You are on page 1of 2

+ TỔNG QUAN ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐÁP ỨNG BỀ MẶT

TRONG THIẾT KẾ TỐI ƯU


Trong thực tế, mỗi yếu tố điều kiện thí nghiệm có ảnh hưởng qua lại với
nhau và tương tác này ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vật liệu cũng như đến hoạt
tính quang hóa của xúc tác. Tuy nhiên, hầu hết những nghiên cứu về ảnh hưởng của
các yếu tố trong điều kiện tổng hợp vật liệu CeO2/TiO2 đến khả năng ứng dụng xúc
tác quang hóa đều được tiến hành theo phương pháp truyền thống (khảo sát đơn
biến). Phương pháp truyền thống đã được áp dụng bằng
cách khảo sát ảnh hưởng của một yếu tố trong khi giữ cố định các yếu tố còn lại
(one-factor-at-a-time). Do đó, phương pháp này không thể hiện các tương tác giữa
các yếu tố và đòi hỏi thực hiện nhiều thí nghiệm nên tốn nhiều thời gian và chi phí
khi số lượng các yếu tố cần khảo sát lớn . Vì vậy, để đánh giá sự ảnh hưởng
giữa các yếu tố tổng hợp vật liệu CeO2/TiO2 đến hoạt tính quang, sự tối ưu hóa quy
trình tổng hợp đã được sử dụng với kỹ thuật thống kê đa biến, cho phép thay đổi
đồng thời nhiều yếu tố thí nghiệm. Việc tối ưu hóa đa biến giúp tiết kiệm thời gian,
chi phí và hiệu quả hơn trong việc xác định các điều kiện tối ưu và tối ưu hóa các yếu tố
mong muốn trong bất kỳ mục tiêu thí nghiệm nào.
Phương pháp đáp ứng bề mặt (Response surface methodology - RSM) là tập
hợp các kỹ thuật toán học và thống kê được áp dụng để phát triển, cải tiến, tối ưu
hóa các quá trình và được sử dụng để phân tích các tương tác đồng thời của các
tham số ảnh hưởng ngay cả khi có các tương tác phức tạp . Kỹ thuật
RSM là một phương pháp hiệu quả để mô tả mối quan hệ giữa các tham số thí
nghiệm khác nhau với các đáp ứng và sử dụng dữ liệu định lượng từ các thí nghiệm
thích hợp để xác định điều kiện điều kiện tối ưu của các yếu tố hoặc xác định vùng
thỏa mãn điểm tối ưu. Một trong những mô hình được sử dụng phổ biến
nhất để xác định kết quả đáp ứng được gọi là thiết kế Box-Behnken (BBD).Trong
số các phương pháp đáp ứng bề mặt phả n ứng khác nhau, BBD được xem là hiệu
quả hơn một chút so với thiết kế trung tâm phức hợp CCD (Central Composite
design), nhưng hiệu quả hơn nhiều so với thiết kế giai thừa ba cấp đầy đủ (full
three-level factorial designs), trong đó hiệu quả của một thiết kế thử nghiệm được
xác định là tỷ lệ giữa số các thí nghiệm với số lượng hệ số trong mô hình ước tính.
Số lượng thí nghiệm (N) cần thiết cho thiết kế BBD được xác định theo công thức
N = 2k (k-1) + C0, (trong đó k là số yếu tố và C0 số điểm trung tâm) - hiệu quả và
kinh tế hơn so với thiết kế CCD với N = 2k + 2k + C0 và N = 3k cho thiết kế giai
thừa ba cấp đầy đủ. Những ưu điểm của thiết kế Box – Behnken bắt nguồn từ thực
tế rằng nó là một thiết kế hình cầu bậc hai xoay chiều hoặc gần như xoay được dựa
trên thiết kế giai thừa ba cấp chưa đầy đủ, bao gồm điểm trung tâm và điểm giữa
của các cạnh từ khối lập phương. Do đó, tất cả các yếu tố độc lập được tiến hành
nghiên cứu ở 3 mức khác nhau (được mã hóa lần lượt là -1, 0, +1).
Một ưu điểm khác của BBD là nó không chứa sự kết hợp tất cả các
yếu tố đồng thời ở các mức cao nhất hoặc thấp nhất, từ đó việc sử dụng thiết kế
BBD có thể tránh các thí nghiệm phải thực hiện trong điều kiện khắc nghiệt, mà kết
quả không đạt yêu cầu có thể được tạo ra.
Nhìn chung, việc áp dụng mô hình RSM như một kỹ thuật tối ưu hóa có thể
được tiến hành qua sáu bước chính: (1) lựa chọn các biến độc lập có ảnh hưởng lớn
đến hệ thống thông qua các nghiên cứu sàng lọc và phân định vùng thử nghiệm,
theo mục tiêu của nghiên cứu và kinh nghiệm của nhà nghiên cứu; (2) lựa chọn thiết
kế thử nghiệm và thực hiện các thí nghiệm theo ma trận thử nghiệm đã chọn; (3) xử
lí thống kê toán học của dữ liệu thực nghiệm thu được thông qua sự phù hợp của
một hàm đa thức; (4) đánh giá sự phù hợp của mô hình; (5) xác minh sự cần thiết và
khả năng thực hiện chuyển dịch theo hướng đến vùng tối ưu; và (6) thu được các giá
trị tối ưu cho mỗi biến được nghiên cứu.
Theo sự hiểu biết của chúng tôi, số nghiên cứu liên quan đến việc tối ưu hóa
các điều kiện tổng hợp CeO2/TiO2 áp dụng trong quá trình phân hủy xúc tác quang
là khá hạn chế. Có một công bố sử dụng RSM với thiết kế CCD để tối ưu hóa các
điều kiện tổng hợp vật liệu lai tạp TiO2/CeO2 cho phản ứng xúc tác quang hóa loại
bỏ phenazopyridine và một nghiên cứu khác là tối ưu hóa sự phân hủy xúc tác
quang paraquat dichloride bằng vật liệu CeO2/TiO2 cấu trúc nano ống sử dụng thiết
kế BBD. Vì thế, trong luận án này, để tối ưu các điều kiện tổng hợp nhằm thuđược hiệu
suất phân hủy quang hóa MB cao nhất, chúng tôi đã tiến hành quy hoạch
hóa thực nghiệm với với 4 yếu tố: nhiệt độ thủy nhiệt, nhiệt độ nung, thời gian thủy
nhiệt và tỉ lệ pha tạp CeO2/TiO2.
Với bốn yếu tố liên quan sẽ có tổng cộng 27 thí nghiệm cơ sở với các kết hợp
khác nhau của các biến độc lập được thực hiện để đạt được điều kiện tối ưu theo
thiết kế BBD. Phần mềm thống kê MINITAB (Phiên bản 19.2, Minitab Inc., US),
được sử dụng để phân tích hồi quy dữ liệu thực nghiệm thu được và ước tính các hệ
số của mô hình đa thức bậc hai – thể hiện mối tương quan giữa hàm phản hồi và các
yếu tố tổng hợp - theo phương trình sau:

Trong đó Y (%) là hiệu suất của quá trình xúc tác quang, β₀ là hệ số chặn, βi
là các hệ số tuyến tính, βii là các hệ số bậc hai, βij là các hệ số tương tác và Xi, Xj là
các biến độc lập. Việc lặp lại các thí nghiệm ở tâm là rất quan trọng vì chúng đưa ra
sự đánh giá độc lập sai số thí nghiệm, và đối với 4 yếu tố khảo sát thì thí nghiệm
trung tâm theo BBD được lặp lại 3 lần . Phân tích phương sai (ANOVA) được
sử dụng để ước tính ý nghĩa thống kê của mô hình bằng phương tiện RSM.

You might also like