You are on page 1of 15

1.Hãy nêu các đặc tính cơ bản của thông tin di động?

- Sử dụng hiệu quả băng tần được cấp phát


- Đảm bảo chất lượng truyền dẫn theo yêu cầu
- Đảm bảo an toàn thông tin
- Giảm tối đa rớt cuộc gọi khi di chuyển
- Cho phép phát triển dịch vụ mới
- Cho phép chuyển vùng quốc tế
- Thiết bị gọn nhẹ, tốn ít năng lượng
2. Mô tả cấu trúc phân lớp mặt phẳng chức năng của hệ thống thông tin di
động

Hệ thống GSM có thể chia thành các hệ thống con


• Hệ thống con chuyển mạch – SS.
• Hệ thống con trạm gốc – BSS.
• Hệ thống con khai thác và hỗ trợ OSS.
• Trạm di động – MS.
SS: Hệ thống con chuyển mạch ( Chức năng: chuyển mạch và lưu trữ các cơ sở dữ
liệu; chức năng chính là quản lý thông tin )
• AUC: Trung tâm nhận thực (xử lý nhận thực và tạo biện pháp bảo mật)
• HLR: Bộ ghi định vị thường trú (Lưu trữ thông tin của MS)
• VLR: Bộ ghi định vị tạm trú (Lưu giữ tạm thời số liệu của các thuê bao)
• MSC: Tổng đài di động ( Điều khiển, thiết lập cuộc gọi đến. Thực hiện giao dịch
với hệ thống con BSS)
• EIR: Thanh ghi nhận dạng thiết bị (Cho phép MSC kiểm tra sự hợp lệ của thiết bị
di động)

BSS: Hệ thống con thu phát gốc (phân hệ trạm gốc)


• BSC: Bộ điều khiển trạm gốc (Quản lý tất cả các giao diện vô tuyến thông qua
các lệnh)
• BTS: Trạm thu phát gốc (Trao đổi thông tin với MS qua giao diện Um)

OSS: Hệ thống con khai thác và hỗ trợ (Khai thác và bảo dưỡng
Quản lý thuê bao)

MS: Trạm di động


Bộ chuyển đổi mã thích ứng tốc độ TRAU: Chức năng là tương thích tốc độ.
3. Hãy trình bày và vẽ hình mô tả các kỹ thuật đa truy nhập vô tuyến của hệ
thống thông tin di động

ĐN: Phương pháp đa truy nhập là một kỹ thuật trong viễn thông và mạng máy tính,
trong đó nhiều tín hiệu hoặc luồng dữ liệu được truy cập và truyền qua một kênh
truyền dẫn duy nhất cùng một lúc. Điều này cho phép tăng hiệu suất của hệ thống
bằng cách tận dụng tài nguyên truyền dẫn một cách hiệu quả hơn, giảm độ trễ và
tăng tốc độ truyền dữ liệu.

Phân loại:
- TDMA: đa truy nhập phân chia theo thời gian
+ Nguyên lý: là phân chia thời gian thành các khung thời gian nhỏ và cấp
phát các khung thời gian này cho các thiết bị khác nhau để truy cập vào kênh
truyền dẫn.
+ Ưu điểm:
 Hiệu suất cao
 Giảm độ trễ
 Dễ triển khai
+ Nhược điểm:
 Hiện tượng nhiễu ISI phải cần bộ cân bằng
 Độ phức tạp khi người sd tăng cao
 Khả năng chịu lỗi hạn chế
 Phần cứng phức tạp
- FDMA: đa truy nhập phân chia theo tần số
+ Nguyên lý: phân chia tài nguyên băng thông thành các băng thông nhỏ
hơn và cấp phát các băng thông này cho các thiết bị khác nhau để sử dụng.
Điều này cho phép nhiều người dùng hoặc thiết bị truy cập cùng một kênh
truyền dẫn mà không gây ra xung đột.
+ Ưu:
 Đơn giản
 Hiện tượng ISI nhỏ  không cần bộ cân bằng.
 Độ chịu lỗi tốt:
 Dễ triển khai và quản lý
 Hiệu suất ổn định
+ Nhược:
 Sử dụng tài nguyên không hiệu quả
 Giảm hiệu suất khi số lượng người dùng tăng cao:
 Khả năng chia sẻ băng thông hạn chế:
 Dung lượng thấp
 Khó bảo mật

- CDMA: đa truy nhập phân chia theo mã


+ Ưu:
 Dễ bảo mật thông qua chuỗi tao mã giã PN
 Dung lượng lớn
 Hiệu suất sử dụng lại tần số cao
 Chất lượng tốt
 Dễ dàng định vị thuê bao
 Nhiều loại hình dịch vụ
+ Nhược:
 Vấn đề về điều khiển công suất MS và BTS phức tạp
 Vấn đề đồng bộ chuỗi PN phức tạp.
4. Hãy xây dựng mô hình tham khảo của hệ thống thông tin di động? Đưa ra
các công thức xác định các thông số của mô hình
• Trạm di động (MS)
• Trạm thu phát gốc (BTS)
• Bộ điều khiển trạm gốc (BSC)
• Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động (MSC)
• Bộ ghi định vị thường trú (HLR)
• Bộ ghi định vị tạm trú (VLR)
• Các cổng GMSC
• Khai thác và bảo dưỡng mạng
• Thiết bị bổ trợ AUX
• Quản lý thuê bao và nhận thực (AUC)
• Quản lý thiết bị di động (EIR)
• Bộ xử lý bản tin số liệu (DMH)
• Các mạng ngoài.
5. Cho phổ vô tuyến của mạng GSM (băng tần 900MHz hoặc 900MHz mở
rộng hoặc 1800MHz). Hãy tính số sóng mang, tần số Uplink, Downlink, vẽ
hình mô tả các dải băng tần trong phổ mạng
- Băng 900MHz
Dải tần: 890 – 960Mhz
Trong đó:
fL=890 Mhz + (0,2 Mhz) x n (n=0,1,2, .... ,124) (f up)
fU= fL+ 45 Mhz (f down)
- Băng 900MHz mở rộng
+ Có băng tần rộng thêm 10Mhz ở cả 2 phía -> Tăng thêm 50 kênh
fL=890 Mhz + (0,2 Mhz) x n (n=0,1,2, .... ,124) và fL=890 Mhz + (0,2
Mhz) x (n-1024), (n=974, 975, ...., 1023)
fU= fL+ 45 Mhz
+ Các kênh bổ sung đánh số từ 974 đến 1023, kênh thấp 974 không sử dụng,
để làm khoảng bảo vệ.
- Băng 1800 MHz
Băng tần: 1710 – 1880 Mhz, phân bổ các kênh như sau:
• fL=1710 Mhz + (0,2 Mhz) x (n-511) (n=512, 513, .... ,885)
• fU= fL+ 95 Mhz
• Gồm 374 kênh, đánh số từ 512 đến 885
• Dải tần đường lên: 1710MHz – 1785MHz
• Dải tần đường lên: 1805MHz – 1880MHz
• Khoảng cách giữa tần số đường lên và đường xuống là 95MHz.
6. Hãy vẽ hình mô tả và giải thích chức năng của các thành phần có trong báo
hiệu kênh chung số 7 của GSM

Câu 9 trong phao


7. Hãy vẽ thuật toán và trình bày cách mã hoá kênh trong GSM

T61 chương 3
8. Hãy nêu các khái niệm cơ bản về kênh vật lý và kênh logic trong mạng
GSM
- Kênh vật lý là các cặp tần số và khe thời gian dùng để truyền tải thông tin
giữa trạm di động MS và trạm thu phát gốc BTS.
Các kênh vật lý được sử dụng ở GSM:
• Băng 900MHz
• Băng 900MHz mở rộng
• Băng1800MHz
- Kênh logic có 2 loại: kênh lưu lượng (TCH) và kênh điều khiển (CCH)
(Câu 4 phao)

9. So sánh mạng GSM với mạng IS-95 CDMA


GSM IS-95 CDMA
Phương pháp truy cập Sử dụng TDMA chia Sử dụng CDMA trong
thành các khung thời đó tín hiệu được mã
gian nhỏ và mỗi khung hóa bằng một mã riêng
đc chia ra các khe thờibiệt và các cuộc gọi có
gian để phục vụ các thể chia sẻ băng thông
cuôc gọi + FDMA bằng cách sử dụng các
mã khác nhau
Tính linh hoạt và hiệu Ít linh hoạt hơn trong Có khả năng cung cấp
suất việc chia sẻ tài nguyên, hiệu suất tốt hơn trong
đặc biệt là chia sẻ trong môi trường đông người
môi trường đông người
Tiêu chuẩn quốc tế Được sử dụng rộng rãi Thường được sử dụng
trên toàn cầu và được tại Mỹ và các quốc gia
coi là tiêu chuẩn phổ khác
biến trong mạng viễn
thông
Khả năng phát triển 3G(UMTS), 4G(LTE) , Dần được thay thế
5G bằng mạng 4G - 5G
Băng tần 900Mhz – 1800Mhz Rộng hơn 824 –
893Mhz

Giống nhau: Cả GSM và IS-95 đều được thiết kế để cung cấp dịch vụ di
động cho người dùng ở khắp mọi nơi, sử dụng một mạng điện thoại di động.
10.Hãy mô tả các kỹ thuật của hệ thống thông tin di động 3G
Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) là một tiêu chuẩn kỹ thuật tiên
tiến trong viễn thông di động, cung cấp khả năng truy cập Internet nhanh
chóng, dịch vụ truyền dữ liệu cao và trải nghiệm người dùng tốt hơn so với
các tiêu chuẩn trước đó như GSM và IS-95.
Các kỹ thuật mà nó sử dụng:
- WCDMA là công nghệ thông tin di động thế hệ 3G giúp tăng tốc độ
truyền nhận dữ liệu cho hệ thống GSM bằng cách dùng kĩ thuật CDMA
hoạt động ở băng tần rộng thay thế TDMA
- HSDPA: tăng tốc độ downlink (đường xuống)
+ tốc độ lý thuyết 14,4Mbps  thực tế 1,8Mbps
- HSUPA: tăng tốc độ uplink(đường lên) . kĩ thuật này cho phép người sử
dụng upload thông tin lên đến 5,8Mbps (lí thuyết).
- CDMA-2000
+ CDMA-20001xRIT: tốc độ đạt đến 307kbps
+ CDMA02000EV-DO: đường xuống: 2,4Mbps, đường lên:
153kbps, sử dụng kênh dữ liệu 1,25MHz
+ CDMA02000EV-DV: đường xuống: 4,8 Mbps, đường lên:
307kbps, sử dụng kênh dữ liệu 1,25MHz
11.Trình bày các yêu cầu cần đáp ứng của chúng để được sử dụng trong mạng
3G của hệ thống thông tin tế bào
12.Hệ thống WCDMA: Hãy vẽ sơ đồ máy phát, máy thu và giải thích các bước
xử lý tín hiệu
Máy phát
• Lớp 1 (lớp vật lý) bổ sung CRC cho từng khối truyền tải (TB: Transport Block) là
đơn vị số liệu gốc cần xử lý nhận được từ lớp MAC để phát hiện lỗi ở phía thu.
• Sau đó, số liệu được mã hoá kênh và đan xen. Số liệu sau đan xen được bổ sung
thêm các bit pilot và các bit điều khiển công suất phát (TPC: Transmit Power
Control), được sắp xếp lên các nhánh I và Q của QPSK và được trải phổ hai lớp
(trải phổ và ngẫu nhiên hoá).
• Chuỗi chip sau ngẫu nhiên hoá được giới hạn trong băng tần 5MHz bằng bộ lọc
Nyquist cosin tăng căn hai (hệ số dốc bằng 0,22) và được biến đổi vào tương tự
bằng bộ biến đổi số vào tương tự (D/A) để đưa lên điều chế vuông góc cho sóng
mang
• Tín hiệu trung tần (IF) sau điều chế được biến đổi nâng tần vào sóng vô tuyến
(RF) trong băng tần 2GHz, sau đó được đưa lên khuếch đại trước khi chuyển đến
anten để phát vào không gian.

Máy thu

• Tại phía thu, tín hiệu thu được bộ khuếch đại tạp âm thấp (LNA) khuếch đại,
được biến đổi vào trung tần thu rồi được khuếch đại tuyến tính bởi bộ khuếch đại
AGC
• Sau bộ khuếch đại AGC, tín hiệu được giải điều chế để được các thành phần I và
Q. Các tín hiệu tương tự của các thành phần này được biến đổi sang số tại bộ biến
đổi A/D, được lọc bởi bộ lọc Nyquist cosine tăng căn hai và được phân chia theo
thời gian vào một số thành phần đường truyền có các thời gian trễ truyền sóng
khác nhau
• Máy thu RAKE chọn các thành phần lớn hơn một ngưỡng cho trước.
• Sau giải trải phổ cho các thành phần này, chúng được kết hợp bởi bộ kết hợp máy
thu RAKE, tín hiệu tổng được giải đan xen, giải mã kênh (giải mã sửa lỗi), được
phân kênh thành các khối truyền tải và được phát hiện lỗi. Cuối cùng, chúng được
đưa đến lớp cao hơn.

13.Hãy vẽ sơ đồ và giải thích ý nghĩa các kênh vật lý hướng xuống trong mạng
WCDMA

T85 chương 5
14.Trải phổ trong WCDMA làm thay đổi thông số nào của tín hiệu?
15.Vẽ sơ đồ và giải thích quá trình trải phổ

You might also like