You are on page 1of 13

1.

Cách làm dầu dừa thủ công cực nhanh tại nhà

Dầu dừa thủ công - dầu dừa truyền thống hay còn được nhiều người gọi là dầu dừa nóng là
dầu dừa làm ra theo cách chưng cất nhiệt. Đây là phương pháp làm dầu dừa đơn giản, tiết
kiệm chi phí nên chị em có thể dễ dàng thực hiện ngay.

Chuẩn bị nguyên liệu làm dầu dừa thủ công

 Dừa khô
 Nước sôi
 Máy xay sinh tố
 Hũ đựng dầu dừa
 Nồi nấu nước cốt
 Đồ lọc nước cốt dừa

Cách làm dầu dừa thủ công đơn giản

Bước 1: Xay cơm dừa với nước sôi

 Đầu tiên, bổ đôi quả dừa sau đó nạo lấy phần cùi dừa và bào nhuyễn thành những sợi
nhỏ vụn (cơm dừa).

Bào nhuyễn cơm dừa

 Tiếp đến, bạn cho phần cơm dừa vào máy xay, xay nhuyễn với nước nóng.
Xay nhuyễn cơm dừa

Bước 2: Lọc lấy nước cốt dừa

 Bạn dùng một tấm vải thưa trải căng lên một cái tô, đổ hỗn hợp đã xay nhuyễn lên
tấm vải để dầu dừa nhỏ vào tô.
 Vắt mạnh bằng tay để lấy được tất cả nước cốt.

Lọc lấy phần nước cốt dừa


Bước 3: Thắng nước cốt dừa

 Bắc nồi nước lên bếp, đổ nước cốt vào nồi và nấu với lửa nhỏ.

Cách thắng dầu dừa tại nhà

 Khuấy đều tay đến khi dung dịch sôi và bắt đầu bay hơi.
 Khi lớp cặn ngả màu nâu và dầu dừa trở nên trong suốt là được.

Cách thắng dầu dừa nguyên chất

 Thời gian đun sôi nước cốt cho đến khi dầu dừa trong lại có thể mất khoảng 1 giờ với
2 trái dừa. Bạn hãy kiên nhẫn và khuấy liên tục để nước cốt không bị khét nhé!

Bước 4: Cách lọc dầu dừa


 Cuối cùng, sau khi phần cơm dừa ngả toàn bộ sang màu nâu sẫm bạn có thể lọc dần
dầu dừa ra tô.
 Đợi dầu dừa nguội hẳn, bạn cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín, bảo quản ở nơi khô
thoáng để dưỡng tóc, dưỡng mi, dưỡng da vô cùng hiệu quả.

Thành phẩm dầu dừa dưỡng tóc được làm từ phương pháp nóng tại nhà

Ngoài ra, với cách nấu dầu dừa bằng phương phóng nóng này thì bạn có thể dùng nồi cơm
điện để nấu. Tuy nhiên không nên đậy nắp nồi cơm điện trong quá trình nấu để tránh nước cốt
dừa bị trào, dùng thìa đảo đều để nước cốt dừa không bị đọng lại dưới đáy nếu không sẽ gây
ra tình trạng khê hoặc cháy.

>> Xem thêm: Tự nấu dầu dừa bằng nồi cơm điện siêu nhanh và nhàn

2. Cách làm dầu dừa lạnh tại nhà

Dầu dừa lạnh khác gì dầu dừa thủ công

Trên thực tế, các bước làm dầu dừa thủ công (dầu dừa nóng) và dầu dừa lạnh là gần như
giống nhau. Sự khác nhau ở đây nằm ở công đoạn tách nước bằng nhiệt độ cao hay tách nước
bằng nhiệt độ thấp trong quá trình sản xuất dầu dừa.

Chuẩn bị nguyên liệu làm dầu dừa lạnh

 Dừa (chọn quả già, vỏ nâu)


 Dao chặt dừa
 Máy xay sinh tố
 Hũ đựng dầu dừa
 Đồ nạo cơm và lọc nước cốt dừa

Cách làm dầu dừa lạnh được nhiều


Cách nấu dầu dừa ép lạnh sẽ có giá trị dinh dưỡng cao hơn, chống lại quá trình oxy hóa mà lại
vô cùng đơn giản, bạn có thể tự làm dầu dừa để dưỡng tóc, dưỡng mi, làm đẹp da chỉ bằng
những bước cực đơn giản dưới đây:

Cách làm dầu dừa ép lạnh tại nhà vô cùng đơn giản

>> Xem thêm: Cách sử dụng dầu dừa cho tóc mọc nhanh, dài, dày và đẹp

Bước 1: Lấy cơm dừa

 Bổ đôi quả dừa, sau đó dùng đồ nạo dừa để nạo lấy cơm dừa.
 Nếu không có đồ nạo thì dùng dao hoặc muỗng cứng thay thế và cắt thịt cơm dừa
thành các miếng nhỏ nhé.

Lấy cơm dừa

Bước 2. Xay và lọc lấy nước cốt dừa


 Cho cơm dừa vào máy xay, thêm một ít nước và xay ở chế độ trung bình cho đến khi
tạo được hỗn hợp sệt và nhuyễn mịn.

Xay nhuyễn cơm dừa

 Lấy khăn vải lọc lấy phần nước cốt dừa và bỏ đi phần bã dừa. Bạn nhớ vắt mạnh tay
để không bỏ sót nước cốt.

Vắt lấy nước cốt dừa

Bước 3: Đợi lắng và thu dầu dừa nguyên chất

 Cho toàn bộ nước cốt dừa đã ép vào hũ thủy tinh đậy kín và để ở nơi khô ráo trong
vòng 1 ngày.
 Khi hỗn hợp lắng lại, nước cốt dừa sẽ tạo thành 2 tầng, phần váng đông màu vàng
phía trên và dầu dừa nguyên chất phía dưới.
Cho nước cốt dừa vào hũ thủy tinh và để trong 24h

Bước 4: Cho dầu dừa vào lọ thủy tinh bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh

 Tiếp tục cho hũ nước cốt dừa vào tủ lạnh khoảng 2-3 giờ, lớp trắng đục tự động đông
lại.
 Bạn chỉ cần hớt phần váng bỏ đi là đã hoàn thành cách làm dầu dừa tại nhà và thu
được sản phẩm dầu dừa vừa an toàn vừa chất lượng rồi.

Thành phẩm dầu dừa nguyên chất được làm từ phương pháp lạnh

Nên làm dầu dừa thủ công hay dầu dừa lạnh

Dầu dừa thủ công tuy dễ làm hơn dầu dừa lạnh nhưng nhiều người thường khuyên nên làm
dầu dừa lạnh hơn dầu dừa thủ công. Vậy nguyên nhân là do đâu? Dầu dừa thủ công hay dầu
dừa lạnh tốt hơn?

- Dầu dừa lạnh thu được dầu dừa nguyên chất, giữ được lượng dưỡng chất cao hơn dầu dừa
truyền thống.
- Dầu dừa ép lạnh có màu trắng trong và mùi thơm nhẹ chứ không có màu vàng, mùi nồng
và hắc như dầu dừa ép nóng.

- Thời gian sử dụng của dầu dừa lạnh lâu hơn hẳn dầu dừa thủ công thủ công. Dầu dừa
nóng xử lý nhiệt làm cho các axit bé bị oxy hóa, làm dầu có mùi lạ và tuổi thọ của dầu giảm.

>> Xem thêm: Những lưu ý khi dụng dầu dừa dưỡng mi - Bật mí cách để có hàng mi
cong dày

3. Cách bảo quản dầu dừa tự làm được lâu không bị hỏng

Bạn có thể kéo dài thời hạn sử dụng của dầu dừa nếu bảo quản đúng cách. Dưới đây là 3 cách
bảo quản dầu dừa được nhiều người tin dùng:

- Trong lọ kín: Bạn nhớ luôn đậy kín lọ dầu dừa sau khi bạn sử dụng xong để tránh không
khí và các chất gây ô nhiễm bên ngoài làm dầu dừa nhanh hỏng.

- Bảo quản trong tủ lạnh: Cách này giúp kéo dài thời gian sử dụng của dầu dừa lên đến 1-2
năm hoặc hơn. Nhiệt độ dưới 23 độ C là điều kiện lí tưởng để bảo quản dầu dừa. Dầu dừa sẽ
đông đặc lại nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng.

- Bảo quản ở nơi tối: Nếu bạn bảo quản dầu dừa ở nhiệt độ phòng, hãy để ở nơi tối như tủ
hoặc tủ đựng thức ăn và tránh ánh nắng trực tiếp. Ở nhiệt độ bình thường dầu dừa có thể sử
dụng được khoảng 6 tháng.

Cách bảo quản dầu dừa tự làm được lâu không bị hỏng

4. Cách nhận biết dầu dừa bị hư hỏng

Những dấu hiệu hư hỏng sau đây có thể cho biết dầu dừa nhà làm có bị hỏng hay không:
- Đổi màu: Cách làm dầu dừa tại nhà sẽ cho thành phẩm có màu trắng nhạt. Nếu dầu dừa của
bạn bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá cây; có bất kỳ đốm dầu sẫm màu nào; hoặc
có dấu hiệu bị mốc bạn đừng sử dụng nhé!

- Mùi hương: Dầu dừa có mùi thơm dễ chịu tự nhiên của dừa, hoặc mùi hương trung tính.
Dầu dừa ôi thiu sẽ có mùi chua hoặc đắng.

- Kết cấu: Dầu dừa sẽ ở dạng lỏng hoặc dạng đặc, tùy thuộc vào cách làm dầu dừa của bạn và
cách bạn bảo quản (ở nhiệt độ phòng hay trong tủ lạnh). Tuy nhiên, nếu kết cấu của dầu trở
nên đặc quánh, với kết cấu không nhất quán, giống như kem đông đặc.

Cách làm dầu dừa rất đơn giản đúng không nào, các bạn hoàn toàn có thể tự làm dầu dừa để
làm đẹp da, dưỡng da, dưỡng môi, làm dài lông mi, làm mọc tóc, trị rạn da bằng dầu dừa cho
bà bầu. Hi vọng với những thông tin mà Team PasGo chia sẻ bạn có thể làm được dầu dừa an
toàn cho gia đình mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Công dụng “tuyệt vời” của son dưỡng môi từ dầu
dừa
Trước hết phải khẳng định rằng dầu dừa chính là một thần dược làm đẹp tự nhiên.
Trong tinh dầu dừa nguyên chất có chứa rất nhiều vitamin E dạng tocotrienol. Thành
phần này có rất nhiều tác dụng tốt như:

 Dưỡng môi mịn màng


 Điều trị tình trạng thâm môi
 Cấp ẩm, giúp làn môi không bị khô, nứt nẻ, bong tróc da
 Đảm bảo đôi môi luôn căng mọng, quyến rũ

Ngoài ra, dầu dừa còn có những công dụng khác như:

 Nuôi dưỡng mi dài và dày hơn


 Trị rạn da hiệu quả, đặc biệt với bà bầu
 Trị nứt gót chân, giúp làm mềm da
 Hỗ trợ và điều trị gàu rất hiệu quả

Cách làm son dưỡng môi từ dầu dừa siêu đơn giản
Cách làm son môi bằng dầu dừa và sáp ong
Rất nhiều người lựa chọn cách làm son dưỡng môi từ dầu dừa và sáp ong vì nó đơn
giản, dễ thực hiện mà lại có tác dụng dưỡng ẩm và trị thâm môi cực kỳ hiệu quả.

Tiếp theo sẽ là cách làm son môi handmade với dầu dừa cùng sáp ong.

Chuẩn bị nguyên liệu:

 1 muỗng canh sáp ong


 1 muỗng cà phê dầu dừa
 2 viên vitamin E
 1 hộp nhỏ chứa son.
Cách thực hiện:

 Bước 1: Trộn sáp ong và dầu dừa trong bát, cho vào lò vi sóng để hỗn hợp tan
chảy hết.
 Bước 2: Tiếp tục cho vitamin E vào hỗn hợp, trộn đều.
 Bước 3: Cho vào hộp chứa son, để hỗn hợp khô và tạo thành khối là có thể sử
dụng.

Làm son dầu dừa và sáp ong


Mách bạn cách bảo quản son môi từ dầu dừa
Ngoài cách làm son dưỡng môi bằng dầu dừa như thế nào thì rất nhiều người còn
quan tâm tới các bảo quản son ra sao

Để son làm từ dầu dừa có thể sử dụng được lâu, đảm bảo hiệu quả thì các bạn cần biết
bảo quản chúng đúng cách.

Sau khi làm xong son, đổ vào trong hũ hoặc thỏi son rỗng các bạn nên chờ cho hỗn
hợp son nguội hẳn và đông lại. Tiếp theo đó là đóng nắp thỏi son hoặc hũ son thật
chặt rồi để trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu là mùa đông thì có thể để son ở bên ngoài, chỉ
cần đảm bảo nơi bảo quản sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát là được.

Có thể bạn quan tâm: cách bảo quản dầu dừa


Bảo quản son môi bằng dầu dừa đúng cách
Bên cạnh đó, để bảo quản son làm từ dầu dừa tốt nhất các bạn nên đựng chúng trong
lọ, hũ thủy tinh hoặc là lọ son rỗng. Nếu không có sẵn thì có thể đặt mua tại Phúc
Nguyên – công ty chuyên cung cấp chai, lọ, hũ đựng mỹ phẩm thủy tinh cho các công
ty vừa và nhỏ.

Tại đây các bạn có thể dễ dàng tìm được các dụng cụ làm và đựng son phù hợp nhất
với mức giá cả cực kỳ hợp lý. Đặc biệt, khi mua càng nhiều chai lọ thì Phúc Nguyên
càng có các chính sách giảm giá và ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng.

Lưu ý cần biết khi sử dụng son môi từ dầu dừa an


toàn
Để sử dụng son môi làm bằng dầu dừa an toàn, hiệu quả, bạn nên lưu ý một số điều
dưới đây:

 Để mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc điều trị thâm môi, cần sử dụng son dưỡng trong
thời gian dài.
 Sử dụng dầu dừa nguyên chất, không chứa thêm chất bảo quản hay bất kỳ một thành
phần hóa học nào để đảm bảo an toàn trong quá trình dưỡng môi.
 Khi đã thoa son dưỡng lên môi nên hạn chế dùng kèm thêm các loại kem bôi hoặc thuốc
khác.
 Sử dụng son dưỡng đều đặn mỗi ngày từ 3 đến 5 lần để son phát huy công dung tốt nhất.
 Kết hợp uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung các dưỡng chất từ bên
trong, hạn chế tình trang môi khô rát, nứt nẻ.
 Sử dụng chai lọ, thỏi son rỗng hoặc hộp đựng chất lượng để tránh tình trạng son bị ẩm
mốc hoặc hòa tan phần nhựa gây hại cho sức khỏe.

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các cách làm son môi bằng dầu dừa vừa
đơn giản, nhanh chóng lại hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm cách làm
son môi bằng củ dền, cách làm son gấc, cách làm son môi từ cà chua…để đôi môi
thêm phần rạng rỡ.
Chai Lọ Phúc Nguyên tin chắc rằng sau bài viết này các bạn đã có thể tự mình làm
được loại son môi bằng dầu dừa để giúp đôi môi luôn hồng hào, căng mọng và quyến
rũ. Để có thể cho ra những thỏi son chất lượng, bảo quản son lâu dài thì hãy sử dụng
các loại vỏ son, hũ đựng phù hợp. Đặc biệt là đối với những bạn startup kinh doanh
son môi handmade, thì việc lựa chọn chai, lọ đựng dầu dừa là vô cùng quan trọng.

Liên hệ ngay với Phúc Nguyên để chọn cho mình những mẫu chai tinh dầu, lọ đựng
dầu dừa chất lượng, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Một số câu hỏi các bạn thường quan tâm

1. Bạn có thể dùng dầu dừa cho môi không?

Sử dụng dầu dừa cho nứt nẻ môi là một quá trình tương đối đơn giản. Chỉ cần thoa
một vài giọt lên môi và dùng ngón tay chấm nhẹ nhàng cho đến khi dầu đông
lại . Bạn có thể lặp lại quá trình này trong suốt cả ngày thường xuyên nếu bạn muốn.

2. Cách làm son bóng bằng dầu dừa?

Sử dụng đường, 2 cốc sữa trứng, dầu dừa vào lò vi sóng 5 giây khuấy mạnh. Nó
không được lỏng, nếu để lò vi sóng chắc trong vài giây, dùng que đánh trứng và mỡ
khuỷu tay nhỏ để trộn đều tất cả với nhau, đánh đều cho đến khi hầu hết đường tan,
thìa bóng vào lọ trang điểm 2oz tìm thấy trên Etsy hoặc cửa hàng thủ công.

3. Dầu dừa có làm môi to hơn không?

Wilson nói: “Bạn trộn dầu dừa , ớt cayenne và quế với các phần bằng nhau — mọi
thứ đều tự nhiên. “Đặt nó lên môi của bạn , dùng một miếng vải ấm lau đi, và đôi
môi của bạn sẽ trở nên căng mọng .” Tôi đã trộn một lô tại bàn làm việc của mình —
điều này hoàn toàn có thể chấp nhận được khi bạn làm việc tại Allure —
và môi tôi trông vẫn đầy đặn hơn một giờ sau đó.

You might also like