You are on page 1of 2

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Ngọc Lan


Tên luận án: Nghiên cứu giải pháp cải thiện một số tham số của anten mảng trong
hệ thống thông tin vô tuyến.
Ngành: Kỹ thuật viễn thông
Mã số: 9520208
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, đề xuất phương pháp mới để cải thiện đồng thời một số tham số cho
anten mảng như băng thông, hệ số tăng ích, độ định hướng.
- Nghiên cứu, đề xuất cấu trúc siêu vật liệu mới để cải thiện tham số cho anten
mảng.
- Nghiên cứu, đề xuất cấu trúc EBG mới để cải thiện tham số cho anten mảng.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Anten mảng vi dải có giá thành rẻ, chi phí thấp và dễ dàng chế tạo dựa trên công
nghệ anten phẳng (planar).
- Anten mảng lưỡng cực (dipole) sử dụng công nghệ vi dải.
- Anten mảng vi dải hoạt động ở băng tần C và X từ 11 GHz trở xuống.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp và phân tích cơ chế để cải thiện các tham số như băng thông, hệ số
tăng ích và độ định hướng thông qua các công thức toán học, từ đó đưa ra các giải
pháp cụ thể.
- Xác định đặc tính của các cấu trúc giúp cải thiện các tham số thông qua việc
phân tích và biểu diễn dưới dạng sơ đồ tương đương LC.
- Các nghiên cứu thiết kế anten được mô phỏng trên phần mềm mô phỏng số kết
hợp với kiểm chứng bằng chế tạo và đo kiểm mô hình thực nghiệm.
4. Các kết quả chính và kết luận
4.1. Các kết quả của luận án
- Đề xuất và thực hiện thiết kế hai cấu trúc siêu vật liệu để cải thiện tham số cho
anten. Những cấu trúc đề xuất là những cấu trúc phẳng và dễ dàng cho việc chế tạo.
Những cấu trúc này không chỉ được áp dụng để cải thiện băng thông, mà nó còn được
áp dụng để cải thiện hệ số tăng ích cũng như ảnh hưởng tương hỗ cho anten. Những
anten đề xuất được thiết kế cho các ứng dụng băng C, X đã được phân tích, thiết kế, chế
tạo và đo kiểm. Các kết quả mô phỏng và đo lường cho thấy anten có thể đáp ứng được
cho các hệ thống thông tin vô tuyến hiện nay.
- Đề xuất phương pháp Defected Substrate Structure để cải thiện đồng thời nhiều
tham số cho anten. Việc sử dụng DSS không chỉ tạo ra các hốc cộng hưởng liên tiếp để
mở rộng băng thông cho anten, mà nó còn phân bố lại dòng bề mặt cho anten. Kết quả
là, băng thông, hệ số tăng ích, hiệu suất và độ định hướng được cải thiện. Hơn nữa, việc
sử dụng DSS còn tăng cường hệ số sóng chậm cho anten, và điều này dẫn đến việc giảm
nhỏ kích thước của anten. Phương pháp DSS được áp dụng cho một anten mảng được
thiết kế tại tần số trung tâm 10 GHz. Các kết quả mô phỏng và đo kiểm đã kiểm chứng
được tính khả thi của phương pháp đề xuất cũng như anten đề xuất.
- Đề xuất và thực hiện thiết kế một cấu trúc EBG mới để cải thiện băng thông cho
anten. Cấu trúc được áp dụng cho một anten mảng được thiết kế cho các ứng dụng băng
X. Việc sử dụng cấu trúc EBG đề xuất đã cải thiện đáng kể băng thông cho anten trong
khi hiệu suất của anten vẫn đạt được ở mức cao. Các kết quả mô phỏng và đo kiểm cho
thấy anten đã đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống thông tin vô tuyến hiện nay.
4.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
• Ý nghĩa khoa học:
- Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần phát triển các giải pháp để cải thiện
một số tham số cho anten mảng với cấu trúc đơn giản, dễ dàng chế tạo với chi phí
thấp.
- Các kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp vào hiểu biết chung cho các nghiên
cứu tiếp theo trong việc phân tích và thiết kế anten mảng sử dụng công nghệ vi dải.
• Ý nghĩa thực tiễn:
- Các giải pháp cải thiện một số tham số cho anten nhằm nâng cao chất lượng của
anten và là cơ sở để các nhà sản xuất chế tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt
hơn trong tương lai.
- Các kết quả nghiên cứu của luận án này góp phần phát triển các giải pháp thiết
kế anten mảng nói riêng và anten nói chung. Từ đó nhằm cải thiện các tham số của
anten để có thể đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng dịch vụ.
TM. Tập thể hướng dẫn Nghiên cứu sinh

TS. Lâm Hồng Thạch Nguyễn Ngọc Lan

You might also like