You are on page 1of 34

Khoa Kinh tế số và Thương mại điện tử

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Giảng viên giảng dạy: TS Nguyễn Thị Thanh Huyền


Học kỳ II – Năm học 2023-2024
 Mục tiêu chương
 Trình bày được khái niệm, đặc điểm Thương mại điện tử (TMĐT)
 Phân biệt được TMĐT với Kinh doanh điện tử
 Trình bày được các giai đoạn phát triển TMĐT
 Xác định và mô tả được các tính năng độc đáo của TMĐT
 Mô tả các loại hình thương mại điện tử chính
 Trình bày được lợi ích và hạn chế của TMĐT
 Trình bày được ảnh hưởng, tác động của TMĐT đến các ngành nghề
1. Khái niệm, đặc điểm của TMĐT

2. Các giai đoạn phát triển của TMĐT


NỘI DUNG

3. Các tính năng độc đáo của TMĐT

4. Các loại hình TMĐT

5. Lợi ích và hạn chế của TMĐT

6. Tác động của TMĐT đến các ngành nghề

7. Các đối tượng chính trong chu trình giao dịch TMĐT

3
1. Khái niệm, đặc điểm của TMĐT
1.1. Khái niệm

Thương mại điện tử Thương mại trực tuyến

Electronic commerce Online trade

Kinh doanh điện tử Thương mại không giấy tờ


E-business Paperless commerce
1. Khái niệm, đặc điểm của TMĐT
1.1. Khái niệm
 Theo nghĩa hẹp
 Là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông,
đặc biệt là máy tính và internet.
 Bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử và mạng internet để mua
bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình, các giao dịch có thể giữa DN-DN(B2B) hoặc
giữa DN-KH (B2C), cá nhân với nhau (C2C)
1. Khái niệm, đặc điểm của TMĐT
1.1. Khái niệm
 Theo nghĩa rộng
M – Marketing
 Trên góc độ doanh nghiệp
S – Sales
“TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh
D – Distribution
bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán
thông qua các phương tiện điện tử”. P – Payment

UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development - Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc)
1. Khái niệm, đặc điểm của TMĐT
1.1. Khái niệm
 Theo nghĩa rộng
I – Infrastructure
 Dưới góc độ quản lý nhà nước
M – Message

B – Basic Rules

S – Sectorial Rules

A – Application

UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development - Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc)
1. Khái niệm, đặc điểm của TMĐT
1.1. Khái niệm
 Theo nghĩa rộng
 Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện
điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao
dịch.

UNCITRAL (United Nations Commission on International Trade Law - Ủy ban liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế)
1. Khái niệm, đặc điểm của TMĐT
1.2. Phân biệt TMĐT và kinh doanh điện tử
1. Khái niệm, đặc điểm của TMĐT
1.2. Phân biệt TMĐT và kinh doanh điện tử
 Thương mại điện tử (e-commerce) chủ yếu bao hàm các hoạt động marketing, bán hàng, phân
phối và thanh toán có ứng dụng các phương tiện điện tử và mạng viễn thông trong giao dịch.

 Kinh doanh điện tử (e-business) bao hàm phạm vi rộng hơn của ứng dụng các phương tiện
điện tử, mạng viễn thông vào các khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là ba hoạt
động chính: Quản lý chuỗi cung ứng (SCM), quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và quản
lý quan hệ khách hàng (CRM)
1. Khái niệm, đặc điểm của TMĐT
1.3. Đặc điểm TMĐT
 Sự phát triển của TMĐT gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của ICT (Information &
Communication Technologies)
 Về hình thức
 Phạm vi hoạt động
 Chủ thể tham gia
 Thời gian không giới hạn
 Hệ thống thông tin là thị trường
1. Khái niệm, đặc điểm của TMĐT
1.3. Phân biệt TMĐT và Thương mại truyền thống

1 Công nghệ thực hiện

2 Đặc điểm thị trường

3 Tiến trình mua bán


2. Các giai đoạn phát triển của TMĐT
Những giai đoạn lịch sử cần chú ý
 1962: Ý tưởng đầu tiên về mạng kết nối các máy tính với nhau.
 1965: Dữ liệu truyền trên mạng theo công nghệ chuyển mạch gói.
 1967-1969: Mạng ARPANET ra đời và được đưa vào hoạt động và là tiền thân của
Internet;
 1972: Thư điện tử bắt đầu được sử dụng
 1973: ARPANET lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, tới trường đại học London.
 1984: Giao thức chuyển gói tin TCP/IP trở thành giao thức chuẩn của Internet;
2. Các giai đoạn phát triển của TMĐT
Những giai đoạn lịch sử cần chú ý (tt.)
 1990: ARPANET ngừng hoạt động. Tim Berners-Lee phát minh ra WWW, và Internet chuyển
sang giai đoạn phát triển mới.
 1994: Mạng Internet được sử dụng rộng rãi. Các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng Internet & web
trong hoạt động kinh doanh.
 1994: Công ty Amazon.com ra đời chuyên kinh doanh TMĐT.
 1995: Công ty Netscape ứng dụng Internet vào hoạt động kinh doanh. Công ty
eBay.com ra đời và trở thành nhà đấu giá trực tuyến hàng đầu thế giới.
 1997: IBM tung ra chiến dịch quảng cáo kinh doanh điện tử. Công cụ tìm kiếm Google.com ra
đời.
2. Các giai đoạn phát triển của TMĐT
Việt Nam
 1997: Mạng Internet được kết nối với cổng quốc tế.
 Ngày 15/9/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ban hành “Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại
điện tử giai đoạn 2006 - 2010”.
 07/02/2006 Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt
Nam đến năm 2010.
 06/12/2006 Chỉ thị số 14/2006/CT-BTM về việc triển khai kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010.
 29/12/2006 Quyết định số 40/2006/QĐ-BTM của Bộ Thương mại về việc ban hành Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin ngành thương mại đến năm 2010
 29/12/2006 Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn
2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam
 Đến nay, có nhiều chỉ thị và quyết định liên quan đến TMĐT đã được phê duyệt và ban hành
2. Các giai đoạn phát triển của TMĐT
3. Thương mại “cộng tác” (c-Business)
Integrating / Collaborating
Nội bộ doanh nghiệp các bộ phận liên kết (integrating) và
kết nối với các đối tác kinh doanh (connecting)
2. Thương mại giao dịch (t-Commerce)
Hợp đồng điện tử (ký kết qua mạng)
Thanh toán điện tử (thực hiện qua mạng)
(online transaction)

1. Thương mại Thông tin (i-Commerce)


Thông tin (Information) lên mạng web
Trao đổi, đàm phán, đặt hàng qua mạng (e-mail, chat, forum...)
Thanh toán, giao hàng truyền thống
3. Các tính năng độc đáo của TMĐT
4. Các loại hình giao dịch TMĐT
Chính phủ
Chủ thể Doanh nghiệp (Business) Khách hàng (Customer)
(Government)

B2B B2G
Doanh nghiệp B2C
thông qua internet, thuế thu nhập và thuế
(Business) bán hàng qua mạng
extranet, doanh thu
Khách hàng C2B C2C C2G
(Customer) bỏ thầu đấu giá trên ebay thuế thu nhập
Chính phủ G2C G2G
G2B
(Government) quỹ hỗ trợ trẻ em, sinh giao dịch giữa các cơ
mua sắm công cộng
viên học sinh… quan chính phủ
5. Lợi ích và hạn chế của TMĐT
5.1. Lợi ích của TMĐT

Đối với
tổ chức

Đối với Đối với


xã hội khách hàng
5. Lợi ích và hạn chế của TMĐT
5.1. Lợi ích của TMĐT
 Đối với tổ chức  Mở rộng thị trường
 Giảm chi phí (sản xuất, giao dịch, quản lý hành chính, v.v.)
 Sản xuất hàng theo yêu cầu - chiến lược “kéo”
 Mô hình kinh doanh mới
 Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường
5. Lợi ích và hạn chế của TMĐT
5.1. Lợi ích của TMĐT
 Đối với khách hàng  Tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ, tiến hành các giao dịch 24/7

 Có nhiều lựa chọn nhờ khả năng chủ động về thông tin
 Nâng cao khả năng khách hàng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ với giá rẻ hơn
 Vận chuyển, phân phối sản phẩm, dịch vụ với tốc độ, chất lượng ngày càng được cải tiến, nhất là những sản
phẩm số hoá
 Có thể tham gia trực tiếp vào những phiên đấu giá trên mạng để mua, bán hay tìm kiếm, sưu tầm những món
hàng quan tâm tại mọi nơi trên thế giới
 Cộng đồng TMĐT - Xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa các khách hàng để trao đổi kinh nghiệm trong
mua bán, giao dịch trên mạng; trong việc sử dụng những loại sản phẩm được ưa chuộng
5. Lợi ích và hạn chế của TMĐT
5.1. Lợi ích của TMĐT
 Đối với xã hội  Giảm áp lực giao thông trên đường phố và hạn chế ô nhiễm môi trường:
cá nhân làm việc ở nhà, mua sắm ngay trong phòng khách…
 Cải thiện đời sống của những người ở mức thu nhập trung bình: hàng
hoá được bán với giá rẻ hơn
 Dịch vụ công cộng được cung cấp với chi phí thấp hơn, chất lượng dịch
vụ tăng
5. Lợi ích và hạn chế của TMĐT
5.2. Hạn chế của TMĐT

Hạn chế về Hạn chế về


kỹ thuật thương mại
5. Lợi ích và hạn chế của TMĐT
5.2. Hạn chế của TMĐT
 Hạn chế về kỹ thuật
 Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy
 Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là trong TMĐT
 Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển
 Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các CSDL truyền thống
 Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt (công suất, an toàn): tăng thêm chi phí đầu tư
 Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao
 Thực hiện các đơn đặt hàng trong TMĐT đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn.
5. Lợi ích và hạn chế của TMĐT
5.2. Hạn chế của TMĐT
 Hạn chế về thương mại
 An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT
 Thiếu lòng tin vào TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp
 Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ
 Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ điều kiện để TMĐT phát triển
 Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện
 Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian
 Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô
 Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT
 Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm, khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot com.
6. Ảnh hưởng của TMĐT
 Tác động đến hoạt động Marketing
 Tác động đến hoạt động sản xuất
 Tác động đến hoạt động tài chính, kế toán
 Tác động đến hoạt động ngoại thương
 Thay đổi mô hình kinh doanh
 Tác động của TMĐT đến các ngành nghề
7. Các đối tượng chính trong một chu trình giao dịch TMĐT
TMĐT không chỉ liên quan đến việc công ty thiết lập một trang Web với mục đích bán
hàng cho người mua qua Internet. Để TMĐT trở thành một phương án cạnh tranh với giao
dịch thương mại truyền thống và cho một công ty tối đa hóa lợi ích của TMĐT, một số vấn
đề công nghệ cũng như cho phép phải được xem xét. Một chu trình giao dịch TMĐT đặc
trưng liên quan đến những đối tượng chính và với những yêu cầu tương ứng như sau:

Đối tác giao


Đối tác giao
dịch
dịch

Chính phủ
Chính phủ
Internet
Internet

Người bán Người mua


Người bán Người mua
7. Các đối tượng chính trong một chu trình giao dịch TMĐT
 Người bán cần phải có những yếu tố sau
 Một trang Web với khả năng TMĐT
 Một mạng nội bộ công ty để các đơn đặt hàng được xử lý theo phương pháp hiệu quả
 Nhân viên với kỹ năng về CNTT để quản lý luồng thông tin và duy trì hệ thống TMĐT
7. Các đối tượng chính trong một chu trình giao dịch TMĐT
 Đối tác giao dịch bao gồm
 Các ngân hàng đưa ra những dịch vụ chứng từ thanh toán giao dịch (ví dụ như xử lý thanh
toán thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử)
 Các công ty vận tải quốc gia và quốc tế có khả năng vận chuyển hàng hóa trong và ngoài
nước.
 Cơ quan chứng thực được coi là bên thứ ba để đảm bảo tính xác thực và an toàn của giao dịch.
7. Các đối tượng chính trong một chu trình giao dịch TMĐT
 Người mua bao gồm
 Khách hàng (trong giao dịch B2C) là người:
o Hình thành nên những số đông với sự tiếp cận vào Internet và với thu nhập sẵn có cho
phép dùng thẻ tín dụng
o Có ý định mua hàng qua Internet hơn là mua hàng trực tiếp
 Các công ty/doanh nghiệp (trong giao dịch B2B) cùng nhau hình thành nên một số lượng công
ty (đặc biệt trong chuỗi cung ứng) với sự tiếp cận Internet và khả năng đặt hàng qua Internet.
7. Các đối tượng chính trong một chu trình giao dịch TMĐT
 Chính phủ nhằm thiết lập
 Khung pháp lý quản lý các giao dịch TMĐT (bao gồm chứng từ điện tử, chữ ký điện tử…)
 Các thể chế pháp luật thực hiện khung pháp lý (luật và quy định) và bảo vệ người tiêu dùng và
doanh nghiệp khỏi những vi phạm.
7. Các đối tượng chính trong một chu trình giao dịch TMĐT
 Internet việc sử dụng thành công tùy thuộc vào
 Hạ tầng vững chắc và đáng tin cậy của Internet.
 Cơ cấu định giá không ngăn cản người tiêu dùng tiêu tốn thời gian vào đó và mua hàng qua
Internet

You might also like