You are on page 1of 134

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM


-------------------

TIỂU LUẬN NHÓM


ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giai đoạn 2025-2040

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS AO THU HOÀI

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giai đoạn 2025-2040

.....
Nhóm thực hiện: Sở Du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh

Ngày 19 tháng 3 năm 2024


MỤC LỤC

1.1. THÔNG TIN CHUNG..................................................................................................1


1.1.1. Tình hình chính trị của Thành phố Hồ Chí Minh.......................................................1
1.1.2. Tình hình kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh.........................................................8
1.1.3. Tình hình xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh...........................................................8
1.1.4. Tình hình công nghệ của Thành phố Hồ Chí Minh....................................................9
1.1.5. Tình hình pháp luật của Thành phố Hồ Chí Minh....................................................10
1.1.6. Tình hình tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh.....................................................11
1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA DU LỊCH ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH..................................................................................................................................12
a) Tác động tích cực...........................................................................................................12
b) Tác động tiêu cực...........................................................................................................13
a) Tác động tích cực...........................................................................................................14
b) Tác động tiêu cực...........................................................................................................15
a) Tác động tích cực...........................................................................................................17
b) Tác động tiêu cực...........................................................................................................18
2.1. SẢN PHẨM DU LỊCH HIỆN NAY CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................20
2.1.1. Hữu hình...................................................................................................................20
2.1.2. Vô hình.....................................................................................................................20
2.2. THỊ TRƯỜNG.............................................................................................................21
a) Nội địa............................................................................................................................21
b) Quốc tế...........................................................................................................................23
a. Nhóm khách hàng trẻ tuổi..............................................................................................25
b. Nhóm khách du lịch trung niên.......................................................................................25
a. Thị trường du lịch quốc tế..............................................................................................26
b. Thị trường du lịch nội địa...............................................................................................27
CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH..................................................................................................................................29
3.1. SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG HIỆN TẠI......................................................................29
3.1.1. Hữu hình...................................................................................................................29
3.1.2. Vô hình.....................................................................................................................30
3.2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG TRONG TƯƠNG LAI..........................32
CHƯƠNG 4: LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH CỦA TP HỒ
CHÍ MINH..........................................................................................................................38
4.1. THỰC TRẠNG...........................................................................................................38
4.2. NHU CẦU TRONG THỜI GIAN TỚI.......................................................................43
CHƯƠNG 5: CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH...........................49
5.1. GIAO THÔNG............................................................................................................49
5.1.1. Thực trạng.................................................................................................................49
5.1.2. Kế hoạch phát triển...................................................................................................49
5.2. CƠ SỞ LƯU TRÚ.......................................................................................................51
5.2.1. Thực trạng.................................................................................................................51
5.2.2. Kế hoạch phát triển...................................................................................................53
5.3. NHÀ HÀNG................................................................................................................54
5.4. KHU VUI CHƠI..........................................................................................................58
5.4.1. Thực trạng.................................................................................................................58
5.4.2. Kế hoạch phát triển...................................................................................................59
5.5. CẢNH QUAN.............................................................................................................60
5.5.1. Thực trạng.................................................................................................................60
5.5.2. Kế hoạch phát triển...................................................................................................61
CHƯƠNG 6: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. .62
6.1. QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2025 – 2030..................................................................62
6.1.1. Hạ tầng cơ sở............................................................................................................62
6.1.2. Lao động...................................................................................................................64
6.1.3. Dịch vụ.....................................................................................................................65
6.2. QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2031 – 2040..................................................................66
6.2.1. Hạ tầng cơ sở............................................................................................................66
6.2.2. Lao động...................................................................................................................69
6.2.3. Dịch vụ.....................................................................................................................69
CHƯƠNG 7: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ......................................................71
7.1. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA TPHCM...............71
7.2. KẾ HOẠCH CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG....................................................................73
CHƯƠNG 8: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...........................................................................................76
8.1. HIỆU QUẢ KINH TẾ.................................................................................................76
8.2. HIỆU QUẢ XÃ HỘI...................................................................................................77
CHƯƠNG 9: BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP DU LỊCH CỦA
TỈNH...................................................................................................................................78
9.1. BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC............................................................................78
CHƯƠNG 10: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.........................................................................88
10.1. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI.......................................................................................88
I. Giải pháp và thực hiện....................................................................................................88
II. Nhu cầu vốn...................................................................................................................90
III. Kế hoạch thực hiện.......................................................................................................90
1. Phát triển Cơ sở Hạ tầng Du lịch:...................................................................................90
2. Khuyến khích Đầu tư Du lịch:........................................................................................91
3. Nâng cao Chất lượng dịch vụ Du lịch:...........................................................................91
4. Quảng bá tiếp thị Du lịch:...............................................................................................91
5. Hợp tác Quốc tế trong Phát triển Du Lịch:.....................................................................92
IV. Tổ chức thực hiện.........................................................................................................92
10.2. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ..........................................................................................93
1. Mục tiêu và chiến lược:..................................................................................................93
2. Bảo vệ và bảo tồn tài nguyên:........................................................................................94
3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch:.......................................................................................94
4. Hợp tác:..........................................................................................................................94
5. Quản lý tài nguyên và nguồn nhân lực:..........................................................................94
6. Tích hợp và phát triển bền vững:....................................................................................94
7. Đánh giá và theo dõi:......................................................................................................94
PHỤ LỤC 1: CV ỨNG TUYỂN CÁC CHỨC DANH TRONG TỔ CHỨC QLNN........96
PHỤ LỤC 2: THÔNG TIN TUYỂN DỤNG NH N SỰ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH...................................................................................................99
TUYỂN DỤNG LỄ TÂN KHÁCH SẠN.........................................................................100
TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN PHỤC VỤ KHÁCH VIP NHÀ HÀNG...................101
TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH.......................................................102
QUẢN LÝ DI SẢN VÀ DU LỊCH VĂN HÓA...............................................................102
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH 10 TỈNH, THÀNH PHỐ CỦA 10 QUỐC GIA LIÊN KẾT
DU LỊCH VỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................................................................104
3 Khách sạn 5sao:.............................................................................................................104
5 khách sạn 4sao:..............................................................................................................104
10 khách sạn 3sao:............................................................................................................104
3 khách sạn 5 sao..............................................................................................................105
5 khách sạn 4 sao..............................................................................................................105
10 khách sạn 3 sao............................................................................................................105
3 Khách sạn 5sao:.............................................................................................................106
5 khách sạn 4 sao..............................................................................................................106
10 khách sạn 3 sao............................................................................................................106
3 Khách sạn 5sao:.............................................................................................................107
5 khách sạn 4 sao..............................................................................................................107
10 khách sạn 3 sao............................................................................................................107
3 Khách sạn 5sao:.............................................................................................................107
5 khách sạn 4 sao..............................................................................................................108
10 khách sạn 3 sao............................................................................................................108
Khách sạn 5sao:................................................................................................................108
Khách sạn 4 sao:...............................................................................................................109
Khách sạn 3 sao:...............................................................................................................109
Khách sạn 5sao:................................................................................................................109
Khách sạn 4 sao:...............................................................................................................110
Khách sạn 3 sao:...............................................................................................................110
Khách sạn 3 sao:...............................................................................................................110
Khách sạn 4 sao:...............................................................................................................110
Khách sạn 3 sao:...............................................................................................................110
Khách sạn 5sao:................................................................................................................111
Khách sạn 4 sao:...............................................................................................................111
Khách sạn 3 sao:...............................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................120
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. THÔNG TIN CHUNG
1.1.1. Tình hình chính trị của Thành phố Hồ Chí Minh
Từ 30 tháng 4 năm 1975, chế độ Việt Nam Cộng hòa bị xóa bỏ và Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam quản lý miền Nam. Ngày 2 tháng 7 năm
1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nước thành
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định
thành Thành Phố Hồ Chí Minh, theo tên của nhà lãnh đạo cộng sản và Chủ tịch nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa đầu tiên, Hồ Chí Minh.
Ngày nay Thành phố Hồ Chí Minh đang ngày một phát triển dưới sự giám sát và
quản lý bởi 31 cơ sở ban ngành, cụ thể như sau:
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: đây là cơ quan có thẩm quyền chịu trách
nhiệm chính xét xử các loại vụ án khác nhau, các tranh chấp trong nội bộ nhân dân như:
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính, v.v.
Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: Viện kiểm sát nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà Nước, của tập
thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo
đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền lợi và lợi ích hợp
pháp của công dân đều đều phải được xử lý theo pháp luật.
Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh: có chức năng tham mưu, giúp chính quyền
thành phố trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, phục vụ nhiệm vụ xây
dựng chính quyền cách mạng từ những ngày đầu giải phóng.
Sở Tư pháp: có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện
quản lý nhà nước trên địa bàn Thành phố về công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo
dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; pháp chế; phổ biến,
giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; nuôi con nuôi; lý lịch

1
tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư; tư vấn pháp luật; công chứng;
giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; đăng ký giao dịch bảo đảm;
thừa phát lại; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và thực
hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công tác tư pháp theo sự ủy quyền của
Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Tư pháp.
Sở Ngoại vụ: có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về quản lý
thống nhất các hoạt động đối ngoại và trực tiếp triển khai các hoạt động đối ngoại tại
thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Nội vụ: có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà
nước về: tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp; cải cách hành
chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà
nước, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư,
lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng và công tác Thanh niên.
Sở Kế hoạch và Đầu tư: có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm các lĩnh vực: tổng
hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ
chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở thành
phố; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu thầu;
đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Sở theo quy định của pháp luật.
Sở Tài chính: thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND TP quản lý nhà nước về
tài chính; ngân sách nhà nước; nợ chính quyền địa phương, phí, lệ phí và thu khác của
ngân sách nhà nước; tài sản công; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; đầu tư tài
chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; lĩnh vực giá và các hoạt động
dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Sở Công thương: thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND TP quản lý nhà nước
về công thương, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng

2
mới; năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; dầu khí (nếu có); hóa
chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ vật
liệu xây dựng thông thường); công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công
nghiệp hỗ trợ; công nghiệp môi trường; công nghiệp chế biến khác; tiểu thủ công nghiệp;
khuyến công; hoạt động thương mại và lưu thông hàng hóa trên địa bàn; sản xuất và tiêu
dùng bền vững; xuất khẩu, nhập khẩu; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ
thương mại; quản lý cạnh tranh; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động
kinh doanh theo phương thức đa cấp; phòng vệ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế;
quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn.
Sở Quy hoạch kiến trúc: có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố
thực hiện quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị trên địa bàn thành
phố (quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, kiến trúc đô thị, kiến trúc cảnh quan…)
theo quy hoạch tổng thể thành phố đã được Nhà nước phê duyệt ; chịu sự chỉ đạo và quản
lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về
chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Xây dựng ; chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.
Sở Tài nguyên và Môi trường: có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường gồm: đất đai; tài
nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi
khí hậu; đo đạc bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý và tổ
chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở.
Sở Giao thông vận tải: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải (đường bộ, đường thủy nội địa)
trong phạm vi thành phố và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của
Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật. Sở Giao thông vận tải chịu sự
chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng
thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng.

3
Sở Thông tin và Truyền thông: có chức năng tham mưu và giúp Ủy ban nhân dân
thành phố quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông
và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử, phát
thanh và truyền hình; cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông, quảng cáo báo chí, mạng
thông tin máy tính và xuất bản phẩm; quản lý các dịch vụ công về thông tin và truyền
thông thuộc phạm vi quản lý của Sở; thực Sở thiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự
ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật.
Sở Khoa học và Công nghệ: chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành
phố quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động nghiên cứu khoa
học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ;
tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an
toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công về các
lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp
luật.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Lao động, tiền lương và việc làm trong khu vực
doanh nghiệp; giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm); bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao
động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội
(sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) và theo phân công hoặc
ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sở Y tế: có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà
nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám
định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược; mỹ
phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản và công tác y tế
khác trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
Sở Giáo dục và Đào tạo: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
Thành phố quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương theo quy định của pháp

4
luật và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân
Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Du lịch: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Thành
phố; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân Thành
phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Sở Văn hóa và Thể thao: có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hóa, gia đình, thể dục,
thể thao và quảng cáo (không bao gồm nội dung quảng cáo trên báo chí, trên môi trường
mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính,
viễn thông, công nghệ thông tin); việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung
Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền
của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh.
Sở Xây dựng: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về:
Hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp,
khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công
nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; chiếu sáng đô thị; công viên, cây xanh đô thị;
quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sỹ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử
dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật
liệu xây dựng; về các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy
lợi; phòng, chống thiên tai; phát triển nông thôn; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với
nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
Công an Thành phố: có trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công an, Thành
ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật

5
tự, an toàn xã hội; chủ trì và thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ an ninh
quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; trực tiếp
đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và
các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; tổ chức xây dựng lực
lượng Công an Thành phố Hồ Chí Minh cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước
hiện đại.
Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy: Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy (PCCC) thành
phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ cháy
nổ và cứu hộ cứu nạn. Thực hiện công tác phòng cháy, kiểm tra, đánh giá và đề xuất các
biện pháp phòng cháy cho các công trình, khu vực. Đảm bảo tuân thủ các quy định về
phòng cháy và chữa cháy. Tham gia vào các hoạt động cứu hộ cứu nạn trong trường hợp
cháy nổ, tai nạn, thiên tai, và các tình huống khẩn cấp khác.
Ban Dân tộc thành phố: có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác Dân tộc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh.
Cục Thuế thành phố: có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ
phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc
phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Cục Hải quan thành phố: có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác
của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của
pháp luật.
Cục Thống kê thành phố: Thực hiện chức năng tổ chức, điều phối các hoạt động
Thống kê theo chương trình công tác của Tổng cục Thống kê giao; tham mưu, giúp ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động thống kê trên địa bàn tỉnh/thành
phố; tổ chức các hoạt động Thống kê; cung cấp, công bố, phổ biến thông tin thống kê
kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Đảng chính quyền
cấp tỉnh và các cơ quan tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật.

6
Kho bạc nhà nước thành phố: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ
Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản
lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách
nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ
theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC): Tham
gia xây dựng và góp phần thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư
theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố. Phối hợp đề xuất các chương trình, kế hoạch
5 năm và hàng năm về xúc tiến thương mại và đầu tư của thành phố. Tham mưu cho Ủy
ban nhân dân thành phố các chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu và đầu tư. Triển
khai các giải pháp, chương trình xúc tiến thương mại. Thu thập thông tin và nghiên cứu
về thị trường, cơ hội đầu tư và thông tin kinh tế. Thu thập thông tin về nghiên cứu thị
trường trong nước và xuất khẩu, cơ hội đầu tư. Xây dựng cơ sở dữ liệu về tiềm năng của
thành phố, hàng hóa, thị trường, xuất nhập khẩu và đầu tư. Phát hành bản tin, các ấn phẩm
thương mại và đầu tư. Tổ chức thông tin về thương mại và đầu tư qua mạng.
Viện nghiên cứu phát triển thành phố: Tổ chức nghiên cứu khoa học các vấn đề
thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường đô thị để tham mưu giúp Thành ủy, Ủy ban
nhân dân Thành phố những định hướng, chiến lược, chính sách, chủ trương, phát triển dài
hạn, trung hạn và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đô thị hằng năm của
Thành phố. Giúp Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố phân tích đánh giá tình hình,
phát hiện và đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh việc thực hiện các chủ trương, chính sách,
nghị quyết của Thành phố về lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường đô thị. Tổ chức mạng
thông tin nhằm dự báo về xu hướng phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đô thị phục
vụ cho quá trình hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đô thị
cũng như đáp ứng những yêu cầu về chỉ đạo, điều hành của Thành ủy, Ủy ban nhân dân
Thành phố. Tổ chức hợp tác nghiên cứu, tư vấn, phản biện, thẩm định khi được Ủy ban
nhân dân Thành phố giao và cung cấp các dịch vụ trên lĩnh vực kinh tế, xã hội và quản lý
đô thị cho các tổ chức cá nhân và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tổ chức

7
bồi dưỡng kiến thức về kinh tế, xã hội và môi trường đô thị; tham gia đào tạo sau đại học
theo quy chế đào tạo của Nhà nước.
Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài thành phố: tham mưu Ủy ban nhân dân
Thành phố các dự thảo chương trình, kế hoạch về công tác đối với người Việt Nam ở
nước ngoài trên địa bàn Thành phố; các dự thảo văn bản kiến nghị bổ sung, sửa đổi liên
quan đến chủ trương, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài để Ủy ban nhân
dân Thành phố xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định.
1.1.2. Tình hình kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh
Kinh tế Thành Phố vẫn đứng vững dù phải chịu tác động lớn từ kinh tế thế giới
trong bối cảnh nền kinh tế bị suy thoái, thị trường tiêu thụ bị hẹp dần, các nguồn lực về
vốn, nhân lực của doanh nghiệp đang cạn kiệt. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn
như sau: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2023 ước tính tăng 5,81% so với cùng
kỳ. Trong đó: Khu vực thương mại dịch vụ đóng góp nhiều nhất 4,32 điểm phần trăm
đồng thời có mức tăng trưởng 6,79%; khu vực công nghiệp – xây dựng đóng góp 1,03
điểm phần trăm với mức tăng trưởng 4,42%, trong đó công nghiệp đóng góp 0,87 điểm
phần trăm với mức tăng trưởng 4,41%, xây dựng đóng góp 0,16 điểm phần trăm với mức
tăng trưởng 4,48%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp thấp nhất 0,01 điểm
phần trăm và tăng 1,53%. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023 (xét theo giá hiện hành): Khu
vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 0,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng
chiếm 21,9%; khu vực thương mại dịch vụ chiếm 64,9%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản
phẩm chiếm 12,7%. (Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh)
1.1.3. Tình hình xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh
Với sự phát triển mạnh mẽ và có thể nói là đầu tàu kinh tế của cả nước, TPHCM đã
nhận được sự quan tâm đặt biệt của rất nhiều người dân lao động, người nhập cư dẫn đến
lực lượng dân số vô cùng giàu mạnh:
Sở Y tế vừa có báo cáo UBND TP.HCM về dân số chia theo nhóm tuổi thực tế của
TP, số liệu cập nhật lần 6 đến ngày 1.6.2023.

8
Theo đó, tổng dân số TP.HCM tính đến ngày 1.6.2023 là gần 8,9 triệu người (cụ thể
là 8.899.866 người). Trong đó, chia theo nhóm tuổi như sau:
· Tổng dân số dưới 5 tuổi là 541.613 người.
· Tổng dân số từ 6 đến 11 tuổi là 830.175 người.
· Tổng dân số từ 18 đến 49 tuổi là 4.881.971 người.
· Tổng dân số từ 50 đến 65 tuổi là 1.368.311 người.
· Tổng dân số trên 65 tuổi là 542.821 người.
Theo báo cáo này, Huyện Bình Chánh có 2 xã có tổng dân số cao nhất Thành Phố,
đó là xã Vĩnh Lộc A có 164.488 người, xã Vĩnh Lộc B có 140.226 người. Đứng thứ 3 là
xã Bình Hưng Hòa A (Q.Bình Tân) với 124.805 người.Thành Phố Hồ Chí Minh triển khai
nhiều biện pháp nâng cao chất lượng dân số. Trước đó, theo báo cáo của Chi cục Dân số –
Kế hoạch hóa gia đình Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2022, tuổi thọ trung bình của người
dân TP.HCM là 76,2 tuổi (tuổi thọ trung bình chung cả nước là 73,6 tuổi). Tuổi thọ người
dân nói chung tăng nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi.
TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt với vấn đề già hóa dân dân số, nhưng mức sinh thay
thế thấp. Tổng tỷ suất sinh năm 2022 dự kiến là 1,39 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ,
trong khi năm 2021 là 1,48 con, hiện đang được xếp vào nhóm 21 tỉnh, thành phố có mức
sinh thấp. Mức sinh thấp kéo dài sẽ làm cho quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh hơn,
thiếu nguồn lao động, ảnh hưởng đến xã hội… Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh
đang được kiểm soát, tuy nhiên nếu không tiếp tục duy trì các giải pháp có hiệu quả thì tỷ
lệ giới tính khi sinh vẫn có thể tăng trở lại trong thời gian tới.
1.1.4. Tình hình công nghệ của Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong các thành phố nổi bật nhất và có thể nói là
dẫn đầu trong việc nghiên cứu phát triển lĩnh vực khoa học, công nghệ với nhiều thành
quả tích cực, cụ thể như sau:
Trong năm 2023, TPHCM đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch phát triển
khoa học công nghệ. Thành phố đã hỗ trợ 2.586 doanh nghiệp nâng cao năng lực đổi mới
sáng tạo, đạt 287,33% kế hoạch năm; hỗ trợ ươm tạo, phát triển 308 dự án, đạt 102,67%

9
kế hoạch năm; hỗ trợ 40 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp cận nguồn vốn
đầu tư mạo hiểm, đạt 133,33% kế hoạch năm.
TS. Lê Thanh Minh đánh giá hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM
ngày càng lớn mạnh với các hoạt động kết nối, đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo diễn ra sôi nổi và tăng trưởng đáng kể với gần 200 Quỹ đầu tư mạo hiểm.
Bên cạnh đó, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng được các nguồn lực xã hội
quan tâm, huy động đầu tư thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước và trong
nhóm 100 hệ sinh thái dẫn đầu toàn cầu. Điều này góp phần gia tăng chỉ số đổi mới sáng
tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2023, xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế.
Đáng chú ý trong năm 2023, đã có 125 doanh nghiệp báo cáo thành lập Quỹ phát
triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp với tổng số tiền trích Quỹ hơn 5.509 tỷ
đồng, số tiền chi sử dụng Quỹ gần 1.912 tỷ đồng.
1.1.5. Tình hình pháp luật của Thành phố Hồ Chí Minh
Trong thời gian qua, UBND Thành phố đã tập trung nhiều thời gian, nguồn lực, giải
pháp để đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành
pháp luật, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm
quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành
pháp luật vẫn còn bộc lộ một số bất cập: việc xây dựng một số văn bản quy phạm pháp
luật chưa đảm bảo đủ thời gian để thực hiện các quy trình, thủ tục theo quy định; một số
cơ quan chưa chủ động thực hiện việc lập đề nghị xây dựng, soạn thảo văn bản; sử dụng
hình thức văn bản khác không đúng quy định để thay thế cho việc ban hành văn bản quy
phạm pháp luật; việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật vẫn là
khâu yếu, chậm được khắc phục; năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ, công
chức có nơi chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, dẫn đến pháp luật chậm được thực hiện và
hiệu quả thấp.
Nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ
chức thi hành pháp luật, phòng, chống tham nhũng, lợi ích nhóm, tiêu cực, UBND Thành

10
phố chỉ đạo triển khai thực hiện một số giải pháp. Trong đó, Thành phố chủ động rà soát
văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực do sở, ngành, Thành phố, quận, huyện, TP
Thủ Đức quản lý để xem xét phù hợp với thực tiễn; xác định rõ khó khăn, vướng mắc để
từ đó xác định sự cần thiết sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản.
1.1.6. Tình hình tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở miền Nam của đất nước Việt Nam, cách trung tâm
thành phố Hà Nội khoảng 1.730km tính theo đường bộ. Ngoài ra trung tâm thành phố Hồ
Chí Minh nằm cách bờ biển Đông khoảng 50 km theo đường chim bay, khoảng cách
không quá xa. Với vị trí là tâm điểm của Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh là một
đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Nhờ
điều này mà thành phố đã giúp nối liền các tỉnh trong vùng và trở thành một cửa ngõ quốc
tế cực kỳ quan trọng.
Khí hậu: Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo. Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình
1,979 mm/năm, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm
27.550C. Hoạt động du lịch thuận lợi suốt 12 tháng.
Thủy văn: Thành phố Hồ Chí Minh có hàng trăm sông ngòi, kênh rạch nhưng sông
lớn không nhiều. Sông Sài Gòn là sông lớn nhất, có 106 km chảy qua địa bàn thành phố,
là nơi có thể tiếp nhận các tàu biển có trọng tải trên 74,000 tấn và các tàu du lịch lớn. Hệ
thống sông từ thành phố lên miền Đông và xuống các tỉnh miền Tây, sang Cambodia đều
thuận lợi. Thành phố Hồ Chí Minh có đường bờ biển với chiều dài 15km có khả năng tổ
chức loại hình du lịch sinh thái và du lịch thể thao biển.
Nếu như xét về mặt hành chính thì thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.095 km2
được chia thành 22 quận huyện, trong đó có 1 thành phố, 16 quận, 5 huyện.
Các thành phố, quận huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Thành phố Thủ
Đức, Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận
12, Quận Bình Thạnh, Quận Bình Tân, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình,
Quận Tân Phú, Huyện Bình Chánh, Huyện Cần Giờ, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn và

11
Huyện Nhà Bè. Thành phố Thủ Đức là thành phố đầu tiên và cũng là thành phố duy nhất
thuộc đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA DU LỊCH ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
1.2.1. Ảnh hưởng của du lịch đến chính trị của Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường du lịch vô cùng sôi động, điều đó là cơ
hội không chỉ để phát triển du lịch mà còn quan hệ song phương quốc tế như việc đón tiếp
lãnh đạo cấp cao từ các nước đến Việt Nam để hợp tác, phát triển. Từ việc đón tiếp lãnh
đạo các nước ấy, du lịch Việt Nam càng được quan tâm đồng thời thu hút được lượng
khách du lịch từ các quốc gia đó.
Nhưng mặt khác, du lịch vẫn sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến chính trị của
TPHCM cụ thể như sau:
Thành phố Hồ Chí Minh có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là sân bay mang tính chiến
lược của cả quốc gia, sân bay nối liền du lịch đến các điểm đến trên khắp thế giới với tần
suất khai thác cao của rất nhiều hãng hàng không trong và ngoài nước. Đó cũng chính là
thách thức, khách du lịch sẽ dựa vào điều đó để vận chuyển trái phép những chất cấm,
buôn lậu…Đồng thời, khâu kiểm tra an ninh càng phải được kiểm định gắt gao hơn tránh
việc nhập cảnh trái phép.
1.2.2. Ảnh hưởng của du lịch đến kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh
a) Tác động tích cực
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh từ công nghiệp
sang thương mại dịch vụ.
Du lịch đã có những đóng góp to lớn vào tổng GDP của Thành phố: ngành du lịch
mang lại nhiều nguồn thu nhập lớn từ các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, vận chuyển,
tham quan và mua sắm. Do đó góp phần tăng cường thu nhập cho các doanh nghiệp và
người lao động trong thành phố.

12
Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 697.604,7 tỷ đồng tăng 11,6% so với cùng kỳ.
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 108.496,1 tỷ đồng, tăng 28,3% so với cùng
kỳ. Trong đó, dịch vụ lưu trú tăng 60,7%, dịch vụ ăn uống tăng 25,2%.
Doanh thu dịch vụ lữ hành ước đạt 11.358 tỷ đồng, tăng 68,0% so với cùng kỳ.
Doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác ước đạt 372.948,5 tỷ đồng, tăng 0,9% so với
cùng kỳ.
Vận tải hành khách ước tính đạt 757.282 nghìn lượt khách, tăng 12,8% so với cùng
kỳ.
Tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân: Ngành du lịch cung cấp nhiều cơ hội
việc làm đa dạng và hấp dẫn. Theo đánh giá về nhu cầu nhân lực hiện nay ngành Du lịch
cần khoảng 485.000 lao động trong cơ sở lưu trú du lịch cho công suất trên 70%, trong đó
nhân sự quản trị cần khoảng 45.000 người. Dự báo tăng trưởng du lịch Việt Nam 10 năm
tới khá lạc quan, đến năm 2025 cả nước cần có 950.000 - 1.050.000 buồng lưu trú và đến
năm 2030 cần 1.300.000 - 1.450.000 buồng. Như vậy, năm 2025, cầu về lao động khối cơ
sở lưu trú du lịch khoảng hơn 800.000 và năm 2030 là hơn 1 triệu, giai đoạn 2022 - 2030,
trung bình cần bổ sung mỗi năm trên 60.000 lao động.
Phát triển hạ tầng: Để đáp ứng nhu cầu của du khách, Thành phố Hồ Chí Minh cần
phải đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông như sân bay, đường sá và phương tiện
công cộng,... điều này góp phần vào phát triển kinh tế tổng thể. Có thể kể đến như: từng
bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả 22 sân bay hiện có, đầu tư 6 sân bay mới đã được
quy hoạch là Long Thành, Nà Sản, Lai Châu, Sapa, Quảng Trị, Phan Thiết. Nếu hoàn
thành mục tiêu trên, đến năm 2030 cả nước sẽ có 28 sân bay được khai thác.
Thúc đẩy ngành công nghiệp dịch vụ khác: Ngoài các dịch vụ trực tiếp liên quan
đến du lịch, sự tăng cường hoạt động du lịch còn thúc đẩy nhu cầu cho các dịch vụ khác
như giáo dục, y tế, và giải trí,v.v.
b) Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực mà du lịch mang lại cho nền kinh tế thì du lịch
cũng có một số tác động tiêu cực đối với nền kinh tế:

13
Phát triển du lịch quốc tế thụ động quá tải dẫn đến việc làm mất thăng bằng cán cân
thanh toán quốc tế, gây áp lực cho lạm phát: Nếu thành phố Hồ Chí Minh đón tiếp du
khách quá mức, họ có thể phải chi trả nhiều hơn cho hàng hóa và dịch vụ từ các quốc gia
khác so với số tiền mà họ kiếm được từ du lịch.
Ngành du lịch là ngành dịch vụ nên việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào
các yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, việc đảm bảo doanh thu và phát triển ổn định
của ngành du lịch là khó khăn hơn so với các ngành sản xuất khác. Khi mất thăng bằng
cán cân thanh toán tăng lên, thành phố Hồ Chí Minh có thể phải tăng cường nguồn cung
tiền tệ để thanh toán nợ. Việc này có thể dẫn đến tăng lạm phát nếu không được quản lý
chặt chẽ.
Tạo ra sự mất cân bằng ở một số ngành.
1.2.3. Ảnh hưởng của du lịch đến xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh
a) Tác động tích cực
Thúc đẩy các điểm đến văn hoá của giao lưu văn hoá nước ngoài. Du lịch đóng một
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao tiếp và trao đổi văn hóa của người dân thành
phố và du khách.
Các hoạt động du lịch quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nới lỏng
các mối quan hệ quốc tế và thúc đẩy sự hợp tác quốc tế giữa TPHCM với các thành phố
lớn trên thế giới.
Góp phần thúc đẩy bảo vệ và phát triển nét đẹp văn hóa của TPHCM. Nếu được
quản lý đúng cách, du lịch có thể được bảo vệ lâu dài các giá trị thẩm mỹ và văn hóa của
di tích văn hóa, mà còn có thể thúc đẩy sự hồi sinh của hàng thủ công địa phương và các
hoạt động văn hóa truyền thống.
Thu hút nguồn nhân lực về du lịch: khi du lịch phát triển mạnh, nguồn nhân lực về
du lịch sẽ tăng cao do nhu cầu lao động của mỗi cá nhân. Từ đó các cơ sở lưu trú sẽ mở ra
ngày càng nhiều tạo thêm công ăn việc làm, phát triển kinh tế - xã hội.

14
Tăng cường sự phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, đường xá, cầu cống. Thu
hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp, mang lại cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện và
ngày càng phát triển.
Nâng cao độ nhận diện của TPHCM đối với các nước bạn, khi du lịch phát triển ở
TPHCM thì hình ảnh nơi đây cũng sẽ được du khách mang ra ngoài quốc tế đặt biệt là đất
nước của họ. Từ đó sẽ dễ dàng thu hút được sự quan tâm cũng như sự đầu tư của các nước
khác hay nói cách khác là thị trường quốc tế.
b) Tác động tiêu cực
Hiện trạng quá tải du lịch: TPHCM có rất nhiều khu du lịch, khu di tích, bảo tàng
và các khu tham quan nổi tiếng. Dinh Độc lập là một trong những số đó, hàng năm lượt
du khách đến tham quan rất đông, nhìn từ ngoài vào ta có thể thấy khung cảnh chật kín
đến nghẹt thở, điều đó đến từ việc du lịch của TPHCM đã và đang phát triển rất mạnh, du
khách đến từ rất nhiều quốc gia trên thế giới, họ mong muốn tìm hiểu về nét đẹp văn hóa
của đất nước, con người Việt Nam. Chính vì điều đó, Dinh độc lập dần trở nên mất đi tính
mỹ quan, khách du lịch cũng dần nhàm chán việc phải chen nhau giữa đám đông.
Việc đôn giá thành của các tiểu thương: Hiện trạng này đã và đang diễn ra vô cùng
mạnh mẽ ở TPHCM, khi các tiểu thương lợi dụng việc thiếu hiểu biết của du khách nước
ngoài mà tăng giá lên gấp đôi, đôi lúc gấp ba, dẫn đến sự bất mãn của du khách cả trong
lẫn ngoài nước.
Ô nhiễm môi trường trầm trọng: hiện trạng xả rác bừa bãi đang diễn ra rất mạnh ở
các điểm du lịch và các khu du lịch, cần có các biện pháp xử lý triệt để.
Rủi ro an ninh: Hiện trạng quá tải du lịch ở trên cũng mang đến những rủi ro an
ninh không thể nào tránh khỏi, tình trạng cướp giật, móc túi đang rất hoành hành tại các
khu du lịch có đông đảo người tham quan. Hiện trạng ấy vừa gây mất an ninh trật tự, vừa
có thể ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng hay nói cách khác là khách du lịch.
1.2.4. Ảnh hưởng của du lịch đến công nghệ của Thành phố Hồ Chí Minh
Phát triển hệ thống viễn thông: Du lịch thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi trên
thế giới đến tham quan và trải nghiệm TPHCM. Để phục vụ nhu cầu này, ngành du lịch

15
đã đẩy mạnh đầu tư và cải thiện hệ thống viễn thông, bao gồm mạng di động, Wifi công
cộng và các công nghệ khác. Điều này giúp tăng tốc độ truyền thông, cung cấp dịch vụ
internet cao cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong việc truy cập thông tin và
chia sẻ trải nghiệm của họ.
Phát triển ứng dụng di động: Du lịch đóng góp vào việc phát triển các ứng dụng di
động cho du khách. Các ứng dụng này cung cấp thông tin về địa điểm du lịch, hướng dẫn
đi lại, dịch vụ đặt phòng khách sạn, đặt vé và nhiều tính năng hữu ích khác. Sự phát triển
của ngành du lịch thúc đẩy việc tạo ra các ứng dụng di động tiện lợi và sáng tạo, đồng
thời thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và truyền thông.
Sử dụng công nghệ trong quảng bá du lịch: Du lịch TPHCM sử dụng công nghệ để
quảng bá và tiếp cận thị trường du lịch. Các phương tiện truyền thông xã hội, trang web,
ứng dụng di động và các công nghệ khác được sử dụng để truyền tải thông tin về các điểm
đến, hoạt động và sự kiện du lịch. Điều này giúp thu hút du khách và tăng cường sự nhận
biết về TPHCM trên thị trường quốc tế.
Phát triển công nghệ trong ngành khách sạn và dịch vụ du lịch: Sự phát triển của
ngành du lịch đã thúc đẩy việc áp dụng công nghệ trong ngành khách sạn và dịch vụ du
lịch. Các khách sạn và cơ sở lưu trú trong thành phố đã sử dụng công nghệ để cải thiện
quản lý đặt phòng, dịch vụ khách hàng, thanh toán điện tử và quản lý khách hàng. Điều
này tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho du khách và giúp nâng cao chất lượng dịch vụ.
Thúc đẩy sự phát triển của công nghệ trong các ngành liên quan: Sự phát triển của
ngành du lịch cũng tác động tích cực đến các ngành liên quan như nghệ thuật, văn hóa,
giải trí và thương mại. Các công nghệ mới được áp dụng trong việc phục vụ du khách và
tạo ra trải nghiệm mới, như công nghệ thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, hệ thống âm thanh và
ánh sáng thông minh. Điều này giúp phát triển các ngành công nghệ liên quan và tạo ra cơ
hội mới cho sự đổi mới và phát triển trong lĩnh vực công nghệ.
1.2.5. Ảnh hưởng của du lịch đến pháp luật của Thành phố Hồ Chí Minh
Luật quản lý du lịch: TP HCM có các quy định pháp luật cụ thể để quản lý hoạt
động du lịch, bao gồm việc cấp phép, kiểm soát và quảng bá các dịch vụ du lịch. Những

16
quy định này đảm bảo rằng các hoạt động du lịch diễn ra trong một môi trường an toàn và
hợp pháp.
Quy định về an toàn và bảo vệ môi trường: Sự phát triển của ngành du lịch có thể
gây áp lực lên các nguồn tài nguyên tự nhiên và môi trường ở TP HCM. Do đó, pháp luật
cần xác định các quy định về bảo vệ môi trường, quản lý chất thải và đảm bảo an toàn cho
du khách và cộng đồng địa phương.
Luật lao động và quyền lợi lao động: Ngành du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm
cho cộng đồng địa phương. Để đảm bảo các quyền lợi và điều kiện làm việc tốt cho người
lao động trong ngành du lịch, pháp luật cần quy định về lương, giờ làm việc, an toàn lao
động và các quyền khác của người lao động.
Quy định về quảng cáo và tiếp thị du lịch: TP HCM có các quy định về quảng cáo
và tiếp thị du lịch để đảm bảo tính trung thực và công bằng trong việc quảng bá các dịch
vụ du lịch. Các quy định này giúp bảo vệ quyền lợi của khách du lịch và đảm bảo rằng
thông tin được cung cấp đáng tin cậy.
Quản lý địa phương: TP HCM có quyền tổ chức và quản lý các khu du lịch, bao
gồm việc xác định quy hoạch phát triển du lịch, quản lý hạ tầng và đảm bảo trật tự công
cộng. Các quy định pháp luật cần phù hợp với đặc thù và nhu cầu của thành phố để đảm
bảo sự phát triển bền vững và quản lý hiệu quả ngành du lịch.
1.2.6. Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường tự nhiên của Thành Phố Hồ Chí Minh
Sự phát triển nhanh chóng của du lịch thời gian qua đã góp phần tích cực vào phát
triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và nhiều địa phương nói riêng. Bên cạnh đó
phát triển du lịch còn ảnh hưởng không ít đến môi trường tự nhiên, trong đó có cả ảnh
hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực.
a) Tác động tích cực
Hoạt động du lịch đã có những tác động góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học,
bảo tồn cảnh quan, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ di tích lịch sử, di sản văn hóa, hoạt
động của các làng nghề truyền thống,v.v.

17
Hoạt động du lịch bổ sung cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án
tạo thêm vườn cây, hồ nước, thác nước nhân tạo... bên cạnh đó việc sử dụng hợp lý và bảo
vệ tới các nguồn tài nguyên, góp phần tích cực vào việc bảo vệ các khu bảo tồn tự nhiên.
Du lịch phát triển kèm theo sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, gia tăng
các phương tiện công cộng, đường xá, thông tin, v.v cải thiện môi trường cho khách du
lịch và người dân địa phương thông qua những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường,
các chương trình quy hoạch cảnh quan…
Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua đề cao
các giá trị văn hóa, tự nhiên và giá trị kinh tế của các điểm du lịch từ đó nâng cao nhận
thức cộng đồng về giữ gìn môi trường, không vứt rác bừa bãi, ý thức bảo vệ môi trường
được nâng cao, ...
b) Tác động tiêu cực
Phát triển du lịch quá nhanh trong điều kiện các hoạt động xử lý môi trường chưa
đáp ứng được nhu cầu đã tạo một sức ép vô hình lên môi trường và các tài nguyên thiên
nhiên.
Do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài khả năng và nhận
thức về quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi
trường, gây ô nhiễm và nguy cơ suy thoái lâu dài.
Hoạt động du lịch biển đã làm ảnh hưởng tới môi trường ven biển và môi trường
biển như thu hẹp diện tích của rạn san hô, rác ở ven các bãi tắm, số lượng hải sản giảm do
ô nhiễm. Ngoài ra còn ảnh hưởng tới nghề đánh bắt cá của ngư dân…
Sản phẩm nhựa được sử dụng nhiều nhất trong du lịch là dưới dạng bao bì như chai
nước suối được các công ty lữ hành phát cho du khách trong quá trình thực hiện tour hay
khách du lịch tự mua dùng trong thời gian đi tham quan, trải nghiệm; sử dụng trong các
cơ sở lưu trú, phục vụ các sự kiện, hội nghị, hội thảo…, hay các bao gói đồ ăn nhanh,
thức ăn nấu sẵn.

18
Cuộc sống và tập quán quần cư của các động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng do
lượng lớn khách du lịch đến vào các thời điểm trong chu trình sống (di trú, kiếm ăn, sinh
sản, làm tổ, v.v) của động vật hoang dã ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
Việc phát triển du lịch thường đi kèm với các tác động tiêu cực đến môi trường tự
nhiên. Nếu trong quá trình phát triển, các tác động tiêu cực đến môi trường không được
liệt kê thông qua những biện pháp bảo vệ môi trường quản lý hữu hiệu thì hậu quả sẽ dẫn
tới suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững. Do vậy,
trong quá trình phát triển du lịch phải lồng ghép các yêu cầu và giải pháp về bảo vệ môi
trường, ngay từ khâu lập quy hoạch, xây dựng các chiến lược phát triển đến triển khai các
dự án, thiết kế các sản phẩm du lịch cụ thể.

19
CHƯƠNG 2: SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. SẢN PHẨM DU LỊCH HIỆN NAY CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1. Hữu hình
Thành phố Hồ Chí Minh - một trong những thành phố đứng đầu trong lĩnh vực du
lịch thì sản phẩm du lịch hữu hình lại còn nhiều đáng kể.
Khi nhắc đến du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, khách du lịch không thể nào bỏ
qua những món ăn đường phố mang nét đặc trưng riêng biệt của đất Sài Thành, ta có thể
dễ dàng kể đến như bánh tráng trộn, xoài lắc, cá viên chiên đường phố và đặc biệt chính
là món cơm tấm sườn bì chả rất đỗi quen thuộc. Không chỉ có vậy, ở Thành phố Hồ Chí
Minh còn rất nhiều loại đặc sản cho du khách mang về làm quà hoặc thưởng thức tại chỗ.
Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh còn đặc trưng bởi những tòa nhà cao tầng đồ
sộ, du khách có thể trải nghiệm những trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn đẳng
cấp 5 sao trong trung tâm thành phố.
2.1.2. Vô hình
Không chỉ có hữu hình, vô hình cũng là sản phẩm du lịch vô cùng nổi bật ở
TPHCM. Nơi đây tập trung rất nhiều dịch vụ du lịch được du khách ưa chuộng, đặc biệt
các dịch vụ ấy được đánh giá rất cao bởi du khách không chỉ nội địa mà còn có quốc tế.
Nổi bật nhất phải kể đến là chất lượng dịch vụ lưu trú tại TPHCM. Được mệnh
danh là thành phố dẫn đầu cả nước về chất lượng dịch vụ du lịch, TPHCM đã mang mang
đến những trải nghiệm lưu trú nói riêng cũng như dịch vụ du lịch nói chung đầy tiện nghi
và thoải mái với hàng loạt các khách sạn 5 sao, 4 sao đa dạng. Các khách sạn nổi bật tại
TPHCM có thể kể đến là InterContinental Saigon, Des Arts Saigon - Mgallery Collection,
Royal Sài Gòn, Oscar Sài gòn,.v.v.Với những dịch vụ lưu trú ngày càng được chú trọng,
khách du lịch đã và đang được tận hưởng những dịch vụ vô cùng cao cấp, đầy sự mới mẻ
khiến trải nghiệm của họ tại nơi đây thêm phần ấn tượng.

20
Bên cạnh dịch vụ lưu trú, ẩm thực cũng là vấn đề mà du khách luôn quan tâm.
TPHCM đã gây được dấu ấn vô cùng nổi bật với thực khách quốc tế và các vùng lân cận
về hương vị ẩm thực chốn Sài Thành, để những trải nghiệm của thực khách được tối ưu
nhất những nhà hàng 5 sao lẫn 4 sao đã mọc lên để mang đến cho thực khách những sự
trải nghiệm về vị giác hơn cả tuyệt vời. Sau đây là một số nhà hàng nổi bật: Nhà hàng
Red Chilli Seafood Buffet-CHLOE Gallery; Nhà hàng Parkview; Nhà hàng Ngọc Sương
Sài Gòn;.v.v.Các nhà hàng tại đây phục vụ thực khách với đa dạng món ăn đồng thời
cũng tạo nên một dấu ấn khó phai trong lòng mỗi khách du lịch khi nhắc đến ẩm thực
TPHCM.
Ngoài lưu trú và ẩm thực thì dịch vụ vui chơi giải trí cũng là một lĩnh vực được khách
du lịch đặc biệt quan tâm. Là một thành phố sôi động bật nhất Việt Nam, dịch vụ vui chơi
giải trí ở đây cũng đã dạng không kém gì dịch vụ lưu trú và ẩm thực với vô vàng các khu
vui chơi có thể kể đến như trung tâm thương mại Bitexco, Landmark 81, Vincom Đồng
Khởi, công viên giải trí Đầm Sen,...Với sự đa dạng ấy, TPHCM đã và đang mang đến
những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời, tạo sự ấn tượng đối với thực khách nhằm mang đến
cho họ sự hài lòng nhất định mỗi khi đặt chân đến nơi đây.
2.2. THỊ TRƯỜNG
2.2.1. Khách hàng và nhu cầu hiện tại
a) Nội địa
Thành phố Hồ Chí Minh có thị trường khách du lịch nội địa rộng lớn và đa dạng,
lượng khách du lịch nội địa ở nơi đây không ngừng tăng cao qua từng năm.
Hiện tại, thị trường nội địa Thành phố Hồ Chí Minh chứng kiến sự đa dạng và năng
động đối với khách du lịch và nhu cầu tiêu dùng. Du khách tại TP.HCM có xu hướng tăng
cường sự quan tâm đối với sản phẩm du lịch và dịch vụ có chất lượng cao, đồng thời đặt
ra yêu cầu cao về trải nghiệm khi đi du lịch và mua sắm cuối cùng là tính tiện ích. Xu
hướng chú trọng vào tính an toàn, đa dạng lựa chọn, mong muốn trải nghiệm văn hóa địa
phương, mua sắm, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng và tận hưởng các trải nghiệm đặc biệt.

21
Trong thị trường du lịch nội địa của Thành phố Hồ Chí Minh, khách du lịch có
những nhu cầu sau đây:
Khám phá và trải nghiệm văn hóa địa phương: Khách du lịch nội địa thường quan
tâm đến việc khám phá văn hóa và lịch sử địa phương. Họ muốn có cơ hội trải nghiệm
các hoạt động văn hóa, tham quan các di tích lịch sử và thưởng thức ẩm thực đặc trưng
của thành phố.
Mua sắm và thưởng thức ẩm thực: TP.HCM là một điểm đến mua sắm phổ biến với
nhiều trung tâm thương mại, chợ đêm và cửa hàng boutique. Khách du lịch nội địa thường
có nhu cầu tham quan và mua sắm tại các địa điểm nổi tiếng như Bến Thành Market,
Saigon Centre, hay các khu trung tâm mua sắm khác. Họ cũng thích thưởng thức ẩm thực
phong phú và đa dạng của thành phố.
Tham quan và giải trí: Khách du lịch nội địa có nhu cầu tham quan các danh lam
thắng cảnh và điểm đến nổi tiếng trong thành phố, như Công viên 30/4, Nhà hát Thành
phố, Dinh Độc Lập, Bảo tàng Hồ Chí Minh, và Công viên Văn hóa Đầm Sen. Họ cũng
quan tâm đến các hoạt động giải trí như xem biểu diễn nghệ thuật, tham gia sự kiện và thể
thao, hoặc tham gia các tour du lịch tổ chức.
Nghỉ dưỡng và tiện nghi: Một số khách du lịch nội địa có nhu cầu tìm kiếm các khu
nghỉ dưỡng, khách sạn và các dịch vụ tiện ích để thư giãn và nghỉ ngơi. Họ mong muốn
có một trải nghiệm lưu trú thoải mái và tiện nghi trong khi khám phá thành phố.
Trải nghiệm đặc biệt và sáng tạo: Một số khách du lịch nội địa tìm kiếm các trải
nghiệm độc đáo và sáng tạo. Đây có thể là tham gia vào các lớp học nghệ thuật, thực hành
nghệ thuật truyền thống, tham gia các buổi hướng dẫn tham quan chuyên sâu, hay tham
gia vào các hoạt động phiêu lưu và thử thách.
Khách hàng tại TP.HCM cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến các sản phẩm và
dịch vụ trong du lịch có ảnh hưởng tích cực đến môi trường và xã hội. Xu hướng "xanh"
và "bền vững" ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu, khi người khách du lịch đòi
hỏi các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội.

22
Tóm lại , thị trường nội địa TP.HCM đang phản ánh một cảnh quan nhu cầu du lịch
đa dạng, đòi hỏi sự đổi mới và linh hoạt từ phía doanh nghiệp để đáp ứng được nhu cầu
ngày càng đa dạng và phức tạp của khách hàng trong thành phố này.
b) Quốc tế
Nhu cầu du lịch quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng đáng kể trong những
năm gần đây. Dưới đây là một số điểm nổi bật về nhu cầu du lịch quốc tế tại Thành phố:
Tăng trưởng mạnh mẽ: Năm 2022, TP Hồ Chí Minh thu hút gần 30 triệu lượt khách
du lịch quốc tế, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng khách du lịch nội địa tăng
167,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Định vị trên bản đồ du lịch thế giới: TP Hồ Chí Minh là một trong hai thành phố
của Châu Á nằm trong top 15 các điểm đến được truy cập nhiều nhất trên thế giới cuối
năm 2022. Tạp chí Du lịch Mỹ cũng lựa chọn Việt Nam là điểm đến hàng đầu châu Á
năm 2023.
Khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh có những nhu cầu sau đây:
Khám phá văn hóa và lịch sử: Khách du lịch quốc tế thường có quan tâm đến việc
khám phá văn hóa và lịch sử địa phương. Họ muốn trải nghiệm các hoạt động văn hóa,
tham quan các di tích lịch sử và tìm hiểu về truyền thống và phong tục địa phương.
Tham quan các điểm đến nổi tiếng: Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điểm đến nổi
tiếng như Cung điện Thống Nhất, Nhà hát Thành phố, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Dinh Độc
Lập, Chợ Bến Thành và Công viên Văn hóa Đầm Sen. Khách du lịch quốc tế thường có
nhu cầu tham quan và khám phá những điểm đến này.
Mua sắm: TP.HCM là một địa điểm mua sắm phổ biến với nhiều trung tâm thương
mại, chợ đêm và cửa hàng boutique. Khách du lịch quốc tế thường có nhu cầu mua sắm
các sản phẩm đặc trưng như đồ thủ công, quần áo, túi xách, đồ trang sức và các mặt hàng
điện tử.
Ẩm thực: Khách du lịch quốc tế thường muốn thưởng thức ẩm thực địa phương và
trải nghiệm các món ăn đặc trưng của thành phố. Họ quan tâm đến những nhà hàng và

23
quán ăn nổi tiếng, cũng như tham gia vào các trải nghiệm ẩm thực như lớp học nấu ăn
hoặc tham gia vào các buổi thực đơn đặc biệt.
Giải trí và vui chơi: Khách du lịch quốc tế thường tìm kiếm các hoạt động giải trí
và vui chơi trong thành phố. Điều này có thể bao gồm xem biểu diễn nghệ thuật, tham gia
vào các sự kiện âm nhạc và văn hóa, tham gia vào các tour du lịch giới thiệu về nghệ
thuật, văn hóa địa phương, hoặc tham gia vào các hoạt động thể thao và phiêu lưu.
Trải nghiệm nghỉ dưỡng: Một số khách du lịch quốc tế có nhu cầu tìm kiếm trải
nghiệm nghỉ dưỡng và thư giãn trong thành phố. Họ quan tâm đến các khu nghỉ dưỡng,
khách sạn sang trọng và các dịch vụ spa để tận hưởng những ngày nghỉ tại thành phố.
Tổng quát, khách du lịch quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn khám
phá văn hóa và lịch sử, tham quan các điểm đến nổi tiếng, mua sắm, thưởng thức ẩm thực,
giải trí và tận hưởng các trải nghiệm nghỉ dưỡng.
2.2.2. Dự báo hành vi và nhu cầu khách hàng giai đoạn 2025 - 2040
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hành vi và nhu cầu của khách du lịch ở Thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 2025-2040:
Tăng trưởng kinh tế và thu nhập: Nếu kinh tế của Việt Nam và đặc biệt là thành phố
Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, người dân có thể có thu nhập cao hơn, từ đó tăng cường
khả năng chi tiêu cho du lịch.
Công nghệ và trải nghiệm du lịch: Sự tiến triển trong công nghệ, đặc biệt là thực tế
ảo (VR) và trí tuệ nhân tạo (AI), có thể tạo ra các trải nghiệm du lịch mới và độc đáo, có
thể tăng cường sự hấp dẫn của thành phố.
Bảo vệ môi trường và du lịch bền vững: Xu hướng ngày càng tăng về ý thức môi
trường có thể thúc đẩy nhu cầu du lịch bền vững và trách nhiệm xã hội, khiến cho khách
du lịch chọn các hoạt động và địa điểm du lịch thân thiện với môi trường.
Thay đổi trong sở thích và mong muốn du lịch: Có thể có sự dịch chuyển từ việc
tìm kiếm trải nghiệm văn hóa truyền thống đến sự quan tâm đến giáo dục, y tế và trải
nghiệm nghệ thuật.

24
Tăng cường kết nối quốc tế: Sự phát triển của giao thông và các cấu trúc kết nối
quốc tế có thể làm tăng cường sự di chuyển giữa các quốc gia, đặc biệt là tăng cường số
lượng du khách quốc tế đến thành phố.
Ảnh hưởng của sự kiện toàn cầu và yếu tố khẩn cấp: Các sự kiện toàn cầu như đại
dịch, biến đổi khí hậu và các tình huống khẩn cấp có thể ảnh hưởng đến quyết định du
lịch và loại hình hoạt động mà du khách quan tâm.
Chính sách du lịch và phát triển đô thị: Chính sách của chính quyền địa phương và
quốc gia về du lịch cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hành vi và nhu
cầu của khách du lịch.
Những dự báo cụ thể:
a. Nhóm khách hàng trẻ tuổi
Nhu cầu trải nghiệm kỹ thuật số và công nghệ: khách du lịch trẻ tuổi có nhu cầu tìm
kiếm các trải nghiệm kỹ thuật số và sử dụng công nghệ để tùy chỉnh và chia sẻ trải
nghiệm du lịch của họ. Ứng dụng thực tế ảo và công nghệ trở thành một phần quan trọng
trong hành trình du lịch.
Nhu cầu du lịch bền vững: Các dự án du lịch xã hội và cơ hội tình nguyện có thể
hấp dẫn đối với khách du lịch trẻ tuổi. Nhu cầu du lịch bền vững và trải nghiệm xã hội có
thể tăng lên, với sự quan tâm đặc biệt ảnh hưởng tích cực đến môi trường và cộng đồng
địa phương.
Nhu cầu du lịch chịu tác động lớn từ mạng xã hội: Mạng xã hội đóng vai trò quan
trọng trong quyết định du lịch của khách trẻ. Khách du lịch trẻ có thể tìm kiếm và chia sẻ
trải nghiệm du lịch độc đáo trên các nền tảng mạng xã hội.
Xu hướng khám phá văn hóa và nghệ thuật: Các sự kiện nghệ thuật, festival và sự
kiện văn hóa có thể thu hút đông đảo khách du lịch trẻ.
b. Nhóm khách du lịch trung niên
Nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng: sức khỏe có thể trở thành yếu tố quan trọng trong
quyết định đi du lịch của khách trung niên, với sự tăng cường vào trải nghiệm thể dục, spa
và chăm sóc sức khỏe.

25
Nhu cầu khám phá văn hóa nghệ thuật: nhu cầu khám phá các địa điểm nghệ thuật,
bảo tàng, và sự kiện văn hóa.
Du lịch MICE và chất lượng: khách trung niên có thể ưu tiên vào chất lượng hơn là
số lượng, tìm kiếm trải nghiệm độc đáo và dịch vụ cao cấp.
Nhu cầu tiện lợi trong du lịch: Sự tiện lợi trong việc sử dụng công việc để tìm kiếm
thông tin, đặt phòng, và tương tác với các dịch vụ du lịch có thể đóng vai trò quan trọng.
Nhu cầu du lịch nhóm và gia đình: Xu hướng du lịch trong nhóm gia đình hoặc bạn
bè để chia sẻ trải nghiệm và tạo ra kỉ niệm đáng nhớ.
2.2.3. Dự báo tổng cầu và cầu của thị trường
a. Thị trường du lịch quốc tế
TP HCM đã được vinh danh là "Điểm đến du lịch kinh doanh hàng đầu châu Á",
"Điểm đến Lễ hội và sự kiện hàng đầu châu Á" và nằm trong top 100 điểm đến du lịch
được yêu thích nhất năm 2023, đó là lợi thế cho thành phố để đón thêm nhiều lượt khách
quốc tế.
Sở Du lịch TP HCM ước tính, năm 2025, khách quốc tế đến TP HCM đạt khoảng 8
triệu lượt khách, tăng 44,3% so với cùng kỳ 2023.
Mặc dù ngành du lịch rất dễ ảnh hưởng và chịu tác động trực tiếp từ giá cả xăng
dầu, các bất ổn về chính trị, kinh tế của khu vực và thế giới nhưng dự báo rằng năm 2025
ngành du lịch của TPHCM sẽ tiếp tục đà tăng trưởng này.
Nhóm khách hàng quốc tế Hàn Quốc luôn được xem là thị trường khách trọng điểm
hàng đầu đối với TPHCM và Việt Nam. Dự báo khách Hàn Quốc đến TP HCM năm 2024
sẽ đạt 1 triệu lượt. Tiếp đến là khách Mỹ và Trung Quốc dự báo lần lượt đạt 400 nghìn và
300 nghìn lượt. Ngoài ra còn có các khách quốc tế tiềm năng khác như Đài Loan, Thái
Lan, Nhật Bản, Anh, Pháp, v.v
Dự báo rằng TPHCM sẽ đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024. Nhưng
đó chỉ là dự báo, để đạt được con số đó thì TPHCM cần phải có những giải pháp nâng cao
thứ hạng của của mình trên thị trường du lịch thế giới. Để khai thác hiệu quả các thị
trường khách du lịch quốc tế, thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với

26
các cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, khai thác hiệu quả
các thị trường khách du lịch quốc tế có nhiều tiềm năng; phát triển các sản phẩm du lịch
mới, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao để thúc đẩy du lịch phục hồi, phát triển
bền vững.
b. Thị trường du lịch nội địa
Năm 2023, lượt khách du lịch nội địa đến TP HCM đạt hơn 35 triệu lượt khách
(tăng 7,4% so với năm 2022). TPHCM đứng thứ nhất về thu hút khách nội địa trong 6
tháng đầu năm 2023. TPHCM dự báo đến năm 2024 đón trên 39 triệu lượt khách du lịch
nội địa.
Sau đại dịch thì xuất hiện tâm lý du lịch “trả đũa” cho thấy nhu cầu du lịch vẫn cao,
bất chấp tình hình lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng cao. Thị trường khách du lịch nội địa
là thị trường có khả năng chống chịu, thích ứng với những thay đổi của thực tế, có khả
năng phục hồi nhanh và mức độ tăng trưởng khá ổn định. Các yếu tố được du khách quan
tâm nhiều nhất là chất lượng dịch vụ (57,6%), tiếp đến là những thách thức được tìm hiểu,
khám phá (57,1%), giá cả (55,5%) và an toàn dịch bệnh (42%).
Du khách trong nước thường đi du lịch dịp nghỉ hè, nghỉ lễ, phổ biến là những
chuyến ngắn từ 2-3 ngày và đang có xu hướng kéo dài thời gian du lịch. Khách hay đi
theo nhóm nhỏ cùng bạn bè hoặc gia đình, ưu tiên lựa chọn những loại hình du lịch như:
nghỉ dưỡng biển, nghỉ dưỡng núi, vui chơi giải trí, mua sắm, bên cạnh đó là du lịch văn
hóa, tâm linh, thể thao, chăm sóc sức khỏe, v.v. Về chi tiêu, du khách nội địa chi tiêu cho
toàn chuyến ở mức trung bình. Khi đặt mua sản phẩm du lịch, họ quan tâm nhiều đến
chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi trực tiếp vào giá.
Đối với lượng khách du lịch nội địa có khả năng kinh tế cao thay vì du lịch trong
nước, họ có thể lựa chọn những điểm đến gần đã áp dụng chính sách mở cửa tương đối
thông thoáng sau đại dịch và có mức phí chênh lệch không quá nhiều so với các điểm du
lịch trong nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Singapore,v.v thậm chí là Hàn Quốc,
Nhật Bản. Vì thế, để thu hút mạnh mẽ du khách nội địa, nhất là bộ phận du khách chất

27
lượng, có mức chi tiêu cao, không cách nào khác phải bằng mọi cách đổi mới sáng tạo để
đáp ứng nhu cầu du khách trong nước.

28
CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG HIỆN TẠI
3.1.1. Hữu hình
Khách sạn: Đây là nơi du khách nghỉ ngơi, thư giãn, và sử dụng các dịch vụ như ăn
uống, giặt là, spa, hồ bơi, phòng tập, vv. Một số khách sạn nổi tiếng tại TP HCM là Khách
sạn Rex, Khách sạn Caravelle, Khách sạn Majestic, vv. Những khách sạn này có kiến trúc
đẹp, lịch sử lâu đời, và phục vụ tốt.
Nhà hàng: Đây là nơi du khách thưởng thức các món ăn đặc trưng của TP HCM,
cũng như các món ăn quốc tế. Một số nhà hàng nổi tiếng tại TP HCM là Nhà hàng Quán
Ăn Ngon, Nhà hàng Cục Gạch Quán, Nhà hàng Noir, vv. Những nhà hàng này có không
gian đẹp, thực đơn phong phú, và chất lượng thức ăn tuyệt vời.
Phương tiện di chuyển: Đây là những phương tiện mà du khách sử dụng để đi từ
nơi này đến nơi khác trong TP HCM, cũng như đến các điểm du lịch lân cận. Một số
phương tiện di chuyển phổ biến tại TP HCM là xe buýt, xe ôm, xe máy, xe đạp, xe xích
lô, xe buýt hai tầng, xe buýt đường sông, vv. Những phương tiện này có giá cả hợp lý, dễ
dàng tìm thấy, và mang lại trải nghiệm thú vị cho du khách.
Các điểm tham quan: Đây là những nơi mà du khách có thể chiêm ngưỡng, khám
phá, và học hỏi về văn hóa, lịch sử, tự nhiên, và con người của TP HCM. Một số điểm
tham quan nổi tiếng tại TP HCM là Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập, Bảo tàng Chứng tích
Chiến tranh, Chợ Bến Thành, Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Khu du lịch sinh thái Cần Giờ, vv.
Những điểm tham quan này có giá trị lịch sử, văn hóa, và du lịch cao, và thu hút hàng
triệu du khách mỗi năm.
Các sản phẩm mua sắm: Đây là những mặt hàng mà du khách có thể mua làm quà,
lưu niệm, hoặc sử dụng cho bản thân. Một số sản phẩm mua sắm phổ biến tại TP HCM là
áo dài, nón lá, cà phê, tranh đá quý, đồ gốm sứ, đồ lưu niệm vv. Những sản phẩm này có
đặc trưng riêng, chất lượng tốt, và giá cả hợp lý.

29
Các sản phẩm ẩm thực: Đây là những món ăn, đồ uống, và đặc sản mà du khách có
thể thưởng thức tại TP HCM. Một số sản phẩm ẩm thực nổi tiếng tại TP HCM là phở,
bánh mì, bún bò Huế, bánh xèo, gỏi cuốn, các loại chè, bánh tráng trộn, các loại cà phê,
cơm tấm, vv. Những sản phẩm này có hương vị đặc biệt, phong phú, và đa dạng, mang
đậm nét văn hóa ẩm thực của TP HCM.
Các sản phẩm nghệ thuật: Đây là những tác phẩm, biểu diễn, và hoạt động nghệ
thuật mà du khách có thể chiêm ngưỡng, thưởng thức, và tham gia tại TP HCM. Một số
sản phẩm nghệ thuật nổi tiếng tại TP HCM là múa rối nước, hát bội, cải lương, đờn ca tài
tử, các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc, sân khấu kịch, rạp chiếu phim, vv. Những sản phẩm
này có tính sáng tạo, nghệ thuật, và giải trí cao, phản ánh nét văn hóa nghệ thuật của TP
HCM.
Các sản phẩm giải trí: Đây là những trò chơi, hoạt động, và dịch vụ giải trí mà du
khách có thể tham gia để vui chơi, thư giãn, và xả stress tại TP HCM. Một số sản phẩm
giải trí nổi tiếng tại TP HCM là Công viên Suối Tiên, Công viên Văn hóa Đầm Sen, Công
viên Kỳ Quan Thế Giới, Công viên nước Kizciti, Sài Gòn Skydeck, Sài Gòn Zoo and
Botanical Garden, các Spa, các quán karaoke, Bar, vv.
TP.HCM có hàng chục sản phẩm du lịch đặc trưng góp phần tạo sự đa dạng cho
điểm đến nhưng cần tăng cường liên kết, nâng chất lượng để thu hút thêm nhiều khách du
lịch. Ở TP HCM, tính hữu hình của sản phẩm thường được liên kết với các yếu tố như
thương hiệu, chất lượng, và trải nghiệm người dùng. Sự chú trọng vào các giá trị như sáng
tạo, tiện lợi, và bền vững cũng đang ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình phát
triển sản phẩm.
3.1.2. Vô hình
Dịch vụ ẩm thực:
+ Quán cà phê và trà sữa: Thành phố nổi tiếng với đa dạng các quán cà phê và trà sữa, từ
các quán đường phố đến những quán có thiết kế độc đáo.
+ Nhà hàng đặc sản: Các nhà hàng phục vụ ẩm thực đặc sản miền Nam Việt Nam, như
bún riêu, bánh mì Huỳnh Hoa, phở, cơm niêu, và các món ngon khác.

30
+ Buffet sông Sài Gòn: Dịch vụ này mang lại trải nghiệm ẩm thực trên sông với đủ các
món ăn Việt Nam và quốc tế.
Dịch vụ giải trí:
+ Quán bar và club: Thành phố có nhiều quán bar và club nổi tiếng, đặc biệt là ở khu phố
đi bộ Bùi Viện, là nơi tập trung của giới trẻ và du khách.
+ Rạp chiếu phim đa dạng: Các rạp chiếu phim hiện đại tại các trung tâm mua sắm và khu
vực trung tâm thường xuyên mang lại những bộ phim nổi tiếng.
Dịch vụ mua sắm:
+ Chợ Bến Thành: Là một trong những chợ truyền thống nổi tiếng, chợ Bến Thành cung
cấp đủ các sản phẩm từ thực phẩm, đồ điện tử, đến đồ lưu niệm và đồ thủ công.
+ Trung tâm thương mại: Các trung tâm thương mại như Vincom, Takashimaya, và
Saigon Centre cung cấp trải nghiệm mua sắm hiện đại với nhiều thương hiệu quốc tế và
địa phương.
Dịch vụ du lịch và tham quan:
+ Tour tham quan đô thị: Các tour du lịch bằng xe buýt mở tại thành phố giúp du khách
khám phá các địa điểm nổi tiếng và lịch sử của Sài Gòn.
+ Chuyến tham quan trên sông: Du khách có thể tham gia các chuyến tham quan trên
sông Sài Gòn để ngắm cảnh đẹp của thành phố từ dòng sông.
Dịch vụ spa và thể dục:
+ Spa độc đáo: Thành phố có nhiều spa chất lượng cao, cung cấp các liệu pháp truyền
thống và đương đại.
+ Các trung tâm thể dục: Các trung tâm thể dục và phòng tập gym hiện đại giúp người
dân và du khách duy trì sức khỏe và phong cách sống năng động.
Dịch vụ văn hóa và giáo dục:
+ Bảo tàng và triển lãm: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Chứng tích Chiến
tranh, và các triển lãm nghệ thuật địa phương là những điểm đến văn hóa phổ biến.
+ Lớp học nghệ thuật và văn hóa: Nhiều nơi cung cấp lớp học về nghệ thuật, nấu ăn, và
các hoạt động văn hóa để du khách có thể tham gia và học hỏi.

31
3.2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG TRONG TƯƠNG LAI
3.2.1. Hữu hình
Để phát triển sản phẩm du lịch hữu hình đặc trưng cho Thành phố Hồ Chí Minh
trong tương lai: Bằng cách tập trung vào việc phát triển các sản phẩm du lịch hữu hình
đặc trưng, Thành phố Hồ Chí Minh có thể tạo ra những trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn,
góp phần thu hút và giữ chân du khách, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của ngành du
lịch.
Dưới đây là một số phương án cụ thể để phát triển các lĩnh vực khác nhau tại Thành
phố Hồ Chí Minh trong tương lai:
+ Du lịch và Khách sạn: Tận dụng mạng lưới giao thông thuận tiện và nền kinh tế phát
triển để thu hút đầu tư. Phát triển cơ sở vật chất và dịch vụ chất lượng cao, đa dạng hóa tài
nguyên du lịch. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tận dụng
công nghệ thông minh và chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm của khách hàng tại các
khách sạn và điểm du lịch, như việc sử dụng ứng dụng photo booth chụp hình 360 độ, hệ
thống điều khiển thông qua giọng nói và điện thoại thông minh. Sử dụng máy tính bảng
khảo sát dịch vụ để thu thập dữ liệu quan trọng, từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ và tăng
cường sự hài lòng của khách hàng. Khuyến khích và hỗ trợ các dự án khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo trong lĩnh vực du lịch, nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, độc đáo. Tận
dụng các chính sách mới như thị thực điện tử và nâng thời hạn tạm trú để thu hút khách
du lịch quốc tế và tăng cường định vị thương hiệu du lịch của thành phố trên trường quốc
tế.
+ Giao thông: Thành phố nên triển khai dự án phát triển giao thông xanh, bao gồm xây
dựng tuyến buýt nhanh BRT dọc Đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ, chuyển đổi sang sử
dụng phương tiện vận chuyển nhiều khách như tàu điện ngầm, xe điện để giảm áp lực lên
môi trường.
+ Điểm tham quan: Tập trung cải tạo nâng cấp các điểm tham quan hiện có như Địa Đạo
Củ Chi, Chợ Bến Thành, Dinh Độc Lập, v.v. Khám phá và xây dựng thêm các điểm tham
quan mới dựa trên nét đặc trưng của TP HCM về văn hóa và lịch sử. v.v.

32
+ Mua sắm: Chuyển đổi kênh bán hàng truyền thống sang kênh bán hàng hiện đại, như
thương mại điện tử và mạng xã hội. Tăng cường quảng bá sản phẩm du lịch của Thành
phố với du khách trong và ngoài nước.
+ Ẩm thực: Phát triển ẩm thực đường phố ngày càng độc đáo để thu hút khách du lịch
quốc tế và phát triển du lịch ẩm thực gắn với kinh tế đêm. Nên kiểm tra nghiêm ngặt hơn
trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với ẩm thực đường phố.
+ Nghệ thuật: Động viên các nghệ sĩ trẻ sáng tác các tác phẩm phản ánh góc nhìn về
tương lai của thành phố qua nghệ thuật sắp đặt, khuyến khích nghệ sĩ trẻ sáng tác, đồng
thời quảng bá hình ảnh một TP HCM năng động sáng tạo thông qua các hoạt động mới
mẻ như workshop, lớp học nghệ thuật, mở các triển lãm nghệ thuật, v.v. Bên cạnh đó cần
bảo tồn và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống như cải lương, hát bội, v.v.
+ Giải trí: Phát triển ngành văn hóa và giải trí, bao gồm cả kinh tế đêm, để tạo ra các sản
phẩm, dịch vụ văn hóa có thương hiệu uy tín trong khu vực và quốc tế.
Đây chỉ là một số phương án tổng quan, và việc phát triển cụ thể sẽ cần phải dựa trên
nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm nguồn lực, chính sách, và nhu cầu cụ thể của thành phố
địa phương.
3.2.2. Vô hình
a) Dịch vụ khách sạn
Nâng cao chất lượng dịch vụ:
+ Đào tạo nhân sự: Cung cấp chương trình đào tạo chất lượng cao cho nhân viên lưu trú,
từ nhân viên lễ tân đến nhân viên phục vụ, để đảm bảo sự chuyên nghiệp và thân thiện.
+ Kiểm soát chất lượng phòng: Thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng để đảm bảo rằng
mọi phòng đều đáp ứng tiêu chuẩn và được bảo trì đúng cách.
+ Dịch vụ wifi và công nghệ: Cải thiện dịch vụ wifi và tích hợp các tiện ích công nghệ
như hệ thống phòng thông minh để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.
Mang đến sự đa dạng:
+ Mở rộng loại hình lưu trú: Phát triển cả các loại hình từ khách sạn sang nhà nghỉ, căn hộ
cho thuê, hotel để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

33
+ Tích hợp văn hóa địa phương: Thúc đẩy sự đa dạng bằng cách hợp tác với những người
quản lý nhà nghỉ và chủ nhà để tạo ra trải nghiệm lưu trú độc đáo phản ánh văn hóa địa
phương.
Bảo dưỡng và nâng cấp cơ sở vật chất:
+ Dự án nâng cấp: Đầu tư vào các dự án nâng cấp để cải thiện cơ sở vật chất như nâng
cấp phòng, phòng tập thể dục, phòng gym, bể bơi, và khu vui chơi.
+ Chăm sóc cảnh quan: Duy trì và cải thiện cảnh quan như trồng nhiều cây xanh, hoa,
trang trí xung quanh những khu vực lưu trú để tạo ra không gian thoải mái và dễ chịu cho
du khách.
Chăm sóc khách hàng và trải nghiệm du lịch:
+ Chương trình thẻ thành viên: Tạo chương trình thẻ thành viên để khuyến khích sự trung
thành và cung cấp ưu đãi cho khách hàng quay lại.
+ Tư vấn du lịch: Cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn du lịch tại quầy lễ tân để giúp du
khách lên kế hoạch cho họ trải nghiệm du lịch.
Quảng bá và tiếp cận thị trường:
+ Chiến dịch tiếp thị trực tuyến: Tăng cường chiến dịch quảng bá trực tuyến thông qua
website, mạng xã hội và các nền tảng đặt phòng trực tuyến.
+ Hợp tác với đối tác du lịch: Hợp tác với các đối tác du lịch để cung cấp gói dịch vụ du
lịch tích hợp, tăng cường tiếp cận thị trường và tạo ra các ưu đãi đặc biệt.
Chăm sóc môi trường:
+ Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường: Đảm bảo hoạt động của cơ sở lưu trú tuân thủ
các chính sách bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp thân thiện với môi trường.
+ Chương trình tư vấn tiết kiệm năng lượng: Khuyến khích việc sử dụng nguồn năng
lượng sạch, năng lượng tự tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và triển khai
chương trình tiết kiệm năng lượng.
b) Du lịch và lữ hành
Nâng cao trải nghiệm du lịch:

34
+ Hợp tác với doanh nghiệp địa phương: Xây dựng đối tác với các doanh nghiệp địa
phương để cung cấp trải nghiệm du lịch độc đáo và chất lượng.
+ Dịch vụ hướng dân năng động: Cung cấp các dịch vụ hướng dẫn năng động, linh hoạt
và thông thạo về lịch sử, văn hóa, và điểm đặc sắc của thành phố.
Phát triển các gói du lịch đa dạng
+ Du lịch chủ động: Tạo các gói du lịch cho du khách tự do để họ có thể lên kế hoạch và
tận hưởng trải nghiệm theo ý muốn, sở thích và nhu cầu.
+ Gói du lịch chăm sóc đặc biệt: Phát triển các gói dịch vụ cao cấp và chăm sóc đặc biệt
cho nhóm du lịch, cặp đôi, hoặc khách hàng VIP.
Quảng bá và tiếp cận thị trường:
+ Chiến dịch quảng cáo: Tăng cường chiến dịch quảng bá trực tuyến và offline để tăng
hiệu quả tiếp cận và thu hút du khách mới.
+ Hợp tác với đối tác du lịch:Hợp tác với các đối tác du lịch quốc tế và địa phương để mở
rộng mạng lưới tiếp cận thị trường và tăng cường quảng bá.
Sử dụng công nghệ và ứng dụng di động:
+ Ứng dụng hướng dẫn du lịch: Phát triển ứng dụng di động cung cấp thông tin chi tiết và
hướng dẫn cho du khách, bao gồm bản đồ, điều hướng, và thông tin điểm đặc sắc.
+ Kênh liên lạc nhanh chóng: Sử dụng các kênh liên lạc như ứng dụng tin nhắn và mạng
xã hội để du khách có thể liên lạc và nhận hỗ trợ một cách nhanh chóng.
Hỗ trợ nguồn nhân lực du lịch:
+ Đào tạo hướng dẫn du lịch chất lượng: Tổ chức các chương trình đào tạo và cấp chứng
chỉ cho hướng dẫn du lịch để đảm bảo chất lượng và chuyên nghiệp.
+ Tạo cơ hội việc làm: Hỗ trợ việc tạo ra cơ hội việc làm trong ngành du lịch, từ hướng
dẫn viên đến nhân viên hỗ trợ và tổ chức sự kiện.
Khám Phá Sản Phẩm Du Lịch Độc Đáo:
+ Hợp tác với doanh nghiệp địa phương: Hợp tác với doanh nghiệp địa phương để phát
triển các sản phẩm du lịch độc đáo, như tour ẩm thực, thăm làng nghề truyền thống như
dệt vải Bảy Hiền, làm nem Thủ Đức hoặc trải nghiệm văn hóa độc đáo.

35
Phản hồi và cải thiện liên tục:
+ Thu thập phản hồi: Tổ chức các cuộc khảo sát và thu thập phản hồi từ du khách để cải
thiện dịch vụ và sản phẩm du lịch.
+ Cải tiến chiến lược: Dựa trên phản hồi, điều chỉnh chiến lược phát triển để đảm bảo nó
phản ánh nhu cầu thực tế của thị trường.
c) Dịch vụ vận chuyển
Cải thiện giao thông công cộng:
+ Mở rộng mạng lưới xe bus: Tăng cường mạng lưới xe bus và tối ưu hóa các tuyến
đường để đảm bảo sự tiện lợi và độ chính xác trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại của cộng
đồng.
+ Phát triển hệ thống điều khiển thông minh: Sử dụng công nghệ để tối ưu hóa lịch trình,
giảm thời gian chờ đợi và tăng cường tính linh hoạt của giao thông công cộng.
Khuyến khích phương tiện xanh:
+ Ưu đãi cho xe đạp và xe điện: Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc sử dụng xe đạp và
xe điện bằng cách cung cấp bãi đỗ an toàn và ưu đãi giảm giá.
+ Hạ tầng cho xe điện: Phát triển hạ tầng sạc điện và điểm đỗ an toàn cho xe điện để
khuyến khích sử dụng phương tiện xanh.
Tối ưu hóa giao thông đường xá:
+ Mở rộng đường xá và xây dựng cầu đường mới: Nâng cấp hạ tầng đường sá, mở rộng
đường và xây dựng các cầu mới để giảm ách tắc giao thông và tăng cường khả năng thông
thoáng.
+ Áp dụng công nghệ điều khiển giao thông: Sử dụng các hệ thống đèn giao thông thông
minh và đèn giao thông điều chỉnh theo tình trạng thực tế để giảm ùn tắc.
Dịch vụ vận chuyển cá nhân:
+ Phát triển dịch vụ gọi xe và chia sẻ xe: Khuyến khích và hỗ trợ các dịch vụ gọi xe và
chia sẻ xe để giảm lượng xe cá nhân và tối ưu hóa sử dụng năng lượng.
+ Hợp tác với dịch vụ chia sẻ xe đạp và xe điện: Tạo liên kết với các dịch vụ chia sẻ xe
đạp và xe điện để cung cấp một lựa chọn vận chuyển cá nhân thân thiện với môi trường.

36
Cải thiện an toàn giao thông:
+ Chiến dịch an toàn giao thông: Tổ chức chiến dịch tăng cường an toàn giao thông, bao
gồm cả giáo dục người tham gia giao thông và thiết lập các biện pháp an toàn.
+ Sử dụng công nghệ theo dõi an toàn: Áp dụng công nghệ theo dõi thông tin an toàn giao
thông và thông báo nguy cơ để giảm tai nạn giao thông.
Hỗ trợ tài xế và nhân viên vận chuyển:
+ Đào tạo an toàn cho tài xế: Cung cấp chương trình đào tạo để nâng cao kỹ năng lái xe
an toàn và hiểu biết về quy tắc giao thông.
+ Chính sách lợi ích cho nhân viên vận chuyển: Thiết lập chính sách và lợi ích tốt hơn cho
nhân viên vận chuyển để tăng cường sự hài lòng và giữ chân nhân sự chất lượng.
Phát triển hệ thống thanh toán linh hoạt:
+ Hệ thống thanh toán đa dạng: Tích hợp các phương tiện thanh toán đa dạng, từ thẻ tín
dụng đến ví điện tử, để tạo thuận lợi cho hành khách khi sử dụng các dịch vụ vận chuyển.

37
CHƯƠNG 4: LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC DU
LỊCH CỦA TP HỒ CHÍ MINH
4.1. THỰC TRẠNG
4.1.1. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp lữ hành
Trong 2 năm đại dịch COVID-19 vừa qua, lực lượng lao động trong ngành dịch vụ
du lịch bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhiều lao động phải nghỉ việc hoặc chuyển sang làm
việc khác... Năm 2020, các doanh nghiệp du lịch lần lượt phải cắt giảm nhân sự từ 70% -
80%; năm 2021, số lượng lao động làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với năm 2020, lao
động nghỉ việc/chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc
khoảng 35%, lao động cầm chừng chiếm 10%. Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến
2,5 triệu lao động trong ngành Du lịch với 800.000 lao động trực tiếp.
Về số lượng doanh nghiệp lữ hành: tính đến ngày 18/12/2020, TP. Hồ Chí Minh có
1.018 doanh nghiệp, trong đó có 759 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 163 doanh nghiệp lữ
hành nội địa, 76 đại lý lữ hành và 20 văn phòng đại diện doanh nghiệp lữ hành nước
ngoài; chủ yếu tại các quận: 1, 3, 5, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận.
Về số lượng hướng dẫn viên: có 7.200 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ, trong
đó hướng dẫn viên quốc tế chiếm tỷ lệ 46,86% với 3.374 người và hướng dẫn viên du lịch
nội địa là 3.826 người.
Xét theo phân ngành: Ngành lữ hành có tốc độ tăng lao động khá cao 13,19%/năm,
do những năm gần đây nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng tăng, một số thị
trường khách được hình thành nên các hãng lữ hành có nhu cầu tuyển dụng thêm lao
động.
Thực tế, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Du lịch còn thiếu lao động lành
nghề, một bộ phận lao động chưa qua đào tạo nhưng lại có kinh nghiệm và thạo việc,
trong khi việc tuyển dụng sinh viên vừa tốt nghiệp chưa đáp ứng ngay được nhu cầu,
nhiều doanh nghiệp phải tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại. Trong những năm gần đây, dù
tình hình đã được cải thiện, nhưng số lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm 10%. Tuy

38
nhiên, việc chưa đảm bảo về chất lượng đào tạo đã gây những ảnh hưởng nhất định đến
chất lượng dịch vụ du lịch và khả năng cạnh tranh nguồn lao động với các nước.
Việc thiếu kỹ năng, nghiệp vụ và ngoại ngữ cũng là những hạn chế của các doanh
nghiệp du lịch hiện nay.
Đặc điểm lao động trong doanh nghiệp lữ hành TPHCM
Đa dạng kiến thức và kỹ năng:
Lĩnh vực lữ hành đòi hỏi người lao động phải có kiến thức rộng trong nhiều lĩnh vực.
Giao tiếp giỏi, nhanh nhạy, và khéo léo trong việc xử lý tình huống.
Thời gian lao động không cố định:
Thời gian làm việc phụ thuộc vào thời gian khách đi tour.
Sự linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian làm việc là quan trọng.
Tinh thần trách nhiệm và năng động:
Người lao động cần có tinh thần trách nhiệm cao.
Sẵn sàng đối mặt với các tình huống khác nhau trong quá trình làm việc.
Sức khỏe tốt và phẩm chất tâm lý nhiệt tình:
Lĩnh vực lữ hành đòi hỏi sức khỏe tốt để đối phó với việc di chuyển và làm việc trong
môi trường khác nhau.
Tinh thần nhiệt tình, hăng say, và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
4.1.2. Lao động làm việc trong các cơ sở lưu trú
Theo báo cáo của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, năm 2022-2023 ngành du lịch cần
485.000 người lao động trong cơ sở lưu trú du lịch. Ngành khách sạn có tốc độ tăng lao
động thấp hơn so với các ngành còn lại. Từ thực tế hoạt động của các cơ sở lưu trú vừa và
nhỏ trên địa bàn cho thấy, nhiều nhân sự của các cơ sở lưu trú du lịch đã chuyển ngành
nghề (nhất là thời điểm cao điểm dịch Covid-19) và không quay lại lĩnh vực du lịch, một
số nhân sự nghỉ việc, về quê và không quay lại... dẫn đến hiện nay hầu hết các cơ sở lưu
trú du lịch đang thiếu hụt nhân sự nhất là nguồn lực có kinh nghiệm chuyên môn và chất
lượng cao.

39
Sự thiếu hụt nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu: Nhu cầu khách
lưu trú tăng cao kéo theo sự gia tăng cơ số phòng khách sạn từ đó nhu cầu về nhân lực
cũng gia tăng theo. Theo các số liệu về đào tạo cho thấy, các cơ sở đào tạo của Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay chỉ đáp ứng một phần nhỏ cho nhu cầu lao động của các doanh
nghiệp khách sạn. Các cơ sở đào tạo không đủ cung ứng về số lượng, cơ cấu ngành nghề
đào tạo cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng phục vụ trong doanh nghiệp nhất
là các khách sạn 4 đến 5 sao.
Sự nhảy việc của người lao động trong doanh nghiệp: Lao động trong ngành khách
sạn thường có tỷ lệ nhày việc cao, nhất là do sự thiếu hụt lao động nên các doanh nghiệp
thường dùng các chính sách để thu hút lao động từ các doanh nghiệp khác. Điều này là
thách thức lớn cho các doanh nghiệp khách sạn thành phố Hồ Chí Minh, vừa không đảm
bảo được bí mật công nghệ, vừa phải đào tạo lại nhân lực tuyển mới, đồng thời chi trả chi
phí cao cho người lao động trong điều kiện cạnh tranh nguồn tuyển.
Nguồn kinh phí cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực: Để có nguồn nhân lực
đáp ứng cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu trong điều kiện thiếu hụt nhân lực tại chỗ,
đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư nguồn lực cho việc tìm kiếm nguồn ứng tuyển lao
động, chi trả lương cao cho người lao động, chi phí đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ cho
người lao động (nhà ở, khu thể thao,v.v ).
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong thu hút nguồn nhân lực: Do sự thiếu hụt
nguồn nhân lực, các doanh nghiệp thường thu hút nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp
khác. Các doanh nghiệp thường sử dụng các điều kiện về thu nhập, phúc lợi, điều kiện ăn
ở, đi lại để cạnh tranh trong thu hút nguồn nhân lực.
Điều kiện cơ sở vật chất, chăm sóc y tế, hưởng thụ giáo dục của người lao động bị
hạn chế.
4.1.3. Lao động làm việc trong các nhà hàng
Thị trường nhà hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh đang trải qua những biến động
mạnh mẽ, và thực trạng lao động làm việc trong ngành này cũng phản ánh rõ những thách
thức và cơ hội. Theo thống kê của Cục thống kê TPHCM lao động từ 15 tuổi trở lên đang

40
làm việc trong nhóm ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống đang tăng dần từ năm 2019 - 2022,
tăng từ 435550 người lên 481335 người. Từ đó ta có thể thấy số nhóm ngành này đang
dành được sự quan tâm rất lớn của người lao động trong những năm trở lại đây.
Nhìn tổng quan về tình hình lao động trong lĩnh vực nhà hàng tại TPHCM ta có thể
rút ra một số nhận định sau:
Đặc điểm của Lao Động trong Ngành Nhà Hàng:
- Nhân sự đa dạng: Lao động trong ngành nhà hàng ở TPHCM đa dạng về độ tuổi, giới
tính và nền văn hóa. Các nhân viên từ các thành phố và vùng lân cận thường chiếm đa số.
- Chất lượng lao động: Do sự cạnh tranh cao, nhiều nhà hàng tìm kiếm nhân sự có kỹ
năng chuyên môn cao, đặc biệt là đối với các vị trí đầu bếp và phục vụ.
- Thời gian làm việc: Nhiều nhà hàng áp dụng hệ thống làm ca, làm việc vào cuối tuần và
ngày lễ để đáp ứng nhu cầu tăng cao từ khách hàng.
- Áp lực công việc: Nhân viên trong ngành nhà hàng thường phải đối mặt với áp lực lớn
do yêu cầu phục vụ nhanh chóng và chất lượng cao.
- Mức lương thấp: Là một vấn đề phổ biến, nhiều lao động trong ngành nhà hàng nhận
mức lương thấp, đặc biệt là những người làm các công việc phục vụ cơ bản.
- Chính sách phúc lợi: Một số nhà hàng cung cấp các chính sách phúc lợi hấp dẫn như bảo
hiểm y tế, thưởng cuối năm và ưu đãi ăn uống.
Ảnh Hưởng của Đại dịch COVID-19:
- Mất việc làm: Đại dịch đã khiến nhiều nhà hàng phải giảm quy mô hoạt động, dẫn đến
việc giảm số lượng lao động và thậm chí làm mất việc cho một số người.
- Thay đổi chính sách: Nhiều nhà hàng đã thay đổi chính sách lao động, như tăng cường
an toàn lao động và ưu đãi cho nhân viên ổn định.
4.1.4. Lao động làm việc trong các khu vui chơi
Lao động làm việc trong các khu vui chơi ở TP HCM có thể thay đổi theo thời gian và
tình hình kinh tế. Xét theo phân ngành: ngành vui chơi, giải trí có tốc độ tăng lao động
cao nhất, do việc hình thành nhiều khu vui chơi giải trí nên nhu cầu lao động làm việc cho
ngành này tăng nhanh.

41
Nhu cầu lao động: Các khu vui chơi ở TP HCM thường có nhu cầu tuyển dụng một
số lượng lớn lao động để phục vụ khách hàng. Các công việc phổ biến trong ngành này
bao gồm nhân viên bán vé, hướng dẫn viên, nhân viên an ninh, nhân viên phục vụ, nhân
viên vệ sinh, và nhân viên quản lý.
Tài nguyên: TP HCM có nhiều khu vui chơi, công viên, trung tâm giải trí và khu
vực du lịch thu hút nhiều người dân và du khách. Do đó, có nhiều cơ hội việc làm trong
ngành này.
Đặc điểm công việc: Các công việc trong ngành vui chơi thường yêu cầu sự linh
hoạt, tương tác với khách hàng và làm việc trong môi trường năng động. Nhân viên phục
vụ và hướng dẫn viên cần có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng làm việc nhóm. Công việc
thường phụ thuộc vào mùa, nhưng có thể có cơ hội làm việc cả trong ngày và đêm.
Điều kiện lao động: Một số công việc trong ngành vui chơi có thể đòi hỏi làm việc
vào cuối tuần, ngày lễ và ca đêm, yêu cầu lao động đứng lâu, di chuyển nhiều và làm việc
trong môi trường có áp lực cao. Lương và các phúc lợi cụ thể phụ thuộc vào từng công ty
hoặc khu vực, nhưng thường thì mức lương trong ngành này không cao và đa phần làm
việc theo hợp đồng hoặc theo ca.Một số khu vui chơi có điều kiện làm việc tốt, bao gồm
các phúc lợi như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và chế độ nghỉ phép. Tuy nhiên, không
phải tất cả các khu vui chơi đều đáp ứng được các tiêu chuẩn này và có thể có sự chênh
lệch giữa các nhân viên
Mức lương: Mức lương trong ngành khu vui chơi thường khá đa dạng và thường
được xác định bởi loại công việc, kinh nghiệm và chính sách của từng khu vui chơi. Các
công việc cơ bản thường có mức lương cơ bản, trong khi các vị trí quản lý hoặc chuyên
môn có thể được trả lương cao hơn.
Thách thức: Lao động làm việc trong khu vui chơi thường phải đối mặt với sự căng
thẳng và áp lực từ việc phục vụ khách hàng và duy trì môi trường an toàn. Họ cũng phải
làm việc trong các điều kiện thời tiết khác nhau và đối mặt với khả năng gặp xung đột
trong việc quản lý khách hàng.

42
Các yêu cầu và cơ hội nghề nghiệp: Một số công việc trong ngành vui chơi không
yêu cầu trình độ học vấn cao và có thể trở thành cơ hội cho những người không có kinh
nghiệm làm việc trước đây. Tuy nhiên, để có cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp,
việc có bằng cấp và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực như quản lý sự kiện, marketing,
hoặc kỹ thuật âm thanh ánh sáng có thể hữu ích.
4.1.5. Lao động làm việc tự do có liên quan
Lực lượng lao động tự do là những người làm việc không chịu sự quản lý của bất
kỳ tổ chức nào, không có hợp đồng lao động, không có bảo hiểm xã hội, và không có thu
nhập ổn định. Lực lượng lao động tự do chiếm một tỷ lệ cao trong ngành du lịch, đặc biệt
là ở các hoạt động như hướng dẫn viên tự do, xe ôm, bán hàng rong, vv. Lực lượng lao
động tự do có những ưu điểm như linh hoạt, sáng tạo, thích nghi, nhưng cũng có những
nhược điểm như thiếu chuyên môn, thiếu kỹ năng, thiếu chất lượng dịch vụ, vv. Lực
lượng lao động tự do có vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm du lịch cho khách
hàng, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong công việc.
Theo một báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2022, có khoảng
1,3 triệu lao động tự do liên quan tới ngành du lịch Việt Nam, chiếm 22% tổng số lao
động trong ngành. Trong đó, có nhiều loại hình lao động tự do như bán hàng rong, chạy
xe ôm, hướng dẫn viên tự do, cho thuê phương tiện, dịch vụ ăn uống, lưu trú, giải trí, v.v
4.2. NHU CẦU TRONG THỜI GIAN TỚI
4.2.1. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp lữ hành
Trong thời gian tới, nhu cầu lao động làm việc trong các doanh nghiệp lữ hành của
thành phố Hồ Chí Minh có thể được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm tình hình kinh
tế, dịch bệnh và các chính sách quản lý. Dưới đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến
nhu cầu lao động trong ngành lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh:
Tình hình kinh tế: Nếu nền kinh tế phục hồi và phát triển, nhu cầu du lịch và các dịch vụ
lữ hành có thể tăng lên, dẫn đến nhu cầu lao động gia tăng trong ngành này.
Dịch bệnh: Tình hình dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19, có thể ảnh hưởng đáng
kể đến ngành lữ hành. Biện pháp hạn chế đi lại và giới hạn hoạt động du lịch có thể làm

43
giảm nhu cầu lao động trong ngành này. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm
soát và du lịch trở lại, nhu cầu lao động có thể tăng lên trở lại.
Chính sách quản lý: Các chính sách và quy định của chính phủ và các cơ quan quản
lý có thể ảnh hưởng đến ngành lữ hành. Việc đưa ra các quy định về an toàn, quyền lợi
lao động và quản lý doanh nghiệp có thể tác động đến nhu cầu lao động trong ngành.
Cạnh tranh và công nghệ: Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lữ hành và sự phát
triển công nghệ cũng có thể ảnh hưởng đến nhu cầu lao động. Các công nghệ mới như
trực tuyến đặt tour và tổ chức chương trình du lịch tự động có thể làm giảm nhu cầu lao
động truyền thống trong một số lĩnh vực.
Nhu cầu chung:
- Ngành du lịch đang phục hồi mạnh mẽ: Sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch Việt
Nam đang phục hồi mạnh mẽ, lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến TP. Hồ Chí
Minh dự kiến sẽ tăng cao trong thời gian tới.
- Nhu cầu nhân lực tăng: Do đó, nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp lữ hành tại TP.
Hồ Chí Minh cũng sẽ tăng cao, đặc biệt là ở các vị trí sau:
- Hướng dẫn viên du lịch: Nhu cầu cao cho cả hướng dẫn viên tiếng Việt và tiếng nước
ngoài.
- Nhân viên điều hành tour: Có khả năng tổ chức, quản lý các hoạt động của tour du lịch.
- Nhân viên bán hàng: Có kỹ năng tư vấn, bán các sản phẩm du lịch.
- Nhân viên marketing: Có khả năng quảng bá, tiếp thị du lịch trên các kênh online và
offline.
- Nhân viên lễ tân: Có khả năng giao tiếp, đón tiếp khách hàng.
Yêu cầu chung:
- Có kiến thức và kinh nghiệm về ngành du lịch: Ưu tiên ứng viên có bằng cấp chuyên
ngành du lịch hoặc kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực du lịch.
- Kỹ năng giao tiếp tốt: Có khả năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng, đồng nghiệp và
đối tác.

44
- Kỹ năng ngoại ngữ: Ưu tiên ứng viên có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh hoặc
các ngôn ngữ khác.
- Kỹ năng mềm: Kỹ năng tổ chức, quản lý thời gian, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,
v.v.
Ngoài ra, nhu cầu lao động còn phụ thuộc vào:
- Loại hình du lịch: Các doanh nghiệp lữ hành chuyên về du lịch nội địa hay quốc tế sẽ có
nhu cầu nhân lực khác nhau.
- Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp lớn hay nhỏ sẽ có nhu cầu nhân lực khác nhau.
Mức độ phát triển của ngành du lịch: Nhu cầu nhân lực sẽ tăng cao khi ngành du lịch phát
triển mạnh.
4.2.2. Lao động làm việc trong các cơ sở lưu trú
Các cơ sở lưu trú (khách sạn) du lịch cần nhân lực chất lượng cao
Số lượng cơ sở lưu trú của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tăng nhanh hơn số lượng
khách du lịch, tạo ra sức ép về cung đối với các cơ sở lưu trú. Khách sạn 5 sao và các nhà
nghỉ có số lượng tăng nhanh, tạo ra sức chứa lớn. Bên cạnh đó, loại hình homestay và căn
hộ du lịch cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Loại hình lưu trú từ 3-5 sao có 1.046 cơ sở
với 155.073 buồng (số liệu tính đến tháng 7/2022). Tổng số cơ sở lưu trú là 700.000
buồng với nhu cầu cần có 485.000 lao động.
Chỉ ra những thách thức đối với đào tạo nguồn nhân lực du lịch, mục tiêu đặt ra cho sự
phục hồi và phát triển du lịch là: kiện toàn đội ngũ nhân sự các cấp, phát triển nhân lực
chất lượng cao, nhân lực quản trị cấp cao, tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực trong cơ sở lưu
trú du lịch, áp dụng công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số trong quản lý cơ sở lưu trú du lịch,
nâng cao ý thức trách nhiệm của lao động trong các cơ sở lưu trú…
Chỉ tính những khách sạn có số sao (xem Bảng 4) cho thấy nhu cầu nhân lực đảm bảo
đáp ứng các yêu cầu là rất lớn về số lượng. Đặc biệt là chất lượng của đội ngũ lao động
trực tiếp có trình độ chuyên nghiệp cao.
4.2.3. Lao động làm việc trong các nhà hàng

45
Theo Tổng cục thống kê doanh thu ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống có xu hướng
tăng từ năm 2018 - 2022, tăng từ 396,6 nghìn tỷ đồng lên 430,9 nghìn tỷ đồng. Từ bảng
số liệu ta có thể thấy số lượng doanh thu tăng đồng nghĩa với việc các cơ sở lưu trú và ăn
uống cũng sẽ được mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Song,
nhu cầu nhân sự cho lĩnh vực này cũng sẽ tăng theo.
Số lượng nhân sự cần thiết cho lĩnh vực dịch vụ ăn uống cũng tùy thuộc vào loại hình
nhà hàng và chủ sở hữu đang kinh doanh:
- Nhà hàng cao cấp: Nhu cầu cao về lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi
và khả năng ngoại ngữ.
- Nhà hàng bình dân sẽ hướng đến nhu cầu sử dụng lao động dừng lại ở mức có tay nghề,
đôi khi không cần bằng cấp, chỉ cần có thái độ lịch sử và có khéo ăn nói.
Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào khu vực hoạt động của nhà hàng đang kinh doanh:
- Nếu nhà hàng ở khu vực trung tâm: nhân sự cần phải có ngoại hình ưa nhìn, biết ăn nói,
có bằng cấp liên quan đến ngành nghề, ngoài ra còn đòi hỏi nhân sự ở đây phải biết sử
dụng tiếng anh để phục vụ cho khách hàng quốc tế.
- Ngược lại nếu ở khu vực nông thôn hoặc vùng ngoại ô: nguồn nhân sự chỉ cần có sức
khỏe tốt, chịu khó và sẵn sàng làm việc.
Nhưng nhìn chung, với năng lực phát triển ngành dịch vụ nói chung và ngành dịch vụ
ăn uống nói riêng của TPHCM thì nhân sự cho lĩnh vực này dự báo sẽ tăng trong thời gian
tới, để đáp ứng cho nhu cầu của khách du lịch sau đại dịch Covid 19.
4.2.4. Lao động làm việc trong các khu vui chơi
Trong thời gian tới, nhu cầu về lao động làm việc trong các khu vui chơi có thể tăng
lên do sự phát triển của ngành du lịch và giải trí. Các khu vui chơi bao gồm công viên giải
trí, khu vui chơi trong nhà, khu nghỉ dưỡng và các tòa nhà trò chơi, đều có thể tạo ra
nhiều cơ hội việc làm.
Các công việc trong ngành khu vui chơi có thể bao gồm nhân viên vận hành các trò
chơi, nhân viên bán vé, nhân viên an ninh, nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên du lịch,

46
nhân viên quản lý sự kiện và nhiều vị trí khác. Đặc điểm chung của các công việc này là
phục vụ khách hàng và đảm bảo môi trường vui chơi an toàn và thú vị.
4.2.5. Lao động làm việc tự do có liên quan
Thành phố Hồ Chí Minh là một địa điểm du lịch phổ biến và thu hút nhiều khách du
lịch trong và ngoài nước. Do đó, có nhu cầu lao động tự do về du lịch ở thành phố này là
hoàn toàn cao. Có nhiều công việc liên quan đến ngành du lịch mà người lao động tự do
có thể tham gia, như hướng dẫn viên du lịch, dịch vụ nhà hàng và khách sạn, làm việc
trong lĩnh vực vui chơi giải trí hoặc ngành công nghiệp du lịch khác. Tuy nhiên, để tham
gia vào lĩnh vực này, cần có kiến thức và kỹ năng phù hợp, cùng với việc tìm hiểu về quy
định và yêu cầu pháp lý liên quan đến lao động tự do và luật du lịch tại Việt Nam.
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về nhu cầu lao động tự do trong lĩnh vực du lịch ở
thành phố Hồ Chí Minh:
Hướng dẫn viên du lịch: Với việc ngày càng nhiều du khách đến Hồ Chí Minh, nhu
cầu về hướng dẫn viên du lịch đã tăng lên. Hướng dẫn viên du lịch tự do có thể làm việc
với các công ty du lịch, tổ chức tour du lịch hoặc làm việc freelance để cung cấp dịch vụ
hướng dẫn cho du khách.
Dịch vụ đặt phòng khách sạn: Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, nhu cầu đặt
phòng khách sạn cũng tăng lên. Các chuyên gia tự do có thể cung cấp dịch vụ đặt phòng
khách sạn cho du khách thông qua các nền tảng trực tuyến, như Airbnb, Booking.com
hoặc thông qua việc thiết lập mối quan hệ và liên kết với các khách sạn địa phương.
Dịch vụ hướng dẫn thực địa: Với việc khám phá các điểm tham quan và hoạt động
du lịch độc đáo tại Hồ Chí Minh, như tham quan thành phố, tham quan lịch sử và văn hóa,
thực địa hướng dẫn viên tự do có thể cung cấp dịch vụ thực địa cho du khách, giúp họ
khám phá và trải nghiệm sâu hơn về địa phương.
Dịch vụ vận chuyển và lái xe du lịch: Các chuyên gia tự do có thể cung cấp dịch vụ
vận chuyển và lái xe du lịch cho du khách. Điều này có thể bao gồm chở đón từ sân bay,
cung cấp dịch vụ xe đưa đón du lịch trong thành phố hoặc tổ chức các chuyến đi tham
quan và du lịch ngoại ô.

47
Dịch vụ hướng dẫn ẩm thực: Hồ Chí Minh là một điểm đến ẩm thực phong phú, với
nhiều món ăn đặc trưng và quán ăn phổ biến. Hướng dẫn viên du lịch tự do có thể cung
cấp dịch vụ hướng dẫn ẩm thực, giúp du khách khám phá và trải nghiệm ẩm thực độc đáo
của thành phố.

48
CHƯƠNG 5: CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH
5.1. GIAO THÔNG
5.1.1. Thực trạng
Đường bộ: Không chỉ là trung tâm kinh tế - thương mại của cả nước, thành phố Hồ
Chí Minh còn là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, nối đồng bằng sông Cửu
Long với các tỉnh miền Trung, miền Bắc bằng quốc lộ 1A, đường cao tốc thành phố Hồ
Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung
Lương; quốc lộ 52 đi tỉnh Đồng Nai; quốc lộ 51 đi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; quốc lộ 13 nối
đi tỉnh Bình Dương; quốc lộ 22 đi tỉnh Tây Ninh và Cambodia; quốc lộ 14 đi các tỉnh Tây
Nguyên.
Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam ngày càng được hoàn thiện phục vụ cho việc
phát triển kinh tế - xã hội. Vì là đầu mối giao thông của cả nước cho nên lưu lượng hàng
hóa và hành khách ngày càng lớn. Hiện nay, ngành Đường sắt đã có đầy đủ các trạm, ga ở
các tỉnh trong lộ trình từ thành phố Hồ Chí Minh đến biên giới Trung Quốc.
Đường thủy: Du khách có thể tham quan thành phố bằng thuyền đi dọc theo sông
Sài Gòn. Tại bến Bạch Đằng có tuyến đường sông từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng
Tàu, Cần Giờ bằng tàu cao tốc. Ngoài ra, tuyến xe bus đường sông cũng đã được triển
khai dọc theo sông Sài Gòn để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch.
Đường hàng không: Khách du lịch quốc tế đến với thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu
là bằng đường hàng không. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là nơi có tần suất bay cao nhất
cả nước. Hiện tại, dự án xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành đang được gấp rút triển
khai, dù không tọa lạc tại thành phố nhưng việc xây dựng và đưa vào hoạt động sân bay
này được kỳ vọng sẽ làm gia tăng lượt khách du lịch quốc tế đến thành phố.
5.1.2. Kế hoạch phát triển
Trong giai đoạn 2021-2030, thành phố Hồ Chí Minh sẽ đầu tư hơn 650 km đường
bộ, 211 km đường sắt, 81 cầu lớn, 15 nút giao thông lớn; 7 dự án thuộc Chương trình đô

49
thị thông minh. Cùng với đó, Thành phố cũng đầu tư hoàn chỉnh tuyến đường cao tốc,
quốc lộ kết nối Tp. Hồ Chí Minh với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam…
Trước mắt, trong giai đoạn 2021-2025, Thành phố sẽ ưu tiên đầu tư các công trình,
dự án trọng điểm, cấp bách với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 553.000 tỷ đồng; trong đó
vốn ngân sách khoảng 181.000 tỷ đồng, vốn khác khoảng 372.000 tỷ đồng. Mục tiêu
Thành phố sẽ phát triển 294 km đường bộ; 66 km đường sắt, BRT; 32 cầu lớn, 5 nút giao
thông quan trọng, v.v.
Các dự án được ưu tiên giai đoạn 2021 – 2025 là cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Mộc
Bài; Vành đai 2, Vành đai 3; Quốc lộ 1, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50, Quốc lộ 13; đường trên
cao số 1 (từ nút giao Cộng Hòa đến đường Ngô Tất Tố), đường trên cao số 5 (đoạn nút
giao Trạm 2 - An Sương); các nút giao thông An Phú, Mỹ Thủy; cầu lớn trên đường
Nguyễn Khoái, cầu Thủ Thiêm 3, Thủ Thiêm 4, Cần Giờ, Bình Quới, Bình Quới - Rạch
Chiếc, cầu đường Bình Tiên, Rạch Dơi, v.v
Cùng với đó, giai đoạn 2021 – 2025, Thành phố sẽ triển khai các tuyến đường trục
chính, xuyên tâm như hoàn chỉnh trục đường Bắc - Nam (đoạn từ Nguyễn Văn Linh - cầu
Bà Chiêm); đường nối đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa; hoàn chỉnh mặt cắt
ngang Vành đai 2 (đường Võ Chí Công) từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Nguyễn Duy Trinh -
Vành đai 2... Các công trình kết nối vùng như cầu Cát Lái, trục động lực kết nối Tp. Hồ
Chí Minh - Long An - Tiền Giang; đường mở mới phía Tây Bắc; đường Võ Văn Kiệt nối
dài; nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Văn Bứa và xây dựng cầu Lớn; tuyến trên cao đi
dọc theo đường tỉnh 25C, vượt sông Đồng Nai, đi theo đường trục Bắc Nam , v.v.
Theo UBND Tp. Hồ Chí Minh, một số công trình, dự án trọng điểm, cấp bách sẽ
được các đơn vị nỗ lực hoàn thành ngày trong năm 2021, với nhiều dự án tại khu vực
thành phố Thủ Đức. Đồng thời, thành phố cũng thực hiện thủ tục lập, đề xuất chủ trương
đầu tư trong năm nay như cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Mộc Bài, Vành đai 2, Quốc lộ 22,
Quốc lộ 50, Quốc lộ 13, v.v Tp. Hồ Chí Minh đặt chỉ tiêu tỷ lệ đất giao thông trên đất xây
dựng đô thị đạt 12,76% năm 2021, mật độ đường giao thông bình quân trên diện tích đất
toàn thành phố đạt 2,26 km/km2.

50
Ngoài ra, UBND Thành phố yêu cầu các sở ngành, địa phương phải xây dựng
chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể gắn với chương trình hàng năm, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 của từng địa
phương, đơn vị để triển khai có hiệu quả đề án.
5.2. CƠ SỞ LƯU TRÚ
5.2.1. Thực trạng
Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống cơ sở lưu trú đa dạng, phong phú với nhiều
loại hình khác nhau như khách sạn, nhà nghỉ, homestay, căn hộ dịch vụ, v.v.
Số lượng:Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, tính đến tháng 12/2023, thành phố có
hơn 3.200 cơ sở lưu trú với hơn 65.000 phòng.
Trong đó, có 325 khách sạn được xếp hạng từ 1-5 sao, 2.902 cơ sở lưu trú đạt tiêu
chí tối thiểu cơ sở vật chất và kỹ thuật dịch vụ.
Phân khúc:
Phân khúc khách sạn cao cấp (4-5 sao) tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố,
khu vực Quận 1, Quận 3 và Quận 7.Phân khúc khách sạn tầm trung (2-3 sao) và nhà nghỉ
phân bố rộng khắp các quận, huyện.
Phân khúc homestay, căn hộ dịch vụ phát triển mạnh trong những năm gần đây, thu
hút khách du lịch trẻ và khách du lịch muốn trải nghiệm cuộc sống địa phương.
Chất lượng:
Chất lượng cơ sở lưu trú tại TP. Hồ Chí Minh đang ngày càng được nâng cao, đáp
ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở lưu trú, đặc biệt là các cơ sở nhỏ lẻ, chưa đáp ứng
được các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ và an toàn phòng cháy chữa cháy.
Thách thức:
Cạnh tranh gay gắt: Ngành du lịch phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự cạnh tranh gay
gắt giữa các cơ sở lưu trú.
Thiếu hụt nguồn nhân lực: Ngành du lịch thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ
chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ.

51
Tác động của dịch COVID-19: Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành
du lịch và các cơ sở lưu trú.
Kết luận:
Hệ thống cơ sở lưu trú đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch của TP. Hồ Chí
Minh. Để phát triển ngành du lịch một cách bền vững, cần nâng cao chất lượng dịch vụ,
đa dạng hóa các loại hình lưu trú và hỗ trợ các cơ sở lưu trú trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh.
Cơ sở lưu trú trong ngành du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển đáng
kể và có thực trạng như sau:
Khách sạn: Thành phố Hồ Chí Minh có một số lượng lớn khách sạn với các phân
khúc từ khách sạn cao cấp đến khách sạn giá rẻ. Các khách sạn cao cấp thường tập trung
ở trung tâm thành phố và khu vực quận 1, cung cấp các dịch vụ và tiện nghi đẳng cấp
quốc tế. Ngoài ra, cũng có các khách sạn nhỏ hơn và khách sạn tầm trung phân bố rải rác
trên khắp thành phố.
Resort và khu nghỉ dưỡng: Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một số resort và khu
nghỉ dưỡng tọa lạc ở các vùng ngoại ô và các khu vực gần biển như Vũng Tàu và Đồng
Nai. Đây là các địa điểm thu hút khách du lịch muốn trốn khỏi thành phố và tận hưởng
không gian tự nhiên và dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp.
Nhà nghỉ và phòng trọ: Đối với các du khách có ngân sách hạn chế, thành phố Hồ
Chí Minh cung cấp nhiều lựa chọn nhà nghỉ và phòng trọ. Nhà nghỉ thường có quy mô
nhỏ hơn và giá cả hợp lý, phục vụ cho những người du lịch muốn tiết kiệm chi phí lưu trú.
Ngoài ra, cũng có nhiều phòng trọ cho thuê dài hạn cho sinh viên và người lao động tại
thành phố.
Căn hộ dịch vụ: Một xu hướng mới trong cơ sở lưu trú của thành phố Hồ Chí Minh
là căn hộ dịch vụ. Các căn hộ dịch vụ thông qua các nền tảng trực tuyến như Airbnb cung
cấp lựa chọn cho khách du lịch muốn có không gian riêng tư và tiện nghi như nhà ở trong
khi khám phá thành phố.

52
Homestay: Mô hình homestay đang trở nên phổ biến tại thành phố Hồ Chí Minh.
Du khách có thể trải nghiệm cuộc sống địa phương bằng cách lưu trú tại nhà của người
dân địa phương. Điều này mang lại trải nghiệm gần gũi và mang tính văn hóa cao hơn cho
khách du lịch.
Thực trạng cơ sở lưu trú ở thành phố Hồ Chí Minh có sự đa dạng về loại hình và
mức giá, từ các lựa chọn cao cấp đến những lựa chọn giá rẻ và phổ biến hơn. Sự phát triển
của ngành du lịch và tăng trưởng khách du lịch đang thúc đẩy sự mở rộng và cải tiến của
cơ sở lưu trú để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
5.2.2. Kế hoạch phát triển
Xây dựng và mở rộng khách sạn: Thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch xây dựng và
mở rộng các khách sạn để đáp ứng nhu cầu lưu trú ngày càng tăng của khách du lịch.
Điều này có thể bao gồm việc xây dựng các khách sạn mới, nâng cấp và mở rộng các
khách sạn hiện có, đồng thời tăng cường cung cấp các dịch vụ và tiện nghi đẳng cấp quốc
tế.
Phát triển khu vực ngoại ô: Thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch phát triển các khu
vực ngoại ô, bao gồm các khu du lịch ngoại ô và khu đô thị mới. Điều này sẽ tạo ra nhiều
cơ hội cho việc xây dựng cơ sở lưu trú mới, bao gồm khu nghỉ dưỡng, resort, và các biệt
thự nghỉ dưỡng.
Đa dạng hóa lựa chọn lưu trú: Thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch đa dạng hóa
lựa chọn lưu trú, bao gồm phát triển nhà nghỉ, nhà trọ, căn hộ dịch vụ và homestay.
Điều này sẽ cung cấp cho khách du lịch nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu và ngân sách
của họ.
Nâng cao chất lượng dịch vụ: Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu nâng cao chất
lượng dịch vụ lưu trú để tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách du lịch. Điều này bao gồm
đào tạo nhân viên lưu trú, cải thiện tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn, cung cấp dịch vụ
chuyên nghiệp và tạo ra môi trường thoải mái và tiện nghi cho khách hàng.
Sử dụng công nghệ và truyền thông: Thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch sử dụng
công nghệ và truyền thông để quảng bá và quản lý cơ sở lưu trú. Điều này bao gồm việc

53
sử dụng các nền tảng trực tuyến và ứng dụng di động để đặt phòng và cung cấp thông tin
cho khách du lịch.
Tăng cường hợp tác công - tư: Thành phố Hồ Chí Minh khuyến khích hợp tác giữa
các doanh nghiệp tư nhân và chính phủ để thúc đẩy phát triển cơ sở lưu trú. Điều này có
thể bao gồm các chương trình khuyến mãi, quỹ hỗ trợ và chính sách khuyến khích đầu tư
vào ngành du lịch và cơ sở lưu trú.
Mục tiêu:
Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du
khách. Phát triển đa dạng các loại hình lưu trú, đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc
khách hàng.Tăng cường liên kết giữa các cơ sở lưu trú và các doanh nghiệp du lịch khác
để tạo ra các sản phẩm du lịch trọn gói hấp dẫn. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
du lịch TP. Hồ Chí Minh.
Giải pháp:
-Tăng cường quản lý nhà nước: Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt
động kinh doanh lưu trú.Tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh lưu trú.
-Hỗ trợ doanh nghiệp: Có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào lĩnh vực lưu trú.
Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ.
-Phát triển các loại hình lưu trú mới: Khuyến khích phát triển các loại hình lưu trú
mới như homestay, căn hộ dịch vụ. Hỗ trợ các cơ sở lưu trú truyền thống nâng cấp chất
lượng dịch vụ.
-Xúc tiến du lịch: Tăng cường quảng bá du lịch TP. Hồ Chí Minh để thu hút du
khách quốc tế và nội địa. Khuyến khích du khách lưu trú dài ngày tại TP. Hồ Chí Minh.
Dự kiến kết quả: Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú, đa dạng hóa các loại hình lưu trú
cùng với đó là tăng tỷ lệ lấp đầy phòng của các cơ sở lưu trú, cuối cùng là góp phần thúc
đẩy phát triển ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh.
5.3. NHÀ HÀNG
5.3.1. Thực trạng

54
Ở một thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh do nhận thức và thu nhập của
mọi người ngày càng cao, một phần do hội nhập và thành phố Hồ Chí Minh lại là nơi hội
tụ của nhiều nguồn ẩm thực các nước phương Đông lẫn phương Tây nên Thành phố Hồ
Chí Minh là một thị trường hấp dẫn và sôi động nơi đây mọc lên những nhà hàng mang
ẩm thực các nước khác mà nhiều nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc từ những món ăn mang
đậm nét truyền thống tới những món ăn của các nước bạn.
Ăn uống bên ngoài đang trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện đại do
nhu cầu giao tiếp, gặp gỡ tăng mạnh, những người ưu tiên những bữa ăn sum họp tại nhà,
tiết kiệm và đảm bảo vệ sinh, v.v do đó thị trường nhà hàng và những quán cafe tại
TPHCM sẽ trải qua nhiều biến động và sự phát triển
Số lượng nhà hàng:
Hiện tại, Việt Nam có gần 338,600 nhà hàng và quán cafe. Trong đó, TP.HCM
chiếm 39.78% tổng số lượng trên toàn quốc, gấp gần 3 lần so với Hà Nội . Trong gần
3.000 nhà hàng/café được khảo sát, có tới 46,5% doanh nghiệp F&B vẫn chưa bán hàng
trực tuyến. Tuy vậy, 82,8% doanh nghiệp F&B đã bắt đầu hành trình chuyển đổi số, và
ứng dụng chủ yếu trong hoạt động bán hàng và quản lý kho, nguyên vật liệu, vv.
Mức chi tiêu cho ăn uống bên ngoài:
Theo thống kê, số tiền trung bình mà người tiêu dùng tại TP.HCM chi cho 1 lần
ăn/uống tại các quán là: 69,599 VND
Các lựa chọn địa điểm khác nhau cũng dẫn đến các mức ngân sách khác biệt rõ rệt.
Ví dụ:
- Nhà hàng lịch sự, dịch vụ trọn vẹn: 265,000 VND
- Khách sạn (trung bình 3 sao): 216,000 VND
- Quán đồ uống cồn: 193,000 VND
- Quán ăn trung bình : 84,000 VND
Xu hướng và thách thức:
-Trong những năm gần đây, với sự nhân rộng của các chuỗi nhà hàng theo phong cách
phương Tây, ẩm thực nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến với người tiêu dùng.Mặc dù

55
vậy, tần suất đến nhà hàng kiểu Tây vẫn được cho là khá thấp. Người tiêu dùng chủ yếu
đến đây để chiêu đãi người thân hoặc bạn bè, đối tác, để ăn mừng dịp quan trọng hay để
tìm kiếm cảm giác mới mẻ so với trải nghiệm ở nhà hàng châu Á .TPHCM nơi tụ họp đầy
đủ nhà hàng từ phương Tây sang phương Đông
- Đặc biệt với xu hướng “cơn sốt phô mai” của phương Tây đang được lan rộng ,tạo điều
kiện cơ hội cho các nhà hàng phát triển,đồng thời cũng tạo việc làm cho người dân
TPHCM. “Cơn sốt” ấy đã tạo ra được nhiều món khác nhau như hàu nướng phô mai,trà
sữa kem cheese,v.v.
- “Món ăn truyền thống” ẩm thực Việt Nam được quảng bá rộng rãi với những màu sắc và
hương vị có“ 1 0 2 ”được các nhà hàng tại TPHCM chế biến và nêm nếm,không chỉ
khách nội địa biết tới mà còn nhiều khách quốc tế đến thưởng thức và trải nghiệm.
5.3.2. Kế hoạch phát triển
Để dễ tiếp cận du khách, phát triển kinh tế và kinh doanh lâu dài thì các nhà hàng
luôn mong muốn mang một “Thương hiệu” cho riêng mình. Làm được điều đó thì cần tập
trung vào :
a) Thuận tiện, dễ tiếp cận
Đối với ngành hàng này, địa điểm là nhân tố vô cùng quan trọng. Quán ngon, đẹp,
giá hợp lý nhưng nếu quá khuất, quá khó tìm hoặc không có chỗ để xe thì lượng khách
cũng mất đi đáng kể. Tùy theo loại sản phẩm được phục vụ, mỗi nhà hàng, quán ăn sẽ có
chiến lược kinh doanh chọn địa điểm khác nhau để tiếp cận tối đa nhóm khách hàng.
Chẳng hạn: quán trà sữa, quán đồ ăn nhanh cho sinh viên phải mở gần trường học, nhà
hàng Tây sang trọng cho khách cao cấp phải có “view” tốt (cao, thoáng, rộng, ven hồ….)
và đặt tại trung tâm thành phố như Quận 1, Quận Bình Thạnh,Quận Phú Nhuận,...để
khách tiện ghé đến. Ngoài ra, các hàng quán xuất hiện ngay bên những con đường lớn và
nổi tiếng vẫn còn nguyên lợi thế hút khách, cụ thể là với những người chưa biết chọn
quán nào hoặc nhu cầu ăn uống phát sinh bột phát ví dụ đường Bùi Viện, phố đi bộ
Nguyễn Huệ, v.v

56
Theo xu hướng ấy, việc xây dựng một hệ thống giao hàng online tối ưu là điều cần
thiết với tất cả các nhà hàng, quán ăn. Hoặc để tiết kiệm chi phí, có thể hợp tác với các
bên cung cấp dịch vụ đặt đồ ăn đang nở rộ như vietnammm.com, Now, Foody, Grab food,
v.v
b) Giá cả hợp lý
Ở Việt Nam, đồ ăn Tây thường đắt hơn trung bình khoảng 2.5 lần so với đồ ăn châu
Á. Để thu hẹp sự chênh lệch đó, tạo cảm giác giá dễ chịu hơn, các quán kiểu Tây tận dụng
triệt để các hình thức khuyến mãi như voucher, combo, coupon, tặng kèm đồ uống, v.v
gần như quanh năm suốt tháng.
Ngoài ra, bằng việc bổ sung các món ăn Việt Nam vào thực đơn, hoặc sáng tạo món
ăn nước ngoài kết hợp món truyền thống Việt, các nhà hàng Tây hoàn toàn có thể tăng tần
suất ghé thăm của người tiêu dùng. Ví dụ như KFC, Lotteria,Jollibee, v.v những thương
hiệu nổi tiếng đã “hòa tan” với các món trong menu Tây nhưng lại rất Việt Nam
c) Đúng dịp ăn nhà hàng
Quán ăn bình dân phù hợp để ghé ăn ngày thường khi không có điều kiện nấu
nướng, trong khi nhà hàng sang trọng là dành cho những dịp đặc biệt mà người tiêu dùng
muốn chi tiêu hào phóng như sinh nhật, lễ Tết, kỷ niệm hoặc sum họp gia đình, bạn bè.
Mọi người ăn ngoài nhiều nhất vào bữa sáng. Ai cũng đồng ý rằng đó là bữa rất
quan trọng, không thể bỏ qua nhưng lại không kịp ăn ở nhà vì sợ trễ giờ đi làm, đi học. Số
lượt khách vào quán để ăn sáng nhiều hơn 20% so với ăn trưa. Đặc biệt, bữa sáng là
nguồn thu lớn cho ai muốn khai thác mảng này vì khách hàng có độ trung thành cao,
không thay đổi nhiều như các bữa trưa và tối
Ví dụ như các quán ăn sáng tạo TPHCM vừa ngon rẻ lại phù hợp với người dân: Hủ
tiếu sa tế nai Tô Ký có chi nhánh ở quận 5 và quận 6, Xôi chè Bùi Thị Xuân ở quận 1,
bánh mì chảo Hòa Mã ở quận 3.
d) Hợp khẩu vị
Theo TrungThanh.Net đại đa số người tiêu dùng nước ta đã quen vị truyền thống và
dễ dàng lựa chọn các món đậm chất Việt hơn (như cơm, phở, bún, ngô chiên, bánh mì

57
Việt Nam, các loại rau, v.v ) so với các món từ phương Tây (hamburger, pizza, salad,
spaghetti, v.v). Đó là lý do mà KFC, Lotteria hay McDonald's phải thêm các món cơm,
McCafe đã bổ sung bánh mì kiểu Việt Nam vào thực đơn để chiều lòng thực khách.
Hoặc chúng ta cũng không khó bắt gặp một vài món ngô chiên, cơm rang, mì tôm,
hay chè (tráng miệng), v.v. Khi ngồi vào bàn ăn ở các quán mang thương hiệu Nhật, Hàn,
Đài Loan, v.v. Đặc biệt là quán phục vụ buffet. Không phải ai cũng ưa thích ẩm thực
nước ngoài, nếu hoàn toàn thiếu vắng những món Việt trên, có lẽ tập khách hàng của các
quán sẽ khiêm tốn đi rất nhiều.
5.4. KHU VUI CHƠI
5.4.1. Thực trạng
Được biết thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng với các địa điểm vui chơi nổi tiếng,nơi
các “tay chơi” có thể nói là “sành sỏi” trải nghiệm qua các phố đi bộ Bùi Viện,các quán
club nổi lên,v.v. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có khu vui chơi đình đám thu hút du khách
không kém những nơi “nổi trội” kia.
Snow Town Sài Gòn : nơi có thể để mọi người cảm nhận “mùa tuyết” với công
nghệ làm tuyết thật của Nhật Bản sẽ tạo ra những lớp tuyết dày và trắng tinh xốp. Phù hợp
để khám phá,trải nghiệm và tham gia các loại hình trò chơi bằng tuyết ở đây : trượt tuyết,
trượt ski, nặn tuyết, ném tuyết, ngắm trời mưa tuyết,… và ghi lại thật nhiều kỷ niệm về
tuyết lãng mạn không kém bất kỳ nơi nào . Bên cạnh đó có thể ghé các khu nhà hàng,
quầy bán nước, v.v; để tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc ở đây
Thảo Cầm Viên: đích thực là khu vui chơi thành phố Hồ Chí Minh thật lý tưởng khi
không chỉ thu hút trẻ em mà khiến ngay cả người lớn cũng phải mê mẩn. Đây là 1 trong 8
công viên sở thú lâu đời nhất trên thế giới và là một công viên bảo tồn động vật và thực
vật nổi tiếng nhất Việt Nam.Không giống như những khu vui chơi hiện đại với ánh đèn
lấp lánh, âm thanh nhộn nhịp, Thảo Cầm Viên sẽ đem lại một không gian lắng đọng, yên
tĩnh hoàn toàn tách biệt. Đến với địa điểm vui chơi mang phong cách tự nhiên này, tới đây
sẽ có dịp khám phá tận mắt nhiều loài động vật hoang dã

58
Bảo tàng tranh 3D Artinus: khu vui chơi thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng bậc nhất,
bạn như lạc vào cõi thần tiên huyền bí, muôn màu muôn vẻ. Đây là bảo tàng mỹ thuật 3D
xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam nhưng không hề kém cạnh so với các bảo tàng 3D khác
trên thế giới.
Các tác phẩm được thực hiện chủ yếu từ sơn mài, được vẽ trực tiếp trên mặt tường
sẽ đem đến cho người xem những cung bậc cảm xúc và ấn tượng sâu đậm, thích thú. Bảo
tàng cực rộng với diện tích lên đến 4,000 m2. Có thể nói, những tinh hoa nghệ thuật đặc
sắc nhất của thế giới đã được tác giả thu gọn và tái hiện thật chân thực qua các bức tranh
đa chiều ấn tượng. Khu triển lãm với 9 chủ đề riêng biệt bao gồm: Aqua zone, Vietnam
zone, Animal zone, Master Piece zone, Egypt adventure zone, Fantage zone, Giant zone,
Strange house zone, Love zone.
Công Viên nước Đầm Sen: là một trong những điểm đến giải trí phổ biến nhất tại
TPHCM. Công viên này có nhiều trò chơi và hoạt động giải trí phù hợp cho mọi lứa tuổi,
từ trượt nước đến chèo thuyền. Nơi đây thu hút du khách không chỉ nhiều trò chơi mà còn
hút khách bởi sự mới mẻ và kết hợp với các thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu vui chơi
cho khách hàng.
Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh : đây là một trong những bảo tàng lịch sử quan
trọng nhất tại TPHCM, bảo tàng này có nhiều phòng trưng bày với nội dung đa dạng,từ
lịch sử đến các cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. Sẽ có cơ hội tìm hiểu về lịch
sử hình thành và phát triển của thành phố mang tên Bác qua 10 phòng trưng bày với nội
dung tuần tự: thiên nhiên, khảo cổ học, Địa lý – hành chính Sài Gòn – Hồ Chí Minh
Thành phố, Thương cảng, Thương mại – dịch vụ, Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp,
v.v. Văn minh Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Cuộc đấu tranh Cách mạng 1930-1954,
Cuộc đấu tranh Cách mạng 1954-1975, Kỷ vật kháng chiến, Tiền Việt Nam.
5.4.2. Kế hoạch phát triển
Phát triển các công viên và khu vui chơi trong các khu đô thị mới: TPHCM đang
phát triển nhiều khu đô thị mới như Thủ Thiêm, Phú Mỹ Hưng và Nhơn Trạch. Trong quá

59
trình phát triển này, có thể xây dựng các công viên và khu vui chơi để đáp ứng nhu cầu
giải trí và sinh hoạt của cư dân.
Xây dựng các khu vui chơi trong các trung tâm thương mại: Các trung tâm thương
mại ở TPHCM thường có không gian rộng và đa dạng dịch vụ. Có thể thấy xu hướng xây
dựng các khu vui chơi trong các trung tâm thương mại để thu hút khách hàng và tạo ra sự
khác biệt so với các cửa hàng khác.
Phát triển các khu vui chơi dành cho trẻ em: Với tình trạng gia đình có ít con, việc
phát triển các khu vui chơi dành cho trẻ em có thể trở thành một xu hướng. Các khu vui
chơi này có thể bao gồm trò chơi ngoài trời, trò chơi nước, khu vui chơi mạo hiểm và các
hoạt động giáo dục.
Khai thác các khu vui chơi dựa trên công nghệ: Với sự phát triển của công nghệ,
các khu vui chơi đặc biệt có thể tận dụng các công nghệ như thực tế ảo (VR), trò chơi
điện tử (arcade), trò chơi tương tác và hệ thống giả lập để tạo ra trải nghiệm mới cho
khách hàng.
5.5. CẢNH QUAN
5.5.1. Thực trạng
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như
các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều
trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan
sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Tuy nhiên, cảnh quan của Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với một số thách
thức:
Ô nhiễm không khí Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh,
kết quả quan trắc không khí nhiều tuần qua cho thấy nồng độ bụi mịn PM2.5 tại thành
phố đều vượt ngưỡng cho phép. Cụ thể, trong đợt đo từ 31/10 - 6/11, chỉ số PM2.5 trung
bình 24h có 19% giá trị quan trắc không đạt quy chuẩn. Đợt đo tiếp theo từ ngày 7/11 đến
ngày 13/11 cho thấy chỉ số PM2.5 trung bình 24h có 21,9% giá trị quan trắc không đạt.

60
Giai đoạn 14/11-20/11, các chỉ tiêu bụi (TSP) có 42,9% giá trị quan trắc không đạt, chỉ số
PM2.5 trung bình 24h có 9,5% giá trị quan trắc không đạt.
Bảo tồn cảnh quan và kiến trúc đô thị: Các khu vực di tích lịch sử, văn hóa, danh
lam thắng cảnh, bảo tồn của TP.HCM đang được quan tâm. Do tình hình khó khăn của
nền kinh tế cũng như những lý do về công tác quản lý nhà nước nên một số di tích đã bị
xuống cấp, đồng thời ý thức bảo tồn các cảnh quan kiến trúc công trình tiêu biểu (nhất là
các biệt thự cổ, công sở có kiến trúc đẹp...) chưa cao đã làm hư hại một số công trình có
giá trị. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực tế là do cơ chế quản lý và nền kinh tế mang
tính bao cấp, khép kín nên cảnh quan kiến trúc của thành phố trong thời gian này chưa bị
phá vỡ nhiều.Ví dụ, khu vực chợ Bến Thành là một trong 6 khu vực di tích lịch sử, văn
hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn của TP.HCM. Quy chế quản lý kiến trúc yêu cầu bảo
tồn hình dáng nguyên thủy của các công trình, không gian di tích, danh lam thắng cảnh.
5.5.2. Kế hoạch phát triển
Thành phố Hồ Chí minh đang đối mặt với rất nhiều thách thức về cảnh quan và
kiến trúc. Dưới đây là một số định hướng và kế hoạch phát triển cảnh quan tại TPHCM:
Bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử: Tập trung vào bảo tồn các công trình kiến trúc lịch
sử, danh lam thắng cảnh.
Phát triển không gian xanh: Xây dựng và duy trì các khu vườn, công viên, và khu
cảnh quan để cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân.
Tái thiết cảnh quan môi trường sống: Tạo ra những không gian xanh, thoáng đãng,
và thú vị cho cư dân.

61
CHƯƠNG 6: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
6.1. QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2025 – 2030
6.1.1. Hạ tầng cơ sở
Ở giai đoạn 2025 - 2030, đề án chú trọng đến việc sửa chữa, nâng cấp các hạng
mục cấp thiết và quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch ở TPHCM.
Đặc biệt trong giai đoạn này cần phải chú trọng đến hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông,
cầu, cống, hệ thống cấp thoát nước, v.v Tức là sẽ đi từ gốc đến ngọn để có thể mang đến
một thành phố ổn định trước khi tiếp tục phát triển.
Từ cốt lõi xác định để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, đặc biệt hướng đến phát triển
du lịch tại TPHCM yếu tố hạ tầng giao thông giữ vai trò chủ chốt trong mục tiêu mà đề án
hướng đến. Để có thể thuận tiện cho việc lưu thông giữa các tỉnh thành TPHCM cần phải
chú trọng đầu tư, nâng cấp các tuyến đường giao thông trọng điểm, các đường quốc lộ,
tỉnh lộ để tạo nên cầu nối kinh tế giữa các đầu cầu kinh tế với nhau. Và để việc đầu tư
phát triển hệ thống hạ tầng giao thông một cách thuận lợi ta cần phải tận dụng các nguồn
đầu tư nước ngoài bên cạnh đó cần có sự giám sát cũng như hỗ trợ của các cấp, ban,
ngành có liên quan. Bên cạnh đó cần phải chú trọng phát triển các hệ thống giao thông
giữa các vùng đã phát triển với các vùng đang phát triển để tạo ra thế cân bằng kinh tế và
làm tiền đề cho phát triển du lịch tại các địa phương trong thành phố. Hiện nay các dự án
vành đai 2, 3, 4 đang được chú trọng đầu tư và dự án sớm nhất có thể hoàn thành vào năm
2026.
Hệ thống cấp thoát nước cũng cần được sửa chữa và nâng cấp. Thành phố Hồ Chí
Minh là thành phố có địa hình thấp do đó tình trạng ngập nước do triều cường ngày một
đáng báo động, các địa phương có tình trạng ngập nghiêm trọng có thể kể đến như: Thành
phố Thủ Đức, quận Tân Bình, quận 5, quận 6, quận 11,v.v. Mỗi khi mùa mưa đến, lượng
nước đều ngập trên cả bánh xe máy, gây cản trở cho các phương tiện đang tham gia lưu
thông, dễ gây tắt máy xe, tai nạn giao thông ảnh hướng đến quá trình di chuyển của hầu

62
hết tất cả mọi ngườip. Ngoài ra sau mỗi đợt triều cường, rác thải dưới cống lại bị đẩy lên,
rác từ các bãi thu gom phế liệu tràn ra ngoài và khi nước rút đường xá tràn ngập rác thải
không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây mất mỹ quan đô thị một cách trầm trọng.
Đó vừa là mối nguy họa cho sức khỏe của người dân nơi đây vừa ảnh hưởng vô cùng tiêu
cực đến việc phát triển du lịch tại TPHCM. Tình trạng này cần phải được đẩy mạnh khắc
phục nhanh chóng để đời sống người dân nơi đây được ổn định, du lịch được phát triển và
để làm được điều đó cần có sự quan tâm chặt chẽ của các cấp, ban, ngành đặc biệt liên
quan đến môi trường và xây dựng để đưa ra phương án tối ưu nhất cho vấn đề này.
Phương tiện giao thông công cộng cũng cần được nâng cấp và mở rộng nhiều hơn.
Không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới, xe buýt hay nói cách khác là phương tiện
giao thông công cộng đã và đang hoạt động vô cùng tối ưu. Không chỉ giúp hành khách
địa phương trong nước đi đến bất kì nơi đâu mà còn có cả du khách nước ngoài muốn trải
nghiệm loại hình giao thông này. Tuy nhiên, xe buýt vẫn còn rất nhiều bất cập, trong đó
có việc mạng lưới xe buýt còn tương đối hạn chế, có nhiều tuyến đường đông dân cư, gần
các trường đại học, trung học vẫn chưa có hệ thống xe buýt công cộng dẫn đến mọi người
phải đi lại tương đối xa, ngoài ra để kết nối các điểm đến với nhau hành khách còn phải
trung chuyển rất nhiều chuyến xe vừa mất thời gian vừa tiêu hao nhiều kinh phí. Bên cạnh
đó vấn đề chất lượng xe khách cũng cần được quan tâm, hiện nay có rất nhiều tuyến xe
buýt đã xuống cấp nhưng vẫn chưa được đổi mới, nó ảnh hưởng tương đối lớn đến chất
lượng trải nghiệm của hành khách trên mỗi chuyến xe, đồng thời tác phong, cử chỉ, lời ăn
tiếng nói của tài xế lẫn tiếp viên cũng cần được huấn luyện bài bản hơn và chuyên nghiệp
hơn trong quá trình phục vụ khách hàng.
Trùng tu, sửa chữa các công trình kiến trúc, bảo tàng, di tích lịch sử trên địa bàn
thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn cả quốc tế
với nhiều bảo tàng, công trình kiến trúc, di tích lịch sử. Tuy nhiên, sau quá trình hoạt
động kèm theo tuổi đời của các công trình đã trải qua rất nhiều năm nên cần được tu sửa
để đảm bảo an toàn lẫn mỹ quang khi du khách tham quan. Nhưng bên cạnh đó, khi tu sửa

63
vẫn cần phải đảm bảo cấu trúc như ban đầu bởi những công trình ấy mang đậm tính lịch
sử cũng như mang đậm nét Việt Nam mà chúng ta muốn quảng bá với thế giới.
Ngoài ra, nhà ga sân bay, ga tàu, bến xe khách cần được chú trọng nâng cấp để có
thể tăng khả năng nhận khách đến và đi. Theo Tổng công ty Hàng không Việt Nam ACV,
Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất đang khai thác với một nhà ga hành khách quốc
tế và một nhà ga hành khách quốc nội. Trong đó, Nhà ga hành khách quốc nội sau nhiều
lần cải tạo, mở rộng có công suất thiết kế là 15 triệu hành khách/năm. Tuy nhiên, số lượng
hành khách quốc nội đến và đi hiện nay đang khai thác là hơn 26 triệu hành khách/năm,
quá tải hơn 1,7 lần so với công suất thiết kế; với đường giao thông kết nối gánh chịu
lượng phương tiện rất lớn vào ra cảng (chiếm 17%) và phương tiện đi qua, không vào
cảng (chiếm 83%). Vì vậy, tình trạng ùn tắc trong nhà ga và hệ thống đường giao thông
kết nối thường xuyên xảy ra, gây bức xúc cho hành khách và người dân, ảnh hưởng không
nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội, du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân
cận. Với tốc độ phát triển bình quân 14,5%/năm trong những năm qua, dự kiến Nhà ga
quốc nội sẽ quá tải gấp hơn 2 lần vào năm 2024.
Do đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành hàng không, của Thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh phía Nam trong những năm tới, chủ trương đầu tư xây dựng nhà ga hành
khách quốc nội nhà ga T3 tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất đã được đặt ra từ
rất lâu, hết sức cần thiết và cấp bách. Do đó nhà ga T3 cần phải gấp rút hoàn thành trong
thời gian sớm nhất có thể để giảm sự quá tải cho nhà ga quốc nội hiện tại của sân bay Tân
Sơn Nhất.
6.1.2. Lao động
Theo Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi năm, Việt Nam cần thêm trên
60.000 lao động ngành du lịch. Đây là dự tính cho quãng thời gian phục hồi và phát triển
từ 2023 đến năm 2030, sau ảnh hưởng của đại dịch khiến nhiều lao động rời khỏi ngành,
gây ra tình trạng thiếu hụt lao động. Câu chuyện thiếu hụt nguồn nhân lực được nhiều
doanh nghiệp du lịch đưa ra khi Việt Nam mở cửa đón khách sau dịch Covid-19. Thế

64
nhưng, đến thời điểm hiện tại, khi sắp bước vào mùa du lịch hè, hoạt động tuyển dụng số
lượng lớn vẫn đang tiếp diễn.
Theo báo cáo của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, năm 2022-2023 ngành du lịch cần
485.000 người lao động trong cơ sở lưu trú du lịch. Năm 2025, cả nước cần có từ 950.000
đến 1,05 triệu buồng lưu trú và đến năm 2030 cần 1,3-1,45 triệu buồng lưu trú. Năm
2025, nhu cầu về người lao động khối cơ sở lưu trú du lịch là hơn 800.000 người và năm
2030 là hơn 1 triệu người.
Việc thu hút được nguồn lao động lĩnh vực du lịch trong thời hậu Covid hiện nay
quả thật là một bài toán khó cho các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn. Do đó
mỗi doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch tuyển dụng vô cùng hợp lý, vừa nâng cao
chất lượng lao động vừa nâng cao số lượng lao động. Trước hết để giải quyết vấn đề này
chúng ta cần tìm hiểu sâu về nhu cầu cũng như nguyện vọng của nguồn nhân lực. Bên
cạnh đó các doanh nghiệp du lịch cần đưa ra biện phải giải quyết ngay tại chỗ bằng cách
liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Du lịch như Học viện Hàng
không Việt Nam, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM, Đại học Văn
hóa TPHCM, Cao đẳng Du lịch Sài Gòn,...Từ đây các doanh nghiệp có thể cho các bạn
sinh viên thực tập nghề nghiệp vào các vị trí cần tuyển dụng để giải quyết cấp bách vấn đề
nhân sự cho doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch cần phải
quan tâm chặt chẽ đến vấn nâng cao chất lượng lao động trong doanh nghiệp bằng cách
đào tạo chuyên sâu, đa lĩnh vực cũng như hướng đến lực lượng lao động đạt chuẩn quốc
tế.
6.1.3. Dịch vụ
- Phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch đa dạng: TP Hồ Chí Minh có nền văn hóa và
lịch sử phong phú, cần khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo dựa trên
những yếu tố này. Điều này có thể bao gồm việc xây dựng các khu di tích lịch sử, quảng
bá các nghệ thuật và văn hóa truyền thống, tổ chức các sự kiện và festival để thu hút sự
quan tâm của du khách.

65
- Đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững: Trong quy hoạch phát triển du lịch, việc duy trì
và bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là vô cùng quan trọng. TP Hồ Chí Minh
cần xem xét các biện pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động của ngành du lịch đến
các khu vực nhạy cảm và đồng thời khuyến khích các hình thức du lịch bền vững như du
lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Để tạo trải nghiệm tốt cho du khách, cần đảm bảo chất
lượng dịch vụ du lịch. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, cải thiện dịch vụ khách sạn,
nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch và các hoạt động liên quan là rất quan trọng.
- Quảng bá và tiếp thị: TP Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh các hoạt động quảng bá và tiếp thị
để thu hút du khách. Việc sử dụng công nghệ thông tin và mạng xã hội để quảng bá điểm
đến và làm nổi bật các sản phẩm và dịch vụ du lịch cũng là một phương pháp hiệu quả.
- Hợp tác và liên kết: TP Hồ Chí Minh có thể tận dụng các cơ hội hợp tác và liên kết với
các địa phương và doanh nghiệp trong và ngoài nước để thúc đẩy phát triển dịch vụ du
lịch. Các đối tác có thể cung cấp kinh nghiệm, tài chính và kiến thức chuyên môn để đẩy
mạnh ngành du lịch thành phố.
6.2. QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2031 – 2040
6.2.1. Hạ tầng cơ sở
“Coi trọng hạ tầng và phát huy bản sắc”
Theo quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch nói trên, TPHCM sẽ trở
thành trung tâm giao thương quốc tế của vùng và của quốc gia; trung tâm văn hóa, tri thức
sáng tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, công nghiệp công nghệ cao tầm
khu vực; trung tâm du lịch, tài chính - thương mại và dịch vụ logistics tầm quốc tế.
Lãnh đạo TPHCM đặt mục tiêu điều chỉnh quy hoạch chung gắn với đáp ứng yêu
cầu phát triển mới, tạo điều kiện để giải quyết các vấn đề dân số, nhà ở, hạ tầng giao
thông, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, an ninh quốc phòng. Người dân rất kỳ
vọng quy hoạch chung lần này xứng tầm đô thị đặc biệt.
Quy hoạch Sài Gòn trước đây theo bản đồ án của Coffyn khoảng 25 , gắn với hạ
tầng đồng bộ cho một đô thị khoảng 500.000 dân. Nay thì TPHCM mở rộng hơn

66
2.095km2 với quy mô dân số lên tới hơn 10 triệu người; điều kiện giao thương và hội
nhập rộng mở.
Theo Quy hoạch tổng thể đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt thì TPHCM là
một thành phố đa trung tâm. Từ đó, thành phố đã tổ chức cuộc thi quốc tế khu vực lõi
trung tâm hiện hữu có mở rộng với 930ha cùng với định hướng triển khai xây dựng các
trung tâm ở phía Đông, phía Tây, phía Nam, phía Bắc. Việc thành lập TP.Thủ Đức ở phía
Đông TPHCM phù hợp với định hướng này.
Thời gian qua, TPHCM phấn đấu từng bước thực hiện quy hoạch chung, đã làm
được những tuyến đường huyết mạch (Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, đường hai bên
kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè), làm hầm và thêm 4 cầu qua sông Sài Gòn, đã có Khu đô thị
Phú Mỹ Hưng khá hoàn chỉnh và Khu đô thị mới Thủ Thiêm đang triển khai, đã di dời và
giải tỏa 30.000 nhà ở trên và ven kênh rạch, v.v
Có thể nói, TPHCM đã phát triển rất nhanh, diện mạo đô thị có nhiều thay đổi
nhưng cũng bộc lộ khá nhiều bất cập. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch gặp nhiều
khó khăn do hệ thống pháp luật rườm rà, chồng chéo, thiếu đồng bộ. Quy hoạch chung và
quy hoạch ngành chưa thống nhất, thường bị điều chỉnh theo yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội. Chất lượng quy hoạch chưa cao, quản lý thực hiện quy hoạch yếu, có thời điểm
xây dựng trái phép, không phép tràn lan. Mặt khác, nhiều dự án để “treo” nhiều năm.
Với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra rất toàn diện, quy hoạch chung lần này đặt trong tổng
thể với quy hoạch vùng TPHCM để từ đó tạo sự liên kết, phát huy thế mạnh của vùng.
Trong đó coi trọng vấn đề về hạ tầng giao thông, hạ tầng phát triển kinh tế và xã hội,
những vấn đề liên quan đến môi trường và phát triển bền vững. Đồng thời, cần coi trọng
việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, đặc trưng TPHCM, đảm bảo hài hòa giữa bảo
tồn và phát triển, giữa kinh tế và văn hóa. Bởi, đô thị là một cơ thể sống, cần giữ lại
những gì gọi là hồn cốt, những nét tinh túy, tiêu biểu trong quá trình phát triển theo hướng
văn minh, hiện đại. Không để di sản của quá khứ mất dần đến mức báo động như hiện nay
ở khu vực trung tâm. Cần quan tâm xây dựng cơ sở vật chất cho văn hóa, trong đó có xây
dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh.

67
“Dấu ấn về thành phố sông và xanh”
TPHCM có 80km bờ sông Sài Gòn, có hệ thống sông rạch khoảng 5.000km. Công
tác quy hoạch cần khai thác tiềm năng sông nước để tạo đặc trưng kiến trúc và cảnh quan
thành phố, tạo dấu ấn về thành phố sông, thành phố xanh. Cần giữ hành lang sông Sài
Gòn, cùng với việc trả lại màu xanh cho những dòng sông, dòng kênh. Đặt mục tiêu sớm
thực hiện dứt điểm việc di dời nhà ở ven và trên kênh rạch. Nhiều thành phố trên thế giới
có bình quân 30-40m2 cây xanh/người, TPHCM mới có 0,55m2 cây xanh/người là quá
thấp. TPHCM cần quan tâm giữ rừng Cần Giờ và màu xanh ở Củ Chi, Bình Chánh, đầu tư
thêm công viên, cây xanh ở trung tâm thành phố và ngoại thành. Xem xét dành không
gian khu vực cảng Sài Gòn sau khi di dời cho văn hóa, sinh hoạt cộng đồng và mảng
xanh.
Hiện nay, khu Bình Quới - Thanh Đa với gần 450ha còn giữ được nhiều cây xanh
với thiên nhiên trong lành là vô cùng quý giá. Thành phố cần xem xét việc phát triển đô
thị sinh thái ở nơi đây sao cho giữ được nhiều màu xanh để cả bán đảo như một công viên
lớn, có cảnh quan tươi đẹp, thu hút khách du lịch tham quan, nghỉ dưỡng và các hoạt động
gắn với môi trường sông nước hấp dẫn, độc đáo. Quá trình phát triển, cần phát triển
TPHCM theo hướng đa trung tâm, không để phát triển quá tập trung hay manh mún, tự
phát.
Theo đó, cần xác định các trung tâm và có quy hoạch cụ thể, không phụ thuộc vào
địa giới hành chính hiện tại mà theo hướng phục vụ cho các chức năng và vùng ảnh
hưởng. Trong bối cảnh hiện nay và tương lai, kinh tế của TPHCM cần phát triển theo
hướng công nghệ cao và dịch vụ cao cấp, hạn chế thâm dụng lao động, đẩy mạnh chuyển
đổi số, kinh tế xanh. Quy hoạch TPHCM cần đáp ứng yêu cầu phát triển đồng bộ về hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và hạ tầng công nghệ cao.
TPHCM cần quan tâm xây dựng một thành phố đáng sống, văn hóa đa dạng và giàu
bản sắc, có chất lượng sống tốt với giao thông thuận tiện, an sinh xã hội được bảo đảm,
môi trường trong lành, nhiều tiện ích; hướng tới thành phố thông minh, công quyền thân
thiện, quản lý tốt quy hoạch chung, quy hoạch ngành, tạo điều kiện phát triển bền vững.

68
Quy hoạch phát triển TPHCM văn minh, hiện đại, có bản sắc, kết nối truyền thống
và hiện tại, hài hòa giữa thiên nhiên - con người thật sự là việc lớn và khó, cần có tầm
nhìn, dự báo tốt và đòi hỏi tính khả thi cao. Khi quy hoạch được duyệt, cần coi trọng việc
quản lý thực hiện quy hoạch. Vấn đề đặt ra là công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận
của người dân, phát huy vai trò người dân trong quá trình xây dựng và thực hiện quy
hoạch phát triển thành phố.”
6.2.2. Lao động
Kế hoạch phát triển lao động: Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt nhiệm vụ điều
chỉnh Quy hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Theo đó, đến năm 2040,
thành phố dự kiến có khoảng 100,000 đến 110,000 ha đất xây dựng đô thị 1. Đây là một
phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn lao động cho sự phát triển kinh tế và xã hội
của thành phố.
Các biện pháp phát triển lao động: Để đáp ứng nhu cầu lao động trong giai đoạn
2031 – 2040, thành phố sẽ tập trung vào việc phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ,
và hạ tầng giao thông. Cụ thể, việc đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông như đường
cao tốc, đường sắt, và xe buýt nhanh sẽ giúp tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân.
Hỗ trợ đào tạo và phát triển kỹ năng: Thành phố cũng sẽ tăng cường hỗ trợ đào tạo
và phát triển kỹ năng cho lao động, đặc biệt là trong các ngành công nghệ thông tin, kỹ
thuật, và dịch vụ. Điều này giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nguồn
nhân lực tại thành phố.
Đánh giá kết quả: Thành phố sẽ thực hiện các khảo sát và theo dõi hiệu quả của các
biện pháp phát triển lao động. Mục tiêu là giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập bình
quân, và cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động. Thành phố cũng sẽ hợp tác
với các tổ chức quốc tế và trong nước để hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực
này.
6.2.3. Dịch vụ
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những điểm đến du lịch thu hút nhiều khách
nhất Việt Nam, với nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, ẩm thực phong phú, cơ

69
sở vật chất và dịch vụ chất lượng cao. Tuy nhiên, thành phố cũng đang đối mặt với nhiều
thách thức về giao thông, môi trường, an ninh, và cạnh tranh với các địa điểm du lịch
khác trong khu vực và thế giới. Vì vậy, để quy hoạch về phát triển dịch vụ của thành phố
Hồ Chí Minh để phục vụ cho phát triển du lịch giai đoạn 2031-2040 cần chú ý đến những
yếu tố sau:
Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các dịch vụ du lịch, bao gồm dịch vụ lưu trú,
dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ hướng dẫn du lịch, dịch vụ vận chuyển
du lịch, dịch vụ hỗ trợ du lịch, v.v. Điều này sẽ giúp tăng sự hài lòng và trung thành của
du khách, đồng thời tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho ngành du lịch.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào các dịch vụ du lịch,
bao gồm ứng dụng du lịch thông minh, mã QR, wifi công cộng, thực tế ảo, thực tế tăng
cường, trí tuệ nhân tạo, blockchain, v.v. Điều này sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ,
tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả kinh doanh, và tạo ra những trải nghiệm
mới mẻ và tiện lợi cho du khách.
Phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng và thực hiện các chương trình
khuyến mãi, ưu đãi, gói combo, vouche, v.v cho các dịch vụ du lịch, nhằm thu hút nhiều
du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19.
Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các dịch vụ du lịch,
bao gồm nâng cao năng lực ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc khách hàng,
kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng sử dụng công nghệ, v.v . Điều này sẽ giúp nâng
cao chuyên môn và thái độ phục vụ của nhân viên du lịch, đồng thời tạo ra một hình ảnh
du lịch chuyên nghiệp và thân thiện.
Tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và cạnh tranh lành mạnh cho các nhà
cung cấp dịch vụ du lịch, bao gồm cải thiện thủ tục hành chính, tạo điều kiện tiếp cận
nguồn vốn, hỗ trợ đổi mới sáng tạo, khuyến khích liên kết hợp tác, tăng cường giám sát và
kiểm tra chất lượng dịch vụ, v.v. Điều này sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của các
doanh nghiệp du lịch, đồng thời bảo vệ quyền lợi của du khách.

70
CHƯƠNG 7: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
7.1. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA TPHCM
7.1.1. Hữu hình
Nhìn chung sản phẩm du lịch của TPHCM rất đa dạng, không chỉ riêng biệt về dịch
vụ lưu trú hay dịch vụ ăn uống và có cả dịch vụ giải trí và các dịch vụ khác. Tuy nhiên đa
dạng là vậy nhưng chất lượng dịch vụ có tốt hay không là điều mà khách du lịch đang
quan tâm hàng đầu.
Về cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống:
Theo Sở Du lịch TPHCM, một trong những lợi thế so sánh của ngành du lịch thành
phố so với các tỉnh, thành phố khác là hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch rộng khắp với
hơn 3.227 cơ sở lưu trú các loại, tương ứng với hơn 65.000 phòng đủ điều kiện kinh
doanh. Trong đó, 325 khách sạn được xếp hạng từ 1-5 sao, tương ứng với 17.613
buồng/phòng đạt tiêu chuẩn; 2.902 khách sạn đạt tiêu chí tối thiểu cơ sở vật chất và kỹ
thuật dịch vụ, tương ứng với hơn 48.000 buồng/phòng đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên với lợi
thế về số lượng cơ sở lưu trú đạt ở mức khủng như thế, cơ sở vật chất lại là một vấn đề
khác. Có nhiều khách sạn trên địa bàn thành phố được gán mát 3 - 4 sao nhưng theo giới
chuyên môn đánh giá dựa trên nhiều yếu tố quyết định chất lượng đạt chuẩn sao mà các
cấp đã đề ra thì lại không đạt chuẩn, chưa dừng lại ở đó, chất lượng phòng ốc cần được
chú trọng quan tâm nhiều hơn, đặc biệt về chất vệ sinh và các dụng cụ dành cho khách du
lịch sử dụng. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều khách sạn được khách du lịch đánh giá cao
sau quá trình trải nghiệm.
Bên cạnh cơ sở lưu trú, chất lượng của các nhà hàng cũng là một dấu chấm hỏi
đáng cân nhắc. Theo báo thanh niên, trong 6 tháng đầu năm 2023, TP.HCM đã thanh tra,
kiểm tra 21.365 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Kết quả phát hiện 2.816 cơ sở vi
phạm, xử phạt 638 cơ sở với tổng số tiền 13,4 tỉ đồng. Bên cạnh đó còn tịch thu hơn 13
tấn đường cát, tiêu hủy 29.235 đơn vị sản phẩm và 4,5 tấn sản phẩm thực phẩm không
đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, đã chuyển chuyển cơ quan

71
điều tra xử lý 7 cơ sở (trong đó đã khởi tố 2 cơ sở), nhắc nhở 2.177 cơ sở chủ yếu kinh
doanh thức ăn đường phố. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là một thực trạng nhức
nhối đang được quan tâm không chỉ đối với người tiêu dùng, khách du lịch và còn cả với
cơ quan chức năng trong việc rà soát và quản lý. Để du khách có thể an tâm khi đến tham
quan và du lịch tại TPHCM, mỗi cơ sở chế biến, ăn uống đồng thời cả cơ quan chức năng,
cơ quan ban ngành có liên quan cần phải chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm,
tránh việc ngộ độc ngoài ý muốn.
Về cơ sở vui chơi giải trí và các điểm tham quan:
Là một thành phố sôi động, cơ sở vui chơi giải trí và các điểm tham quan hay di
tích lịch sử cần có sự quan tâm nhất định. Theo Giám đốc Sở VH - TT TPHCM Trần Thế
Thuận: Trên địa bàn TPHCM hiện có 185 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 2 di tích
quốc gia đặc biệt, 58 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia và 125 di tích cấp thành
phố. Tuy nhiên, cũng theo ông hiện nay nhiều di tích lịch sử đã và đang xuống cấp trầm
trọng gây mất mỹ quan trong mắt khách du lịch không chỉ trong nước mà còn ảnh hưởng
đến khách du lịch quốc tế đơn cử như các di tích: đình Tân Quy Đông (quận 7), đình Tân
Hội (quận 12), đình Tân Túc, đình Phú Lạc (huyện Bình Chánh), đình Linh Đông (TP
Thủ Đức). Với tình trạng nêu trên, TPHCM cần có những biện pháp khắc phục nhanh
chóng nhằm lấy lại mỹ quan vốn có cũng như sự hào hùng, uy nghiêm của di tích lịch sử.
Tuy nhiên, nhìn chung một cách bao quát, ngoài các di lịch lịch sử xuống cấp đã
được đề cập thì TPHCM vẫn mang đến cho du khách những trải nghiệm vô cùng tốt với
những địa điểm tham quan cổ kính có thể kể đến như Bưu điện thành phố, Dinh độc
lập,.v.v.Những điểm đến ấy vẫn giữ được nét đẹp hoài cổ như ngày nào và thu hút được
rất nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh. Bên cạnh đó các khu vui chơi cũng được
chú trọng đầu tư như Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm viên Sài Gòn,...Vẫn luôn được chú
trọng nâng cấp và cải tạo để mang đến những trải hiện hơn cả tuyệt vời cho khách du lịch.

72
7.1.2. Vô hình
Giao Thông và Ô Nhiễm: Giao thông ô tô và xe máy ở TPHCM có thể rối bời và
quá tải, gây khó khăn cho việc di chuyển của du khách. Ô nhiễm không khí và tiếng ồn
cũng là một vấn đề đô thị.
Chất Lượng Dịch Vụ Nghỉ Ngơi: Một số khách sạn và nhà nghỉ có thể đối mặt với
vấn đề về chất lượng dịch vụ, từ vấn đề về vệ sinh đến không gian ở. Điều này có thể ảnh
hưởng đến trải nghiệm lưu trú của du khách.
Sự Đa Dạng Về Trải Nghiệm Du Lịch: Mặc dù TPHCM có nhiều điểm tham quan
và hoạt động du lịch, nhưng một số du khách cho rằng sự đa dạng về trải nghiệm có thể
hạn chế so với một số địa điểm khác.
Giao Tiếp và Dịch Thuật: Trong một số trường hợp, sự hiệu quả trong giao tiếp và
dịch thuật có thể là một thách thức, đặc biệt là khi du khách không biết tiếng Việt.
Giá Cả Cho Du Lịch: Một số du khách cảm thấy giá cả cho một số dịch vụ du lịch,
như vé tham quan và ẩm thực, có thể cao hơn so với một số địa điểm khác, đặc biệt là ở
những khu vực du lịch phổ biến.
Quản Lý Rác Thải và Môi Trường: Quản lý rác thải và duy trì môi trường trong
một số khu vực du lịch có thể gặp khó khăn, ảnh hưởng đến cảnh quan và trải nghiệm du
lịch.
7.2. KẾ HOẠCH CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG
7.2.1. Hữu hình
Phát triển và duy trì hạ tầng du lịch:
- Nâng cấp và duy trì các điểm du lịch nổi tiếng, bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa, đảm
bảo hoạt động một cách an toàn và thuận tiện cho du khách.
- Đầu tư vào hạ tầng giao thông, như các tuyến đường, cầu, và bến cảng để cải thiện tiện
ích di chuyển cho du khách.
Quản lý và bảo tồn môi trường:
- Thực hiện các biện pháp bảo tồn môi trường để giữ gìn cảnh quan và giữ cho các địa
điểm du lịch giữ được tính bền vững.

73
- Khuyến khích du khách tham gia vào các hoạt động du lịch bền vững và giáo dục họ về
tác động của họ đối với môi trường.
Tổ chức sự kiện và hoạt động du lịch:
- Tổ chức các sự kiện, hội nghị, và festival để thu hút du khách và tăng cường trải nghiệm
văn hóa.
- Tạo ra các hoạt động và sự kiện hấp dẫn để giữ chân du khách và khuyến khích họ trải
nghiệm thêm nhiều điều mới.
7.2.2. Vô hình
Nghiên cứu và hiểu rõ khách hàng: Nắm bắt nhu cầu, mong đợi và quan điểm của
khách hàng về dịch vụ vô hình. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thị trường, khảo sát
khách hàng, phỏng vấn để thu thập thông tin cần thiết. Điều này giúp quản trị chất lượng
dịch vụ có cái nhìn toàn diện hơn về khách hàng và tạo ra các giải pháp phù hợp.
Thiết lập tiêu chuẩn chất lượng: Xác định các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vô hình
cụ thể. Điều này có thể bao gồm việc xác định các quy trình, quy định và hướng dẫn để
đảm bảo rằng các dịch vụ được cung cấp đáp ứng các yêu cầu và mong đợi của khách
hàng.
Đào tạo nhân viên: Đảm bảo nhân viên được đào tạo đầy đủ về quy trình, kỹ năng
và kiến thức cần thiết để cung cấp dịch vụ chất lượng. Đào tạo có thể liên quan đến khả
năng giao tiếp, tư duy khách hàng, giải quyết vấn đề, và các kỹ năng mềm khác.
Xây dựng hệ thống đánh giá: Thiết lập các tiêu chí đánh giá hiệu suất của các dịch
vụ vô hình. Có thể sử dụng các phương pháp như bảng điểm, cuộc khảo sát khách hàng,
phản hồi từ khách hàng, và các công cụ đo lường khác để đánh giá chất lượng dịch vụ.
Thông tin từ hệ thống đánh giá này có thể được sử dụng để cải thiện quy trình và nâng
cao chất lượng dịch vụ.
Liên tục cải tiến: Thực hiện các biện pháp cải tiến dựa trên thông tin thu thập được.
Phân tích các phản hồi từ khách hàng, xác định những điểm yếu và điểm mạnh của quy
trình hiện tại, và thực hiện các biện pháp để cải thiện chất lượng dịch vụ.

74
Tạo môi trường đáng tin cậy: Xây dựng và duy trì một môi trường làm việc tốt,
thân thiện và đáng tin cậy. Điều này giúp nhân viên cảm thấy hài lòng và đồng lòng với
mục tiêu cải thiện chất lượng dịch vụ.
Sử dụng công nghệ: Áp dụng công nghệ để tăng cường quản trị chất lượng dịch vụ.
Các công nghệ như hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM), phần mềm quản lý dịch
vụ, chatbot và tự động hóa quy trình tương tác với khách hàng.

75
CHƯƠNG 8: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH
TẾ DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
8.1. HIỆU QUẢ KINH TẾ
Đóng góp vào GDP: Ngành du lịch đóng góp một phần lớn vào GDP của TP HCM.
Với sự phát triển của ngành du lịch, nhiều nguồn lực và công việc được tạo ra, đồng thời
cung cấp thu nhập cho các hoạt động liên quan như nhà hàng, khách sạn, vận chuyển,
mua sắm và các dịch vụ khác.
Tạo việc làm: Ngành du lịch là một nguồn cung cấp việc làm quan trọng cho người
dân TP HCM. Khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên bán hàng và các
ngành nghề liên quan khác tạo cơ hội việc làm cho nhiều người.
Tăng cường thu ngân sách: Khi du lịch phát triển, thu ngân sách của TP HCM từ
thuế du lịch và các khoản thu liên quan tăng lên. Điều này cung cấp nguồn tài chính để
đầu tư vào các dự án công cộng, cải thiện hạ tầng và phát triển các lĩnh vực khác.
Tăng thu nhập du lịch: Được biết đến là một trung tâm kinh tế lớn, TP.HCM thu hút
đông đảo du khách trong và ngoài nước. Một đề án phát triển du lịch thành công có thể
tăng cường nguồn thu nhập từ ngành du lịch thông qua tiền chi tiêu của du khách cho dịch
vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, mua sắm và vui chơi giải trí.
Kích thích tăng trưởng kinh tế: Một ngành du lịch phát triển mạnh mẽ có thể tạo ra
hiệu ứng lan tỏa tích cực đến các ngành kinh tế khác. Các lĩnh vực như vận tải, xây dựng,
thương mại, dịch vụ và sản xuất hàng tiêu dùng thường hưởng lợi từ sự phát triển của du
lịch. Đồng thời, du lịch cũng có thể thúc đẩy đầu tư trong cơ sở hạ tầng và các dự án phát
triển khác, góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế tổng thể.
Thu hút đầu tư nước ngoài: Một đề án phát triển du lịch thành công có thể thu hút
đầu tư nước ngoài vào TP.HCM. Các nhà đầu tư có thể nhận thấy tiềm năng kinh doanh
trong việc phát triển khách sạn, resort, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ du lịch khác.
Điều này có thể tạo ra cơ hội hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ và cải thiện cơ sở hạ
tầng du lịch.

76
8.2. HIỆU QUẢ XÃ HỘI
Phát triển hệ thống giao thông đồng bộ và hiện đại. Điều này sẽ giúp giảm ùn tắc,ô
nhiễm và tăng cường kết nối giữa các điểm du lịch và thành phố.
Giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập bình quân và cải thiện chất lượng cuộc
sống của người dân lao động. Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho dân địa phương nhờ
tăng cường nâng cấp và xây dựng thêm các cơ sở lưu trú.
Hạ tầng và điều kiện sống: Một đề án phát triển kinh tế hiệu quả sẽ đóng góp vào
cải thiện hạ tầng và điều kiện sống của cộng đồng. Điều này có thể bao gồm việc xây
dựng và nâng cấp hệ thống giao thông, cung cấp nước sạch và điện, cải thiện môi trường
sống và hệ thống giáo dục. Chỉ số như tiện ích hạ tầng, truy cập đến các dịch vụ cơ bản và
chất lượng môi trường sống có thể được sử dụng để đo lường hiệu quả xã hội trong việc
cải thiện điều kiện sống.
Phân chia thu nhập và bình đẳng xã hội: Một đề án phát triển kinh tế đáng giá cũng
cần đảm bảo rằng lợi ích kinh tế được chia sẻ công bằng trong xã hội. Điều này có thể
được đo bằng chỉ số bất bình đẳng thu nhập và chỉ số phân phối thu nhập.
Góp phần quảng bá hình ảnh TP HCM: Du lịch giúp quảng bá hình ảnh TP HCM
trên thế giới. Qua sự trải nghiệm du lịch, du khách có thể khám phá văn hóa, lịch sử và
đặc điểm độc đáo của thành phố. Điều này giúp tăng cường thương hiệu và thu hút thêm
du khách.

77
CHƯƠNG 9: BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ DOANH
NGHIỆP DU LỊCH CỦA TỈNH
9.1. BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
9.1.1. Tổ chức quản lý
Cơ quan Quản lý Du lịch Quốc gia: Đây là tổ chức chính trị và quản lý cao nhất
trong ngành du lịch của một quốc gia. Thường được tạo ra bởi chính phủ và chịu trách
nhiệm đưa ra các chính sách, quy định và chiến lược về du lịch quốc gia. Nhiệm vụ của
cơ quan này có thể bao gồm việc thúc đẩy sự phát triển du lịch, quảng bá điểm đến du
lịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch, quản lý các di sản văn hóa và tự nhiên, và thúc
đẩy việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch.
Cơ quan Quản lý Du lịch Địa phương: Các cơ quan này hoạt động tại cấp địa
phương, như tỉnh, thành phố hoặc khu vực. Chúng thường có trách nhiệm thực hiện các
chính sách và quy định được đề xuất bởi cơ quan quản lý du lịch quốc gia và đảm bảo
rằng ngành du lịch ở địa phương được quản lý một cách hiệu quả.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan quản lý du lịch địa phương chính là Sở Du lịch
thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Department of Tourism). Sở Du lịch thành
phố Hồ Chí Minh là một cơ quan thuộc chính quyền địa phương, có trách nhiệm quản lý
và phát triển ngành du lịch trong khu vực thành phố.
Các trách nhiệm và hoạt động của Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh có thể bao
gồm:
Quảng bá và tiếp thị: Sở Du lịch thường tham gia vào việc quảng bá, tiếp thị và
quảng cáo điểm đến du lịch của thành phố Hồ Chí Minh, nhằm thu hút khách du lịch đến
thăm và trải nghiệm các sản phẩm du lịch địa phương.
Phát triển sản phẩm du lịch: Cơ quan này có trách nhiệm đề xuất và thúc đẩy phát
triển các sản phẩm du lịch độc đáo và sáng tạo, bao gồm các tour du lịch, sự kiện, hoạt
động giải trí và trải nghiệm du lịch khác, nhằm tăng cường sự hấp dẫn của thành phố Hồ
Chí Minh với du khách.

78
Quản lý cơ sở hạ tầng du lịch: Sở Du lịch thường thực hiện việc giám sát và quản lý
cơ sở hạ tầng du lịch, bao gồm khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan và các dịch vụ hỗ
trợ khác, để đảm bảo chất lượng và an toàn cho du khách.
Bảo tồn và phát triển di sản: Sở Du lịch thường đóng vai trò trong việc bảo tồn và
phát triển các di sản văn hóa, lịch sử và thiên nhiên quan trọng của thành phố Hồ Chí
Minh. Điều này có thể liên quan đến việc bảo vệ các di tích, khu di sản và các hoạt động
bảo tồn môi trường.
Đào tạo và nâng cao chất lượng dịch vụ: Sở Du lịch có thể tham gia vào việc đào
tạo và nâng cao năng lực nguồn nhân lực trong ngành du lịch, nhằm đảm bảo chất lượng
dịch vụ du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ quan Quản lý và Phát triển Du lịch: Đây có thể là tổ chức hoặc bộ phận của
chính phủ hoặc doanh nghiệp tư nhân, có trách nhiệm quản lý và phát triển các dự án và
hoạt động du lịch.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan quản lý và phát triển du lịch chính là Sở Du lịch
và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City
Department of Tourism and Department of Culture, Sports and Tourism). Hai sở này có
trách nhiệm chung trong việc quản lý và phát triển ngành du lịch trong thành phố.
Cơ quan Quản lý Công viên Quốc gia và Khu Bảo tồn: Trong các quốc gia có cảnh
quan tự nhiên đáng chú ý, có các cơ quan chuyên trách quản lý các công viên quốc gia,
khu bảo tồn, và các vùng được bảo vệ khác, bảo vệ và bảo quản tài nguyên du lịch và môi
trường.
Đối với thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan quản lý Công viên Quốc gia và Khu Bảo
tồn là Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City
Department of Natural Resources and Environment). Sở này có trách nhiệm chung trong
việc quản lý và bảo tồn các công viên quốc gia và khu bảo tồn trong thành phố.
Các nhiệm vụ và hoạt động của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí
Minh liên quan đến công viên quốc gia và khu bảo tồn có thể bao gồm:

79
Bảo tồn và quản lý di sản thiên nhiên: Sở này tham gia vào việc bảo tồn và quản lý
các di tích, khu vực địa lý, sinh thái và các đặc điểm thiên nhiên quan trọng trong công
viên quốc gia và khu bảo tồn. Điều này có thể bao gồm bảo vệ và phục hồi các hệ sinh
thái, loài động và thực vật quý hiếm, đảm bảo sự cân bằng tự nhiên và duy trì tính đa dạng
sinh học.
Quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng: Sở này có trách nhiệm xây dựng và quản lý cơ
sở hạ tầng trong các công viên quốc gia và khu bảo tồn, bao gồm việc xây dựng các hệ
thống đường, hệ thống cấp nước, hệ thống vệ sinh và các cơ sở hỗ trợ khác để đảm bảo sự
tiện nghi và an toàn cho du khách khi đến tham quan.
Giáo dục và tuyên truyền: Sở Tài nguyên và Môi trường thường có trách nhiệm
tăng cường giáo dục, tuyên truyền và nâng cao nhận thức của công chúng về giá trị và
quan trọng của công viên quốc gia và khu bảo tồn. Điều này có thể bao gồm các chương
trình giảng dạy, hoạt động hướng dẫn và các sự kiện văn hóa, giúp tạo ra sự hiểu biết và
sự quan tâm của cộng đồng đối với bảo tồn môi trường.
Quản lý du lịch và hoạt động khám phá: Sở này có thể tham gia vào việc quản lý
các hoạt động du lịch và hoạt động khám phá trong công viên quốc gia và khu bảo tồn.
Điều này bao gồm việc phát triển các tuyến du lịch, quản lý lưu lượng du khách, đảm bảo
sự an toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình tham quan.
Cơ quan Quản lý Di sản Văn hóa và Lịch sử: Các cơ quan này chịu trách nhiệm bảo
tồn và quản lý di sản văn hóa và lịch sử của một quốc gia, bao gồm các địa điểm du lịch
lịch sử, di tích và di sản văn hóa.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý di sản văn hóa và lịch
sử là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Department of Culture, Sports and Tourism).
Dưới đây là mô tả về cơ quan này:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thuộc
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, có trách nhiệm quản lý và bảo tồn di sản văn
hóa và lịch sử trong thành phố. Sở này có nhiệm vụ thực hiện chính sách và quy định của

80
chính phủ liên quan đến văn hóa, thể thao và du lịch, đồng thời xây dựng kế hoạch và
triển khai các hoạt động bảo tồn, phục hồi và phát triển di sản văn hóa và lịch sử
Cụ thể, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có các chức năng như:
Quản lý và bảo tồn di tích lịch sử: Sở này định hướng, triển khai các hoạt động bảo
tồn và phát triển di tích lịch sử, bao gồm kiểm soát, bảo vệ, phục hồi và quảng bá di tích
lịch sử trong thành phố.
Quản lý và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể: Sở này cũng chịu trách nhiệm quản
lý và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm các yếu tố như truyền thống, tài liệu, tác
phẩm nghệ thuật, di sản truyền miệng và các biểu hiện văn hóa truyền thống của cộng
đồng.
Tổ chức và hỗ trợ các hoạt động văn hóa và du lịch: Sở này đảm nhiệm việc tổ chức
và tài trợ các sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong thành phố, nhằm quảng
bá và phát triển ngành du lịch và văn hóa.
Cơ quan Quản lý Hàng không và Vận tải Du lịch: Các cơ quan này quản lý và giám
sát các hoạt động vận tải liên quan đến du lịch, bao gồm hàng không, đường sắt, đường bộ
và đường thủy.
Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hàng không và vận tải du lịch tại thành phố Hồ
Chí Minh là Cục Hàng không Dân dụng (Civil Aviation Authority of Vietnam) và Sở
Giao thông Vận tải (Department of Transport). Dưới đây là mô tả về hai cơ quan này:
Cục Hàng không Dân dụng (Civil Aviation Authority of Vietnam - CAAV): Cục
Hàng không Dân dụng là cơ quan quản lý hàng không dân dụng tại Việt Nam, bao gồm cả
Thành phố Hồ Chí Minh. Cục này thuộc sự quản lý của Bộ Giao thông Vận tải. CAAV có
nhiệm vụ quản lý và điều hành các hoạt động hàng không dân dụng, cấp phép hoạt động,
kiểm tra an ninh hàng không, đảm bảo tuân thủ các quy định hàng không quốc gia và
quốc tế, và phát triển chính sách hàng không.
Sở Giao thông Vận tải (Department of Transport): Sở Giao thông Vận tải là cơ
quan thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, có trách nhiệm quản lý và điều
hành các hoạt động vận tải trong thành phố, bao gồm cả vận tải du lịch. Sở Giao thông

81
Vận tải có nhiệm vụ quản lý và điều hành các hệ thống vận tải công cộng, đường bộ,
đường sắt, đường thủy và các dịch vụ vận tải khác. Cơ quan này đảm bảo an toàn, hiệu
quả và bền vững của các hoạt động vận tải trong thành phố.
9.1.2. Các văn bản pháp luật và dưới luật cần thiết
Các văn bản pháp luật và quy định dưới luật liên quan đến ngành du lịch ở thành phố Hồ
Chí Minh nên bao gồm một số điều luật cơ bản sau đây.
Luật Du lịch Việt Nam: Đây là văn bản pháp luật cấp quốc gia quy định về hoạt
động du lịch trên toàn quốc, bao gồm cả thành phố Hồ Chí Minh. Luật Du lịch quy định
về quản lý, phát triển và quảng bá du lịch, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân
hoạt động trong lĩnh vực này.
Nghị định về quản lý các điểm đến du lịch: Nghị định này quy định về việc xác
định, phân loại và quản lý các điểm đến du lịch, bao gồm cả các điểm đến du lịch tại
thành phố Hồ Chí Minh. Nghị định này có thể đề cập đến quy trình xác định điểm đến du
lịch, quy định về quy hoạch, bảo tồn và phát triển các điểm đến du lịch.
Quy chế về hoạt động hướng dẫn viên du lịch: Đây là quy chế quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của hướng dẫn viên du lịch. Quy chế này có thể
quy định về quy trình cấp phép, đào tạo và kiểm soát hoạt động của hướng dẫn viên du
lịch tại thành phố Hồ Chí Minh.
Quy định về an toàn và an ninh du lịch: Đây là quy định về các biện pháp bảo đảm
an toàn và an ninh cho du khách và các hoạt động du lịch. Quy định này có thể bao gồm
các yêu cầu về an toàn tại các điểm du lịch, các biện pháp phòng chống tai nạn, cung cấp
thông tin an ninh cho du khách và quy trình xử lý tình huống khẩn cấp.
Quy định về quảng cáo và tiếp thị du lịch: Quy định này quy định về việc quảng bá
và tiếp thị các sản phẩm du lịch của thành phố Hồ Chí Minh. Quy định này có thể bao
gồm các nguyên tắc quảng cáo, quy định về sử dụng hình ảnh, thông tin, và các biện pháp
kiểm soát quảng cáo và tiếp thị du lịch.
Luật Du lịch:

82
Luật số 58/2023/QH15 ngày 14/11/2023 của Quốc hội về Du lịch (có hiệu lực từ
01/07/2024).exclamation
Luật Du lịch 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (có hiệu lực đến 30/06/2024).
Nghị định của Chính phủ:
Nghị định số 105/2023/NĐ-CP ngày 27/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Du
lịch.
Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 20/01/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Du lịch.
Văn bản của UBND Thành phố Hồ Chí Minh:
Quyết định số 36/2023/QĐ-UBND ngày 14/11/2023 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh
ban hành Kế hoạch phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025, tầm
nhìn đến năm 2030
Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 05/01/2023 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc
triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2021 - 2025.
Các văn bản pháp luật khác:
-Luật Doanh nghiệp.
-Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
-Luật Lao động.
Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh
dịch vụ lữ hành quốc tế.exclamation
Thông tư số 15/2022/TT-BVHTTDL ngày 18/05/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch hướng dẫn về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ du
lịch.
9.2.1. Doanh nghiệp lữ hành
Theo Tổng cục Du lịch, hiện toàn thành phố có 1.614 doanh nghiệp lữ hành, trong
đó 1067 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 52%), 105 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt
động (chiếm 9,6%), 392 doanh nghiệp không hoạt động (chiếm 35,9%), 27 doanh nghiệp

83
thay đổi trụ sở đi nơi khác (chiếm 2,5%). Trong đó sô doanh nghiệp lữ hành quốc tế là
1264 doanh nghiệp và số doanh nghiệp lữ hành nội địa là 350 doanh nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố dẫn đầu về lĩnh vực dịch vụ
nói chung và du lịch nói riêng do đó các doanh nghiệp trong lĩnh vực này luôn cạnh tranh
với nhau để mang đến cho khách du lịch những tiện ích cũng như sự thỏa mãn nhất định
để có thể thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp của họ và đồng thời thúc đẩy sự phát
triển, nâng nâng cao doanh thu của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp đó có 3 cái tên
nổi bật sau đây:
1. VieTravel – Công ty lữ hành ở Sài Gòn
Đứng đầu trong danh sách các công ty du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh là
VieTravel, sau 26 năm phát triển bền vững, đã ghi dấu ấn trên thế giới với câu nói “Nâng
tầm giá trị cuộc sống”. VieTravel là công ty nổi tiếng chuyên tổ chức các tour du lịch
trong nước và quốc tế. Công ty hiện khai thác khoảng 1.000 chuyến đi khắp năm châu lục,
trở thành đường bay lớn nhất của đất nước.
Vietravel là công ty du lịch uy tín nhất hiện nay tại Việt Nam, được biết đến với
dịch vụ đúng giờ, chất lượng cao và giá cả cạnh tranh. Vietravel được lòng du khách bởi
sự chuyên nghiệp, dịch vụ chất lượng cao cùng chi phí vô cùng hợp lý. Công ty cung cấp
đa dạng các dịch vụ, bao gồm: Du lịch khám phá, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm,
du lịch theo yêu cầu và các dịch vụ du lịch khác trong nước và quốc tế.
Mặc dù phí tour của VieTravel thường cao hơn các hãng khác, nhưng hầu hết khách
hàng đã tham gia các chuyến du ngoạn của công ty du lịch này đều cho rằng khoản chi
thêm là rất xứng đáng. Nếu bạn có nhu cầu đi du lịch mà chưa biết chọn hãng nào thì đây
là một địa chỉ tin cậy mà bạn nên lựa chọn để đồng hành cùng chuyến đi của mình.
2. SaigonTourist – Công ty dịch vụ lữ hành uy tín ở Sài Gòn
SaigonTourist là công ty du lịch tiên phong trong ngành du lịch Việt Nam, cam kết
giữ vững vị thế dẫn đầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cung cấp dịch vụ và hiệu quả
thông qua những đổi mới đột phá và tăng trưởng bền vững trong kinh doanh. Tại Việt

84
Nam, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist liên tục đạt Top các Giải thưởng Lữ hành
Quốc tế Hàng đầu Việt Nam.
Số lượng khách đã phục vụ là tiêu chí để đánh giá và xếp hạng công ty du lịch uy
tín tại Thành phố Hồ Chí Minh này. Tổ chức Saigontourist, tự hào là Tập đoàn du lịch đa
dịch vụ hàng đầu Việt Nam, không chỉ khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng và hoạt động đa
dạng trong lĩnh vực du lịch trong nước.
3. MyTour – Dịch vụ du lịch lữ hành hàng đầu TPHCM
Mytour là một trang web cho phép bạn đặt khách sạn và các tour du lịch trên nền
tảng trực tuyến. Giá cả rất hấp dẫn, được đảm bảo thấp nhất mà không ảnh hưởng đến
chất lượng, cũng như các ưu đãi đặc biệt có thể giúp bạn tiết kiệm đến 50%. Mục tiêu của
công ty du lịch Thành phố Hồ Chí Minh là đảm bảo khách hàng có trải nghiệm hoàn hảo
và hài lòng khi đặt phòng khách sạn trực tuyến.
Để đạt được mục tiêu này, Mytour đã và đang làm việc không mệt mỏi để cung cấp
cho người tiêu dùng những dịch vụ tốt nhất, nhiều lựa chọn nhất và chi phí hợp lý nhất.
Khách hàng có thể tiết kiệm chi phí và thời gian bằng cách đặt và lựa chọn kế hoạch cho
chuyến đi khi vẫn còn nhiều chỗ trống.
9.2.2. Khách sạn
Bên cạnh các doanh nghiệp lữ hành khách sạn cũng là một lĩnh vực được quan tâm
hàng đầu khi khách du lịch đến với TPHCM. Là một thành phố hiện đại bật nhất cả nước,
TPHCM có rất nhiều khách sạn đã và đang hoạt động theo nhiều hướng phát triển khác
nhau, có khách sạn cao cấp, khách sạn tầm trung và cả giá rẻ:
Phân khúc khách sạn cao cấp: Hotel Grand Saigon
Hotel Grand Saigon được xây dựng năm 1929, được thiết kế theo lối kiến trúc Pháp,
mang đậm nét đẹp cổ kính và sang trọng. Đây là một trong những khách sạn 5 sao tốt nhất
ở Sài Gòn, nằm ở vị trí trung tâm thành phố, gần các khu vui chơi giải trí, các khu trung
tâm thương mại thuận lợi cho việc đi lại và trải nghiệm văn hóa Sài Gòn.
Hotel Grand Saigon có tất cả 226 phòng nghỉ cao cấp và sang trọng. Mỗi phòng đều được
thiết kế và trang trí theo phong cách cổ điển, mang đến cho bạn một không gian nghỉ ngơi

85
sang trọng, ấm áp và yên tĩnh. Khách sạn có phục vụ bữa ăn tại chỗ với rất nhiều sự lựa
chọn khác nhau từ các món Á đến món Âu tha hồ cho bạn thưởng thức.
Ngoài ra, Hotel Grand Saigon còn cung cấp thêm những dịch vụ khác như: giải trí, spa,
tập thể dục, bể bơi, salon tóc, xông hơi, phòng tắm hơi, bể sục và các dịch vụ mát-xa, v.v
giúp du khách tận hưởng, thư giãn và có được một kỳ nghỉ tuyệt vời. Đội ngũ nhân viên
chu đáo và chuyên nghiệp đảm bảo sẽ làm bạn hài lòng.
Phân khúc khách sạn tầm trung: Chez Mimosa Boutique Corner
Chez Mimosa Boutique Corner là khách sạn chất lượng cao, nằm gần trung tâm thành phố
Hồ Chí Minh và các điểm mua sắm. Với vị trí thuận tiện, khách sạn giúp du khách dễ
dàng khám phá các điểm du lịch nổi tiếng. Khách sạn cung cấp dịch vụ ăn uống phong
phú và đa dạng, đồng thời có nhiều tiện ích như Wifi miễn phí, dịch vụ phòng, điều hòa
và ăn sáng miễn phí. Chez Mimosa Boutique Corner có 11 phòng với không gian yên tĩnh
và nhiều phương tiện giải trí để du khách có thể thư giãn. Thời gian check in là 14h00 và
check out là 12h00.
Chez Mimosa Boutique Corner là một khách sạn ấn tượng với sự chu đáo và chăm sóc từ
nhân viên. Các phòng rộng rãi, sạch sẽ và được trang trí trang nhã. Vị trí của khách sạn rất
thuận tiện, gần các điểm tham quan chính và khu vực an toàn. Bữa sáng được phục vụ
trên tầng thượng với tầm nhìn đẹp ra thành phố. Các nhân viên rất thân thiện và hữu ích,
luôn quan tâm đến khách hàng. Ngoài ra, khách sạn còn cung cấp các dịch vụ như ngâm
chân thảo dược và dịch vụ giặt là miễn phí. Tổng thể, Chez Mimosa Boutique Corner là
một lựa chọn tuyệt vời cho chuyến du lịch của bạn.
Phân khúc khách sạn giá rẻ: The Concept Hotel HCMC
Nằm tại vị trí thuận tiện ở Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, The Concept Hotel HCMC- District
1 tọa lạc cách Trung tâm mua sắm Takashimaya Việt Nam 15 phút đi bộ, Chợ Bến Thành
1.5 km và Công viên Tao Đàn 19 phút đi bộ. Khách sạn 4 sao này cung cấp quầy lễ tân 24
giờ, phòng giữ hành lý và Wi-Fi miễn phí. Đây là chỗ nghỉ không hút thuốc và nằm cách
Bảo tàng Mỹ thuật chưa đến 1 km.

86
Tất cả các căn đi kèm điều hòa, tủ lạnh, minibar, máy pha cà phê, vòi sen, đồ vệ sinh cá
nhân miễn phí và tủ quần áo. Tất cả các phòng có TV màn hình phẳng, ngoài ra một số
phòng tại khách sạn có view thành phố. Các phòng có phòng tắm riêng, máy sấy tóc và ga
trải giường.
Các điểm tham quan nổi tiếng gần The Concept Hotel HCMC- District 1 bao gồm Bến
cảng Nhà Rồng, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Thương mại Vincom
Center A. Sân bay gần nhất là Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, cách chỗ nghỉ 7 km.
Các cặp đôi đặc biệt thích địa điểm này — họ cho điểm 8,1 cho kỳ nghỉ dành cho 2 người.

CHƯƠNG 10: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

87
10.1. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
I. Giải pháp và thực hiện
Quyết định số 3364/QĐ-UBND ngày 13/8/2018 của Ủy ban Nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh về Phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ Chiến lược phát triển du lịch Thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2030. Theo Quyết định này, những nội dung quan trọng của Chiến
lược cần phải được xác định rõ ràng và cụ thể, bao gồm:
(1) Chiến lược định hướng và phát triển thị trường;
(2) Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch then chốt và quản trị chất lượng điểm đến;
(3) Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và các yếu
tố nguồn lực khác;
(4) Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch;
(5) Chiến lược tiếp thị, truyền thông và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch;
(6) Chiến lược đầu tư và chính sách phát triển du lịch;
(7) Chiến lược ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin vào phát triển du lịch
gắn với Đề án Phát triển Đô thị thông minh của thành phố Hồ Chí Minh.
1. Về chỉ đạo, điều hành
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, vai trò
tham mưu, phối hợp thực hiện của các ngành chức năng, các đoàn thể chính trị xã hội, các
địa phương trong triển khai thực hiện Đề án.
2. Về đầu tư nguồn lực
Ngân sách nhà nước tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa quan
trọng; hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Tăng cường lồng
ghép các nguồn lực đầu tư thực hiện các nhiệm vụ của Đề án. Đẩy mạnh thực hiện xã hội
hóa, khuyến khích, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng
các cơ sở vật chất về văn hóa, du lịch và vui chơi giải trí phù hợp quy định của pháp luật.
3. Về cơ chế chính sách
Nghiên cứu ban hành các chính sách, quy định mới về văn hóa, du lịch, như: (1)
Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố; (2) Quy định về mức hỗ trợ

88
kinh phí hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao; nhà văn hóa cộng đồng khu dân cư
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2040; (3) Xây dựng và ban hành
Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố.(4) Ban hành các Chính sách về du lịch thông
minh.
4. Về tổ chức bộ máy, biên chế; phát triển nguồn nhân lực
Tiếp tục củng cố, thống nhất, ổn định bộ máy quản lý về văn hóa thể thao và du lịch
các cấp; tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ; tập trung đào tạo, tự đào tạo nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
Nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch phù hợp với thực
tiễn địa phương;
Thành phố, tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật số công cộng và cho phép các khu
vực tư nhân tham gia vào các giải pháp thông minh để thu hút được các nguồn đầu tư
khác nhằm đảm bảo tính thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo Xây dựng chuyên trang quảng bá, xúc tiến Du lịch
nông thôn.
Triển khai đề án phát triển du lịch thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, từng bước chuyển đổi số ngành du lịch và tăng cường xây dựng các hệ thống thông
tin thông minh.
5.Về thông tin, tuyên truyền
Đa dạng hóa công tác thông tin, tuyên truyền, phát huy sức mạnh tổng hợp của các
lực lượng tuyên truyền, các loại hình tuyên truyền trong triển khai thực hiện Đề án; các cơ
quan báo chí đóng trên địa bàn, báo, đài địa phương,..chủ động tham gia vào việc tuyên
truyền thực hiện Đề án.
6. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về văn hoá, du lịch
- Xây dựng và triển khai Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2025 - 2040, tầm
nhìn đến 2050 đối với lĩnh vực kinh tế du lịch.

89
- Tăng cường công tác quản lý, triển khai quy hoạch du lịch; áp dụng các tiêu chuẩn
Asean trong phát triển du lịch, cải thiện môi trường, đảm bảo cảnh quan xanh, sạch, đẹp
thu hút khách du lịch. Tăng cường triển khai các giải pháp giảm thiểu tối đa tình trạng đeo
bám, bán hàng rong, chèo kéo khách tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
- Ứng dụng hiệu quả Đề án du lịch thông minh trong hoạt động quản lý nhà nước: Ứng
dụng phần mềm bán vé điện tử, phần mềm quản lý lưu trú khách du lịch tại các khu, điểm
du lịch do nhà nước quản lý....
- Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các Quy định về công tác quản lý hoạt
động kinh tế, du lịch trên địa bàn thành phố nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch và
các thiết chế văn hoá cơ sở.
II. Nhu cầu vốn
Nhu cầu vốn giai đoạn 2025-2040: 123.456,16 tỷ đồng
Cơ cấu vốn:
- Vốn ngân sách 15%: 18.518,44 tỷ đồng.
- Vốn đầu tư của Doanh nghiệp 80%: 98.764,93 tỷ đồng.
- Vốn nhân dân đóng góp 2%: 2.469,12 tỷ đồng.
- Vốn khác 3%: 3.703,68 tỷ đồng.
III. Kế hoạch thực hiện
1. Phát triển Cơ sở Hạ tầng Du lịch:
Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng vận tải, bao gồm cả sân bay, ga tàu, và hệ thống giao
thông công cộng để thuận lợi cho du khách di chuyển.
Tăng cường hạ tầng kỹ thuật số để cải thiện trải nghiệm du lịch và quản lý thông tin.
- Thời gian thực hiện: 2025-2040
- Đơn vị thực hiện: Sở giao thông vận tải
- Đơn vị phối hợp thực hiện: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Du lịch
Thành phố, Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, Sở kế hoạch và đầu tư, Cục thống kê
Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông.
- Nguồn kinh phí thực hiện: từ nguồn kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng

90
2. Khuyến khích Đầu tư Du lịch:
Tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư từ các doanh nghiệp du lịch và nhà đầu tư trong cả trong
và ngoài nước.
Phát triển các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào ngành du lịch địa phương.
- Thời gian thực hiện: 2025-2040
- Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch
- Đơn vị phối hợp thực hiện: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Du lịch
Thành phố, Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, Sở kế hoạch và đầu tư, Cục thống kê
Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Du lịch, Sở Công thương, Sở Tài
Chính.
3. Nâng cao Chất lượng dịch vụ Du lịch:
TP HCM nên tăng cường đào tạo nguồn nhân lực du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ
du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
-Thời gian thực hiện: 2025-2040
-Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch và Sở Giáo Dục
-Đơn vị phối hợp thực hiện: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Du lịch
Thành phố, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở kế hoạch và đầu tư, Cục thống kê Thành
phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Du lịch, Sở Công thương, Sở Tài Chính.
4. Quảng bá tiếp thị Du lịch:
TP HCM nên tiếp tục đầu tư vào các hoạt động quảng bá và tiếp thị để nâng cao nhận
thức và thu hút du khách. Các công cụ truyền thông trực tuyến và truyền thống sẽ được sử
dụng để quảng bá hình ảnh và các sản phẩm du lịch của TP HCM.
-Thời gian thực hiện: 2025-2040
-Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch
-Đơn vị phối hợp thực hiện: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Du lịch
Thành phố, Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở Thông tin và
Truyền thông, Tổng cục Du lịch, Sở Tài Chính, các doanh nghiệp du lịch và các tổ chức
xã hội về du lịch.

91
5. Hợp tác Quốc tế trong Phát triển Du Lịch:
TP HCM nên tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực du
lịch. Điều này bao gồm việc thúc đẩy cộng tác với các thành phố và tỉnh thành khác, các
tổ chức du lịch quốc tế và các công ty du lịch để tạo ra những sản phẩm và chương trình
du lịch đa dạng và hấp dẫn.
-Thời gian thực hiện: 2025-2040
-Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch
-Đơn vị phối hợp thực hiện: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội
Du lịch Thành phố, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông,
Tổng cục Du lịch, các doanh nghiệp du lịch và các tổ chức xã hội về du lịch.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Sở Du lịch:
1.1. Là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan
triển khai thực hiện và gửi báo cáo tiến độ và kết quả về Ủy ban nhân dân Thành phố. 1.2.
Chủ trì, phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng dự
toán kinh phí thực hiện các nội dung được giao trong Kế hoạch xúc tiến quảng bá và tiếp
thị.
2. Sở Thông tin và Truyền: Thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ Sở Du lịch thực hiện kế hoạch
triển khai đối với các hạng mục liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin theo
đúng chức năng, nhiệm vụ được giao
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài
chính, Sở Du lịch và các đơn vị liên quan trong việc tham mưu cho cấp có thẩm quyền
xem xét, bố trí kế hoạch vốn đầu tư công theo đúng quy định.
4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban
nhân dân Thành phố bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định;
đối với nội dung sử dụng nguồn sự nghiệp công nghệ thông tin, giao Sở Tài chính tham
mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bổ sung vốn sự nghiệp giao Sở Thông tin và Truyền
thông bố trí cho Sở Du lịch triển khai thực hiện.

92
5. Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch và các đơn vị liên quan xây dựng
cơ chế, quy định chia sẻ dữ liệu khách du lịch xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất
và quản lý lưu trú trực tuyến trên địa bàn Thành phố, tích hợp vào Kho dữ liệu du lịch của
Thành phố.
6. Các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân
dân các quận, huyện phối hợp với Sở Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn
vị có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung trong Kế hoạch nhằm đảm bảo chất lượng,
đồng bộ, tiết kiệm và hiệu quả.
7. Đề nghị các doanh nghiệp du lịch nghiên cứu, xem xét xây dựng chiến lược kinh doanh
của đơn vị phù hợp với định hướng phát triển du lịch thông minh của Thành phố, góp
phần thiết thực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du
lịch Thành phố nói riêng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình chuyển
đổi số của đơn vị, đồng thời chia sẻ dữ liệu, tích hợp vào Kho dữ liệu du lịch của Thành
phố.
10.2. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
1. Mục tiêu và chiến lược:
- Kế hoạch nên có mục tiêu rõ ràng và chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế du
lịch. Nó có thể bao gồm tăng cường hạ tầng du lịch và số lượng khách du lịch, nâng cao
chất lượng dịch vụ, thúc đẩy tiếp thị và quảng bá du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du
lịch,tăng thu nhập từ ngành du lịch và tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp
du lịch phát triển.
- Phân tích SWOT: Đánh giá các yếu điểm, ưu thế, cơ hội và thách thức của TP
HCM trong lĩnh vực du lịch. Phân tích này giúp xác định những điểm mạnh và yếu của
thành phố để tận dụng cơ hội và đối mặt với thách thức.
2. Bảo vệ và bảo tồn tài nguyên:
Kế hoạch cần đảm bảo bảo vệ và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và xã
hội, xem xét và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự cân bằng bền vững
giữa phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . Điều này có thể đảm bảo

93
sự bền vững của ngành du lịch trong tương lai và bảo vệ sự hấp dẫn của TP HCM là một
điểm đến du lịch.
3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch:
Kế hoạch nên đề xuất các sản phẩm du lịch đa dạng để thu hút khách du lịch từ nhiều
đối tượng và khu vực khác nhau. Điều này có thể bao gồm việc phát triển cả du lịch văn
hóa, du lịch lịch sử, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng và nhiều hình thức du lịch
khác.
4. Hợp tác:
Kế hoạch cần xem xét các biện pháp hợp tác với các bên liên quan như chính quyền
địa phương, các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương và các tổ chức phi chính
phủ để đảm bảo quản lý hiệu quả và phát triển bền vững của ngành du lịch.
5. Quản lý tài nguyên và nguồn nhân lực:
Kế hoạch phát triển du lịch cần đề ra các biện pháp để quản lý tài nguyên du lịch và
đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành. Ngoài ra, việc đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực liên quan đến du lịch cũng là một yếu tố quan trọng.
6. Tích hợp và phát triển bền vững:
Kế hoạch cần xem xét việc tích hợp ngành du lịch với các ngành kinh tế khác như
thương mại, giáo dục và công nghiệp để tạo ra sự tương tác và phát triển toàn diện của
nền kinh tế địa phương. Đồng thời, nó cũng cần đảm bảo phát triển bền vững, không gây
ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và cộng đồng địa phương.
7. Đánh giá và theo dõi:
Kế hoạch nên định rõ các chỉ số và tiêu chí để đánh giá tiến độ và hiệu quả của nó.
Đồng thời đề ra các biện pháp quản lý và giám sát để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch và
đạt được các chỉ tiêu đề ra. Việc theo dõi và đánh giá định kỳ sẽ giúp điều chỉnh và cải
thiện kế hoạch theo thời gian.

94
PHỤ LỤC 1: CV ỨNG TUYỂN CÁC CHỨC DANH TRONG TỔ CHỨC QLNN

95
96
97
98
PHỤ LỤC 2: THÔNG TIN TUYỂN DỤNG NH N SỰ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

99
TUYỂN DỤNG LỄ TÂN KHÁCH SẠN
THÔNG TIN CHUNG
Ngày đăng Thời gian thử việc Cấp bậc
27/02/2023 1 tháng Chuyên viên- nhân viên
Số lượng tuyển Hình thức làm việc Độ tuổi
2 Full time / part time 18 - 24 tuổi
Yêu cầu kinh nghiệm
6 tháng trở lên (khách sạn sẽ đào tạo lại)
Ngành nghề
Khách sạn - Nhà hàng - Du lịch/Hành chính - Thư ký/Lao động phổ thông
MÔ TẢ CÔNG VIỆC YÊU CẦU CÔNG VIỆC
- Đón tiếp khách lịch sự, thân thiện. - Tuổi từ 18 – 24.
- Phụ trách điều phòng cho khách. - Nữ làm việc ca ngày, Nam làm việc ca tối.
- Quản lý phòng ốc và xử lý tình huống tốt. - Trung thực, nhanh nhẹn, hoạt bát.
- Giao tiếp và tạo khách quen. - Giao tiếp ứng xử nhanh & biết cách xử lý tình
huống.
- Làm việc theo ca 8 tiếng.
- Cẩn thận, tỉ mỉ & có trách nhiệm.
- Có tinh thần học hỏi, khiêm tốn.
Thời gian làm việc:
- Tiếng Anh, Máy Tính cơ bản.
- Nữ: ca sáng 6:30 - 14:30 hoặc 14:30 - 22:00
- Ưu tiên ứng viên trẻ, nữ càng tốt.
- Nam: Ca tối 22:00 - 6:30

* Nhân Sự Ms Vy: 0937778888


* Nộp hồ sơ trực tiếp tại: 64/8 Đường A, Phường
2, Quận 13, TP. HCM

QUYỀN LỢI - Thu nhập tương xứng với năng lực


- 1 Tháng 3 ngày Off.
- Thưởng doanh thu + KPI hằng tháng: 500.000 - - Môi trường làm việc ổn định
3.000.000
- Cơ hội thăng tiến làm quản lý hệ thống khách
- Tổng thu nhập: 6.500.000 - 9.000.000 + Phụ sạn
cấp
- Phỏng vấn và nhận việc ngay
- Thưởng Lễ Tết.
- Công việc ổn định, làm lâu dài
- Phụ cấp tiền thuê nhà: 500.000/tháng
ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC
- Chế độ bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên
64/8 Đường A, Phường 2, Quận 13, TP. HCM

100
101
TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN PHỤC VỤ KHÁCH VIP
NHÀ HÀNG
THÔNG TIN CHUNG
Ngày đăng Thời gian thử việc Cấp bậc
02/09/2023 2 tuần Chuyên/nhân viên
Số lượng tuyển Hình thức làm việc Độ tuổi
7 Toàn thời gian/theo ca 18 – 25 tuổi

Yêu cầu kinh nghiệm Loại hình


1 năm làm trong nhà hàng Khách sạn/Khu Nhà hàng/Bar/Pub Vũ trường/Karaoke
Ngành nghề Nơi làm việc
Khách sạn - Nhà hàng - Du Quận Tân Bình-TPHCM
lịch

MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Tuyển dụng phục vụ và PR trực phòng VIP:
- Phục vụ thức ăn, thức uống chuyên nghiệp khu phòng VIP sang trọng.
- Tiếp nhận, đáp ứng, xử lý nhu cầu của thực khách.
- Thực hiện công tác vệ sinh tại vị trí trực, đảm bảo đủ quy chuẩn sạch đẹp.
• Ưu tiên : ứng viên có kinh nghiệm phục vụ nhà hàng hải sản, đặc sản, beer club, lounge, hầm rượu vang.
• Môi trường làm việc :
- Thuần tuý, đúng chuyên môn ngành nhà hàng cao cấp.
QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG
• Quyền lợi cực tốt :
- Thu nhập ổn định, công bằng, văn minh, gắn bó lâu dài. Thu nhập từ 15tr-30tr
-Nghỉ 2 ngày / tháng
-Ngày nào có bàn trực ( bị lock) nhận ngay 300k do nhà hàng hỗ trợ. Bao ăn ở.
YÊU CẦU CÔNG VIỆC
Có ngoại hình, ưu tiên ứng viên đã có kinh nghiệm đã làm phòng vip, PR...
YÊU CẦU HỒ SƠ
Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.
Có CCCD gốc và các giấy tờ tương đương.
Nộp hồ sơ tại: 432/3, Đường B, Phường 2, Quận Tân Bình, TPHCM. Liên hệ Mr.John: 0867673434

102
TUYỂN DỤNG GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH
QUẢN LÝ DI SẢN VÀ DU LỊCH VĂN HÓA
THÔNG TIN CHUNG:
Ngày đăng Thời gian nộp hồ sơ Cấp bậc
29/02/2024 29/02-15/5/2024 Giảng viên
Số lượng tuyển Thời gian làm việc Độ tuổi
2 7h00-20h00 (nghỉ CN) 25- 35 tuổi
Yêu cầu kinh nghiệm Mức lương
3 năm 9.000.000-20.000.000
Ngành nghề Thời gian thử việc
Giáo dục/ Đào tạo 2 tháng
MÔ TẢ CÔNG VIỆC:
-Giảng dạy các học phần (lý thuyết và thực hành, thực tế) các môn học cơ sở và môn học thuộc chương
trình đào tạo ngành quản lý di sản và du lịch văn hóa;
-Tham gia xây dựng chương trình đào tạo, đề cương môn học, bài giảng;
-Tham gia xây dựng các chương trình thực hành, thực tế;
-Tham gia các hoạt động kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo;
-Tham gia nghiên cứu khoa học theo chuyên môn của bản thân và/hoặc tham gia vào các nhóm nghiên
cứu đã có;
-Tham gia các hoạt động truyền thông, tuyển sinh của Khoa Du Lịch và Trường;
-Tham gia các hoạt động hợp tác doanh nghiệp;
-Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo sự phân công của Hiệu trưởng và Lãnh đạo Khoa.
YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ NĂNG LỰC, TRÌNH ĐỘ:
-Trình độ từ Thạc sĩ trở lên các chuyên ngành Du lịch, Quản trị Kinh doanh, Marketing, Quản lý Kinh tế,
Tài chính, Kinh tế (ưu tiên ứng viên trình độ Tiến sĩ và các ứng viên có kinh nghiệm giảng dạy các
chương trình đào tào chuyên ngành bằng tiếng Anh);
-Có nguyện vọng gắn bó, làm việc lâu dài tại trường;
-Có khả năng sử dụng thành thạo Tiếng Anh (khuyến khích có thêm ngoại ngữ thứ hai);
-Có các chứng chỉ tin học.
*Kinh nghiệm:
-Có kinh nghiệm giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng ít nhất từ ba năm trở lên (ưu tiên ứng viên
có kinh nghiệm giảng dạy các chương trình đào tào chuyên ngành bằng tiếng Anh);
-Có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực Du lịch, khách sạn và dịch vụ;

103
-Có khả năng nghiên cứu khoa học (ưu tiên ứng viên có nhiều công bố khoa học trong nước và quốc tế);
*Kỹ năng:
-Có khả năng chịu áp lực công việc cao;
-Có mối quan hệ rộng rãi với các cá nhân và tổ chức trong ngành Du lịch và Khách sạn;
*Yêu cầu khác:
-Có sức khỏe tốt;
-Tác phong tháo vát và cẩn thận;
-Trung thực, có phẩm chất đạo đức tốt;
-Có ý thức chấp hành pháp luật và nội quy lao động.
QUYỀN LỢI CHO CÁC ỨNG VIÊN:
-Hưởng mức lương cạnh tranh.
-Quyền lợi về BHXH, BHYT, BHTN, gói bảo hiểm chăm sóc sức khỏe nâng cao.
-Thưởng trong các dịp lễ, tết.
HỒ SƠ ỨNG TUYỂN BAO GỒM:
(1) Sơ yếu lý lịch/CV
(2) Lý lịch khoa học (đối với ứng viên cho vị trí giảng viên)
(3) Văn bằng và chứng chỉ (bản scan)
(4) Thư ứng tuyển, gửi đến Phòng Nhân sự - email @truongdaihoc.edu.vn.
Hồ sơ ứng tuyển cần ghi rõ “Họ_tên & Vị_trí_ứng_tuyển”

104
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH 10 TỈNH, THÀNH PHỐ CỦA 10 QUỐC GIA LIÊN
KẾT DU LỊCH VỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Các tỉnh thuộc TW (khách sạn)

Hà Nội

3 Khách sạn 5sao:

Khách sạn Hotel de I'Opera Hanoi

Khách sạn Intercontinental Hà Nội Hồ Tây

Khách sạn Elegant Suites Westlake

5 khách sạn 4sao:

Khách sạn Grand Vista

Khách sạn Aira Boutique Hanoi Hotel & Spa

Khách sạn GM Premium Hotel

Khách sạn La Sinfonía del Rey Hotel & Spa

Khách sạn Solaria Hotel

10 khách sạn 3sao:

Khách Sạn Hà Nội Tirant

Khách sạn Paragon Noi Bai Hotel & Pool

Khách sạn San Grand Hotel

Khách Sạn Diamond King

Khách sạn Nesta Boutique Hotel Hanoi

Khách sạn Hanoi Aria Central Hotel & Spa

Khách sạn San Boutique Hotel

Khách sạn La Nueva Boutique Hotel

105
Khách sạn Hanoi Nostalgia Hotel

Khách sạn Mayflower Hotel

TP HCM

3 khách sạn 5 sao

Khách sạn Sofitel Saigon plaza

Khách sạn Des Arts Saigon – Mgallery Collection

Khách sạn InterContinental Saigon

5 khách sạn 4 sao

Khách sạn Hoàn Cầu Sài Gòn

Khách sạn Royal Sài Gòn

Khách sạn Oscar Sài Gòn

Khách sạn Northern Charm

Khách sạn Liberty Central Saigon Riverside

10 khách sạn 3 sao

Khách sạn Sen Việt

Khách sạn The Odys Boutique

Khách sạn Rạng Đông

Khách sạn Sanouva

Khách sạn Queen Ann

Khách sạn Êmm Saigon

Khách sạn Elios

Khách sạn Đại Nam

106
Khách sạn Bông Sen Sài Gòn

Khách sạn Ngọc Lan

Đà Nẵng

3 Khách sạn 5sao:

Khách sạn Hilton Đà Nẵng

Khách sạn nghỉ dưỡng Đà Nẵng Marriott

Khách sạn Vịnh Vàng Đà Nẵng

5 khách sạn 4 sao

Khách sạn New Orient

Khách sạn Avatar

Khách sạn Blue Sun

Khách sạn Bella Masion Parosand Đà Nẵng

Khách sạn Sanouva Đà Nẵng

10 khách sạn 3 sao

Khách sạn Đà Nẵng Riverside

Khách sạn Làng Pháp

Khách sạn Holiday Beach

Khách sạn White Snow

Khách sạn Seventeen Saloon

Khách sạn Sekong

Khách sạn Star

Khách sạn Sông Công Đà Nẵng

107
Khách sạn Seafont

Khách sạn Sea Phonenix

Hải Phòng

3 Khách sạn 5sao:

Khách sạn nghỉ dưỡng Sono Bella Hải Phòng

Khách sạn Sheraton Hải Phòng

Khách sạn nghỉ dưỡng Flamigo Cát Bà

5 khách sạn 4 sao

Khách sạn The Tray

Khách sạn Camela

Khách sạn Nikko Hải Phòng

Khách sạn The Shine

Khách sạn Làng quốc tế Hướng Dương

10 khách sạn 3 sao

Khách sạn Hùng Long Harbour

Khách sạn Classic Hoàng Long

Khách sạn Level

Khách sạn Sea Pearl Cát Bà

Khách sạn Hoàng Hải

Cần Thơ

3 Khách sạn 5sao:

Khách sạn Sheraton Cần Thơ

108
Khách sạn TTC Cần Thơ

Khách sạn Mường Thanh Luxury Cần Thơ

5 khách sạn 4 sao

Khách sạn Hoa Diên Vĩ (Iris)

Khách sạn Ninh Kiều Riverside

Khách sạn nghỉ dưỡng Côn Khương

Khách sạn Đông Hà Fortunelannd

Khách sạn Vạn Phát Riverside

10 khách sạn 3 sao

Khách sạn Holiday 2

Khách sạn Cửu Long

Khách sạn Kim Thơ

Khách sạn Quốc tế

Khách sạn Phương Đông

Khách sạn Tây Đô

Khách sạn Holiday

Khách sạn Nhật Hà 1

Khách sạn Á Châu Cần Thơ

Khách sạn Hậu Giang

Các tỉnh có du lịch phát triển

Bình Định

Khách sạn 5sao:

109
Quần thể nghỉ dưỡng FLC Quy Nhơn Beach & Golf Reort

Khách sạn 4 sao:

Khách sạn L’Amor Boutique Quy Nhơn

Khách sạn Odin Quy Nhơn

Khách sạn Canary Gold

Khách sạn Sài Gòn- Quy Nhơn

Khách sạn Mường Thanh Quy Nhơn

Khách sạn 3 sao:

Khách sạn Anh Thảo

Khách sạn Flora Quy Nhơn

Khách Sạn Quy Nhơn

Khách sạn Hoàng Yến Canary

Khách sạn Sài Gòn Quy Nhơn

Khách sạn Osaka Quy Nhơn

Phú Yên

Khách sạn 5sao:

Khách sạn nghỉ dưỡng Sao Việt

Khách sạn nghỉ dưỡng Rosa Alba

Khách sạn Sài Gòn Phú Yên

Khách sạn Kaya Phú Yên

Khách sạn 3 sao

Khách sạn Hùng Vương

110
Quảng Ngãi

Khách sạn 4 sao:

Khách sạn Mường Thanh Holiday Lý Sơn

Khách sạn Đức Long Gia Lai – Dung Quất

Khách sạn Trung Tâm

Khách sạn 3 sao:

Khách sạn Central Lý Sơn

Khách sạn nghỉ dưỡng Hamya Hotsprings

Khách sạn Mỹ Trà Riverside

Khách sạn Sông Trà

Khách sạn Hùng Vương

Khách sạn Hoàng Mai

Khách sạn Cẩm Thành

Kon Tum

Khách sạn 3 sao:

Khách sạn Hoàng Vân

Gia Lai

Khách sạn 4 sao:

Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai

Khách sạn 3 sao:

Khách sạn Pleiku & Em

Khách sạn Tre Xanh Gia Lai

111
Khách sạn Khánh Linh

Đắk Lắk

Khách sạn 5sao:

Khách sạn Mường Thanh Luxury Buôn Ma Thuật

Khách sạn 4 sao:

Khách sạn Dakruco

Khách sạn Elephants

Khách sạn Sài Gòn -Ban Mê

Khách sạn 3 sao:

Khách sạn Công Đoàn Ban Mê

Khách sạn Phú Hải

Khách sạn Mỹ Ngọc

Khách sạn nghỉ dưỡng Coffee tour

Khách sạn Đam San

Khách sạn Cao Nguyên

Khách sạn Eden

Khách sạn nghỉ dưỡng Lắk

Khách sạn Tuấn Vũ

Khách sạn Hoàng Lộc

Các tỉnh thuộc TW( nhà hàng)

Hà Nội

Nhà hàng 5 sao:

112
Nhà hàng TungLok Heen

Nhà hàng Sen Tây Hồ

Nhà hàng La Brasseri

Nhà hàng 4 sao:

Nhà hàng Jacksons Steakhouse

Nhà hàng Moo Beef Steak-Nguyễn Khánh Toàn

Nhà hàng Hải Sản Phố-Trần Khánh Dư

Nhà hàng Hải Sản Phố-Liễu Giai

Nhà hàng Moo Beef Steak-Nguyễn Thị Định

Nhà hàng 3 sao:

Nhà hàng Jaspas

Nhà hàng Tanh Tách-Yết Kiêu

Nhà hàng Ganeya-Trần Quốc Toản

Nhà hàng Steakout-Trần Hưng Đạo

Nhà hàng New Sake-40-42 Đào Tấn

Nhà hàng Shinbashi-Triệu Việt Vương

Nhà hàng Asahi sushi

Nhà hàng Sushi Hokkaido Sake-48 Đào Tấn

Nhà hàng L’Mo Dining-Nguyễn Thị Định

Nhà hàng Parosand Sky Bar Restaurant

TP Hồ Chí Minh

Nhà hàng 5 sao:

113
Nhà hàng Red Chilli Seafood Buffet-CHLOE Gallery

Nhà hàng Parkview

Nhà hàng EON 51

Nhà hàng 4 sao

Nhà hàng Ngọc Sương Sài Gòn

Nhà hàng The LOG-GEM Center

Nhà hàng Kobe Teppanyaki

Nhà hàng Stix

Nhà hàng New York Steakhouse Sài Gòn

Nhà hàng 3 sao:

Nhà hàng Man Restaurant

Nhà hàng Cheer House Restaurant

Nhà hàng Kobe Teppanyaki-Lý Tự Trọng

Nhà hàng Buffet Khách sạn Hương Sen

Nhà hàng Kobe Teppanyaki- Tú Xương

Nhà hàng Karaoke Kingdom-Trần Quang Khải

Nhà hàng Cột Điện Kitchen

Nhà hàng Kingdom Beer Club- Lễ Văn Sỹ

Đà Nẵng

Nhà hàng 5 sao

Nhà hàng Citron Restaurant

Nhà hàng La Maison 1888

114
Nhà hàng Sky View Restaurant

Nhà hàng 4 sao

Nhà hàng 4U SeaFood

Nhà hàng Medame Lân

Nhà hàng Ngọc Hương

Nhà hàng Nem Restaurant

Nhà hàng Ginger & Lime Halal

Nhà hàng 3 sao

Nhà hàng Michelin

Nhà hàng Waterfron-Brilliant Hotel

Nhà hàng Bé An-Vinpearl condotel Riverfront

Nhà hàng Golden Dragon

Nhà hàng Bamboo2

Nhà hàng The Grill

Hải phòng

Nhà hàng 5 sao

Nhà hàng Pan Pacific Hải Phòng

Nhà hàng Vinpearl Hải phòng

Nhà hàng Lạc Việt Hải phòng

Nhà hàng 4 sao

Nhà hàng Sunfowwer Garden Restaurant Hải Phòng

Nhà hàng Ngói Đỏ

115
Nhà hàng hải sản Talata

Nhà hàng Bonne Vie Steak House Restaurant

Nhà hàng Trung Thành

Nhà hàng 3 sao

Nhà hàng Thiên Hồng Phát

Nhà hàng Meat Plus Aeon Mall Hải Phòng

Nhà hàng Gà Tươi Tấn Hà

Nhà hàng TomKang

Nhà hàng Trung Son Guest House

Nhà hàng Hải Sản Đồng Quê

Nhà hàng Cát Bà

Nhà hàng Hương Việt

Nhà hàng Thủy Tạ

Nhà hàng Tràng An

Cần thơ

Nhà hàng 5 sao

Nhà hàng Nam Bộ

Nhà hàng Victoria

Nhà hàng Mekong

Nhà hàng 4 sao

Nhà hàng Lúa Nếp

Nhà hàng Hoa Sứ

116
Nhà hàng Sao Hôm

Nhà hàng L’Escale Sky Garden & Lounge

Nhà hàng Sáu Đời 5

Nhà hàng 3 sao

Nhà hàng Du thuyền Cần Thơ

Nhà hàng Riverside

Nhà hàng Du thuyền Ninh Kiều

Nhà hàng 6 Đời 3

Nhà hàng Shin’s BBQ

Nhà hàng Cái Răng

Nhà hàng Mekong Delta

Nhà hàng Bảy Sắc

Nhà hàng Kim Long

Nhà Hàng cần Thơ

Bình Định

Nhà hàng 5 sao

Nhà hàng Cá Khói

Nhà hàng Sea Fire Salt

Nhà hàng Hai Tapas Bar

Nhà hàng 4 sao

Nhà hàng Gia Vy 2

Nhà hàng Cine

117
Nhà hàng Hứa Ý Đế Chay

Nhà hàng Avani Quy Nhơn Resort & spa

Nhà hàng Cham Charm

Nhà hàng 3 sao

Nhà hàng Life’s A Beach

Nhà hàng Vĩnh Lợi

Nhà hàng Nhơn Hải

Nhà hàng Nha Trang

Nhà hàng Biển Xanh

Nhà Hàng Hải Sản Trung Đông

Nhà hàng Phố Cổ

Nhà hàng Bà Tám

Nhà hàng Hải Sản Quy Nhơn

Nhà hàng Ghenh Rang

Quảng Ngãi

Nhà hàng 5 sao

Nhà hàng Bamboo Chic-Anantara

Nhà hàng 4 sao

Nhà hàng Bamboo Restaurant-Central Hotel

Nhà hàng Golden Palace

Nhà hàng Legend- Muong Thanh Grand

Nhà hàng 3 sao

118
Nhà hàng Hoa Biển -My Tra Riverside Hotel

Nhà hàng Sao Biển-Seagull Hotel

Nhà hàng Phố Biển

Phú yên

Nhà hàng 5 sao

Nhà hàng Cendeluxe Hotel

Nhà hàng Coral Restauran & Bar

Nhà hàng Anantara

Nhà hàng 4 sao

Nhà hàng Vạn Thủy

Nhà hàng Vạn Thủy

Nhà hàng Biển Xanh

Nhà hàng Biển Xanh

Nhà hàng 3 sao

Nhà hàng Như Nhàn

Nhà hàng Nam Phương

Nhà hàng Ngọc Lan

Nhà hàng Bãi Dại

Kon Tum

Nhà hàng 3 sao

Nhà hàng Thắng Lợi

Nhà hàng Hùng Vương

119
Nhà hàng Đức Trọng

Gia Lai

Nhà hàng4 sao

Nhà hàng Pleiku Hoàng Châu

Nhà hàng Gia Lai Lakeside

Nhà hàng Pleiku Garden

Nhà hàng 3 sao

Nhà hàng Hòa Bình

Nhà hàng cao Nguyên

Nhà hàng Pleiku Highland

Đắk Lắk

Nhà hàng 4 sao

Nhà hàng Sài Gòn-Ban Mê

Nhà hàng Thăng long

Nhà hàng Lâm Đồng

Nhà hàng 3 sao

Nhà hàng Lien Hương Restaurant

Nhà hàng Thanh Thảo

Nhà hàng Đắk Lắk

120
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sở văn hóa Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

2. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh

3. Tổng cục Thống kê

4. Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh

6. Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh

7. Đề án Phát triển du lịch thông minh Thành phố Hồ Chí Minh

8. Đề án Phát triển du lịch đêm Thành phố Hồ Chí Minh

9. Tổng cục Du lịch

10. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh

11. https://hochiminhcity.gov.vn/cac-so-ban-nganh

12. Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 12 năm 2023. Thông cáo báo
chí về tình hình kinh tế-xã hội 2023. Truy cập tại đại chỉ: https://static.ttbc-
hcm.gov.vn/files/nhinguyen/01082024/thong-cao-bao-chi-hcm-2023-v1.pdf

13. https://kehoachviet.com/thong-ke-dan-so-thanh-pho-ho-chi-minh-theo-do-tuoi/

14. https://dansohcm.gov.vn/tin-chuyen-nghanh/12033/tong-dan-tp-hcm-hien-nay-bao-
nhieu/

15. https://tphcm.chinhphu.vn/tphcm-ho-tro-uom-tao-phat-trien-300-du-an-khoi-
nghiep-doi-moi-sang-tao-101230401190950351.htm

16. dulichkhatvongviet.com

17. cand.com.vn

18. bing.com

121
19. tphcm.chinhphu.vn

20. Báo cáo Thị trường lao động năm 2020 – Dự báo nhu cầu nhân lực năm 2021 tại
Thành phố Hồ Chí Minh (tdc.edu.vn)

21. Tạp chí công thương bài viết về Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực
cho ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh truy cập theo địa chỉ:
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-nguon-nhan-
luc-cho-nganh-du-lich-thanh-pho-ho-chi-minh-86198.htm

22. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/10/dich-vu-luu-tru-an-
uong-va-du-lich-lu-hanh-9-thang-nam-2022-phuc-hoi-tich-cuc/

23. Theo baotintuc.vn

24. Top 10 khu vui chơi thỏa thích và nổi tiếng nhất tại TPHCM - Top10tphcm

25. https://vietnamairport.vn/vi/tin-tuc/du-an-cong-trinh-trong-diem/khoi-cong-du-an-
xay-dung-nha-ga-hanh-khach-t3-cang-hang-khong-quoc-te-tan-son-nhat

26. http://sodulich.hochiminhcity.gov.vn/

27. https://vietstock.vn/2021/09/chinh-phu-phe-duyet-quy-hoach-tphcm-den-2040-
tam-nhin-2060-4221-893549.htm

28. https://tphcm.chinhphu.vn/co-so-luu-tru-du-lich-vua-va-nho-tai-tphcm-doi-mat-
nhieu-kho-khan-101230324015153566.htm

122
123
124
125
126

You might also like