You are on page 1of 12

CHƯƠNG 2: XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN BẰNG PHƯƠNG PHÁP

CHÔN LẤP

2.1. Khái niệm chung về chôn lấp


Bãi chôn lấp hợp vệ sinh (sanitary landfill) là sự tách riêng rác ra khỏi môi trường cho
đến khi rác không còn độc hại thông qua các quá trình sinh học, hóa học và vật lý tự
nhiên.
Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rửa trong quá trình phân hủy sinh học bên trong
để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như: axit hữu cơ, nitơ, các hợp
chất amon và một số khí CO2, CH4.
Bãi chôn lắp hợp vệ sinh phải thỏa mãn 3 điều kiện cơ bản sau:
- Rác thải trong bãi phải được đầm nén
- Hằng ngày rác phải được che phủ (bằng đất hoặc các vật liệu khác ) để tránh
không bi môi trường bên ngoài ảnh hưởng.
- Kiểm soát và ngăn ngừa các những tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và môi
trường (chẳng hạn như mùi, làm nguồn nước cấp bị ô nhiễm…)

2.1.1. Phân loại


Hiện nay trên thế giới thường sử dụng các loại bãi chôn lấp sau:
- Loại 1 : Bãi chôn lấp rác thải đô thị.
- Loại 2 : Bãi chôn lấp rác thải nguy hại.
- Loại 3 : Bãi chôn lấp chất thải đã xác định như: tro sau khi đốt, các loại chất thải công
nghiệp khó phân hủy ...
Phân loại theo cơ chế phân hủy sinh học:
- Bãi chôn lấp kị khí.
- Bãi chôn lấp kị khí với lớp phủ hàng ngày.
- Bãi chôn lấp kị khí với hệ thống thu gom nước rác.
- Bãi chôn lấp hiếu khí với hệ thống gió tự nhiên; hệ thống thu gom và xử lý nước rác.
- Bãi chôn lấp hiếu khí với nguồn cấp khí cưỡng bức.
Phân loại theo phương thức vận hành:
- Bãi chôn lấp khô.
- Bãi chôn lấp ướt.
- Loại kết hợp.
Phân loại theo kết cấu và hình dạng tự nhiên:
- Bãi chôn lấp nổi.
- Bãi chôn lấp chìm.

2.1.2. Mục đích của phương pháp chôn lấp


A. Cách ly chất thải rắn khỏi môi trường:
Chôn lấp rác thải trong các bãi chôn lấp được thiết kế và vận hành hợp lý sẽ giúp cách ly
rác thải khỏi môi trường sống, ngăn chặn sự phát tán của các tác nhân gây ô nhiễm như vi
khuẩn, mùi hôi, khí độc hại,...
B. Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường:
Việc chôn lấp rác thải đúng cách sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, đất
và không khí do rò rỉ chất thải.
C. Tái sử dụng đất sau khi đóng cửa bãi chôn lấp:
Sau khi đóng cửa bãi chôn lấp, qua thời gian dài, rác thải sẽ phân hủy và có thể biến
thành đất hữu cơ. Lúc này, khu vực này có thể được tái sử dụng cho các mục đích khác
như trồng cây xanh, xây dựng công viên,...
D. Thu hồi khí biogas:
Khí biogas được tạo ra từ quá trình phân hủy rác thải trong bãi chôn lấp có thể được thu
hồi và sử dụng làm nhiên liệu hoặc sản xuất điện.
Ngoài ra, phương pháp chôn lấp còn có một số ưu điểm khác như:
Dễ dàng thực hiện: Đây là phương pháp xử lý rác thải tương đối đơn giản và dễ dàng
triển khai.
Chi phí thấp: So với các phương pháp xử lý rác thải khác như đốt rác, tái chế,... thì chôn
lấp là phương pháp có chi phí thấp hơn.

2.1.3. Quá trình chôn lấp rác thải rắn


Lượng chất thải rắn được chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt đạt dung tích lớn
theo khả năng tiếp nhận được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nếu không tuân thủ quy
trình xử lý chất thải rắn khoa học thì đây sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, đe
dọa sức khỏe con người.
Theo đó, quy trình chôn lấp rác thải được thực hiện theo đúng quy chuẩn, cụ thể:
Bước 1: Chuẩn bị nơi chôn lấp
Bước 2: Xe vận chuyển rác đến và đổ rác
Bước 3: Che phủ chất thải và đầm nén
Trình tự và phương pháp vận hành của bãi chôn lấp bị chi phối bởi một số nhân tố ở mỗi
bãi chôn lấp như vị trí bãi chôn lấp, loại chất thải được chôn lấp và tốc độ tiếp nhận rác.

2.1.4. Qui trình lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp

Hình 2.1. Các quy trình lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp
Bước 1: Xác định các yêu cầu về địa điểm, mục tiêu, tiêu chí và giới hạn
- Bước đầu của quy trình l xác định các yêu cầu của chôn lấp (quy mô,..) và
đề ra các mục tiêu, giới hạn cũng như tiêu chí sẽ được sử dụng. Một khi các tiêu chí và
giới hạn đã được thiết lập, cần phải đưa ra yêu cầu về dữ liệu. Điều này ảnh hưởng đến
một số nhân tố, ví dụ như khoảng cách cho phép từ bãi chôn lấp tới ranh giới hành chính
của thành phố.
Bước 2: Sàng lọc nhận diện các khu vực bằng việc sử dụng bản đồ giới hạn
- Một yếu tố quan trọng trong quy trình lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp thành
công là việc đánh giá tính phù hợp của tất cả các khu đất sẵn có nhầm hổ trợ việc lựa
chọn một số địa điểm tiềm năng trước khi tiến hành nghiên cứu kỹ hơn.
- Bước này của quy trình đòi hỏi được thực hiện nhiều lần do các giới hạn có
thể phải làm giảm đi nếu xác định được quá ít khu vực, và ngược lại, cần đặt ra những
giới hạn cao hơn nếu xác định quá nhiều khu vực. Bước này có thể được chia làm hai
bước nhỏ: áp dụng cho một bộ các giới hạn chung cho tòan bộ khu vực tìm kiếm, và sau
đó áp dụng một bộ phận các giới hạn khác cho khu vực còn lại. Mục đích của việc này là
giảm bớt khối lượng dữ liệu cần thu thập thông qua việc giảm bớt số khu vực tìm kiếm.
Bước 3: Sàng lọc và xác định địa điểm
- Trong bước này, các khu vực được xác định từ những phân tích về giới hạn
sẽ được đáng giá và so sánh nhằm tìm ra các địa điểm tìm năng, thích hợp cho việc xây
dựng bãi chôn lấp. Mục tiêu của bước này là giảm con số các địa điểm về một số lượng
thích hợp cho việc so sánh các bước sau. Thường nên xem xét ít nhất 3 địa điểm. Vấn đề
chủ chốt cần lưu ý là việc thu thập số liệu chi tiết cho từng địa điểm sẽ phải được tiến
hành ở bước tiếp theo, đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian và tốn kém. Do vậy, nếu thời gian
và tài chính hạn chế, việc so sánh quá nhiều địa điểm sẽ không khả thi.
- Dữ liệu dùng để đánh giá và so sánh các địa điểm trong bước này thường
dựa trên tài liệu để xuất bản và sử dụng kết quả của các điều tra, khảo sát thực tế nếu cần
thiết. Khảo sát thực tế sẽ không cần phải tiến hành nếu nguồn thông tin sẵn có cung cấp
đầy đủ dữ liệu cho việc so sánh các địa điểm.
- Nếu kết quả bước 3 là 1 danh sách gồm nhiều địa điểm tiềm năng thì cc địa
điểm đó phải được so sánh về mức độ đáp ứng các tiêu chí thông qua việc các dữ liệu sẵn
có nhằm giảm số địa điểm phải nghiên cứu sâu hơn tới một lượng vừa phải. Công việc
này có thể tiến hành bằng 1 ma trận so sánh các địa điểm về từng chi tiêu, sau đó chọn
vài địa điểm thích hợp nhất để xem xét kĩ hơn. Mặt khác, cũng có thể sử dụng các chi tiêu
cụ thể hơn để xác định địa điểm. Cuối cùng, nếu sau khi sử dụng bước này mà vẫn chưa
xác định được địa điểm tìm năng thì có thể nới lỏng các giới hạn áp dụng ở bước 1, hay
mở rộng phạm vi tìm kiếm hoặc áp dụng đồng thời cả hai cách.
Bước 4: Điều tra khảo sát địa diểm và thiết kế sơ bộ
- Ở bước này, các số liệu chi tiết được thu thập cho từng địa điểm tiềm năng
và các thiết kế cơ bản đều được hoàn tất. Điều tra khảo sát địa điểm nên được thực hiện
để kiểm chứng các nguồn gốc số liệu và thu thập các số liệu cần thiết cho việc đo lường
mức độ phù hợp của mỗi địa điểm và các tiêu chí đặt ra. Để hiểu cặn kẽ về tác động của
từng địa điểm tới tài nguyên nước, cần tiến hành thăm dò bề mặt và khảo sát địa hình tại
các địa điểm tiềm năng. Sau đó, thiết kế sơ bộ được thực hiện cho tới khi có thể lập được
phép toán chi phí nhằm phục vụ cho việc so sánh các địa điểm. Dự toán có thể được sử
dụng để tính chi phí cho mỗi khối rác thải đối với từng hạng mục thiết kế được xem xét.
- Một số phương án thiết kế cho từng địa điểm có thể sẽ tạo ta 1 loạt những
đặc tính mới, khiến địa điểm trở nên phù hợp hơn với các tiêu chí ban đầu. Các phương
án này có thể phát sinh 1 loạt các chi phí xây dựng và vận hành. Ví dụ, một địa điểm do
đặc tính dễ thẩm thấu của lớp đất, có thể được thiết kế có hoặc không có lớp lót đáy bãi.
Việc xem xét các phương án thiết kế khác nhau tại mỗi địa điểm sẽ hỗ trợ quá trình phân
tích sự đánh đổi giữa mức độ bảo vệ môi trường.
Bước 5: So sánh và lựa chọn địa điểm
- Bước này bao gồm việc đánh giá vá so sánh chi tiết giữa các điểm tiềm
năng. Việc này yêu cầu phải so sánh các dữ liệu thu thập được qua điều tra khảo sát thực
địa, các tài liệu đã xuất bản và các thiết kế sơ bộ để xác định địa điểm tốt nhất các tiêu
chí. Thông thường, việc so sánh này được thực hiện bằng phương pháp đánh giá mức độ
quan trọng và xếp hạng của các chỉ tiêu. Theo phương pháp này, mức độ quan trọng của
mỗi chi tiêu được xác định bằng quan trọng tương đối của tiêu chí đó và mỗi địa điểm
được xếp hạng theo từng tiêu chí. Có thể sử dụng một trong hai cách xếp hạng: xếp hạng
theo thang điểm số học từ 1 đến 10 hoặc xếp hạng theo 1 cách định tính như cao, trung
bình, thấp. ví dụ, một địa điểm không có nguồn nước ngầm bên dưới có thể cho điểm 8
hoặc khả năng chấp nhận cao, và một địa điểm có nguồn nước ngầm bên dưới với độ sâu
nhỏ hơn 5m có thể chấp nhận được điểm 3 hoặc mức độ chấp nhận thấp. Các địa điểm
cũng được so sánh dựa trên thiết kế sơ bộ và có thể xem xét nhiều phương án thiết kế cho
từng địa điểm. Tất cả các địa điểm có thể so sánh dựa trên các tiêu chí bằng việc điền vào
các cột xếp hạng trong cột ma trận( bảng 3-1).

Bảng 2-1. Ma trận so sánh các địa điểm

2.2. Phân tích phương pháp chôn lấp chất thải rắn
 Ưu điểm của phương pháp
- Có thể xử lý một lượng lớn chất thải rắn.
- Chi phí điều hành bãi chôn lấp không qua cao.
- Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các loại côn trùng, chuột, bọ, ruồi, muỗi
khó sinh sôi nảy nở.
- Các hiện tưởng chảy ngần hay chảy bùng khó có thể xảy ra, giảm thiểu được mùi
hôi thúi gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Làm giảm nhẹ ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm.
- Các BCL khi bị phủ đầy, chúng ta có thể sử dụng chúng thành công viên hay nơi
sinh sống hoặc các hoạt động khác
- BCL là phương pháp xử lý chất thải rắn rẻ tiền nhất đối với những nơi có sử dụng
đất.
- Chúng ta có thể thu hồi khí gas phục vụ phát điện hoặc các hoạt động khác.
- Đầu tư thấp so với các phương pháp khác.
- BCL là một phương pháp xử lý chất thải rắn triệt để không đòi hỏi các quá trình
xử lý khác như: xử lý cặn, xử lý các chất không thể sử dụng, loại bỏ độ ẩm trong các
phương pháp thiêu rác, phân hủy sinh học…)
 Nhược điểm:
- Các BCL đòi hỏi diện tích đất đai lớn, một thành phố đông dân có số lượng rác
thải càng nhiều thì diện tích bãi thải càng lớn.
- Cần phải có đủ đất để phủ lấp lên chất thải rắn đã được nén chặt sau mỗi ngày.
- Các lớp đất phủ ở các BCL thường hay bị gió thổi mòn và phát tán đi xa.
- Đất trong BCL đã đầy có thể bị lún vì vậy cần được bão dưỡng định kỳ.
- Các BCL thường tạo ra khí methane hoặc hydrogen sunfite độc hại có khả năng
gây ổ hoặc gạt. Tuy nhiên người ta có thể thu khí methane có thể đốt và cung cấp nhiệt.

2.2.1. Yêu cầu của bãi chôn lấp


Bãi chôn lấp chất thải rắn cần đáp ứng các yêu cầu sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
Về vị trí:
Nằm xa khu dân cư, khu vực khai thác nước ngầm, nguồn nước sinh hoạt, khu du lịch, di
tích lịch sử văn hóa,...
Có địa hình cao, bằng phẳng, khả năng thoát nước tốt.
Nền đất đá có hệ số thấm thấp, ít nứt nẻ, không bị sụt lún.
Có nguồn nước phục vụ cho công tác vận hành và xử lý nước rỉ rác.
Về thiết kế:
Hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác: Đảm bảo thu gom và xử lý hiệu quả nước rỉ rác,
tránh gây ô nhiễm môi trường.
Hệ thống thu gom khí biogas: Thu gom và xử lý khí biogas generated from rác thải phân
hủy.
Hệ thống chống thấm: Lớp chống thấm HDPE hoặc vật liệu tương đương để ngăn chặn
rác thải rò rỉ vào môi trường.
Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước mưa và nước mặt để tránh ngập úng bãi chôn
lấp.
Hệ thống giám sát: Hệ thống giám sát chất lượng nước, khí, tiếng ồn,... để đảm bảo an
toàn và hiệu quả.
Về vận hành:
Rác thải được phân loại trước khi chôn lấp.
Rác thải được đầm nén chặt chẽ để giảm thiểu thể tích.
Bãi chôn lấp được phủ đất và trồng cây xanh sau khi chôn lấp.
Hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, khí biogas được vận hành và bảo dưỡng định kỳ.
Hệ thống giám sát được theo dõi và kiểm tra thường xuyên.
Ngoài ra, cần lưu ý một số yêu cầu khác như:
Có quy trình vận hành và quản lý bãi chôn lấp rõ ràng.
Có đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản để vận hành và quản lý bãi chôn lấp.
Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh.
2.2.2. Sơ đồ cấu tạo của bãi chôn lấp

Hình 2.2. bãi chôn lấp nổi

Hình 2.3. bãi chôn lấp chìm

Mô hình bãi chôn lấp hợp vệ sinh


2.3. Các quá trình xảy ra trong bãi chôn lấp
 Quá trình vật lý-physical
Là những phản ứng quan trọng sau:
- Nén ép (compaction hay compression)
- Phân rã (dissolution)
- Bám hút bề mặt (sorption)
Nén ép: là hiện tượng diễn ra liên tục bắt đấu bởi một phương tiện đầm nén và giảm kích
thước của các phần tử, đầm nén đất và những hạt nhỏ có tác dụng cố kết hợp do sự ép co
của đất làm giảm hệ số rỗng. Kết quả cuối cùng cuả hiện tượng nén là sự sụt lún vật lý.
Phân rã: là quá trình nước phân rã những chất có thể hòa tan trong nước và giúp vận
chuyển những chất không phản ứng .Những chất không phản ứng bao gồm những hạt vô
sinh và hữu sinh, kích thước hạt thay đổi từ kích thước siêu hiển vi trong chất keo đến có
tiết diện vài milimet.
Sự bám hút bề mặt: hay còn gọi là quá trình hấp phụ được hiểu là sự gắn các phần tử lên
một bề mặt là một trong những quá trình quan trọng bởi vì nó giữ cố định lại những chất
hữu cơ và vô cơ có khả năng gây ra những tác động hại nếu thoát ra môi trường ngoài.
Trong đó giữ vai trò rất lớn giúp ngăn chặn các nguồn gây bệnh (virut), mầm bệnh và
một số chất hóa học. Tuy nhiên hấp phụ có một số hạn chế nhất định, một trong những
hạn chế đó là vấn đề lưu trữ chất bị hấp phụ bao lâu.
 Quá trình hóa học
Oxi hóa là một trong hai dạng phản ứng hóa học chủ yếu trong bãi chôn lấp. Dĩ nhiên,
mức độ phản ứng oxi hóa rất hạn chế, bởi vì những phản ứng này phụ thuộc vào sự hiện
diện của oxi giữ lại trong bãi chôn lấp khi xây dựng và vận hành bãi chôn lấp. Trong quá
trình oxi hóa, kim loại sắt là thành phần có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Dạng phản ứng hóa học thứ hai chủ yếu gồm những phản ứng xảy ra do sự có mặt của
các acid hữu cơ và cacbon dioxide (CO2) hòa tan trong nước, được tổng hợp từ các quá
trình sinh học. Phản ứng với các acid hữu cơ và cacbon dioxin hòa tan thường là các phản
ứng của kim loại và các hợp chất của kim loại với các acid. Sản phẩm của những phản
ứng này phần lớn là ion kim loại và muối tồn tại trong nước rò rĩ của bãi chôn lấp. Những
acid gây ra sự hòa tan và từ đây giải phóng ra các chất trở thành nguồn gây ô nhiễm. Sự
hòa tan cacbon dioxide làm giảm chất lượng nước,đặc biệt khi có mặt của Ca và Mg.
 Các quá trình sinh học
Gồm có hai quá trình quan trọng: phân hủy hiếu khí, phân hủy kỵ khí.
Sự phân hủy hiếu khí:
Phần lớn quá trình phân hủy xảy ra ngay sau khi rác được chôn lấp. Quá trình hiếu khí
tiếp diễn cho đến khi tất cả oxi trong các khe hở giữa các hạt không còn nữa, giai đoạn
hiếu khí diễn ra tương đối ngắn và phụ thuộc vào độ đầm nén chất thải, độ ẩm do độ ẩm
chiếm chỗ của không khí trong các khe hở của hạt. Vi khuẩn hoạt động trong suốt giai
đoạn này gồm VSV hiếu khí bắt buộc và một số VSV hiếu khí tùy ý.
Những sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy hiếu khí sinh học là tro, CO2, H2O,
tác động có hại cho môi trường trong suốt quá trình phân hủy hiếu khí rất nhỏ và khả
năng gây ô nhiễm thường thấp.
Phân huỷ hiếu khí:
CHC + O2  CO2 + H2O + NH3
Phân huỷ kỵ khí:
CHC + H2O  CO2 + CH4 + NH3
Bởi vì nguồn oxy trong bãi chôn lắp sớm cạn kiệt, hầu hết chất hữu cơ dễ phân hủy cuối
cùng sẽ bị phân hủy kị khí. Các vi khuẩn tham gia vào quá trình phân hủy kỵ khí bao
gồm: vi khuẩn kị khí tùy ý, vi khuẩn kị khí bắt buộc.
Những sản phẩm phân hủy kị khí có thể gây ra tác động bất lợi vào môi trường
nếu không có biện pháp quản lý chúng một cách cẩn thận. Những sản phẩm phân hủy có
thể phân loại thành hai nhóm chính: những axit hữu cơ dễ bay hơi và khí. Hai khí chủ yếu
sinh ra là khí methan CH4 ,CO2 những khí ở dạng vết là hydrogen sulphide (H2S),
hydrogen(H2) và nitrogen(N2).

2.2.3. Đánh giá phương pháp chôn lấp chất thải rắn

Tính phổ biến của phương pháp chôn lấp chất thải rắn
Phương pháp chôn lấp chất thải rắn là một trong những phương pháp xử lý rác thải phổ
biến nhất hiện nay. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, khoảng 50% lượng rác thải
rắn trên thế giới được xử lý bằng phương pháp chôn lấp.
Lý do cho sự phổ biến của phương pháp chôn lấp:
Dễ dàng thực hiện: Chôn lấp rác thải là phương pháp tương đối đơn giản và dễ dàng
triển khai, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao.
Chi phí thấp: So với các phương pháp xử lý rác thải khác như đốt rác, tái chế,... thì chôn
lấp là phương pháp có chi phí thấp hơn.
Giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh: Việc chôn lấp rác thải giúp cách ly rác thải khỏi
môi trường sống, hạn chế sự phát tán của các tác nhân gây ô nhiễm và lây lan dịch bệnh.
Tuy nhiên, phương pháp chôn lấp cũng có một số hạn chế:
Chiếm dụng diện tích đất: Bãi chôn lấp cần diện tích đất khá lớn để chứa rác thải.
Nguy cơ ô nhiễm môi trường: Nếu không được thiết kế và vận hành đúng cách, bãi
chôn lấp có thể gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí.
Thời gian phân hủy rác thải lâu: Rác thải có thể mất nhiều năm, thậm chí hàng thế kỷ
để phân hủy hoàn toàn.
Khó khăn trong việc giám sát: Việc giám sát và kiểm soát hoạt động của bãi chôn lấp
có thể gặp nhiều khó khăn.

Tài liệu tham khảo:


[1] Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan, Giáo trình Công nghệ môi trường,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2] GS.TS. Lê Văn Khoa, Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử
dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở các đô thị, Trường Đại học
khoa học Tự nhiên- ĐHQGHN
[3] Tài liệu hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2025, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng

You might also like