You are on page 1of 14

VBPL:

- Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ.
- Nghị định số 23/2013/NĐ-CP ngày 25/3/2013 của Chính phủ về sửa đổi nghị định
45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ
- Nghị định của Chính phủ số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013.
- Nghị định của Chính phủ số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định về giá
đất.
- Nghị định của Chính phủ số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định về thu tiền
sử dụng đất.
- Nghị định của Chính phủ số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định về thu
tiền thuê đất, thuê mặt nước.

1, Chủ thể sử dụng đất đã thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí trước bạ thì không
phải nộp lệ phí địa chính khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký
biến động đất đai?
– Trả lời: Khẳng định này là sai.
– Giải thích: Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC, Có thể thấy, nếu chủ thể sử dụng
đất đã nộp lệ phí trước bạ thì vẫn phải nộp lệ phí địa chính nếu cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các công việc về địa chính liên
quan đến mảnh đất đó.

2, Phân biệt lệ phí trước bạ và lệ phí địa chính.


lệ phí trước bạ lệ phí địa chính
VBPL Nghị định 10 2020 Thông tư 02-TC/TCT
Đối Diều 3 a) Lệ phí địa chính là khoản thu
tượng 1. Nhà, đất. khi cơ quan Nhà nước có thẩm
2. Súng săn; súng dùng để tập luyện, quyền thực hiện công việc về
thi đấu thể thao. địa chính sau đây:
3. Tàu theo quy định của pháp luật về - Cấp giấy chứng nhận quyền
giao thông đường thủy nội địa và pháp sử dụng đất (bao gồm cả cấp
luật về hàng hải (sau đây gọi là tàu giấy hợp thức hoá quyền sử
thủy), kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu dụng đất);
đẩy, tàu ngầm, tàu lặn; trừ ụ nổi, kho - Chứng nhận đăng ký biến
chứa nổi và giàn di động. động về đất đai, bao gồm:
4. Thuyền, kể cả du thuyền. chứng nhận thay đổi về chủ sử
5. Tàu bay. dụng đất, thay đổi về hình thể,
6. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba diện tích thửa đất, thay đổi về
bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự mục đích sử dụng đất;
xe mô tô, xe gắn máy phải đăng ký và - Trích lục hồ sơ địa chính, gồm
gắn biển số do cơ quan nhà nước có trích lục bản đồ hoặc các văn
thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là bản cần thiết trong hồ sơ địa
xe máy). chính, theo yêu cầu của người
7. Ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc sử dụng đất.
được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự b) Tất cả các tổ chức, hộ gia
xe ô tô phải đăng ký và gắn biển số do đình, cá nhân, không phân biệt
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. được Nhà nước giao đất hay
8. Vỏ, tổng thành khung, tổng thành không được giao đất, khi được
máy, thân máy (block) của tài sản quy cơ quan Nhà nước có thẩm
định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, quyền giải quyết một trong
khoản 6 và khoản 7 Điều này được những công việc về địa chính
thay thế và phải đăng ký với cơ quan nêu tại tiết a điểm này, đều phải
nhà nước có thẩm quyền. nộp lệ phí địa chính.
Căn giá tính lệ phí trước Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cứ bạ và mức thu lệ phí Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đ/lần
tính trước bạ theo tỷ lệ Trích lục hồ sơ địa chính đ/văn bản hoặc thửa đất
(%).
Mức 1. Nhà, đất: Mức thu là 0,5%. Mức thu lệ phí đối với từng công
thu 2. Súng săn; súng dùng để tập luyện, việc về địa chính quy định như
thi đấu thể thao: Mức thu là 2%. sau:
3. Tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu Số TT Tên công việc về địa
kéo, tàu đẩy, tàu ngầm, tàu lặn; chính Đơn vị tính Mức thu
thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay: (đồng)
Mức thu là 1%. 1. Cấp giấy chứng nhận quyền
4. Xe máy: Mức thu là 2%. sử dụng đất: đ/giấy
Riêng: a. Hộ gia đình, cá nhân
a) Xe máy của tổ chức, cá nhân ở các + Thuộc xã vùng núi, vùng cao -
thành phố trực thuộc trung ương; 5.000
thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi Ủy + Thuộc xã trung du, đồng bằng
ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở nộp lệ - 10.000
phí trước bạ lần đầu với mức thu là + Thuộc vùng đô thị - 20.000
5%. b. Tổ chức - 100.000
b) Đối với xe máy nộp lệ phí trước bạ 2. Chứng nhận đăng ký biến
lần thứ 2 trở đi được áp dụng mức thu động về đất đai đ/lần
là 1%. Trường hợp chủ tài sản đã kê a. Hộ gia đình, cá nhân
khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe + Thuộc xã vùng núi, vùng cao -
máy là 2%, sau đó chuyển giao cho tổ 5.000
chức, cá nhân ở địa bàn quy định tại + Thuộc xã trung du, đồng bằng
điểm a khoản này thì nộp lệ phí trước đô thị - 10.000
bạ với mức thu là 5%. b. Tổ chức - 20.000
5. Ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc 3. Trích lục hồ sơ địa chính
được kéo bởi ô tô, các loại xe tương đ/văn bản hoặc thửa đất 5.000
tự xe ô tô: Mức thu là 2%.
Đc phép nợ hoặc miễn Ko Đc phép nợ hoặc miễn

3, Phân tích được bản chất của quy định: Nhà nước điều tiết phần giá trị tăng
thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
3. Điều tiết giá trị tăng thêm từ đất thông qua tiền sử dụng đất và tiền thuê đất
3.1. Tiền sử dụng đất
Theo khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì: “Tiền sử dụng đất là số
tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có
thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử
dụng đất”. Định nghĩa này không chính xác bởi tiền sử dụng đất là số tiền trả để có
QSDĐ dưới hình thức giao đất vào những mục đích nhất định (Điều 55 Luật Đất
đai năm 2013, Điều 2 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP). Vì vậy, những trường hợp
“chuyển mục đích SDĐ” hoặc được “công nhận QSDĐ” mà mục đích sử dụng đất
không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 55 Luật Đất đai năm 2013 thì có thể
phải nộp tiền thuê đất chứ không phải là tiền sử dụng đất.
Về phương thức nộp, tiền sử dụng đất được thu một lần dựa trên cơ sở diện
tích đất phải nộp tiền sử dụng đất và giá đất tính tiền sử dụng đất. Giá đất tính tiền
sử dụng đất là giá đất của Ủy ban nhân cấp tỉnh nơi có đất hoặc giá trúng đấu giá
QSDĐ trong trường hợp Nhà nước giao đất theo phương thức đấu giá. Người sử
dụng đất khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất thì cho dù giá đất có tăng
thêm theo thời gian họ cũng không phải thực hiện thêm nghĩa vụ nộp tiền sử dụng
đất. Do đó với cách thu này, tiền sử dụng đất rõ ràng không có khả năng điều tiết
giá trị tăng thêm từ đất không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
4.2. Tiền thuê đất
Pháp luật hiện hành không có định nghĩa về tiền thuê đất. Tuy nhiên, căn cứ vào
các quy định có liên quan đến thu tiền thuê đất thì có thể hiểu: “Tiền thuê đất là
khoản tiền mà các chủ thể sử dụng đất dưới hình thức thuê phải trả cho Nhà nước
để được quyền sử dụng một diện tích đất trong một thời gian nhất định”. Về bản
chất, tiền thuê đất cũng giống như tiền sử dụng đất: đó là tiền phải trả để có QSDĐ.
Điểm khác biệt giữa tiền thuê đất với tiền sử dụng đất là đối tượng áp dụng. Trong
khi tiền sử dụng đất áp dụng cho các chủ thể sử dụng đất dưới hình thức giao đất
có thu tiền sử dụng đất thì tiền thuê đất áp dụng đối với các chủ thể sử dụng đất
thuê theo Điều 56 Luật Đất đai năm 2013.
Về phương thức thực hiện, tiền thuê đất được quy định có hai cách thu nộp: nộp
tiền thuê hàng năm hoặc một lần cho cả thời gian thuê. Trường hợp thu tiền thuê
một lần, tiền thuê đất được tính dựa trên diện tích đất phải nộp tiền thuê đất và đơn
giá thuê đất một lần. Trong trường hợp này, tiền thuê đất được quy định tương tự
tiền sử dụng đất. Người thuê đất nếu đã nộp tiền thuê một lần thì được coi như đã
hoàn thành nghĩa vụ tiền thuê đất trong suốt thời gian sử dụng đất, không bị thu
thêm tiền thuê khi giá đất tăng lên.
Trường hợp nộp tiền thuê đất hàng năm thì tiền thuê được tính trên cơ sở diện tích
đất phải nộp tiền thuê và đơn giá thuê hàng năm. Khác với trường hợp trả tiền thuê
một lần, trường hợp này đơn giá thuê đất chỉ được giữ ổn định trong thời gian 05
năm đối với trường hợp cho thuê đất thông thường và 10 năm đối với trường hợp
đấu giá QSDĐ thuê tính từ thời điểm cho thuê đất. Sau chu kỳ này, Nhà nước có
quyền điều chỉnh đơn giá thuê đất cho chu kỳ thuê tiếp theo. Như vậy, trường hợp
thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì Nhà nước có thể điều tiết giá trị tăng thêm từ
đất. Tuy nhiên, với bản chất là tiền phải trả để có QSDĐ, việc tăng tiền thuê đất
theo thời gian sử dụng mà không có một giới hạn nào sẽ gây tâm lý không tốt đối
với chủ thể kinh doanh về môi trường đầu tư. Vì vậy, tác giả không ủng hộ việc
điều tiết giá trị tăng thêm bằng tiền thuê đất theo cách tăng giá thuê đất.

5, Bình luận các quy định PL về giá đất do NN xác định. Sự khác nhau giữa
bảng giá đất vs giá đất cụ thể. Ưu nhược điểm
1. Khung giá đất
Khung giá đất do Chính phủ quy định, xác định giá đất từ tối thiểu đến tối đa cho
từng loại đất. Việc ban hành giá đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất
và theo từng vùng.
Trong trường hợp giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên hoặc giảm từ
20% trở lên so với giá tối đa hoặc tối thiểu trong khung giá đất trong khoảng thời
gian >180 ngày.
Khung giá đất làm căn cứ để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định bảng giá đất tại
địa phương.
2. Bảng giá đất
– Bảng giá đất là tập hợp các mức giá đất cho mỗi loại đất do UBND cấp tỉnh ban
hành trên cơ sở phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
Theo đó, bảng giá đất sẽ do Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh xây dựng và trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua trước khi ban hành với nguyên tắc và phương pháp
định giá đất và khung giá đất do Chính phủ ban hành định kỳ 05 năm một lần ,
được công bố vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.
– Bảng giá được áp dụng khi tính tiền sử dụng đất (trong trường hợp Nhà nước
công nhận Quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trong hạn mức; Cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải
là đất ở sang đất ở trong hạn mức giao đất ở..); Tính thuế sử dụng đất; Tính phí và
lệ phí; tính tiền xử phạt vi phạm hành chính; Tính tiền bồi thường cho Nhà nước
khi gây ra thiệt hại…
– Điều chỉnh bảng giá đất trong các trường hợp:
Khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất mà mức giá đất điều chỉnh tăng từ 20%
trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong
bảng giá đất của loại đất tương tự;
Khi giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc
giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất trong khoảng thời
gian từ 180% trở lên
3. Giá đất cụ thể
Là giá đất theo mục đích sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất ghi trong quyết định
giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, quyết định thu hồi đất và được UBND
cấp tỉnh xây dựng.
Được áp dụng khi tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tính tiền sử dụng
đất; Tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn
mức nhận chuyển QSDĐ; Tính giá trị QSDĐ khi cổ phần hóa doanh nghiệp NN

6, So sánh tiền SD đất và thuế SD đất


GIỐNG :
- đều là các khoản thu tài chính từ đất đai. đều là khoản tiền mà người sử dụng đất
phải đóng cho Nhà nước khi Nhà nước giao đất.
Đối tượng đóng: Là người sử dụng đất;
Đối tượng nhận: Nhà nước, ngân sách Nhà nước;
Lý do đóng: Được Nhà nước giao đất để sử dụng.
Dều là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng đất. Không đóng thuế đất hay không
đóng tiền sử dụng đất đều vi phạm luật đất đai và luật thuế, sẽ phải đóng tiền nộp
chậm và bị xử phạt theo quy định (tùy vào mức độ vi phạm).
KHÁC :
Đối tượng thu tiền, đóng thuế
– Đối tượng thu tiền sử dụng đất:

Điều 2 Nghị định 45/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/05/2014 quy định về đối tượng
thu tiền sử dụng đất bao gồm:

1. Người được Nhà nước giao đất để sử dụng vào các mục đích sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
b) Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết
hợp cho thuê;
c) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để
thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
d) Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển
nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng (sau đây gọi tắt là đất nghĩa trang, nghĩa địa);
đ) Tổ chức kinh tế được giao đất để xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng, trong đó có diện tích nhà
ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.
2. Người đang sử dụng đất được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở hoặc
đất nghĩa trang, nghĩa địa trong các trường hợp sau:
a) Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp có nguồn gốc được giao không thu tiền sử dụng đất, nay
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa
trang, nghĩa địa;
b) Đất nông nghiệp có nguồn gốc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, chuyển sang sử dụng
làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa có thu tiền sử dụng đất;
c) Đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng
đất chuyển sang sử dụng làm đất ở có thu tiền sử dụng đất;
d) Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc được Nhà nước cho
thuê đất nay chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa đồng thời với việc
chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm nhà ở, đất phi nông nghiệp được Nhà nước công nhận
có thời hạn lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) phải
thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định này.
– Đối tượng đóng thuế sử dụng đất:

 Đối với đất nông nghiệp: Đối tượng đóng thuế là người sử dụng đất trồng trọt, đất có mặt
nước nuôi trồng thủy sản, đất rừng trồng vào sản xuất nông nghiệp.
 Đối với đất phi nông nghiệp: Đối tượng đóng thuế là người có quyền sử dụng các loại đất
sau: đất ở tại nông thôn và đất ở tại thành thị; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (đất
xây dựng KCN; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế
biến khoáng sản; đất làm vật liệu xây dựng, đồ gốm); đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào
mục đích kinh doanh.
Tiền phải đóng
Thu tiền sử dụng đất
– Trong trường hợp Nhà nước giao đất:

Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua hình
thức đấu giá quyền sử dụng đất > tiền sử dụng đất được tính như sau:
Cách phân biệt tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất nhanh năm 2023
Tiền sử dụng đất = Diện tích đất có thu tiền sử dụng đất x Giá đất trúng đấu giá của mục đích sử
dụng đất đấu giá

Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông
qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất > tiền sử dụng đất được tính như sau:

Tiền sử dụng đất = Giá đất tính thu tiền sử dụng đất theo mục đích sử dụng x Diện tích đất phải nộp
tiền sử dụng đất – Tiền sử dụng đất được giảm theo quy định (nếu có) – Tiền bồi thường, giải phóng
mặt bằng được trừ vào tiền sử dụng đất (nếu có)

Trong đó:

 Diện tích đất phải nộp tiền sử dụng đất: Diện tích đất có thu tiền sử dụng đất ghi trên quyết
định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
 Giá đất tính thu tiền sử dụng đất: Do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định;
 Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền sử dụng đất: Tiền bồi thường, hỗ trợ
tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án,
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nhà đầu tư tự nguyện ứng cho Nhà
nước.
Thu thuế sử dụng đất
– Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp:

Thuế sử dụng đất nông nghiệp = Diện tích x Hạng đất x Định suất thuế
Trong đó:

 Diện tích: Là diện tích đất giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước;
 Hạng đất: Mỗi loại đất sẽ có một hạng đất khác nhau. Đất trồng lúa có 6 hạng đất, đất trồng
cây lâu năm có 5 hạng đất;
 Định suất thuế: Tính bằng kg thóc trên 1 đơn vị diện tích của từng hạng đất.
– Đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp = Giá tính thuế x Thuế suất
Trong đó:

 Giá tính thuế = Diện tích đất tính thuế x Giá của 1m2 đất (do UBND cấp tỉnh quy định theo
chu kỳ 5 năm).
 Thuế suất: Diện tích trong hạn mức có mức thuế suất 0,03%, diện tích vượt không quá 3 lần
hạn mức có thuế suất 0,07%, diện tích vượt trên 3 lần hạn mức có thuế suất 0,15%.
Đối tượng được miễn giảm tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất
Tiền sử dụng đất
Theo Điều 11 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, miễn tiền sử dụng đất trong những trường hợp sau đây:

– Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi:

+ Sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng thuộc đối
tượng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công;

+ Hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn,
vùng biên giới, hải đảo;

+ Sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở;

+ Nhà ở cho người phải di dời do thiên tai.

Việc xác định hộ nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; việc xác định hộ gia đình hoặc cá
nhân là đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ.

– Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do
chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân
tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh
mục các xã đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định.

– Miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở cho các hộ dân làng
chài, dân sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư tại các khu, điểm tái định cư theo quy
hoạch, kế hoạch và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở để bố trí tái
định cư hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ theo dự án
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Thủ tướng Chính phủ quyết định việc miễn tiền sử dụng đất đối với các trường hợp khác do Bộ
trưởng Bộ Tài chính trình trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thuế sử dụng đất


Căn cứ Điều 9 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 và Điều 10 Thông tư 153/2011/TT-
BTC, những trường hợp sau đây được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:

(1) Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặc biệt ưu đãi đầu tư); dự án
đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến
khích đầu tư (ưu đãi đầu tư) tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp
sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.
Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư), lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư ( đặc
biệt ưu đãi đầu tư), địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã
hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Số lao động là thương binh, bệnh binh phải là lao động thường xuyên bình quân năm theo quy định.

(2) Đất của cơ sở thực hiện xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế,
văn hoá, thể thao, môi trường gồm:
– Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực xã hội hóa;

– Tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc
thành lập các cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa có đủ điều kiện hoạt động theo quy định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định
của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực
xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xã hội hóa do Thủ tướng Chính phủ quyết định
trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.

– Các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi
trường phải đáp ứng quy định về tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn theo Quyết định của Thủ tướng.

(3) Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, người khuyết
tật, trẻ mồ côi, cơ sở chữa bệnh xã hội.
(4) Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
(5) Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng
1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ
khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sỹ; con của liệt sỹ đang được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt
động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình
khó khăn.
(6) Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo Quyết định của Thủ tướng về chuẩn hộ nghèo. Trường
hợp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quy định cụ thể chuẩn hộ nghèo áp
dụng tại địa phương theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào chuẩn hộ nghèo do địa phương ban
hành để xác định hộ nghèo.
(7) Hộ gia đình, cá nhân trong năm bị thu hồi đất ở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn thuế trong năm thực tế có thu hồi đối với đất tại nơi bị thu
hồi và đất tại nơi ở mới.
(8) Đất có nhà vườn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là di tích lịch sử – văn hoá.
(9) Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất
trên 50% giá tính thuế.
Trường hợp này, người nộp thuế phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có
đất bị thiệt hại.

(10) Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp phải nộp hàng năm (sau khi trừ đi số thuế được miễn, giảm (nếu có) theo quy định của
Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn) từ 50 nghìn đồng trở xuống.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thì việc miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định được tính trên tổng số thuế phải
nộp của tất cả các thửa đất.

Đối với các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo
hướng dẫn nhưng đã nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế thực hiện việc hoàn trả cho
người đã nộp thuế.

Tiêu
Tiền sử dụng đất Tiền thuế sử dụng đất
chí

Thuế sử dụng đất là


Tiền sử dụng đất là số
loại thuế gián thu mà
tiền mà người sử dụng
người sử dụng đất phải
đất phải trả cho Nhà
nộp cho Nhà nước
nước khi Nhà nước
Khái hàng năm. Thuế sử
giao đất có thu tiền sử
niệm dụng đất bao
dụng đất, cho phép
gồm thuế sử dụng đất
chuyển mục đích sử
nông nghiệp và thuế
dụng đất, công nhận
sử dụng đất phi nông
quyền sử dụng đất.
nghiệp.

Đối – Đối tượng thu tiền sử – Đất nông nghiệp: Là


tượng dụng đất được quy định người sử dụng đất
tại Điều 2 Nghị định trồng trọt, đất có mặt
45/2014/NĐ-CP nước nuôi trồng thủy
sản, đất rừng trồng
vào sản xuất nông
nghiệp.
– Đất phi nông nghiệp:
Là người có quyền sử
dụng các loại đất sau:
đất ở tại nông thôn và
đất ở tại thành thị; đất
sản xuất, kinh doanh
phi nông nghiệp; đất
phi nông nghiệp khác
sử dụng vào mục đích
kinh doanh.

Tiền sử dụng đất phải


nộp = Giá đất được
tính thu tiền sử dụng
đất theo mục đích sử
dụng đất x Diện tích Thuế sử dụng đất phải
Công
đất sử dụng – tiền sử nộp = Diện tích đất
thức
dụng đất được giảm tính thuế x Giá của
tính
theo quy định ( nếu 1m2 đất x Thuế suất.
có ) – Tiền bồi thường,
giải phóng mặt bằng
được trừ vào tiền sử
dụng đất ( nếu có).

7, Điểm mới của LDD 2024


(1) Bãi bỏ khung giá đất
Ưu điểm :
+ Bỏ khung giá đất nghĩa là Nhà nước sẽ không áp dụng mức giá tối thiểu và tối đa
với từng loại đất nữa mà thay vào đó, trước khi ban hành ra bảng giá đất của từng
địa phương thì UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào các nguyên tắc, các phương pháp định
giá đất, các quy chuẩn và giá đất, sự biến động về giá đất thực tế trên thị trường để
xây dựng ra bảng giá đất.
+ Sau khi xây dựng xong, bảng giá đất sẽ được trình HĐND tỉnh trước khi thông
qua (trước đây, khi xây dựng bảng giá đất sẽ phải dựa vào khung giá đất để ban
hành) và sẽ được công bố vào thời điểm ngày 1/1 của đầu mỗi kỳ của bảng giá đất.
+ giúp đảm bảo hơn quyền lợi của người dân khi bị thu hồi đất.
Nhược :
+ việc bỏ quy định khung giá đất có thể đẩy chi phí đền bù của các dự án bất động
sản tăng lên, dẫn tới giá nhà cũng tăng theo. Điều này sẽ khiến các nhà phát triển
bất động sản mới hoặc chưa đầu tư quỹ đất từ trước thì sẽ chịu ảnh hưởng do chi phí
đầu vào tăng làm tăng giá bán.

(2) Có bảng giá đất mới và Bảng giá đất được xây dựng hằng năm
Theo khoản 3 Điều 159 Luật Đất đai 2024, UBND cấp tỉnh xây dựng, trình
Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bảng giá đất lần đầu để công bố và áp
dụng từ ngày 01/01/2026. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm
trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá
đất để công bố và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo.
Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất trong năm, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Hiện nay, theo khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2013, Bảng giá đất được xây
dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của
năm đầu kỳ.

(3) Theo khoản 5 Điều 158 Luật Đất đai 2024, 05 phương pháp định giá đất bao
gồm:

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp thu nhập

- Phương pháp thặng dư

- Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất

- Chính phủ quy định phương pháp định giá đất khác ngoài 04 phương pháp trên
sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 không quy định phương pháp định giá đất.

Phương pháp định giá đất được quy định tại Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-
CP gồm: Phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chiết trừ, phương pháp
thu nhập, phương pháp thặng dư, phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.

8, Giá đất cụ thể với giá đất trong bảng giá đất thì cái nào cao hơn ?
Dù không có văn bản nào quy định về việc giá đất cụ thể thấp, bằng hay cao hơn hơn giá đất
trong bảng giá đất. Song, căn cứ phương pháp xác định giá đất, những trường hợp áp dụng và
thực tiễn cho thấy giá đất cụ thể thông thường sẽ cao hơn giá đất trong bảng giá đất.
Ví dụ, khi Nhà nước cấp Sổ đỏ đối với diện tích vượt hạn mức mà thửa đất đó có giá trị theo
bảng giá đất dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, dưới 10 tỷ đồng đối
với các tỉnh miền núi, vùng cao, dưới 20 tỷ đồng đối với các tỉnh còn lại thì sẽ áp dụng phương
pháp chiết trừ để tính giá đất cụ thể, qua đó sẽ tính được tiền sử dụng đất phải nộp.
Công thức tính giá đất cụ thể khi cấp Sổ đỏ đối với diện tích vượt hạn mức như sau:
Giá đất cụ thể (01m2) = Hệ số điều chỉnh giá đất x Giá đất trong bảng giá đất
Theo công thức trên nếu hệ số điều chỉnh giá đất là 1,0 thì khi đó giá đất cụ thể sẽ bằng giá đất
trong bảng giá đất; nếu hệ số điều chỉnh lớn (>) hơn 1,0 thì giá đất cụ thể sẽ lớn hơn giá đất trong
bảng giá đất.
Ví dụ như tại thị trấn của các huyện thuộc Thành phố Hà Nội có hệ số điều chỉnh giá đất khi cấp
Sổ đỏ áp dụng trong năm 2021 đối với diện tích vượt hạn mức là: 1,10 (hệ số K = 1,10).

??? Tại sao Nhà nước lại phân loại thành nhiều nghĩa vụ tài chính khác nhau
áp dụng đối với người sử dụng đất.
??? Tại sao Luật 2024 bỏ khung giá đất ?
??? Tại sao ko cho ghi nợ lệ phí địa chính mà chỉ cho lệ phí trước bạ

You might also like