You are on page 1of 18

Thương mại điện tử

Phân loại các thương mại điện tử


Nội dung
Chương 1. Tổng quan về thương mại điện tử
1.1 Khái niệm chung về thương mại điện tử
1.2 Đặc điểm và phân loại thương mại điện tử
1.3 Cơ sở để phát triển thương mại điện tử
1.4 Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử
1.5 Ảnh hưởng của thương mại điện tử
1.6 Công nghệ trong thương mại điện tử
1.7 Các vấn đề về pháp lý, đạo đức và xã hội trong thương mại điện tử
Đặc điểm của công nghệ thương mại điện tử

Có mặt ở khắp Phạm vi toàn cầu


mọi nơi

Tính xã hội Chuẩn dùng chung

Thương mại
điện tử
Giàu và đa dạng thông
Tính cá nhân hóa
tin

Tính tương tác Mật độ thông tin


Tại sao phải phân loại thương mại điện tử?

• Hiểu và đáp ứng đúng đối tượng khách hàng


• Tối ưu hóa chiến lược kinh doanh
• Phát triển chiến lược tiếp thị phù hợp
• Theo dõi và đánh giá được hiệu suất của các mô hình
Phân loại thương mại điện tử

Mô hình giao dịch Mô hình doanh thu


B2C Mô hình doanh thu
quảng cáo
B2B
Mô hình doanh thu
đăng kí
C2C
Mô hình doanh thu thu
phí giao dịch
C2B
Mô hình doanh thu
G2B bán hàng

Mô hình doanh thu


G2C tiếp thị liên kết
1.2.1 Phân loại thương mại điện tử theo
mô hình giao dịch
Mô hình Business-to-Customer (B2C) mô tả các hoạt động giao dịch trong đó các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến
trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.

Mô hình Business-to-Business (B2B) mô tả các hoạt động giao dịch trong đó các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến
trực tiếp cho doanh nghiệp khác.
1.2.1 Phân loại thương mại điện tử theo
mô hình giao dịch
Mô hình Customer-to-Customer (C2C) nhấn mạnh vào các hoạt động giao dịch giữa những người tiêu dùng cá
nhân thông qua các nền tảng thị trường trực tuyến. (Facebook)

Mô hình Customer-to-Business (C2B) là mô hình mà người tiêu dùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho các
doanh nghiệp trực tuyến (Soundcloud, Apple Store)
1.2.1 Phân loại thương mại điện tử theo
mô hình giao dịch
Mô hình Government-to-Business (G2B) và mô hình Government-to-Customer (G2C) nhấn mạnh vào các hoạt
động giao dịch và tương tác mà chính phủ trực tiếp cung cấp cho các doanh nghiệp và cá nhân thông qua các nền tảng
trực tuyến.
1.2.1 Phân loại thương mại điện tử theo
mô hình giao dịch
Mô hình Mô tả Ví dụ
giao dịch

B2C các hoạt động kinh doanh trong đó các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ Shopee, Lazada
cho người tiêu dùng cá nhân.

B2B các hoạt động kinh doanh trong đó các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ Yellow Pages,
cho doanh nghiệp khác. eTradeAsia

C2C các hoạt động kinh doanh trong đó các cá nhân cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho Ebay, Taobao
người tiêu dùng cá nhân

C2B các hoạt động kinh doanh trong đó các cá nhân cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho Upwork, Fiverr
cho doanh nghiệp.

G2C các hoạt động giao dịch và tương tác mà chính phủ trực tiếp cung cấp cho các cá Congdichvucong.gov.
nhân thông qua các nền tảng trực tuyến. vn

G2B các hoạt động giao dịch và tương tác mà chính phủ trực tiếp cung cấp cho các doanh Congdichvucong.gov.
nghiệp và cá nhân thông qua các nền tảng trực tuyến. vn
Thảo luận nhóm

Mô hình giao dịch của mảng thương mại điện tử của Tập đoàn Alibaba là gì?
Thảo luận nhóm

Mô hình giao dịch của mảng thương mại điện tử của Tập đoàn Alibaba là gì?

Tập đoàn Alibaba cũng vận hành các nền tảng khác phục vụ cho các phân khúc khác nhau.
- Alibaba.com: Nền tảng thương mại điện tử B2B, trọng tâm chính là kết nối các doanh nghiệp. Chức năng chính
của nó là kết nối các doanh nghiệp, nhà sản xuất và nhà cung cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch bán buôn
và mua số lượng lớn. Các doanh nghiệp sử dụng Alibaba để tìm nguồn sản phẩm, linh kiện và nguyên liệu với số
lượng lớn hơn.
- Taobao: Nền tảng thương mại điện tử B2C (Doanh nghiệp với người tiêu dùng) và C2C (Người tiêu dùng với
người tiêu dùng), phục vụ người tiêu dùng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ ở Trung Quốc.
- Tmall: Nền tảng B2C trong hệ sinh thái Alibaba, lưu trữ các cửa hàng thương hiệu chính thức để doanh nghiệp bán
trực tiếp cho người tiêu dùng.

.
1.2.2 Phân loại thương mại điện tử
theo mô hình doanh thu
Mô hình doanh thu quảng cáo nhấn mạnh vào doanh thu của một công ty đến từ việc cung cấp không gian quảng
cáo cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân khác để hiển thị thông điệp quảng cáo của họ.

Các công ty có khả năng thu hút lượng người xem lớn nhất hoặc có lượng người xem rất chuyên biệt, khác biệt và
có thể thu hút sự chú ý của người dùng (“sự gắn bó”) có thể tính phí quảng cáo cao hơn (VD: Facebook, Google và
Cốc Cốc).
1.2.2 Phân loại thương mại điện tử
theo mô hình doanh thu
Mô hình doanh thu đăng kí là mô hình thu phí đăng kí từ người dùng để họ có thể truy cập hoặc sử dụng các tính
năng, dịch vụ hoặc nội dung đặc biệt trên một nền tảng trực tuyến. Một số mô hình doanh thu đăng ký phổ biến là
phí đăng kí hàng tháng (Netflix, Spotify,…) và phí đăng kí hàng năm (Microsoft 365).

Chiến lược miễn phí (freemium):

Các công ty cung cấp miễn phí một mức sản


phẩm hoặc dịch vụ nhất định, nhưng sau đó
tính phí đăng ký cho các mức cao cấp của sản
phẩm hoặc dịch vụ đặc biệt của họ trên nền
tảng trực tuyến.
Ví dụ: Linkedin Premium, Tinder.
1.2.2 Phân loại thương mại điện tử
theo mô hình doanh thu
Mô hình doanh thu thu phí giao dịch nhấn mạnh vào việc doanh thu đến từ việc kích hoạt hoặc thực hiện giao
dịch.

Ví dụ:
- Các trang thương mại điện tử thu phí một phần hoặc một khoản phí cố định cho mỗi giao dịch mua bán giữa
người bán và người mua như Shopee, Lazada, Ebay, sàn giao dịch chứng khoán VN Direct…

- Dịch vụ gọi taxi trực tuyến cung cấp ứng dụng để đặt dịch vụ gọi taxi trực tuyến và thu phí trên mỗi chuyến đi
như Uber, Grab, Xanh SM.

- Công ty thanh toán trực tuyến cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng,
và thu phí một khoản phí nhỏ cho mỗi giao dịch thanh toán được thực hiện thông qua nền tảng như PayPal and
Wise.
1.2.2 Phân loại thương mại điện tử
theo mô hình doanh thu
Mô hình doanh thu bán hàng đề cập đến doanh thu được tạo ra từ việc bán hàng hóa, dịch vụ và thông tin cho
khách hàng.
1.2.2 Phân loại thương mại điện tử
theo mô hình doanh thu
Mô hình doanh thu tiếp thị liên kết là một hình thức kinh doanh trong đó công ty hoặc cá nhân
(được gọi là liên kết) hợp tác để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty khác và nhận được
một khoản hoa hồng hoặc một phần trăm từ doanh thu tạo ra bởi các giao dịch mua sắm được tạo ra
thông qua sự giới thiệu của họ.
Grab
Tài liệu tham khảo

1. Laudon, K. C., & Traver, C. G. (2022). E-Commerce 2021 - 2022: Business, Technology, Society. Pearson.
2. Turban, E., Outland, J., & King, D. (2017). E-commerce: A Managerial Perspective. Pearson.
3. Gorla, N. and Chiravuri, A. (2016) ‘Developing electronic government success models for G2C and G2b
scenarios’, 2016 2nd International Conference on Information Management (ICIM) [Preprint].
doi:10.1109/infoman.2016.7477527.

You might also like