You are on page 1of 166

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/374673478

Giáo trình Kỹ thuật Thông gió

Book · October 2023

CITATIONS READS

0 1,333

3 authors, including:

Giang Quốc Khánh


Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh
19 PUBLICATIONS 8 CITATIONS

SEE PROFILE

All content following this page was uploaded by Giang Quốc Khánh on 13 October 2023.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH

TS. GIANG QUỐC KHÁNH (CHỦ BIÊN)


TS. LÊ QUÝ CHIẾN, ThS. ĐÀO ĐỨC HÙNG

GIÁO TRÌNH

KỸ THUẬT THÔNG GIÓ

QUẢNG NINH - 2023

QUẢNG NINH -2023


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH

TS. Giang Quốc Khánh (chủ biên)


TS. Lê Quý Chiến, ThS. Đào Đức Hùng

GIÁO TRÌNH
KỸ THUẬT THÔNG GIÓ
DÙNG CHO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
(Lưu hành nội bộ)

QUẢNG NINH - 2023


LỜI NÓI ĐẦU

Môi trường sống của con người bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: tự nhiên,
kinh tế, xã hội... Song để con người tồn tại và phát triển về thể chất, lao động có hiệu
quả trước tiên phải kể đến môi trường tự nhiên mà trong đó môi trường không khí đóng
vai trò quan trọng nhất.
Thông gió là một lĩnh vực khoa học kỹ thuật rất rộng, bao gồm từ kiến trúc, xây
dựng, nhiệt kỹ thuật, thuỷ khí động học, vệ sinh và an toàn lao động, công nghệ, chế tạo
cơ khí,... có nhiệm vụ đảm bảo cho môi trường không khí bên trong các công trình kiến
trúc dân dụng và công nghiệp được trong sạch, không bị ô nhiễm bởi bụi và khí độc hại,
mát mẻ về mùa nóng, ấm áp dễ chịu về mùa lạnh, bảo vệ được sức khoẻ cho người lao
động.
Từ rất xa xưa, con người đã biết tận dụng các yếu tố tự nhiên để thông gió chống
nóng, tránh lạnh trong các nơi ẩn náu, cư trú của mình. Nhưng mãi đến thế kỷ 18, khi
nền sản xuất công nghiệp ra đời và phát triển đánh dấu bằng sự xuất hiện của máy hơi
nước, thì Thông gió mới trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên
Thế giới và dần dần đã trở thành một ngành chuyên môn riêng biệt được giảng dạy đào
tạo ở nhiều trường Đại học kỹ thuật và Trung học chuyên nghiệp của nhiều Quốc gia.
Trong số các nhà bác học Nga có nhiều cống hiến và đặt nền tảng cho lĩnh vực
chuyên môn này trước tiên phải kể đến là: N. A. Lovov, A. A. Xablukov - người đầu
tiên chế tạo ra máy quạt vào thế kỉ 19, I. I. Flavisky - người đầu tiên nghiên cứu ảnh
hưởng của các thông số môi trường không khí đến cảm giác nhiệt của con người. Tiếp
theo đó là các nhà khoa học: A. K. Pavlosky, V. M. Traplin, A. N. Xêliverstov, L. A.
Xêmenov, V. V. Baturin, P. N. Kamenhep, A. V Nhesterenko, G. A. Maximou, A. A.
Rưxin, M. F. Bromlay, V. N. Bogoslovsky,...
Về phía các nhà khoa học phương Tây và các nước khác trên Thế giới trong lĩnh
vực Thông gió có thể kể đến như: G. Kraft, K. Petsold, R. Rais (Đức), V. Keys, A.
London, V. Stocker (Mỹ), A. Missenare, R. Humery (Pháp), J. Barton (Anh),...
Cuốn sách này nhằm hệ thống hoá và nâng cao những nội dung cơ bản và chuyên
sâu của môn học Kỹ thuật thông gió từ các tài liệu, giáo trình liên quan mà tác giả đã
biên soạn và ban hành nội bộ để giảng dạy trong nhiều năm qua.

4
Nội dung cuốn sách chủ yếu là làm tài liệu giảng dạy, học tập và tham khảo cho
cán bộ giảng dạy và sinh viên chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện-Điện tử và Công
nghệ điện lạnh. Ngoài những phần lý thuyết và ví dụ tính toán, sách còn bao gồm một
số phụ lục cần thiết nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu, thiết kế các hệ thống thông
gió chống nóng, chống độc hại của cán bộ kỹ thuật ở các Viện thiết kế, Viện nghiên cứu
khoa học có liên quan.
Trong quá trình biên soạn cuốn sách tảc giả đã nhận được sự giúp đỡ tích cực của
các giảng viên Khoa Cơ khí Động lực, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Nhóm
tác giả xin chân thành cảm ơn cá nhân các giảng viên trong Khoa nói chung và tập thể
giảng viên của Bộ môn Máy thiết bị, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh nói
riêng về những sự giúp đỡ quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành
cuốn sách này.
Chắc rằng cuốn sách không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong và cảm
ơn mọi ý kiến đóng góp của Đồng nghiệp và Bạn đọc.

Nhóm tác giả

5
Chương 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUỶ LỰC

1.1. Khái niệm chung về thủy lực


1.1.1. Định nghĩa
Thủy lực học còn được gọi là Cơ học chất lỏng ứng dụng, là một môn khoa học
ứng dụng - nghiên cứu các quy luật của chất lỏng đứng yên và chuyển động, đồng thời
nghiên cứu ứng dụng các quy luật đó vào trong thực tế sản xuất.
Chất lỏng ở đây được hiểu theo nghĩa rộng được chia thành 3 nhóm cơ bản:
- Chất lỏng tồn tại ở dạng giọt như: nước, dầu, thuỷ ngân,… Các chất lỏng này có
thể tích hoàn toàn xác định, trong thực tế xem như không thay đổi thể tích khi thay đổi lực
nén tác dụng lên khối chất lỏng;
- Chất lỏng tồn tại ở dạng khí hoặc hơi như: không khí, hơi nước, khí tự nhiên, loại
chất lỏng này luôn luôn chiếm đầy và mang hình dạng của bình chứa nó, thể tích thay đổi
phụ thuộc vào áp suất và nhiệt độ;
- Chất lỏng tồn tại ở dạng hỗn hợp của các dạng vật chất cơ bản như: khí và lỏng
(như hỗn hợp xăng hoặc dầu và không khí phun vào buồng đốt của động cơ đốt trong, không
khí chứa hơi nước trong những ngày sương mù, không khí có phun nước dập bụi,...), khí và
rắn (không khí chứa bụi khi nổ mìn trong khai thác mỏ, không khí trong các xưởng cưa
gỗ,...), lỏng và rắn (hỗn hợp bùn cát và nước trong các máy bơm hút cát, bùn),...
Khoa học Thuỷ lực đã hình thành từ rất lâu đời và cùng với sự phát triển của sản
xuất, sự tiến bộ về kỹ thuật nên lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khoa học thuỷ lực vô
cùng rộng rãi; thật khó tìm được một lĩnh vực kỹ thuật nào mà không ứng dụng các quy
luật Thuỷ lực. Một số lĩnh vực ứng dụng của khoa thuỷ lực như: Xây dựng, Kiến trúc,
Thuỷ lợi, Cầu đường, Dầu khí, Khai thác mỏ, Hàng hải, Hàng không, Chế tạo máy đến
ngành khoa học vũ trụ…
Phương pháp nghiên cứu Thuỷ lực là kết hợp chặt chẽ giữa phân tích lý thuyết
với thí nghiệm, thực đo. Nhằm đạt tới những kêt quả cụ thể, để giải quyết những vấn đề
thực tế đặt ra.
1.1.2. Các tính chất vật lý cơ bản
a) Tính có khối lượng: Với cùng một thể tích, thì mỗi chất lỏng khác nhau sẽ có khối
lượng khác nhau và được đặc trưng bởi thông số khối lượng riêng (hay mật độ) của chất

6
lỏng. Đối với chất lỏng đồng chất, khối lượng riêng là tỷ số giữa khối lượng M với thể tích W
của chất lỏng, kí hiệu là 𝜌, đơn vị: kg/m3
M
= (1- 1)
W
b) Tính có trọng lượng là hệ quả của tính chất thứ nhất và được biểu thị bằng trọng lượng
đơn vị hoặc trọng lượng riêng. Đối với chất lỏng đồng chất, trọng lương riêng của chất
lỏng là tỷ số giữa trọng lượng G với thể tích W của chất lỏng, kí hiệu là  , đơn vị là
N/m3.
G
= (1-2)
W
Quan hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng thể hiện qua biểu thứ (1-3).
 =  .g (1-3)
trong đó, g - gia tốc trọng trường (g = 9.81m/s2)
c) Tính chất thứ ba của chất lỏng là tính thay đổi thể tích vì thay đổi áp lực hoặc vì thay
đổi nhiệt độ.
Trong trường hợp thay đổi áp lực, ta dùng hệ số nén thể tích βw để biểu thị sự
giảm tương đối của thể tích chất lỏng W ứng với sự tăng áp suất p lên một đơn vị áp
suất; hệ số βw biểu thị bằng công thức sau:
1 𝑑𝑤
𝛽w = - , (m2/N) (1-4)
𝑊 𝑑𝑝

Trong trường hợp thay đổi nhiệt độ, ta dùng hệ số giãn vì nhiệt βt, để biểu thị sự
biến đổi tương đối của thể tích chất lỏng W ứng với sự tăng nhiệt độ t lên 1oC, hệ số βt
biểu thị bằng công thức:
1 dw
t= . (oC –1) (1-5)
w dt ,
d) Tính chất thứ tư của chất lỏng là có sức căng mặt ngoài, tức là khả năng chịu được
ứng suất kéo không lớn lắm tác dụng lên mặt tự do phân chia chất lỏng với chất khí hoặc
trên mặt tiếp xúc chất lỏng với chất rắn. Do sức căng mặt ngoài mà giọt nước có dạng
hình cầu. Trong ống có đường kính nhỏ cắm vào chậu nước có hiện tượng mức nước
trong ống dâng cao hơn mặt nước tự do ngoài chậu; nếu chất lỏng là thủy ngân thì lại có
hiện tượng mặt tự do trong ống hạ thấp hơn mặt thủy ngân ngoài chậu; đó là hiện tượng
mao dẫn, do tác dụng sức căng mặt ngoài gây nên. Mặt tự do của chất lỏng trong trường
hợp đầu là lõm, trong trường hợp sau là mặt lồi.

7
e) Tính chất thứ năm là có tính nhớt. Tính nhớt rất quan trọng, vì nó là nguyên nhân
sinh ra tổn thất năng lượng khi chất lỏng chuyển động.
Khi các lớp chất lỏng chuyển động, giữa chúng nảy sinh ra sức ma sát tạo nên sự
chuyển biến một bộ phận cơ năng thành nhiệt năng mất đi không lấy lại được. Sức ma
sát này gọi là sức ma sát trong. Tính chất nảy sinh ra sức ma sát trong hoặc nói một cách
khác, tính chất nảy sinh ra ứng suất tiếp giữa các lớp chất lỏng chuyển động gọi là tính
nhớt của chất lỏng.
Năm 1686, Isaac Newton đã nêu lên giả thiết về quy luật ma sát trong, tức là ma
sát chất lỏng: "sức ma sát giữa các lớp của chất lỏng chuyển động tỷ lệ với diện tích tiếp
xúc của các lớp ấy, không phụ thuộc áp lực, phụ thuộc gradien vận tốc theo chiều thẳng
góc với phương chuyển động, phụ thuộc loại chất lỏng" (hình 1-1). Định luật ma sát
trong của Newton viết dưới biểu thức (1-6).
𝑑𝑢
𝑇 = 𝜇𝑆 (1-6)
𝑑𝑛
Trong đó:
T - lực ma sát giữa các lớp chất lỏng;
S - diện tích tiếp xúc;
u - vận tốc, u = f(n) – quy luật phân bố
vận tốc theo phương vuông góc n;
 - hằng số tỷ lệ, phụ thuộc vào loại chất
lỏng, được gọi là hệ số nhớt động lực.
1.1.3. Các lực tác dụng lên chất lỏng Hình 1-1
Các lực tác dụng lên thể tích xác định của chất lỏng đứng yên hoặc chuyển động
có thể phân thành hai loại, tuỳ theo tính chất tác dụng của chúng.
1.1.3.1. Lực bề mặt (hay lực mặt): Là lực tác dụng lên các mặt giới hạn (mặt biên) của
một thể tích chất lỏng, có trị số tỷ lệ thuận với diện tích mặt chịu tác dụng. Lực mặt có
phương vuông góc với mặt chịu tác dụng gọi là lực mặt pháp tuyến; lực tiếp xúc với mặt
chịu tác dụng gọi là lực mặt tiếp tuyến. Ví dụ như: Áp lực tác dụng vuông góc lên các
phần khác nhau của mặt biên từ môi trường lỏng hoặc khí bao quanh; Lực ma sát (kể cả
lực nhớt) tác dụng theo phương tiếp tuyến lên các mặt bên của dòng chảy; Phản lực tác
dụng vuông góc từ mặt biên rắn.
Cách biểu diễn lực mặt: chẳng hạn, đối với áp lực, ta có:

8
1.1.3.2. Lực khối lượng (hay lực khối) trong trường hợp  = const còn gọi là lực thể tích.
Là lực tác dụng lên mỗi phân tố chất lỏng và có trị số tỷ lệ thuận với khối lượng của
khối chất lỏng. Ví dụ như các lực: Trọng lực G, Lực quán tính Fqt, lực li tâm,...
1.2. Phương trình cơ bản thủy lực học
1.2.1. Phương trình thủy tĩnh
a) Hệ phương trình vi phân cơ bản của chất lỏng cân bằng - hệ phương trình Ơle
- Tưởng tượng tách từ trong lòng chất lỏng tĩnh ra một khối chất lỏng có dạng hình
hộp chữ nhật vô cùng bé với các cạnh dài, rộng, cao lần lượt song song với các trục tọa độ
Ox, Oy và Oz (trục Oz thẳng đứng), kích thước ba chiều của khối chất lỏng là dx, dy, dz
(hình 1-2).

Hình 1-2
Gọi M là trọng tâm cuả khối hình hộp vô cùng bé, giả sử tại M áp suất chất lỏng là p
= f(x,y,z).
Lực khối đơn vị 𝐹⃗ với 3 thành phần theo 3 phương Ox, Oy và Oz lần lượt là X,
Y, Z.
Vì áp suất p là hàm của 3 biến x, y, z nên ta xác định được áp suất tại trọng tâm
6 mặt theo áp suất p tại điểm M.
Giả sử trọng tâm của mặt (ADD'A') là điểm 1 và áp suất là p1; trọng tâm tại mặt
(BCC'B') là điểm 2 và áp suất là p2.
Xét sự cân bằng của khối lỏng theo phương Ox:

9
Giả sử độ biến đổi áp suất theo mỗi phương Ox, Oy, Oz là không thay đổi và
chiều tăng của áp suất p trùng với chiều dương của các trục tọa độ, khi đó ta tính được
áp suất của chất lỏng p1 tại điểm 1 và p2 tại điểm 2 như sau:
𝜕𝑝 𝑑𝑥
𝑝1 = 𝑝 − .
𝜕𝑥 2
𝜕𝑝 𝑑𝑥
𝑝2 = 𝑝 + .
𝜕𝑥 2
𝜕𝑝
Trong đó: - Sự biến đổi áp suất theo phương x; dx/2: Khoảng cách từ M tới
𝜕𝑥

điểm 1 và điểm 2;
Áp lực thủy tĩnh tác dụng lên các mặt phẳng (ADD'A') và (BCC'B') lần lượt là P1
và P2:
𝜕𝑝 𝑑𝑥
𝑃1 = 𝑝1 . dy. dz = (𝑝 − . )𝑑 . 𝑑 (1-7)
𝜕𝑥 2 𝑦 𝑧
𝜕𝑝 𝑑𝑥
𝑃2 = 𝑝2 . dy. dz = (𝑝 + . )𝑑 . 𝑑 (1-8)
𝜕𝑥 2 𝑦 𝑧
Ngoài các lực mặt P1, P2 còn có các lực khối tác dụng lên khối chất lỏng. Nếu
gọi lực khối đơn vị tác dụng lên khối chất lỏng theo phương Ox là X, thì lực khối đơn
vị theo phương này Fx được xác định theo biểu thức sau:
Fx = X.𝜌.dxdydz (1-9)
Trong đó: 𝜌 - khối lượng riêng của chất lỏng, (kg/m3); dx dydz - thể tích của khối
chất lỏng, (m3).
Vì khối lỏng ở trạng thái cân bằng nên tổng hợp lực tác dụng theo các phương
Ox, Oy và Oz phải bằng 0. Chiếu các lực theo phương trục Ox, chiều dương trùng với
chiều trục ox, ta có phương trình sau:
P1 - P2 + F x = 0 (1-10)
Thay các biểu thức (1-7), (1-8) và (1-9) vào biểu thức (1-10) nhận được biểu thức
sau:
𝜕𝑝
- 𝑑𝑥 𝑑𝑦 𝑑𝑧 + 𝜌𝑋.dxdydz = 0 (1-11)
𝜕𝑥

Chia 2 vế biểu thức (1-11) cho tích dxdydz nhận được phương trình sau:
𝜕𝑝
𝜌𝑋 - =0 (1-12)
𝜕𝑥

Phương trình (1-12) là phương trình vi phân của chất lỏng ở trạng thái cân bằng
theo phương Ox. Suy luận tương tự đối với những hình chiếu các lực trên các trục Oy,

10
Oz và viết toàn bộ hệ thống phương trình biểu thị sự cân bằng của khối chất lỏng hình
hộp, ta có hệ phương trình sau:
𝜕𝑝
𝜌𝑋 − = 0 (1)
𝜕𝑥
𝜕𝑝
𝜌𝑌 − = 0 (2) (1-13)
𝜕𝑦
𝜕𝑝
{ 𝜌𝑍 − = 0 (3)
𝜕𝑧
hoặc
1
𝐹⃗ – 𝑔𝑟𝑎𝑑 𝑝 = 0 (1-14)
𝜌

(1-13) là hệ phương trình vi phân cơ bản của chất lỏng đứng cân bằng và còn gọi
là hệ phương trình Ơle (do Ơle tìm ra năm 1755). Phương trình này biểu thị quy luật
chung về sự phụ thuộc áp suất thủy tĩnh đối với toạ độ: p = f(x, y, z).
b. Phương trình vi phân cân bằng thuỷ tĩnh
Nhân lần lượt hai về của các phương trình (1), (2), (3) trong hệ phương trình (1-
13) với dx, với dy và dz, sau đó cộng vế với vế các phương trình ta được:
𝜕𝑝 𝜕𝑝 𝜕𝑝
𝜌 (X.dx + Y.dy + Z.dz ) - ( 𝑑𝑥 + 𝑑𝑦 + 𝑑𝑧 ) = 0
𝜕𝑥 𝜕𝑦 𝜕𝑧
𝜕𝑝 𝜕𝑝
Do dp vi phân toàn phần của áp suất p = f (x, y,z) nên 𝑑𝑝 = 𝑑𝑥 + 𝑑𝑦 +
𝜕𝑥 𝜕𝑦
𝜕𝑝
𝑑𝑧, thay dp vào phương trình trên nhận được phương trình:
𝜕𝑧

𝜌 (X.dx + Y.dy + Z.dz) - dp = 0 (1-15)


Phương trình (1-15) là phương trình vi phân của chất lỏng cân bằng.
Phương trình cơ bản của chất lỏng tĩnh tuyệt đối (hình 1-3):
Trong hệ tọa độ vuông góc mà
trục Oz đặt theo phương thẳng đứng
hướng lên trên, thì với chất lỏng tĩnh tuyệt
đối lực khối đơn vị theo các phương Ox,
Oy và Oz lần lượt là X = 0, Y = 0 và Z =
-g (g là gia tốc rơi tự do). Thay vào
phương trình (1-15) nhận được: Hình 1-3
dp = - 𝜌 g.dz (1-16)
Sau khi tích phân hai vế phương trình (1-16) và chia cho ρg ta có:

11
𝑝
𝑧+ = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 (1-17)
𝜌.𝑔

Với  = .g và áp dụng phương trình (1-17) cho hai điểm A0 và A (hình 1-3) ta
được:
𝑝 𝑝0
𝑧 + = 𝑧0 + = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 (1-18)
 

hoặc
𝑝 = 𝑝0 + (𝑧0 − 𝑧) (1-19)
Gọi z0 là tung độ của điểm ở trên mặt tự do và h là độ sâu của điểm đang xét có
tung độ z, ta có: h = z0 – z. Thay vào phương trình (1-19) ta được:
𝑝 = 𝑝0 + ℎ (1-20)
Phương trình (1-18), (1-20) là phương trình cơ bản của thủy tĩnh học, biểu thị
quy luật phân bố áp suất thủy tĩnh trong chất lỏng tĩnh tuyệt đối. Số hạng p/γ có thứ
nguyên là độ dài.
1.2.2. Các định luật cơ bản
1.2.2.1. Định luật bình thông nhau
Hai bình thông nhau chứa đựng chất lỏng khác nhau và có áp suất trên mặt thoáng
bằng nhau, độ cao của chất lỏng ở mỗi bình tính từ mặt phân chia hai chất lỏng đến mặt
thoáng sẽ tỷ lệ nghịch với trọng lượng đơn vị (trọng lượng riêng) của chất lỏng (hình 4).

Hình 1- 4
Biểu thức biểu thị cho mối quan hệ này như sau:
ℎ1 
= 2 (1-21)
ℎ2 1
Trong đó h1, h2 là những độ cao nói trên ứng với những chất lỏng có trọng lượng
đơn vị γ1, γ2. Thực vậy, áp suất p1, p2 trên cùng mặt phân chia A – B (hình 1-4) bằng
nhau.

12
Theo phương trình (1-20), thì áp suất nằm trên mặt phẳng (AB) trong nhánh ống
1 là p1 và trong nhánh ống thứ 2 là p2:
p1 = po + γ1.h1;
p2 = po + γ2.h2
Vì cùng độ sâu trong môi trường chất lỏng đồng nhất nên:
p 1 = p2
ℎ1 2
hay γ1.h1 = γ2.h2 ⇒ =
ℎ2 1

Nếu chất lỏng chứa ở hai nhánh bình chứa cùng một loại (γ1 = γ2) thì mặt tự do
của chất lỏng ở hai bình cùng một độ cao, nghĩa là khi đó: h1 = h2.
Các tầng, các phòng trong một công trình nhà ở, công xưởng hay nhà máy thông
với nhau, thì giống như nguyên lý các bình thông nhau - tầng trên cao sẽ là nơi tập trung
của không khí có nhiệt độ cao hơn ở các tầng thấp. Nguyên nhân của hiện tượng này là
do không khí khi bị làm nóng sẽ dãn nở, khối lượng riêng (trọng lượng riêng) sẽ giảm
đi, vì thế chúng sẽ nổi lên phía trên cao, còn không khí được làm lạnh nhân tạo (từ hệ
thống điều hòa không khí) hoặc không khí mát tự nhiên sẽ chìm xuống tầng thấp. Không
khí mát và không khí nóng sẽ di chuyển ngược chiều nhau tạo nên hiện tượng đối lưu
tự nhiên của không khí. Ứng dụng hiện tượng đối lưu tự nhiên trong kỹ thuật thông gió
và điều hòa không khí, người ta thường bố trí các cửa thông gió, quạt hút gió nóng ở vị
trí phía trên cao của các tòa nhà, hoặc cửa hút gió nóng ở phía trên cao, cửa xả gió được
làm mát ở phía thấp hơn trong dàn lạnh (cục lạnh) của điều hòa không khí (hình 1-5).

Hình 1- 5

13
1.2.2.1. Định luật Pascal
Xét bình nước và khí được đậy kín bởi quả piston (hình 1-6). Áp suất phần khí
trên bề mặt nước là p0 . Áp suất tại điểm 1 và 2 bất kỳ trong
lòng nước có độ sâu là h1 và h2 trong hai trường hợp tải trọng
trên piston khác nhau:
- Khi ngoại lực F = 0 thì áp suất trên mặt thoáng chất
lỏng trong bình là po và áp suất tại hai điểm 1 và 2 lần lượt là:
p10 = p0 + h1
p20 = p0 + h2
- Khi ngoại lực F  0, khối khí trên mặt thoáng bị nén lại, Hình 1-6

áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng trong bình tăng thêm một lượng p, khi đó áp suất
trên mặt thoáng là: p0 + p. Lúc này, áp suất tại hai điểm 1 và 2 lần lượt là:
p1 = p0 + h1 + p = p10 + p
p2 = p0 + h2 + p = p20 + p
trong đó: p = F/S và F - trị số ngoại lực tác dụng lên piston, (N); S - diện tích bề mặt
chịu lực của piston, (m2).
Định luật Pascal: Áp suất tĩnh do ngoại lực tác động lên bề mặt chất lỏng được
truyền nguyên vẹn đến mọi điểm trong lòng khối chất lỏng đó.
Ứng dụng Định luật Pascal, người ta chế tạo ra máy ép thuỷ lực, kích thủy lực,
máy tích năng, các bộ phận truyền lực,...
Dựa vào Định luật Pascal, chúng ta có thể thấy rằng tiếng ồn của quạt thông gió
khi làm việc sẽ được truyền đi trong toàn bộ không gian căn phòng hay tòa nhà nơi quạt
làm việc. Vì vậy, để nâng cao chất lượng của hệ thống thông gió, cần phải thực hiện các
biện pháp hạn chế tiếng ồn.
1.2.3. Phương trình thủy động lực học
1.2.3.1. Phương trình Becnuli (Bernoulli's equation)
Có thể nói, Phương trình Becnuli là một dạng của định luật bảo toàn năng lượng.
Vì vậy, một cách khác để rút ra Phương trình Becnuli cho dòng chảy chất lỏng không
nén được là áp dụng định luật bảo toàn năng lượng. Xét đoạn dòng chảy chất lỏng không
nén được như hình 1-7.

14
s2

p2 v2
s1
p1 v1
A2 z2
A1 z1
O O
Hình 1- 7
Theo định luật bảo toàn năng lượng, thì sự thay đổi của tổng động năng Eđ của
dòng chất lỏng chuyển động bằng tổng công cơ học W do các lực thực hiện trên hệ.
W = Eđ (1-22)
Hệ đang xét gồm một thể tích chất lỏng, ban đầu nằm giữa các mặt cắt ngang
(mặt cắt ướt) A1 và A2 . Trong khoảng thời gian Δt ban đầu, các phần tử chất lỏng ở mặt
cắt dòng đi vào A1 di chuyển một đoạn s1 = v1Δt , còn ở mặt cắt dòng chảy chất lỏng di
chuyển ra xa mặt cắt A2 một quãng đường s2 = v2Δt. Thể tích chất lỏng bị chiếm chỗ ở
dòng vào và dòng ra lần lượt là A1s1và A2s2. Các khối lượng chất lỏng chuyển vị tương
ứng bằng tích của mật độ khối lượng với thể tích của khối chất lỏng, do đó các khối
lượng chuyển vị lần lượt là ρA1s1 và ρA2s2, trong đó ρ là mật độ khối lượng của chất
lỏng. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, thì hai khối lượng dịch chuyển này trong
khoảng thời gian Δt phải bằng nhau và khối lượng dịch chuyển này được ký hiệu là Δm:
ρ𝐴1 𝑠1 = ρ𝐴1 𝑣1 t = m (1-23)
ρ𝐴2 𝑠2 = ρ𝐴2 𝑣2 t = m (1-24)
Công cơ học do các lực thực hiện gồm hai phần:
- Công thực hiện bởi áp suất tác dụng lên diện tích A1 và A2:
𝑊𝑝𝑟𝑒𝑠𝑠𝑢𝑟𝑒 = 𝐹1,𝑝𝑟𝑒𝑠𝑠𝑢𝑟𝑒 𝑠1 − 𝐹2,𝑝𝑟𝑒𝑠𝑠𝑢𝑟𝑒 𝑠2
= 𝑝1 𝐴1 𝑠1 − 𝑝2 𝐴2 𝑠2 (1-25)
𝑝1 𝑝2
= m − m
𝜌 𝜌
- Công do trọng lực thực hiện : thế năng trọng trường trong thể tích A1s1 mất đi
và ở đầu ra trong thể tích A2s2 được thu vào. Vậy độ biến thiên thế năng trọng trường
ΔE trong khoảng thời gian Δt là:

15
𝐸𝑡 = 𝑚𝑔𝑧2 − 𝑚𝑔𝑧1 (1-26)
Công do trọng lực sinh ra ngược chiều với sự thay đổi của thế năng trọng trường,
Wtrọng lực = −ΔEt: trong khi lực hấp dẫn theo hướng z âm (hướng xuống – hướng vào tâm
trái đất), công lực hấp dẫn thay đổi theo độ cao - sẽ âm nếu sự thay đổi theo hướng tăng
độ cao Δz = z2 − z1, trong khi đó, sự thay đổi thế năng tương ứng là dương, vì vậy:
𝑊𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑙ự𝑐 = −𝐸𝑡 = 𝑚𝑔𝑧1 − 𝑚𝑔𝑧2 (1-27)
Và do đó, tổng công cơ học do các lực thực hiện trong khoảng thời gian Δt này
là:
𝑊 = 𝑊𝑝𝑟𝑒𝑠𝑠𝑢𝑟𝑒 + 𝑊𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑙ự𝑐 (1-28)
Độ tăng của động năng là:
1 1
Eđ = ∆𝑚𝑣22 − ∆𝑚𝑣12 (1-29)
2 2

Thay các phương trình (1-22) đến (1-28) thay vào phương trình (1-21) ta nhận
được:
𝑝1 𝑝2 1 1
m − m + 𝑚𝑔𝑧1 − 𝑚𝑔𝑧2 = ∆𝑚𝑣22 − ∆𝑚𝑣12 (1-30)
𝜌 𝜌 2 2

hoặc
1 𝑝1 1 𝑝2
∆𝑚𝑣12 + 𝑚𝑔𝑧1 + m = ∆𝑚𝑣22 + 𝑚𝑔𝑧2 + m (1-31)
2 𝜌 2 𝜌

Chia cả hai vế của phương trình (1-30) cho ∆𝑚 nhận được:


1 𝑝1 1 𝑝2
𝑣12 + 𝑔𝑧1 + = 𝑣22 + 𝑔𝑧2 + (1-32)
2 𝜌 2 𝜌

Chia cả hai về của phương trình (1-31) cho 𝑔 và thay thế 𝛾 = 𝜌𝑔 ta nhận được:
𝑣12 𝑝1 𝑣22 𝑝2
+ 𝑧1 + = + 𝑧2 + (1-33)
2𝑔 𝛾 2𝑔 𝛾

hay
𝑝 𝑣2
𝑧+ + = 𝐶, (𝐶 - hằng số) (1-34)
𝛾 2𝑔

Phương trình (1-33) là phương trình Becnuli viết cho dòng chất lỏng lý tưởng,
trong đó: z – là vị năng đơn vị; p/ - là áp năng đơn vị và p là áp suất tĩnh; 𝑣 2 /2𝑔 - động
năng của một đơn vị trọng lượng chất lỏng gọi tắt là động năng đơn vị.
Phương trình Becnuli được phát biểu như sau: "Trong một dòng chảy ổn định
tổng các dạng năng lượng trong dòng chất lỏng (chất lưu) dọc theo đường dòng là như
nhau tại mọi điểm trên đường dòng đó. Đối với ống dòng nằm ngang, tổng áp suất tĩnh
và áp suất động tại một điểm bất kỳ được bảo toàn".

16
Chú ý: Tất cả các chất lỏng đều được nén ở một mức độ nào đó, do những thay
đổi của áp suất hay nhiệt độ gây ra sự thay đổi mật độ. Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp, sự thay đổi của áp suất và nhiệt độ là đủ nhỏ do đó những thay đổi về mật độ là
không đáng kể. Trong những trường hợp như vậy, dòng chảy có thể được coi như là
dòng chảy không nén được. Đối với dòng chảy của các khí, để xác định được rằng nên
sử dụng động lực học chất lưu nén được hay động lực học chất lưu không nén được, thì
cần đánh giá dựa trên số Mach của dòng chảy. Tính nén được có thể được bỏ qua nếu
số Mach thấp hơn 0,3.
Số Mach là một đại lượng vật lý biểu hiện tỉ số giữa vận tốc chuyển động của vật
thể trong một môi trường nhất định (hoặc vận tốc tương đối của dòng vật chất) đối với
vận tốc âm thanh trong môi trường đó. Trong khí động lực học, số Mach đặc trưng cho
mức độ chịu nén của dòng chất khí chuyển động.
𝑣
𝑀𝑎 = (1-35)
𝑐
trong đó: Ma là số Mach, v - vận tốc chuyển động của vật thể (hoặc của môi trường vật
chất); c - vận tốc âm thanh trong cùng môi trường.
1.2.3.2. Phương trình liên tục
Phương trình liên tục là một dạng của các định luật bảo toàn khối lượng trong
một đơn vị thể tích, nghĩa là sự liên tục của dòng chất lỏng hoặc khí. Chất lỏng chuyển
động một cách liên tục, nghĩa là trong môi trường chất lỏng chuyển động không hình
thành những vùng không gian trống không (không chứa chất lỏng). Tính chất liên tục
này được biểu thị bởi biểu thức toán học gọi là phương trình liên tục.
Phương trình liên tục của dòng nguyên tố chảy ổn định (hình 1-8): Trên một
dòng nguyên tố ta lấy hai mặt cắt AA và BB có diện tích tương ứng là d1 và d2 với
lưu tốc tương ứng u1 và u2. Sau thời gian dt, thể tích chất lỏng ở trong dòng nguyên tố
giới hạn bởi hai mặt cắt AA và BB có vị trí mới là thể tích của dòng giới hạn bởi hai
mặt cắt A’A’ và B’B’. Ngoài ra, trong chuyển động ổn định, hình dạng của dòng nguyên
tố không thay đổi theo thời gian, đồng thời chất lỏng không xuyên qua ống dòng nên
không đi ra hay đi vào dòng nguyên tố.

17
Hình 1- 8
Trong dòng nguyên tố không có chỗ trống, đối với chất lỏng không nén được thì
thể tích chất lỏng trong đoạn dòng nguyên tố giới hạn bởi hai mặt cắt ướt AA và BB
phải là một trị hằng số không đổi, tức là:
𝑢1 𝑑𝜔1 𝑑𝑡 = 𝑢2 𝑑𝜔2 𝑑𝑡 (1-36)
hay
𝑢1 𝑑𝜔1 = 𝑢2 𝑑𝜔2 (1-37)
trong đó: dt - thời gian chất lỏng chuyển động từ các mặt cắt (A-A), (B-B) lần lượt đến
(A'-A') và (B'-B').
Phương trình (1-36) là phương trình liên tục của dòng nguyên tố. Do lưu lượng
nguyên tố dq của dòng nguyên tố bằng: dq = u.dω nên biểu thức (1-36) viết dạng khác
là: dq1=dq2 hoặc dq = const.
Phương trình liên tục viết cho toàn dòng: Từ phương trình liên tục (1-36) của
dòng nguyên tố ổn định, ta suy ra phương trình liên tục cho toàn dòng chảy ổn định. Ta
tích phân phương trình (1-36) cho toàn bộ mặt cắt ướt của dòng chảy.

∫ 𝑢1 𝑑𝜔1 = ∫ 𝑢2 𝑑𝜔2 (1-38)

Để tích phân nó ta đưa đại lượng vận tốc trung bình mặt cắt ướt v tương ứng với
mặt cắt ướt ω sao cho v.ω = ∫udω, do đó phương trình (1-37) viết thành:
v1ω1 = v2 ω2 (1-39)
Trong đó: v1, v2 - lần lượt là vận tốc trung bình của dòng chảy ở vị trí mặt cắt ướt
thứ nhất và thứ hai; ω1, ω2 - lần lượt là diện tích mặt cắt ướt thứ nhất và thứ hai.
Từ biểu thức (1-38) có thể dễ dàng rút ra nhận xét rằng: trong dòng chảy ổn định
lưu tốc trung bình tỉ lệ nghịch với diện tích mặt cắt ướt. Trong thực tế ở một đoạn suối
ngắn hoặc trong một đoạn ống có đường kính khác nhau ta có thể quan sát được, chỗ
nào rộng thì nước chảy chậm, chỗ nào hẹp thì nước chảy nhanh.

18
Phương trình liên tục thuộc loại phương trình động học chất lỏng nên dùng được
cho cả chất lỏng lý tưởng và chất lỏng thực tế.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 1. Hãy trình bày định nghĩa về thủy lực, chất lỏng theo nghĩa rộng và các tính chất
vật lý cơ bản của chúng?
Câu 2. Hãy trình bày khái niệm, công thức và tính chất các lực tác dụng lên chất lỏng?
Câu 3. Hãy thành lập phương trình thủy cơ bản của thủy tĩnh học và nêu ý nghĩa của
phương trình?
Câu 4. Hãy trình bày Định luật bình thông nhau, Định luật Pascal trong thủy lực và nêu
ý nghĩa của các định luật này trong lĩnh vực thông gió và điều hòa không khí?
Câu 5. Hãy trình bày nội dung và ý nghĩa của các phương trình thủy động lực học?

19
Chương 2
KHÔNG KHÍ THÔNG GIÓ

2.1. Đặc điểm chủ yếu của không khí thông gió và các thành phần chủ yếu của
không khí
2.1.1. Khái niệm thông gió và phân loại hệ thống thông gió
a) Khái niệm: Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt trong đời sống hằng ngày,
con người thường làm phát sinh ra các chất khí có hại, khí độc, khí nổ, bụi bẩn, nhiệt
độ, độ ẩm,... làm ô nhiễm bầu không khí tại nơi làm việc (phân xưởng, nhà máy,...), nơi
ở (các công trình kiến trúc để ở). Nếu không có biện pháp cải thiện bầu không khí ô
nhiễm đó sẽ khiến cho con người ở trong đó dễ bị mệt mỏi, giảm năng suất lao động,
nguy cơ mất an toàn, nguy hiểm đến tính mạng do ngộ độc khí độc, mắc bệnh nghề
nghiệp hoặc làm giảm chất lượng cuộc sống,... Do đó, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải thực
hiện các biện pháp thông gió cho các công trình kiến trúc công nghiệp và nhà ở, để cải
thiện bầu không khí trong những công trình đó - góp phần làm cho bầu không khí trong
các công trình trong sạch hơn, cung cấp đủ dưỡng khí cần thiết, hòa loãng và thải bỏ các
chất khí có hại, khí độc, đảm bảo duy trì các thông số như nhiệt độ, độ ẩm,... của không
khí trong ngưỡng quy định, phù hợp với tâm sinh lý của con người, từ đó sẽ nâng cao
mức độ an toàn, làm giảm nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, duy trì sức khỏe cho con
người, tăng mức độ an toàn, năng suất lao động và chất lượng cuộc sống.
Quá trình thông gió thực chất là quá trình nghiên cứu ứng dụng các kiến thức
khoa học - kỹ thuật của nhiều lĩnh vực chuyên môn, các quy luật tự nhiên, để thay thế
bầu không khí đã ô nhiễm trong các công trình kiến trúc nhà ở và công nghiệp bằng
không khí mới trong sạch hơn từ môi trường bên ngoài.
b) Phân loại hệ thống thông gió:
1. Theo hướng chuyển động của luồng gió, người ta chia ra các loại sau:
- Thông gió đẩy: Không khí tươi sạch được thổi vào bên trong công trình, còn
không khí ô nhiễm từ bên trong được thải bỏ ra bên ngoài qua các cửa thoát gió, khe hở
của thông với bên ngoài nhờ sự chênh lệch cột áp;
- Thông gió hút: Không khí bị ô nhiễm được hút ra khỏi phòng và không khí sạch
từ môi trường bên ngoài tràn vào phòng qua các cửa hút gió hoặc các khe hở nhờ sự
chênh lệch cột áp;

20
- Thông gió kết hợp: Là phương pháp thông gió kết hợp của cả hai phương pháp
thông gió hút và thông gió đẩy, đây là phương pháp thông gió hiệu quả nhất.
2. Theo động lực tạo ra thông gió, có:
- Thông gió tự nhiên: Là hiện tượng trao đổi không khí giữa trong nhà và ngoài
trời nhờ chênh lệch cột áp. Thường cột áp chênh lệch là do nhiệt độ ở hai môi trường
bên trong và bên ngoài công trình khác nhau là phổ biến nhất.
- Thông gió cưỡng bức: Quá trình thông gió thực hiện bằng các loại máy quạt
gió.
3. Theo phương pháp tổ chức, thì có các phương pháp sau:
- Thông gió tổng thể: Là thông gió cho một khu vực chiếm phần lớn diện tích
hoặc toàn bộ diện tích bên trong của công trình;
- Thông gió cục bộ: Là thông gió cho một khu vực nhỏ, đặc biệt trong phòng hay
các phòng có sinh các chất khí độc hại, khí nổ, bụi bẩn.
2.1.2. Không khí và thành phần của nó
Không khí là một môi trường mà con người suốt cuộc đời sống, làm việc và nghỉ
ngơi trong đó. Sức khoẻ, tuổi thọ và cảm giác nhiệt của con người phụ thuộc vào thành
phần hỗn hợp của không khí, độ trong sạch và đặc tính lý hoá của nó.
Ta có thể khẳng định rằng môi trường không khí vô cùng quan trọng và không
thể thiếu được đối với sự sống của con người và các hệ sinh thái khác.
Nhiệm vụ của kỹ thuật thông gió là phải tạo ra môi trường không khí thật trong
sạch có đầy đủ các thông số: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí phù
hợp với yêu cầu mong muốn của con người và đáp ứng được yêu cầu công nghệ của các
nhà máy.
Không khí là hỗn hợp của nhiều chất khí mà chủ yếu là khí nitơ, Oxi và một ít
hơi nước. Ngoài ra trong không khí còn chứa một lượng nhỏ các chất khí khác như
cacbonnic, các chất khí trơ: Argon, Neon, Hêli, Ôzon... bụi, hơi nước và các vi trùng.
Không khí chứa hơi nước gọi là không khí ẩm, ngược lại là không khí khô. Thành
phần hoá học của không khí khô tự nhiên tính theo phần trăm (%) thể tích và trọng lượng
cho ở bảng 2.1

21
Bảng 2-1. Thành phần hoá học của không khí
Tỉ lệ theo thể tích, (%)
Loại khí Ký hiệu
Thể tích Trọng lượng

Nitơ N2 78.08 75.6


Oxi O2 20.95 23.1
Argon Ar 0.93 1.286
Carbon dioxide CO2 0.03 0.046
Neon, Hêli Ne, He Không đáng kể Không đáng kể
Kríptôn, xenon Kr, Xe Không đáng kể Không đáng kể
Hyđrô, ôzon H2 , O3 Không đáng kể Không đang kể

Thành phần hơi nước trong không khí ẩm thay đổi theo thời tiết, theo vùng địa
lý và theo thời gian trong ngày, trong năm.
Trong bảng 2-1 trình bày thành phần tự nhiên của không khí sạch. Trong thực tế,
do hoạt động sinh hoạt, hoạt động công nghiệp và hoạt động giao thông vận tải của con
người cũng như do tự nhiên mà trong không khí còn có nhiều chất khí độc: SO 2, NO2,
NH3, H2S, CH4,... và hại làm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người và sinh vật nói
chung.
2.1.3. Các thông số lý học của không khí ẩm
Chúng ta coi không khí ẩm là hỗn hợp của không khí khô và hơi nước. Trong
phạm vi sai số cho phép của kỹ thuật ta có thể xem không khí ẩm là hỗn hợp của 2 chất
khí lý tưởng, do đó tuân theo định luật Bon Mariot và Gay Lutxac viết phương trình
trạng thái của chúng như sau:
- Đối với 1 kg không khí:
pV = RT (2-1)
- Đối với G kg không khí:
pV = GRT (2-2)
Trong đó:
p - Áp suất của chất khí, (mmHg; kG/m2);
V - Thể tích đơn vị của chất khí, (m3);
T - Nhiệt độ tuyệt đối của chất khí, (oK) và T = t + 273. Ở đây, t là nhiệt độ được
được xác định trong thang đo Celsius, (oC);

22
Nếu ta lấy một khối không khí ẩm có thể tích V(m3); dưới áp suất khí quyển pkq
và cùng nhiệt độ tuyệt đối T[oK] và trọng lượng Gâ tách ra 2 thành phần riêng biệt là
không khí khô và hơi nước, theo sơ đồ biểu diễn trong hình 2-1.

V,T V,T V,T


Gâ = Gk + Ghn
pâ pk phn

Hình 2-1
Theo nguyên lý bảo toàn trọng lượng, thì:
Gâ = Gk + Ghn (2-3)
Theo Định luật Dalton thì áp suất tổng (pkq) của một hỗn hợp khí bằng tổng của
các áp suất riêng phần của từng khí riêng lẻ trong hỗn hợp, nên ta có:
pkq = pk + phn (2-4)
Phương trình trạng thái viết cho từng khối khí riêng biệt như sau:
- Đối với thành phần không khí khô:
pk.V = Gk.Rk.T (2-5)
- Đối với phần hơi nước:
phn.V = Ghn.Rhn.T (2-6)
trong đó:
pkq - áp suất khí quyển, (mmHg);
pk, phn - áp suất riêng phần của không khí khô và của hơi nước, (mmHg);
Gâ, Gk, Ghn - trọng lượng không khí ẩm, trọng lượng không khí khô và trọng
lượng phần hơi nước của không khí, (kg).
𝑚𝑚𝐻𝑔.𝑚3
𝑅𝑘 = 2,153 - hằng số khí của không khí khô.
𝑘𝑔 0 𝐾

𝑚𝑚𝐻𝑔.𝑚3
𝑅ℎ𝑛 = 3,461 - hằng số khí của hơi nước.
𝑘𝑔 0 𝐾

Dựa vào các phương trình từ (2-1) đến (2-6), ta xác định được các thông số vật
lý của không khí ẩm.
2.1.3.1. Độ ẩm của không khí: Có hai loại độ ẩm khác nhau đó là độ ẩm tuyệt đối và
độ ẩm tương đối.
a) Độ ẩm tuyệt đối:

23
Đinh nghĩa: Độ ẩm tuyệt đối của không khí là đại lượng biểu thị khối lượng (g
hoặc kg) hơi nước chứa trong 1 m3 không khí ẩm. Độ ấm tuyệt đối ký hiêu là D, đơn vị
(kg/m3)
Công thức tính:
𝐺ℎ𝑛 𝑝ℎ𝑛
𝐷= = (2-7)
𝑉 𝑅ℎ𝑛 𝑇
𝑚𝑚𝐻𝑔.𝑚3
Thay 𝑅ℎ𝑛 = 3,461 vào công thức (2-7) ta có:
𝑘𝑔 0 𝐾
𝑝ℎ𝑛
𝐷 = 0,289 (2-7a)
𝑇
Ở áp suất và nhiệt độ nhất định, nếu không khí bão hoà hơi nước thì độ ẩm tuyệt
đối của nó nó sẽ có giá trị lớn nhất và gọi là độ ẩm tuyệt đối cực đại hoặc độ ẩm tuyệt
đối bão hoà (Dbh):
𝑝𝑏ℎ
𝐷𝑏ℎ = (2-7b)
𝑅ℎ𝑛 𝑇
Trong đó: 𝑝𝑏ℎ - Áp suất riêng của hơi nước bão hòa trong không khí ẩm, gọi tắt
là áp suất bão hòa.
Khi đạt trạng thái bảo hoà không khí không còn khả năng nhận thêm được hơi
nước nữa. Nếu cung cấp thêm hơi nước vào không khí thì ngay lúc đó lượng hơi nước
thừa sẽ đọng lại thành nước, hiện tượng này ta gọi là hiện tượng “đọng sương”.
b) Độ ẩm tương đối:
Định nghĩa: Độ ẩm tương đối hay mức độ no hơi nước của không khí ẩm là đại
lượng vật lý biểu thị bằng tỷ số giữa độ ẩm tuyệt đối (D) và độ ẩm tuyệt đối bão hoà
(Dbh) ở cùng nhiệt độ và áp suất. Độ ẩm tương đối ký hiệu là , đơn vị %.
Công thức:
𝐷 𝑝ℎ𝑛
𝜑= 100% = 100% (2-8)
𝐷𝑏ℎ 𝑝𝑏ℎ
2.1.3.2. Dung ẩm
Định nghĩa: Dung ẩm là đại lượng biểu thị khối lượng hơi nước tính bằng gam
(hay kilôgam) chứa trong một khối không khí ẩm có khối lượng phần khô là 1kg. Dung
ẩm ký hiệu là d, đơn vị g/kg không khí khô ( hay kg/kg không khí khô)
Thiết lập công thức tính dung ẩm:
Chia từng vế với vế của các biểu thức (2-5) và (2-6) cho nhau, ta được:

24
𝑝𝑘 𝐺𝑘 𝑅𝑘
= (2-9)
𝑝ℎ𝑛 𝐺ℎ𝑛 𝑅ℎ𝑛
Từ đó, theo định nghĩa của d ở trên, ta suy ra được:
𝐺ℎ𝑛 3 𝑅𝑘 𝑝ℎ𝑛
𝑑= 10 = 103 (2-10)
𝐺𝑘 𝑅ℎ𝑛 𝑝𝑘
𝑚𝑚𝐻𝑔.𝑚3 𝑚𝑚𝐻𝑔.𝑚3
𝑅𝑘 = 2,153 và 𝑅ℎ𝑛 = 3,461 vào biểu thức (2-10) ta nhận
𝑘𝑔 0 𝐾 𝑘𝑔 0 𝐾

được:
𝑝ℎ𝑛
𝑑 = 622 (2-11)
𝑝𝑘
Từ công thức (2-8) suy ra:
𝑝ℎ𝑛 = 𝜑. 𝑝𝑏ℎ và pkq = pk + phn  pk = pkq - phn (2-12)
Thay vào công thức (2-10), ta có:
𝜑𝑝𝑏ℎ
𝑑 = 622 , (𝑔/(𝑘𝑔 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑘ℎí 𝑘ℎô)) (2-13)
𝑝𝑘𝑞 − 𝜑𝑝𝑏ℎ
2.1.3.3. Trọng lượng đơn vị của không khí ẩm
Định nghĩa: Trọng lượng đơn vị của không khí ẩm là trọng lượng của 1m3 không
khí ẩm, nghĩa là nó bằng tổng trọng lượng phần khô và phần hơi nước chứa trong thể
tích ấy.
Từ các phương trình (2-3), (2-5) và (2-6) suy ra:
𝑉 𝑝𝑘 𝑝ℎ𝑛
𝐺â = 𝐺𝑘 + 𝐺ℎ𝑛 = ( + )
𝑇 𝑅𝑘 𝑅ℎ𝑛
Trọng lượng đơn vị của không khí ẩm sẽ là:
𝐺â 1 𝑝𝑘 𝑝ℎ𝑛
𝛾â = = ( + )
𝑉 𝑇 𝑅𝑘 𝑅ℎ𝑛
Thay Rk và Rhn vào biểu thức trên ta có:
1
𝛾â = (0,465𝑝𝑘 + 0,289𝑝ℎ𝑛 )
𝑇
hoặc ta có thể viết:
1
𝛾â = [0,465(𝑃𝑘 + 𝑃ℎ𝑛 ) − 0,176𝑃ℎ𝑛 ]
𝑇
Thay biểu thức (2-4) vào biểu thức trên ta được:
1
𝛾â = (0,465𝑝𝑘𝑞 − 0,176𝑝ℎ𝑛 ), (𝑘𝑔/𝑚3 ) (2-14)
𝑇

25
*Nhận xét: Trọng lượng không khí ẩm (â) hoàn toàn phụ thuộc vào áp suất khí
quyển (𝑝𝑘𝑞 ), nhiệt độ của không khí (T), độ ẩm tương đối của không khí và áp suất hơi

nước có trong không khí.


Nếu không khí hoàn toàn khô thì 𝑝ℎ𝑛 = 0 và do đó:
0,465
𝛾𝑘 = 𝑝𝑘𝑞 (2-15)
𝑇
Suy ra:
𝑝ℎ𝑛
𝛾â = 𝛾𝑘 − 0,176
𝑇
hay
𝜑. 𝑝𝑏ℎ
𝛾â = 𝛾𝑘 − 0,176 (2-16)
𝑇
Từ công thức (2-16), ta nhận thấy rằng trọng lượng đơn vị của không khí ẩm
nhỏ hơn trọng lượng đơn vị của không khí khô.
Trọng lượng đơn vị của không khí khô ở nhiệt độ t oC có thể suy ra từ trọng
lượng đơn vị của không khí khô ở 0 oC theo công thức sau:

𝛾0
𝛾𝑡 = , (𝑘𝑔/𝑚3 ) (2-17)
1 + 𝑡/273
Nếu áp suất khí quyển pkq = 760 mmHg, thì 𝛾0 = 1,293 𝑘𝑔/𝑚3 và do đó:

1,293
𝛾𝑡 = , (𝑘𝑔/𝑚3 ) (2-18)
1 + 𝑡/273
2.1.3.4. Trọng lượng phần khô trong 1m3 không khí ẩm
Định nghĩa: Là trọng lượng riêng phần của không khí khô chứa trong 1m3
không khí ẩm, ký hiệu là gk và đơn vị đo là: kg/m3 không khí ẩm
Từ phương trình (2-5) ta viết được:

𝐺𝑘 𝑝𝑘 𝑝𝑘𝑞 − 𝑝ℎ𝑛
𝑔𝑘 = = = , (𝑘𝑔/𝑚3 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑘ℎí ẩ𝑚)
𝑉 𝑅𝑘 𝑇 2,153 𝑇
hay

𝑝𝑘𝑞 − 𝑝ℎ𝑛
𝑔𝑘 = 0,465 , (𝑘𝑔/𝑚3 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑘ℎí ẩ𝑚) (2-19)
𝑇

26
2.1.3.5. Nhiệt dung hay Entanpi (nhiệt hàm) của không khí ẩm
Định nghĩa: Nhiệt dung hay Entanpi của không khí ẩm là lượng nhiệt chứa trong
một khối không khí ẩm có trọng lượng phần khô là 1kg. Ký hiệu Iâ, đơn vị là: kcal/kg
không khí khô.
Như đã trình bày ở phần trên, đối với không khí ẩm, cứ mỗi kg phần khô có d
gam hơi nước, do đó nhiệt dung của nó là tổng số nhiệt dung của 1kg không khí khô và
nhiệt dung của d gam hơi nước ở cùng nhiệt độ t:
𝑑
𝐼â = 𝐼𝑘 + 𝐼ℎ𝑛 , (𝑘𝑐𝑎𝑙/𝑘𝑔 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑘ℎí 𝑘ℎô) (2-20)
1000
trong đó:
Iâ - Nhiệt dung riêng (nhiệt hàm) của không khí ẩm, (kcal/kg không khí khô).
Ik - Nhiệt dung của không khí khô, (kcal/kg ) và:
Ik = Ck.t, (kcal/kg) (2-21)
Ở đây, Ck - Tỷ nhiệt của không khí khô Ck = 0,24 kcal/kg.oC. Đôi khi, trong tính
toán người ta dùng tỷ nhiệt thể tích của không khí khô Cv = 0,31kcal/m3.oC; t - nhiệt độ
của không khí khô, (oC).
Nhiệt dung (nhiệt hàm) của hơi nước:
𝐼ℎ𝑛 = 𝑟 + 𝐶ℎ𝑛 . 𝑡, (𝑘𝑐𝑎𝑙/𝑘𝑔) (2-22)
trong đó: r = 597,3 kcal/kg - nhiệt hóa hơi của nước ở 0oC; Chn = 0,44 kcal/kg - tỷ nhiệt
của hơi nước.
Thay biểu thức (2-21) và (2-22) vào biểu thức (2-20), ta nhận được:
𝑑
𝐼â = 0,24𝑡 + (597,3 + 0,44𝑡 ). , (𝑘𝑐𝑎𝑙/𝑘𝑔 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑘ℎí 𝑘ℎô) (2-23)
1000
2.1.3.6. Nhiệt độ của không khí
Nhiệt độ không khí là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác nhiệt của người ở
trong nhà, nhiệt độ không khí phụ thuộc vào bức xạ mặt trời, nó luôn thay đổi từng giờ
trong ngày, từng mùa trong năm. Đường cong biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ không khí
tương ứng với đường cong biểu diễn cường độ bức xạ mặt trời nhưng do quán tính nhiệt
nên nó chậm hơn 1 số giờ. Thông thường trong một ngày đêm, nhiệt độ cao nhất vào lúc
13h. Trong năm nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng giêng (tháng 1).
Trong tính toán thông gió phải biết được địa điểm xây dựng ở các địa phương (dựa vào
tra bảng phụ lục một số giáo trình)
27
2.2. Vai trò và nhiệm vụ của công tác thông gió
2.2.1. Khái niệm chung
Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người trong không gian điều hoà thường
sinh ra các chất khí độc hại, bụi bẩn và nhiệt thừa, ẩm thừa làm cho các thông số vi khí hậu
trong đó thay đổi, mặt khác nồng độ ôxi cần thiết cho con người giảm, sinh ra mệt mỏi, giảm
năng suất lao động, sinh ra các bệnh nghề nghiệp và ảnh hưởng lâu dài về sức khoẻ. Vì vậy,
cần thiết phải thải không khí đã bị ô nhiễm (bởi các chất độc hại, bụi bẩn và nhiệt thừa) ra
môi trường bên ngoài, đồng thời thay thế vào đó là không khí đã được xử lý, không có các
chất độc hại, có nhiệt độ phù hợp và lượng ôxi đảm bảo. Quá trình như vậy gọi là thông gió.
Quá trình thông gió thực chất là quá trình thay thế không khí trong phòng đã ô nhiễm bằng
không khí mới, tươi sạch từ môi trường bên ngoài trời đã qua xử lý.
2.2.2. Vai trò và nhiệm vụ chính của công tác thông gió
2.2.2.1. Vai trò của công tác thông gió
Trong các công trình kiến trúc phục vụ đời sống và công nghiệp, thì công tác thông
gió có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra và duy trì điều kiện vi khí hậu phù hợp với
tâm sinh lý của con người, nhằm mục đích đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng cuộc sống
hoặc nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu các bệnh nghề nghiệp và duy trì sức khỏe của
người lao động; hoặc phù hợp với các đối tượng cần phục vụ như các loại sản phẩm, hệ thống
máy móc, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tuổi thọ làm việc và độ tin cậy làm việc
của các máy móc, thiết bị, cụ thể như:
- Cung cấp đủ dưỡng khí (Oxi), mức nhiệt độ, độ ẩm, độ bụi,.. theo tiêu chuẩn;
- Hòa loãng và thải các chất khí độc, hại từ môi trường bên trong phòng, tòa nhà, công
ty, xưởng ra bên ngoài;
- Giảm thiểu hoặc ngăn chặn các nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn trong một số môi trường
có khả năng gây tích tụ các khí gas có tính chất bắt cháy cao như CH4, khí gas nhiên liệu hóa
lỏng,...;
- Giảm thiểu hoặc ngăn chặn các nguy cơ thiếu dưỡng khí O2 trong môi trường có
nhiều khí có hại như CO2 hoặc ngộ độc khí độc CO;
- Thải nhiệt thừa và ẩm thừa ra bên ngoài;
- Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc duy trì nhiệt độ, độ ẩm, độ bụi, độ vô
trùng,... phù hợp với các đối tượng. Ví dụ: trong các phòng mổ, phòng cách ly bệnh truyền
nhiễm, phòng sản xuất vác-xin, phòng chứa thực phẩm đông lạnh, hoa quả tươi,...;

28
- Trong một số trường hợp đặc biệt mục đích thông gió là để khắc phục các sự cố như
lan toả chất độc hại hoặc hoả hoạn,...
2.2.2.2. Phân loại
a) Theo hướng chuyển động của gió:
- Thông gió đẩy: Không khí sạch được quạt gió đẩy vào phòng và không khí trong
phòng được thải ra bên ngoài qua các cửa thải gió nhờ chênh lệch cột áp (hình 2-2).

Hình 2-2
Phương pháp thông gió đẩy có ưu điểm là có thể cấp gió đến các vị trí cần thiết,
nơi tập trung nhiều người, hoặc nhiều nhiệt thừa, ẩm thừa, tốc độ gió luân chuyển thường
lớn, vị trí lắp đặt quạt thấp nên thuận lợi trong quá trình vận hành, bảo dưỡng hoặc sửa
chữa. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là áp suất trong phòng là áp suất dư
nên khiến con người dễ bị căng thẳng, mệt mỏi hoặc gió tràn ra mọi hướng và có thể
tràn vào các khu vực không mong muốn.
- Thông gió kiểu hút: Không khí bị ô nhiễm khỏi phòng được máy quạt hút và xả
trực tiếp ra ngoài trời và không khí tươi sạch từ môi trường bên ngoài tràn vào phòng
thông qua các khe hở hoặc cửa lấy gió tươi nhờ chênh lệch cột áp (hình 2-3).

Hình 2-3
Thông gió kiểu hút có ưu điểm là có thể hút trực tiếp không khí ô nhiễm tại nơi
phát sinh, không cho phát tán ra trong phòng, lưu lượng thông gió nhờ vậy không yêu
cầu quá lớn, nhưng hiệu quả cao, môi trường không khí trong phòng là môi trường áp
suất chân không nên phù hợp với tâm sinh lý của con người. Tuy nhiên, phương pháp
này cũng có nhược điểm là gió tuần hoàn trong phòng rất thấp, hầu như không có sự
tuần hoàn đáng kể, mặt khác không khí tràn vào phòng tương đối tự do, do đó không
kiểm soát được chất lượng gió vào phòng, không khí từ những vị trí không mong muốn

29
có thể tràn vào, quạt gió thường phải lắp đặt ở vị trí trên cao, gây ra khó khăn trong quá
trình vận hành, bảo dưỡng hoặc sửa chữa.
- Thông gió kết hợp: Kết hợp cả hút xả lẫn thổi vào phòng, đây là phương pháp
hiệu quả nhất (hình 2-4).

Hình 2-4
Thông gió kết hợp giữa hai hệ thống quạt hút và quạt đẩy, vì vậy có thể chủ động
hút không khí ô nhiễm tại những vị trí phát sinh chất khí độc, hại và cấp vào những vị
trí yêu cầu gió tươi sạch với lưu lượng lớn nhất. Phương pháp này có tất cả các ưu điểm
của hai phương pháp nêu trên, nhưng loại trừ các nhược điểm của hai kiểu cấp gió đó.
Tuy nhiên, phương pháp kết hợp có nhược điểm là chi phí đầu tư cao hơn.
b) Theo động lực tạo ra thông gió
- Thông gió tự nhiên: Là hiện tượng trao đổi không khí giữa trong nhà và ngoài trời
nhờ chênh lệch cột áp tự nhiên. Thường cột áp được tạo ra do chênh lệch nhiệt độ giữa bên
ngoài và bên trong, dòng gió tạo nên.
- Thông gió cưỡng bức: Quá trình thông gió thực hiện bằng ngoại lực tức là sử dụng
quạt gió.
c) Theo phương pháp tổ chức
- Thông gió tổng thể: Thông gió tổng thể cho toàn bộ phòng hay công trình
- Thông gió cục bộ : Thông gió cho một khu vực nhỏ đặc biệt trong phòng hay các
phòng có sinh các chất độc hại lớn.
d) Theo mục đích
- Thông gió bình thường: Mục đích của thông gió nhằm loại bỏ các chất độc hại, nhiệt
thừa, ẩm thừa và cung cấp ôxi cho sinh hoạt của con người.
- Thông gió sự cố: Nhiều công trình có trang bị hệ thống thông gió nhằm khắc phục
các sự cố xảy ra. Hệ thống thông gió sự cố chỉ hoạt động khi xảy ra sự cố.
+ Đề phòng các tai nạn tràn hoá chất: Khi xảy ra các sự cố hệ thống thông gió hoạt
động và thải khí độc đến những nơi định sẵn hoặc ra bên ngoài.

30
+ Khi xảy ra hoả hoạn: Để lửa không thâm nhập các cầu thang và cửa thoát hiểm, hệ
thống thông gió hoạt động và tạo áp lực dương trên nhưng đoạn này để mọi người thoát hiểm
dễ dàng.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2


Câu 1. Trình bày những đặc điểm chính của không khí thông gió và công thức xác định
các thông số lý học của không khí ẩm?
Câu 2. Trình bày khái niệm, vai trò của công tác thông gió đối với các công trình phục
vụ đời sống và công nghiệp?
Câu 3. Trình bày cách phân loại, sơ đồ và ưu, nhược điểm của từng phương pháp thông
gió?

31
Chương 3
CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN VỀ KHÍ ĐỘNG HỌC

3.1. Khái niệm về dịch thể và các đại lượng vật lý của dịch thể
3.1.1. Khái niệm về dịch thể (chất lưu)
Chất lưu là một thuật ngữ chuyên ngành, là tên gọi đại diện các vật chất bao gồm
chất lỏng và khí giống như các môi trường liên tục, do được cấu tạo từ nhiều phân tử
(chất điểm) có kích thước vô cùng nhỏ bé. Khác với vật rắn, các phân tử của chất lưu có
thể chuyển động hỗn loạn bên trong khối chất lưu, vì vậy chất lưu luôn có hình dạng
thay đổi phụ thuộc hình dạng bình chứa.
Chất khí khác với chất lỏng ở chỗ thể tích của một khối khí có thể thay đổi phụ
thuộc thể tích bình chứa. Khối lượng riêng hay mật độ phân tử của chất lỏng lớn hơn
hàng ngàn lần so với của chất khí. Ở điều kiện bình thường, các phân tử của chất lỏng
luôn giữ khoảng cách trung bình cố định ngay cả trong quá trình chuyển động hỗn loạn,
vì vậy chất lỏng được xem là không chịu nén dưới tác động của ngoại lực. Đối với chất
khí, lực đẩy giữa các phân tử chỉ xuất hiện khi khoảng cách giữa các phân tử giảm khá
nhỏ, cho nên ở điều kiện bình thường chất khí bị nén dễ dàng và thể tích phụ thuộc nhiều
vào áp suất và nhiệt độ. Cả chất lỏng và chất khí hầu như không chịu được lực kéo hay
lực cắt.
Đối tượng nghiên cứu của học phần Kỹ thuật thông gió là chất khí (chất lưu nén
được) và các quá trình chuyển dịch của nó ở trong ống dẫn và các công trình kiến trúc
kèm theo đó là sự thay đổi về lưu lượng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất,... để tạo ra một môi
trường vi khí hậu phù hợp, an toàn và kinh tế.
3.1.2. Các thông số của không khí ẩm
Để xác định được trạng thái của không khí ẩm, thì cần phải xác định được các
thông số trạng thái của nó như: t, , I, d, pbh. Việc xác định các thông số của không khí
ẩm có thể thông qua phương pháp tính toán số học hoặc dùng biểu đồ, trong đó phương
pháp tính toán số học được đánh giá là phức tạp và mất nhiều thời gian hơn, vì vậy trong
phần này chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp dùng biểu đồ I-d để xác định các thông
số trạng thái của không khí ẩm.

32
a) Biểu đồ I-d của không khí ẩm
Trong thông gió muốn tính toán xác định một trạng thái bất kỳ của không khí ta
cần từ 3 đến 5 thông số đầu vào đó là: nhiệt độ (t,oC), độ ẩm tương đối (), nhiệt dung
của không khí ẩm (I), dung ẩm (d), và áp suất riêng của hơi nước bão hòa hay gọi tắt là
áp suất bão hòa (pbh), chứ không thể tính toán khi mới chỉ biết 2 trong 5 thông số nêu
trên. Do vậy, trong tính toán gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp. Để tiện lợi và nhanh
chóng, trong kỹ thuật thông gió người ta lập biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các thông
số của trạng thái không khí ẩm. Việc lập biểu đồ ở các nước có khác nhau: các nước tư
bản thường dùng biểu đồ I-t của Mollier (Đức) được thiết lập năm 1923, các nước xã
hội chủ nghĩa (Liên Xô cũ) và đa số các nước dùng biểu đồ I-d của Giáo sư L.K. Ramzin
(Nga) thiết lập năm 1918. Nhờ có biểu đò này, nếu biết trước 2 trong các thông số trên
ta có thể tìm được các thông số còn lại.
Biểu đồ I-d giúp cho việc giải quyết được những bài toán thực tế rất nhanh và
đơn giản hơn nhiều so với phương pháp tính toán số học. Để thiết lập biểu đồ I-d người
ta sử dụng 2 phương trình (2-13) và ((2-23) như đã giới thiệu trong chương 2.
𝜑𝑝𝑏ℎ
𝑑 = 622 , (𝑔/(𝑘𝑔 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑘ℎí 𝑘ℎô))
𝑝𝑘𝑞 − 𝜑𝑝𝑏ℎ
𝑑
𝐼â = 0,24𝑡 + (597,3 + 0,44𝑡 ). , (𝑘𝑐𝑎𝑙/𝑘𝑔 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑘ℎí 𝑘ℎô)
1000
Cấu tạo của biểu đồ như sau:
- Hai trục của biểu đồ hợp với nhau một góc 135°. Trên đồ thị biểu diễn các thông
số: t, , I, d, Phn. Đường  = 100% chia biểu đồ thành 2 vùng: vùng phía trên đặc trưng cho
không khí chưa bảo hoà hơi nước, nó còn có khả năng nhận thêm hơi nước; vùng phía dưới
là vùng không ổn định. Không khí nằm trong vùng này có xu hướng trở về trạng thái bão
hoà giới hạn ( = 100%, hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng lại thành nước.
- Trục tung, trên đó ghi các giá trị của nhiệt hàm I (kcal/kg) và trục hoành, trên đó
ghi các giá trị của dung ẩm d (g/kg không khí khô)
Các đường nhiệt hàm I = const đi xiên song song với trục hoành d. Còn các đường
dung ẩm d = const có hướng thẳng đứng song song với trục tung I.
Ngoài các đường I và d, trên biểu đồ I-d còn có các đường đẳng nhiệt t = const và độ
ẩm tương đối  = const. Các đường t = const là những đường thẳng gần song song nhau
hướng chếch lên trên, tại phía gốc của mỗi đường ta ghi trị số nhiệt độ của nó. Các đường 

33
= const là đường cong biểu thị mức độ “no” hơi nước của không khí được xếp lần lượt từ
trên xuống dưới theo trị số  tăng dần (hình 3-1).

Hình 3-1
Để cho kích thước biểu đồ gọn nhẹ, thông thường trên biểu đồ không thể hiện trục d
thực (tức trục d xiên góc) mà chỉ có trục hoành phụ trợ hợp với trục tung thẳng góc 90° như
các hệ trục vuông góc khác và trên trục phụ trợ ấy người ta chiếu tỷ lệ xích các trị số dung
ẩm d từ trục d xiên góc xuống (hình 3-2)

Hình 3-2

34
Khi áp suất khí quyển tăng cao thì đường bão hoà  =100% của biểu đồ I-d dịch
chuyển lên phía trên và ngược lại. Áp suất khí quyển thay đổi trong phạm vi ± 20 mmHg,
thì sự dịch chuyển ấy không đáng kể nên việc sử dụng biểu đồ I-d đã lập vẫn đảm bảo độ
chính xác.
Thông thường người ta lập biểu đồ I-d với trị số áp suất khí quyển pkq = 745 mmHg và
pkq = 760 mmHg.
Ở phía dưới biểu đồ I-d người ta vẽ đường biểu diễn áp suất riêng của hơi nước phn
trong không khí ẩm.
Một điểm bất kỳ nào đó trên biểu đồ I-d cũng đặc trưng cho trạng thái nhất định của
không khí. Thật vậy, nếu A là điểm đặc trưng cho một trạng thái không khí nào đó, thì ứng
với trạng thái không khí đó ta sẽ có nhiệt độ tA và áp suất riêng của hơi nước phn(A).
Ví dụ: Cho trạng thái không khí có tA= 32°C, độ ẩm A = 60%. Dựa vào biểu đồ I-d
tìm các thông số còn lại: IA, dA, Phn(A) khi biết pkq = 760 mmHg.
Giải: Cách xác định thể hiện trên (hình 3-3). Dùng biểu đồ I-d lập cho pkq =
760mmHg, ta tìm được tọa độ điểm A (tức là giao đường tA=32°C và A = 60% ). Tại
điểm A ta đọc được trị số dA = 18 g/kg; IA= 18,7 kcal/kg và phn(A) = 21,4 mmHg.
b) Các điểm đặc biệt trên biểu đồ I-d
1 - Điểm không khí bão hoà hơi nước. Điểm có độ ẩm tương đối  = 100% gọi là
điểm không khí bão hòa hơi nước. Tại đây, không khí không thể nhận thêm hơi nước nữa vì
đã “no”. Nêu tiếp tục cung cấp hơi nước sẽ xuất hiện hiện tượng đọng sương.
2 - Nhiệt độ ướt: tư (oC)
Định nghĩa: Nhiệt độ ướt là nhiệt
độ cần thiết để có được trạng thái không
khí bão hòa hơi nước, trong điều kiện
nhiệt dung không thay đổi.
Ví dụ: Cho trạng thái không khí A
(tA, A). Yêu cầu tìm nhiệt độ ướt tương
ứng (A) của trạng thái A (hình 3-5).
Giải: Trên hình 3-4 từ tA và A ta Hình 3-4

tìm được vị trí A trên biểu đồ I-d. Qua A kẻ đường IA= const cắt đường  = 100% tại điểm
M. Tìm nhiệt độ qua điểm M. Đó là nhiệt độ ướt của trạng thái (A).

35
Hình 3-3
3 - Nhiệt độ điểm sương
Định nghĩa: Nhiệt độ điểm sương là nhiệt độ cần thiết để có được trạng thái không
khí bão hoà trong điều kiện dung ẩm không thay đổi.

36
Ví dụ: Cho trạng thái không khí A (tA, A). Yêu cầu tìm nhiệt độ điểm sương của
trạng thái A là tđs(A) (hình 3-5).

Hình 3-6
Giải: Từ tA và A ta tìm được vị trí A trên biểu đồ I-d. Qua A kẻ đường dA = const
và cắt đường  = 100% tại điểm S. Tìm nhiệt độ qua điểm S, đó là nhiệt độ điêm sương
của trạng thái (A).
4 – Các quá trình thay đổi trạng thái của không khí
- Quá trình sấy nóng và làm lạnh: Quá trình sấy nóng và làm lạnh trạng thái không
khí mà không có sự thay đổi của dung ẩm (d = const) được thực hiện trên biểu đồ I.d
(hình 3-6).

Hình 3-7
Nếu không khí có trạng thái ban đầu biểu diễn bằng điểm l (t1, 1) được sấy nóng
trong thiết bị trao đổi nhiệt, thì quá trình được biểu diễn bằng đường thẳng đứng hướng
từ dưới lên đi qua điểm 1, nếu làm lạnh thì chiều ngược lại (hướng xuống dưới). Nếu

37
tiếp tục làm lạnh không khí đến điểm 3. Điểm 3 là nhiệt độ đọng sương của trạng thái
K (1).
- Quá trình hoà trộn: Trong thông gió để tiết kiệm nhiệt về mùa đông người ta
hoà trộn hai trạng thái không khí có thông số khác nhau để tạo thành trạng thái thứ 3 có
thông số phù hợp.
Giả sử khối không khí A có khối lượng GA(kg), nhiệt hàm IA và dung ẩm dA hoà
trộn với khối không khí B có khối lượng là GB(kg), nhiệt hàm IB, dung ẩm dB. Sau khi
hoà trộn, khối không khí hoà trộn có trạng thái C với khối lượng Gc = GA+ GB. Khi cho
A và B hoà trộn với nhau, chúng sẽ trao đổi nhiệt và trao đổi ẩm cho nhau.
Ta viết được phương trình cân bằng nhiệt như sau:
GAIA + GBIB = (GA + GB)IC
Biến đổi phương trình trên ta nhận được:
GA(IA - IC) = GB(IC - IB)
hay
𝐺𝐴 𝐼𝐶 − 𝐼𝐵
= =𝑛 (3-1)
𝐺𝐵 𝐼𝐴 − 𝐼𝐶
Phương trình cân bằng ẩm như sau:
GAdA + GBdB = (GA + GB)IC
Biến đổi phương trình trên ta nhận được:
GA(dA - dC) = GB(dC - dB)
hay
𝐺𝐴 𝑑𝐶 − 𝑑𝐵
= =𝑛 (3-2)
𝐺𝐵 𝑑𝐴 − 𝑑𝐶
Từ các phương trình (3-1) và (3-2) ta suy ra:
𝐼𝐶 − 𝐼𝐵 𝑑𝐶 − 𝑑𝐵 𝐺𝐴
= = =𝑛 (3-3)
𝐼𝐴 − 𝐼𝐶 𝑑𝐴 − 𝑑𝐶 𝐺𝐵
Phương trình (3-3) là phương trình chính tắc của đường thẳng đi qua 3 điểm:
A(IA, dA); B (IB, dB) và C (IC, dC) hay nói cách khác điểm C có trạng thái (IC, dC ) nằm
𝐺𝐴
trên đường thẳng nối AB và chia đoạn AB theo tỷ số 𝑛 = .
𝐺𝐵

Sau đó, ta tìm được diểm hoà trộn C bằng cách: Đặt véctơ trọng lượng GA và GB
song song và ngược chiều nhau. Tại A đặt véc tơ GB , tại B đặt véctơ GA. Nối 2 đầu mút

38
của véctơ cắt AB tại C. Khi đó, điểm C là điểm hoà trộn, tại đó không khí có thông số
C (IC, dC) và khối lượng GC.
3.2. Các định luật cơ bản về khí động học
3.2.1. Các khái niệm cơ bản của khí động học
Khí động học là cơ học của môi trường khí (chất lỏng hay chất lưu nén được)
trong đó chuyển động của các phân tử khí là ngẫu nhiên.
D'Alamber và Euler đề xuất coi không khí là môi trường liên tục lấp đầy không
gian. Giả thuyết này, được gọi là định đề về tính liên tục của môi trường khí, cho phép
nghiên cứu đặc tính của các thể tích không khí, kích thước của nó lớn hơn nhiều lần so
với kích thước của các phân tử.
Phân loại chuyển động dòng chất khí: Chuyển động của không khí có thể ổn
định hoặc không ổn định, đều hoặc không đều. Với chuyển động không đều, thì mật độ,
áp suất, vận tốc và các đặc điểm khác tại mỗi điểm trong dòng chảy thay đổi theo thời
gian; ngược lại, trong trường hợp chuyển động thẳng đều, các thông số động học đó của
dòng chảy không thay đổi theo thời gian. Trong thông gió, chủ yếu xem xét dòng chảy
ở trạng thái ổn định.
Chế độ chảy: Có hai chế độ dòng chảy là chảy tầng và chảy rối.
Các lực tác dụng lên khối chất khí: Các lực tác dụng lên thể tích không khí được
chia thành hai nhóm: lực mặt và lực khối (lực thể tích). Lực mặt chỉ tác động lên các
phần tử nằm trên bề mặt của một thể tích nhất định, có phương tiếp tuyến; lực khối – tác
động trên tất cả các phần tử của thể tích, có phương luôn luôn vuông góc với bề mặt bao
quanh thể tích đang xem xét.
Ứng suất của lực khối là lực trên một đơn vị thể tích. Ví dụ về lực này này là
trọng lượng thể tích. Ứng suất của lực mặt là lực trên một đơn vị diện tích bề mặt. Ví dụ
về loại ứng suất này là ứng suất cắt.
Quỹ đạo của một hạt ghi lại sự thay đổi vị trí của hạt (phần tử) theo thời gian.
Phương trình vi phân cho quỹ đạo của hạt là:
𝑑𝑥 𝑑𝑦 𝑑𝑧
= = (3-4)
𝑣𝑥 𝑣𝑦 𝑣𝑧
trong đó, 𝒗𝒙 , 𝒗𝒚 , 𝒗𝒛 - hình chiếu của vận tốc trên các trục tọa độ Ox, Oy và Oz.
Đường dòng cũng phản ánh sự chuyển động của dòng chảy, nhưng khác so với
quỹ đạo. Quỹ đạo cố định vị trí và vectơ vận tốc của chỉ một hạt tại một thời điểm nhất

39
định. Đường dòng tại cùng một thời điểm biểu thị hướng chuyển động của nhiều hạt.
Một loạt các đường dòng sẽ đưa ra hình ảnh về sự chuyển động của không khí tại một
thời điểm nhất định (hình 3-7). Với chuyển động ổn định, quỹ đạo của các hạt và đường
dòng là trùng nhau.
Dòng nguyên tố: Chất khí chuyển động trong một “đường ống” được tạo thành
bởi quỹ đạo chuyển động của các hạt đi qua một đường bao kín – bao quanh diện tích
ds đủ nhỏ (hình 3-8).

Hình 3-8 Hình 3-9

3.2.2. Phương trình khí động học


a) Phương trình lưu lượng của dòng chảy thường được viết dưới hai dạng:
- Vận tốc trung bình trên mặt cắt ngang qua dòng chảy:
𝜌1 𝐴1 𝑣1 = 𝜌2 𝐴2 𝑣2 (3-5)
trong đó, 𝜌 - mật độ không khí, (kg/m3); 𝑣 - vận tốc trung bình trên mặt cắt ngang của
dòng nguyên tố, (m/s); 𝐴 - diện tích mặt cắt ngang của dòng nguyên tố, (m2).
- Thông qua vận tốc dọc trục: 𝑣𝑑𝑡 được xác định thông qua sử dụng phương trình:
𝑣𝑡𝑏 = 𝑘𝑣𝑑𝑡
Trong trường hợp này, ta có:
𝑘1 𝜌1 𝐴1 𝑣1 = 𝑘2 𝜌2 𝐴2 𝑣2 (3-6)
trong đó: 𝑣𝑡𝑏 - vận tốc trung bình; 𝑣𝑑𝑡 - vận tốc dọc trục; 𝑘 - hệ số trường vận tốc, nó
được xác định như sau:
1
𝑣𝑡𝑏 1
𝑘= = ∫ 𝑣𝑑𝑎 = ∫ 𝑣̅ ̅̅̅̅
𝑑𝑎
𝑣𝑑𝑡 𝑣𝑑𝑡 𝐴
0

trong đó: 𝑣̅ = 𝑣/𝒗𝑑𝑡 và ̅̅̅̅


𝑑𝑎 = 𝑑𝑎/𝐴.
b) Phương trình Becnuli. Thu được khi xem xét chuyển động của một thể tích
nguyên tố không khí trong một dòng nguyên tố dưới tác dụng của nhiệt độ của nó, lực
khối (lực thể tích) và lực mặt. Một số dạng phương trình Bernoulli thường được sử dụng:
40
- Dạng tổng quát:
𝑑𝑝 𝑣2
𝑋𝑑𝑥 + 𝑌𝑑𝑦 + 𝑍𝑑𝑧 = + 𝑑 ( ) + 𝑔. 𝑑ℎ (3-7)
𝜌 2
trong đó: X, Y, Z - hình chiếu gia tốc trên các trục tọa độ; dх, dу, dz - hình chiếu của
khoảng cách ds, trên đó trọng tâm của khối lượng dòng chảy di chuyển; dp - sự thay đổi
áp suất tác dụng vuông góc với mặt phẳng của mặt cắt ngang của dòng chảy; p - mật độ
không khí: 𝑔 - gia tốc trọng trường; dh - tổn thất năng lượng do ma sát cơ bản trên một
đơn vị khối lượng không khí.
- Dạng đơn giản hóa, khi chỉ có lực hấp dẫn (trọng lực) là lực khối tác động:
𝑝 𝑣2
𝑧+ + + ℎ = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 (3-8)
𝜌𝑔 2𝑔
c) Phương trình động lượng thu được bằng cách áp
dụng cho phân tố thể tích không khí đã chọn trong một
dòng nguyên tố (hình 3-10) phương trình xung lực: động
lượng lực thu được bằng hiệu hình học của động lượng.
𝑅𝑛 = 𝛽2 𝜌2 𝐴2 𝑣22 𝑐𝑜𝑠𝜃2 − 𝛽1 𝜌1 𝐴1 𝑣12 𝑐𝑜𝑠𝜃1 (3-9)
trong đó:  - là hệ số Boussinesk; 𝜃 - góc giữa đường
thẳng (n-n) và hướng của vectơ vận tốc. Hình 3-10

d) Phương trình động lượng: Chúng ta hãy xem xét một số thể tích W trong
chất lỏng hoặc khí, có khối lượng M. Theo định luật vật lý cơ bản - định luật bảo toàn
khối lượng - khối lượng của thể tích này sẽ không thay đổi theo thời gian t, tức là:
𝑑 (M)
=0 (3-10)
𝑑𝑡
Trong trường hợp cụ thể khi mật độ không đổi, thì:
𝑑 (W)
=0 (3-11)
𝑑𝑡
Từ đẳng thức (3-11) suy ra rằng thể tích của một khối chất lỏng, với tất cả các
biến dạng có thể có kèm theo chuyển động của nó, nhưng không thay đổi, nghĩa là nó
vẫn được lấp đầy hoàn toàn, không có sự hình thành các khoảng trống hay khoảng trống
giữa các hạt riêng lẻ của nó. Do đó phương trình có tên là phương trình liên tục.
Chúng ta hãy chọn một điểm A nào đó trong môi trường chuyển động có tọa độ
x, y và z. Đặt các hình chiếu vận tốc tại điểm này bằng vx, vy và vz. Sau đó, xung quanh

41
điểm A, ta dựng một thể tích có hình dạng một khối hộp chữ nhật rất nhỏ W với các
kích thước dài, rộng và cao lần lượt là x, y và z (hình 3-11).

Hình 3-11
Ướt tính rằng tốc độ khác nhau tại các điểm khác nhau của khối chất lỏng, tốc độ
ở cuối cạnh theo chiều dương của trục tọa độ Ox sẽ tăng thêm x và sẽ bằng vx + vx,
tương tự đối với các cạnh y, z song song với các trục Oy, Oz lần lượt là vy + vy và
vz + vz.
Do có sự khác nhau về vận tốc ở điểm đầu và điểm cuối của mỗi cạnh nên cạnh
sau nhận gia số trong khoảng thời gian dt, cụ thể là cạnh có độ dài x sẽ biến thành cạnh
có độ dài x + vxdt, cạnh có độ dài y sẽ là y + vydt, và một cạnh có độ dài z sẽ
là z + vzdt. Độ tăng thể tích của khối hộp chữ nhật trong cùng một khoảng thời gian
dt sẽ là:
𝑑 (∆𝑊 ) = (∆𝑥 + ∆𝑣𝑥 𝑑𝑡)(∆𝑦 + ∆𝑣𝑦 𝑑𝑡)(∆𝑧 + ∆𝑣𝑧 𝑑𝑡 ) (3-12)
Sau khi thực hiện các phép biến đổi và bỏ qua các giá trị vô cùng nhỏ của các bậc
cao hơn, chúng ta thu được:
𝑑∆𝑊= ∆𝑣𝑥 ∆𝑦 ∆𝑧 𝑑𝑡+ ∆𝑣𝑦 ∆𝑥 ∆𝑧 𝑑𝑡+∆𝑣𝑧 ∆𝑥 ∆𝑦 𝑑𝑡
Chia cả hai vế của đẳng thức trên cho tích ∆𝑥 ∆𝑦 ∆𝑧 𝑑𝑡, rồi lấy giới hạn thể tích
đã chọn về 1 điểm A, chúng ta thu được phương trình liên tục ở dạng sau:

𝜕𝑣𝑥𝜕𝑥+ 𝜕𝑣𝑦𝜕𝑦+𝜕𝑣𝑧𝜕𝑧=0 (3-13)

Ví dụ: Kiểm tra xem có thể có chuyển động liên tục của dòng chảy hay không
(cho biết  = const), được cho bởi các phép chiếu vận tốc sau:

𝑣𝑥 = 6(𝑥 + 𝑦)2 ; 𝑣𝑦 = 2𝑦 + 𝑧; 𝑣𝑧 = 𝑥 + 𝑦 + 4𝑧.

42
Giải: Áp dụng phương trình liên tục (3-13), ta có:
𝜕𝑣𝑥 𝜕𝑣𝑦 𝜕𝑣𝑧
+ + = 6 + 2 + 4 = 12 ≠ 0
𝜕𝑥 𝜕𝑦 𝜕𝑧
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng các giá trị vận tốc không thỏa mãn phương
trình liên tục nên dòng chảy như vậy không liên tục.
3.3. Các hệ quả của phương trình Becnuli ứng dụng trong thông gió
3.3.1. Hệ quả 1 - Nguồn năng lượng trong thông gió
Xét dòng chảy của không khí (gió) trong một đoạn đường ống có hình dạng bất
kỳ như hình 3-12.

Hình 3-12
Về mặt năng lượng của luồng gió (khí thực), ứng dụng phương trình Becnuli từ
mặt cắt 1-1’ đến 2-2’ ta có:
𝑝1 𝛼1 𝑣12 𝑝2 𝛼2 𝑣22
𝑧1 + + = 𝑧2 + + + ℎ𝑤12 (3-14)
𝛾 2𝑔 𝛾 2𝑔
Từ phương trình này suy ra tổng tổn thất năng lượng khi dòng khí chuyển động
từ mặt cắt ướt (1-1’) đến (2-2’) là:
𝑝1 𝑝2 𝛼1 𝑣12 𝛼2 𝑣22
ℎ𝑤12 = (𝑧1 − 𝑧2 ) + ( − ) + ( − ) (3-15)
𝛾 𝛾 2𝑔 2𝑔
Từ phương trình (3-15) thấy rằng muốn cho không khí dịch chuyển từ (1-1’) đến
(2-2’), thì phải khắc phục được tổn thất năng lượng ℎ𝑤12 ; nguồn sinh ra năng lượng để
khắc phục tổn thất đó có thể bao gồm một hoặc cả ba đại lượng như sau:
𝑝1 𝑝2
( − ) – độ chênh áp suất tĩnh ở mặt cắt (1-1’) và (2-2’), độ chênh áp suất
𝛾 𝛾
𝑝1 𝑝2
này do quạt gió tạo ra luôn dương: ℎq = − > 0;
𝛾 𝛾

(𝑧1 − 𝑧2 ) - độ chênh năng lượng vị năng của dòng khí so với mặt chuẩn (là mặt
phẳng nằm ngang bất kỳ được chọn làm gốc - năng lượng vị năng của mặt chuẩn bằng
0). Độ chênh áp suất này phụ thuộc vào độ cao vị trí của đầu vào và đầu ra của đường

43
ống dẫn khí, phụ thuộc vào trọng lượng riêng cuả không khí. Những yếu tố này phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên và gọi là sức hút tự nhiên, ký hiệu he. Sức hút tự nhiên có
thể (+) hoặc (-), nghĩa là có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với chiều gió đi từ quạt
vào đường ống dẫn;
𝛼1 𝑣12 − 𝛼2 𝑣22
( ) - độ chênh lệch động năng của dòng không khí ở mặt cắt (1-1’) và
2𝑔

(2-2’), gọi là hạ áp động, ký hiệu hv. Hạ áp động có thể (+), (-) hoặc bằng không.
Hay nói cách khác là độ chênh lệch áp suất do tốc độ quạt gió tạo ra gọi là chênh
lệch động áp hoặc là biến thiên động năng của luồng gió h v = hv1 – hv2. Trong đó, hv1,
hv2 - lần lượt là áp suất do tốc độ quạt gió tạo ra tại điểm 1 và 2. Tùy theo tiết diện (1-
1’) và (2-2’) mà v1 có thể lớn hơn v2 nên hv có thể dương hoặc âm.
ℎ𝑤12 = ℎ𝑞 + ℎ𝑒 + ℎ𝑣 (3-16)
Kết luận: Năng lượng làm cho dòng không khí dịch chuyển trong hệ thống ống
dẫn hoặc trong các công trình kiến trúc nói chung bao gồm hạ áp suất do quạt tạo ra (hq),
sức hút tự nhiên (he), hạ áp động (hv).
3.3.2. Hệ quả 2 - Phương pháp thông gió
Xét sơ đồ thông gió cho công trình kiến trúc hình 3-13. Không khí từ các tầng của
tòa nhà dịch chuyển ra ngoài trời qua hệ thống đường ống thông gió bao gồm các bộ
phận từ 1 đến 5. Tùy theo trị số áp suất bên trong tòa nhà là pin so với áp suất không khí
phía bên ngoài nhà là pa = 1at (áp suất khí quyển), thì có các phương pháp thông gió
như sau:

Hình 3-13

44
- Nếu pin < pa . Khi đó áp suất trong các tầng của tòa nhà pin gọi là áp suất chân
không. Việc tạo ra áp suất trong nhà thấp hơn áp suất khí quyển pin < pa bằng quạt gió
làm việc ở chế độ hút - quạt sẽ hút trực tiếp không khí bên trong tòa nhà và đẩy ra ngoài trời,
phương pháp thông gió như vậy gọi là phương pháp thông gió hút;
- Nếu pin > pa . Khi đó áp suất trong các tầng của tòa nhà pin gọi là áp suất dư.
Việc tạo ra áp suất trong nhà cao hơn áp suất khí quyển pin > pa bằng quạt gió làm việc ở
chế độ đẩy - quạt sẽ hút trực tiếp không khí sạch từ ngoài trời và đẩy vào trong nhà, phương
pháp thông gió như vậy gọi là phương pháp thông gió đẩy;
+ Nếu pin > pa và áp suất phía ở miệng đường ống thông với khí trời phía trên mái
nhà p5 < pa. Việc tạo ra áp suất pin > pa thực hiện bằng quạt gió làm việc ở chế độ đẩy,
việc tạo ra p5 < pa thực hiện bằng quạt gió làm việc ở chế độ hút. Phương pháp thông
gió như vậy gọi là phương pháp thông gió liên hợp đẩy hút.
3.3.3. Hệ quả 3 - Tổn thất năng lượng của hệ thống thông gió
Xét một nhánh của sơ đồ thông gió cho một khu vực bên trong một công trình kiến
trúc ở hình 2-7. Từ phương trình Becnuli suy ra được hệ quả: Tổng tổn hao năng lượng
của toàn bộ luồng gió bằng tổng tổn hao năng lượng trên các đoạn đường ống dẫn nối
tiếp nhau có gió dịch chuyển qua để tạo nên luồng gió.

Hình 3-14
Nghĩa là, nếu gọi tổn thất (tổn hao) năng lượng trên các đoạn ống 0, 1, 2, 3, 4, 5
(bao gồm cả tổn thất năng lượng dọc đường và cục bộ) lần lượt là hw0, hw1, hw2, hw3,
hw4, hw5, thì tổng tổn thất năng lượng của luồng gió trên hệ thống ống dẫn đó (hình 3-
14) sẽ là:
45
ℎ𝑤∑ = ℎ𝑤0 + ℎ𝑤1 + ℎ𝑤2 + ℎ𝑤3 + ℎ𝑤4 + ℎ𝑤5 (3-17)

hay
𝑛

ℎ𝑤∑ = ∑ ℎ𝑤𝑖 (3-18)


𝑖=1

trong đó, ℎ𝑤𝑖 – là tổng tổn thất năng lượng của dòng gió trên đoạn ống dẫn gió thứ i; i
= 1÷ 𝑛, (i ∈ ℕ) là số đoạn đường ống dẫn gió của hệ thống thông gió.
3.3.4. Hệ quả 4 - Các dạng năng lượng của luồng gió và quan hệ giữa chúng
a) Khái niệm áp suất điểm
Khi viết phương trình chuyển động của luồng gió, chúng ta biểu thị năng lượng
trên từng mặt cắt. Trong thực tế chỉ đo được áp suất cho từng điểm và gọi là áp suất
điểm. Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối là hai phương pháp biểu diễn áp suất điểm.
Từ phương trình Becnuli thấy rằng áp suất điểm bao gồm hai thành phần:
- Thành phần áp suất tĩnh còn gọi là tĩnh áp. Tĩnh áp đơn vị của dòng không khí
𝑝
là: (𝑧 + );
𝛾

- Thành phần áp suất động còn gọi là động áp. Động áp đơn vị của dòng không
𝑣2
khí là: .
2𝑔

Tổng của hai thành phần trên gọi là áp suất toàn phần hay toàn áp. Tĩnh áp, động
áp và toàn áp có liên quan mật thiết với nhau và chuyển hóa lẫn nhau.
b) Biểu diễn áp suất điểm qua áp suất tuyệt đối
Theo phương trình Becnuli, thì năng lượng toàn phần tại một điểm bất kỳ là:
𝑝 𝑣2
𝐸=𝑧+ +
𝛾 2𝑔
Nếu chọn mặt chuẩn là mặt phẳng nằm ngang đi qua đường tâm của một dòng
chảy của không khí (gió), thì thành phần vị năng z = 0. Khi đó, áp suất toàn phần sẽ là:
𝑝 𝑣2
𝑝tp = + = 𝑝t + 𝑝v (3-19)
𝛾 2𝑔
Vậy ta có sơ đồ biểu diễn áp suất cho hai trường hợp thông gió hút hoặc đẩy trên
hình 3-15.
Đối với trường hợp thông gió đẩy, thì áp suất toàn phần ptp(đ), áp suất tĩnh pt(đ)
đều lớn hơn pa = 1at nên đồ thị biểu diễn các đại lượng này đều năm trên đường biểu

46
diễn áp suất khí trời, ngược lại với trường hợp thông gió hút, thì áp suất ptp(h) và pt(h) đều
nhỏ hơn pa = 1at nên đường biểu diễn các đại lương này đều nằm dưới đường pa.
Như vậy trong cả hai trường hợp thông gió hút và thông gió đẩy xét về trị số áp
suất tuyệt đối thì ptp = pt + pv.

Hình 3-15
c) Biểu diễn áp suất điểm qua áp suất tương đối
Áp suất tương đối là hiệu giữa áp suất tuyệt đối và áp suất khí quyển. Hình 3-16
là sơ đồ biểu diễn áp suất điểm qua áp suất tương đối.

a) b)
Hình 3-16
Hình 3-16a là hình biểu diễn áp suất điểm qua áp suất tương đối khi thực hiện
phương pháp thông gió hút và phương trình áp suất toàn phần là:

47
ptp(h) = pt(h) - pv(h) (3-20)
Hình 3-16b là hình biểu diễn áp suất điểm qua áp suất tương đối khi thực hiện
phương pháp thông gió đẩy.
ptp(đ) = pt(đ) + pv(đ) (3-21)

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

Câu 1. Trình bày khái niệm về chất lưu?


Câu 2. Hãy giới thiệu về biểu đồ I-d và cách xác định các thông số của không khí ẩm
bằng biết đồ I-d.
Câu 3.Hãy trình bày các khải niệm cơ bản của khí động học?
Câu 4. Hãy trình bày cách thành lập và ý nghĩa của các phương trình khí động học
ứng dụng trong lĩnh vực thông gió?
Câu 5. Kiểm tra xem có thể có chuyển động liên tục của dòng chảy hay không (cho biết
 = const), được cho bởi các phép chiếu vận tốc sau:
𝑣𝑥 = −6(𝑥 + 𝑦)2 ; 𝑣𝑦 = 2𝑦 + 𝑧; 𝑣𝑧 = 𝑥 + 𝑦 + 4𝑧.

48
Chương 4
SỰ CHUYỂN DỊCH CỦA KHÔNG KHÍ
TRONG ĐƯỜNG DẪN KHÍ VÀ SỨC CẢN

4.1. Dạng chuyển động của không khí trong đường dẫn
4.1.1. Các trạng thái chuyển động của không khí trong ống dẫn
Khi quan sát một dòng khói (chất lỏng tổn tại ở dạng khí và hơi) chuyển dịch
chậm, ta dễ dàng quan sát thấy trong dòng đó gồm những luồng (hoặc tầng) chuyển động
riêng rẽ không bị lẫn vào nhau, dạng chuyển dịch như thế gọi là trạng thái chảy tầng.
Khi tăng tốc độ chuyển dịch của dòng khói, các luồng khói bắt đầu có sự dao động, bắt
đầu xảy ra hiện tượng hòa trộn tại vị trí đường biên giữa các luồng liền kề với nhau, đây
được gọi là trạng thái chảy quá độ (chuyển tiếp). Nếu tiếp tục tăng tốc độ dịch chuyển
của dòng khói, thì các luồng sẽ hoàn toàn hòa trộn vào nhau – không còn thấy hình ảnh
các luồng chảy riêng rẽ nữa, người ta gọi đó là trạng thái chảy rối. Hiện tượng mô tả
như trên cũng diễn ra hoàn toàn tương tự đối với các dạng chất lỏng khác (chất lỏng tồn
tại ở dạng giọt hoặc dạng hỗn hợp của hai hay nhiều pha), trong thông gió trạng thái
chảy của dòng không khí cũng gồm ba loại:
- Chảy tầng: Các lớp không khí trong một dòng chuyển động với vận tốc gần
như nhau, giữa các lớp không có ma sát, ranh giới các lớp rõ ràng (không có sự hòa trộn
với nhau).
Dạng chảy tầng trong mỏ tương đối ít, thí dụ khi chuyển dịch không khí qua lớp
cát và bụi trơ trong những thành chắn kép, qua dải đá chèn.
- Chảy rối: Các lớp không khí trong một dòng chuyển động với vận tốc khác
nhau, gây nên hiện tượng xoáy, không có ranh giới giữa các lớp.
- Chảy trung gian: Là trạng thái chảy rối không hoàn toàn, các lớp không khí
trong một dòng chuyển động với vận tốc khác nhau không nhiều, có ma sát giữa các lớp
nhưng không gây ra hiện tượng xoáy.
Trong tính toán, để xác định trạng thái chuyển động của dòng không khí, người
ta sử dụng một hệ số không thứ nguyên, biểu thị độ lớn tương đối giữa ảnh hưởng gây
ra bởi lực quán tính và lực ma sát trong (tính nhớt) lên dòng chảy, được gọi là số Rây-
nôn (Reynolds), ký hiệu là Re. Công thức tính toán hệ số Reynolds như sau:
v. 𝑑
𝑅𝑒 = (4-1)
𝜗
49
trong đó:
v - vận tốc trung bình của dòng không khí, (m/s);
d, (m) - đường kính trong của ống dẫn đối với trường hợp ống dẫn có tiết diện
ngang là đường tròn; nếu đường ống dẫn có tiết diện ngang không phải là đường tròn
(vuông, chữ nhật, elip,...), thì xác định d theo công thức sau:
4𝑆
𝑑= (4-2)
𝑃
trong đó: S- Diện tích diện ngang đường ống, (m2); P- Chu vi đường ống, (m).
𝜗 - hệ số nhớt động học, (m2/s). Hệ số nhớt của không khí ở áp suất khí quyển
(pa = 760 mmHg ≅ 1,01. 105 Pa) và các giá trị nhiệt độ khác nhau được xác định theo
bảng 4.1.
Bảng 4.1. Độ nhớt động học của không khí ở nhiệt độ khác nhau
Nhiệt độ Nhiệt độ
Độ nhớt động học Độ nhớt động học
của không của không
của không khí của không khí
khí khí
𝝑 × 𝟏𝟎−𝟔, (m2/s) 𝝑 × 𝟏𝟎−𝟔 , (m2/s)
o o
t ( C) t ( C)
-20 11,61 30 16,00
-10 12,43 40 16,96
0 13,28 50 17,95
5 13,62 60 18,97
10 14,16 70 20,02
15 14,70 80 21,09
20 15,10 90 22,10
25 15,60 100 23,13
Sau khi tính toán được trị số của số Reynolds, mang nó so sánh với hằng số 2320,
để xác định trạng thái chuyển động của dòng không khí như sau:
- Nếu Re < 2320 dòng không khí chảy tầng;
- Nếu Re = 2320 dòng không khí chảy trung gian (quá độ);
- Nếu Re > 2320 dòng không khí chảy rối.
4.1.2. Biểu đồ phân bố áp suất trong hệ thống ống dẫn không khí
Để hình dung được áp suất không khí phân bố như thế nào trong hệ thống ống
dẫn, trước tiên ta nghiên cứu trường hợp đơn giản nhất là đường ống thẳng và tiết diện

50
không đổi. Trường hợp này, trên đường ống chỉ có tổn thất áp suất vì ma sát, tổn thất
cục bộ hầu như không có.
Trên sơ đồ đường ống (hình 4-1) xuôi theo chiều chuyển động của không khí ghi
theo chiểu mũi tên ta tưởng tượng phân chia đường ống thành 2 đoạn: đoạn ống hút ở
phía trước máy quạt (bên trái) và đoạn ống đẩy phía sau máy quạt (bên phải). Áp suất
không khí bên trong đường ống có thể đo theo 2 cách:
Dùng mốc với trị số áp suất bằng không làm chuẩn để đo - ta có áp suất tuyệt đối
hoặc dùng mốc là áp suất khí quyển (pa = 1at) làm chuẩn - ta có áp suất tương đối.
Như vậy, khi máy quạt không làm việc, áp suất tuyệt đối trong hệ thống tại mọi
điểm bằng nhau và bằng 1at, áp suất tương đối bằng không.

Hình 4-1
Từ đây về sau, để đơn giản ta chỉ dùng "áp suất tương đối" và chỉ viết bằng 2 chữ
áp suất.
Khi máy quạt làm việc nó tạo ra một độ chênh lệch áp suất gọi là hiệu số áp suất
để thắng sức cản của đường ống và đưa không khí từ trạng thái tĩnh chuyển sang trạng
thái chuyển động với vận tốc nào đó. Chúng ta đã biết là khi có một dịch thể chuyển
động trong đường ống thì tại một tiết diện bất kì nào của nó áp suất dịch thể cũng gồm
có 2 phần là: áp suất tĩnh pt và áp suất động pđ. Tổng của áp suất tĩnh và áp suất động
cho ta áp suất toàn phần tại tiết diện đó.

51
ptp = pt + pđ, (kG/m2 hay mm cột nước viết tắt là mmH2O) (4-3)
trong đó:
𝑣2
𝑝đ = 𝛾, (kG/m2 hay mm cột nước viết tắt là mmH2O);
2𝑔

v - vận tốc chuyển động trung bình của dịch thể tại tiết diện đang xét, (m/s);
g = 9,81m/s2 - gia tốc trọng trường;
𝛾 - trọng lượng riêng (trọng lượng đơn vị thể tích) của dịch thể, (kg/m3).
Muốn cho không khí xung quanh từ trạng thái tĩnh bị hút vào miệng ống và
chuyển động trong đó với vận tốc v, thì tại miệng hút áp suất toàn phần phải bé hơn áp
suất xung quanh (áp suất chân không) hoặc bằng 0 (chân không tuyệt đối).
Để giải thích điều này, ta có thể viết phương trình Becnuli cho 2 mặt cắt 1-1 và
2-2 nằm ở bên trái và bên phải miệng hút với khoảng cách vô cùng bé dl (hình 4-1).
𝑣12 𝑣22
𝑝𝑡(1) + 𝛾 = 𝑝𝑡(2) + 𝛾 + ∆𝑝 (4-4)
2𝑔 2𝑔
trong đó:
𝑝𝑡(1) - áp suất tĩnh của không khí tại tiết diện 1-1 có trị số bằng không (áp suất
tuyệt đối bằng l at);
𝑣1 - vận tốc gió trên tiết diện 1-1. Giả thiết là tiết diện này vô cùng lớn nên có thể
xem 𝑣1 ≅ 0.
∆𝑝 - tổn thất cục bộ và ma sát trên đoạn thẳng dl. Như đã nói, nếu hình dáng
miệng hút loe ra một cách thích hợp thì có thể xem như không có tổn thất cục bộ, còn
tổn thất ma sát thì: vì đoạn đường dl quá bé nên cũng có thể xem bằng không. Tóm lại
ta có:
𝑣22
𝑝𝑡𝑝(2) = 𝑝𝑡(2) + 𝛾=0
2𝑔
Từ đó suy ra:
𝑣22
𝑝𝑡(2) =− 𝛾 = −𝑝đ(2) (4-5)
2𝑔
Nghĩa là, điểm biểu diễn áp suất toàn phần tại miệng hút nằm ngay trên trục áp
suất tương đối (điểm a) và muốn tìm điểm biểu diễn áp suất tĩnh tại đó ta chỉ cần lấy
𝑣22
xuống bên dưới trục áp suất tương đối một đoạn có độ dài bằng trị số bằng ( 𝛾) (điểm
2𝑔

a’ trên hình 4-1). Càng đi vào bên trong, do sức cản của đường ống, áp suất toàn phần

52
của dòng không khí càng giảm. Sự biến thiên của áp suất toàn phần trên đoạn ống hút
được thể hiện bằng đường a-b. Vì ở đây đoạn ống thẳng không có chướng ngại cục bộ,
tổn thất áp suất chỉ do ma sát gây ra (không có tổn thất cục bộ), và khi tiết diện ống
không thay đổi, vận tốc dòng chảy bằng hằng số thì tổn thất áp suất ma sát tỷ lệ thuận
với đoạn đường đi. Do đó, đường áp suất toàn phẩn a-b là đường thẳng liên tục, không
gãy khúc. Tại tiết diện cuối cùng của đoạn ống hút tức ngay sát phía bên trái của máy
quạt, áp suất toàn phần có trị số bé nhất (trị số đại số) và có giá trị tuyệt đối đúng bằng
tổng số sức cản, cũng đồng thời là tổn thất áp suất trên đường ống từ miệng hút đến máy
quạt. Còn đường biểu diễn áp suất tĩnh vẽ được bằng cách lấy tung độ của đường áp suất
𝑣22
toàn phần trừ đi trị số ( 𝛾) tại các tiết diện tương ứng. Vì tiết diện ấy không đổi nên
2𝑔

vận tốc chuyển động của không khí tại mọi tiết diện đều như nhau, do đó đường áp suất
tĩnh a’b’ song song với đường áp suất toàn phần a-b.
Trên đường ống đẩy tại tiết diện phía bên phải của máy quạt, nhờ có sức đẩy của
máy quạt nên áp suất toàn phần của dòng không khí tại đây tăng cao và có trị số dương
(điểm c). Càng đi về cuối ống đẩy, áp suất toàn phẩn giảm dần và ở tại miệng thổi trị số
𝑣22
áp suất đó còn lại đúng bằng trị số áp suất động ( 𝛾), còn áp suất tĩnh thì bằng 0 (tức
2𝑔

là bằng áp suất khí quyền).


Trên hình 4.1, thì c-d là đường biểu diễn áp suất toàn phần và c’-d’ là áp suất tĩnh
của đoạn ống đẩy. Như vậy, áp suất toàn phần ở bên phải máy quạt bằng tổng số tổn thất
áp suất (hay sức cản) trên đường ống đẩy cộng với áp suất động tại miệng thổi của nó.
Ở đây ta cũng có thể chứng minh được rằng: vì sao áp suất tĩnh ở miệng thổi bằng không
và áp suất toàn phần chỉ còn bằng áp suất động bằng phương trình Becnuli viết cho 2
mặt cắt 3-3 và 4-4 nằm sát bên trái và bên phải miệng thổi cách nhau dl (hình 4-1).
Đối với mặt cắt ướt 3-3:
𝑣32
𝑝𝑡𝑝(3−3) = 𝑝𝑡(3) + 𝑝đ(3) = 𝑝𝑡(3) + 𝛾
2𝑔
Đối với mặt cắt ướt 4-4:
𝑝𝑡𝑝(4−4) = 𝑝𝑡(4) + 𝑝đ(4)
Trong đó:
𝑝𝑡(4) = 0 (bằng áp suất khí quyển)

53
𝑣42 𝑣32
𝑝đ(4) = 𝛾= 𝛾
2𝑔 2𝑔
Sở dĩ ta có thể viết được như thế là vì mặt cắt 4-4 gần miệng thổi, tại đó dòng
không khí vẫn chuyển động với vận tốc v như bên trong đường ống.
Ta sẽ có:
𝑝𝑡(3) + 𝑝đ(3) = 𝑝𝑡(4) + 𝑝đ(4) + ∆𝑝
hay là:
𝑣32 𝑣32
𝑝𝑡(3) + 𝛾 = 0+ 𝛾 + ∆𝑝
2𝑔 2𝑔
trong đó, ∆𝑝 - tổn thất áp suất trên đoạn đường dl có thể xem như bằng 0.
Do đó, ta thu được:
𝑝𝑡(3) = 0
𝑣32
𝑝𝑡𝑝(3) = 𝑝đ(3) = 𝛾 (4-6)
2𝑔
Tức là áp suất tĩnh tại miệng thổi bằng 0 (bằng áp suất khí quyển) và áp suất toàn
phần bằng áp suất động.
Bây giờ chúng ta nói đến hiệu số áp suất cùa máy quạt. Như chúng ta đã biết ở
trên, máy quạt có nhiệm vụ gây ra một hiệu số áp suất để thắng sức cản thủy lực của
đường ống đồng thời đảm bảo dòng không khí được thổi ra ngoài với một vận tốc v
(m/s) nào đó. Do đó, hiệu số áp suất do máy quạt gây ra phải bằng tổng số tổn thất áp
suất trên đoạn ống hút và đoạn ống đẩy cộng với áp suất động của dòng không khí tại
miệng ống thổi ra. Một cách khác, chúng ta có thể phát biểu là: Hiệu số áp suất mà máy
quạt cần phải sản sinh ra là bằng tổng trị số tuyệt đối (không kể dấu đại số) của áp suất
toàn phần tại các tiết diện trước và sau máy quạt (đoạn ob và đoạn oc) (hình 4-1).
𝐻𝑞𝑢ạ𝑡 = |𝑝𝑡𝑝(ℎú𝑡) | + |𝑝𝑡𝑝(đẩ𝑦) | (4-7)
Trong đó:
𝑝𝑡𝑝(ℎú𝑡) – áp suất toàn phần tại tiết diện cuối của đoạn ống hút (trước máy quạt);
𝑝𝑡𝑝(đẩ𝑦) - áp suất toàn phần tại tiết diện đầu của đoạn ống đẩy (sau máy quạt).
Trường hợp chung phải viết dưới dạng công thức đại số tức là có kể đến dấu thì:
𝐻𝑞𝑢ạ𝑡 = 𝑝𝑡𝑝(đẩ𝑦) − 𝑝𝑡𝑝(ℎú𝑡) (4-8)
Trên đây là trường hợp đơn giản khi đường ống không gây ra tổn thất áp suất cục
bộ. Bây giờ, nếu hệ thống đường ống phức tạp hơn tức là tiết diện của ống dẫn thay đổi
54
nhiều, thì hình dáng của các đường biểu diễn áp suất sẽ có khác, nhưng trên nguyên lí
chung vẫn không có gì thay đổi.
Ví dụ, ta có một hệ thống đường ống với máy quạt như hình vẽ (hình 4-2). Ở đây,
ngoài sức cản ma sát ra, đường ống còn có nhiểu sức cản cục bộ do các chướng ngại
khác nhau gây ra như loa mở rộng, phễu thu nhỏ hay tiết diện thay đổi đột ngột.

Hình 4-2
Trên cơ sở những điều đã nói ở trường hợp trên, nếu biết kích thước cụ thể của
đường ống, lưu lượng không khí và từ đó tính toán được vận tốc chuyển động trung bình
của dòng gió, thì ta có thể tính hoặc đo để lập nên biểu đồ phân bố áp suất của không
khí trong đường ống. Trình tự tiến hành như sau:
Trước tiên dựa vào sức cản (cũng tức là tổn thất áp suất) ma sát và cục bộ của
từng đoạn ống mà vẽ đường áp suất toàn phần (𝑝𝑡𝑝 ), sau đó trừ tung độ cho trị số áp suất
động (𝑝đ ) tại các tiết diện tương ứng để tìm ra đường áp suất tĩnh.
Khi tiến hành tính toán, ta sử dụng những công thức sau:
- Tổn thất áp suất do ma sát:
∆𝑝𝑚𝑠 = 𝑅𝑙 (4-9)
- Tổn thất áp suất cục bộ:
𝑣2
∆𝑝𝑐𝑏 = . 𝑝đ = . 𝛾 (4-10)
2𝑔
Trong đó:
R - Tổn thất áp suất ma sát đơn vị, tức tổn thất áp suất do ma sát trên một đơn vị
độ dài bằng đơn vị (1m) của đường ống có tiết diện và lưu lượng không đổi, (kG/m2/m
hay mmH2O/m);
55
𝑙 - độ dài của đoạn ống, (m);
𝑣2
𝑝đ = 𝛾 - là áp suẩt động ứng với vận tốc tại chỗ có chướng ngại cục bộ, kG/m2
2𝑔

hay mmH2O.
 - hệ số tỉ lệ gọi là hệ số sức cản cục bộ, là hệ số không thứ nguyên.
* Trên đường ống hút:
- Tiết diện 1: Miệng gió vào, như ở trên đã nói, nếu miệng hút vào có hình dáng
thích hợp thì tổn thất cục bộ ở đó bằng không và lúc đó áp suất toàn phần bằng không
(bằng áp suất khí quyển). Trường hợp chung, nếu miệng gió vào gây ra tổn thất cục bộ
thì lúc bấy giờ áp suất toàn phấn bàng trị số tổn thất áp suất cục bộ ấy với dấu âm.
𝑝𝑡𝑝(1) = −∆𝑝𝑐𝑏 (1) = 𝑣à𝑜 . 𝑝đ(1)
- Tiết diện 2:
𝑝𝑡𝑝(2) = 𝑝𝑡𝑝(1) − ∆𝑝𝑡𝑝 (1−2) = 𝑣à𝑜 . 𝑝đ(1) − (𝑅1−2 . 𝑙1−2 + 𝑙𝑜𝑎 . 𝑝đ(2) )
- Tiết diện 3:

𝑝𝑡𝑝(3) = 𝑝𝑡𝑝(2) − ∆𝑝𝑡𝑝 (2−3) = 𝑝𝑡𝑝(2) − (𝑅2−3 . 𝑙2−3 + 𝑚ở 𝑟ộ𝑛𝑔 . 𝑝đ(2) )

- Tiết diện 4:
𝑝𝑡𝑝(4) = 𝑝𝑡𝑝(3) − ∆𝑝𝑡𝑝 (3−4) = 𝑝𝑡𝑝(3) − 𝑅3−4 . 𝑙3−4
Cứ như vậy, tính dần cho đến tiết diện cuối cùng tức là tại miệng hút vào của
máy quạt.
* Trên đường ống đẩy: Ở đây, ta bắt đầu tính ngược từ tiết diện cuối cùng của
đường ống và đi ngược về đằng gốc.
- Tiết diện 13: miệng thổi ra
Dựa theo phương trình (4-6) có kể đến trường hợp chung là p  0 (dĩ nhiên > 0
và ở đây chỉ có tổn thất áp suất cục bộ), ta có thể viết:
2
𝑣13 2
𝑣13
𝑝𝑡𝑝 (13) = 𝛾 + 𝑟𝑎 . 𝛾
2𝑔 2𝑔

𝑟𝑎 - hệ số tổn thất cục bộ tại miệng thổi ra.


- Tiết diện 12:
𝑝𝑡𝑝(12) = 𝑝𝑡𝑝(13) + ∆𝑝𝑡𝑝 (12−13) = 𝑝𝑡𝑝(13) + (𝑅12−13 . 𝑙12−13 + 𝑙𝑜𝑎 . 𝑝đ(12) )
- Tiết diện 11:
𝑝𝑡𝑝(11) = 𝑝𝑡𝑝(12) + ∆𝑝𝑡𝑝 (11−12) = 𝑝𝑡𝑝(12) + 𝑅11−12 . 𝑙11−12

56
Trên đoạn ống 11-12 không có sức cản cục bộ.
............................
............................
............................
và cuối cùng là tiết diện 7:

𝑝𝑡𝑝(7) = 𝑝𝑡𝑝(8) + ∆𝑝𝑡𝑝 (7−8) = 𝑝𝑡𝑝(8) + (𝑅7−8 . 𝑙7−8 + 𝑞𝑢ạ𝑡 . 𝑝đ(7) )

Căn cứ vào các trị số áp suất toàn phần tại các tiết diện mà ta vẽ đường biểu diễn
áp suất toàn phần cho cả hệ thống bằng cách nối liền các điểm biểu diễn thành đường
gấp khúc. Sau đó, dễ dàng lập đường áp suất tĩnh theo nguyên tắc đã trình bày ở trên.
Để tìm hiệu số áp suất cần thiết mà máy quạt phải tạo ra để thắng sức cản của
đường ống, ta trừ đại số các trị số áp suất toàn phần ở tiết diện đầu của ống đẩy và tiết
diện cuối của ống hút theo công thức chung (4-8).
𝐻𝑞𝑢ạ𝑡 = 𝑝𝑡𝑝(7) − 𝑝𝑡𝑝(6)
4.2. Khái niệm và các loại sức cản
Xác định sức cản của hệ thống đường ống dẫn khí, cũng là xác định tổn thất áp
suất (năng lượng) của dòng không khí, đây là một trong những nội dung quan trọng của
việc tính toán hệ thống ống dẫn khí (hệ thống thông gió) như: tính chọn đường kính ống,
xác định sức cản của hệ thống ống từ đó làm căn cứ chọn công suất máy quạt phù hợp -
đủ khả năng thắng sức cản của đường ống và vận chuyển một lưu lượng không khí với
một lưu lượng và vận tốc đã định.
Các lực khác nhau có tác dụng làm cản trở lại chuyển động của dòng không khí
được gọi là các sức cản. Sức cản sẽ làm tổn thất năng lượng (áp suất) của dòng không
khí. Tổn thất áp suất khi một dịch thể nói chung và dòng không khí nói riêng chuyển
động trong đường ống gồm 2 thành phần: tổn thất áp suất do ma sát, chủ yếu là do ma
sát giữa bề mặt ngoài của dòng dịch thể với mặt trong của thành ống dẫn và tổn thất áp
suất cục bộ do dòng chảy gặp các chướng ngại vật, vật cản.
4.2.1. Tổn thất áp suất do ma sát
Áp dụng công thức tính tổn thất áp suất do ma sát từ lý thuyết thủy lực đại cương
như sau:
𝑈 𝑣2 𝑘𝐺
∆𝑝𝑚𝑠 = 𝑅. 𝑙 = 𝜑 𝑙 𝛾, ( ) (4-11)
𝐹 2𝑔 𝑚2
trong đó:
57
∆𝒑𝒎𝒔 - tổn thất áp suất do ma sát trên cả chiều dài của đoạn ống;
𝑅 - tổn thất áp suất ma sát đơn vị, tức là tổn thất do ma sát trên 1m chiều dài ống
dẫn và nó được xác định bằng cách thay 𝑙 = 1 vào phương trình (4-11), nhận được:
𝑈 𝑣2 𝑘𝐺
𝑅=𝜑 𝛾, ( )
𝐹 2𝑔 𝑚2
𝜑 - hệ số tỷ lệ, không thứ nguyên;
U – chu vi ướt của tiết diện ống dẫn, m;
F - Diện tích tiết diện ngang của ống, m2;
v - vận tốc chuyển động của dịch thể trong ống, m/s;
g – gia tốc trọng trường, m/s2;
- trọng lượng đơn vị (trọng lượng riêng) của dịch thể trong (không khí), kG/m3;
𝑙 - chiều dài của ống , m.
Đối với ống tròn có đường kính d và khi chảy đầy đường ống, nghĩa là chu vi ướt
bằng chu vi của tiết diện trong của ống dẫn, thì:
𝑈 𝜋𝑑 4
=𝜋 =
𝐹 𝑑2 𝑑
4
Thay biểu thức trên vào công thức (4-11), ta nhận được:
4 𝑣2 𝑘𝐺
∆𝑝𝑚𝑠 =𝜑𝑙 𝛾, ( )
𝑑 2𝑔 𝑚2
Nếu đặt   4 và  được gọi là hệ số ma sát, ta có:
𝑙 𝑣2 𝑘𝐺
∆𝑝𝑚𝑠 =  𝛾, ( ) (4-11a)
𝑑 2𝑔 𝑚2
Đây là công thức cơ bản để tính tổn thất áp suất do ma sát trên một đoạn ống tròn
có đường kính d, chiều dài l với vận tốc chuyển động của dịch thể bên trong là v, (m/s).
Hệ số ma sát  phụ thuộc vào chế độ chuyển động của dịch thể bên trong ống (ở
đây dịch thể là không khí): chảy tầng, chảy rối và độ nhám của ống dẫn. Chế độ chuyển
động được đăng trưng bởi số Reynolds:
𝑣𝑑
𝑅𝑒 = (4-12)
𝜗
1 – Khi Re < 2320, trạng thái chuyển động của dòng dịch thể là chảy tầng, khi
đó hệ số ma sát  chỉ phụ thuộc vào số Re và có thể xác định thông qua công thức sau:

58
64
= (4-13)
𝑅𝑒
2 – Khi Re > 2320, ta có chế độ chảy rối. Trong chế độ chảy rối, người ta phân
biệt 3 trường hợp thành phần:
- Nếu lớp dịch thể tiếp giáp với thành ống có tính chất chảy tầng dày hơn và phủ
kín độ nhám của thành ống, thì khi đó ta gọi là chế độ chảy rồi trong ống nhẵn thủy lực.
Trường hợp đó, hệ số ma sát  cũng chỉ phụ thuộc vào số Re và được xác định theo công
thức:
1,01
= (4-14)
(𝑙𝑔𝑅𝑒)2,5
- Nếu lớp ranh giới chảy tầng ở sát thành ống mỏng hơn độ nhám của thành ống,
thì hệ số ma sát  hầu như không phụ thuộc vào số Re và chỉ phụ thuộc vào độ nhám và
đường kính trong của ống dẫn, cụ thể có các công thức thực nghiệm phổ biến:
+ Công thức do Nikuratze đề xuất:
1
= (4-15)
𝑟 2
(1,74 + 2𝑙𝑔 )
𝐾
+ Công thức do Sinphrinxon đề xuấbt:
𝐾 0,25
 = 0,111 ( ) (4-16)
𝑑
- Từ chế độ chảy rối trong ống nhẵn thủy lực sang chế độ chảy rối trong ống
nhám thủy lực có một gia đoạn quá độ. Trong giai đoạn quá độ này hệ số ma sát  phụ
thuộc cả vào số Re và độ nhám tương đối của ống dẫn và có thể xác định theo công thức
của Altsul như sau:
𝐾 68 0,25
 = 0,11 ( + ) (4-17)
𝑑 𝑅𝑒

Trong các công thức trên:


r, d - lần lượt là bán kính và đường kính trong của ống dẫn, (m);
K - độ nhám tuyệt đối của thành trong ống dẫn, (m);
𝜗 - hệ số nhớt động học của không khí, (m2/s).
Đối với các hệ thống thông gió cơ khí, tốc độ chuyển động của không khí trong
ống dẫn bằng tôn thường nằm trong phạm vi từ 2  20 m/s, còn đối với các ống dẫn
trong nhà dân dụng với độ nhám 1mm thì tốc độ chuyển động từ 0,2 7 m/s. Do đó, chế

59
độ chuyển động thường gặp là chế độ chuyển động trong giai đoạn quá độ. Với các ống
dẫn bằng tấm phi-brô xi măng, ống gạch,... có độ nhám > 1,5mm, thì có chế độ chuyển
động trong ống nhám thủy lực.
Để được tiện lợi trong tính toán, người ta lập sẵn các biểu đồ hoặc bảng số để tra
1 hoặc 2 trong các trị số: tổn thất áp suất ma sát đơn vị R, đường kính d, tốc độ v và lưu
lượng Q khi biết những trị số còn lại (хеm phụ lục 3).
Khi lập các biểu đổ và bảng số này, hệ số  được tính cho điều kiện tiêu chuẩn
nhất định nào đó. Thông thường thì điều kiện đó là: độ nhám của đường ống K = 0,1mm,
trọng lượng đơn vị, độ nhớt động học của không ở nhiệt độ 20°C là:  = 1,205 kG/m3 và
𝜗 = 15,06.10-6 m2/s.
Do đó, khi tính toán cho hệ thống ống dẫn có độ nhám và nhiệt độ khác với điều
kiện tiêu chuẩn nói trên, thì phải đưa vào công thức tính toán các hệ số hiệu chỉnh ảnh
hưởng của những yếu tố này (bảng 4-2, 4-3 và biểu đồ hình 5-3).
Bảng 4.2. Hệ số hiệu chỉnh tổn thất áp suất ma sát khi nhiệt độ thay đổi ()

t°C  t°C  t°C 


-30 1,10 20 1,00 90 0,88
-25 1,09 25 0,99 100 0,87
-20 1,08 30 0,98 125 0,84
-15 1,07 35 0,97 150 0,81
-10 1,06 40 0,96 175 0,78
-5 1,05 45 0,95 200 0,75
-0 1,04 50 0,94 250 0,71
+5 1,03 60 0,93 300 0,67
+10 1,02 70 0,92 350 0,63
+15 1,01 80 0,90 400 0,59

Bảng 4.3. Trị số độ nhám tuyệt đối K của một số loại ống dẫn không khí
Loại ống, mương dẫn K (mm)
- Mương dẫn bằng tấm xỉ thạch cao hoặc bằng tấm mùn cưa 1
trộn với thạch cao
- Mương dẫn bằng gạch cổ quét sạch bề mặt 4
- Mương bằng tấm bê tông xỉ 1,5
- Mương bằng vữa trát trên lưới thép 10
- Bề mặt tường gạch (sạch, không láng vữa) 36
- Mương gạch xây trong tường (không quét sạch bề mặt) 5 10

60
Hình 4-3. Hệ số hiệu chỉnh tổn thất áp suất ma sát (n)
đối với các ống có độ nhám khác với K = 0,1 mm

Hệ số hiệu chỉnh tổn thất áp suất ma sát đối với loại ống có độ nhám khác với độ
nhám tiêu chuẩn tính toán (0,1mm) có thể xác định theo biểu đồ của s. M. Korenhepsky
(hình 4-3).
Khi biết được vận tốc của dòng không khí, độ nhám K và đường kính d, có thể
tìm được hệ số điểu chinh n theo đường v-A-B-n.
Như vậy, tổn thất áp suất vì ma sát đối với đường ống có độ nhám bất kỳ và khi
không khí có nhiệt độ bất kỳ được xác đinh thông qua công thức sau:

𝑅𝑡ℎự𝑐 𝑡ế = 𝑅𝑡𝑐 𝑛  (4-18)

trong đó, 𝑅𝑡𝑐 - Tổn thất áp suất ma sát đơn vị ứng với điểu kiện tiêu chuẩn (phụ lục 3).
4.2.2. Tổn thất áp suất cục bộ và hệ số sức cản cục bộ
Sức cản cục bộ trong ống dẫn sinh ra căn bản là do sự va chạm không đàn hồi
của chất lỏng chuyển động khi gặp chướng ngại cục bộ trên đoạn ống. Sức cản cục bộ
chia làm 2 nhóm với các đặc điểm sau:
- Nhóm thứ nhất: Lưu lượng thay đổi trước và sau chướng ngại vật (phụ kiện
đường ồng như chạc ba, chạc tư, miệng thổi và miệng hút trên thành ống dẫn,...).
- Nhóm thứ hai: Tốc độ thay đổi nhưng lưu lượng không đổi như: loa, phễu, ngoặt
rẽ nhánh, mở rộng hay thắt nhỏ đột ngột.
61
Như chúng ta đã biết những kiến thức được trang bị từ học phần thủy lực đại
cương - sức cản hay tổn thất áp suất cục bộ được biểu diễn bằng cồng thức:
𝑣2
𝑝𝑐𝑏 =  2𝑔
, (kG/𝑚2 ) (4-19)

Trong đó:  - là hệ số sức cản cục bộ phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của
chướng ngại vật. Hệ số  thường được xác định bằng thực nghiệm, nhưng trong một số
trường hợp đơn giản có thể xác định bằng tính toán lí thuyết như các trường hợp cho
trong bảng 4-4 dưới đây.
Bảng 4-4. Hệ số sức cản cục bộ của một số phụ kiện đường ống dẫn khí

Tên Công thức tính hệ số sức cản


TT Hình dạng phụ kiện
phụ kiện cục bộ 
𝑣2 2
 = (1 − )
Mở rộng 𝑣1
1. dòng đột hoặc
ngột 𝐹1 2
 = (1 − )
𝐹2

Co thắt 𝐹2
2. dòng đột  = 0,5 (1 − )
ngột 𝐹1

 𝑙𝑜𝑎 =  𝑚𝑟 +  𝑚𝑠
trong đó:
- Loa tiết diện tròn:
𝛼 1,25 𝑛 − 1 2
 𝑚𝑟 = 3,2𝑘∅ (𝑡𝑔 ) ( )
2 𝑛
- Loa tiết diện hình chữ nhật:
𝛼 1,25 𝑛 − 1 2
3.
Loa mở  𝑚𝑟 = 6,2𝑘∅ (𝑡𝑔 ) ( )
rộng 2 𝑛
ở đây: 𝑘∅ - hệ số hình dạng của
trường vận tốc của dòng ở phía
trước loa, thường không vượt quá
1,5.
- Hệ số sức cản do ma sát gây ra:
 𝑛2 − 1
 𝑚𝑠 = 𝛼 ( )
8𝑠𝑖𝑛 𝑛2
2

62
Tên Công thức tính hệ số sức cản
TT Hình dạng phụ kiện
phụ kiện cục bộ 
- hệ số ma sát phụ thuộc vào số
Re và độ nhám tương đối 𝐾 ̅=
𝐾/𝑑1
𝛼 0,75
 = 0,008
𝑛0,6
Cút nối
trong đó:
4. góc
(ngoặt) 𝛼 – góc của ngoặt, (độ);
n = R/d - Tỉ số của bán kính cong
và đường kính ống.
2
𝐹ô
 = ( − 1)
𝐹𝑐
Đầu ống
trong đó:
5. hút hoặc
ống đẩy 𝐹ô - tiết diện ngang dòng phía
trong của ống dẫn;
𝐹𝑐 - tiết diện co thắt.
Ở bảng Phụ lục 2, trình bày công thức tính toán hệ số sức cản cục bộ của một số
hình dạng phụ kiện đường ống cụ thể thường gặp.
Tổng tổn thất áp suất của một hệ thống thông gió (𝒑 ) bằng tổng của các tổn
thất thành phần do ma sát trên các đoạn ống dẫn thẳng và do sức cản cục bộ tại các phụ
kiện (chi tiết) trên toàn bộ đường ống dẫn.

𝑝 = ∑𝑛𝑖=1 𝑝𝑚𝑠(𝑖) + ∑𝑚


𝑗=1 𝑝𝑐𝑏(𝑗) , (kG/𝑚2 ) (4-20)

trong đó: i = (1÷ n) và i ∈ N, là số đoạn ống dẫn thẳng thuộc hệ thống thông gió; j =
(1÷ m) và j ∈ N, là số chi tiết (phụ kiện) của đường ống gây ra sức cản cục bộ trên hệ
thống thông gió.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 4

Câu 1. Trình bày nội dung và cách phân loại các dạng chuyển động của dòng không
khí?
Câu 2. Trình bày phương pháp xây dựng biểu đồ phân bố áp suất trong đường ống dẫn
gió và xác định cột áp yêu cầu của quạt gió.

63
Câu 3. Trình bày khái niệm sức cản, khái niệm các loại tổn thất áp suất và công thức
tính toán các loại tổn thất này.
Câu 4. Quạt gió dùng thông gió cho một gara ôtô ở tầng hầm của một tòa nhà chung cư
có lưu lượng làm việc là 254,34 m3/phút, đường kính ống hút và ống đẩy bằng nhau và
bằng 60cm, nhiệt độ của không khí là 25 oC, độ nhám tuyệt đối của bề mặt trong của
ống dẫn K = 0,1. Tính:
a) Vận tốc không khí trong ống hút?
b) Xác định trạng thái chuyển động của dòng không khí trong ống hút?
c) Tổng tổn thất trên hệ thống thông gió, biết chiều dài ống hút là 350m, ống đẩy
là 70m, trên ống hút có 5 ngoặt (cút đổi hưởng 90o - hệ số sức cản cục bộ  = 1,43).

64
Chương 5
ĐỘNG LỰC THÔNG GIÓ

5.1. Động lực thông gió là sức hút tự nhiên


5.1.1. Khái niêm chung và các giả thiết cơ bản của thông gió tự nhiên
"Thông gió tự nhiên" là hiện tượng trao đổi không khí giữa bên trong và bên
ngoài công trình kiến trúc nhà ở dân dụng hoặc công nghiệp một cách có "tổ chức" dưới
tác dụng của những yếu tố tự nhiên như gió, nhiệt thừa hoặc tổng hợp hai yếu tố gió và
nhiệt thừa.
Chữ "tổ chức" được nhấn mạnh ở trên cò nghĩa là có khả năng biết trước hoặc dự
tính trước lượng không khí trao đổi và điểu chỉnh được lượng không khí trao đổi ấy tuỳ
theo các điều kiện bên trong và bên ngoài: nhiệt độ không khí, hướng và vận tốc gió.
Trong các phân xưởng nóng (phân xưởng nóng là những phân xưởng có nguồn
tỏa nhiệt và công suất nhiệt tỏa ở bên trong xưởng lớn hơn công suất tỏa nhiệt từ trong
xưởng ra bên ngoài môi trường. Nhiệt thừa đơn vị trong các phân xưởng như vậy có thể
đạt từ 20 đến 200 kcal/m3h hoặc hơn nữa) của các nhà máy luyện kim, chế tạo máy móc
cơ khí và nhiều lĩnh vực khác của nền công nghiệp, lượng trao đổi không khí bằng
phương pháp thông gió tự nhiên có thể đạt đến hàng triệu m3 trong mỗi giờ. Nếu thực
hiện khối lượng trao đổi không khí đó bằng thông gió nhân tạo (cơ khí) thì năng lượng
điện tiêu thụ sẽ là một số khổng lồ.
Ý nghĩa quan trọng của thông gió tự nhiên là nó cho phép thực hiện được quá
trình trao đổi không khí với lưu lượng rất lớn mà không đòi hỏi chi phí năng lượng.
Nếu có tính toán thiết kế và tổ chức thông gió tự nhiên tốt, thì hiệu quả của thông
gió tự nhiên trong các công trình công nghiệp không thua kém gì so với hiệu quả của
thông gió chung bằng cơ khí có cùng khối lượng không khí trao đổi.
Thông gió tự nhiên cũng có thể áp dụng trong nhà ở, các tòa nhà công cộng, trang
trại nuôi súc vật, v.v.
Khi áp dụng thông gió tự nhiên trong các công trình công nghiệp, sự lưu thông
không khí xảy ra như sau: không khí đi vào ở những ô cửa (cửa sổ, cửa đi chính) trên
tường ở phía dưới và được thải ra ngoài qua các ô cửa phía trên cao hơn hoặc qua cửa
mái (cửa trời).

65
Thông gió tự nhiên được áp dụng ở hầu hết các công trình kiến trúc nói chung,
chỉ trừ một số ít phân xưởng (nhà máy) trong đó do yêu cầu công nghệ cần phải có chế
độ nhiệt độ, độ ẩm nghiêm ngặt.
Về mùa đông, khi bên trong các công trình công nghiệp có nhiệt thừa, thông gió
tự nhiên vẫn được áp dụng, nhưng không khí lạnh bên ngoài được cho vào công trình
qua các cửa chớp trên tường ở độ cao cách mặt nền từ 5  7m và với tính toán sao cho
khi luồng không khí hạ dần xuống vùng làm việc của công nhân, thì nó được gia nhiệt
bởi nhiệt thừa đến nhiệt độ vùng làm việc và sau đó cũng được thải ra bên môi trường
bên ngoài qua các cửa mái.
Trong nhiều trường hợp, người ta thường phối hợp giữa thông gió tự nhiên và
thông gió cơ khí dưới các hình thức: hoa sen không khí, hút tại chỗ và màn cửa không
khí.
Để hình dung đươc rõ hơn hiện tượng
trao đổi không khí bằng thông gió tự nhiên,
trước hết ta quan sát sự lưu thông không khí
gây ra bởi những nguồn tỏa nhiệt bên trong
nhà (hình 5-1).
Như đã biết, bất kỳ nguồn toả nhiệt nào
cũng tạo ra những dòng không khí chuyển
động mà chúng ta gọi là dòng đối lưu. Phần Hình 5-1
không khí tiếp xúc với nguồn nhiệt được nung nóng, giãn nở nên có trọng lượng đơn vị
nhẹ, chúng bốc lên trên và không khí lạnh sẽ được dồn đến để thay thế vào chỗ trống.
Nhờ thế mà ta có hiện tượng lưu thông không khí. Nếu là không gian trống thì luôn có
dòng không khí lạnh bị dồn đến nguồn nhiệt. Trong không gian có giới hạn không có
cửa thông với bên ngoài ta sẽ có hiện tượng tuần hoàn kín, nghĩa là dòng không khí nóng
bốc lên khi đến mái thì toả nhiệt ra tứ phía rồi nguội dần và bị dồn trở lại về nguồn nhiệt.
Nếu trong không gian giới hạn ấy có mở những ô cửa thì một phần không khí
nóng sẽ được thoát ra ngoài qua các cửa bên trên, phần còn lại sẽ tuần hoàn trong các
vùng "đọng nhiệt", có tác dụng hoà lẫn đồng thời nung nóng lượng không khí lạnh từ
ngoài vào nhà qua các cửa bên dưới.
Như vậy, nhiệt độ không khí tại vùng làm việc trong nhà đạt được một trị số nhất
định nào đó là do kết quả của quá trình hoà trộn không khí nóng tuần hoàn bên trong và

66
không khí mát hơn từ bên ngoài vào. Bắt đầu từ nguồn nhiệt trở lên, nhiệt độ của không
khí tăng dần theo chiều cao. Độ tăng nhiệt độ trên l m chiều cao kể từ vùng làm việc trở
lên gọi là gradien nhiệt độ, ký hiệu là gradt. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của phân xưởng
nóng hay nguội mà trị số của gradt lớn hay nhỏ. Thông thường đối với tòa nhà công
nghiệp gradt thay đổi trong khoảng từ 1  2oC.
Tóm lại, nguồn nhiệt là nhân tố động lực gây ra chuyển động của không khí, làm
phát sinh ra hiện tượng đối lưu tự nhiên và thông gió tự nhiên.
Khi tính toán thông gió tự nhiên, ta có thể phân biệt 2 trường hợp khác nhau sau
đây :
1 - Trường hợp thứ nhất: Xác định diện tích cửa để đảm bảo lượng không khí
trao đổi đã định trước.
2 - Trường hợp thứ hai: Khi đã biết diện tích cửa, cần xác định lưu lượng trao
đổi không khí.
Các giả thiết cơ bản để tính toán thông gió tự nhiên bao gồm:
1 - Giả thiết thứ nhất: Trong điều kiện ổn định, trọng lượng của khối không khí
dịch chuyển vào trong nhà (𝐿𝒗 ) và từ trong nhà thoát ra ngoài (𝐿𝒓 ) trong cùng một đơn
vị thời gian (t = 1 giờ) phải bằng nhau:
𝐿𝑣 = 𝐿𝑟
hoặc
𝑊𝑣 𝛾𝑣 = 𝑊𝑟 𝛾𝑟 , (𝑘𝑔/ℎ) (5-1)
trong đó: 𝑊𝑣 , 𝑊𝑟 - lần lượt là thể tích không khí dịch chuyển vào và ra khỏi nhà, (m3);
𝛾𝑣 , 𝛾𝑟 - lần lượt là trong lượng riêng của không khí dịch chuyển vào và ra khỏi nhà,
(kg/m3).
2 - Giả thiết thứ hai: Lượng nhiệt (hoặc lượng nhân tố có hại khác) cùng với
không khí dịch chuyển vào trong nhà cộng với lượng nhiệt tỏa ra bên trong nhà phải
bằng lượng nhiệt do không khí đi ra khỏi nhà mang theo.
Nếu gọi nhiệt dung của không khí đi vào là Iv và của không khí đi ra là Ir; L là
lượng không khí vào hoặc ra (tính theo kg/h) và Qth là lượng nhiệt thừa trong nhà
(kcal/h), thì ta có thể viết:
𝐿 𝐼𝑣 + 𝑄𝑡ℎ = 𝐿 𝐼𝑟
hoặc

67
𝐿 𝐶𝑝 𝑡𝑣 + 𝑄𝑡ℎ = 𝐿 𝐶𝑝 𝑡𝑟 (5-2)
Trong các công thức trên:
𝐿𝑣 = 𝐿𝑟 = 𝐿 – lưu lượng trọng lượng của không khí vào và ra, (kg/h);
𝑊𝑣 , 𝑊𝑟 – lưu lượng thể tích của không khí vào và ra, (m3/h);
𝛾𝑣 , 𝛾𝑟 - trọng lượng đơn vị của không khí vào và ra, (kg/m3);
𝑄𝑡ℎ - lượng nhiệt thừa trong nhà, (kcal/h);
𝐶𝑝 - tỷ nhiệt của không khí, (kcal/kg.oC);
𝑡𝑣 , 𝑡𝑟 - nhiệt độ của không khí vào và không khí ra khỏi nhà, (oC).
Phương trình cân bằng về chất đối với các yếu tố độc hại khác có thể viết:
𝑔
𝐿 𝑦1 + 𝐺 = 𝐿 𝑦2 , ( ) (5-3)

trong đó:
𝑦1 , 𝑦2 - lần lượt là nồng độ của yếu tố độc hại trong không khí vào và không khí
ra, (g/m3);
𝐺 - lượng yếu tố có hại tỏa ra trong nhà, (g/h).
5.1.2. Thông gió tự nhiên dưới tác dụng của nhiệt thừa
5.1.2.1. Khái niệm về áp suất thừa (dư) bên trong và mặt phẳng trung hòa
Ta lấy mặt phẳng nằm ngang AB ở độ cao
nào đó của phân xưởng (hình 5-2) để xem xét. Giả
sử, ta đo được áp suất bên trong và bên ngoài nhà
trên mặt phẳng AB lần lượt là: pb và pa, (kG/m2).
Hiệu số (pb - pa) được gọi là áp suất dư bên
trong nhà.
Nếu ký hiệu áp suất dư bên trong là pth,
chúng ta sẽ có: Hình 5-2
𝑘𝐺
𝑝𝑡ℎ(𝐴𝐵) = 𝑝𝑏 − 𝑝𝑎 , ( ) (5-4)
𝑚2

Như vậy áp suất dư bên trong nhà là hiệu số giữa áp suất bên trong và bên ngoài
nhà trên cùng một mặt phẳng nằm ngang.
Áp suất dư bên trong có thể dương hoặc âm.
Bây giờ ta xem xét sự thay đổi của áp suất thừa theo độ cao khác nhau của một
mặt phẳng nằm ngang đi qua nhà.

68
Ta lấy mặt phẳng CD năm dưới mặt phẳng AB một khoảng cách H1, (m). Áp suất
bên trong và bên ngoài trên mặt phẳng CD sẽ lớn hơn so với áp suất bên trong và bên
ngoài trên mặt phẳng AB một đại lương đúng bằng trọng lượng của các cột không khí
có diện tích mặt đáy là 1m2 và chiều cao của cột khí bằng H1 ở nhiệt độ (hoặc trọng
lượng đơn vị) tương ứng.
Cụ thể, nếu ký hiệu các áp suất đo được trên mặt phẳng CD với dấu “  ”, ta sẽ
có:
𝑝𝑏 = 𝑝𝑏 + 𝐻1  𝑇𝑇𝐵
𝑝𝑎 = 𝑝𝑎 + 𝐻1 𝑁
Trong đó:
 𝑇𝑇𝐵 , 𝑁 - trọng lượng đơn vị của không khí bên trong và bên ngoài nhà ứng với nhiệt độ
trung bình bên trong nhà 𝑡𝑇𝑇𝐵 và nhiệt độ bên ngoài nhà 𝑡𝑁 .
Áp suất thừa trên mặt phẳng CD sẽ là:
𝑝𝑡ℎ(𝐶𝐷) = 𝑝𝑏 − 𝑝𝑎 = (𝑝𝑏 + 𝐻1  𝑇𝑇𝐵 ) − (𝑝𝑎 + 𝐻1 𝑁 ) = 𝑝𝑏 − 𝑝𝑎 + 𝐻1 (−𝑁 +  𝑇𝑇𝐵 )
hay
𝑝𝑡ℎ(𝐶𝐷) = 𝑝𝑡ℎ(𝐴𝐵) − 𝐻1 (𝑁 −  𝑇𝑇𝐵 ) (5-5)
Từ phương trình (5-5), ta suy ra được phát biểu như sau: Dưới tác dụng của nhiệt
thừa nếu trên mặt phẳng nằm ngang nào đó áp suất thừa bên trong của phân xưởng đo
được là pth, thì trên mặt phẳng thấp hơn mặt phẳng ấy một độ cao H1 áp suất thừa sẽ
giảm xuống một đại lượng bằng tích số của chiều cao H1 với hiệu số trọng lượng đơn vị
của không khí bên ngoài (𝑁 ) và bên trong nhà (  𝑇𝑇𝐵 ), tích đó là: 𝐻1 (𝑁 −  𝑇𝑇𝐵 ).
Tương tự như vậy, trên mặt phẳng EF cao hơn mặt phẳng AB một độ cao là H2,
thì áp suất thừa trên EF sẽ lớn hơn áp suất thừa trên mặt phẳng AB một đại lượng bằng:
𝐻2 (𝑁 −  𝑇𝑇𝐵 ), cụ thể được xác định thông qua công thức sau:

𝑝𝑡ℎ(𝐸𝐹) = 𝑝𝑡ℎ(𝐴𝐵) + 𝐻2 (𝑁 −  𝑇𝑇𝐵 ) (5-6)


Khi áp suất thừa trên một mặt phẳng nào đó dương, thì khi mở cửa trên tường ở
độ cao của mật phẳng ấy không khí bên trong sẽ đi ra ngoài; ngược lại nếu áp suất thừa
âm, thì không khí bên ngoài sẽ đi vào nhà. Vận tốc chuyển động của dòng không khí
vào hay ra khỏi nhà có trị số lớn hay nhỏ là tuỳ thuộc vào trị số của áp suất thừa và được
xác định theo biểu thức:

69
v2 𝑘𝐺
𝑝𝑡ℎ = , ( ) (5-7)
2𝑔 m2
trong đó: g – gia tốc trọng trường, (m/s2);  - trọng lượng riêng của không khí, (kg/m3).
Nếu trên một mặt phẳng nào đó có trị số áp suất thừa bằng 0, thì ở các ô cửa ở độ
cao của mặt phẳng ấy, không khí sẽ không đi vào và cũng không đi ra. Mặt phẳng như
vậy gọi là mặt phẳng trung hoà.
Mặt phẳng trung hoà chỉ tồn tại dưới tác dụng của nhiệt thừa. Trường hợp có tác
dụng của gió hoặc tác dụng tổng hợp của gió và nhiệt thừa, mặt phẳng trung hoà sẽ
không còn nữa, bởi vì lúc ấy do tính chất hút gió và đón gió của các mặt đối diện của
nhà không thể có một mặt phẳng mà trên đó áp suất ở phía trước, phía sau cũng như bên
trong nhà đều bằng nhau.
5.1.2.2. Phương pháp tính toán thông gió tự nhiên dưới tác dụng của nhiệt thừa
Giả sử xem xét ngôi nhà, ở mặt trước có các cửa dưới và mặt sau có các cửa bên
trên với diện tích tổng cộng của các cửa bên
dưới là F1 và bên trên là F2. Khoảng cách giữa
các tâm của chúng là H (hình 5-3).
Giả sử, dưới tác dụng của nhiệt thừa
trong nhà sẽ hình thành một mặt phẳng trung
hoà nằm cách tâm cửa dưới là H1 và tâm cửa
trên là H2.
Như vậy áp suất thừa ở tâm cửa dưới Hình 5-3
số 1 sẽ là:
𝑘𝐺
𝑝𝑡ℎ(1) = −𝐻1 (𝑁 −  𝑇𝑇𝐵 ), ( )
𝑚2
Áp suất thừa này sẽ gây chuyển động của không khí từ ngoài vào trong với vận
tốc là v1 thỏa mãn phương trình sau:
v12
𝑁 = 𝐻1 (𝑁 −  𝑇𝑇𝐵 ) (a)
2𝑔
Cũng tương tự như trên, đối với mặt phẳng của cửa số 2 ta sẽ có áp suất thừa tại
đó là:
𝑘𝐺
𝑝𝑡ℎ(2) = 𝐻2 (𝑁 −  𝑇𝑇𝐵 ), ( )
𝑚2
và không khí sẽ đi từ trong ra ngooài với vận tốc v2 thỏa mãn phương trình sau:

70
v22
 = 𝐻2 (𝑁 −  𝑇𝑇𝐵 ) (b)
2𝑔 𝑟
Chia đẳng thức (a) cho (b), ta nhận được:
𝐻1 v1 2 𝑁
=( ) (c)
𝐻2 v1 𝑟
Lưu lượng trọng lượng không khí đi vào hoặc ra qua các cửa 1 và 2 sẽ là:
𝐿 = 𝜇1 𝐹1 v1 𝑁 = 𝜇2 𝐹2 v2 𝑟 (d)
trong đó: 𝜇1 , 𝜇2 - Các hệ số lưu lượng kể đến ảnh hưởng của hiện tượng thắt dòng khi
dịch thể chảy qua các lỗ (các cửa) trên thành chắn (tường chắn). Các hệ số có giá trị
nhỏ hơn 1 ( < 1). Từ đẳng thức (d) ta rút ra được:
𝐿
v1 = , (𝑚/𝑠)
𝜇1 𝐹1 𝑁
(e)
𝐿
v2 = , (𝑚/𝑠)
𝜇2 𝐹2 𝑟
Nếu thay các trị số của v1 và v2 vào đẳng thức (c) và giả sử rằng các cửa 1 và 2
có cấu tạo giống nhau nên có hệ số lưu lượng  như nhau, ta sẽ có:
𝐻1 F2 2 
=( ) 𝑟
𝐻2 F1 𝑁
Áp dụng hệ quả biến đổi biểu thức tương đương, ta được:
𝐻1 + 𝐻2 𝐻 𝐹22 𝑟 + 𝐹12 𝑁
= =
𝐻2 𝐻2 𝐹12 𝑁
Và từ đó suy ra được:
𝐻
H2 = 𝑣à
F2 2 𝑟
1+( )
F1 𝑁
(5-8)
𝐻
H1 =
F1 2 𝑁
1+( )
F2 𝑟
Nếu giả sử rằng 𝑁 = 𝑟 , thì ta có:
𝐻
H2 = 𝑣à
F 2
1 + ( 2)
F1 (5-9)
2
H2 F2
=( )
H1 F1
71
Điều đó có nghĩa là khoảng cách từ mặt trung hòa đến tâm các cửa tỷ lệ nghịch
với bình phương diện tích của chúng.
Nếu F1 = F2, thì mặt phẳng trung hòa nằm cách đều các tâm của cửa dưới và cửa
trên.
Áp dụng khải niệm về áp suất thừa bên trong và mặt phẳng trung hòa cho phép
ta giải được những bài toán về thông gió tự nhiên dưới tác dụng của nhiệt thừa một cách
dễ dàng và tiện lợi.
Ví dụ 1: Xác định diện tích các cửa gió
vào và cửa gió ra nếu biết lượng nhiệt thừa bên
trong nhà là Qth = 500000 kcal/h. Tâm các cửa
1 và 2 nằm trên độ cao tính từ mặt sàn lần lượt
là 2,5m và 10m. Tỷ số diện tích cửa F1/F2 =
1,25. Nhiệt độ không khí bên ngoài tN = 22 oC,
nhiệt độ vùng làm việc cần đảm bảo là tlv = 24
C và nhiệt độ không khí ra có kể đến gradt
o

theo chiều cao là tr = 30 oC. Áp suất khí quyển


pkq = 745mmHg (hình 5-4) Hình 5-4

Hướng dẫn giải:


Lưu lượng không khí thông gió cần thiết:
𝑄𝑡ℎ 500000
𝐿𝑣 = 𝐿𝑟 = = = 260000 (𝑘𝑔/ℎ)
𝐶𝑝 (𝑡𝑟 − 𝑡𝑣 ) 0,24(30 − 22)
Xác định vị trí mặt phẳng trung hòa: Áp dụng phương trình (5-8) để tìm H2 và
H1 .
𝐻 7,5 7,5
H2 = = = = 4,63 (𝑚)
F 2 1  𝑜
2
1 2 1,141
1 + ( 2) 𝑟 1+( ) 30 1+( )
F1 𝑁 1,25 22𝑜 1,25 1,173

H1 = H − H2 = 7,5 − 4,63 = 2,87 (𝑚)


Nhiệt độ trung bình bên trong nhà là:
𝑡𝑙𝑣 + 𝑡𝑟 24 + 30
𝑡𝑇𝑇𝐵 = = = 27 ℃
2 2
Ứng với 𝑡𝑇𝑇𝐵 = 27 ℃ và 𝑝𝑘𝑞 = 745 𝑚𝑚𝐻𝑔, ta có:  𝑇𝑇𝐵 = 1,154 𝑘𝑔/𝑚3
Xác định áp suất thừa ở tâm cửa thứ 1 (cửa dưới):
72
𝑝𝑡ℎ(1) = 0 − 𝐻1 (𝑁 −  𝑇𝑇𝐵 ) = −2,87(1,173 − 1,154) = −0,0545 (𝑘𝐺/𝑚2 )
Vì áp suất thừa âm nên không khí ngoài sẽ đi vào trong nhà qua cửa 1 với vận
tốc là:

−𝑝𝑡ℎ(1) . 2𝑔 0,0545. 19,62


𝑣1 = √ =√ = 0,955 (𝑚/𝑠)
𝑁 1,173

Diện tích của F1 xác định được từ đẳng thức:


𝐿𝑣 = 3600 𝜇1 𝑣1 𝐹1 𝑁
Từ đó suy ra được F1 và F2. Giả thiết rằng 𝜇1 = 𝜇2 = 0,65
𝐿𝑣 260000
𝐹1 = = = 99 (𝑚2 )
3600 𝜇1 v1 𝑁 3600 . 0,65 . 0,955 . 1,173
𝐹2 99
𝐹2 = = = 79,2 (𝑚2 )
1,25 1,25
Kiểm tra lại lưu lượng gió thoát ra từ cửa số 2:
Áp suất thừa ở cửa 2:

𝑝𝑡ℎ(2) = 0 + 𝐻2 (𝑁 −  𝑇𝑇𝐵 ) = 4,63(1,173 − 1,154) = 0,088 (𝑘𝐺/𝑚2 )

𝑝𝑡ℎ(2) . 2𝑔 0,088. 19,62


𝑣2 = √ =√ = 1,23 (𝑚/𝑠)
𝑟 1,141

𝐿𝑟 = 3600 𝜇2 𝑣2 𝐹2 𝑟 = 3600 . 0,65 . 1,23 . 79,2 . 1,141 = 260100 (𝑘𝑔/ℎ)

Giá trị của Lr phù hơp với lưu lượng không khí thông gió đã xác định ở trên.
5.1.2.3. Thông gió tự nhiên dưới tác dụng của gió
a) Áp suất gió gây ra trên các mặt nhà - Hệ số khí động K
Khi một ngôi nhà đứng chắn luồng gió thổi thì mặt phía trước của nhà sẽ có áp
suất tăng cao, còn phía sau áp suất giảm. Mặt trước của nhà theo chiểu gió thổi gọi là
mặt đón gió và mặt sau gọi là mặt khuất gió.
Hình 5-5 mô tả dòng chảy của gió xung quanh một ngôi nhà đứng độc lập (xung
quanh nhà là khoảng trống). Ta thấy rằng ở phía đón gió của công trình, dòng không khí
như thể bị "dồn nén" do đó gây ra áp suất dương, ngược lại, ở phía khuất gió, dòng
không khí "giãn" ra và tạo khu vực áp suất chân không (áp suất tương đối).
Nếu trên tường nhà có mở cửa thì ở phía đón gió không khí sẽ vào nhà và ở phía
khuất gió không khí sẽ đi từ trong nhà ra bên ngoài. Như vậy, chỉ dưới tác dụng của gió,

73
ta vẫn có được sự trao đổi không khí. Trong trường hợp này, lượng không khí trao đổi
phụ thuộc rất nhiều vào hình đáng mặt cắt của nhà.

Hình 5-5. Gió thổi qua công trình đứng độc lập
Áp suất toàn phần do gió gây ra tại một điểm bất kỳ trên kết cấu bao che của nhà
có thể biểu diễn bằng công thức sau:
v𝑔2
𝑝 = 𝑝𝑎 + 𝑝𝑔 = 𝑝𝑎 + 𝐾  (5-10)
2𝑔
trong đó:
𝑝𝒂 - áp suất khí quyển, (kG/m2);
𝑝𝑔 - áp suất do gió gây ra tại điểm em xét, (kG/m2);
v𝑔 - vận tốc của gió, (m/s);
K - hệ số tỷ lệ và được gọi là hệ số khí động học.
Hệ số khí động K trên mặt đón gió có giá trị dương, trên mặt khuất gió thông
thường có giá trị âm ngoại trừ trường hợp đặc biệt khi có ảnh hưởng của các công trình
lân cận.
Để đơn giản trong tính toán, người ta thừa nhận một cách gần đúng rằng hệ số K
không thay đổi dù cửa đóng hay mở.
Để xác định hệ số K, người ta làm mô hình nhà đồng dạng với kích thước thực tế
rồi đằt mô hình vào hệ thống gió nhân tạo để thổi rồi đo áp suất tại các điểm khác nhau
của tường và mái nhà, từ đó suy ra hệ số K. Hệ thống gió nhân tạo như thế được gọi là
ống khí động (hình 8.6).
Thực nghiệm cho thấy hệ số K không phụ thuộc vào vận tốc của gió và tỷ lệ đồng
dạng của mô hình so với nhà thực, tức là nó không phụ thụôc vào chuẩn số Re.

74
Hình 5-6. Ống khí động
1 - vị trí đặt mô hình nhà thí nghiệm; 4 - quạt gió;

Nhờ tính chất đó, việc đo hệ số khí động К trên mô hình cũng như áp dụng cho
hiện trường tiến hành được một cách đơn giản. Hệ số К phụ thuộc vào góc độ gió thổi
và vị trí tương đối giữa các nhà với nhau. Các hình vẽ sau đây cho ta thấy sự phụ thuộc
ấy của hệ số khí động К (hình 5-7).

Hình 5-7. Các mặt cắt thể hiện mối quan hệ của hệ số khí động (K)
phụ thuộc vào các góc gió thổi ()

75
Các công trình kiến trúc (tòa nhà, xưởng,...) nằm gần nhau, nếu khoảng cách giữa
hai nhà liên tiếp nhỏ hơn 10 lần chiều cao của công trình, thì sẽ làm ảnh hưởng đến nhau
về phương diện thông gió; ngược lại, nếu khoảng cách giữa 2 nhà lớn hơn 10 lần chiều
cao, thì hai công trình đó sẽ không làm ảnh hưởng đến nhau về phương diện thông gió.
Bằng kết quả thực nghiệm trên mô hình, người ta lập ra những biểu đồ để tra hệ
số K phụ thuộc vào: hình dáng, kích thước mặt cắt của nhà, góc độ gió và khoảng cách
giữa các nhà lân cận. Trường hợp tính toán sơ bộ, ta có thể chọn hệ số K đối với mặt
đón gió cùa nhà là + 0,6 và mặt khuất gió là -0,3 khi hướng gió thẳng góc với nhà.
b) Phương pháp tính toán thông gió tự nhiên dưới tác dụng của gió
1- Trường hợp có 2 cửa: Xem xét công
trình kiến trúc có các cửa 1 và 2, tâm điểm
cách nhau theo chiều cao là H (hình 5-8).
Gọi hệ số khí động ở cửa 1 là K1 và ở
cửa 2 là K2. Ta chọn mặt phẳng x-x đi qua tâm
cửa 1 làm chuẩn. Áp suất tương đối (tức là
không kể áp suất khí quyển pa) ở bên ngoài Hình 5-8
trên mặt phẳng tâm cửa 1 là:
v𝑔2
𝑝1 = 𝑝𝑔(1) = 𝐾1 
2𝑔
Áp suất bên trong nhà trên mặt phẳng chuẩn x-x kí hiệu là px. Như vậy, hiệu số
áp suất ở cửa 1 sẽ là:
∆𝑝1 = 𝑝1 − 𝑝𝑥
Áp suất bên trong và bên ngoài trên mặt phẳng đi qua tâm cửa 2 sẽ là:
𝑝𝑇(2) = 𝑝𝑥 − 𝐻 
𝑝𝑁(2) = 𝐻  + 𝑝2
trong đó: p2 – là áp suất do gió gây ra ở cửa 2.
v𝑔2
𝑝2 = 𝐾2 
2𝑔
Từ đó suy ra:
∆𝑝2 = 𝑝𝑇(2) − 𝑝𝑁(2) = 𝑝𝑥 − 𝑝2
Ta viết phương trình cân bằng lưu lượng cho cửa 1 và 2 như sau:

𝜇1 𝐹1 √2𝑔  (𝑝1 − 𝑝𝑥 ) = 𝜇2 𝐹2 √2𝑔  (𝑝𝑥 − 𝑝2 )


76
Từ đó, ta rút ra được px (giả sử 𝜇1 = 𝜇2 ):
𝐹12 𝑝1 + 𝐹22 𝑝2
𝑝𝑥 =
𝐹12 + 𝐹22
Nếu ký hiệu tỷ số F2/F1 = , biến đổi biểu thức trên ta sẽ có:
𝑝1 +  2 𝑝2
𝑝𝑥 =
1 + 2
Như vậy, áp suất thừa bên trong có thể xác định được theo tỷ số diện tích của các
cửa khi áp suất gió p1 và p2 đã biết.
Từ công thức trên ta suy được:
- Nếu cửa 1 đóng, thì F1 = 0  𝑝𝑥 = 𝑝2 ;
- Nếu cửa 2 đóng, thì F2 = 0  𝑝𝑥 = 𝑝1 ;
𝑝1 +𝑝2
- Nếu F1 = F2, thì suy ra: 𝑝𝑥 =
2

Và như vậy khi thay đổi diện tích các cửa, áp suất thừa px có thể nhận giá trị trong
khoảng từ p1 đến p2.
2 - Trường hợp có 3 dãy cửa: Cũng
tương tự như ở trường hợp có 2 cửa,
trường hợp nhà có 3 dãy cửa (hình 5-9) ta
cũng có thể suy được:
- Khi đóng cửa 2 và 3, thì 𝑝𝑥 = 𝑝1 ;
- Khi đóng cửa 1 và 3, thì 𝑝𝑥 = 𝑝2 ;
- Khi đóng cửa 1 và 2, thì 𝑝𝑥 = 𝑝3 Hình 5-9
3 - Trường hợp có 4 dãy cửa: Xét tòa nhà của một phân xưởng (nhà xưởng) có 4
dãy cửa như hình 5-10.
Vận tốc gió và các hệ số khí động ở các cửa cho trước, do đó xác định được áp
suất do gió gây ra ở các cửa, cụ thể là p1, p2, p3 và p4. Giả sử cửa 1 mở còn các cửa khác
đóng, thì áp suất bên trong nhà sẽ bằng p1. Ngược lại, nếu chỉ mở cửa 3, thì áp suất bên
trong sẽ bằng p3. Do đó, khi tất cả các cửa đều mở thì áp suất bên trong nhà sẽ có một
trị số trung gian nào đấy giả sử là px.

77
Vì trong nhà xưởng không có nhiệt thừa nên nhiệt độ không khí trung bình trong
nhà bằng nhiệt độ bên ngoài, nghĩa là áp
suất thừa bên trong không thay đổi theo
chiều cao.
Như vậy, dưới tác dụng của gió khi
nhiệt độ bên trong gần bằng nhiệt độ bên
ngoài, áp suất thừa bên trong nhà là hằng
số trên mọi độ cao của nhà.
Giả sử ta biết được px mà: p3; p4 < Hình 5-10

px < p1; p2, ta suy ra được chiều chuyển động của không khí qua các cửa: gió thổi vào
nhà qua cửa 1 và 2 , còn gió từ trong nhà thoát ra ngoài qua cửa 3 và 4, từ đó ta có
phương trình cân bằng lưu lượng như sau:

𝐿1 + 𝐿2 = 𝐿3 + 𝐿4
hoặc có thể viết là:

(𝑝1 − 𝑝𝑥 ) 2𝑔 (𝑝2 − 𝑝𝑥 ) 2𝑔
𝜇1 𝐹1  √ + 𝜇2 𝐹2  √
 
(5-11)
(𝑝𝑥 − 𝑝3 ) 2𝑔 (𝑝𝑥 − 𝑝4 ) 2𝑔
= 𝜇3 𝐹3  √ + 𝜇4 𝐹4  √
 

Giả sử rằng 𝜇1 = 𝜇2 = 𝜇3 = 𝜇4 khi đó, thay vào phương trình trên ta nhận
được:

𝐹1 √(𝑝1 − 𝑝𝑥 ) 2𝑔 + 𝐹2 √(𝑝2 − 𝑝𝑥 ) 2𝑔

= 𝐹3 √(𝑝𝑥 − 𝑝3 ) 2𝑔 + 𝐹4 √(𝑝𝑥 − 𝑝4 ) 2𝑔

hoặc là

𝐹1 √(𝑝1 − 𝑝𝑥 ) + 𝐹2 √(𝑝2 − 𝑝𝑥 ) = 𝐹3 √(𝑝𝑥 − 𝑝3 ) + 𝐹4 √(𝑝𝑥 − 𝑝4 ) (5-12)

Trong phương trình (5-12) chỉ có px là chưa biết, có thể giải phương trình đó để
tìm px và từ đó tính được lưu lượng không khí trao đổi.
Nhưng giải phương trình trên rất phức tạp, do đó nếu dùng phương pháp thủ công
để giải, thì có thể dùng phương pháp dò nghiệm gần đúng, bằng cách giả thiết cho px
một giá trị nào đó, rồi kiểm tra 2 vế của phương trình cho đến khi thu được cân bằng.

78
5.2. Động lực thông gió là quạt gió
5.2.1. Khái niệm và phân loại quạt gió
a) Khái niệm: Quạt gió là một thiết bị cơ học, khi làm việc tạo ra sự chênh lệch
áp suất cần thiết giữa đầu vào và đầu ra của nó, để di chuyển không khí qua các ống dẫn
khí của hệ thống thông gió và điều hòa không khí cho các công trình kiến trúc dân dụng
và công nghiệp, cũng như cung cấp không khí trực tiếp vào phòng hoặc thải khí ra khỏi
phòng.
b) Phân loại:
- Theo thiết kế và nguyên lý hoạt động, quạt được chia thành:
+ Quạt hướng trục: Không khí vào và ra đi dọc theo trục. Quạt hướng trục có
cấu tạo gọn nhẹ có thể cho lưu lượng lớn với áp suất bé. Thường dùng trong hệ thống
không có ống gió hoặc ống ngắn.
+ Quạt ly tâm: Không khí đi vào theo hướng trục quay, nhưng đi ra vuông
góc trục quay, cột áp tạo ra do lực ly tâm. Vì vậy cần có ống dẫn gió mới tạo áp suất
lớn. Nó có thể tạo nên luồng gió có áp suất lớn. Trong hầu hết dàn lạnh máy điều hoà
không khí người ta đều sử dụng quạt ly tâm..
Trong các hệ thống thông gió và điều hòa không khí, quạt ly tâm được sử dụng
rộng rãi hơn quạt hướng trục. Quạt hướng trục chủ yếu được sử dụng trong trường hợp
cần di chuyển không khí mà không có mạng lưới ống dẫn khí, vì ở tốc độ dòng khí bình
thường cho hệ thống thông gió và điều hòa không khí, áp suất do quạt hướng trục tạo ra
không đủ để vượt qua sức cản của mạng lưới ống dẫn khí phức tạp.
- Tùy thuộc vào độ lớn của tổng áp suất tối đa (pquạt) mà chúng tạo ra khi di
chuyển không khí, quạt được chia thành 3 loại:
+ Quạt có áp suất thấp (pquạt  1 kPa);
+ Quạt có áp suất trung bình (pquạt  3 kPa)
+ Quạt có áp suất cao (pquạt  12 kPa).
- Tùy thuộc vào thành phần của đối tượng vận chuyển và điều kiện hoạt động,
quạt được chia thành các loại như sau:
+ Quạt thông thường - đối với không khí (khí) có nhiệt độ lên tới 80°C;
+ Quạt chống ăn mòn - đối với môi trường ăn mòn;
+ Quạt chịu nhiệt - đối với không khí có nhiệt độ trên 80°C;
+ Quạt chống cháy nổ - đối với môi trường dễ nổ;
79
+ Quạt bụi - đối với không khí có nhiều bụi (tạp chất rắn với lượng lớn hơn
100 mg/m3).
- Theo phương pháp kết nối bánh công tác của quạt và động cơ điện, quạt có thể
được chia thành các loại sau:
+ Quạt có kết nối trực tiếp với động cơ điện;
+ Quạt với kết nối với động cơ thông qua khớp nối đàn hồi;
+ Quạt với kết nối với động cơ thông qua bộ truyền động dây đai;
+ Quạt với kết nối với động cơ thông qua bộ điều chỉnh truyền vô cấp.
- Theo vị trí lắp đặt, quạt được chia thành:
+ Quạt thông thường, được gắn trên giá đỡ đặc biệt (khung, nền, v.v.);
+ Quạt trong kênh, được lắp đặt trực tiếp trong ống dẫn khí;
+ Quạt mái, lắp đặt trên mái nhà.
c) Các thông số chính của quạt bao gồm:
- Lưu lượng, m3/phút (hoặc m3/giây);
- Tổng áp suất, Pa (hoặc kPa);
- Tốc độ quay, vòng/phút;
- Điện năng tiêu thụ cho truyền động quạt, kW;
- Hiệu suất làm việc - hệ số hiệu quả của quạt, có tính đến tổn thất công suất cơ
học do các loại ma sát khác nhau trong các bộ phận làm việc của quạt, tổn thất thể tích
do rò rỉ qua các vòng đệm và tổn thất khí động học trong đường dẫn của quạt;
- Độ ồn (hay mức áp suất âm thanh), dB.
5.2.2. Quạt ly tâm
a) Giới thiệu chung
Quạt ly tâm hiện nay là loại máy rất thông dụng. Chúng được sử dụng để di
chuyển không chỉ không khí trong hệ thống thông gió và điều hòa không khí, mà cả khí
thải trong các nhà máy công nghiệp (trong trường hợp này chúng được gọi là máy hút
khói), hút hoặc thổi các tạp chất cơ học (trong trường hợp này, cái gọi là quạt bụi được
sử dụng).
Việc chế tạo ra quạt ly tâm kiểu công nghiệp thuộc về kỹ sư người Nga, Thiếu
tướng A. A. Sablukov (1833). Những chiếc quạt Sablukov đầu tiên đã được sử dụng
thành công để thông gió cho nhà máy đường. Sau đó (bắt đầu từ năm 1835), chúng trở
nên rất phổ biến để thông gió cho hầm mỏ.

80
Xem xét sơ đồ và nguyên lý hoạt động của quạt ly tâm (hình 5-11).

Hình 5-11. Cấu tạo cơ bản của quạt ly tâm


1 – đĩa trước; 2 - cửa hút; 3 – đĩa sau; 4 - trục quạt; 5 – moay-ơ; 6 – bánh công tác có
các cánh dẫn; 7 - vỏ xoắn ốc; 8 - cửa đẩy
Khi cánh quạt quay, dưới tác động của lực ly tâm, không khí giữa các cánh quạt
bị văng ra khỏi bánh công tác 6 vào vùng mở rộng của vỏ xoắn ốc. Ngay tại thời điểm
không khí trong bánh công tác bị văng ra ngoài, áp suất trong các khoảng trống để lại là
áp suất chân không. Do sự chênh lệch về áp suất, không khí từ bên ngoài bị nén chuyển
động vào trong bánh công tác thông qua cửa hút 2 để thay thế cho thể tích không khí đã
bị văng ra tại thời điểm ngay trước đó. Không khí thu được trong vỏ xoắn ốc được nén
đến cửa đẩy của máy thông qua một kênh mở rộng liên tục giữa bánh công tác và vỏ
xoắn ốc. Trong quá trình di chuyển trong kênh dẫn mở rộng, động năng của dòng khí
giảm dần, áp suất tĩnh tăng dần và tại khu vực cửa đẩy, áp suất đạt trị số lớn nhất. Do sự
chênh lệch về áp suất nên không khí từ cửa đẩy 8 bị dồn nén qua ống đẩy vào ống dẫn
của hệ thống thông gió và điều hòa không khí. Quá trình như đã mô tả diễn ra liên tục
và lặp đi, lặp lại nên không khí liên tục được hút vào và đẩy ra khỏi máy quạt.
Bánh công tác phải quay theo hướng quay của vỏ xoắn ốc, như thể hiện bằng
mũi tên trong hình. 5-11. Nếu cánh quạt quay theo hướng ngược lại, hiệu suất của quạt
sẽ giảm mạnh, chiều chuyển động của dòng không khí qua quạt sẽ không thay đổi.
Nếu quạt được thiết kế để di chuyển không khí có chứa tạp chất dễ nổ hoặc nếu
nó phải được lắp đặt trong phòng dễ nổ thì thiết kế của nó sẽ có các yêu cầu đặc biệt.
Bản chất của các yêu cầu này là trong quá trình vận hành quạt, phải loại trừ khả năng
hình thành tia lửa trong trường hợp tiếp xúc giữa bánh công tác và vỏ hoặc ngăn chặn
tia lửa nếu có tiếp xúc trực tiếp với luồng không khí thải (sử dụng động cơ phòng nổ,
hoặc đặt động cơ bên ngoài rãnh thông gió,...).
81
b) Theo đặc điểm cánh quạt có thể chia quạt lý tâm ra các dạng chính sau:
- Quạt ly tâm cánh cong về phía trước (forward curve - FC): Quạt ly tâm cánh
hướng về phía trước (hình 5-12) được sử
dụng trong các trường hợp cần lưu lượng
lớn nhưng áp suất tĩnh thấp. Số lượng
cánh của quạt thường nằm từ 24 đến 64
cánh. Khoảng làm việc có hiệu qủa cao
(hiệu suất cao) của quạt nằm trong
khoảng 30% đến 80% lưu lượng định Hình 5-12
mức. Hiệu suất có thể đạt tới 70%. Quạt
ly tâm có cánh cong về phía trước có một số ưu điểm chính như:
+ Cấu tạo đơn giản nên giá thành rẻ;
+ Tốc độ quay thấp nên độ ồn thấp;
+ Áp suất lớn hơn, nhưng lưu lượng nhỏ hơn so với quạt gió hướng trục cùng
công suất;
+ Phạm vi hoạt động rộng.
Tuy nhiên, quạt FC cũng có nhược điểm là khi cột áp tĩnh thấp có khả năng động
cơ bị quá tải, kết cấu cánh không vững chắc.
- Quạt ly tâm cánh cong về phía sau (backward inclined - BI): Bánh công tác của
quạt ly tâm cánh hướng sau có 2 dạng cánh đơn và cánh dạng khí động (cánh 2 lớp) như
hình 5-13.

Hình 5-13
Đặc điểm của quạt BI là tốc độ quay lớn, áp suất tạo ra lớn. Do đặc điểm cấu tạo
nên hiệu suất quạt BI khá lớn, có thể đạt 80%. Khả năng quá tải của động cơ ít xảy ra

82
do đường đặc tính của công suất đạt cực đại ở gần ngoài vùng làmviệc. Khoảng làm
việc hiệu quả từ 45% đến 85% lưu lượng định mức.
- Quạt ly tâm cánh hướng kính (radial blade - RB): Cấu tạo bánh công tác của
quạt RB được minh họa trên hình 5-14.

Hình 5-14

Quạt RB ít được sử dụng trong kỹ thuật do đường kính rôto lớn. Đặc điểm của
quạt RB là khả năng tạo áp suất tĩnh lớn, chính vì vậy nó thường được sử dụng để vận
chuyển vật liệu dạng hạt. Đường đặc tính công suất N gần như tỷ lệ với lưu lượng, vì
thế loại này có thể kiểm soát lưu lượng thông qua kiểm soát năng lượng cung cấp từ
môtơ truyền động (động cơ lai). Nhược điểm của quạt RB là giá thành cao và hiệu suất
không cao. Hiệu suất cực đại có thể đạt 68%.
- Quạt ly tâm dạng ống (tubular centrifugal –
TC or Centrifugal Inline Fan – CI fan): Minh họa
cho cấu trúc cơ bản của quạt ly tâm dạng ống (quạt
ly tâm nội tuyến hoặc quạt ly tâm thổi thẳng) trên
hình 5-15. Hình 5-15
Quạt TC gồm một vỏ hình trụ, bánh công tác,
cánh quạt, miệng hút và ống côn. Dòng khí đi vào quạt theo trục, qua bánh công tác của
quạt sẽ đổi hướng 90o và bị ép vào khoang đẩy, không khí (dịch thể nói chung) bị nén
lại, tạo ra một khoang chứa khí nén có áp suất dư. Do sự chênh lệch về áp suất, không
khí nén tại khoang đẩy bị đẩy ra khỏi quạt theo hướng song song với trục. Quạt TC thoạt
trông giống quạt hướng trục nhưng nguyên lý khí động khác hẳn. Hiệu suất thấp và độ

83
ồn cao, nhưng không thay đổi dòng nên được sử dụng thay cho quạt hướng trục khi cần
áp suất cao.
c) Theo đặc điểm cấu tạo quạt ly tâm gồm các dạng sau:
* Quạt ốc sên:

Hình 5-16

Nguyên lý làm việc của quạt ốc sên như sau: Dòng không khí theo cửa lấy gió 4
đi vào guồng cánh 2 theo hướng dọc trục. Khi cánh quay sẽ ép dòng không khí lên vỏ
quạt 1, dòng bị hãm và biến động năng thành áp năng. Ống khuyếch tán có dạng côn,
tiết diện tăng dần có tác dụng biến một phần áp suất động thành áp suất tĩnh. Như vậy
dòng không khí đi ra quạt có áp suất khá lớn và hướng chuyển động thay đổi theo phương
tiếp tuyến với guồng cánh.
Trong điều hoà không khí, người ta thường sử dụng dạng quạt ly tâm với guồng
cánh gồm nhiều cánh nhỏ gọi là quạt lồng sóc, quạt này có độ ồn nhỏ.

Hình 5-17. Bánh công tác quạt ly tâm máy điều hòa không khí

* Quạt ly tâm dạng ống: Quạt ly tâm dạng ống (tubular centrifugal hoặc in-line
centrifugal fan) có cấu tạo gồm một ống trục 1 có tác dụng nắn dòng ly tâm thành dòng
hướng trục, bánh công tác 2 (guồng cánh), các cánh tĩnh 3 vừa làm nhiệm vụ của cánh
định hướng dòng và nâng đỡ bánh công tác, miệng hút gió hình phễu 4 và ống côn 5
(hình 5-18).
84
Khi quạt làm việc, dòng không
khí đi vào từ miệng hút gió, chuyển động
song song dọc trục, dưới tác dụng của
lực ly tâm, không khí trong bánh công
tác bị văng ra và dồn ép lên vỏ quạt theo
hướng vuông góc với trục, biến một
phần áp suất động thành áp suất tĩnh. Sau
đó, dòng không khí đổi hướng chuyển
Hình 5-18
động song song với trục. Đầu ra quạt có
dạng ống khuyếch tán có tác dụng biến động năng của dòng thành áp năng. Các cánh
tĩnh có tác dụng khử chuyển động xoáy của dòng đầu ra ống trụ.
Quạt ly tâm dạng ống có hiệu suất thấp và độ ồn cao. Nó thường được sử dụng
trong các hệ thống thông gió hoặc cấp không khí tươi cho các công trình lớn.
* Quạt mái: Quạt ly tâm lắp mái thường được sử dụng để hút gió bẩn (gió thải)
từ các hộp kỹ thuật của các toà nhà cao tầng để thải ra ngoài.
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của quạt gồm các bộ phận chính như sau (hình 5-
19): Không khí từ hộp kỹ thuật phía dưới được hút lên theo ống hút 1, sau đó được
guồng cánh 2 gia tốc và ép lên vỏ bảo vệ 3 và thoát ra ngoài. Quạt mái có cột áp nhỏ
nhưng lưu lượng lớn.

Hình 5-19. Quạt ly tâm lắp mái


1 - ống hút; 2 – bánh công tác (guồng cánh); 3 - chụp bảo vệ; 4 - động cơ truyền
động; 5 – sàn mái.

85
5.2.3. Quạt hướng trục (quạt dọc trục)
a) Quạt dọc trục kiểu chong chóng
Sử dụng tương đối rộng rãi, có 3 đến 6 cánh, tỷ số đường kính chân cánh (Do, m)
và đỉnh cánh (D1, m) là: Rh = Do/D1 < 0,15 nên cột áp bé trong khi lưu lượng lớn. Loại
quạt hướng trục kiểu chong chóng thường thêm vành cánh hay vành đĩa phía trước. Quạt
chong chóng có cấu tạo và hình dáng bên ngoài rất khác nhau. Một số loại quạt dọc trục
kiểu chong chóng phổ biến như hình 5-20.

Hình 5-20
b) Quạt hướng trục dạng ống (hình 5-21)
Loại dạng ống thường có 6 đến 9 cánh, đặt trong vỏ trụ, hai đầu uốn cong dạng
khí động. Tỷ số Rh = Do/D1 < 0,3. Quạt có lưu lượng và cột áp lớn hơn so với kiểu chong
chóng.

Hình 5-21
b) Quạt hướng trục có cánh dẫn hướng
Quạt có cánh dẫn hướng cũng có vỏ dạng ống
trụ tròn tương tự như vỏ quạt dạng ống (hình 5-22). Để
triệt tiêu dòng xoáy và nắn thẳng dòng phía sau bánh
công tác còn có thêm các cánh dẫn hướng. Các cánh
dẫn hướng còn có tác dụng biến một phần áp suất động
thành áp suất tĩnh. Hình 5-22

86
Quạt có cánh dẫn hướng thường có tỷ số Rh = Do/D1 > 0,3, nên có khả năng tạo
ra áp suất cao và lưu lượng lớn. Số lượng cánh thường nhiều từ 8 đến 16 cánh.
5.2.4. Đặc tính quạt và điểm làm việc của quạt trong mạng đường ống dẫn
a) Đồ thị đặc tính của quạt
Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa cột áp H và lưu lượng L ứng với số vòng quay n
của guồng cánh của quạt gọi là đồ thị đặc tính của quạt (hình 5-23).
Trên đồ thị đặc tính, người ta còn biểu thị các đường tham số khác như đường
hiệu suất quạt ηq, đường công suất quạt Nq.

Hình 5-23. Đồ thị đặc tính của quạt gió

b) Đặc tính mạng đường ống dẫn


Mỗi một quạt ở một tốc độ quay nào đó đều có thể tạo ra các cột áp Hq và lưu
lượng Lq khác nhau ứng với tổng trở lực ∆p dòng khí đi qua. Đồ thị biểu diễn mối quan
hệ ∆p - V gọi là đặc tính mạng đường ống.
Trên đồ thị đặc tính điểm A được xác định bởi tốc độ làm việc của quạt và tổng
trở lực mạng đường ống gọi là điểm làm việc của quạt. Như vậy ở một tốc độ quay quạt
có thể có nhiều chế độ làm việc khác nhau tùy thuộc đặc tính mạng đường ồng. Do đó
hiệu suất của quạt sẽ khác nhau và công suất truyền động yêu cầu cũng phải khác nhau.
Nhiệm vụ của người thiết kế hệ thống đường ống là phải làm sao với một lưu
lượng L cho trước, phải thiết kế đường ống sao cho đạt hiệu suất cao nhất hoặc chí ít
càng gần giá trị hiệu suất cực đại ηmax thì càng tốt.
Ta đã biết áp suất (cột áp) mà máy quạt cần tạo ra là h và:

87
h = ht + h đ (5-13)
trong đó:

v2
ht =  . .  - là áp suất tĩnh, đây là phần năng lượng mà quạt truyền cho
2g
không khí để thắng được trở lực của đường lò;

v2
hđ =  . - là thành phần áp suất động để tạo vận tốc cho dòng không khí di
2g
chuyển.
Do đó, khi thay giá trị cột áp tĩnh (ht) và cột áp động (hđ) vào phương trình (5-
13) chúng ta nhận được:

v2 v2 v2
h =  . .  +  .
2g 2g
= .
2g
(1+  )
Mặt khác, ta lại có lưu lượng gió L = v.  thay vào phương trình trên ta có:
𝐿2
ℎ= 𝛾 (∑  + 1) (5-14)
2𝑔 𝜔 2
Hệ thống thông gió là cố định, nên tích số sau là không đổi:

   1 = R0 = const
2 g. 2
R0 - được gọi là hệ số sức cản của hệ thống mạng ống dẫn. Do đó phương trình
áp suất yêu cầu trở thành:
ℎ = 𝑅0 𝐿2 (5-15)
Từ phương trình đặc tuyến đường lò (5-15), nhận thấy rằng đồ thị biểu diễn của
phương trình là một nhánh của Parabol đi qua
gốc toạ độ và nằm trong góc phần tư thứ nhất
(hình 5-24). Độ dốc của đặc tính phụ thuộc hệ
số sức cản của đường lò R0: nếu hệ số sức cản
lớn thì đặc tính dốc đứng và ngược lại khi hệ số
này nhỏ thì đặc tính thoải.
Điểm làm việc của máy quạt trong hệ
thống thông gió là điểm giao nhau giữa đường
đặc tính hmd = f(L2) và đặc tính hq = f(L). Từ
Hình 5-24

88
điểm làm việc bằng phương pháp gióng đồ thị, ta sẽ tìm được các thông số làm việc thực
tế.
5.3. Sự làm việc liên hợp của các quạt gió chính
Trong trường hợp không thể chọn một máy quạt cung cấp đủ lưu lượng và áp
suất không khí theo yêu cầu của hệ thống thông gió và điều hòa không khí, người ta sẽ
sử dụng giải pháp lắp đặt một số quạt hoạt động cùng nhau.
Trên thực tế, thì việc lắp đặt các máy quạt làm việc cùng nhau sẽ kém kinh tế
hơn, giảm độ tin cậy và độ hoạt động ổn định, do đó giải pháp này chỉ nên được sử dụng
khi việc lắp đặt một máy quạt không thể thực hiện được.
Việc lắp đặt các máy quạt cùng làm việc có thể theo hai cách là: song song và
nối tiếp. Kết nối song song các quạt giúp tăng năng suất (lưu lượng thể tích - L) đáng kể
trong khi vẫn duy trì tổng giá trị áp suất (cột áp - h) xấp xỉ như của một quạt. Việc kết
nối các quạt nối tiếp cho phép tăng mạnh áp suất, tuy nhiên năng suất chỉ xấp xỉ như
năng suất của một quạt.
5.3.1. Ghép song song hai máy quạt cùng làm việc
Trên hình 5-25, trình bày sơ đồ nối song song hai máy quạt cùng làm việc.

Hình 5-25. Hai máy quạt làm việc song song cùng nhau
1,5 - ống hút; 2,6 – máy quạt thứ nhất và thứ hai; 3,7 - ống đẩy của hai máy quạt; 4 -
ống đẩy của hệ thống hai quạt song song; 8,9 – chân đế quạt.

Từ sơ đồ hình 5-25, ta có thể thấy rằng: Khi làm việc, mỗi quạt tạo ra một lưu
lượng gió (năng suất) bằng nhau và bằng L (m3/h), ống đẩy chính của hệ thống hai quạt
có lưu lượng gió bằng tổng lưu lượng của hai quạt thành phần là 2L (m3/h); áp suất tổng
trên ống đẩy của hệ thống hai quạt có tăng, nhưng tăng không nhiều so với áp suất của

89
một máy quạt tạo ra. Vì vậy, khi xây dựng
đặc tính tổng của hai quạt hoạt động song
song cần cộng các năng suất của chúng ở
cùng áp suất (hình 5.26).
Trên hình 5-26: Đường cong 1 và 2 -
là đặc đường tính của hai quạt giống hệt nhau;
1+2 - đặc tính chung của hai máy quạt giống
nhau khi hoạt động song song; La – là lượng
tăng năng suất khi quạt lắp 2 quạt song song
làm việc trong mạng thông gió a; Lb - là Hình 5-26. Đặc tính ghép hai quạt giống
hệt nhau làm việc song song
lượng tăng năng suất khi quạt lắp 2 quạt song
song làm việc trong mạng thông gió b.
h
Hiệu quả cao từ việc kết nối song song
hai quạt cùng làm việc (hình 5-26) chỉ khi a

quạt hoạt động trên mạng ống dẫn khí có đặc


tính phẳng (độ dốc của đặc tính nhỏ). Nếu các
máy quạt có năng suất khác nhau được kết 1 2 1+2

nối song song cùng làm việc, thì việc xác


định các đặc tính của chúng không chỉ ở góc -L 0 L1+2
.
+L
L2
phần tư thứ I, mà còn cần phải xác định cả ở
.

Hình 5- 27. Hoạt động song song của hai


góc phần tư thứ II. Như chúng ta có thể thấy quạt với những đặc điểm khác nhau
trên hình 5-27, ngay cả khi các đặc tính của 1 và 2 - đặc tính của quạt riêng lẻ; 1+2
- đặc tính chung của hai quạt làm việc
hai quạt giảm đồng đều, thì trong trường hợp song song; a - đặc tính mạng ống dẫn;
này, đặc tính mạng dẫn có độ dốc lớn sẽ dẫn L1+2 - năng suất làm việc trên mạng
lưới gồm hai quạt song song; L2 -
đến năng suất của hai quạt song song có thể năng suất khi chỉ quạt thứ 2 làm việc
thấp hơn năng suất của một quạt. Khi mắc với mạng ống dẫn; La = L2 - L1+2 -
lượng giảm năng suất khi hai quạt
song song hai quạt giống hệt nhau nhưng có cùng làm việc song song so với riêng
quạt 2.
đặc tính dạng yên ngựa (đặc tính lưng gù),
hiện tượng tương tự cũng có thể xảy ra (hình 5-28).

90
h a

1+2

1, 2

0 L1+2
.
L
L2 .

Hình 5-28. Hoạt động song song của 2 quạt giống nhau có đặc tính hình yên ngựa
1 và 2 - đặc tính của hai quạt giống hệt nhau; 1+2 - đặc tính chung của hai quạt
làm việc song song;L1+2 - năng suất của hai quạt tại điểm làm việc trong mạng
dẫn; La = L2 - L1+2 - suy giảm năng suất khi 2 quạt làm việc cùng nhau so
với riêng quạt 1 hoặc 2.
5.3.2. Ghép nối tiếp hai máy quạt cùng làm việc
Khi các quạt được kết nối nối tiếp (hình 5-29), ngược lại với song song, tất cả
không khí di chuyển trong mạng lưới ống
dẫn đều đi qua từng quạt. Vì vậy, khi xây
dựng đặc tính toàn phần của hệ thống gồm
2 quạt nối tiếp, cần tính tổng các áp suất
do chúng tạo ra ở cùng năng suất (hình 5-
30).
Trong hình 5-29: 1, 8 – chân đế của
quạt; 2, 7 - động cơ truyền động; 3, 5 – hai Hình 5-29. Hai máy quạt làm việc nối tiếp

máy quạt gió; 4 - ống đẩy của quạt thứ nhất, đồng thời cũng là ống hút của quạt thứ hai;
6 - ống đẩy của quạt thứ 2 và cũng là của hệ thống của 2 quạt.
Như chúng ta đã thấy, khi các quạt được kết nối song song, hiệu suất tăng đáng
kể được quan sát thấy trong trường hợp kết nối với các mạng ống dẫn khí có đặc tính
phẳng. Ngược lại, ở đây, áp suất (cột áp) tạo ra càng tăng khi đặc tính mạng càng dốc
(hình 5-31). Nếu các quạt khác nhau được kết nối, cần phải biết đặc điểm của chúng
không chỉ ở góc phần tư I mà còn ở góc phần tư IV, vì áp suất do hai quạt tạo ra đôi khi
có thể nhỏ hơn áp suất của một quạt (hình 5-32).

91
h

1+2

h1+2 .

h2 .
.

h1

0 L =L L
1 2
.

1 2
Hình 5-30. Đặc tính hai máy quạt ghép nối tiếp cùng làm việc

h
h
1+2
a

2
ha

b 1
a
hb .

h 0 b
1+2 c
h 0
1, 2
0 L
0 L
-h
Hình 5-31. Hoạt động của hai quạt mắc
Hình 5-32. Hoạt động của hai quạt mắc nối
nối tiếp với các mạng ống dẫn gió có đặc
tiếp có đặc tính khác nhau
tính khác nhau
1, 2 - đặc tính của hai quạt giống hệt
h > 0 - áp suất của hệ thống gồm 2 quạt
nhau; 1+2 - đặc tính chung của hệ thống
nối tiếp lớn hơn so với riêng quạt 1 trên
nối tiếp của hai quạt 1 và 2; a và b - đặc
mạng a; h = 0 - áp suất của hệ thống gồm
tính của hai mạng đường ống khác
2 quạt nối tiếp bằng với riêng quạt 1 trên
nhau;ha - tăng áp suất của hệ thống gồm
mạng b; h < 0 - áp suất của hệ thống gồm
2 quạt so với riêng quạt 1 trên mạng a;
2 quạt nối tiếp thấp hơn so với riêng quạt 1
hb - tăng áp suất của hệ thống gồm 2
trên mạng c.
quạt so với riêng quạt 1 trên mạng b.

92
Việc tính toán các phần của mạng ống dẫn khí, nơi quạt hoạt động độc lập với
kết nối nối tiếp, được thực hiện bằng các phương pháp tương tự như với kết nối song
song.
Đối với các quạt liên hợp làm việc, các đặc tính năng suất tổng có thể được xây
dựng tùy thuộc vào tổng năng suất của các quạt. Tuy nhiên, đối với các mục đích thực
tế, cần phải biết riêng công suất tiêu thụ của từng quạt. Các công suất này có thể được
xác định bằng cách sử dụng các đặc tính đầy đủ của một quạt nhất định, tùy thuộc vào
năng suất riêng của nó.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 5

Câu 1. Hãy trình bày khái niệm chung và các giả thiết cơ bản của thông gió tự nhiên
cho các công trình kiến trúc nhà ở và công nghiệp?
Câu 2. Hãy trình bày khái niệm áp suất thừa và mặt phẳng trung hòa trong lĩnh vực
thông gió?
Câu 3. Hãy trình bày nội dung phương pháp tính toán thông gió tự nhiên dưới tác dụng
của nhiệt thừa?
Câu 4. Trình bày hiện tượng phân bố áp suất của gió lên các tòa nhà và phương pháp
xác định hệ số khí động học K?
Câu 5. Hãy trình bày nội dung phương pháp tính toán thông gió tự nhiên dưới tác dụng
của gió tự nhiên?
Câu 6. Hãy trình bày khái niệm và phân loại quạt gió dùng trong thông gió các công
trình kiến trúc dân dụng và công nghiệp?
Câu 7. Hãy trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc và phân loại quạt gió ly tâm dùng
trong kỹ thuật thông gió và điều hòa không khí?
Câu 8. Hãy trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc và phân loại quạt gió hướng trục dùng
trong kỹ thuật thông gió và điều hòa không khí?
Câu 9. Hãy trình bày cách xác định điểm làm việc, các thông số làm việc thực tế của
máy quạt gió trong mạng thông gió?

93
Câu 10. Hãy trình bày các phương pháp ghép liên hợp hai máy quạt gió cùng làm viêc
và cho biết ưu nhược điểm của từng
phương pháp đó?
Câu 11. Xác định diện tích các cửa gió
vào và cửa gió ra nếu biết lượng nhiệt
thừa bên trong nhà là Qth = 375000
kcal/h. Tâm các cửa 1 và 2 nằm trên độ
cao tính từ mặt sàn lần lượt là 1,5m và
7,5m. Tỷ số diện tích cửa F1/F2 = 1,5.
Nhiệt độ không khí bên ngoài tN = 26
C, nhiệt độ vùng làm việc cần đảm bảo là tlv = 28 oC và nhiệt độ không khí ra có kể đến
o

gradt theo chiều cao là tr = 33 oC. Áp suất khí quyển pkq = 760mmHg (hình bên).

94
Chương 6
THÔNG GIÓ CỤC BỘ

6.1. Khái niệm và các phương pháp thông gió cục bộ


6.1.1. Khái niệm chung
Bụi, hơi ẩm, khói, nhiệt và các loại khí độc hại,... do máy móc, thiết bị thải ra
trong quá trình làm việc có thể được loại bỏ bằng một lượng không khí nhỏ, nếu có biện
pháp ngăn chặn chúng phát tán rộng rãi trong toàn bộ không gian của phòng hay nhà
xưởng bằng những thiết bị khoanh vùng và hút đặc biệt, để thải bỏ chúng ra môi trường
bên ngoài. Công tác khoanh vùng, tạm chứa (trong các buồng gom), hút và thải bỏ các
loại bụi, hơi ẩm, khói, nhiệt và các loại khí độc hại,... (gọi tắt là các khí, bụi độc hại) với
nồng độ cao hơn so với thông gió chung trong phạm vi hẹp - ngay tại khu vực phát sinh
ra chúng được gọi là thông gió cục bộ. Những thiết bị được sử dụng để thực hiện công
tác thông gió cục bộ được gọi là thiết bị thông gió cục bộ hay thiết bị hút cục bộ.
Bắt buộc phải sử dụng thông gió hút cục bộ trong các công trình nói chung, khi
các khí, bụi độc hại được giải phóng, vì thông gió cục bộ có ưu điểm là trực tiếp hút các
chất độc hại tại bơi phát sinh nên lưu lượng gió cần cho thông gió nhỏ, ngăn chặn tốt sự
phát tán chất động hại ra phạm vi rộng hơn, chi phí vận hành thấp hơn so với thông gió
tổng thể.
Những lý do chính cho sự lan truyền khí thải độc hại là các luồng không khí
chuyển động và quá trình khuếch tán hỗn loạn. Trong quá trình xử lý vật liệu rắn làm
phát sinh các hạt chất thải và chúng được tiếp thêm động năng để di chuyển nên đây là
nguyên nhân gây ra sự khuếch tán chúng vào môi trường. Trong trường hợp này, nên có
phương pháp triệt tiêu động năng của hạt có thể bằng sự va chạm của hạt với thành của
thiết bị hút cục bộ, chứ không phải bằng cách tăng tốc độ của luồng không khí cục bộ.
Ý nghĩa về phương diện vệ sinh và an toàn của việc sử dụng thông gió hút cục
bộ là ngăn chặn sự xâm nhập của các chất thải độc hại nói chung vào vùng thở của công
nhân, ngăn ngừa sự phát tán khí, bụi độc hại ra phòng.
Các yêu cầu công nghệ được áp dụng đối với công tác thông gió cục bộ:
- Nơi hình thành khí thải độc hại phải được che phủ cẩn thận, đảm bảo ngăn chặn
tối đa sự phát tán các khí, bụi độc hại và khoảng trống làm việc phải có kích thước tối
thiểu;

95
- Khí thải độc hại phải được loại bỏ khỏi nơi hình thành chúng theo hướng chuyển
động tự nhiên của chúng: khí và hơi nhẹ hơn không khí - hướng lên trên, khí nặng và
bụi - hướng xuống dưới;
- Thiết bị hút cục bộ không được cản trở hoạt động bình thường và giảm năng
suất lao động;
- Thiết kế của cục hút phải đơn giản, sức cản thủy lực thấp, cục hút phải dễ dàng
tháo lắp tại chỗ khi vệ sinh, sửa chữa thiết bị.
6.1.2. Các phương pháp thông gió hút cục bộ
Về mặt cấu trúc, các ống hút cục bộ được thiết kế ở nhiều dạng buồng gom khác
nhau tùy theo nguồn phát thải khí, bụi độc hại (hình 6-1).

Hình 6-1. Sơ đồ hút cục bộ


a - dạng tủ hút; b - dạng hộp trưng bày; c - dạng vỏ bọc dụng cụ cho máy mài; d - chụp hút
kiểu ô (dù); đ - chụp hút dạng mi cửa sổ trên lỗ mở của lò; e - phễu xả khí khi hàn các sản
phẩm có kích thước lớn; g - hút dưới; h - hút bên; i - bảng xả nghiêng; k - lực hút hai mặt từ
galvanic; l – hút một phía có thổi; m - miệng hút hình vành khăn cho súng hàn thủ công.

Thông thường, thiết bị hút cục bộ có thể được chia thành bốn nhóm:
- Hút cục bộ hở hoàn toàn: Là các thiết bị hút có buồng gom nằm bên ngoài (phía
trên hoặc bên cạnh) nguồn phát thải khí, bụi độc hại. Ví dụ về những buồng gom như
vậy là chụp hút kiểu ô, ống hút bên, bảng xả nghiên và miệng hút hình khăn cho súng
hàn thủ công,...

96
- Hút cục bộ nửa hở: Là các thiết bị hút có buồng gom bên trong nguồn phát thải
khí, bụi độc hại và có lỗ hoặc khe hở thông với bên ngoài. Ví dụ về những buồng gom
như vậy là tủ hút, hộp trưng bày,...
- Hút cục bộ hoàn toàn kín: Thiết bị hút là một phần không thể thiếu của vỏ máy
hoặc thiết bị (thang máy, máy nghiền, thùng làm sạch đúc,...) và hoàn toàn không được
thiết kế các lỗ, khe hở, ống thông để làm rò rỉ khí, bụi độc hại ra bên ngoài.
- Hút cục bộ kích hoạt: là sự kết hợp giữa vòi phun không khí sạch, nhằm khoanh
vùng hiệu quả vùng phát thải độc hại, thổi có định hướng các khí, bụi độc hại vào thiết
bị hút cụ bộ (hình 6.2).

Hình 6-2. Hút kích hoạt cục bộ


1 - bộ phận phân phối khí (vòi phun khí); 2 - bộ phận thu khí thải; 3 - bể chứa
a – tia khí phẳng bán giới (mặt dưới chuyển động song song sát với mặt nước nằm
ngang) kết hợp khe hút; b – tia khí phẳng không giới hạn kết hợp với khe hút; c – tia
khí phẳng kết hợp với chụp hút; d – vòng khí hình vành khăn kết hợp với chụp hút.

Yêu cầu năng suất đối với thông gió hút cục bộ: Tùy thuộc vào cấu trúc, kích
thước và thiết kế của trường hợp thông gió hút cục bộ cụ thể, nhưng nhìn chung năng
suất không khí cần thiết cho thông gió hút cục bộ là tỷ lệ thuận với lưu lượng của dòng
không khí bị ô nhiễm (Lo, m3/h).
𝐿𝑐𝑏 = 𝑘 𝐿𝑜 (6-1)
trong đó: k  1 - hệ số dự trữ năng suất của thông gió hút cục bộ, nếu k = 1, thì hiệu quả
của thông gió cục bộ là tốt; 𝐿𝑜 – năng suất tối thiểu cực đại của thông gió cục bộ hút.
Lưu lượng không khí tối thiểu khi tại đó toàn bộ lượng khí bị ô nhiễm bị thu gom
hoàn toàn gọi là tối thiểu cực đại và chế độ thông gió hút cục bộ được gọi là hút cực đại.
6.2. Tính toán thông gió cục bộ
Tùy thuộc theo hình dáng, cấu tạo và nguyền lý làm việc mà hệ thống hút cục bộ
có thể phân chia thành nhiều dạng khác nhau. Trong đó, mỗi dạng thông gió hút cục bộ
97
lại đòi hỏi phương pháp tính toán riêng. Sau đây, chúng ta lần lượt xem xét một số dạng
phổ biến của hệ thống hút cục bộ.
6.2.1. Tủ hút khí
Ví vụ điển hình về một ứng dụng của tủ hút khí là tủ thí nghiệm hóa học. Khí
độc hại và nhiệt tỏa ra bên trong tủ khi phản ứng hóa học xảy ra được hút và thải ra môi
trường bên ngoài phòng, nhân viên thí nghiệm đứng bên ngoài tủ thao tác và theo dõi
quá trình thí nghiệm qua mặt kính có thể đóng mở được của tủ.
Để cho tủ hút làm việc được hiệu quả, cần đảm bảo sao cho không khí trong
phòng phải được hút vào tủ qua cửa van một chiều, để pha loãng các chất độc hại tỏa ra
bên trong tủ, sau đó nhờ thiết bị hút cục bộ thải ra ngoài phòng thông qua hệ thống
đường ống dẫn. Nếu năng suất hút của thiết bị hút cục bộ nhỏ hơn năng suất sản sinh ra
khí, bụi độc hại, áp suất trong tủ sẽ trở thành áp suất dư (áp suất thừa), gây ra nguy cơ
khí, bụi độc hại bên trong tủ lọt ra làm ô nhiễm bầu không khí trong phòng.
Áp suất thừa bên trong tủ hút có thể được tạo ra do những nguyên nhân sau đây:
- Có sự khác nhau giữa trọng lượng riêng, sự tăng nhiệt độ của không khí bên
trong và bên ngoài tủ;
- Sự chuyển động của các bộ phận máy móc nằm bên trong tủ;
- Khi có luồng không khí thổi tạt vào cửa tủ, nếu lượng không khí hút bởi thiết
bị hút cục bộ ít hơn lượng không khí thổi vào;
- Ngoài ra áp suất thừa còn có thể xuất hiện lúc đổ vật liệu vào thiết bị.
Sự phân bố vận tốc ở cửa làm việc của tủ hút khí có dạng như trên hình 6-3.

Hình 6-3. Tủ hút

Lúc đóng tấm chắn A, ở phần bên dưới của cửa không khí sẽ đi vào tủ và ở phần
trên không khí đi ra. Điểm có vận tốc bằng không nằm gần trung tâm của cửa. Khi mở
dần tấm chắn ra lưu lượng sẽ tăng dần, điểm vận tốc bằng không (điểm 0) sẽ dịch chuyển
lên trên và khi điểm này chiếm được vị trí cao hơn mép trên cửa hút thì toàn bộ diện tích
98
của cửa sẽ hút gió. Do đó, để tránh tình trạng khí độc hại từ trong tủ lọt ra ngoài cần
phải đảm bảo vận tốc hút tại rìa trên của cửa tủ lớn hơn một ít so với tốc độ bốc cùa khí
do sức đẩy trọng lực gây ra.
Khi tủ làm việc với sức hút tự nhiên, để đảm bảo cho toàn bộ diện tích cửa tủ đều
có vận tốc hút vào, lượng không khí hút cần được xác định theo công thức gần đúng sau
đây:
3
𝐿 = √0,1 𝑄 𝐹 2 ℎ, (𝑚3 /𝑠) (6-2)
trong đó:
Q - lượng nhiệt thừa bên trong tủ, tức hiệu số giữa lượng nhiệt tỏa ra trong tủ và
lượng nhiệt mất mát ra mồi trường xung quanh, (kcal/s);
h - chiều cao của tủ, (m);
F - diện tích của cửa tủ, (m2).
6.2.2. Chụp hút khí
Chụp hút khí thường có dạng hình nón hoặc
hình kim tự tháp. Chụp hút có thể được lắp đặt phía
bên trên hoặc bên cạnh và cần đặt gần nhất có thể với
nguồn phát sinh ra chất khí (hình 6-4).
Đặc điểm của loại hút tại chỗ này là có sự giãn
cách giữa nguồn phát sinh khí, bụi độc hại và chụp hút Hình 6-4
khí, thông thường đặt ở độ cao trên đầu người.
Khoảng cách h từ nguồn phát sinh khí độc hại
đến miệng chụp hút càng lớn, thì lượng khí bốc lên
càng cuốn theo nhiều không khí sạch ở xung quanh và
do đó lưu lượng yêu cầu hút càng lớn. Nên cần thiết
phải tính toán để đảm bảo khoảng cách h ngắn nhất có
thể theo quy định, để giảm lượng khí thải, giảm năng
suất hút và chi phí chi thiết bị hút cục bộ.
a) Chụp hút khí đặt trên các nguồn tỏa nhiệt lợi dụng
sức đẩy trọng lực - sức hút tự nhiên (hình 6-5).
Khi chụp hút nằm bên trên nguồn tỏa nhiệt cần
Hình 6-5
phải xác định đúng lưu lượng hút. Lượng không khí
cần hút trong trường hợp đó có thể xác định theo công thức thực nghiệm sau đây:
99
3
𝐿 = 0,65 √𝑄 𝐹 2 ℎ, (𝑚3 /𝑠) (6-3)

trong đó:
Q - lượng nhiệt tỏa ra,(kcal/s);
F - diện tích của nguồn tỏa, (m2);
h - chiều cao từ mép dưới của chụp hút đến nguồn tỏa khí, (m).
Công thức (6-3) này áp dụng cho trường hợp ℎ ≤ 1,5√𝐹, tức là trường hợp không
khí sạch xung quanh bị luồng khí nóng bốc lên cuốn theo không đáng kể và lúc đó tiết
diện ngang của luồng khí bốc lên có thể xem bằng diện tích bề mặt ngang của nguồn tỏa
khí.
Trường hợp ℎ > 1,5√𝐹, thì lượng không khí
cần hút trong trường hợp này được xác định theo công
thức sau (hình 6-6):
𝐿𝑧 = 0,13 𝑧 3⁄2 𝑄1⁄3 , (𝑚3 /𝑠) (6-4)
Vận tốc của luồng không khí ở cách z = 2d+ y
là:
0,82 1⁄3
v𝑧 = 𝑄 , (𝑚/𝑠) (6-5)
𝑧 0,29
Bề rộng hay đường kính của luồng không khí ở Hình 6-6
khoảng cách z so với tiêu điểm O là:
d𝑧 = 0,45 𝑧 0,88 , (𝑚) (6-6)
trong đó:
O - là tiêu điểm của luống không khí bốc lên từ nguồn phát sinh khí. Tiêu điểm
O nằm phía dưới và cách bề mặt trên của nguồn nhiệt một khoảng cách gấp 2 lần bề
ngang của nguồn sinh khí (hình 6-6);
Q - là lượng nhiệt do nguồn sinh khí tỏa ra, (kcal/s).
Ví dụ: Xác định vận tốc trung bình và lưu lượng khí bốc lên nhờ đối lưu tự nhiên
ở khoảng cách 0,5m và l,5m so với bề mặt trên một tấm thép nung nóng đến tn = 100°C
nếu nhiệt độ không khí xung quanh là tk = 20°C, kích thước của tấm thép là 0,7  0,7m.
Hướng dẫn giải:
a) Xác định hệ số truyền nhiệt đối lưu giữa tấm thép nóng và không khí:
4 𝑘𝑐𝑎𝑙
𝛼 = 2,8 4√𝑡𝑛 − 𝑡𝑘 = 2,8 √100 − 20 = 8,4 ( )
𝑚2 ℎ 𝐾
100
b) Lượng nhiệt đối lưu tỏa ra từ tấm thép:
8,4 . 0,49 . 80 𝑘𝑐𝑎𝑙
𝑄 = 𝛼 𝐹 ∆𝑡 = = 0,0915 ( )
3600 𝑠
c) Lưu lượng khí ở khoảng cách 0,5m (h < 1,5√𝐹) được xác định qua công thức
(6-3):
3
𝐿0 = 0,65 √0,0915 . 0,492 . 0,5, = 0,144 (𝑚3 /𝑠)
d) Vận tốc trung bình ở khoảng cách y = 0,5m, khi giả thiết rằng tiết diện ngang
của luồng khí bằng diện tích bề mặt của nguồn:
𝐿0 0,144
v𝑡𝑏 = = = 0,29 (𝑚/𝑠)
𝐹 0,49
e) Vận tốc, lưu lượng và bề ngang của luồng khí ở khoảng cách h = 1,5m (h >
1,5√𝐹) được xác định thông qua các công thức (6-4), (6-5), (6-6).
Z = 1,5 + 2 . 0,7 = 2,9m
0,82
v𝑧 = 0,29
0,09151⁄3 = 0,27, (𝑚/𝑠)
2,9
L𝑧 = 0,13 . 2,93⁄2 . 0,09151⁄3 = 0,29 (𝑚3 /𝑠)
d𝑧 = 0,45 . 2,90,88 = 1,15 (𝑚)
b) Chụp hút khí làm việc dưới tác dụng hút của máy quạt
Đặc điểm của của loại chụp hút loại này là (hình 6-7).
- Sự thay đổi của vận tốc trên trục của chụp
hút phụ thuộc vào góc mở  của chụp. Góc mở 
càng lớn, thì vận tốc tại tâm miệng hút vt càng lớn
hơn so với vận tốc vận tốc trung bình: vtb = Lo/F;
- Khi biết vận tốc hút ở tâm miệng hút của
chụp vt có thể xác định gần đúng vận tốc ở điểm bất
kì nằm trong phạm vi kéo dài của chụp.
Tuy nhiên, trong thực tế cho phép chọn vận
tốc hút trung bình ở miệng hút của chụp như sau:
- Đối với chụp hút thông thường, khi vận tốc
gió trong phòng lớn vtb = 0,75m/s; Hình 6-7
- Khi vận tốc chuyển động của không khí trong phòng trung bình hoặc là khi có
tấm chắn treo ở 2 mép đối diện của chụp vtb = 0,64 m/s.

101
- Khi không khí trong phòng không chuyển động hoặc khi có tấm chắn treo ở 3
bên vtb = 0,38 m/s.
6.2.3. Phễu hút
Phễu hút được sử dụng để thải các loại bụi nặng, hơi độc ở các thiết bị công nghệ
như các máy móc gia công cơ khí, máy dệt, máy bào, máy nghiền khô,... Phễu được thiết
kế như một bộ phận cấu thành của máy.
Để thải bụi ở các máy kích thước trung bình, tốc độ dòng tính toán phải không
được nhỏ hơn 30 m/s và đường kính ống không nhỏ hơn 40mm.
6.3. Thông gió cục bộ trong trường hợp đặc biệt
6.3.1. Đề phòng cháy, nổ khi thông gió khử bụi và khí độc, hại có tính dễ cháy
Biện pháp cơ bản và tích cực nhất để tránh tai nạn nổ hoặc cháy có thể xảy ra
trong các hệ thống thông gió là đảm bảo trong ống dẫn cũng như trong các chụp hút
không xuất hiện nồng độ gây nổ của các
chất khí hoặc bụi tương ứng.
Cần chú ý là hiện tượng nổ hoặc
bốc cháy có thể xảy ra trong các hệ thống
thông gió khi có nguồn phát sinh tia lửa và
nồng độ chất gây cháy nổ nằm trong
ngưỡng nguy hiểm. Do đó, tuyệt đối
không được đặt động cơ điện bên trong
ống dẫn không khí.
Hình 6-8. Động cơ điện đặt ngoài ống dẫn
Khi cần phải đặt quạt trục bên trong khí thải trong môi trường dễ cháy, nổ
đường ống ta có thể thực hiện theo sơ đồ cấu tạo thể hiện ở hình 6-8, tức là động cơ điện
truyền động cho máy quạt được đặt bên ngoài đường ống và nối với máy quạt bằng một
trục dài. Để tránh khả năng phát tia lửa khi có
sự va chạm ngẫu nhiên giữa cánh quạt và vỏ
quạt, người ta chế tạo cánh quạt hoặc vỏ quạt
bằng kim loại màu. Trong máy quạt li tâm, có
thể dùng tấm lót bằng kim loại màu ốp vào
mặt trong của vỏ quạt.
Trong trường hợp khi không khí trong
Hình 6-9
hệ thống hút có khả năng gây nổ và han gỉ lớn

102
người ta sử dụng máy hút ezector thay thế cho máy quạt (hình 6-9). Trong đó: 1 –
ezector, 2 – máy quạt gió và 3 - chụp hút.
6.3.2. Thổi mát cục bộ bằng hoa sen không khí (vòi thổi không khí)
a) Công dụng và các điều kiện lắp đặt hệ thống hoa sen không khí
Hoa sen không khí là thiết bị dùng để tạo ra luồng không khí có các thông số cần
thiết thổi trực tiếp vào vị trí làm việc tương đối cố định của người công nhân ở gần các
nguồn tỏa nhiệt mạnh, đặc biệt là ở những nơi có bức xạ nhiệt cao như cửa lò nung, lò
sấy, bễ lò rèn, chỗ rót khuôn đúc,...(hình 6-10)

Hình 6-10. Thổi mát cục bộ bằng hoa sen không khí
a – công nhân làm việc gần lò nung; b, c – công nhân rót khuôn đúc

Theo quy định, khi cường độ bức xạ nhiệt tại vị trí làm việc vượt quá
1calo/cm2phút (tức 600 kcal/m2h), thì ở đó phải bố trí hệ thống hoa sen không khí.
Một số ví dụ sau đây giúp ta sáng tỏ cách xác định cường độ bức xạ ở các vị trí
làm việc gần nguồn tỏa nhiệt.
Ví dụ 1: Cửa một lò nung chảy kim loại màu có kích thước A x B = 0,3 x 0,4m
; bề dày thành lò  = 0,36m, nhiệt độ bên
trong lò t = 1300°C.
a) Hãy xác định cường độ bức xạ ở
khoảng cách l1 = 0,5m và l2 = 0,7m. Biết tỏa
nhiệt từ cửa lò nung khi mở tra hình 6-11.
b) Hãy xác định khoảng cách từ cửa
lò đến vị trí có cường độ bức xạ qbx = 1
cal/(cm2.phút).
Hình 6-11

103
Hình 6-12. Biểu đồ xác định tỷ số cường độ bức xạ qbx/qo qua cửa lò nung để mở

Hướng dẫn giải:


a) Xác định cường độ bức xạ: Trong điều kiện đã cho, lượng nhiệt bức xạ từ lm2
diện tích cửa lò lúc mỏ là (hình 6-11):
qbx = 27000 kcal/m2h
Tỉ số cạnh của cửa lò và thành lò:
𝐴 0,3 𝐴 0,3 𝐵 0,4
= = 0,75; = = 0,834; = = 1,11
𝐵 0,4  0,36  0,36
Tra bảng phụ lục 3, ta xác định được hệ số nhiễu xạ K (đối với của trung gian
giữa vuông và chữ nhật tỷ lệ cạnh 1:2) là:
0,52 + 0,58
𝐾1 = 0,52; 𝐾2 = 0,58 𝑣à 𝐾𝑡𝑏 = = 0,55
2
Cường độ bức xạ ban đầu:
𝑘𝑐𝑎𝑙 𝑐𝑎𝑙
𝑞𝑜 = 𝐾𝑡𝑏 𝑞𝑏𝑥 = 0,55 . 27000 = 14850 2
= 24,75 2
𝑚 ℎ 𝑚 𝑝ℎú𝑡
Đường kính tương đương theo diện tích của cửa lò:

𝐴𝐵 0,4. 0,3
𝑑𝑡đ = √ = √ = 0,391𝑚
0,785 0,785

104
𝑙1 0,5 𝑙2 0,7
Ứng với = = 1,28 và = = 1,79, từ biểu đồ hình 6-12 ta tra ra
𝑑𝑡đ 0,391 𝑑𝑡đ 0,391

được:
𝑞𝑏𝑥(1) 𝑞𝑏𝑥(2)
= 0,082 và = 0,055
𝑞𝑜 𝑞𝑜

Vậy cường độ bức xạ ở các khoảng cách 𝑙1 = 0,5𝑚, 𝑙2 = 0,7𝑚 tương ứng là:
𝑐𝑎𝑙
𝑞𝑏𝑥(1) = 0,082 . 24,75 = 2,03
𝑚2 𝑝ℎú𝑡
𝑐𝑎𝑙
𝑞𝑏𝑥(2) = 0,055 . 24,75 = 1,36
𝑚2 𝑝ℎú𝑡
b) Tính khoảng cách:
Tỷ số giữa cường độ bức xạ tại vị trí xem xét và cường độ ban đầu q0:
𝑞𝑏𝑥 1
= = 0,0404
𝑞𝑜 24,75
Trên trục tung của biểu đổ hình 6-12 ứng với giá trị qbx/qo = 0,0404 ta vạch đường
nằm ngang cắt đường cong cửa chữ nhật với А : в = 0,75 rồi dóng xuống trục hoành, ta
đọc được:
𝑙𝑥
= 2,27
𝑑𝑡đ
Suy ra:
𝑙𝑥 = 2,27. 𝑑𝑡đ = 2,27 . 0,391 = 0,89 𝑚
Như vậy, nếu khoảng cách từ vị trí làm việc đến cửa lò nhỏ hơn hoặc bằng 0,89m
cần phải bố trí hệ thống hoa sen không khí.
Khi hệ thống hoa sen không khí làm việc, luồng không khí phát ra từ miệng thổi
hoa sen có tác dụng lôi cuốn không khí ở xung quanh vào luồng làm cho các thông số
như: đường kính, vận tốc, nhiệt độ của luồng thay đổi dọc theo trục X của nó. Vậy, vấn
đề đặt ra ở đây là tính chọn cấu tạo, kích thước và kiểu dáng nào của miệng thổi, cũng
như các thông số ban đầu của không khí thổi ra phải thế nào để luồng không khí bao
trùm được toàn bộ vị trí làm việc của người lao động. Mặt khác, tại vị trí làm việc thì
các thông số của không khí như nhiệt độ, vận tốc của luồng phải đáp ứng được điều kiện
tiện nghi nhiệt tương ứng với trạng thái lao động của người công nhân. Nhiệt độ và vận
tốc của luồng tại vị trí làm việc có thể được đánh giá và lựa chọn thông qua trị số nhiệt
độ hiệu quả tương đương hoặc cũng có thể lấy trong giới hạn nêu ở bảng 6-1 sau đây:

105
Bảng 6-1. Các thông số vi khí hậu cần đáp ứng của luồng hoa sen không khí
Lao động nhẹ Lao động nặng
Mùa Nhiệt độ, Vận tốc gió, Nhiệt độ, Vận tốc gió,
o o
C m/s C m/s
Mùa đông 18  24 13 16  22 24
Mùa hè 20  30 35 18  28 46

b) Cấu tạo của miệng thổi hoa sen không khí


Miệng thổi hoa sen không khí hay vòi thổi không khí có nhiều loại với các kiểu
dáng và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, đối tượng và các điều kiện của
việc thông gió cục bộ (hình 6-13).

Hình 6-13. Một số loại miệng thổi không khí


a, b – loại miệng thổi hướng gió thẳng đứng; c, d, đ - loại miệng thổi không khí hướng
xiên; e, g - loại miệng thổi không khí hướng ngang

Căn cứ theo thiết kế, việc lắp đặt miệng thổi hoa sen không khí có thể phân chia
thành loại di động và cố định. Hoa sen không khí di động chính là các loại quạt cây công
nghiệp không hoặc có phun nước, thiết bị làm mát cục bộ di động.

106
Hình 6-14. Quạt cây công nghiệp mã hiệu SIOT 700-2,8 kW

Căn cứ theo hướng của dòng không khí đi ra từ vòi thổi có thể phân chia vòi thổi
không khí thành các loại sau:
- Loại thổi thẳng đứng từ trên cao xuống: Loại hoa sen không khí thổi thẳng đứng
đơn giản nhất là các ống thổi có loa 1 tầng hoặc loa nhiều tầng Loại này có nhược điểm
là phạm vi phục vụ của luồng rất hạn chế và cố định;
- Loại thổi ngang: Loại hoa sen thổi ngang tuy có ưu điểm là phạm vi phục vụ
được kéo dài dọc theo trục luồng nhưng khó bố trí vì phải đặt ở độ cao dưới đầu người,
do đó dễ vướng vào thiết bị máy móc;
- Loại thổi xiên: Loại vòi thổi này được áp dụng rộng rãi hơn cả, nó khắc phục
được nhược điểm của 2 loại nêu trên, đồng thời cho phép thay đổi được góc thổi khi vị
trí làm việc của người công nhân có sự dịch chuyển trong phạm vi hẹp.
Trên hình 6-14 là trường vận tốc của luồng không khí do quạt cây công nghiệp
mã hiệu SIOT tạo ra.

107
Hình 6-15. Trường vận tốc của luồng không khí do quạt cây công nghiệp SIOT 700 tạo ra
a – có lắp vành bảo vệ dạng lưới thưa; b – có lắp vành bảo vệ dạng lưới thưa kết hợp
miệng thu hẹp 700-600; c – cấu tạo như trường hợp b kết hợp với cánh hướng dòng.

Ngoài cách phun nước bằng vòi phun bố trí trên vành quạt, trong một số cấu tạo
khác của quạt cây công nghiệp - người ta lợi dụng lực ly tâm khi cánh quạt quay tròn
gây ra để tản nước thành giọt rất mịn, trường hợp này người ta chỉ cần dẫn nước bằng
ống nhỏ lắp sẵn trên quạt và tưới vào bánh công tác.
Hệ thống hoa sen không khí bằng quạt cây công nghiệp có ưu điểm là cấu tạo
đơn giản và thuận tiện trong sử dụng, có tính cơ động cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó hệ
thống này cũng có nhiều nhược điểm như chiếm diện tích trên mật sàn, không thực hiện
được việc xử lý không khí (làm nóng hoặc làm lạnh) trước khi thổi và nhất là không cấp

108
được gió tươi sạch để cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân một cách triệt để khi
cần thiết.
Với những lí do nêu trên, trong công nghiệp, nhất là các phân xưởng nóng như
rèn, đúc, nhiệt luyện,... với quy mô sản xuất lớn và hiện đại, người ta áp dụng rất phổ
biển loại hệ thống hoa sen không khí cố định thổi xiên góc với miệng thổi Baturin. Bảng
6.2 cung cấp kích thước ống hình chữ nhật tiêu chuẩn nối vào miệng thổi Baturin tương
ứng.
Bảng 6-2. Kích thước ống hình chữ nhật nối vào miệng thổi Baturin
Kích thước Đường kính Bề rộng của Kích thước Đường kính Bề rộng của
ống nối, ống tương lá hướng ống nối, ống tương lá hướng
(mm) đương dòng, (mm) (mm) đương dòng, (mm)
Dtđ, (m) Dtđ, (m)
260  400 0,314 100 340  525 0,412 130
280  432 0,339 107 360  555 0,435 138
300  463 0,363 115 380  585 0,460 145
320  394 0,388 123 400  615 0,485 152

с) Tính toán miệng thổi (hoa sen) không khí


Thông số không khí dọc theo trục luồng cũng như trên mặt cắt trực giao với trục
luồng thay đổi một cách liên tục. Dọc theo trục luồng các thông số: vận tốc trục v, vận
tốc trung bình C, nhiệt độ t, nồng độ y, đường kính luồng D thay đổi từ giá trị ban đầu
tại miệng thổi đến giá trị của các thông số ấy của không khí trong phòng. Do đó muốn
đạt được các thông số mong muốn tại vị trí làm việc phải chọn đúng các thông số ban
đẩu của luồng lúc thoát ra khỏi miệng thổi phụ thuộc vào khoảng cách và thông số của
môi trường xung quanh.
Các thông số của luồng tại vị trí làm việc tọa độ x là: vận tốc trung bình Cx, đường
kính luồng Dx, nhiệt độ không khí tx, nồng độ yx, thường được cho trước theo điều kiện
vi khí hậu và tiện nghi nhiệt. Các thông số của môi trường xung quanh cũng biết trước.
Như vậy, nội dung tính toán hoa sen không khí là xác định các thông số ban đầu của
luồng.
Trong tính toán, ta có thể phân biệt những trường hợp khác nhau sau đây:
- Tính chọn khoảng cách x từ miệng thổi đến vị trí làm việc hoặc khoảng cách x
là trị số cho trước;

109
- Không khí thổi ra là không khí ngoài trời không qua xử lý làm mát hoặc có xử
lý làm mát theo phương pháp bốc hơi đoạn nhiệt.
Để làm cơ sở cho việc tính toán hoa sen không khí, một cách gần đúng giáo sư
V.V. Baturin (1890-1964) nhận thấy rằng, luồng không khí xuất phát từ miệng thổi
Baturin tuân theo quy luật của luồng tròn tự do. Để thuận tiện khi tính toán, trên cơ sở
các công thức số học phức tạp, người ta xây dựng ra các biểu đồ biểu diễn mối quan hệ
của luồng thổi từ hoa sen không khí (hình 6-16) cho hai trường hợp là: miệng thổi hình
tròn (hệ số rối a = 0,08) và đối với miệng thổi hình chữ nhật (hệ số rồi a = 0,06).

Hình 6-16. Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ của luồng thổi từ hoa sen không khí
a) - miệng thổi tròn với a = 0,08; b) - miệng thổi chữ nhật với a = 0,06; dx - là bề rộng
của luồng tại khoảng cách x mà trên đó nhiệt độ (tx) và vận tốc trung bình (Cx) có thể
xem như không thay đổi.

Để nắm rõ và vận dụng được phương pháp tính toán hoa sen không khí, chúng ta
nghiên cứu một số ví dụ sau đây:
Ví dụ 1: Nhiệt độ của không khí trong xưởng gia công cơ khí là txq = 30°C. Nhiệt
độ và độ ẩm của không khí ở phía ngoài trời lần lượt là: tN = 25°C, N = 70%. Hãy xác
định vận tốc trung bình С, đường kính Do, khoảng cách x và lưu lượng Lo tại miệng thổi
hình tròn, để nhiệt độ và vận tốc tại vị trí làm việc là: tx = 28°c và Cx = 3 m/s.

110
Bài giải:
Giả sử nhiệt độ tại miệng thổi cao hơn nhiệt độ không khí ngoài trời l°C, do có
ma sát và truyền nhiệt trong quá trình luồng khí đi qua máy quạt, chuyển động trong
đường ống nên ta có:
𝑡𝑜 = 𝑡𝑁 + 1 = 25 + 1 = 26℃
Tỷ số vận tốc trung bình và chênh lệch nhiệt độ trung bình:
𝐶𝑥 𝑡𝑥𝑞 − 𝑡𝑥 30 − 28
= = = 0,5
𝐶𝑜 𝑡𝑥𝑞 − 𝑡𝑜 30 − 26
Từ đó ta có vận tốc trung bình tại miệng thổi là:
𝐶𝑥 3
𝐶𝑜 = = = 6 (𝑚/𝑠)
0,5 0,5
𝐶𝑥
Ứng với = 0,5, từ biểu đồ hình 6-16a, ta tra được:
𝐶𝑜

𝑥 𝐷𝑥
= 4 𝑣à = 3,25
𝐷𝑜 𝐷𝑜
Nếu lấy Dx = lm - đủ phục vụ cho vị trí làm việc cố định của công nhân, ta sẽ có:
- Đường kính của miệng thổi là:
𝐷𝑥 1
𝐷𝑜 = = = 0,308 ≅ 0,31 𝑚
3,25 3,25
- Khoảng cách từ miệng thổi đến vị trí làm việc:
𝑥 = 4 𝐷𝑜 = 4 . 0,31 = 1,24 𝑚
- Lưu lượng của miệng thổi hoa sen:
𝜋𝐷𝑜2 3,14 . 0,312
𝐿𝑜 = 𝐶𝑜 3600 = . 6. 3600 = 16300 (𝑚3 /ℎ)
4 4
Ví dụ 2: Cho biết nhiệt độ không khí trong một xưởng đúc đồng là txq = 35°C,
nhiệt độ không khí bên ngoài trời tN = 30°C. Hãy xác định các thông số: Co, Dtd, x, Lo
và to của miệng thổi chữ nhật, để đảm bảo tại vị trí làm việc đạt được các thông số vi
khí hậu như sau: tx = 28°C, Cx = 2 m/s và đường kính luồng Dx = lm.
Giải:
𝑥 𝐷𝑥
- Giả thiết rằng = 4, dùng biểu đồ hình 6-16b, ta tra được = 2,5. Kết
𝐷𝑡đ 𝐷𝑡đ

hợp với giả thiết Dx = 1, ta suy ra được:


𝐷𝑥 1
𝐷𝑡đ = = = 0,4 𝑚
2,5 2,5

111
- Ứng với đường kính tương đương Dtd = 0,4 m, theo bảng 6-2, ta có thể chọn
miệng thổi có kích thước ống nối 320  494 mm.
𝑥 𝐶𝑥
- Ứng với = 4, cũng từ biểu đồ hình 6-16b, cho phép chọn được: = 0,57
𝐷𝑜 𝐶𝑜
𝑑𝑥
và = 1,5.
𝐷𝑡đ

- Từ đó ta có:
+ Vận tốc trung bình tại miệng thổi là:
𝐶𝑥 2
𝐶𝑜 = = = 3,5 (𝑚/𝑠)
0,57 0,57
+ Khoảng cách từ miệng thổi đến vị trí có Co = 3,5 m/s (vị trí làm việc) là:
𝑥 = 4 𝐷𝑡đ = 4 . 0,4 = 1,6 𝑚
+ Bề rộng của luồng tại khoảng cách x mà trên đó nhiệt độ và vận tốc trung bình
có thể xem như không thay đổi dx là:
𝑑𝑥 = 1,5. 𝐷𝑡đ = 1,5 . 0,4 = 0,6 𝑚
+ Lưu lượng dòng không khí ở miệng thổi là:
𝐿𝑜 = 𝐶𝑜 𝐴 𝐵 3600 = 3,5 . 0,32 . 0,494 . 3600 = 1992 (𝑚3 /ℎ)
+ Nhiệt độ không khí ở cửa thổi gió Baturin là:
𝑡𝑥𝑞 − 𝑡𝑥 35 − 28
𝑡𝑜 = 𝑡𝑥𝑞 − = 35 − = 22,7℃
𝐶𝑥 0,57
𝐶𝑜
Để đảm bảo nhiệt độ như yêu cầu đặt ra trong đề bài, thì trong trường hợp này
không khí ngoài trời cần được làm lạnh đến nhiệt độ 22°C rồi mới thổi vào nhà (có dự
trữ khoảng l°C để kể đến sự tăng nhiệt độ khi gió sạch từ ngoài trời chuyển động trong
đường ống và quạt gió).
Ví dụ 3: Nhiệt độ trong phân xưởng thuộc da của một công ty giày da là t = 35°C.
Không khí ngoài trời có nhiệt độ tN = 30°C, độ ẩm tương đối 𝜑𝑁 = 60%. Hãy tính chọn
kích thước miệng thổi Baturin (chữ nhật) và xác định các thông số ban đầu của không
khí thổi ra, để tại vị trí làm việc ở khoảng cách x = l,5m kể từ miệng thổi, nhiệt độ và
vận tốc trung bình của luồng gió cần đạt được là tx = 30°C và Cx = 5 m/s.
Bài giải:
- Với các điều kiện đã cho, ta không thể dùng không khí ngoài trời để thổi trực
tiếp vào phòng được. Vì nhiệt độ không khí sẽ tăng lên khi chuyển động từ ngoài trời
qua máy quạt và hệ thống ống dẫn, hơn nữa không khí từ cửa thổi Baturin đến vị trí làm

112
việc sẽ hòa trộn với không khí trong phòng có nhiệt độ 35°C ở xung quanh miệng thổi
nên nhiệt độ không khí đến vị trí làm việc sẽ cao hơn yêu cầu đặt ra ở đề bài tx = 30°C.
-Ta có thể áp dụng biện pháp làm lạnh không khí bằng quá trình bốc hơi đoạn
nhiệt (phun nước tuần hoàn trong ngăn phun - dạng quạt hơi nước), lúc đó ứng với trạng
thái không khí ngoài trời đã cho, ta có thể hạ được nhiệt độ của không khí sau khi qua
quạt được làm mát còn t2 = 25°Cvà độ ẩm 𝜑2 = 90% (xem quá trình I ≈ const trên Biểu
đồ I-d). Trên đường ống, nhiệt độ không khí có thể tăng thêm khoảng 2°C, như vậy nhiệt
độ ban đầu của không khí tại miệng thổi sẽ là:
𝑡𝑜 = 𝑡2 + 1 = 25 + 2 = 27℃
-Tỷ số vận tốc trung bình và chênh lệch nhiệt độ trung bình:
𝐶𝑥 𝑡𝑥𝑞 − 𝑡𝑥 35 − 30
= = = 0,625
𝐶𝑜 𝑡𝑥𝑞 − 𝑡𝑜 35 − 27
𝐶𝑥 𝑥
- Ứng với = 0,625, dùng biểu đồ hình 6-16b, ta tra được = 3,5. Kết hợp
𝐶𝑜 𝐷𝑡đ

với giả thiết từ đề bài x = 1,5, ta suy ra được:


𝑥 1,5
𝐷𝑡đ = = = 0,428 𝑚
3,5 3,5
- Với đường kính tương đương này, dựa vào bảng 6-2, ta có thể xác định kích
thước của miệng thổi Baturin là: A  B = 360 X 555 mm.
𝑥 𝐷𝑥
- Đồng thời ứng với = 3,5, cũng từ biểu đồ hình 6-16b, tra được: = 2,3
𝐷𝑡đ 𝐷𝑡đ
𝑑𝑥
và = 1,4.
𝐷𝑡đ

- Từ các số liệu đã xác định được ở trên, ta có:


+ Vận tốc trung bình tại miệng thổi là:
𝐶𝑥 5
𝐶𝑜 = = = 8 (𝑚/𝑠)
0,625 0,625
+ Đường kính luồng gió tại vị trí làm việc Dx là:
𝐷𝑥 = 2,3. 𝐷𝑡đ = 2,3 . 0,428 = 0,984 𝑚 ≈ 1𝑚
+ Bề rộng của luồng tại khoảng cách x mà trên đó nhiệt độ và vận tốc trung bình
có thể xem như không thay đổi dx là:
𝑑𝑥 = 1,4. 𝐷𝑡đ = 1,4 . 0,428 = 599 𝑚 ≈ 0,6 𝑚
Kích thước của tiết diện luồng tại vị trí làm việc vừa tính được có thể xem là hoàn
toàn đạt được yêu cầu đặt ra.

113
+ Lưu lượng dòng không khí ở miệng thổi là:
𝐿𝑜 = 𝐶𝑜 𝐴 𝐵 3600 = 8 . 0,36 . 0,555 . 3600 = 5754,2 (𝑚3 /ℎ)

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔNG TẬP CHƯƠNG 6

Câu 1. Hãy trình bày khái niệm chung và các yêu cầu đối với thông gió cục bộ?
Câu 2. Trình bày nội dung, ưu nhược điểm và yêu cầu năng suất thông gió của các
phương pháp thông gió cục bộ?
Câu 3. Trình bày nội dung tính toán thông gió cục bộ bằng tủ hút khí?
Câu 4. Trình bày nội dung tính toán thông gió cục bộ bằng chụp hút khí?
Câu 5. Trình bày các biện pháp thiết kế thông gió cục bộ môi trường khí, bụi độc hại có
khả năng cháy nổ cao?
Câu 6. Trình bày khái niệm, cách phân loại và ưu nhược điểm của thông gió cục bộ
bằng hoa sen không khí (vòi thổi không khí)?
Câu 7: Xác định vận tốc trung bình và lưu lượng khí nóng bốc lên nhờ đối lưu tự nhiên
ở khoảng cách l,5m so với bề mặt trên một nồi nấu chảy nhôm có nhiệt độ tn = 700°C
nếu nhiệt độ không khí xung quanh là tk = 31°C, kích thước của lò nung là 1,2  1,0 m.
Câu 8: Cửa lò nấu nhôm phế thải có kích thước A  B = 0,3  0,4m ; bề dày thành lò 
= 0,42m, nhiệt độ bên trong lò t = 750°C.
a) Hãy xác định cường độ bức xạ ở khoảng cách l = 1,2 m.
b) Hãy xác định khoảng cách từ cửa lò đến vị trí có cường độ bức xạ q bx = 1
cal/(cm2.phút).
Câu 9: Nhiệt độ của không khí trong gara ôt tô là txq = 30°C. Nhiệt độ và độ ẩm của
không khí ở phía ngoài trời lần lượt là: tN = 25°C, N = 55%. Hãy xác định vận tốc trung
bình С, đường kính Do, khoảng cách x và lưu lượng Lo tại miệng thổi hình tròn, để nhiệt
độ và vận tốc tại vị trí làm việc là: tx = 27°c và Cx = 3,5 m/s.
Câu 10: Cho biết nhiệt độ không khí trong một xưởng đúc đồng là t xq = 34°C, nhiệt độ
không khí bên ngoài trời tN = 32°C. Hãy xác định các thông số: Co, Dtd, x, Lo và to của
miệng thổi chữ nhật, để đảm bảo tại vị trí làm việc đạt được các thông số vi khí hậu như
sau: tx = 27°C, Cx = 2,5 m/s và đường kính luồng Dx = l,2m.

114
Chương 7
THÔNG GIÓ CHO TOÀN HỆ THỐNG

7.1. Tổng quan về thông gió cho toàn hệ thống. Tính lưu lượng gió yêu cầu
7.1.1. Tổng quan về thông gió cho toàn hệ thống
Trong một công trình kiến trúc dân dụng hoặc công nghiệp kín, ta có thể thay thế
một phần hay toàn bộ không khí bên trong công trình đã bị ô nhiễm (do nhiệt, bụi, ẩm,
khí độc hại,…) bằng không khí tươi sạch được đưa từ môi trường bên ngoài vào trong
công trình trong một khoảng thời gian nhất định, được gọi là thông gió định kỳ hoặc liên
tục, không hạn chế về thời gian, được gọi là thông gió thường xuyên.
- Thông gió định kỳ: Là hệ thống thông gió hoạt động theo những thời gian nhất
định, thường áp dụng ở những nơi lưu lượng trao đổi không khí không lớn lắm, lượng
khí, bụi độc hại toả ra ít, hệ thống thông gió đơn giản, hoặc dùng ở những nơi chất độc
hại toả ra định kỳ. Trường hợp đặt biệt của thông gió định kỳ là thông gió sự cố. Đó là
sự thay thế nhanh chóng thể tích không khí trong công trình đã bị ô nhiễm, để khỏi ảnh
hưởng đến sức khoẻ, sự an toàn của con người và thiết bị. Trong thông gió sự cố thường
dùng hệ thống thông gió áp suất âm (áp suất chân không, và được thực hiện bằng phương
pháp thông gió hút, không được thực hiện thông gió đẩy) đảm bảo khí, bụi độc hại không
bị khuếch tán ra khu vực khác trong công trình từ vị trí nguồn phát sinh. Thiết bị phát
hiện và xử lý thường tự động (các rơ le cảnh báo nhạy vợi sự thay đổi nồng độ chất độc
hại, các rơle điều khiển hệ thống điện…) hoặc đóng mở hệ thống bằng tay. Trong các
công trình tùy theo quy định của pháp luật và mức độ an toàn có thể bố trí hệ thống
thông gió sự cố, để nhanh chóng đưa nồng độ độc hại giảm nhanh xuống dưới mức cho
phép, ngoài việc bố trí hệ thống hút có lưu lượng lớn.
- Thông gió thường xuyên: Là hệ thống thông gió hoạt động liên tục trong suốt
thời gian làm việc và nghỉ ngơi của con người. Đặc điểm của hệ thống thông gió này:
+ Lượng không khí đưa vào phòng tương đối lớn, nhằm đảm bảo nồng độ bụi
bẩn, khí độc hại trong bầu không khí bên trong công trình luôn nhỏ hơn nồng độ cho
phép theo các tiêu chuẩn về y tế, môi trường, an toàn,... hiện hành (yp < [y]).
+ Hệ thống thông gió này thường thực hiện trong phạm vi toàn bộ hay một số vị
trí trong công trình. Tùy theo phạm vi được thông gió, hệ thống thông gió này bao gồm
hai hình thức thông gió:

115
 Thông gió chung: Được thực hiện trong phạm vi toàn bộ công trình, mà nguồn
phát thải chất độc hại phân bố đều (trường học, nhà hát, bệnh viện,..) hoặc ở những công
trình mà người ta không thể đoán trước được nguồn độc hại sẽ xuất hiện khi nào và ở vị
trí nào (cửa hàng ăn, quán giải khát, câu lạc bộ,…)
Hệ thống thông gió chung có nhược điểm chính là làm khuếch tán chất độc hại
ra các khu vực khác bên trong công trình, nghĩa là nơi không có nguồn phát sinh chất
khí, bụi độc hại cũng bị ảnh hưởng của nguồn độc hại nơi khác tràn qua; lưu lượng gió
yêu cầu trao đổi lớn nên chi phí vận hành và sửa chữa lớn.
 Thông gió cục bộ: Là phương pháp thông gió cho một khu vực có diện tích
nhỏ hẹp bên trong công trình. Mục tiêu của phương pháp thông gió này là thực hiện việc
khoanh vùng, hút trực tiếp và thải các chất khí, bụi độc hại từ nguồn phát sinh ra bên
ngoài (thải cục bộ) hoặc là thổi không khí tươi sạch vào các vị trí cần thiết và biết trước
(thổi cục bộ).
Tuỳ theo điều kiện thực tế về kinh tế - kỹ thuật, đặc điểm riêng của mỗi công
trình kiến trúc mà trong công trình có thể chỉ thực hiện một trong hai phương pháp thông
gió (thông gió chung và thông gió cục bộ) hoặc kết hợp cả hai phương pháp đó.
Căn cứ vào động lực gây ra sự chuyển động của không khí để thực hiện thông
gió cho các công trình, người ta chia hệ thống thông gió thành hai loại: thông gió tự
nhiên và thông gió cưỡng bức:
- Thông gió tự nhiên (hình 7-1): Là hiện tượng chuyển dịch của không khí từ bên
trong công trình ra bên ngoài hay ngược lại, nguyên nhân là do sự chênh lệch về nhiệt
độ hay khối lượng riêng của không khí ở hai môi trường bên trong và bên ngoài công
trình, dẫn đến chênh lệch về áp suất và gây ra chuyển động của dòng không khí. Thông
gió tự nhiên bao gồm các loại sau:
+ Hiện tượng gió lùa: Không khí chuyển động vào hoặc ra khỏi công trình qua
các khe hở của cửa và qua các lỗ trên tường khi có gió thổi được gọi là gió lùa. Hiện
tượng gió lùa là hiện tượng khách quan, không khống chế được lưu lượng, không điều
chỉnh được vận tốc gió và hướng gió,… nên còn được gọi là thông gió tự nhiên vô tổ
chức.
+ Thông gió tự nhiên có tổ chức: Xác định được diện tích của dòng gió vào, gió
ra – xác định được lưu lượng thông gió cho phòng, dẫn đến có thể điều chỉnh được vận
tốc, hướng gió đó là hiện tượng thông gió tự nhiên có tổ chức. Thông gió tự nhiên có tổ
116
chức có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, vì không gây ra sự tốn kém thiết bị, điện năng
nhưng vẫn giải quyết tốt vấn đề thông gió. Vì vậy, ở Việt Nam được áp dụng rất nhiều,
đặc biệt là trong các phân xưởng nóng có nhiệt thừa và trong các nhà công nghiệp một
tầng - khi xây dựng bao giờ cũng tính đến phương án thiết kế thông gió tự nhiên.
+ Thông gió trọng lực: Là hệ thống thông gió tự nhiên dưới tác dụng của sức đẩy
của trọng lực hay còn gọi là thông gió cột áp, là thông gió tự nhiên bằng mương dẫn
được áp dụng trong các nhà dân dụng và công cộng. Không khí chuyển động trong
mương dẫn do chênh lệch áp suất của cột không khí bên trong và bên ngoài nhà. Thường
dùng để thông gió ở các ống khói, lỗ thông hơi của các nhà ở gia đình.

Hình 7-1. Một số loại thông gió tự nhiên


a, b – thông gió tự nhiên trong các phòng ở; c – thông gió tự nhiên trong công trình
công nghiệp; d – thông gió tự nhiên trong nhà ở hoặc công trình công cộng

- Thông gió cưỡng bức (thông gió cơ khí): Là hệ thống thông gió hoạt động để
đưa không khí từ trong phòng ra ngoài (hay ngược lại) nhờ tác động của máy thiết bị
quạt gió (có động cơ truyền động), hệ thống ống dẫn và các phụ kiện đường ống.
Thông gió cưỡng bức được chia thành hai nhóm:
+ Hút cơ khí: Không khí bị ô nhiễm bởi nhiệt độ, độ ẩm, khí, bụi độc hại từ các
nguồn phát sinh ở bên trong công trình, được các máy móc cơ khí (máy quạt) hút và thổi
ra khỏi công trình, để đảm bảo điều kiện vi khí hậu trong công trình an toàn, vệ sinh và

117
thoải mái. Khi đó, tỷ số giữa lưu lượng không khí () vào (Lv, m3/h) và ra (Lr, m3/h)khỏi
công trình sẽ là:
𝐿v
𝜀ℎ = <1 (7- 1)
𝐿r
+ Thổi cơ khí: Là phương pháp thông gió dùng thiết bị cơ khí (máy quạt) hút
không khí tươi sạch ở môi trường bên ngoài và thổi vào bên trong công trình kiến trúc
hoặc thổi trực tiếp vào tại các vị trí cần thiết và biết trước để tăng cường hiệu quả làm
mát cho người người lao động. Khi đó, tỷ số giữa lưu lượng không khí () vào (Lv, m3/h)
và ra (Lr, m3/h) khỏi công trình sẽ là:
𝐿v
𝜀đ = >1 (7- 2)
𝐿r
+ Hệ thống điều hoà không khí: Trong hệ thống thông gió cơ khí có đầy đủ các
thiết bị để xử lý không khí đảm bảo yêu cầu của con người và yêu cầu công nghệ gọi là
hệ thống điều hoà không khí. Các thiết bị của hệ thống điều hòa không khí chính thường
bao gồm: thiết bị lọc bụi, thiết bị sấy nóng, làm lạnh, làm ẩm hoặc làm khô không khí,…
7.1.2. Tính lưu lượng gió yêu cầu (lưu lượng thông gió)
7.1.2.1. Khái niệm: Lưu lượng thông gió là lượng (thể tích) không khí tươi sạch cần
thiết để đưa vào hoặc không khí ô nhiễm phải đưa ra khỏi công trình kiến trúc nhà ở
hoặc công nghiệp trong một đơn vị thời gian, ký hiệu là L, đơn vị m3/h.
Việc xác định lưu lượng thông gió phụ thuộc vào tính chất đặc điểm công trình
và được xác định cho từng trường hợp riêng biệt.
7.1.2.2. Phương pháp xác định lưu lượng thông gió
1 - Đối với nhà ở hoặc nhà công cộng: Lưu lượng trao đổ không khí ở đây nhằm
đảm bảo yêu cầu về vệ sinh nên xác đinh theo hai trường hợp sau đây:
+ Bội số trao đổi không khí m:
𝐿
𝑚=  L = m. V, (𝑚3 /h) (7- 3)
𝑉
trong đó:
L - lưu lượng thông gió, (m3/h hoặc kg/h);
V - thể tích phòng, (m3);
m - bội số trao đổi không khí - số lần thể tích không khí thay đổi trong một giờ.
Thường tra trong bảng. Ví dụ: Bội số trao đổi không khí trong trường học m = (36)
lần, nhà trẻ m = (25) lần.
118
+ Thể tích không khí bình quân: Là thể tích không khí tính bình quân cho một
người trong một giờ. Thông thường mỗi người trong một giờ cần (2040) m3 không khí
sạch, tuỳ theo tính chất của từng phòng mà chọn tiêu chuẩn bình quân đầu người và hệ
số m cho phù hợp.
2 - Đối với các phân xưởng và tòa nhà công nghiệp:
Trong các nhà công nghiệp, không khí bị nhiễm bẩn do các quá trình công nghệ,
toả nhiệt, tỏa hơi ẩm, toả hóa chất độc hại,… từ các thiết bị sản xuất. Nhiệm vụ chính là
phải xác định được lưu lượng không khí tươi sạch phải đưa vào trong phòng để thay thế
hết bầu không khí bị ô nhiễm đó.
+ Thông gió khử nhiệt thừa: Lượng nhiệt do các nguồn toả ra từ các thiết bị vào
trong nhà khi không truyền qua hết các lớp kết cấu bao che (tường, mái, cửa) mà còn
lưu lại trong bên trong nhà xưởng ta gọi là nhiệt thừa, ký hiệu Qth. Lượng nhiệt thừa có
tác dụng làm nóng không khí trong phòng. Vì vậy, khi tính toán thiết kế thông gió cho
các công trình này, ta phải xác định được lưu lượng thông gió để khử hết lượng nhiệt
thừa này, đảm bảo nhiệt độ bầu không khí trong nhà xưởng đạt yêu cầu theo quy định.
𝑄𝑡ℎ
L= (7- 4)
𝐶 (𝑡𝑟 − 𝑡v )
trong đó:
L - lưu lượng thông gió khử nhiệt thừa, (m3/h hoặc kg/h);
C = 0,24 kcal/h - tỷ nhiệt của không khí;
𝑡𝑟 , 𝑡v - lần lượt là nhiệt độ của không khí đi ra và đi vào công trình, (oC).
𝑄𝑡ℎ - lượng nhiệt thừa còn lại trong công trình, (kcal/h);
+ Thông gió chống độc hại:
𝑄𝐶Đ
L= (7- 5)
𝑦𝑐𝑓 − 𝑦𝑜
trong đó:
L - lưu lượng thông gió chống độc hại, (m3/h hoặc kg/h);
𝑄𝑪Đ - lượng chất độc hại tỏa ra trong 1 giờ, (kg/h);
𝑦𝑐𝑓 , 𝑦𝑜 - nồng độ độc hại cho phép và nồng độ độc hại của không khí đưa vào,
(mg/g hay g/kg).
+ Thông gió chống hơi nước:

119
𝑄ℎ𝑛
L= (7- 6)
𝑑𝑟 − 𝑑v
trong đó:
L - lưu lượng thông gió chống hơi nước, (m3/h hoặc kg/h);
𝐺ℎ𝑛 - lượng hơi nước tỏa ra trong 1 giờ, (kg/h);
𝑦𝑐𝑓 , 𝑦𝑜 - nồng độ độc hại cho phép và nồng độ độc hại của không khí đưa vào,
7.2. Hệ thống thông gió
7.2.1. Những bộ phận chính của hệ thống thông gió
Như đã nói ở trên, mục đích của thông gió là tạo ra sự trao đổi không khí
nhằm đảm bảo điều kiện vi khí hậu và vệ sinh tốt trong công trình kiến trúc nhà ở
hoặc công nghiệp (viết tắt là công trình) được thông gió.
Trao đổi không khí được thực hiện bằng cách thổi không khí tươi sạch vào
bên trong và hút không khí ô nhiễm từ trong công trình thải ra ngoài. Từ đó, ta đã
có hệ thống thổi không khí vào và hệ thống hút không khí ra.
* Hệ thống thổi thường gồm những bộ phận chính sau đây:
1 - Bộ phận thu không khí: Là bộ phận có dạng tủ hoặc mương với những cửa
thu không khí, qua các cửa ấy không khí bên ngoài đi vào hệ thống thông gió.
2 - Buồng máy thông gió: Ở trong buồng máy người ta đặt máy quạt, động cơ
điện và các thiết bị cần thiết cho việc xử lý không khí như lọc sạch, sấy nóng, làm
lạnh, làm ẩm,...
3 - Hệ thống ống dẫn không khí: Không khí tươi sạch bên ngoài được máy
quạt hút vào buồng máy để xử lý và sau đó được vận chuyển qua hệ thống ống dẫn
để cung cấp vào các công trình cần được thông gió.
4 - Bộ phận phân phối không khí: Đó là các cửa thổi gió, ống thổigió trên đó
có trang bị lưới chắn, lá điều chỉnh để thổi không khí vào phòng.
5 - Các bộ phận dùng điều chỉnh lưu lượng không khí: lá chắn điều chỉnh, lá
hướng dòng, khoá,...
* Hệ thống hút thường gồm các bộ phận sau đây:
1 - Miệng hút;
2 - Hệ thống ống dẫn;
3 - Buồng máy hút, trong đó đặt máy quạt, động cơ điện;
4 - Hệ thống lọc không khí trước khi thải ra khí quyển nếu trong không khí có

120
nhiều bụi bẩn và khí độc hại;
5 - Bộ phận thải không khí ra ngoài;
6 - Các bộ điều chỉnh lưu lượng: lá chắn, van, khoá,...
Trong thực tế các hệ thống thông gió không phải lúc nào cũng đủ các bộ phận
kể trên. Ví dụ hệ thống thổi không phải trong trường hợp nào cũng được trang bị
lưới lọc, bộ phận sấy nóng, bô phận làm ẩm,...
Có trường hợp trong các hệ thống thông gió không có cả hệ thống ống dẫn
hoặc không có cả quạt (hệ thống thông gió tự nhiên dưới tác dụng của yếu tố sức
đẩy trọng lực).
7.2.2. Miệng thổi (cửa thổi), các bộ phận phân phối không khí, hoa sen không khí
Những yêu cầu chung cần thiết đối với các miệng thổi và hút không khí:
- Cần phải đảm bảo vận tốc luồng không khí nằm trong giới hạn hợp lý, không
gây ồn, không gây cảm giác khó chịu hoặc gây trở ngại cho hoạt động cũng như quá
trình công nghệ trong phòng.
- Cần phải có sức cản khí động học nhỏ nhất trong điều kiện có thể.
- Trong các nhà dân dụng, miệng thổi và hút cần được trang trí để đảm bảo tính
thẩm mỹ.
- Có thể điều chỉnh được lưu lượng, hướng gió không khí.
- Kích thước miệng hút và miệng thổi trong điều kiện có thể cần chọn bé nhất.
Các kích thước miệng thổi và miệng hút thường dùng:
a) Trong dân dụng: Miệng thổi thường được bố trí ngay trên tường. Thông thường vận
tốc dòng không khí trong ống dẫn khá lớn, để giảm bớt tốc độ thổi ra ngoài, miệng thổi
phải có tiết diện rộng hơn tiết diện ống dẫn. Khi góc mở của miệng thổi trong khoảng α
= (4o10o), ta có luồng không khí thổi ra đều đặn không bị rối loạn (hình 7-2).

Hình 7-2. Các loại miệng thổi trên tường

121
Các loại miệng thổi này bố trí trong tường, mặt ngoài cần được thiết kế trang trí
bằng những hoạ tiết hoa văn để bảo đảm tính thẩm mỹ cho công trình.
b) Trong công nghiệp: Trong công nghiệp, thường phải đưa không khí có các thông số
thích hợp đến các vùng hoặc từng vị trí làm việc của công nhân.
Đường ống và miệng thổi không cần phải đặt ngầm, một số dạng thường gặp như
(hình 7-3). Tuỳ mục đích phân phối không khí mà chúng ta có các lựa chọn miệng thổi
cấu tạo các dạng khác nhau như hình 7-3a, b, c, d.

Hình 7- 3. Một số dạng miệng thổi phân phối không khí


a - miệng thổi thẳng đứng (1 - dạng ống; 2 - dạng loa đơn; 3 – loa ba tầng);
b - miệng thổi ngang (1 - nụ xòe ngang; 2 - loại hai tấm chắn; 3 - nhiều tấm chắn);
c - miệng thổi xiên góc (1 – xiên xuống hay nụ xòe sấp; 2 – xiên lên hay nụ xòe ngửa);
d - miệng thổi có lá hướng dòng điều chỉnh luồng không khí (1 – theo một phía; 2 –
theo hai phía)

Trong thực tế, miệng thổi hình 7-3d là đặc biệt tiện lợi, thường được sử dụng, vì
nó có thể quay 3600 theo phương thẳng đứng và các lá chắn hướng dòng có thể điều
chỉnh góc thổi và hướng gió theo phương ngang, mặt khác không khí ra cũng đều đặn
hơn.

122
Miệng thổi Baturin thường đặt ở độ cao 2m so với nền và cách nơi công nhân
làm việc từ 1 đến 3m.
7.2.3. Miệng hút và cách cách bố trí
Những vị trí làm việc trong công trình có toả bụi, nhiệt độ hoặc các loại khí độc
hại ta phải bố trí miệng hút tại đó để thải các chất gây ô nhiễm ra ngoài.
a) Miệng hút thải khí nóng: Loại miệng thổi này thường được lắp trên các nguồn toả
nhiệt với hình dạng các chụp hút hình nó cụt hoặc chóp tứ giá cụt như: trên các bễ lò rèn
các cửa lò nung, bếp,...
b) Miệng hút để thải bụi: Trong công nghiệp, nguồn tỏa bụi thường là những máy móc
và thiết bị như: bàn máy mài, máy tiện, bàn phay, máy nghiền, máy cưa, băng tải tấm
vận chuyển vật liệu khô dạng cục, bàn dỡ khuôn đúc,…
Trong điều kiện cho phép các thiết bị trên đều phải được bao kín hoàn toàn hoặc
một phần, bên cạnh đó người ta sử dụng hệ thống hút bụi thải ra ngoài, hạn chế sự lan
truyền bụi trong không gian của công trình.
c) Miệng hút hơi và khí độc: Loại miệng hút này thường được bố trí trên thành bể chứa
các dung dịch hoá học trong các phân xưởng mạ điện, tôi kim loại bằng dầu, axit và
muối,...
Dưới tác dụng của nhiệt độ cao trên mặt thoáng dung dịch sẽ xảy ra hiện tượng
bốc hơi, trong luồng hơi bốc lên có thể mang theo các hóa chất độc hại, nếu không có
biện pháp can thiệp phù hợp, thì hơi, khí độc sẽ khuếch tán ra không gian xung quanh
trong công trình. Để khắc phục hiện tượng khếch tán hơi, khí độc, người ta lắp các miệng
hút ở hai hai bên thành bể, sức hút tạo ra khiến cho hơi, khí độc hại không thể bốc lên
cao hoặc khuếch tán mà hoàn toàn bị hút vào miệng hút đã bố trí để thoát ra ngoài (hình
7-4).

Hình 7- 4

123
Khi tính toán thiết kế, vận tốc tại các miệng hút phải đủl ớn để đảm bảo các hơi,
khí độc bốc lên đều bị cuốn vào miệng hút. Các miệng hút thường bố trí ở hai bên thành
bể. Nếu bề rộng bể b  0,7m, chỉ cần bố trí hút ở một bên thành; nếu b > 0,7m ta cần
phải bố trí miệng hút ở cả hai bên thành bể.
Xác định lưu lượng hút lý thuyết theo công thức sau:
1/2
𝑇𝑛𝑐 − 𝑇𝑘𝑘 3
𝐿𝑙𝑡 = 3600 . 𝑙 . A (𝜑 . 𝑔. 𝑏 ) (7- 7)
3 . 𝑇𝑘𝑘
trong đó:
𝐿𝑙𝑡 – lưu lượng tính toán trên lý thuyết, (m3/h);
A - hằng số phụ thuộc vào cách hút một hoặc hai bên: A = 0,35 nếu hút một
bên; A = 0,56 nếu hút ở bai bên;
l - chiều dài bể, (m);
b - bề rộng của bể, (m);
g – gia tốc trọng trường (g = 9,81 m/s2)
𝑇𝑛𝑐 , 𝑇𝑘𝑘 - Nhiệt độ tuyệt đối của nước và của không khí trong phòng, (oK);
𝜑 - Hệ số góc tác dụng phụ thuộc vào cách bố trí bể.
Lưu lượng hút thực tế sẽ có sự sai khách so với lưu lượng tính toán trên lý thuyết:
𝐿𝑡𝑡 = 𝐾1 𝐾2 𝐿𝑙𝑡 (7- 8)
trong đó:
K1 - hệ số kể đến mức độ độc hại của khí bốc lên: K1 = 0,8 với bể thường, K1 =
2,0 với bể crôm;
K2 - hệ số kể đến sự ảnh hưởng của số lượng miệng hút: K2 = 1 khi hút một
phía và độ dài thành bể l = 1,6m, K2 = 1,28 khi thực hiện hút hai bên và bể vuông
(chiều dài = chiều rộng: l = b)
7.2.4. Ống dẫn không khí
Ống dẫn không khí được chế tạo từ những loại vật liệu, hình dạng và tiết diện
ngang khác nhau (hình vuông, chữ nhật, tròn). Điều quan trọng của ống dẫn không khí
là tính chất bề mặt bên trong của nó, số lượng chỗ uốn cong và hình dáng chuyển tiếp
từ tiết diện này đến tiết diện khác, bởi vì phần lớn sức cản thuỷ lực của đường ống phụ
thuộc vào các yếu tố ấy - bề mặt trong của ống nhẵn thì sức cản sẽ nhỏ, ít bị bám bụi và
ngược lại.

124
Ống dẫn không khí phải ít dẫn nhiệt, ít thẩm thấu không khí, hơi nước và phải
chịu lửa tốt. Yếu tố chịu lửa tốt rất quan trọng, vì khi xảy ra hoả hoạn lửa sẽ dễ lan
truyền từ phòng này qua phòng khác theo hệ thống đường ống dẫn không khí.
Hình dạng hợp lý nhất của tiết diện ngang của ống dẫn không khí là hình dạng
mà ứng với diện tích tiết diện ngang nhất định ta có chu vi nhỏ nhất và do đó sức cản
ma sát sẽ là bé nhất.
Như vậy, ống dẫn tiết tròn là có lợi nhất, tiếp đến là tiết diện vuông, rồi đến chữ
nhật, ống dẫn tiết diện chữ nhật tuy không lợi về mặt sức cản ma sát, nhưng rất thuận
tiện trong bố trí lắp đặt vì dễ kết hợp với các kết cấu kiến trúc, xây dựng.
Trong nhà dân dụng ống dẫn không khí thường được chế tạo với tiết diện hình
chữ nhật, vuông và đặt ngầm trong tường, ở vùng khí hậu lạnh không nên đặt ngầm
trong tường ngoài vì dễ bị đọng sương, ẩm trên thành ống dẫn.
Kích thước tối thiểu của ống dẫn xây trong tường gạch là 1/2  1/2 gạch. Trong
trường hợp không có điều kiện làm mương dẫn ngầm trong tường thì người ta làm
mương kề sát vào tường bằng những tấm fibrô xi măng, bê tông xỉ, bê tông bọt hoặc tốt
nhất là làm bằng tôn, thép tấm.
Trong một vài trường hợp, ví dụ trong các hành lang, có thể bố trí mương dẫn
chiếm cả bề rộng của trần.
Ngày nay, với tiến bộ khoa học kỹ thuật, người ta đã áp dụng khá phổ biến
phương pháp chế tạo ống dẫn không khí tiết diện tròn bằng cách cuộn lò xo trên máy.
Nguyên liệu để chế tạo ống là tôn dải bề rộng từ 125-135 mm, độ dày từ 0,4l mm.
Đường kính ống có thể thay đổi từ 100-1800mm (hình 7-5).

Hình 7-5. Ống dẫn gió kiểu cuộn lò xo


Về cách nối các đoạn ống lại với nhau, người ta có thể dùng nẹp cài hoặc đai ôm
thay cho mặt bích (hình 4.26).
125
7.2.5. Những bộ phận thu và thải không khí
Bộ phận thu không khí đuợc bố trí ở những vị trí thích hợp để thu được không
khí trong sạch, không bị hoặc ít bị ô nhiễm. Cấu tạo của các bộ phận thu không khí cần
phù hợp với điều kiện kiến trúc nhà.
Để cho không khí thổi vào nhà được trong sạch, cần phải bố trí các bộ phận thu
không khí cách xa ít nhất 1012m từ những chỗ thải bụi, khí có hại,... và chiều cao từ
mặt đất đến miệng thu không khí không dưới 2m (hình 7-6).

Hình 7-6. Bộ phận thu không khí trong trường hợp buồng máy đặt ở tầng hầm (a) và bộ
phận thu không khí trên mái nhà (b).
1 - cửa chớp (hoặc lưới chắn); 2 – lá điều chỉnh

Nêu khu vực xung quanh công trình bị nhiễm bẩn nhiều, thì bộ phận thu không
khí có thể đặt cách xa nhà và được nối với buồng máy thông gió bằng hệ thống mương
ngầm.
Khi thu không khí ở vùng cao hơn mái nhà, để không khí bẩn không lọt vào, bộ
phận thu không khí cần được đặt ở khoảng cách không nhỏ hơn 10m từ bộ phận thải
không khí.
Có thể bố trí bộ phận thu không khí bên cạnh các ống thải gió nhưng với điều
kiệp là bộ phận thải không khí phải đặt cao hơn bộ phận thu từ 23m.

126
Trong nhà công nghiệp bộ phận thu không khí có thể đặt trên tường (như cửa sổ
hoặc những cửa đặc biệt) còn bộ phận thải không khí của hệ thống hút là những ống
hình trụ thẳng đứng bằng tôn (ống dẫn không khí bình thường) nhô lên trên mái nhà.
Trường hợp có cửa trời, mép trên cùng của ống thải phải cao hơn mép trên cùng
của cửa trời là 2m. Để giảm bớt tổn thất áp suất khi dòng không khí thoát ra, ở đầu cuối
người ta làm loa mở rộng trên có chụp hoặc có nón che mưa (hình 7-7).

Hình 7-7. Bố trí ống thải khí trong nhà dân dụng (a) và nhà công nghiệp (b)

7.2.6. Bố trí hệ thống hút khí thải có hại từ các khu phụ của nhà dân dụng và công
cộng
Trong các nhà dân dụng và công cộng cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề hút thải
hơi khí có hại toả ra từ khu phụ (công trình phụ): bếp, vệ sinh.
Lưu lượng hút có thể xác định theo bội số trao đổi không khí như đã giới thiệu ở
phần 7.1.2 ở trên.
Hệ thống đường ống có thể bố trí ngầm trong tường bằng ống tôn hoặc bằng cách
chế tạo sẵn thành các khối vật liệu nung hoặc đúc sẵn (blốc) có chừa lỗ bên trong.
Trên hình 7-8 minh họa sơ đồ hệ thống thông gió hút trong các nhà cao tầng.
Để đảm bảo cho hơi khí có hại từ tầng này không xâm nhập vào được các tầng
khác, người ta bố trí hệ thống hút theo 2 cách sau đây :

127
- Tất cả miệng hút ở khu phụ của các tầng đều được nối vào ống góp thẳng đứng
chung cho cả công trình, với điều kiện là đầu cuối đường ống nối với miệng hút của tầng
dưới phải đấu vào ống góp ở vị trí cách một tầng về phía trên và các miệng hút của 3
tầng trên cùng phải có ống thoát riêng biệt dẫn
thẳng lên mái (hình 7-8a).
- Cứ 45 tầng sẽ có một ống góp chung
nằm ngang và điểm cuối các đoạn ống nối với
các cửa hút của các tầng sẽ nối vào ống góp
chung nằm ngang đó. Mỗi một ống góp chung
nằm ngang sẽ được nối với một ống góp chung
thẳng đứng dẫn thẳng lên mái của công trình.
Miệng hút của 3 tầng trên cùng cũng có ống
thoát riêng như trường hợp trên (hình 7-8b).
Đối với nhà thấp tầng, hệ thống hút loại
này thường làm việc bằng sức hút tự nhiên nhờ
có chênh lệch trọng lượng đơn vị của không khí
bên ngoài và bên trong nhà, mà nguyên
nhân của hiện tượng này là do sự chênh lệch
nhiệt độ gây ra. Ta gọi đó là hệ thống hút làm Hình 7-8

việc dưới tác dụng của sức đẩy trọng lực (hình 7-9).

Hình 7- 9

128
Sức đẩy trọng lực pi (kG/m2) của từng miệng hút được xác định theo công thức
sau đây:
∆𝑝𝑖 = ℎ𝑖 (𝛾𝑁 − 𝛾𝑇 ) (7- 9)
trong đó:
ℎ𝑖 - chiều cao từ miệng hút ở tầng thứ i đến miệng thải gió ở trên cùng, (m);
𝛾𝑁 , 𝛾𝑇 - lần lượt là trọng lượng đơn vị (trọng lượng riêng) không khí bên ngoài
và bên trong nhà, (kg/m3).
Để không khí ô nhiễm có thể thoát ra ngoài qua hệ thống miệng hút và hệ thống
ống dẫn, thì sức cản thuỷ lực của hệ thống thông gió này phải nhỏ hơn sức đẩy trọng
lực.
Cũng tương tự như trên, ta có thể bố trí hệ thống hút thổi kết hợp làm việc dưới
tác dụng của sức đẩy trọng lực (hình 7-10).

Hình 7-10

Đối với nhà cao tầng, để hệ thống đường ống được gọn nhẹ và làm việc được hiệu
quả trong mọi tình huống, ta cần lắp đặt quạt hút, tức là hệ thống làm việc với sức hút cơ
khí của máy quạt gió (hệ thống hút cơ khí) như minh họa trên hình 7-11b dưới đây.
7.2.7. Buồng máy của hệ thống thổi và hút (buồng thổi và buồng hút)
Vị trí đặt buồng máy của các hệ thống thổi (thông gió đẩy) và hút phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, tuy nhiên nếu có thể, thì nên đặt chúng ở trung tâm của công trình được
thông gió. Kích thước của buồng máy được lựa chọn xuất phát từ điều kiện thiết bị của
hệ thống, tiện lợi trong việc xây lắp và bảo đảm dễ dàng trong sử dụng.

129
Buồng máy không được thấp hơn l,8m và khoảng cách giữa các thiết bị không
được bé hơn 0,7m để đảm bảo đi lại thuận tiện. Tường của buồng máy cần được xây
bằng vật liệu khó cháy với bề mặt nhẵn để có thể dễ tẩy sạch bụi bẩn một cách dễ dàng.
Các buồng máy cần được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên.
Trong nhà dân dụng, buồng máy của hệ thống thổi có thể đặt trên hầm mái, trong
các phòng đặc biệt hoặc dưới tầng hầm, còn buồng máy của hệ thống hút hầu hết đặt ở
hầm mái (hình 7-11).

130
Hình 7- 11. Buồng máy của hệ thống thông gió
a - Buồng máy thông gió của hệ thống thổi (1 - hộp lấy gió, 2 - cửu điều chỉnh lượng
gió ngoài, 3 - lưới lọc bụi, 4 - Bộ sấy không khí hoặc bề mặt làm lạnh, 5 – máy quạt)
b - Buồng máy thông gió của hệ thống thông gió hút (1 – mương hút, 2 - quạt hút, 3 -
ống gió thải; 4 – van điều chỉnh)
c - Buồng máy hệ thống thổi đặt ở tầng hầm (1 - hộp lấy gió ngoài, 2 – lá điều chỉnh, 3
- lưới lọc bụi, 4 - bộ sấy hoặc bề mặt làm sạch không khí, 5 - quạt, 6 - ống dẫn.

Trong nhà công nghiệp, buồng máy thông gió có thể đặt trực tiếp trong các phân
xưởng trên những sàn công tác hoặc lắp trên tường, trên cột (hình 7-12).

Hình 7-12. Buồng máy thông gió thổi đặt trên sàn công tác trong nhà công nghiệp
1 - cửa lấy gió ngoài, 2 - bộ sấy nóng hoặc bề mặt làm lạnh không khí, 3 - quạt gió,
4 - động cơ điện.
131
7.3. Tính toán mạng gió
7.3.1. Tính toán nhiệt thừa
7.3.1.1. Xác định thông số tính toán đầu vào
a) Xác định các thông số tính toán bên ngoài công trình:
+ Chọn thông số tính toán bên ngoài của công trình theo số giờ không đảm bảo
chế độ nhiệt ẩm trong nhà với thời gian không đảm bảo;
+ Căn cứ phục lục B-TCVN 5687 – 2010 “Tiêu chuẩn thiết kế thông gió và điều
hòa không khí” để xác định các thông số bên ngoài công trình theo hai mùa – mùa hạ và
mùa đông phụ thuộc vào vị trí địa lý của công trình như: nhiệt độ (tN, oC), độ ẩm tương
đối (N, %) và nhiệt dung hoặc Entanpi của không khí (IN, kJ/kg hoặc kcal/kg).
b) Xác định các thông số tính toán bên trong công trình: Trên cơ sở đánh giá điều kiện
tiện nghi nhiệt của môi trường không khí, thông số tính toán bên trong nhà (nhiệt độ, độ
ẩm, nhiệt dung) phụ thuộc vào trạng thái lao động. Căn cứ phục lục A.1 - TCVN 5687
– 2010 “Tiêu chuẩn thiết kế thông gió và điều hòa không khí”, ta chọn được thông số
nhiệt độ (tT, oC), độ ẩm (N, %) trong các phòng trong công trình cần thông gió.
7.3.1.2. Tìm hiểu kết cấu bao che và tính hệ số truyền nhiệt
a) Tìm hiểu kết cấu công trình
- Trên cơ sở công trình thực tế tìm hiểu các thông số kết cấu (bề dày, diện tích,
số lớp vật liệu hay một lớp đồng nhất,...) và loại vật liệu của: tường, sàn, mái, cửa đi,
trần giả, kết cấu kính,... Từ đó, tra bảng để tìm hệ số dẫn nhiệt (, W/(m. oC))
b) Tính hệ số truyền nhiệt K, (W/(m2.K))
Tính hệ số truyền nhiệt K theo công thức sau:
1
𝐾=
1 𝑖 1 (7- 10)
+ ∑𝑛𝑖=1 +
𝑇 𝑖 𝑁
trong đó:
T, N: Hệ số trao đổi nhiệt bề mặt trong và ngoài của kết cấu, (W/(m2.K));
i, i: Chiều dày (m) và hệ số dẫn nhiệt  (W/(m.K)) của kết cấu bao che lớp thứ i.
c) Kiểm tra đọng sương trên bề mặt kết cấu
Để kiểm tra đọng sương trên bề mặt kết cấu ta chỉ kiểm tra cho mùa đông vì mùa
đông nhiệt độ không khí bên ngoài xuống thấp, độ ẩm cao vào những ngày nồm thì trên

132
bề mặt ngoài của kết cấu hay bị đọng sương, do đó ta phải kiểm tra để đảm bảo vệ sinh
cho công trình.
Để không bị hiện tượng đọng sương trên bề mặt kết cấu cần đảm bảo điều kiện
sau:
𝐾 𝑡𝑡 ≤ 𝐾𝑠 (7- 11)
trong đó:
Ktt - hệ số truyền nhiệt tính toán, (W/(m2.K)). Thông số này có trị số tính toán
được từ bước “c) Tính hệ số truyền nhiệt K” ở trên;
Ks hệ số truyền nhiệt đọng sương, được tính theo công thức sau, (W/(m2.K)):
𝑡𝑓1 − 𝑡𝑠
𝐾𝑠 = 0,95 𝛼 ( ) (7- 12)
𝑡𝑓1 − 𝑡𝑓2

ở đây:
tf1, tf2 - lần lượt là nhiệt độ không khí ở phía nhiệt độ cao và ở phía nhiệt độ thấp,
(oC).
ts - nhiệt độ đọng sương của không khí ở phía có nhiệt độ cao, (oC).
 - hệ số trao đổi nhiệt ở bề mặt có nhiệt độ cao hơn,(w/(m2.K)).
Ta chỉ kiểm tra đọng sương cho những kết cấu bất lợi nhất như: vách kính, cửa
đi bằng kính tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngooài; tường gạch 220 tiếp xúc trực
tiếp với không khí bên ngoài,...
d) Kiểm tra đọng ẩm trong lòng kết cấu bao che
Do sự chênh lệch nhiệt độ dẫn đến có sự chênh lệch áp suất hơi nước bên trong
và bên ngoài kết cấu. Ngoài dòng nhiệt truyền qua lớp kết cấu còn có dòng ẩm thẩm
thấu qua kết cấu.
Khi gặp lạnh, ẩm có xu hướng ngưng đọng lại trong lòng kết cấu. Nếu xẩy ra
đọng ẩm trong lòng kết cấu thì kết cấu sẽ cách nhiệt kém và bị phá hoại dần.
Để tránh hiện tượng đọng sương trong lòng kết cấu cần đảm bảo điều kiện:
𝑒𝑖 = 𝐸𝑖 (7- 13)
trong đó:
Ei - là áp suất hơi nước bão hoà của trạng thái không khí tương ứng ở lớp thứ i,
(Pa). Ei nhận giá trị tuỳ theo nhiệt độ ở lớp thứ i (tra biểu đồ I- d của không khí ẩm).
ei – là áp suất hơi nước riêng phần hiện có ở lớp thứ i (Pa). Thông số này được
xác định theo công thức sau:

133
𝑖
𝑒ℎ1 − 𝑒ℎ2
𝑒𝑖 = 𝑒ℎ1 − ∑ 𝐻𝑚 (7- 14)
𝐻
𝑚=1

trong đó :
eh1,eh2 - lần lượt là áp suất hơi nước riêng phần ở bề mặt trong và ngoài của kết
cấu, (Pa).
Hm - sức kháng ẩm của lớp vật liệu m:
𝛿𝑚
𝐻𝑚 = (7- 15)
𝜇𝑚
trong đó:
𝜇𝑚 - hệ số truyền ẩm của lớp vật liệu thứ m, (g/(m.h.Pa)).
𝛿𝑚 - bề dày của lớp vật liệu thứ m, (m).
𝐻𝑚 - sức kháng ẩm của kết cấu bao che thứ m, (m2.h.Pa/g).
Ta kiểm tra với kết cấu có nhiều khả năng đọng ẩm nhất. Ví dụ như tường gạch
220 tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài vào mùa đông.
Dòng nhiệt qua kết cấu q, (W/m2):

𝑞 = 𝐾 𝑡𝑡 . 𝑡 = 𝐾 𝑡𝑡 (𝑡𝑇𝑡𝑡 − 𝑡𝑁𝑡𝑡 ) (7- 16)

trong đó :
Ktt - hệ số truyền nhiệt của tường, (W/m2.K).
𝑡𝑇𝑡𝑡 , 𝑡𝑁𝑡𝑡 - nhiệt độ tính toán bên trong và bên ngoài phòng, (℃).
Dòng ẩm qua kết cấu W, (g/m2.h):
𝑒𝑇 − 𝑒𝑁
𝑊= (7- 17)
𝐻
trong đó: H - sức kháng ẩm của toàn bộ kết cấu bao che, (m2.h.Pa/g):
𝑛 𝑛
𝛿𝑖
𝐻 = ∑ 𝐻𝑖 = ∑ (7- 18)
𝜇𝑖
𝑖=1 𝑖=1

Tra biểu đồ I-d ta được giá trị của 𝑒𝑇 , 𝑒𝑁 , (Pa).


e) Tính diện tích kết cấu bao che
Diện tích của kết cấu bao che được tính theo công thức:
𝑚

𝐹 = ∑ 𝐹𝑗 (7- 19)
𝑗=1

trong đó: Fj – là diện tích của kết cấu bao cheo thứ j, (m2).

134
7.3.1.3. Tính toán nhiệt thừa
a) Tính toán nhiệt truyền qua kết cấu bao che
* Tính cho mùa đông:
Công thức xác định:
Đ
Q kcbc = Ki . Fi . ∆t (7- 20)

trong đó:
Đ
Q kcbc - lượng nhiệt truyền qua kết cấu bao che, (W);

Ki - hệ số truyền nhiệt của kết cấu thứ i, (W/(m2.K));


Fi - diện tích kết cấu thứ i, (m2);
∆t - chênh lệch nhiệt độ giữa hai bề mặt của kết cấu bao che, (0C):
∆t = (tN – tT ) .  (7- 21)
tT - hiệt độ tính toán của không khí bên trong, (0C);
tN - nhiệt độ tính toán của không khí bên ngoài, (0C);
 - hệ số kể đến vị trí của kết cấu bao che đối với không khí ngoài trời (tra
bảng).
Đối với phòng có mái tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài ta phải tính nhiệt
độ trong hầm trần tx: Ta có nhiệt truyền từ bên ngoài qua mái xuống hầm trần bằng
lượng nhiệt truyền từ hầm trần qua trần vào trong nhà:
Km. Fm (tNtt - tx) = Ktr. Ftr (tx - tTtt) (7- 22)
trong đó:
Km , Ktr - hệ số truyền nhiệt của mái và trần giả (W/(m2.K));
Fm , Ftr - diện tích mái và diện tích trần, (m2), thường lấy Fm = Ftr.
* Tính cho mùa hè:
Hiệu chỉnh gần đúng theo mùa Đông theo công thức:
 Đ
Qkcbc  QMĐ 
H
Q kcbc = .t H (7- 23)
t D
trong đó :
H
Q kcbc - lượng nhiệt tổn thất qua kết cấu bao che về mùa hè, (W);
Đ
Q kcbc - lượng nhiệt tổn thất qua kết cấu bao che về mùa đông, (W);

QĐM - lượng nhiệt tổn thất qua mái về mùa đông, (W);
135
tH, tĐ - chênh lệch nhiệt độ giữa không khí trong và ngoài phòng về mùa hè
và mùa đông, (0C).
b) Tính toán tỏa nhiệt
* Tỏa nhiệt do người:
Lượng nhiệt toả ra do con người được tính theo công thức sau:
Qng = n  qo (7- 24)
trong đó:
Qng - lượng nhiệt do con người toả ra, (W);
N - số người trong phòng [người], được chọn theo chức năng và diện tích phòng;
qo - lượng nhiệt toàn phần do 1 người toả ra [W/ng], tra bảng 3.7 trang 92 sách
Thông gió – Hoàng Thị Hiền, TS.Bùi Sỹ Lý. Thông số này phụ thuộc vào trạng thái lao
động, độ tuổi và nhiệt độ phòng.
* Tỏa nhiệt do chiếu sáng:
Trong các phòng, để đảm bảo điều kiện về ánh sáng ta phải bố trí hệ thống đèn
chiếu sáng. Hệ thống chiếu sáng toả ra trong phòng một lượng nhiệt được xác định theo
công thức sau:
Qcs= N . 1 . 2 (7- 25)
trong đó:
N - tổng công suất chiếu sáng cho một phòng: N = a x F, (W). Ở đây: a - tiêu
chuẩn thắp sáng (W/m2 sàn); F - diện tích mặt sàn (m2).
1 = (0,4  0,7) đối với đèn huỳnh quang và 1 = 0,8  0,9 đối với đèn sợi đốt.
2 - hệ số sử dụng đèn, lấy 2 = 1.
* Tỏa nhiệt do động cơ thiết bị:
- Năng lượng điện cấp cho động cơ điện và các thiết bị điện khác, phần lớn được
chuyển thành cơ năng (hay quang năng,... tùy theo chức năng của thiết bị) và một phần
chuyển thàng nhiệt năng làm nóng thiết bị và bầu không khí bên trong công trình. Lượng
nhiệt tỏa do động cơ điện và thiết bị điện khác Qđc, (W) được xác định theo công thức
sau:
Qđc = N . 1 . 2 . 3 . 4 (7- 26)
trong đó:

136
N: Tổng công suất của các thiết bị dùng điện, (W):
N=nF
n - chỉ tiêu cấp điện cho ổ cắm (W/m2). Chỉ tiêu cấp điện ổ cắm bằng chỉ tiêu cấp
điện công trình không điều hòa trừ đi tổng chỉ tiêu cấp điện chiếu sáng và chỉ tiêu cấp
điện thang máy. Để xác định chỉ tiêu cấp điện cho thang máy, chiếu sáng, cần căn cứ
vào các quy định của TCVN 9206-2012 và TCVN 5687-2010;
F - diện tích sàn, (m2);
1 = 0,7  0,9 - hệ số sử dụng công suất lắp đặt.
2 = 0,5  0,8 - hệ số tải trọng động cơ.
3 = 0,5  1 - hệ số làm việc không đồng thời.
4 = 0,65  1 - hệ số kể đến độ nhận nhiệt của môi trường không khí.
Thông thường trong khi tính toán sơ bộ, người ta thường lấy tích số của các hệ
số trên như sau: 1. 2. 3. 4 = 0,25.
* Thu nhiệt do bức xạ mặt trời:
Tổng lượng nhiệt công trình đã thu từ bức xạ nhiệt của mặt trời.

∑ 𝑄𝑏𝑥 = ∑ 𝑄𝑏𝑥(𝑘í𝑛ℎ) + ∑ 𝑄𝑏𝑥(𝑚á𝑖) (7- 27)

trong đó:
∑ 𝑄𝑏𝑥(𝑘í𝑛ℎ) - tổng lượng nhiệt thu từ bức xạ nhiệt của mặt trời qua vách kính
của công trình, (W). Thông số này bằng tổng lượng nhiệt công trình thu từ bức xạ nhiệt
của mặt trời qua các diện tích vách kính thành phần và được xác định như sau:
𝑄𝑏𝑥(𝑘í𝑛ℎ) = 𝜏1 . 𝜏2 . 𝜏3 . 𝜏4 . 𝑞𝑏𝑥 . 𝐹𝑘í𝑛ℎ (7- 28)
trong đó:
1 - hệ số kể đến độ trong suốt của kính (kính 2 lớp 1  0,81 );
 2 - hệ số kể đến độ bẩn của mặt kính (kính 2 lớp đặt đứng, bình thường  2  0,7 );
 3 - hệ số kể đến độ che khuất của khuôn cửa (kính 2 lớp, khung kim loại, không
có vật chắn ngoài kết cấu của công trình  3  0,79 );

 4 - hệ số kể đến kết cấu che nắng của các loại kính (kính nhám, kính màu,... đối
với kính nhám  4  0,3 );

137
qbx - cường độ bức xạ của mặt trời trên mặt thẳng đứng chịu bức xạ tại thời điểm
tính toán, (W/m2). (Tra bảng “Bảng B.1-B.7 - Trực xạ trên mặt đứng 8 hướng” – TCVN
4088:1985 và TCVN 4088:1997 về về số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng);
Fkính - diện tích kính chịu bức xạ, ( m2 ).
∑ 𝑄𝑏𝑥(𝑚á𝑖) - tổng lượng nhiệt thu từ bức xạ của mặt trời qua mái của công trình,
(W) được xác định như sau:
∆𝑡 𝐴𝜏
𝑄𝑏𝑥(𝑚á𝑖) = 𝑄𝑏𝑥 + 𝑄𝑏𝑥 𝑇 (7- 29)
trong đó:
∆𝑡
𝑄𝑏𝑥 - bức xạ mặt trời do chênh lệch nhiệt độ. Khi tia nắng mặt trời chiếu lên bề
mặt kết cấu, sẽ có một phần năng lượng được hấp thụ, phần năng lượng bị hấp thụ này
chuyển thành nhiệt năng làm nóng kết cấu ngăn che, làm nhiệt độ bề mặt kết cấu tăng
cao. Để kể đến phần nhiệt độ tăng này, người ta thay thế cường độ bức xạ mặt trời bằng
một trị số gọi là nhiệt độ tương đương trung bình của không khí bên ngoài, được xác
định theo công thức:
𝑇𝐵
𝑇𝐵
𝜌 . 𝑞𝑏𝑥
𝑡𝑡đ = (7- 30)
𝛼𝑁
trong đó:
 - hệ số hấp thụ bức xạ mặt trời của bề mặt kết cấu, phụ thuộc vào tính chất,
màu sắc của kết cấu (tra bảng thực nghiệm);
TB
qbx - cường độ bức xạ trung bình trên bề mặt kết cấu, (W/m2). Tra bảng B.3: Trực
xạ trên mặt bằng - TCVN 4088:1985, TCVN 4088: 1997;
 N - hệ số trao đổi nhiệt bề mặt ngoài kết cấu ngăn che, (W/(m2.K)).
𝐴𝜏
𝑄𝑏𝑥 - Bức xạ mặt trời do dao động nhiệt độ. Để xác định biên độ dao động của
nhiệt độ tổng, ta phải xem xét biên độ của nhiệt độ tương đương do bức xạ gây ra và
biên độ của nhiệt độ không khí ngoài trời.
Biên độ dao động của cường độ bức xạ (𝐴𝑞 ) có thể xác định như hiệu số giữa
cường độ cực đại và cường độ trung bình trong ngày đêm (24h):
𝑚𝑎𝑥 𝑇𝐵
𝐴𝑞 = 𝑞𝑏𝑥 − 𝑞𝑏𝑥 (7- 31)
trong đó:
𝑇𝐵
𝑞𝑏𝑥 - cường độ bức xạ trung bình trên mặt phẳng kết cấu, (W/m2);

138
𝑚𝑎𝑥
𝑞𝑏𝑥 - Cường độ bức xạ lớn nhất trong ngày (thường xác định vào thời điểm 11-
12h trưa).
Biên độ dao động của nhiệt độ tương đương:
𝜌 . 𝐴𝑞
𝐴𝑡𝑡đ = (7- 32)
𝛼𝑁
Biên độ dao động theo thời gian của nhiệt độ không khí bên ngoài với chu kỳ 24h
với biên độ là:
𝐴𝑡𝑁 = 𝑡𝑁𝐻 − 𝑡𝑁𝑇𝐵 (7- 33)
ở đây
𝑡𝑁𝐻 - là nhiệt độ tính toán điều hòa không khí của mùa hè, (oC);
𝑡𝑁𝑇𝐵 - Nhiệt độ trung bình tháng của tháng nóng nhất trong năm, (oC).
Biên độ dao động của nhiệt độ tổng:
𝐴𝑡𝑡𝑔 = (𝐴𝑡𝑡đ + 𝐴𝑡𝑁 ) .  (7- 34)
 - hệ số phụ thuộc vào độ lệch pha ∆Z và tỉ số giữa biên độ dao động nhiệt độ
tương đương và nhiệt độ bên ngoài. Xác định tỷ số 𝐴𝑡𝑡đ /𝐴𝑡𝑁 , sau đó kết hợp với tra
bảng thực nghiệm để tìm ra trị số của .
Dao động của nhiệt độ tổng ngoài nhà sẽ truyền vào trong nhà, khi đi qua bề dày
của kết cấu bao che nó bị tắt dần và trên bề mặt bên trong của kết cấu bao che biên độ
dao động chỉ còn lại ν lần nhỏ hơn so với biên độ dao động trên mặt ngoài. Hệ số tắt dần
(ν) của kết cấu, có nhiều phương pháp xác định, ở đây ta dùng công thức gần đúng của
giáo sư V.N Bogolovsky:
∑𝑛𝑖=1 𝑅𝑖 𝐷
𝑣 = (0,83 + 3 )𝑒 2
√ (7- 35)
𝐷
trong đó:
𝑅𝑖 - Nhiệt trở của lớp vật liệu trong kết cấu ngăn che thứ i, (m2.h.K/W) và hệ số
này được xác định theo công thức sau:
𝛿𝑖
𝑅𝑖 = (7- 36)
𝑖
D - chỉ số nhiệt quán tính của kết cấu ngăn che được xác định theo công thức sau:
𝑛

𝐷 = ∑ 𝑅𝑖 𝑆𝑖 (7- 37)
𝑖=1

139
Si - hệ số ổn định nhiệt của vật liệu lớp kết cấu ngăn che thứ i với chu kỳ 24 giờ
xác định theo phụ lục 1 – “TCVN 4605:1988 về kỹ thuật nhiệt - kết cấu ngăn che - Tiêu
chuẩn thiết kế”, (W/(m2.K) hoặc kcal/(m2.h.oC).
Biên độ dao động của nhiệt độ trên bề mặt trong của mái:
𝐴𝑡𝑡𝑔
𝐴𝜏 𝑇 = (7- 38)
𝑣
Lượng nhiệt tổng hợp do truyền nhiệt và bức xạ mặt trời vào nhà qua mái là:
𝑇𝐵
𝑄𝑚á𝑖 = [𝐾𝑚 (𝑡𝑡𝑔 − 𝑡𝑥 ) + 𝛼 𝑇 𝐴𝜏 𝑇 ] 𝐹𝑚 = 𝐾𝑡𝑟 𝐹𝑡𝑟 (𝑡𝑥 − 𝑡𝑇 )
(7- 39)

với 𝐹𝑚 = 𝐹𝑡𝑟 , suy ra:

𝑇𝐵
1
𝑡𝑥 = (𝛼 𝑇 𝐴𝜏 𝑇 + 𝐾𝑡𝑟 𝑡𝑇 + 𝐾𝑚 𝑡𝑡𝑔 ) , (℃ ) (7- 40)
𝐾𝑚 + 𝐾𝑡𝑟
Tổng nhiệt thừa trong công trình cần thông gió là ∑ 𝑄𝑡ℎừ𝑎 , (W) :

∑ 𝑄𝑡ℎừ𝑎 = ∑ 𝑄𝑡ỏ𝑎 + ∑ 𝑄𝑡ℎ𝑢 + ∑ 𝑄𝑘𝑐𝑏𝑐 (7- 41)

trong đó:
Qtỏa : Tổng lượng nhiệt tỏa vào trong phòng, (W);
Qthu : Tổng lượng nhiệt thu do bức xạ mặt trời, (W);
Qkcbc : Tổng lượng nhiệt truyền qua kết cấu bao che, (W).
7.3.2. Tính toán ẩm thừa
7.3.2.1. Công thức tính toán
Trong công trình, ngoài quá trình trao đổi nhiệt còn xảy ra quá trình trao đổi ẩm.
Công thức xác định lượng ẩm trao đổi giữa hai bề mặt phía trong và ngoài của một diện
tích bề mặt F của ngoài công trình là:
W = K.( eN - eT ).F, (g/h) (7- 42)
trong đó:
eN, eT - phân áp suất hơi nước bên ngoài và bên trong nhà, (Pa);
K - hệ số dẫn ẩm của kết cấu bao che, (g/(m2.h.Pa));
F - hiện tích bề mặt truyền ẩm, (m2).
7.3.2.2. Tính toán hệ số truyền ẩm K,
Công thức xác định hệ số truyền ẩm K,, (g/(m2.h.Pa)) như sau:

140
1
K  n
i
RT    RN (7- 43)
i 1 i

trong đó:
RN - hệ số cản ẩm của kết cấu phía ngoài phòng:
RN = 0,1(m2.h.mmHg/g) = 13,33 (m2.h.Pa/g) khi có gió với v > 1m/s và
RN = 0,2(m2.h.mmHg/g) = 26,66 (m2.h.Pa/g) khi không có gió.
RT - hệ số cản ẩm của kết cấu phía trong phòng:
T
RT = 1 - (7- 44)
100
T - độ ẩm tương đối, (%) ;
i, i - lần lượt là chiều dày (m) và hệ số truyền ẩm (g/(m.h.Pa)) của lớp vật liệu
thứ i. Hệ số  có thể tra trong sách Thông gió – GVC.Hoàng Hiền & TS.Bùi Sỹ Lý.
7.3.2.3. Tính toán lượng ẩm truyền qua kết cấu bao che
Từ các thông số nhiệt độ t (oC), độ ẩm tương đối  (%) và biểu đồ I-d tra được
giá trị phân áp suất hơi nước ei (Pa).
Đối với phòng có mái tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài, ta phải xác định
phân áp suất hơi nước trong hầm trần ex.
Xác định ex: ex được xác định thông qua dòng ẩm truyền qua mái và trần giả:
e N  eX e e
W= = X T (7- 45)
H mai H tran

trong đó: Hmai và Htran - là sức kháng đơn vị của mái và trần và được xác định:
1 1
H mai = mai
và H tran = (7- 46)
K K tran

Ta có biểu thức xác định phân áp suất hơi nước:


H tran  e N  H mai  eT
ex = (7- 47)
H mai  H tran

7.3.2.4. Tính toán lượng ẩm tỏa ra do người trong công trình


Tỏa ẩm do người Wng, (g/h) được xác định theo công thức:
Wng = ghn . N (7- 48)
trong đó:
N - số người có trong phòng.

141
ghn - lượng hơi nước thoát ra do một người [g/h.ng]. Có thể tra bảng 3.7 trang
92 sách Thông gió _ TS.Bùi Sỹ Lý & GVC.Hoàng Hiền.
Tổng lượng ẩm thừa trong phòng được xác định như sau:
Wthừa = Wng + Wkcbc (7- 49)
trong đó:
Wng - tổng lượng ẩm tỏa ra do người, (g/h);
Wkcbc - tổng lượng ẩm truyền vào phòng qua kết cấu, (g/h).
7.3.3. Thiết lập quá trình điều hòa không khí cho công trình
7.3.3.1. Lựa chọn phương án điều hòa không khí cho công trình
Mỗi phương án điều hòa không khí được sử dụng hiện nay đều có những ưu
khuyết điểm riêng. Việc áp dung mỗi hệ thống cho phù hợp với công trình phải căn cứ
vào yêu cầu công năng sử dụng, các chỉ tiêu kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh môi trường, tiện
dụng đơn giản trong vận hành bảo dưỡng, an toàn tin cậy khi sử dụng cũng như hiệu
quả kinh tế mang lại. Trong quá trình thiết kế có một số hệ thống điều hòa không khí
được đưa ra cân nhắc lựa chọn:
- Công trình gồm trung tâm thương mại, các khu vực cần điều hòa có hệ số hoạt
động đồng thời lớn, công suất làm lạnh lớn, vì vậy chọn hệ thống điều hoà chiler để sản
xuất lạnh cho khu chức năng (5 tầng từ 1-5)vừa có thể đảm bảo mỹ thuật vừa an toàn
không bị rò rỉ môi chất lạnh tại các khu vực cần điều hoà.
- Công trình có khối chung cư từ tầng 6-34, mỗi căn hộ gồm 2 phòng ngủ và một
phòng khách nên để đảm bảo sự hoạt động độc lập giữa các căn hộ với nhau và để đảm
bảo yếu tố thẩm mỹ cho công trình ta chọn sử dụng hệ thống điều hoà multi cho khối
chung cư.
- Công trình có đặc điểm cửa kính xung quanh,bước cột và ô dầm không đều nhau có sự
khác nhau giữa các khu vực trong cùng một tầng nên để đảm bảo sự hoạt động độc lập
giữa các khu và đảm bảo đồng đều giữa các khu ta chọn sử dụng hệ thống điều hoà sử
dụng các FCU để cấp lạnh cho các khu vực.
7.3.3.2. Thiết lập quá trình điều hòa không khí trên biểu đồ I-d
a) Xác định tia biến đổi quá trình 𝜀:
Sau khi tính toán được lượng nhiệt thừa và ẩm thừa cho từng phòng, ta xác định
tia , (kJ/kg):

142
∑ 𝑄𝑡ℎ
𝜀 = 3600 (7- 50)
∑ 𝑊𝑡ℎ

trong đó:
Qth - tổng nhiệt thừa của phòng, (W);
Wth - tổng ẩm thừa của phòng, (g/h).
b) Các bước thiết lập biểu đồ I-d mùa hè
* Bước 1: Xác định tia quá trình 
Tia quá trình được xác định bằng công thức suy ra từ công thức tính tổng (7-50)
như sau:

Qthi
 i  3600. , kJ/kg
Wthi
trong đó:
Q ith - lượng nhiệt thừa của phòng thứ i, (W);

W ith - lượng ẩm thừa của phòng thứ i, (g/h).


* Bước 2: Xác định điểm thổi vào của hệ thống
Do hệ thống điều hòa ta dùng là hệ thống chiler kết hợp AHU nên sẽ có quá trính
tự sấy trên hệ thống đường ống thổi và hệ thống đường ống hút.
Do đường ống đi trong trục kỹ thuật đi trong nhà và trong hầm trần nên tự sấy
nhỏ t = 0,5 1,5 0C, thường chọn t = 1 0C.
Cách xác định điểm thổi vào:
Trên tia  vừa vẽ lấy điểm V sao cho độ chênh nhiệt độ giữa trạng thái không khí
điểm T và điểm V là 68 oC (có trường hợp có thể đến 10oC).
Như vậy, lưu lượng thổi vào Lv (kg/h) được xác định theo công thức sau:

Qthi
L  3, 6 i
i
(7- 51)
IT  IVi
V

trong đó:
Q ith : lượng nhiệt thừa của phòng thứ i, (W);

I Ti , I Vi : entapi của trạng thái không khí bên trong và trạng thái không khí của điểm
thổi vào, (kJ/kg).

143
* Bước 3: Tính chọn lượng khí tươi và tỷ lệ hòa trộn
Lưu lượng gió ngoài yêu cầu cho từng người được lấy theo TCVN5687-2010.
Tổng lưu lượng gió ngoài cần cho n người trong phòng được xác định theo công thức
sau:
LN = n.  NH .L Nyc (7- 52)
trong đó:
n - số người trong phòng;
 NH - khối lượng riêng của không khí ngoài về mùa hè, (kg/m3);

L Nyc - tiêu chuẩn gió ngoài, (m3/h.người).


Lưu lượng gió hồi LP (kg/h) sẽ là:
LP = L V – LN (7- 53)
* Bước 4: Xác định điểm hoà trộn C giữa không khí hồi và không khí ngoài
TC L N
Điểm C nằm trên đoạn thẳng TN và chia đoạn TN theo tỉ lệ: 
TN LV

Trên biểu đồ I-d ta có TN → đoạn TC =  x TN.


Vị trí của điểm C được mô tả trên biểu đồ I-d của từng phòng.
Như vậy, quá trình điều hòa không khí cho mùa hè có thể được biểu diễn bằng
giản đồ như sau:

Hình 7-13

* Bước 5: Tính toán công suất lạnh của từng phòng 𝑄𝐿𝑖 , (kW):
LiV ( I Ci  I Oi )
Q 
i
L
(7- 54)
3600
trong đó:
L Vi - lưu lượng thổi vào tính toán của phòng thứ i, (kg/h);

I iC - entapi trạng thái không khí điểm C của phòng thứ i, (kJ/kg);

I iO - entapi trạng thái không khí điểm O của phòng thứ i, (kJ/kg).

144
* Bước 6: Tính toán lượng nước ngưng của từng phòng
Công thức tính lượng nước ngưng của từng phòng Wn (kg/h) như sau:
Wn = 10-3. L Vi . ( d iC – d iO ) (7- 55)
trong đó:
LiV - lưu lượng thổi vào tính toán của phòng thứ i, (kg/h);

d iC - dung ẩm trạng thái không khí điểm C của phòng thứ i, (g/kg);

d iO - dung ẩm trạng thái không khí điểm O của phòng thứ i, (g/kg).
c) Thiết lập quá trình điều hòa không khí trên biểu đồ I-d mùa đông
* Bước 1: Xác định tia quá trình : tương tự xác định tia quá trình của mùa hè
* Bước 2: Xác định điểm thổi vào (V) của các phòng
3, 6.QthD
L L =
D H
, (kg/h) (7- 56)
V
I Dv
V

Suy ra:
3, 6.QthD 3, 6.QthD
I =  = IT  IV
D D D
V D H (7- 57)
Lv Lv
Chọn đường d = const, dịch chuyển các điểm thổi vào (V) sao cho tất các nằm
trên đường thẳng dung ẩm bằng hằng số, mà vẫn đảm bảo điểm nằm trong phạm vi cho
phép về nhiệt độ và độ ẩm.
Như vậy, quá trình của các phòng được thiết lập trên đồ thị I-d như sau:

Hình 7-14

* Bước 3: Xác định điểm hòa trộn


Dựa trên các số liệu tính toán ban đầu, các kết quả tính toán nhận được qua các
bước tính toán ở trên, ta thành lập bảng xác định điểm hòa trộn có dạng như bảng 7-1
dưới đây.

145
Bảng 7-1. Bảng xác định điểm hòa trộn

Tầng Số L Nyc LN LV LP
Phòng  chọn
người (m3/h.ng) (kg/h) (kg/h) (kg/h)

Sảnh
Phòng 1
1 Phòng 2
Phòng 3
....
Phòng 1
Phòng 2
2
Phòng 3
....
... ...
* Bước 4: Xác định năng suất sấy
Năng suất sấy của hệ thống được xác định theo công thức sau:

QS = LV.(IV– IC’)/3600, (kW) (7- 58)

trong đó:
LV - lưu lượng thổi vào của phòng, (kg/h);
IV - entapi điểm thổi vào V của hệ thống, (kJ/kg). Nếu dịch chuyển tia  thì là
điểm V’.
IC’ - entapi của điểm hoà trộn C’được tự sấy, (kJ/kg).
7.3.4. Tính toán thủy lực cho hệ thống đường ống dẫn gió
7.3.4.1. Tính toán thủy lực đường ống dẫn gió
Phương pháp tính toán:
- Vạch tuyến đường ống gió, xác định tuyến ống bất lợi nhất (là tuyến ống dài
nhất, có tổng tổn thất là lớn nhất), đánh số thứ tự.
- Tính toán thủy lực:
+ Từ lưu lượng và vận tốc giới hạn cho phép;
+ xác định kích thước tiết diện đường ống;
+ Tính toán khí động đường ống tiết diện chữ nhật theo phương pháp
đường kính tương đương theo vận tốc. Từ đó xác định tổng tổn thất áp suất.
Tổng tổn thất áp suất được xác định như sau:
146
P = Pms + Pcb
trong đó:
P - tổng tổn thất áp suất của hệ thống ống dẫn gió, (Pa);
Pms - tổn thất áp suất của hệ thống ống dẫn gió do ma sát, (Pa).
Pcb - tổng tổn thất áp suất cục bộ của hệ thống ống dẫn, (Pa).
* Tổn thất áp suất ma sát: Ta có công thức sau:
Pms=R . l .  . n, (Pa) (7- 59)
trong đó:
l - hiều dài của đoạn ống, (m);
 - hệ số hiệu chỉnh do nhiệt độ không khí;
N - hệ số hiệu chỉnh do độ nhám của thành ống, đối với ống tôn ta có n =1;
R - tổn thất áp suất ma sát đơn vị, phụ thuộc vào độ nhám, vận tốc không khí
chuyển động trong ống và đường kính ống, (Pa/m). Tính theo công thức sau:
v2 
R = (7- 60)
2d
Đối với các hệ thống thông gió cơ khí tốc độ chuyển động không khí trong ống
dẫn bằng tôn thường nằm trong phạm vi từ 2  8 m/s, do đó chế độ chuyển động trong
đường ống thường là chế độ chuyển động quá độ
K 68 0,25
  0,11(  ) (7- 61)
d Re
trong đó:
 - khối lương riêng không khí, (kG/m3);
v - vận tốc không khí đi trong đường ống, (m/s);
d - đường kính đường ống (đường kính tương đương), (m);
K - độ nhám tuyệt đối của thành ống (m) (đối với ống tôn K=0,1);
Re - hệ số Reynolds
vd
Re  (7- 62)

 : hệ số nhớt động học của không khí, (m2/s).
* Tổn thất cục bộ: Công thức tính toán như sau:
Pcb =  . pđ (Pa) (7- 63)
trong đó:

147
 - tổng trở lực cục bộ của đoạn ống.
pđ - áp suất động của không khí chuyển động trên đoạn ống.
 2 .
pđ = , (Pa) (7- 64)
2
trong đó:
v: Vận tốc dòng không khí (m/s).
: Trọng lượng riêng của không khí.
7.3.4.2. Chọn thiết bị quạt hướng trục cho hệ thống cấp gió tươi
Từ lưu lượng và tổn thất áp suất của các hệ thống đã tính toán ở trên ta chọn
quạt cho các hệ thống như sau:
Lchon= L x 1.1, (m3/h)
(7- 65)
Pchon = P x 1.1, (Pa)
trong đó, hệ số 1,1 được hiểu là hệ số dự trữ lưu lượng và áp suất trong hệ thống.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7

Câu 1. Trình bày tổng quan về thông gió cho toàn hệ thống công trình kiến trúc nhà ở
và công nghiệp?
Câu 2. Trình bày khái niệm lưu lượng thông gió và phương pháp xác định lưu lượng
thông gió đối với nhà ở hoặc công trình công cộng?
Câu 3. Trình bày khái niệm lưu lượng thông gió và phương pháp xác định lưu lượng
thông gió đối với các phân xưởng và tòa nhà công nghiệp?
Câu 4. Trình bày những bộ phận chính của hệ thống thông gió cho công trình kiến trúc
nhà ở và công nghiệp?
Câu 5. Trình bày những yêu cầu chung đối với các miệng thổi và hút không khí sử dụng
trong dân dụng và công nghiệp?
Câu 6. Trình bày những yêu cầu chung đối với các miệng hút không khí và cách bố trí
miệng hút?
Câu 7. Trình bày về nhiệm vụ, phân loại và cách tính toán thủy lực cho ống dẫn gió
trong lĩnh vực thông gió công trình nhà ở và công nghiệp?
Câu 8. Trình bày cấu tạo của bộ phận thu và thải không khí?

148
Câu 9. Trình bày nội dung bố trí hệ thống hút khí thải có hại từ các khu phụ của nhà
dân dụng và công cộng?
Câu 10. Trình bày những hiểu biết về buồng máy trong hệ thống thông gió cho công
trình kiến trúc nhà ở và công nghiệp?
Câu 11. Trình bày nội dung phương pháp tính toán nhiệt thừa cho công trình?
Câu 12. Trình bày nội dung phương pháp tính toán ẩm thừa cho công trình?
Câu 13. Trình bày nội dung thiết lập quá trình điều hòa không khí cho công trình?

149
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................4
Chương 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUỶ LỰC .......................................6
1.1. Khái niệm chung về thủy lực ....................................................................................6
1.1.1. Định nghĩa .............................................................................................................6
1.1.2. Các tính chất vật lý cơ bản ....................................................................................6
1.1.3. Các lực tác dụng lên chất lỏng .............................................................................8
1.2. Phương trình cơ bản thủy lực học ............................................................................9
1.2.1. Phương trình thủy tĩnh ...........................................................................................9
1.2.2. Các định luật cơ bản ............................................................................................12
1.2.3. Phương trình thủy động lực học ..........................................................................14
Câu hỏi ôn tập chương 1 ................................................................................................19
Chương 2. KHÔNG KHÍ THÔNG GIÓ ...................................................................20
2.1. Đặc điểm chủ yếu của không khí thông gió và các thành phần chủ yếu của không
khí ..................................................................................................................................20
2.1.1. Khái niệm thông gió và phân loại hệ thống thông gió ........................................20
2.1.2. Không khí và thành phần của nó .........................................................................21
2.1.3. Các thông số lý học của không khí ẩm ................................................................22
2.2. Vai trò và nhiệm vụ của công tác thông gió ...........................................................28
2.2.1. Khái niệm chung ..................................................................................................28
2.2.2. Vai trò và nhiệm vụ chính của công tác thông gió ...................................................28
Câu hỏi ôn tập chương 2 ..................................................................................................31
Chương 3. CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN VỀ KHÍ ĐỘNG HỌC .............................32
3.1. Khái niệm về dịch thể và các đại lượng vật lý của dịch thể ...................................32
3.1.1. Khái niệm về dịch thể (chất lưu) .........................................................................32
3.1.2. Các thông số của không khí ẩm ...........................................................................32
3.2. Các định luật cơ bản về khí động học ....................................................................39
3.2.1. Các khái niệm cơ bản của khí động học ..............................................................39
3.2.2. Phương trình khí động học ..................................................................................40
3.3. Các hệ quả của phương trình Becnuli ứng dụng trong thông gió ..........................43
3.3.1. Hệ quả 1 - Nguồn năng lượng trong thông gió ...................................................43
3.3.2. Hệ quả 2 - Phương pháp thông gió ......................................................................44
3.3.3. Hệ quả 3 - Tổn thất năng lượng của hệ thống thông gió .....................................45
3.3.4. Hệ quả 4 - Các dạng năng lượng của luồng gió và quan hệ giữa chúng .............46
Câu hỏi ôn tập chương 3 ................................................................................................48

150
Chương 4. SỰ CHUYỂN DỊCH CỦA KHÔNG KHÍ TRONG ĐƯỜNG DẪN KHÍ
VÀ SỨC CẢN ..............................................................................................................49
4.1. Dạng chuyển động của không khí trong đường dẫn...............................................49
4.1.1. Các trạng thái chuyển động của không khí trong ống dẫn ..................................49
4.1.2. Biểu đồ phân bố áp suất trong hệ thống ống dẫn không khí ...............................50
4.2. Khái niệm và các loại sức cản ................................................................................57
4.2.1. Tổn thất áp suất do ma sát ...................................................................................57
4.2.2. Tổn thất áp suất cục bộ và hệ số sức cản cục bộ .................................................61
Câu hỏi và bài tập ôn tập chương 4 ...............................................................................63
Chương 5. ĐỘNG LỰC THÔNG GIÓ ......................................................................65
5.1. Động lực thông gió là sức hút tự nhiên ..................................................................65
5.1.1. Khái niêm chung và các giả thiết cơ bản của thông gió tự nhiên ........................65
5.1.2. Thông gió tự nhiên dưới tác dụng của nhiệt thừa ................................................68
5.2. Động lực thông gió là quạt gió ...............................................................................79
5.2.1. Khái niệm và phân loại quạt gió ..........................................................................79
5.2.2. Quạt ly tâm ..........................................................................................................80
5.2.3. Quạt hướng trục (quạt dọc trục) ..........................................................................86
5.2.4. Đặc tính quạt và điểm làm việc của quạt trong mạng đường ống dẫn ................87
5.3. Sự làm việc liên hợp của các quạt gió chính ..........................................................89
5.3.1. Ghép song song hai máy quạt cùng làm việc ......................................................89
5.3.2. Ghép nối tiếp hai máy quạt cùng làm việc ..........................................................91
Câu hỏi và bài tập ôn tập chương 5 ...............................................................................93
Chương 6. THÔNG GIÓ CỤC BỘ ............................................................................95
6.1. Khái niệm và các phương pháp thông gió cục bộ ..................................................95
6.1.1. Khái niệm chung ..................................................................................................95
6.1.2. Các phương pháp thông gió hút cục bộ ...............................................................96
6.2. Tính toán thông gió cục bộ .....................................................................................97
6.2.1. Tủ hút khí.............................................................................................................98
6.2.2. Chụp hút khí ........................................................................................................99
6.2.3. Phễu hút .............................................................................................................102
6.3. Thông gió cục bộ trong trường hợp đặc biệt ........................................................102
6.3.1. Đề phòng cháy, nổ khi thông gió khử bụi và khí độc, hại có tính dễ cháy .......102
6.3.2. Thổi mát cục bộ bằng hoa sen không khí (vòi thổi không khí) .........................103
Câu hỏi và bài tập ông tập chương 6 ...........................................................................114
Chương 7. THÔNG GIÓ CHO TOÀN HỆ THỐNG .............................................115
7.1. Tổng quan về thông gió cho toàn hệ thống. Tính lưu lượng gió yêu cầu ............115
7.1.1. Tổng quan về thông gió cho toàn hệ thống .......................................................115
151
7.1.2. Tính lưu lượng gió yêu cầu (lưu lượng thông gió) ............................................118
7.2. Hệ thống thông gió ...............................................................................................120
7.2.1. Những bộ phận chính của hệ thống thông gió ...................................................120
7.2.2. Miệng thổi (cửa thổi), các bộ phận phân phối không khí, hoa sen không khí ..121
7.2.3. Miệng hút và cách cách bố trí............................................................................123
7.2.4. Ống dẫn không khí ............................................................................................124
7.2.5. Những bộ phận thu và thải không khí ...............................................................126
7.2.6. Bố trí hệ thống hút khí thải có hại từ các khu phụ của nhà dân dụng và công cộng
.....................................................................................................................................127
7.2.7. Buồng máy của hệ thống thổi và hút (buồng thổi và buồng hút) ......................129
7.3. Tính toán mạng gió ...............................................................................................132
7.3.1. Tính toán nhiệt thừa ...........................................................................................132
7.3.2. Tính toán ẩm thừa ..............................................................................................140
Tổng lượng ẩm thừa trong phòng được xác định như sau: .........................................142
7.3.3. Thiết lập quá trình điều hòa không khí cho công trình .....................................142
7.3.4. Tính toán thủy lực cho hệ thống đường ống dẫn gió.........................................146
Câu hỏi ôn tập chương 7 ..............................................................................................148
MỤC LỤC ................................................................................................................ 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................153
PHỤ LỤC ...................................................................................................................155

152
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I – Tài liệu tiếng Việt


1 - Trần Ngọc Chấn (2011). Kĩ thuật thông gió. NXB Xây dựng.
2. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4088:1985. Số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng.
3. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4088:1997. Số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng.
4. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5687:2010. Thông gió - Điều hòa không khí Tiêu chuẩn
thiết kế. NXB Xây dựng.
5. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4605:1988. Kĩ thuật nhiệt - Kết cấu ngăn che – Tiêu
chuẩn thiết kế.
II - Tài liệu tiếng Nga
1. Stepanov E. V. (2005). Thông gió và điều hòa không khí. NXB AVOK Tây Bắc
Xanhpêtecbua, Liên bang Nga.
2. Kamenev P. N. Và Cherchi-chnic E. I. (2008). Kỹ thuật Thông gió. NXB Hiệp hội các
Trường ĐH Xây dựng, Matxcova, Liên bang Nga.
3. Antơsun A. D. và Kixêlev p. G. (1965). Thủy lực và khí động học. Matxcơva.
4. Baratov E. I. và Trerơnhắc V. P. (1968). Tính toán nhiệt và phương pháp làm lạnh
không khí mỏ trong xây dựng hầm lò. Matxcơva.
5. Baturin, V. V. (1965). Cơ sở thông gió công nghiệp. Tái bản lần thứ 3. Nhà xuất bản
Công đoàn Liên Xô.
6. Bogoslovski V. N. (1970). Nhiệt vật lí xây dựng. Matxcơva.
7. Bogoslovski V. N., Kokorin o. iA. và Petrov L. V. (1985). Điều hoà không khí và cấp
lạnh. Matxcơva.
8. Bromlay M. F. (1995). Sưởi ấm và thông gió trong các phân xưởng đúc. Nhà xuất
bản Công đoàn, Matxcơva.
9. Danhin E. H. và Philippov И. M. (1970). Thông gió và cấp nhiệt trong các xí nghiệp
công nghiệp xây dựng. Lêningrat.
10. Dakharov .U. V. (1972). Hệ thống Điểu hòa không khí và trạm lạnh tàu biển.
Lêningrat.
11. Dlobinski В. M. (chủ biên) (1987). Sổ tay an toàn lao động trong sản xuất, nghiên
cứu và thử nghiệm. Matxcơva.
12. Đomoratski S. I. (1972). Sổ tay vẽ lắp đặt các hệ thống thông gió công nghiệp.
Matxcơva.
153
13. Eghiadorov A. G. (1976). Chế tạo các chi tiết của hệ thống thông gió. Matxcơva.
14. Enterman V. M. (1971). Thông gió trong công nghiệp hoá chất. Matxcơva.
15. Gluskov L. A. (1968). Chống bức xạ trong các phân xưởng cán thép. Matxcơva.
16. Guxev L. M. (1973). Cấp nhiệt và thông gió. Lêningrat.
III - Tài liệu tiếng Anh
1. Ali Vedavarz, Sunil Kumar, Muhammed Iqbal Hussain (2007). Sổ tay thiết kế và
triển khai hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí. Industrial Press Inc. New
York. USA.
2. Roger Legg (2017). Thiết kế hệ thống điều hòa không khí. NXB Butterworth-
Heinemann. Boulevard, United States.

154
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. Ký hiệu và đơn vị đo của các đại lượng nhiệt kỹ thuật

155
PHỤ LỤC 1 (tiếp theo)

156
PHỤ LỤC 2. Hệ số sức cản cục bộ của các chi tiết ống dẫn khí

157
PHỤ LỤC 2 (tiếp theo)

158
PHỤ LỤC 2 (tiếp theo)

159
PHỤ LỤC 2 (tiếp theo)

160
PHỤ LỤC 2 (tiếp theo)

161
PHỤ LỤC 2 (tiếp theo)

162
PHỤ LỤC 2 (tiếp theo)

163
PHỤ LỤC 2 (tiếp theo)

164
PHỤ LỤC 2 (tiếp theo)

165
PHỤ LỤC 3. Bảng tra hệ số nhiễu xạ K
(đối với cửa tròn, vuông hoặc chữ nhật tỷ lệ cạnh 1:2)

166

View publication stats

You might also like