You are on page 1of 15

TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

SAI
SA8000:2008

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI


Social Accountability 8000
SA 8000:2008

Translated and prepared by TUV NORD Auditor


Trang
MỤC LỤC

Lời giới thiệu 4

I. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI 5

II. CÁC YẾU TỐ PHÁP QUY VÀ GIẢI THÍCH 5

III. ĐỊNH NGHĨA 6


1. Định nghĩa công ty 6
2. Định nghĩa nhân viên 6
3. Định nghĩa công nhân 6
4. Định nghĩa nhà cung ứng 6
5. Định nghĩa nhà thầu phụ 6
6. Định nghĩa hành động khắc phục phòng ngừa 6
7. Định nghĩa bên quan tâm 6
8. Định nghĩa trẻ em 6
9. Định nghĩa lao động trẻ (lao động vị thành niên) 6
10. Định nghĩa lao động trẻ em 6
11. Định nghĩa lao động cưỡng bức và lao động ép buộc 6
12. Định nghĩa buôn bán người 6
13. Định nghĩa hành động khắc phục lao động trẻ em 7
14. Định nghĩa lao động tại nhà 7
15. Định nghĩa đại diện công nhân về trách nhiệm xã hội SA8000 7
16. Định nghĩa đại diện lãnh đạo 7
17. Định nghĩa tổ chức công nhân 7
18. Định nghĩa thương lượng tập thể 7

IV. CÁC YÊU CẦU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 7


1. Lao động trẻ em 7
2. Lao động cưỡng bức 8
3. Sức khỏe và sự an tòan 8
4. Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể 9
5. Sự phân biệt đối xử 9

Translated and prepared by TUV NORD Auditor


6. Kỷ luật 10
7. Giờ làm việc 10
8. Tiền lương 11
9. Hệ thống quản lý 11
Chính sách 11
Đại diện lãnh đạo 12
Đại diện công nhân về SA8000 12
Xem xét lãnh đạo 12
Họach định và thực hiện 12
Kiểm sóat nhà cung ứng và nhà thầu phụ 13
Giải quyết các điểm lưu ý và tiến hành hành động khắc phục 14
Trao đổi thông tin bên ngoài và đối tác liên quan 14
Tiếp cận để kiểm tra xác nhận 14
Lưu hồ sơ 14

Translated and prepared by TUV NORD Auditor


TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI – SA8000: 2008

Lời giới thiệu

Đây là lần ban hành thứ ba của tiêu chuẩn SA8000, một tiêu chuẩn có thể sử dụng cho đánh giá của
bên thứ ba. Tiêu chuẩn này thiết lập các yêu cầu tự nguyện đối với người sử dụng lao động tại nơi
làm việc, bao gồm quyền của người lao động, điều kiện làm việc và hệ thống quản lý. Các yêu cầu
bắt buộc của tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên pháp luật nước sở tại, các quy tắc quốc tế về
quyền con người và các công ước của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO). Tiêu chuẩn SA8000 có
thể sử dụng chung với tài liệu hướng dẫn để xác định sự tuân thủ đối với đơn vị áp dụng tiêu chuẩn
này.
Tài liệu hướng dẫn SA8000 giúp giải thích và cách thức áp dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn cũng
như cung cấp các ví dụ về phương pháp xác nhận sự tuân thủ và là tài liệu cho chuyên gia đánh giá,
cho công ty để chứng nhận sự tuân thủ so với yêu cầu của SA8000. Tài liệu hướng dẫn này có thể
cung cấp bởi Tổ Chức SAI khi có đề nghị với mức phí không đáng kể.
SA8000 được định kỳ soát xét, thay đổi để phù hợp sự điều chỉnh và cải tiến thông qua các bên
quan tâm. Rất nhiều bên quan tâm đã đóng góp ý kiến cho phiên bản này. Hy vọng rằng cả tiêu
chuẩn này và tài liệu hướng dẫn sẽ tiếp tục cải tiến thường xuyên cho nhiều cá nhân và tổ chức hơn
nữa. SAI cũng rất khuyến khích các ý kiến đóng góp của quý vị. Mọi ý kiến về SA8000 cũng như
về tài liệu hướng dẫn SA8000, hoặc quy định chứng nhận hãy vui lòng gửi ý kiến đến SAI theo địa
chỉ sau đây:
SAI
Tổ chức Trách nhiệm Xã hội Quốc tế

220 East 23rd Street, Suite 605


New York, NY 10036
USA
+1-212-684-1414
+1-212-684-1515 (facsimile)
E-mail: info@sa-intl.org

Translated and prepared by TUV NORD Auditor


I. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI

Mục đích của hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000 là xây dựng một tiêu chuẩn dựa trên các nguyên
tắc quốc tế về quyền con người và luật lao động quốc gia nhằm bảo vệ và gia tăng quyền của người
lao động trong phạm vi kiểm sóat và ảnh hưởng của công ty nơi tạo ra các sản phẩm hoặc cung cấp
dịch vụ bao gồm nguồn nhân lực mà công ty tuyển vào cũng như nhà cung cấp, nhà thầu phụ và các
lao động làm việc tại nhà.
Tiêu chuẩn SA8000 có thể đánh giá thông qua quá trình soát xét dựa vào các bằng chứng. Các yêu
cầu của tiêu chuẩn được áp dụng toàn cầu và không phân biệt quy mô công ty, vị trí địa lý hoặc lĩnh
vực công nghiệp nào.
Tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, công ty có thể:
a) Phát huy, duy trì và củng cố các chính sách và thủ tục để quản lý các vấn đề có thể kiểm
soát hoặc tác động.
b) Minh chứng thuyết phục cho các bên quan tâm rằng các chính sách, thủ tục và các hoạt
động thực tiển phù hợp với tiêu chuẩn này.

II. CÁC YẾU TỐ PHÁP QUY VÀ GIẢI THÍCH


Công ty phải tuân thủ luật hiện hành quốc gia và các luật liên quan khác, các tiêu chuẩn cao hơn
quy định, các yêu cầu khác mà công ty tự nguyện áp dụng kể cả tiêu chuẩn này. Khi luật quốc gia,
các luật khác, các tiêu chuẩn cao hơn các quy định và các quy định mà công ty tự nguyện áp dụng
kể cả tiêu chuẩn này cùng đề cập đến một vấn đề thì điều khoản chặt chẽ nhất có lợi cho người lao
động sẽ được áp dụng.

Công ty cũng phải tôn trọng các nguyên tắc của các quy định quốc tế sau đây:
- Công ước 1 của ILO (Thời gian làm việc – Ngành công nghiệp) và Khuyến nghị 116 (Giảm
thời gian làm việc)
- Công ước 29 của ILO (Lao động cưỡng bức) và 115 (Xóa bỏ lao động cưỡng bức)
- Công ước 87 của ILO (Quyền tự do lập hội)
- Công ước 98 của ILO (Quyền tổ chức và thương lượng tập thể)
- Công ước 100 của ILO (Trả công công bằng) và 111 (Không phân biệt đối xử - Tuyển dụng
và đào tạo nghề nghiệp)
- Công ước 102 của ILO (An sinh xã hội – Các tiêu chuẩn tối thiểu)
- Công ước 131 của ILO (Áp dụng mức lương tối thiểu)
- Công ước 135 của ILO (Đại diện người lao động)
- Công ước 138 của ILO và Khuyến nghị 146 (Độ tuổi tổi thiểu)
- Công ước 155 của ILO và Khuyến nghị 164 (An toàn nghề nghiệp và sức khỏe)
- Công ước 159 của ILO (Tuyển dụng – Hướng nghiệp lao động khuyết tật)
- Công ước 169 của ILO (Dân tộc thiểu số và dân tộc bản xứ)
- Công ước 177 của ILO (Lao động tại nhà)
- Công ước 182 của ILO (Các hình thức tồi tệ về lao động trẻ em)
- Công ước 183 của ILO (Bảo vệ sản phụ)

Translated and prepared by TUV NORD Auditor


- Các quy tắc đối xử về HIV/AIDS và thế giới công việc – Tuyên ngôn quốc tế về quyền con
người
- Hiệp ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
- Hiệp ước quốc tế về dân quyền và chính quyền
- Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em
- Công ước Liên Hiệp Quốc về việc lọai bỏ các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ
- Công ước Liên Hiệp Quốc về việc lọai bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc

III. ĐỊNH NGHĨA

1. Định nghĩa công ty: Toàn bộ tổ chức hay đơn vị kinh doanh có trách nhiệm thực hiện các
yêu cầu của tiêu chuẩn này kể cả nguồn nhân lực do công ty tuyển dụng.

2. Định nghĩa nhân viên: Tất cả cá nhân nam và nữ mà công ty trực tiếp tuyển dụng và ký hợp
đồng kể cả giám đốc, nhà điều hành, nhà quản lý, quản đốc và công nhân.

3. Định nghĩa công nhân: Tất cả nguồn nhân lực không tham gia công tác quản lý.

4. Định nghĩa nhà cung ứng: Một tổ chức cung cấp cho công ty hàng hóa hoặc dịch vụ cần
thiết phù hợp việc sản xuất và cung cấp dịch vụ cho công ty.

5. Định nghĩa nhà thầu phụ: Một đơn vị kinh doanh cung cấp trực tiếp hay gián tiếp, cung
cấp cho nhà cung ứng hàng hóa và/ hoặc dịch vụ cần thiết phù hợp việc sản xuất và cung cấp
dịch vụ cho công ty.

6. Định nghĩa hành động khắc phục và phòng ngừa: Một biện pháp khắc phục ngay lập tức
và liên tục đối với việc không phù hợp so với tiêu chuẩn SA8000.

7. Định nghĩa bên quan tâm: Một cá nhân hoặc nhóm có liên quan đến hay có ảnh hưởng đến
kết quả họat động xã hội của công ty.

8. Định nghĩa trẻ em: Bất kỳ người nào dưới 15 tuổi thì được coi là trẻ em, trừ trường hợp
luật pháp quy định tuổi tối thiếu lớn hơn để làm việc hay giáo dục bắt buộc. Trong trường
hợp luật địa phương cao hơn thì sẽ áp dụng quy định của địa phương.

9. Định nghĩa lao động trẻ (lao động vị thành niên): Bất kỳ người nào lớn hơn độ tuổi trẻ em
và dưới 18 tuổi

10. Định nghĩa lao động trẻ em: Những công việc được thực hiện bởi trẻ em có độ tuổi ít hơn
đã được xác định theo định nghĩa trên ngọai trừ quy định trong Khuyến nghị 146 của ILO.

11. Định nghĩa lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc: Tất cả công việc hoặc dịch vụ mà
một người thực hiện không dựa trên sự tự nguyện mà thực hiện dưới sự đe dọa trừng phạt
hoặc trả thù, hoặc được yêu cầu làm để trả nợ.

12. Định nghĩa buôn bán người: Việc tuyển dụng, chuyển nhượng hoặc chứa chấp hoặc tiếp
nhận người bằng cách đe dọa, dùng vũ lực hoặc các hình thức cưỡng bức, hoặc lừa bịp nhằm
mục đích khai thác sức lao động.

Translated and prepared by TUV NORD Auditor


13. Định nghĩa hành động khắc phục lao động trẻ em: Mọi hành động hổ trơ cần thiết nhằm
đảm bảo sự an toàn, sức khỏe, giáo dục và sự phát triển của trẻ em người đang trong tình
trang lao động trẻ em, như định nghĩa nêu trên, phải chịu sự sa thải.

14. Định nghĩa người làm việc tại nhà: Người thực hiện hợp đồng với công ty hoặc nhà cung
ứng, nhà thầu phụ nhưng không thực hiện công việc tại cơ sở.

15. Định nghĩa đại diện công nhân về trách nhiệm xã hội SA8000: Một công nhân do khối
công nhân không tham gia quản lý bầu chọn dưới sự đảm nhận của công đòan cơ sở hoặc
công đoàn địa phương để điều phối thông tin với lãnh đạo cấp cao về các vấn đề liên quan
đến hệ thống SA8000.

16. Đại diện lãnh đạo: Một thành viên trong ban lãnh đạo do công ty bổ nhiệm nhằm đảm bảo
các yêu cầu của tiêu chuẩn được thi hành và đáp ứng.

17. Tổ chức công nhân: Một hiệp hội công nhân được tổ chức dựa trên cơ sở tự nguyện nhằm
mục đích duy trì và cải thiện các điều khỏan về lao động và điều kiện làm việc.

18. Thỏa ước lao động tập thể: Một giao ước về lao động đã được thương lượng giữa người sử
dụng lao động và người lao động nêu trong điều khoản và điều kiện lao động.

IV. CÁC YÊU CẦU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

1. Lao động trẻ em


Tiêu chí:

1.1. Công ty cam kết không tham gia hoặc ủng hộ đối với việc sử dụng lao động trẻ em đã được
xác định ở trên.

1.2 Công ty phải xây dựng, lập văn bản, duy trì và trao đổi thông tin một cách có hiệu lực đến
nhân viên và các bên quan tâm về chính sách và các thủ tục hành động khắc phục đối với các trẻ em
được phát hiện đang làm việc trong các điều kiện phù hợp với định nghĩa lao động trẻ em xác định
ở trên và phải cung cấp hổ trợ thích hợp để trẻ em vẫn có thể đến trường và tiếp tục đến trường cho
đến khi hết độ tuổi trẻ em theo quy định ở trên.

1.3 Công ty có thể tuyển dụng lao động vị thành niên nhưng đối với những nơi lao động này
đang trong thời gian đi học bắt buộc quy định bởi luật pháp, thì họ có thể làm việc ngòai thời gian
đến trường. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải đảm bảo rằng thời gian ở trường, thời gian
làm việc và đi lại không vượt quá 10 giờ mỗi ngày và trong bất kỳ trường hợp nào lao động vị
thành niên làm việc quá 8 giờ mỗi ngày. Lao động vị thành niên không được làm việc vào ban đêm.

Translated and prepared by TUV NORD Auditor


1.4 Công ty không được bố trí trẻ em hoặc lao động vị thành niên ở trong điều kiện nguy hiểm,
không an toàn hoặc có hại tới sức khỏe, sức khỏe tâm thần và sự phát triển thể lý dù ở trong hay
ngoài nơi làm việc.

2. Lao động cưỡng bức


Tiêu chí:

2.1 Công ty phải cam kết không tham gia hay ủng hộ việc sử dụng lao động cưỡng bức hoặc lao
động bắt buộc được xác định trong Công ước 29 của ILO, cũng như không yêu cầu nhân viên đặt
cọc bằng tiền hoặc giấy tờ tùy thân, giấy tờ nhận diện chổ ở khi tuyển dụng vào công ty.

2.2 Công ty cũng như cơ quan cung cấp lao động không được giữ hoặc giam lại một phần
lương, trợ cấp, tài sản hoặc giấy tờ cá nhân nhằm buộc nhân viên tiếp tục làm việc cho công ty.

2.3 Nhân viên có quyền rời khỏi nơi làm việc sau thời gian làm việc chính thức theo quy định
và có quyền chấm dứt lao động trong trường hợp mà họ đưa ra thông báo hợp lý cho người sử dụng
lao động.

3. Sức khoẻ và sự an toàn

Tiêu chí

3.1 Công ty phải cung cấp môi trường làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe cho người lao
động; phải dùng các biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa các nguy cơ gây tai nạn và tổn hại đến sức
khỏe có nguồn gốc, phát sinh từ hoặc xảy ra trong quá trình làm việc bằng việc giảm thiểu cũng như
sử dụng các biện pháp thực tế hiệu quả để loại bỏ các tác nhân nguy hại vốn có trong môi trường
làm việc và phải ghi nhớ các kiến thức phổ biến trong ngành công nghiệp về bất kỳ mối nguy đặc
thù nào.

3.2 Công ty phải bổ nhiệm một đại diện ban lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo môi trường làm
việc an toàn và sức khoẻ của mọi nhân viên, và chịu trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về sức khỏe
và an toàn của tiêu chuẩn này.

3.3 Công ty phải cung cấp đầy đủ và định kỳ các hướng dẫn sức khỏe và an toàn hiệu quả bao
gồm các hướng dẫn tại hiện trường và khi cần thiết là các hướng dẫn đặc thù liên quan đến nghề
nghiệp. Các hướng dẫn này phải được tiến hành lặp lại cho nhân viên mới và nhân viên được tái bổ
nhiệm ở vị trí công việc khác và trong các trường hợp đã xảy ra tai nạn.

Translated and prepared by TUV NORD Auditor


3.4 Công ty phải xây dựng hệ thống để phát hiện, phòng tránh hoặc đối phó với các nguy cơ
tiềm ẩn ảnh hưởng tới sức khoẻ và an toàn của mọi nhân viên. Công ty phải duy trì các hồ sơ tai nạn
xảy ra tại nơi làm việc và trong phạm vi quản lý của công ty.

3.5 Công ty phải cung cấp dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp cho mọi nhân viên. Trong các sự cố
liên quan đến thương tích, công ty phải cung cấp sơ cứu và hổ trợ công nhân việc khám điều trị sau
tai nạn.

3.6 Công ty phải đảm nhận việc đánh giá các rủi ro đối với nhân viên thai sản từ các thao tác
trong công việc và đảm bảo việc loại trừ khả năng rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên này
bao gồm viêc thuyên chuyển đến nơi làm việc nhẹ hơn, it rủi ro hơn.

3.7 Công ty phải cung cấp đầy đủ nhà vệ sinh sạch sẽ, nước uống hợp vệ sinh cho mọi nhân viên
sử dụng và nơi lưu trữ thức ăn sạch sẽ (nếu có).

3.8 Công ty phải đảm bảo ký túc xá nhân viên sạch, an toàn và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tối
thiểu cho nhân viên.

3.9 Nhân viên có quyền từ chối vị trí công việc mà họ thấy rõ nguy cơ dẫn đến tai nạn nghiêm
trọng mà không cần sự cho phép của công ty.

4. Tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể

Tiêu chí:

4.1 Tất cả nhân viên có quyền thiết lập, gia nhập vào tổ chức công đoàn dựa trên sự lựa chọn
của mình và thương lượng tập thể đại diện cho công ty. Công ty phải tôn trọng quyền này và phải
thông báo công khai, hiệu quả cho mọi nhân viên rằng họ có tự do gia nhập tổ chức dựa trên lựa
chọn của họ và rằng họ làm như vậy đảm bảo không nhận hậu quả tiêu cực nào đối với họ hoặc là
sự trả thù từ công ty. Công ty sẽ không can thiệp vào các họat động xây dựng, cơ cấu hoặc điều
hành các tổ chức công nhân hoặc thương lượng tập thể.

4.2 Trong trường hợp tự do hội đoàn và thương lượng tập thể bị ngăn cấm, công ty phải đảm
bảo rằng nhân viên có quyền bầu đại diện cho họ.

4.3 Công ty phải đảm bảo đại diện nhân viên không bị đối xử phân biệt, trù dập, trả thù hoặc bị
lạm dụng vì lý do họ là thành viên công đòan và tham gia vào các hoạt động công đoàn và tiếp xúc
các thành viên tại nơi làm việc.

5. Phân biệt đối xử


Tiêu chí:

Translated and prepared by TUV NORD Auditor


5.1 Công ty phải cam kết không liên quan hoặc ủng hộ phân biệt đối xử dưới mọi hình thức ảnh
hưởng đến kết quả tuyển dụng, trả công, đào tạo, thăng chức, kết thúc hợp đồng hoặc nghỉ hưu dựa
trên chủng tộc, giai cấp, nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, giới tính, khuyết tật, thành viên công đoàn,
chính kiến, tuổi tác hoặc bất kỳ điều kiện nào có thể dẫn đến việc phân biệt đối xử.

5.2 Công ty phải đảm bảo không can thiệp các quyền hoạt động của nhân viên như xem xét các
nguyên tắc thực hiện của họ hoặc hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu liên quan đến chủng tộc, giai
cấp, nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, giới tính, khuyết tật, thành viên công đòan, chính kiến, tuổi tác
hoặc bất kỳ điều kiện nào có thể dẫn đến việc phân biệt đối xử.

5.3 Công ty phải đảm bảo không cho phép những hành vi đe dọa, lạm dụng, bóc lột, cưỡng bức
tình dục bao gồm các cử chỉ, ngôn ngữ, tiếp xúc thân thể tại nơi làm việc hoặc tại các cơ sở mà
công ty cung cấp cho nhân viên sử dụng.

5.4 Công ty phải đảm bảo không buộc nhân viên thử thai dưới bất kỳ hình thức nào và trong bất
kỳ trường hợp nào.

6. Kỷ luật

Tiêu chí:

6.1 Công ty phải đối xử với tất cả nhân viên bằng sự tôn trọng và phẩm giá. Công ty phải đám
bảo không liên quan hoặc khoan dung đối với hình phạt thể xác, tinh thần hoặc cưỡng bức thân thể
hoặc lạm dụng bằng ngôn ngữ của của nhân viên. Các đối xử thô bạo và phi nhân tính đều bị ngăn
cấm.

7. Giờ làm việc

Tiêu chí

7.1 Công ty phải tuân thủ theo luật pháp hiện hành và các tiêu chuẩn công nghiệp về giờ làm
việc và các ngày lễ. Trong tuần làm việc bình thường không tính thời gian tăng ca phải được quy
định bởi luật nhưng không vượt quá 48 giờ.

7.2 Nhân viên phải được nghỉ ít nhất 01 ngày sau mỗi 06 ngày làm việc liên tục. Trường hợp
ngoại lệ được áp dụng đối với cả hai điều kiện sau đây:

a. Luật lao động quốc gia cho phép giờ làm việc vượt giới hạn trên.
b. Tự do thương lượng thông qua thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực và cho phép giờ làm việc
trung bình kể cả thời gian nghỉ thỏa đáng.

Translated and prepared by TUV NORD Auditor


7.3 Việc làm thêm giờ phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Trừ trường hợp nêu ở khỏan 7.4
nhưng không vượt quá 12 giờ mỗi tuần.

7.4 Trong trường hợp giờ làm thêm được yêu cầu để đáp ứng khẩn cấp nhu cầu sản xuất kinh
doanh trong thời gian ngắn hạn, công ty phải tổ chức thương lượng với nhân viên thông qua tổ chức
công đoàn hoặc tổ chức công nhân (như đã xác định ở trên) với tỉ lệ đa số nhân viên. Công ty có thể
yêu cầu làm thêm giờ dựa vào các thỏa thuận nhưng mọi thỏa thuận phải tuân thủ theo các yêu cầu
nêu trên.

8. Tiền lương

Tiêu chí:

8.1 Công ty phải tôn trọng quyền của nhân viên được hưởng mức lương đủ trang trải cuộc sống
và đảm bảo rằng nhân viên được trả lương trong tuần làm việc bình thường luôn đáp ứng được mức
tối thiểu theo luật định hoặc tổi thiểu theo chuẩn của ngành công nghiệp và phải đảm bảo đủ đáp
ứng nhu cầu cơ bản của nhân viên.

8.2 Công ty phải đảm bảo rằng mọi khấu trừ lương không nhằm mục đích kỷ luật. Trường hợp
ngoại lệ được áp dụng đối với cả hai điều kiện sau đây:

a. Khấu trừ lương nhằm mục đích kỷ luật được công nhận bởi pháp luật quốc gia.
b. Tự do thương lượng thông qua thỏa ước lao động tập thể (có hiệu lực)

8.3 Công ty phải đảm bảo cung cấp phiếu lương nêu chi tiết và đầy đủ các khoản lương và phụ
cấp cho nhân viên trong mỗi kỳ trả lương. Công ty phải đảm bảo rằng lương và phụ cấp được chi
trả theo quy định của luật pháp hiện hành và việc trả lương bằng tiển mặt hoặc bằng séc phải thuận
tiện cho người lao động.

8.4 Giờ tăng ca phải được chi trả dựa vào luật pháp quốc gia. Đối với các quốc gia mà luật pháp
hoặc thỏa ước lao động tập thể không quy định mức chi trả trong giờ làm thêm thì nhân viên được
hưởng mức chi trả tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức quy của ngành công nghiệp và áp dụng chuẩn
nào cao hơn có lợi cho người lao động.
8.5 Tổ chức không được gia hạn liên tục hợp đồng ngắn hạn đối với nhân viên, hoặc không có
kế hoạch dạy nghề cụ thể nhằm tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động theo luật pháp
quốc gia, luật bảo hiểm xã hội và các quy định liên quan.

9. Hệ thống quản lý

Tiêu chí:

Chính sách

Translated and prepared by TUV NORD Auditor


9.1 Lãnh đạo cao nhất phải định rõ bằng văn bản ngôn (ngôn ngữ địa phương) chính sách của
công ty về trách nhiệm xã hội và môi trường làm việc. Chính sách này và tiêu chuẩn SA8000 phải
được hiện hữu ở nơi công cộng nhằm thông báo rộng rãi cho toàn bộ nhân viên. Chính sách phải
bao gồm:

a) Tuân thủ mọi yêu cầu của tiêu chuẩn này;


b) Tuân thủ theo luật quốc gia, luật hiện hành khác, các quy định mà công ty xây dựng và tôn
trọng các pháp quy quốc tế (đã liệt kê ở phần II ở trên);
c) Định kỳ xem xét chính sách nhằm cải tiến liên tục và xem xét các quy định thay đổi trong
luật pháp, các yêu cầu về nguyên tắc ứng xử và các yêu cầu khác của công ty.
d) Phải đảm bảo rằng các chính sách được lập, thực hiện, duy trì và thông tin một cách có
hiệu quả để đảm bảo rằng tất cả nhân viên có thể tiếp cận thấu đáo bao gồm giám đốc,
điều hành, quản lý, quản đốc và nhân viên bất kể họ được tuyển dụng, hợp đồng, hoặc đại
diện cho công ty.
e) Đảm bảo rằng cách chính sách được phổ biến rộng rãi có hiệu lực và phổ biến cho các bên
liên quan khi được yêu cầu.

Đại diện lãnh đạo

9.2 Tổ chức phải bổ nhiệm đại diện lãnh đạo, người có trách nhiệm cao nhất đảm bảo việc thực
hiện đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn.

Đại diện công nhân về SA8000

9.3 Công ty phải nhìn nhận việc đối thoại tại nơi làm việc là yếu tố chủ chốt trong việc thực
hiện chính sách trách nhiệm xã hội và đảm bảo tất cả công nhân có đại diện để thu xếp việc đối
thoại với lãnh đạo về các vấn đề liên quan đến SA8000. Đối với các cơ sở đã có hội đoàn công
nhân, thì việc đại diện phải được đảm trách bởi công đoàn chính thức. Đối với những nơi khác,
công nhân có thể bầu ra đại diện công nhân về SA8000. Trong bất kỳ tình huấn nào cũng không áp
dụng việc đại diện công nhân về SA8000 đồng thời thay cho đại diện công đoàn.

Xem xét lãnh đạo

9.4 Lãnh đạo phải định kỳ xem xét tính hiệu lực và hiệu quả của việc áp dụng các chính sách,
quy trình và kết quả thực hiên các yêu cầu của tiêu chuẩn. Khi cần thiết, hệ thống có thể thay đổi và
những cải tiến phải được thực hiện. Đại diện công nhân phải tham gia vào việc xem xét của lãnh
đạo.

Hoạch định và thực hiện

Translated and prepared by TUV NORD Auditor


9.5 Công ty phải đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn được hiểu, được thực hiện tại tất cả các
cấp trong công ty; các phương pháp phải bao gồm ít nhất các nội dung sau:
a) Xác định rõ vai trò, trách nhiệm, và thẩm quyền;
b) Đào tạo nhân viên với và/ hoặc nhân viên tái bổ nhiệm, nhân viên tạm thời khi được tuyển
dụng
c) Có các chương trình đào tạo và nhận thức định kỳ cho đội ngũ nhân viên hiện hữu;
d) Giám sát liên tục các hoạt động và kết quả thu được nhằm chứng tỏ hiệu lực của hệ thống
được thực hiện để đáp ứng chính sách của công ty và các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

9.6 Công ty phải tham khảo tài liệu hướng dẫn SA8000 để được chú thích/ giải thích theo chi
tiết tiêu chuẩn.

Kiểm soát nhà cung ứng và nhà thầu phụ

9.7 Công ty phải duy trì hồ sơ thích hợp của nhà cung ứng/ nhà thầu phụ về các cam kết thực
hiện trách nhiệm xã hội (và, khi thích hợp, cả nhà cung ứng thứ cấp) bao gồm ít nhất các nội dung
như hợp đồng nguyên tắc và/hoặc văn bản cam kết của tổ chức đó về:

a) Sự phù hợp với mọi yêu cầu của tiêu chuẩn (yêu cầu đối với cùng nhà cung ứng thứ cấp)
b) Tham gia vào các hoạt động giám sát khi công ty yêu cầu;
c) Xác định nguyên nhân gốc rễ, tiến hành khắc phục ngay và có hành động phòng ngừa để loại
bỏ các yếu tố không phù hợp đối với yêu cầu của tiêu chuẩn này;
d) Thông báo đầy đủ và không chậm trễ cho công ty bất kỳ mối quan hệ kinh doanh nào với các
nhà cung ứng và cung ứng thứ cấp khác.

9.8 Công ty phải xây dựng, duy trì, lập văn bản các quy trình thích hợp để đánh giá và lựa chọn
nhà cung ứng/ nhà thầu phụ (và, khi thích hợp, cả nhà cung ứng thứ cấp) xem xét việc thực hiện và
cam kết đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn.

9.9 Công ty phải có hành động cụ thể để đảm bảo nhà cung ứng và nhà thầu phụ đáp ứng các
yêu cầu của tiêu chuẩn trong tầm kiểm soát và ảnh hưởng của công ty.

9.10 Ngoài những yêu cầu của mục 9.7 đến 9.9 ở trên, khi công ty nhận, trao hay khuyến mại
hàng hóa và/hay dịch vụ từ các nhà cung ứng/thầu phụ hay cung ứng thứ cấp được xếp loại là làm
việc tại nhà, công ty phải có từng bước cụ thể để đảm bảo những người làm việc tại nhà như vậy
nhận được mức độ bảo vệ tương tự như đối với người lao động trực tiếp theo các yêu cầu của tiêu
chuẩn này. Các bước như vậy tối thiểu phải bao gồm:

a) Lập các hợp đồng mua hàng bằng văn bản có ràng buộc pháp lý đòi hỏi phù hợp với các
chuẩn mực tối thiểu (theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này)

Translated and prepared by TUV NORD Auditor


b) Đảm bảo các yêu cầu của hợp đồng mua hàng dạng văn bản đó được người làm việc tại nhà
và mọi bên liên quan khác trong hợp đồng mua hàng hiểu và thực hiện;
c) Duy trì, tại nơi làm của công ty, các hồ sơ đầy đủ về người làm việc tại nhà; lượng hàng hóa
sản xuất/dịch vụ cung cấp và/hay số giờ làm của mỗi người làm việc tại nhà.
d) Thường xuyên tiến hành các hoạt động theo dõi công bố hay không công bố để kiểm tra xác
nhận sự phù hợp với các điều khoản của hợp đồng mua hàng dạng văn bản.

Giải quyết các điểm lưu ý và tiến hành hành động khắc phục

9.11 Công ty phải cung cấp phương tiện thông tin bảo mật cho toàn bộ nhân viên để báo cáo các
điểm không phù hợp với tiêu chuẩn với lãnh đạo công ty và đại diện công nhân. Công ty phải điều
tra, giải quyết, và trả lời các thắc mắc của người lao động và các bên quan tâm khác về sự phù hợp/
không phù hợp với chính sách của công ty và/ hoặc các yêu cầu của tiêu chuẩn này; công ty không
được sa thải, kỷ luật hoặc các hình thức phân biệt đối xử khác khi nhân viên cung cấp thông tin liên
quan tới việc tuân thủ tiêu chuẩn

9.12 Công ty phải nhận diện nguyên nhân gốc rễ, tiến hành không chậm trể hành động khắc phục
và phòng ngừa và phân bổ nguồn lực thỏa đáng theo bản chất và mức độ nghiêm trọng của bất kỳ
sự không phù hợp nào được phát hiện với chính sách của công ty và/ hoặc các yêu cầu của tiêu
chuẩn.

Trao đổi thông tin bên ngoài

9.13 Công ty phải thiết lập và duy trì các thủ tục để thường xuyên trao đổi với các bên quan tâm
về các dữ liệu và thông tin khác liên quan đến việc thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn này, bao
gồm cả các kết quả của việc xem xét của lãnh đạo và các hoạt động giám sát.

9.14 Công ty phải minh chứng sự sẳn sàng tham gia đối thọai với các đối tác liên quan bao gồm ít
nhất các bên: công nhân, công đòan, nhà cung ứng nhà thầu phụ, nhà thầu thứ cấp, nhà mua hàng,
tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương và chính quyền trung ương nhằm mục đích tuân thủ
bền vững tiêu chuẩn này.

Tiếp cận để kiểm tra xác nhận

9.15 Trong trường hợp các đánh giá của công ty được báo trước hoặc không báo trước vì mục
đích chứng nhận sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, công ty phải đảm bảo chuyên gia đánh
giá tiếp cận được hiện trường và thông tin thích hợp được yêu cầu.

Hồ sơ

Translated and prepared by TUV NORD Auditor


9.16 Công ty phải duy trì các hồ sơ thích hợp để chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu
chuẩn này.

Translated and prepared by TUV NORD Auditor

You might also like