You are on page 1of 15

Khoa kinh tÕ

------------

Bµi thùc hµnh

Kinh tÕ vi m«
Bài thực hành 1:

Sử dụng kiến thức Cung, cầu và mối quan hệ cung cầu thực hành phân tích các biến động
về cung cầu của các hàng hóa, dịch vụ sau trong thực tế.

Câu 1:
P
1. Trên đồ thị hình bên mô tả cân bằng cung S
và cầu trên thị trường chè
- Hãy biểu diễn ảnh hưởng của biến động giá
phân bón dùng cho chè đột ngột tăng lên.
- Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng Po
2. Trên đồ thị hình bên mô tả cung và cầu D
trên thị trường xe máy,
- Hãy biểu diễn ảnh hưởng của biến động các
doanh nghiệp trong nước được chuyển giao
công nghệ, tăng khả năng sản xuất xe máy trong nước. Qo Q
- Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng

Câu 2:
1. Trên đồ thị hình bên mô tả cân bằng cung
P
và cầu trên thị trường cá
- Hãy biểu diễn ảnh hưởng của biến động thời S
tiết lạnh làm sản lượng đánh bắt cá giảm.
- Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng
2. Trên đồ thị hình bên mô tả cung và cầu Po
trên thị trường cá
D
- Hãy biểu diễn ảnh hưởngcủa biến động thời
tiết lạnh làm sản lượng đánh bắt cá giảm đồng
thời người tiêu dùng cũng ít đi chợ để mua cá
- Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng
Câu 3: Qo Q

1. Trên đồ thị hình bên mô tả cân bằng cung


và cầu trên thị trường cà phê, hãy biểu diễn P
ảnh hưởng của biến động thời tiết lạnh S
làm mất mùa chè (một sản phẩm thay thế
của cà phê).
- Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng
2. Trên đồ thị hình bên mô tả cung và cầu Po
trên thị trường xe máy, hãy biểu diễn ảnh D
hưởng của biến động một văn bản quy định
về tiền lương được ban hành và mọi người
kỳ vọng thu nhập sẽ tăng lên trong thời gian
tới. Qo Q
- Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng

Câu 4:
1. Trên đồ thị hình bên mô tả cân bằng cung
và cầu trên thị trường đường, hãy biểu diễn
ảnh hưởng của biến động thời tiết không P
thuận lợi làm giảm sản lượng mía (một sản S
phẩm đầu vào của quá trình sản xuất đường).
- Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng
2. Trên đồ thị hình bên mô tả cung và cầu
Po
trên thị trường xăng dầu, hãy biểu diễn ảnh
hưởng của biến động xe máy nhập khẩu với D
giá rẻ được nhập khẩu số lượng lớn vào thị
trường trong nước
Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng
Câu 5: Qo Q

1. Trên đồ thị hình bên mô tả cân bằng cung P


và cầu trên thị trường bếp điện, hãy biểu S
diễn ảnh hưởng của biến động theo thông
báo của Tổng công ty điện lực thì giá điện
sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng Po
2. Trên đồ thị hình bên mô tả cung và cầu D
trên thị trường dịch vụ viễn thông di động
hưởng của biến động các phương tiện thông
tin đại chúng thông báo nhiều chương trình
khuyến mãi và ưu đãi sẽ được thực hiện trong Qo Q
tháng tới.
Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng
Câu 6:
P
1. Trên đồ thị hình bên mô tả cân bằng cung S
và cầu trên thị trường bếp ga, hãy biểu
diễn ảnh hưởng của biến động theo thông
báo của Tổng công ty điện lực thì giá điện
Po
sẽ tăng lên trong thời gian tới (ga và điện
là hai mặt hàng thay thế nhau). D
Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng

2. Trên đồ thị hình bên mô tả cung và cầu


trên thị trường dịch vụ viễn thông di động Qo Q
hưởng của biến động giá hầu hết các loại máy
điện thoại (một loại hàng hoá bổ sung)
giảm xuống do các chương trình khuyến mãi.
- Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng P
Câu 7: S

1. Trên đồ thị hình bên mô tả cân bằng cung


và cầu trên thị trường nước uống trái cây
hãy biểu diễn ảnh hưởng của biến động theo Po
D
thông báo của Bộ y tế thì nhiều loại trái cây
(một loại đầu vào của sản phẩm trên) có
nhiều nghi ngờ về sử dụng chất kích thích.
- Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng
2. Trên đồ thị hình bên mô tả cung và cầu
trên thị trường dịch vụ cấp giấy phép lái xe
hãy biểu diễn hưởng của biến động quy định
của Nhà nước sẽ là đơn giá cấp phép lái xe
giảm xuống trong thời gian tới
- Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng
Câu 8:

1. Trên đồ thị hình bên mô tả cân bằng cung


và cầu trên thị trường ô tô, hãy biểu
diễn ảnh hưởng của biến động giá các đầu P
vào của quá trình sản xuất ô tô giảm xuống S
do quy định về cắt giảm thuế nhập khẩu các
mặt hàng theo tiến trình hội nhập kinh tế.
Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng
2. Trên đồ thị hình bên mô tả cung và cầu Po
trên thị trường dịch vụ bảo hiểm y tế D
hưởng của biến động theo thông báo của
cơ quan y tế, do thời tiết và khí hậu mà
từ nay đến cuối năm sẽ có nhiều bệnh dịch
làm ảnh hưởng đến sức khoẻ dân cư. Qo Q
Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng
Câu 9:
1. Trên đồ thị hình bên mô tả cân bằng cung
và cầu trên thị trường điện thoại, hãy biểu
diễn ảnh hưởng của biến động theo thông
báo của phương tiện thông tin đại chúng P
các công ty viễn thông di động đang thực S
hiện chương trình khuyến mãi cho khách
hàng mới hoà mạng.
Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng
2. Trên đồ thị hình bên mô tả cung và cầu Po
trên thị trường dịch vụ vận chuyển hàng D
không, hãy biểu diễn hưởng của biến động
thu nhập của dân cư tăng lên (biết dịch vụ trên
là một loại hàng hoá cao cấp)
Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng Qo Q
Câu 10:

1. Trên đồ thị hình bên mô tả cân bằng cung


P
và cầu trên thị trường mỹ phẩm, hãy biểu
diễn ảnh hưởng của biến động theo thị hiếu S
tiêu dùng, dân cư có xu hướng quan tâm
hơn đến thẩm mỹ trong giao tiếp hàng ngày.
Po
D
Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng
2. Trên đồ thị hình bên mô tả cung và cầu
trên thị trường máy nông nghiệp, hãy biểu
diễn ảnh hưởng của biến động Nhà nước có
nhiều khuyến khích đối với người nông dân
trong chương trình hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn
Cho biết sự thay đổi của giá cả và sản lượng

Bài thực hành 2:

Vài năm trước, ngập lụt do một số con sông ở miền Trung gây ra đã phá hủy hàng ngàn
hecta lúa.

 Hãy sử dụng đồ thị cung cầu giải thích sự thay đổi của giá, lượng cân bằng; thặng
dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng trong thị trường thóc minh họa bằng hình vẽ.

 Tính tổn thất của xã hội do ngập lụt gây ra.

Bài thực hành 3:

Cho phương trình đường cầu về hàng hóa như sau: P = 44 - 8Q

1) Lượng cung không đổi ở mọi mức Q = 2 tấn. Hãy tính giá cân bằng và doanh
thu, tại đó thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất bằng bao nhiêu? Minh họa
trên hình vẽ.
2) Do thu nhập của người tiêu dùng tăng lên làm cho lượng cầu ở mọi mức giá
tăng lên 0,25 tấn. Khi đó giá và doanh thu thay đổi như thế nào?

3) Chính phủ áp đặt giá là P=25 nghìn đồng/kg thì điều gì xảy ra?

Bài thực hành 4:

Giả sử có các số liệu về cung và cầu của hàng hoá X :

Giá (ĐVTT) Lượng cầu (đơn vị/năm) Lượng cung (đơn vị/năm)
15 50 35
16 48 38
17 46 41
18 44 44
19 42 47
20 40 50
1) Viết phương trình cung, cầu; minh họa trên hình vẽ.
2) Tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng.
3) Nếu giá được định ở mức là 15 đơn vị tiền thì thị trường ở trạng thái dư thừa
hay thiếu hụt? Tính tổn thất của xã hội trong trong trường hợp này.

Bài thực hành 5:

Hàm cầu và hàm số cung của một sản phẩm được cho dưới đây:
Cầu: P = -0.5Q + 100
Cung: P =Q + 10 (trong đó: P:đồng,Q:kg)

a. Tìm điểm cân bằng của thị trường, minh họa trên hình vẽ.

b.Giả sử,chính phủ đánh thuế 5đồng/đvsp. Tính giá và lượng cân bằng mới? Tổn thất xã
hội do thuế gây ra là bao nhiêu?
c. Nếu nhà nước áp đặt mức giá trần cho sản phẩm là 50 đồng, tính khoản tổn thất vô ích
của phúc lợi xã hội?

Bài thực hành 6:

Xét một thị trường cạnh tranh trong đó lượng cung và lượng cầu (hàng năm) tại các mức
giá khác nhau như sau:

Giá ($) Cầu (triệu sản phẩm) Cung (triệu sản phẩm)

60 22 14

80 20 16

100 18 18

a. Xác định phương trình cung, cầu; vẽ đồ thị đường cầu, đường cung trên cùng hệ trục tọa độ.

b. Tính mức giá và sản lượng cân bằng; thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng.

c. Tính độ co dãn của cung, cầu theo giá khi giá bằng 80$, 100$.

Bài thực hành 7:

Hàng tháng một người tiêu dung dành 1 triệu đồng để mua thịt (X) và khoai tây (Y)
với giá tương ứng PX = 20.000 đ/kg, PY=5.000 đ/kg.
a. Thiết lập phương trình đường ngân sách.
b. Biết hàm lợi ích của thịt (X) và khoai tây (Y) là TU = (X-2).Y thì kết hợp nào giữa
thịt và khoai tây mà người tiêu dùng sẽ mua để tối đa hóa lợi ích?
Bài thực hành 8:

Hệ số co giãn theo giá của cung và cầu hàng hóa tại điểm cân bằng P = 40 và Q = 20 lần
lượt là ESP = 2, EDP= -2/3.
a. Viết phương trình đường cung và đường cầu đối với hàng hóa X. Xác định giá và
sản lượng cân bằng của thị trường
b. Nếu Nhà nước đặt giá hàng hóa X là P = 46. Hãy xác định thặng dư tiêu dùng và
thặng dư sản xuất và lợi ích ròng xã hội trong trường hợp này?
c. Nếu Chính phủ thực hiên việc trợ cấp bằng 4 trên một đơn vị đối với việc sản xuất
hàng hóa X. Lượng tiền Chính phủ phải chi ra là bao nhiêu? Người tiêu dùng được
hưởng bao nhiêu và người sản xuất được hưởng bao nhiêu?

Bài thực hành 9:


Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí sau:
TC = 250Q - 20Q2 + 2Q3 ( Đơn vị tính: Q - triệu chiếc, P - nghìn đồng)
a. Viết phương trình các hàm chi phí ATC, MC. Từ đó xác định mức giá và sản
lượng hòa vốn của hãng.
b. Giả sử bây giờ hãng này là nhà độc quyền và gặp đường cầu P = 500 - 10Q, thì giá
và sản lượng hãng ấn định là bao nhiêu?
c. Nếu Chính phủ quyết định đánh thuế cố định T = 200. Giá bán, sản lượng và lợi
nhuận của hãng trong trường hợp ở câu b) có thay đổi hay không?

Bài thực hành 10:

Hàm sản xuất đối với sản phẩm A là Q = 100KL (đơn vị sản phẩm/ngày).
a. Nếu giá tư bản là 120 nghìn đồng một ngày và giá lao động là 300 nghìn đồng một
ngày thì chi phí tối thiểu của việc sản xuất 10.000 đơn vị sản phẩm là bao nhiêu? (1
điểm)
b. Với giá tư bản và lao động như câu a), nếu hãng có 72 triệu đồng, hãng sẽ sản
xuất được tối đa bao nhiêu sản phẩm?

Bài thực hành 11:


Cho cung cầu về thị trường sản phẩm X như sau:
Giá (nghìn đồng/kg) Lượng cầu (kg) Lượng cung (kg)
3 22 13
4 18 18
5 14 23
6 10 28
a. Hãy xây dựng phương trình hàm cung, hàm cầu của thị trường sản phẩm X? Trên
cơ sở đó hãy xác định giá cả và sản lượng cân bằng của thị trường?
b. Tính thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất và lợi ích ròng xã hội nếu bị áp đặt giá
là 3 nghìn đồng/kg?
c. Nếu Chính phủ không đặt giá nhưng vẫn muốn giá cả và sản lượng trên thị trường
đạt ở mức như câu b thì trợ cấp bao nhiêu đối với một đơn vị sản phẩm cho người
sản xuất? Lượng tiền Chính phủ phải chi ra là bao nhiêu

Bài thực hành 12:


Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi trung bình là:
AVC = 2Q+ 3
a. Viết phương trình biểu diễn đường cung của hãng và xác định mức giá mà hãng
phải đóng cửa sản xuất.
b. Khi giá bán sản phẩm là 19$ thì hãng bị lỗ 52,5$. Tìm mức giá và sản lượng hoà
vốn của hãng.
c. Hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận nếu giá bán trên thị
trường là 30$. Tính lợi nhuận cực đại đó.

Bài thực hành 13:


Một doanh nghiệp sử dụng 2 yếu tố đầu vào là vốn K và lao động L để sản xuất
sản phẩm và có hàm sản xuất là Q = KL – 2K với điều kiện ( K>0, L>2). Giá vốn

Pk = 10$/đơn vị, giá lao động Pl = 5$/đơn vị.
a. Hàm sản xuất này có hiệu suất tăng, giảm, hay không đổi theo quy mô?
b. Với tổng chi phí 110$ xác định lượng vốn và lao động tối ưu để doanh nghiệp
sản xuất đc mức đầu ra lớn nhất. Sản phẩm tối đa có thể đạt được là bao nhiêu?
Bài thực hành 14:
Cho biểu cung và cầu về sản phẩm A trên thị trường như sau:

Giá (nghìn đồng/kg) Lượng cầu (kg) Lượng cung (kg)


1 7 0
2 6 1
3 5 2
4 4 3
5 3 4
6 2 5
a. Viết phương trình hàm cung và hàm cầu. Tính mức giá và sản lượng cân bằng
của thị trường.
b. Vì lý do nào đó cầu về sản phẩm A giảm đi một lượng là 2 kg ở mỗi mức giá.
Giá và sản lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào?
c. Để khuyến khích sản xuất sản phẩm A, Nhà nước quyết định trợ giá 400
đồng/kg, giá và sản lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào? Khi đó người tiêu
dùng và người sản xuất, ai sẽ được hưởng nhiều hơn?
Bài thực hành 15:
Một hãng độc quyền bán có hàm cầu về sản phẩm của mình là: P = 1000 - Q.
Chi phí bình quân của hãng là không đổi và bằng 300.
a. Xác định sản lượng, giá, doanh thu và lợi nhuận của hãng khi theo đuổi mục
tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
b. Giả sử hãng phải chịu một mức thuế cố định (đóng một lần) T = 1500 thì giá
sản lượng và lợi nhuận cực đại của hãng sẽ thay đổi thế nào?
c. Tính khoản mất không mà nhà độc quyền gây ra cho xã hội. Minh họa khoản
mất không đó trên đồ thị.

Bài thực hành 16:

Đường cung và đường cầu của một loại nông sản đều có dạng tuyến tính. Tại điểm
cân bằng E của thị trường ta có : Pe = 14 ; Qe = 12 ; Ed = -1 ; Es =7/3.
a. Xác định hàm cung và hàm cầu của thị trường.
b. Hãy tính độ co giãn của cung và cầu theo giá trong khoảng từ P = 10 đến P =12.
Hãy cho biết ý nghĩa của các kết quả tính được.

Bài thực hành 17:


Một hãng đứng trước đường cầu P = 50 - 2Q. Chi phí cận biên của hãng là
MC = Q + 5.
a. Xác định giá, sản lượng, doanh thu và lợi nhuận hãng thu được nếu hãng theo đuổi
các mục tiêu: tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa doanh thu.
b. Nếu phải đóng thuế $10 trên một đơn vị sản phẩm thì hãng sẽ phải sản xuất sản
lượng bao nhiêu và đặt giá nào để tối đa hoá lợi nhuận?
c. Xác định khoản mất không xã hội phải chịu và xác định chỉ số sức mạnh thị
trường Lener của hãng này.
Bài thực hành 18:
Hàm cầu của sản phẩm X trên thị trường được cho như sau: P = 81 – 2Q.

a. Tính độ co giãn theo giá của cầu tại điểm A có mức giá là 31 và độ co giãn của cầu
theo giá khi cầu di chuyển từ điểm B có giá là 21 đến điểm A.

b. Khi giá của sản phẩm X tăng từ 21 đến 31 thì giá của sản phẩm Y tăng lên 20%.
Tính hệ số co giãn chéo của X và Y. Hai sản phẩm này liên quan đến nhau như thế
nào?

Bài thực hành 19:

Cầu thị trường về sản phẩm Y là P = 100 - Q

Thị trường này do một hãng độc quyền khống chế. Chi phí của hãng độc quyền này
là TC = 500 + Q2 + 4Q

a. Hãy xác định giá và sản lượng tối ưu cho hãng độc quyền này. Hãng tạo ra bao
nhiêu lợi nhuận và thặng dư tiêu dùng?
b. Mất không do sức mạnh độc quyền gây ra là bao nhiêu?
c. Giả sử chính phủ đặt trần giá là 60 thì hãng sẽ sản xuất bao nhiêu để thu được lợi
nhuận cực đại? Lúc đó thặng dư tiêu dùng có bị thay đổi không?
Bài thực hành 20:

Lượng cầu và lượng cung của hàng hóa X ở các mức giá khác nhau như sau:
P (nghìn đồng/sản phẩm) Qd (sản phẩm) Qs (sản phẩm)
10 100 40
12 90 50
14 80 60
16 70 70
18 60 80
20 50 90
a. Viết phương trình hàm cung và hàm cầu? Xác định giá và sản lượng cân bằng?
b. Tính thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng và lợi ích ròng xã hội khi áp đặt mức
giá là 18 nghìn đồng/sản phẩm?
c. Để khuyến khích sản xuất Chính phủ trợ giá 2 nghìn đồng/ sản phẩm thì giá và sản
lượng cân bằng thay đổi như thế nào? Hãy xác định mỗi thành viên được hưởng
trợ giá bao nhiêu trên một sản phẩm? Tổng số tiền Chính phủ phải chi ra là bao
nhiêu?
Bài thực hành 21:

a) Cho hàm cung thị trường sản phẩm X là P = 4Q/3 + 4 và độ co giãn của cung và
cầu ở điểm cân bằng E lần lượt là 3/2 và -2/3. Hãy xác định:
b) a. Hàm cầu của thị trường sản phẩm X.
c) b. Giả sử thu nhập bình quân của dân cư tăng lên 10% làm cho lượng cầu sản
phẩm X giảm 5%. Tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập của hàng hóa X. Sản
phẩm X thuộc loại sản phẩm nào?

Bài thực hành 22:

Có biểu cầu về một hàng hóa như sau:


Giá (nghìn đồng/kg) 40 36 32 28 24 20
Lượng cầu (kg) 0,5 1 1,5 2 2,5 3
Lượng cung không đổi ở mức Qs = 2kg.
a. Hãy xác định phương trình đường cầu? Tính giá cân bằng và doanh thu?
b. Do thu nhập của người tiêu dùng tăng làm cho lượng cầu ở mỗi mức giá tăng
lên 0,25kg. Khi đó giá cân bằng và doanh thu thay đổi như thế nào?
c. Chính phủ áp đặt giá là 25 nghìn đồng/kg thì điều gì xảy ra trên thị trường?
Tính thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất và lợi ích ròng xã hội tại mức giá
này?
Bài thực hành 23:

Một ngành cạnh tranh hoàn hảo gặp đường cầu P = 20 - 2Q,
(Trong đó P là giá tính bằng $/ đơn vị, Q là nghìn đơn vị sản phẩm một tuần)
Sản xuất với giá cung không đổi là 1$/một nghìn đơn vị.
a. Tính thặng dư tiêu dùng mà những người mua sản phẩm này được hưởng. Xác
định phương trình đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo vào thời điểm này.
b. Với hàm tổng chi phí được cho là TC = Q2 + 2Q + 100, hãy xác định giá, sản
lượng hòa vốn và đóng cửa của hãng.
c. Giả sử thuế 1$/một nghìn đơn vị sản phẩm được đặt ra, giá và sản lượng hòa vốn
có thay đổi hay không? Hãy biểu diễn các kết quả lên đồ thị (một cách minh họa).
Bài thực hành 24:

Cung và cầu về cam được cho bởi hàm sau: Pd = 18 – 3Q và Ps = 6 + Q


(Trong đó P tính bằng nghìn đồng/kg; Q tính bằng tấn)
a. Tính hệ số co giãn của cầu và cung theo giá tại điểm cân bằng. Hãy nêu ý nghĩa
của 2 hệ số của tìm được.
b. Độ co giãn theo giá giữa cam và xoài là +0,5. Điều gì sẽ xảy ra với lượng cầu
về xoài nếu giá xoài giữ nguyên còn giá cam tăng 15%?(
Bài thực hành 25:

Hàm cung và hàm cầu sản phẩm X trên thị trường được cho bởi:
QS = 32P – 9 ; QD = 27 – 16P
Trong đó P tính bằng USD/kg và Q tính bằng kg.
a. Hãy xác định giá thị trường tự do và sản lượng trao đổi thực tế trên thị trường?
Tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tại điểm cân bằng?
b. Nếu có sản phẩm mới thay thế làm cho cầu của sản phẩm giảm 20% thì tác
động của việc giảm cầu này tới giá và sản lượng trao đổi thực tế trên thị trường
như thế nào?

c. Chính phủ trợ cấp 0,01 USD/kg thì giá và sản lượng trên thị trường thay đổi như
thế nào? Chính phủ phải chi ra bao nhiêu tiền? Người tiêu dùng và người sản xuất
ai được hưởng nhiều hơn?
Bài thực hành 26:

Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q2 + 2Q + 25
a. Viết phương trình các hàm chi phí AVC, AFC, ATC, VC, FC, và MC?
b. Xác định mức hòa vốn và mức giá đóng cửa sản xuất của hãng?
c. Nếu giá thị trường là P = 10 thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu? Trong
trường hợp này hãng có nên tiếp tục sản xuất hay không? Vì sao?

Bài thực hành 27:

Giả sử mức ngân sách của người tiêu dùng dành để chi tiêu cho hai hàng hóa X và
Y là 650 USD. Giá 1 đơn vị sản phẩm X là 30 USD, và của Y là 40 USD. Với
hàm lợi ích của 2 hàng hóa được cho như sau: TUx = - 1/7X2 + 32X và TUy = -
3/2Y 2 + 73Y
a. Xác định kết hợp tiêu dùng tối đa hóa lợi ích của người này.
b. Giá sử giá sản phẩm X vàY đều tăng lên 10%, ngân sách của người này dành
cho 2 loại hàng hóa vẫn giữ nguyên thì kết hợp tiêu dùng thay đổi như thế nào?
Minh họa kết quả tính được lên hình vẽ.
Bài thực hành 28:

Cung cầu của sản phẩm X trên thị trường được cho bởi: PS = 12,5 + 2QS; PD = 50 - 2QD
Trong đó P là giá tính bằng nghìn đồng/kg; Q là lượng tính bằng kg.
a. Tính giá và sản lượng cân bằng? Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất bằng
bao nhiêu tại điểm cân bằng? (1
b. Nếu lượng cầu tăng 1,5 kg ở mọi mức giá thì trạng thái cân bằng sẽ thay đổi
như thế nào? Vẽ đồ thị minh họa?.
c. Để khuyến khích sản xuất Nhà nước quyết định trợ giá 3 nghìn đồng/kg. Hãy
xác định mỗi thành viên được hưởng trợ giá bao nhiêu. Tổng số tiền Chính phủ
phải chi cho mỗi thành viên là bao nhiêu?
Bài thực hành 29:

Một nhà độc quyền sản xuất với chi phí là TC = 100 - 5Q + Q2 và cầu là P = 55 -2Q.
a. Hãng phải sản xuất sản lượng bằng bao nhiêu và đặt giá nào để tối đa hoá lợi
nhuận? Hãng tạo ra lợi nhuận và thặng dư tiêu dùng bằng bao nhiêu?
b. Giả sử chính phủ đặt trần giá cho sản phẩm của nhà độc quyền này bằng 27$.
Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng, thặng dư tiêu dùng và lợi
nhuân của nhà độc quyền?
c. Xác định khoản mất không do độc quyền mang lại (trong trường hợp a)? Và
tính chỉ số sức mạnh thị trường Lener của hãng độc quyền này.
Bài thực hành 30:

Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có số liệu về chi
phí sản xuất trong ngắn hạn như sau:

Q 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

TC($) 1500 2500 3400 4300 5100 6100 7300 8600 10100 11900 13900
a. Tính AVC, AFC, ATC và MC
b. Xác định mức giá, sản lượng doanh nghiệp có lãi và sẽ đóng cửa sản xuất?
c. Nếu giá thị trường P =180 ($) và P = 100 ($) thì hãng quyết định sản xuất như thế
nào? Và hãng sẽ kiếm được bao nhiêu lợi nhuận?

Bài thực hành 31:

Hàm lợi ích của một người tiêu dùng được cho bởi: TU(X,Y) = XY
a. Hãy xét 2 tập hợp: 3 đơn vị X và 10 đơn vị Y; 4 đơn vị X và 8 đơn vị Y, người
tiêu dùng thích tập hợp nào hơn?
b. Giả sử rằng lúc đầu người này tiêu dùng 4 đơn vị X và 12 đơn vị Y. Nếu việc
tiêu dùng hàng hóa Y giảm xuống còn 8 đơn vị thì người này phải có bao nhiêu
đơn vị X để vẫn thỏa mãn như lúc đầu? Minh họa kết quả câu b) lên đồ thị.
Bài thực hành 32:

Cung và cầu của Nhôm trên thị trường được cho ở bảng sau:
P (nghìn đồng) 5 10 15 20 25
QD (kg) 60 50 40 30 20
QS (kg) 20 30 40 50 60
a. Xác định giá và sản lượng cân bằng của Nhôm trên thị trường. Tính thặng dư
sản xuất, thặng dư tiêu dùng và lợi ích ròng xã hội tại điểm cân bằng? (1.5 điểm)
b. Nếu chính phủ đánh thuế là 1000đ/kg thông qua người sản xuất thì giá cả và sản
lượng cân bằng thay đổi như thế nào? Ai là người chịu thuế? Chính phủ thu được
số tiền là bao nhiêu từ thuế?
Bài thực hành 33:

Một hãng độc quyền có hàm doanh thu và chi phí biến đổi bình quân như sau:
TR = 4Q(3-0.01Q) và AVC = 4(1+0,15Q)
a. Viết các phương trình đường cầu và đường chi phí cận biên của doanh nghiệp.
b. Xác định mức giá bán và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng. Tính chỉ số
sức mạnh thị trường Lener và mất không mà hãng gây ra cho xã hội.
c. Nếu Chính phủ đưa ra một mức thuế đánh vào tổng doanh thu thì giá, sản lượng
sẽ thay đổi như thế nào? Khi đó chính phủ thu được bao nhiêu tiền thuế?
Bài thực hành 34:

Sản phẩm A có đường cầu là P = 25 – 9Q và đường cung là P = 4 + 3,5Q


P:tính bằng đồng/đơn vị sản phẩm
Q: tính bằng triệu tấn đơn vị sản phẩm
a. Xác định mức giá và sản lượng khi thị trường cân bằng.
b. Xác định thặng dư của người tiêu dùng khi thị trường cân bằng.
c. Điều gì sẽ xảy ra nếu chính phủ ấn định giá bán tối đa trên thị trường là 8 đồng/đvsp và
nhập khẩu lượng sản phẩm thiếu hụt trên thị trường với giá 11 đồng /đvsp

You might also like