You are on page 1of 2

CÂU HỎI ÔN TẬP GIỮA KÌ II MÔN GDCD 6

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM


Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng
Câu 1: Tình huống nguy hiểm từ con người là :
A. Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người.
B. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
C. Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên gây tổn thất về người,
tài sản.
D. Biểu hiện kinh tế suy giảm có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.
Câu 2: Hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với con người:
A. Làm ảnh hưởng mối quan hệ giữa mọi người với nhau
B. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
C. Làm tổn hại đến tài sản của xã hội
D. Làm tổn hại đến tính mạng, tinh thần của cá nhân, hủy hoại tài sản của con người và xã hội.
Câu 3: Tình huống nào không là tình huống nguy hiểm từ con người?
A. Sóng thần.
B. Hỏa hoạn trong nhà.
C. Đua xe trái phép.
D. Nô đùa chạy nhảy khi đi cầu thang.
Câu 4: Em nhận được một tin nhắn đe dọa mình, em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ coi như không có chuyện gì.
B. Nói cho bố mẹ biết để được họ giúp đỡ.
C. Nghĩ đây chỉ là lời trêu đùa nên không cần quan tâm.
D. Nhắn tin phản hồi đe dọa lại.
Câu 5: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là:
A. Những hiện tượng về xã hội có thể gây tổn thất về tài sản.
B. Những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người.
C. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản.
D. Những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người
Câu 6: Em nhận diện mối nguy hiểm từ thiên nhiên bằng cách nào?
A. Thấy trời mưa có sấm sét thì chạy
B. Thường xuyên xem dự báo thời tiết, quan sát thực tế
C. Không có mối nguy hiểm từ tự nhiên
D. Mối nguy hiểm từ tự nhiên do con người gây ra
Câu 7: Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên có thể gây ra hậu quả nào?
A. Không tổn hại về vật chất và tinh thần của con người.
B. Gây tổn hại về vật chất, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
C. Có tác động tích cực đến nền kinh tế đất nước.
D. Không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Câu 8 : Khi gặp tình huống nguy hiểm chúng ta cần phải làm gì?
A. Lo lắng. B. Bình tĩnh. C. Hốt hoảng. D. Hoang mang.
Câu 9. Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lý, đúng mức
A. Tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
B. Của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
C. Các nguồn điện năng, nước ngọt, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
D. Các đồ vật quý hiếm, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
Câu 10. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tiết kiệm?
A. Tập trung cất giữ tiền mà không chi tiêu.
B. Sử dụng đồ vật của người khác, bảo quản đồ vật của mình.
C. Tiết kiệm tiền, phung phí sức khoẻ và thời gian.
D.Tận dụng thời gian để học tập và hoàn thiện bản thân.
Câu 11: Đâu không phải là biểu hiện của tiết kiệm?
A. Chỉ mua những thứ cần thiết
B. Tiết kiệm điện, nước
C. Cứ có tiền là tiêu hết
D. Tiết kiệm tiền bằng cách gửi tiết kiệm
Câu 12: Người biết tiết kiệm là?
A. Chi tiêu không có kế hoạch
B. Biết cân đối chi tiêu, chi tiêu có kế hoạch
C. Tính toán chi li từng đồng
D. Sống tiết kiệm quá mức không dám chi tiêu
PHẦN II. TỰ LUẬN
Câu 1: Em hãy nêu các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người?
Câu 2: Em hãy kể lại một tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên đã xảy ra tại nơi em sinh sống?
Đứng trước mối nguy hiểm đó học sinh cần phải làm gì?
Câu 3: Câu nói: Tiết kiệm là phải keo kiệt, bủn xỉn. Câu nói này đúng hay sai? Em sẽ rèn luyện
như thế nào để trở thành người có lối sống tiết kiệm?

You might also like