You are on page 1of 14

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐIỆN LỰC TP HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
LƯỚI ĐIỆN HÀ NỘI
Số: /BC – Ba Đình, ngày tháng 12 năm 2021
EVNHANOIPMB

BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐTXD NĂM 2021 &
TRIỂN KHAI PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2022

Kính gửi: Ban Kế hoạch - Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội


Năm 2021 là năm diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa trọng đại của đất nước
và Thủ đô, trong đó có sự kiện tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII của Đảng. Ngay từ những tháng đầu năm 2021, cùng với Tổng Công ty,
Ban QLDA Lưới điện Hà Nội (Ban QLDA) đã góp phần phục vụ đảm bảo
nguồn điện được ổn định, liên tục, an toàn cho các hoạt động chính trị, xã hội
của Đảng, Chính phủ và Thành phố. Đơn vị đã tiến hành thi công và đưa vào
nhiều công trình nâng cấp, xây dựng mới lưới điện 110kV của Hà Nội vận hành
tương đối ổn định, tình trạng quá tải các đường dây và TBA ngày càng giảm.
Nhiệm vụ năm 2021 do Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI)
giao cho Ban QLDA khối lượng lớn. Yêu cầu của các công trình về tiến độ khởi
công, hoàn thành theo văn bản chỉ đạo số 140/QĐ-EVN ngày 26/01/2021 với
mục tiêu góp phần đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội, đầu tư
nâng công suất nguồn điện và cải tạo hệ thống điện hiện có cho năm 2021 và các
năm tiếp theo.
Với khối lượng công việc được giao lớn (giá trị ĐTXD giao đầu năm là
1.694 tỷ đồng) trong điều kiện bệnh dịch covid phức tạp kèm khó khăn vướng
mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, khó khăn khi triển khai thi công… Tuy
nhiên Ban QLDA đã cố gắng tập trung để phấn đấu hoàn thành các công trình
trọng điểm, khởi công đóng điện trong năm 2021.
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch
Kết thúc tháng 12/2021, khối lượng ĐTXD Ban Quản lý dự án Lưới điện
Hà Nội thực hiện ước đạt khoảng 1.047,154 tỷ đồng (ước đạt  99,63% kế hoạch
điều chỉnh năm 2021 được giao).
Trong đó: Xây lắp: 539,325 tỷ đồng.
Thiết bị: 381,621 tỷ đồng.
Khác: 126,208 tỷ đồng.
Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: Giá trị giải ngân ước đến hết kế
hoạch ĐTXD năm 2021 đạt khoảng 1.050,828 tỷ đồng, đạt 99,98% kế hoạch
Tổng công ty giao.
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tổng Công ty, Tập đoàn Điện lực
Việt Nam (EVN), UBND TP Hà Nội và sự giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của các
Sở ban ngành, chính quyền các địa phương, đơn vị đã hoàn thành đóng điện 4
công trình/hạng mục công trình có tính chất quan trọng trong việc tăng cường
cấp điện cho Hà Nội năm 2021 như: Xây dựng mới trạm biến áp 110kV Dương
Nội & nhánh rẽ; Xây dựng mới trạm 110kV Phú Xuyên đường dây; Xây dựng
mới trạm 110kV Bắc Thành Công và nhánh rẽ; Xây dựng mới trạm 110kV Hồ
Yên Sở (Công viên Yên Sở) và nhánh rẽ...
2. Công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị xây dựng:
Trong thời gian vừa qua được sự chỉ đạo sát sao của UBND Thành phố
cùng với sự ủng hộ và phối hợp của các sở ban ngành nhiều công trình đã được
tháo gỡ nhiều vướng mắc khó khăn đặc biệt là trong công tác chuần bị đầu tư.
Tiêu biểu là công tác thỏa thuận vị trí trạm biến áp và hướng tuyến và tổng mặt
bằng của các dự án như: Xây dựng mới trạm biến áp 220/110kV Hòa Lạc và
phần nối cấp 110/22kV, Xây dựng mới TBA 110kV Hà Đông 2 và nhánh rẽ,
Xây dựng mới TBA 110kV Đan Phượng và nhánh rẽ, Các dự án cải tạo đường
dây 110kV của tuyến Xuân Mai- Sơn Tây, Hà Đông- Vân Đình và Vân Đình-
Tía; Xây dựng đường dây 110kV mạch kép và cải tạo trạm 110kV E1.17 Bắc
Thăng Long để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, Cải tạo, mở rộng thanh cái
phía 110kV Trạm biến áp 110kV Gia Lâm 2, Xây dựng mới TBA 110kV Thanh
Hà và nhánh rẽ và Xây dựng mới TBA 110kV Hoài Đức và nhánh rẽ,…
Tính đến hết năm 2021, Ban Quản lý Dự án lưới điện Hà Nội đã hoàn
thành: Phê duyệt BCNCKT/BCKTKT và BCNCKT điều chỉnh: 08 công trình
(trong đó: 01 công trình 220kV; 05 công trình 110kV; 01 công trình trung hạ thế
và 01 công trình đầu tư xây dựng khác); Phê duyệt TKKT-DT và DT điều chỉnh:
09 Công trình/hạng mục công trình (trong đó 08 công trình 110kV và 01 công
trình ĐTXD khác), cụ thể:
+ Phê duyệt BCNCKT/BCNCKT điều chỉnh 09 công trình: Xây dựng mới
trạm 220/110 kV Đại Mỗ và nhánh rẽ 220kV; Xây dựng tuyến đường dây
110kV từ TBA 500/220kV Tây Hà Nội (Quốc Oai) đấu nối vào đường dây
110kV Bắc An Khánh- Nam An Khánh; Trạm biến áp 110kV Minh Khai và
nhánh rẽ (phần cáp ngầm); Xây dựng mới tuyến cáp ngầm từ trạm 220kV Tây
Hồ đến trạm 110kV Nhật Tân; Xây dựng mới các xuất tuyến 110kV từ trạm biến
áp 220/110kV Văn Điển; Lắp bổ sung T3 TBA 110kV E1.25 Mỹ Đình; Cải tạo
nâng khả năng tải tuyến đường dây 110kV từ trạm biến áp 110kV Vân Đình đi
trạm biến áp 110kV Tía; Lắp cầu dao phụ tải có chức năng giám sát, điều khiển
trên lưới điện trung áp Thành phố Hà Nội và Xây dựng trung tâm giám sát và
quản lý vận hành TBA tại Công ty lưới điện cao thế TP Hà Nội; Xây dựng mới
01 tuyến cáp ngầm 24kV từ trạm E1.8 Yên Phụ cấp nguồn cho Lotte Mall Hà
Nội.
+ Phê duyệt TKKT/TKBVTC-DT/DT điều chỉnh của 09 công trình: Xây
dựng mới trạm biến áp 110kV Trâu Quỳ và nhánh rẽ; Xây dựng mới trạm biến
áp 110kV Nam An Khánh; Trạm biến áp 110kV Phú Lương & nhánh đường dây
cấp điện cho trạm; Xây dựng mới trạm biến áp 110kV CNC2 và nhánh rẽ; Lắp
bổ sung MBA T3 trạm 110kV Công viên Thủ Lệ, Xây dựng mới tuyến cáp
ngầm từ trạm 220kV Tây Hồ đến trạm 110kV Nhật Tân; Hạ ngầm tuyến đường
dây 110kV Thành Công - Giám (giai đoạn 1); Trạm biến áp 110kV Minh Khai
và nhánh rẽ (phần cáp ngầm) và Hệ thống quản lý kỹ thuật trên nền tảng hệ
thống thông tin địa lý (GIS) cho lưới điện của EVNHANOI.
+ Đang trình phê duyệt BCNCKT của 07 công trình: Cải tạo nâng khả
năng tải tuyến đường dây 110kV lộ 172,173 E10.5 Xuân Mai đi trạm biến áp
E1.35 Sơn Tây; Trạm biến áp 110kV Đông Dư (Tây Nam Gia Lâm) và nhánh rẽ;
Cải tạo mở rộng thanh cái phía 110kV trạm biến áp 110kV Gia Lâm 2; Hạ ngầm
tuyến đường dây 110kV Thành Công- Giám (giai đoạn 2); Lắp đặt tủ RMU cho
lưới điện trung thế ngầm có chức năng giám sát và điều khiển xa SCADA cho
lưới điện trung áp ngầm các quận Hoàn Kiếm, Long Biên; Quận Hai Bà Trưng,
Hoàng Mai để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật TBAKNT và tự động hoá lưới điện
trung áp…
+ Đang trình phê duyệt TKKT/TKBVTC-DT của 01 công trình: Xây dựng
mới trạm 220/110 kV Đại Mỗ và nhánh rẽ 220kV.
3. Công tác thanh quyết toán
Đến hết năm tài chính 2021 sẽ hoàn thành 100% giá trị giải ngân dự kiến
được giao điều chỉnh ước khoảng 1.051,038 tỷ đồng.
Dự kiến đến hết ngày 31/12/2021, Ban QLDA hoàn thành công tác quyết
toán vốn 14 công trình, trong đó 08 dự án hoàn thành trước 2021 và 06 công
trình hoàn thành trong năm 2021, cụ thể:
-Các công trình hoàn thành từ 2020 trở về trước:
Hoàn thành công tác quyết toán vốn, thống nhất kiểm toán và trình Tổng
Công ty thẩm tra phê duyệt toàn bộ 08 công trình hoàn thành từ năm 2020 trở về
trước. Giá trị phê duyệt quyết toán 1.237 tỷ đồng
-Các công trình hoàn thành năm 2021:
Hoàn thành công tác quyết toán vốn, thống nhất kiểm toán và trình Tổng
Công ty thẩm tra phê duyệt 06 công trình trong tổng số 11 công trình hoàn thành
năm 2021. Trong đó dự kiến phê duyệt phê duyệt QTV 06 công trình với giá trị
phê duyệt 614,5 tỷ đồng. Còn lại 06 công trình tiếp tục thực hiện công tác quyết
toán. Ngoài ra, tiệp tục quyết toán AB, tổng hợp đề nghị Tổng công ty ký hợp
đồng kiểm toán các công trình hoàn thành năm 2021.
-Các công trình dừng thực hiện:
Trong năm không có công trình dừng thực hiện phát sinh, đã xử lý dứt
điểm hoàn bộ các công trình dừng thực hiện từ năm 2020.
TT Nội dung Năm 2020 Năm 2021
Số công Giá trị Số công Giá trị
trình (tỷ đồng) trình (tỷ đồng)
Công trình đã ra quyết định
1 21 1.198 14 1.136,3
quyết toán vốn
- Công tác tăng tài sản:
+ Tạm tăng tài sản kể từ khi đưa công trình, hạng mục vào vận hành, sử
dụng: 13 công trình, hạng mục công trình, với tổng giá trị: 588,3 tỷ đồng.
+ Hoàn thành tăng chính thức tài sản: trong năm 2021 đã tăng chính thức
được 14 công trình với tổng giá trị: 1136,3 tỷ đồng.
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Từ đầu năm, Ban Quản lý Dự án lưới điện Hà Nội đã hoàn thành các dự
án góp phần ổn định lưới điện của Tổng công ty phục vụ đảm bảo điện ổn định,
liên tục, an toàn cho các hoạt động chính trị, xã hội của Đảng, Chính phủ và
Thành phố. Đặc biệt là kỷ niệm các ngày Lễ lớn của Thành phố tổ chức như: Tết
Dương lịch, Tết Nguyên Đán, ngày lễ 30/4 và 1/5, 19/8 và các sự kiện chính trị,
ngoại giao khác diễn ra trên địa bàn Thủ đô. Với việc thi công và đưa vào hàng
loạt công trình nâng cấp, xây dựng mới lưới điện 110kV của Hà Nội vận hành
tương đối ổn định, tình trạng quá tải các đường dây và TBA đã giảm.
Với yêu cầu nhiệm vụ năm 2021 do EVN HANOI giao cho Ban QLDA
với yêu cầu tiến độ khởi công, hoàn thành các công trình theo văn bản chỉ đạo số
140/QĐ-EVN ngày 26/01/2021 của Tập đoàn nhằm đáp ứng nhu cầu điện cho
phát triển kinh tế xã hội, khối lượng đầu tư xây dựng mới và cải tạo hệ thống
điện hiện có cho năm 2021 và các năm tiếp theo. Với khối lượng công việc lớn,
trong năm 2021 do ảnh hưởng dịch Covid-19 thành phố giãn cách xã hội trong
quá trình thực hiện Ban QLDA đã gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc, tuy
nhiên với sự nỗ lực phấn đấu tập thể Ban; sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo
TCT, sự giúp đỡ của các Ban TCT, Ban đã hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ, kế
hoạch được giao.
* Tình hình khởi công – hoàn thành đóng điện năm 2021:
a. Khởi công:
TT Danh mục Kế hoạch Dự kiến tình Tỷ lệ thực
khởi công hình thực hiện hiện/KH giao
năm 2021 đến 31/12/21
I Lưới điện 220kV
II Lưới điện 110kV 4 4 100%
III Lưới điện Trung thế 4 100%
Cộng 4 4 100%
+ Công trình đã khởi công: Tính đến ngày 30/11/2021 Ban QLDA đã
khởi công các công trình:
- Xây dựng mới trạm biến áp 110kV Nam An Khánh: khởi công ngày
25/06/2021.
- Xây dựng mới trạm biến áp 110kV Trâu Quỳ và nhánh rẽ khởi công
ngày 29/10/2021.
+ Công trình dự kiến khởi công trong tháng 12:
- Trạm biến áp 110kV Phú Lương & nhánh đường dây cấp điện cho trạm
- Xây dựng mới trạm biến áp 110kV CNC 2 và nhánh rẽ
b. Đóng điện:
TT Danh mục/ Kế hoạch Dự kiến thực Tỷ lệ thực
công trình đóng điện hiện đến hiện/KH
năm 2021 31/12/21 giao
I Lưới điện 220kV
II Lưới điện 110kV 6 4 66,67%
Cộng 6 4 66,67%
+ Các công trình đã đóng điện đến thời điểm báo cáo:
Tính đến hết ngày 31/12/2021, đối với lưới điện 110kV, Ban QLDA đã
đóng điện được 04/06 công trình thuộc kế hoạch giao và 03 công trình ngoài kế
hoạch giao, cụ thể:
Các công trình đóng điện thuộc kế hoạch giao của Tập đoàn:
- Xây dựng mới trạm biến áp 110kV Dương Nội & nhánh rẽ: Đóng điện
ngày 05/02/2021
- Xây dựng mới trạm 110kV Phú Xuyên đường dây 110kV cấp điện cho
TBA : Đóng điện ngày 20/07/2021
- Xây dựng mới trạm 110kV Bắc Thành Công và nhánh rẽ: Đóng điện
ngày 28/09/2021
- Xây dựng mới trạm 110kV Hồ Yên Sở (Công viên Yên Sở) và nhánh rẽ:
Đóng điện ngày 27/10/2021
Các công trình đóng điện không nằm trong kế hoạch giao của Tập
đoàn:
- Lắp bổ sung MBA T2 trạm 110kV Phú Xuyên: Đóng điện ngày
20/07/2021.
Các công trình còn phải đóng điện theo kế hoạch giao của Tập đoàn:
-Trạm biến áp 110kV Minh Khai và nhánh rẽ (phần cáp ngầm).
-Trạm biến áp 110kV công viên Thủ Lệ.

III. ĐÁNH GIÁ CÁC KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN
Trong quá trình triển khai nhiệm vụ quản lý dự án, mặc dù nhận được sự
chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Tổng Công ty, sự phối hợp chặt chẽ giúp đỡ của
các Ban và đơn vị liên quan trong Tổng Công ty. Tuy nhiên, Ban QLDA cũng
gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Một số vướng mắc chính:
 Về nguyên nhân khách quan:
- Nguồn vốn dự án: Việc bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng của Tổng
công ty trong năm cho các dự án còn gặp nhiều khó khăn; một số dự án dự kiến
bố trí vốn JICA lits C; KFW2 gặp khó khăn không phù hợp với tiến độ thực
hiện, vướng các thủ tục gia hạn giải ngân theo quy định của Chính Phủ và các
nhà tài trợ.
- Thoả thuận vị trí, hướng tuyến; Thủ tục xin cấp phép xây dựng, cấp
phép quy hoạch: Gặp nhiều khó khăn vướng mắc và thời gian thực hiện thường
bị kéo dài và phải được sự chấp thuận của nhiều cơ quan chức năng khác nhau
do thủ tục qua nhiều giai đoạn và các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh đó ảnh
hưởng của dịch Covid-19 công tác thỏa thuận bị gián đoạn do giãn cách xã hội,
mặt khác hướng tuyến thường bị thay đổi so với thoả thuận ban đầu: Nhiều quy
hoạch, công trình cơ sở hạ tầng khác của địa phương xuất hiện ngay sau khi có
thỏa thuận, các quy hoạch này lại thường hay hiệu chỉnh, bổ sung, nhiều khu vực
còn chưa có quy hoạch ổn định dẫn tới phải điều chỉnh tuyến đường dây để phù
hợp với quy hoạch mới và thực tế của địa phương. Định hướng trong quy hoạch
điện đã có khi thực hiện phải xin ý kiến cộng đồng dân cư và thỏa thuận với các
cấp chính quyền điạ phương vị trí chính thức, trong quá trình xin ý kiến cộng
đồng dân cư thời gian thường kéo dài do cộng đồng dân cư có nhiều ý kiến yêu
cầu thay đổi. Một số dự án phải điều chỉnh thiết kế vị trí trạm và thực hiện thỏa
thuận lại các bước chuẩn bị đầu tư như đo vẽ, chỉ giới đường đỏ, Tổng mặt bằng
với các Sở Ban ngành như các dự án: TBA 220/110kV Hòa Lạc và xuất tuyến
220kV, Xây dựng mới trạm biến áp Phù Đổng và nhánh rẽ,...
- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng: Gặp nhiều khó khăn nhất trong
quá trình thực hiện dẫn đến quá trình thực hiện bị kéo dài chủ yếu do: Đất dự án
nhiều lần thay đổi quy hoạch dẫn đến việc xác định nguồn gốc đất gặp nhiều khó
khăn và kéo dài, Cơ chế đền bù, bồi thường hỗ trợ chưa phù hợp, chưa thỏa
đáng. Ranh giới thu hồi đất của nhiều dự án chồng lấn dẫn đến việc bàn giao
mốc giới để thực hiện bồi thường, GPMB mất nhiều thời gian. Thủ tục giao đất
các dự án được quy hoạch của tổ chức, doanh nghiệp giao trước còn nhiều bất
cập. Tiêu biểu là các dự án: TBA 110kV công viên Thủ Lệ, Xây dựng mới TBA
110kV Nam An Khánh,…
- Do ảnh hưởng của dịch Covid 19: Do ảnh hưởng nghiêm trọng từ tình
hình dịch bệnh Covid-19 nên công tác thực hiện các công trình gặp nhiều khó
khăn. Do ảnh hưởng của dịch covid-19, yêu cầu hạn chế đi lại trong thời gian
giãn cách nên công tác khảo sát, thỏa thuận với các sở ban ngành, địa phương về
vị trí trạm biến áp và hướng tuyến gặp khó khăn, ảnh hưởng tiến độ của một số
dự án trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán;
không tổ chức họp giải quyết công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Và do giãn
cách xã hội nên công tác thi công hoàn thành các dự án bị kéo dài so với kế
hoạch như các dự án khai thác tải Dương Nội, Hồ Yên Sở,… Đối với các dự án
110kV Bắc Thành Công, Hồ Yên Sở, do phần lớn các vật tư thiết bị nhập khẩu
phải nhập khẩu từ nước ngoài nên tiến độ dự án bị chậm trễ vì nhà thầu không
thể tổ chức nghiệm thu được theo quy trình thông thường, phải tổ chức trực
tuyến. Và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên các hãng sản xuất rất khó
khăn trong việc cử chuyên gia sang giám sắt lắp đặt tại Hà Nội, các chuyên gia
nhập cảnh phải tuân thủ các quy định phòng chống dịch của địa phương nên
càng làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Ngoài ra, phía nhà sản xuất nước ngoài
cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên bị chậm trong khâu nhập khẩu nguyên vật
liệu dẫn tới chậm tiến độ (gói thầu cung cấp cáp trung thế dự án Khai thác tải
trung thế TBA 110kV Công viên Thủ Lệ)…

- Việc bố trí lịch cắt điện còn gặp nhiều khó khăn do đặc thù phụ tải điện của
Thủ đô, yêu cầu về thời gian cắt điện ngắn. Vì vậy, thời gian để lập, kiểm tra và
lựa chọn phương án cắt điện phục vụ thi công thường kéo dài do giảm thiểu thời
gian cắt điện phục vụ thi công và thời gian mất điện của nhân dân trong khi vẫn
đảm bảo khối lượng thi công dẫn đến công tác đăng ký cắt điện để thi công gặp
rất nhiều khó khăn.
 Nguyên nhân chủ quan:
- Trình độ nghiệp vụ của CBNV chưa hoàn toàn theo kịp nhu cầu công việc
chưa theo kịp với yêu cầu của thực tế, một số cán bộ còn chưa sâu sát, thụ động
trong xử lý công việc. Ngoài ra, một bộ phận lao động trẻ chưa có ý thức tốt về
việc tự học tập, học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng công việc…
dẫn đến không có đủ kinh nghiệm thực tế trong công tác, sắp xếp công việc còn
chưa khoa học dẫn đến còn lúng túng trong xử lý công việc, nghiệp vụ phục vụ
công việc còn hạn chế.
- Tổ chức phối hợp giải quyết các vấn đề, công việc phát sinh chưa đồng
bộ, kịp thời đáp ứng được tiên độ thực tế yêu cầu công việc. Công tác quản lý,
theo dõi, đôn đốc và giám sát các đơn vị tư vấn thiết kế, thi công xây lắp và phối
hợp giữa các đơn vị còn chưa chặt chẽ, kiểm soát tiến độ - chất lượng còn có
những hạn chế, sai sót cần nghiêm túc nhìn nhận.
- Công tác triển khai thủ tục bồi thường – giải phóng mặt bằng:
 Công tác thu hồi đất khi thực hiện tại mỗi địa phương chỉ đạo về trình tự
thủ tục khác nhau, thu hồi đất phải trình qua rất nhiều bộ phận xét duyệt và thẩm
định nên thời gian bị kéo dài.
 Công tác thu hồi đất xen kẹt chéo méo mất khả năng canh tác cũng gặp rất
nhiều khó khăn.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2020
1. Phương hướng hoạt động năm 2022
Sang năm 2022, Ban QLDA sẽ tập trung chú trọng hoàn thành kế hoạch
ĐTXD năm 2022 Tổng Công ty giao. Với chủ trương tích cực huy động và sử
dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Tập trung nguồn lực cho dự án cấp thiết, đẩy
nhanh các công trình trọng điểm và thực hiện quyết liệt công tác giải phóng mặt
bằng đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ các công trình được giao.
Tiếp tục đôn đốc các công tác đền bù - GPMB, xin cấp đất và thỏa thuận vị
trí xây dựng trạm, tuyến ĐZ; giải phóng mặt bằng và khởi công xây dựng các dự
án:
Tập trung công tác Chuẩn bị đầu tư: Thực hiện thỏa thuận vị trí hưóng
tuyến các TBA và ĐZ 110kV, trình phê duyệt BCNCKT các dự án: Xây dựng
mới trạm biến áp 220/110kV Hòa Lạc và phần nối cấp 110/22kV, Xây dựng mới
TBA 110kV Hà Đông 2 và nhánh rẽ, Xây dựng mới TBA 110kV Đan Phượng
và nhánh rẽ, Các dự án cải tạo đường dây 110kV của tuyến Xuân Mai- Sơn Tây,
Hà Đông- Vân Đình; Xây dựng đường dây 110kV mạch kép và cải tạo trạm
110kV E1.17 Bắc Thăng Long để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, Cải tạo,
mở rộng thanh cái phía 110kV Trạm biến áp 110kV Gia Lâm 2, Xây dựng mới
TBA 110kV Thanh Hà và nhánh rẽ và Xây dựng mới TBA 110kV Hoài Đức và
nhánh rẽ,… Phê duyệt TKKT/TKBVTC các dự án: Cải tạo, mở rộng thanh cái
phía 110kV Trạm biến áp 110kV Gia Lâm 2; Trạm biến áp 110kV Đông Dư
(Tây Nam Gia Lâm) và nhánh rẽ; Xây dựng tuyến đường dây 110kV từ TBA
500/220kV Tây Hà Nội (Quốc Oai) đấu nối vào đường dây 110kV Bắc An
Khánh- Nam An Khánh,…
Phấn đấu khởi công và đóng điện các công trình đúng tiến độ giao:
- Khởi công các công trình: Xây dựng mới trạm 220/110kV Đại Mỗ và
nhánh rẽ, Xây dựng tuyến đường dây 110kV từ TBA 500/220kV Tây Hà Nội
(Quốc Oai) đấu nối vào đường dây 110kV Bắc An Khánh- Nam An Khánh,
Trạm biến áp 110kV Đông Dư (Tây Nam Gia Lâm) và nhánh rẽ, Các dự án cải
tạo đường dây 110kV của tuyến Xuân Mai- Sơn Tây, Vân Đình- Tía, Hạ ngầm
Thành Công- Giám, Xây dựng mới các xuất tuyến 110kV từ trạm biến áp
220/110kV Văn Điển, Lắp bổ sung T3 TBA 110kV E1.25 Mỹ Đình,…
- Tập trung quyết liệt hoàn thành đóng điện các dự án: Trạm biến áp 110kV
Minh Khai và nhánh rẽ (phần cáp ngầm), Trạm biến áp 110kV Công Viên Thủ
Lệ, Trạm biến áp 110kV Trâu Quỳ và nhánh rẽ, Xây dựng mới trạm biến áp
110kV CNC2 và nhánh rẽ, Trạm biến áp 110kV Phú Lương & nhánh đường dây
cấp điện cho trạm, Lắp bổ sung MBA T3 trạm 110kV Công viên Thủ Lệ,…
- Thực hiện công tác thanh quyết toán, quyết toán vốn - tăng tài sản của
công trình đúng tiến độ yêu cầu.
- Tiếp tục thực hiện tối ưu hóa chi phí và tăng năng suất lao động năm
2022. Đẩy mạnh, tăng cường công tác tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa chi phí và
tăng năng suất lao động: tiết kiệm 5% chi phí Ban (không bao gồm lương và các
khoản trích theo lương).
- Chấp hành nghiêm pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí. Tăng cường công tác kiểm tra chấp hành chính sách, pháp
luật của Nhà nước. Thực hiện tốt dân chủ cơ sở.
2. Các giải pháp thực hiện
Để tăng cường khả năng, năng lực cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc ngày
càng cao, Ban tiếp tục thực hiện kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản
lý, thường xuyên cử các cán bộ tham gia các lớp học tập huấn, mở các lớp đào
tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ trong ban phù hợp với chức
năng công việc đảm nhận.
Quy định cụ thể trách nhiệm từng cá nhân gắn với các chỉ tiêu đánh giá
mức độ hoàn thành công việc và trách nhiệm khi để xảy ra sai sót. Xem xét kỹ
sự ảnh hưởng của tất cả các công tác liên quan khi kiểm soát, quản lý tiến độ,
chất lượng của công trình đầu tư xây dựng.
Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các bộ phận, cá nhân có liên quan và các nhà
thầu tuân thủ nghiêm túc các quy định của hợp đồng về tiến độ, chất lượng dự
án, hạn chế tối đa các rủi ro làm kéo dài dự án sang năm tiếp theo; sớm hoàn
thiện hồ sơ tạm ứng, thanh toán để trình Tổng công ty kiểm tra, giải ngân, thanh
toán cho dự án.
Thực hiện cập nhật thông tin dự án lên các phần mềm dung chung của Tập
đoàn, của Tổng công ty để đảm bảo các thông tin, số liệu luôn đầy đủ, phản ánh
trung thực tình hình thực tế của dự án; đảm bảo Lãnh đạo Tổng công ty, lãnh
đạo đơn vị luôn nắm bắt được diễn biến, các khó khăn vướng mắc trong quá
trình thực hiện để có các chỉ đạo tháo gỡ kịp thời.
Tiếp tục phát huy những kinh nghiệm đã đạt được, nâng cao ý thức trách
nhiệm trong việc triển khai thực hiện dự án để phấn đấu thực hiện hoàn thành kế
hoạch ĐTXD của Tổng Công ty giao. Trong đó sẽ chú trọng các công việc sau:
Công tác chuẩn bị đầu tư
- Tiếp tục tăng cường bám sát, tranh thủ sự tạo điều kiện và hợp tác của các
cơ quan, ban ngành, các cấp chính quyền Thành phố để thúc đẩy việc thoả thuận
địa điểm, thoả thuận tuyến, xin cấp đất để rút ngắn thời gian thực hiện, làm tiền
đề cho thực hiện các công tác tiếp theo của các dự án.
- Tăng cường công tác kiểm tra và đề xuất lựa chọn đơn vị tư vấn đủ năng
lực thực hiện. Tiến hành đánh giá chất lượng của các đơn vị tư vấn hàng năm
để lựa chọn ra được những đơn vị tư vấn có năng lực tốt thực hiện dự án. Kiên
quyết đánh giá và đề xuất với Tổng công ty đơn vị tư vấn có năng lực yếu kém
để không cho tiếp tục tham gia công tác tư vấn các công trình. Tăng cường
công tác kiểm soát nguồn lực, nhân lực tư vấn đảm bảo từ khâu tư vấn lập
BCNCKT/TKKT/TKBVTC- DT phù hợp với nhiệm vụ thiết kế, đảm bảo tính
khả thi của dự án, giảm thiểu tối đa các hạng mục công việc bổ sung, phát sinh
trong quá trình thi công xây dựng.
- Tăng cường rà soát hồ sơ, kịp thời phát hiện những bất hợp lý, thiếu sót
trong hồ sơ dự án, rút ngắn thời gian thẩm định và phê duyệt, hạn chế những
phát sinh trong quá trình thực hiện, tranh thủ sự tạo điều kiện, giúp đỡ của các
cơ quan. Phối hợp chặt chẽ đến từng cán bộ thẩm định của Bộ Công thương, Sở
Công thương, Ban Quản lý Đầu tư, đồng thời kết nối phối hợp giữa đơn vị tư
vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra để thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định, mau
chóng có kết quả thẩm tra để trình chủ đầu tư phê duyệt dự án.
- Tăng cường quản lý trong công tác Quản lý hợp đồng tư vấn: Xem xét
kỹ các điều khoản chi tiết ràng buộc về chất lượng hồ sơ thiết kế, bố trí đủ nhân
lực có năng lực, kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là công tác khảo sát.
- Ngay từ khi thỏa thuận địa điểm hướng tuyến công trình, phối hợp chặt
chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng của Thành phố tổ
chức công khai dự án theo đó chú trọng đến công khai quy hoạch cũng như
phương án thực hiện dự án, tuyên truyền vận động nhân dân để người dân thấu
hiểu về mục tiêu và lợi ích của dự án đối với xã hội khi đi vào hoạt động nhằm
tránh sự không đồng thuận khi triển khai giai đoạn thực hiện đầu tư.
- Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ làm quản lý dự án, phân công bố
trí nhân lực hợp lý với khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc nhằm nâng
cao hiệu quả trong công việc.
Công tác thực hiện đầu tư
- Công tác xét thầu các gói thầu: Tăng cường trách nhiệm đối với các
thành viên trong tổ chuyên gia xét thầu để thúc đẩy tiến độ xét thầu các gói thầu.
Không để xảy ra tình trạng chậm trễ, vi phạm thời gian theo quy định của pháp
luật về đấu thầu. Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự, trong đó có trình độ ngoại
ngữ để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu khi triển khai mua sắm theo Hiệp định
EVFTA theo lộ trình. Áp dụng công nghệ thông tin đồng thời nâng cấp cơ sở vật
chất phù hợp với hình thức đấu thầu qua mạng.
- Công tác đền bù, GPMB
+ Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, chính quyền địa phương
và các sở ban ngành có liên quan để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc trong xin
thỏa thuận, đào hè đường, giao đất đền bù-giải phóng mặt bằng.
+ Chủ động nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật và thực hiện các quy định mới
của Nhà nước trong công tác giải phóng mặt bằng. Trong quá trình triển khai sẽ
lập kế hoạch, đề xuất và dự kiến trước các tình huống khó khăn, vướng mắc để
kịp thời báo cáo cấp trên chỉ đạo, giải quyết.
- Công tác quản lý thi công:
+ Lựa chọn đơn vị thi công đủ năng lực, kinh nghiệm và khả năng tài chính
đảm bảo để thực hiện thi công công trình. Trong quá trình đánh giá hồ sơ thầu
lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ chặt chẽ, chi tiết để đảm bảo có thể lựa chọn
được đơn vị thi công đáp ứng yêu cầu tiêu chí của hồ sơ, phù hợp với tính chất
của công trình. Đề xuất Tổng Công ty để xem xét, loại những nhà thầu không
đáp ứng yêu cầu.
+ Thực hiện các công cụ như Camera, phần mềm Zalo để tăng cường giám
sát thường xuyên công trường, theo dõi thông tin để kịp thời đôn đốc và giải
quyết các vướng mắc khi có phát sinh tại công trường. Thực hiện triển khai Nhật
ký thi công điện lực theo đúng quy định của Tổng Công ty đối với tất cả các
công trình.
+ Trong quá trình triển khai dự án thường xuyên phối hợp với EVNNPT để
tiến độ thực hiện các dự án 110kV đồng bộ với các dự án 220kV do EVNNPT
thực hiện đầu tư, đảm bảo kịp thời cung cấp điện cho các phụ tải đáp ứng yêu
cầu tiến độ đề ra.
+ Tăng cường công tác quản lý thi công, quản lý chất lượng công trình đôn
đốc nhà thầu thực hiện đúng tiến độ, ...). Phối hợp với đơn vị tư vấn giám sát đầy
đủ năng lực phối hợp tốt với chủ đầu tư trong công tác kiểm soát chất lượng và
thủ tục đầu tư công trình. Ràng buộc trách nhiệm của tư vấn giám sát trong công
tác thống nhất số liệu với đơn vị kiểm toán.
+ Đối với các phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư: tổ chức kịp thời
phê duyệt điều chỉnh các khối lượng phát sinh ngày trong quá trình thực hiện,
đôn đốc nhà thầu thi công, nhà thầu thiết kế phối hợp chủ đầu tư trong công tác
phê duyệt phát sinh và thực hiện các thủ tục điều chỉnh để đẩy nhanh công tác
quyết toán vốn của dự án.
+ Thực hiện nghiêm túc nội dung hợp đồng đã ký kết với Nhà thầu (về tổ
chức nghiệm thu, thanh toán giai đoạn và quyết toán công trình).
- Trong công tác tài chính-Kế toán:
Nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường hơn nữa trong việc rà soát hoàn
thiện hồ sơ thanh toán, bám sát, đôn đốc nội bộ và các đơn vị liên quan như:
Ngân hàng, các tổ chức tín dụng đối với công tác giải ngân thanh quyết toán cho
các nhà thầu, từ đó có cơ sở đôn đốc các nhà thầu thực hiện đúng tiến độ yêu cầu
và có cơ sở để đánh giá tiến độ, chất lượng thực hiện của nhà thầu.
Có kế hoạch cụ thể trong công tác quyết toán vốn ĐTXD các công trình,
tổ chức giao ban tháng để kiểm điểm, đôn đốc công tác quyết toán. Công tác bàn
giao, và tăng tài sản. Đẩy nhanh công tác thanh và quyết toán công trình.
- Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đơn vị quản lý dự án.
+ Bố trí cán bộ theo dõi công tác đủ năng lực, đúng với chuyên môn nghiệp
vụ đã được đào tạo để theo dõi và quản lý dự án.
+ Tiếp tục tổ chức các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ (Quản lý dự án, quản lý
đấu thầu, giám sát thi công…); cử cán bộ tham gia tập huấn để thấu hiểu và áp
dụng vào thực tiễn những vấn đề điều chỉnh trong hoạt động quản lý dự án đầu
tư. Góp phần nâng cao chất lượng công việc và sự nghiêm túc trong triển khai
thực hiện.
+ Phối hợp với các Ban tham mưu và các đơn vị trong Tổng Công ty chặt
chẽ. Bám sát và tranh thủ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền và các cơ
quan ban ngành có liên quan trong triển khai thực hiện.
+ Đảm bảo các nguồn lực cần thiết (trang thiết bị, phương tiện) để phục vụ
công tác quản lý đảm bảo kịp thời, tiến độ, hiệu quả trong quá trình thực hiện.
- Thực hiện chương trình số hóa: Ban dự kiến sẽ thực hiện:
+ Xây dựng máy chủ cơ sở dữ liệu để chia sẻ tài nguyên, thông tin dự án
nội bộ, tiện cho việc kiểm soát, cập nhật tình hình thực hiện dự án
+ Nghiên cứu và xây dựng một số biểu mẫu mới để cập nhật và giám sát
tình hình thực hiện chi tiết của từng khâu trong quá trình thực hiện dự án của các
công trình.
IV. KIẾN NGHỊ
Để phát huy các thành tính đã đạt được, khắc phục và giảm thiểu những
khó khăn vướng mắc, tăng cường thúc đẩy đạt hiệu quả cao trong công tác
QLDA đầu tư xây dựng các công trình, đảm bảo đưa các dự án thực hiện đúng
tiến độ và đảm bảo chất lượng, Ban QLDA kiến nghị Tổng Công ty và các đơn
vị như sau:
- Kiến nghị Tổng Công ty có ý kiến báo cáo và tổ chức làm việc với các Sở
ngành, TP Hà Nội, khi phê duyệt quy hoạch các khu đô thị và các khu công nghiệp
tập trung, hoặc khi thỏa thuận cấp điện. Đề nghị các chủ đầu tư dự phòng quỹ đất
cho việc xây dựng các trạm biến áp và đường dây cấp điện cho khu vực để thuận
lợi cho công tác thỏa thuận và đền bù giải phóng mặt bằng, hạn chế khả năng sử
dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn lưới điện.
- Vấn đề giải phóng mặt bằng: Kiến nghị Tổng Công ty có ý kiến báo cáo
các Sở ban ngành (đặc biệt là Ban Chỉ đạo Phát triển Điện lực Thành phố) tiếp
tục quan tâm, chỉ đạo chính quyền các địa phương và các đơn vị liên quan giúp
đỡ để đơn vị sớm nhận được mặt bằng để phục vụ thi công các dự án.
- Đề nghị Tổng công ty tiếp tục giao thêm nhiệm vụ quản lý dự án cho
Ban để có cơ sở tạo nguồn chi phí QLDA, đồng thời xây dựng cơ chế và hướng
dẫn thực hiện công tác tư vấn giám sát chéo trong nội bộ Tổng công ty để tạo
nguồn chi phí hoạt động. Xem xét hỗ trợ một số chi phí phục vụ hoạt động của
Ban QLDA trong thời gian tới.
- Thực hiện chủ đề của Tổng công ty là “Chuyển đổi số trong Tổng
Công ty điện lực TP Hà Nội”, Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội kính đề nghị
Tổng công ty xem xét và hỗ trợ Ban trong việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, trang thiết bị về công nghệ thông tin để phục vụ công tác số hóa, chuyển
đổi số trong lĩnh vực ĐTXD được hiệu quả và chất lượng.
Trân trọng./.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC


- Như trên;
- Lưu : VT, KHVT.

Nguyễn Đăng Phong

You might also like