You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 11 THPT

HÀ TĨNH NĂM HỌC 2023 - 2024


ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu)
Cho biết nguyên tử khối: H =1; C =12; N =14; O =16; Na=23; P = 31; Cl = 35,5; S =32; Cr = 52;
Mn = 55; Cu=64; Br =80; Ag=108; Pb= 207.
Cho pKa các acid: H3PO4 (2,15; 7,21; 12,32); H2CO3 (6,35; 10,33); CH3COOH (4,75); C2H5COOH (4,88).
Câu 1. (2,0 điểm) Các nhận xét sau đúng hay sai? Giải thích.
a. Khi vắt chanh vào nước luộc rau muống, màu xanh của nước bị nhạt hơn.
b. Phèn chua được dùng làm trong nước hoặc chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm.
c. Alkene C7H14 có 1 cấu tạo vừa có tính đối quang, vừa có đồng phân hình học.
d. C2H2 và C3H4 là hai chất cùng dãy đồng đẳng.
Câu 2. (2,0 điểm) Viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
a. Oxi hóa urea bằng NaBrO trong môi trường acid và base.
b. Cho 1 mol Ca3(PO4)2 vào dung dịch chứa 2 mol H2SO4 đặc.
c. Oxi hóa Na2SO3 bằng dung dịch KMnO4 trong môi trường NaHSO4.
d. Cho SO3 lần lượt tác dụng với NH3, HF.
Câu 3. (2,0 điểm)
1. Từ phổ khối lượng xác định được phân tử khối của hydrocarbon A bằng 80. Ozone phân A chỉ tạo
aldehyde formic (HCHO) và aldehyde oxalic (OHC – CHO).
a. Xác định công thức cấu tạo của A.
b. Viết phương trình phản ứng khi cho A tác dụng với dung dịch Br2 trong CCl4 theo tỷ lệ mol 1:1.
2. Trộn hỗn hợp khí gồm hydrocarbon X với oxygen theo tỉ lệ thể tích tương ứng 1: 9, cho vào bình
kín, dung tích không đổi ở áp suất 1 atm, nhiệt độ 250C. Bật tia lửa điện để X cháy hết, hỗn hợp sau phản
ứng có áp suất 1,575 atm, nhiệt độ 1740C.
a. Xác định công thức phân tử của X.
b. Biết X là một alkene, viết phương trình phản ứng của X với nước bromine có mặt CH3OH.
Câu 4. (2,0 điểm) Cho phản ứng: PCl5 ( g ) PCl3 ( g ) + Cl2 ( g ) (*) ;
Có các giá trị nhiệt động học ở 250C, áp suất 1 atm
PCl5 (g) PCl3(g) Cl2 (g)
-1
Δ f H kJ.mol
0
-374,5 - 287,0 0
S 0 JK-1.mol-1 364,2 311,8 223,1
1. Tính hằng số cân bằng KP ở 180 C. Giả thiết rH và rS không phụ thuộc nhiệt độ.
0

2. Cho 15 gam PCl5 vào bình chân không, đậy kín bình và nung nóng đến 1800C.
a. Tính độ phân huỷ  của PCl5 và áp suất tổng của bình khi dung tích bình 5 lít.
b. Bằng tính toán, hãy cho biết nếu dung tích bình 10 lít thì cân bằng (*) chuyển dịch như thế nào?
Câu 5. (2,0 điểm)
1. Một dung dịch chứa CH3COOH 0,002M và C2H5COOH xM. Tính giá trị x, biết độ điện li của acetic
acid trong dung dịch bằng 0,08.
2. Acetylene được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxygen - acetylene dựa vào năng lượng toả ra của
phản ứng: C2H2(g) + 2,5O2(g) ⎯⎯ to
→ 2CO2(g) + H2O(g).
Bình khí acetylene loại 40 lít sử dụng trong đèn xì oxygen - acetylene được nạp 5,36 kg khí acetylene
hóa lỏng. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí acetylene của tiệm hàn E là 10.000 kJ/ngày và hiệu
suất sử dụng nhiệt là 80%. Sau bao nhiêu ngày tiệm hàn E sử dụng hết bình khí acetylene trên?
Biết năng lượng các liên kết (kJ): C≡C (839); C – H (413); O-H (464); C=O (799); O=O (498).
Câu 6. (2,0 điểm)
1. Tinh dầu hoa hồng được sử dụng nhiều trong công nghiệp mĩ phẩm. Một nhà vườn mỗi ngày thu
hoạch được 50 kg cánh hoa hồng. Trung bình 1 tấn cánh hoa hồng chỉ sản xuất được khoảng 0,1 lít tinh dầu
hoa hồng.
a. Cho biết nhà vườn phải sử dụng phương pháp nào để thu được tinh dầu hoa hồng? Giải thích.
b. Tính lượng tinh dầu mà nhà vườn có thể thu được trong một ngày.
Trang 1/2
2. Tính khối lượng NaOH phải cho vào 500 ml dung dịch CH3COONa 0,01M để pH của dung dịch thu
được là 11,50 (bỏ qua sự thay đổi thể tích trong quá trình hòa tan; pKW =14).
Câu 7. (2,0 điểm)
1. Hòa tan hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaOH vào nước thành 100 ml dung dịch X. Chuẩn độ 20,00 ml X
bằng dung dịch HCl 0,200M với chất chỉ thị phenolphthalein thì hết 38,200 ml dung dịch HCl. Nếu sử dụng
chất chỉ thị methyl da cam thì thể tích dung dịch HCl cần dùng là 45,700 ml.
a. Hãy cho biết (có giải thích) phản ứng nào đã xảy ra khi dung dịch chuyển màu?
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đã phân tích?
Biết khoảng chuyển màu của methyl da cam (pH= 4,2 – 6,3); của phenolphthalein ( pH = 8,3 – 10).
2. pH của một số hệ sinh hoá có thể được duy trì bởi hệ đệm phosphate (PBS). Cho dung dịch PBS có
pH = 7,18 chứa H2PO4- 0,120 M và HPO4 2- C0M. Tiến hành hai thí nghiệm với dung dịch PBS như sau:
Thí nghiệm 1: Thêm 1,00.10-3 mol HCl vào 1 lít dung dịch PBS. Tính PH của dung dịch khi hệ cân bằng.
Thí nghiệm 2: Lấy 1 lít dung dịch PBS để tạo môi trường cho quá trình lên men của vi sinh vật. Trong quá
trình hoạt động, trung bình mỗi ngày, các vi sinh vật giải phóng t mol ion H+ vào dung dịch. Sau 5 ngày
làm thí nghiệm, pH của môi trường được xác định là 7,00. Tính giá trị của t. Coi sự thay đổi pH của môi
trường chỉ do lượng H+ của vi sinh vật giải phóng ra; các thành phần khác trong môi trường nuôi cấy không
được tính tới. Bỏ qua sự thay đổi thể tích và sự điện li của nước khi tính toán.
Câu 8. (2,0 điểm)
1. Cho các hợp chất hữu cơ: o-xylene, m-xylene, p-xylene, benzene và các giá trị nhiệt độ nóng chảy:
5,5 C; - 47,80C; -25,20C;13,30C. Hãy gán giá trị nhiệt độ nóng chảy tương ứng với các chất, giải thích?
0

2. Khí CO gây độc vì tác dụng với hemoglobin (Hb) trong máu theo phương trình:
3 CO + 4 Hb → Hb4 (CO)3
0
Số liệu thực nghiệm tại 20 C về động học phản ứng này như sau:
Nồng độ (mol. l-1) Tốc độ phân huỷ Hb
CO Hb ( mol. l-1.s-1 )
1,50 2,50 1,05
2,50 2,50 1,75
2,50 4,00 2,80
Hãy tính tốc độ phản ứng khi nồng độ CO là 1,30; Hb là 3,20 (đều theo mol.l-1) tại 200C.
Câu 9. (2,0 điểm)
Hỗn hợp X chứa FeS2 và Cu2S được đốt cháy hoàn toàn bằng không khí vừa đủ thu được hỗn hợp khí
Y chỉ chứa SO2 và N2. Lấy một thể tích Y thực hiện các thí nghiệm liên tiếp. Đầu tiên cho hỗn hợp đi qua
bình chứa 23,9 gam lead dioxide chỉ thu được 30,3 gam muối A. Khí đi ra cho tiếp qua bình đựng 8,7 gam
manganese đioxide, trong bình chứa 86 ml nước được đun liên tục trào lên để hòa tan hết muối B sinh ra,
thu được dung dịch chứa duy nhất một chất tan có nồng độ phần trăm là 20%. Khí đi ra cho qua bình chứa
sodium oxide dư thấy khối lượng bình tăng 26,24 gam, thoát ra 106,1 lit khí (ở đkc).
Biết không khí chứa 20% oxygen và 80% nitrogen về thể tích, khối lượng riêng của nước là 1 g/cm3
(nước bay hơi không đáng kể).
a. Xác định A, B và viết cấu trúc của các anion tương ứng.
b. Viết các phương trình phản ứng và tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong X.
Câu 10. (2,0 điểm)
Hydrocarbon X1, X2, X3, X4 đều có công thức đơn giản nhất là CH, phân tử khối đều nhỏ hơn 150.
X1 và X2 là đồng phân của nhau, cho X1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch bromine dư thu được sản
phẩm A có tỉ lệ khối lượng giữa carbon với bromine là 1:10. Biết trong phân tử X1 có 3 kiểu độ dài liên kết
giữa các nguyên tử carbon, trong phân tử X2 các nguyên tử carbon có cùng trạng thái lai hoá và các liên kết
giữa các nguyên tử carbon có cùng độ dài.
X3 và X4 là đồng phân của nhau, đều có tính quang hoạt. Cho 3,25 gam X3 tác dụng với lượng dư
AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 11,275 gam kết tủa. Oxi hoá X4 thu được một trong các sản phẩm là
benzoic acid. Xác định công thức cấu tạo của X1, X2, X3, X4.
----------------------------- HẾT ------------------------------

- Thí sinh không được sử dụng tài liệu, kể cả bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: ……………………………………… Số báo danh: ………………….….

Trang 2/2

You might also like