You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

MÔN HỌC: THỰC TẬP THIẾT KẾ VI MẠCH VLSI

BÁO CÁO TUẦN 1

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Lê Minh Thành


Lớp: sáng thứ 2. Tiết 1-5
Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Đạt
MSSV: 21119330
1. INVERTER

1.1. CMOS Inverter

a. Sơ đồ mạch

Hình 1.1 Sờ đồ cổng NOT

Hình 1.1.a cho thấy sơ đồ CMOS và ký hiệu của cổng Inverter (NOT) sử dụng
transistor nMOS và transistor pMOS.

Hình 1.1.a (a). Cho thấy ký hiệu thường dùng trên các mạch điện tử. Có biểu thức logic

Y = A(đảo).

Hình 1.1.a (b). Cho thấy sơ đồ cổng biểu diễn ở dạng CMOS. Thanh ngang ở trên cùng
cho biết dòng điện VDD và hình tam giác ở phía dưới cho biết GND, cổng nằm trên là
pMOS dưới là nMOS.

b. Bảng trân trị

1
Hình 1.2 Hoạt đổng của cổng NOT

- Khi tín hiệu đầu vào A bằng 0, transistor nMOS sẽ ở trạng thái tắt vì nMOS chỉ
hoạt động khi G vào mức cao, pMOS đang ở trạng thái mở vì pMOS hoạt động nghĩ G
mức thấp. Do đó, đầu ra Y sẽ được kéo lên mức logic '1' vì nó được kết nối với nguồn
điện VDD.
- Ngược lại, khi A có giá trị là 1, transistor nMOS sẽ ở trạng thái mở, trong khi
transistor pMOS sẽ ở trạng thái tắt. Điều này dẫn đến việc đầu ra Y được kéo xuống
mức logic '0'. Thông tin này được mô tả chi tiết trong Bảng 1.1 dưới đây.

Bảng 1.1 Bảng trân trị cổng NOT

1.2. Mô phỏng CMOS Inverter bằng Candence


1.2.1. Vẽ mạch và đóng gói linh kiện

2
Hình 1.3 Sơ đồ mạch điện của cổng NOT

Như đã trình bày ở phần 1.1, cổng Inverter có một ngõ vào A và một ngõ ra
Y. Cổng bao gồm một transistor PMOS và một transistor NMOS mắc nối tiếp
nhau. Body của transistor pMOS thì được nối lên VDD, còn body của transistor
nMOS thì được nối xuống GND.
thiết lập thông số W/L của transistor nMos là mặc định. Ứng với W = 1.3um và
L = 0.12um. Vì độ linh hoạt của pMos thấp hơn nMos nên ở đây tôi thiết lập kích
thước của pMos lớn hơn nMos 2.4 lần. Việc này thể hiện ở chỗ thông số W của
pMos được đặt là 2.3um.

Sau khi đã hoàn tất vẽ mạch và kiểm tra lỗi, ta đóng gói mạch điện theo ký hiệu
đã đề cập như hình bên dưới.

Hình 1.4 Đóng gói mạch cổng NOT

3
1.2.2. Mô phỏng và đánh giá.

1.2.2.1. Sự phụ thuộc ngõ ra và ngõ vào

Hình 1.5 Mạch điện mô phỏng Vout/Vin

Sử dụng nguồn điện VDC tăng dần từ 0V – 1.2V làm ngõ vào cho cổng Inverter
trên. Quan sát điện áp ngõ ra ở cổng Y.

Hình 1.6 Đặc tuyến Vin/Vout cổng Inverter

4
Hình 1.7 Kết quả mô phỏng đặc tuyến DC cổng NOT

Nhật xét: Khi áp ngõ vào tại A tăng tuyến tính từ 0V – 1.2V thì điện áp ngõ ra
chuyển trạng thái từ mức logic cao (1.2V) xuống mức thấp (0V) theo biểu đồ bên
trên.

Theo lý thuyết thì tại điểm cắt nhau giửa đường thẳng A và đường cong Y tại vị
trí có điện áp VDD/2 hay 0.6V. Thực tế mô phỏng thu được kết quả tại điểm có
điện áp 0.614V, có sự chênh lệch nhỏ so với lý thuyết. Nguyên nhân có thể ở sự
cài đặt các thông số của các Transistors Mos.

1.2.2.2. Kiểm tra chức năng ngõ vào

Hình 1.8 Mạch điện mô phỏng chức năng Logic Inverter


5
Sử dụng nguồn xung với điện áp mức cao tối đa 1.2V, có duty cycle 40% với
chu kỳ 20ns, Rise time và Fall Time là 1ns làm xung ngõ vào cho cổng Inverter
trên.

Thực hiện mô phỏng trong 10 chu kỳ xung ngõ vào tương đương 200ns, quan
sát sự thay đổi của ngõ ra tại Y, so sánh với bảng trạng thái đã đề cập bên trên.

Hình 1.9 Kết quả mô phỏng chức năng cổng Inverter


Nhật xét: Về khía cạnh chức năng logic, kết quả từ mô phỏng sóng đã cho thấy
rằng cổng Inverter hoạt động đúng như mô tả trong bảng trạng thái. Tại thời điểm
0us, khi ngõ vào A bắt đầu từ 0V, ngõ ra Y có điện áp cao. Khi ngõ vào tăng lên
đến mức điện áp cao '1' (tức là 1.2V), trạng thái ngõ ra chuyển xuống mức thấp
'0'. Ngược lại, khi ngõ vào chuyển từ mức điện áp cao '1', ngõ ra Y chuyển sang
mức điện áp cao '1'. Dưới đây là phân tích chi tiết về mức điện áp của ngõ ra Y.

Hình 1.10 Kết quả mô phỏng chức năng cổng Inverter

6
Điện áp ở mức thấp của ngõ ra Y = - 30u V.
Điện áp ở mức cao của ngõ ra Y = 1.2V
1.2.2.3. Tính toán độ trễ và đánh giá công suất
a. Tính toán độ trễ (delay)

Hình 1.11 Delay của cổng Inverter tpdf

Hình 1.12 Delay của cổng Inverter tpdr


Xét tại thời điểm mà ngõ vào và ngõ ra đạt mức điện áp VDD/2 = 0.6V. Ta
thấy ngõ ra bị trễ hơi so với ngõ vào tpdf rơi vào khoảng (56.8972p s) và tpdr
khoảng (26.8031p s) Một độ trễ không quá lớn.

7
b. Tính toán công suất

Hình 1.13 Công suất Inverter

Công suất tức thời: Tại các thời điểm chuyển mạch, cả 2 transistors dẫn bảo
hòa, do đó dòng điện rất lớn (Short – circuit) dẫn đến công suất tức thời tại vị trí
này rất lớn. Theo hình trên, công suất tức thời đỉnh đạt 6.383 nW, những thời
điểm còn lại công suất rất thấp vì dòng điện thấp.

Công suất trung bình: Công suất trung bình của cổng Inverter khi hoạt động
trong suốt 200ns đo được là P-avg = 79.45 pW

Hình 1.14 Công suất trung bình Inverter

8
c. Inverter khi có tụ ngõ ra

Đầu tiên ta xét các chỉ số của một Inverter khi chưa mắc tụ.

Hình 1.15 Thông số ngồn Vpulse

Hình 1.16 Delay tpdr Inverter

Hình 1.17 Delay tpdf Inverter

9
Hình 1.18 Công suất cổng Inverter khi chưa có tụ.

Công suất tức thời : đỉnh đạt 6.383 nW

Công suất trung bình: 79.45p W

 Thông số của Inverter khi có thêm tụ ngõ ra

Hình 1.19 Công suất cổng Inverter khi có tụ ngõ ra.

10
Lắp thêm ở ngõ ra một tụ có điện dung thấp để quan sát mức thay đổi delay và
công suất.

Hình 1.20 kết quả mô phỏng Vin/Vout khi ngõ ra có tụ C (1p F)

Hình 1.21 tpdr khi có tụ

11
Hình 1.22 tpdf khi có tụ

Nhận xét : Với giá trị điện dung của tụ ở mức 1 pF tuy nhiên delay của cổng
Inveter này tăng lên rất nhiều

Tpdf tăng từ 56.8972 (ps) lên 1.2 (ns)

Tpdr tăng từ 26.8031 (ps) lên 1.634 (ns)

Hình 1.22 công suất của công Inverter khi có tụ

Công suất tức thời : Đạt đỉnh tại 9 (uW)

Công suất trung bình: 3.2 nW

Nhận xét: với công suất trung bình đã tăng lên rất nhiều

12
Ta thấy công suất tức thời tăng không quá nhiều tuy nhiên thời gian tụ nạp và
xả dòng điện được duy trì nên công suất tác dụng rất lớn dẫn đến công suất trung
bình tăng cao.

Ta tăng giá trị của tụ lên 10 pF và quan sát kết quả.

Hình 1.23 Tăng giá trị tụ C lên 10p F

Hình 1.24 Kết quả Vin/Vout khi tụ C=10pF

13
Có thể thấy vì delay quá cao mà sóng ngõ ra không còn giống sóng vuông,
công suất cũng tăng và xuất hiện gần như toàn bộ thời gian dẫn đến công suất
trung bình tăng.

14

You might also like