You are on page 1of 2

1.2.

Lý thuyết tỷ suất lợi nhuận

“Khả năng sinh lợi của một ngân hàng là kết quả sử dụng các tài sản vật chất và tài sản tài chính mà
ngân hàng nắm giữ, khả năng sinh lợi cần ít nhất đủ để đápứng được đòi hỏi là đảm bảo duy trì vốn
cho ngân hàng hoạt động và phát triển” (Rose, 1999).

Tỷ suất sinh lợi của NHTM là một tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi trên một đơn vị tài sản, vốn chủ
sở hữu… mà NHTM đạt được. Tỷ suất sinh lợi > 0, khi đó ngân hàng hoạt động kinh doanh có lãi
và ngược lại tỷ suất sinh lợi < 0 thể hiện ngân hàng làm ăn thua lỗ.

Tỷ suất sinh lợi cao cho thấy khả năng sinh lợi cao, đây là mục tiêu mà các ngân hàng quan tâm hơn
hết vì thu nhập cao có thể giúp các ngân hàng bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng thị trường.

Tỷ suất sinh lợi còn được xem là một trong những tiêu chí dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động bên
cạnh các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong hoạt động ngân
hàng.

Tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động
của một ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi là thước đo hiệu quả bằng tiền, đánh giá khả năng tạo ra lợi
nhuận của ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi được đo lường thông qua các tỷ số về tỷ suất sinh lợi

Chương 5:

5.1 Kết luận

Bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của việc nắm giữ các tài sản có tính
thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2022 thông qua mẫu
nghiên cứu gồm 10 NHTM Việt Nam. Bài nghiên cứu ứng dụng phương pháp hồi quy kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng:

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy việc nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao sẽ tác động mạnh đến
khả năng tìm kiếm lợi nhuận của các NH.

Việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao kết hợp với việc gia tăng thu nhập từ hoạt động
kinh doanh và dịch vụ sẽ giúp gia tăng tỷ suất sinh lợi. Việc tăng cường các khoản thu nhập từ hoạt
động kinh doanh và dịch vụ sẽ giúp cho các NHTM Việt Nam tránh bị phụ thuộc quá nhiều vào các
khoản thu nhập từ lãi cho vay vốn bị tác động mạnh bởi môi trường kinh tế qua đó gia tăng lợi
nhuận.

Trong điều kiện môi trường kinh tế thuận lợi, tăng trưởng kinh tế ổn định,việc gia tăng nắm giữ các
tài sản có tính thanh khoản sẽ tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.

5.2. Chính sách đảm bảo thanh khoản nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các NHTM Việt Nam

Kết quả nghiên cứu cho thấy biến tương tác giữa tài sản thanh khoản và thu nhập từ hoạt động kinh
doanh và dịch vụ có tác động rất tích cực đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM Việt Nam. Do đó, các
NHTM Việt Nam nên chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ nhằm tăng cường nguồn thu nhập từ
hoạt động kinh doanh và dịch vụ, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu nhập từ lãi vay. Có thể
thấy việc thay vì đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản thấp và rủi ro cao như các khoản vay,
các ngân hàng có thể nắm giữ các tài sản thanh khoản cao đồng thời phát triển các hoạt động kinh
doanh và dịch vụ khác để gia tăng tỷ suất sinh lợi. Số liệu nghiên cứu cho thấy, tỷ trọng các nguồn
thu nhập ngoài lãi vay của các Ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2022 còn rất thấp, phần lớn dưới
30% trong tổng thu nhập của các ngân hàng. Hoạt động cho vay ẩn chứa nhiều rủi ro với những diễn
biến phức tạp của tình hình kinh tế vĩ mô, các khoản vay không thể thu hồi lại gây áp lực lên khả
năng thanh khoản của các ngân hàng. Không những thế, các khoản trích lập dự phòng sẽ ăn mòn lợi
nhuận và làm giảm tỷ suất sinh lợi.

You might also like