You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

-
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN
-----  -----

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA LAZADA

Giảng viên: Hoàng Hải Hà


NHÓM 3
LỚP HỌC PHẦN: 2191PCOM0111

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2021


Bài thảo luận gồm các phần:
Phần 1: Lý thuyết về mô hình kinh doanh.
1.1. Khái niệm về Mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử.
1.2. Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử.
1.3. Vai trò của việc xác định rõ mô hình thương mại điện tử đối với hoạt động
của doanh nghiệp.
1.4. Các nhân tố cơ bản của mô hình kinh doanh.

Phần 2: Phân tích mô hình kinh doanh của Lazada.


2.1. Giới thiệu chung về Lazada Việt Nam.
2.2. Phân tích mô hình kinh doanh thương mại điện tử của Lazada Việt Nam.
2.3. Đánh giá hiệu quả của mô hình TMĐT của Lazada tại Việt Nam.
Phần 1: Tổng quan về mô hình kinh doanh
1.1. Khái niệm về Mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin đặc biệt trong lĩnh vực máy tính và thông tin
di động, khái niệm mô hình kinh doanh và mô hình kinh doanh TMĐT ngày càng trở nên
quen thuộc. Mô hình TMĐT cho thấy cơ chế hoạt động của doanh nghiệp nên việc xác
định rõ mô hình TMĐT sẽ giúp doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự thành
công của doanh nghiệp đó.
Để hiểu rõ khái niệm về mô hình kinh doanh TMĐT trước hết chúng ta cần làm rõ
khái niệm mô hình kinh doanh. Hiện ngay có nhiều định nghĩa về mô hình kinh doanh.
Theo đó:
+ Mô hình kinh doanh là phương pháp tiến hành kinh doanh qua đó doanh
nghiệp có được doanh thu, điều kiện cơ bản để tồn tại và phát triển trên thị trường
(theo Efrain Turban 2006).
+ Mô hình kinh doanh là cách bố trí, sắp xếp các sản phẩm, dịch vụ và các dòng
thông tin bao gồm việc mô tả các yếu tố của quá trình kinh doanh và vai trò của nó đối
với kinh doanh: đồng thời mô tả các nguồn doanh thu, khả năng thu lợi nhuận từ mỗi mô
hình kinh doanh đó (theo Paul Timmers 1998).

Mọi doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực TMĐT, khi xây dựng mô hình kinh
doanh đều tập trung giải quyết 7 vấn đề: mục tiêu giá trị, mô hình doanh thu, môi trường
cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, chiến lược thị trường, sự phát triển của tổ chức và đội ngũ
quản lý. Đây cũng chính là những yếu tố quan trọng để phân tích nguyên nhân thành
công hay thất bại của một doanh nghiệp.

Với định nghĩa mô hình kinh doanh như vậy thì “Mô hình kinh doanh TMĐT (hay gọi
tắt là mô hình TMĐT) sẽ được hiểu là mô hình kinh doanh có sử dụng và tận dụng tối đa
hóa lợi ích của internet và website (theo Paul Timmers, 1998)”.

1.2. Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử:


Có nhiều tiêu chí để phân loại các mô hình kinh doanh TMĐT như phân loại theo đối
tượng tham gia, theo mức độ số hóa, theo mô hình doanh thu hay phân loại theo phương
thức kết nối… Nếu xét trên góc chủ thể tham gia vào các giao dịch ta có các loại hình
TMĐT sau:
1.2.1. TMĐT giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp - B2B (Business to Business):
Giao dịch thương mại điện tử B2B (Business to Business) là một loại hình giao dịch
phổ biến và mang lại giá trị cao nhất trong tất cả các loại giao dịch thương mại, kết nối
giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Doanh nghiệp tham gia loại hình này sẽ tìm cách
bán sản phẩm của mình doanh nghiệp khác. Hiện nay, giá trị thương mại mà mô hình này
mang lại chiếm khoảng 85% giá trị thương mại toàn cầu.
Phương thức giao dịch này được thực hiện bằng cách sử dụng phương tiện điện tử
qua mạng Internet, Intranet và Extranet, được thực hiện giữa các thành viên của chuỗi
quản lý cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, hay giữa các đơn vị kinh doanh với bất kỳ một
đối tác kinh doanh khác. Đơn vị kinh doanh ở đây có thể là bất kỳ một tổ chức nào: Tổ
chức tư hay công, tổ chức kinh doanh thu lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Đây cũng là một
cách thức giao dịch mới, tác động mạnh mẽ tới việc mở rộng dây chuyền cung ứng cho
các doanh nghiệp.

Loại hình TMĐT B2B trong thực tế thường thể hiện qua một số mô hình:
+ Mô hình sàn giao dịch phía người bán (hay phân phối điện tử): theo mô hình này các
tổ chức sẽ cung cấp trực tiếp hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp khác thông qua
website. Hình thức này khác giống với mô hình TMĐT B2C chỉ khác là hoạt động mua
bán được diễn ra giữa các doanh nghiệp. Người bán trong mô hình có thể là nhà sản xuất
(Dell.com), nhà phân phối (Avnet.com) hay nhà bán lẻ (bigbox.com).
+ Mô hình sàn giao dịch người mua (mua sắm trực tuyến): mô hình này giúp người
mua tìm kiếm được sản phẩm, dịch vụ từ một doanh nghiệp khác thông qua các phương
tiện điện tử kết nối mạng. Theo mô hình này các doanh nghiệp sẽ ứng dụng công nghệ
thông tin nhằm đơn giản hóa quá trình mua nguyên vật liệu, hang hóa, dịch vụ đầu vào
cho doanh nghiệp. Nhờ việc áp dụng mô hình thương mại điện tử B2B doanh nghiệp
đóng vai trò là người mua sẽ giảm được chi phí mua sắm đầu vào, chi phí quản lý và thời
gian.
+ Mô hình sàn giao dịch điện tử là mô hình cho phép nhiều doanh nghiệp mua hàng và
bán hàng có thể gặp nhau. Doanh nghiệp áp dụng mô hình giao dịch điện tử sẽ đóng vai
trò là trung gian gắn kết người mua và bán lại với nhau. Doanh thu chính của doanh
nghiệp áp dụng mô hình sàn giao dịch điện tử là từ hoa hồng môi giới hoặc từ phí tính
trên môi giao dịch. Đến năm 1999 chỉ có khoảng 30 sàn giao dịch điện tử trên khắp toàn
cầu nhưng đến nay con số này đã lên đến trên 3,000 sàn giao dịch.
+ Mô hình thương mại điện tử cộng tác là mô hình cho phép các doanh nghiệp không
chỉ có thể tiến hành mua bán hàng hóa, dịch vụ với nhau mà còn có thể giao tiếp, cộng
tác và chia sẻ thông tin trong quá trình thiết kế, lập kế hoạch, quản lý và nghiên cứu sản
phẩm, dịch vụ.

1.2.2. Loại hình thương mại giữa Doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C):
Loại hình TMĐT B2C là loại hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nếu
như loại hình TMĐT B2B là loại hình mang lại doanh thu cao nhất thì B2C lại là loại
hình TMĐT phổ biến nhất hiện nay. Trong loại hình này, doanh nghiệp ứng dụng TMĐT
tiến hành nhiều hoạt động khác nhau để tiếp cận khách hàng, những người tiêu dùng cá
nhân.
Loại hình TMĐT B2C được biết đến nhiều nhất là mô hình bán lẻ trực tuyến(e-
Retailer). Về bản chất, mô hình bán lẻ trực tuyến B2C cũng giống như mô hình bán lẻ
truyền thống, tuy nhiên khách hàng sẽ truy cập internet để xem hàng hóa và mua hàng.
Một số doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến B2C hiện nay áp dụng mô hình kết hợp giữa việc
bán hàng trực tuyến thông qua website và đồng thời duy trì cả các cửa hàng truyền thống.
Một số doanh nghiệp khác lại thuần túy tiến hành hoạt động kinh doanh, điển hình như
thành công của Amazon.com.
Một số mô hình TMĐT B2C phát triển khác như mô hình đem lại “giá trị gia tăng”
như mô hình E-Marketplace. Khi doanh nghiệp tạo lập một “chợ” ảo nơi người bán (là
các doanh nghiệp) gặp được người mua (là người tiêu dùng). Những thành công điển
hình cho những website này có thể kể đến như Vatgia.com, chotot.vn…
1.2.3. Loại hình TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C):
Loại hình TMĐT C2C là loại hình TMĐT giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng.
Theo mô hình này, các cá nhân sẽ tiến hành hoạt động mua bán giao dịch trực tiếp với
nhau thông qua các doanh nghiệp tạo lập thị trường, hay nói các khác như một “chợ điện
tử”. Mô hình C2C cho phép tạo ra các cộng đồng mua bán trực tuyến thông qua các
website.
Mô hình phổ biến nhất của ứng dụng loại hình TMĐT C2C là mô hình đấu giá trực
tuyến khi người bán đăng tải sản phẩm đấu giá hoặc bán hàng và yêu cầu các doanh
nghiệp tạo lập thị trường cung cấp các công cụ để bán sản phẩm của mình.
Một mô hình phổ biến khác của TMĐT C2C là mô hình website “Rao vặt”. Các doanh
nghiệp triển khai mô hình này cho phép người tiêu dùng quảng cáo, rao vặt các sản phẩm
trên website của mình và thu phí trên mỗi giao dịch hoặc theo mức phi thuê bao hàng
tháng.

1.2.4. Các loại hình Thương mại điện tử khác:


Mô hình TMĐT giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp (C2B): người tiêu dùng sẽ
sử dụng các đại lý trực tuyến để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu
của mình. Loại hình phổ biến nhất của mô hình thương mại điện tử C2B là mô hình
“name-your-own-price” (theo giá người mua) trong đó Priceline.com là ví dụ điển hình…
Với mô hình này, doanh nghiệp cho phép người mua tìm dược người bán cung cấp hàng
hóa phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Mô hình chính phủ điện tử: theo đó chính phủ sử dụng công nghệ thông tin nói chung
cũng như TMĐT nói riêng giúp các thành phần trong xã hội có thể truy cập vào các
nguồn thông tin của chính phủ như các văn bản pháp luật, mua sắm công, các dịch vụ
như hải quan điện tử, khai báo xuất xứ điện tử…Một số mô hình phổ biến của chính phủ
điện tử hiện nay như mô hình chính phủ và người dân (G2C), mô hình chính phủ và
doanh nghiệp (G2B) và mô hình chính phủ với chính phủ (G2G).

1.3. Vai trò của việc xác định rõ mô hình thương mại điện tử đối với hoạt động của
doanh nghiệp.
Đối với một doanh nghiệp truyền thống hay doanh nghiệp ứng dụng TMĐT thì việc
xác định được rõ mô hình kinh doanh đóng vai trò sống còn đối với doanh nghiệp.
1.3.1. Vai trò định vị thị trường
Một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh TMĐT cần xác định sản phẩm,
dịch vụ doanh nghiệp mà mình cung cấp và mang lại giá trị gì cho khách hàng. Chỉ khi
trả lời được câu hỏi này, doanh nghiệp mới trả lời được câu hỏi tiếp theo là tại sao khách
hàng nên mua hàng lựa chọn sản phẩm tại doanh nghiệp mình thay vì một doanh nghiệp
khác. Qua đó, doanh nghiệp sẽ định vị được thị trường mà mình hướng tới.
Mỗi mô hình TMĐT đều có một đối tượng khách hàng và cách thức hoạt động khác
nhau. Vì vậy, khi xác định được mô hình TMĐT cũng đồng nghĩa doanh nghiệp đã xác
định được khách hàng của mình là ai? Cách tiếp cận các khách hàng đó như thế nào?...
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ xác định được vai trò của mình trong mô hình đó, có
thể đóng vai trò trực tiếp giao dịch với khách hàng trong mô hình B2C hay chỉ là trung
gian tạo dựng cộng đồng mua bán trực tuyến trong mô hình C2C.
1.3.2. Vai trò giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đối thủ cạnh tranh
Lợi ích mà TMĐT mang lại vô cùng to lớn. Vì vậy, ngày càng nhiều các doanh nghiệp
ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình. Một số doanh nghiệp triển khai
mô hình TMĐT thuần túy ngay từ đầu, trong khi một số doanh nghiệp thương mại truyền
thống cũng triển khai thêm kinh doanh TMĐT nhằm tang hiệu quả. Điều này khiến cho
sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Mỗi doanh nghiệp tham gia vào TMĐT đều sẽ
có những đối thủ trực tiếp hoặc gián tiếp.
Việc xác định rõ mô hình kinh doanh TMĐT giúp doanh nghiệp xác định được
rõ và chính xác đâu là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay tiềm tàng, từ đó có các chiến
lược kinh doanh phù hợp.

1.3.3. Vai trò giúp doanh nghiệp xác định nguồn doanh thu chi phí rõ ràng
Việc xác định rõ mô hình kinh doanh cho phép doanh nghiệp xác định được một cách
tương đối rõ ràng nguồn doanh thu, mức độ ổn định cũng như tính toán được hiệu quả
đầu tư. Mỗi mô hình TMĐT có cách vận hành khác nhau và vì vậy doanh nghiệp có thể
có nguồn thu từ nhiều nguồn như doanh thu từ hoạt động bán hàng, doanh thu từ hoạt
động môi giới hay doanh thu từ hoạt động quảng cáo… Một mô hình TMĐT cũng có thể
là sự kết hợp của nhiều mô hình doanh thu khác nhau.

1.4. Sơ lược về các nhân tố cơ bản của mô hình kinh doanh.


Các nhân tố Câu hỏi then chốt
Mục tiêu về giá trị Tại sao khách hàng nên mua hàng của doanh nghiệp?
Mô hình doanh thu Doanh nghiệp sẽ kiếm tiền như thế nào?
Cơ hội thị trường Thị trường doanh nghiệp dự định phục vụ là gì? Phạm vi của nó như
thế nào?
Môi trường cạnh Đối thủ của doanh nghiệp trên thị trường là những ai?
tranh
Lợi thế cạnh tranh Những lợi thế riêng có của doanh nghiệp trên thị trường đó là gì?
Chiến lược thị Kế hoạch xúc tiến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nhằm thu
trường hút khách hàng như thế nào?
Sự phát triển của tổ Các kiểu cấu trúc tổ chức mà doanh nghiệp cần áp dụng để thực hiện
chức kế hoạch kinh doanh của mình?
Đội ngũ quản trị Những kinh nghiệm và kỹ năng quan trọng của đội ngũ lãnh đạo
trong việc điều hành doanh nghiệp?
Phần 2: Phân tích mô hình kinh doanh của Lazada
2.1. Giới thiệu chung về Lazada Việt Nam.
Lazada Việt Nam là công ty trực thuộc Lazada Group. Lazada Group trước kia là
trang thương mại điện tử của một tư nhân người Đức. Đến đầu năm 2015, Lazada Group
được mua lại bởi tỷ phú Trung Quốc Jack Ma – người sáng lập và chủ tịch điều hành của
Tập đoàn Alibaba. Từ đó tập đoàn Lazada thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba.
Lazada Việt Nam được thành lập vào tháng 02 năm 2012 tại thời điểm internet, mạng
xã hội và các thiết bị di động tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Công ty TNHH một thành
viên Giờ Giải Lao (Lazada.vn) là thành viên của hệ thống bán lẻ Lazada Đông Nam Á
cùng với Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan…
Lazada Việt Nam hiện là công ty TMĐT chiếm khoảng 30% thị phần của TMĐT Việt
Nam, với quy mô hơn 1,000 nhân viên, giá trị các sản phẩm bán ra từ website Lazada.vn
ước tính đạt 120 tỷ đồng.
Lazada.vn cung cấp hơn 50.000 sản phẩm thuộc 12 ngành hàng khác nhau, đáp ứng
hầu hết nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.
* Khẩu hiệu: “Một click, ngàn tiện ích”
* Sứ mệnh: Trao tận tay người tiêu dùng Việt Nam nguồn hàng phong phú nhất với
mức giá cạnh tranh.
* Tầm nhìn: Trở thành trang web bán hàng uy tín hàng đầu Việt Nam.
Lazada là trang bán hàng trực tuyến tại Việt Nam với mô hình B2C (Business to
Customer) và C2C (Customer to Customer) với hệ thống hậu cần và hệ thống Seller
Center cho phép các nhà cung cấp tham gia bán hàng trực tiếp trên website.
Hướng đi của Lazada là mô hình market place – là trung gian trong quy trình mua bán
online. Trong tháng 1 năm 2016, Lazada Việt Nam xác nhận rằng công ty hiện đang làm
việc với 3,000 nhà cung cấp với 500,000 sản phẩm khác nhau. Ngoài ra Lazada cung cấp
cho nhà bán hàng các dịch vụ khác như quy trình thanh toán đơn giản, dịch vụ vận
chuyển và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Nhằm hoàn thiện hơn quy trình giao nhận khép kín, Lazada vẫn đang tiếp tục đầu tư
vào cơ sở hạ tầng và vận chuyển.
Năm 2013, Lazada Việt Nam khánh thành nhà kho đầu tiên tại khu công nghiệp Vĩnh
Lộc, thành phố Hồ Chí Minh. Ngay sau đó một trung tâm điều phối được mở tại Đông
Nam Bộ trong năm 2014 nhằm phụ vụ cho số lượng khách hang tăng cao tại khu vực này.
Đến tháng 3 năm 2016, Lazada Việt nam có 35 trung tâm điều phối và 1 đội ngũ vận
chuyển Lazada Express (LEX) do chính công ty cung cấp nhằm hỗ trợ vận chuyển trực
tiếp (FBL) cho nhà bán hàng.
Mục tiêu của Lazada Việt Nam là trở thành siêu thị trực tuyến lớn nhất tại Việt Nam
nhằm mang tới cho người mua mức giá rẻ nhất, và dịch vụ tốt nhất cho người dùng.
Lazada Việt Nam được hỗ trợ mạnh về vốn từ tập đoàn Rocket Internet của Đức, là tập
đoàn chuyên đầu tư về mảng bán hàng trực tuyến và hiện đang sở hữu những thương hiệu
bán hàng trực tuyến lớn khác như Zalora, Zalando, Jabong, Lamora, Iconic v.v...

2.2. Phân tích mô hình kinh doanh thương mại điện tử của Lazada Việt Nam.
(Bài làm dựa trên 8 nhân tố cơ bản của MHKD)
Nhân tố 1: Mục tiêu về giá trị

Mục tiêu giá trị làm nên thành công của Lazada:
+Nhiều năm liền đứng đầu thị trường TMĐT về lượng truy cập, Lazada luôn là an tâm
đối tác bán hàng. Cùng với đó là khả năng marketing, tiếp cận khách hàng và sự chuyên
nghiệp khiến khách hàng yên tâm khi mua sắm online.
+Lazada là một trong những sàn được khách hàng đánh giá cao nhất về độ thân thiện,
giao hàng, hậu mãi tại Việt Nam.
+Phí đăng ký và duy trì gian hàng hiện tại đang miễn phí.
+Mức hoa hồng khá ưu đãi cho người bán như sau: 5% cho sản phẩm điện tử – công
nghệ, 10% với sản phẩm thời trang, 8% cho các sản phẩm khác.
+Hoạt động marketing năng động, mạnh mẽ, nhiều khuyến mại thu hút người dùng.
Trong việc quảng cáo, với tiềm lực tài chính lớn, Lazada luôn tiến hành những chương
trình quảng cáo khủng, rất đầu tư và công phu trên hầu hết các phương tiện đặc biệt là
trên nền tảng Google, Facebook, Youtube, … giúp thu hút lượng khách hàng khủng….
*Link: https://www.youtube.com/watch?v=QUOqxK5nEak LAZADA 11.11 - 1 ngày
Sale to x SEVENTEEN
*Link: https://www.youtube.com/watch?v=4wbDgeNd5kQ LAZADA 11.11 Sale to nhất
năm | LEE MIN HO X CHI PU
*Link: https://www.youtube.com/watch?v=i68z5-KKzX4 LAZADA cùng LEE MIN
HO gửi lời chúc mừng xuân Tân Sửu
( Một số quảng cáo có đầu tư lớn của Lazada.)
+Dịch vụ khách hàng khá tốt, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tạo niềm tin
mua sắm cho khách hàng.
+Bộ phận chăm sóc đối tác, giải quyết khiếu nại (CPS) cực kỳ chuyên nghiệp, nhanh
chóng và có trách nhiệm. Khi bạn cần hộ trợ hoặc khiếu nại, 99% trường hợp sẽ được
giải quyết thấu đáo, 100% được ghi nhận và phản hồi qua email cho đến khi vấn đề của
bạn được giải quyết.

Nhân tố 2: Mô hình doanh thu

Nhân tố 3: Cơ hội thị trường

Thế giới ngày càng thay đổi, đặc biệt là qua thời điểm dịch bệnh vừa rồi, dẫn tới lối
sống của mọi người đều có sự chuyển biến, ví dụ như rất cần tiết kiệm thời gian, cắt giảm
chi phí đến mức tối đa, tuy nhiên nhu cầu tiện lợi gia tăng khiến cho các kênh mua sắm
trực tuyến ngày càng thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Và tất nhiên là mọi
người đều có xu hướng tìm đến những nơi uy tín, danh tiếng, có sản phẩm đa dạng cùng
với chế độ chăm sóc khách hàng, bảo hành và những đợt khuyến mại. Và Lazada là nền
tảng đáp ứng đủ những yêu cầu trên. Trên Lazada đầy đủ những thông tin về mọi sản
phẩm như tivi, tủ lạnh, máy tính, giày dép, phụ kiện điện tử, điện thoại, đồ gia dụng, máy
quay phim, mỹ phẩm.
Mọi sản phẩm đều được niên yết giá, đều có những thông tin sản phẩm, số lượng
trong kho, thông tin thanh toán(qua thẻ hay thanh toán trực tiếp khi nhận hàng) , ngoài ra
mỗi sản phẩm đều có hình ảnh hiển thị rõ ràng. Lazada theo hướng đa dạng hóa nên mỗi
khách hàng dễ tìm được tất cả các vật dụng cần thiết trong gia đình từ các sản phẩm có
giá thành rẻ đến các sản phẩm đắt hơn
Lazada ngày càng khẳng định được sự uy tín của mình khi hợp tác với các thương
hiệu nổi tiếng ở những lĩnh vực khác nhau như
- Máy tính: Dell, Apple, Acer, Sony....
- Mỹ phẩm: Laroche-posay, OBAGI, L’ORÉAL,O HUI,....
- Thiết bị di động: SAMSUNG, APPLE, NOKIA,XIAOMI...
- Đồ gia dụng: Toshiba, Panasonic, LG....
- Giày dép, quần áo,...

LazMall luôn đảm bảo uy tín với những sản phẩm có chất lượng cao, chính hãng
thông qua hệ thống quản lý nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, Lazada cũng đang phải đối mặt với những khó khăn về mảng cơ hội thị
trường như việc sử dụng các hình thức, chiến lược Marketing chưa hiệu quả, vẫn còn phụ
thuộc nhiều vào những chương trình, ngày hội Flash sale, khá “tiêu hoang” trong khâu tổ
chức, mời người quảng cáo nhưng kết quả đạt được lại chưa đạt được như mong đời.
Chính vì vậy, người tiêu dùng vẫn đang có xu hướng lựa chọn Shopee và Tiki xen kẽ với
Lazada chứ chưa thực sự xem Lazada là sự lựa chọn tốt nhất.

Nhân tố 4: Môi trường cạnh tranh


Vì là một thị trường quan trọng cho nên có thể thấy đối thủ cạnh tranh hàng đầu mà
hãng luôn đem ra làm trọng tâm chính là: shopee , một trong những trang thương mại
điện tử hiện nay thành công nhất trên thị trường với thị phần lớn tại nhiều quốc gia Đông
Nam á. Thêm vào đó, tại nhiều thị trường thì hãng có đối thủ cạnh tranh nội địa riêng
cạnh tranh trực tiếp tới thị phần của hãng. Ví dụ như tại Việt Nam có: Tiki, Sendo,
Adayroi! hay tại Indonesia có: Tokopedia, Bukalapak,; Philippines có: Zalora; Singapore
có: Qoo 10 Singapore.

Sau đây, chúng ta sẽ tiến hành so sánh các thị trường thương mại điện tử như lazada,
shopee, tiki, sendo
a. Sự đa dạng hàng hóa:
- Lazada: Số lượng hàng hóa khá lớn do có sự liên kết với nhiều shop khác nhau trên thị
trường. Có thể nói, số lượng hàng hóa của Lazada lớn hơn Tiki nhưng lại không được
nhiều bằng Shopee
- Tiki: Số lượng hàng hóa không nhiều bằng các trang thương mại điện tử khác do khâu
kiểm duyệt khá chặt chẽ vì thế hàng hóa cũng được đảm bảo hơn
- Shopee: Số lượng hàng hóa nhiều nhất nhưng dễ khiến người tham gia mua bán bị rối
và không biết lựa chọn nào mới là chất lượng nhất
- Sendo: Một trong những thương hiệu lớn của Việt Nam có tên tuổi từ rất lâu với gần
80.000 gian hàng và 3.000.000 sản phẩm cho thấy sự đa dạng vô cùng lớn.

b. Chất lượng hàng hóa


- Lazada: Tại Lazada mặc dù số lượng hàng hóa nhiều và liên kết với nhiều địa chỉ cửa
hàng, doanh nghiệp khác nhau nhưng bạn có thể tìm thấy hàng hóa chất lượng và yên tâm
chọn mua trên LazaMall.
- Tiki: Vì có khâu kiểm duyệt khá chặt chẽ nên có chất lượng hàng hóa tốt nhất trong các
sàn. Chính sách của Tiki là đảm bảo hàng chính hãng 100%, nếu không sẽ được hoàn tiền
lại. Tuy nhiên, vẫn để yên tâm hơn thì khi mua hàng bạn nên xem trước phần bình luận,
review, phản hồi của người đã mua hàng
- Shopee: Cũng giống Lazada, Shopee cũng có các mặt hàng đảm bảo trên ShopeeMall,
ngoài ra các shop khác với người bán liên kết ngoài thì không chắc chắn đảm bảo. Khi
chọn mua, kể cả đọc review cũng vẫn khiến người mua phân vân về chất lượng.
- Sendo: Cơ chế quản lý của Sendo vẫn kém hơn Tiki nên cũng xuất hiện hàng giả, kém
chất lượng, người mua cũng nên cân nhắc, xem xét review chi tiết.

c. Giá cả hàng hóa


- Lazada: Nếu cùng là một người bán ở các sàn khác nhau thì giá tại Lazada cũng tương
đối giống với các sàn thương mại điện tử khác. Nếu có sự biến động thì đó là vào những
dịp sales lớn nên giá chênh lệnh nhiều.
- Tiki: Nhìn chung, giá của Tiki khá là ổn định và số lượng hàng hóa không đa dạng bằng
các sàn khác nên giá cũng có sự cao hơn.
- Shopee: So với hai sàn trên thì Shopee có thể nói có giá cả cạnh tranh hơn. Shopee có
slogan "ở đâu rẻ hơn, Shopee hoàn tiền" vì thế có thể nói sự đa dạng nhiều người bán
giúp Shopee có được giá cả như vậy. Đồng thời, Shopee cũng là sàn có nhiều khuyến
mãi, chương trình freeship nên giá cũng được giảm đi đáng kể.
- Sendo: Giá cả tương đối giống các sàn khác tuy nhiên giá hoàn lại thì khá cao lên tới
20%.

d. Chương trình khuyến mãi/sales


- Lazada: Các dịp sales của Lazada cũng thường tập trung các dịp cuối năm như 2 sàn
còn lại, bao gồm: 11/11, 12/12, Black Friday. Chiến dịch sales nổi tiếng là các deal sốc

- Tiki: Các dịp sales lớn trong năm của Tiki bao gồm: ngày 9/9, 10/10, 11/11, sinh nhật
Tiki 19/3. Đặc biệt, ở Tiki có chương trình sales cực lớn đến 91%
- Shopee: Shopee cũng sales cực mạnh tay trong các dịp Black Friday, 10/10, 11/11 và
12/12. Chiến dịch sales nổi bật nhất là các deal 1000đ, 10.000đ, lắc giá. Đồng thời, hàng
ngày Shopee vẫn có những minigame tích điểm để giảm giá khi mua hàng.
- Sendo: Cũng có những dịp sales lớn trong năm như các sàn khác. Ngoài ra, Sendo
không có những chương trình khuyến mãi đặc trưng của mình.

e. Phí ship
- Lazada: Phí Ship khá cao, cao hơn so với các sàn khác
- Tiki: Phí ship của Tiki tính theo đơn hàng. Nghĩa là bạn có thể gom nhiều mặt hàng của
nhiều người bán khác nhau để đặt chung 1 đơn hàng và chỉ tính phí ship 1 lần duy nhất
cho 1 đơn như vậy. Ngoài ra, nếu mua gói thành viên Tikinow, người mua sẽ được miễn
phí ship tất cả các đơn hàng bất kể mặt hàng hay người bán.
- Shopee: Ngược lại, với đơn hàng trên Shopee, bạn sẽ bị tách đơn hàng ra nhiều người
bán và chịu phí ship của từng người bán đó. Trong đó, phí này được các hãng giao hàng
tính theo từng kích thước mặt hàng và khoảng cách giao khá phức tạp.
- Sendo: Phí giao hàng cao và thời gian giao hàng cũng không được đảm bảo.

f. Chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng


- Lazada: Không có tổng đài, chỉ có chat trực tuyến.
- Tiki: Tốt. Tổng đài và email hỗ trợ khách hàng của Tiki làm việc khá tốt, xử lý đổi trả,
khiếu nại tốt nhất trong các sàn hiện nay ở Việt Nam.
- Shopee: Tổng đài Shopee không giải quyết được nhiều, chủ yếu là người mua tự thỏa
thuận và liên hệ với người bán.
- Sendo: Tạo điều kiện rất lớn cho khách hàng đổi trả sản phẩm dưới quy định cho phép
tuy nhiên tương tác với khách hàng vẫn còn hạn chế.

g. Thời gian giao hàng


- Lazada: Khá nhanh. Lazada cũng đang triển khai dịch vụ giao nhanh để cạnh tranh với
giao nhanh 2h của Tiki nhưng vẫn chưa đạt tới tốc độ của Tiki.
- Tiki: Thời gian giao hàng của Tiki rất nhanh. Đặc biêt, Tiki có đội giao hàng của riêng
Tiki hoạt động cực mạnh. Nếu người mua đặt giao nhanh tikinow trong các khu vực có
giao nhanh thì có thể nhận hàng trong vòng chỉ 2h!
- Shopee: Tốc độ cũng khá nhanh. Shopee cũng có tính năng giao nhanh như Tiki là giao
hàng 4h nhưng không nổi bật bằng.
- Sendo: Vấn đề giao hàng còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho cả người bán và người
mua.

h. Thế mạnh hàng hóa đặc trưng


- Lazada: Trên Lazada có nguồn sản phẩm phong phú thuộc các ngành hàng kĩ thuật, điện
tử, các phụ kiện lắp ráp với nguồn hàng phong phú từ Trung Quốc.
- Tiki: Thế mạnh đầu tiên và tiền đề của Tiki chính là sách. Thế mạnh thứ hai của Tiki
chính là các mặt hàng quà tặng, vì Tiki có dịch vụ gói quà và giao hàng nhanh 2h, rất tiện
lợi để tặng quà trong ngày. Ngoài ra, hiện nay Tiki cũng đã bổ sung đa dạng nhiều loại
mặt hàng thuộc nhiều ngành hàng khác nhau.
- Shopee: Các mặt hàng thời trang, phụ kiện thời trang, chăm sóc sắc đẹp, đồ chơi là mặt
hàng phong phú trên Shopee.
- Sendo: Phát triển mạnh mẽ trong về mảng thời trang và phi công nghệ, điện tử.

Điểm đánh giá của người tiêu dùng đối với sàn thương mại điện tử ở Việt Nam

Quay trở lại năm 2016, Lazada là một công ty thương mại điện tử lớn nhất khu vực
vào thời điểm đó, có trụ sở đặt tại Singapore được bàn tay của Alibaba “thâu tóm”. Có vẻ
như đó là bước đi đúng đắn của “gã khổng lồ” đang thống trị thị trường mua sắm trực
tuyến Trung Quốc, mong muốn mở rộng sang khu vực ĐNÁ như là một phần của kế
hoạch toàn cầu hóa vì các quốc gia này có nền văn hóa và kinh tế gần giống với Trung
Quốc.

Top 5 nền tảng Thương mại điện tử lớn nhất ĐNÁ, Quý 2, 2019.

Tuy nhiên 3,5 năm sau đó, Lazada đã bị mất thị phần ở những thị trường chính và thậm
chí vị trí số 1 ở khu vực của họ đang bị đe dọa soán ngôi bởi Shopee – một chi nhánh của
Sea Group có trụ sở cũng được đặt tại Singapore. Số liệu từ iPrice cho thấy trong quý 2
năm 2019, Shopee xếp thứ nhất với lượt truy cập trung bình tháng là 200,2 triệu trong khi
con số này của Lazada là 174,4 triệu. Báo cáo được thu thập từ lượt truy cập cả máy tính
để bàn và thiết bị di động, sử dụng dữ liệu từ App Annie và SameWeb tại 6 quốc gia
chính: Indonesia, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Ngoài ra,
Shoppe cũng là ứng dụng phổ biến nhất trong khu vực với số lượng người dùng hoạt
động lớn nhất hàng tháng.

Nhân tố 5: Lợi thế cạnh tranh

Theo trải nghiệm của khách hàng, nếu bạn đang quan tâm tới mặt hàng điện tử công
nghệ thì hãy chọn Lazada. Với gian hàng này, chưa có cái tên nào đánh bật được Lazada
khỏi Top đầu. Điện tử – công nghệ trên Lazada đa dạng, giá cả tốt do được hậu thuẫn lớn
từ Alibaba.
Lazada rất mạnh về các chương trình Flash Sale và khi tham chúng ta tham gia vào thì
giá sẽ giảm, ngoài ra còn có các chương trình khuyến mãi liên tục từ: Khuyến mãi tuần,
khuyến mãi dành cho Brand Day của thương hiệu, khuyến mãi dành cho những kì MEGA
9/9, 10/10, sinh nhật, …
Lazada là sàn thương mại thành lập khá sớm vì vậy mà Lazada có lợi thế của “người
đi đầu”, có được kinh nghiệm, tri thức trong việc duy trì và phát triển một sàn TMĐT
Sau hơn 7 năm hình thành và phát triển, Lazada đã quyết định thay đổi thiết kế
logo và bộ nhận diện thương hiệu lần đầu tiên ấn tượng hơn, độc đáo hơn.
Lazada mong muốn một logo mới trẻ trung, năng động hơn, phù hợp với thời đại công
nghệ mới. Lazada logo mới có vẻ đã đáp ứng các tiêu chí này khi logo được thiết kế với
màu sắc thật sự ấn tượng. Biểu tượng chính trong Lazada logo là hình trái tim cách điệu
chữ L “tên thương hiệu” lồng trong một chiếc hộp ba chiều. Chữ “L” cách điệu như hình
trái tim được đặt ở trung tâm hàm ý mong muốn Lazada sẽ là trung tâm mua sắm mọi thứ
của khách hàng.

Màu sắc trong thiết kế Lazada logo không sử dụng tone màu đơn sắc mà sử dụng tone
màu xanh và cam pha tạo hiệu ứng mắt nhìn đẹp mắt. Màu xanh tạo cảm giác về sự tin
tưởng, đảm bảo. Còn màu cam trong Lazada logo mang đến phong cách sáng tạo, trẻ
trung, hiện đại, năng động. Hai màu sắc tương phản với nhau tạo điểm nhấn thu hút, nổi
bật cho thiết kế Lazada logo này.)
Lazada logo mới kết hợp với slogan mới “Go Where Your Hearts” (nhịp tim dẫn
bước) tạo ra một chiến dịch khởi động với một loạt các thước phim ấn tượng giới thiệu
nhận diện thương hiệu mới của Lazada.
Lazada làm việc một số lượng lớn nhà cung ứng cùng với số lượng nhân viên lên tới
1000 người – theo wikipedia. Trong tháng 1 năm 2016, Lazada Việt Nam xác nhận rằng
công ty hiện đang làm việc với 3000 nhà cung cấp.
Một lợi thế cạnh tranh canh lớn của Lazada là có nguồn tài chính, hậu thuận lớn từ tập
đoàn Alibaba.

Nhân tố 6: Chiến lược thị trường

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chiến lược và việc thực hiện
chiến lược marketing thường được các doanh nghiệp rất coi trọng. Mọi khái niệm và ý
tưởng kinh doanh sẽ đều trở nên vô nghĩa nếu doanh nghiệp không thể đưa vào s ản phẩm
hay doanh nghiệp của mình tới các khách hàng tiềm năng. Toàn bộ các hoạt động mà
doanh nghiệp thực hiện nhằm xúc tiến các sản phẩm và dịch vụ của mình cho các khách
hàng tiềm năng gọi là hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Kế hoạch xúc tiến sản phẩm và dịch vụ của Lazada nhằm thu hút khách hàng
- Lazada là một trang thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á. Công ty đã thành
công trong việc mở rộng kinh doanh sang nhiều quốc gia và thị trường hơn. Trong những
ngày đầu thành lập, nó đã cố gắng xây dựng một lợi thế cạnh tranh bền vững giúp phân
biệt họ với các công ty khác trong ngành.
- Để duy trì sức cạnh tranh, Lazada đã và đang hợp tác chiến lược với các thương hiệu
trên toàn cầu. Họ cũng đã và đang tạo ra các chiến dịch tiếp thị được cá nhân hóa cho
từng quốc gia mà họ hoạt động.
+ Kêu gọi vốn đầu tư lớn
- Để tận dụng lợi thế về vị trí của mình vì nằm trong khu vực có nhiều khách hàng
tiềm năng và tiềm năng tăng trưởng đáng kể, Lazada không ngần ngại đầu tư một số
lượng lớn vốn vào thị trường. Trong giai đoạn 2014-2015, với sự đánh dấu phát triển của
nền thương mại điện tử Việt Nam, hàng loạt các công ty lớn nhỏ trong lĩnh vực này liên
tục nhận được vốn đầu tư lớn trong và ngoài nước để tăng cường mở rộng, phát triển thế
mạnh. Thời điểm cuối năm 2014, Lazada cũng được đầu tư thêm 249 triệu USD từ nhóm
đầu tư, dẫn đầu bởi Temasek (Singapore), nâng tổng vốn mà tập đoàn này nhận được từ
khi thành lập lên 647 triệu USD. Theo ông Lê Xuân Long, giám đốc Marketing của
Lazada cho biết: “Để thành công trong ngành này, điều quan trọng là khả năng sử dụng
nguồn lực để đầu tư vào đúng chỗ, đúng thời điểm. Đối với Lazada, mỗi click của khách
hàng đều đáng giá ngàn vàng”.

Mỗi click của khách hàng đều đáng giá

+ Chiến lược phủ sóng khắp các kênh digital marketing


- Có trong tay một số lượng vốn đầu tư lớn và tận dụng độ phổ biến được rộng rãi thu
hút một lượng lớn người tiêu dùng vào website và đặt mua hàng, Lazada đầu tư vào
marketing một cách rất khôn ngoan. Chính công tác marketing ấy sẽ góp phần nâng cao
độ nhận biết của thương hiệu và lấy được niềm tin nơi khách hàng.
- Khi có các chiến dịch bán hàng quy mô lớn, Lazada sẽ xuất hiện và phủ sóng trên
hầu khắp các kênh digital marketing từ tivi, báo online, báo giấy, từ khoá tìm kiếm trên
Google, banner quảng cáo trên website, mạng xã hội, cho đến tin nhắn điện thoại.… Để
giúp khách hàng dễ tìm kiếm, tiếp cận sản phẩm; tối giản hóa các bước cần thiết để đặt
hàng, hãng cũng thường xuyên tối ưu hóa giao diện.
- Không chỉ ở mặt hình thức, Lazada cũng rất quan tâm đến nội dung và đối tượng
khách hàng. Lựa chọn các kênh thông tin mà khách hàng thường xuyên lui tới, bằng
những hình ảnh và thông điệp hấp dẫn để những sản phẩm luôn hiển thị ngay trong tầm
mắt người nhìn. Chính phương pháp ấy đã giúp sản phẩm flashsale của Lazada trong thời
gian ngắn luôn hiển thị vào đúng khung thời gian đạt hiệu quả cao.

+ Chú trọng mảng Performance Marketing


- Trong chiến lược marketing của mình, Lazada tập trung vào mảng Performance
Marketing để nâng cao hiệu quả quảng bá. Với marketing truyền thống, doanh nghiệp sử
dụng rất nhiều chiến lược quảng cáo và khó có thể đánh giá hết được quảng cáo nào
mang lại hiệu quả cao, tối ưu thương hiệu và mang lại doanh thu tốt. Nhưng với mảng
Performance Marketing sẽ cho phép Lazada tận dụng tối đa dữ liệu từ những click – như
theo Lazada đã nói : “Đối với Lazada, mỗi click của khách hàng đều đáng giá ngàn vàng”
– để phân tích, phân bổ chi phí hợp lí, tối ưu hóa kết quả kinh doanh. Họ tận dụng nó để
liên tục targeting và retargeting, “đeo bám” khách hàng đã và đang quan tâm đến sản
phẩm để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng.

+ Chiến lược phát triển Affiliate marketing


- Ngoài ra, Lazada còn có chiến lược phát triển khôn ngoan Affiliate marketing (tiếp
thị liên kết) – một phương thức tiếp thị dựa trên nền tảng Internet trong đó một website sẽ
quảng bá sản phẩm, dịch vụ cho nhiều website khác và sẽ được hưởng % hoa hồng thông
qua lượng truy cập của khách hàng qua website. Trong chương trình tiếp thị liên kết này,
với sự phát triển khôn ngoan, phù hợp với đặc thù của thị trường thương mại điện tử Việt
Nam, Lazada được coi là một doanh nghiệp thành công với hướng đi đúng.

+ Việc đa dạng hóa phạm vi đối tác từ hot blogger, báo điện tử, diễn đàn, chủ website,...
với mức hoa hồng lên đến 5-8% giá trị sản phẩm giúp Lazada có được cho mình một
lượng lớn đối tác kinh doanh lâu dài. Chính đội ngũ các nhà tiếp thị liên kết này cùng
Lazada đã và đang tạo nên lợi ích song phương đến từ khách hàng bằng dịch vụ, hàng
hóa tốt nhất và kiếm tiền từ trang web của mình
+ Hợp tác với các Influencer
- Không những thế, với vị trí nằm trong top đầu của cuộc cách mạng mua sắm trên sàn
TMĐT, Lazada không ngần ngại chi những hợp đồng có giá trị với những Influencer như
Tóc Tiên, Huỳnh Lập,... Việc tung ra nhiều chương trình khuyến mãi kết hợp với các
Influencer nổi tiếng giúp Lazada vừa thu hút được nhiều khách hàng để thúc đẩy doanh
số, vừa tăng nhận thức thương hiệu nhờ thảo luận tích cực từ phía người tiêu dùng.

Bằng hàng loạt các chính sách, chiến lược đối với thị trường, Lazada đã thu hút và làm
hài lòng một lượng lớn khách hàng tiêu dùng Việt Nam.

Nhân tố 7: Sự phát triển của tổ chức

Đối với mô hình kinh doanh B2C Marketplace


+ B2C Marketplace là một mô hình thương mại điện tử trung gian, kết nối giữa người
bán ( doanh nghiệp) và người mua thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử. Cụ thể là
doanh nghiệp sử dụng phương tiện điện tử Laz để bán hàng hóa với người tiêu dùng và
người tiêu dùng thông qua phương tiện điện tử để chọn, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng.
+ Đa phần các sản phẩm trên Lazada đều là các doanh nghiệp- gọi là đối tác, đăng
bán. Lazada giống như một cửa hàng hay “chợ” cho các đối tác thuê để bán.
+ LazMall là một hình thức của B2C Marketplace

Nhìn chung, với loại mô hình kinh doanh trên, Lazada như một nền tảng cho phép các
doanh nghiệp, cá nhân mở gian hàng và đưa sản phẩm lên trên Web theo các danh mục.
Tất cả mọi doanh nghiệp hay cá nhân đều có thể tham gia tuy nhiên đều phải tuân thủ các
điều kiện nghiêm ngặt của Lazada
+ Với mục tiêu đưa đến những trải nghiệm Mua sắm dễ dàng và thuận lợi, Lazada đã
không ngừng đầu tư thay đổi và phát triển tạo ra Lazada Ẽxpress (LEX). Đây là đội ngũ
giao hàng, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa để tối ưu năng lực xử lý đơn hàng, giúp
khách hàng nhận trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra Lazada còn cộng tác với các doanh
nghiệp vận tải như Viettel Post, VN Post,....Toàn bộ quá trình vận chuyển đều được quản
lý, cập nhật tình hình liên tục như đang đóng gói, chuyển đi, thời gian dự kiến giao hàng.
Nhờ đó Lazada luôn đảm bảo giao hàng trong 24h (nội địa)và 3-4 ngày ở những tỉnh
khác
+ Không chỉ kết thúc ở việc bán hàng online, Lazada còn mong tiếp cận người dùng
thông qua các kênh chăm sóc khách hàng như trung tâm hỗ trợ, hỏi đáp- tư vấn trực
tuyến, hotline. Đặc biệt dưới mỗi loại hàng hóa đều cho phép người tiêu dùng đánh giá,
chấm điểm công khai về sản phẩm

Nhân tố 8: Đội ngũ quản lí

Việt Nam là thị trường phát triển chiến lược của Lazada tại Đông Nam Á. Theo đó,
Lazada sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển công nghệ, hạ tầng logistics cũng như tập
trung nâng cao trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam.
CEO Lazada VN: 'Con người là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp'
Môi trường làm việc cởi mở, sự công nhận, sự tự chủ trong công việc và cơ hội thăng
tiến là những nhân tố giúp Lazada trở thành một trong những nơi làm việc tốt nhất
châu Á.
Theo công bố từ HR Asia, tạp chí nhân sự uy tín châu Á, Lazada được trao giải là Nơi
làm việc tốt nhất châu Á với điểm số vượt trội so với mặt bằng chung các doanh nghiệp
trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT).
Lazada Việt Nam và Lazada Elogistics Việt Nam cùng nhận giải thưởng Nơi làm việc
tốt nhất châu Á năm 2019 của HR Asia.

Ông James Dong, người vừa được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc Lazada Việt
Nam cho biết: “Bên cạnh việc nâng tầm trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng và
thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp TMĐT, phát triển mạng lưới logistics,
việc tiếp tục xây dựng đội ngũ nhân sự tại Việt Nam luôn là một trong những ưu tiên
hàng đầu của chúng tôi”.

Ông James Dong - tân Tổng giám đốc Lazada Việt Nam nhận giải thưởng từ đại diện HR Asia.

Là công ty về công nghệ, nhưng ông James luôn nhìn nhận con người là nhân tố tiên
quyết để doanh nghiệp phát triển bền vững. “Môi trường làm việc tại Lazada Việt Nam
được đánh giá là năng động và hấp dẫn nhất, dành cho những tài năng địa phương khao
khát được trải nghiệm và đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực này tại Việt Nam và
Đông Nam Á”, ông James Dong chia sẻ thêm.
Theo đó, Lazada không chỉ phát triển nguồn lực nội tại thông qua các chương trình
Phát triển Lãnh đạo (LEAP) hay chương trình Quản trị viên Tập sự (MAP), mà còn mang
đến những cơ hội và thử thách để nhân sự có trải nghiệm thực thế, tự chủ trong công việc,
thỏa sức sáng tạo và phát triển sự nghiệp trong môi trường cạnh tranh, năng động.
Nếu trong các chương trình quản trị viên tập sự khác, các ứng viên sẽ có cơ hội trải
nghiệm một năm trong doanh nghiệp, thì tại Lazada, các ứng viên sẽ có 24 tháng để trải
nghiệm ở các phòng ban khác nhau. Từ đó, họ sẽ tìm ra công việc giúp mình phát huy tốt
nhất những kỹ năng và phát triển sự nghiệp tương lai. Hầu hết ứng viên tham gia chương
trình này đều ởtrở thành cấp quản lý sau thời gian thử thách qua các phòng ban và có cơ
hội gắn bó lâu dài với Lazada.
Ông James Dong cho biết mục tiêu của Lazada đến năm 2030 là đẩy nhanh sự phát
triển của TMĐT thông qua đầu tư vào công nghệ, cơ sở hạ tầng, hệ sinh thái và xây dựng
tài năng địa phương.
Hiện tại, nhân sự của công ty có đến 96% “dân số” và 60% đội ngũ quản lý thuộc thế
hệ Millennials. Đây là thế hệ đang ở độ tuổi phù hợp để cống hiến và phát triển sự
nghiệp. Họ không chỉ năng động mà còn nhạy bén và có tính tự chủ cao.
Chính vì thế, Lazada luôn khuyến khích tất cả cộng sự dù ở cấp độ nào đều có thể
trình bày, trao đổi trực tiếp với nhân sự cấp cao để có cơ hội hiện thực hóa ý tưởng của
mình. Từ đó, họ được công nhận khi đóng góp giá trị cho tổ chức.
Với sự trao quyền từ tổ chức, những nhân sự thuộc thế hệ Millennials tại Lazada có cơ
hội phát huy tối đa tiềm lực của bản thân, tự chủ quyết định công việc để mang lại lợi ích
cao nhất cho tổ chức và các bên liên quan. Họ là những người đã góp phần đưa Lazada
trở thành ứng dụng mua sắm hàng đầu tại Đông Nam Á trong bảng xếp hạng quý 1 của
App Annie.
Thế hệ Millennials được xem là chìa khóa để hiện thực hóa mục tiêu và tầm nhìn của Lazada.

Thay vì dùng email, Lazada sử dụng ứng dụng để trao đổi thông tin. Việc tối ưu hóa
công nghệ giúp công việc được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn khi tất cả nhân sự
trong một nhóm làm việc đều nắm được thông tin, tiến độ cùng lúc. Điều này tạo nên một
môi trường làm việc cởi mở, minh bạch cho toàn bộ nhân viên ở các vị trí, cấp bậc khác
nhau.
Với nỗ lực xây dựng môi trường làm việc đầy cảm hứng, hỗ trợ nhân sự phát huy hết
khả năng để phát triển sự nghiệp, Lazada đã được vinh danh là nơi làm việc tốt nhất châu
Á.

# Ngoài ra, Lazada còn hoạt động theo Mô hình MarketPlace


B2C (business to customer) là kiểu bán hàng giữa doanh nghiệp và khách hang thông qua
giao dịch internet. Thời kỳ đầu của thương mại điện tử, đây là mô hình mà các doanh
nghiệp áp dụng, nhằm cung cấp cho người mua thêm cơ hội để tiếp cận sản phẩm dễ
dàng hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp B2C gặp vấn đề khi không phải doanh nghiệp
nào cũng có khả năng đầu tư kho bãi, dịch vụ hậu cần, vận chuyển. Vì vậy, họ cần tìm
giải pháp giải quyết vấn đề này.
Nửa cuối năm 2013, mô hình thương mại điện tử Marketplace xuất hiện cung cấp cho cả
bện bán lẫn bên mua những cơ hội tiếp cận dễ dàng và an toàn trên cơ sở kế thừa điểm
mạnh và khắc phục điểm yếu của các mô hình thương mại điện tử sẵn có. Lazada chính là
người đi tiên phong trong việc cải tiến mô hình thương mại điện tử này.
Về bản chất, khái niệm “Marketplace” không mới đối với thương mại điện tử.
Nói đơn giản, đây là một sàn giao dịch, một “chợ” chung mà bên bán và bên mua tập
trung lại để dễ dàng tìm kiếm được nhau. Bám sát mục tiêu đó, đơn vị trung gian cung
cấp dịch vụ Marketplace phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng của mình.
Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình này đã bộc lộ rõ ưu thế của mình. Marketplace giúp
Lazada giảm đáng kể chi phí đầu tư kho bãi, mua hàng và quản lý tốt vốn lưu động. Hàng
hóa, sau khi được đưa lên trang Marketplace, vẫn nằm tại kho và thuộc sở hữu của nhà
cung cấp.Khi có đơn hàng từ khách hàng, công ty mới liên hệ nhà cung cấp để thực hiện
các công đoạn đóng gói, giao hàng và thu tiền hộ nhà cung cấp.

Hình 2.6: Mô hình vận hành emarketplace của Lazada


(Nguồn: http://www.lazada.vn/)
Đồng thời, Lazada cũng tận dụng được nguồn lực hiện có để xử lý đơn hàng
và hoàn tất các dịch vụ hỗ trợ nhà cung cấp như vận hành, sản xuất hình ảnh, giao
vận, chăm sóc khách hàng... Với việc rộng cửa mời gọi bên bán là các cá nhân tham
gia, công ty thương mại điện tử liên tục đa dạng hóa nguồn hàng và chủng loại hàng
để giảm chi phí mua hàng và giá vốn hàng bán.
Việc Lazada hợp tác thanh toán trực tuyến với 25 ngân hàng giúp cung cấp
một công cụ thanh toán an toàn và hiệu quả cho cả bên bán lẫn bên mua.
Một điểm khác biệt khác, các nhà cung cấp không cần phải tốn chi phí hàng
tháng cho việc bán hàng trên Lazada mà chi phí sẽ tính trực tiếp trên từng sản phẩm.
Dưới góc độ nhà cung cấp, mô hình Marketplace giúp họ quảng bá thương
hiệu, giới thiệu sản phẩm đến một lượng lớn khách hàng hiện có từ mô hình B2C,
tăng vòng quay hàng tồn kho, học tập và tích lũy kinh nghiệm cách làm thương mại
điện tử bài bản, tập trung vào việc sản xuất và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
Khi tham gia Marketplace, bên bán cũng được cung cấp những công cụ tùy biến cửa
hàng trực tuyến của mình. Đồng thời, nhà bán hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm
trước khách hàng về chất lượng sản phẩm do họ cung cấp.

Đối với người mua, một sàn giao dịch chung đa dạng sản phẩm và cam kết
đảm bảo thanh toán an toàn giúp khách hàng an tâm hơn và thuận tiện hơn trong
giao dịch.
Kết luận:

Trên đây là bản phân tích mô hình kinh doanh của Lazada chi tiết trên từng phương diện.
Cuối cùng, để có cái nhìn tổng quan nhất, chúng em đã thực hiện một bảng so sánh về
điểm mạnh, điểm yếu của Lazada và so sánh với hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của nó
trên thị trường Việt Nam hiện nay là Shopee và Tiki:
So sánh LAZADA SHOPEE TIKI
Ưu 1.Phí đăng ký và duy trì 1.Giao diện bắt mắt, dễ 1.Chính sách bán hàng
điểm gian hàng hiện tại đang nhìn, được đông đảo khách khắt khe. Vì vậy, niềm
miễn phí. hàng yêu thích. tin mua sắm trên Tiki
2.Mức hoa hồng khá ưu 2.Chiến dịch Marketing, của người tiêu dùng cao
đãi cho người bán khuyến mãi nhiều và hơn hẳn.
3.Hoạt động marketing thường xuyên, khuyến 2.Tỉ lệ đổi trả, hoàn
năng động, mạnh mẽ, khích khách hàng mua sắm. hàng thấp dưới 1%
nhiều khuyến mãi thu hút 3.Quy trình mở gian hàng (Theo công bố của Tiki).
người dùng. đơn giản, nhanh chóng. Phí 3.Chính sách đổi trả
4.Dịch vụ khách hàng khá mở gian hàng miễn phí. hàng theo quy định, tạo
tốt, chính sách bảo vệ 4.Chính sách ưu đãi, trợ phí điều kiện thuận lợi cho
quyền lợi người tiêu dùng vận chuyển cực tốt, khuyến người mua.
tạo niềm tin mua sắm cho khích mua hàng cao. 4.Chính sách giao hàng
khách hàng. 5.Thời gian giao hàng ưu đãi, tạo động lực mua
nhanh từ 2 – 5 ngày với các sắm cho khách hàng
đơn hàng tiêu chuẩn. 5.Chính sách bảo mật
6.Tương tác tốt với khách thông tin khách hàng rất
hàng dễ dàng qua khung tốt, thái độ làm việc
chat. chuyên nghiệp.
7.Có phương án giao nhanh
tùy chọn theo ý khách hàng

Nhược 1.Giao diện không bắt 1.Shopee vẫn chưa quản lý 1.Khó mở gian hàng trên
điểm mắt, kém hấp dẫn. được vấn đề bán phá giá và Tiki
2.Chi phí về logistics khá chưa kiểm soát tốt chất 2.Các mặt hàng còn ít,
cao. lượng sản phẩm. chưa đa dạng.
3.Thủ tục đăng ký gian 2.Quy định kiểm duyệt sản 3.Thời gian dự kiến giao
hàng khá phức tạp phẩm ngày càng khắt khe, hàng khá lâu
4.Thời gian dự kiến giao thời gian kiểm duyệt lâu và 4.Để được đặt hàng giao
hàng khá lâu thường xuyên kiểm duyệt nhanh, khách phải đăng
5.Chỉ là kênh tăng doanh lại với các sản phẩm cũ. ký thêm gói dịch vụ gây
thu, khó phát triển và mở 3.Điều kiện trợ phí vận tốn kém.
rộng. chuyển khá cao.
2.3 Đánh giá hiệu quả mô hình TMĐT của Lazada Việt Nam:

Theo kết quả sử dụng Alexa Rank chúng ta có được các thông tin vô cùng ấn tượng
về website TMĐT số 1 Việt Nam
Xếp hạng website: có nhiều căn cứ để Google và các tổ chức đánh giá website khác
như Bing, Alexa…dùng để đánh giá thứ hạng của một website. Các tiêu chí quan trọng
như tên miền, nội dung có phù hợp với nhu cầu của khách hàng, lượng truy cập hàng
ngày lớn, lượt chuyển đổi hay tiêu chí về mạng xã hội…Các website xếp hạng càng cao
thể hiện mức độ phổ biến của website đó cũng như hiệu quả cũng những nỗ lực
marketing.
Hiện nay, Lazada.vn xếp hạng thứ 13 trong số các website phổ biến nhất Việt Nam
chỉ sau Google, Facebook, Youtube và một số báo mạng (Vnexpress, dantri.com.vn…)
bỏ rất xa so với website TMĐT đứng thứ 2 là chotot.vn đang xếp hạng thứ 26.
Thegioididong.com, sendo.vn, tiki.vn…lần lượt xếp các hạng 33, 35 và 37. Với một
website TMĐT thuần túy, đây là lợi thế không nhỏ giúp doanh nghiệp đạt được thành
công cả về mặt doanh thu và thương hiệu.
Như đã phân tích ở trên, Lazada đang thực hiện những chiến lược kinh doanh hoàn
toàn phù hợp với sự phát triển của ngành TMĐT Việt Nam trong đó tập trung vào việc
phát triển mô hình emarketplace, xây dựng kho bãi, làm tốt hơn công tác hậu cần
logistic…Tuy nhiên, cho dù là doanh nghiệp đi đầu trong ngành TMĐT ở Việt Nam,
nhưng Lazada cũng đang phải đối mặt với thách thức không hề nhỏ do cơ sở hạ tầng về
công nghệ, khung pháp lý, thanh toán hay thói quen tiêu dùng…Hơn thế nữa, cuộc chơi
TMĐT ở Việt Nam sẽ là một cuộc chơi dài hạn, đòi hỏi phải có vốn đầu tư dài hạn, tuy
vậy tổng giá trị của thị trường lại không thực sự hấp dẫn.

You might also like