You are on page 1of 8

4.

1 Phân tích ngành, khách hàng, đối thủ cạnh tranh


4.1.1 Phân tích ngành
- Cơ hội kinh doanh : Mô hình 3M
+ Cầu thị trường: Ngành công nghiệp thú cưng được đánh giá là có tiềm năng lớn tại
Việt Nam đang phát triển với sự tham gia của rất nhiều các tên tuổi lớn trong và ngoài
nước.
Theo báo cáo của Pet Fair Asia, doanh số của ngành Chăm sóc thú cưng tại khu vực
Đông Nam Á là 4 tỷ USD, trong đó Việt Nam chiếm 13% đương với 500 triệu USD và
dự báo tăng trưởng 11% một năm, điều này khẳng định tiềm năng của thị trường thú cưng
là rất lớn.

Những con số tích cực trên đã khẳng định tiềm năng của thị trường thú cưng tại Việt
Nam là rất khả quan.
+ Quy mô thị trường : Quy mô thị trường chăm sóc thú cưng dự kiến sẽ tăng từ 19,21 tỷ
USD vào năm 2023 lên 23,60 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ CAGR là 4.20% trong
giai đoạn dự báo (2023-2028).
 Bất chấp tác động tiêu cực của đại dịch đối với mọi ngành công nghiệp, ngành
Chăm sóc thú cưng đã có sự tăng trưởng tích cực trên toàn thế giới do sự gia tăng
trong việc nhận nuôi thú cưng trong thời gian phong tỏa và hạn chế. Theo
Industrieverband Heimtierbedarf (IVH) e.V, số lượng mèo ở Đức đã tăng thêm 1
triệu con để đạt 16,7 triệu con vào năm 2021. Điều này đã kích thích nhu cầu về
các dịch vụ và sản phẩm thú cưng và khuyến khích tăng trưởng đáng kể trong thị
trường chăm sóc thú cưng.
 Trong những năm gần đây, nhiều người đang đầu tư mạnh vào các sản phẩm chăm
sóc thú cưng như phụ kiện, sức khỏe thú cưng, thời trang thú cưng, v.v., vì thú
cưng được xem như thành viên trong gia đình. Con số này thậm chí còn cao hơn
trong thế hệ thiên niên kỷ của các nước đang phát triển và phát triển trên toàn thế
giới. Cùng với đó, sự gia tăng của các hộ gia đình có thu nhập trung bình và thu
nhập khả dụng tăng đã làm tăng sự sẵn sàng chi tiêu của chủ vật nuôi cho các sản
phẩm chất lượng cao cho vật nuôi. Do đó, sự quan tâm ngày càng tăng đối với
việc nhân bản hóa thú cưng, cùng với sự gia tăng nhu cầu cao cấp hóa trong các
sản phẩm chăm sóc thú cưng, là một trong những yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng
thị trường cho các sản phẩm chăm sóc thú cưng.
+ Biên lợi nhuận : Biên lợi nhuận cao
Theo thống kê, biên lợi nhuận trung bình với những người kinh doanh thú cưng và bản lẻ
sản phẩm phụ kiện liên quan là 60%. Trong đó biên lợi nhuận của mặt hàng thức ăn chó
mèo là 50% trong khi những phụ kiện, đồ chơi có thể đạt mức 70%.
Biên lợi nhuận trung bình trong ngành thú cưng lên tới 60%. Ngoài ra, những thiết kế đồ
chơi độc đáo hoặc quần áo cho thú cưng hay các mặt hàng xa xỉ khác có thể còn đạt biên
lợi nhuận cao hơn nữa.
- Mô tả tổng thể ngành : Ngành công nghiệp thú cưng được đánh giá là có tiềm năng lớn
tại Việt Nam đang phát triển. Từ thú vui nuôi chó cảnh, nhiều người giờ đã tập trung vào
phát triển, xây dựng những mô hình trại nuôi chó giống, trung tâm spa cung cấp dịch vụ
chăm sóc và kinh doanh hiệu quả các giống chó cảnh đang được ưa chuộng trên thị
trường. Ngành công nghiệp thú cưng được đánh giá là có tiềm năng lớn tại Việt Nam
đang từng bước phát triển và ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tìm đến khai
thác thị trường, thị trường ngành công nghiệp thú cưng ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn
khi trong 5 năm người nuôi thú cưng đang ngày một gia tăng và những chủ sở hữu thú
cưng bắt đầu xem vật nuôi như là các thành viên trong gia đình, nhiều người trẻ sẵn sàng
mua thức ăn thương mại dành cho thú cưng để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thú
cưng. Sự tăng trưởng của việc mua thức ăn vật nuôi chủ yếu giới hạn trong các thành phố
lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
- Phân khúc hóa thị trường:
Thị trường thú cưng có thể phân khúc hóa theo nhiều hướng khác nhau, bao gồm thú
cưng cho người già, thú cưng cho người sống ở thành phố, thú cưng cho người độc thân,
và nhiều hơn nữa. Có thể nói việc phân khúc thị trường đã tạo ra cơ hội cho các doanh
nghiệp sáng tạo sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách
hàng.
Doanh nghiệp có thể đăng sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, thiết kế hình ảnh đẹp
mắt phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu trong từng phân khúc thị trường. Ngoài
ra để sản phẩm có thêm nhiều lượt bán, doanh nghiệp hãy thêm tiêu để hấp dẫn cho sản
phẩm để kích thích sự tò mò của người xem. Đồng thời sắp xếp các sản phẩm vào từng
hạng mục phù hợp. Một ví dụ về sản phẩm phân khúc hóa là BarkBox, một dịch vụ giao
hàng hàng tháng các món quà và đồ chơi cho chó theo sở thích của chủ nhân.
Phân khúc thị trường dựa theo tiêu chí: thu nhập từ trung bình khá trở lên. Hai tiêu thức
quan trọng mà khách hàng mong là : Uy tín và giá cả hợp lý.
- Mô hình SWOT :
+ Điểm mạnh :
 Dịch vụ chăm sóc vật nuôi cao cấp, chuyên nghiệp.
 Dịch vụ mới lạ, thú vị, gần gũi.
 Đối tượng phục vụ là những con vật nuôi, không phải giao tiếp.
 Có đội ngũ bác sĩ, nhân viên qua đào tạo bài bản nhiều kinh nghiệm.
+ Điểm yếu :
 Văn hóa nuôi thú cưng của những người Việt Nam chưa phát triển, ý thức chưa
cao.
 Kỹ thuật chăm sóc thú nuôi khó đào tạo, nhân lực giỏi tay nghề khó tìm.
+ Cơ hội :
 Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu cuộc sống cũng tăng, thú nuôi
đang trở thành xu hướng.
 Được sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ động vật.
 Việt Nam hội nhập toàn cầu, có cơ hội hợp tác với các công ty tổ chức của nước
khác.
 Thị trường rộng lớn và tiềm năng.
+ Thách thức:
 Sự phản đối của những người không yêu động vật cho là quá xa xỉ.
 Khó khăn ban đầu trong việc định vị, quảng bá.
 Sự cạnh tranh của các công ty trong nước và nước ngoài.
- Phân tích rủi ro (sử dụng mô hình PEST) :
+ Chính trị pháp luật: Do mới hoạt động nên có thể gặp phải các tai nạn sơ suất trong quá
trình hoạt động hoặc các vấn đề khác về tranh chấp thú nuôi.
+ Kinh tế:

 Rủi ro về tỷ giá: Một số thức ăn, thuốc của thú cưng được nhập khẩu từ nước
ngoài, tỷ giá không ổn định, có thể làm tăng chi phí.
 Rủi ro về lạm phát : Lạm phát ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề trong nền kinh
tế. Lạm phát sẽ làm giảm giá trị đồng tiền, chi phí sinh hoạt tăng cao người dân sẽ
có khuynh hướng tiết kiệm hơn đặc biệt trong việc chi tiêu vào việc chăm sóc và
làm đẹp cho thú cưng. Ngoài ra còn làm tăng chi phí đầu vào, tăng lãi suất,…dẫn
đến lợi nhuận giảm.
+ Xã hội: Việc quan tâm chăm sóc, thẩm mỹ cho thú cưng là việc làm cần thiết vì nó liên
quan đến sức khỏe cộng đồng và gia đình. Tuy nhiên trong xã hội vẫn có quan điểm cho
rằng đây là việc làm lãng phí và không cần thiết hoặc chưa chú ý đến việc chăm sóc cho
thú cưng của mình.
+ Công nghệ: Trong phòng khám có các thiết bị máy móc phục vụ cho việc khám và điều
trị bệnh cho thú cưng. Rủi ro có thể xảy ra như các phần mềm quản lý hoặc máy tính, các
thiết bị máy móc bị hỏng hoặc thiết bị không phù hợp chất lượng.

4.1.2. Phân tích khách hàng


a. Xác định khách hàng mục tiêu:
- Khách hàng có sở thích nuôi thú cưng, có nuôi thú cưng và có nhu cầu chăm sóc
định kỳ như tắm, khám bệnh,.. cho thú cưng của mình
- Địa điểm: Sống tại TP Hồ Chí Minh và các vùng lân cận
- Đối tượng chính là khách hàng có thu nhập trung bình khá trở lên vì khi thu nhập
cao thì khách hàng có nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần, nuôi thú cưng là một
trong những giải pháp giảm stress, mang lại niềm vui trong đời sống.
- Phong cách sống hiện đại
b. Phân tích khách hàng
* Thu thập dữ liệu khách hàng:
- Các dữ liệu cần thu thập của khách hàng gồm tên, số điện thoại, email, địa
chỉ => Các thông tin này giúp cho việc giao hàng nhanh chóng; liên lạc trực tiếp để
tư vấn về dịch vụ, sản phẩm mới; đặt lịch giao hàng; nhận phản hồi từ khách hàng.
- Ngoài ra, cần thu thập thêm các thông tin như ngày, tháng, năm sinh của
khách hàng; lưu trữ các thông tin như nhu cầu, thói quen và sở thích của khách
hàng. => Những thông tin này giúp hiểu rõ hơn về khách hàng, tạo ra các sản phẩm
phù hợp với mong muốn của khách hàng; đồng thời cũng hỗ trợ trong việc tiếp thị
sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng.
- Cách thu thập dữ liệu khách hàng:
+ Thu thập thông tin khách hàng thông qua kênh online: Thu thập từ website
của cửa hàng, sử dụng các phương tiện truyền thông, sử dụng mạng xã hội, sử
dụng voucher, mã giảm giá,….
+ Thu thập thông qua kênh offline: Tạo liên kết với nhiều khách hàng khác
nhau thông qua trò chuyện trực tiếp tại cửa hàng giúp tìm kiếm và tiếp cận với
nhiều khách hàng tiềm năng.
* Xây dựng chân dung khách hàng
- Giới tính: Nam, Nữ
- Độ tuổi: 18 tuổi trở lên
- Thu nhập: Từ 5 triệu trở lên
- Tâm lý: Yêu thú cưng, có nhu cầu nuôi thú cưng, mong muốn làm đẹp cho
thú cưng, muốn thú cưng của mình được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và luôn
khỏe mạnh.
- Hành vi: Thường xuyên theo dõi các phụ kiện, quần áo, thức ăn cho thú
cưng. Thương xuyên mua hàng online, sử dụng các mạng xã hội, các ứng dụng
online, trang thương mại điện tử.
* Vẽ hành trình khách hàng: Nhận Thức về sản phẩm => Thích thú và tin tưởng
thương hiệu => Thích thú và tin tưởng sản phẩm => Nhận thức về cửa hàng => Tin
tưởng cửa hàng => Khảo sát sản phẩm => Mua sản phẩm, dịch vụ
- Nhận thức về sản phẩm, dịch vụ: Khách hàng xác định được những sản
phẩm và dịch vụ mà khách hàng muốn trải nghiệm tại cửa hàng thú cưng.
- Sự thích thú và tin tưởng thương hiệu:
+ Nếu là khách hàng mới, họ sẽ tìm hiểu về cửa hàng thông qua các phương
tiện truyền thông, mạng xã hội, kênh thương mại điện tử,… và nhận thấy sự uy tín
của cửa hàng.
+ Nếu là khách hàng quen thuộc, họ đã có sự tin tưởng nhất định về cửa
hàng.
- Sự thích thú và tin tưởng sản phẩm: Tham khảo các trang xếp hạng, review
và nhận thấy sản phẩm tại cửa hàng tốt và phù hợp với nhu cầu.
- Nhận thức về cửa hàng: So sánh giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ
của cửa hàng so với các cửa hàng thú cưng khác.
- Tin tưởng cửa hàng: Tham khảo, tìm kiếm các thông tin tốt và xấu của cửa
hàng trên google, các trang mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử.
- Khảo sát sản phẩm: Khách hàng đến cửa hàng xem chất lượng của sản
phẩm và dịch vụ tại cửa hàng.
- Mua sản phẩm, dịch vụ: Cuối cùng nếu khách hàng cảm thấy mọi thứ phù
hợp với mong muốn và nhu cầu của họ thì họ sẽ mua sản phẩm và dịch vụ của cửa
hàng.
* Khai phá sự thật ngâm hiểu (Insight): Là sự ngầm hiểu, không phải là những thứ
hiển nhiên có thể dễ dàng nhận thấy
- Lý do mua hàng và sử dụng dịch vụ: Sau những giờ làm việc mệt mỏi,
căng thẳng thì thú cưng chính là một trong những yếu tố giúp cho nhiều người trở
nên vui vẻ và thoải mái hơn, song song với đó khách hàng nuôi thú cưng thường là
những người yêu thú cưng và muốn chăm sóc cho thú cưng của mình nên sẽ sử
dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho thú cưng của mình.
- Điểm nổi bật và lợi thế cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ của cửa hàng so
với các đối thủ khác: các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, giá cả phù hợp với
những khách hàng có thu nhập từ trung bình trở lên, dịch vụ chăm sóc khách hàng
tận tình, ...
- Khó khăn mua hàng và trải nghiệm các dịch vụ của khách hàng: cửa hàng
có thể cách xa nơi ở của khách hàng, giá cả không phù hợp với khả năng của một
số khách hàng, chất lượng mà sản phẩm và dịch vụ mang lại có thể sẽ không đúng
sự mong muốn của một số ít khách hàng, khách hàng kì vọng chất lượng của sản
phẩm và dịch vụ tốt hơn so với giá cả của sản phẩm,...
* Phân tích hành vi khách hàng mục tiêu:
- Phân tích hành vi trước kia của khách hàng:
+ Khách hàng có nhu cầu nuôi thú cưng hoặc đã nuôi thú cưng muốn thú
cưng của mình được chăm sóc, làm đẹp, khám chữa bệnh định kỳ.
+ Tìm hiểu thông tin sản phẩm và dịch vụ trên các nền tảng khác nhau như
mạng xã hội hay trình duyệt (Tuy nhiên ở giai đoạn này, người tiêu dùng vẫn chưa
xác định, đưa ra quyết định sử dụng sản phẩm và dịch vụ nào tại cửa hàng mà chỉ
là tham khảo nhiều sự lựa chọn khác nhau).
+ Sau khi đã tham khảo nhiều sự lựa chọn khác nhau thì đây là giai đoạn mà
người tiêu dùng đã tìm thấy một số giải pháp phù hợp để ra quyết định. Tuy nhiên
với quá nhiều thông tin nhận được khiến họ còn chần chừ trong quyết định của
mình, thay vì tiến hành mua hàng họ cần thời gian xem xét, đánh giá cũng như so
sánh các sản phẩm và dịch vụ tại cửa hàng với các đối thủ cạnh tranh khác của cửa
hàng để có thể thu hẹp các lựa chọn của mình.
- Hành vi mua hàng: Khi đã xem xét và đánh giá tất cả những lợi ích, chất
lượng mà các sản phẩm và dịch vụ mà cửa hàng thú cưng mang lại thì khách hàng
sẽ quyết định mua hàng và trải nghiệm dịch vụ tại cửa hàng.
- Hành vi sau khi mua hàng: Khách hàng có thể sẽ cảm thấy hài lòng hoặc
không hài lòng khi sử dụng các sản phẩm và trải nghiệm các dịch vụ của cửa hàng.
Khách hàng sẽ đánh giá về cửa hàng qua các nền tảng mạng xã hội, website, các
trang thương mại điện tử, ... Sau đó khách hàng sẽ quyết định có quay lại mua hàng
nữa hay không.
4.1.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh Các dịch vụ có ở Điểm mạnh Điểm yếu
cửa hàng
Petmart - Đồ dùng cần thiết - Có nhiều chi nhánh - Có 6 khách hàng đánh
cho pet - Có đa số khách giá từ 1 đến 3 sao với
- Dịch vụ spa hàng đánh giá tốt về nội dung là thái độ nhân
dịch vụ chăm sóc và viên không tốt, không
thái độ nhân viên tốt nhiệt tình, trả treo khách
( 47/53 đánh giá ). hàng trên tổng số 53
đánh giá.
- Cửa hàng chỉ đạt 4.5
sao.
Phòng khám thú y Khám, chữa bệnh -Chất lượng tốt - Giá rất cao
Family pet và chăm sóc sắc - Đội ngũ nhân viên
đẹp cho thú cưng. có tay nghề cao
Chiến lược marketing:
- Marketing trực tiếp: phát tờ rơi tới các trường học, trung tâm thương mại, siêu thị nằm
trong khu vực.
- Lập fanpage quảng cáo trên các trang mạng xã hội như: facebook, zalo, tiktok,
instagram, shopee, lazada,.. đăng thời gian giữ, kèm theo các công việc chăm sóc, thức ăn
cụ thể và giá cả cạnh tranh.
- Quảng bá tới người thân trong gia đình, bạn bè, thầy cô tới trải nghiệm và làm phiếu
đánh giá giúp cửa hàng.
- Mở rộng chương trình giảm giá, khuyến mãi trong 1 tháng đầu khai trương.
- Tạo riêng cho mình các vật dụng chăm sóc riêng cho từng con thú như: túi đựng đi chơi,
ghế ngồi, quần áo, lòng giữ, đồ chơi riêng, thức ăn riêng. Mang tính chất khoa học, công
nghệ, đặc trưng cho trung tâm của bạn.
- Mở dịch vụ chăm sóc tại nhà, ngày lễ hoặc dịch vụ dạy cho các con thú theo ý muốn
của chủ, làm trò vui, trò cười.
- Mở các cuộc triễn lãm, các cuộc thi, hội thảo, sân chơi để quảng cáo, giới thiệu cửa
hàng thú cưng và dịch vụ chăm sóc theo nhu cầu.

You might also like