You are on page 1of 23

CHƯƠNG 1: MÁY BIẾN ÁP

A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH

Khảo sát cấu tạo, nguyên lý hoạt động và đặc tính của máy biến áp 1 và 3 pha.

B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

B.1. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC MÁY BIẾN ÁP 1 PHA

Máy biến áp (biến thế) có cấu tạo gồm một lõi thép kín để tạo mạch từ và các cuộn
dây quấn trên lõi. Cuộn sơ cấp có điện áp U1 nối với nguồn điện và cuộn thứ cấp có
điện áp U2 nối với tải (hình 7.1).
Loõi theùp
U1 Cuoän sô caáp
W1 U2

U1
Cuoän thöù caáp
W2

Hình 7.1: Cấu tạo máy biến áp


Nguyên tắc làm việc của máy biến áp dựa trên cơ sở hiện tượng cảm ứng điện từ và
chỉ làm việc với dòng xoay chiều. Khi cấp vào cuộn sơ cấp một điện áp hình sin, sẽ
tạo dòng điện xoay chiều qua cuộn dây và do đó tạo từ thông  cũng biến thiên theo
quy luật hình sin:

 = m sint

Do từ thông biến thiên nên ở các cuộn dây quấn trên lõi thép (sơ cấp và thứ cấp) sẽ


e1 = −W1 = −W1 m cos t
t

e2 = −W2 = −W2  m cos t
t
sinh ra các sức điện động cảm ứng e1 và e2.

trong đó W1 và W2 là số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp.

Thực hiện các phép biến đổi lượng giác: - cost = sin(/2 + t) và đặt:

W1m = E1m

W2m = E2m

Ta có: e1 = E1m sin(t - /2)

e2 = E2m sin(t - /2)

Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 1


Từ biểu thức trên cho thấy sức điện động cảm ứng trong cuộn dây chậm pha sau từ

E1m W1 m 2fW1 m


E1 = = = = 4.44 fW1 m
2 2 2
thông một góc/2 (=900). Biên độ của chúng:

Với f là tần sốđiện áp nguồn (  = 2f ).

Tương tự cho cuộn thứ cấp:

E2m
E2 = = 4.44 fW2  m
2
Khi hở mạch cuộn thứ cấp, nghĩa là máy biến áp chạy không tải, dòng điện thứ cấp I2
= 0, điện áp lấy ra ở thứ cấp khi đó U20 bằng sức điện động thứ cấp:

U20 = E2

Ở cuộn sơ cấp, điện áp U1đặt vào có giá trị bằng điện áp định mức, dòng qua cuộn sơ
cấp là I1 = I0.

Tỷ số biến áp k được định nghĩa là tỷ số giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp trong trường

U1 E 4.44 fW1 m W1
k=  1 = =
U 20 E 2 4.44 fW2  m W2
hợp không tải sẽ bằng:

Từ biểu thức (7.6) cho thấy tỷ số biến áp bằng tỷ số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ
cấp.

Trong thực tế, khi làm việc với tải định mức, điện áp biến đổi không nhiều, nên có thể
coi:

U 1dm W1
k= 
U 2 dm W2
Khi máy biến áp có số vòng dây cuộn sơ cấp lớn hơn thứ cấp (W1> W2) thì k > 1 ta
có máy biếp thế hạ áp, còn ngược lại khi W1< W2 ( k < 1) ta có biến thế nâng áp.
Từđây ta có thểtính toán số vòng dây quấn cho cuộn sơ hoặc thứ cấp, hoặc điện áp
tương ứng.

Ví dụ: biến thế hạ áp từ 6600V xuống 230V, khi có số vòng thứ cấp là 46 vòng, ta có
số vòng cuộn sơ cấp là: W1 = k.W2 = (6600/230).46 = 1320 vòng.

Trong kỹ thuật truyền tải điện, điện năng sản xuất từ nhà máy điện tới nơi tiêu thụở xa
được truyền tải bằng dây dẫn. Tổn hao công suất trên đường dây chiều dài l có điện
trở r0 cho 1 km chiều dài sẽ tỷ lệ với bình phương dòng điện I:

P = I2r0.2l
Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 2
Công suất tổn hao phát sinh dưới dạng nhiệt đốt nóng dây dẫn. Để giảm tổn hao, cần
phải tăng tiết diện dây dẫn để tránh cho dây dẫn khỏi bịđốt nóng quá mức. Điều này
khó thực hiện trong thực tế khi cần truyền tải công suất điện lớn đi xa. Để sử dụng dây
có tiết diện cốđịnh và giữ mức tổn hao công suất ở giá trị cho phép, cần nâng cao điện
áp chuyển tải. Do đó, điện áp truyền tải thường được nâng cao bằng biến áp, có giá trị
tuỳ thuộc khoảng các truyền dẫn ( 3, 6, 10kV ở khoảng cách gần và 35, 110, 220,
500kV ở khoảng cách xa). Ở nơi tiêu thụ, cần phải sử dụng biến thếhạđiện áp xuống
mức danh định sử dụng của các thiết bịđiện (thường là 220V hay 380V).

Máy biến áp chính là công cụđể thực hiện biến đổi điện áp trong kỹ thuật truyền tải
điện. Ngoài ra, máy biến áp là dụng cụđược dùng rất rộng rãi trong thực tếđể tạo
nguồn điện thế thích hợp cho tất cả các thiết bịđiện, điện tử.

Các biến thế nhỏ thường có dạng ghép từ lá thép kỹ thuật (cách điện bằng lớp sơn
mỏng) dạng chữ E và I, được xếp xen kẽ nhau.

Các biến thế truyền tải điện thường có mạch từ dạng trụ lớn để quấn dây và ghép
thành mạch kín. Để làm mát có thể dùng không khí (biến áp khô), hoặc làm mát bằng
dầu (biến áp ngâm dầu). Trong biến áp ngâm dầu, dầu vừa đóng vai trò cách điện, vừa
được đối lưu để lưu thông tải nhiệt từ mạch từ và dây ra vỏ tản nhiệt. Đối với biến áp
ngâm dầu, thường sử dụng relay khí để bảo vệ sự cố gia tăng áp suất hơi do dầu bị
nóng quá.

B.2. CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐỊNH MỨC

Khi thiết kế chế tạo biến áp được quy định các thông sốđịnh mức như công suất định
mức Sdm, điện áp định mức Udm, dòng điện định mức Idm,… Các giá trị này thường
được ghi trên nhãn hoặc catalogue của máy. Biến áp cần làm việc trong chếđộ phù
hợp với các giá trịđịnh mức này.Giá trịđịnh mức đảm bảo cho biến áp làm việc tin
cậy, an toàn và tránh lãng phí nguyên vật liệu.

Dựa trên điện áp định mức sơ cấp và thứ cấp, có thể chọn số vòng dây tương ứng W1
và W2để sử dụng mạch từ hợp lý. Đồng thời, điện áp định mức quyết định việc bố trí
cuộn dây và lựa chọn vật liệu cách điện. Khi sử dụng ở dưới điện áp định mức nhiều
thì sẽ lãng phí khả năng cách điện và mạch từ. Còn nếu sử dụng trên điện áp định mức
sẽ làm mạch từ bão hoà mạnh, làm tăng tổn thất điện năng, máy bị nóng quá mức,
cách điện không đủởđiện áp cao sẽ gây hư hỏng biến áp.

Căn cứ vào dòng điện định mức, người ta tính chọn tiết diện dây quấn, xác định độ tổn
hao điện năng trên điện trở cuộn dây, cho phép sự tăng nhiệt của biến áp không quá
giới hạn làm hỏng cách điện. Khi sử dụng quá dòng định mức trong thời gian nhất
định, biến áp sẽ bị nóng quá mức và có thể bị hư hỏng.

Công suất định mức quy định khả năng chuyên tải của máy biến áp từ lối vào tới lối ra
thông qua mạch từ của biến áp. Đối với máy biến áp 1 pha, tích của dòng và thếđịnh
mức sẽ cho công suất biểu kiến định mức:

Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 3


Sdm = U2dm.I2dm U1dm.I1dm

1/. TRẠNG THÁI KHÔNG TẢI CỦA MÁY BIẾN ÁP

Khi cấp điện cho cuộn sơ cấp, còn hở mạch cuộn thứ cấp, máy biến áp chạy ở trạng
thái không tải (hình 7.2a).

Ở chếđộ chạy không tải, dòng điện thứ cấp I2 = 0. Ở cuộn sơ cấp, điện áp U1đặt vào có
giá trị bằng điện áp định mức, dòng qua cuộn sơ cấp là I1 = I0.

Dòng I0 qua cuộn sơ cấp tạo trong mạch từ một từ thông m đi qua cả hai cuộn dây,

I0 m
m
I0

U1 U2 r1 xt1
t1 U1 E1 E 2 U2

a) b)
tạo các sức điện động cảm ứng E1và E2 và góc pha chậm sau từ thộng một góc 900.

Hình 7.2: Sơ đồ máy biến áp 1 pha ở trạng thái không tải

Ngoài từ thông chính m , dòng I0 còn có từ thông tản t1 vòng qua không khí bao
lấy cuộn sơ cấp W1. Từ thông tản này tạo ra sức điện động tự cảm Et1, đặc trưng bởi
hệ số tự cảm Lt1 và điện kháng tản xt1tương ứng.

Dòng điện không tải I0 nhỏ hơn nhiều so với dòng định mức và thường được tính theo
phần trăm của dòng định mức:

I0
I 0 [%] = .100
I 1dm

Đặc tuyến không tải của máy biến áp U1 = f(I10 ) (hình 7.3) cùng dạng với đồ thị B =
f(H), tức là đường cong từ hoá của lõi thép (giống đặc tuyến không tải của máy phát
điện 1 chiều).

U1

I10
Hình 7.3: Đặc tuyến không tải của máy biến áp

Ở chế độ không tải, thứ cấp hở mạch, không có công suất lối ra, nên P0 đưa vào sơ cấp
chỉ là công suất tổn hao, được gọi là công suất tổn hao không tải.

Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 4


Tổn hao trong máy biến áp gồm tổn hao trong lõi thép và tổn hao trong cuộn dây
đồng. Do dòng không tải nhỏ, nên tổn hao trong cuộn dây đồng không đáng kể. Vì
vậy tổn hao không tải chính là tổn hao trong lõi thép. Đặc tuyến tổn hao không tải của
biến áp có dạng Parabôn (hình 7.4).

P0

U10
Hình 7.4: Đặc tuyến tổn hao không tải của máy biến áp

Do biến áp chạy không tải có độ lệch cos nhỏ, làm cho giá trị đo P0 nhỏ và nằm ở
vùng đầu của đồng hồ đo công suất. Kết quả đo không chính xác và khó đọc. Có thể
dùng các đồng hồ đo U, I và cos riêng để đo và tính chính xác giá trị P0.

2/. TRẠNG THÁI NGẮN MẠCH MÁY BIẾN ÁP

Trạng thái ngắn mạch biến áp là trạng thái khi đặt vào cuộn sơ cấp điện thế U1, trong
khi thứ cấp bị nối tắt hai đầu ra với nhau (hình 7.5a).

Khi thế trên cuộn sơ cấp bằng thế định mức U1 = U1dm , thì khi nối tắt thứ cấp, dòng
trong cả 2 cuộn đều tăng rất cao từ 7 đến 20 lần dòng định mức, gây nguy hiểm. Đây
là một trạng thái ngắn mạch công tác, chính là trạng thái sự cố máy biến áp. Để bảo
vệ, thường phải đặt các thiết bị như cầu chì, rơ le để tự động cắt máy biến áp ra khỏi
nguồn khi có sự cố ngắn mạch.

I1 I2 m
m
I1 I2

UN r1 xt1 xt2 r2
t1 t2 UN U2 =0
E1 E2

a) b)
Hình 7.5: Sơ đồ máy biến áp 1 pha ở trạng thái ngắn mạch

Ngoài trạng thái ngắn mạch công tác, còn có trạng thái ngắn mạch thí nghiệm. Nếu
nối tắt thứ cấp, rồi thay đổi điện áp U1 sao cho đến giá trị để I1 = I1dm và I2 = I2dm thì
điện áp U1 lúc đó gọi là điện áp ngắn mạch UN.

Điện áp ngắn mạch UN nhỏ hơn nhiều so với điện áp định mức U1dm và thường được
tính theo phần trăm của điện áp định mức:

UN
U N [%] = .100
U 1dm

Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 5


Giá trị điện áp ngắn mạch UN [%], cũng giống như dòng không tải I0 [%], được ghi
trên nhãn máy.

Đặc tuyến ngắn mạch của biến áp là đường thẳng (hình 7.6)
I2N

U1N
Hình 7.6: Đặc tuyến ngắn mạch của máy biến áp

PN

I2N
Đặc tuyến tổn hao ngắn mạch có dạng parabôn (hình 7.7).

Hình 7.7: Đặc tuyến tổn hao ngắn mạch của máy biến áp

3/. TRẠNG THÁI CÓ TẢI MÁY BIẾN ÁP

Trạng thái làm việc có tải của máy biến áp là trạng thái khi đặt vào cuộn sơ cấp điện
thế U1 (thường xấp xỉ định mức) trong khi thứ cấp nối với tải Zt (hình 7.8).

I1 I2
m

UN U2 zt
t1 t2

Hình 7.8: Sơ đồ máy biến áp 1 pha ở trạng thái có tải

Ở chế độ làm việc có tải, dòng điện I1 qua cuộn sơ cấp tạo ra từ thông chính đi qua lõi
thép và từ thông tản t1 bao lấy cuộn sơ cấp. Phía thứ cấp, do có tải Zt nên sức điện
động cảm ứng E2 sinh ra dòng điện I1 qua cuộn thứ cấp. Dòng điện này lại tạo ra sức
từ động I2W2 chống lại sức từ động sơ cấp I1W1 và đồng thời tạo ra từ thông tản t2

Khi khảo sát biến áp, thường khảo sát đặc tuyến ngoài của máy biến áp (hình 7.9). Đó
là đồ thị của điện áp tải U2 theo dòng tải I2 khi điện áp sơ cấp U1 không đổi và hệ số
công suất của tải không đổi (trường hợp tải thuần trở cos2 = 1).

Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 6


U2
U20 Taûi dung
Taûi trôû
Taûi caûm

I2
I 2dm
Hình 7.9: Đặc tuyến ngoài của máy biến áp.

Ở chế độ có tải, máy biến áp có hai loại tổn hao trong mạch từ là tổn hao trong lõi
thép và tổn hao trong cuộn dây đồng. Do có dòng tải nên tổn hao trong cuộn dây đồng
được tính đến. Dạng đặc tuyến hiệu suất như hình 7.10

P2
Hình 7.10: Đặc tuyến hiệu suất của máy biến áp

B.3. MÁY BIẾN ÁP 3 PHA

Máy biến áp 3 pha sử dụng để biến đổi điện áp 3 pha với 2 kiểu cấu tạo là mạch từ 3
pha riêng và mạch từ 3 pha chung.Biến áp 3 pha loại mạch từ riêng cấu tạo từ 3 máy
biến áp 1 pha đấu theo sơ đồ 3 pha. Trên sơ đồ hình 7.11a giới thiệu kiểu đấu biến thế
3 pha từ 3 biến thế riêng Tf1, Tf2, Tf3 với sơ cấp đấu sao còn thứ cấp đấu tam giác.
Loại này có ưu điểm là dễ vận chuyển, lắp đặt và chỉ cần 1 máy dự phòng cho cả 3
pha. Nhược điểm là tốn kém nguyên vật liệu, vỏ để làm 3 biến thế riêng, trọng lượng
và thể tích lớn. Vì vậy loại này thường dùng cho máy biến áp 3 pha công suất lớn,
hoặc dùng cho máy biến áp 3 pha cấp tải 1 pha (tải dân dụng hoặc chiếu sáng).
A Tf1 a Pha A Pha B Pha C

Truï pha
X x

Loái vaøo B Tf2 b Loái ra Cuoän Cuoän OÁng


sô caáp thöù caáp sô thöù loùt
caáp caáp caùch
Y y
ñieän
C Tf3 c

Z z
b) Máy biến áp 3 pha mạch từ chung
a) Đấu 3 máy biến áp 1 pha thành
3 pha

Hình 7.11: Sơ đồ máy biến áp 3 pha

Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 7


Biến áp 3 pha loại mạch từ chung có cấu tạo kiểu trụ thép tạo thành mạch từ chung.
Trên mỗi trụ thép được quấn cuộn dây sơ cấp và thứ cấp. Trên hình 7.1b mô tả các
phần cấu trúc biến áp loại này.Biến áp 3 pha loại mạch từ chung có ưu điểm là ít tốn
kém nguyên vật liệu, vỏ để làm biến thế riêng, trọng lượng và thể tích nhỏ hơn.
Nhược điểm là vận chuyển, lắp đặt khó khăn và khi hỏng cần phải thay thế toàn bộ
máy.

Trên hình 7.12 giới thiệu cách đấu dây cho biến áp 3 pha, trong đó:

Y – kiểu đấu sao không lấy trung tính ra.

Yo – kiểu đấu sao có lấy trung tính ra.

 – kiểu đấu tam giác.

Sô ñoà caùc cuoän daây Sô ñoà vector Kyù hieäu

Sô caáp Thöù caáp Sô caáp Thöù caáp

A B C 0 a b c
A a

Y/Y0 - 12
B C b c
X Y Z 0 x y z

A B C a b c
A
b

c Y/ - 11
B C a
x y z
X Y Z

0 A B C a b c A
b

c Y0 / - 11
B C a
x y z
0 X Y Z

Hình 7.12: Sơ đồ các kiểu đấu dây cho biến áp 3 pha

Trên hình 7.12, các đầu ra quy ước cho cuộn sơ cấp ký hiệu bằng chữ cái in A-X, B-
Y, C-Z và cuộn thứ cấp ký hiệu bằng chữ cái thường a-x, b-y, c-z.

Nhìn chung, tỷ số điện áp pha giữa sơ cấp Up1 và thứ cấp Up2 bằng tỷ số vòng dây sơ
cấp và thứ cấp:

U p1 W1
=
Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện
U p2 W2 Page 8
Tuy nhiên, tỷ số điện áp dây giữa sơ cấp Ud1 và thứ cấp Ud2 không những phụ thuộc
tỷ số vòng dây mà còn phụ thuộc vào kiểu đấu sao hay tam giác.

Thực vậy, khi nối  / Y, ta có Ud1 = Up1 ở sơ cấp, còn Ud2 = 3 Up2 ở thứ cấp. Vậy

U d1 U p2 W1
= =
Ud 2 3.U p 2 3.W2
tỷ số điện áp dây cho kiểu nối này là:

Tương tự, khi nối  / , ta có sơ cấp Ud1=Up1 và thức cấp Ud2=Up2 cho nên:

U d 1 U p1 W1
= =
U d 2 U p 2 W2
Khi nối Y/Y ta có:

U d1 3.U p1 W1
= =
Ud2 3.U p 2 W2
Ngoài tỷ số điện áp, còn cần chú ý đến góc lệch pha giữa điện áp dây sơ cấp và thứ
cấp. Điều này quan trọng khi có nhiều máy biến áp làm việc song song nhau. Trong
hình 3.17, ngoài ký hiệu kiểu đấu còn cho giá trị biểu diễn của góc lệch pha này.

Ví dụ kiểu Y/Y0 -12 có nghĩa là sơ cấp đấu sao, thứ cấp đấu sao có lấy điểm trung
tính. Góc lệch pha giữa điện áp dây sơ cấp và thứ cấp là 12 x 30 =3600. Tương tự,
kiểu Y0/ -11 có nghĩa là sơ cấp đấu sao có lấy điểm trung tính, thứ cấp đấu tam giác.
Góc lệch pha giữa điện áp dây sơ cấp và thứ cấp là 11 x 30 =3300.

Đặc tính của biến áp 3 pha đối xứng tương tự như biến áp 1 pha đã khảo sát ở trên.

B.4. MÁY BIẾN ÁP TỰ NGẪU

Biến áp tự ngẫu 1 pha (hình7.13) sử dụng để lấy điện thế lối ra trên cuộn dây lối vào.
A
L1
220V a R
INPUT
V OUTPUT
N
N
X x
Hình7.13:Máybiếnáptựngẫu 1 pha
Biến áp tự ngẫu loại thay đổi được điện áp ra (hình 7.14) gồm cuộn dây quấn trên lõi
xuyến. Con chạy có tiếp điểm (C) tiếp xúc với phần mài hở của dây đồng cho phép
trích điện áp ra. Khi quay tay vặn. làm điểm tiếp xúc trượt trên cuộn dây và cho phép
thay đổi điện áp ra.

Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 9


Tay vaën
Con chaïy C
Tieáp ñieåm A
INPUT C
A
220VAC OUTPUT
C 0 : 220VAC
B B B

Hình 7.14: Máy biến áp tự ngẫu 1 pha thay đổi được điện áp ra

Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 10


CHƯƠNG 2: ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH

Khảo sát cấu tạo, nguyên lý hoạt động và đặc tính của động cơ 3 pha không đồng bộ.

B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I. Động cơ không đồng bộ rotor dây quấn


Động cơ xoay chiều không đồng bộ được sử dụng rộng rãi trong thực tế do có hàng
loạt các ưu điểm : cấu tạo đơn giản, tính năng kỹ thuật khá tốt, hoạt động tin cậy, giá
thành rẻ, kích thước nhỏ hơn động cơ một chiều công suất tương đương, sử dụng trực
tiếp với lưới điện.

Hiện nay, với việc sử dụng hiệu quả các bộ biến tần điều khiển động cơ xoay chiều,
nhược điểm khó điều chỉnh tốc độ của nó so với động cơ 1 chiều đã được khắc phục.

Động cơ điện không đồng bộ gồm có dây quấn xoay chiều ở phần tĩnh (stato) và dây
quấn xoay chiều khác ở phần động (rotor). Khi stato có dòng điện xoay chiều đi qua,
nó tạo ra từ trường quay với tốc độ nm = 60.f/p , với f là tần số dòng điện qua dây
quấn và p là số đôi cực của dây quấn. Từ trường này quét qua dây quấn rotor làm sinh
ra sức điện động và dòng điện trong rotor. Dòng điện cảm ứng sẽ tác dụng với từ
trường quay , tạo ra moment quay.

Đối với động cơ không đồng bộ, tốc độ rotor khác với tốc độ từ trường (n  nm).

1. Cấu tạo
Stato là phần tĩnh của động cơ bao gồm lõi thép (ghép từ các lá thép) có rãnh để chứa
dây quấn. Stator được gắn vào bệ động cơ với hai nắp có ổ trục định vị cho rotor (hình
1).

Stato của động cơ 3 pha thường cho ra 6 đầu dây , ký hiệu là A, B, C và X, Y, Z.

Rotor gồm lõi thép (mạch từ) hình trụ với các rãnh đặt dây quấn. Lõi thép có trục
quay định tâm để gắn vào ổ trục trên stato.

Rotor dây quấn còn gọi là rotor pha, rotor ruột quấn. 3 đầu dây ra của dây quấn được
nối với 3 vòng đồng ở đầu rotor, tiếp xúc với 3 chổi than ở stato để dẫn ra ngoài.

Cấu trúc rotor luôn được tính theo số đôi cực p ( cực N và cực S nam châm) xác định.
Ví dụ rotor có hai đôi cực p=2, số cực sẽ là 4.

Dây quấn trong rotor được hình thành từ các cuộn dây nối từ các bối dây và các vòng
dây theo một trình tự nhất định.

Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 11


Hình 1. Cấu trúc động cơ xoay chiều

2. Bảng đấu dây


Bảng dấu dây cho stato được quy ước thống nhất như hình 2. Trong đó, khi nối sao
(Y), các chốt X,Y,Z được nối tắt theo hàng ngang - còn khi đấu tam giác () - các
chốt nối theo hàng dọc. Tuỳ theo điện áp lưới U và điện áp định mức cuộn dây stator
Uf để chọn cách đấu dây thích hợp.

Khi đấu sao :

U (Y ) = 3.U f (1)

Khi đấu tam giác :

U ( ) = U f ( 2)

Ví dụ, với Uf = 220V, điện áp dây là 380V, động cơ cần phải đấu sao. Nếu điện áp
dây là 220V, cần phải đấu tam giác. Thông thường trên nhãn của động cơ ghi thông số
hướng dẫn kiểu đấu dây, ví dụ : “Y/ , 380/220V” , có nghĩa là động cơ đấu sao khi
điện áp dây là 380V và đấu tam giác khi điện áp dây là 220V.

Hình 2. Đấu nối động cơ xoay chiều

Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 12


II. Các đặc trưng cơ bản

1. Các đặc trưng cơ bản

Máy điện không đồng bộ có 3 chế độ làm việc : chế độ động cơ, máy phát và hãm
điện từ.

Trong chế độ động cơ, điện lưới xoay chiều cấp cho stato sẽ tạo từ trường quét qua
các bối dây của rotor. Do các bối dây rotor là mạch kín nên sức điện động sinh ra trên
nó sẽ tạo dòng điện để khi tương tác với từ trường stato sẽ sinh ra lực và moment quay
rotor và do đó quay trục motor.

Trong chế độ máy phát, trục máy điện được nối với động cơ kéo sơ cấp. Làm cho
rotor máy điện quay theo chiều từ trường và có tốc độ lớn hơn tốc độ từ trường (n >
nm). Kết quả là dòng điện trong cuộn rotor sẽ ngược với chiều dòng điện trong chế độ
động cơ , làm đổi dấu công suất điện đặt vào động cơ. Như vậy máy điện đã phát ra
công suất cấp cho lưới.

Trong chế độ hãm, động cơ có thể hãm tái sinh trả năng lượng về lưới hoặc hãm
ngược.

Với chế độ máy phát hoặc động cơ, máy điện không đồng bộ luôn tiêu thụ điện lưới
để tạo từ trường quay. Do vậy máy có hệ số công suất thấp hơn so với động cơ DC.

Một đặc điểm của máy điện không đồng bộ là tốc độ rotor thay đổi theo tải. Giả sử khi
moment cản tăng lên, tốc độ rotor ban đầu sẽ giảm xuống, dẫn tới sự tăng tốc độ
tương đối giữa từ trường và rotor, làm tăng sức điện động và dòng cảm ứng trong
rotor, dẫn đến tăng moment quay rotor để cân bằng với moment cản.

Do đặc tính máy điện không đồng bộ có tốc độ quay rotor khác tốc độ từ trường, nên
thường được sử dụng độ trượt của máy, tính theo độ chênh lệch tương đối của giữa tốc
độ rotor và tốc độ từ trường (tính theo vòng phút):

S = (nm - n) / nm (%) (3)

Hay tính theo [rad/s] S = (0 - ) / 0 (%) (4)

Khi biết độ trượt của động cơ, ta có thể biết được tốc độ của động cơ :

n = nm (1- S) hoặc  = 0 (1 - S) (5)

Đối với động cơ điện không đồng bộ , đặc tính cơ và đặc tính tốc độ thường được hiểu
là quan hệ giữa moment hoặc dòng điện với độ trượt.

Từ điều kiện cân bằng công suất của động cơ, với bỏ qua tổn hao từ hoá trong lõi thép
rotor, trên cơ sở sơ đồ tương đương của máy điện không đồng bộ, tìm được phương
trình đặc tính tốc độ :

Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 13


Uf
Ir = ( 6)
R
( R st + r ) 2 + x nm
2

Phương trình đặc tính cơ có dạng :

Trong các biểu thức trên :

Ir là dòng rotor quy đổi một pha [A]

3U 2f R r
M= ( 7)
R
 0 [( R st + r ) 2 + x nm
2

Uf là trị số hiệu dụng của điện áp pha [V]

Rst , Rr là điện trở pha của cuộn dây stato và rotor quy đổi về cuộn dây stato []

Rrp là điện trở pha phụ nối thêm trong mạch rotor quy đổi về cuộn dây stato []

Rr = Rr+ Rrp

xnm = xst + xr là điện kháng ngắn mạch của một pha động cơ, với xst , xr là điện
kháng một pha do từ thông tản của cuộn dây stato và rotor quy đổi [A]

Moment động cơ biến đổi theo (7) có giá trị cực đại. Ở giá trị cực đại moment được
gọi là moment tới hạn Mt tương ứng với độ trượt tới hạn St.
R r
St =  (8)
( R st2 + x nm
2

3U 2f
M= ( 9)
2 0 [( R st  R st2 + x nm
2

Dấu + trong các biểu thức trên biểu thị trạng thái làm việc động cơ (S>0), còn dấu trừ
biểu thị trạng thái máy phát (S<0).

Để có thể lấy được đặc tính từ các số liệu cho trong catalog, người ta thường biểu diễn
phương trình mô tả đặc tính cơ theo tới hạn :
R r
St =  (10)
x nm

3U 2f
M = (11)
2 0 x nm
Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 14
Trên hình 3 biểu diễn đặc tính cơ cho động cơ không đồng bộ.

Đối với động cơ KĐB rotor dây quấn có thể bổ sung điện trở phụ Rp vào 3 pha rotor.
Nhờ vậy có thể thay đổi được điện trở rotor.

Hình 3. Đặc tính cơ cho động cơ không đồng bộ.

Khi tăng giá trị trở phụ, điểm cực đại sẽ dịch chuyển về phía trục hoành (hình 3) . Nếu
giá trị điện trở phụ đủ lớn, sao cho tử số và mẫu số trong biểu thức (10) bằng nhau, độ
trượt ứng với moment cực đại =1, nghĩa là moment mở máy bằng moment cực đại
(đường cong Rrp3). Ở điều kiện này, chế độ mở máy là tối ưu.

Kết quả là việc đưa điện trở phụ vào mạch rotor có tác dụng làm tăng moment mở
máy và thay đổi tốc độ của động cơ.

2. Xác định đặc trưng động cơ không đồng bộ bằng thực nghiệm

Trên hình 4 mô tả hệ thống thiết bị cho phép khảo sát đặc tính của động cơ trong mọi
trạng thái làm việc. M1 là động cơ khảo sát . Đồng hồ A1 cho phép đo dòng Ir (M1).
Thiết bị phụ tải bao gồm : Máy phụ tải 1 chiều G1 nối trục với động cơ. Máy phụ tải 1
chiều M3 liên kết điện với G1. Động cơ không đồng bộ 3 pha M2 nối trục với máy
phụ tải M3. Đồng hồ A2 cho phép đo dòng Iu (G1).

Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 15


Hình 4. Thiết bị khảo sát đặc tính của động cơ không đồng bộ

Khi khảo sát động cơ thí nghiệm M1 ở chế độ động cơ, Máy phụ tải G1 làm việc như
một máy phát trả năng lượng cho lưới điện qua thiết bị phụ tải. Khi thay đổi dòng kích
từ cho máy M3 (vặn biến trở cấp nguồn), sẽ làm thay đổi sức điện động tạo ra bởi M3,
do đó làm thay đổi moment hãm.

Nhờ vậy, có thể tính được moment do máy phụ tải G1 sinh ra theo công thức :

M = kM.Iu(G1), với kM = k = const.

Khi khảo sát động cơ thí nghiệm M1 ở chế độ hãm tái sinh trả năng lượng cho lưới,
máy phụ tải G1 làm việc như một động cơ, chuyển năng lượng từ trục của nó tới động
cơ thí nghiệm M1. Tốc độ của M1 sẽ lớn hơn tốc độ không tải lý tưởng. Khi tăng
dòng kích từ cho máy M3(vặn biến trở cấp nguồn), sẽ làm tăng sức điện động tạo ra
bởi M3, do đó làm tăng dòng qua phần ứng của G1 làm tăng tốc G1.

Đặc trưng thu được dựa vào số đo dòng điện trong mạch phần ứng của máy phụ tải G1
sẽ có sự sai lệch với thực tế vì chưa tính đến moment tổn thất trong tổ máy.

Muốn hiệu chỉnh cần xác định đặc trưng tổn thất của hệ thống, xác định bằng cách cắt
động cơ khảo sát M1 khỏi lưới điện và máy M3 là nguồn cấp năng lượng.

Đặc tính thực của động cơ là kết quả cộng đại số của đặc tính đo với đặc tính tổn thất.

Sơ đồ đơn giản hơn cho phép lấy được đặc tính cơ của động cơ trình bày trên hình 5.
Moment cản trên trục động cơ khảo sát được tạo nhờ một động cơ DC điều khiển giữ
ở tốc độ đặt. Bộ điều khiển DC-4Q sẽ điều khiển hãm tái sinh hoặc động cơ phụ thuộc
trạng thái của động cơ khảo sát M1. Chiều quay không tải của động cơ M1 và M2
cùng chiều

Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 16


CHƯƠNG 3: ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU
A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH

Khảo sát cấu tạo, nguyên lý hoạt động và đặc tính của động cơ một chiều kích từ độc
lập.

B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Máy điện một chiều là loại máy điện làm việc với dòng điện một chiều, có thể sử dụng
làm máy phát điện hoặc động cơ điện. Máy điện một chiều cho phép điều chỉnh trơn
tốc độ trong khoảng rộng và moment mở máy lớn. Vì vậy nó được sử dụng rộng rãi
làm động cơ kéo hoặc khi cần điều chỉnh chính xác tốc độ động cơ trong khoảng rộng.
Máy điện một chiều còn được sử dụng rộng rãi làm nguồn nạp acquy, hàn điện, nguồn
cung cấp điện,…

B.1. Phân loại động cơ một chiều theo kiểu kích từ


Động cơ một chiều có cấu trúc gồm 3 bộ phận cấu tạo chính là phần cảm, phần ứng và
cổ góp chổi than.
N
F
+
+
+

Phụ tải
Chiều quay
Tiêu thụ
- -
-
F
S

Hình B.1: Cấu tạo hoạt động của động cơ một chiều
Phần cảm là bộ phận tạo ra từ trường, đặt ở stator. Thông thường phần cảm là một
nam châm điện gồm có cực từ N-S và cuộn dây kích từ (hình B.1).
Phần ứng gồm có lõi thép đặt ở rotor, có phay rãnh để đặt dây quấn phần ứng. Mỗi bối
dây quấn được nối tới 2 lá góp của cổ góp điện.

Trong chế độ máy phát, cần cấp điện một chiều cho cuộn kích từ và nối rotor với động
cơ sơ cấp khác để quay rotor. Khi rotor quay trong từ trường phần cảm, trong cuộn
dây phần ứng sẽ xuất hiện thế điện động, được cổ góp-chổi than nắn thành sức điện
động một chiều.

Trong chế độ động cơ, cần cấp điện một chiều cho cuộn kích từ và cuộn dây phần
ứng. Dòng điện chảy trong phần ứng sẽ tác dụng với từ trường gây bởi phần cảm tạo
thành moment quay rotor.
Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 17
1. Kích từ độc lập
Sơ đồ nối động cơ một chiều kích từ độc lập (kích từ song song) với lưới điện được
trình bày trên hình B.2.
Cuộn dây kích từ và cuộn dây phần ứng được nối song song và độc lập với nhau,
dòng kích từ và dòng phần ứng chảy theo những nhánh khác nhau.

Hình B.2: Sơ đồ nối động cơ một chiều kích từ độc lập

Trên hình B.2: E là sức điện động sinh ra trong cuộn rotor khi quay trong từ trường do
cuộn kích từ sinh ra. Cp là cuộn phụ, Cb là cuộn bù, Rpư là điện trở phụ phần ứng,
Ckt là cuộn kích từ và Rpkt là điện trở phụ kích từ.

2. Kích từ nối tiếp


Sơ đồ nối động cơ một chiều kích từ nối tiếp được trình bày trên hình 1.3. Cuộn dây

kích từ và cuộn dây phần ứng được nối nối tiếp nhau, dòng kích từ cũng chính là dòng
phần ứng.

Hình B.3: Sơ đồ nối động cơ một chiều kích từ nối tiếp

Trên hình B.3: E là sức điện động sinh ra trong cuộn rotor khi quay trong từ trường do
cuộn kích từ sinh ra. Cp là cuộn phụ, Ckt là cuộn kích từ và Rpư là điện trở phụ phần
ứng.

3. Kích từ hỗn hợp


Sơ đồ nối động cơ một chiều kích từ hỗn hợp được trình bày trên hình 1.4. Cuộn dây
kích từ nối tiếp mắc nối tiếp với cuộn dây phần ứng và cuộn dây kích từ độc lập được
nối song song với phần ứng. Dòng kích từ gồm 2 thành phần dòng kích từ nối tiếp và
dòng kích từ độc lập.

Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 18


Hình B.4: Sơ đồ nối động cơ một chiều kích từ hỗn hợp

Trên hình B.4: E là sức điện động sinh ra trong cuộn rotor khi quay trong từ trường do
cuộn kích từ sinh ra. Cp là cuộn phụ, Cktnt là cuộn kích từ nối tiếp, Cktdl là cuộn kích
từ độc lập, Rpư là điện trở phụ phần ứng và Rpkt là điện trở phụ kích từ độc lập.

Trong chế độ máy phát với kích từ nối tiếp, điện áp biến đổi nhiều theo phụ tải nên
kiểu này hầu như không dùng trong thực tế. Máy phát với kích từ hỗn hợp thường
được sử dụng khi cần hạn chế dòng ngắn mạch.

Máy điện một chiều với kích từ song song được sử dụng khá phổ biến, trong thí
nghiệm chúng ta sẽ tập trung khảo sát loại này.

B.2. Các đặc tính của động cơ một chiều kích từ độc lập

1. Các đặc trưng cơ bản


- Đặc tính tốc độ là đại lượng cơ bản đặc trưng cho khả năng chịu tải của động cơ,
biểu thị mối quan hệ giữa tốc độ góc của động cơ và dòng điện trong mạch chính của
nó ở trạng thái làm việc xác lập  = f(IƯ). Đặc tính tốc độ được dùng để đánh giá trị
số dòng điện cần hạn chế để tránh làm nóng cuộn dây quấn và hạn chế tia lửa ở cổ
góp.
Đối với động cơ một chiều kích từ độc lập (hình B.2) đặc tính tốc độ được biểu diễn

U L Ru + R pu
= − Iu (2.1)
k k
bằng phương trình :

- Đặc tính cơ là đại lượng cơ bản đặc trưng cho truyền động, biểu thị mối quan hệ
giữa tốc độ quay của trục và moment do động cơ sinh ra ở trạng thái làm việc xác lập
 = f(M). Đặc tính cơ được dùng để phân tích sự làm việc của động cơ khi dùng để
truyền động máy.
Đối với động cơ một chiều kích từ độc lập đặc tính cơ được biểu diễn bằng phương
U L Ru + R pu (2.2)
= − M
k (k) 2
trình :

Trong đó :

-  là tốc độ góc, [rad]. Tính theo n [vòng phút] = 2n/60.

Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 19


- IA là dòng điện trong mạch phần ứng , [A].
- UL là điện áp lưới một chiều cấpcho động cơ , [V].
- Ru là điện trở phần ứng của máy điện một chiều (gồm điện trở cuộn dây phần
ứng, cuộn dây bù, cực từ phụ và điện trở tiếp xúc của chổi than), [].
- Rpu là điện trở phụ nối tiếp trong mạch phần ứng của máy điện một chiều , [].
-  là từ thông kích thích của động cơ, [Wb]
- Iu là dòng điện trong mạch phần ứng, [A]
- k là hệ số tỷ lệ, còn gọi là hệ số cấu tạo động cơ k = pN/ 2a ( với p là số
đôi cực của động cơ, N- số thanh dẫn tác dụng, a – số mạch nhánh song song
của cuộn dây phần ứng. Hệ số k liên hệ giữa sức điện động E của động cơ một
chiều với từ thông  và tốc độ góc  bằng biểu thức E = k [V]
Với điều kiện k = constant, đặc tính cơ được biểu diễn trên hình B.5.

Trong thực tế, khi dòng điện tăng đủ lớn, từ thông chung của máy sẽ giảm, các đặc
tính sẽ lệch khỏi đường thẳng về phía làm tăng tốc độ động cơ. Điều này có ảnh
hưởng làm mất ổn định hệ truyền động điện. Vì vậy, trong các động cơ một chiều đều
có thêm cuộn bù (hình B.4) nối tiếp với phần ứng để hạn chế ảnh hưởng của phần ứng
khi dòng phần ứng thay đổi trong phạm vi cho phép. Kết quả là đặc tuyến đường
thẳng hình B.5 với điều kiện k = constant được xem là phù hợp với thực tế.

Hình B.5: Đặc tính tốc độ (và đặc tính cơ ) của động cơ một chiều kích từ độc lập.

Sơ đồ đẳng trị (hình B.6) cho phép phân tích trạng thái biến đổi năng lượng trong
động cơ điện một chiều kích từ độc lập.

Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 20


Hình B.6: Sơ đồ đẳng trị mạch phần ứng của động cơ điện một chiều kích từ độc lập

Theo quy ước, nguồn sức điện động E của phần ứng sẽ tiêu thụ điện năng nếu chiều
dòng điện trong mạch ngược với chiều của sức điện động. Công suất của động cơ và
moment trên trục sẽ dương khi điện năng biến đổi thành cơ năng. Khi đó động cơ
khảo sát hoạt động ở chế độ động cơ.

Ngược lại, khi chiều dòng điện trong mạch trùng với chiều của sức điện động, điện
năng được phát từ nguồn sức điện động, công suất và moment trên trục sẽ mang dấu
âm. Trạng thái này chỉ có thể xảy ra khi trường hợp E > UL , E cùng chiều với UL
hoặc UL = 0.

- Trường hợp E > UL tương ứng với trạng thái hãm tái sinh năng lượng cho lưới
điện. Trường hợp này xảy ra khi cơ cấu công tác trên trục động cơ một moment
gây chuyển động (ví dụ động cơ khác gắn cùng trục quay nhanh hơn động cơ
khảo sát).
Công sinh ra khi hãm tái sinh là công hữu ích.

Trên đồ thị hình B.5, đặc tính tốc độ và đặc tính cơ của trạng thái hãm tái sinh
là đoạn kéo dài của đặc tính trạng thái động cơ (khi UL không đổi).

- Trường hợp E cùng chiều với UL có thể xảy ra khi moment phụ tải quay theo
chiều ngược lại với khi làm việc ở trạng thái động cơ hoặc khi đảo chiều điện
áp đặt vào phần ứng của động cơ đang quay.
Động cơ sinh moment hãm tác dụng ngược chiều quay làm cho tốc độ quay của
động cơ giảm dần cho đến khi dừng hẳn. Nếu không cắt động cơ khỏi lưới điện thì
động cơ sẽ quay theo chiều ngược lại.Trạng thái này còn được gọi là hãm ngược.

Trong trạng thái hãm ngược, công suất của động cơ nhận từ lưới điện và công suất
nó phát ra khi hãm ngược đều bị tiêu tán trên điện trở mạch phần ứng. Hệ thống do
vậy không sinh công hữu ích.

Khi hãm ngược, dòng điện phần ứng có thể tăng lên rất lớn vì do tổng điện áp lưới
và sức điện động E tạo ra. Bởi vì điện trở của phần ứng thường nhỏ, nên để hạn
chế dòng khi hãm ngược, thường bổ sung điện trở phụ khá lớn nối tiếp với phần
ứng.

Trên đồ thị hình B.5 đặc tính tốc độ và đặc tính cơ của trạng thái hãm ngược là
đoạn kéo dài của đặc tính trạng thái động cơ (khi UL không đổi).

Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 21


• Trường hợp UL = 0 còn gọi là hãm động năng xảy ra khi cắt điện phần ứng.
Đặc tính cơ và tốc độ là đường thẳng đi qua gốc toạ độ và song song với đặc tuyến
khi UL  0 . Toàn bộ điện năng do máy điện phát ra đều tiêu tán trên điện trở trong
mạch phần ứng. Hệ thống khi hãm động năng không sinh công hữu ích.
2. Xác định đặc trưng động cơ một chiều bằng thực nghiệm

Trên hình B.7 mô tả hệ thống thiết bị kinh điển cho phép khảo sát đặc tính của động
cơ trong mọi trạng thái làm việc.

M1 là động cơ khảo sát với điều khiển kích từ độc lập cố định. Đồng hồ A1 và V1 cho
phép đo dòng Iu (M1) và thế phần ứng UL(M1)

Thiết bị phụ tải bao gồm : Máy phụ tải một chiều G1 nối trục với động cơ. Máy phụ
tải một chiều M3 liên kết điện với G1. Động cơ không đồng bộ 3 pha M2 nối trục với
máy phụ tải M3. Đồng hồ A2 cho phép đo dòng Iu (G1).

Khi khảo sát động cơ thí nghiệm M1 ở chế độ động cơ, Máy phụ tải G1 làm việc như
một máy phát trả năng lượng cho lưới điện qua thiết bị phụ tải. Khi thay đổi dòng kích
từ cho máy M3 (vặn biến trở cấp nguồn), sẽ làm thay đổi sức điện động tạo ra bởi M3,
do đó làm thay đổi dòng qua phần ứng của G1.

Nhờ vậy, có thể tính được moment do máy phụ tải G1 sinh ra theo công thức:

M = kM.Iu(G1), với kM = k = const.

Hình B.7: Thiết bị khảo sát đặc tính của động cơ điện một chiều

Khi khảo sát động cơ thí nghiệm M1 ở chế độ hãm tái sinh trả năng lượng cho lưới,
máy phụ tải G1 làm việc như một động cơ, chuyển năng lượng từ trục của nó tới động
cơ thí nghiệm M1. Tốc độ của M1 sẽ lớn hơn tốc độ không tải lý tưởng. Khi tăng
dòng kích từ cho máy M3 (vặn biến trở cấp nguồn), sẽ làm tăng sức điện động tạo ra
bởi M3, do đó làm tăng dòng qua phần ứng của G1 làm tăng tốc G1.

Đặc trưng thu được dựa vào số đo dòng điện trong mạch phần ứng của máy phụ tải G1
sẽ có sự sai lệch với thực tế vì chưa tính đến moment tổn thất trong tổ máy.

Muốn hiệu chỉnh cần xác định đặc trưng tổn thất của hệ thống, xác định bằng cách cắt
động cơ khảo sát M1 khỏi lưới điện và máy M3 là nguồn cấp năng lượng.

Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 22


Đặc tính thực của động cơ là kết quả cộng đại số của đặc tính đo với đặc tính tổn thất.

Sơ đồ đơn giản hơn cho phép lấy được đặc tính cơ của động cơ trình bày trên
hình B.8. Moment cản trên trục động cơ được tạo nhờ động cơ 3 pha KĐB M2 quay
ngược chiều động cơ khảo sát M1, bộ khớp từ điều chỉnh Momemt kết nối 2 trục.
Động cơ DC khảo sát M1 được kết nối với bộ điều khiển DC-4Q hoạt động ở chế độ
giữ điện áp không đổi. Bộ điều khiển sẽ tự động chuyển đổi qua lại giữa 2 chế độ cấp
năng lượng cho động cơ hoặc hãm trả năng lượng về lưới điện.
BOÄ ÑO

A1 + ÑOÄNG CÔ KHAÛO SAÙT A2


+
A1

+
M1 G/M2 +
BOÄÄ ÑIEÀU KHIEÅN U V1 V2 R1
DC MOTOR GENERATOR
ÑOÄNG CÔ DC
A2
KHÔÙP NOÁI
F1

F2 MOTOR FIELD
+ Dc2

BOÄ TAÛI

Hình B.8: Thiết bị khảo sát đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ độc lập

Trên hình B.8 mô tả hệ thống thiết bị cho phép khảo sát đặc tính của động cơ trong
các trạng thái làm việc.

M1 là động cơ khảo sát với điều khiển kích từ độc lập cố định. Đồng hồ A1 và V1 cho
phép đo dòng Iu (M1) và thế phần ứng UL(M1)

Giảng viên: ThS.Dương Quang Thiện Page 23

You might also like