You are on page 1of 4

BÀI TẬP: GÓC

Bài 1: Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a, Góc DEF có đỉnh là ...... có hai cạnh là .........
b, Hình gồm hai tia chung gốc Oa, Ob là ........
Điểm O là ...............Hai tia Oa, Ob là ..........................
c, Góc bẹt là ..............
d, Khi hai tia Ot và Ov không đối nhau, điểm A nằm trong góc tOv nếu tia .......
nằm giữa hai tia ..........

Bài 2: Đọc tên và kí hiệu các góc trong hình vẽ dưới đây. Trên hình vẽ có bao
nhiêu góc?

Bài 3: Đếm số góc có trong các hình vẽ sau:

Bài 4: Gọi tên và kí hiệu các góc có ở trong hình vẽ sau:

Bài 5: Cho góc bẹt xOy, ba tia Om, On, Op cùng thuộc một nửa mặt phẳng có
bờ là đường thẳng xy. Trên hình vẽ có bao nhiêu góc đỉnh O?
Bài 6: Gọi O là giao điểm của 3 đường thẳng xy, zt, uv.
a, Có bao nhiêu góc bẹt đỉnh O, kể tên các góc đó?
b, Kể tên tất cả các góc có chung đỉnh OD?

Bài 7: Cho 3 điểm A, B, C không thẳng hàng. Biết điểm M vừa nằm trong góc
BAC vừa nằm trong góc ABC. Hỏi M có nằm trong góc BCA không?

Bài 8: Cho góc xOy khác góc bẹt, tia Oz nằm trong góc đó, tia Ot nằm trong góc
xOz. Chứng tỏ rằng:
a) Tia Ot nằm trong góc xOy
b) Tia Oz nằm trong góc yOt

Bài 9: Cho n điểm trên đường thẳng d (n thuộc N, n > 2) và điểm O không nằm
trên d. Vẽ các tia gốc O đi qua mỗi điểm đã cho. Có tất cả bao nhiêu góc đỉnh O
mà các cạnh là các tia đã vẽ ở trên?

Bài 10: Vẽ một số tia chung gốc. Biết rằng có tất cả 55 góc. Hỏi có bao nhiêu
tia?

Bài 11: Cho tam giác ABC. Chứng tỏ rằng bao giờ cũng vẽ được một đường
thẳng không đi qua ba đỉnh của tam giác và cắt cả ba tia AB, AC, BC.

Bài 12: Cho điểm O nằm trong tam giác ABC. Hãy chứng tỏ rằng:
a. Tia BO cắt đoạn thẳng AC tại một điểm D nằm giữa A và C.
b. Điểm O nằm giữa hai điểm B và D.
c. Trong ba tia OA, OB, OC không có tia nào nằm giữa hai tia còn lại.

Dạng 1: Nhận biết – Gọi tên góc


Bài tập 1.1: Đọc tên góc trong hình vẽ sau, rồi xác định đỉnh và các cạnh của góc đó.
Bài tập 1.2: Kể tên các góc đỉnh A� có trong hình vẽ sau:

Dạng 2: Đo – vẽ góc
Bài tập 2.1: Mỗi góc sau đây có số đo là bao nhiêu độ:

Bài tập 2.2: Vẽ góc mAn


Bài tập 2.3: Vẽ góc ˆABC=45o

Dạng 3: Nhận biết góc nhọn – góc vuông – góc tù – góc bẹt
Bài tập 3.1: Sắp xếp các góc theo thứ tự tăng dần số đo góc: góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc
vuông.

Bài tập 3.2: Em hãy xác định xem mỗi góc dưới đây là góc vuông, góc nhọn, hay góc tù.
Dùng thước đo góc để chỉ ra số đo của mỗi góc đó.
Bài tập 3.3: Đo các góc xOz,xOy,tOy,xOx trong hình vẽ sau, rồi cho biết mỗi góc đó là
góc nhọn, góc vuông, góc tù, hay góc bẹt.

Bài tập 3.4: Vẽ đoạn thẳng AB.


a) Vẽ một góc có số đo 60o với đỉnh A và có một cạnh là tia AB
b) Vẽ một góc có số đo 45o với đỉnh B và có một cạnh là tia BA

Dạng 4: Kiến thức tổng hợp


Bài tập 4.1: Cho ba điểm A,B,C thẳng hàng, với B là điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Em
hãy vẽ tia Bx sao cho ˆxBA=30o. Đố em góc xBCcó số đo là bao nhiêu?
Bài tập 4.2: Cho đoạn thẳng AB=5cm có M là trung điểm.
a) Tính độ dài đoạn thẳng MA
b) Vẽ tia Mx sao cho ˆAMx=35o . Hỏi góc BMx là góc nhọn, góc vuông, góc tù, hay góc
bẹt?
c) Vẽ tia My là tia đối của tia Mx. Đo góc yMB và so sánh với góc Amx
d) Gọi N,K là các điểm thuộc đoạn thẳng AB sao cho AN=1cm và AK=4cm. Chứng tỏ rằng M
là trung điểm của đoạn thẳng NK

You might also like