You are on page 1of 3

MÔ TẢ BÀI TOÁN

Chúng ta muốn biến đổi một số nguyên đã cho thành một số mà chỉ gồm có một chữ số khác 0, bằng
cách dùng một phương pháp làm tròn đặc biệt như sau: tại mỗi bước chúng ta lấy chữ số khác không
cuối cùng của số và làm tròn nó về 0 hoặc 10. Nếu chữ số nhỏ hơn 5 thì được làm tròn về 0, còn nếu lớn
hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn đến 10 (làm tròn 10 nghĩa là tăng chữ số đứng trước lên 1 đơn vị).

Ví dụ: value = 15, output của bài toán là 20

value = 1234 thì output là 1000 (1234 -> 1230 -> 1200 -> 1000)

value = 1445 thì output là 2000 (1445 -> 1450 -> 1500 -> 2000)

INPUT

- Một số nguyên dương value với 1 ≤ value ≤ 108

OUTPUT

- Một số nguyên là số đã được làm tròn

MÔ TẢ BÀI TOÁN

Có 1 cậu bé đang học làm toán. Cậu ta vừa được học về phép toán cộng và làm thế nào để
cộng 2 con số (đặc biệt là các số lớn). Cách thực hiện là viết số này bên dưới số kia sao
cho thẳng hàng, sau đó cộng theo từng cột với nhau từ phải qua trái. Khi cộng các số
hạng thuộc một cột nào đó, nếu kết quả cột đó lớn hơn 10 thì ghi phần đơn vị của tổng
vào kết quả phép tính và NHỚ 1 để sau này cộng dồn vào kết quả của cột phía trước.

Tuy nhiên, cậu bé luôn quên “NHỚ 1” khi cộng. Vậy nếu cho 2 số nguyên nào đó thì
theo bạn kết quả phép tính cộng 2 số đó của cậu bé là bao nhiêu?
Ví dụ:
456
+ 1734
---------
1180
Đầu tiên cậu bé lấy 6 cộng với 4 được 10 nên ghi xuống con số 0 nhưng lại quên đi việc
phải NHỚ 1, sau đó cộng 5 với 3 được 8 và chỉ ghi xuống 8, thay vì phải là 9 mới đúng.
INPUT
- Một số nguyên không âm param1 với 0 ≤ param1 ≤ 99999
- Một số nguyên không âm param2 với 0 ≤ param2 ≤ 59999
OUTPUT
- Một số nguyên là kết quả mà cậu bé tính được.

MÔ TẢ BÀI TOÁN

Trong một tiết học thể dục, thầy giáo muốn tổ chức một số trò chơi vận động cho học
sinh của mình. Trước khi bắt đầu trò chơi, thầy giáo yêu cầu học sinh đứng xếp thành
các hàng dọc để thực hiện bài tập khởi động: thầy sẽ hô các hiệu lệnh như “BÊN PHẢI…
QUAY”, “BÊN TRÁI …QUAY” và “ĐẰNG SAU…QUAY”. Thường thì sẽ có vài em học sinh
(không phải tất cả nhưng có ít nhất 1) không phân biệt được đâu là bên trái, bên phải và
luôn xoay theo hướng ngược lại. Giả sử thầy giáo muốn biết rằng “có bao nhiêu lần sau
khi thực hiện lệnh tất cả học sinh cùng nhìn về một hướng”.

Để cho đơn giản, giả sử chỉ xét một nhóm học sinh gồm có 4 em, em học sinh đứng thứ
2 luôn bị nhằm lẫn giữa trái và phải.

Ví dụ: Nếu thầy hô các lệnh lần lượt là “LLARL” (tương ứng Trái –Trái – Đằng sau – Phải -
Trái) thì câu trả lời sẽ là 3. Cụ thể là, sau các hiệu lệnh thứ 2, thứ 3 và thứ 5, tất cả 4 em
học sinh đều nhìn về cùng một hướng.

INPUT

- Một chuỗi ký tự commands chỉ bao gồm 3 loại ký tự là ‘L’ (tương ứng với Quay Trái),
‘R’ (Quay Phải), và ‘A’ (Quay Đằng sau)

- Ràng buộc: chiều dài của chuỗi thỏa điều kiện 0 ≤ commands.length ≤ 35

OUTPUT
- Một số nguyên cho biết số lần mà cả 4 em học sinh đều nhìn về cùng 1 hướng sau khi
thực hiện hiệu lệnh của thầy.

Input Output
RLR 1
AALAAALARAR 5
Rỗng 0

You might also like