You are on page 1of 4

ĐỀ LUYỆN LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CƠ BẢN BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA 2023

ĐỀ SỐ 4 KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024


Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
(Đề thi có 04 trang)
Môn thi thành phần: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 30 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: ……………………………….….


Số báo danh: ……………………………………...
 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl
= 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65.
 Các thể tích khí đều đo ở đktc.
ĐỀ LUYỆN VÔ CƠ
Câu 41. Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?
A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. H2O. D. NaCl.
Câu 42. Chất nào sau đây là muối axit?
A. KCl. B. CaCO3. C. NaHS. D. NaNO3.
Câu 43. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2 là:
A. CuO, NO và O2. B. Cu(NO2)2 và O2. C. Cu(NO3)2, NO2 và O2. D. CuO, NO2 và O2.
Câu 44. Thành phần chính của phân đạm urê là
A. (NH2)2CO. B. Ca(H2PO4)2. C. KCl. D. K2SO4.
Câu 45. Trong điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?
A. Hg. B. Cu. C. Na. D. Mg.
Câu 46. Kim loại nào không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Zn. B. Fe. C. Al. D. Ag.
Câu 47. Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Mg2+. B. K+. C. Fe2+. D. Ag+.
Câu 48. Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được các oxit nào sau đây?
A. Fe2O3 và CuO. B. Al2O3 và CuO. C. MgO và Fe2O3. D. CaO và MgO.
Câu 49. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Fe. B. Na. C. Cu. D. Ag.
Câu 50. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Cu. B. Na. C. Mg. D. Al
Câu 51. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
A. Ba. B. Na. C. Be. D. K.
Câu 52. Chất nào sau đây làm mềm được nước cứng có tính vĩnh cửu?
A. NaCl. B. Na2CO3. C. NaNO3. D. Na2SO4.
Câu 53. Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH?
A. Fe. B. Ag. C. Al. D. Cu.
Câu 54. Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
A. Al. B. Cu. C. Na. D. Mg.
Câu 55. Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. Mg(NO3)2. B. NaCl. C. NaOH. D. AgNO3.
Câu 56. Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. CrO. B. Cr2O3. C. CrO3. D. CrCl2.
Câu 57. Chất nào sau đây khi tác dụng với HNO3 loãng không tạo khí?
A. Fe(OH)3. B. FeO. C. Fe3O4. D. Fe2O3.
Câu 58. Sắt không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. H2SO4 đặc, nguội. B. HCl đặc, nguội. C. HNO3 loãng. D. H2SO4 loãng.

Trang 1/4
Câu 59. Chất khí X gây ra hiệu ứng nhà kính và tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh tạo tinh
bột. Chất X là
A. N2. B. O2. C. H2. D. CO2.
Câu 60. Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong nhiều loại mặt nạ
phòng độc. Chất X là
A. đá vôi. B. lưu huỳnh. C. than hoạt tính. D. thạch cao.
Câu 61. Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,52. B. 10,27. C. 8,98. D. 7,25.
Câu 62. Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Phần
trăm khối lượng của MgO trong X là
A. 20%. B. 40%. C. 60%. D. 80%.
Câu 63. Cho 37,6 gam hỗn hợp gồm CaO, CuO và Fe 2O3 tác dụng vừa đủ với 0,6 lít dung dịch HCl 2M,
rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì số gam muối khan thu được là
A. 70,6. B. 61,0. C. 80,2. D. 49,3
Câu 64. Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, NaCl và Na2SO4. B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3.
C. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2. D. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4.
Câu 65. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhúng dây thép vào dung dịch HCl có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
B. Nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit bảo vệ.
C. Thạch cao nung có công thức CaSO4.2H2O.
D. Kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm chìm hoàn toàn trong dầu hỏa.
Câu 66. Dùng Al dư khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 thành Fe bằng phản ứng nhiệt nhôm. Khối lượng Fe
thu được là
A. 1,68. B. 2,80. C. 3,36. D. 0,84.
Câu 67. Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(III) sau khi kết thúc phản ứng?
A. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 loãng. B. Cho Fe vào dung dịch HCl.
C. Cho Fe vào dung dịch CuSO4. D. Đốt cháy Fe trong bình khí Cl2 dư.
Câu 68. Hoà tan 22,4 gam Fe bằng dung dịch HNO 3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm duy nhất,
ở đktc). Giá trị của V là
A. 8,96. B. 2,24. C. 4,48. D. 3,36.
Câu 69. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Hợp kim liti – nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.
B. Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu.
C. Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.
D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất
Câu 70. Khi cho lượng dư dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch kali đicromat, dung dịch
trong ống nghiệm
A. chuyển từ màu da cam sang màu vàng. B. chuyển từ màu vàng sang màu đỏ.
C. chuyển từ màu da cam sang màu xanh lục. D. chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
Câu 71. Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau:
(a) Fe3O4 và Cu (1:1) (d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1)
(b) Sn và Zn (2:1) (e) FeCl2 và Cu (2:1)
(c) Zn và Cu (1:1) (g) FeCl3 và Cu (1:1)
Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 72. Cho dãy các oxit: NO2, SO2, CO2, P2O5, SiO2, CuO. Có bao nhiêu oxit trong dãy tác dụng được
với dung dịch NaOH loãng?
Trang 2/4
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 73. Cho các chất: NaOH, Cu, HCl, HNO 3, AgNO3, Mg. Số chất phản ứng được với dung dịch
Fe(NO3)2 là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 74. Tiến hành các thí nghiệm sau
(1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3;
(2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng;
(3) Ngâm lá nhôm trong dung dịch NaOH;
(4) Ngâm lá sắt được cuốn dây đồng trong dung dịch HCl;
(5) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm;
(6) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 75. Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2.
(b) Cho CuO vào H2O.
(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch HCl.
(d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 76. Cho các phát biểu sau:
(a) Dùng Ba(OH)2 có thể phân biệt hai dung dịch AlCl3 và Na2SO4.
(b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa.
(c) Nhôm là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt.
(d) Kim loại Al tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
(e) Nấu ăn bằng nước cứng sẽ làm cho thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 77. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Nhiệt phân AgNO3.
(g) Đốt FeS2 trong không khí.
(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 78. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung nóng Cu(NO3)2.
(b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư.
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng.
(g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 2.
Câu 79. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
Trang 3/4
(b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH.
(c) Sục khí NO2 vào dung dịch KOH.
(d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2: 1) vào dung dịch HCl dư.
(e) Cho CuO vào dung dịch HNO3.
(g) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ.
Số thí nghiệm thu được hai muối là
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Câu 80. Cho sơ đồ các phản ứng sau:

(1) X1 + H2O X2 + X3 + H2


(2) X2 + X4 CaCO3 + Na2CO3 + H2O
(3) X2 + X3 X1 + X5 + H2O.
(4) X4 + X6 CaSO4 + Na2SO4 + CO2 + H2O.
Các chất X5, X6 thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. NaClO, H2SO4. B. Ca(HCO3)2, NaHSO4.
C. Ca(HCO3)2, H2SO4. D. NaClO, NaHSO4.
______HẾT______

Trang 4/4

You might also like