You are on page 1of 44

DINH DƯỠNG ĐỘNG VẬT

TS. Nguyễn Văn Phú

1
06/2021
CHƯƠNG 1: Giới thiệu về Dinh dưỡng học

1. Lịch sử phát triển


2. Một vài khái niệm Thức ăn
Dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng
3. Các phương pháp nghiên cứu về dinh dưỡng vật nuôi

2
1. Lịch sử phát triển
 Antoine Lavoisier (1743-1791): sử dụng cân và nhiệt kế trong các nghiên
cứu dinh dưỡng, thiết kế nhiệt lượng kế và khẳng định rằng hô hấp là hoạt
động thiết yếu tạo ra nhiệt cơ thể.
 Năm 1836, Magendie phân tách protein, mỡ và carbohydrate từ thức ăn.

 Năm 1855, Haubner đầu tiên làm thí nghiệm tiêu hóa ở động vật và đưa ra
nhận xét rằng, chất xơ của thức ăn ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất dinh
dưỡng.
 Năm 1864, Henneberg và Stohmann đã phát triển hệ thống phân tích gần
đúng và được sử dụng cho đến nay.

 Từ 1847-1920, Nathan Zunt là nhà tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu hô
hấp ở vật nuôi. Khoảng 1851-1921, ông đã thiết kế buồng hô hấp và nghiên
cứu hô hấp trên bò
Hills J.L. (1910) lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ tổng các chất dinh dưỡng
tiêu hoá (TDN) để xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn và sau đó TDN
được sử dụng một cách rộng rãi.
Những năm 1970’, Peter J. Van Soest dựa trên cơ sở phân tích gần đúng đã
phát triển hệ thống phân tích xơ nhiều bậc.
3
2. Các khái niệm
Thức ăn chiếm 65-70% chi phí cho sản phẩm chăn nuôi (Lã Văn
Kính, 2006)

Thức ăn (food-feed): sản phẩm thực vật, động vật và khoáng vật
được cơ thể gia súc ăn vào, tiêu hóa, hấp thu và sử dụng cho các
mục đích khác nhau của cơ thể.

Dinh dưỡng (nutrition): những bước chuyển tiếp nhờ đó mà cơ


thể sống đồng hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn và sử dụng
chúng cho duy trì, cho sinh trưởng và tạo sản phẩm.

Chất dinh dưỡng (nutrient): các nguyên tố hay hợp chất hóa học
có trong KP làm thỏa mãn sự sinh sản, sinh trưởng, tiết sữa hay
duy trì quá trình sống bình thường (nước, protein và AA,
4
carbohydrate, lipit, vitamin, và các nguyên tố khoáng)
Ý nghĩa của Dinh dưỡng vật nuôi

 Các chất dinh dưỡng cần thiết cho gia súc với một số lượng nhất
định. Sự dư thừa dinh dưỡng có thể gây độc và những chi phí
không cần thiết. Việc sử dụng không hiệu quả sẽ dẫn tới bệnh
thiếu dinh dưỡng và sự mất cân bằng cơ thể.

 Các giai đoạn sinh trưởng, sinh sản khác nhau đòi hỏi dinh
dưỡng khác nhau.

 Môi trường chăn nuôi khác nhau  dinh dưỡng khác nhau.

5
3. Các phương pháp nghiên cứu về dinh dưỡng
Thí nghiệm quan sát: quan sát các động vật thí nghiệm và ghi lại các dữ liệu
liên quan đến các chỉ tiêu quan tâm. Chúng ta không tác động, can thiệp vào
sự tồn tại của đối tượng quan sát.

Điều tra là một trường hợp đặc biệt của TN quan sát.
1) Điều tra quần thể - tiến hành kiểm tra tất cả các động vật trong quần thể
2) Điều tra mẫu - tiến hành kiểm tra những nhóm động vật đại diện và dựa
vào kết quả điều tra ta có thể rút ra kết luận cho cả quần thể.

Thí nghiệm thực nghiệm: chúng ta can thiệp bằng cách áp dụng các công
thức thí nghiệm khác nhau lên các nhóm động vật nghiên cứu. Sau đó chúng ta
tiến hành quan sát ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm lên đối tượng
nghiên cứu.
Đối với loại thí nghiệm này, các động vật được bố trí một cách ngẫu nhiên đối
với các công thức thí nghiệm trong quá trình thiết kế.

6
Thí nghiệm thực nghiệm

7
Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích tầm quan trọng của thức ăn trong chăn


nuôi?
2. Phân biệt các khái niệm thức ăn, dinh dưỡng và
chất dinh dưỡng? cho ví dụ?

8
CHƯƠNG 2: Cấu tạo hóa học cơ thể động vật và thức ăn
2.1 Cấu tạo hóa học của cơ thể động vật và của thức ăn.

-Cacbohydrate
- Lipit
Nước -Protein
Hữu -Axit hữu cơ
Thức ăn, cơ -Vitamin
cơ thể ĐV Vật chất -Chất tạo mùi, vị,
khô hormon…

Vô -K, Cl, Ca, Mg, P, Mn,


cơ Cu, Fe, Zn…

9
Bảng: thành phần hóa học của một số loại nguyên liệu thức ăn phổ
biến

Stt Thức ăn Nước (%) Vật chất Prôtein Béo thô Xơ thô Khoáng Canxi Phospho
khô (%) thô (%) (%) (%) tổng số (%) (%)
(%)
1 Cám mỳ 11,48 88,52 14,29 3,29 7,33 3,97 0,16 0,81
2 Cám gạo 10,84 89,16 11,95 11,74 6,32 7,98 0,11 1,37
3 Tấm gạo 12,99 87,01 7,67 0,64 0,77 0,54 0,05 0,12
4 Khô dầu đậu 10,56 89,44 43,15 1,39 5,19 7,21 0,56 0,67
nành
5 Bã mè 8,33 91,67 33,95 5,56 17,24 11,12 1,61 1,28
6 Bột cá biển 5,96 94,04 56,00 8,68 0,57 26,56 4,65 1,98

% protein, béo, xơ, khoáng, Ca, P được tính trên VCK

10
2.2 Các phương pháp phân tích thức ăn
Các phương pháp phân tích gần đúng

Henneberg và Stohmann đề xuất hơn 100 năm trước đây, gồm 6 nhóm: độ ẩm, khoáng,
protein thô, chất chiết hữu cơ, xơ thô và dẫn xuất không chứa nitơ.

Hàm lượng ẩm: lượng mất đi khi sấy mẫu ở 1000C đến khi có khối lượng không đổi.
Không chính xác với thức ăn ủ chua.

Hàm lượng khoáng: được xác định đốt mẫu ở 5500C đến khi loại hết cacbon. Phần còn
lại này chứa tất cả các chất vô cơ có trong thức ăn hoặc các chất vô cơ liên kết với hữu cơ
như lưu huỳnh, phôtpho trong protein.

 Hàm lượng protein thô (crude protein, CP): PP Kjeldahl.


Amoniac được giải phóng nhờ NaOH và thu nó trong dung dịch axit chuẩn. Lượng nitơ
thu lại được xác định nhờ chuẩn độ và giả thiết rằng nitơ chiếm 16% trong protein thì CP
=N*6,25. Đây không phải là protein thực (true protein) vì trong TĂ có các AA tự do, amin
và axit nuclêic, và một số hợp chất khác có chứa nitơ.
11
Mô hình Phương pháp Kjeldahl Hệ thống phá mẫu

Bảng: Hệ số chuyển đổi N thành protein thô (Jones, 1941)


Protein thức ăn Nitơ (g/kg Pr) Hệ số
Hạt bông 188,7 5,30
Đỗ tương 175,1 5,71
Lúa mạch 171,5 5,83
Ngô 160,0 6,25
Yến mạch 171,5 5,83
Hạt mì 171,5 5,83
Trứng 160,0 6,25
Thịt 160,0 6,25
Sữa 156,8 6,38
12
Máy chưng cất đạm
Chất chiết hữu cơ (ether extract, EE) hay lipit thô, béo thô: chiết xuất mẫu trong
ête dầu hỏa (petroleum ether) trong thời gian nhất định và phần tan trong dung môi hữu
cơ (hoặc phần còn lại sau khi loại bỏ ête) chính là lipit thô. Phần này không những chứa
lipit mà còn chứa cả các axit hữu cơ, alcohol, vitamin tan trong dầu và sắc tố.

Hệ thống phân tích béo thô Hệ thống phân tích xơ thô

Carbohydrate của thức ăn chứa 2 phần: xơ thô và dẫn xuất không chứa nitơ. Xơ thô
(crude fibre, CF) được xác định bằng cách thủy phân phần còn lại của mẫu sau khi xác
định lipit trong axit và kiềm yếu. Phần hữu cơ còn lại chính là xơ thô. Xơ thô chứa
hemicellulose, cellulose và lignin, nhưng không phải bất cứ loại thức ăn nào cũng chứa
đầy đủ các thành phần trên. 13
Dẫn xuất không đạm: Nitrogen-free extractives (NFE) = 100 - (% CP + % CF + %
EE + % khoáng + % ẩm độ). NFE chứa các loại đường, fructan, tinh bột, pectin, axit
hữu cơ và sắc tố.
Mẫu khô không khí

Sấy ở 105oC

Mẫu khô tuyệt đối


Chiết ether
Phương pháp Béo thô (EE)
Kjeldahl

Mẫu không chứa béo


Protein thô (CP)
Xử lý với axit và kiềm yếu

Xơ thô + khoáng
Đốt ở 550oC

Khoáng Xơ thô (CF)

14
VD: Hãy xác định NFE của (g/1 kg nguyên trạng) thức
ăn; biết: DM (vật chất khô-vck) 88%, CF: 7,3%; EE:
3,3% và CP: 14%, khoáng 4%, tính theo VCK.

NFE (%)=100 - (14 + 7,3 + 3,3 + 4 + 12)= 59,4%

DM: dry matter (vật chất khô) EE: Ether extract (Béo thô)
CF: Crude fiber (Xơ thô) CP: Crude protein (đạm thô) 15
Các phương pháp phân tích hiện đại
Xơ trung tính (Neutral-detergent fibre, NDF) là phần còn lại sau khi thủy phân với dung dịch
Lauryl sulphat natri và ethylendiamin tetraacetic (EDTA) nóng. NDF gồm chủ yếu lignin, cellulose và
hemicellulose - coi như phần chứa vách tế bào.
 Xơ axit (Acid-detergent fibre, ADF) là phần còn lại sau khi thủy phân với dung dịch axit
sulphuric 0,5M và cetyltrimethyl ammonium brômit. ADF chứa chủ yếu lignin thô và cellulose và cả
silic của thực vật.

16
Phương pháp phân tích phospho: TCVN 1525 : 2001. Phương pháp
quang phổ
Nguyên tắc: Mẫu thử được tro hóa bằng vôi và làm nóng bằng axit .
Phần dung dịch axit được trộn với thuốc thử molipdovanadat và chất
hấp thụ của dung dịch màu vàng này được đo ở bước sóng 430 nm.

Phương pháp phân tích canxi: TCVN 1526-1:2007 phương pháp


chuẩn độ
Nguyên tắc: Tro hóa phần mẫu thử, xử lý tro bằng axit clohydric và
cho kết tủa canxi về dạng canxi oxalat.
Hòa tan kết tủa trong axit sulfuric và chuẩn độ axit oxalic tạo thành
bằng dung dịch kali permanganat thể tích chuẩn.

Phương pháp phân tích muối: TCVN 4330:1986. Muối ăn trong mẫu
được hòa tan trong môi trường axit yếu. Cl được kết tủa bằng bạc
nitrate dư , lượng bạc dư được chuẩn độ bằng amonthio Xyanat
(NH4SCN)
17
Câu hỏi ôn tập

1. Phương pháp phân tích gần đúng là gì? Ý nghĩa và ứng


dụng?

2. Phân tích hiện đại lại gì? Ý nghĩa và ứng dụng?

18
CHƯƠNG 3: NƯỚC VÀ NHU CẦU NƯỚC CỦA ĐỘNG VẬT
1. Tính chất, chức năng của nước
2. Nguồn nước cung cấp cho động vật
3. Nước bài thải
4. Nhu cầu nước và ảnh hưởng của sự thiếu nước

19
3.1 Tính chất, chức năng của nước
Nước chiếm từ 70-75% và trung bình là 73,2% khối lượng cơ thể
không mỡ.
• Đây là chất dinh dưỡng quyết định sự sống của vật nuôi.
• Mức mất nước dẫn đến cái chết của vật nuôi ?  12%

 Vận chuyển chất dinh dưỡng và trao đổi chất.


 Ổn định thân nhiệt
 Là môi trường cho các phản ứng hóa sinh trong cơ thể vật nuôi
 Tham gia vào các phản ứng hóa học trong cơ thể
 Chức năng khác
– Chất bôi trơn
– Là môi trường truyền âm trong tai
– Truyền ánh sáng trong mắt
20
3 TÍNH CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC

 Chất điện môi ổn định


Nước có tính phân cực
Hòa tan khá nhiều các hợp chất
 Nhiệt dung riêng cao
Thu khá nhiều nhiệt lượng để thay đổi nhiệt độ
Giúp ổn định thân nhiệt của vật nuôi
 Nhiệt bốc hơi cao
Cần một lượng lớn năng lượng để chuyển nước dạng lỏng
sang trạng thái hơi. Điều này tạo thuận lợi cho cơ thể thải
nhiệt qua bốc hơi (giải nhiệt).

21
3.2 Nguồn gốc của Nước

• Nước uống
• Nước trong thức ăn
• Nước trao đổi: được hình thành
trong quá trình ôxy hóa các chất
hữu cơ trong cơ thể có chứa
hyđrô

C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O + 6*686Kcal

Ôxy hoá 1 mol glucose cần 6 mol ôxy và sinh ra 6 mol CO2 , 6
mol nước và 686Kcal.

22
SỰ HẤP THU NƯỚC

Nước được hấp thu dễ dàng từ các phần của đường tiêu hoá.
Nhai lại: hấp thu thuần tuý ở dạ cỏ, dạ lá sách và ở dạ múi khế
của loài nhai lại hay dạ tuyến, tá tràng của gia súc khác.
 Các loài: hấp thu thuần ở hồi tràng, không tràng và manh
tràng, và ruột già, nhưng lượng hấp thu rất khác nhau tuỳ loài
và khẩu phần ăn.
 Nhiều yếu tố ảnh hưởng sự hấp thu. VD, polysaccarit như
pectin có xu hướng hình thành chất đặc quánh (gel) ở đường
ruột => giữ nước, gây ra nhuận tràng. Các loại xơ không tiêu
hoá cũng dẫn tới làm giảm hấp thu nước. Bệnh tiêu chảy làm
giảm hấp thu nước từ ruột

23
3.3 Sự bài thải nước
Sự mất nước khỏi cơ thể qua phân, nước tiểu và con đường không
thấy (qua bốc hơi khi thở, thấm qua da), và mồ hôi từ tuyến mồ
hôi trong thời tiết nóng ấm. Mất nước qua phổi, da và thận xảy ra
liên tục và với tốc độ khác nhau.

Bò đực Ấn độ (Bos indicus):


Ra mồ hôi mất 26%
Truyền nhiệt và đối lưu qua da 16%
Bốc hơi qua thở 5% của tổng mất
nhiệt thuần

24
3.4 Ảnh hưởng của việc không cung cấp đủ nước đối
với vật nuôi
•  lượng ăn vào,  khả năng sản xuất
• Máu cô đặc
•  nhịp tim
•  thân nhiệt
•  nhịp thở
• CHẾT

CUNG CẤP ĐỦ NƯỚC (NƯỚC SẠCH) CHO VẬT NUÔI.

25
Nhu cầu nước của vật nuôi
Loài Lít/ngày
• Bò thịt (Beef) 26-66
• Bò sữa (Dairy) 38-110
• Ngựa (Horses ) 30-45
• Heo (Swine ) 11-19
• Cừu và Dê (Sheep & Goats) 4-15
• Gà (Chickens ) 0,2-0,4

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước của vật nuôi
• Loài
• Nhiệt độ môi trường
• Lượng đạm, muối và vật chất khô ăn vào
• Việc tiết sữa
• Tuổi
• Hoạt động của con vật
• Sức khỏe 26
CHẤT LƯỢNG NƯỚC
Lượng tối đa (ppm)
TFWQG* NRC (National Research Council,1974)
Ion chủ yếu
Canxi 1000 -
Nitrate-N + Nitrite-N 100 440
Nitrite-N 10 33
Sulfate 1000 -
Kim loại nặng và ion vết
Nhôm 5.0 -
Asen 0.5 0.2
Berilium 0.1 -
Boron 5.0 -
Cadmium 0.02 0.05
Crôm 1.0 1.0
Coban 1.0 1.0
Đồng 5.0 0.5
Fluor 2.0 2.0
Chì 0.1 0.1
Thủy ngân 0.003 0.01
Molipđen 0.5 -
Niken 1.0 1.0
Uran 0.2 -
Vanadi 0.1 0.1
Kẽm 50.0 25.0
27
* Task Force on Water Quality Guidelines, 1987.
28
Câu hỏi ôn tập

1. Phân biệt các dạng nước trong cơ thể và ý nghĩa đối với vật
nuôi?
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước của vật nuôi?
3. Những yếu tố hạn chế về chất lượng nước? ứng dụng trong
chăn nuôi.

29
CHƯƠNG 4:
TIÊU HOÁ VÀ HẤP THU CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
Tiêu hóa: là quá trình biến các chất phức tạp thành các chất đơn giản và dễ hấp
thu
 Đường tiêu hóa của gia súc được phân ra các phần sau: Miệng, thực quản, dạ
dày và ruột

30
31
Tiêu hóa cơ học: nhai làm nhỏ thức ăn xảy ra ở miệng (ở gia cầm
xảy ra ở dạ cơ nhờ sự co bóp).

 Tiêu hóa hóa học: dịch tiêu hóa được tiết ra từ các tuyến tiêu
hóa, từ niêm mạc dạ dày, niêm mạc ruột lên thức ăn và chất dinh
dưỡng. Dịch tiêu hóa cũng do các tuyến như tuyến nước bọt, tuyến
tụy hoặc từ gan (dịch mật). Các enzyme chứa trong dịch tiêu hóa
bao gồm enzyme thủy phân (hydro hóa).

 Tiêu hóa vi sinh vật.: diễn ra chủ yếu là ở dạ cỏ của gia súc
nhai lại và ruột già của các loại vật nuôi khác, đặc biệt ở manh tràng
ngựa. Ở diều của gia cầm (gà, vịt) cũng có hoạt động phân giải của
vi sinh vật.

32
Các loại enzyme tiêu hoá chủ yếu ở đường tiêu hoá của gia súc, gia cầm

Tên đặt Tên thường gọi Nơi tiết Cơ chất


A. Enzyme thuỷ phân liên kết peptit
Pepsin - Niêm mạc Protein & peptide
Chymosin Rennin dạ dày nt
Trypsin - Tuỵ nt
Chymotripsin - Tuỵ Peptid
Carboxypeptidase A Carboxypeptidase Ruột non nt
Carboxypeptidase B Protaminase Ruột non nt
Aminopeptidase - Ruột non Dipeptide
Dipeptidase - Ruột non
B. Enzyme thuỷ phân liên kết glucosit
a-Amylase Diastase Nước Tinh bột, glycogen,
bọt, tuỵ dextrin
a-Glucosidase Maltase Ruột Maltose
Oligo-1,6-Glucosidase Isomaltase non Dextrin
b-Galactosidase Lactase Ruột Lactose
b-Frutofuranosidase Sucrose non Sucrose
C. Enzyme hoạt động trên các liên kết este
Triacylglycerol lipase Lipase Tuỵ Triacylglycerol
Cholesterol esterase - Tuỵ & ruột non Cholesterol este
Phospholipase A2 Lecithinase A Tuỵ & ruột non Lecithin
Lysophospholipase Lisolecithinase Ruột non Lysolecithin
Deoxyribonuclease DNase Tuỵ & ruột non DNA
Ribonuclease RNase Tuỵ & ruột non RNA
Nucleozidase - Ruột non Nucleosid
Phosphatase - Ruột non Orthophosphoric
33
acid este
TIÊU HÓA Ở GIA SÚC DẠ DÀY ĐƠN

1.Tiêu hóa ở miệng: nhai, nghiền mà thức ăn bị bẻ gãy và trộn


đều với nước bọt như chất bôi trơn
Dịch nước bọt được tiết ra bởi ba đôi tuyến chứa 99% nước và 1%
gồm muxin, muối vô cơ, α-amylase và lysozyme.
34
TIÊU HÓA Ở GIA SÚC DẠ DÀY ĐƠN
α-amylase: thuỷ phân α-(1,4)-glucoside của polysarcharide. Cơ
chất là tinh bột, glycogen, polysarcharide và oligosarcharide.
- Ngựa, mèo, chó không có
-Lợn có amylase trong nước bọt nhưng hoạt động yếu. Sự tiêu hoá
tinh bột do α-amylase diễn ra ở vùng thượng vị dạ dày trước.

Lysozyme: thuỷ phân liên kết β-(1-4)-N-acetyl-glucosaminidic của


các chuỗi disaccharide trong polysaccharide của màng tế bào của
nhiều loại vi khuẩn.

2.Tiêu hoá ở dạ dày:


chia ra 3 vùng: thượng
(cardia), trung (fundus)
và hạ vị (terminus).
Dạ dày
35
TIÊU HÓA Ở GIA SÚC DẠ DÀY ĐƠN

Thượng vị: tiết dịch kiềm, không enzyme, dịch nhờn được hình
thành từ lycoprotein để bảo vệ vách niêm mạc khỏi axit.

Trung vị: tiết dịch vị chứa lycoprotein và chất nhầy fucolypit và


chứa các tế bào oxyntic sản sinh HCl là giảm pH của dịch vị. Độ
pH ở dạ dày khác nhau khá rõ ở các loài gia súc. Pepsinogen cũng
được tiết ra ở vùng trung vị,
-Pepsin tấn công vào các liên kết peptit gần kề axit amin thơm,
như là phenylalanine, trytophan, tyrosine, nhưng cũng có hoạt động
ở liên kết giữa axit glutamic và cysteine.
-Pepsin cũng làm đông vón sữa.

 Hạ vị: nối liền với tá tràng tiết chất nhầy bảo vệ.

36
TIÊU HÓA Ở GIA SÚC DẠ DÀY ĐƠN
Bảng Hàm lượng HCl và pH ở dạ dày một số vật nuôi

Loại gia súc HCl (%) pH


Bò 0,05 - 0,12 2,1 - 4,4
Cừu 0,04 - 0,21 1,9 - 5,5
Dê - 1,4 - 3,9
Ngựa 0,1 - 0,4 -

3. Tiêu hoá ở ruột non

Ruột non là nơi xảy ra chủ yếu


quá trình tiêu hoá và hấp thu
thức ăn.
Tá tràng là nơi tiết ra chủ yếu
các dịch tiêu hoá và không
tràng (jejumun) là nơi xảy ra
hấp thu dinh dưỡng chủ yếu
37
TIÊU HÓA Ở GIA SÚC DẠ DÀY ĐƠN
3. Tiêu hoá ở ruột già
Ruột già là nơi tái hấp thu chất dinh dưỡng, chất điện giải và
nước. Ruột già không tiết ra các enzyme.
Tiêu hóa vi sinh vật: đặc biệt ở manh tràng (VK yếm khí và
hiếu khí như lactobacilli, streptococci, coliform,
bacteroides, clostridia và nấm men).

 Polysarcharide bị phân giải


thành axit béo bay hơi và
được hấp thu để cung cấp
năng lượng cho vật chủ
 Tổng hợp được Vit nhóm B

38
Tiêu hoá ở gia cầm

Enzyme tiêu hoá: giống các loại gia súc khác, trừ lactase.
Miệng: Môi và hàm được thay bởi mỏ hạn chế cảm nhận vị ở
nửa sau lưỡi và gần với hầu.
Diều là túi thừa của thực quản, vách không có tuyến tiết chất
nhầy.
Amylase hiện diện trong
nước bọt tác dụng lên
tinh bột ở diều. Hoạt
động của vi khuẩn,
lactobacilli là chủ yếu
xảy ra ở diều

39
Tiêu hoá ở gia cầm

Dạ dày tuyến: là nơi tiết ra HCl và pepsinogen.


Dạ dày cơ: Co bóp theo chu kỳ 20-30 giây/lần. Sự có mặt của sỏi
nhỏ ở mề làm tăng độ mịn của thức ăn hạt khoảng 10%.
Ruột: có 3 ống dẫn tuỵ và 2 ống dẫn mật đổ vào phần cuối tá
tràng. Dịch tuỵ chứa các enzyme tiêu hoá giống động vật có vú và
tiêu hoá protein, mỡ, carbohydrat giống lợn.

40
Hấp thu chất dinh dưỡng ở động vật dạ dày đơn

Carbohydrate:
Các aldose như glucose được hấp thu chủ động qua màng tế
bào sau khi bám vào vật tải đặc biệt đến hệ thống tĩnh mạch cửa
và vào gan.
Tốc độ hấp thu rất khác nhau: galactose > glucose > fructose >
manose > xylose > arabinose.
Mỡ:
 Sự hấp thu qua màng tế bào ruột là quá trình thẩm thấu bị động
và với tốc độ cao nhất ở không tràng. Tiếp theo hấp thu là quá
trình tái tổng hợp triglycerit. Quá trình này cần năng lượng.
 Các axit béo mạch ngắn và trung không cần muối mật hay hình
thành nhũ tương vì chúng có thể hấp thu rất nhanh trực tiếp vào
hệ thống tĩnh mạch cửa. Sự thâm nhập của các axit béo này độc
lập với Na và ngược với gradien nồng độ bởi cơ chế chủ động.
41
Hấp thu chất dinh dưỡng ở động vật dạ dày đơn

Protein: AA và peptit nhỏ.


 Các peptit qua tế bào biểu mô ruột non, ở đó chúng bị thuỷ
phân bởi các enzyme như di hay tri-peptidase.
 Một số peptit được hấp thu ngay vào máu.
 Các AA được hấp thu chủ động có vật tải phụ thuộc Na. Cơ
chế hấp thu không hoàn toàn cứng nhắc, một số AA có thể được
vận chuyển bởi hơn một hệ thống. Tốc độ hấp thu khác nhau:
methionine > valine > threonine.

Khoáng: Cơ chế hấp thu chính xác cho từng chất khoáng còn
chưa được rõ,
 Ca: được điều khiển bởi 1,25-dehydroxycholecalciferol.
 Fe: hoàn toàn độc lập với nguồn sắt trong thức ăn.

42
Hấp thu chất dinh dưỡng ở động vật dạ dày đơn

Vitamin:
Vit tan trong mỡ như A, D, E và K được hấp thu bị động qua
màng tế bào.
 Các Vit tan trong nước được hấp thu cả chủ động và bị động.
Vit B6 được hấp thu bị động, Vit B12 được hấp thu nhờ vật tải
glycoprotein.

43
44

You might also like