You are on page 1of 77

LUẬN VĂN:

Một số giải pháp nhằm cải thiện môi

trường kinh doanh cho doanh nghiệp

nhỏ và vừa đến năm 2010


Lời nói đầu

Trong sự phát triển kinh tế của đất nước thi doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang
khẳng định vai trò to lớn của mình đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước
nhà. Doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm đóng góp từ 26 - 28% GDP của đất nước và
giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Trong những năm gần đây với sự ra đời của
luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhỏ và vừa không gnừng gia tăng cả về số lượng và
chất lượng. Tuy nhiên môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn
chưa thực sự thuận lợi và còn nhiều điều bất cập, dẫn đến doanh nghiệp nhỏ và vừa
chưa phát triển tương xứng với tiềm lực thực sự của đất nước. Trước vấn đề đó, em xin
nghiên cứu vấn đề tài: “Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2010".
Đề tài được chia ra làm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Phần II: Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Phần III: Định hướng và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2010.
Chương I
Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nhân tố tác động đến môi trường kinh
doanh ở Việt Nam.

I. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế

1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ

a. Khái niệm

Cho tới nay chúng ta chưa có một định nghĩa cụ thể về doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tùy vào mỗi quốc gia mà có một cách định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Để hiểu hơn về doanh nghiệp nhỏ và vừa trước hết chúng ta cần hiểu khái niệm
doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân hay các hộ kinh
doanh cá thể có tư cách pháp nhân tham gia các hoạt động sản xuất, cung ứng trao đổi
hàng hoá và dịch vụ trên thị trường theo nguyên tắc tối đa hoá lợi ích của người tiêu
dùng và thông qua đó tối đa hoá lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp.
Hiện nay ở nước có rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau tuỳ thuộc vào
tính chất hoạt động, ngành nghề kinh doanh và nguồn vốn chủ sở hữu cũng như tính
chất quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy để xác định được đâu là doanh nghiệp nhỏ và
vừa thì chúng ta cần đưa ra tiêu chí xác định doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có vốn nhỏ và số lao động
tương đối ít. Việc đưa ra một tiêu chí đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ mang tính
chất tương đối. Vì vậy việc phân chia doanh nghiệp hiện nay thường dựa vào các nhóm
ngành nghề:
+ Theo ngành nghề kỹ thuật
+ Theo hình thức chủ sở hữu
+ Theo cấp quản lý
+ Theo quy mô trình độ sản xuất
- Bên cạnh đó việc phân chia doanh nghiệp còn theo nhóm định tính đó là dựa
trên những đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: trình độ chuyên môn
hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp quản lý thấp … Các tiêu chí có ưu thế
phản ánh đúng bản chất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng thường khó xác định
trên thực tế.
Nên nhóm này thường dùng để tham khảo và ít được sử dụng.
- Nhóm chỉ tiêu về mặt định lượng: Sử dụng các tiêu chí về lao động giá trị sản
xuất, giá trị tài sản …
Ngoài ra còn có một vài yếu tố tác động đến việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và
vừa như: tình hình kinh tế việc làm nói chung trong cả nước, tính chất nền kinh tế hiện
hành của nước đó, tính chất ngành nghề, vùng lãnh thổ, mục đích phân loại.
- Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước trên thế giới. Hiện
nay đa số các nước trên thế giới thường dựa vào các yếu tố lao động, công nghệ, giá trị
tài sản để phân chia doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bảng 1
Tên quốc gia Số lao Vốn hay  tài sản Doanh thu
động
Oxtraylia < 500
người
Canada < 500 < 20 triệu $
người Canada
Indonexia < 100 < 6 tỷ Rupi < 2 tỷ Rupi
người
Singgapore < 100 < 499 triệu $
người Singgapore
Thái Lan < 100 < 20 triệu Bath
người
(nguồn được dựa theo dự án chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam của viện Friech Eerber CHLBĐức phối hợp với viện nghiên cứu quản
lý kinh tế trung ương thực hiện năm 1998.)
Do tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước là rất khác nhau và
nó lại tuỳ thuộc vào ý đồ chính sách, sự thay đổi chính sách của các chính phủ là khác
nhau nên các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng khác nhau và được thay
đổi theo thời gian.

* Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Có rất nhiều cách để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này phụ thuộc vào
cách nhìn nhận của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, tổ chức kinh tế sau đây là
một vài ví dụ.
- Ngân hàng công thương Việt Nam coi doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình
doanh nghiệp có số lao động dưới 500 mà vốn cố định dưới 10 tỷ đồng, vốn lưu động là
8 tỷ đồng và doanh thu hàng tháng dưới 20 triệu đồng.
- Liên hộ lao động và tài chính coi doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có
số lao động < 100 người, doanh thu hàng năm < 10 tỷ đồng và vốn pháp định dưới 1 tỷ
đồng.
- Dự án VIE/US/95/004 hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam do UNIDO
thì:
+ Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dưới 30 người vốn đăng ký
dưới 1 tỷ đồng.
+ Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp gồm có số lao động từ 31 - 200 người vốn
đăng ký dưới 5 tỷ đồng.
- Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc chương trình VN - EU doanh
nghiệp nhỏ và vừa được quỹ này hỗ trợ gồm các doanh nghiệp có số công nhân từ 10 -
500 người và vốn điều lệ 50 nghìn - 300 nghìn USD. Quỹ phát triển nông thôn coi
doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có giá trị tài sản không quá 2 triệu $ lao động
không quá 500 người. Lý do các tiêu chí khác nhau như vậy là do Nhà nước chưa ban
hành một tiêu chí chung để áp dụng cho tất cả các ngành.
Việc quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là để tạo cơ sở triển
khai các giải pháp hỗ trợ. Qua nghiên cứu thực tế nhiều nước, trong đó có một số nước
có điều kiện kinh tế và trình độ phát triển tương tự Việt Nam cho thấy, các nước này
chủ yếu sử dụng 3 tiêu chí: vốn, số lao động và doanh thu, trong đó vốn và số lao động
được nhiều nước áp dụng nhất. Chỉ số bình quân ở các nước này là nếu doanh nghiệp có
ít hơn 200 lao động và có số vốn kinh doanh nhỏ hơn 1 triệu đô la Mỹ thì được coi là
thuộc loại nhỏ và vừa. Đương nhiên, do phụ thuộc vào ý đồ chính sách, khả năng hỗ trợ
(về vật chất) của chính phủ ở từng thời kỳ, nên các tiêu chí này ở một số nước cũng
không cố định. Thậm chí trong cùng một nước, nhiều khi các tiêu chí để xác định doanh
nghiệp đủ điều kiện nhận hỗ trợ của một tổ chức nào đó không phải bao giờ cũng trùng
hợp với tiêu chí theo quy định chung của Nhà nước.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tế các nước, căn cứ hoản cảnh cụ thể của Việt
Nam và có tính đến xu hướng phát triển thời gian tới, tại Điều 3, Chương 1, Nghị định
90/2001/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam, trong đó có đưa ra tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là các cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký
kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng, hoặc số lao
động trung bình hàng năm không quá 300 người.
Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, của địa phương trong quá
trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời
cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên”.

b. Ưu nhược điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Mỗi một loại hình doanh nghiệp đều có ưu nhược điểm hay nói cách khác mỗi
loại hình doanh nghiệp đều có những lợi thế và hạn chế nhất định.
- Những lợi thế của doanh nghiệp nhỏ và vừa
+ Dễ dàng khởi sự năng động và nhạy bén với thị trường:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ cần một số vốn hạn chế, mọi mặt hàng nhỏ hẹp có
thể khởi sự doanh nghiệp, vòng quay sản phẩm nhanh có thể sử dụng vốn tự có, tổ chức
quản lý gọn nhẹ dễ quyết định khi thị trường biến động loại doanh nghiệp gặp khó khăn
thì dễ dàng chuyển sang ngành nghề kinh doanh khác và hướng vào một thị trường khác
do cơ cấu tổ chức quản lý gọn nhẹ lên ban lãnh đạo dễ dàng thống nhất trong kinh
doanh và thực hiện truyền đạt thông tin kinh doanh chính xác.
+ Dễ dàng phát huy bản chất hợp tác: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chỉ
tiến hành một vài công đoạn trong quá trình sản xuất đề ra một sản phẩm hoàn chỉnh
đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải
cùng nhau hợp tác để tồn tại.
+ Không có hoặc ít có sự xung đột mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động và
lao động do quy mô doanh nghiệp nhỏ nên sự ngăn cách giữa người sử dụng lao động
và công nhân thường không lớn và nếu có mâu thuẫn thì dễ dàng giải quyết với nhau.
+ Có thể duy trì sự tự do cạnh tranh: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tính độc
quyền trong kinh doanh do đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường dễ xâm nhập thị
trường và cạnh tranh là một trong các yếu tố làm doanh nghiệp nhỏ và vừa hoàn thiện
mình hơn và tự thể hiện khả năng của mình trên thương trường.
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể phát triển ở khắp mọi vùng, mọi nơi của đất
nước và lấp được những chỗ trống và thiếu vắng của các doanh nghiệp lớn tạo nên sự
cân bằng về phát triển kinh tế giữa các vùng, giữa các ngành.
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là nơi đào luyện các nhà doanh nghiệp trẻ và là cơ sở
ban đầu để phát triển doanh nghiệp lớn. Qua thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, một
mạng lưới các doanh nghiệp nhỏ và vừa khắp cả nước đã đào tạo và sàng lọc các nhà
doanh nghiệp, có thể nói đây là môi trường đào tạo hữu hiệu nhất. Đại bộ phận ở các
nước đang phát triển các doanh nghiệp lớn đều xuất thân từ các doanh nghiệp nhỏ và
vừa. Nói tóm lại, việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tạo cho nền kinh tế có
sự cạnh tranh công bằng bình đẳng và góp phần phát triển đất nước.

- Những hạn chế của doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Bên cạnh các điểm mạnh được chỉ ra ở trên thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa
còn có các điểm yếu nhất định như:
(1) thiếu các nguồn lực để tiến hành các cạnh tranh lớn, hoặc các dự án đầu tư
lớn, đầu tư công cộng.
(2) Các doanh nghiệp nhỏ và vừa khồn có các lợi thế kinh tế theo qui mô và
trong một số nước nhất định thì loại hình doanh nghiệp này thường lép vế trong các mối
quan hệ với ngân hàng, với chính phủ và giới báo chí … Nhiều doanh nghiệp nhỏ và
vừa bị phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp lớn trong quá trình phát triển.
(3) Đứng trên một giác độ nhất định thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì là rất dễ
khởi nghiệp nên cũng phải chịu nhiều loại rủi ro trong kinh doanh. Và trên thực tế ở các
nước trên thế giới, càng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời thì cũng có càng nhiều
doanh nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản. Có những doanh nghiệp bị phá sản sau một thời
gian hoạt động rất ngắn.
(4) Là loại hình doanh nghiệp có tính nhạy cảm cao trong việc tạo ra các ảnh
hưởng ngoại lai như đã nói ở trên, bên cạnh các tác động ngoại lai tích cực thì doanh
nghiệp nhỏ và vừa cũng gây ra không ít các ảnh hưởng ngoại lai tích cực trong nền kinh
tế như do ít vốn, hầu hết các doanh nghiệp này không quan tâm đầy đủ đến việc bảo vệ
môi trường hoặc khi nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản hoặc hoạt động không
hiệu quả thì gây ra sự thiếu tin tuởng của dân chúng đối với loại hình doanh nghiệp này,
gây khó khăn cho người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm tiêu dùng cũng như khi
lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên, các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp nhỏ và vừa không
giống nhau trong các thời kỳ khác nhau. Nhiều học giả đã phân tích tính chất của doanh
nghiệp nhỏ và vừa thông qua các giai đoạn phát triển khác nhau của loại hình doanh
nghiệp này. Trong nghiên cứu này, tôi có thể tóm tắt đặc điểm của các doanh nghiệp
qua 3 giai đoạn phát triển là: giai đoạn khởi sự mới thành lập, giai đoạn mở rộng kinh
doanh và giai đoạn chuyển đổi kinh doanh. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa thể
hiện rất tõ qua từng giai đoạn vì trong những giai đoạn nhất định các doanh nghiệp nhỏ
và vừa chịu sức ép và những cản trở khác nhau.

Trong giai đoạn đầu mới thành lập: Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
quá trình mới thành lập đều thiếu vốn hoạt động và có một kế hoạch chưa hoàn chỉnh.
Trong nhiều trường hợp các kế hoạch kinh doanh chỉ mới là những phác thảo ban đầu
của ý tưởng kinh doanh. Tại một số nước, chính phủ đã đưa ra qui định là chỉ cấp giấy
phép kinh doanh cho các doanh nghiệp khi họ có kế hoạch kinh doanh. Trên thực tế các
chủ doanh nghiệp chỉ làm bản kế hoạch kinh doanh mang tính chất đối phó mà thôi. Các
bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn này thể hiện các
mơ ước nhiều hơn là tính thực tế.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn đầu kinh doanh thường có các hiểu
biết chưa thật đầy đủ về thị trường mục tiêu nên có rất nhiều doanh nghiệp sau một thời
gian hoạt động lại chuyển sang kinh doanh một ngành khác với các ý tưởng kinh doanh
ban đầu. Hơn nữa, có rất nhiều các tổ chức và các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở từng nước dưới các hình thức khác nhau nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong giai đoạn đầu khởi nghiệp lại rất khó tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ này. Họ
thường chú trọng nhiều hơn trong việc chờ đời các khoản lợi nhuận ban đầu mà quên đi
rằng các mối quan hệ và các dịch vụ hỗ trợ sẽ dễ dàng giúp các doanh nghiệp hạn chế
rủi ro trong kinh doanh.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn đầu cũng chưa thật sự quan tâm
đến việc đào tạo nhân viên đặc biệt là nhân viên quản lý vì hầu hết nhân viên được quản
lý theo cách truyền thống và kinh nghiệm sẵn có của chủ doanh nghiệp. Hầu hết các
quyết định trong những doanh nghiệp này đều do chủ doanh nghiệp đưa ra và phụ thuộc
vào rất nhiều vào tài trí của chủ doanh nghiệp.
Khác với các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn đầu
kinh doanh rất dễ bị ảnh hưởng và chi phối của các cơ quan hành pháp. Điều này đặc
biệt đúng trong các nền kinh tế đang chuyển đổi khi mà hệ thống pháp luật chưa thực sự
hoàn thiện và đang trong giai đoạn xây dựng. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các
nước đang chuyển đổi, chưa thật sự hiểu biết về nghiệp chủ và cũng chưa có thói quen
sử dụng tư vấn đồng hành trong kinh doanh trong khi họ lại có sự hiểu biết thiếu đầy đủ
về các thủ tục và điều kiện kinh doanh. Trong các nước có nền kinh tế đã phát triển với
một hệ thống luật pháp đầy đủ về các thủ tục và điều kiện kinh doanh. Trong các nước
có nền kinh tế đã phát triển với một hệ thống luật pháp đầy đủ và hoàn thiện thì hầu hết
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn này rất cần đến các nhà tư vấn và luật sư
có kinh nghiệm.

Giai đoạn mở rộng kinh doanh: với đặc điểm là vốn hoạt động nhỏ, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa cũng thường thiếu vốn để thực hiện các phương án mở rộng kinh
doanh. Khác với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng thường có kế
hoạch mở rộng kinh doanh không thực hiện sự đầy đủ do các doanh nghiệp này thiếu
nguồn nhân lực được đào tạo một cách đầy đủ và phù hợp. Một mặt do nhiêu lao động
sau khi đã được đào tạo tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường tìm đến các doanh
nghiệp lớn để làm việc vì ở đó có nhiều cơ hội thăng tiến hoặc tăng thu nhập hơn, một
mặt thì do các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu vốn đầu tư cho đào tạo nhân lực một cách
chu đáo. Do vậy, nhiều nước đã coi doanh nghiệp nhỏ và vừa là cái nôi để rèn luyện và
đào tạo cán bộ quản lý cho doanh nghiệp lớn trong những giai đoạn nhất định.
Bên cạnh đặc điểm trên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn mở rộng
kinh doanh này thường rất khó xác định đầy đủ các nguồn lực đầu vào cho công việc
kinh doanh đặc biệt là trong việc lựa chọn kỹ thuật và thiếu kinh nghiệm kinh doanh
trong một qui mô lớn hơn. Trong các nước có nền kinh tế chuyển đổi hoặc đang phát
triển thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn bị hạn chế bởi các kiến thức về cạnh tranh
trên thị trường quốc tế khi họ mở rộng sản xuất kinh doanh và tham gia cạnh tranh trên
thị trường quốc tế.

Giai đoạn chuyển đổi kinh doanh: là giai đoạn tương đối gian khó của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa đã nhận thấy sự cần thiết phải chuyển đổi kinh doanh để có thể thu
được các khoản lợi nhuận cao hơn. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là chú
trọng đến việc chuyển đổi số lượng các sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp nhất định các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường thiếu sự nghiên cứu đầy đủ
về các điều kiện thị trường. Trong các nền kinh tế đã phát triển, thì các doanh nghiệp
nhỏ và vừa thường có điều kiện và kinh nghiệm để tìm hiểu đầy đủ hơn về thị trường.
Hơn nữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế luôn luôn có các tư vấn đồng
hành nên rủi ro thường ít hơn. Trong các nền kinh tế chuyển đổi, các doanh nghiệp
thường ít có kinh nghiệm hơn trong khi môi trường lại thay đổi khó dự đoán hơn nên
các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở giai đoạn này thường gặp nhiều rủi ro hơn. Trong quá
trình chuyển đổi kinh doanh, nhu cầu về lao động không còn như cũ nữa, do đó, một
vấn đề mà mọi doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải đương
đầu là làm sao bảo toàn được nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình. Điều này đòi hỏi
các doanh nghiệp phải đầu tư thích đáng về thời gian và tiền bạc vào việc phát triển
nguồn nhân lực cũng như xác định chính xác loại hình kinh doanh.

+ Hạn chế về thông tin:

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường thiếu thông tin về thị trường đặc biệt là thị
trường ngoài nước do đó nắm bắt cơ hội kinh doanh còn bị hạn chế. Và vấn đề bức xúc
hiện nay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là việc xây dựng thương hiệu sản phẩm
cho riêng mình còn gặp nhiều khó khăn do hiểu biết về pháp luật của doanh nghiệp loại
này còn nhiều hạn chế dẫn đến bị ăn cắp thương hiệu mà không làm gì được hoặc có
các doanh nghiệp không biết cách gây dựng thương hiệu cho riêng mình mặc dù sản
phẩm của các doanh nghiệp loại này rất tốt.

2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Việt Nam.
- Như chúng ta đã biết sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân mới
được chính thức thừa nhận từ năm 1990 trở lại đây. Từ đó đến nay các loại hình doanh
nghiệp ngày càng nhiều với số lượng lớn và chủ yếu là nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cho đến nay
chưa có số liệu chính thức được công bố về đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong
nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy “theo ước tính doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 43 - 45% GDP, sản xuất nông nghiệp chiếm
khoảng 27 - 30% GDP thì phần còn lại là sản phẩm của khu vực kinh tế tư nhân hầu hết
là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 25 - 28% GDP. Theo báo cáo gần đây của
tổng cục thống kê thì doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần đã tạo ra
8% GDP, hộ kinh doanh cá thể tạo ra 8 - 9% GDP và HTX tạo ra khoảng 9% GDP. Như
vậy khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không thể sản xuất nông nghiệp (trong đó chủ
yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa) đã tạo khoảng 25 - 26% GDP của cả nước”1. Khái quát
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam năm 2001.

- Khu vực kinh tế tư nhân (chủ yếu doanh nghiệp nhỏ và vừa) là nơi tạo ra nhiều
việc làm trong nền kinh tế Việt Nam. Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê thì có
khoảng gần 3 triệu lao động làm việc trong các đơn vị kinh doanh của khu vực kinh tế
tư nhân trong đó có khaỏng 2,5 triệu người làm việc trong các doanh nghiệp cá thể và
nhóm kinh doanh. Con số nói trên có thể chưa thực sự phản ánh đúng số lao động làm
việc trong khu vực kinh tế tư nhân vì thực tế con số trên chưa tính đến người làm công,
các chủ doanh nghiệp và nhân công trong hộ kinh doanh cá thể
(1)khái quát DNN&V ở Việt Nam 2001 Viện NCQLKTTW
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng được các nguồn lực xã hội

+ Về nguồn vốn: Bởi vì doanh nghiệp nhỏ và vừa thường khởi sự ban đầu bằng
nguồn vốn hạn hẹp của cá nhân, sự hỗ trợ từ bên ngoài là rất hạn chế, do khởi sự bằng
nguồn vốn ít ỏi. Như vậy nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất được đông đảo nhân dân
tham gia hoạt động qua đó thu hút được nguồn vốn trong dân vào sản xuất kinh doanh.

+ Về nguyên vật liệu: Trên cơ sở nguồn vốn ít ỏi, và lực lượng lao động chủ yếu
là thủ công do vậy nguyên vật liệu được sử dụng cũng chủ yếu tại chỗ, thuộc phạm vi
địa phương dể khai thác sử dụng, qua đó cũng để giải quyết việc làm tại chỗ cho người
lao động địa phương. Rất ít doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu ngoại nhập. Theo khảo
sát 1000 doanh nghiệp nhỏ cho thấy 80% nguồn nguyên liệu cung ứng cho các doanh
nghiệp là ở địa phương.

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra sự chuyển biến mạnh trong cơ cấu kinh tế nước
ta.
Quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng là quá trình cải tiến máy móc
và thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị
trường, đến một mức độ tích tụ nào đó thì sẽ đổi mới công nghệ làm cho quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước diễn ra cả chiều sâu lẫn chiều rộng và từ đó làm
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.

II. Các nhân tố tác động đến hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa.

1. Khái niệm môi trường kinh doanh.


* Môi trường kinh doanh là một phạm trù kinh tế chính trị bao gồm hàng loạt các
yếu tố tác động đến hoạt động đầu tư và kinh doanh trong phạm vi quốc gia.
* Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2000 đã phân chia môi trường kinh doanh thành
môi trường kinh doanh vi mô và vĩ mô.
a. Môi trường kinh doanh vĩ mô là môi trường bao gồm các khuôn khổ chính trị,
pháp lý, kinh tế vĩ mô, văn hoá, dân số, môi trường này có tác động đến tổng thể nền
kinh tế đất nước.
b. Môi trường kinh doanh vi mô gồm các yếu tố như các điều kiện về các nhân tố
sản xuất (vốn, nhân lực, cơ cấu hạ tầng kỹ thuật, thông tin, công nghệ, tài nguyên thiên
nhiên), các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan (như chất lượng và số lượng các nhà
cung ứng địa phương, trình độ phát triển của các cụm công nghiệp, áp lực từ phía khách
hàng lên các cơ sở sản xuất và cung ứng dịch vụ, và bối cảnh quy định môi trường đầu
tư của doanh nghiệp và kiểu chiến lược kinh doanh của các Công ty. Tất cả những nhân
tố trên tạo nên môi trường kinh doanh vĩ mô.
Đánh giá môi trường kinh tế Việt Nam năm 2001, môi trường kinh doanh là môi
trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm môi trường tự nhiên, yếu tố chính trị, yếu tố
pháp lý, thị trường tiền tệ, yếu tố thương mại, yếu tố văn hoá, công nghệ, thị trường sức
lao động. Như vậy quan niệm môi trường kinh doanh của các tổ chức, cá nhân là không
giống nhau tuy nhiên mọi quan niệm trên đều nhằm mục đích xác định rõ được các nhân
tố tác động vào môi trường kinh doanh để tìm ra những giải pháp cải thiện môi trường
kinh doanh trong nước.

2. Các nhân tố tác động đến doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ các nhận định về môi trường kinh doanh ở trên tôi xin đưa ra 2 yếu tố chính
tác động đến môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

a. Môi trường kinh tế.


* Thuật ngữ chính sách được hiểu là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải
pháp và công cụ mà Nhà nước tác động lên các chủ thể kinh tế nhằm giải quyết các vấn
đề chính, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của
Nhà nước.
Trên cơ sở đó các chính sách kinh tế lại tạo thành một hệ thống phức tạp bao
gồm nhiều chính sách: như chính sách thương mại, thuế, công nghệ …
- Chính sách thương mại: bao gồm một hệ thống các nguyên tắc, công cụ và các
biện pháp thích hợp mà Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại
trong thời kỳ nhất định nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội. Các chính sách thương mại có tác động trực tiếp đến các nó quyết
định đến sự phát triển của các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp có hoạt
động xuất nhập khẩu:

+ Chính sách xuất nhập khẩu: Sau khi cải cách kinh tế kể từ năm 1991 trở lại đây
đã có nhiều doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu do chính doanh nghiệp sản xuất ra
và được phép nhập khẩu các yếu tố đầu vào để sản xuất. Theo nghị định 57/NĐ - CP
ngày 31/7/1998 cho phép tất cả các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập
khẩu. Nghị định này là bước tiến mới trong tự do hoá thương mại của Việt Nam.

+ Chính sách mậu dịch tự do: là chính sách mà chính phủ quy định không đánh
thuế vào một số mặt hàng xuất nhập khẩu. Chính sách này đã mở ra một số cơ hội cho
các doanh nghiệp Việt Nam song đây cũng là những thách thức lớn đối với các doanh
nghiệp còn non trẻ trong quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt.

+ Chính sách bảo hộ mậu dịch: Là chính sách mà chính phủ các quốc gia áp duụn
các biện pháp để cản trở và điều chỉnh các loại hàng hoá nhập vào trong nước nhằm bảo
hộ các loại hàng hoá trong nước. Chính sách này hạn chế nhập khẩu hàng hoá nước
ngoài thông qua các hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm bảo vệ cho các doanh
nghiệp trong nước có đủ thời gian để đứng vững trên thị trường. Tuy nhiên chính sách
này cũng có hạn chế đối với hàng hoá trong nước xuất đi nước ngoài do hiện tượng
nước ngoài “ trả đũa” và sẽ dẫn đến thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu bị thu
hẹp.

- Chính sách tài chính tiền tệ

Bất kể một quốc gia nào cũng đều phải sử dụng chính sách tài chính tiền tệ để
thu hút đầu tư và điều chỉnh nền kinh tế. Chính sách tài chính tiền tệ là một trong những
chính sách hữu hiệu nhất đề điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô.

+ Chính sách tài chính:


Là các quy định của Nhà nước về thu nhập và chi tiêu. Chính sách tài chính là
tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp công cụ của Nhà nước để huy động tạo
nguồn, phân phối, và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho xã hội.
Chính sách này cần phải giải quyết vấn đề: Tổ chức tài chính theo mô hình nào,
tỷ lệ tối ưu giữa tiêu dùng và tích luỹ, nên khuyến khích hay kiềm chế ngành nào phát
triển cân đối giữa các ngành và các vùng. Chính sách này có tác động đến môi trường
kinh doanh giữa các ngành đó là thuận lợi hay khó khăn.

+ Chính sách tiền tệ tín dụng:


Đây là chính sách bao gồm các quan điểm tư tưởng, các giải pháp, công cụ mà
Nhà nước sử dụng để đảm bảo cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế.
Chính sách này là một trong những chính sách lớn của Nhà nước đồng thời là
công cụ sắc bén để quản lý nền kinh tế thị trường.

+ Chính sách thuế: là nguồn thu theo nghĩa vụ được quy định bằng pháp luật.
Thuế tồn tại qua các hình thái kinh tế xã hội của Nhà nước, là nguồn thu chủ yếu, ổn
định của Nhà nước (thuế chiếm 80% tổng thu ngân sách của Nhà nước và cơ bản trang
trải nhu cầu chi tiêu của chính phủ), là công cụ chi phối thu nhập quốc dân. Thuế không
chỉ là nguồn thu mà nó được coi là chính sách tài khoá can thiệp vào nền kinh tế vĩ mô,
là công cụ bảo vệ kinh tế trong nước và cạnh tranh với nước ngoài.
-Chính sách công nghệ: Ngày nay với nền kinh tế tri thức khoa học công nghệ
phát triển như vũ bão thì vai trò của công nghệ đặc biệt quan trọng đối với doanh
nghiệp. Doanh nghiệp nào nắm bắt được công nghệ thì doanh nghiệp đó có lợi thế trên
thị trường.
Theo Porter trong cạnh tranh ngành có 5 nhân tố đó là:
+ Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành.
+ Sự đe doạ của các đối thủ tiềm ẩn.
+ Sự đe doạ của các sản phẩm thay thế.
+ Sức ép từ phía nhà cung ứng.
+ Sức ép từ phía khách hàng.
Trong 5 yếu tố trên thì khoa học công nghệ là nhân tố quyết định trực tiếp vào 2
yếu tố đó là các đối thủ cạnh tranh trong ngành và sức ép từ phía khách hàng.
Nhận thức rõ vai trò của khoa học công nghệ trong nền kinh tế thị trường và với
việc phát triển của đất nước. Nhà nước đã ban hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế và
chuyển giao công nghệ được UBTVQH ban hành ngày 5/17/1998 đã tạo ra khuôn khổ
pháp lý đầu tiên cho việc chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. Mặc dù dã có gắng ban
hành một số nghị định khác về chuyển giao công nghệ song vẫn còn một số hạn chế như
bảo vệ quyền sở hữu phát minh, sáng chế chưa được coi trọng và việc làm nhái mẫu mã
và bắt chước công nghệ cũng đã tạo ra một số vấn đề cạnh tranh không lành mạnh ở
Việt Nam. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh trong nước.
- Các văn bản pháp luật quy định về cạnh tranh và môi trường kinh doanh
trong nước.
Có thể thấy rằng hiện nay các doanh nghiệp hoạt động ở nước ta đang chịu sự
điều chỉnh của 4 bộ luật đó là:

+ Luật doanh nghiệp Nhà nước: điều chỉnh sự hình thành, hoạt động của các
doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn.

+ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: điều chỉnh sự hình thành, hoạt động của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam.
+ Luật hợp tác xác: điều chỉnh sự hình thành, hoạt động của các hợp tác xã
thường được gọi là kinh tế tập thể.

+ Luật doanh nghiệp: điều chỉnh sự hình thành, hoạt động của các doanh nghiệp
do nhân dân đầu tư vốn, thường gọi là kinh tế tư bản tư nhân hay là doanh nghiệp dân
doanh.
Nhờ có hệ thống pháp lý này mà Nhà nước dễ quản lý và đồng thời cũng dễ điều
chỉnh, bổ sung nhằm phù hợp với tình hình hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp.
Xong bên cạnh đó việc phân chia dựa vào hình thức sở hữu về vốn và xây dựng luật
riêng cho từng loại hình cùng dẫn tới những hạn chế: thế cạnh tranh của doanh nghiệp
không phụ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp mang lại phụ thuộc vào loại hình
doanh nghiệp, tức là cái mác của doanh nghiệp đó. Cho nên trong các cuộc hội nghị hội
thảo gần đây, các doanh nghiệp thường trao đổi tranh luận về hệ thống pháp lý còn
nhiều vấn đề chưa phù hợp mang tính chất gò bó làm cho họ yếu thế trong cạnh tranh,
đồng thời các doanh nghiệp cũng đòi chính phủ cư xử bình đẳng giữa các loại hình
doanh nghiệp giữa doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp Nhà nước, giữa doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Để từng bước sửa chữa
và đáp ứng tốt hơn môi trường kinh doanh trong nước thì chính phủ phải rà soát lại
những quy định về luật và cần phải có những văn bản, điều luật bổ sung cho phù hợp
với tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Hiện nay có các văn bản sau:

Các văn bản quy định trực tiếp về doanh nghiệp nhỏ và vừa:

* Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKINH Tế ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ


tài chính về ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể
coi là quy định đầu tiên về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, trong Quyết định này
không nói đến đến quy mô của doanh nghiệp và cách xác định mà chỉ nói đến phạm vi
áp dụng của Quyết định là: “Tất cả các doanh nghiệp tư nhân, các Công ty tư nhân,
Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phẩn, các tổ chức kinh tế tập thể có sản xuất
kinh doanh của các cơ quan, đoàn thể và các đơn vị hành chính sự nghiệp …”.
* Tiếp theo, ngày 20/6/1998 Chính phủ đã có Công văn số 681-CP/KTN về việc
định hướng chiến lược và chính sách có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động
trung bình hàng năm dưới 200 người” được coi là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy
nhiên, Công văn này trên thực tế không phải là văn bản quy phạm pháp luật vì vậy hiệu
lực pháp lý thấp và tầm ảnh hưởng rất hạn chế.

* Ngày 23/11/2001, Chỉnh phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ
giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là bước ngoặt về thể chế hoá quy định về
doanh nghiệp nhỏ và vừa, khẳng định nhận thức của Đảng và Nhà nước về tầm quan
trọng đặc biệt của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời để khắc phục nhược
điểm của hệ thống chính sách hiện hành. Việc ban hành Nghị định này không chỉ nhằm
tháo gỡ, cởi trói, tạo sự bình đẳng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà còn thực thi các
biện pháp ưu đãi hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực này.
Ngoài những văn bản quy định trực tiếp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
nêu ở trên, Việt Nam còn có những văn bản không quy định trực tiếp cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa nhưng lại là tiền đề cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của khu
vực này. Có thể kể đến một số văn bản sau:
* Một số văn bản và chính sách liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) được Quốc hội thông qua năm
1998, góp phần cải thiện khung pháp lý nhằm khuyến khích các nhà đầu tư Việt Nam
yên tâm bỏ vốn kinh doanh. Tuy nhiên, các thủ tục cho vay ưu đãi đầu tư còn chưa đồng
bộ, dẫn đến khó giải ngân cho các dự án, nhất là các dự án của doanh nghiệp ngoài quốc
doanh.
- Luật doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 12/6/1999: nhằm thay thế
cho Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty năm 1990. Điểm mới nổi bật của Luật
này là đã luật pháp hoá quyền tự do kinh doanh của công dân, xoá bỏ những điều kiện
bất bình đẳng đối với các nhà đầu tư trong việc thành lập doanh nghiệp; đơn giản hoá
thủ tục thành lập doanh nghiệp; đề cao ý thức trách nhiệm của chủ đầu tư thông qua
nguyên tắc “tiền đăng hậu kiểm”; tạo cơ sở để thống nhất khung luật pháp cho mọi loại
hình doanh nghiệp vào một bộ luật duy nhất. Những quan điểm đổi mới này của Luật
doanh nghiệp được các nhà đầu tư hết sức ủng hộ.
- Chương trình hành động khuyến khích phát triển khu vực tư nhân trong khuôn
khổ sáng kiến Myazawa (Nhật Bản), đã được công bố và dự kiến thực hiện đến hết năm
2001. Với chương trình này, chính phủ Nhật bản cam kết tài trợ cho Việt Nam 20 tỷ
Yên để hỗ trợ cho các nhóm biện pháp khuyến khích khu vực tư nhân, bảo đảm đối xử
bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước trong các lĩnh vực tín
dụng, cấp phép, hải quan, thuế, phân bổ hạn ngạch, và bảo đảm quyền tự do kinh doanh
của các doanh nghiệp theo luật định.
- Trong những năm qua, đã có nhiều cuộc đối thoại giữa các quan chức chính
phủ với giới đầu tư, và doanh nghiệp tư nhân để cùng trao đổi, xử lý các vấn đề tồn tại,
tạo sự hiểu biết lẫn nhau nhằm tiếp tục tạo môi trường thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư
trong và ngoài nước. Tuy nhiên đại diện của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở những cuộc
họp như vậy là rất ít.
- Một số biện pháp của Chính phủ được thực hiện nhằm huy động nguồn lực
trong nước như: cho phép doanh nghiệp tư nhân dùng giá trị quyền sử dụng đất để góp
vốn trong liên doanh, được trực tiếp xuất khẩu những mặt hàng không bị cấm, khuyến
khích đầu tư của tư nhân vào các hoạt động khoa học và công nghệ …
- Để kích cầu qua tín dụng, Chính phủ đã áp dụng chính sách điều chỉnh linh
hoạt, hạ trần lãi suất cho vay tín dụng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn
đầu tư kinh doanh. Về nguyên tắc, biện pháp này có thể có tác động kích cầu đối với cả
đầu tư và tiêu dùng, nhưng trên thực tế, biện pháp này ít có tác động đến hoạt động của
doanh nghiệp nhỏ và vừa vì khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp này đối với nguồn
vốn ngân hàng là rất ít.

b. Môi trường xã hội.

- Yếu tố chính trị:


Các yếu tố thuộc về chính trị có tác động lớn đến môi trường kinh doanh của các
doanh nghiệp. Đặc biệt là cam kết chính trị của Đảng luôn là yếu tố căn bản tác động
đến môi trường kinh doanh. Các cam kết chính trị của Đảng trước kết có tác động làm
thay đổi quan niệm về kinh doanh, về vai trò, vị trí, địa vị của những người lao động
trong xã hội, trong sự nghiệp chấn hưng và phát triển của đất nước. Tạo nền tảng tư
tưởng cho những thay đổi pháp luật, chính sách và nơi làm việc trong cơ quan Nhà nước
đối với kinh doanh và doanh nghiệp. “Có thể nói những thay đổi về chính trị có thể là
cơ hội hay là mối đe doạ đối với Công ty”2 Nói cách khác những cam kết chính trị của
Đảng đối với kinh doanh và doanh nghiệp đã tạo ra sự bảo đảm chính trị cho doanh
nghiệp và hoạt động kinh doanh, làm cho cộng đồng nhà đầu tư cảm thấy an tâm và an
toàn hơn trong việc bỏ vốn vào kinh doanh. Chúng ta nhận thấy những thay đổi tư duy
chính trị của Đảng trong suốt 4 kỳ Đại hội là Đại hội VI, VII, VIII, IX đã có tác động
tích cực đến nền kinh tế đất nước. Đảng và Nhà nước đã khẳng định nền kinh tế nước ta
là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ quan điểm đó Nhà nước ta đã
xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Trải qua các kỳ đại hội thì các thành phần kinh
tế ngày càng được đối xử bình đẳng hơn. Đặc biệt Văn kiện Đại hội VII đã đề ra chiến
lược phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm 1991 - 1995 đã xác định nền kinh tế tư bản tư
nhân có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Cụ thể là “kinh
tế cá thể được khuyến khích phát triển trong các ngành nghề ở các thành thị và nông
thôn, không bị hạn chế việc mở rộng kinh doanh, có thể tồn tại độc lập tham gia các loại
hình hợp tác xã, liên kết các doanh nghiệp lớn dưới nhiều hình thức”; “kinh tế tư

2 chiến lược kinh doanh trang 29


bản tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt

động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Văn kiện đại hội Đảng
7)
Như vậy những thay đổi về tư duy chính trị đối với nền kinh tế đã làm thay đổi
môi trường kinh doanh trong nước. Những nhận thức tích cực về thành phần kinh tế tư
nhân trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày
càng phát triển.

- Yếu tố lịch sử văn hoá:


Tuy đạt được những thành tựu đáng khích lệ về tăng trường kinh tế, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Nhưng nước ta vẫn là một quốc gia nông nghiệp chưa phát triển. Gần
80% dân số vẫn sống bằng nghề nông và hơn 70% lao động làm việc trong nông nghiệp
vì vậy phương thức sản xuất, lối sống tư duy nhận thức và thói quen, tập quán của họ đã
ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh trong đó có môi trường kinh doanh của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Lối tư duy mang đậm tính “Âm Dương”, chuyển hoá đã hình thành tư tưởng
lối sống “bình quân chủ nghĩa”; xét về tài sản tiền bạc để phấn đấu không nghèo, nhưng
cũng không quá giàu so với mức bình quân chung của xã hội. Cái đáng chú ý nhất của
doanh nhân Việt Nam là thiếu tính cộng đồng và ý chí làm ăn lớn, chưa dám mạo hiểm
và chịu rủi ro. Thói quen hay lối tư duy này có lẽ là yếu tố góp phần tạo nên tâm lý dễ
thoả mãn, bằng lòng với thành công với kết quả đạt được. Rõ ràng thói quen này là
không phù hợp với môi trường và cạnh tranh liên tục và ngày càng gay gắt và quyết liệt
hơn.
- Tâm lý không tôn trọng pháp luật Nhà nước cả trong cơ quan Nhà nước, nhân
dân và doanh nghiệp cũng là yếu tố đang hạn chế đến việc làm lành mạnh môi trường
kinh doanh. Hiện tượng “trên bảo dưới không nghe” đang diễn ra phổ biến ở các cơ
quan hành chính sự nghiệp. Điều này đã cản trở môi trường kinh doanh của các doanh
nghiệp ở địa phương, và làm mất lòng tin của các nhà doanh nghiệp đối với chính phủ.
Nói tóm lại, những phong tục tập quán của người dân có ảnh hưởng rất lớn dến môi
trường kinh tế trong nước. Đặc biệt là lối sống tự cung tự cấp, tự thoả mãn đã không
còn phù hợp với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nền kinh tế thị trường.
Chương II
Phân tích sự tác động của môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

1. Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

a. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trước năm 2000


Như chúng ta đã biết, sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân mới
được chính thức thừa nhận từ năm 1990. Khi luật doanh nghiệp tư nhân và luật Công ty
được thông qua. Từ đó đến nay loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam cũng trở nên phong
phú hơn như Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phẩn …
- Theo số liệu điều tra về khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tiến hành trong 2
năm 1995 - 1996 thì đến ngày 31/7/1996 có 1.439.683 đơn vị kinh doanh tư nhân, trong
đó gồm 1.412.166 cá nhân và nhóm kinh doanh, 17.535 doanh nghiệp tư nhân, 6883
Công ty trách nhiệm hữu hạn, 153 Công ty cổ phần và 2946 hợp tác xã. Như vậy, xét về
số lượng đơn vị kinh doanh thì hình thức cá nhân và nhóm kinh doanh và tiếp đến là
doanh nghiệp tư nhân là những hình thức kinh doanh phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
- Số lượng các đơn vị kinh doanh chủ yếu tập trung ở 3 vùng:
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long 24%; vùng đồng bằng sông Hồng 21%; vùng
miền đông Nam Bộ 19%. Tiếp đó là 13% ở vùng khu bốn cũ; 10% ở vùng duyên hải
miền Trung; 9% miền núi trung du; 4% ở Tây Nguyên. Như vậy số lượng doanh nghiệp
tư nhân ở 3 vùng đầu đã chiếm hơn 60% đơn vị kinh doanh tư nhân trên địa bàn cả
nước.
Bảng phân bố cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh theo vùng
bảng 2 Đơn vị: %
Phân theo vùng lãnh thổ Loại hình doanh nghiệp
DNTN Cty TNHH Cty Cổ phần HTX Hộ GĐ
1. Vùng núi trung du 3,91 3,79 1,96 12,49 9,62
2. Đồng bằng sông Hồng 5,32 32,7 22,88 48,07 21,19
3. Khu bốn cũ 2,74 2,44 1,31 8,72 13,26
4. Duyên hải miền trung 20,64 4,71 7,19 11,2 10,14
5. Tây Nguyên 2,46 1,09 1,31 2,14 3,72
6. Đông Nam Bộ 24,8 51,27 53,59 12,8 18,43
7. Đồng bằng sông Cửu Long 40,14 4,00 11,76 4,58 23,63
Tổng cộng 100 100 100 100 100
Nguồn: niên giám thống kê năm 1996

- Xét về ngành nghề kinh doanh thì các đơn vị kinh doanh thuộc khu vực kinh tế
tư nhân chủ yéu hoạt động trong 3 ngành: ngành dịch vụ thương nghiệp sửa chữa xe
động cơ mô tô, xe máy chiếm 46%; trong công nghiệp chế biến 22% và khách sạn nhà
hàng 13%.
bảng 3
Bảng phân bổ các loại hình kinh doanh ngoài quốc doanh phân theo ngành kinh
tế (31/12/1996) Đơn vị: %
Phân theo ngành kinh tế Loại hình doanh nghiệp
DNTN Cty Cty HTX Kinh tế
TNHH Cổ phần cá thể
1. Nông nghiệp 0,18 0,49 0,65 0,37 0,88
2. Thuỷ sản 20,66 0,18 1,31 0,98 3,63
3. Công nghiệp khai thác mỏ 0,23 0,38 0,00 4,85 1,01
4. Công nghiệp chế biến 22,47 24,04 31,37 55,47 22,17
5. sản xuất phân phối điện khí đốt 0,14 0,1 0,00 0,24 0,02
6. Xây dựng 4,55 13,80 8,5 5,53 0,13
7. Thương nghiệp, sửa chữa 43,36 47,92 22,22 12,22 46,4
8. Khách sạn 4,46 3,72 2,61 0,68 13,09
9. Vận tải thông tin 1,08 4,55 1,31 13,44 7,62
10. Tài chính tín dụng 0,19 0,07 26,14 5,84 0,01
11. Khoa học và công nghệ 0,01 0,22 0,00 0,00 0,00
12. Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư 0,47 3,17 5,88 0,1 1,21
vấn
13. Giáo dục và đào tạo 0,0 0,01 0,00 0,00 0,02
14. Hoạt động y tế 0,01 0,03 0,00 0,00 0,56
15. Hoạt động văn hoá thể thao 0,04 0,1 0,00 0,03 1,05
16. Hoạt động phục vụ cộng đồng 2,21 0,97 0,00 0,24 2,21
% Tổng số 100 100 100 100 100
Nguồn: Vụ doanh nghiệp bộ KH&ĐT
- Xét về doanh thu của các loại hình doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân,
thì cá nhân và nhóm kinh doanh chỉ chiếm 40% tổng doanh thu của khu vực kinh tế tư
nhân. Như vậy về khía cạnh này nhóm doanh nghiệp đăng ký chính thức gồm doanh
nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần chiếm phần quan trọng
(khoảng 57%). Điều này có thể do các doanh nghiệp tư nhân khai báo không đúng về
doanh thu của doanh nghiệp của mình để tránh đóng thuế cao hơn. Và nếu muốn kinh
doanh theo quy mô lớn thì chắc chăn phải chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp đăng
ký chính thức hoạt động theo những nguyên tắc của thị trường.
Điều đáng lưu ý là doanh thu khu vực miền Đông Nam Bộ, gồm cả thành phố Hồ
Chí Minh chiếm tới 51% tổng doanh thu của khu vực kinh tế tư nhân trên cả nước. Tiếp
đến là vùng Đồng bằng sông Cửu Long 22%; vùng đồng bằng sông Hồng 17%. Như
vậy xét về doanh thu của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở miền
nam Việt Nam.

Doanh thu của các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh phân theo khu vực lãnh thổ
bảng 4 Đơn vị tính: %
Phân theo vùng lãnh thổ Loại hình doanh nghiệp
DNTN Cty Cty HTX Kinh tế % DT theo
TNHH Cổ phần cá thể vùng
1. Vùng núi trung du 2,9 1,34 0,26 4,68 4,97 3,17
2. Đồng bằng sông Hồng 2,97 15,89 7,48 12,9 12,07 11,73
3. Khu bốn cũ 1,4 0,62 0,12 25,39 4,85 3,15
4. Duyên hải miền trung 6,19 4,37 1,34 9,03 7,91 6,12
5. Tây Nguyên 1,98 1,85 0,05 4,53 3,22 2,43
6. Đông Nam Bộ 41,44 68,05 86,01 31,98 38,96 51,46
7. Đồng bằng sông Cửu Long 43,11 7,87 4,73 11,49 28,02 22,08
Tổng cộng 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Vụ doanh nghiệp bộ KH&ĐT

Từ số liệu trình bày ở trên tôi xin đưa ra một vài nhận xét tổng quát về doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trước năm 2000 như sau:
- Một là: Xét trên tất cả các tiêu chí phần lớn hoạt động của khu vực kinh tế tư
nhân ở Việt Nam hiện nay tập trung chủ yếu ở miền Nam Việt Nam, đặc biệt là vùng
đồng bằng Nam Bộ.
- Hai là: Xét về ngành nghề kinh doanh thì hoạt động của khu vực kinh tế tư
nhân ở Việt Nam chủ yếu hoạt động trong 2 ngành là thương mại, dịch vụ và công
nghiệp chế biến.
- Ba là: Các nhà kinh doanh chưa ưa chuộng hình thức doanh nghiệp trách nhiệm
hữu hạn và Công ty cổ phần điều này có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
+ Phần nhiều trong số các nhà kinh doanh đều là người tự tìm việc làm cho mình.
Họ khởi sự kinh doanh chỉ với mục đích đơn giản là nhằm kiếm sống cho bản thân nên
họ chưa có mục tiêu phát triển doanh nghiệp một cách rõ ràng.
+ Quy mô giao dịch, số lượng giao dịch nhỏ, tích chất giao dịch đơn giản và bản
thân người kinh doanh chưa nhận thức hết được những rủi ro trong kinh doanh.
+ Hoạt động của họ chủ yếu mang tính phi hình thức vì họ không có yêu cầu phải
sử dụng luật lệ của Nhà nước. Trong môi trường đó sự quen biết, tin cậy lẫn nhau là trên
hết “việc ký kết hợp đồng chủ yếu diễn ra ở trong nhà hàng, sân thể thao”.
+ “Cho đến nay kỹ năng và hiểu biết về quản trị kinh doanh mới bắt đầu xây
dựng. 75% doanh nghiệp có đăng ký chính thức là doanh nghiệp tư nhân. Trao đổi với
một số doanh nghiệp ở một số địa phương cho thấy đa số các chủ doanh nghiệp được
hỏi chưa hiểu biết được địa vị trong pháp lý kinh doanh. Họ không hiểu được rằng kinh
doanh dưới nhiều hình thức doanh nghiệp tư nhân là họ phải chịu trách nhiệm vô hạn về
tài sản của mình và họ có thể rơi vào tình trạng bần cùng hoá. Họ cũng không hiểu được
rằng kinh doanh theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, và Công ty cổ phẩn thì sẽ
chịu trách nhiệm hữu hạn trong việc chịu sự rủi ro về tài sản”4.
- Cũng từ thực tế cho thấy có 3 lý do cơ bản để người khởi sự kinh doanh ưa
chuộng hình thức cá nhân và nhóm kinh doanh là:

+ Thủ tục cho việc khởi sự kinh doanh cũng như chấm dứt kinh doanh theo hình
thức cá nhân và nhóm kinh doanh đơn giản nhanh chóng thuận lợi và ít tốn kém. Nói
cách khác, sự kéo dài chậm trễ, phức tạo và tốn kém trong thủ tục thành lập và đăng ký
kinh doanh, trong việc xin phép đầu tư, xin phép mở rộng quy mô và đa dạng hoá ngành
nghề kinh doanh … đã làm nản lòng không ít các nhà đầu tư muốn thành lập doanh
nghiệp, thúc đẩy họ thực hiện kinh doanh ngầm hoặc dưới hình thức cá nhân và hộ kinh
doanh dưới vốn pháp định.

4 chương trình diễn đàn doanh nghiệp


+ Cách thức ghi sổ sách kế toán đơn giản hơn, từ đó dễ thực hiện hơn, cách thức
và hình thức nộp thuế cũng linh hoạt hơn, do đó khả ănng bị áp đặt mức thuế, và số thuế
phải nộp cúng ít hơn.

+ Sự kiểm tra bằng biện pháp hành chính của các cơ quan Nhà nước ít hơn. ứng
xử nói trên của giới kinh doanh chứng tỏ mức rủi ro phát sinh từ trách nhiệm vô hạn có
thể còn nhỏ hơn mức rủi ro do pháp luật quy định.

- Từ thực tế nói trên có thể rút ra kết luận:

+ Một phần không nhỏ trong giới kinh doanh không muốn kinh doanh công khai,
ở quy mô lớn, hoặc không thể kinh doanh một cách thuận lợi dưới hình thức Công ty
doanh nghiệp tư nhân.

+ Giới kinh doanh chưa tin tưởng vào chính sách, luật pháp của Nhà nước, hoặc
môi trường kinh doanh chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
- Khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn bị nhìn nhận và đánh giá không đúng vai trò
của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế do những tư duy cũ. Sự phân biệt đối xử không
chỉ tồn tại trong các hành vi ứng xử của các công chức, trong các nhân viên Nhà nước
mà nguy hiểm hơn nó còn tồn tại ngay trong quá trình xây dựng các biện pháp chính
sách, mặc dù sự tồn tại một cách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đã được khẳng
định trong hiến pháp và trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng. Sự phân biệt đối
xử này được thể hiện trên hầu hết các lĩnh vực, từ việc thành lập đăng ký kinh doanh
đến việc tiếp cận các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, các quy định về thuế cũng
như các thủ tục cho việc mở rộng quy mô kinh doanh.

- Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, đặc biệt là vai
trò chủ đạo của khu vực kinh tế Nhà nước chưa được lý giải một cách thấu đáo. Do vậy
trong nhiều lĩnh vực, khu vực kinh tế tư nhân không được phép hoặc khó có thể nhập
cuộc kinh doanh, mặc dù khu vực này có thể đem lại hiệu quả cao hơn so với doanh
nghiệp Nhà nước. Hiện tượng độc quyền hoặc khống chế thị trường của doanh nghiệp
Nhà nước đặc biệt là các tổng Công ty đã hạn chế sự cạnh tranh trên thị trường của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Theo kết quả điều tra của MPDF thì dư luận đối với khu vực kinh tế tư nhân là
rất tiêu cực.

+ Quan niệm chung đối với khu vực kinh tế tư nhân là dễ phá sản, bóc lột, không
trung thực, cơ hội, không đóng góp gì cho quốc gia.

+ Doanh nghiệp tư nhân là nơi làm việc ít được ưa chuộng đối với sinh viên tốt
nghiệp đại học nếu so sánh với doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.

+ Doanh nghiệp tư nhân khó có thể vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất.
Trên đây là một vài đánh giá tổng quát của doanh nghiệp nhỏ và vừa trước năm
2000.

b. Doanh nghiệp nhỏ và vừa sau năm 2000.


Năm 2000 là năm đánh dấu mốc quan trọng đối với doanh nghiệp Việt Nam. Đó
là năm luật doanh nghiệp ra đời. Luật doanh nghiệp được quốc họi ban hành và có hiệu
lực từ ngày 1/1/2000 đã thay thế cho 2 luật là luật Công ty và luật doanh nghiệp tư nhân
trước đây:
Luật doanh nghiệp ra đời nhằm mục tiêu “giải phóng và phát huy mọi lực lượng
mọi tiềm năng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi người, mọi gia đình, mọi doanh
nghiệp kinh doanh có hiệu quả … Tạo môi trường và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân
phát triển, không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những lĩnh vực mà
pháp luật không cấm”.
- Một số ý nghĩa quan trọng được thể hiện trong nội dung của luật doanh nghiệp
là:
+ Luật doanh nghiệp tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng môi trường kinh doanh
bình đẳng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, tiến tới xây dựng luật thống nhất áp
dụng cho các chủ thể kinh doanh.
+ Nội dung của luật doanh nghiệp chủ trương cải cách hành chính tạo môi trường
kinh doanh thực sự thuận lợi khuyến khích và thúc đẩy các nguồn nội lực.
+ Luật doanh nghiệp đã cụ thể hoá và phát triển nguyên tắc tự do kinh doanh
theo quy định của pháp luật, từng bước thay thế cơ chế “dân cư và doanh nghiệp chỉ
được làm những gì mà pháp luật cho phép” bằng cơ chế “dân chủ và doanh nghiệp được
làm những gì mà pháp luật không cấm” đồng thời tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà
nước bằng pháp luật.
- Chúng ta có thể nhận thấy môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
thuận lợi hơn qua việc đăng ký thành lập kinh doanh.
+ Đối tượng được quyền thành lập, quản lý và góp vốn được mở rộng thêm, quy
định rõ hơn, phân biệt rõ người được quyền góp vốn và quản lý doanh nghiệp với người
chỉ được quyền góp vốn vào doanh nghiệp. Điểm khác ở luật doanh nghiệp là luật chỉ
quy định các đối tượng bị cấm thành lập, quản lý hoặc bị cấp góp vốn, những tổ chức,
cá nhân không bị cấm thành lập, quản lý đều được quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp.

+ Bỏ chế độ xin phép thành lập chỉ thực hiện đăng ký kinh doanh với thủ tục đơn
giản, hồ sơ gọn nhẹ thời hạn ngắn và chi phí không đáng kể, bãi bỏ yêu cầu về vốn pháp
định đối với việc kinh doanh đại bộ phận các ngành nghề kinh tế, vốn pháp định chỉ áp
dụng đối với việc kinh doanh một số ít ngành nghề.

+ Thiết lập được cơ cấu tổ chức quản lý và giám sát tương đối rõ ràng, minh
bạch trong đó quyền và lợi ích các bên, đặc biệt là người góp vốn thiểu số được bảo vệ
một cách hợp lý.

+ Đa dạng hoá chế độ cổ phần và các công cụ tài chính khác giúp Công ty có cơ
hội và cơ sở pháp lý huy động và tích tụ được nguồn vốn phân tán và nhàn rỗi trong dân
cư do đó mọi người có nhiều cơ hội đầu tư phù hợp.

+ Tạo cơ sở pháp lý cho việc chia tách sát nhập Công ty, chuyển đổi Công ty đã
làm cho môi trường kinh doanh của các Công ty có những điểm lợi sau:
Phân bố rủi ro một cách hợp lý
Tận dụng được những lợi thế quy mô trong những trường hợp cần thiết, qua đó
tăng thêm được hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Duy trì và ổn định liên tục trong quá trình kinh doanh.
Từ những thuận lợi trên của luật doanh nghiệp môi trường kinh doanh ở Việt
Nam được cải thiện. Luật doanh nghiệp ra đời đã thổi một luồng sinh khí mới vào nền
kinh tế Việt Nam do đó sau hơn 3 năm thực hiện luật doanh nghiệp số lượng các doanh
nghiệp đăng ký kinh doanh không ngừng tăng ở mọi ngành nghề đặc biệt đã có nhiều
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ cao.
Sự đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp cũng trở nên bình đẳng hơn. Theo báo
cáo của một số thành phố thì số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh
mới đã tăng 7 - 8 lần so với trước năm 2000 mà các doanh nghiệp tư nhân cũng làm ăn
có hiệu quả hơn. Điều này được thể hiện qua các cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp
với thủ tướng chính phủ vào tháng 3 hàng năm.

Bên cạnh những thuận lợi về kinh doanh do luật doanh nghiệp đem lại song các
doanh nghiệp tư nhân vẫn gặp một số khó khăn đó là:

- Một số bộ ngành - uỷ ban nhân dân các tỉnh vẫn tự ý ban hành một số quyết
định tạm ngừng đăng ký kinh doanh trên một số lĩnh vực điều này trái với tinh thần của
luật doanh nghiệp.

- Còn tồn tại rất nhiều giấy phép quy định đăng ký kinh doanh đối với những
ngành nghề có điều kiện và thủ tục xin giấy phép này rất khó khăn và phức tạp.
- Còn một số vướng mắc trong việc thi hành luật doanh nghiệp cần thoá gỡ. Điều
này được thể hiện qua một số thắc mắc về luật doanh nghiệp của các nhà kinh doanh với
thủ tướng qua các cuộc gặp gỡ hàng năm.
2. Phân tích sự tác động của môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa

2.1. Môi trường kinh tế.

a. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.


Pháp lệnh hợp đồng kinh tế được ban hành ngày 25/9/1989 đã tạo ra một cơ sở
pháp lý cho các giao dịch thương mại trên thị trường. Và là bước căn bản cho việc điều
chỉnh nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Sau 14 năm thực hiện pháp lệnh hợp đồng kinh tế chúng ta có thể thấy một số
điểm hạn chế của pháp lệnh hợp đồng kinh tế như sau:

- Trong khi các hoạt động giao dịch trên thị trường rất đa dạng tính chất rất khác
nhau thì pháp lệnh chỉ đưa ra những quy định chung cho tất cả các loại hình hoạt động,
vì thế nó không thể đáp ứng được nhu cầu khác biệt của các hoạt động này.

- Điều 13 pháp lệnh quy định “những thoả thuận về chất lượng sản phẩm hàng
hoá công việ trong hợp đồng kinh tế phải phù hợp với những quy định về chất lượng,
tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước” trên thực tế những quy định này được áp dụng đối
với những sản phẩm cuối cùng, chứ không phải cho các bán thành phẩm, trong khi đó
nhiều sản phẩm được giao dịch trong hợp đồng chỉ được sử dụng đầu vào cho quá trình
sản xuất. Vì thế quy định quá chặt chẽ về mặt chất lượng này sẽ làm the hẹp phạm vi ký
kết hợp đồng của các doanh nghiệp.

- Các điều khoản chế tài trong pháp lệnh, cũng bó hẹp khả năng quyết định của
các doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng đặc biệt khoản phạt về thanh toán chậm.
Mặc dù các nhà làm luật đã hết sức tích cực trong việc xây dựng nội dung pháp
lệnh. Song việc thực hiện pháp lệnh này trên thực tế không thu được kết quả như mong
đợi bên cạnh những điểm yếu về nội dung. Việc thực hiện pháp lệnh này không phát
huy được kết hiệu lực còn một số nguyên nhân sau:
- ý thức chấp hành luật pháp của các tổ chức cá nhân còn thấp.
Một trong những mặt yếu ở quá trình chuyển đổi nền kinh tế là ý thức pháp luật
của người dân chưa cao. Hiện tượng lừa đảo hợp đồng, cố tình hay vô tình vi phạm hợp
đồng còn khá phổ biến. Bên cạnh đó sự cấu kết giữa một số quan chức Nhà nước mà
doanh nghiệp đã làm trái pháp luật không phải là ít.

- Cơ sở thông tin về thị trường, về doanh nghiệp còn quá yếm kém: Thông tin về
đối tác là cơ sở quan trọng để cho mọt doanh nghiệp nghiên cứu ký kết hợp đồng. Hệ
thống thông tin này chủ yếu dựa vào khâu hậu kiểm và phải được xây dựng trên cơ sở
kiểm toán, kế toán một cách hợp lý. Sự yếu kém của toàn bộ những cơ sở này đương
nhiên dẫn đến chất lượng kém của hệ thống thông tin trong nền kinh tế. Điều này dẫn
đến nhiều doanh nghiệp bị lừa và bị thiệt hại một cách oan uổng.

- Tính ổn định của hệ thống chính sách chưa cao:


Việc thực hiện một số hợp đồng kinh tế bị cản trở còn có thể do tính bất định của
hệ thống chính sách kinh tế. Chính sách theo kiểu “dừng lại tiếp tục” trong thời gian qua
không cho phép các doanh nghiệp có thể lường trước được hiệu quả của mối hợp đồng
kinh tế. Bất kỳ một sự thay đổi nào về tỷ giá, chính sách ngoại thương, thuế cũng có thể
làm khả năng thực hiện hợp đồng và dẫn theo sự đổ vỡ của nhiều doanh nghiệp khác.

b. Luật thương mại.


Luật thương mại được quốc hội nước XHCNVN thông quan ngày 10/5/97 và có
hiệu lực thi hành ngày 1/1/98. Luật đã cụ thể hoá và phân biệt rành mạch các hành vi
thương mại khác nhau với sự ban hành của luật thương mại thì giao dịch của các thương
nhân đã được điều chỉnh một cách cụ thể và chi tiết cho từng loại hình. Một số điều
khoản liên quan đến hợp đồng kinh tế đã được thay đổi hơn để phù hợp với cơ chế thị
trường. Ví dụ về trường hợp thoả thuận lãi phải trả trong việc thanh toán chậm cho
khách hàng. Thương nhân đã được tự do hơn trong việc ra quyết định ký kết hợp đồng,
đặc biệt nghị định 57/1999 đã cho phép tất cả mọi doanh nghiệp đều được phép kinh
doanh xuất nhập khẩu. Sự đổi mới này không những là một bước tiến quan trọng và cơ
bản cho quá trình tự do hoá thương mại mà còn cải thiện một cách rõ rệt trong việc ký
kết hợp đồng. Các doanh nghiệp có thể trực tiếp và giao dịch ký kết hợp đồng xuất nhập
khẩu với đối tác nước ngoài chứ không phải thông qua uỷ thác, do đó họ có thể tiết
kiệm được thời gian và chi phí giao dịch.

c. Những tác động đến doanh nghiệp nhỏ và vừa


Cùng với một số luật khác, pháp lệnh hợp đồng kinh tế cũng như luật thương mại
đã tạo thuận lợi cho các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã tạo cơ sở pháp lý cho các giao dịch thương mại
trên thị trường, định quyền và trách nhiệm của các bên ký kết hợp đồng điều này rất có
lợi cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nhỏ và vừa.

- Nhà nước chính thức bảo hộ quyền lợi cho các bên tham gia ký kết hợp đồng.

- Sự bình đẳng các giữa các pháp nhân và cá nhân được pháp luật khẳng định bất
kể quy mô nào hoặc thành phần kinh tế nào.
Cũng như ở nhiều chính sách kinh tế khác, sự ưu đãi của Nhà nước chủ yếu được
xác định theo thành phần kinh tế chứ không theo quy mô do đó doanh nghiệp nhỏ và
vừa cũng gặp một số khó khăn nhất định.

- Do quy mô nhỏ nên một số đối tác cung ứng cũng như tiêu thụ các doanh
nghiệp này cũng không lớn, thậm chí một số còn không có cả giấy phép kinh doanh.
Trong trường hợp này hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa phải ký kết hợp đồng dân sự hoặc
đối tác của họ phải nhờ tư cách pháp nhân của doanh nghiệp khác để ký.

- Thông thường các doanh nghiệp nhỏ và vừa có ít mối quan hệ hơn so với doanh
nghiệp lớn của Nhà nước. Sự hiểu biết về pháp lý của họ cũng bị hạn chế hơn. Trong
trường hợp có tranh chấp, khả năng theo đuổi quá trình khiếu nại của họ sẽ khó khăn
hơn đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa ở vùng núi và nông thôn.
- Tiềm lực về tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất mong manh, ý thức
chấp hành trong pháp luật chưa cao, việc xử lý các vụ tranh chấp không nghiêm minh
do vậy khi hợp đồng của doanh nghiệp này bị huỷ bỏ, hay bị vi phạm thanh toán chậm
thì tình thế của doanh nghiệp nhỏ và vừa rất nguy nan. Một số doanh nghiệp bị phá sản
“oan” chỉ vì những nguyên nhân này.
2.2. Chính sách cạnh tranh.

2.2.1. Quan điểm về cạnh tranh ở Việt Nam.


Theo quan điểm truyền thống trong thời kỳ kinh tế kế hoạch thì cạnh tranh kinh
tế thị trường luôn gắn với chủ nghĩa tư bản do vậy cạnh tranh được coi là hiện tượng
xấu xa, thiếu đạo đức “cá lớn nuốt cá bé”, là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng
hoảng kinh tế và tệ nạn xã hội.
Trong nếp nghĩ của nhiều người thì thương nhân được đặt ở vị trí thấp nhất trong
xã hội do họ cho rằng thương nhân là lừa đảo, bóc lột sức lao động của công nhân. Từ
những quan niệm trên đã làm hạn chế cạnh tranh và bóp méo cạnh tranh trên thị trường.
Tuy vậy trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và để hội nhập với nền kinh tế thế giới
thì khái niệm cạnh tranh được nhìn nhận theo hướng tích cực hơn. Cả Nhà nước lẫn
doanh nghiệp đều nhận thức rõ vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Sự
chuyển biến tích cực này đã tác động đến chất lượng hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp cũng như nội dung của nhiều chính sách của Nhà nước, hỗ trợ bước đầu
cho việc hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh ở Việt Nam.

- Trong khi chính phủ đang từng bước làm lành mạnh môi trường cạnh tranh thì
vấn đề độc quyền của một số doanh nghiệp Nhà nước vẫn tồn tạo ở nhiều lĩnh vực. Các
doanh nghiệp Nhà nước độc quyền đã can thiệp quá sâu vào thị trường dẫn đến hiện
tượng cạnh tranh không lành mạnh.

2.2.2. Các Công ty độc quyền phân chia và khống chế thị trường ở một số lĩnh
vực làm cho các Công ty tư nhân không thể xâm nhập vào được mặc dù các Công ty
này có đủ năng lực để đảm nhận công việc đó. Điều này đã làm hạn chế t rong việc xây
dựng thương hiệu và hình ảnh của các doanh nghiệp mà điều này lại có ý nghĩa quan
trọng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì thương hiệu là tài sản quý giá nhất của mỗi
doanh nghiệp nó quyết định đến chỗ đứng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường.

- Những quy định pháp lý điều chỉnh cấu trúc thị trường và hành vi các doanh
nghiệp thị trường.
+ Hiến pháp năm 1992 chương 2 chế độ kinh tế điều 28 quy định “mọi hoạt động
kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân làm thiệt hại đến
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể, công dân đều bị xử lý
nghiêm minh theo pháp luật Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản
xuất và tiêu dùng.
+ Pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
+ Nghị định 57/CP ngày 31/7/98 cho phép tất cả những Công ty tham gia xuất
nhập khẩu những gì mà Nhà nước không cấm.
Những quy định pháp lý trên đã cải thiện môi trường kinh doanh của doanh
nghiệp trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được đối xử
công bằng bình đẳng hơn so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên vấn đề cạnh tranh
không lành mạnh còn diễn ra ở nhiều lĩnh vực.
2.2.3. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh trên thị
trường.
a. Khái niệm:
Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến lợi ích
của người cạnh tranh khác, hoặc người tiêu dùng thông qua biện pháp không công bằng,
thiên vị hoặc vi phạm đạo đức, luân lý trong xã hội.

b. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh và tác động của chúng tới doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể được thể hiện thông qua một số hoạt
động sau:

Đối tượng Hậu quả


Nhóm 1 Sản phẩm và uy tín bản thân của Làm hại khách hàng và
doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh
Nhóm 2 Khách hàng hoặc người cạnh tranh Gây thiệt hại cho các đối
khác thủ cạnh tranh
Nhóm 3 Hành vi của các cơ quan Nhà nước Gây thiệt hại cho 1 hoặc 1
hỗ trợ cạnh tranh không lành mạnh nhóm doanh nghiệp
b1: Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc nhóm 1
- Hàng giả: Mặc dù luật hình sự Việt Nam đã nêu các hành vi làm và tiêu thụ
hàng giả nhưng vẫn chưa đủ bao quát được tính phức tạp của vấn đề nay. Với khuôn
khổ pháp lý còn chưa đầy đủ, khả năng thanh toán của người dân còn thấp vì vậy người
dân vẫn chấp nhận một số loại hàng giả mà không gây hại cho sức khoẻ như quần áo,
giầy dép “tiền nào của ấy”.
Chúng ta có thể liệt kê ra 3 loại hàng giả sau: (Báo lao động 24/2/99)
+ Loại 1: Hàng giả về chất lượng là các sản phẩm hàng hoá mang nhãn mác
không đúng với nhãn đã đăng ký với cơ quan quản lý chất lượng, mạo dấu phù hợp với
tiêu chuẩn Việt Nam, có chất lượng thấp hơn mức tối thiểu cho phép.
+ Loại 2: Hàng giả về nhãn hiệu hàng hoá là các sản phẩm hàng hoá mang nhãn
hiệu giả mác hoặc tương tự có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của cơ sở khác
được cấp văn bằng bảo hộ và đang có hiệu lực bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt
Nam tham gia.
+ Loại 3: Hàng giả về chất lượng và nhãn hiệu là loại hàng kém về chất lượng
nhưng lại có nhãn mác giống với cơ sở sản xuất khác đang có uy tín và chất lượng đảm
bảo trên thị trường.

+ Tác động của chúng đến doanh nghiệp nhỏ và vừa


Hàng giả không chỉ gây hại về lợi ích cho người tiêu dùng mà còn làm ảnh
hưởng rất nhiều đến đối thủ cạnh tranh bị làm hàng giả. Với mức độ công nghệ không
cao của mình, bí quyết hầu hết các sản phẩm có uy tín của doanh nghiệp nhỏ và vừa rất
dễ bị bắt chước với chất lượng kém hơn nhiều so với chỉnh phẩm. Có những doanh
nghiệp nhỏ và vừa chỉ có một sản phẩm chủ lực trên thị trường vì vậy việc sản phẩm
này bị bắt chước sẽ dẫn đến nguy cơ là doanh nghiệp đó bị phá sản. ý thức chấp hành
pháp luật không cao, xử lý vi phạm không nghiêm minh do vậy nạn hàng giả đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường cạnh tranh tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng
và tổn hại đến doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Hoạt động quảng cáo: Hoạt động quảng cáo là phương tiện quảng bá sản phẩm
là cấu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Điều đó là phù hợp với quy luật của
nền kinh tế thị trường và là một trong những bí quyết để thành công trong kinh doanh.
Tuy nhiên hiện nay có một số Công ty quảng cáo với nhiều điều không đúng với thực tế
về chất lượng sản phẩm. Những điều này là không phù hợp với đạo lý kinh doanh và có
hành vi lừa đảo người tiêu dùng.

+ Tác động tới doanh nghiệp nhỏ và vừa


Nhà nước quy định với mỗi doanh nghiệp chỉ được dùng 7% số vốn cho hoạt
động quảng cáo vì vậy các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ không thể có các chương trình
quảng cáo rầm rộ như các Công ty liên doanh, Công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Trong
trường hợp như vậy doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chịu “lép vế” trước các đối thủ là
doanh nghiệp lớn dẫn đến các doanh nghiệp lớn chiếm đoạt và khống chế thị trường làm
cho các nhỏ và vừa dần dần bị mất thị phần.
b2: Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc nhóm2:
- Những hành vi vu khống nhằm hạ uy tín của đối thủ cạnh tranh. Biện pháp này
đã xuất hiện từ lâu, dạng đơn giản nhất là dạng tung tin đồn ra ngoài xã hội tạo điều
kiện cho người dân tự truyền tin. Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển việc
truyền tin đồn cũng đã được hiện đại hoá bằng các phương tiện Internet nguy hiểm hơn
nhiều phương tiện truyền tin đại chúng do vô tính hay cố ý của phóng viên đã đăng tin
lại không đúng về sản phẩm của doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp này bị điêu đứng
một thời gian.

+ Tác động đến doanh nghiệp nhỏ và vừa: với tiềm lực tài chính không mạnh đã
làm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa lâm vào tình cảnh đó thì rất khốn đốn và khó
khăn. Bên cạnh đó uy tín về sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất dễ bị xâm
hại do quan niệm không đúng của người tiêu dùng và của các cơ quan có chức năng của
Nhà nước.

- Dồn đối thủ vào thế kẹt không qua việc bán phá giá.
Chính sách về giá là một trong những công cụ trong cạnh tranh của doanh
nghiệp. Tuy rằng cơ chế thị trường cho phép doanh nghiệp tự định giá song nếu các
doanh nghiệp sử dụng phương thức bán phá giá dựa trên tiềm lực tài chính hùng hậy
dồn đối phương vào chỗ chết để mở rộng thị trường thì điều đó gây tổn hại đến cạnh
tranh trên thị trường và đặc biệt gây tổn hại lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

b3: Việc hình thành cạnh tranh không lành mạnh thuộc nhóm 3
- Hạn chế gia nhập thị trường: Ngay trong quá trình gia nhập thị trường các
doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường hay vấp phải
những khó khăn về thủ tục đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó sự đối xử bất bình đẳng
giữa các thành phần kinh tế của cơ quan Nhà nước trên nhiều lĩnh vực như đất đai, xuất
nhập khẩu, những ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước đã bóp méo bức
tranh cạnh tranh trên thị trường.

+ Tác động đến doanh nghiệp nhỏ và vừa


Đứng trước thực trạng như vậy đã làm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rất
nhiều khó khăn trong việc gia nhập thị trường và khó khăn về vốn mà lại khó vay dẫn
đến tình trạng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa mặc dù có cơ hội kinh doanh song lại bị
những chính sách trên cản trở làm cho doanh nghiệp không thực hiện kinh doanh được.

c. Hạn chế cạnh tranh bởi một số chính sách của Nhà nước.
Trong suốt hơn 1 thập kỷ qua, Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực trong việc xây dựng
khung khổ pháp lý cho một nền kinh tế thị trường, những mặc cảm về kinh tế thị trường
đã được xoá bỏ, nền kinh tế thị trường không còn coi là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản.
Các nhà hoạch định chính sách đã cố gắng xây dựng một mô hình kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu mô
hình mới, vai trò của Nhà nước nói chung và khu vực kinh tế Nhà nước nói riêng vẫn
chưa được giải thích một cách rõ ràng nên dẫn đến khu vực kinh tế Nhà nước đã khống
chế ở một số lĩnh vực. Kể cả những lĩnh vực mang tính kinh doanh mà tại đó sức cạnh
tranh của doanh nghiệp Nhà nước còn quá thấp không có điều kiện phát triển.
Hầu như trong 1 căn hộ quá trình từ giai đoạn thành lập doanh nghiệp đến đầu tư
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các chính sách Nhà nước đều có những quy định chưa
phù hợp với cơ chế thị trường làm ảnh hưởng đến sự vận hành của cạnh tranh như:
- Quá trình xin phép đầu tư: mặc dù luật doanh nghiệp đã ra đời hơn 3 năm song
ở nhiều lĩnh vực đầu tư tư nhân vẫn không được phép hoặc khó có đủ điều kiện để thâm
nhập vào thị trường.
- Quá trình đầu tư: thị trường các nhân tố sản xuất chưa được phát triển ở Việt
Nam đã gây trở ngại lớn cho các nhà đầu tư. Thêm vào đó các nhà đầu tư tư nhân lại
gặp khó khăn hơn nhiều do một số chính sách không bình đẳng ở một số lĩnh vực.
- Thị trường bất động sản:
Trong khi các doanh nghiệp Nhà nước được cấp đất, thì doanh nghiệp tư nhân lại
gặp rất nhiều khó khăn khi tìm được mặt bằng sản xuất. Việc chuyển nhượng mua bán
nhà cửa gặp rất nhiều khó khăn và tiêu tốn nhiều vốn của các nhà đầu tư.
- Thị trường vốn:
Cũng như thị trường đất đai vốn còn mang đậm tính phân biệt đối xử giữa các
thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp Nhà nước được khoanh nợ, giảm nợ, được vay tín
dụng không cần thế chấp. Trong khi đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải có thế
chấp và gần như không tiếp cận được với nguồn tín dụng dài hạn.
- Thị trường lao động:
Dù cuộc cải cách kinh tế đã diễn ra hơn 10 năm song tư tưởng mặc cảm về khu
vực kinh tế tư nhân vẫn còn ngự trị ở nhiều cấp. Điều đó đã tác động mạnh đến tư duy
của người lao động, đặc biệt những người có chuyên môn cao. Bên cạnh đó quan niệm
chủ doanh nghiệp là kẻ bóc lột vẫn chưa được xoá bỏ đã kìm hãm nhiều đảng viên chủ
động đứng ra đầu tư sản xuất kinh doanh.
- Quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
Với quyết định thành lập hàng loạt các tổng Công ty nhiều thị trường đã bị khống
chế, các doanh nghiệp tư nhân gần nhhư không có đủ sức cạnh tranh để tồn tại trên
những thị trường này. Cho đến tháng 8/1998 chỉ có một số ít doanh nghiệp tư nhân
được quyền xuất nhập khẩu. Những quy định này đã làm ảnh hưởng đến môi trường
cạnh tranh ở Việt Nam và còn làm cản trở cho việc nâng cao sức cạnh tranh trong quá
trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế Việt Nam.

2.2.4. Một vài đánh giá về thực trạng cạnh tranh và môi trường cạnh tranh ở
Việt Nam.
a. Đánh giá về môi trường cạnh tranh.
- Cơ chế cạnh tranh đã xuất hiện và bắt đầu được vận hành ở Việt Nam với tiền
đề cơ bản ban đầu.
- Đã ban hành một số văn bản pháp lý điều chỉnh các hành vi có liên quan đến
cạnh tranh trên thị trường.
- Nhận thức về cạnh tranh và độc quyền kinh doanh chưa nhất quán, chưa giải
thích thấu đáo vai trò Nhà nước trong nền kinh tế, vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước,
nên chưa có một quan điểm dứt khoát cho việc ủng hộ cạnh tranh lành mạnh và kiểm
soát độc quyền.
- Khung khổ pháp lý chưa hoàn chỉnh, ý thức chấp hành luật phá chưa cao nên
còn tồn tại nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp cũng như
hành vi phân biệt đối xử của các cơ quan Nhà nước và công chức Nhà nước.
- Việc thành lập các tổng Công ty lớn khống chế thị trường đã ảnh hưởng không
tốt đến môi trường cạnh tranh.
- Chưa có những quy định cụ thể và chưa có một cơ quan chuyên trách theo dõi
và giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền.

b. Tác động đến doanh nghiệp nhỏ và vừa


Từ những đánh giá trên, chính sách cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian
quan đã có những ảnh hưởng tiêu cực đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt những
doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh.
- Tư tưởng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế làm tương đối năng nề
đặc biệt là có sự thiên vị đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
- Còn tồn tại nhiều lĩnh vực cấm hoặc hạn chế các hoạt động của doanh nghiệp
ngoài quốc doanh.
- Cơ chế quản lý còn làm xuất hiện tương đối nhiều chi phí giao dịch không cần
thiết làm tiêu hao nguồn lực của các doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng hoạt động
của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

c. Những nguyên nhân về hạn chế của chính sách trên


- Những nguyên nhân về quan điểm nhận thức
+ Quan điểm đánh giá vai trò cạnh tranh và độc quyền trong kinh doanh chưa
nhất quán, tư tưởng phân biệt đối xử không chỉ tồn tại ở những hành vi thực tế mà còn
nằm ngay trong quá trình hoạch định chính sách, trong những nội dung quy định pháp
lý trên nhiều lĩnh vực.
+ Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế, vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà
nước bị nhầm lẫn với độc quyền kinh doanh của một số doanh nghiệp Nhà nước dẫn
đến độc quyền kinh doanh ở một số lĩnh vực làm hạn chế cạnh tranh trên thị trường.
- Những nguyên nhân mang tính thể chế.
+ Hệ thống các quy định về pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến cạnh
tranh chưa hoàn chỉnh, ý thức chấp hành luật pháp chưa nghiêm minh vì thế còn tồn tại
nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
+ Các điều kiện gia nhập rút khỏi thị trường còn phức tạp không cụ thể rõ ràng,
thiếu hợp lý, thiếu minh bạch làm nhụt chí của nhiều nhà đầu tư.
+ Thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà cho các nhà đầu tư đồng thời cũng tạo
ra sự đối xử bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
- Một số nguyê nhân khác.
+ Thông tin về thị trường còn quá yếm kém dẫn đến các doanh nghiệp thường
hay bị động khi tham gia thị trường.
+ Vẫn còn một số chính sách bảo hộ đối với doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua
lỗ tạo nên sự bất bình đẳng trng cạnh tranh.
2.3. Chính sách thương mại.

a. Quá trình đổi mới của chính sách thương mại.


Chính sách thương mại mở cửa và đầu tư trực tiếp nước ngoài là những nhân tố
quyết định trong việc đổi mới kinh tế đóng góp cơ bản vào sự phát triển nhanh chóng
của nền kinh tế Việt Nam. Có thể liệt kê ra một số chính sách đổi mới chủ yếu sau:
Năm 1987: Ban hành đầu tư nước ngoài, từ đó chính sách mở cửa được áp dụng.
Năm 1988: - Nghị định quản lý ngoại hối
- Luật thuế xuất nhập khẩu.
- Chấm dứt sự độc quyền trung ương về ngoại thương.
Năm 1989: Xóa bỏ việc cấp hạn ngạch cho tất cả các loại hàng hoá trừ 10 hàng
hoá xuất khẩu và 14 hàng hoá nhập khẩu.
- Thống nhất tỷ giá hối đoái.
- Xoá bỏ tất cả các loại tiền hỗ trợ xuất khẩu khỏi ngân sách.
Năm 1990: Sửa đổi luật đầu tư nước ngoài.
Năm 1991: Cho phép các doanh nghiệp tư nhân tham gia trực tiếp các hoạt động
thương mại quốc tế.
Năm 1992: Sửa đổi luật đầu tư nước ngoài.
Năm 1993: Nới lỏng việc cấp giấy phép xuất khẩu hàng hoá.
Năm 1995: - Việt Nam gia nhập ASEAN
- Xoá bỏ giấy phép xuất khẩu từng chuyến.
Năm 1996: Công bố danh mục các loại hàng hoá được ưu đãi về thuế xuất.
Năm 1998: Ban hành nghị định mới số 57/NĐCP ngày 31/7/98 cho phép tất cả
các doanh nghiệp được phép tham gia xuất nhập khẩu những loại hàng hoá mà mình sản
xuất.
Năm 1999: - Cải tiến các thủ tục hải quan
- Lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu.
Năm 2003: Gia nhập AFTA Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống còn 5 - 10%.

b. Tác động tới khu vực kinh tế tư nhân.


Luật thương mại được ban hành và điều chỉnh theo từng năm cho phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế của từng thời kỳ. Đặc biệt là năm 1998 với việc ban hành
nghị định 57/NĐCP thì hoạt động xuất nhập khẩu đã trở lên nhộn nhịp hơn. Tất cả các
doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp đã được phép xuất nhập khẩu mà không
cần phải có giấy phép nhập khẩu. Tại thời điểm ngày 30/11/97 chỉ có 1630 doanh
nghiệp trong tổng số 3200 doanh nghiệp nhận được giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ
thương mại và được phép tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Xét về số lượng thì
1630 doanh nghiệp rõ ràng là một con số quá thấp. Trong khi đó hầu hết các doanh
nghiệp được phép xuất nhập khẩu lại là doanh nghiệp Nhà nước.
Theo thời báo Sài Gòn số 16/99 “nhờ nghị định 57, số lượng các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp đã tăng lên 9 lần từ 500 doanh
nghiệp đã tăng lên 4500 doanh nghiệp. Nhờ đó kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực
kinh tế tư nhân đã tăng lên 250 triệu USD trong năm 98 và các doanh nghiệp tư nhân đã
tiến hành tham gia xuất khẩu trực tiếp mà trước đây phải xã hội thông qua các doanh
nghiệp Nhà nước.
Cùng với nền kinh tế mở thì Nhà nước cũng đã có một số chính sách tích cực cho
việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất nhập khẩu hàng hoá như: Bộ thương mại
đã tiến hành các cuộc hội chợ triển lãm ở Việt Nam như hội chợ hàng Việt Nam Expor
và ở nước ngoài. Hay trong năm 1998 Chính phủ Việt Nam đã đề ra chính sách xuất
khẩu thông qua các biện pháp như tín dụng ưu đãi cho một số mặt hàng xuất khẩu và
thành lập quỹ tín dụng xuất khẩu và tổ chức khuyến khích xuất khẩu Viet trade. Trong
năm 1999 Bộ tài chính và ngân hàng Nhà nước đã công bố đề xuất thành lập quỹ tín
dụng xuất khẩu. Căn cứ vào nghị định 51/NĐCP ban hành tháng 7/99 việc thành lập
quỹ hỗ trợ xuất khẩu đã được công bố. Tuy được các chính sách của Nhà nước hỗ trợ
như vậy song các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào việc xúc tiến thương mại ở
nước ngoài còn rất hạn chế. Sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp
nhiều khó khăn về tài chính, những thủ tục hành chính khác, những vướng mắc trong
xuất nhập cảnh đã cản trở nhiều cho việc tham gia thương mại của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Có doanh nghiệp đã làm đơn xin vay từ quỹ tín
dụng sau 14 tháng mà vẫn không có hồi âm gì (thời thời báo kinh tế Sài Gòn số 13/99)
Trình độ về kiến thức ngoại thương còn thấp cũng là một nguyên nhân kìm hãm
xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong giai đoạn trước xuất khẩu chủ yếu
do các tổng Công ty đảm nhận, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa chỉ đảm nhận khâu
sản xuất do vậy họ không có đủ thông tin về thị trường và thiếu hẳn một đội ngũ nhân
viên có kinh nghệm xuất nhập khẩu. Điều này đã gây cản trở cho các doanh nghiệp nhỏ
và vừa tự mình tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

2.4. Chính sách thuế

a. Thực trạng hệ thống thuế.


Việt Nam đã bắt đầu áp dụng hệ thống thuế từ cuối những năm 80 mở đầu bằng
luật thuế xuất nhập khẩu (ban hành ngày 11/1/1988). Năm 1990 luật thuế tiêu thụ đặc
biệt và thuế lợi tức có hiệu lực. Tiếp đó hệ thống này được hoàn chỉnh hơn trong quá
trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nguồn thu từ ngân sách tăng lên tạo điều
kiện xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. Để khắc phục tình trạng
hội chi ngân sách chính phủ đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuế. Từ 1/1/99 thuế
GTGT đã thay thế cho thuế doanh thu và thuế thu nhập doanh nghiệp thay thế cho thuế
lợi tức. Xem thuế thu nhập của Việt Nam trong giai đoạn này sẽ thấy thuế gián thu cap
so với thuế trực thu. Theo số liệu năm 1998 ước tính thuế gián thu chiếm 53,3%. Thuế
xuất nhập khẩu đặc biệt cao chiếm 26,9%. Chính điều này sẽ làm cho nguồn thu ngân
sách dễ bị tổn thương khi có biến động trên thị trường thế giới. Trong khi đó những
nguồn thu tương đối ổn định là thuế thu nhập cá nhân thì lại đóng vai trò rất nhỏ trong
tổng thu ngân sách.

b. Đánh giá hệ thống thuế và những tác động của chúng tới doanh nghiệp nhỏ và
vừa.
- Qua thực trạng của hệ thống thuế của nước ta em xin đưa ra những đặc điểm cơ
bản của hệ thóng thuế nước ta như sau:
+ Dựa chủ yếu vào thuế gián thu
+ Tiếp tục dựa chủ yếu vào nguồn đóng góp của các doanh nghiệp Nhà nước.
+ Hệ thống thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp phức tạp.
+ Việc áp dụng tuỳ tiện trong hệ thống thuế dẫn đến thoả thuận trong việc xác
định mức thuế.
+ Thuế suất còn khác biệt giữa các ngành làm méo mó bức tranh cạnh tranh trên
thị trường.
- Những tác động của chúng tới doanh nghiệp nhỏ và vừa
+ Có thể khẳng định rằng hệ thống thuế ở nước ta hay thay đổi. Do vậy gây ra
khó khăn cho cả người thu thuế và người đóng thuế. Việc thường xuyên thay đổi mức
thuế dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh đặc biệt
là gây khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có những trường hợp nhiều doanh
nghiệp sau khi đã đi vào sản xuất với mức thuế ổn định nhưng sau khi mức thuế thay
đổi thì họ phải đóng cửa vì với mức thuế đó thì họ làm ăn không có hiệu quả. Với tình
trạng hệ thống thường xuyên thay đổi đã dẫn đến môi trường kinh doanh của nước ta
thường xuyên thay đổi và gây khó khăn cho khu vực kinh tế tư nhân.
+ Qua thực tế cho thấy thuế suất hợp lý thì thu được thuế cho ngân sách ngược
lại thuế suất quá cao thì người dân sẽ tìm cách để tránh thuế. Kết quả là Nhà nước thất
thu, doanh nghiệp chịu thiệt và người được lợi là những cán bộ thuế mất phẩm chất.
Riêng về thuế GTGT được ban hành năm 1997 và thi hành từ ngày 1/1/99 thay
thế cho thuế doanh thu là thuế đánh vào người tiêu dùng, tránh được tình trạng “thuế
chồng thuế” bằng cách khấu trừ số thuế đã nộp, người tiêu dùng phải chịu thuế sẽ chỉ
phải trả thuế cho phần giá trị gia tăng, ở mỗi giai đoạn sản xuất, không phải chịu thuế
doanh thu chồng chéo tuy vậy thuế GTGT còn tới 4 loại thuế suất 0%, 5%, 10%, 20%
và nhiều trường hợp được miễn trừ cho nên việc thu thuế GTGT vẫn gây ra nhiều khó
khăn. nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng mức thuế còn cao chia ra làm 4 loại là
quá phức tạp, chỉ nên thống nhất ở 1 loại thuế suất. Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng
vậy có tới 4 mức là 15%, 20%, 25% và 32%, thuế tiêu thụ đặc biệt có tới 17 mức từ 15 -
100% và 7 mức cho thuế chuyển quyền sử dụng đất từ 0 - 50%. Nhiều doanh nghiệp
nhỏ và vừa cho rằng mức thuế suất (thu nhập doanh nghiệp) là cao hơn nữa lại có thuế
thu nhập bổ sung (đối với các cơ sở kinh doanh được coi là có địa điểm kinh doanh
thuận lợi, ngành nghề kinh doanh ít bị cạnh tranh lại thu nhập cao) là một thứ thuế bất
hợp lý, triệt tiêu động lực kinh doanh.
Một loại thuế khác cũng được doanh nhân trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
đặc biệt quan tâm đó là thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao. Thuế này
đã nhiều lần sửa đổi từ 1/7/2001 đã áp dụng kiểu thuế mới. Khởi điểm chịu thuế được
nâng từ 2 triệu đồng lên 3 triệu đồng và hạ mức thuế suất cao nhất xuống 50%, trước
đây là 60%. Tuy vậy các doanh nhân trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn cho rằng
mức này không động viên được những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Hơn
nữa điều không hợp lý là thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ở nước ta đánh
đơn thuần vào thu nhập, không tính đến gia cảnh như ở các nước khác. Như vậy ở Việt
Nam có quá nhiều mức thuế suất và không hợp lý nên chưa thực sự khuyến khích các
doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
+ Chính sách thuế chưa khuyến khích việc đổi mới công nghệ cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được miễn
thuế đầu tư nhập khẩu máy móc thiết bị thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn đã ít
nhưng vẫn phải nộp thuế nhập khẩu trang thiết bị cho việc đổi mới công nghệ. Bên cạnh
đó thuế thu nhập quá cao so với các nước trong khu vực cũng làm nản lòng các doanh
nghiệp nhỏ và vừa đầu tư cho việc đổi mới công nghệ. Điều này đã gây khó khăn cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
+ Việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn quá kéo
dài dẫn đến gây khó khăn về vốn cho doanh nghiệp.

2.5. Chính sách công nghệ.

a. Chính sách công trình trong thời gian qua.


Quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam theo cơ chế thị trường đã đặt ra vấn
đề cạnh tranh trở thành một nhân tố quyết định cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Sự phát
triển của khoa học công nghệ đã thay đỏi cơ bản các công cụ cạnh tranh. Đổi mới sản
phẩm, đổi mới công nghệ ngày càng quan trọng. Đứng trước vai trò đó trong quá trình
cải cách nền kinh tế Việt Nam thì tỷ trọng đầu tư của Nhà nước vào lĩnh vực sản xuất
kinh doanh đã giảm. Thay vào đó cơ sở hạ tầng đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông đã
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp xúc với đối tác thuận lợi hơn. Mạng điện quốc
gia đã phủ hầu hết cả nước, giao thông vận tải đã được rút ngắn giữa các vùng. Bên
cạnh đó mặc dù ngân sách Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn nhưng Nhà nước vẫn
giành một phần không nhỏ cho đầu tư nghiên cứu triển khai các cạnh tranh khoa học.
Tuy nhiên có thể nói trình độ công nghệ ở Việt Nam vẫn còn kém rất nhiều so với các
nước phát triển.
+ Tác động đến doanh nghiệp nhỏ và vừa
Như phần trên đã trình bày sức ép về đổi mới công nghệ không chỉ gia tăng ở
phạm vi quốc gia mà nó còn gia tăng ở mỗi doanh nghiệp. Đứng trước các quan điểm
tích cực về đổi mới công nghệ của Nhà nước đã đem lại cho các doanh nghiệp trong đó
có doanh nghiệp nhỏ và vừa cả những cơ hội và thách thức.
- Những cơ hội:
Thực tế trên thế giới trong những năm qua cho thấy những doanh nghiệp có tốc
độ đổi mới công nghệ cao là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, đa số các doanh nghiệp
có tiềm lực lớn nhất thế giới hiện nay làn những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta cũng đang có quá trình đổi mới công trình một cách nhanh
chóng nhờ quá trình hội nhập kinh tế thế giới mà các doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp
cận dễ dàng các công nghệ mới trong khu vực và trên thế giới. Quá trình hội nhập
không những đã làm đơn giản hoá các thủ tục nhập thiết bị chuyển giao công nghệ mà
còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham quan và tìm hiểu thị
trường công nghệ thế giới để tìm công nghệ thích hợp nhất đối với mình.
Quá trình đổi mới kinh tế Việt Nam có một mốc quan trọng là việc ban hành luật
đầu tư nước ngoài (1987) các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ mang vốn mà cả công
nghệ bí quyết vào thị trường Việt Nam và chính điều đó đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của
nền kinh tế. Điều này đã tạo cơ hội thuận tiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận
với công nghệ mới ngay trên đất nước mình mà không cần tốn quá nhiều chi phí.
- Những thách thức:
Bên cạnh những cơ hội là những thách thức đối với việc đổi mới công nghệ của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một thực tế ở nước ta cho thấy phần lớn doanh nghiệp
nước ta đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 3 đến 4
thế hệ. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa lại còn đang sử dụng các thiết bị máy móc cũ kỹ
mà doanh nghiệp Nhà nước loại bỏ trong tình hình cạnh tranh gay gắt. Đây là một loại
vấn đề hết sức khó khăn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để cải thiện tình hình đó thì
việc đổi mới công nghệ luôn gắn liền với vốn. Không có vốn thì không thể đổi mới
công nghệ. Thiếu vốn lại là một khó khăn phổ biến đối với đại đa số các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Mặc dù ngân hàng Việt
Nam trong thời gian qua đã có nhiều đổi mới song còn đáp ứng quá kém nhu cầu phát
triển của nền kinh tế. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó khăn trong việc tiếp cận
nguồn vốn tín dụng ngân hàng, đặc biệt là các khoản vay trung và dài hạn. Quá trình
đầu tư ban đầu đã tiêu tốn quá nhiều so với khả năng vốn tự có và vốn vay của họ.
Thêm vào đó các điều kiện về thế chấp lại quá ngặt nghèo dẫn đến thời gian để vay
được vốn kéo dài. Thêm vào đó chính sách thuế cũng gây khó khăn cho việc chuyển
giao công nghệ. Thuế nhập khẩu vốn đánh vào các thiết bị máy móc được nhập từ bên
ngoài của các doanh nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại
không phải chịu loại thuế này.
Đổi mới công nghệ cũng gắn liền với chuyên môn cho đào tạo lao động về bản
chất đào tạo chuyên môn cần được coi như một khoản đầu tư với chi phí lớn và độ mạo
hiểm cao, Nhà nước chưa có nhiều biện pháp hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa. Đa số các doanh nghiệp lại có tư duy khép kín nghĩa là tự đào tạo đội ngũ lao động
của mình và lại thêm một phần co nữa cho đào tạo. Bên cạnh đó việc tồn tại quá ít các
thông tin về tư vấn các thiết bị công nghệ cũng là một khó khăn cho doanh nghiệp. Đặc
biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi bỏ vốn ra để quyết định mua máy móc thiết bị.

2.6. Thủ tục hải quan.


Thủ tục hải quan là một trong những biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất nhập
khẩu. Thủ tục hải quan phức tạp cùng với các biện pháp như đầu mối xuất nhập khẩu sẽ
làm nản lòng các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nếu như ở một quốc gia, sự phức tạp của thủ tục hải quan là hạn chế xuất nhập
khẩu thì ở Việt Nam sự phức tạp này có nguyên nhân chủ yếu là do những thủ tục này
không rõ ràng, không hợp lý trong nội dung của thủ tục và tính tuỳ tiện trong quá trình
thực hiện thủ tục. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tham
nhũng và những vị bê bối khác trong ngành hải quan mấy năm qua. Đứng trước dư luận
đó chính phủ và tổng cục hải quan như: Tổng cục hải quan đã ban hành một số văn bản
nhừm phân loại hàng hoá nhập khẩu theo 3 luồng với mức độ khác nhau. Nhờ vậy nhiều
hàng hoá đã được thông qua trong vòng 1 ngày. cũng trong thời gian đó (cuối năm
1998) tổng cục hải quan đã phối hợp với Bộ tài chính kịp thời sửa đổi và điều chỉnh để
thực hiện các luật thuế mới. Một trong những đổi mới quan trọng nhất là đổi mới quy
trình thu thuế xuất nhập khẩu theo hướng để doanh nghiệp tự trịu trách nhiệm trong việc
khai báo, tính thuế và nộp thuế. Sự đổi mới này đã được dư luận và nhiều doanh nghiệp
hoan nghênh. Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong thủ tục hải quan nhưng cải cách này
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình cải cách kinh tế, cải cách thủ tục hành
chính. Nhiều vấn đề đã được nêu ra trong cuộc họp mặt giữa thủ tướng và các nhà
doanh nghiệp vào tháng 3/2000. Đó là những vấn đề sau:
- Nạn tham nhũng đó là tồn tại gần như công khai hoá nạn đút lót với giá từ
300.000 - 400.000 (đ)/1 Container thông qua cảng.
- Trong tờ khai hải quan chỉ có giám đốc, phó giám đốc, khi trưởng phòng ký thì
cũng không có giá trị điều này sẽ gây cản trở cho doanh nghiệp.
- Nhập lô hàng nhiều lần mở tờ khai nhiều lần điều này sẽ làm mất nhiều thời
gian cho doanh nghiệp.
- Hải quan đã để nhiều vụ buôn lậu lớn lọt qua điều này được quy về trách nhiệm
của thủ tục hải quan nhờ sự tiếp tay của một số cán bộ hải quan.
- Thủ tục hải quan phức tạp và áp dụng mức thuế suất tuỳ tiện theo ý kiến chủ
quan từ phía hải quan.

“Hơn 10 triệu đồng và 0,08 mm"5


Ngày 18/3/2000 Công ty Việt phương mở tờ khai nhập khẩu kính hoa 4,5 mm từ
Trung Quốc, khi kiểm hoá xác định độ dày là 4,58mm. Kết quả giám định ngày 24/3
của chi cục đo lường Hải phòng thì độ dày vẫn là 4,58mm. Ngày 10/4 Cục hải quan Hải
phòng ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đồng thời lại tính thuế nhập khẩu và
thuế GTGT theo giá tối thiểu. Như vậy Việt Phương vẫn phải nộp thêm 400 triệu đồng.
Việt Phương đã phải mất hơn 1 tháng để cung cấp đầy đủ tài liệu và hồ sơ cho hải quan
Hải phòng. Chỉ để nói lên 1 điều duy nhất là sai số giữa kê khai và thực tế nằm trong
phạm vi dung sai cho phép. (Công văn của đối tác Trung Quốc khẳng định 0,08mm là
trong phạm vi dung sai cho phép. Đây là quy định tiêu chuẩn quốc tế). Nhưng mọi sự nỗ
lực này đều trở thành vô ích vì hải quan Hải phòng làm ngơ trước những lý lẽ này. Bà
giám đốc Công ty Việt Phương than rằng chúng tôi đã mất hơn 100 triệu đồng cho sự
dây dưa chờ đợi này rồi.
Điều vô lý nhất là kính hoa 4,5 hay 4,58 đều có chung 1 loại thuế suất. Điều vô
trách nhiệm ở đây là câu trả lời của cục phó cục hải quan Hải Phòng “không biết”

b. Những tác động tới doanh nghiệp nhỏ và vừa.


Bên cạnh những chính sách thông thường thoáng cũng như việc cải cách thủ tục
xuất nhập khẩu đã làm nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả song việc thi hành chính
sách và thực hiện các thủ tục hải quan vẫn còn gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp
đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tục dườm dà, tính áp dụng chủ quan tuỳ tiện của cán bộ hải quan đã đẩy
nhiều doanh nghiệp vào tình cảnh khó khăn đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với
vốn có hạn. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phải huỷ bỏ hợp đồng với đối tác chỉ vì
các thủ tục hải quan quá phức tạp.

5 khi hải quan làm luật trên báo đầu tư ngày 27/4/2000
2.7. Chính sách vốn:

- Hệ thống tín dụng ở Việt Nam.


Khu vực tài chính ở Việt Nam gồm các ngân hàng có 4 ngân hàng thương mại
quốc doanh, 51 ngân hàng cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 24 chi nhánh ngân hàng
nước ngoài, 977 quỹ tín dụng nhân dân, 5 Công ty tài chính và 8 Công ty cho thuê tài
chính. Lượng vốn huy động thông qua các ngân hàng và tổ chức tín dụng chưa nhiều,
khoảng 62,2 ngàn tỷ đồng (tính đến 31/12/98) chiếm 21,6% GDP. Đây là mức huy động
thấp so với các nước. Các ngân hàng thương mại quốc doanh gần như thống trị thị
trường vốn cho vay vì đã cung cấp đến 81,4% tổng các khoản cho vay ngắn và trung
hạn. Nếu tính các khoản cho vay trung và dài hạn thì các ngân hàng thương mại quốc
doanh đã có tỷ trọng 87,2%.
- Đối tượng nhận tín dụng
Khoảng 50% các khoản cho vay của tổ chức tài chính là dành cho doanh nghiệp
Nhà nước. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ nhận được 16,5% tổng số các khoản
cho vay. Ngân hàng công thương là ngân hàng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
vay nhiều nhất khoảng 21% các khoản cho vay. Có thể nói ngân hàng công thương là
ngân hàng cho vay then chốt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tuy nhiên các ngân
hàng này đang đối mặt với tình trạng nợ quá hạn khá lớn.
- Tác động tới doanh nghiệp nhỏ và vừa
Từ thực tế kết quả trên cho thấy khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa là rất khó khăn. “theo ý kiện của 1 thành viên trong hiệp hội doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội nói: Mặc dù chính sách cho vay vốn đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa đã mở cửa có nghĩa là: “cái miệng tủi đã mở nhưng cái “am” thì lại quá
nhỏ” Hiện nay 75% doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa có số vốn dưới 50 triệu đồng. Thiếu
vốn đang là khó khăn phổ biến nhưng số doanh nghiệp nhỏ và vừa được vay của ngân
hàng rất ít. Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư về việc thực hiện cấp tín dụng cho
quỹ tín dụng trợ giúp đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước từ ngày 1/17/99
đến 30/6/2000 đã có 164 dự án thuộc khu vực quốc doanh. Chỉ có 103 dự án thuộc khu
vực dân doanh được vay ưu đãi 130 tỷ đồng tính trung bình 1,2 tỷ đồng cho 1 dự án.
Nếu nghiên cứu sâu hơn nữa có thể thấy phần lớn tín dụng tập trung chủ yếu vào các
doanh nghiệp tư nhân lớn chứ không phải là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy phần
lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa phải huy động từ các tổ chức phi tài chính, cụ thể là trong
gia đình, bạn bè, hay vốn của nhau với lãi suất cao hơn 3 - 6 lần so với lãi suất ngân
hàng. Các khoản vay bảo lãnh tính dụng cũng thường không đến được ưu đãi cũng
không dê, nhiều doanh nghiệp cho biết tuy lãi suất vay ngân hàng thấp nhưng các thủ
tục vay rất phức tạp, nếu tính cả các lệ phí tiêu cực thì thực chất chi phí giao dịch là quá
cao, việc phải hoa hồng 10% là khá phổ biến. Những quy định khắt khe về tài sản thế
chấp và về việc xem xét tính khả thi của dự án đầu tư cũng làm cho nhiều doanh nghiệp
nhỏ và vừa không đáp ứng được trong khi đó các doanh nghiệp Nhà nước vay mà lại
không cần thế chấp. Chính những thủ tục khắt khe và khó tiếp cận với nguồn vốn vay đã
làm cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu vốn trầm trọng.

2.8. Chính sách đất đai.


Để sản xuất hàng hoá thì bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần mặt bằng sản
xuất. Song việc tìm mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất khó khăn. Cụ
thể là năm 1997 trong cuộc điều 452 dự án đầu tư mới có 17 dự án thuộc khu vực tư
nhân mặc dù các dự án này đã nộp đơn xin thuê mặt bằng sản xuất song chỉ có 1 dự án
được phê duyệt. Do những khó khăn trong việc xin cấp quyền sử dụng đất cho nên
nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa phải dùng ngay ở nơi ở của mình để làm cơ sở sản xuất
gây ra ô nhiễm môi trường. Cũng do đó thị trường ngầm về đất đai hoạt động khá nhộn
nhịp, tuy bị coi là bất hợp pháp nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể tiếp cận để
có mặt bằng sản xuất. Nhưng khó khăn trên đã làm cản trở sản xuất và sự phát triển của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2.9. Chính sách về lao động.
Hiện nay trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trình độ tay nghề của người lao
động là yếu và kém. Chủ yếu lao động phổ thông, trình độ văn hoá thấp, thiếu kỹ năng
lao động. Bên cạnh đó tình trạng bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo trong cả nước dẫn đến
hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ” đã đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa vào tình trạng thiếu
lao động lành nghề và giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Cùng với đó là vấn
đề xác định chi phí tiền lương tiền công để tính thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đang
gặp khó khăn. Các chi phí này thường bị cơ quan thuế xác định thấp hơn từ 30 - 50% có
nơi đến 100% so với mức chi phí thực tế mà doanh nghiệp trả cho người lao động. Phần
chênh lệch này bị xác định là thu nhập chịu thuế mà chủ doanh nghiệp phải chịu do đó
ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lý do mà cơ
quan thuế đưa ra là tránh tình tạng doanh nghiệp khai tiền lương cao để trốn thuế. Tuy
vậy việc làm này trái với quyền tự chủ của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Cơ
quan thuế chỉ có quyền thi hành thang lương, bảng lương mà doanh nghiệp đã công bố
và đăng ký. Nếu doanh nghiệp trả lương cho người lao động đúng như họ đã đăng ký thì
cơ quan thuế không thể không công nhận thực tế đó. Chính những cản trở từ phía cơ
quan hành chính Nhà nước đã làm cho sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp nhỏ và
vừa vừa tốn kém so với các doanh nghiệp Nhà nước.
Chương III
Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến 2010 và các giải pháp cải thiện
môi trường kinh doanh

I. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến 2010.

1. Các quan điểm chính trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng tháng 4 năm 2001 đã đề ra chiến
lược phát triển kinh tế xã hội từ nay đến năm 2010 với yêu cầu GDP phải tăng gấp đôi
so với năm 2000. Trong 5 năm từ 2001 đến 2005, GDP phải tăng bình quân hàng năm
7,5% và đến năm 2005, GDP sẽ bằng 2 lần so với năm 1995. Nền kinh tế nước ta phải
phát triển với tốc độ cao đi đôi với việc giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội và đảm
bảo vững chắc về an ninh quốc phòng, phát triển tất cả các vùng kinh tế, từng bước vượt
qua tình trạng kém phát triển, cải thiện mức sống của nhân dân, đẩy nhanh tốc độ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao tích luỹ nội bộ, tạo nền tảng để đến năm 2002 nước
ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Theo quan điểm này thì
tăng trưởng kinh tế nhanh đã được đặt ra là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với nền
kinh tế Việt Nam trong những năm tới.
Để đạt được các mục tiêu mà chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010
đã đặt ra, chính phủ Việt Nam đã coi phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhiệm
vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam vì hai lý do cơ bản
(1) Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội của
đất nước; (2) Sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp đáng kể vào việc tạo sự
ổn định chính trị xã hội của đất nước thông qua tạo việc làm, giải quyết vấn đề lao động
và phúc lợi xã hội của nhân dân. Vì thế, các quan điểm chính trong việc xây dựng chính
sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn tới là:

- Phát huy nội lực tối đa trong xã hội. Trong thời gian qua, mặc dù đã có những
cải tiến mạnh mẽ trong việc tháo bỏ các rào cản hạn chế các doanh nhân bỏ vốn ra kinh
doanh nhưng các nguồn lực của xã hội vẫn chưa được khai thác và phát huy đúng với
tầm vốn có của nó do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều nguồn lực của xã hội vẫn
còn tiềm ẩn trong dân. Vì thế, trong giai đoạn tới, chính phủ và các cơ quan ban ngành
có liên quan cần phải tìm ra những động lực mới để khai thác tốt các nguồn lực này
nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

- Đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế. Mặc dù trên các văn bản pháp
luật, các thành phần kinh tế là bình đẳng với nhau trên thực tế các doanh nghiệp nhỏ và
vừa tư nhân vẫn còn bị đối xử bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực. Điều này thể hiện rất
rõ trong chính sách ưu đãi đầu tư và chính sách tín dụng cũng như qua các hành vi của
các công chức có liên quan. Bình đẳng chính là một động lực quan trọng để phát huy
các tiềm lực vốn có trong dân vì thế trong thời gian tới chính phủ cần quán triệt quan
điểm này để đem lại sự phát triển mạnh mẽ hơn trong khu vực dân doanh, khuyến khích
doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.

- Xoá bỏ các quy định hành chính hạn chế việc ra nhập và rời bỏ thị trường của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Luật doanh nghiệp ra đời đã từng bước bảo đảm quyền tự
do kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho thị trường hai năm qua sôi động hẳn lên
với sự ra đời của một số lượng khổng lồ của các doanh nghiệp dân doanh. Tuy nhiên,
vẫn còn nhiều rào cản gây khó khăn cho doanh nghiệp làm giảm tác dụng của luật
doanh nghiệp. Việc nhiều doanh nghiệp ra đời sẽ thường kéo theo nhiều doanh nghiệp
muốn rút khỏi thị trường làm cho nền kinh tế thực sự mạnh hơn. Điều kiện và giấy phép
lao động hiện nay không hoàn toàn phù hợp với quá trình cải cách kinh tế cũng như cải
thiện hơn nữa môi trường khuyến khích đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Nam. Do đó, các quy định hành chính hạn chế việc ra nhập hay rời bỏ thị trường cần
được xem xét và xoá bỏ dần trong thời gian tới để thực sự cởi trói cho doanh nghiệp nhỏ
và vừa phát triển.

- Hạn chế sự can thiệp thường xuyên và trực tiếp của Nhà nước vào hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, nếu chính phủ không xác
định được các lĩnh vực cần can thiệp và lĩnh vực nên để thị trường tự do điều tiết thì sẽ
bóp méo các quan hệ trên thị trường và hạn chế các ảnh hưởng tích cực của thị trường.
Vì thế, để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong thời gian tới các nhà hoạt động
chính sách cần làm rõ mối quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp, giảm bớt các can
thiệp không hiệu quả của chính phủ vào thị trường làm cho nền kinh tế hoạt động ổn
định và phân bổ nguồn lực có hiệu quả hơn.
- Phát huy tối đa nội lực trong xã hội.
- Thực sự đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế để tạo ra môi trường cạnh
tranh lành mạnh.
- Nới lỏng những quy định hành chính hạn chế việc gia nhập và rút lui khỏi thị
trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc nới lỏng này không những đã “cởi trói”
cho nhà đầu tư mà nó còn hỗ trợ đắc lực cho quá trình cải cách hành chính, cải thiện
môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

2. Nội dung phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

2.2.1. Đổi mới nhận thức tư tưởng.


Căn cứ vào các học thuyết của Mác về quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính
chất và trình độ của lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với mô
hình kinh tế đã lựa chọn, đó là nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bản chất của chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng phải tương ứng với bản
chất của mô hình kinh tế đó. Chính sách hỗ trợ được thực hiện trong cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước. Trong cơ chế này, chính phủ và thị trường cùng nhau can
thiệp vào việc phân bổ các nguồn lực của xã hội để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản.
Tuỳ điều kiện kinh tế xã hội ở từng thời kỳ mà chính phủ nên can thiệp vào những vấn
đề gì và để thị trường tự giải quyết những vấn đề gì sao cho hiệu quả nhất. Muốn vậy,
chính phủ phải thống nhất một quan điểm là can thiệp vào những vấn đề mà thị trường
làm không tốt, không hiệu quả, không muốn làm hoặc không thể làm được. Chính phủ
không phải là một nhân tố cạnh tranh với thị trường mà là nhân tố hỗ trợ và khuyến
khích thị trường làm ngày càng tốt hơn vai trò của mình trong nền kinh tế. Cả thị trường
và chính phủ, với tư cách là các nhân tố riêng biệt thì không phải là liều thuốc thần tiên
để chữa bách bệnh của nền kinh tế. Do đó, trong đổi mới nhận thức, chính phủ cần xác
định rõ mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường trong việc can thiệp vào các hoạt động
kinh tế nói chung cũng như các hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.
Một trong những vai trò quan trọng của Nhà nước trong thời gian tới là đề ra các
chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sao cho phù hợp với chiến lược phát
triển kinh tế của đất nước. Để làm được điều đó, các nhà hoạch định chính sách cũng
cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế
quốc dân từ đó có các chính sách giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy các vai trò của
mình đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính phủ vừa có thể sử dụng các
tập đoàn kinh tế lớn và một số doanh nghiệp có quy mô vừa để thực hiện vai trò điều
tiết nền kinh tế và phục vụ các nhu cầu công cộng vừa phát triển các doanh nghiệp nhỏ
và vừa vì những mục tiêu kinh tế cơ bản nhằm khai thác tốt các nguồn lực hiện có và
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa cần phải tạo được môi trường sự yên tâm đầu tư vốn vào sản xuất, kinh doanh, đầu
tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và hoạch định chiến lược phát triển lâu dài qua đó mới
khắc phục được tâm lý “làm ăn tạm thời” theo kiểu “chụp giật” “đánh quả”, đầu tư ít
thu hồi vốn nhanh, làm cho nền kinh tế phát triển mất thế cân bằng. Do đó, việc xây
dựng và phát triển chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải có một hệ thống
quan điểm đồng bộ, nhất quán, có tính ổn định lâu dài bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp
nhỏ và vừa cũng như lợi ích chung của cộng đồng.

2.2.2. Bảo hộ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong từng giai đoạn phát
triển.
Trong tiến trình Việt Nam hội nhập các nước trong khu vực và trên thế giới
thông qua các tổ chức kinh tế - xã hội như ASEAN, APEC, AFTA, WTO không chỉ có
các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia thị trường mà các doanh nghiệp của
nhiều nước khác trong khu vực, trong cùng một tổ chức với Việt Nam sẽ cùng thâm
nhập vào thị trường nước ta. Với xuất phát điểm của một nước yếu kém về nhiều mặt
kinh tế, công nghệ, kỹ thuật lạc hậu thấp kém thì các sản phẩm được tạo ra trong nước
rất khó có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của các doanh nghiệp ở những nước có
nền kinh tế phát triển cao kỹ thuật tiên tiến.
Vì vậy, để tránh cho tình trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sẽ mất thị
phần ở trong nước và khó có thể vươn ra được thị trường nước ngoài, thì chính phủ Việt
Nam cần có những chính sách kịp thời để bảo hộ cho các doanh nghiệp đặc biệt là
doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp cho doanh nghiệp này có thể tồn tại và trở nên cứng cáp
hơn khi phải đối mặt với xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá bằng cách phát huy
những mặt mạnh, tận dụng tối đa lợi thế so sánh của các doanh nghiệp Việt Nam với
các doanh nghiệp nước ngoài. Chính phủ nên có kế hoạch bảo hộ bằng hàng rào thuế
quan để tạo điều kiện tối ưu cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia hợp tác với thị trường
khu vực và quốc tế với những bất lợi là tối thiểu.
2.2.3. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bộ phận quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị
trường, nên các doanh nghiệp và các nhà đầu tư còn chưa có kinh nghiệm về kinh tế thị
trường, sức ỳ còn lớn, tâm lý chụp dật còn phổ biến, chưa chú ý nhiều đến chiến lược
kinh doanh lâu dài. Trong bối cảnh đó, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tạo điều
kiện cho một đội ngũ kinh doanh của Việt Nam ra đời, tạo điều kiện về yếu tố con
người cho các giai đoạn phát triển kinh tế tiếp theo. Bên cạnh đó, phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa sẽ khuyến khích và tăng cường cạnh tranh ngay trên thị trường trong
nước, làm cho nền kinh tế năng động hơn. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải vươn lên
không ngừng bằng chất lượng và hiệu quả để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị
trường thế giới.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có ưu thế tạo được nhiều công ăn việc làm. Điều này
hết sức quan trọng đối với một nước đang phát triển có tiềm năng về lao động đồng thời
lại là một gánh nặng xã hội như nước ta. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa góp
phần thu hút thêm lao động, giảm sức ép về việc làm, tăng thêm thu nhập để cải thiện
đời sống cho người lao động, vừa góp phần sử dụng tốt hơn nguồn lực sẵn có của nền
kinh tế là lao động, tạo tiền đề tích luỹ cho các giai đoạn phát triển sau. Ngoài ra, phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư tự huy động vốn của
mình và của người khác vào kinh doanh. Đây cũng là một biện pháp góp phần làm tăng
tỷ lệ tích luỹ của nền kinh tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong chiến lược phát
triển kinh tế của nền kinh tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của cả nước. Do đó, chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
có thể coi là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước
ta. Theo kinh nghiệm của nhiều nước thì sự thống nhất về mục tiêu giữa chiến lược phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung là một
trong các yếu tố cực kỳ quan trọng để phát huy các tiềm lực kinh tế của đất nước.

2.2.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải lấy quan điểm kinh tế làm thước đo.
Trong cơ chế thị trường, tiêu thức quan trọng để đánh giá doanh nghiệp là hiệu
quả kinh tế - xã hội, mặc dù doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu kiếm lợi nhuận và hiệu
quả kinh tế là chủ yếu, nhưng trên góc độ quản lý không thể coi nhẹ vấn đề xã hội, vì
vậy phải gắn hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội làm một. Kinh nghiệm nhiều nước trên
thế giới chỉ ra rằng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ đáp ứng tốt nhất yêu cầu này.
Do đó, chính sách hỗ trợ phải đảm bảo
(1) Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng lợi nhuận đóng góp vào GDP của
nền kinh tế;
(2) Bảo đảm mức doanh thu, mức lãi trên một đồng vốn;
(3) Thu hút nhiều lao động xã hội nhằm góp phần giải quyết công ăn việc làm,
bảo vệ môi trường và giải quyết tốt các vấn đề xã hội khác.

2.2.5. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được ưu tiên phát triển trên cơ sở thị
trường trong một số ngành có lựa chọn.
Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay, các nguồn lực còn hạn chế do đó
không thể đầu tư một cách tràn lan. Hơn nữa, mỗi một nước, một quốc gia, chỉ có
những điểm mạnh trong một số ngành nhất định chứ không thể giỏi trong mọi ngành.
Để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trở nên năng động, nhanh chóng thích nghi và
phù hợp với nền kinh tế trong khu vực và thế giới thì chính phủ cần định hướng cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn phát triển trên một số ngành là thế mạnh của Việt
Nam đó là (1) Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thay thế nhập khẩu và hàng
xuất khẩu có khả năng cạnh tranh; (2) Các ngành cung cấp đầu vào cho các doanh
nghiệp lớn, hoặc một số ngành tiêu thụ đầu ra cho các sản phẩm của doanh nghiệp lớn,
tức là đảm nhận vai trò là mạng lưới phân phối, gia công bán thành phẩm, chế biến, chế
tạo những sản phẩm chi tiết cần sự chuyên môn hoá cao cho các doanh nghiệp lớn; (3)
Các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp nông thôn, bao gồm các sản phẩm truyền thống
thuộc về các làng nghề.
2.2.6. Ưu tiên phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn, Cả trong Việt
Nam và các ngành dịch vụ, coi công nghiệp nhỏ và vừa là bộ phận quan trọng nhất của
chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế, phải tập
trung thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, có nghĩa là từng bước chuyển đổi căn bản toàn diện phương thức sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp từ lao động thủ công, lao động bằng máy móc, thiết bị hiện
đại là chủ yếu, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Để thực hiện quan điểm này cơ chế
mới phải có tác dụng (1) Thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ;
(2) Tăng cường hoạt động được thông tin kỹ thuật, công nghệ.
Trong điều kiện của nước ta hiện nay, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa làm
một mô hình thích hợp nhất để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Sở dĩ như vậy là
vì, hiện nay nước ta có khoảng 70 - 80% dân số ở nông thôn. quá trình phát triển những
năm qua đã tạo ra sự chênh lệch nhất định về thu nhập nói riêng và về trình độ phát triển
nói chung giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, nguồn nhân lực dồi dào ở nông thôn
chưa được sử dụng tốt cho phát triển kinh tế đã và đạng dẫn đến sức ép di cư vào các
trung tâm công nghiệp và đô thị lớn, dễ gây nên những biến động lớn khôn lường trong
xã hội. Kinh nghiệm ở nhiều nước Châu á cho thấy đối với các nước đông dân ở thì
chiến lược phát triển đi từ công nghiệp nông thôn là khôn ngoan và có hiệu quả do một
số lý do:
(1) Tập trung phát triển nông thôn sẽ làm tăng thu nhập của bộ phận lớn dân cư
sống ở nông thôn, góp phần làm ổn định xã hội, tránh cho các thành phố rơi vào tình
trạng quá tải và hỗn độn về mọi mặt; (2) Thu nhập dân cư nông thôn tăng lên làm cho
sức mua của xã hội tăng lên. Đó là yếu tố kích thích sản xuất không chỉ đối với kinh tế
nông thôn mà còn đối với cả kinh tế thành thị. Điều đó sẽ làm tăng mối liên kết giữa
thành thị và nông thôn, góp phần giảm chênh lệch về trình độ phát triển giữa thành thị
và nông thôn;
(3) Sử dụng nguồn lao động dồi dào trong khu vực nông thôn;
(4) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá ở nông
thôn là góp phần thúc đẩy thị trường hàng hoá ở nông thôn phát triển. Kinh nghiệm một
số nước cho thấy hệ thống phân phối rộng rãi đó sẽ khuyến khích tiêu thụ hàng hoá nội
địa qua đó tác động trở lại kích thích sản xuất phát triển.

Ngoài ra còn có một số lý do khác như nông thôn có sẵn nguồn nguyên liệu tại
chỗ phong phú tạo thuận lợi để phát triển các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, nhất là
cho các ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm. Hiện nay, công nghiệp nông thôn
Việt Nam có thể phát triển ở một số ngành và một số sản phẩm như: (1) Các ngành đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ: chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây
dựng, các sản phẩm kim loại; (2) Cơ khí sửa chữa phục vụ sản xuất và đời sống; (3)
May mặc, sản phẩm mây tre, thủ công mỹ nghệ.

2.2.7. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được khuyến khích phát triển trong một số
ngành nhất định mà doanh nghiệp lớn không có lợi thế tham gia.
Căn cứ vào lý thuyết lợi ích kinh tế theo qui mô thì trong một số ngành nhất định
sản xuất lớn, sản xuất hàng loạt có hiệu quả hơn sản xuất nhỏ về mặt kinh tế. Tuy nhiên,
nếu xét về hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả của toàn bộ nên kinh tế nói chung, chứ
không phải riêng của một doanh nghiệp hay Công ty nào thì không phải hoàn toàn như
vậy. Thị trường luôn được phân thành nhiều loại rất đa dạng và phong phú. Có những
đoạn thị trường dành cho sản phẩm có số lượng tiêu thụ lớn, cũng có những đoạn thị
trường dành cho các sản phẩm đơn chiếc, đáp ứng hết sức riêng của một nhóm người
hay một hộ tiêu thụ nào đó. Doanh nghiệp nhỏ và vừa thích hợp với loại thị trường thứ 2
này. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp v sẽ rất khó cạnh tranh với các doanh
nghiệp lớn hơn đặc biệt là khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tìm được những thị
trường ngách cho riêng mình. Vì vậy, cần phải có khung khổ pháp luật rõ ràng qui định
loại sản phẩm nào, ngành sản xuất nào với tỷ trọng bao nhiêu phải do doanh nghiệp nhỏ
và vừa đảm nhận, doanh nghiệp lớn không được chiếm mức tỷ trọng cao hơn mức quy
định đó. Điều này vừa chống được độc quyền trong nền kinh tế vừa bảo vệ lợi ích của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong những giai đoạn nhất định và đem lại hiệu quả kinh
tế xã hội cao hơn. bên cạnh đó, có rất nhiều khoảng thị trường (mà người ta không
thường gọi là thị trường ngách) lại hoàn toàn không phù hợp với qui mô của các doanh
nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp lớn không bao giờ muốn đầu tư thì chính phủ cần tạo
điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác, thậm chí trong một số trường
hợp chính phủ phải có các khoản ưu đãi đầu tư trong giai đoạn đầu cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Có như vậy mới thực sự khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa
phát triển.

2.2.8. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong mối liên hệ chặt chẽ với
doanh nghiệp lớn.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
trong quá trình phát triển kinh tế của một nước, nó hỗ trợ đắc lực cho nhau trong sản
xuất kinh doanh. Vì vậy khi ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và
vừa phát triển chính phủ cần xác định những doanh nghiệp lớn phát triển là “hạt nhân”
đứng vị trí trung tâm, doanh nghiệp nhỏ và vừa là những “vệ tinh” đứng xunh quanh, đó
là cơ sở ban đầu để hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, có đủ sức cạnh tranh trên các
thị trường, có khả năng đáp ứng nhu cầu của vùng về một số loại hàng hoá nhất định.
Yêu cầu của quan điểm này là cần có các chính sách tạo ra môi trường cho sự liên kết,
hợp tác liên kết dọc trong quá trình sản xuất hay trong bao tiêu sản phẩm, cung ứng vật
tư máy móc thiết bị … Mối liện hệ đó được thể hiện sự phân chuyên môn hoá giữa
doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn sao cho hiệu quả đó là (1) Doanh nghiệp
nhỏ và vừa tạo đầu vào vừa góp phần tiêu thụ đầu ra của doanh nghiệp lớn; (2) Doanh
nghiệp lớn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để đào tạo tay nghề, trao đổi thông tin,
chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý; (3) Giao thầu lại cho doanh nghiệp nhỏ
và vừa những phần việc mà doanh nghiệp lớn ký với Nhà nước trong các hợp đồng lớn
hoặc một số trường hợp cho phép doanh nghiệp nhỏ và vừa tư nhân cùng hợp tác với
doanh nghiệp lớn để đấu thầu các cạnh tranh lớn của Nhà nước.

2.2.9. Nên có một khu công nghiệp tập trung dành riêng cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
Kinh nghiệm ở một số nước cho thấy, sự ra đời của các khu công nghiệp tập
trung không chỉ có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa về
cơ sở hạ tầng như điện, nước, thông tin, liên lạc, tiếp cận thị trường giải quyết khó khăn
về mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà còn giúp Nhà nước dễ dàng thực
hiện các chính sách ưu đãi và tiến hành hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nằm
trong khu công nghiệp. Vì vậy, trong chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và
vừa phát triển, chính phủ cần quan tâm đến mục tiêu hình thành các khu công nghiệp
riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với mức thuế phù hợp và ưu đãi ở mức độ nhất định.
II. Các giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa.

1. Tiếp tục thực hiện thi hành tốt luật doanh nghiệp.
- Việc ban hành luật doanh nghiệp 2000 như thổi một luồng sinh khí mới vào nền
kinh tế Việt Nam. Tuy vậy việc thực hiện triệt để luật doanh nghiệp không phải đơn
giản. Trong một thời gian dài giấy phép đã trở thành một công cụ quản lý của các cơ
quan Nhà nước. Đã tạo lên cơ chế “xin cho” cản trở sự tiến bộ của xã hội. Việc xóa bỏ
các loại giấy phép đã tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc thành lập doanh
nghiệp, đã tước bỏ quyền lợi của một nhóm người tại một số cơ quan công quyền, vì
vậy chắc chăn nó sẽ gặp một sự phản kháng của chính nhóm người đó trong một số lĩnh
vực. Đặc điểm nổi bật của hệ thống điều kiện kinh doanh hiện nay là nhiều, phân tán,
không rõ ràng, chồng chéo được quy định bởi trên 300 văn bản các loại. Vì vậy rất dễ
dàng xuất hiện các loại giấy phép dưới hình thức điều kiện kinh doanh. Do đó để giảm
tối đa tình trạng trên Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Xác định rõ ràng các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.
+ Kiên quyết huỷ bỏ những giấy phép kinh doanh không phù hợp với luật doanh
nghiệp.
+ Xây dựng bộ máy quản lý đăng ký kinh doanh có đủ năng lực để phục vụ tốt
hơn cho các doanh nghiệp.
- Trong kinh doanh bao giờ cũng có tính rủi ro vì vậy cần có một số quy định để
doanh nghiệp dễ dàng gia nhập và rút lui khỏi thị trường.
+ Đưa ra những quy định pháp lý cho việc mua bán doanh nghiệp.
+ Sửa đổi luật phá sản theo hướng:
- Phạm vi bao quát hơn, có nhiều đối tượng có quyền phá sản,
- Đơn giản hoá trình tự thủ tục phá sản.
- Nâng cao năng lực bộ máy cơ quan quản lý và thi hành việc phá sản.
2. Cải cách và phát triển thị trường vốn
Cải cách và phát triển thị trường vốn không chỉ là đảm bảo nguồn vốn thông
thoáng cho nền kinh tế mà nó còn góp phần vào phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong
đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để cải cách và phát triển vốn chúng ta cần làm một số
việc sau:
- Nhà nước cần bãi bỏ quy định lãi suất trần, mức lãi suất để cho ngân hàng tự
quyết định trên điều kiện cụ thể của thị trường. Điều này sẽ giúp cho ngân hàng chủ
động và nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình.
- Các ngân hàng cần xoá bỏ các quy định mang tính phân biệt đối xử giữa doanh
nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh trong lĩnh vực tín dụng.
- Thiết lập một hệ thống đăng ký toàn quốc về việc cầm cố, thế chấp cho thuê để
đảm bảo quyền lợi cho bên đi vay và cả bên cho vay.
- Hạn chế tối đa sự can thiệp của chính quyền vào hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
- Cho phép các ngân hàng nước ngoài mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.
* Bên cạnh đó để giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa về vốn Nhà nước cần xây
dựng và khuyến khích các tổ chức trong việc hình thành các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
- Lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ này phải là
một tổ chức ban đầy của Nhà nước để cùng chia sử rủi ro với ngân hàng trong quá trình
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn. Mà thiết thực nhất là cùng trợ giúp trực tiếp
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình chuẩn bị dự án sản xuất kinh doanh, bảo đảm
tính khả thi của dự án.
- Về phía ngân hàng cần tăng cường năng lực thẩm định dự án, nâng cao trách
nhiệm và chủ động hơn trong việc cho vay.
- Cũng nên khuyến khích việc ngân hàng và doanh nghiệp cùng đầu tư vốn để
sản xuất chứ không đơn thuần ngân hàng chỉ là một tổ chức tín dụng thông thường.

3. Xây dựng hoàn thiện chính sách cạnh tranh.


Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, kiểm soát độc quyền là những công việc
cấp bách và cần thiết chứ không chỉ khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân mà còn tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Chính sách cạnh tranh không chỉ
bao gồm luật cạnh tranh mà nó còn được thể hiện ngay trong tư duy trong quá trình xây
dựng chính sách ở các lĩnh vực. Để làm được điều đó, trong thời gian tới phải làm
những việc sau:
- Thống nhất quan điểm đánh giá vai trò cạnh tranh trong nền kinh tế xóa bỏ
phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế.
- Chính phủ sớm đưa ra nghị quyết về khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và
kiểm soát độc quyền trong kinh doanh.
- Xác định rõ ràng vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước và rà soát lại hạn chế bớt
việc độc quyền của các doanh nghiệp Nhà nước.
* Để làm được những việc trên chúng ta cần đưa ra các giải pháp thực hiện như
sau:
- Giao nhiệm vụ nghiên cứu chính sách cạnh tranh nói chung và soạn thảo luật
cạnh tranh nói riêng cho một vài cơ quan để chính phủ thông qua.
- Nới lỏng việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường, khuyến khích các nhà đầu tư,
trước hết là thực hiện tốt luật doanh nghiệp và sửa đổi luật phá sản doanh nghiệp.
- Thúc đẩy quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước, đẩy nhanh quá trình cổ
phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
- Khuyến khích và hỗ trợ việc thành lập các hiệp hội doanh nghiệp để có tiếng
nói bình đẳng trên thị trường.
- Cải thiện môi trường thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp.
- Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quy định nhằm hạn chế các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh.

4. Đổi mới chính sách thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
việc xuất khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài.
* Đổi mới chính sách thương mại.
Mặc dù đã có nhiều đổi mới mang tính cơ bản trong chính sách thương mại
nhưng vẫn cần tiếp tục cải cách thì mới có thể đáp ứng được đòi hỏi của quá trình hội
nhập kinh tế quốc dân. Nhưng vấn đề cần tiếp được cải cách đó là:
- Tiếp tục thu hẹp danh sách các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu đặc biệt là những
mặt hàng xuất nhập khẩu có điều kiện. Điều kiện để xuất nhập khẩu những mặt hàng
hạn chế xuất nhập khẩu cần được cụ thể rõ ràng dể tránh hiện tượng phân biệt đối xử
trong vòng cấp giấy phép nhất là trong các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp
ngoài quốc doanh.
- Nên giảm thuế suất xuống 0 - 5% tuỳ từng mặt hàng để nâng cao lượng hàng
xuất khẩu (cho hàng xuất).
- Có chính sách tỷ giá hối đoái ổn định để hỗ trợ cho xuất khẩu.
* Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ xuất khẩu: Thông tin thị trường là một
trong những nhân tố quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu. Cho đến nay, tại Việt Nam
vẫn chưa hình thành những trung tâm thông tin hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp. Việc
tìm hiểu thông tin về thị trường và luật pháp của nước khác đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa là hoàn toàn khó khăn vì vậy chúng ta cần xây dựng các trung tâm hỗ trợ thông
tin về xuất khẩu là hết sức cần thiết.
* Nhà nước nên hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới bằng cách
hỗ trợ một phần về tài chính do doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các hoạt động hội
trợ, triển lãm hàng Việt Nam ở nước ngoài.
* Cần có các văn phòng đại diện doanh nghiệp của Việt Nam ở nước ngoài để
đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và quyền kiểu dáng, sở hữu công nghiệp sản phẩm. Giúp
doanh nghiệp nhỏ và vừa có chỗ đững trên thị trường thế giới.

5. Giảm bớt thủ tục hải quan không cần thiết.


- Đơn giản hoá thủ tục hải quan trong việc mở tờ khai: Giám đốc hoặc phó giám
đốc có thể uỷ quyền cho cấp dưới ký.
- Nghiên cứu rút ngắn quy trình khai kiểm hoá và tính thuế.
- Nghiên cứu hình thành mẫu khai cho nhiều loại hàng trong một lô hàng.
- Nghiên cứu phương thức chỉ mở tờ khai một lần cho nhiều lần nhập khẩu một
mặt hàng nhằm tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu với số lượng lớn trong một thời
gian tương đối dài.
- Xét xử nghiêm minh những trường hợp nhân viên hải quan vi phạm kỷ luật.
- Sửa đổi hệ thống mã thuế tương ứng với hệ thống mã vạch quốc tế, tránh việc
tuỳ tiện áp mã thuế xuất nhập khẩu.
- Cần trang bị phương tiện hiện đại cho ngành hải quan làm việc để ngăn chặn và
đẩy lùi các đường dây buôn lậu.
6. Tiếp tục cải thiện chính sách thuế.
Chính sách thuế mặc dù đã được cải thiện song vẫn chưa đáp ứng được so với
nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước vì vậy chúng ta cần cải cách theo những bước
sau:
- Đảm bảo tính ổn định trong các chính sách thuế trong một thời gian tối thiểu là
2 năm.
- Đảm bảo tính công bằng trong chính sách thuế, giảm dần tiến tới xóa bỏ chênh
lệch trong thuế suất giữa đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Đơn giản hoá hệ thống thuế theo hướng giảm số lượng các thuế suất làm minh
bạch và cụ thể hoá các cơ chế ưu đãi thuế, hạn chế việc áp dụng tuỳ tiện các chính sách
ưu đãi thuế.
- Đổi mới tư duy về thu thuế chuyển ý tưởng “tận thu” sang nuôi dưỡng nguồn
thu.
- Lành mạnh hoá cơ cấu thuế theo hướng giảm dần tỷ trọng thuế xuất nhập khẩu
và tăng dần tỷ trọng thuế trực thu, nhất là thuế thu nhập cá nhân.
- Cung cách thu thuế cũng cần phải sửa đổi tránh gây nhiều phiền hà cho doanh
nghiệp. Nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang chịu việc khoán thuế.
* Bên cạnh đó cũng cần sửa đổi một số vấn đề trong thuế GTGT.
- Từng bước quy thuế suất GTGT về một thuế suất để đơn giản hoá việc tính thuế
và tạo mặt bằng cạnh tranh bình đẳng giữa các ngành.
- Đổi mới quy định về chứng từ hoá đơn, đổi mới hệ thống kế toán theo hướng
chuẩn quốc tế.
- Đổi mới phương thức hoàn thuế, góp phần giải quyết khó khăn về thuế cho các
doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

7. Kiến nghị về chính sách công nghệ.


- Nhà nước cần đổi mới định hướng chính sách đầu tư, hạn chế tối đa các dự án
đầu tư vào lĩnh vực mang tính kinh doanh và tập trung hơn nữa vào những lĩnh vực cơ
sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
- Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia đổi mới cải tiến
công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Nên sửa đổi cơ cấu đào tạo để đáp ứng tốt những yêu cầu về thị trường lao
động đặc biệt là lao động cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Không nên đánh thuế vào việc nhập khẩu máy móc thiết bị sản xuất của các
doanh nghiệp.
- Chấp nhận việc nhập khẩu một số máy móc đã qua sử dụng trong một số lĩnh
vực phù hợp với khả năng vốn và nhu cầu của nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
8. Kiến nghị về chính sách đất đai
- Các thủ tục về chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, thủ tục thuê địa điểm thành lập doanh nghiệp cần được cải tiến, giảm bớt khó khăn
về mặt hàng cho các doanh nghiệp.
- Thành lập các khu, cụm công nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Cần giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thấp hơn nửa, nên tiến
hành không thu thuế đất cho doanh nghiệp từ 5 - 10 năm đầu tuỳ theo loại hình doanh
nghiệp đầu tư kinh doanh.
- Nhà nước cần hỗ trợ một phần tài chính cho doanh nghiệp để giải phóng mặt
hàng.

9. Kiến nghị về chính sách lao động.


- Nhà nước chỉ nên kiểm soát việc trả lương tối thiểu nhằm bảo vệ quyền của
người lao động, thông qua việc công bố mức lương tối thiểu cho từng vùng, từng thời
điểm. Chứ không nên can thiệp trực tiếp vào doanh nghiệp.
- Nhà nước nên có chính sách khuyến khích lao động vào làm việc cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa.

10. Những công việc cần tiếp tục triển khai


Có thể nói rằng việc ban hành Nghị định 90/2001/NĐ - CP là một bước đột phá
trong chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta. Định hướng
chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian tới là
tương đối toàn diện và đồng bộ. Tuy nhiên để các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
sẽ có một môi trường thuận lợi để phát triển, để sự trợ giúp thực sự có hiệu quả, cần có
thêm một số điều kiện sau đây:
- Một là, cần cụ thể hoá và tiến hành nhanh chóng và triệt để tất cả những quy
định đã nêu trong Nghị định 90/2001/NĐ - CP, bởi vì những quy định trong Nghị định
này rất chung, đòi hỏi phải có các thông tư hướng dẫn, nhiều khi đòi hỏi sự phối hợp
của nhiều Bộ, ngành, địa phương.
- Hai là, Bộ kế hoạch và đầu tư có vai trò rất quan trọng trong trợ giúp phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần khẩn trương xúc tiến thành lập Cục doanh nghiệp nhỏ và
vừa và Trung tâm hỗ trợ ở 3 miền. Chỉ khi có các tổ chức này thì mọi hoạt động hỗ trợ
mới có thể đến được doanh nghiệp nhanh chóng và hiệu quả.
- Ba là, Các địa phương cần phải nắm bắt một cách nhanh nhất chủ trương trợ
giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước, nhanh chóng thực hiện những trách nhiệm
của mình đã nêu trong Nghị định 90, chủ động, sáng tạo trong xây dựng và triển khai
các hoạt động trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Bốn là, về phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần phải tự vươn lên, doanh
nghiệp nào có nội lực mạnh, có khả năng phát triển thì mới có thể tiếp nhận trợ giúp
một cách có hiệu quả, mặt khác, doanh nghiệp nào không có khả năng phát triển thì
cũng sẽ thuộc đối tượng trợ giúp.
Ngoài ra việc sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn và thực thi các văn bản pháp luật có
liên quan như Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp, các quy định về
đất đai, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, các quy định về thầu phụ công nghiệp, … cũng rất
cần thiết nhằm hỗ trợ cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của khu vực doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng, với quyết tâm chung của cả Nhà nước
lẫn cộng đồng doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam sẽ có bước
phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

11. Cần có các chương trình đào tạo năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, chính phủ đưa ra các chương trình, chính sách vươn ra thị trường xuất khẩu.
Chính phủ đã đưa ra các chính sách và chương trình để tăng cường phát triển và
gắn kết doanh nghiệp nhỏ và vừa như một mắt xích quan trọng và chiến lược thông qua
việc thành lập các cụm công nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng nội địa. Việc thiếu vắng
sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước trong mạng lưới các nhà cung cấp
sản phẩm và dịch vụ cho các Công ty lớn là một trong những nguyên nhân chính của
tình trạng yếu kém trong việc phối kết hợp của các ngành công nghiệp hiện nay.
Để tăng cường nền tảng kinh tế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cụm
công nghiệp chủ chốt, tại cuộc gặp giữa thủ tướng và các doanh nghiệp 3/2003, Chính
phủ đã tiếp tục cam kết sẽ hỗ trợ mạnh mẽ hơn nhằm ổn định doanh nghiệp nhỏ và vừa,
đặc biệt là những doanh nghiệp có tiềm năng về xuất khẩu. Giai đoạn này sẽ tập trung
vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên việc nâng cao năng suất lao động và ứng dụng
công nghệ thông tin để khu vực sản xuất có khả năng đối mặt với những thách thức của
thị trường ngày càng cởi mở.
Do các nước kém phát triển (LCD) cũng đang tập trung vào khu vực sản xuất để
giải quyết các vấn đề kinh tế của đất nước, Việt Nam cần phải tìm kiếm thêm giải pháp
để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Với thức tế một nền kinh tế dựa vào sản xuất cũng đang
bị đe doạ bởi sự gia nhập của những LCD, Việt Nam sẽ phải chuyển sang những lĩnh
vực có giá trị gia tăng cao hơn. Như vậy định hướng tương lai của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa Việt Nam rõ ràng là chuyển sang sản xuất các sản phẩm có giá trị và có hàm
lượng chất xám cao hơn. Đối với các ngành phục vụ nhu cầu nội địa, thách thức đặt ra
là phải hiện đại hoá để đạt được những tiêu chuẩn quốc tế để vươn ra thị trường xuất
khẩu.
12. Tiếp nhận công nghệ mới và ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông
(ICT) như một giải pháp để đạt được hiệu quả cao hơn.
Thành công của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc gia nhập vào dây chuyền
phân phối toàn cầu phụ thuộc vào khả năng tiếp thu ICT vào quá trình sản xuất và điều
hành do các MNC hiện nay đang chuyển giao hầu hết các yêu cầu không cốt yếu ra bên
ngoài. Các MNC sử dụng ngày càng nhiều phương thức kinh doanh qua mạng (B2B).
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phải trở thành một mắt xích trong hệ thống
cung cấp toàn cầu này để nắm bắt phương thức kinh doanh mới và nhận được những lợi
ích từ thị trường ngày một rộng lớn đó.
Cơ hội để doanh nghiệp nhỏ và vừa trở thành nhà cung cấp cho các Công ty lớn
và MNC phụ thuộc nhiều vào năng lực công nghệ và khả năng đáp ứng được các tiêu
chuẩn đặt ra về chi phí, chất lượng và phân phối.

13. Hình thành các tổ chức nhà nước về quản lý các doanh nghiệp nhỏ và
vừa :tháng 12/2001, chính phủ đã có nghị định về việc thành lập việc doanh nghiệp nhỏ
và vừa trực thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư làm đầu mối phối hợp các cơ quan quản lý nhà
nước trong việc quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa. Song chính phủ cần lựa chọn chính
thức tổ chức của cục doanh nghiệp nhỏ và vừa sao cho phù hợp và tránh những biến
động mạnh ảnh hưởng đến hiện đại hoá của các cơ quan có liên quan gây tác động tiêu
cực đến doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Kết luận

Như vậy môi trường kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc phát triển các
thành phần kinh tế trong đó có khu vực kinh tế tư nhân mà chủ yếu là các doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Môi trường kinh doanh tốt dẫn đến một thị trường cạnh tranh lành mạnh và
thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã và đang
cải tiến mối quan hệ giữa Chính phủ và doanh nghiệp theo nguyên tắc hợp lý và đôí
thoại cùng như xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ
và vừa phát triển, các chính sách của chính phủ đề ra cần nhằm tạo một sân chơi bình
đẳng cho các doanh nghiệp theo hướng cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Để có một hệ thống cơ chế chính sách phù hợp cải thiện được môi
trường kinh doanh thì cần có sự tham gia của cả doanh nghiệp và Chính phủ. Doanh
nghiệp có các kiến nghị bức xúc lên Chính phủ, còn Chính phủ cần ban hành các chính
sách để giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp đưa ra. Từ đó mới thực sự cải thiện môi
trường kinh doanh nhằm thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
Tài liệu tham khảo

1. Viện NCQLHTTW: Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 1999


2. Viện NCQLHTTW: Cơ sở khoa học và thực tiến xây dựng chính sách cạnh
tranh ở Việt Nam.
3. Viện NDQLHTTW: Báo cáo về nghiên cứu kinh tế tư nhân
4. Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê 2001, 2002
5. Dự án USNIE/95/004: TS Lê Đặng Doanh
Hoàn thiện chính sách vĩ mô phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
6. Chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan: Các hình thức huy động vốn
phi chính thức trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
7. Các báo cáo cuộc gặp gỡ giữa thủ tướng và doanh nghiệp 3/2002
8. Báo đầu tư, báo hải quan, báo kinh tế lao động, báo đầu tư, thời báo kinh tế
Việt Nam, báo ngân hàng …
9. Các chương trình diễn đàn doanh nghiệp trên truyền hình và radio.
10. Sách chiến lược kinh doanh
11. Văn kiện đại hội 9
12. Hội thảo doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam giữa Việt Nam và Nhật Bản
13. Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện trạng kiến nghị giải pháp
Viện nghiên cứu quản lý Trung ương
Mục lục

Lời nói đầu ........................................................................................................ 1


Chương I : Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nhân tố tác động đến
môi trường kinh doanh ở Việt Nam. ................................................................ 3
I. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế ..................... 3
1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏvàvừa ..................................................... 3
2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Việt Nam. .... 11
II. Các nhân tố tác động đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và
vừa. .......................................................................................................... 12
1. Khái niệm môi trường kinh doanh. ................................................... 12
2. Các nhân tố tác động đến môi trường kinh doanh. ............................ 13
a. Môi trường kinh tế ………………………………………… 14
b. Môi trường xã hội. ........................................................................ 19
Chương II : Thực trạng môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam .......................................................................................................... 22
1. Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ............................. 22
2. Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ................. 31
2.1. Môi trường kinh tế. .................................................................... 31
2.2. Chính sách cạnh tranh................................................................ 34
2.3. Chính sách thương mại. ............................................................. 42
2.4. Chính sách thuế ......................................................................... 44
2.5. Chính sách công nghệ. ............................................................... 47
2.6. Thủ tục hải quan. ....................................................................... 49
2.7. Chính sách vốn: ......................................................................... 51
2.8. Chính sách đất đai. .................................................................... 52
2.9. Chính sách về lao động. ............................................................. 53
Chương III : Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến 2010 và các giải
pháp cải thiện môi trường kinh doanh. .......................................................... 54
I. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến 2010. ............. 54
1. Các quan điểm chính trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa. ............................................................................... 54
.2. Nội dung phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. 56
II. Các giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ
và vừa. ..................................................................................................... 64
1. Tiếp tục thực hiện thi hành tốt luật doanh nghiệp. ............................. 64
2. Cải cách và phát triển thị trường vốn ................................................ 64
3. Xây dựng hoàn thiện chính sách cạnh tranh. ..................................... 65
4. Đổi mới chính sách thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc
xuất khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài. ........................................... 66
5. Giảm bớt thủ tục hải quan không cần thiết. ....................................... 67
6. Tiếp tục cải thiện chính sách thuế. .................................................... 68
7. Kiến nghị về chính sách công nghệ. .................................................. 68
8. Kiến nghị về chính sách đất đai ........................................................ 70
9. Kiến nghị về chính sách lao động. .................................................... 70
10. Những công việc cần tiếp tục triển khai .......................................... 70
11. Cần có các chương trình đào tạo năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
chính phủ đưa ra các chương trình, chính sách vươn ra thị trường xuất khẩu.
............................................................................................................. 71
12. Tiếp nhận công nghệ mới và ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông
(ICT) như một giải pháp để đạt được hiệu quả cao hơn......................... 72
13. Hình thành các tổ chức nhà nước về quản lý các doanh nghiệp
nhỏ và vừa……………………………………………………...80
Kết luận ........................................................................................................... 74
Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 75

You might also like