You are on page 1of 76

Khoa Kinh tế số và Thương mại điện tử

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

CHƯƠNG 3
CÁC MÔ HÌNH GIAO DỊCH TMĐT
Giảng viên giảng dạy: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
Học kỳ II – Năm học 2023-2024
 Mục tiêu chương
 Trình bày được sự khác biệt cơ bản giữa giao dịch TMĐT và giao dịch
truyền thống
 Trình bày được những vấn đề cơ bản về sàn giao dịch TMĐT
 Trình bày được đặc điểm cơ bản của mô hình giao dịch B2B, B2C và
C2C
1. Khái quát về giao dịch TMĐT

2. Sàn giao dịch TMĐT


NỘI DUNG

3. Mô hình giao dịch B2C

4. Mô hình giao dịch B2B

5. Mô hình giao dịch C2C

4
1. Khái quát giao dịch TMĐT
1.1. Khái niệm
Theo luật Giao dịch điện tử:
“Giao dịch điện tử là giao dịch có sử
dụng thông điệp dữ liệu được thực
hiện bằng phương tiện điện tử”.
1. Khái quát giao dịch TMĐT
1.2. Giao dịch truyền thống và giao dịch TMĐT

Giao dịch thương Là sự trao đổi trực tiếp giữa người mua
mại truyền thống và người bán

Người mua và người bán trao đổi thông


Giao dịch TMĐT tin qua lại qua internet hoặc các phương
tiện điện tử khác
Sự khác biệt giữa giao dịch TM truyền thống và giao dịch TMĐT

STT Các bước trong chu trình bán hàng TM truyền thống TMĐT
1 Tìm kiếm thông tin sản phẩm Tạp chí, tờ rơi, ... Trang Web
2 Yêu cầu mua sản phẩm, chuyển yêu cầu đã chấp nhận Dạng ấn phẩm Thư tín điện tử
3 Kiểm tra catalog, giá cả Catalog Catalog trực tuyến
4 Kiểm tra tồn kho và khẳng định giá cả Fax, điện thoại Catalog trực tuyến
5 Lập đơn đặt hàng (người mua) Dạng ấn phẩm email, Web
6 Theo dõi đơn đặt hàng Dạng ấn phấm Cơ sở dữ liệu trực tuyến
7 Kiểm tra tồn kho Ấn phẩm, fax, … CSDL trực tuyến, Web
8 Lịch trình phân phối Dạng ấn phấm email, catalog trực tuyến
9 Lập hóa đơn Dạng ấn phấm CSDL trực tuyến
10 Phân phối sản phẩm Nhà vận chuyển Nhà vc, mạng internet
11 Xác nhận biên lai Dạng ấn phấm Thư tín điện tử
12 Gửi hóa đơn (người cung ứng) Thư tín truyền thống Thư tín điện tử
13 Nhận hóa đơn (người mua) Thư tín truyền thống EDI
14 Lịch trình thanh toán Dạng ấn phấm EDI, CSDL online
15 Gửi thanh toán (người mua) Thư tín truyền thống EDI
16 Nhận thanh toán (người cung ứng) Thư tín truyền thống EDI
1. Khái quát giao dịch TMĐT
1.3. Mô hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh

Mô hình mà doanh nghiệp tiến hành


kinh doanh nhằm đạt được chiến lược Miêu tả hoạt động kinh doanh
kinh doanh đã đề ra của DN bao gồm các thành
( Rappa 2003 & Turban 2004) phần cấu tạo lên mô hình kinh
doanh, chức năng của DN cũng
như doanh thu và chi phí mà
DN có thể đạt được.
Cho biết những giá trị mà doanh nghiệp đã đem lại
cho khách hàng thông qua những nguồn lực nào,
cách thức mà họ tiếp cận tới khách hàng thông qua
những hoạt động nào và cuối cùng chỉ ra cách mà
doanh nghiệp thu về lợi nhuận. Mô hình kinh doanh là gì?
1. Khái quát giao dịch TMĐT
1.3. Mô hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh

Mô hình kinh doanh điện tử là gì?

Cho biết vai trò và mối quan hệ DN


Mô hình kinh doanh có sử dụng và với khách hàng, các nhà cung cấp
tận dụng tối đa hóa lợi ích của trong việc cung cấp hàng hóa, dịch
internet và website vụ thông tin, trao đổi thanh toán và
(Timmers, 1998) những lợi lích khác mà các bên có
thể đạt được
(Weill and Vitale 2001)
1. Khái quát giao dịch TMĐT
1.4. Các mô hình giao dịch TMĐT
Giao dịch của TMĐT diễn ra bên trong và giữa 3 nhóm tổ chức chủ yếu

Quyết định sự thành


Động lực phát triển Người tiêu công của TMĐT
TMĐT Doanh dùng
nghiệp

Chính phủ
Định hướng, điều tiết và
quản lý
1. Khái quát giao dịch TMĐT
1.4. Các mô hình giao dịch TMĐT
 Phân loại theo đối tượng tham gia

Doanh nghiệp Khách hàng Chính phủ


Chủ thể (Business - B) (Customer - C) (Government – G)

B2B B2C B2G


Doanh nghiệp Thông qua Internet, Thuế thu nhập và
Internet, Extranet, EDI Bán hàng qua mạng thuế doanh thu
(Business - B)
Khách hàng C2B C2C C2G
(Customer - C) Bỏ thầu Đấu giá trên eBay Thuế thu nhập
1. Khái quát giao dịch TMĐT
1.4. Các mô hình giao dịch TMĐT
 Phân loại theo mức độ số hoá
Mô hình thương mại bán
Kinh doanh thông truyền thống Bán trực tiếp đến
qua các cửa hàng khách hàng thông
thực tế, việc kinh Kinh doanh truyền qua mạng Internet
doanh không có thống mở thêm 1 mà không có các
liên quan đến kênh mới để kinh cửa hàng truyền
Internet doanh đó là bán thống

Mô hình thương mại truyền hàng qua websites Mô hình thương mại điện
thống tử thuần túy
1. Khái quát giao dịch TMĐT
1.4. Các mô hình giao dịch TMĐT
 Phân loại theo phương thức kết nối
 Thương mại điện tử qua truyền hình, mạng internet, mạng điện thoại.
 Thương mại điện tử di động: M-commerce (công nghệ ở đây bao gồm
điện thoại 3G, wifi và bluetooth)
1. Khái quát giao dịch TMĐT
1.4. Các mô hình giao dịch TMĐT
 Phân loại theo phương tiện
1. Khái quát giao dịch TMĐT
1.4. Các mô hình giao dịch TMĐT
 Phân loại theo mô hình doanh thu
 Mô hình doanh thu quảng cáo (Advertising revenue model)
 Mô hình doanh thu thuê bao (Subscription revenue model)
 Mô hình doanh thu phí giao dịch (Transaction fee revenue model)
 Mô hình doanh thu bán hàng (Sales revenue model)
 Mô hình doanh thu liên kết (Affiliate revenue model)
 Các mô hình doanh thu khác
2. Sàn giao dịch TMĐT

2.1. Khái niệm


 Theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ,
 Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các
thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một
phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
 Sàn giao dịch TMĐT trong Nghị định này không bao gồm các website giao dịch
chứng khoán trực tuyến
2. Sàn giao dịch TMĐT

2.1. Khái niệm


 Sàn giao dịch TMĐT được xây dựng không nhằm giới thiệu, quảng bá hay bán hàng
của 1 công ty riêng rẻ, cũng không đểbổsung cho hệ thống phân phối sẵn có của
công ty thương mại dịch vụ nào đó mà tạo ra 1 khoảng không gian chung nhằm kết
nối nhiều người mua và người bán lại với nhau mà không bị giới hạn bởi không gian
và thời gian
 Đơn vị quản lý website chịu trách nhiệm duy trì môi trường kỹ thuật cho người mua
và người bán, đồng thời điều phối các hoạt động diễn ra trong môi trường đó.
 Các nhà cung cấp hành hóa dịch vụ sẽ nắm quyền chủđộng tương đối cao với những
thông tin sản phẩm của mình và có thểtựdo tương tác với khách hàng
2. Sàn giao dịch TMĐT

2.1. Khái niệm


 Theo điều 35, các hình thức hoạt động của sàn giao dịch TMĐT:
a) Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới
thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
b) Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu
hàng hóa hoặc dịch vụ;
c) Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán
hàng hóa và dịch vụ;
d) Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
2. Sàn giao dịch TMĐT

2.2. Đặc trưng


 Đặc trưng cơ bản
 Là 1 tổchức kinh doanh dịch vụ, đóng vai trò là người môi giới.
 Các phương thức giao dịch rất phong phú, bao gồm những phương thức mua bán
thực và giao dịch khống: giao dịch ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch tương lai, giao
dịch quyền chọn, đấu thầu, đấu giá…
 Sàn giao dịch điện tửthiết lập các qui tắc cho các thành viên của mình và có thểáp
dụng các hình thức thưởng phạt đối với những thành viên vi phạm.
 Số lượng người mua, người bán, nhà cung cấp tham gia rất lớn
2. Sàn giao dịch TMĐT

2.2. Đặc trưng


 Đặc trưng cơ bản
 Thành viên của sàn giao dịch có thểlà các cá nhân hay các tổchức kinh doanh ởbất
kỳ nước nào trên thế giới, miễn là đáp ứng được các điều kiện và qui định mà sàn
giao dịch yêu cầu
 Những người tham gia vừa có thểlà người mua, vừa có thểlà người bán hoặc cảhai
và có quyền tựdo khai thác các cơ hội mua bán hàng hóa, dịch vụ, v.v trên sàn giao
dịch
 Thểhiện quan hệ cung cầu hàng hóa của thị trường. Giá hình thành trên sàn giao
dịch là giá chung cho sản phẩm trên thị trường.
2. Sàn giao dịch TMĐT

2.2. Đặc trưng


 Đặc trưng riêng
 Tất cảcác qui trình giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ, đàm phán, thương lượng,
thanh toán đều được thực hiện trực tuyến trên mạng internet
 Người mua và người bán có thểtham gia giao dịch tại sàn giao dịch vào bất cứlúc
nào và bất cứnơi đâu trên thế giới
 Chủng loại hàng hóa, dịch vụ mua bán rất đa dạng và phong phú, bao gồm cảhàng
hóa hữu hình lẫn hàng hóa vô hình
 Thực hiện chức năng cung cấp thông tin và kết nối khách hàng. Các thành viên tham
gia sàn giao dịch được quyền khai thác thông tin thị trường, sản phẩm, chính sách, và
pháp luật của các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như là sửdụng các công
cụ hỗ trợđểxây dựng gian hàng trực tuyến
2. Sàn giao dịch TMĐT

2.3. Phân loại


- Sàn giao dịch B2B do các tập đoàn ngành
nghề lớn hay những nhà đầu tư độc lập sở
Sàn giao dịch chung/ Sàn hữu, được mởcho tất cảcác DN.
giao dịch công cộng - Sàn giao dịch đa ngành, là sàn giao dịch
(Public emarketplace) trong đó người mua và người bán trao đổi
nhiều loại hàng hóa khác nhau.
Theo
chủthể
tham gia
- Sàn giao dịch bị hạn chế về số lượng
thành viên tham gia.
Sàn giao dịch riêng - Người sở hữu sàn giao dịch có quyền
(Private emarketplace) quyết định các điều kiện, tiêu chuẩn mà
theo đó nó sẽ được sửdụng làm căn cứđể
lựa chọn thành viên tham gia.
2. Sàn giao dịch TMĐT

2.3. Phân loại


 Theo đối tượng ngành hàng kinh doanh:
 Sàn giao dịch TMĐT chuyên môn hóa (Vertical emarketplace): là sàn giao dịch ở đó
người mua và người bán chỉ trao đổi với nhau hàng hóa và dịch vụ của một ngành
công nghiệp nào đó ví dụ như sắt thép, giày da, v.v.
 Chủyếu phục vụ cho số lượng người mua, người bán nhất định thông qua kết
nối, đưa họ đến với nhau.
 Cung cấp các thông tin liên quan đến ngành hàng kinh doanh cũng như là các
dịch vụ có giá trị khác: cơ hội việc làm, diễn đàn DN, các chương trình nghị sự
diễn ra trong ngành.
 Sàn giao dịch TMĐT tổng hợp (Horizontal emarketplace): là các sàn giao dịch TMĐT
kinh doanh với số lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ từnhiều ngành hàng khác nhau.
2. Sàn giao dịch TMĐT

2.4. Lợi ích kinh doanh thông qua sàn giao dịch điện tử
 Đối với doanh nghiệp
 Tạo ra 1 sân chơi bình đẳng cho tất cảcác DN
 Tăng doanh thu
 Tiết kiệm chi phí (chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí bán hàng, chi phí giao dịch)
 Tạo điều kiện thuận lợi về không gian và thời gian trong việc thiết lập và củng cố các
mối quan hệ kinh doanh
 Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
 Tạo điều kiện để doanh nghiệp truyền bá phổbiến nhãn hiệu hình ảnh sản phẩm,
doanh nghiệp với bạn hàng quốc tế
2. Sàn giao dịch TMĐT

2.4. Lợi ích kinh doanh thông qua sàn giao dịch điện tử
 Đối với doanh nghiệp
 Thông tin phong phú
 DN hay cá nhân tham gia có thểnhanh chóng nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu của
thị trường, tạo dựng củng cố các mối quan hệ bạn hàng.
 Giúp DN chủđộng hơn trong việc tìm kiếm nguồn hàng và tiến hành giao dịch
cũng như tạo thuận lợi cho việc xây dựng chiến lược sản xuất và kinh doanh phù
hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
 DN còn có thểsửdụng internet đểtìm kiếm thông tin, chia sẻthông tin, lên kế
hoạch như: bán hàng, sản xuất…và mua bán trực tuyến các công đoạn sản xuất
kinh doanh của mình trên cơ sởtựđộng hóa các hoạt động.
2. Sàn giao dịch TMĐT

2.4. Lợi ích kinh doanh thông qua sàn giao dịch điện tử
 Đối với khách hàng
 Mang đến cho khách hàng 1 phong cách mua hàng mới, phong cách mua hàng trực
tiếp thông qua mạng internet, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm được chi
phí đi lại, giảm bớt các ách tắc giao thông, đặc biệt là ởcác đô thị
 Có phạm vi lựa chọn mặt hàng rộng rãi hơn, phong phú hơn. Sựtôn trọng khách
hàng ởmức cao hơn, họ có điều kiện thuận lợi hơn đểgiao tiếp với nhiều nhà sản
xuất khác nhau khi lựa chọn hàng hóa dịch vụ
 Có thểgiao dịch trực tiếp với người sản xuất, bỏqua nhiều khâu trung gian nên có
thểmua hàng nhanh hơn và với giá cảrẻhơn.
3. Giao dịch B2C

 B2C – Business-to-Consumer  Là dịch vụ bán lẻ của các công ty qua mạng


Giao dịch Doanh nghiệp – Người tiêu dùng internet (E-tailing)
 Đó là các giao dịch kinh doanh trực tiếp
giữa nhà cung cấp và khách hàng thông
qua mạng internet
 Giao dịch này được gọi là giao dịch thị
trường
 Hàng hoá bán lẻ trên mạng thường là hàng
hoá, máy tính, đồ điện tử, dụng cụ thể thao,
đồ dùng văn phòng, sách và âm nhạc, đồ
chơi, sức khoẻ và mỹ phẩm, giải trí, v.v.
3. Giao dịch B2C

 Một số mô hình B2C chính


 Mô hình cổng thông tin (Portal)
 Mô hình bán lẻ trực tuyến (E-tailer)
 Mô hình nhà cung cấp nội dung (Content provider)
 Mô hình môi giới giao dịch (Transaction broker)
 Mô hình người tạo lập thị trường (Market creator)
 Mô hình nhà cung cấp dịch vụ (Service provider)
 Mô hình người tạo lập cộng đồng (Community provider)
3. Giao dịch B2C

 B2C - Giao dịch Doanh nghiệp – Người tiêu dùng

Giao dịch B2C trong Giao dịch B2C trong


thương mại điện tử thương mại điện tử
từ phía khách hàng từ phía công ty
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía khách hàng


Phân loại khách hàng trực tuyến

Theo loại hình mua Theo kinh nghiệm mua Khác


sắm
• Khách hàng ngẫu • Khách hàng thực dụng • Khách hàng tiết kiệm thời gian
hứng • Khách hàng hưởng thụ • Khách hàng không thích mua hàng truyền thống
• Khách hàng kiên • Khách hàng ưa chuộng công nghệ cao
nhẫn • Khách hàng truyền thống tiết kiệm thời gian
• Khách hàng phân
• Khách hàng truyền thống
tích
• Khách hàng săn hàng
• Khách hàng trung thành với nhãn hiệu
• Khách hàng đơn lẻ
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía khách hàng


Quá trình mua hàng của khách hàng

Nghiên cứu và tìm kiếm sản phẩm dịch vụ

So sánh và lựa chọn sản phẩm trên các tiêu chí khác Hoạt động tiền mua hàng
nhau

Đàm phán về các điều khoản mua hàng giá cả, giao hàng

Xác nhận đặt hàng

Chấp nhận thanh toán Hoạt động mua hàng

Nhận sản phẩm

Dịch vụ và hỗ trợ khách hàng sau bán hàng Hoạt động sau mua hàng
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía khách hàng


 Trước khi mua hàng bao gồm các hoạt động
 Tìm kiếm thông tin
 Phát hiện sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng
 Lựa chọn sản phẩm từ nhóm những sản phẩm xác định trên cơ sở các tiêu chí so
sánh
 Trước khi mua hàng, các bước cần thực hiện liên tục
 Cân nhắc
 So sánh và thương lượng trước khi mua hàng
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía khách hàng


 Mua hàng: mô tả các dòng thông tin và các tài liệu có liên quan đến việc mua hàng
và thương lượng giữa khách hàng và người bán về những điều khoản cụ thể như giá
cả, điều kiện mua hàng, cơ chế thanh toán và tiếp đến là việc khách hàng thực hiện
thanh toán
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía khách hàng


 Mua hàng bao gồm các khâu,
 Người mua liên lạc với người bán để mua sản phẩm/ dịch vụ
 Người bán đưa ra mức giá cho sản phẩm/dịch vụ, người mua và người bán thực hiện
thương lượng
 Nếu hài lòng, người mua chấp nhận thanh toán, chấp nhận thanh toán được mã hóa
cùng với chữ ký điện tử
 Người bán liên lạc với ngân hàng, tổ chức dịch vụ thanh toán của mình để xác nhận
thanh toán
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía khách hàng


 Mua hàng bao gồm các khâu,
 Tổ chức dịch vụ thanh toán giải mã chấp nhận thanh toán và kiểm tra tài khoản hoặc
tình trạng tín dụng của người mua
 Tổ chức dịch vụ thanh toán liên lạc với ngân hàng của người mua
 Tổ chức thanh toán đồng ý chấp nhận thanh toán, báo cho người bán và gửi thông
điệp hướng dẫn cụ thể về chi tiết thanh toán
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía khách hàng


 Mua hàng bao gồm các khâu,
 Khi nhận được thông báo đã đủ điều kiện thanh toán, người bán chuyển hàng hóa
cho người mua; hoặc trong trường hợp mua bán thông tin thì cung cấp chìa khóa giải
mã cho người mua mở một tệp thông tin
 Khi nhận hàng hóa, người mua ký và chuyển lại hóa đơn. Khi đó người bán thông báo
cho tổ chức dịch vụ thanh toán hoàn tất giao dịch
 Vào cuối chu kỳ kinh doanh, người mua nhận thông báo về danh sách các giao dịch
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía khách hàng


 Sau khi mua hàng trong TMĐT gồm các dịch vụ,
 Cho phép khách hàng kiểm tra và theo dõi tình trạng đơn hàng hoặc giao hàng
 Liên hệ với khách hàng qua email
 Hệ thống xủa lý tự động các yêu cầu của khách hàng
 Hệ thống trả lời tự động khách hàng (call center)
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía công ty

Xây dựng và duy trì


website TMĐT

Quản trị chuỗi


Quản lý đơn hàng
cung cấp
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía công ty


 Xây dựng và duy trì website TMĐT
 Thiết kế web
 Tổ chức từng vùng
o Tổ chức khoa học, chặt chẽ, các đề mục rõ ràng, dễ hiểu, tránh dùng cụm từ
nhiều nghĩa dễ gây hiểu nhầm.
o Từng vùng chia thành các phần và sắp xếp nội dung từ trên xuống dưới theo
mức độ quan trọng giảm dần.
 Tăng tốc độ tải của trang web
o Trang web phải nhẹ để tăng tốc độ tải.
o Không đăng các hình ảnh vô bổ, thông tin không cần thiết.
 Phông chữ: Không nên dùng nhiều phông chữ. Khi cần nhấn mạnh dùng cỡ chữ
đậm hoặc dùng màu nhưng tránh lòe loẹt.
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía công ty


 Xây dựng và duy trì website TMĐT
 Thiết kế web Vùng 2
 Vùng 1: Đặt Logo, biểu tượng của doanh nghiệp. Vùng 1

 Vùng 2: Đặt banner, hình ảnh, chữ đặc trưng cho


doanh nghiệp. (Vùng 1, 2 không nên đặt thông
tin về sản phẩm, dịch vụ).
Vùng 4
 Vùng 3, 4, 5 thu hút nhiều sự chú ý của khách
hàng. Vùng 3 nên đặt nội dung trang web, vùng Vùng 3 Vùng 5

4 và nửa trên vùng 5 dành cho các sản phẩm,


dịch vụ mới.
 Vùng 6 và nửa dưới vùng 5 nên đặt các thông tin
ít thay đổi như thông tin doanh nghiệp, link liên
Vùng 6
kết với các đối tác
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía công ty


 Xây dựng và duy trì website TMĐT
 Quảng bá
 Lựa chọn những nơi Hosting là những đầu mối, cổng thông tin của quốc gia, ngành hàng
để giảm thiểu sự phức tạp của khách hàng trong truy tìm thông tin.
 Giới thiệu website trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, truyền hình.
 Trao đổi Liên kết, Logo, banner với các website khác.
 Cung cấp các dịch vụ miễn phí trên website.
 Quảng cáo trả tiền cho Google.
 Đăng ký website với các danh bạ website.
 Tham gia vào các cộng đồng, diễn đàn.
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía công ty


 Xây dựng và duy trì website TMĐT
 Duy trì website TMĐT
 Cập nhật
o Yêu cầu cập nhật thông tin trang web tùy thuộc vào tính chất trang web. Trang web cung
cấp dịch vụ yêu cầu cập nhật thường xuyên hơn trang web bán hàng.
o DN nên phân công một bộ phận chịu trách nhiệm biên tập thông tin và cập nhật trang
web.
o DN nên áp dụng nguyên tắc thông tin phát sinh ở đâu thì nơi đó phải cung cấp cho người
chịu trách nhiệm cập nhật trang web để tránh mất thời gian thu thập thông tin.
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía công ty


 Xây dựng và duy trì website TMĐT
 Duy trì website TMĐT
 Mở rộng dân số của trang web
o Dân số trang web chính là khách viếng thăm trang web.
o Phân loại dân số trang web:
 Dân số thường xuyên: quan tâm đến độ trung thực của thông tin, chất lượng sản
phẩm.
 Dân số vãng lai: hấp dẫn bởi tính bắt mắt của trang web, hàng hóa, dịch vụ và chính
sách tốt.
o Trang web của DN cung cấp thông tin cần thiết nhưng cũng cần mang tính tương tác với
dân số của mình.
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía công ty

Xây dựng và duy trì


website TMĐT

Quản trị chuỗi


Quản lý đơn hàng
cung cấp
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía công ty


 Quản trị chuỗi cung cấp
 Chuỗi cung cấp là dòng các nguyên vật liệu đầu vào, thông tin và dịch vụ từ người cung
cấp đầu tiên qua các nhà máy, kho hàng tới người tiêu dùng cuối cùng.
 Chuỗi cung cấp cũng bao gồm các tổ chức, quá trình tạo lập và phân phối các sản phẩm,
dịch vụ và thông tin tới khách hàng tiêu dùng cuối cùng
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía công ty


 Quản trị chuỗi cung cấp
 Quản lý chuỗi cung cấp là một tập hợp quá trình kinh doanh từ người cung cấp đầu tiên
đến người tiêu dùng cuối cùng, nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và thông tin có giá trị
cho khách hàng
 Nó bao gồm các họa động như mua hàng, quản lý nguyên vật liệu, kế hoạch hóa và kiểm
soát soát sản xuất, hậu cần và kho hàng, kiểm soát tồn kho, phân phối và giao hàng
 Chuyển biến từ chuỗi cung cấp đẩy (hệ thống đẩy truyền thống) sang chuỗi cung cấp kéo
( hệ thống kéo thương mại điện tử)
Hệ thống đẩy truyền thống Hệ thống kéo TMĐT

Sản xuất/ Lắp ráp Khách hàng


SX tung ra thị trường; lượng SX dựa Đơn hàng
trên dự báo nhu cầu
Sản xuất hoặc bán lẻ
Bán buôn Chỉ tồn kho những sản phẩm tiêu chuẩn
Tồn kho
Đặt hàng
Trung tâm phân phối Tới trung tâm phân phối bán lẻ (nếu cần)
Tồn kho

Đặt hàng
Các cửa hàng bán lẻ
Tồn kho Tới người SX, cung cấp nếu cần thiết

Khách hàng Sản xuất theo yêu cầu


3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía công ty


 Ưu điểm của chuỗi cung cấp kéo
 Hỗ trợ khả năng đa dạng hóa sản phẩm;
 Giảm thời gian từ khi sản xuất đến khi sản phẩm đến tay khách hàng;
 Tăng chất lượng và giảm giá thành sản xuất;
 Chuỗi cung cấp kéo hoạt động nhịp nhàng hơn.
 Để quản lý tốt chuỗi cung cấp kéo, công ty cần
 Thu thập các yêu cầu của khách hàng thật nhanh và chính xác;
 Nhanh chóng lựa chọn chính xác phương án thoả mãn nhu cầu khách hàng với chi phí
thấp nhất;
 Công bố phương án cho toàn bộ chuỗi cung cấp từ mua nguyên liệu đầu vào đến sản
xuất/ lắp ráp sản phẩm;
 Phân phối sản phẩm tới khách hàng và thu tiền hàng.
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía công ty


 Quản trị chuỗi cung cấp
 Hệ thống quản trị chuỗi cung cấp (SCM – Supply Chain Management) là hệ thống cho
phép quản trị tại các nhà máy và trong cả hệ thống các điểm cung cấp của một công ty cho
khách hàng.
 SCM được ứng dụng để theo dõi việc lưu thông của sản phẩm và dịch vụ từ nhà cung cấp
tới khách hàng.
 SCM được sử dụng để quản lý các yêu cầu, nhà kho, lưu vận, lưu hành, các yêu cầu liên
quan khác và cả cách sản phẩm đến được với khách hàng cuối cùng.
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía công ty

Xây dựng và duy trì


website TMĐT

Quản trị chuỗi


Quản lý đơn hàng
cung cấp
3. Giao dịch B2C

 Giao dịch B2C trong TMĐT từ phía công ty


 Quản lý đơn hàng
Quản trị đơn hàng trong TMĐT B2C gồm các bước

1. Đảm bảo việc thanh toán của KH 6. Các dịch vụ của nhà máy
2. Kiểm tra hàng hóa có trong kho 7. Mua và công tác kho vận
3. Chuyển hàng 8. Liên lạc với khách hàng
4. Bảo hiểm 9. Hoàn trả
5. Sản xuất 10. Các hoạt động khác: dự báo nhu cầu, kế toán
4. Giao dịch B2B

 B2B – Business-to-Business  Là giao dịch thương mại được tiến hành giữa
Giao dịch Doanh nghiệp – Doanh nghiệp hai doanh nghiệp bất kỳ thông qua mạng
Internet, các mạng truyền thông và các phương
tiện điện tử khác
 B2B được thực hiện trực tiếp giữa người mua và
người bán thông qua một đối tác kinh doanh
trực tuyến thứ 3. Đối tác trung gian này có thể
là tổ chức, cá nhân hoặc một hệ thông điện tử.
 Khách hàng trong B2B không phải là cá nhân
mà là các doanh nghiệp, thường giao dịch với
khối lượng hàng hóa lớn, giá trị cao.
4. Giao dịch B2B
 Đặc điểm chung là giúp cho quá trình giao dịch mua – người bán diễn ra. Có 2 giao
dịch cơ bản:
 Mua hàng ngay lập tức (Spot buying) mua hàng hóa và dịch vụ theo giá thị
trường
 Mua hàng chiến lược (Strategic sourcing) – liên quan đến hợp đồng dài hạn và
luôn dựa vào thỏa thuận giữa người mua và người bán
 Đối tượng tham gia gồm người bán, người mua, người trung gian
4. Giao dịch B2B
 Thành phần chủ yếu
 Hạ tầng ảo (e – frastructure), bao gồm:
 Hậu cần – vận tải, nhà kho và phân phối;
 Cung cấp các dịch vụ ứng dụng – tiến hành, máy chủ và quản lý phần mềm trọn
gói từ một trung tâm hỗ trợ;
 Thuê ngoài các chức năng trong chu trình TMĐT
 Các phần mềm giải pháp đấu giá cho việc điều hành và duy trì hình thức đấu giá
trên Internet;
 Phần mềm quản lý nội dung cho việc hỗ trợ quản lý và truyền tải nội dung trang
Web;
 Cho phép thương mại dựa trên Web.
 Thị trường điện tử/ Thị trường ảo (e-markets): Là nơi người mua và người bán gặp
nhau để trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tiền hoặc thông tin
4. Giao dịch B2B
 Lợi ích của B2B trong các thị trường đang phát triển
 Cắt giảm chi phí
 Chi phí tìm kiếm
 Chi phí giao dịch
 Thúc đẩy việc quản lý kho hàng và hậu cần.
 Loại bỏ trung gian
 Minh bạch trong giá cả
 Mở rộng biên giới cho việc thương thuyết giá cả cho dù ở đâu, nhiều người bán và
người mua tham dự báo việc định hình giá và đấu thầu hai chiều.
 Hiệu ứng mạng và phạm vi của các nền kinh tế. Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị
trường mạng B2B tạo ra nền kinh tế cung cấp dựa trên giá thành truyền thống.
4. Giao dịch B2B

 Ưu điểm của B2B


 Tạo lập nhiều cơ hội mua bán  Giảm chi phí tồn kho
 Giảm thiểu chi phí giấy tờ và hạn chế  Định dạng sản phẩm dễ dàng.
chi phí hành chính  Giảm chi phí Marketing, bán hàng.
 Tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả  Tăng cường mối quan hệ hợp tác đối tác
kinh doanh  Giúp tạo catalogue điện tử phù hợp với
 Giúp người mua tiết kiệm thời gian, chi từng nhu cầu khách hàng khác nhau...
phí tìm kiếm sản phẩm và nhà cung cấp  Tăng tính linh hoạt trong sản xuất, cho
 Tăng hiệu quả làm việc của nhân viên phép thực hiện giao hàng đúng thời gian
trong việc mua bán sản phẩm  Tạo sựthích ứng ởmức độ cao
 Giảm thiểu lỗi, nâng cao chất lượng  Cung cấp dịch vụ khách hàng hiệu quả
dịch vụ.
4. Giao dịch B2B

 Một số mô hình B2B cơ bản:


a) Mô hình phân phối trực tuyến (E-distributor) – Mô hình B2B phía người bán (Sell-
side B2B) - Một bên bán - nhiều bên mua
b) Mô hình mua sắm trực tuyến (E-procurement) – Mô hình B2B phía người mua (buy-
side B2B) - Một bên mua - nhiều bên bán
c) Trao đổi điện tử (Electronic Exchange) - nhiều bên bán - nhiều bên mua
d) Mô hình TMĐT phối hợp (Collaborative commerce) – các đối tác phối hợp với nhau
ngay trong quá trình thiết kế chế tạo sản phẩm
4. Giao dịch B2B
4. Giao dịch B2B

 E-distributor – Sell-side B2B


 Mô hình one-to-many, doanh nghiệp lập ra
đểbán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng của
mình.
 Bên bán:
 Nhà sản xuất bán hàng hóa (dịch vụ) cho
nhà bán buôn, bán lẻ, hay một doanh
nghiệp nào đó.
 Nhà phân phối đến các nhà bán buôn,
bán lẻ, hay doanh nghiệp khác.
Vd: Dell.com, Ford.com, Intel.com
4. Giao dịch B2B
 E-procurement – Buy-side B2B
 Mô hình one-from-many, do DN lập ra để mua
hàng hóa, dịch vụ từnhiều doanh nghiệp khác.
 Các phương thức mua hàng hóa (dịch vụ):
 Đấu thầu trực tuyến
 Mua hàng trực tuyến từ các nhà sản xuất, bán
buôn hoặc bán lẻthông qua đàm phán đểký kết
hợp đồng.
 Tham gia vào hệ thống mua hàng – hệ thống
trực tuyến gồm nhiều doanh nghiệp mua vừa và
nhỏlập nên nhằm tập trung lượng cầu đủlớn từ
đó mua được hàng hóa giá cảphải chăng
4. Giao dịch B2B
 Electronic Exchange
 Sàn giao dịch trực tuyến đa chiều (Exchanges) là
mô hình sàn giao dịch trực tuyến mà tại đây mọi
doanh nghiệp có nhu cầu đều có thể tham gia giao
dịch với nhau trên cơ sở ứng dụng một nền công
nghệ chung (many-to-many).
 Thuộc sở hữu và điều hành của bên trung gian
(www.alibaba.com, www.ecvn.com.vn )
 Các bên tham gia giao dịch có cơ hội giảm thiểu
chi phí, thời gian tìm kiếm, bảo đảm các giao
dịch...
 Có nhiều tên gọi: E- marketplace, Exchange Hub,
Trading Exchange, B2B Portal
4. Giao dịch B2B

 Là mô hình sàn giao dịch  Collaborative commerce


 Các doanh nghiệp hợp tác giao dịch với nhau
không chỉ mua bán hàng hóa mà còn trao đổi
thông tin, thiết kế, lập kế hoạch, phát triển, quản lý
và nghiên cứu sản phẩm, cải tiến ứng dụng TMĐT.
 Giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm mới ra thị
trường nhanh hơn, giảm được thời gian sản xuất,
giảm số lượng hàng tồn kho, điều chỉnh nhanh
chóng theo nhu cầu của khách hàng
Khác biệt giữa B2B và B2C
Khác biệt giữa B2B và B2C
 Đối tượng hướng tới
 B2C hướng tới các giao dịch khách hàng cá nhân (individual customer)
 B2B hướng tới các khách hàng DN (business customer)
 Đặc điểm về đơn hàng:
 B2B chủng loại hàng hóa ít, khối lượng rất lớn, có sự mua lặp lại cao, phương
thức định giá linh hoạt hơn so với B2C
 Đặc điểm thanh toán:
 B2C: chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán qua thẻ tín dụng vì giá trị của các
giao dịch không lớn
 B2B: chủ yếu là phương thức chuyển khoán giữa các DN (ebanking)
Khác biệt giữa B2B và B2C
 Phương thức tìm kiếm thông tin
 B2C sử dụng các catalogue điện tử, phương thức sử dụng chính là website
 B2B Phương thức sử dụng đa dạng hơn, các đơn đặt hàng có thể căn cứ theo số
hiệu (mã) bộ phận hoặc theo một cấu hình nhất định
 Phương thức giao dịch:
 B2B: thường được tiến hành thông qua các mạng riêng ảo, qua các phương thức
trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) nên có sự an toàn; xuất hiện nhu cầu tích hợp hệ
thống của doanh nghiệp bán hàng và doanh nghiệp mua hàng
 B2C: có nhiều mức độ an toàn từ thấp đến cao
Khác biệt giữa B2B và B2C
 Hệ thống tích hợp thương mại điện tử
 Website B2B tích hợp các tính năng và hệ thống TMĐT phức tạp, có thể tự động
vận hành được mà không cần sự giám sát của nhân sự
 Website B2C tích hợp các ít tính năng và tính năng đơn giản hơn.
 Cách thuyết phục khách mua hàng
 B2B: giá trị đơn hàng cao đòi hỏi kỹ năng đàm phán, thuyết phục về các vấn đề
liên quan như giá cả, chất lượng hàng hóa, chế độ hỗ trợ khi thanh toán, vận
chuyển
 B2C: đã có những điều khoản có sẵn, khách mua hàng chỉ cần tuân thủ theo các
quy định đề ra.
Khác biệt giữa B2B và B2C
Cơ sở so sánh B2B B2C
Doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ Doanh nghiệp bán hàng hóa và
Định nghĩa
cho doanh nghiệp dịch vụ cho người tiêu dùng
Khách hàng Doanh nghiệp Người dùng cuối
Đối tượng tập trung Mối quan hệ Sản phẩm
Số lượng hàng hóa Lớn Nhỏ
Nhà cung cấp - Nhà sản xuất
Mối quan hệ Nhà sản xuất - Nhà bán buôn Nhà bán lẻ - Người tiêu dùng
Nhà bán buôn - Nhà bán lẻ
Chu kì mua bán Dài Ngắn
Do được lên kế hoạch hợp lí, dựa trên Do cảm xúc, phụ thuộc vào mong
Lí do quyết định mua
nhu cầu muốn
Điều tạo nên giá trị Sự tin tưởng và mối quan hệ hỗ trợ lẫn
Quảng cáo và khuyến mãi
thương hiệu nhau
5. Giao dịch C2C

 C2C – Customer-to-Customer  Phương thức giao dịch diễn ra giữa các cá nhân
Giao dịch khách hàng – Khách hàng người tiêu dùng với nhau.
 Đây là giao dịch thương mại trực tuyến giữa
những người tiêu dùng thông qua một bên thứ
ba, chẳng hạn một trang web làm trung gian
đấu giá trực tuyến hay bán hàng trung gian.
 C2C phụ thuộc vào trình độ TMĐT của từng cá
nhân tham gia giao dịch và nhận thức và nhu
cầu của người tiêu dùng trong xã hội nói chung
5. Giao dịch C2C

 Đặc điểm
 Bán những sản phẩm khó tìm trên thị trường khác
 Chất lượng không đảm bảo
 Tỷ suất lợi nhuận cao có lợi cho người bán
5. Giao dịch C2C

 Những hoạt động chủ yếu trong mô hình C2C

Đấu giá Giao dịch trao đổi

Dịch vụ hỗ trợ Bán tài sản ảo


5. Giao dịch C2C

 Lợi ích khi kinh doanh theo mô hình C2C


 Rao bán dễ dàng, không quy định về số lượng
 Tăng sự kết nối giữa kẻ mua người bán
 Sản phẩm, dịch vụ đăng bán không qua trung gian giảm bớt khoản chi phí cho môi
giới
5. Giao dịch C2C

Ưu điểm Nhược điểm

 Tận dụng được tối đa giá trị  Từ phía khách hàng

sản phẩm  Không có sự kiểm soát về

 Mang lại lợi ích cho cả phía chất lượng sản phẩm

người bán và người mua  Chưa hoàn toàn đảm bảo


về mặt thanh toán
5. Giao dịch C2C

 Nhược điểm của mô hình giao dịch C2C


 Từ phía người bán, nhà cung cấp TMĐT
 Các website TMĐT gặp khó khăn do nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của
phát triển TMĐT.
 Việc khách hàng lo ngại về vấn đề an toàn khi thanh toán trực tuyến gây cản trở cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Chi phí cho dịch vụ vận chuyển giao nhận còn cao.
 Cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp cũng gây khó khăn.
 Khách hàng lo ngại về vấn đề thông tin cá nhân bị tiết lộ, mua bán.
 An ninh mạng chưa đảm bảo.
 Khó khăn trong việc tích hợp thanh toán điện tử gây trở ngại ít hơn
Khác biệt giữa C2C và B2C

Cơ sở so sánh B2C C2C


Mô hình Giữa Doanh nghiệp và Giữa Người tiêu dùng và
Người tiêu dùng - Người Người tiêu dùng - giữa cá
bán là doanh nghiệp còn nhân với cá nhân, không có
người mua là các cá nhân sự tham gia của DN

Sự đa dạng về hàng hóa Đa dạng về mẫu mã, kiểu Thường là các sản phẩm
dáng, chủng loại sản phẩm không còn nhu cầu sử
dụng
Cách thức mua hàng Áp dụng được nhiều cách Hạn chế
thức mua hàng
Phương thức thanh toán Đa dạng Hạn chế

You might also like