You are on page 1of 6

KHÓA TỔNG ÔN LUYỆN ĐỀ|TYHH

70 CÂU HỎI HÓA HỌC HỮU CƠ 11


[SÁCH 2005] - Trang (81 - 88)

Câu 1: Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CO2, CaCO3. B. CH3Cl, C6H5Br. C. NaHCO3, NaCN. D. CO, CaC2.

Câu 2: Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố
A. cacbon. B. hiđro. C. oxi. D. nitơ.

Câu 3: Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là
A. xác định nhiệt độ sôi của chất hữu cơ.
B. xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.
C. xác định cấu tạo của chất hữu cơ.
D. xác định các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

Câu 4: Mục đích của phân tích định lượng chất hữu cơ là
A. xác định nhiệt độ sôi của chất hữu cơ.
B. xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.
C. xác định cấu tạo của chất hữu cơ.
D. xác định các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

Câu 5: Bộ dụng cụ chiết (được mô tả như hình vẽ bên) dùng để

A. tách hai chất rắn tan trong dung dịch. B. tách hai chất lỏng tan tốt vào nhau.
C. tách hai chất lỏng không tan vào nhau. D. tách chất lỏng và chất rắn.

Câu 6: Chất X có công thức phân tử C6H10O4. Công thức nào sau đây là công thức đơn giản nhất của X?
A. C3H5O2. B. C6H10O4. C. C3H10O2. D. C12H20O8.

Câu 7: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 30. Công thức
phân tử của X là
A. CH2O. B. C2H4O2. C. C3H6O2. D. C4H8O2.

Câu 8: Đồng đẳng là những chất có tính chất hoá học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau một
hoặc nhiều nhóm
A. CH2. B. CH3. C. OH. D. NH2.
Câu 9: Cho các chất: C6H5OH (X); C6H5CH2OH (Y); HOC6H4OH (Z); C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng
đẳng của nhau là
A. Y, T. B. X, Z, T. C. X, Z. D. Y, Z.

Câu 10: Cặp chất nào sau đây cùng dãy đồng đẳng?
A. CH4 và C2H4. B. CH4 và C2H6. C. C2H4 và C2H6. D. C2H2 và C4H4.

Câu 11: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?
A. C2H5OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO.
C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH. D. C4H10, C6H6.

Câu 12: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn?
A. CH4. B. C2H4. C. C6H6. D. CH3COOH.

Câu 13: Chất nào sau đây có phân tử có liên kết ba?
A. C2H4. B. C2H2. C. CH4. D. CH3OH.

Câu 14: Công thức phân tử của ankan chứa 12 nguyên tử hiđro trong phân tử là
A. C7H12. B. C4H12. C. C5H12. D. C6H12.

Câu 15: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan?
A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8. B. CH4, C2H2, C3H4, C4H10.
C. CH4, C2H6, C4H10, C5H12. D. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12.

Câu 16: Công thức cấu tạo CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-CH3 ứng với tên gọi nào sau đây?
A. Neopentan. B. 2-metylpentan. C. Isobutan. D. 1,1-đimetylbutan.

Câu 17: Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1: 1, thu
được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. neopentan. B. pentan. C. butan. D. isopentan.

Câu 18: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH2=CH-CH=CH2. B. CH3-CH=C(CH3)2.
C. CH3-CH=CH-CH=CH2. D. CH2=CH-CH2-CH3.

Câu 19: Cho các chất sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3, CH3-C(CH3)=CH-CH3,


CH2=CH-CH2-CH=CH2. Số chất có đồng phân hình học là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 20: Chất Y có công thức: (CH3)2CHCH=CHCH3. Tên thay thế của Y là
A. 1-metyl-2-isopropyleten. B. 1,1-đimetylbut-2-en.
C. 1-isopropylpropen. D. 4-metylpent-2-en.

Câu 21: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
A. Butan. B. Metan. C. Etilen. D. Propan.

Câu 22: Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được 1,2-đibrombutan?
A. But-1-en. B. Butan. C. Buta-1,3-đien. D. But-1-in.
Câu 23: Chất nào dưới đây khi phản ứng với HCl thu được sản phẩm chính là 2-clobutan?
A. But-1-en. B. Buta-1,3-đien. C. But-2-in. D. But-1-in.

Câu 24: Cho buta-1,3-đien phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol 1: 1. Số dẫn xuất đibrom (đồng phân cấu tạo và
đồng phân hình học) thu được là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 25: Công thức tổng quát của ankin là


A. CnHn+2 (n ≥ 1). B. CnH2n+2 (n ≥ 0). C. CnH2n (n ≥ 2). D. CnH2n-2 (n ≥ 2).

Câu 26: Cho ankin X có công thức cấu tạo sau: CH3C≡C-CH(CH3)-CH3. Tên của X là
A. 4-metylpent-2-in. B. 2-metylpent-3-in. C. 4-metylpent-3-in. D. 2-metylpent-4-in.

Câu 27: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ sau:

Hiện tượng xảy ra trong bình chứa dung dịch Br2 là


A. dung dịch Br2 bị nhạt màu. B. có kết tủa đen.
C. có kết tủa vàng. D. có kết tủa trắng.

Câu 28: Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa màu
A. vàng nhạt. B. trắng. C. đen. D. xanh.

Câu 29: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3?
A. But-1-in. B. But-2-in. C. Etin. D. Propin.

Câu 30: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?
A. Benzen. B. Metan. C. Toluen. D. Axetilen.

Câu 31: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản
phẩm chính?
A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br. B. CH3-CH2-CHBr-CH3.
C. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br. D. CH3-CH2-CH2-CH2Br.

Câu 32: Cho 2 ml chất lỏng X vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt sau đó thêm từ từ từng giọt dung dịch
H2SO4 đặc, lắc đều. Đun nóng hỗn hợp sinh ra hiđrocacbon làm nhạt màu dung dịch KMnO4. Chất X là
A. anđehit axetic. B. ancol metylic. C. ancol etylic. D. axit axetic.

Câu 33: Dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 không thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?
A. but-1- in và but-2-in. B. axetilen và etilen.
C. propin và but-1-in. D. butađien và propin.
Câu 34: Số liên kết σ (xich ma) có trong mỗi phân tử: etilen; axetilen; buta-1,3-đien lần lượt là
A. 5; 3; 9. B. 4; 3; 6. C. 3; 5; 9. D. 4; 2; 6.

Câu 35: Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 36: Toluen tác dụng với Br2 chiếu sáng (tỉ lệ mol 1: 1), thu được sẩn phẩm hữu cơ là
A. o-bromtoluen. B. m-bromtoluen. C. phenylbromua. D. benzylbromua.

Câu 37: Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1: 1 (có
mặt bột sắt) là
A. p-bromtoluen và m-bromtoluen. B. benzyl bromua.
C. o-bromtoluen và p-bromtoluen. D. o-bromtoluen và m-bromtoluen.

Câu 38: Toluen tác dụng với dung dịch KMnO4 khi đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ là
A. C6H5OK. B. C6H5CH2OH. C. C6H5CHO. D. C6H5COOK.

Câu 39: Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là
A. dung dịch brom. B. Br2 (Fe).
C. dung dịch KMnO4. D. Br2 (dd) hoặc KMnO4 (dd).

Câu 40: Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime?
A. Benzen. B. Toluen. C. Propan. D. Stiren.

Câu 41: Công thức phân tử của glixerol là


A. C3H8O. B. C2H6O2. C. C2H6O. D. C3H8O3.

Câu 42: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm –OH?
A. Ancol etylic. B. Glixerol. C. Propan-1,2-điol. D. Ancol benzylic.

Câu 43: Etanol là chất có tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng cao sẽ có
hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể dẫn đến tử vong. Tên gọi khác của etanol là
A. ancol etylic. B. axit fomic. C. etanal. D. phenol.

Câu 44: Cho mẩu natri vào ống nghiệm đựng 3 ml chất lỏng X, thấy natri tan dần và có khí thoát ra. Chất X là
A. pentan. B. etanol. C. hexan. D. benzen.

Câu 45: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-
CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T). Những chất tác dụng được
với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là
A. X, Y, R, T. B. X, Z, T. C. Z, R, T. D. X, Y, Z, T.

Câu 46: Cho vào ống nghiệm 3 - 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 - 3 giọt dung dịch NaOH 10%. Tiếp tục nhỏ
2 - 3 giọt dung dịch chất X vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu xanh lam. Chất X không
thể là
A. glixerol. B. saccarozơ. C. etilen glycol. D. etanol.
Câu 47: Khi đun nóng hỗn hợp ancol gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 1400C) thì số ete thu được
tối đa là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 48: Một chai đựng ancol etylic có nhãn ghi 25o có nghĩa là
A. cứ 100 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất.
B. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 ml ancol nguyên chất.
C. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 gam ancol nguyên chất.
D. cứ 75 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất.

Câu 49: Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (là dẫn xuất của benzen) đều tác dụng được với dung dịch
NaOH là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 50: Số đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C8H10O, chứa vòng benzen, tác dụng được với Na, không
tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.

Câu 51: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch chất X, lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng.
Chất X là
A. glixerol. B. axit axetic. C. etanol. D. phenol.

Câu 52: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
A. dung dịch NaOH. B. Na kim loại. C. nước Br2. D. H2 (Ni, nung nóng).

Câu 53: Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaCl. B. HCl. C. NaHCO3. D. KOH.

Câu 54: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phenol (C6H5OH)?
A. Phenol thuộc loại ancol thơm, đơn chức.
B. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
C. Phenol ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng.
D. Phenol tác dụng với nước brom tạo kết tủa.

Câu 55: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn?
A. Metyl fomat. B. Axit axetic. C. Anđehit axetic. D. Ancol etylic.

Câu 56: Tên thay thế của CH3-CH=O là


A. metanol. B. etanol. C. metanal. D. etanal.

Câu 57: Fomalin hay fomon được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng,…Fomalin là
A. dung dịch rất loãng của anđehit fomic. B. dung dịch axetanđehit khoảng 40%.
C. dung dịch 37 - 40% fomanđehit trong nước. D. tên gọi của H-CH=O.

Câu 58: Hợp chất X có công thức phân tử C3H6O tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức nào sau
đây là công thức cấu tạo của X?
A. CH3COCH3. B. CH3COCH2CH3. C. CH2=CHCHO. D. CH3CH2CHO.

Câu 59: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch
NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3 – 5 giọt dung dịch X dun nóng nhẹ hỗn
hợp ở khoảng 60 – 70°C trong vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. Chất X là
A. axit axetic. B. ancol etylic. C. anđehit fomic. D. glixerol.

Câu 60: Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được
A. CH3OH. B. CH3CH2OH. C. CH3COOH. D. HCOOH.

Câu 61: Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để giảm
sưng tấy?
A. Vôi tôi. B. Giấm ăn. C. Nước. D. Muối ăn.

Câu 62: Công thức phân tử của axit axetic là


A. C2H6O. B. C2H4O2. C. C3H6O2. D. C3H6O.

Câu 63: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. CH3CHO. B. CH3CH3. C. CH3COOH. D. CH3CH2OH.

Câu 64: Cho dãy các chất: etan, etanol, etanal, axit etanoic. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy là
A. axit etanoic. B. etanol. C. etanal. D. etan.

Câu 65: Axit cacboxylic nào dưới đây có mạch cacbon phân nhánh, làm mất màu dung dịch brom?
A. Axit propanoic. B. Axit 2-metylpropanoic.
C. Axit metacrylic. D. Axit acrylic.

Câu 66: Dung dịch axit acrylic (CH2=CH-COOH) không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Na2CO3. B. NaOH. C. Mg(NO3)2. D. Br2.

Câu 67: Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch axit axetic?
A. Cu. B. Zn. C. NaOH. D. CaCO3.

Câu 68: Cho lá kẽm mỏng vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch chất X, thấy lá kẽm tan dần và có khí thoát ra.
Chất X là
A. glixerol. B. ancol etylic. C. saccarozơ. D. axit axetic.

Câu 69: Rót 1 - 2 ml dung dịch chất X đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1 - 2 ml dd NaHCO3. Đưa que diêm đang
cháy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt. Chất X là
A. ancol etylic. B. anđehit axetic. C. axit axetic. D. phenol (C6H5OH).

Câu 70: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là
A. CH3OH, C2H5OH, CH3CHO. B. CH3CHO, C6H12O6 (glucozơ), CH3OH.
C. CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3. D. C2H4(OH)2, CH3OH, CH3CHO.

TRÍ TUỆ TỎA SÁNG


---------- (Thầy Ngọc Anh | TYHH) -----------

You might also like