You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN
------------***------------

BÁO CÁO

MÔN ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH


Đề tài:

1. Tìm hiểu quy trình công nghệ chiết xuất tinh dầu bơ
bằng phương pháp ép li tâm của nhà máy JIMEI VIỆT
NAM

2. Tìm hiểu máy li tâm Decanter DDF-3534 của hãng HAUS

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Thị Lan Anh

Sinh viên thực hiện: Nhóm 03 Lớp: 124684

MSSV Ho và tên
20181400 Cầm Minh Đức
20181515 Đinh Văn Hưng
20181389 Phạm Tiến Đạt
20181441 Nguyễn Văn Dương
20181347 Ninh La Văn Cảnh
Viện Điện Điều Khiển quá trình

Hà Nội, tháng 05 năm 2021

MỤC LỤC

I. Tổng quan về hệ thống chiết xuất tinh dầu bơ....................................................2


1. Trái bơ Việt Nam................................................................................................2
a) Lợi ích của trái bơ..............................................................................................2
b) Nhu cầu sử dụng tinh dầu bơ.............................................................................3
c) Đặc điểm và các thành phần cơ bản của trái bơ.................................................3
2. Một số phương pháp chiết xuất tinh dầu bơ.....................................................4
a) Chưng cất hơi nước............................................................................................4
b) Trích ly...............................................................................................................5
c) Phương pháp ép lạnh.........................................................................................6
d) Phương pháp ép li tâm.......................................................................................7
II. Quy trình sản xuất tinh dầu bơ của nhà máy JIMEI VIỆT NAM....................7
1. Tổng quan về tập đoàn thiết bị thực phẩm JIMEI VIỆT NAM.....................7
a) Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................7
b) Quy mô của tập đoàn:........................................................................................8
2. Phương pháp ép li tâm sản xuất tinh dầu bơ....................................................9
a) Quá trình sản xuất..............................................................................................9
b) Lưu đồ P&ID của quá trình sản xuất tinh dầu bơ............................................10
III. Tìm hiểu máy li tâm ngang..................................................................................14
1. Giới thiệu máy li tâm........................................................................................14
2. Các loại máy li tâm............................................................................................14
3. Máy li tâm dang nằm 3 pha Decanter DDF-3545 của hãng HAUS..............17
a) Cấu tạo, nguyên lí hoạt động...........................................................................17
b) Các thông số của nhà sản xuất.........................................................................18
c) Chi tiết cấu tạo máy.........................................................................................19
IV. Tài liệu tham khảo................................................................................................24

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 1


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 2


Viện Điện Điều Khiển quá trình

I. Tổng quan về hệ thống chiết xuất tinh dầu bơ


1. Trái bơ Việt Nam
a) Lợi ích của trái bơ
Cây Bơ có tên khoa học là Persea americana và tên tiếng Anh là
Avocado – là một loại cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta,
cây bơ được trồng rộng rãi tại các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Đăc Lăk,
Gia Lai. ĐăkLăk là nơi trồng bơ phổ biến nhất, hiện nay đã có diện tích
bơ 7000ha, sản lượng quả bơ đạt trên 300.000 tấn / năm.
Ở nước ta quả bơ thường được dùng để ăn tươi và việc bán quả tươi
mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao cho người trồng. Bơ có rất nhiều loại
và ngon nhất là bơ sáp và bơ tứ quý, chúng có giá trị dinh dưỡng rất lớn
phần lớn tập trung trong tinh dầu của chúng, mặt khác quả bơ là loại quả
có tỉ lệ dầu khá cao (15-30%). Dầu bơ cung cấp các vitamin A, E, K,
cùng với các khoáng chất kali, phốtpho, lưu huỳnh và clo, rất tốt cho da
và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim cũng như các dạng ung thư phổ biến.
Mặt khác, dầu bơ được đánh giá là một trong những loại dầu có giá trị
dinh dưỡng cao, tốt cho sức khoẻ hơn dầu hướng dương và dầu ô liu.

Hình 1.1: Hình ảnh trực quan về trái bơ

Bơ khi chín sẽ cho vị thơm dễ chịu, có vị béo và thanh, con người


thường dùng chúng để chế tạo ra nhiều món ăn, làm nước ép hay sinh tố

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 3


Viện Điện Điều Khiển quá trình

để thanh lọc cơ thể, tuy nhiên ăn bơ nhiều sẽ ngán và thời gian bảo quản
bơ chín là không lâu nên bơ dung để ăn chín là khá ít, người ta thường
thu hoạch bơ để dùng cho nhiều mục đích khác nhau.

b) Nhu cầu sử dụng tinh dầu bơ


Như đã nêu, thời gian bảo quản bơ chín là không lâu (khoản 1 tuần) do
đó muốn vận chuyển bơ đi xa để bán cho những nơi khác thì bơ phải hái
khi chưa chín (bơ non sẽ có vị chát và ít béo) điều này làm ảnh hưởng
đến chất lượng của bơ. Thị trường tiêu thụ bơ trái trong nước cũng khá
cao tuy nhiên cũng khá bất ổn định nhất là khi đang trong mùa bơ chín rộ
làm cho giá cả bơ trái bất ổn và hay bị tụt giá. Nhu cầu xuất khẩu bơ trái
ra nước ngoài như: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Nhật, Mỹ cũng khá
cao đem lại hiệu quả kinh tế vô cùng cao, tuy nhiên sự bất ổn định khi
xuất khẩu thường xuyên hay xảy ra (nhất là ở thị trường Trung Quốc)
làm cho bơ bị ứ đọng gây ra hư hại không bán được làm thiệt hại kinh tế
cũng khá cao.
Nhược điểm khi dùng bơ trái là bảo quản không được lâu, do đó một
trong những phương pháp để đem lại hiệu quả kinh tế cao từ quả bơ là
người ta đem đi chiết xuất dầu bơ để bán, hàm lượng chất dinh dưỡng
của bơ thường tập trung ở dạng nhủ dầu nên việc dùng dầu bơ thay vì
trái bơ cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe, mặt khác dầu bơ có thể bảo
quản được lâu mà không bị hư hại.
Dầu bơ là loại dầu được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam do chúng có
nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên sản xuất dầu bơ ở Việt
Nam còn hạn chế do chủ yếu là sản xuất theo phương pháp thủ công đem
lại năng xuất thấp. Việc sản xuất tinh dầu bơ với năng suất cao là một
nhu cầu khá cấp thiết để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người Việt cũng
như là một biện pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao.

c) Đặc điểm và các thành phần cơ bản của trái bơ


Tùy vào giống bơ mà bơ có những hình thù và kích thước khác nhau,
thường thì bơ có dạng như trái bầu, vỏ có màu xanh xẩm khi chín. Bơ có
3 thành phần chính là: vỏ, thịt và hạt bơ.
Trong quả bơ, thịt bơ chứa hàm lượng dầu cao nhất, trong hạt và vỏ đều
có dầu nhưng hàm lượng rất ít và vì có độc tố nên người ta thường loại
bỏ chúng. Về lí tưởng, trong 100 gam thịt bơ có: nước (73%), dầu
(15%), chất xơ (12%).

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 4


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Hình 1.2: Thành phần trái bơ

2. Một số phương pháp chiết xuất tinh dầu bơ


a) Chưng cất hơi nước
Nguyên tắc: Hơi nước thấm qua màng tế bào của bộ phận chứa tinh dầu,
làm trương và phá vỡ bộ phận này rồi kéo tinh dầu (hợp chất không tan
lẫn trong nước, dễ bay hơi) ra khỏi nguyên liệu

Hình 1.3: Sơ đồ chân cất tinh dầu

Quy trình: Người ta đun nước hóa hơi đi qua nguyên liệu chứa tinh dầu
để lôi kéo tinh dầu qua bộ phận tách nước để lấy đi hơi nước rồi đi qua
bình làm lạnh để ngưng tụ tinh dầu.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 5


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Ưu điểm: Quy trình đơn giản, thiết bị gọn, dễ chế tạo, thời gian tách
nhanh, có thể tách nhiều loại tinh dầu

Nhược điểm:
Chỉ tách được tinh dầu trong những nguồn chứa tinh dầu có hàm lượng
tương đối cao.
Hạn chế cho sản phẩm dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt (nhiệt phân, polymer
hóa…) do tinh dầu có chứa những hợp chất dễ bị tác dụng nhiệt.
Tốn nhiều nhiên liệu và nước giải nhiệt; nên cần có một số biện pháp
khắc phục.
Những tinh dầu có nhiệt độ sôi cao thường cho hiệu suất rất kém.

b) Trích ly
Trích ly là quá trình tách hoàn toàn hay một phần chất hòa tan trong hổn
hợp chất lỏng hay chất rắn đồng nhất bằng chất lỏng khác gọi là dung
môi. Được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp nhất là ngành hóa chất
và thực phẩm.
Dung môi thường dùng: Ether dầu hỏa, hexan,ethylic ether, chloroform,
dichlorometane, ethanol…

Nguyên tắc: Dung môi thấm qua màng tế bào, hòa tan tinh dầu, hiện
tượng thẩm thấu xảy ra đến khi đạt cân bằng, như vậy quá trình trích ly
là quá trình khuếch tán cấu tử của tinh dầu từ nguyên liệu vào dung môi.

Quy trình: Thể hiện rõ qua hình 1.4

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 6


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Hình 1.4: Quy trình tích ly tinh dầu bơ

Ưu điểm: Sản phẩm thu được theo phương pháp này thường có mùi
thơm tự nhiên. Hiệu suất sản phẩm thu được thường cao hơn các phương
pháp khác.

Nhược điểm:
Yêu cầu cao về thiết bị.
Thất thoát dung môi.
Quy trình tương đối phức tạp

c) Phương pháp ép lạnh


Nguyên tắc: Nguyên liệu được tách nước trước khi đi vào máy ép để ép
ra tinh dầu.

Quy trình: Nguyên liệu được đem đi xay nhuyển sau đó được đem qua
thiết bị sấy lạnh để hút hết nước, phần nguyên liệu khô sẽ đem đi ép để
lấy tinh dầu.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 7


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Ưu điểm:
Sản phẩm được xử lý với nhiệt độ thấp nhất so với tất cả phương pháp
hiện có, vì vậy mùi hương, tính chất hoàn toàn được lưu giữ.
Quy trình tương đối đơn giản.

Nhược điểm:
Hiệu suất ép chưa lấy hết lượng dầu có trong nguyên liệu.
Dầu có thể bị nhiểm tạp chất lại sau quá trình ép.

d) Phương pháp ép li tâm


Nguyên tắc: Sử dụng máy ép để ép lấy dịch của nguyên liệu, sau đó đưa
vào máy li tâm để phân tách nước, cặn và dầu riêng ra dựa trên nguyên lí
khác biệt về khối lượng riêng của các chất.

Quy trình: Phương pháp này diễn ra tương đối đơn giản nhờ hiệu quả
làm việc của máy li tâm. Dịch liệu sau khi lấy ra từ máy ép sẽ đưa vào
máy ly tâm, với lực quay lớn đã làm các thành phần có trong dịch liệu
phân tách ra, phân tử có khối lượng riêng càng lớn thì càng văng xa do
có lực quán tính lớn. Qúa trình ly tâm sẽ tách dầu, nước và cặn riêng ra
với nhau, như vậy dầu được lấy một cách khá dễ dàng mà không phải
dùng thêm bất cứ một phương pháp nào.

Ưu điểm:
Giữ được nguyên vẹn các tính chất, mùi hương tự nhiên của dầu.
Quá trình thực hiện diễn ra tương đối nhanh và đơn giản, không tốn
nhiều công đoạn.
Thích hợp cho sản xuất công nghiệp với số lượng lớn. Công nghệ này
được áp dụng khá phổ biến trong chiết xuất dầu thực vật.

Nhược điểm:
Tốn chi phí đầu tư thiết bị là mua máy ly tâm. Chỉ thích hợp trong sản
xuất công nghiệp.

II. Quy trình sản xuất tinh dầu bơ của nhà máy JIMEI VIỆT NAM
1. Tổng quan về tập đoàn thiết bị thực phẩm JIMEI VIỆT NAM
a) Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 8


Viện Điện Điều Khiển quá trình

1989 Thành lập hệ thống nghiên cứu tại Mỹ về nước giải


khát
1990 Giới thiệu hệ thống sản xuất nước tinh khiết
1929 Hệ thống sản xuất Carbonated công nghệ Germany
1995 Hệ thống sản xuất nước trái cây công nghệ Italy
1996 Hệ thống sản xuất sản phẩm sữa công nghệ France
1998 Đơn vị cung cấp, sản xuất thiết bị đi đầu
2001 Văn phòng làm việc, nhà máy được mở rộng
2002 Đạt chứng chỉ ISO/9001-2000 quản lí chất lượng
2003 Công nghệ chiết rót vô trùng công nghệ Japan
2005 Công nghệ chiết rót vô trùng công nghệ Sweden
2008 Tập đoàn Jimei được thành lập
2013 Nhà máy sản xuất của Jimei được xây dựng và thành
lập

b) Quy mô của tập đoàn:

Hình ảnh tập đoàn


Các đơn vị thành viên trong tập đoàn bao gồm:
1.SHANGHAI JIMEI FOOD MACHINERY CO.LTD
2.SHANGHAI JIMEI STAINLESS STEEL INDUSTRY CO., LTD
3.SHANGHAI JIMEI PIPELINE ENGINEERING CO., LTD
4. ZHEJIANG XUXIANG MACHINERY TECHNOLOGY CO., LTD
5. ZHEJIANG JIMEI MACHINERY TECHNOLOGY CO., LTD

JIMEI là một công ty tích hợp nghiên cứu khoa học, sản xuất, dịch vụ
lắp đặt, có các tiêu chuẩn tốt nhất về khoa học và kỹ thuật, đội ngũ nhân
viên chuyên nghiệp, Nhà máy sản xuất hệ thống: Chiết rót, CIP vệ sịnh,
PLC Control hàng loạt mỗi ngày…Đến nay, chúng tôi đã được mệnh
danh là một trong những người dẫn đầu thị trường Châu Á ngành công
nghiệp máy móc thiết bị thực phẩm tự động hóa. Dự án kỹ thuật chính
của chúng tôi bao gồm hệ thống dây chuyền đồng bộ tiệt trùng, nước ép,

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 9


Viện Điện Điều Khiển quá trình

sữa, nước giải khát sinh hóa. JIMEI đã cung cấp thiết bị cho các công ty
nổi tiếng như: Taizinai, Wahaha, Tam Lộc, Bright, Danone, Mông Ngưu,
Coca Cola, Pepsi Cola, vv.
JIMEI với sự hỗ trợ đặc lực của team nghiên cứu phát triển R&D :
Chúng tôi đã phát triển nền tảng công nghệ đạt đến cấp độ Châu Âu,
nhằm cung cấp các giải pháp trong thực phẩm và đồ uống công nghiệp
trên Thế giới. Chúng tôi đã vượt qua tiêu chuẩn ISO9001, đánh giá công
nghệ GMP quốc gia, kiểm tra của Trung tâm Kiểm tra Dược phẩm Quốc
gia, và tất cả các sản phẩm được thiết kế và sản xuất theo đúng các tiêu
chuẩn ISO, SMS, IDF, DIN, QB / T2003, 2004, 3A cũng như Tiêu chuẩn
nội bộ của chúng tôi.

2. Phương pháp ép li tâm sản xuất tinh dầu bơ


a) Quá trình sản xuất
Về cơ bản quá trình sản xuất tinh dầu bơ trãi qua 4 công đoạn chính:

Trong 4 công đoạn, công đoạn thứ 3 đóng vai trò quan trọng nhất, bởi nó
là công đoạn quyết định sự thành bại và hiệu quả sản xuất của tinh dầu
bơ. Để đảm bảo được nguồn dầu bơ thật sự tinh khiết mà vẫn giữ được
hương vị tự nhiên của chúng và lợi nhuận sản xuất đạt giá trị cao nhất,
thì yếu tố công nghệ đóng vai trò quyết định, với những phương pháp
truyền thống không đáp ứng được những yêu cầu đó, như vậy hệ thống
máy ly tâm là một trong những công nghệ rất phù hợp để có thể đáp ứng
được những yêu cầu thiết thực này, chính vì thế ta cần phải thiết lập quy
trình sản xuất để tiến hành điều khiển máy ly tâm một cách hiệu quả
nhất.

Quy trình sản xuất tinh dầu bơ bằng hệ thống máy ly tâm thể hiện rõ qua
hình 2.2

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 10


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Hình 2.2: Quy trình ép li tâm tinh dầu bơ

Hình 2.3: Dây truyền ép li tâm bơ trong công nghiệp

b) Lưu đồ P&ID của quá trình sản xuất tinh dầu bơ


Quá trình sản xuất trên được tóm gọn lại bằng sơ đồ công nghệ P&ID
như bên dưới:

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 11


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 12


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 13


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Hình 2.4: Lưu đồ P&ID công nghệ chiết xuất tinh dầu bơ

Kí hiệu Tên gọi


M Động cơ
NS Cảm biến nhiệt độ
VS Cảm biến vận tốc
RS Cảm biến rung
SV Van điện từ
PLC Bộ điều khiển PLC
P Máy bơm

Bảng chú thích về những kí hiệu có trong lưu đồ P&ID

Lưu đồ P&ID miêu tả quá trình chi tiết như sau: Nguồn cấp liệu là Bơ đã
tách hạt được vệ sinh bằng nước ở bể chứa liệu. Phần bơ nghiền được
hòa vào nước tạo thành “huyền phù” được bơm vào máy li tâm tiến hành
ép li tâm giai đoạn dầu thô. Ra khỏi máy li tâm ngang sản phẩm được
chia ra 3 hướng: Hướng thứ nhất là bã bơ chuyển vào bể chứa bã rắn, thứ
2 là dầu thô, thứ 3 là nước. Thành phần dầu thô khi ra khỏi máy li tâm
ngang tiếp tục di chuyển theo đường ống đến bể chưa dầu thô tạo quá
trình lắng, sau đó được cơ cấu bơm P3 tiếp tục bơm lên đi tới máy li tâm
đứng để tiến hành lọc tiếp dầu khô thành dầu tinh và có 3 dòng ra là bã,
nước quay lại bể chứa liệu, và dầu tinh được đưa về bể chứa dầu tinh.
Thành phần dầu tinh kém chất lượng sẽ một lần nữa được chuyển sang
bể dầu thô và tiến hành lại ép li tâm giai đoạn 2. Máy li tâm đứng cần
thêm hệ thống cơ cấu bơm tích áp để hoạt động các hoạt động xả thải với
bơm P2 cho nước đi qua máy và quay lại bể vận hành một cách tuần
hoàn. Phần bã bơ được lọc mộ lần nữa tại máy li tâm đứng và thải ra bể
chứa bã rắn. Hướng thứ 3 là nước ra từ máy li tâm ngang đi lên bể chứa
nước và quay lại bể chứa liệu. Hệ thống có 2 tổ chức cơ cấu bơm P4 và
P5 được bố trí để vệ sinh 2 máy li tâm từ bể chứa nước vệ sinh. Hai máy
li tâm được trang bị thêm các cảm biến nhiệt độ, vận tốc, rung để lấy
thông tin sao cho điều khiển quá trình được phù hợp và an toàn. Các
động cơ của 2 máy li tâm và các bơm được dùng là các động cơ xoay
chiều 3 pha.Điều khiển quá trình dùng bộ điều khiển PLC để quản lí điều

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 14


Viện Điện Điều Khiển quá trình

khiển tự động của quá trình là PLC 24V/DC/DC gửi tín hiệu điều khiển
đến các rơ-le nhiệt để nhiều khiển các cơ cấu chấp hành. Các cảm biến
nhiệt độ (NS) để kiểm tra nhiệt độ hoạt động của ổ bi thường xuyên để
tiến hành xử lí kịp thời khi ổ bi quá nhiệt cho phép bằng cách dùng cảm
biến nhiệt độ; cảm biến vận tốc (VS) để tốc để đo vận tốc của trục quay
máy ly tâm để biết sai số thục tế của quá trình điều khiển, tiến tới việc
điều chỉnh tốc độ quay phù hợp cho máy. Cảm biến rung: Các máy ly
tâm khi hoạt động đều gây ra tiếng ồn lớn vì chúng quay rất nhanh, do
đó phát sinh rung động lớn. Mỗi máy ly tâm đều có giới hạn về độ rung
động, nếu độ rung động vượt quá giới hạn, tuổi thọ của máy sẽ giảm và
có thể gây hư hại các bộ phận bên trong.

Và đó là một hệ thống hoàn chỉnh trong phương pháp chiết xuất tinh dầu
bơ bằng máy li tâm được biểu hiện qua lưu đồ P&ID phía trên.

Hình 2.5: Mô tả căn bản hệ thống

Hệ thống sản xuất tinh dầu bơ là một hệ thống đường ống kín, quá trình
sản xuất được diễn ra một cách tự động mà không cần đến bàn tay con
người. Hệ thống sử dụng các cảm biến để đưa ra tín hiệu điều khiển cho
máy ly tâm. Hệ thống sử dụng các van điện từ tự động đóng mở theo
lệnh của PLC. Các máy bơm có nhiệm vụ cấp liệu, cấp nước xã hoặc
nước vận hành cho máy li tâm, còn biến tần thực hiện việc điều khiển tốc
độ quay cho động cơ của các máy ly tâm. Ưu nhược điểm của phương
pháp được nêu trong phần 2.d) của chương trước.

Để thấy được rõ hơn về quá trình ta thiết lập mô hình 3D

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 15


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Hình 2.6: Mô hình 3D của hệ thống công nghệ theo lưu đồ P&ID

III. Tìm hiểu máy li tâm ngang


1. Giới thiệu máy li tâm
Máy ly tâm là một loại máy được sử dụng khá phổ biến, dựa trên nguyên
lí lực quán tính để phân tách cấu tử của nguyên liệu, do đó chúng được
sử dụng với nhiều ứng dụng thiết thực như sản xuất nước trái cây, tách
men bia, dầu thực vật, xử lí nước thải…
Có rất nhiều loại máy ly tâm được sản xuất ra với nhiều kiểu dáng khác
nhau, tùy theo nhu cầu sử dụng mà người ta phân loại theo nhiều kiểu
khác nhau như phân loại theo tốc độ, theo chức năng, theo kiểu dáng và
phổ biến nhất vẫn là phân loại theo kiểu dáng. Theo kiểu dáng người ta
phân ly tâm thành 2 loại là máy ly tâm đứng (centrifuge Separator) và
máy ly tâm nằm (centrifuge Decanter).
Dưới đây là một số loại máy ly tâm phổ biến thường dùng trong đời
sống:

2. Các loại máy li tâm


Có nhiều loại máy li tâm được sử dụng trong công nghiệp, công nghệ
chế biến,.. như một số máy dưới đây:
Máy li tâm 3 chân

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 16


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Hình 3.1: Máy li tâm 3 chân

Máy li tâm nằm ngang tháo bã bằng dao

Hình 3.2: máy li tâm tháo bã bằng dao

Máy li tâm nằm ngang làm việc liên tục và thao bã bằng pittong

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 17


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Hình 3.3: Sơ đồ máy li tâm ngang có pittong đẩy pha rắn

Máy li tâm ngang tháo bã bằng vít xoắn

Hình 3.4: cấu trúc cơ bản của máy li tâm ngang, vít xoắn

Máy li tâm siêu tốc loại dĩa

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 18


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Hình 3.5: Máy li tâm siêu tốc lắng kiểu dĩa

3. Máy li tâm dang nằm 3 pha Decanter DDF-3545 của hãng HAUS
a) Cấu tạo, nguyên lí hoạt động

Hình 3.6: Cấu tạo máy li tâm ngang

Cấu tạo: Từ hình 3.6) ta thấy cấu tạo chính của máy ly tâm Decanter bao
gồm trống, trục vít, hộp số vi sai, ổ trục chính, khung và hệ thống động
cơ…Thông thường khi máy chạy, một động cơ dẫn động lồng quay
thông qua bộ truyền đai và một động cơ dẫn động trục vít thông qua hộp
số chạy các tốc độ khác biệt n1 và n2. Vì vậy, trục vít tạo ra sai số vận tốc
∆n là số không đổi so với vận tốc lồng quay khi đang vận chuyển chất
rắn đã được tách.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 19


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Nguyên lí: Hợp chất lỏng khi đi vào máy li tâm sẽ chuyển động quay
cùng với roto của máy (trục vít), lực ly tâm sẽ làm cho các cấu tử có khối
lượng riêng khác nhau phân lớp theo hướng của gia tốc trường lực.
Thành phần có khối lượng riêng lớn nhất sẽ tập trung ở vùng xa tâm nhất
còn thành phần có khối lượng riêng nhỏ nhất sẽ tập trung ở gần sát tâm
của roto, người ta sẽ dẫn đường ống để lấy đi các chất lỏng dựa trên hiện
tượng phân lớp chất lỏng, còn chất rắn sẽ bị tống trực tiếp ra ngoài bằng
lực đẩy của trục vít.

Hình 3.7: Sự phân tích các pha trong máy Decanter

b) Các thông số của nhà sản xuất

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 20


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Hình 3.8: Các thông số kĩ thuật của máy li tâm DDF-3534 HAUS

c) Chi tiết cấu tạo máy


Máy ly tâm Decanter được cấu thành từ nhiều cụm, bộ phận, đóng vai
trò riêng biệt và quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ly tâm.
Về cơ bản, Decanter được chia làm 2 phần chính bao gồm bộ truyền
động và cụm vận hành.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 21


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Hình 3.9: Các bộ phận chính của Decanter

Decanter sử dụng 2 bộ truyền động là bánh đai-dây đai và hộp số cyclo,


sử dụng 2 motor điện 3 pha AC để truyền động. Động cơ chính truyền
động quay cho trống thông qua bộ truyền đai, mục đích là tăng vận tốc
quay cho trống. Động cơ trục vít truyền động cho trục vít thông qua hộp
giảm tốc cyclo nhằm gia tăng moment xoắn cho trục vít và thiết lập sai
lệch vận tốc của trục vít so với trống.

Bộ Truyền đai: Được sử dụng vì các ưu điểm như: Làm việc êm hơn khi
quay với tốc độ cao so với bộ truyền bánh răng. Có thể gia tăng khoảng
cách của 2 trục thông qua việc thay đổi dây đai. Kết cấu đơn giản, ít bảo
dưỡng do không cần bôi trơn.

Hình 3.10: Bộ Truyền đai thang

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 22


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Bộ truyền hộp giảm tốc cyclo: Hộp giảm tốc cyclo là hộp giảm tốc vi sai
rất đặc biệt, nó được dùng để tạo sự sai biệt về vận tốc quay của trống và
trục vít, tỉ số truyền của nó.

Hình 3.11: Bộ truyền hộp giảm tốc

Giữa động cơ và hộp số được nối với nhau bằng khớp nối mềm, với đặc
tính có thể co giản khi nhiệt độ thay đổi, khi truyền động với vận tốc lớn
vẫn đảm bảo tốt quá trình truyền động, hạn chế quá trình giản nở làm
rung lắc chấn động cho hệ thống.

Cụm vận hành: Bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất trong cụm vận
hành đó chính là trống và trục vít, quá trình ly tâm sẽ diễn ra trong lòng
trống, với vận tốc quay lớn các thành phần có trong chất lỏng sẽ phân
lớp theo nguyên lý khác biệt về khối lượng riêng. Trục vít sẽ tiến hành
đẩy bã theo chiều vít xoắn. Các đường ống được dẫn vào bên trong trống
để lấy đi các lớp chất lỏng.

Trục vít: Chức năng chính của trục vít là thải bã trong thành trống ra
ngoài theo chiều xoắn của vít.
Vít nằm bên trống và quay cùng chiều với trống. Tốc độ quay của vít
chậm hơn để đảm bảo chất bã được phân ly hoàn toàn trước quá trình
tống bã ra ngoài bằng trục vít.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 23


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Hình 3.12: Trục vít

Trống: Trống là nơi chứa chất lỏng để thực hiện nhiệm vụ ly tâm, các
pha của chất lỏng nằm hết bên trong của trống, nhiệm vụ của trống là
thực hiện việc quay tròn với tốc độ cao để ly tâm các chất.

Hình 3.13: Trống

Bộ phận dẫn pha: Bộ phận dẫn pha đưa các pha lỏng ra ngoài trong quá
trình ly tâm diễn ra.

Hình 3.14: Bộ phận dẫn pha

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 24


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Thùng phân chia: Có chức năng chứa và ngăn cách các pha sản phẩm
tiếp xúc với nhau.

Hình 3.15: Thùng phân chia

Tổng thể máy li tâm Decanter:

Hình 3.16: Hình cắt ống-trục vít của máy Decanter

Hình 3.17: Hình cắt tổng thế của máy Decanter

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 25


Viện Điện Điều Khiển quá trình

Hình 3.18: Kết cấu bên trong của máy Decanter

Hình 3.18: Mô hình tổng thể bên ngoài của máy Decanter

IV. Tài liệu tham khảo


1. Website: https://congnghevotrung.com
2. Website: http://thietbikhoahoc.com.vn
3. Website: https://maykhoahoc.com
4. Website: https://www.flottweg.com/applications/edible-fats-and-oils-
biofuels/avocado-oil/
5. Cùng với một số tài liệu liên quan của thầy cô trường ĐH. Bách Khoa
Hà Nội.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 26

You might also like