You are on page 1of 94

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC

CÔNG TY LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ MIỀN BẮC

TÀI LIỆU
HƯỚNG DẪN MẠCH NHỊ THỨ

Biên Soạn: Nguyễn Duy Huy


Soát Xét: Nghiêm Thanh Quang
Phê Duyệt: Đoàn Văn Sâm

Hà nội, Tháng 10 năm 2010

1
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................ 4
1. Khái niệm về mạch kiểm soát ........................................................... 4
1.1 Mạch điện nhất thứ là gì.............................................................. 4
1.2. Mạch nhị thứ( mạch điện kiểm soát).......................................... 4
2. Các chức năng của mạch điện kiểm soát trong trạm biến áp............ 5
2.1 Chức năng điều khiển.................................................................. 5
2.2 Chức năng đo đếm điện............................................................... 5
2.3 Chức năng bảo vệ rơle................................................................. 5
2.4 Chức năng chỉ thị trạng thái và báo hiệu sự cố ........................... 6
2.5 Chức năng truyền tín hiệu xa ...................................................... 6
2.6 Hệ thống cấp nguồn .................................................................... 6
3. Các ký hiệu thường dùng trong bản vẽ nhị thứ................................. 7
3.1 Các ký hiệu chức năng bảo vệ..................................................... 7
3.2 Các ký hiệu trong bản vẽ............................................................. 8
3.3 Cấu trúc của một bản vẽ và cách đọc bản vẽ ............................ 10
II. Các sơ đồ mạch dòng điện và mạch điện áp.................................. 11
1. Sơ đồ đấu biến dòng điện .......................................................... 11
1.1 Sơ đồ đấu biến dòng điện kiểu Υ đủ ......................................... 11
1.2 Sơ đồ đấu biến dòng điện kiểu Y thiếu ..................................... 13
1.3 Cực tính của biến dòng điện...................................................... 13
2. Sơ đồ đấu biến điện áp .............................................................. 14
2. 1 Sơ đồ đấu biến điện áp kiểu Υ đủ ............................................ 15
2.2 Sơ đồ đấu biến điện áp kiểu Y thiếu ......................................... 15
2.3 Sơ đồ đấu biến điện áp 3U0 (Tam giác hở) .............................. 16
III. Các mạch điều khiển, tín hiệu. đo lường ...................................... 16
1. Mạch điều khiển máy cắt ................................................................ 16
1.1 Nguyên lý làm việc chung......................................................... 16
1.2 Sơ đồ nội bộ máy cắt 110kV..................................................... 18
2. Mạch điều khiển dao cách ly........................................................... 20
2.1 Nguyên lý làm việc chung và sơ đồ logic ................................. 20
2.2 Ví dụ về mạch điều khiển dao cách ly ...................................... 21
1
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
3. Mạch giám sát mạch cắt .................................................................. 23
4. Mạch điều khiển bộ OLTC ............................................................. 24
5. Mạch điều khiển quạt mát. .............................................................. 24
6. Các mạch đo lường: ........................................................................ 27
6.1 Mạch đo nhiệt độ....................................................................... 27
6.2 Mạch đồng hồ chỉ thị nấc máy biến áp ..................................... 28
7. Mạch tín hiệu................................................................................... 29
8. Mạch Rơle lock out (Rơle khoá F86).............................................. 29
IV. Các hệ thống bảo vệ ........................................................................ 30
1. Công dụng và các yêu cầu của Rơle: .............................................. 30
1.1 Công dụng: ................................................................................ 30
1.2. Các yêu cầu cơ bản đối với bảo vệ rơle: .................................. 31
1.3. Thế nào là bảo vệ chính, bảo vệ dự phòng?............................. 32
2. Bảo vệ so lệch máy biến áp............................................................. 32
2.1 Nguyên lý chung ....................................................................... 32
2.2 Nguyên lý làm việc của các bảo vệ so lệch kỹ thuật số............ 34
2.2.1 Sơ đồ đấu nối biến dòng điện................................................. 34
2.2.2 Tính toán hệ số bù về biên độ dòng điện: .............................. 35
2.2.3 Tính toán hệ số bù về góc pha và kiểu sự cố. ........................ 36
2.2.4 Đặc tính làm việc của bảo vệ so lệch máy biến áp ................ 37
2.2.5 Chức năng hãm hài................................................................. 38
2.2.6 Thông số cài đặt của Rơle bảo vệ so lệch 7UT...................... 38
3. Bảo vệ khoảng cách......................................................................... 41
3.1 Nguyên lý chung ....................................................................... 41
3.2 Nguyên lý làm việc của các bảo vệ khoảng cách kỹ thuật số ... 44
3.2.1 Sơ đồ đấu nối biến dòng điện................................................. 44
3.2.2 Một số khái niệm trong Rơle bảo vệ khoảng cách................. 45
3.2.4 Các bảo vệ được tích hợp trong Rơle bảo vệ khoảng cách và
các lưu ý khi cài đặt Rơle bảo vệ khoảng cách. ........................................ 46
3.2.5 Thông số cài đặt của Rơle bảo vệ khoảng cách ..................... 47
4. Bảo vệ quá dòng.............................................................................. 55
4.1 Nguyên lý chung ....................................................................... 55
2
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
4.1.1.Bảo vệ quá dòng không hướng .............................................. 55
4.1.2. Bảo vệ quá dòng có hướng.................................................... 57
4.1.3 Thông số cài đặt của Rơle bảo vệ quá dòng........................... 59
4.1.4 Thông số cài đặt của Rơle bảo vệ quá dòng có hướng. ......... 61
5. Chức năng tự động đóng lặp lại kèm kiểm tra đồng bộ.................. 65
5.1 Nguyên lý làm việc chung......................................................... 65
5.2 Các yêu cầu để tự động đóng lặp lại thành công ...................... 65
5.3 Thời gian trong chu kỳ tự động đóng lại................................... 66
5.4 Ví dụ về thông số cài đặt trong Rơle tự động đóng lặp lại ....... 66

3
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Khái niệm về mạch kiểm soát
1.1 Mạch điện nhất thứ là gì.
Mạch điện nhất thứ là mạch điện tiếp nhận các nguồn điện cao áp đến
trạm, biến đổi điện áp của nguồn điện nhận được, sau đó phân phối đi nguồn
điện có điện áp đã biến đổi. Mạch điện nhất thứ gồm có các cáp dẫn điện đến
và đi (cáp trên không hoặc cáp ngầm) nối vào các thanh góp điện (thanh cái)
thông qua các máy cắt điện và dao cách ly; điện áp của nguồn điện nhận được
biến đổi nhờ các máy biến áp lực; có các thiết bị bảo vệ cao áp (cầu chì cao áp,
van chống sét); có các máy biến dòng điện để biến đổi dòng điện cao áp thành
dòng điện hạ áp có cường độ dòng điện nhỏ hơn (cung cấp tín hiệu dòng điện
cho thiết bị đo đếm điện và rơ le bảo vệ); có các máy biến điện áp để biến đổi
điện áp cao thành tín hiệu điện áp hạ áp (cung cấp tín hiệu điện áp cho thiết bị
đo đếm điện và rơ le bảo vệ); có máy biến áp tự dùng để biến đổi điện cao áp
thành điện hạ áp (nguồn điện hạ áp tự dùng để cung cấp cho mạch điện nhị thứ,
mạch điện thắp sáng…). Ngoài ra, trong mạch điện nhất thứ của trạm biến áp,
còn có thể các máy bù đồng bộ, các tụ điện bù. Mạch điện nhất thứ làm việc ở
điện áp cao (cấp điện áp 6kV, 10kV, 15kV, 22kV, 66kV, 110kV, 220kV,
500kV…).
1.2. Mạch nhị thứ( mạch điện kiểm soát)
Mạch nhị thứ (mạch điện kiểm soát) gồm các mạch điện có các chức
năng kiểm soát sự vận hành của mạch điện nhất thứ (điều khiển, chỉ thị trạng
thái, đo đếm thông số điện và bảo vệ mạch điện nhất thứ). Mạch điện nhị thứ có
các cáp điện kiểm soát, các dây dẫn điện, các thiết bị nhị thứ (thiết bị đo đếm
điện, thiết bị điều khiển, rơle bảo vệ,..) được nối mạch theo các trình tự nhất
định. Mạch điện nhị thứ làm việc ở điện áp thấp (dưới 220V), dùng điện áp một
chiều (chiếm phần lớn của mạng điện nhị thứ trong trạm) và điện áp xoay chiều
(chiếm phần nhỏ của mạng nhị thứ). Mạch điện nhị thứ được lắp đặt trong các
tủ bảng điện; trong các tủ truyền động điều khiển thiết bị điện, trong mương
cáp, ống cáp, hộp cáp.

4
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Ngoài mạch điện nhị thứ, trong trạm biến áp còn có các mạch điện hạ áp
khác là mạch điện thắp sáng, mạch điện thiết bị thông tin liên lạc.
2. Các chức năng của mạch điện kiểm soát trong trạm biến áp
2.1 Chức năng điều khiển
Mạch điện kiểm soát dùng để điều khiển sự vận hành các thiết bị điện
nhất thứ. Thí dụ: mạch điện điều khiển đóng mở máy cắt điện, điều khiển đóng
mở dao cách ly; mạch điện điều khiển các thiết bị làm mát và bộ chuyển đổi
nấc có tải của máy biến áp. Nguồn điện cấp cho mạch điều khiển đóng mở các
máy cắt điện, dao cách ly thường dùng nguồn điện một chiều cung cấp độc lập
từ các dàn ắc quy 48V, 110V, 220V đặt tại trạm .Chỉ một số ít trường hợp dùng
nguồn điện xoay chiều cho mạch điện điều khiển.
2.2 Chức năng đo đếm điện
Mạch điện kiểm soát dùng để đo, đếm các thông số vận hành điện của
mạch điện nhất thứ. Có hai loại mạch điện thực hiện chức năng đo đếm điện,
đó là: mạch biến dòng điện và mạch biến điện áp. Hai mạch điện này riêng rẽ,
không nối liên kết điện với nhau, tuy có thể cùng nói đến để cấp hai tín hiệu
dòng, áp cho một thiết bị đo đếm. Mạch biến dòng điện mắc nối tiếp từ cuộn
dây thứ cấp của máy biến dòng điện đến các cuộn dây dòng điện nối liên tiếp
của các thiết bị đo đếm. Mạch biến điện áp mắc song song với cuộn dây thứ
cấp của máy biến điện áp với các cuộn dây điện áp của các thiết bị đo đếm.
2.3 Chức năng bảo vệ rơle
Mạch điện kiểm soát dùng để bảo vệ mạch điện nhất thứ bằng cách cung
cấp liên tục các thông số vận hành (tín hiệu dòng điện,điện áp) trạm cho các
rơle bảo vệ để các rơle tác động mở các máy cắt điện loại trừ các phần tử mạch
điện nhất thứ bị sự cố trong khi đang vận hành ra khỏi lưới điện và đảm bảo
cho các phần tử khác tiếp tục vận hành bình thường.
Mạch điện rơle bảo vệ gồm mạch biến dòng điện và mạch biến điện áp
cấp tín hiệu cho rơle và các tiếp điểm của rơle thì nối vào mạch điện tác động
mở máy cắt. Các rơle bảo vệ kiểu điện tử cần có mạch điện cấp nguồn nuôi.
Mạch biến dòng điện mắc nối tiếp cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng
điện qua các cuộn dây dòng điện của rơle bảo vệ. Mạch biến điện áp nối song

5
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
song cuộn dây thứ cấp của máy biến điện áp với các cuộn dây điện áp của các
rơle bảo vệ.
Mạch tác động của rơle được nối từ tiếp điểm của rơle đến mạch điều
khiển mở máy cắt điện để mở tự động máy cắt khi có sự cố. Mạch biến dòng
điện và biến điện áp là loại mạch cấp tín hiệu điện xoay chiều cho rơ le thì
mạch tác động của rơ le và mạch cấp nguồn nuôi cho rơ le là mạch dòng điện 1
chiều cấp từ giàn ắc quy của trạm biến áp.
2.4 Chức năng chỉ thị trạng thái và báo hiệu sự cố
Mạch điện kiểm soát dùng để chỉ thị trạng thái làm việc của các thiết bị
điện nhất thứ (mạch điện chỉ thị trạng thái) khi vận hành bình thường và báo
hiệu khi có sự cố (mạch điện báo hiệu sự cố).
Mạch điện chỉ thị trạng thái thường dùng đèn báo trạng thái thiết bị như:
+ Báo trạng thái của máy cắt (đóng/mở/ chế độ điều khiển tại chỗ hay từ
xa)
+ Báo trạng thái của dao cách ly (đóng/mở/ chế độ điều khiển tại chỗ hay
từ xa)
+ Báo trạng thái của dao tiếp địa (đóng/mở/)
+ Báo trạng thái, vị trí của bộ điều áp dưới tải.
+....vvv.
Mạch điện tín hiệu sự cố dùng âm thanh (chuông điện, còi điện) để báo
động khi có sự cố trong trạm (như sự cố làm rơle bảo vệ tác động mở máy cắt;
sự cố của các thiết bị điện nhất thứ: máy biến áp, máy cắt..) và dùng đèn báo
hiệu sự cố (hoặc dùng tín hiệu cờ của rơle cờ hiệu) để chỉ thị thiết bị có sự cố,
loại sự cố, pha(A,B hoặc C) bị sự cố...
2.5 Chức năng truyền tín hiệu xa
- Mạch kiểm soát có chức năng truyền tín hiệu xa như: tín hiệu bảo vệ,
tín hiệu đo lường tới đối tượng khác để thực hiện hiện chức năng liên động,
cắt....vvv.
2.6 Hệ thống cấp nguồn
Có hai dạng nguồn điện dùng trong hệ thống mạch nhị thứ là:

6
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Hệ thống mạch nguồn điện xoay chiều: Bao gồm nguồn TU, TI, nguồn
tự dùng…vvv.
Hệ thống mạch điện một chiều: Cung cấp cho hệ thống mạch điều khiển,
bảo vệ, tín hiệu, tùy theo quan điểm thiết kế mà trong các bản vẽ sẽ có các
attomat cung cấp nguồn cho từng hệ thống riêng nhưng nói chung nó bao gồm
các hệ thông nguồn điện một chiều sau:
- Nguồn điện DC cấp cho hệ thống mạch điều khiển bảo vệ chính.
- Nguồn điện DC cấp cho hệ thống mạch điều khiển bảo vệ dự phòng.
- Nguồn điện DC cấp cho hệ thống tín hiệu chỉ thị trạng thái
- Nguồn điện DC cấp cho hệ thống tín hiệu sự cố
...vvv.
Tuy nhiên đối với các ngăn lộ trung thế thì mỗi một ngăn lộ sẽ được thiết
kế một nguồn cấp riêng.
(xem bản vẽ “Hệ thống cấp nguồn điện DC tại tủ điều khiển “)
3. Các ký hiệu thường dùng trong bản vẽ nhị thứ
3.1 Các ký hiệu chức năng bảo vệ
Các chức năng hoặc Rơle thường được ký hiệu bằng chữ cái F đầu tiên
(Function). Các Rơle kỹ thuật số hiện tại thường có nhiều chức năng bảo vệ
được tích hợp trong một Rơle.
- F21, 44: Rơle (chức năng) bảo vệ khoảng cách.
- F25: Rơle (chức năng) đồng bộ.
- F26: Rơle nhiệt độ.
- F27: Rơle (chức năng) bảo vệ điện áp thấp.
- F32: Rơle công suất
- F33: Rơle mức dầu.
- F50, 51: Rơle (chức năng) quá dòng theo đặc tính độc lập, phụ thuộc.
- F55: Rơle hệ số công suất.
- F59: Rơle (chức năng) bảo vệ quá áp.
- 62: Rơle thời gian.
- 63: Rơle áp suất.
- F64: Rơle (chức năng) bảo vệ chạm đất hạn chế.

7
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
- F67: Rơle (Chức năng) quá dòng có hướng.
- F79: Rơle (chức năng) tự động đóng lại.
- F81: Rơle (chức năng) bảo vệ tần số.
- 85: Rơle (Chức năng) truyền cắt bảo vệ
- F86: Rơle khoá.
- F87: Rơle so lệch dọc.
- 96: Rơle hơi.
Tuỳ theo phạm vi, mức độ và đối tượng được bảo vệ, chỉ danh Rơle có
thể có phần mở rộng. Sau đây là một số chỉ danh Rơle có phần mở rộng thông
dụng:
- 26W: Rơle nhiệt độ cuộn dây máy biến áp; 26O: Rơle nhiệt độ dầu.
- 50REF: Rơle quá dòng tức thì chống chạm đất trong thiết bị (thường
dùng cho máy biến áp).
- 67N: Rơle quá dòng chạm đất có hướng.
- 87T : Rơle so lệch dọc bảo vệ máy biến áp, 87B: Rơle so lệch dọc bảo
vệ thanh cái.
- 96-1: Rơle hơi cấp 1 dùng báo tín hiệu; 96-2: Rơle hơi cấp 2 tác động
cắt máy cắt.
Các ký hiệu khác hay dùng như:
CT: Biến dòng điện
PT hoặc VT: Biến điện áp
DS: Cầu dao cách ly
ES: Cầu dao tiếp đất
CB: Máy cắt
3.2 Các ký hiệu trong bản vẽ
Tiếp điểm thường đóng
Tiếp điểm thường mở
Rơle trung gian

Rơle trung gian 02 cuộn hút (lock out)

8
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Động cơ

Cầu chì
MCB hoặc MCCB
Tiếp điểm thường mở (đóng) có thời
gian (mở chậm hoặc đóng chậm)
Điện trở sấy
Còi

Đèn chiếu sáng hoặc chỉ thị trạng thái


Khóa chuyển mạch hoặc điều khiển
máy cắt

Nút ấn

Định nghĩa:
Tiếp điểm thường mở là: Trạng thái của tiếp điểm phụ trùng với trạng
thái của thiết bị (Dao cách ly ở trạng thái mở thì tiếp điểm thường mở sẽ ở
trạng thái mở và dao cách ly ở trạng thái đóng thì tiếp điểm phụ sẽ ở trạng thái
đóng)
Tiếp điểm thường đóng: Trạng thái của tiếp điểm phụ ngược với trạng
thái của thiết bị (Dao cách ly ở trạng thái mở thì tiếp điểm phụ sẽ ở trạng thái
đóng và ngược lại)
Rơle trung gian hai cuộn hút: Khác với Rơle trung gian một cuộn hút ở
chỗ khi mất điện Rơle trung gian hai cuộn hút không thể tự trở về trạng thái
được mà phải cấp cho một mạch điện để đưa trạng thái của Rơle về trạng thái
bình thường (Rơle lock out).

9
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
3.3 Cấu trúc của một bản vẽ và cách đọc bản vẽ
Thông thường một bản vẽ hiện nay người ta thường có nhiều trang bản
vẽ (không giống các bản vẽ của Trung Quốc hoặc Liên Xô chỉ có một trang bản
vẽ). Cấu trúc của bản vẽ thường được thiết kế như sau:
- Thiếu kế theo thiết bị trên tủ. (Các thiết bị của một ngăn lộ nằm trên
các tủ khác nhau và mỗi một tủ được đóng theo tập bản vẽ như: bản vẽ của tủ
điều khiển, bản vẽ của tủ bảo vệ)
- Thiết kế theo ngăn lộ (các thiết bị nằm trên các tủ khác nhau nhưng
được đóng chung một tập bản vẽ, bản vẽ của ngăn lộ 131…vvv)
Nội dung bản vẽ gồm các mục sau:
- Hệ thống mạch điện xoay chiều
- Hệ thống mạch điện một chiều
- Hệ thống mạch dòng điện
- Hệ thống mạch điện áp.
- Hệ thống mạch bảo vệ, điều khiển, liên động
- Hệ thống mạch tín hiệu
- Các giải nghĩa của biểu tượng
Một bản vẽ thường có các ký hiệu nhận dạng về mặt thiết bị mà trước khi
đọc bản vẽ người đọc phải quan sát đầu tiên. Các ký hiệu này sẽ được thống
nhất sử dụng trong bản vẽ. Mỗi một công ty, hãng khác nhau sẽ có một ký hiệu
khác nhau. Ví dụ như bản vẽ “ Mặt trước tủ điều khiển đường dây 35kV” sau:
QL01 là khóa điều khiển dao cách ly -1
QE01 là chỉ thị dao tiếp địa
Mute: Nút ấn dùng còi
ACK: Nút ấn xác nhận
Test: Nút ấn kiểm tra
Rst: Nút ấn giải trừ.
Ar1: khóa lựa chọn Ar on/off.
…..
Các ký hiệu trong bản vẽ “ Mặt trước tủ bảo vệ đường dây và so lệch
thanh cái” như:

10
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
F871: Bảo vệ so lệch 1
F872: Bảo vệ so lệch 2
F21: Bảo vệ khoảng cách
F67: Bảo vệ quá dòng
F74: Rơle giám sát mạch cắt
F86: Rơle khóa (lock out)
TB: Khối thử nghiệm dòng và áp.
Một trang bản vẽ thường gồm có những thông tin sau:
- Hàng ngang của bản vẽ là các ô ký hiệu bằng các con số.
- Hàng dọc của bản vẽ là các ô ký hiệu bằng chữ (A, B, C).
- ở góc bên trái của bản vẽ thường có các thông tin sau:
+ Trang bản vẽ hiện tại: C01, C02, C03
+ Tủ hiện tại: PP1, PP2
+ Ngăn lộ hiện tại: 171, 172
- Các bản vẽ đều có chú thích phía dưới về chức năng của bản vẽ như là
bản vẽ mạch tín hiệu, bản mạch dòng, mạch xoay chiều giúp người đọc dễ dàng
trong việc tra cứu
- Để liên kết các phần bản vẽ của nhiều trang với nhau, người ta thường
đánh địa chỉ. Ví dụ: ký hiệu: C02.6 Trang bản vẽ C02 vùng địa chỉ 6 sẽ được
nối tiếp với mạch mà có ký hiệu.
Nói chung để đọc được bản vẽ nhị thứ cần phải hiểu logic mạch và
nguyên lý hoạt động của mạch đó.
II. Các sơ đồ mạch dòng điện và mạch điện áp
1. Sơ đồ đấu biến dòng điện
1.1 Sơ đồ đấu biến dòng điện kiểu Υ đủ
Dòng vào mỗi Rơle bằng dòng pha, trong chế độ làm việc bình thường
thì IA+IB+IC=3I0=0. Khi xảy ra sự cố thì dòng điện trên bất cứ pha nào chạm
đất thì dòng điện I0 bằng dòng điện pha. Sơ đồ này thường được áp dụng trong
các hệ thống lưới điện trung tính nối đất trực tiếp.

11
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ

IA

IB
IC

P1 IN
S1

P2 S2

Hình 1: Sơ đồ đấu nối mạch dòng điện kiểu Y đủ

Đối với các Rơle bảo vệ mà trong Rơle có 04 cuộn dòng như trên thì
dòng điện I0 trong Rơle được đo trực tiếp bằng cuộn dòng riêng của Rơle. Tuy
nhiên đối với một số Rơle chỉ có 03 cuộn dòng (7SJ600, 601 của Siemens) thì
người ta thường mắc cuộn dòng trong Rơle kiểu Y thiếu để nhằm mục đích
tăng cường độ nhậy của bảo vệ thứ tự không trong Rơle. Sơ đồ sẽ như sau:

IA

IB
IC

P1 IN
S1

P2 S2

Hình 2. Sơ đồ đấu nối mạch dòng điện kiểu Y thiếu (Trong Rơle)
12
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
1.2 Sơ đồ đấu biến dòng điện kiểu Y thiếu
Dòng vào mỗi Rơle bằng dòng pha, dòng trong dây trở về bằng Iv=-
(Ia+Ic). Khi xảy ra sự cố ngắn mạch một pha trên pha không được lắp TI thì
Rơle sẽ không làm việc. Sơ đồ này chỉ làm việc khi có sự cố ngắn mạch pha –
pha hoặc ngắn mạch hai pha với đất. Sơ đồ này thường được áp dụng trong hệ
thống lưới trung tính cách ly.

IA

IC

P1 S

P S2

Hình 3: Sơ đồ đấu nối mạch dòng điện kiểu Y thiếu


1.3 Cực tính của biến dòng điện
Để xác định chiều hướng công suất (nhận công suất hay phát công suất)
thì biến dòng điện phải được đấu phù hợp với cực tính. Nếu không thì đối với
các Rơle bảo vệ quá dòng có hướng, hoặc khoảng cách, so lệch phản ứng của
Rơle sẽ không chính xác (Đối với bảo vệ quá dòng vô hướng không cần xác
định chính xác cực tính của Rơle). Đối với các Rơle kỹ thuật số hiện nay hầu
hết đều cho phép hiệu chỉnh đặt đấu cực tính của Rơle điều này sẽ rất thuận lợi
trong quá trình thí nghiệm.
Chiều công suất: Chiều công suất ra khỏi thanh cái là Rơle hiểu là công
suất dương, vào thanh cái là Rơle hiểu là công suất âm
Điểm đấu chụm: là điểm đấu chập phía nhị thứ của các biến dòng điện
(có thể đấu chập phần S1 hoặc S2)
Cực tính: Là điểm mà dòng điện đi vào.

13
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Theo hình 1: Nếu dòng điện nhất thứ đi từ P1 tới P2 thì dòng điện nhị
thứ sẽ đi từ S2 sang S1. Nếu ta đấu chụm S2, S1 đấu vào điểm cực tính của
cuộn dòng Rơle thì sẽ nhận dòng điện vào Rơle sẽ là dòng điện +. Nếu ta đấu
chụm S1 , S2 đấu vào cực tính của Rơle thì dòng điện đi vào Rơle sẽ là -. Hay
nói cách khác nếu dòng điện nhất thứ đi từ thanh cái tới đường dây (P1-P2) để
phù hợp với chiều công suất dương thì điểm đấu chụm của biến dòng điện phải
là S2 (hướng về phía đường dây) và S1 phải là đầu cực tính. (Dòng điện đi
vào). Nếu Rơle nhận công suất âm thì phải đấu chụm về phía thanh cái. Trong
trường hợp mà dòng điện đi từ P2 tới P1 (P2 nằm về hướng thanh cái, P1 nằm
về hướng đường dây) thì phải tiến hành ngược lại.
Lưu ý:
Đối với trường hợp bảo vệ chạm đất trong hệ thống nối đất trực tiếp,
dòng điện I0 thông thường sẽ được đo qua cuộn dòng số 4 trong Rơle. Theo lý
thuyết thì dòng điện chạm đất sẽ bằng IA=-IN (ngược chiều với pha bị chạm
đất).Thực tế thì cuộn dòng số 4 của Rơle bằng I0=Ia+Ib+Ic (xem hình 1) như
vậy là dòng điện Io của cuộn dòng số 4 sẽ cùng chiều với dòng điện nhị thứ của
pha bị chạm đất, khác với thực tế tại nhất thứ là dòng điện I0 là ngược chiều
với dòng điện pha bị chạm đất.
2. Sơ đồ đấu biến điện áp
Theo như các cách đấu biến dòng ở trên sẽ có hai kiểu đấu biến dòng
kiểu Y thiếu: Y thiếu tại TI (có 02 TI) hoặc Y thiếu tại Rơle (dùng 02 cuộn
dòng của Rơle). Đối với hệ thống mạch áp thì để xác định chính xác chiều công
suất thì yêu cầu bắt buộc phải có 03 biến điện áp như vậy chỉ có khái niệm đấu
biến điện áp Y thiếu trong Rơle mà thôi (sử dụng 02 cuộn áp)

14
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
2. 1 Sơ đồ đấu biến điện áp kiểu Υ đủ

VA

VB
VC

Hình 4. Sơ đồ đấu nối mạch áp điện kiểu Y đủ


2.2 Sơ đồ đấu biến điện áp kiểu Y thiếu

VA

VC

Hình 5. Sơ đồ đấu nối mạch áp điện kiểu Y thiếu

Sơ đồ này sử dụng cho các Rơle hoặc công tơ có hai phần tử đo mạch áp

15
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
2.3 Sơ đồ đấu biến điện áp 3U0 (Tam giác hở)

VN

Hình 6. Sơ đồ đấu nối mạch áp 3U0

Sơ đồ này thường dùng để báo chạm đất trong lưới trung tính cách ly.
Khi hệ thống lưới làm việc bình thường thì điện áp VN=Va+Vb+Vc=0. khi một
pha chạm đất thì điện áp Vn bằng điện áp của pha bị chạm đất. Tỉ số của cuộn
U này thường là 100/3 do vậy điện áp đầu ra tại VN khi có một pha bị chạm
đất thường bằng 30V.
Trong một số trường hợp để báo chạm đất người ta không sử dụng mạch
tam giác hở như trên mà sẽ sử dụng phương án 3Vo=Va+Vb+Vc, việc tính toán
điện áp Vo sẽ do Rơle tự thực hiện. Phương án này chỉ áp dụng cho sơ đồ đấu
Y đủ.
III. Các mạch điều khiển, tín hiệu. đo lường
1. Mạch điều khiển máy cắt
1.1 Nguyên lý làm việc chung
Các máy cắt nói chung có 03 chế độ điều khiển:
+ Điều khiển tại chỗ.
+ Điều khiển từ xa.
+ Điều khiển bằng cơ khí.
Riêng chế độ điều khiển bằng cơ khí là không yêu cầu liên động điện còn
các chế độ điều khiển tại chỗ và điều khiển từ xa đều yêu cầu liên động về điện.

16
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Mục đích của chế độ điều khiển tại chỗ dùng cho công tác kiểm tra, thí
nghiệm hoặc sửa chữa, do vậy điều kiện liên động cho máy cắt điều khiển tại
chỗ là hai dao cách ly hai phía phải đang ở chế độ cắt (mở).

Từ nguồn 131-1 131-3


Đến cuộn
dương của
đóng của
nút ấn đóng
máy cắt

Mục đích của chế độ điều khiển từ xa là điều khiển đóng cắt trong khi
vận hành do vậy yêu cầu liên động như sau:
- Hai dao cách ly hai phía phải đóng. (hiện nay trong một số trường hợp
để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thí nghiệm người ta không còn quy
định bắt buộc là 02 dao cách ly phải đóng mà chỉ quy định hai dao cách ly phải
xác định chính xác trạng thái (hoặc đóng hoặc mở) là đã cho phép thao tác
đóng cắt máy cắt).
- Rơle lock out không được hút (nếu có nhiều Rơle lock out thì các tiếp
điểm của Rơle sẽ mắc nối tiếp với nhau)
- Rơle giám sát mạch cắt (mạch giám sát mạch cắt) còn tốt.

Từ nguồn 131-1 131-3

dương từ khóa
điều khiển
F74-1(2)
F86 Đến cuộn
đóng của
máy cắt

Phân tích mạch logic trên:


Nếu điều kiện dao cách ly 131-1 đóng, 131-3 đóng và Rơle lock our F86
không làm việc và Rơle giám sát mạch cắt tốt (F74 đóng) thì nguồn dương từ
khóa điều khiển đóng máy cắt sẽ được gửi tới cuộn đóng của máy cắt. Nếu một
trong các điều kiện:

17
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
- Dao cách ly (131-1 hoặc 131-3) mở tiếp điểm phụ của dao cách ly sẽ
không đóng lại hoặc
- Rơle lock out F86 làm việc, tiếp điểm F86 sẽ mở ra hoặc
- Mạch giám sát mạch cắt không tốt thì Rơle giám sát mạch cắt F74 mở
ra.
Nếu một trong các điều kiện trên sảy ra thì sẽ không đóng máy cắt tại vị
trí từ xa.
Mạch nội bộ máy cắt:
Nếu các điều kiện liên động trong chế độ điều khiển tại chỗ và điều
khiển từ xa đạt thì mà việc điều khiển máy cắt vẫn không thực hiện được thì
phải kiểm tra nội bộ máy cắt.
1.2 Sơ đồ nội bộ máy cắt 110kV
Phân tích sơ đồ mạch nội bộ máy cắt
Chế độ điều khiển tại tủ truyền động của máy cắt gồm 03 chế độ:
+ Điều khiển bằng cơ khí.
+ Điều khiển tại chỗ bằng điện (Chỉ thực hiện được khi điều kiện liên
động đảm bảo)
+ Điện khiển từ xa, từ phòng điều khiển trung tâm (Chỉ thực hiện được
khi các điều kiện liên động đảm bảo).
Điều khiển đóng máy cắt:
Khi có lệch điều khiển từ vị trí tại chỗ hoặc vị trí từ xa đến mạch đóng
của máy cắt, thì máy cắt chỉ đóng được khi các điều kiện sau đây:
+ Động cơ lò xo đã tích năng.
+ Áp lực khí SF6 đủ
+ Máy cắt đang cắt.
+ Rơle chống đóng lặp lại không làm việc.
Theo các điều kiện trên, nhìn vào sơ đồ nội bộ máy cắt của siemens ta
thấy (xem bản vẽ “ Nội bộ máy cắt 110kV”):
- Khóa S8 là khóa lựa chọn chế độ Tại chỗ/Từ xa.
- Nút ấn S9 là nút ấn đóng điều khiển tại chỗ.

18
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
- S1 là tiếp điểm phụ của máy cắt, tiếp điểm thường đóng (nghĩa là trạng
thái máy cắt phải cắt).
- K75: Rơle chống đóng lặp lại (tiếp điểm thường đóng, Rơle chống
đóng lặp lại không làm việc).
- K10: Rơle khóa SF6 ( Tiếp điểm thường mở, ở đây thiết kế theo kiểu
tiếp điểm so với trạng thái là ngược, nghĩa là khi khí SF6 đủ thì Rơle khóa SF6
làm việc và ngược lại)
Như vậy với khi tất cả các trạng thái trên thỏa mãn thì khi có lệnh điều
khiển từ nút ấn tại chỗ hoặc là lệnh điều khiển từ xa thì nguồn điện + sẽ đến
cuộn đóng, nguồn điện âm đã có sẵn thì cuộn đóng sẽ hút, máy cắt sẽ đóng.
Nếu trường hợp máy cắt chưa tích năng, thì tiếp điểm S16 sẽ đóng (tiếp
điểm thường đóng) do vậy khi có lệch điều khiển thì nguồn dương sẽ vừa đến
cuộn đóng Y1 và Rơle chống đóng lặp lại K75 và theo lý thuyết thì Rơle K75
và cuộn đóng Y1 sẽ đồng thời làm việc. Tuy nhiên do thực tế người ta đã chủ
định chế tạo điện trở trong của Rơle K75 nhỏ hơn rất nhiều cuộn đóng Y1 do
vậy nếu máy cắt chưa được tích năng thì khi có lệnh đóng (nguồn dương) thì
Rơle K75 sẽ làm việc và cuộn đóng Y1 sẽ không làm việc.
Điều khiển cắt máy cắt.
Về chế độ điều khiển cắt máy cắt cũng thực hiện qua 03 chế độ trên.
Thông thường đối với máy cắt 110kV, để tăng cường độ tin cậy người ta
thường chế tạo 02 cuộn cắt.
Cuộn cắt 1 là cuộn cắt chính, lệnh điều khiển máy cắt tại vị trí tại chỗ chỉ
đến cuộn cắt 1, cuộn cắt 2 chỉ nhận lệnh điều khiển từ xa.
Điều kiện cho thể cắt được máy cắt là:
- Máy cắt phải đang ở trạng thái đóng.
- Áp lực khí SF6 đủ
Theo các điều kiện trên, nhìn vào sơ đồ nội bộ máy cắt của siemens ta
thấy (xem bản vẽ “ Nội bộ máy cắt 110kV”):
- S3 là nút ấn cắt máy cắt.
- Tiếp điểm S1: Trạng thái của máy cắt (máy cắt đóng thì tiếp điểm khép
lại)

19
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
- K10 Rơle khóa SF6 ( Tiếp điểm thường mở, ở đây thiết kế theo kiểu
tiếp điểm so với trạng thái là ngược, nghĩa là khi khí SF6 đủ thì Rơle khóa SF6
làm việc và ngược lại)
- R47, R48: Hai điện trở này được mắc nối tiếp với các tiếp điểm thường
đóng của máy cắt với mục đích là giám sát cuộn cắt máy cắt khi máy cắt ở
trạng thái cắt. (Máy cắt chỉ đóng khi cuộn cắt của máy cắt tốt).
Mạch điều khiển động cơ lên cót của máy cắt:
- Hiện nay đối với các máy cắt mới, động cơ thường dùng loại đa năng
nghĩa là nguồn cấp có thể là một chiều hoặc xoay chiều:
Phân tích sơ đồ ta thấy, nếu tiếp điểm Rơle trung gian K9 khép thì động
cơ sẽ quay và lên cót.
Rơle K9 chỉ làm việc khi: Tiếp điểm hành trình của lò xo lên cót S16
đóng và tiếp điểm thường đóng của Rơle K67 đóng, nghĩa là khi hết cót S16
khép động cơ sẽ quay, khi cót căng thì tiếp điểm S16 sẽ mở ra và động cơ sẽ
dừng. Tuy nhiên vì một lý do nào đấy khi cót căng mà tiếp điểm S16 vẫn không
chuyển trạng thái thì động cơ sẽ tiếp tục quay, điều này rất nguy hiểm và để
hạn chế người ta đặt một Rơle thường đóng mở chậm. Thời gian đặt của Rơle
này phải lớn hơn thời gian lên cót của máy cắt. Nếu khi tiếp điểm S16 không
mở ra thì sau thời gian đặt tiếp điểm K67 sẽ tự mở và K9 sẽ mất điện và động
cơ sẽ dừng lại.
2. Mạch điều khiển dao cách ly
2.1 Nguyên lý làm việc chung và sơ đồ logic
Chế độ làm việc của Dao cách ly gồm:
- Điều khiển bằng tay, thông qua điều khiển cuộn hút chốt
- Điều khiển tại chỗ.
- Điều khiển từ xa (từ phòng điều khiển trung tâm).
Nhiệm vụ chính của Dao cách ly là tạo khoảng cách nhìn thấy phục vụ
cho công tác sửa chữa lên yêu cầu liên động của dao cách ly trong các chế độ
điều khiển tại chỗ, điều khiển bằng tay (thông qua điều khiển cuộn hút chốt) là
giống nhau. Phụ thuộc vào vị trí của dao trong sơ đồ mà chúng có các điều kiện
liên động khác nhau, nhưng sẽ tuân theo nguyên tắc sau:

20
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
- Tiếp địa gắn với má dao cách ly gần nhất phải ở chế độ cắt.
- Máy cắt có liên quan phải ở trạng thái cắt.
Xét đối với sơ đồ cầu ngoài (xem bản vẽ Sơ đồ một sợi trạm 110kV):
- Điều kiện liên động cho dao cách ly -7: Tiếp địa -74 cắt (hoặc -24(14)),
tiếp địa -76 cắt.
- Điều kiện liên động cho dao cách ly -1: Tiếp địa -14, -15 cắt, máy cắt
131 cắt.
- Điều kiện liên động cho dao cách ly -3: Tiếp địa -38 của các phía
MBA, -35, máy cắt 131 phải cắt.
Xét đối với sơ đồ cầu trong:
- Điều kiện liên động cho dao cách ly -7: Tiếp địa -75, tiếp địa -76 cắt,
máy cắt 171 cắt
- Điều kiện liên động cho dao cách ly -1: Tiếp địa -14, -15 cắt, máy cắt
171 cắt.
- Điều kiện liên động cho dao cách ly -3: Tiếp địa -38 của các phía
MBA, -35.

Từ nguồn 131-35 131-38

dương từ khóa
điều khiển
431-38 (331-38)
131 Đến mạch
điều khiển
dao cách ly

Mạch điều khiển dao cách ly 131-3

2.2 Ví dụ về mạch điều khiển dao cách ly


Phân tích một sơ đồ nội bộ của dao cách ly như sau:
- Động cơ lên điều khiển dao cách ly có thể một chiều hoặc xoay chiều
ba pha (không sử dụng động cơ một pha). Để đảo chiều động cơ (chiều đóng và
chiều mở), đối với động cơ điện một chiều người ta đảo chiều cực tính, đối với

21
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
động cơ xoay chiều ba thay đổi các pha đặt vào động cơ. Phải sử dụng các công
tắc tơ để tiến hành đảo chiều.
- Mạch điều khiển đóng cắt các công tắc tơ có thể là mạch xoay chiều
hoặc là mạch một chiều.
Phân tích trên sơ đồ ta thấy:
- Công tắc tơ K1E là dùng để mở cầu dao cách ly:
- Công tắc tơ K2A là dùng để đóng cầu dao cách ly.
- Động cơ là loại một chiều.
- Mạch điều khiển công tắc tơ là xoay chiều.
- Tiếp điểm đầu ra của hai công tắc tơ này được đấu vào hai cực của
động cơ là ngược nhau.
- Khóa 43SS là khóa điều khiển local/remove.
- PB1E nút ẩn mở (điều khiển công tắc tơ K1E). Nút ấn có phản hồi,
nghĩa là khi thả tay nút ấn ra thì tiếp điểm cũng mở ra theo.
- PB2A nút ấn đóng (điều khiển công tắc tơ K2A). Nút ấn có phản hồi,
nghĩa là khi thả tay nút ấn ra thì tiếp điểm cũng mở ra theo.
- S2A là công tắc hành trình cho trạng thái đóng. Khi dao đang ở trạng
thái mở thì S2A đóng, đến khi dao ở trạng thái đóng hoàn toàn khi S2A mở ra.
- S1E là công tắc hành trình cho trạng thái mở. Khi dao đang ở trạng thái
đóng thì tiếp điểm S1E đóng , đến khi dao mở hoàn toàn thì S1E sẽ mở ra.
Người ta sử dụng hai tiếp điểm này để điều chỉnh hành trình của động
cơ.
- Các tiếp điểm U là tiếp điểm phụ của Dao cách ly.
- S3 là tiếp điểm cách cửa của tủ dao cách ly.
Nguyên lý làm việc như sau:
- Trong chế độ điều khiển tại chỗ khóa 43S chuyển sang chế độ Local.
Nếu dao cách ly đang ở trạng thái mở, tiếp điểm S2A đóng, khi thực hiện ấn
nút ấn PB2A công tắc tơ K2A hút, động cơ quay, tiếp điểm K2A hút và tự giữ
do vậy khi nút ấn K2A thả ra, công tắc tơ K2A vẫn duy trì điện và động cơ vẫn
quay. Công tắc tơ K2A mất điện (động cơ dừng) khi tiếp điểm hành trình S2A
tác động.

22
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
3. Mạch giám sát mạch cắt
- Việc giám sát mạch cắt là cần thiết, theo logic đóng máy cắt ở trên để
có thể đóng được máy cắt thì cuộn cắt của máy cắt phải tốt. Để xác định cuộn
cắt tốt hay không cần giám sát cuộn cắt. Giám sát được thực hiện cả hai trường
hợp: Trạng thái máy cắt đang cắt, trạng thái máy cắt đóng. Hiện nay người ta
thường sử dụng Rơle giám sát mạch cắt của Siemens loại 7PA30 để thực hiện
giám sát mạch cắt. Sơ đồ chân có cấu trúc như sau:
Chân số 1: Chân nguồn chung
Chân số 12: Chân giám sát trạng thái máy cắt ở trạng thái đóng
Chân số 8: Chân giám sát trạng thái máy cắt ở trạng thái cắt.
Nguyên lý làm việc của mạch giám sát mạch cắt như sau:

Cuộn dây của Cuộn cắt của


Rơle giám sát máy cắt
mạch cắt

+ -

Tiếp điểm gửi báo tín hiệu hoặc liên động

- Mắc một cuộn dây của Rơle giám sát mạch cắt nối tiếp với cuộn cắt của
máy cắt, sao cho dòng điện đi qua cuộn cắt của máy cắt nhỏ không đủ làm cuộn
cắt của máy cắt làm việc, nhưng vẫn đảm bảo cho Rơle giám sát mạch cắt làm
việc. Trong một số trường hợp người ta còn mắc thêm cả điện trở hạn chế dòng
điện nối tiếp với cuộn dây Rơle giám sát mạch cắt.
- Khi xảy ra sự cố (như mất mạch âm, đút, hỏng cuộn cắt, dây đấu từ
nguồn dương tới nguồn âm) thì cuộn dây của Rơle giám sát mạch cắt sẽ không
có dòng điện chạy qua, khi đấy tiếp điểm của cuộn dây Rơle giám sát mạch cắt
sẽ gửi đi báo tín hiệu “hư hỏng cuộn cắt”. Như đã nói ở trên đối với mạch đóng
của máy cắt, người ta sử dụng tiếp điểm thường mở mắc nối tiếp trong mạch
liên động, nghĩa là khi cuộn cắt của máy cắt tốt -> Rơle giám sát mạch cắt làm
việc -> tiếp điểm đầu ra của Rơle giám mạch cắt đóng.

23
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
(xem bản vẽ “ Mạch giám sát mạch cắt”)
4. Mạch điều khiển bộ OLTC
Để thực hiện việc tăng giảm nấc MBA người ta tiến hành điều khiển bộ
OLTC. Nguồn điện cấp cho bộ OLTC là nguồn xoay chiều ba pha, để đảo
chiều quay (tăng/giảm) bằng cách đảo các pha đặt vào động cơ.
Để thực hiện điều khiển bộ OLTC thì phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Máy biến áp không bị quá tải nặng hoặc đang bị sự cố.
- Trong chế độ giảm nấc (Bảo vệ kém áp không làm việc)
- Trong chế độ tăng nấc ( Bảo vệ quá áp không làm việc)
Để nhận dạng được chế độ quá dòng điện và kém áp và quá áp, người ta
phải đưa các tín hiệu này vào Rơle dòng điện hoặc Rơle điện áp hoặc Rơle tự
động điều chỉnh điện áp.
Các chế độ điều khiển của bộ OLTC như sau:
- Quay tay.
- Điều khiển tại tủ điều khiển OLTC (thông qua khóa điều khiển tại
chỗ/từ xa).
- Điều khiển từ tủ điều khiển từ xa (thông qua khóa điều khiển tại chỗ/từ
xa).
- Tự động điều chỉnh điện áp thông qua Rơle điều chỉnh điện áp.
- Dừng khẩn cấp OLTC khi có sự cố trong qua chuyển mạch (kẹt động
cơ..vvv) Đối với trường hợp này thì sẽ cho phép cắt toàn bộ máy biến áp.
- Việc chuyển đổi chiều quay của động cơ (tăng nấc/giảm nấc) bằng cách
đảo pha.
5. Mạch điều khiển quạt mát.
Nguồn điện cung cấp cho các quạt mát thường sử dụng nguồn điện ba
pha thông qua việc đóng công tắc tơ. Mỗi một máy biến áp gồm từ 1-2 nhóm
quạt khác nhau, có thể điều khiển riêng lẻ cho từng nhóm quạt một.
Chế độ điều khiển quạt mát gồm các chế độ sau:
Chế độ điều khiển bằng tay:
- Điều khiển tại tủ điều khiển tại chỗ.
- Điều khiển tại tủ điều khiển từ xa.

24
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Chế độ điều khiển tự động: Tín hiệu điều khiển quạt mát được thực hiện
qua nhiệt độ cuộn dây hoặc nhiệt độ dầu máy biến áp hoặc qua tín hiệu dòng
điện khi máy biến áp bị quá tải.
Phân tích một sơ đồ điều khiển quạt của máy biến áp Đông Anh như sau:
Các thiết bị tại tủ điều khiển từ xa:
- Khoá lựa chọn S2 là Auto/manual
- Stop: Nút ấn dừng quạt cho nhóm 1 và 2
- Start: Nút ấn chạy quạt cho nhóm 1 và 2.
Các thiết bị tại tủ điều khiển tại chỗ
- MC1: Công tắc tơ cấp nguồn cho hệ thống quạt nhóm 1
- MC2: Công tắc tơ cấp nguồn cho hệ thống quạt nhóm 2.
- C1, C4: Rơle điều khiển công tắc tơ MC1
- C2, C5: Rơle điều khiển công tắc tơ MC2
- C3: Rơle trung gian của tín hiệu quá tải máy biến áp
- I> : Tín hiệu dòng điện để nhận biết tình trạng quá tải của máy biến áp.
- TR1, TR2: Là các Rơle thời gian.
- OT1: Ngưỡng đặt nhiệt độ chạy và dừng quạt nhóm 1
- OT2: Ngưỡng đặt nhiệt độ chạy và dừng quạt nhóm 2.
- 1S1: Khoá chế độ Auto manual
- 1S2: Khoá chế độ Local Remove
Nguyên lý làm việc như sau:
Chế độ điều khiển bằng tay tại phòng điều khiển trung tâm
- Tại phòng điều khiển trung tâm khoá S2 để vị trí manual.
- Tại tủ điều khiển tại chỗ khoá 1S2 để vị trí Remove.
- Nhấn các nút ấn Start và stop của các nhóm quạt để chạy và dừng
quạt.
Chế độ điều khiển bằng tay tại tủ điều khiển tại chỗ.
- Khoá 1S2 để vị trí local.
- Khoá 1S1 để vị trí manual.
- Nhấn các nút ấn Start và stop của các nhóm quạt để chạy và dừng
quạt.
Chế độ điều khiển tự động bằng tín hiệu nhiệt độ
25
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Có thể chạy chế độ tự động bằng tín hiệu nhiệt độ khi khoá:
- S2 tại phòng điều khiển trung tâm để vị trí Auto hoặc khoá 1S2 để vị trí
điều khiển tại chỗ, 1S1 để vị trí Auto
Giả thiết nhiệt độ đặt để khởi động nhóm quạt một theo nhiệt độ dầu là
80 độ, dừng quạt 60 độ,
Giả thiết nhiệt độ đặt để khởi động nhóm quạt hai theo nhiệt độ cuộn dây
là 80độ và dừng quạt là 60 độ.
Khi đó khi nhiệt độ dầu (cuộn dây) tăng lên vượt ngưỡng 60 độ tiếp điểm
11-14 khép lại, khi nhiệt độ dầu (cuộn dây) tăng lên vượt ngưỡng 80 độ tiếp
điểm 21-24 khép lại, Rơle điều khiển C1, C2 làm việc và từ đó công tắc tơ
MC1, MC2 làm việc quạt sẽ chạy.
Khi nhiệt độ dầu (cuộn dây) giảm xuống dưới 80 độ nhưng vẫn trên 60
độ quạt tiếp tục chạy (mạch cấp nguồn cho C1, C2 được duy trì qua tiếp điểm
11-14 và tiếp điểm tự giữ của C1 và C2 (23-24). Khi nhiệt độ dầu (cuộn dây)
giảm xuống dưới 60 độ tiếp điểm 11-14 nhả ra và Rơle điều khiển công tắc tơ
C1, C2 nhả dẫn đến MC1, MC2 nhả quạt dừng quay.
Chế độ điều khiển tự động bằng tín hiệu dòng điện khi máy biến áp bị
quá tải. Tín hiệu dòng điện này có thể lấy qua TI chân sứ của máy biến áp. Khi
máy biến áp bị quá tải dòng điện tăng - tiếp điểm của Rơle dòng điện khép lại
Rơle điều khiển C3 làm việc khi Rơle thời gian TR1, TR2 làm việc (lúc này
MC1, MC2 không làm việc (quạt không chạy)) tiếp điểm của Rơle thời gian
TR1, TR2 6-8 làm việc dẫn đến C1, C2 làm việc -> MC1, MC 2 làm việc quạt
chạy. Khi đó thì Rơle thời gian TR1, TR2 sẽ không làm việc (do được mắc với
tiếp điểm thường đóng của MC1, MC2) tuy nhiên MC1, MC2 vẫn tiếp tục làm
việc do được duy trì bằng tiếp điểm thường mở mở chậm của Rơle thời gian
TR1, TR2 (khi không nguồn nuôi tiếp điêm 6-8 của TR1, TR2 vẫn duy trì với
thời gian đặt trước trên Rơle) như vậy quạt mát vẫn tiếp tục hoạt với thời gian
hoạt động bằng thời gian đặt của Rơle TR1, TR2.
Nếu hết thời gian này mà máy biến áp vẫn chưa hết quá tải thì Rơle điều
khiển C3 lại tiếp tục làm việc và chu trình lại được thực hiện như trên.

26
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
6. Các mạch đo lường:
6.1 Mạch đo nhiệt độ
Trên các tủ điều khiển từ xa của máy biến áp thường có các đồng hồ đo
nhiệt độ cuộn dây và nhiệt độ dầu từ xa. Các tín hiệu vào của các đồng hồ đo xa
này là các tín hiệu đo lường đã được chuẩn hoá, hiện nay người ta thường sử
dụng 02 loại tín hiệu:
- Tín hiệu nhiệt điện trở kiểu PT100.
- Tín hiệu dòng điện một chiều 4-20mA.
Độ chính xác của phương pháp đo sử dụng 4-20mA có cấp chính xác cao
hơn so với PT100 nên trong một số trường hợp ngay tại tủ điều khiển tại chỗ
máy biến áp người ta hay sử dụng bộ biến đổi từ PT100 sang 4-20mA.
Đối với các đồng hồ đo kiểu 4-20mA hiện nay thông thường có hai loại:
- Loại 4-20mA “active”: Nghĩa là điện áp một chiều 24VDC (hoặc
48VDC) được tích hợp ngay trên hai dây đo dòng điện
Đồng hồ
Đồng hồ
đo nhiệt 24VDC
độ tại chỗ 4-20mA đo xa

- Loại 4-20mA “passive”: Nghĩa là điện áp một chiều 24VDC cấp cho
mạch 4-20mA và dây đo 4-20mA cho đồng hồ là độc lập. (Trong một số trường
hợp người ta có thể tích hợp nguồn 24VDC riêng trên đồng hồ)
Đồng hồ
4-20mA Đồng hồ
đo nhiệt
độ tại chỗ đo xa

24VDC

Nguồn 24VDC

Đồng hồ đo nhiệt độ từ xa
có tích hợp 24VDC

4-20mA
27 24VDC
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ

6.2 Mạch đồng hồ chỉ thị nấc máy biến áp


Tín hiệu chỉ thị nấc của máy biến áp được gửi tới tủ điều khiển xa. Chỉ
thị nấc máy biến áp được hiện thị tại:
- Đồng hồ đo cơ
- Tại Rơle tự động điều chỉnh điện áp dưới tải.
Khi hiện thị tại đồng hồ đo bằng cơ thì nguyên lý chủ yếu dựa trên
nguyên lý đo điện trở. Tuỳ thuộc do đặt hàng mà dãy các giá trị điện trở này
khác nhau có thể là loại 18x20ôm, 18x10om. Nên trong thực tế khi đặt hàng
mua bộ điều áp dưới tải người ta thường có kèm theo đồng hồ chỉ thị nấc phân
áp.
Khi hiển thị tại Rơle tự động điều chỉnh điện áp dưới tải người ta thường
dùng những nguyên lý đo sau đây:
- Tín hiệu đo 4-20mA (Có thể được chuyển đổi từ dãy điện trở ở trên,
hoặc đã được tích hợp sẵn trong bộ OLTC)
- Tín hiệu đo kiểu BCD: Vị trí của các nấc được mã hoá theo mã BCD.
- Tín hiệu đo kiểu phân áp: Đây cũng là kiểu đo sử dụng dãy điện trở và
kết hợp với một nguồn điện áp (thường là điện áp TU). Mỗi một nấc sẽ tương
ứng với một giá trị điện áp mà được phân áp qua điện trở. Kiểu đo này thường
được sử dụng tại các máy biến áp của Unido

R1

110VAC Rơle tự
R2
động điều
chỉnh
l
R19

28
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
7. Mạch tín hiệu
Mạch tín hiệu là một trong các mạch rất quan trọng của hệ thống bản vẽ
nhị thứ. Hệ thống mạch tín hiệu gồm các phần sau:
- Tín hiệu chỉ trạng thái: Tín hiệu trạng thái máy cắt, dao cách ly, dao nối
đất, vị trí chế độ điều khiển máy cắt….vvv. Điện áp sử dụng cho các mạch tín
hiệu trạng thái này thường là 220VDC
Trạng thái máy cắt và trạng thái dao cách ly là chỉ thị vị trí không tương
thích, nghĩa là khi máy cắt đang ở trạng thái cắt chuyển khoá về vị trí đóng thì
đèn sáng, khi chuyển về khoá vị trí cắt thì đèn không sáng và ngược lại khi máy
cắt đang ở trạng thái đóng thì chuyển khoá về vị trí cắt thì đèn sáng còn chuyển
khoá về vị trí đóng đèn không sáng.
(Xem bản vẽ : “ Mạch chỉ thị trạng thái”, m)
- Mạch tín hiệu sự cố:
+ Tín hiệu bảo vệ tác động, các tín hiệu cảch báo máy cắt, máy biến áp.
+ Mạch tín hiệu âm thanh.
+ Điện áp sử dụng cho các mạch tín hiệu có thể là: 220VDC, 48VDC,
24VDC. Nó phụ thuộc vào kiểu, loại kênh tín hiệu chỉ thị sự cố được dùng. Hệ
thống mạch tín hiệu này thường được thiết kế trên tủ điều khiển.
Trên mạch tín hiệu sự cố thường có các nút bấm:
- Nút Reset: Để giải trừ bộ cảnh báo
- Nút mute: Dùng còi
- Nút: ACK: Xác nhận sự cố và dùng còi và đèn hết nhấp nháy
- Nút Test: Kiểm tra đèn và còi
(Xem bản vẽ : “ Mạch sự cố”)
8. Mạch Rơle lock out (Rơle khoá F86)
Rơle khoá là rơle khi tác động, tiếp điểm sẽ đóng (hoặc mở) và sau đó
không tự trở về trạng thái ban đầu dù Rơle không còn được cung cấp điện. Để
đưa các tiếp điểm về trạng thái ban đầu, phải thực hiện thao tác “resset” (bằng
tay hoặc bằng điện).
Rơle khoá được dùng chủ yếu trong các mạch bảo vệ máy biến áp, bảo
vệ dự phòng của đường dây (liền kề), hoặc là các bảo vệ đã xác định chắc chắn

29
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
đối tượng bị sự cố nhằm cắt và khoá máy cắt không cho đóng lại khi chưa khắc
phục xong sự cố.
Đặc tính của Rơle khoá là:
- Là loại Rơle hai cuộn hút (cuộn hút một là cuộn hút tác động, cuộn hút
2 là cuộn hút giải trừ)
- Không tự trở về trạng thái ban đầu mặc dù không còn điện cung cấp
cho cuộn hút 1. Muốn trở lại phải cấp điện cho cuộn hút 2.
- Thời gian tác động nhanh dưới 10ms (Các công tắc tơ hoặc Rơle trung
gian có thời gian tác động lâu trên 100ms nên trong hệ thống bảo vệ người ta
tránh sử dụng mà chỉ làm nhiệm vụ nhân tiếp điểm cho hệ thống tín hiệu)
- Khả năng chịu đựng của tiếp điểm lớn (khoảng trên 10A).
(Xem bản vẽ: Mạch lock out của máy biến áp và mạch lock out của
đường dây)
IV. Các hệ thống bảo vệ
1. Công dụng và các yêu cầu của Rơle:
1.1 Công dụng:
Trong quá trình vận hành hệ thống điện có thể xuất hiện tình trạng sự
cố và chế độ làm việc bất bình thường của các phần tử. Các sự cố thường kèm
theo hiện tượng dòng điện tăng khá cao và điện áp giảm thấp. Các thiết bị có
dòng điện tăng cao chạy qua có thể bị đốt nóng quá mức cho phép và bị hỏng.
Khi điện áp giảm thấp, các hộ tiêu thụ không thể làm việc bình thường và tính
ổn định của các máy phát làm việc song song và của toàn hệ thống bị giảm. Các
chế độ làm việc không bình thường làm cho điện áp, dòng điện và tần số lệch
khỏi giới hạn cho phép. Nếu để kéo dài tình trạng này, có thể xuất hiện sự cố.
Muốn duy trì hoạt động bình thường của hệ thống và của các hộ tiêu thụ khi
xuất hiện sự cố, cần phát hiện càng nhanh càng tốt chỗ sự cố và cách ly nó ra
khỏi phần tử bị hư hỏng, nhờ vậy phần tử còn lại duy trì được hoạt động bình
thường, đồng thời giảm mức độ hư hại của phần tử bị sự cố.
Chỉ có các thiết bị tự động bảo vệ mới có thể thực hiện tốt được yêu cầu
trên, thiết bị này gọi là bảo vệ Rơle.

30
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Bảo vệ Rơle sẽ theo dõi liên tục tình trạng và chế độ làm việc của tất cả
các phần tử trong hệ thống điện. Khi xuất hiện sự cố, bảo vệ Rơle phát hiện và
cắt phần tử hư hỏng nhờ máy cắt điện. Khi xuất hiện chế độ làm việc không
bình thường, bảo vệ Rơle sẽ phát tín hiệu và tuỳ thuộc yêu cầu, có thể tác động
khôi phục chế độ làm việc bình thường hoặc báo tín hiệu cho nhân viên trực.
1.2. Các yêu cầu cơ bản đối với bảo vệ rơle:
Tính chọn lọc:
Tính chọn lọc là khả năng phân biệt các phần tử hư hỏng và bảo vệ chỉ
cắt các phần tử đó. Tính chọn lọc là yêu cầu cơ bản nhất cua bảo vệ Rơle để
đảm bảo cung cấp điện an toàn liên tục. Nếu bảo vệ tác động không chọn lọc,
sự cố có thể lan rộng.
Tác động nhanh:
Bảo vệ phải tác động nhanh để kịp thời cô lập các phần tử hư hỏng thuộc
phạm vi bảo vệ nhằm :
+ Đảm bảo tính ổn định của hệ thống.
+ Giảm ảnh hưởng của điện áp thấp (khi ngắn mạch) lên các phụ tải.
+ Giảm tác hại của dòng điện ngắn đối với thiết bị.
Độ nhạy:
Bảo vệ cần tác động không chỉ với các trường hợp ngắn mạch trực tiếp
mà cả khi ngắn mạch qua điện trở trung gian. Ngoài ra bảo vệ phải tác động khi
ngắn mạch xảy ra trong lúc hệ thống làm việc ở chế độ cực tiểu, tức là một số
nguồn được cắt ra nên dòng ngắn mạch có trị số nhỏ. Độ nhạy được đánh giá
bằng hệ số nhạy:
I N min
Kn =
I kdbv
INmin: dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất.
Ikđbv : giá trị dòng điện nhỏ nhất mà bảo vệ có thể tác động.
Đối với các bảo vệ tác động theo giá trị cực tiểu (ví dụ bảo vệ thiếu điện
áp), hệ số nhạy được xác định ngược lại: trị số khởi động chia cho trị số cực
tiểu.
Độ tin cậy:

31
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Bảo vệ phải tác động chắc chắn xảy ra sự cố trong vùng được giao và
không được tác động sai đối với các trường hợp mà nó không có nhiệm vụ tác
động.
Một bảo vệ không tác động hoặc tác động sai có thể dẫn đến hậu quả là
một số lớn phụ tải bị mất điện hoặc sự cố lan rộng trong hệ thống.
1.3. Thế nào là bảo vệ chính, bảo vệ dự phòng?
Bảo vệ chính trang thiết bị là bảo vệ thực hiện tác động nhanh khi có sự
cố xảy ra trong phạm vi giới hạn đối với trang thiết bị được bảo vệ.
Bảo vệ dự phòng đối với cùng trang thiết bị này là bảo vệ thay thế cho
bảo vệ chính trong trường hợp bảo vệ chính không tác động hoặc trong tình
trạng sửa chữa nhỏ. Bảo vệ dự phòng cần phải tác động với thời gian lớn hơn
tác động của bảo vệ chính, nhằm để cho bảo vệ chính loại phần tử bị sự cố ra
khỏi hệ thống trước tiên (khi bảo vệ này tác động đúng).
Bảo vệ dự phòng có thể được đảm bảo theo các cách sau:
Bảo vệ của phần tử bên cạnh (trường hợp này được mang tên là bảo vệ
dự phòng xa).
Bảo vệ phụ đặt trên cùng phần tử (trường hợp này được mang tên là bảo
vệ dự phòng tại chỗ).
Một Rơle phụ đưa vào trong sơ đồ bảo vệ cho phần tử bên cạnh, Rơle
này sẽ điều khiển mở máy cắt được quan tâm.
Có một số trường hợp bảo vệ chính không đảm bảo được toàn bộ chiều
dài của mạch cần được bảo vệ mà sẽ có một số đoạn được gọi là vùng chết của
bảo vệ chính. Nếu xuất hiện sự cố tại vùng chết này, bảo vệ chính sẽ không tác
động. Để có thể bảo vệ tại vùng này, thường đặt bảo vệ dự phòng.
2. Bảo vệ so lệch máy biến áp
2.1 Nguyên lý chung
Rơle so lệch dọc dòng điện làm việc dựa trên sự so sánh trực tiếp dòng
điện trên các nhánh của một đối tượng. Theo định luật Kirchoff, tổng vectơ của
tát cả các dòng điện đi vào và ra một đối tượng bảo vệ bằng không trong điều
kiện làm việc bình thường.

32
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ

Vùng bảo vệ của Rơle so lệch dọc dòng điện là phạm vi giới hạn bởi các
biến dòng đặt trên các nhánh của đối tượng được bảo vệ.
Khi có ngắn mạch trong vùng bảo vệ, tổng dòng điện đi qua Rơle sẽ khác
không và Rơle sẽ tác động. Khi sự cố bên ngoài vùng bảo vệ, tổng dòng điện
qua Rơle vẫn bằng không, Rơle không tác động.
Bảo vệ so lệch dọc được sử dụng để bảo vệ máy biến áp và các đường
dây từ 110kV trở lên
Khi áp dụng nguyên lý so lệch để bảo vệ máy biến áp cần lưu ý là dòng
điện phía sơ cấp ở các phía máy biến áp thường khác nhau về trị số (theo tỉ số
biến giữa điện áp phía sơ cấp và thứ cấp) và góc pha (theo tổ dấu dây). Do vậy
cần phải có biện pháp bù trừ góc lệch pha và cân bằng các dòng thứ cấp nếu
như chưa đạt được điều kiện cân bằng thì có thể sử dụng thêm máy biến dòng
trung gian có nhiều nấc để dễ dàng thay đổi tỷ số biến của biến dòng.
Để bù góc pha, thường chọn tổ đấu dây mạch dòng nhị thứ của bảo vệ so
lệch là ngược với tổ đấu dây nhất thứ của máy biến áp lực cho bởi nhà chế tạo.

33
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Dòng so lệch về lý thuyết phải bằng không trong điều kiện mang tải bình
thường hay khi sự cố ngoài nếu góc lệch pha được bù đúng. Tuy nhiên vẫn có
vài hiện tượng so lệch khác với lúc sự cố bên trong sẽ gây nên dòng so lệch sai
và không mong muốn. Những nguyên nhân chính, gây nên dòng so lệch không
mong muốn là:
- Do máy biến áp có bộ điều điện áp dưới tải nên tỉ số biến đổi của
máy biến áp thay đổi theo từng nấc.
- Đặc tính so lệch, phụ tải và điều kiện vận hành của các biến dòng.
- Dòng thứ tự không chỉ chạy ở một phía của MBA lực.
- Dòng điện từ hoá bình thường.
- Dòng từ hoá quá kích từ.
Để hạn chế sự tác động không mong muốn trong trường hợp ngắn mạch
ngoài gây nên bão hòa biến dòng điện hoặc xung kích máy biến áp người ta
thường sử dụng nguyên lý so lệch có hãm.
2.2 Nguyên lý làm việc của các bảo vệ so lệch kỹ thuật số
2.2.1 Sơ đồ đấu nối biến dòng điện.
Như ta đã biết để đảm bảo được dòng điện so lệch phía nhị thứ đưa vào
Rơle bằng không thì cần phải hiệu chỉnh về biên độ dòng (do tỉ số biến áp gây
lên) và hiệu chỉnh về góc pha. Việc hiệu chỉnh sao cho tổng vec tơ dòng điện
phía nhị thứ phải sấp xỉ bằng không trong điều kiện vận hành bình thường và
sự cố ngắn mạch ngoài. Trước kia đối với Rơle bảo vệ so lệch kiểu cơ:
- Việc hiệu chỉnh biên độ dòng điện được thực hiện qua các biến dòng và
thay đổi số vòng dây của Rơle bảo vệ so lệch.
- Việc hiệu chỉnh góc pha được thực hiện bằng cách thay đổi tổ đấu dây
của biến dòng điện (đấu sao hoặc tam giác tuỳ thuộc vào tổ đấu dây của máy
biến áp, nếu phía nào có tổ đấu dây là Y thì nhị thứ của biến dòng điện phải đấu
tam giác và ngược lại).
Tuy nhiên đối với các Rơle bảo vệ kỹ thuật số hiện nay việc đấu nối biến
dòng điện nhị thứ kiểu Y hay tam giác đều có thể tuỳ ý thực hiện miễn là phải
khai báo cấu hình trong Rơle. Do vậy trong các trạm hiện nay để tiện vận hành
các máy biến dòng phía nhị thứ thì thường được đấu Y đủ (có thể chụm cực
tính tuỳ ý) cho tất cả các phía của máy biến áp.

34
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ

P1

Rơle bảo vệ so
lệch (biến dòng
P2
đấu theo kiểu Y
đủ)

P1

P2

Cực tính của bảo vệ so lệch:


Việc xác định cực tính và khai báo đúng thông số này trong Rơle bảo vệ
so lệch là rất quan trọng ( các Rơle bảo vệ so lệch thường xuyên tác động sai là
do lỗi này). Như trên đã phân tích điểm cực tính là điểm mà dòng điện có
hướng đi vào và điểm chụm là điểm mà tất cả đầu cuối hoặc đầu đầu của phía
nhị thứ bị được đấu chập. Đối với các Rơle bảo vệ khác điểm đấu chụm này có
hai loại là đấu chụm về phía đường dây hay là đấu chụm về phía thanh cái. Còn
trong Rơle bảo vệ so lệch máy biến áp thì có khái niệm đấu chụm về phía máy
biến áp hay đấu chụm về phía đường dây. Nghĩa là coi máy biến áp làm chuẩn.
Một sơ đồ đấu biến dòng chuẩn của bảo vệ so lệch là các biến dòng điện của
các phía máy biến áp được đấu chụm về phía máy biến áp.
(Xem bản vẽ “ Mạch dòng điện cho Rơle bảo vệ so lệch máy biến áp”)
2.2.2 Tính toán hệ số bù về biên độ dòng điện:
Nguyên nhân gây lên dòng điện so lệch là do biến dòng điện lựa chọn
cho các phía của máy biến áp không phù hợp với tỉ số biến của máy biến áp.
Đối với Rơle bảo vệ cơ thì phải hiểu chỉnh bằng cách chỉnh các số vòng dây
sao cho tổng công suất của số vòng dây phía cao áp bằng phía hạ áp. Đối với

35
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Rơle bảo vệ kỹ thuật số thì phải tính toàn một hệ số bù biên độ dòng điện. Một
số Rơle bảo vệ thì yêu cầu khai báo hệ số bù này. Một số Rơle bảo vệ thì không
yêu cầu khai báo hệ số bù này (chỉ cần khai báo các thông số của máy biến áp
và tỉ số biến dòng điện các phía là Rơle bảo vệ tự tính ra hệ số bù phù hợp)
Ví dụ: Một máy biến áp có thông số kỹ thuật như sau:
- Công suất: 57MVA
- Điện áp: 115/25kV
- Biến dòng điện phía 110kV: 300/1A
- Biến dòng điện phía 25kV: 1500/1A
Tính ra được:
- Dòng điện định mức của phía 110kV: 299.2A
- Dòng điện định mức của phía 25KV: 1316A
- Hệ số bù của phía 110kV kbu = 299,2/300=0.997
- Hệ số bù của phía 25kV kbu = 1316/1500=0.87
2.2.3 Tính toán hệ số bù về góc pha và kiểu sự cố.
Đây là một khái niệm tương đối phức tạp ít có tài liệu hướng dẫn nên
không thể đi sâu, lý do phải sinh ra hệ số bù về góc pha và kiểu sự cố như sau:
- Do tổ đấu dây của máy biến áp tam giác nên khi xảy ra sự cố trên một
pha A ngoài lưới thì sẽ xuất hiện dòng điện sự cố tại pha A và pha B của máy
biến áp.
- Do kiểu sự cố: Ngắn mạch một pha, ngắn mạch hai pha, ngắn mạch ba
pha. Dòng điện thứ tự không có được sử dụng trong tính toán bảo vệ so lệch
không. Theo các phiếu chỉnh định hiện nay thì đối với phía nối đất trực tiếp thì
phải loại bỏ dòng điện thứ tự không.
Nói chung tài liệu của các hãng về vấn đề này không nhiều nhưng tất cả
các hãng sản xuất Rơle bảo vệ kỹ thuật số đều tuân thủ bảng hệ số bù về góc
pha (vec to Kvg – Các hệ số này thường được sử dụng trong quá trình thí
nghiệm) như sau:

36
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Tổ đấu dây Tổ đấu dây Tổ đấu dây
Kiểu sự cố
cao áp hạ áp (chẵn) hạ áp (lẻ)
Ngắn mạch ba pha 1 1 1
Ngắn mạch hai pha 1 1 V3/2=0,866
Ngắn mạch một pha khi có sử dụng dòng
1,5 1,5 V3=1,73
điện thứ tự không

Ngắn mạch một pha khi không sử dụng


1 1 V3=1,73
dòng điện thứ tự không trong bảo vệ so lệch

Tính toán giá trị tác động cho Rơle bảo vệ so lệch máy biến áp:
- Giá trị đặt của bảo vệ so lệch cấp 1 là : I diff >
- Giá trị tác động của Rơle bảo vệ so lệch như sau: = Kbu x K vg x I diff.
2.2.4 Đặc tính làm việc của bảo vệ so lệch máy biến áp
Đặc tính gồm hai phần: Phần cắt và phần khoá.

Isl/Idm
Đặc tính sự cố

Đoạn d

Vùng tác động Đoạn c


Vùng khoá

Đoạn b

Đoạn a
Vùng hãm hài bậc cao Ih/Idm

Đoạn a: Biểu thị giá trị dòng điện khởi động của bảo vệ. Đây là bảo vệ so
lệch cấp 1. Dòng điện này phụ thuộc vào dòng điện từ hoá của máy biến áp.
Đoạn b: Đoạn đặc tính có kể đến sai số của biến dòng điện, các sai số
của bản thân Rơle do sự điều chỉnh điện áp dưới tải của máy biến áp.
Đoạn c: Đoạn đặc tính có tính đến chức năng khoá bảo vệ khi xuất hiện
hiện tượng bão hoà không giống nhau ở các máy biến dòng điện.

37
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Đoạn d: Là giá trị dòng điện khởi động cấp 2 của bảo vệ so lệch . Khi giá
trị dòng điện so lệch vựơt quá giá trị ngưỡng cao này, lệnh tác động được triển
khai mà khong phụ thuộc vào dòng điện hãm
2.2.5 Chức năng hãm hài
Khi đóng máy biến áp không tải sinh ra dòng điện từ hoá tại một phía
của máy biến áp. Dòng điện này có thể rất lớn gấp nhiều lần dòng điện định
mức của máy biến áp và sẽ sinh ra dòng điện so lệch trong Rơle bảo vệ. Tính
chất của dòng điện này là thành phần hài bậc hai và bậc 5 chiếm cơ bản. Thời
gian duy trì dòng điện từ hoá này nhỏ. Do vậy để hạn chế việc tác động nhầm
của máy biến áp, trong Rơle bảo vệ so lệch máy biến áp sẽ đặt việc khoá bảo vệ
khi phát hiện thành phần hài bậc hai và bậc 5 lớn hơn giá trị cho phép.
2.2.6 Thông số cài đặt của Rơle bảo vệ so lệch 7UT

TRANSFORMER DATA

1102 Rate voltage of winding 1 of transformer 115 Điện áp cuộn cao áp

1103 Rate apparent power 1 windinh 1 40MVA Công suất phía cao áp

Tỉ số biến dòng điện


1104 Primary rate current of CT winding 1 600
phía 110kV

Điểm đấu chụm của


Toward
biến dòng điện phía
trasformer
1105 Starpoint formation of CT winding 1 110kV về phía máy
hoặc toward
biến áp hay đường
lin/busbar
dây/thanh cái

Loại bỏ dòng điện


Io –
1106 Process of zero sequence curent wind 1 không khi tính dòng so
elimination
lệch

Primary rate current of start point CT Tỉ số biến dòng điện


1107 600
winding 2 trung tính phía 110kV

Toward Điểm đấu chụm của


Earth point formation of start point CT
1108 trasformer biến dòng điện trung
winding 2
hoặc toward tính phía 110kV về phía

38
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
lin/busbar máy biến áp hay đường
dây/thanh cái

tổ đấu dây của cuộn dây


1121 Vector group numeral of winding 2 0
trung áp

1122 Rate voltage of winding 2 of transformer 23kV Điện áp của hạ áp

1123 Rate apparent power 1 winding 2 40MVA công suất

1124 Primary rate current of CT winding 2 1000 Tỉ số biến dòng điện

Điểm đấu chụm của


Toward
biến dòng điện phía
trasformer
1125 Starpoint formation of CT winding 2 22kV về phía máy biến
hoặc toward
áp hay đường dây/thanh
lin/busbar
cái

Loại bỏ dòng điện


Io –
1126 Process of zero sequence curent wind 2 không khi tính dòng so
elimination
lệch

Primary rate current of start point CT Tỉ số biến dòng điện


1127 1000A
winding 1 trung tính 22kV

Điểm đấu chụm của


Toward
biến dòng điện trung
Earth point formation of start point CT trasformer
1128 tính phía 23kV về phía
winding 1 hoặc toward
máy biến áp hay đường
lin/busbar
dây/thanh cái

tổ đấu dây của cuộn dây


1141 Vector group numeral of winding 3 0
hạ áp

1142 Rate voltage of winding 3 of transformer 6.6kV Điện áp của hạ áp

1143 Rate apparent power 1 winding 3 16MVA công suất

1144 Primary rate current of CT winding 3 2000 Tỉ số biến dòng điện

Toward Điểm đấu chụm của

trasformer biến dòng điện phía


1145 Starpoint formation of CT winding 3
hoặc toward 6kV về phía máy biến

lin/busbar áp hay đường dây/thanh

39
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
cái

Không có dòng điện thứ


1146 Process of zero sequence curent wind 3 without
tự không

Primary rate current of start point CT


1147 ....
winding 3

Earth point formation of start point CT


1148 .....
winding 3

TRANSFORMER DIFFERENTIAL PROTECTION DATA

1601 State of different protection On đặt chức năng bảo vệ

giá trị tác động của bảo


1603 Pick –up value of different current 0,35I/Intr
vệ so lệch cấp 1

Giá trị tác động của bảo


1604 Pick –up value of high set trip 8 I/Intr vệ so lệch cấp hai

(không hãm)

Điểm gãy 1 trong đặc


1606 Slope 1 of tripping characteristic 0.25
tính so lệch

Base point 2 for slope 2 of tripping Điểm xuất phát của


1607 2.5I/Intr
characteristic được đặc tính thứ hai

Điểm gãy 2 trong đặc


1608 Slope 2 of tripping characteristic 0.5
tính so lệch

1610 State 2 of 2nd harmonic restraint On Đặt hãm hài bậc hai

Nếu hài bậc hai lớn hơn


15% trong tổng dòng
1611 2nd harmonic content in the differen .current 15%
điện so lệch thì sẽ khoá

bảo vệ so lệch

1612 Time of cross – bloking with 2nd harmoic 0*1P đặt 10 chu kỳ

Chọn sóng hài bậc năm


1613 Choice further (n-th) harmonic retraint 5th harmonic
để hãm hài

Nếu hài bậc năm lớn


n- th harmonic content in the differen.
1614 40% hơn 40% trong tổng
current
dòng điện so lệch thì sẽ

40
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
khoá bảo vệ so lệch

active time of cross – bloking with n-th


1615 0*1P đặt 10 chu kỳ
harmoic

Nếu dòng điện so lệch


1616 Limit Iđiff max of n-th harmonic 1.5I/Intr vượt quá 1.5 lần thì bảo

vệ vẫn tác động

1617 Max. blocking time at CT saturation 8x1P Thời gian bão hoà TI

Giá trị dòng điện hãm


Min. Restr .current for bloking at CT
1618 7xI/Intr nhỏ nhất cho khoá tại
saturation
thời điểm TI bão hoà

Thời gian tác động của


1625 Trip time delay of diff .current stage Idiff> 0s
bảo vệ so lệch cấp 1

Thời gian tác động của


1626 Trip time delay of diff .current stage Idiff>> 0s
bảo vệ so lệch cấp 2

Thời gian giải trừ lệch


1627 Reset delay after trip has been initiated 01,s
cắt

Fault recording

store by fault Khởi động bản ghi sự


7400 Initialtion of data storage
dete cố khi có tín hiệu sự cố

7402 maximum time period of a fault recording 1a Thời gian ghi bản ghi

Thời gian ghi trước sự


7411 Pre trigger time for fault recording 0,1s
cố

7412 Post trigger time for fault recording 0,1s Thời gian ghi sau sự cố

3. Bảo vệ khoảng cách


3.1 Nguyên lý chung
Nguyên lý khoảng cách dùng để phát hiện sự cố trên hệ thống tải điện
hoặc máy phát điện bị mất đồng bộ hay mất kích kích.
Đối với các hệ thống truyền tải, tổng trở đo được tại chỗ đặt bảo vệ trong
chế độ làm việc bình thường ( bằng thương số của điện áp chỗ đặt bảo vệ với
dòng điện phụ tải ) cao hơn nhiều tổng trở đo được trong chế độ sự cố. Ngoài ra

41
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
trong nhiều trường hợp tổng trở của mạch vòng sự cố thường tỷ lệ với khoảng
cách từ chỗ đặt bảo vệ đến chỗ ngắn mạch.
Trong chế độ làm việc bình thường, tổng trở đo được tại chỗ đặt bảo vệ
phụ thuộc vào trị số và góc pha của dòng điện phụ tải.
Sơ đồ nguyên lý:

B ZD

IR Zp
U N
Z
B

Dòng điện vào rơ le:


I
IR =
nI

Điện áp vào rơ le:


U
UR =
nu

Tổng trở rơ le đo được:


U R U .n I Z S
ZR = = =
IR I .nu nz

nu
nz =
Với n I : tỷ số biến đổi tổng trở.

U
ZS = = Z pt + Z D
I : tổng trở phụ tải và đường dây .
Khi xảy ra ngắn mạch trên đường dây, sẽ có sự đột biến về tổng trở ZS,
ZS giảm đến một giá trị ZN nào đó tuỳ thuộc vào điểm ngắn mạch. Rơ le
khoảng cách phát hiện sự đột biến này và so sánh với giá trị đặt, nếu thoả mãn
sẽ tác động gửi tín hiệu đi cắt máy cắt với thời gian tương ứng của vùng sự cố.
Để đảm bảo tính chọn lọc phải chọn tổng trở khởi động của bảo vệ :
Zkđ< ZD

42
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Ngày nay nguyên lý bảo vệ khoảng cách thường được kết hợp với các
nguyên lý khác như quá dòng điện, quá điện áp, thiếu điện áp để thực hiện
những bảo vệ đa chức năng hiện đại.
Nguyên lý đo tổng trở có thể sử dụng để bảo vệ lưới điện phức tạp có
nhiều nguồn với hình dạng bất kỳ. Tuy nhiên một số yếu tố có thể ảnh hưởng
đến số đo của bộ phận khoảng cách như sai số của máy biến dòng, máy biến
điện áp, điện trở quá độ tại chỗ ngắn mạch, hệ số phân bố dòng điện trong
nhánh bị sự cố với dòng điện qua chỗ đặt bảo vệ, đặc biệt là quá trình dao động
điện.
Nguyên tắc chỉnh định của Rơle bảo vệ khoảng cách:
Vùng 1: Có thời gian tác động là t1 và do sai số của biến dòng điện và
điện áp người ta thường đặt tới 80% chiều dài đường dây.
Vùng II: Có thời gian tác động là t2 và để đảm bảo chọn lọc thời gian t2
phải lớn hơn so với thời gian làm việc của bảo vệ chính liền kề. Vùng hai bảo
vệ thường chiếm toàn bộ chiều dài đường dây cộng với 30% chiều dài đường
dây liền kề.
Vùng III: Có thời gian tác động t3 và chiều dài bảo vệ là bao bọc toàn bộ
chiều dài đường dây liền kề.
Các đặc tính bảo vệ của bảo vệ khoảng cách:
Hiện nay thông thường có 02 loại đặc tính cho bảo vệ khoảng cách:
- Đặc tính hình tròn hoặc elip
- Đặc tính hình thang.
Hiện nay người ta thường sử dụng đặc tính hình thang hơn là hình trong
bảo vệ khoảng cách vì độ nhậy của bảo vệ càng về phần cuối của đưòng dây thì
càng kém.

43
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ

3.2 Nguyên lý làm việc của các bảo vệ khoảng cách kỹ thuật số
3.2.1 Sơ đồ đấu nối biến dòng điện.
Trong Rơle bảo vệ khoảng cách thường có 04 cuộn dòng và 04 cuộn áp.
Trong đó cuộn dòng thứ 4 có thể được sử dụng cho đo dòng điện I0 hoặc đo
dòng điện bù của các đưòng dây chạy song song với nhau. Cuộn áp thứ tư có
thể được sử dụng đo điện áp U0 hoặc dùng để đo điện áp kiểm tra đồng bộ (các
thông số này phải được khai báo trong Rơle bảo vệ khoảng cách)
- Sơ đồ đấu nối mạch dòng và mạch áp trong Rơle bảo vệ khoảng cách
phải được đấu theo kiểu sơ đồ kiểu Y đủ. (Xem bản vẽ “ mạch dòng điện, điện
áp của Rơle bảo vệ khoảng cách”)
- Khái niệm về điện áp chuẩn: Điện áp chuẩn là điện áp mà Rơle bảo vệ
khoảng cách lấy làm giá trị cho việc đo lường xác định thông số bảo vệ khoảng
cách. Một số Rơle đã cố định sẵn điện áp đường dây hoặc điện áp thanh cái làm
thông số chuẩn. Một số Rơle bảo vệ thì cho phép chọn giá trị điện áp này.
Thông số điện áp chuẩn này rất quan trọng trong việc kiểm tra đồng bộ.
- Dòng điện thứ tự không trong Rơle bảo vệ khoảng cách: Do không đo
được trực tiếp dòng điện chạm đất nên dòng điện chạm đất trong Rơle bảo vệ
khoảng cách được xác định bằng hai cách:

44
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
+ Rơle bảo vệ tự tính toán dòng điện Io.
+ Đo dòng điện I0 bằng cuộn dòng thứ 4 của Rơle. Nghĩa là đấu chụm
03 dòng điện Ia, Ib, Ic bên ngoài và tổng dòng điện đưa vào cuộn dòng thứ tư.
Do vậy cần lưu ý của cực tính đầu của cuộn dòng thứ 04 trong Rơle bảo vệ.
3.2.2 Một số khái niệm trong Rơle bảo vệ khoảng cách.
Góc nhậy của đường dây: là tỉ số của điện kháng của đường dây với điện
trở của đường dây. Trong trường hợp ngắn mạch hoàn toàn một pha không tính
đến các yếu tố bên ngoài thì điểm ngắn mạch sẽ nằm trên góc nhậy của đường
dây.
Vùng chống lấn: Là vùng mà đường dây được vận hành bình thường
hoặc trong chế độ quá tải cho phép. Vùng tác động của bảo vệ phải không được
phép lấn vào vùng chống lẫn này.
Xác định điểm sự cố: Thông số đường dây được xác định bằng thông số
điện kháng và điện trở của đường dây. Khi sự cố xảy ra (ngắn mạch một pha,
hai pha) thì giá trị điện kháng không thay đổi mà giá trị điện trở thay đổi. Do
vậy để xác định điểm sự cố người ta căn cứ vào thông số điện kháng. Một lưu ý
đặc tính của bảo vệ khoảng cách trong trường hợp sự cố pha – pha và pha đất là
khác nhau. Do có sự khác nhau về điện trở khi có sự cố.

jX Z

Ø vùng chống lấn

R
Ø: Góc nhậy đường dây

Khi sự cố thực sảy ra thì điểm sự cố thường không nằm trên góc nhậy
của đường dây.

45
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
3.2.4 Các bảo vệ được tích hợp trong Rơle bảo vệ khoảng cách và
các lưu ý khi cài đặt Rơle bảo vệ khoảng cách.
Các chức năng bảo vệ được tích hợp thêm trong Rơle bảo vệ khoảng
cách:
- Ngoài chức năng bảo vệ chính là bảo vệ khoảng cách gồm 03 vùng tác
động thì trong Rơle bảo vệ khoảng cách thường còn tích hợp các chức năng bảo
vệ sau:
1. Bảo vệ quá dòng dự phòng không hướng: Bảo vệ này chỉ làm việc khi
mất điện áp TU chuẩn (thanh cái hoặc đường dây)
2. Bảo vệ chống đóng vào điểm sự cố (switch on to fault): Đây là loại
bảo vệ quá dòng bình thường nhưng là loại không hướng. Bảo vệ này chỉ tích
cực (On) khi nhận dạng tại thời điểm ban đầu khi đường dây có điện và duy trì
trong thời gian ngắn (khoảng 5s). Sau thời gian này bảo vệ đóng vào điểm sự
cố tự động trở vệ trạng thái off.
Để Rơle bảo vệ khoảng cách nhận dạng đường dây có điện tại thời điểm
ban đầu (mới đóng điện vào đường dây) bằng các tín hiệu sau:
+ Tín hiệu nhị phân đưa vào đầu vào Input của Rơle: Tín hiệu đóng máy
cắt bằng tay ( manual close command), tín hiệu trạng thái máy cắt (bao gồm cả
tín hiệu on và off)
+ Tín hiệu dòng điện: Khi đường dây có điện thì dòng điện sẽ vựơt
ngưỡng một giá trị và Rơle sẽ nhận dạng ra đường dây có điện. Nếu nhỏ hơn
giá trị cài đặt thì sẽ nhận dạng đường dây không điện. Tín hiệu nhận dạng này
phải kết hợp với tín hiệu trạng thái máy cắt hoặc tín hiệu điện áp mới đảm bảo
cho Rơle nhận dạng chính xác là đường dây có điện hay không.
3. Các lưu ý khi cài đặt Rơle bảo vệ khoảng cách:
Như đã nói ở trên Bảo vệ khoảng cách có 03 vùng tác động:
- Vùng 1: Đặt với chiều dài bảo vệ là 80% chiều dài đường dây.
- Vùng 2: là thêm 20% chiều dài đường dây liền kề.
- Vùng 3: Bảo vệ toàn bộ cho chiều dài đường dây liền kề.
Như vậy:

46
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Khi Rơle bảo vệ khoảng cách tác động vùng 1, vùng 2 thì chắc chắn sự
cố nằm trong vùng đường dây cần bảo vệ.
Khi Rơle bảo vệ khoảng cách tác động tại vùng 3 thì sự cố rơi vào đường
dây khác.
Do đó khi cài đặt chức năng bảo vệ cho các tiếp điểm đầu ra thì:
- Vùng 1,2 được cài đặt cho mạch cắt trực tiếp cuộn cắt để thực hiện cho
mục đích tự động đóng lặp lại sau này. Nếu cài đặt cho rơi Rơle lock out thì
chức năng tự động đóng lặp lại sẽ không làm việc vì mạch đóng sẽ không kín
mạch.
- Vùng 3 được cài đặt cho Rơle lock out. Vì sự cố đã rơi vào đưòng dây
khác và việc Rơle tác động là để bảo vệ dự phòng cho đường dây liền kề (có
thể không tác động)
- Các bảo vệ khác cũng được cài đặt trên Rơle lock out.
3.2.5 Thông số cài đặt của Rơle bảo vệ khoảng cách
Device Configuration
Cho phép lựa chọn nhóm bảo
0103 Setting Group Change Option Disabled
vệ
Lựa chọn đặc tính hình đa giác
0112 Phase Distance Quadrilateral cho bảo vệ khoảng cách sự cố
pha pha
Lựa chọn đặc tính hình đa giác
0113 Earth Distance Quadrilateral cho bảo vệ khoảng cách sự cố
pha đất
0120 Power Swing detection Enabled Chế độ dao động công suất
Chế độ truyền xa của bảo vệ
0121 Teleprotection for Distance prot Disabled
khoảng cách
0122 DTT Direct Transfer Trip Disabled Truyền nhận cắt trực tiếp
Bảo vệ chống đóng vào điểm
0124 Instantaneous HighSpeed SOTF Overcurrent Enabled
sự cố
0125 Weak Infeed (Trip and/or Echo) Disabled Nguồn yếu
Time
0126 Backup OverCurrent Bảo vệ quá dòng dự phòng
Overcurrent
Definite
0131 Earth fault OverCurrent Bảo vệ quá dòng chạm đất
Time
Chế độ truyền xa của bảo vệ
0132 Teleprotection For earth fault Overcurr Disabled
quá dòng
0138 Fault Locator Enabled Xác định điểm sự cố
0140 Trip Circuit Supervision Disabled Giám sát mạch cắt

Power System Data 1; Transformers

47
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Điểm chụm của biến dòng điện
towards
0201 CT Starpoint về phía đường dây hay thanh
Line
cái
0203 Rated Primary Voltage 115.0 kV Điện áp định mức cao áp
0204 Rated Secondary Voltage (L-L) 110 V Điện áp định mức nhị thứ
0205 CT Rated Primary Current 600 A Tỉ số biến dòng điện
0206 CT Rated Secondary Current 1A Dòng điện định mức nhị thứ
Cuộn số 4 của mạch áp được sử
not dụng:
0210 V4 voltage transformer is
connected - Kiểm tra đồng bộ, đo điện áp
Uo hoặc không sử dụng
Matching ratio Phase-VT To Open-Delta- Tỉ số giữa điện áp pha với điện
0211 1.73
VT áp U0
Tỉ số điện áp giữa TU đường
0215 Matching ratio U-line / Usync 1.00
dây với TU kiểm tra đồng bộ
Cuộn dòng thứ 4 được sử dụng
neutral
để: Đo dòng điện I0 hoặc bù
0220 I4 current transformer is current(of
dòng điện cho các đường dây
P.Line)
chạy song song
Tỉ số của cuộn dòng I4 với
0221 Matching ratio I4/Iph for CT's 1.000
Ipha

Power System Data 1; Power System


Solid Hệ thống nối đất của lưới:
0207 System Starpoint is
Grounded Trung tính trực tiếp nối đất

0230 Rated Frequency 50 Hz Tần số định mức

0235 Phase Sequence ABC Thứ tự pha

0236 Distance measurement unit km Đơn vị đo khoảng cách

Zero seq.
comp.
0237 Setting format for zero seq.comp. format factors Lựa chọn hệ số bù đường dây
RG/RL and
XG/XL

Power System Data 1; Breaker

48
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
0240A Minimum TRIP Command Duration 0.10 sec Thời gian duy trì lệnh cắt
0241A Maximum Close Command Duration 0.10 sec Thời gian duy trì lệnh đóng
Thời gian phục hồi hồ quang
0242 Dead Time for CB test-autoreclosure 0.10 sec cho mục đích kiểm tra chế độ
TĐL

Setting group A
Power System Data 2; Power System (Secondary Values)
1103 Measurement: Full Scale Voltage (100%) 115.0 kV Thang đo điện áp
1104 Measurement: Full Scale Current (100%) 600 A Thang đo dòng điện
1105 Line Angle 65° Góc đường dây
1107 P,Q operational measured values sign not reversed Đổi dấu cực tính của P, Q
0.241
1110 x' – Line Reactance per length unit Điện kháng đường dây
Ohm/km
1111 Line Length 57.0 km chiều dài đường dây
1116 Zero seq. comp. Factor RG/RL for Z1 0.25 Hệ số bù điện trở cho vùng 1
Hệ số bù điện kháng cho vùng
1117 Zero seq. comp. Factor XG/XL for Z1 0.67
1
Zero seq. comp.factor RG/RL for Hệ số bù điện trở cho vùng
1118 0.25
Z1B...Z5 1B...5
Zero seq. comp.factor XG/XL for Hệ số bù điện kháng cho vùng
1119 0.67
Z1B...Z5 1B...5

Power System Data 2; Line Status (Secondary Values)


Ngưỡng nhận dạng đường dây
1130A Pole Open Current Threshold 0.10 A
không điện bằng tín hiệu dòng
Ngương nhận dạng đường dây
1131A Pole Open Voltage Threshold 30 V
không điện bằng tín hiệu áp

1132A Seal-in Time after ALL closures 0.05 sec


Manual
Nhận dạng đóng đưòng dây
1134 Recognition of Line Closures with close BI
qua tín hiệu lệnh đóng bằng tay
only
With Pole
Open Giải trừ lệnh cắt với nhận dạng
1135 RESET of Trip Command Current đường dây không điện bằng tín
Threshold hiệu dòng
only
Ngưỡng bão hoà của biến dòng
1140A CT Saturation Threshold 20.0 A
điện

1150A Seal-in Time after MANUAL closures 0.30 sec

1151 Manual CLOSE COMMAND generation no Điều khiển bằng tay

Manual Closure Impulse after Xung sau khi điều khiển bằng
1152 <none>
CONTROL tay

21 Distance protection, general settings; General (Secondary Values)

49
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
1201 21 Distance protection is ON Chức năng bảo vệ khoảng cách
Ngưỡng dòng điện để đo
1202 Phase Current threshold for dist. meas. 0.30 A
khoảng cách
1211 Angle of inclination, distance charact. 90°

1208 Series compensated line No Bù đường dây mắc song song


With zone Cắt nhanh sau khi đóng vào
1232 Instantaneous trip after SwitchOnToFault
Z1B điểm sự cố bằng Z1B
1241 R load, minimum Load Impedance (ph-g) 60.0 Ohm Điện trở tải (ph-đất)

1242 PHI load, maximum Load Angle (ph-g) 45° Góc pha tải (pha đất)
R load, minimum Load Impedance (ph-
1243 60.0 Ohm Điện trở tải (ph-pha)
ph)
1244 PHI load, maximum Load Angle (ph-ph) 45° Góc pha tải (pha pha)
Cho phép Z1B on trước khi AR
1357 Z1B enabled before 1st AR (int. or ext.) No
lần 1

21 Distance protection, general settings; Ground Faults (Secondary Values)

1203 3Io threshold for neutral current pickup 0.10 A Ngưỡng dòng điện trung tính

1204 3Vo threshold zero seq. voltage pickup 5V Ngưỡng điện áp 3Uo

1207A 3I0>-pickup-stabilisation (3I0>/ Iphmax) 0.10

3I0> or Lựa chọn điều kiện để tính toán


1209A Criterion of earth fault recognition
3U0> bảo vệ chạm đất
Block
Lựa chọn vòng lặp pha - đất
1221A Loop selection with 2Ph-G faults leading ph-g
khi có sự cố hai pha chạm đất
loop

21 Distance protection, general settings; Time Delays (Secondary Values)


with Điều kiện để khởi động thời
1210 Condition for zone timer start Distance gian
Pickup

21 Distance zones (quadrilateral); Zone Z1 (Secondary Values)


Hướng của bảo
1301 Operating mode Z1 Forward
vệ vùng 1
Điện trở sự cố
1302 R(Z1), Resistance for ph-ph-faults 10.0 Ohm
pha pha
1303 X(Z1), Reactance 11.0 Ohm Điện kháng
Điện trở của sự
1304 RG(Z1), Resistance for ph-gnd faults 16.0 Ohm
cố pha đất
Thời gian tác
1305 T1-1phase, delay for single phase faults 0.00 sec động cho sự cố
pha đất

50
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Thời gian tác
1306 T1multi-ph, delay for multi phase faults 0.00 sec động cho sự cố
pha pha
1307 Zone Reduction Angle (load compensation) 0° Góc bù tải

21 Distance zones (quadrilateral); Zone Z1B-exten. (Secondary Values)


Hướng của bảo
1351 Operating mode Z1B (overrreach zone) Forward vệ vùng Z1B
Điện trở sự cố
1352 R(Z1B), Resistance for ph-ph-faults 16.0 Ohm pha pha
Điện kháng
1353 X(Z1B), Reactance 17.8 Ohm

Điện trở của sự


1354 RG(Z1B), Resistance for ph-gnd faults 25.0 Ohm cố pha đất
Thời gian tác
1355 T1B-1phase, delay for single ph. faults 0.00 sec động cho sự cố
pha đất
Thời gian tác
1356 T1B-multi-ph, delay for multi ph. faults 0.00 sec động cho sự cố
pha pha

21 Distance zones (quadrilateral); Zone Z2 (Secondary Values)


Hướng của bảo
1311 Operating mode Z2 Forward
vệ vùng Z1B
Điện trở sự cố
1312 R(Z2), Resistance for ph-ph-faults 16.0 Ohm
pha pha
1313 X(Z2), Reactance 17.8 Ohm Điện kháng
Điện trở của sự
1314 RG(Z2), Resistance for ph-gnd faults 25.0 Ohm
cố pha đất
Thời gian tác
1315 T2-1phase, delay for single phase faults 0.30 sec động cho sự cố
pha đất
Thời gian tác
1316 T2multi-ph, delay for multi phase faults 0.30 sec động cho sự cố
pha pha

21 Distance zones (quadrilateral); Zone Z3 (Secondary Values)


Hướng của bảo
1321 Operating mode Z3 Forward
vệ vùng Z1B
Điện trở sự cố
1322 R(Z3), Resistance for ph-ph-faults 25.0 Ohm
pha pha
1323 X(Z3), Reactance 27.5 Ohm Điện kháng
Điện trở của sự
1324 RG(Z3), Resistance for ph-gnd faults 35.0 Ohm
cố pha đất
Thời gian tác
1325 T3 delay 1.7 sec động cho sự cố
pha đất

21 Distance zones (quadrilateral); Zone Z4 & Z5 (Secondary Values)


1331 Operating mode Z4 Inactive Vùng 4 – Off
1341 Operating mode Z5 Inactive Vùng 5 –off

51
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
68 Power Swing detection (Secondary Values)
chế độ dao động
công suất- khi
All zones xảy ra dao động
2002 Power Swing Operating mode
blocked công súât thì
khoá các vùng
bảo vệ
Cắt từ dao động
2006 68T Power swing trip NO
công suất
2007 Trip delay after Power Swing Blocking 0.10 s

50HS Instantaneous High Speed SOTF (Secondary Values)


Bảo vệ chống
2401 50HS Inst. High Speed SOTF-O/C is ON đóng vào điểm
sự cố
2404 50HS High Speed SOTF-O/C PICKUP 0.8 A Giá trị tác động

50(N)/51(N) Backup OverCurrent; General (Secondary Values)


Bảo vệ quá dòng
Only Active with
dự phòng chỉ làm
2601 Operating mode Loss of VT sec.
việc khi mất điện
circuit
áp TU
Thời gian tác
2680 Trip time delay after SOTF 0.00 sec động

50(N)/51(N) Backup OverCurrent; 50 (N) -B1 (Secondary Values)


Giá trị tác động
2610 50-B1 Pickup 1.20 A của bảo vệ quá
dòng cấp 1
2611 50-B1 Delay 0.30 sec Thời gian trễ
Giá trị tác động
2612 50N-B1 Pickup 1.10 A của bảo vệ chạm
đất cấp 1
2613 50N-B1 Delay 0.30 sec Thời gian
Chức năng cắt
2614 Instantanuos trip via Pilot Prot./BI No nhanh thông qua
tín hiệu BI
Cắt nhanh sau
2615 Instantanuos trip after SwitchOnToFault No khi switch onto
fault

50(N)/51(N) Backup OverCurrent; 50 (N) -B2 (Secondary Values)


Giá trị tác động
2620 50-B2 Pickup 0.80 A của bảo vệ quá
dòng cấp 1
2621 50-B2 Delay 1.00 sec Thời gian trễ
Giá trị tác động
2622 50N-B2 Pickup 0.60 A của bảo vệ chạm
đất cấp 1
2623 50N-B2 Delay 1.00 sec Thời gian
Chức năng cắt
2624 Instantanuos trip via Pilot Prot./BI No
nhanh thông qua

52
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
tín hiệu BI
Cắt nhanh sau
2625 Instantanuos trip after SwitchOnToFault No khi switch onto
fault

50(N)/51(N) Backup OverCurrent; 51 (N) -B (Secondary Values)


2640 51-B Pickup oo A Bảo vệ quá dòng
2642 51-B Time Dial oo sec phụ thuộc
2646 51-B Additional Time Delay 30 sec
2650 51N-B Pickup oo A
2652 51N-B Time Dial oo sec
2656 51N-B Additional Time Delay 30 sec
2660 IEC Curve Normal Inverse
2670 Instantaneous trip via Pilot Prot./BI NO
2671 Instantaneous trip after SwitchOnToFault NO

50(N)/51(N) Backup OverCurrent; 50 (N) -STUB (Secondary Values)


2630 50-STUB Pickup oo A
2631 50-STUB Delay oo sec
2632 50N-STUB Pickup oo A
2633 50N-STUB Delay oo sec
2634 Instantaneous trip via Pilot Prot./BI NO
2635 Instantaneous trip after SwitchOnToFault NO

Measurement Supervision; Balance/ Sum. (Secondary Values)


2901 Measurement Supervision ON Giám sát mạch
2902A Voltage Threshold for Balance Monitoring 50 V dòng điện và
điện áp
2903A Balance Factor for Voltage Monitor 0.75
2904A Current Threshold for Balance Monitoring 0.50 A
2905A Balance Factor for Current Monitor 0.50
2906A Summated Current Monitoring Threshold 0.10 A
2907A Summated Current Monitoring Factor 0.10
2908A T Balance Factor for Voltage Threshold 5 sec
2909A T Current Balance Monitor 5 sec

Measurement Supervision; Meas. Volt. Fail (Secondary Values)


2910 Fuse Failure Monitor ON Giám sát mạch
2911A Minimum Voltage Threshold V> 30 V dòng điện và
điện áp
2912A Maximum Current Threshold I< 0.10 A
2913A Maximum Voltage Threshold V< (3phase) 5V
2914A Differential Current Threshold (3phase) 0.10 A
with current
2915 Voltage Failure Supervision
supervision
2916A Delay Voltage Failure Supervision 3.00 sec

Group Earth fault overcurrent; Group General

53
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
3101 Earth Fault overcurrent function ON Bảo vệ chạm đất
Khoá bảo vệ
3102 Block E/F for Distance protection NO
chạm đất
3174 Block E/F for Distance Protection Pickup in each zone
3104A Stabilisation Slope with Iphase 10 % Độ ổn định
Hãm hài bậc hai
3170 2nd harmonic ratio for inrush restraint 15 % khi đóng xung
kích
Giá dòng điện
3171 Max.Current, overriding inrush restraint 7.50 A lớn nhất khi hãm
hài
with Pickup and
3172 Instantaneous mode after SwitchOnToFault
direction
Thời gian cắt sau
3173 Trip time delay after SOTF 0.00 sec
SOFT

Group Earth fault overcurrent; Group 3I0>>>


3110 Operating mode Inactive Bảo vệ 3I0>>>
3111 3I0>>> Pickup 4.00 A
3112 T 3I0>>> Time delay oo
3113 Instantaneous trip via Teleprot./BI NO
3114 Instantaneous trip after SwitchOnToFault NO
3115 Inrush Blocking NO

Group Earth fault overcurrent; Group 3I0>>


3120 Operating mode Inactive Bảo vệ 3I0 >>
3121 3I0>> Pickup 2.00 A
3122 T 3I0>> Time delay oo
3123 Instantaneous trip via Teleprot./BI NO
3124 Instantaneous trip after SwitchOnToFault NO
3125 Inrush Blocking NO

Group Earth fault overcurrent; Group 3I0>


Hướng đặt của
3130 Operating mode Forward
bảo vệ chạm đất
3131 3I0> Pickup 0.20 A Giá trị tác động
3132 T 3I0> Time Delay 3.0 sec Thời gian trễ
Truyền tín hiệu
3133 Instantaneous trip via Teleprot./BI NO
xa thông qua BI
Cắt nhanh sau khi
3134 Instantaneous trip after SwitchOnToFault NO
Switch ontofault.
3135 Inrush Blocking NO Khoá chéo

Measurement Supervision; VT mcb (Secondary Values)


2921 VT mcb operating time 0 ms Giám sát điện áp TU

Fault Locator (Secondary Values)


Picku Khởi động bản ghi sự cố
3802 Start fault locator with
p

54
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
3806 Load Compensation NO Bù tải

Oscillographic Fault Records (Secondary Values)


Ghi sự cố dưới dạng
0402A Waveform Capture Save with Pickup sóng

0403A Scope of Waveform Data Fault event

Tổng thời gian ghi


0410 Max. length of a Waveform Capture Record 3.50 sec
Thời gian ghi trước
0411 Captured Waveform Prior to Trigger 0.2 sec sự cố
Thời gian sau sự cố
0412 Captured Waveform after Event 0.2 sec
Thời gian ghi được
0415 Capture Time via Binary Input 0.50 sec kích oạt qua BI

4. Bảo vệ quá dòng


4.1 Nguyên lý chung
4.1.1.Bảo vệ quá dòng không hướng
Quá dòng điện là hiện tượng khi xảy ra dòng điện chạy qua phần tử của
hệ thống vượt quá trị số dòng điện lâu dài cho phép.
Có hai loại đặc tính thời gian làm việc của bảo vệ quá dòng: đặc tính độc
lập và đặc tính phụ thuộc.

I=
I=

Độc lập Phụ thuộc


Thời gian làm việc của bảo vệ có đặc tính độc lập không phụ thuộc vào
trị số dòng điện chạy qua bảo vệ.

55
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Thời gian làm việc của bảo vệ có đặc tính phụ thuộc thì tỷ lệ nghịch với
dòng điện chạy qua bảo vệ: Dòng điện càng lớn thì thời gian tác động càng
nhanh.
Đối với bảo vệ quá dòng có đặc tính thời gian phụ thuộc có rất nhiều
dạng khác nhau:
t=f(1/t)
Đối với tiêu chuẩn IEC:
t=A.Tđ/(I*m – 1).
Trong đó:
- A,m: Hệ số phụ thuộc vào độ dốc.
- Tđ: Đại lượng đặt.
- I* = IRL/Ikđ .
Độ dốc tiêu chuẩn:
t = 0.14/(I*0.02 – 1).
Rất dốc:
t = 13.5/(I* - 1).
Cực dốc:
t = 80/(I*2 – 1).
Trong đó: I* là dòng điện chạy qua rơle tính quy đổi về giá trị tương đối
so với trị số đặt trong rơle.
Tính chọn lọc của bảo vệ quá dòng được đảm bảo bằng nguyên tắc phân
cấp việc chọn thời gian tác động: Bảo vệ càng gần nguồn cung cấp thời gian tác
động càng lớn.

HT A B C
Phụ tải
tA tB tC

tA = tB + ∆t
tB = tC + ∆t
Trong đó: ∆t gọi là cấp chọn lọc về thời gian, nó phụ thuộc vào sai số
của bản thân rơle cũng như thời gian cắt của máy cắt.
Dòng điện khởi động của bảo vệ quá dòng được chọn trên nguyên tắc:

56
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
ILV max < Ikđ < IN min
Trong đó:
ILV max: Dòng điện làm việc cực đại đi qua bảo vệ.
IN min: Dòng điện ngắn mạch cực tiểu đi qua bảo vệ.
ILV max < Ikđ: Để đảm bảo bảo vệ không tác động ở chế độ bình thường.
Ikđ < IN min: Để đảm bảo bảo vệ tác động đúng khi có sự cố ngắn mạch.
Độ nhạy của bảo vệ được xác định:
Kn = IN min/Ikđ
*Ưu điểm của bảo vệ quá dòng là điện là đơn giản.
*Nhược điểm: Đối với cấu hình của lưới điện phức tạp bảo vệ quá dòng
với thời gian làm việc chọn theo nguyên tắc phân cấp không đảm bảo được tính
chọn lọc.
*ứng dụng: Do những nhược điểm của bảo vệ quá dòng nói trên mà bảo
vệ quá dòng được dùng làm bảo vệ chính trong lưới hình tia. Còn trong lưới
điện phức tạp nó chỉ làm chức năng bảo vệ dự phòng.
Đối với sơ đồ đấu của bảo vệ quá dòng không hướng thì tuỳ theo lưới
điện khác nhau mà có sơ đồ đấu khác nhau như: Sơ đồ đấu Y đủ, sơ đồ đấu Y
thiếu
Đối với lưới điện trung thế thì bảo vệ quá dòng được sử dụng làm bảo vệ
chính. Đối với máy biến áp là bảo vệ dự phòng. Việc phối hợp bảo vệ quá dòng
ngăn lộ tổng trung thế với các ngăn lộ đường dây khi sử dụng đặc tuyến độc lập
là phối hợp bằng thời gian.
4.1.2. Bảo vệ quá dòng có hướng.
Đối với 1 số cấu hình lưới điện phức tạp bảo vệ quá dòng vô hướng
không đảm bảo được tính chọn lọc. Chẳng hạn đối với sơ đồ các đường dây
làm việc song song, nếu sử dụng bảo vệ quá dòng điện thông thường thì thời
gian làm việc của các bảo vệ được chọn như sau:
t2 = t4 = t5 + ∆t
t1 = t3 = t5 + 2.∆t
1 N1 2
HT N3
5
N2

57
3 4
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Khi xảy ra sự cố tại điểm N1 thì nếu theo nguyên tắc chọn thời gian như
trên thì bảo vệ tại 1, 2 và 4 phải làm việc.
Khi xảy ra sự cố tại điểm N2 thì nếu theo nguyên tắc chọn thời gian như
trên thì bảo vệ tại 3, 4 và 2 phải làm việc.
Điều này không phù hợp vì khi ngắn mạch N1 để đảm bảo tính chọn lọc
thì chỉ cần cắt máy cắt 1 và 2 là đủ.
Để khắc phục nhược điểm này người ta trang bị thêm bộ phận định
hướng công suất tại các bảo vệ 2 và 4 với chiều công suất tác động ứng với
luồng công suất đi từ phía thanh cái vào đường dây thì không cần phối hợp thời
gian tác động giữa bảo vệ 2 và 4 với bảo vệ 5. Khi xảy ra sự cố tại điểm N1 lúc
này luồng công suất sẽ đi từ 2 thanh cái tới điểm ngắn mạch. Khi đó bảo vệ 1
và 2 sẽ tác động còn bảo vệ tại 4 sẽ không làm việc vì công suất tại bảo vệ 4 đi
từ phía đường dây vào thanh cái.
Tác động của bảo vệ quá dòng có hướng phụ thuộc vào 2 yếu tố: Dòng
điện sự cố(được kiểm tra bằng bộ phận quá dòng điện) và hướng công suất qua
chỗ đặt bảo vệ.
Độ nhậy của bộ phận khởi động quá dòng điện được kiểm tra theo hệ số
độ nhậy còn tác động của bộ phận định hướng công suất được kiểm tra theo đặc
tính góc. Đối với trường hợp sự cố cần khảo sát, xác định véc tơ điện áp đặt
vào rơle, lấy véc tơ này làm chuẩn xác định miền tác động của bộ phận định
hướng công suất theo góc khởi động.

I> w

&

58
Trip
t
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
*Ưu điểm: Bảo vệ quá dòng có hướng khắc phục được những nhược
điểm của bảo vệ quá dòng vô hướng.
*Nhược điểm: Đối với điện phức tạp nhiều nguồn cung cấp thì bảo vệ
quá dòng có hướng vẫn không đảm bảo. Để khắc phục nhược điểm này người
ta dùng bảo vệ khoảng cách, so lệch dọc.
Bảo vệ quá dòng có hướng được sử dụng làm bảo vệ dự phòng cho bảo
vệ khoảng cách đối với các đường dây 110kV trở lên.
Sơ đồ đấu mạch dòng điện và mạch điện áp của Rơle bảo vệ quá dòng có
hướng phải được đấu theo sơ đồ Y đủ như bảo vệ khoảng cách và được ứng
dụng chủ yếu cho các đường dây 110kV.
Trong thực tế một số trường hợp bảo vệ quá dòng tác động nhưng bảo vệ
khoảng cách lại không tác động hoặc bảo vệ khoảng cách cấp 1 tác động đồng
thời với bảo vệ quá dòng cắt nhanh tác động do vậy trong trường hợp sử dụng
hệ thống tự động đóng lặp lại thì chức năng bảo vệ quá dòng cắt nhanh và có
thời gian nhỏ hơn 0,5s thì sẽ được cài đặt đi cắt trực tiếp còn lại sẽ được cài đặt
đi rơi Rơle lock out.
4.1.3 Thông số cài đặt của Rơle bảo vệ quá dòng
Settings Parameter set A
1100 POWER SYSTEM DATA
1101 Rated system frequency fN 50 Hz Tần số định mức

1102 Connection of CT2 IL2 Kiểu đấu nối mạch dòng

1105 Primary rated current 200A Tỉ số biến dòng điện


1106 Secondary rated current 1A Dòng điện nhị thứ

1134 Minimum trip command duration 0.15 s Thời gian duy trì lệnh cắt

1300 O/C PROTECTION PHASE FAULTS


1301 O/C protection for phase faults On Chức năng bảo vệ quá dòng pha

1303 Pick-up value of the high-set inst. stage I >>> +* I./In Bảo vệ quá dòng cấp >>>

1305 Pick-up value of the high-set stage I >> 1.80 I/In Bảo vệ quá dòng cấp >>
1307 Trip time delay of the high-set stage I >> 1.50 s Thời gian tác động

1308 Pick-up value of the overcurrent stage I > 0.80 I/In Bảo vệ qúa dòng cấp >

1310 Trip time delay of the overcurrent stage I > 3.00 s Thời gian tác động

59
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
1311 Measurement repetition no

1319 Manual close I >> Bảo vệ cắt khi đóng vào điểm

undelayed sự cố (switch onto fault)

1400 O/C PROTECTION EARTH FAULTS

1401 O/C protection for earth faults on Bảo vệ chạm đất

1402 Pick-up value of the high-set stage IE >> +* I./In Bảo vệ chạm đất cấp >>

1404 Trip time delay of the high-set stage IE >> 10.00 s Thời gian tác động

1405 Pick-up value of the overcurrent stage IE > 0.70 I/In Bảo vệ chạm đất cấp >

1407 Trip time delay of the overcurrent stage IE > 3.50 s Thời gian tác động

1408 Measurement repetition no

1416 Manual close Ineffective Không khởi động bảo vệ này

khi đóng vào điểm sự cố

2700 THERMAL OVERLOAD PROTECTION


2701 State of thermal overload protection on Bảo vệ quá tải

2706 Time-setting for I-squared-t overload stage 1.0 s Thời gian

2707 Pick-up value for I-squared-t overload stage 0.4 I/In Giá trị dòng điện để khởi động
bảo vệ quá tải

Configuration

7400 FAULT RECORDINGS


7402 Initiation of data storage Storage by

fault det

7410 Maximum time period a fault recording 3.00 s Thông số đặt của bản ghi sự cố

7411 Pre-trigger time for fault recording 0.10 s

7412 Post-fault time for fault recording 0.10 s

7800 SCOPE OF FUNCTIONS


7801 Characteristic of O/C protection Definite Bảo vệ quá dòng đặc tính độc

time lập

7802 Temporaty pick-up value change over (O/C- Non-existent


st)

7803 Unbalanced load protection Non-existent Bảo vệ dòng điện không cân

bằng
7804 Thermal overload protection Without Bảo vệ quá tải

60
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
memory

7805 Supervision of starting time Non-existent Chức năng giám sát

7839 Trip circuit supervision Non-existent Giám sát mạch cắt

4.1.4 Thông số cài đặt của Rơle bảo vệ quá dòng có hướng.
Device Configuration

0103 Setting Group Change Option Disabled Cho phép lựa chọn nhóm cài đặt

0104 Oscillographic Fault Records Enabled Kích hoạt bản ghi sự cố

Chức năng bảo quá dòng pha


0112 DMT/IDMT Phase Disabled
không hướng

Chức năng bảo vệ quá dòng


0113 DMT/IDMT Earth Disabled
chạm đất không

Definite Time Chức năng bảo vệ quá dòng có


0115 DMT/IDMT Directional Phase
only hướng

Definite Time Chức năng bảo vệ quá dòng có


0116 DMT/IDMT Directional Earth
only hướng chạm đất

0117 Cold Load Pickup Disabled Bảo vệ khởi động động cơ


0122 2nd Harmonic Inrush Restraint Disabled Hãm hài bậc hai

0131 (Sensitive)Ground Fault Disabled Bảo vệ chạm đất độ nhạy cao

0140 46 Negative Sequence Protection Disabled Bảo vệ thứ tự nghịch


0142 49 Thermal Overload Protection Disabled Bảo vệ quá tải

0170 50BF Breaker Failure Protection Enabled Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt

0182 74TC Trip Circuit Supervision Disabled Giám sát mạch cắt
Power System Data 1; Power System

0214 Rated Frequency 50 Hz Tần số định mức

0209 Phase Sequence ABC Thứ tự pha


Degree Đơn vị đo nhiệt độ
0276 Unit of temparature measurement
Celsius

Điểm đấu chụm của biến dòng


0201 CT Starpoint towards Line
điện

Van, Vbn, Sơ đồ đấu của mạch điện áp


0213 VT Connection, three-phase
Vcn

61
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Storage of th.Replicas w/o Power
0235A No
Supply

Dòng điện Io được tính toán hay


Ignd
0613A Ground Overcurrent Protection with là đo trực tiếp bằng cuộn dòng
(measured)
thứ 4

Power System Data 1; CT's

0204 CT Rated Primary Current 600 A Tỉ số biến dòng điện pha

0205 CT Rated Secondary Current 1A Dòng điện nhị thứ

0217 Ignd-CT rated primary current 600 A Tỉ số biến dòng điện đất

0218 Ignd-CT rated secondary current 1A Dòng địên nhị thứ chạm đất

Power System Data 1; VT's

0202 Rated Primary Voltage 115.0 kV Điện áp định mức

0203 Rated Secondary Voltage (L-L) 110 V Điện áp nhị thứu


Matching ratio Phase-VT To Open- Tỉ số điện áp giữa điện áp pha và
0206A 1.73
Delta-VT tam giác hở

Power System Data 1; Breaker


Minimum TRIP Command Thời gian duy trì lệnh cắt
0210A 0.15 sec
Duration

Maximum Close Command Thời gian duy trì lệnh đóng


0211A 1.00 sec
Duration

Closed Breaker Min. Current Ngưỡng dòng điện xác định máy cắt
0212 0.05 A
Threshold mở
Setting Group A

Power System Data 2; General (Secondary Values)

Measurement: Full Scale Voltage Thang đo điện áp


1101 115.00 kV
(100%)

Measurement: Full Scale Current Thang đo dòng điện


1102 600.00 A
(100%)
50/51 Phase/Ground Overcurrent; General (Secondary Values)

1301 50N, 51N Ground Time Overcurrent ON Chức năng bảo vệ chạm đất

Chức năng bảo vệ chạm đất tích cực


1313A Manual Close Mode Inactive
khi đóng máy cắt bằng tay

62
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
50/51 Phase/Ground Overcurrent; 50N (Secondary Values)

Chức năng bảo vệ quá dòng chạm đất


1302 50N-2 Pickup oo A
không hướng

1303 50N-2 Time Delay oo sec Thời gian

Chức năng bảo vệ quá dòng chạm đất


1304 50N-1 Pickup 0.20 A
không hướng

1305 50N-1 Time Delay 4.0 sec Thời gian

1314A 50N-2 active Always

67 Directional Phase/Ground Overcurrent; General (Secondary Values)

Chức năng bảo vệ quá dòng có


1501 67, 67-TOC Phase Time Overcurrent ON
hướng

67-2 Khởi động chức năng bảo vệ quá


1513A Manual Close Mode instantaneousl dòng có hướng khi đóng lại bằng tay
y

Inductive Góc tải đường dây


1515A Normal Load (Torque angle of dir. fct)
(135°)
1516 Phase Direction Forward Hướng công suất

67N, 67N-TOC Ground Time Bảo vệ quá dòng chạm đất có hướng
1601 ON
Overcurrent
67N-2 Khởi động chức năng bảo vệ quá

1613A Manual Close Mode instantaneousl dòng có hướng khi đóng lại bằng tay

y
Inductive Góc tải đường dây
1615A Normal Load (Torque angle of dir. fct)
(135°)

1616 Ground Direction Forward Hướng công suất


67 Directional Phase/Ground Overcurrent; 67 (Secondary Values)

1502 67-2 Pickup 2.20 A Giá trị tác động bảo vệ qd cấp 2

1503 67-2 Time Delay 0.0 sec Thời gian tác động bvqd cấp 2
1504 67-1 Pickup 1.20 A Giá trị tác động bảo vệ qd cấp 1

1505 67-1 Time Delay 3.30 sec Thời gian tác động bvqd cấp 1

1514A 67 active Always


67 Directional Phase/Ground Overcurrent; 67N (Secondary Values)

63
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
1602 67N-2 Pickup 1.10 A Giá trị tác động bảo vệ qd cấp 2

1603 67N-2 Time Delay 0.00 sec Thời gian tác động bvqd cấp 2

1604 67N-1 Pickup 0.60 A Giá trị tác động bảo vệ qd cấp 1

1605 67N-1 Time Delay 0.30 sec Thời gian tác động bvqd cấp 1

1614A 67N active always

Measurement Supervision (Secondary Values)

8101 Measurement Supervision ON

Voltage Threshold for Balance


8102 10 V
Monitoring

8103 Balance Factor for Voltage Monitor 0.75

Current Threshold for Balance


8104 0.10 A Chức năng giám sát đo lường
Monitoring

8105 Balance Factor for Current Monitor 0.50


Summated Current Monitoring
8106 0.05 A
Threshold

8107 Summated Current Monitoring Factor 0.10


50BF Breaker Failure

Chức năng bảo vệ chống hư


7001 50BF Breaker Failure Protection ON
hỏng máy cắt
7004 Check Breaker Contacts On Kiểm tra trạng thái máy cắt

7005 Trip-Timer 0.30 sec Thời gian tác động

Oscillographic Fault Records (Secondary Values)


Save with
0401 Waveform Capture
Pickup

0402 Scope of Waveform Data Fault event


Max. length of a Waveform Capture
0403 3.50 sec Đặt thông số bản ghi sự cố
Record

0404 Captured Waveform Prior to Trigger 0.25 sec


0405 Captured Waveform after Event 0.10 sec

0406 Capture Time via Binary Input 0.50 sec

64
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
5. Chức năng tự động đóng lặp lại kèm kiểm tra đồng bộ
5.1 Nguyên lý làm việc chung
Chức năng tự động đóng lặp lại đường đường dây được ứng dụng cho
các đường dây trung áp và cao áp. Đối với đường dây trung áp thì số lần đóng
lặp lại có thể là từ trên 02 lần nhưng đối với lưới điện 110kV thì số lần tự động
đóng lặp lại tối đa chỉ hai lần (hiện nay trong các phiếu chỉnh định của A1 chỉ
cho phép đóng lại một lần)
Chức năng tự động đóng lặp lại chỉ làm việc khi có sự cố sảy ra trên
chính xác đoạn đường dây được bảo vệ nghĩa là chức năng tự động đóng lại chỉ
khởi động khi bảo vệ khoảng cách cấp 1, cấp 2 hoặc bảo vệ quá dòng cắt nhanh
có thời gian tác động nhỏ hơn 0,5s tác động. Đối với các bảo vệ khác chỉ làm
nhiệm vụ dự phòng (dự phòng khi bảo vệ chính không tác động hoặc bảo vệ
của đường dây trước nó không làm việc...vvv) nên sẽ không được khỏi động
chức năng tự động đóng lặp lại.
Để khởi động chức năng tự động đóng lặp lại có hai phương pháp:
+ Khởi động từ bản thân Rơle bảo vệ ra lệnh cắt máy cắt (Trong Rơle
bảo vệ khoảng cách...vvv)
+ Khởi động từ các tín hiệu bên ngoài thông qua các đầu vào nhị phân
của BI (Các tín hiệu khởi động từ bảo vệ quá dòng được gửi cho Rơle bảo vệ
khoảng cách để khởi động chức năng đóng lặp lại).
Để khoá chức năng tự động đóng lặp lại thì có thể thực hiện bằng các
khoá điều khiển on/off được đưa vào đầu vào nhị phân của Rơle.
5.2 Các yêu cầu để tự động đóng lặp lại thành công
Để đảm bảo chắc chắn tự động đóng lặp lại làm việc tin cậy, trước khi ra
lệnh đóng lặp lại Rơle bảo vệ sẽ kiểm tra trạng thái máy cắt (các tín hiệu này
được đưa vào đầu vào nhị phân của Rơle)
- Trạng thái mở hoặc đóng của máy cắt.
- Máy cắt đã được lên cót
( Một số Rơle có thể cho phép lựa chọn kiểm tra hay không kiểm tra
hoặc bắt buộc phải có các tín hiệu trên trước khi ra lệnh tự động đóng lặp lại)
Kiểm tra động bộ trước khi đóng lặp lại:

65
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
Chức năng kiểm tra đồng bộ trước khi đóng lặp lại là yêu cầu bắt buộc
đối với đường dây 110kV. Điện áp chuẩn là điện áp dùng để tính toán bảo vệ
khoảng cách (có thể là điện áp thanh cái hoặc đường dây tuỳ vào Rơle) và đựơc
đấu vào 03 cuộn áp đầu tiên của Rơle bảo vệ khoảng cách còn cuộn áp thứ tư sẽ
được dùng để kiểm tra đồng bộ. Có 03 chế độ kiểm tra đồng bộ
+ Thanh cái có điện đường dây không điện
+ Thanh cái không điện và đường dây có điện
+ Thanh cái có điện và đường dây có điện.
Các thông số kiểm tra đồng bộ này phụ thuộc vào cấu trúc lưới và được
A1 xác định sẵn.
Lưu ý: Đối với Rơle loại 7SA của siemens thì điện áp chuẩn của Rơle là
điện áp đường dây còn điện áp dùng để kiểm tra đồng bộ là điện áp thanh cái
nhưng trong trạm biến áp thì điện áp 03 ba pha thường lắp đặt tại thanh cái còn
một pha thì lắp đặt tại đường dây do vậy khi đặt phiếu chỉnh định cho Rơle bảo
vệ khoảng cách của 7SA cần hết sức lưu ý.
Trong quá trình xử lý tự động đóng lặp lại nếu Rơle bảo vệ nhận được tín
hiệu bảo vệ tác động (được đặt thông qua đầu vào nhị phân) thì quá trình tự
động đóng lặp lại sẽ dừng.
5.3 Thời gian trong chu kỳ tự động đóng lại
T- action time: Thời gian này sẽ được bắt đầu khi một chức năng bảo vệ
được kích hoạt. Thời gian này phải dài hơn thời gian tác động mà chức năng
bảo vệ đó được dùng nhằm mục đích khởi động chức năng tự động đóng lặp
lại.
T – Dead time: Thời gian phục hồi hồ quang của máy cắt
T- reclaime time: Là khoảng thời gian mà số lần tự động đóng lặp lại
được thực hiện. Nếu số lần đóng lặp lại là 1 thì chức năng tự động lặp lại sẽ bị
khoá trong khoảng thời gian sau mỗi lần TĐL.
5.4 Ví dụ về thông số cài đặt trong Rơle tự động đóng lặp lại
79 Auto Reclosing (Secondary Values)

3401 79 Auto-Reclose Function ON Chức năng tự động đóng lặp lại

3402 52-ready interrogation at 1st trip NO Kiểm tra trạng thái máy cắt

66
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
3403 Reclaim time after successful AR cycle 180.00 sec Thời gian đặt Reclaime time

3404 AR blocking duration after manual 3.00 sec Thời gian khoá chức năng tự động
close đóng lại sau khi đóng bằng tay

3406 Evolving fault recognition with Trip Khởi động chức năng tự động đóng lại

từ tín hiệu cắt

3407 Evolving fault ( during the dead time) Stops 79 Trong thời gian dead time nếu phát

hiện ra sự cố thì dùng chu trình tự động

đóng lặp lại

3408 AR start-signal monitoring time 0.20 sec Thời gian giám sát tự động đóng lặp lại

3409 Circuit Breaker (CB) Supervision Time 3.00 sec Thời gian giám sát trạng thái máy cắt

3410 Send delay for remote close command 00 sec Gửi lệnh cắt đi xa

3411A Maximum dead time extension 1.00 sec Thời gian dead time kéo dài

3420 AR with 21 (distance protection) YES Khời động AR từ bảo vệ khoảng cách

3421 AR with 50HS-SOFT (switch-onto- NO Khởi động AR từ bảo vệ switch onto

flt.o/c) fault

3425 AR witch 50 (N) - B (back-up NO Khởi động AR từ bảo vệ quá dòng

overcurrent)

3430 3pole TRIP by AR YES Cắt 3 pha bởi AR nếu không AR không
thành công

3431 Dead Line Check or Reduced Dead Without

Time

3438 Supervision time for dead/ live voltage 0.10 sec Thời gian giám sát điện áp

3440 Voltage threshold for live line or bus 45 V Ngưỡng điện áp cao

3441 Voltage threshold for dead line or bus 5V Ngưỡng điện áp thấp

3450 Start of AR allowed in this cycle YES Khởi động AR

3451 Action time 0.70 sec Thời gian khởi động

3457 Dead time after 3pole trip 3.00 sec Thời gian dead time

3458 Dead time after evolving fault 3.00 sec

3460 Request for synchro-check after 3pole NO Kiểm tra đồng bộ trước khi AR

AR

25 Synchronism and Voltage Check (Secondary Vlues)

67
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
3501 25 Synchronism and Voltage Check ON Chức năng kiểm tra đồng bộ

3502 Voltage threshold dead line / bus 5V Ngưỡng nhận dạng đường dây không
điện

3503 Voltage threshold live line / bus 46 V Ngưỡng nhận dạng đường dây có điện

3504 Maximum permissible voltage 125 V Dòng điện cho phép lớn nhất

3507 Maximum duration of synchronism- 1.00 sec Thời gian kiểm tra đồng bộ

check

3508 Synchronous condition stability timer 0.00 sec Điều kịên ổn định để kiểm tra

3510 Operating mode with AR without Chế độ hoạt động của AR

consideration
of 52 closing

time

3511 Maximum vlotage difference 5.0 V Độ lệch điện áp

3512 Maximum frequency difference 0.10 Hz Độ lệch tần số

3513 Maximum angle difference 25 0 Độ lệch góc pha

3515A Live bus / live line and Sync before 79 YES Thanh cái có điện/đường dây có điện

3516 Live bus / dead line check before 79 NO Thanh cái có điện/đường dây mất điện

3517 Dead bus / live line check before 79 NO Thanh cái mất điện/đường dây có điện

3518 Dead bus / dead line check before 79 NO Thanh cái mất điện/đường dây mất

điện

3519 Override of any check before 79 NO Bỏ qua chế độ kiểm tra đồng bộ

3530 Operating mode with Man.C1 without Chế độ đóng bằng tay
consideration

of 52 closing

time

3531 Maximum voltage difference 5.0 V Độ lệch điện áp

3532 Maximum frequency difference 0.10 Hz Độ lệch tần số

3533 Maximum angle difference 25 0 Độ lệch góc pha

3535A Live bus / live line and Sync before MC NO Thanh cái có điện/đường dây có điện

3536 Live bus / dead line check before NO Thanh cái có điện/đường dây mất điện
Man.C1

68
Tài liệu hưỡng dẫn mạch nhị thứ
3537 Dead bus / live line check before NO Thanh cái mất điện/đường dây có điện
Man.C1

3538 Dead bus / dead line check before NO Thanh cái mất điện/đường dây mất

Man.C1 điện

3539 Override of any check before Man.C1 NO Bỏ qua chế độ kiểm tra đồng bộ

PHỤ LỤC: DANH SÁCH CÁC BẢN VẼ

TT Tên bản vẽ Ghi chú


1 Mặt trước của tủ điều khiển đường dây 35kV
2 Mặt trước của tủ bảo vệ đường dây và so lệch thanh cái
3 Mạch cấp nguồn DC
4 Mạch chỉ thị trạng thái
5 Mạch sự cố
6 Mạch nội bộ máy cắt 110kV
7 Mạch điều khỉên dao cách ly
8 Sơ đồ một sợi trạm 110kV
9 Mạch điều khiển quạt mát
10 Mạch điều khiển OLTC
11 Mạch giám sát mạch cắt
12 Mạch lock out của đường dây
13 Mạch lock out của máy biến áp
14 Mạch giải trừ Rơle lock out
15 Mạch dòng điện cho Rơle bảo vệ so lệch máy biến áp
16 Mạch dòng điện cho Rơle bảo vệ khoảng cách

69

You might also like