You are on page 1of 14

CHUYÊN ĐỀ: NHỮNG SỰ THẬT LỊCH SỬ

I. Bối cảnh lịch sử hình thành:


a. Thời nhà Nguyễn
Địa điểm nơi này thời Nguyễn là Chùa Khải Tường, tọa lạc ở Tân Lộc thôn, tỉnh Gia
Định xưa, được xây dựng bởi vua Gia Long để đánh dấu nơi sinh của hoàng tử Nguyễn Phúc
Đảm. Năm 1880, chính quyền Pháp thuộc phá bỏ chùa, nhưng pho tượng Phật được chuyển vào
Bảo tàng Blanchard de la Brosse (Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Nền
chùa bị lấp và xây dựng biệt thự số 28 đường Testard.
Chùa ban đầu chỉ là một am tranh, sau đó được Thiền sư Linh Nhạc và tăng sĩ kết giao tu
bổ thành chùa "Từ Ân" và "Khải Tường" vào năm 1752. Chùa trở thành nơi trú ngụ của cung
phi và là nơi hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm được sinh ra. Vào năm 1790, Nguyễn Ánh tá túc tại
chùa Từ Ân. Sau khi lên ngôi hoàng đế, Minh Mạng truyền lệnh để tìm lại dấu vết của nơi sinh
của mình. Năm 1791, Nhị phi Trần Thị Đang hạ sinh hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm tại chùa Khải
Tường. Chùa được trùng tu và đổi tên thành "Quốc Ân Khải Tường tự" sau khi vua Minh Mạng
gửi kho 300 lạng bạc để xây dựng. Vào ngày lạc thành, vua Minh Mạng đã dâng cúng một pho
tượng Phật Di Đà ngồi kiết già trên tòa sen.
Link hình ảnh:
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o_t%C3%A0ng_Ch%E1%BB%A9ng_t
%C3%ADch_chi%E1%BA%BFn_tranh#/media/T%E1%BA%ADp_tin:Ph%E1%BA
%ADt_Di_%C4%90%C3%A0_ch%C3%B9a_Kh%E1%BA%A3i_T%C6%B0%E1%BB
%9Dng.jpg
b. Giai đoạn 1859-1975
Ngày 18/12/1859, thiếu tướng Hải quân Charles Rigault de Genouilly dẫn đầu liên quân
Pháp - Tây Ban Nha chiếm Gia Định. Chùa Khải Tường trở thành đồn lũy và đổi tên thành chùa
Barbé. Đại úy Nicolas Barbé cưỡng bức các sư phải rời chùa, và nó trở thành nơi đóng quân của
quân Pháp. Chùa Barbé sau này trở thành trại cải huấn và trường sư phạm, rồi được chuyển
thành trường trung học. Khu đất của chùa sau này được chuyển nhượng cho Colombier vào
ngày 15/12/1877, và pháo đài tiếp tục được sử dụng cho mục đích khác.
Năm 1895, chùa Barbé được ông Bertaux, Chủ nhiệm Sở Địa chính Nam Kỳ sở hữu. Có
miêu tả chỉ ra rằng chùa này chỉ là một công trình cỏ với tấm hoành phi "Quốc Ân Khải Tường
tự". Chùa hoàn toàn bị bỏ trống vào năm 1895 và sau đó được tháo dỡ để xây biệt thự của bà
Mathieu. Tấm hoành phi được chuyển về chùa Từ Ân, còn pho tượng Phật chùa Khải Tường
chuyển về Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh năm 1929.
Trong giai đoạn giữa thế kỷ 20, khu đất này thuộc sở hữu của Nghị viên Bùi Quang
Chiêu, sau đó được xây biệt thự theo kiến trúc Tây Âu và trở thành phòng khám sản phụ của bác
sĩ Henriette Bùi. Năm 1947, bà hiến tặng biệt thự cho Trường Đại học Y Khoa Sài Gòn. Từ năm
1961, nơi này trở thành cơ quan chiến tranh Mỹ tại Việt Nam, từ CPO (Phòng nhân viên dân
chính Hoa Kì) và USAID (văn phòng Giám sát của Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ) đến
văn phòng JUSPAO (Joint United States Public Affairs Office) (thực chất là cơ quan tuyên
truyền chủ nghĩa thực dân mới).
Link hình ảnh:
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o_t%C3%A0ng_Ch%E1%BB%A9ng_t
%C3%ADch_chi%E1%BA%BFn_tranh#/media/T%E1%BA
%ADp_tin:May_bay_CH47_(2).jpg
c. Sau năm 1975
Sau ngày giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí
Minh quyết định thành lập Nhà Trưng bày Tội ác Mỹ - Ngụy tại tòa nhà 28 đường Trần Quý
Cáp (nay là đường Võ Văn Tần). Ngày 13/8/1975, Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí
Minh phát động Thông tri số 06/TT-75, thành lập Ban điều tra tội ác Mỹ - Ngụy, đánh dấu sự
bắt đầu cho việc xây dựng Nhà Trưng bày. Sau hơn 2 năm hoạt động, ngày 08/3/1977, Ủy ban
Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận Ban điều tra và tố cáo tội ác Mỹ - Ngụy là đơn vị
sự nghiệp trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố.
Đến ngày 18/10/1978, Quyết định số 209/QĐ-UB giải thể Ban điều tra và tố cáo tội ác
Mỹ - Ngụy thành phố, chuyển quyền quản lý cho Sở Văn hóa và Thông tin. Trong thời gian hoạt
động, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh không ngừng bổ sung nội dung và hiện vật về tội ác của
quân Mỹ - Ngụy, cũng như về chiến tranh thời thực dân Pháp và phát xít Nhật. Năm 1990, đổi
tên thành Nhà Trưng bày Tội ác chiến tranh xâm lược và năm 1995 chuyển đổi thành Bảo tàng
Chứng tích Chiến tranh.
Bảo tàng đã nhận được sự ủng hộ và cung cấp nhiều hiện vật từ lãnh đạo Bộ Quốc phòng
và Quân khu 7, bao gồm nhiều loại vũ khí hiện đại của Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam.
Năm 2002, bảo tàng khởi công xây dựng tòa nhà mới, hoàn thành vào tháng 4 năm 2010. Hiện
nay, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ tài chính toàn phần,
tham gia nhiều hoạt động quốc tế và giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục về lịch sử và tinh
thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam.
Link hình ảnh:
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o_t%C3%A0ng_Ch%E1%BB%A9ng_t
%C3%ADch_chi%E1%BA%BFn_tranh#/media/T%E1%BA
%ADp_tin:Dai_tg_Vo_Nguyen_Giap_29-4-1997.jpg

II. Những sự thật lịch sử:


Có thể nói “Bạo lực chính là bản chất của chiến tranh”. Mở đầu cho dòng hồi tưởng
của lịch sử, khách tham quan bảo tàng đến với chuyên đề “Những sự thật lịch sử”. Chuyên đề
gồm 66 ảnh, 20 tài liệu, 153 hiện vật giới thiệu quá trình thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược
Việt Nam. Chuyên đề bắt đầu với hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập
của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa vào ngày 2-9-1945 trước quốc dân đồng bào để khai sinh
ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Đó là hình ảnh được phóng lớn với câu trích trong bản
Tuyên ngôn độc lập: “…Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành
một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Bên cạnh là bản in Tuyên ngôn độc lập
của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được
trưng bày trang trọng trong hộp kiếng. Phía dưới
là những hình ảnh ghi lại những khoảnh khắc
quan trọng: Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba
Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản
Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ cộng hòa, chấm dứt gần 100 năm dưới
ách đô hộ của thực dân Pháp tại Việt Nam; Lễ
mừng độc lập tại Sài Gòn chiều 2-9-1945; Ngày
2-3-1946, Kỳ họp thứ nhất Quốc hội đầu tiên
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã bầu các
thành viên của Chính phủ liên hiệp kháng chiến;
Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I thông qua Hiến
pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng
hòa và bầu Chính phủ mới (ngày 3-11-1946).
Thế nhưng sau đó không bao lâu thì thực dân
Pháp vẫn có âm mưu trở lại xâm lược thêm một lần nữa để tiêu diệt nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa còn non trẻ, họ đã không ngừng có
những hành động và khiêu khích đối với nhân
dân Việt Nam.
Vào ngày 23/11/1946, Pháp đã cho cử tàu
chiến tới đánh chiếm tại Cảng Hải Phòng, trước
sự khiêu khích công khai của thực dân Pháp như
vậy thì vào đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Đáp lại lời kêu gọi của người, đồng thời để bảo
vệ độc lập tự do cho đất nước thì ngay sáng ngày
hôm sau trên đường phố HN đã xuất hiện đội ngũ
“Độc lập” và nhân ân VN từ Bắc→Nam lại tiếp
tục tham gia cuộc chiến tranh chống Pháp. Ở
miền Bắc, thì có chiến sĩ Quyết Tử ở thủ đô Hà
Nội với bom Ba Càng sẵn sàng tiêu diệt xe tăng
Pháp. Còn ở miền Nam, thì thanh niên nhân dân
nô nức tham gia kháng chiến và vận chuyển hậu cần. Trước tinh thần chiến đấu của dân Việt
Nam như vậy thì Pháp đã bị thất bại nặng nề ở chiến dịch biên giới vào tháng 9/1950.
Trong tủ kính bảo tàng cũng có trưng bày một số huy hiệu của các đơn vị lính Pháp đã
từng khai chiến ở Việt Nam.
Trong quá trình Pháp thực hiện chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, Mỹ đã ra sức viện trợ
cho Pháp cả về tài chính cũng như là vũ khí để thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông
Dương. Mỹ lo sợ rằng Cộng sản ở Đông Dương thì các nước lân cận như Indonesia, Ấn Độ,
Miến Điện,... cũng sẽ bị đe dọa. Với sự lo lắng đó ngay từ tháng 9/1950 , Mỹ đã cho phái đoàn
cố vấn quân sự tới Việt Nam để giúp đỡ cho Pháp, đồng thời Mỹ đã viện trợ cho Pháp những
loại vũ khí chiến đấu tối tân, hiện đại nhất lúc bấy giờ như là máy bay xe 47, xe tăng với đại liên
4 nòng 12 li 7 và xe tăng lội nước,... Được sự giúp đỡ của Mỹ Pháp đã có tham vọng sẽ giành
thế chủ động chiến thắng Việt-Minh trong vòng 18 tháng, họ đã đề ra nhiều kế hoạch. Trong đó
có kế hoạch Nava, cho xây dựng tập đoàn cứ điểm rất kiên cố ở Điện Biên Phủ nhằm thu hút lực
lượng của ta.
Một số hình ảnh Pháp đang ném bom xuống
Điện Biên Phủ và một số binh lính Pháp đang nhảy
dù xuống trận địa này. Tuy nhiên , quân và dân VN
với sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch HCM và đại
tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã chiến đấu rất kiên
cường và bất khuất chỉ trong vòng 55 ngày đêm đập
tan được cứ điểm Điện Biên Phủ, buộc nhiều tướng
lính của Pháp phải đầu hàng vô điều kiện.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ta đã buộc
được Pháp ngồi lại đàm phán để ký kết hiệp định
Giơnevơ (20/7/1954), đây là hiệp định đình chỉ
chiến sự ở Đông Dương đồng thời thừa nhận sự độc
lập thống nhất và toàn thể lãnh thổ ở Việt Nam. Sau
khi kí hiệp định Giơnevơ thì đơn vị cuối cùng của
Pháp cũng đã xuống tàu với nước vào ngày
16/5/1955. Trong hiệp định Giơnevơ thì cũng đã có
quy định ở điều 14 khoản C, đó là mỗi bên cam kết
không dùng bất cứ cách trả thù nào đối với cá nhân ,
tổ chức vì lý do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh. Tuy nhiên, sau khi Pháp rút lui thì Mỹ
đã hủy hiệp định Giơnevơ bằng cách cho xây dựng chế độ độc tài- tay sai Ngô Đình Diệm ở
miền Nam VN, giúp đỡ cả về tài chính, vũ khí cũng như nhân lực. Đây là hình ảnh đại diện cho
tổng thống Mỹ đang trao cho Ngô Đình Diệm gói viện trợ trị giá hơn 28 triệu đô la, với sự giúp
đỡ của Mỹ thì chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho thực hiện chính sách “tố Cộng- diệt Cộng”
để đàn áp và trả thù những người kháng chiến cũ vi phạm nghiêm trọng hiệp định Giơnevơ. Vào
cao điểm tháng 5/1959, Mỹ-Diệm cho ban hành luật 10/59, đặt máy chém ở khắp tỉnh thành
miền Nam VN để chém đầu những người kháng chiến cũ và những người VN yêu nước với
khẩu hiệu “Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Hình ảnh anh Võ Song Nhơn - một người yêu nước
đang trên đường bị đưa ra máy chém. Buổi lễ huyết thề sát cộng của Ngô Đình Diệm. Hình ảnh
những người kháng chiến cũ bị tàn sát một cách dã man và cách mạng miền Nam Việt Nam đã
thật sự bị dìm trong biển máu.

Tuy nhiên, không can tâm để cho Mỹ Diệm đàn áp, bắn giết như vậy. Tất cả tầng lớp của
nhân dân VN miền Nam đã đứng lên thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam VN vào
tháng 12 năm 1960.
Thấy trước được nguy cơ sụp đổ của Ngô Đình Diệm, Mỹ đã cho thực hiện chiến lược
chiến tranh đặc biệt đó là cho gia tăng số lượng vũ khí và cố vấn Mỹ tới VN để giúp đỡ cho Ngô
Đình Diệm. Và đồng thời thì Ngô Đình
Diệm cũng đã cho thực hiện chiến lược
đình định hóa nông thôn, cho dồn những
người dân miền Nam VN vào ấp chiến
lược với chiến thuật “Tát nước bắt cá”.
Đây là hình ảnh Ngô Đình Diệm
dẫn các cố vấn Mỹ đi kiểm tra “ấp chiến
lược”. Tuy nhiên trước tinh thần chiến
đấu của người dân VN thì ngay cả quốc
sách của ấp chiến lược này cũng đã bị
thất bại nặng nề và Mỹ đã phải thay thế
Ngô Đình Diệm bằng cuộc đảo chính
(xác của NDD được tìm thấy vào ngày
2/11/1960). Đến lúc này thì chiến lược
chiến tranh đặc biệt của Mỹ đã bị thất bại nặng nề và Mỹ đã chuyển sang chiến lược chiến tranh
cục bộ
Năm 1964, Mỹ đã bịa ra vu cáo cho tàu hải quân miền Bắc Việt Nam tấn công tàu của
Mỹ tạo điều kiện cho quốc hội Mỹ thông qua cái gọi là Nghị Quyết về Vịnh Bắc Bộ, cho phép
Mỹ thực hiện mọi hoạt động trả đũa lại những hành động chống phá Hoa Kỳ. Vào tháng 2/1964,
tổng thống Mỹ đã tuyên bố tấn công nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Trên bản đồ sau, sự bố trí lực lượng quân sự của Mỹ và các nước phụ thuộc tại những
vùng trọng yếu ở miền Nam Việt Nam, gồm vùng đồng bằng, ven biển và miền núi ở miền Nam
Việt Nam.
Hình tượng tiếp theo bên trong tủ kính bảo tàng tái hiện lại mẫu quân chiến hành quân
của Mỹ với hình tượng lính Mỹ và một số quân trang quân dụng của quân đội Mỹ. Tên của các
sư đoàn, lữ đoàn lính Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam được bố trí theo từng vùng chiến thuật.
Trong tủ kính gồm các phù hiệu của các đơn vị tham chiến ở Việt Nam, gồm một số sư đoàn
khét tiếng tàn bạo, ví dụ như Sư đoàn Bộ binh số 25 Tia chớp Nhiệt đới, Sư đoàn Việt Binh Bay
số 1, máy bay lên thẳng, Và Sư đoàn 1 Bộ Binh, hay còn gọi là “anh cả đỏ”.
Các nước phụ thuộc vào Mỹ đã đến tham chiến
ở Việt Nam bao gồm 5 nước Thái Lan, Philipin, New
Zealand, Australia, Nam Triều Tiên, trong số đó Nam
Triều Tiên (Hàn Quốc ngày nay) mang quân đến Việt
Nam đông nhất, với con số lên đến 50 ngàn người.
Những người đứng đầu chính phủ Mĩ như Tổng thống
Lyndon Johnson cũng đã trực tiếp đến Việt Nam để
động viên tinh thần binh lính quân đội Mỹ.
Khi thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ đưa Không quân Hải quân chống phá miền
Bắc Việt Nam, Mỹ đã sử dụng những vũ khí, máy bay chiến đấu tối tân hiện đại nhất, như máy
bay A6, Máy bay F4, máy bay 105. Nhưng Nhân dân Miền Bắc đã chiến đấu quyết liệt, bắn phá
rất nhiều máy bay, hình ảnh máy bay F4 của Mĩ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc của Việt Nam
là minh chứng cho số đó. Chiến tranh cục bộ đề ra bị thất bại nặng nề, Mĩ tiếp tục vấp phải một
làn sóng phản đối của dư luận trong nước Mỹ và các nước trên thế giới, vì vậy họ phải rút quân
dần về nước và tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” – dùng chính người
Việt để đánh người Việt.
Những chiến lá cờ của
chính quyền Sài Gòn cũ được
sơn lên những máy bay do
Mĩ chuyển giao, và đồng thời
Mỹ còn thực hiện “Đông
Dương hoá chiến tranh”, mở
rộng tham chiến ở Lào và
Campuchia. Trong giai đoạn
chiến tranh 1972, Mỹ tiếp tục
tăng cường chống phá miền
Bắc Việt Nam bằng những
vũ khí, máy bay chiến đấu tối
tân bậc nhất, tiêu biểu B52,
F111.
Nhân dân Việt Nam liên minh hai nước bạn Lào và Campuchia, đập tân mưu mô xâm
lược Đông Dương của Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán để kí Hiệp định Paris
27/1/1973, yêu cầu Mỹ và các nước phụ thuộc Mỹ phải rút quân ra khỏi Việt Nam. Đơn vị cuối
cùng của Mỹ đã phải rút quân ra khỏi Sài Gòn tháng 03/1973.
Tuy nhiên, sau đó Mỹ vần còn ngoan cố tiếp tục chỉ huy Chính quyền Sài Gòn cũ thực
hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam. Tổng thống Mỹ hứa sẽ trao
cho một gói viện trợ trị giá hơn 2 tỷ dola. Tuy nhiên miền Nam Việt Nam có được hậu phương
lớn miền Bắc cũng có nghĩa đập tan được một mánh tay sai của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Những quân trang, quân dụng của chính quyền Sài Gòn cũ đã phải bỏ lại trên đường tháo chạy.
Mỹ dần phải rút dần lực lượng của mình về nước khi những chiếc trực thăng đậu trên nóc của
toà đại sứ Mĩ để rút dần lực lượng của mình. 3h45 phút ngày 30/4/1975, vị đại sứ quán Mỹ ở
Việt Nam phải lên máy bay về nước.
Bằng bảng so sánh 3 cuộc chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Việt Nam gây tốn kém bậc
nhất so với hai cuộc chiến trước đó. Tuy nhiên bằng lực lượng hùng hậu cả về tài chính lẫn vũ
khí, Mỹ vẫn thất bại trước cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam. Đến
10h45 ngày 30/4/1975, chiếc xe tăng quân giải phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập buộc chính
quyền Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện, kết thúc cuộc kháng chiến chống xâm lược giành độc lập
thống nhất cho Tổ quốc của nhân dân Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới về hòa bình độc lập tự
do.
Kết thúc chuyên đề này là hình ảnh sự kiện 10 giờ 45 ngày 30-4-1975, xe tăng quân giải
phóng đánh chiếm Dinh Độc lập buộc chính quyền Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện, kết thúc
cuộc kháng chiến chống xâm lược, giành độc lập, thống nhất cho Tổ quốc của nhân dân Việt
Nam, cùng câu trích: “Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi mắc nợ các thế hệ
tương lai trong việc giải thích tại sao lại sai lầm như vậy” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Robert Mc. Namara thú nhận trong cuốn hồi ký Nhìn lại quá khứ: tấn thảm kịch và những bài
học đắt giá về Việt Nam.
III. Cảm nhận, bài học rút ra thông qua chuyên đề
Một số điểm và bài học có thể rút ra từ văn bản:
1. Bạo lực là Bản Chất của Chiến Tranh: Văn bản đề cập đến sự tàn bạo và khốc liệt của
chiến tranh, cả trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chiến tranh chống Mỹ. Bài học rút ra có
thể là chiến tranh thường đi đôi với bạo lực và đau khổ.
2. Kháng Chiến Dân Chủ Cộng Hòa: Bài học từ lịch sử nói về sự kiện quan trọng như
Tuyên ngôn Độc lập và quá trình hình thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dân chủ và độc
lập là những giá trị quan trọng mà nhân dân Việt Nam đã chấp nhận và kháng định.
3. Thất Bại của Chiến Dịch Biên Giới (1950): Bài viết mô tả sự thất bại của Pháp trong
chiến dịch biên giới vào tháng 9/1950. Bài học là sự kiện này thể hiện sức mạnh và quyết tâm
của dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến.
4. Hỗ Trợ Mỹ cho Pháp: Mô tả về việc Mỹ hỗ trợ Pháp tài chính và quân sự trong nỗ lực
kiểm soát Đông Dương. Bài học là tình hình này đã góp phần vào việc Mỹ tham gia trực tiếp
vào chiến tranh Việt Nam.
5. Hiệp Định Giơnevơ và Sự Đảo Chính: Bài viết đề cập đến Hiệp định Giơnevơ và sự
đảo chính ở miền Nam Việt Nam. Bài học có thể là những hiệp định có thể không giữ được hòa
bình nếu không có sự thực hiện và thỏa thuận chung.
6. Chiến Lược "Việt Nam Hoá Chiến Tranh": Bài học rút ra từ sự thất bại của chiến lược
này, trong đó Mỹ chuyển giao chiến tranh cho chính quyền miền Nam và hỗ trợ tài chính, vũ
khí, và nhân lực.
7. Thất Bại của Chiến Tranh Cục Bộ và Rút Quân Mỹ: Bài viết nêu rõ sự thất bại của
chiến tranh cục bộ và quá trình rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam sau cuộc đàm phán Paris
8. Sự Kiện 30/4/1975 và Sự Thú Nhận Của Robert Mc. Namara: Bài học từ sự kiện quan
trọng này là cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã đạt được mục tiêu, và sự thú nhận của
Robert Mc. Namara về những sai lầm của Mỹ trong chiến tranh.
Tóm lại, bài văn mô tả không chỉ sự kiện lịch sử mà còn là một tài liệu để rút ra những
bài học về chiến tranh, tự do, và quyết tâm của nhân dân Việt Nam. Chuyên đề truyền đạt sự
hiểu biết và cảm nhận về cuộc chiến tranh đau thương của Việt Nam, đồng thời tôn vinh tinh
thần chiến đấu và đoàn kết của nhân dân Việt Nam. Nó chứa đựng những hình ảnh đau lòng của
những sự kiện lịch sử, như Chiến dịch biên giới và Cuộc đảo chính, cùng với những hình ảnh
quân sự và tâm hồn của những người lính và dân quân. Điều thôi thúc chúng ta thông qua
chuyên đề là sự kính trọng và biết ơn với tinh thần chiến đấu và sự hy sinh của nhân dân Việt
Nam trong cuộc kháng chiến, đồng thời thể hiện sự phê phán về chiến lược và hậu quả của cuộc
chiến tranh. Bài văn cũng tập trung vào sự hiểu biết về hậu quả và bài học rút ra từ Chiến tranh
Việt Nam, đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của những sự kiện lịch sử và hành động quốc tế.

You might also like