You are on page 1of 3

UBND QUẬN LONG BIÊN NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II

TRƯỜNG THCS ÁI MỘ MÔN GDCD 6


NĂM HỌC 2023 - 2024

I. NỘI DUNG:
1. Trắc nghiệm: Nội dung bài 8, 9
2. Tự luận:
Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Bài 9: Tiết kiệm

II. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


Câu 1: Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là gì? Nguy hiểm từ thiên nhiên có thể gây ra
những hậu quả gì đối với con người và xã hội?
GỢI Ý
- Là những tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây ra, làm
tổn hại đến tính mạng, tải sản của con người và xã hội.
- Ví dụ: lũ lụt, động đất, sóng thần...
- Hậu quả:
+ Tổn hại về sức khoẻ và tinh thần.
+ Làm bị thương hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng con người.
+ Gây ra những thiệt hại về vật chất của cá nhân và cộng đồng, gây thiệt hại và ảnh hưởng
tiêu cực đối với nền kinh tế của các quốc gia.

Câu 2: Thế nào là tiết kiệm? Tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào? Nêu một số biểu hiện của tiết
kiệm.
GỢI Ý
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của
mình và của người khác
- Tiết kiệm giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân
và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Biêu hiện: biết cân đối, chi tiêu hợp lí, không xa hoa lãng phí, biết tự sắp xếp thời gian phù
hợp…

Câu 3: Một nhóm bạn đang chơi ở đầu xóm thì có cơn mưa đá xuất hiện. Do chưa bao giờ
được nhìn thấy các viên đá trong suốt rơi xuống mặt đất, các bạn đều thích thú reo hò và thi
nhau đội mũ, chạy ra khỏi chỗ trú mưa để tìm nhặt đá. Vì mải đùa nghịch nên các bạn không
để ý trời mưa mỗi lúc một to hơn, kèm theo tiếng sấm sét đang rất gần.
a. Nguy hiểm nào có thể xảy đến với các bạn trong tình huống trên?
b. Khi có hiện tượng mưa đá kèm với sấm sét, các bạn học sinh cần phải làm gì?
GỢI Ý
a) Nguy hiểm có thể xảy ra với các bạn trong tình huống là:
- Đá rơi trúng người, các bạn có thể bị thương
- Sấm sét có thể đánh trúng người
b) Khi có hiện tượng mưa đá kèm sấm sét, các bạn học sinh cần phải:
- Tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, trường học
- Không trú dưới gốc cây, cột điện.
- Không cầm nắm các vật bằng kim loại
- Không đội mũ, ô dù có đồ có kim loại dễ bị sét đánh
- Không đứng thành nhóm người gần nhau…

Câu 4: Nam sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Bố Nam mất từ khi cậu mới 5 tuổi.
Mẹ Nam làm thuê, vất vả kiếm tiền nuôi con ăn học. Nhưng Nam hay đua đòi, không muốn
thua kém bạn bè nên luôn đòi hòi mẹ mua nhiều thú từ đồ chơi, quần áo đẹp đến điện thoại
thông minh. Mỗi khi Nam đòi mua đồ mới mà mẹ nói nhà không có tiền thi Nam thường giận
dỗi, có khi còn doạ bỏ học.
a. Em có nhận xét gì về hành vi của Nam?
b. Hãy đưa ra lời khuyên của em với Nam.
GỢI Ý
a. Hành vi đua đòi của Nam là sai. Bạn chưa biết nghĩ cho mẹ và hoàn cảnh gia đình mình nên
đưa ra những đòi hỏi lãng phí.
b. Em sẽ khuyên Nam:
- Nam cần phải biết tiết kiệm, không đưa ra những đòi hỏi lãng phí hay đòi mua những món
đồ đắt tiền.
- Bạn phải biết nghĩ cho hoàn cảnh gia đình mình; không mặc cảm, tự ti vì gia đình khó khăn.
- Nam hãy yêu thương giúp đỡ mẹ nhiều hơn; chăm chỉ học tập để không phụ lòng mẹ.

Câu 5: Hãy kể một số việc làm thể hiện tính tiết kiệm của em. Theo em, ở trường, học sinh cần
phải thực hiện tiết kiệm như thế nào?
GỢI Ý
* HS kể ít nhất 3 việc làm thể hiện tính tiết kiệm của bản thân.
* Ở trường, học sinh cần thực hiện như:
- Tiết kiệm điện nước bằng cách tắt điện và vòi nước khi không sử dụng
- Tiết kiệm thời gian bằng cách tập trung trong giờ học; tranh thủ hỏi bài khó khi cần
- … (Học sinh tự kể thêm việc làm khác)
Câu 6: Em hãy nêu cách ứng phó với lũ lụt.
GỢI Ý
- Thường xuyên xem dự báo thời tiết
- Chủ động chuẩn bị đồ phòng chống (đèn pin, thực phẩm, áo mưa…)
- Không đi qua sông suối khi có lũ
- Tìm nơi cao ráo để trú ngụ…
- Gọi 112 yêu cầu cứu nạn…
- Chúng ta nên bảo vệ rừng, tránh hoạt động khai thác bừa bãi…

MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP KHÁC


Câu 1. Câu ca dao tục ngữ nào nói về sự tiết kiệm?
Ăn phải dành, có phải kiệm
Câu 2. Theo em, nhân vật trong tình huống nào dưới đây đã biết ứng phó với tình huống nguy
hiểm từ thiên nhiên?
P khuyên các bạn không bơi lội trên sông suối khi có lũ quét, lũ ống.
Câu 3. Hằng năm, sự kiện quốc tế nào được tổ chức nhằm mục đích đề cao việc tiết kiệm điện
năng?
Giờ Trái Đất
Câu 4. Để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, chúng ta cần:
Học tập các kĩ năng ứng phó tình huống nguy hiểm.
Câu 5. Trong các đáp án sau, đáp án nào là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
Lốc xoáy
Câu 6. Tình huống nào dưới đây KHÔNG gây nguy hiểm đến con người?
Bạn T đi học về thấy cơn dông đã tìm chỗ trú ẩn an toàn.
Câu 7. Đối lập với tiết kiệm là:
Xa hoa, lãng phí.
Câu 8. Người tiết kiệm là người như thế nào?
Biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và người khác.
Câu 9. Tiết kiệm sẽ giúp cuộc sống của chúng ta:
Ổn định, ấm no, hạnh phúc.
Câu 10. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều
kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ:
Thiên nhiên.
Câu 11. H được ông nội thưởng 50 ngàn đồng vì chăm ngoan, học giỏi, thay vì lấy tiền mua đồ
chơi thì H lại cho tiền vào lợn đất để đầu năm học sau mua sách vở. Việc làm của H thể hiện
đức tính gì?
Tiết kiệm
Câu 12. Tiết kiệm là:
Biết cách sử dụng hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người
khác.
Câu 13. Cơn bão số 5 xảy ra ở miền Trung nước ta đã gây ra hậu quả gì?
Thiệt hại về người và tài sản.
Câu 14. Tuy mới học lớp 6 nhưng Nam đã đòi cha mẹ mua sắm cho nhiều đồ dùng đắt tiền
như máy nghe nhạc, máy ảnh kĩ thuật số và cả điện thoại di động để mong mình trở nên sành
điệu trước mắt bạn bè. Từ khi có những đồ dùng đó, Nam chỉ ham mê nghe nhạc, nhắn tin…
mà sao nhãng học tập. Em nhận xét như thế nào về biểu hiện của Nam ?
Nam là người hoang phí, đua đòi

You might also like