You are on page 1of 2

CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG MÁY TÍNH

M ột hệ thống máy tính nói chung có thể phân chia sơ bộ thành phần cứng và phần
mềm. Phần cứng cung cấp các tài nguyên cần thiết cho việc tính toán,
xử lý dữ liệu. Phần mềm gồm các chương trình quy định cụ thể việc xử lý
đó. Để thực hiện công việc tính toán hoặc xử lý dữ liệu cụ thể cần có các chương trình
gọi là chương trình ứng dụng. Có thể kể một số chương trình ứng dụng thường gặp như
chương trình soạn thảo văn bản, chương trình trò chơi, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, chương
trình truyền thông .v.v.

P hần cứng có thể


biểu diễn như lớp
dưới cùng, là cơ
sở của toàn hệ thống.
Đây là những thiết bị cụ
bị vào ra. Chương trình
ứng dụng là lớp trên của
hệ thống, là phần mà
người dùng xây dựng
nên và tương tác trong
(Khái niệm người dùng ở
đây bao gồm cả người sử
dụng thuần tuý lẫn người
viết ra các chương trình
ứng dụng)
thể như CPU, bộ nhớ, quá trình giải quyết các
thiết bị nhớ ngoài, thiết nhiệm vụ của mình.

CÁC DỊCH
VỤ DO HỆ
ĐIỀU HÀNH
CUNG CẤP

µTải và chạy chương trình. Để thực hiện một chương trình, chương trình đó cần được
tải từ đĩa vào bộ nhớ, sau đó được trao quyền thực hiện các lệnh. Khi chương trình đã
thực hiện xong cần giải phóng bộ nhớ và các tài nguyên mà chương trình chiếm giữ.
Toàn bộ quá trình này tương đối phức tạp song lại diễn ra thường xuyên. Hệ điều hành
sẽ thực hiện công việc phức tạp và lặp đi lặp lại này. Nhờ có hệ điều hành, lập trình viên
cũng như người sử dụng không cần quan tâm tới chi tiết của việc tải và chạy chương
trình.
µ Giao diện với người dùng. Các hệ thống thường cung cấp giao diện cho phép hệ
điều hành giao tiếp với hệ điều hành. Hai dạng giao diện thông dụng nhất là giao diện
dưới dạng dòng lệnh (command-line) và giao diện đồ họa (Graphic User Interface –
GUI). Giao diện dòng lệnh cho phép người dùng ra chỉ thị cho hệ điều hành bằng cách
gõ lệnh dưới dạng văn bản, ví dụ chương trình cmd.exe của Windows. Giao diện đồ họa
sử dụng hệ thống cửa sổ, thực đơn, và thiết bị trỏ như chuột, kết hợp với bàn phím để
giao tiếp với hệ thống.

µ Thực hiện các thao tác vào ra dữ liệu. Người dùng và chương trình trong khi thực
hiện có thể có nhu cầu vào/ra dữ liệu với đĩa hoặc các thiết bị ngoại vi. Để thực hiện
vào/ra, cần ghi các lệnh được xác định sẵn ra những thanh ghi nhất định của bộ điều
khiển thiết bị ngoại vi, gọi là cổng vào/ra, sau đó đọc lại kết quả hoặc trạng thái của
thao tác vào/ra. Để tránh cho chương trình không phải làm việc trực tiếp với phần cứng
qua nhiều bước phức tạp như vậy, yêu cầu vào/ra sẽ được giao cho hệ điều hành thực
hiện.

µ Làm việc với hệ thống file. File là một khái niệm lô gic dùng để trừu tượng hoá công
việc vào ra thông tin với bộ nhớ ngoài. Đa số người dùng và chương trình có nhu cầu
đọc, ghi, tạo, xóa, chép file hoặc làm việc với thư mục. Ngoài ra còn nhiều thao tác khác
với file như quản lý quyền truy cập, sao lưu. Hệ điều hành giúp thực hiện những thao tác
này dưới dạng các dịch vụ.

µPhiện và xử lý lỗi. Để đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định, an toàn, hệ điều hành
cần phát hiện và xử lý kịp thời các lỗi xuất hiện trong phần cứng cũng như phần mềm.
Các lỗi phần cứng có thể là lỗi bộ nhớ, mất điện, máy in hết giấy.v.v.

You might also like