You are on page 1of 4

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP NHÓM

Môn: Quản trị chiến lược

A. Công ty thực tế được phân tích trong bài tập nhóm:


Mỗi nhóm được yêu cầu phân tích tình hình kinh doanh và vận dụng các công cụ ma trận phù hợp
để định hướng / đề xuất chiến lược kinh doanh cho một công ty thực tế. Thông tin và số liệu của
các công ty thực tế được cung cấp trong sách giáo khoa ở Phần 6: Phần tích tình huống Quản trị
chiến lược, từ trang 407 (bản tiếng Việt). Cụ thể, các công ty thực tế được giao cho các nhóm như
sau:

Mô tả về công ty trong giáo trình chính


Phân nhóm Trang
(David F. R. 2014, Quản trị chiến lược: Khái luận và các tình huống, 14e)
Group 1 Ryanair Holdings 541
Group 2 Gap Inc. 635
Group 3 Walt Disney 588
Group 4 Staples Inc. 662
Group 5 Office Depot 674
Group 6 Procter Gamble 425
Group 7 Dr Pepper Snapple Group 465
Group 8 The Coca-Cola Company 476
Group 9 Starbucks Corporation 578
Group 10 Apple 498

B. Yêu cầu nhiệm vụ:

1. Báo cáo bài tập nhóm:


❖ Trong một báo cáo được định dạng bằng MS-Words, mỗi nhóm sẽ trình bày kết quả phân
tích thông tin, số liệu của công ty được giao, đánh giá tình hình hoạt động và xây dựng các
công cụ ma trận cần thiết để làm cơ sở cho việc đề xuất các chiến lược kinh doanh phù
hợp với công ty. Cụ thể, bài báo cáo cần bao gồm các nội dung sau:

I. Thông tin chung về công ty: (Mô tả quá trình thành lập và phát triển, lãnh vực hoạt
động chính…)

II. Tuyên bố tầm nhìn: (Có thể dựa vào thông tin mô tả về công ty trong giáo trình để viết
tuyên bố tầm nhìn nếu chưa có sẵn)

III. Tuyên bố sứ mệnh: Có thể dựa vào thông tin mô tả về công ty trong giáo trình để viết
tuyên bố sứ mệnh nếu chưa có sẵn. Tuyên bố sứ mệnh nên có đủ 9 thành phần sau:

1. Khách hàng – Customers


2. Sản phẩm hoặc dịch vụ - Products or services
3. Thị trường – Markets

1
Môn: Quản trị chiến lược GV: Nguyễn Vũ Huy
4. Công nghệ - Technology
5. Quan tâm đến sự tồn tại/tăng trưởng/lợi nhuận - Concern for survival, growth,
and profitability
6. Triết lý kinh doanh – Philosophy
7. Năng lực khác biệt - Self-concept
8. Quan tâm đến tạo hình ảnh tốt trong công chúng - Concern for public image
9. Quan tâm đến nhân viên - Concern for employees

IV. Đánh giá yếu tố bên ngoài:

1. Liệt kê các yếu tố cơ hội:


2. Liệt kê các yếu tố đe dọa:
3. Xây dựng Ma trận EFE:

V. Đánh giá yếu tố bên trong:

1. Liệt kê các điểm mạnh:


2. Liệt kê các điểm yếu:
3. Xây dựng Ma trận IFE:

VI. Xây dựng Ma trận SWOT: (Trình bày ma trận SWOT và các chiến lược được đề xuất
(SO, WO, ST, WT)

VII. Xây dựng Ma trận yếu tố bên trong – bên ngoài (IE Matrix):

VIII. Xây dựng Ma trận hoạch định chiến lược trên cơ sở định lượng (QSPM):

IX. Định hướng chiến lược: (thảo luận cụ thể hơn về các hành động chiến lược chính phù
hợp với chiến lược được chọn từ kết quả phân tích ma trận QSPM)

1. Hành động chiến lược 1: ………


2. Hành động chiến lược 2: ………
3. …

❖ Bài báo cáo phải là sản phẩm của nhóm, được kiểm tra kỹ để không bị lỗi đạo văn. Nếu
nhóm vi phạm đạo văn, điểm bài tập nhóm là zero (0).

2. Thuyết trình nhóm:


❖ Các nhóm được yêu cầu trình bày tóm tắt nội dung của bài báo cáo (B.1) trong hai buổi
học ở Tuần 10 & 11 (Buổi thứ 13 & 14). Mỗi nhóm cần soạn một tập tin MS-PowerPoint
để hỗ trợ cho việc thuyết trình.
❖ Vì là thuyết trình nhóm nên mỗi nhóm phân công ít nhất 2 thành viên thực hiện phần
thuyết trình.
❖ Thời gian thuyết trình được giới hạn trong khoảng 10 phút, vì vậy tập tin MS-PowerPoint
chỉ nên có tối đa là 15 slides.

2
Môn: Quản trị chiến lược GV: Nguyễn Vũ Huy
❖ Sau phần thuyết trình bài báo cáo, thời gian để nhóm trả lời các câu hỏi của người nghe
là 10 phút.

3. Thời hạn nộp các sản phẩm bài tập nhóm và tổ chức thuyết trình:
❖ Các sản phẩm bài tập nhóm bao gồm: (i) Báo cáo bài tập nhóm (tập tin MS-Words được
mô tả trong B.1) và (ii) Bài thuyết trình (tập tin MS-PowerPoint được mô tả trong B.2).
▪ Các sản phẩm trên được nộp cho giảng viên qua email trước cuối Tuần 8 (Chủ nhật, ngày
05/11/2023).
▪ Lưu ý rằng nếu nộp báo cáo trễ một ngày sẽ bị trừ 1 điểm và không được nộp trễ quá 1
tuần.
❖ Lịch thuyết trình nhóm được dự kiến như sau:
✓ Tuần 10: Phần trình bày của các nhóm từ 1 đến 5
✓ Tuần 11: Phần trình bày của 5 nhóm còn lại.

C. Đánh giá kết quả bài tập nhóm:


❖ Lưu ý chung:
Mỗi nhóm sẽ có một điểm chung về bài tập nhóm (G), được đánh giá dựa trên 2 sản phẩm, công
việc:

- Bài báo cáo (trọng số 50%)


- Thuyết trình báo cáo (trọng số 50%)

Mặc dù bài tập này là một bài tập nhóm, mỗi thành viên nhóm sẽ nhận được điểm cá nhân (I) dựa
trên mức độ đóng góp của mình vào bài báo cáo của nhóm và phần thuyết trình của nhóm. Mức
độ đóng góp của mỗi thành viên vào bài báo cáo nhóm được thể hiện bằng một số tỉ lệ phần trăm
(p) với qui ước 100% là mức đóng góp đầy đủ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ của nhóm giao. Tỉ lệ
đóng góp của mỗi thành viên phải được nhóm đồng thuận và được trình bày trên trang bìa của
bài báo cáo gửi giảng viên. Điểm cá nhân của thành viên nhóm được tính theo cách: I=p*G (điều
chỉnh thêm theo mức độ đóng góp trong phần thuyết trình (nếu cần)).

❖ Chi tiết về đánh giá bài báo cáo:


Bảng dưới đây trình bày cách đánh giá bài báo cáo dựa trên các nội dung chính cần có (8 nội dung)
và các trọng số tương ứng.

Điểm đánh giá bài báo cáo


Phần chi tiết I II III IV V VI VII VIII
Trọng số 10% 10% 10% 15% 15% 15% 10% 15%
Điểm
Điểm có trọng số
Tổng điểm

3
Môn: Quản trị chiến lược GV: Nguyễn Vũ Huy
❖ Chi tiết về đánh giá phần thuyết trình:
Bảng dưới đây liệt kê tất cả các tiêu chí và trọng số tương ứng được sử dụng để đánh giá chất
lượng thuyết trình nhóm:

Thuyết trình Trả lời câu hỏi


Thiết kế Đặt câu hỏi cho
(thời gian 10 (thời gian 10
slides nhóm khác
phút/nhóm) phút/nhóm)
Nhóm Bài tập tình huống
Nhóm đặt
20% 40% 20% 20%
câu hỏi

Nhóm 1 Ryanair Holdings Nhóm 7


Nhóm 2 Gap Inc. Nhóm 8
Nhóm 3 Walt Disney Nhóm 9
Nhóm 4 Staples Inc. Nhóm 10
Nhóm 5 Office Depot Nhóm 1
Nhóm 6 Procter Gamble Nhóm 2
Dr Pepper Snapple
Nhóm 7 Nhóm 3
Group
The Coca-Cola
Nhóm 8 Nhóm 4
Company
Starbucks
Nhóm 9 Nhóm 5
Corporation
Nhóm 10 Apple Nhóm 6

❖ Lưu ý về đặt tên file:


Để giảng viên có thể xác nhận nhanh với các nhóm khi nhận bài tập nhóm, các nhóm lưu ý đặt tên
các file theo dạng như sau:
• File MS-Word chứa nội dung bài báo cáo, đặt tên file có dạng:
“Báo cáo bài tập nhóm – Nhóm X_Thứ Y_Ca Z”
• File MS-PowerPoint chứa nội dung tóm tắt cho phần thuyết trình, đặt tên file có dạng:
“Thuyết trình bài tập nhóm – Nhóm X_Thứ Y_Ca Z”

Trong đó:

- X: số thứ tự nhóm ( X = {1, 2, ..., 9, 10} )


- Y: Thứ của tuần ( Y = {2, 3, 4, 5, 6, 7} )
- Z: số thứ tự của ca học trong ngày ( Z = {1, 2, 3, 4, 5} )

------HẾT------

4
Môn: Quản trị chiến lược GV: Nguyễn Vũ Huy

You might also like