CHÍ MINH.

H5

Dịch vụ
Nguồn:
[1] Mehrabian, A., & Russell, J. A. (1974). An approach to environmental psychology.
The MIT Press.
[2] A. Luqman, X. Cao, A. Ali, A. Masood, and L. Yu, “Empirical investigation of
Facebook discontinues usage intentions based on SOR paradigm”,
Computers in Human Behavior, Vol. 70, No. C, pp. 544–555, 2017.
[3] Al-Ababneh, M. (2013), Service Quality and its Impact on Tourist Satisfaction.
Interdisciplinary Joyrnal Of Contemporary Research in Business, 4(12), 164–177.
[4] Akbaba, A. (2006), Measuring service quality in the hotel industry: A study in a
business hotel in Turkey. Hospitality Management, 25, 170–192.
[5] J. G. Brida, M. Pulina, andE. M. M. Riaño, “Measuring visitor experiences at a
modern art museum and linkages to the destination
community”, Journal of Heritage Tourism, Vol. 7, No. 4, pp. 285-299, 2012.
[6] Ibrahim, E.E.B. & Gill, J. (2005), ‘A positioning strategy for a tourist destination,
based on analysis of customer’s
perceptions and satisfactions’, Marketing Intelligence and Planning, 23(2), 172-188
[7] Nguyễn Văn Thụy (2020), Tác động của chất lượng dịch vụ du lịch đến sự hài lòng
của du khách đối với điểm đến thành phố hồ chí minh. 7/5/2020

You might also like