You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


ĐỀ TÀI :
KHỐI LƯỢNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THANH PHÁT
MSSV : 21149231
LỚP : DH21QM
GVHD : LÊ TẤN THANH LÂM

Thủ Đức,ngày 01 tháng 10 năm 2023


MỤC LỤC
Phần I : .......................................................................................................................................................... 3
LÝ THUYẾT KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ................................................................................... 3
1.Tầm quan trọng của việc xác định khối lượng chất thải rắn ............................................................ 3
2. Các phương pháp tính toán khối lượng chất thải rắn ...................................................................... 3
2.1 Phương pháp phân tích khối lượng - thể tích .............................................................................. 3
2.2 Phương pháp đếm tải..................................................................................................................... 4
2.3 Phương pháp cân bằng vật chất ................................................................................................... 4
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ...................................... 6
3.1 Ảnh hưởng của các hoạt động giảm thiểu tại nguồn và tái sinh ................................................ 6
3.2 Ảnh hưởng của luật pháp và thái độ của công chúng................................................................. 7
3.3 Ảnh hưởng của các yếu tố địa lý, tự nhiên và các yếu tố khác................................................... 7
3.3.1. Vị trí địa lý .............................................................................................................................. 7
3.3.2.Thời tiết .................................................................................................................................... 7
3.3.3. Tần suất thu gom chất thải.................................................................................................... 7
3.3.4. Đặc điểm của khu vực phục vụ ............................................................................................. 7
4.Các phương pháp dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh trong tương lai: .............................. 8
4.1. Dự báo theo số dân và tỷ lệ tăng dân số ...................................................................................... 8
4.2. Phương pháp dự báo khối lượng thải dựa trên dân số được phục vụ ..................................... 8
Phần 2 : ......................................................................................................................................................... 9
BÀI BÁO HỌC THUẬT.............................................................................................................................. 9
Phần 3 : ......................................................................................................................................................... 9
ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ ............................................................................................................... 9
Phần I :
LÝ THUYẾT KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN
1.Tầm quan trọng của việc xác định khối lượng chất thải rắn
Xác định khối lượng chất thải rắn phát sinh và thu gom chất thải là một trong những
điểm quan trọng của việc quản lý chất thải rắn. Những số liệu về tổng khối lượng phát
sinh như khối lượng chất thải rắn thu hồi để tái tuần hoàn được sử dụng để:
- Hoạch định hoặc đánh giá kết quả của chương trình thu hồi, tái chế, tuần hoàn vật
liệu.
- Thiết kế các phương tiện, thiết bị vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
Ví dụ: Việc thiết kế các xe chuyên dùng để thu gom các chất thải rắn đã được phân loại
phụ thuộc vào khối lượng của các thành phần chất thải. Kích thước của các phương
tiện phụ thuộc vào lượng chất thải thu gom cũng như sự thay đổi của chúng theo từng
giờ, từng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Tương tự, kích thước của bãi rác cũng phụ
thuộc vào lượng chất thải rắn còn lại phải đem đổ bỏ sau khi tái sinh hoàn toàn.
2. Các phương pháp tính toán khối lượng chất thải rắn
Các phương pháp thường sử dụng để ước lượng khối lượng chất thải rắn là:
- Phương pháp phân tích khối lượng - thể tích
- Phương pháp đếm tải
- Phương pháp cân bằng vật chất
Các phương pháp này không áp dụng cho tất cả các trường hợp mà phải áp dụng nó tuỳ
thuộc vào những trường hợp cụ thể.
Đơn vị biểu diễn lượng chất thải rắn :
- Khu vực dân cư và thương mại: Kg/(người.ngày đêm)
- Khu vực công nghiệp: kg/tấn sản phẩm; kg/ca
- Khu vực nông nghiệp: Kg/tấn sản phẩm thô
2.1 Phương pháp phân tích khối lượng - thể tích
Trong phương pháp này khối lượng hoặc thể tích (hoặc cả khối lượng và thể tích) của
chất thải rắn được xác định để tính toán khối lượng chất thải rắn. Phương pháp đo thể
tích thường có độ sai số cao.

3
Ví dụ 1 m3 chất thải rắn xốp (không nén) sẽ có khối lượng nhỏ hơn 1m3 chất thải rắn
được nén chặt trong xe thu gom và cũng có khối lượng khác so với chất thải rắn được
nén rất chặt ở bãi chôn lấp. Vì vậy nếu đo bằng thể tích thì kết quả phải được báo cáo
kèm theo mức độ nén chặt của chất thải hay là khối lượng riêng của chất thải rắn ởđiều
kiện nghiên cứu.
Để tránh nhầm lẫn và rõ ràng, khối lượng chất thải rắn nên phải được biểu diễn bằng
phương pháp cân khối lượng. Khối lượng là cơ sở nghiên cứu chính xác nhất bởi vì
trọng tải của xe chở rác có thể cân trực tiếp với bất kỳ mức độ nén chặt nào của đó chất
thải rắn.
2.2 Phương pháp đếm tải
Trong phương pháp này số lượng xe thu gom, đặc điểm và tính chất của chất thải
tương ứng (loại chất thải, thể tích ước lượng) được ghi nhận trong suốt một thời gian
dài. Khối lượng chất thải phát sinh trong thời gian khảo sát (gọi là khối lượng đôn vị)
sẽ được tính toán bằng cách sử dụng các số liệu thu thập tại khu vực nghiên cứu trên và
các số liệu đã biết trước.
Quan sát, đo đếm, ghi chép các phương tiện chuyên chở chất thải rắn tại các điểm tập
kết
Theo phương pháp này, số lượng xe vận chuyển và tính chất thải tương ứng( loại chất
thải, thể tích ước tính) được ghi lại trong khoảng thời gian nhất định, cũng có thể cân
và ghi lại số liệu. Tốc độ phát sinh chất thải được xác định dựa trên số liệu thực tế và
nếu cần thiếc có thể sử dụng số liệu đã công bố.
2.3 Phương pháp cân bằng vật chất
Là phương pháp cho kết quả chính xác nhất, thực hiện cho từng nguồn phát sinh riêng
lẻ như các hộ dân cư, nhà máy cũng như cho khu công nghiệp và khu thương mại. Các
bước thực hiện như sau :
Các bước thực hiện như sau:
• Bước 1: Hình thành một hộp giới hạn nghiên cứu
• Bước 2: Nhận diện tất cả các hoạt động phát sinh chất thải rắn xảy ra bên trong hệ
thống nghiên cứu mà nó ảnh hưởng đến khối lượng chất thải rắn.

4
• Bước 3: Xác định tốc độ phát sinh chất thải rắn liên quan đến các hoạt động nhận
diện ở bước 2.
• Bước 4: Sử dụng các mối quan hệ toán học để xác định chất thải rắn phát sinh, thu
gom và lưu trữ.
Cân bằng khối lượng vật chất được biểu diễn như sau:
a. Dạng tổng quát:

b. Dạng đơn giản

Tích lũy = vào - ra - phát sinh


Hoặc, tích lũy = vào – ra, ra = ( sản phẩm + CT)
c. Biểu diễn dưới dạng toán học

Trong đó:
𝑑𝑀
: Tốc độ thay đổi khối lượng vật liệu tích lũy bên trong hệ thống nghiên cứu
𝑑𝑡

(kg/ngày, T/ngày)
∑Mvào : Tổng cộng khối lượng vật liệu đi vào hệ thống nghiên cứu (kg/ngày)
∑Mra : Tổng cộng các khối lượng vật liệu đi ra hệ thống nghiên cứu (kg/ngày)
rw : Tốc độ phát sinh chất thải (kg/ngày)
Trong một số quá trình chuyển hoá sinh học, ví dụ: sản xuất phân compost khối lượng
của chất hữu cơ sẽ giảm xuống, nên số hạng rw sẽ là giá trị âm. Khi viết phương trình
cân bằng khối lượng thì tốc độ phát sinh luôn luôn được viết là số hạng dương.
Thực tế, khó khăn gặp phải khi áp dụng phương trình cân bằng vật liệu là phải xác định
tất cả các khối lượng vật liệu vào và ra của hệ thống nghiên cứu.

5
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN
Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng chất thải rắn bao gồm:
- Các hoạt động giảm thiểu tại nguồn và tái sinh.
- Luật pháp và thái độ chấp hành luật pháp của người dân.
- Các yếu tố địa lý tự nhiên và các yếu tố khác.
3.1 Ảnh hưởng của các hoạt động giảm thiểu tại nguồn và tái sinh
Giảm thiểu tại nguồn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý chất thải rắn, vì
giảm thiểu tại nguồn đồng nghĩa với giảm thiểu một lượng đáng kể chất thải rắn. Trong
sản xuất, giảm thiểu chất thải rắn được thực hiện xuyên suốt từ khâu thiết kế, sản xuất
và đóng gói sản phẩm nhằm giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng hóa chất độc hại,
nguyên nhiên liệu đầu vào cũng như tạo ra sản phẩm có thời gian sử dụng lâu hơn.
Giảm thiểu tại nguồn có thể thực hiện tại các hộ gia đình, khu thương mại hay khu
công nghiệp, thông qua khuynh hướng mua một cách chọn lọc và tái sử dụng sản phẩm
vật liệu. Hiện nay, giảm thiểu chất thải tại nguồn chưa được thực hiện một cách đồng
bộ và nghiêm ngặt, nên khó có thể kết luận chính xác được ảnh hưởng thực sự của
chương trình này đến tổng lượng chất thải sinh ra. Tuy nhiên, giảm thiểu chất thải tại
nguồn sẽ trở thành yếu tố quan trọng trong việc giảm khối lượng chất thải trong tương
lai.
Sau đây là một vài cách có thể áp dụng nhằm mục đích làm giảm chất thải rắn tại
nguồn:
- Giảm phần bao bì không cần thiết hay thừa
- Phát triển và sử dụng các sản phẩm bền, sản phẩm có khả năng phục hồi cao hơn
- Thay thế các sản phẩm chỉ sử dụng một lần bằng các sản phẩm có thể tái sử dụng (ví
dụ các loại dao, nĩa, đĩa có thể tái sử dụng các loại thùng chứa có thể sử dung lại...)
- Sử dụng tiết kiệm nguyên liệu (ví dụ: giấy photocopy hai mặt)
- Gia tăng các sản phẩm sử dụng vật liệu tái sinh - Phát triển các chính sách khuyến
khích các nhà sản xuất giảm thiểu chất thải
Chương trình tái chế thích hợp, hiệu quả cho phép giảm đáng kể lượng chất thải rắn.

6
3.2 Ảnh hưởng của luật pháp và thái độ của công chúng
Thái độ, quan điểm của quần chủng. Khối lượng chất thải rắn phát sinh sẽ giảm đáng
kể nếu người dân bằng lòng và sẵn sàng thay đổi ý muốn cá nhân, tập quán và cách
sống của họ để duy trì và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; đồng thời giảm gánh nặng
kinh tế. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý chất thải rắn. Chương
trình giáo dục thường xuyên là cơ sở để dẫn đến sự thay đổi thái độ của công chúng.
Luật pháp. Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát sinh khối lượng chất thải rắn
việc ban hành các luật lệ, quy định liên quan đến việc sử dụng các vật liệu và đổ bở
phế thải... Ví dụ: quy định về các loại vật liệu làm thùng chứa và bao bì. Chính những
quy định này khuyến khích việc mua và sử dụng lại các loại chai, lọ chưa
3.3 Ảnh hưởng của các yếu tố địa lý, tự nhiên và các yếu tố khác
Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến chất thải rắn bao gồm:
3.3.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý không những ảnh hưởng đến khối lượng chất thải phát sinh, mà còn đến
thời gian phát sinh chất thải. Ví dụ: tốc độ phát sinh các vườn không giống nhau ở
những vùng có khí hậu khác nhau. Miền Nam nước là có khí hậu ấm áp và mùa nắng
dải hơn so với miền Bắc, khối lượng và thời gian phát sinh rác vườn thường nhiều hơn.
3.3.2.Thời tiết
Khối lượng phát sinh chất thải rắn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Ví dụ: vào mùa hè
các nước ôn đới chất thải rắn là thực phẩm thừa chứa nhiều rau và trái cây.
3.3.3. Tần suất thu gom chất thải
Cũng có nhiều dịch vụ thu gồm, cũng nhiều chất thải rắn được thu gom, nhưng điều đó
không có nghĩa là tốc độ phát sinh chất thải rắn cũng tăng theo.
3.3.4. Đặc điểm của khu vực phục vụ
Tính đặc thù của khu vực phục vụ ảnh hưởng nhiều đến tốc độ phát sinh chất thải rắn
trung khu vực. Ví dụ: tốc độ phát sinh chất thải tỉnh theo đầu người ở khu vực người
giàu thường nhiều hơn so với khu vực người nghèo.
Riêng các vườn, ngoài các yếu tố nêu trên, tốc độ phát sinh chất thải còn phụ thuộc
diện tích đất và tần suất thay đổi cảnh quan khu vực,

7
4.Các phương pháp dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh trong tương lai:
Dự báo khối lượng rác phát sinh trong tương lai là vấn đề cần thiết và quan trọng để có
kế hoạch đầu tư cho việc thu gom, vận chuyển rác một cách hiệu quả và hợp lý.
Khối lượng rác thải phát sinh trong tương lai của một khu vực được dự báo dựa trên 3
căn cứ sau:
- Số dân và tỷ lệ tăng dân số
- Tỷ lệ phần trăm(%) dân cư được phục vụ
- Khối lượng rác thải bình quân đầu người theo mức thu nhập
4.1. Dự báo theo số dân và tỷ lệ tăng dân số
Theo cách này, căn cứ theo dân số của khu vực nghiên cứu hiện tại, kết hợp với mô
hình toán học để dự báo dân số trong những năm tiếp theo. Từ đó có thể tính được tổng
lượng rác thải phát sinh hiện tại cũng như trong tương lai của khu vực. Ngoài số dân
đăng kí chính thức, trong quá trình tính toàn cũng cần phải quan tâm đến số dân không
đăng kí và lượng khách vãng lai.
Công thức toán được dùng để dự báo dân số là công thức Euler cải tiến, được biểu diễn
như sau:

Ni : số dân ban đầu (người)


N*i+1 : số dân sau một năm (người)
Ni+1: số dân sau nửa năm (người).
R : tốc độ tăng trưởng (%/năm)
Δt : thời gian (năm)
4.2. Phương pháp dự báo khối lượng thải dựa trên dân số được phục vụ
Với phương pháp này, căn cứ trên % dân số đang được phục vụ bởi dịch vụ thu gom
rác hiện tại và tổng lượng rác thải thu gom được, ta có thể tính toán tổng lượng rác thải

8
trong 5, 10, hoặc 15, 20 năm nữa của khu vực, dựa trên mục tiêu đã để ra của khu vực
đó về % số dân được phục vụ dịch vụ này cho mốc thời gian tương ứng.

Phần 2 :
BÀI BÁO HỌC THUẬT

báo5.pdf

báo 6.pdf

báo7.pdf

Phần 3 :
ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ
https://daibieunhandan.vn/moi-truong/ung-dung-cong-nghe-trong-phan-loai-thu-
gom-chat-thai-i307831/
https://hanoimoi.vn/xu-ly-chat-thai-ran-sinh-hoat-uu-tien-ung-dung-cong-nghe-
tien-tien-482280.html
https://la34.com.vn/khoi-luong-chat-thai-ran-sinh-hoat-khu-vuc-do-thi-khoang-700-
750-tan-ngay-101560.html

You might also like