You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT


ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ TRẢ SAU MOMO CỦA
SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
SVTH: CAO HOÀNG MINH ANH– 050609210045 – HQ9-GE09
NGUYỄN NGỌC MINH ANH – 050609211819 – HQ9-GE09
NGUYỄN NGỌC HÂN – 050609210350 – HQ9-GE08
NGÔ GIA KHIÊM – 050609211987 – HQ9-GE08
NGÔ NHỰT LÂM – 050609210610– HQ9-GE07
GVHD: TS. CHÂU ĐÌNH LINH

TP.HCM, tháng 10 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................Tp. HCM, ng

Tp. HCM, ngày … tháng … năm ….

Người hướng dẫn khoa học


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................Tp. HCM, ng

Tp. HCM, ngày … tháng … năm ….

Chủ tịch Hội đồng xét duyệt


MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.....................................................................................................1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI......................................................................................3
2.1. Mục tiêu tổng quát...........................................................................................3
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.............................................................................3
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................4
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................................7
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI...........................................................................7
8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU..........................................7
9. KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU..................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................12
1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ tài chính (Fintech), công cuộc chuyển
đổi số ở Việt Nam đang có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ, trong đó
ví điện tử là một trong những chủ đề đang được quan tâm nhiều nhất. Bởi tính
chất linh hoạt, mua bán nhanh chóng, tiện lợi của ví điện tự mà chỉ với 1 thao
tác chạm người dùng đã có thể thanh toán hàng loạt đơn hàng, giúp cho việc
mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Theo Visa - công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, đã đưa ra
nghiên cứu cho thấy 90% người tiêu dùng thực hiện các giao dịch không dùng
tiền mặt trong năm 2022, nhiều hơn mức 77% của năm 2021 và 77% người
dùng tin rằng họ có thể không dùng tiền mặt trong 3 ngày. Từ đó, ta thấy được
người dùng đã dần thích nghi và hạn chế sử dụng tiền mặt, xu hướng sử dụng ví
điện tử đang trên đà tăng trưởng nhanh chóng.
Kết quả nghiên cứu về “Nhận định và hành vi của người dùng đối với các
thương hiệu ví điện tử phổ biến ở Việt Nam” của công ty nghiên cứu thị trường
Cimigo đã cho thấy rằng MoMo là một trong ba ví điện tử được sử dụng phổ
biến nhất ở cả hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Trong đó, sinh viên được xem là nhóm khách hàng đông đảo và tiềm năng nhất
của các ứng dụng tài chính này. Là một thế hệ năng động, thích ứng nhanh với
sự phát triển vượt bậc của công nghệ số, tuy vậy sinh viên vẫn còn hạn chế về
khả năng chi trả bởi vì vẫn chưa có nguồn thu nhập cố định. Nắm bắt được tâm
lý, MoMo đã cho ra đời ví điện tử trả sau - một hình thức của “Buy now, Pay
later” (BNPL), giúp người dùng thoải mái chi tiêu với hình thức mua trước - trả
sau vô cùng tiện lợi và đi kèm các điều kiện đơn giản khi mở ví.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Từ những tiện ích của ví điện tử, có thể thấy trong những năm qua chủ đề về
sinh viên và ý định sử dụng ví điện tử đã trở nên phổ biến. Trong đó, có thể kể
đến các nghiên cứu như sau: (Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Trúc Ngân,
Nguyễn Thành Long, 2021) nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng ví điện tử momo khi mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học công

1
nghiệp TP.HCM (Trần Văn Hùng, Lê Hồng Quyết, 2022) phân tích những yếu
tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân ở miền bắc Việt Nam;
(Nguyễn Thị Linh Như, Nguyễn Trung Hảo, Ngô Minh Hiệp, Phạm Thị Tuyết
Nhung, Nguyễn Huyền Trang, 2021) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử của người dân thành phố Hồ Chí
Minh; (Nguyễn Thị Song Hà, Đặng Ngọc Minh Quang, 2022) phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên - nghiên cứu
thực nghiệm với ví điện tử Momo.
Có thể thấy ví điện tử luôn là chủ đề nhận được sự quan tâm trong nhiều năm
qua. Các bài nghiên cứu trên có kết quả đưa ra nhiều lí do tác động đến quyết
định sử dụng ví điện tử hay MoMo của người dân nói chung hay sinh viên nói
riêng. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào ví điện tử đơn
thuần mà vẫn chưa có nhiều bài nghiên cứu về ví trả sau ở Việt Nam hiện nay
cho dù hình thức này như một đòn bẩy giúp cho ví điện tử bật xa hơn trong
tương lai. Theo PwC (2021), sự xuất hiện của phương thức này đã đặt ngành
thanh toán điện tử lên bệ phóng tăng trưởng, dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ
trong giai đoạn 2021-2028. Tuy còn tương đối mới nhưng BNPL đang phát
triển nhanh chóng tại Việt Nam. Khác với thẻ tín dụng truyền thống, khả năng
thiết lập tài khoản BNPL dễ dàng cũng như thanh toán trả góp với lãi suất 0%
sẽ tạo ra sự chuyển dịch từ thanh toán thẻ sang các chương trình BNPL. Khi
thống lĩnh thị trường, BNPL có thể mở rộng ra ngoài phạm vi lĩnh vực bán lẻ,
sang các hình thức hỗ trợ tài chính cho SMEs, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và tài chính toàn diện. Chính vì lý do trên, nhóm chúng em đã quyết
định thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví trả
sau MoMo của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM” nhằm nghiên
cứu và phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định sử dụng ví
điện tử trả sau MoMo của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Từ
đó, nắm bắt được xu hướng sử dụng của các bạn sinh viên và đưa ra các hàm ý
quản trị cung cấp cho nhà quản trị để có định hướng kinh doanh.

2
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định và phân tích mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến quyết định sử dụng ví điện tử trả sau MoMo của sinh viên
trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Từ đó, đưa ra các hàm ý quản trị giúp
MoMo nâng cao tỷ lệ sử dụng ví điện tử trả sau.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu chung đã được đề cập ở trên, nghiên cứu
thực hiện sẽ có các mục tiêu cụ thể như sau:
Một là, tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví trả sau
MoMo của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Hai là, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến quyết định sử dụng
ví điện tử trả sau MoMo của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố
Hồ Chí Minh.
Ba là, đề xuất các hàm ý quản trị nhằm giúp MoMo thúc đẩy tỷ lệ sử dụng ví
điện tử trả sau trên nhóm đối tượng khách hàng sinh viên.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu như đã đề ra, nghiên cứu phải trả lời các câu hỏi sau:
 Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử
trả sau MoMo của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM?
 Câu hỏi 2: Các nhân tố trên có mức độ tác động như thế nào đến quyết
định sử dụng ví trả sau MoMo của sinh viên trường Đại học Ngân hàng
TP.HCM?
 Câu hỏi 3: Các hàm ý quản trị nào được đề xuất nhằm giúp MoMo thúc
đẩy tỉ lệ sử dụng ví điện tử trả sau ở đối tượng khách hàng sinh viên?
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví
trả sau MoMo.
 Phạm vi nghiên cứu:
 Về không gian: đề tài nghiên cứu trên đối tượng sinh viên trường
Đại học Ngân hàng TP.HCM.

3
 Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định sử dụng ví trả sau MoMo của sinh viên trường Đại
học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ tháng
10/2023 đến tháng 1/2024.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với mục tiêu đề ra, nhóm sử dụng phương pháp phân tích định tính cùng mô
hình lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB) và mô hình chấp nhận và sử dụng
công nghệ (UTAUT). Bên cạnh đó là phân tích định tính theo phương pháp
phân tích nhân tố khám phá – Exploratory Factor Analysis (EFA) để kiểm định
các giả thuyết và ước lượng các hệ số ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định sử dụng ví trả sau MoMo của các sinh viên trường Đại học
Ngân hàng TP.HCM thông qua hàm hồi quy tuyến tính.
Phương pháp phân tích định tính được sử dụng để thu thập các thông tin chi tiết
về đối tượng nghiên cứu, đồng thời mô hình lý thuyết hành vi có hoạch định
(TPB) cùng mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) được dùng để
xác định các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng ví trả sau MoMo của sinh
viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Sau đó, phương pháp phân tích EFA
dùng để rút gọn tập hợp số lượng các biến độc lập để các biến có tính ý nghĩa
cao hơn. Cuối cùng, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để suy ra
kết luận về mối quan hệ giữa các biến trong tổng thể, là nền tảng cho các nhà
quản trị tham khảo và đề xuất những chiến lược phát triển thúc đẩy doanh số
tiêu dùng.
Đầu tiên, phương pháp phân tích định tính được sử dụng trong khi nhóm thu
thập dữ liệu từ các bài nghiên cứu trước đây, các tạp chí và sách có liên quan về
lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB) và mô hình chấp nhận và sử dụng công
nghệ (UTAUT). Sau đó, nhóm tiến hành lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng ví trả sau MoMo thông qua mô hình lý thuyết hành vi có
hoạch định và mô hình chấp nhận công nghệ. Mô hình nghiên cứu được xây
dựng gồm biến phụ thuộc là quyết định sử dụng ví trả sau MoMo và 5 biến độc
lập bao gồm: hiệu quả kì vọng, nổ lực kì vọng, ảnh hưởng xã hội, điều kiện
thuận lợi và chi phí sử dụng.
Từ mô hình nghiên cứu trên, phương trình hồi quy có dạng:
4
BI= β0 + β 1 PE + β 2 PU + β 3 SN + β 4 DK + β 5 SD+ε
Trong đó:
β k : là hệ số hồi quy riêng phần (k= 1,2,3,4,5)
BI: Quyết định sử dịng ví trả sau
PE: Hiệu quả kì vọng
PU: Nỗ lực kì vọng
SN: Ảnh hưởng xã hội
DK: Điều kiện thuận lợi
SD: Chi phí sử dụng
ε : sai số

Tiếp theo, nhóm sử dụng bảng hỏi đóng để thực hiện khảo sát các sinh viên tại
TP. Hồ Chí Minh thông qua hình thức phát bảng câu hỏi trực tiếp và khảo sát
thông qua Google forms. Với kích cỡ mẫu dự kiến là 500 sinh viên đang theo
học tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, câu hỏi khảo sát được phân thành:
thang đo định danh để thu thập các thông tin liên quan tới nhân khẩu học, xã
hội học và các biến quan sát được khảo sát thông qua thang đo Likert 5 mức độ
từ 1 đến 5: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Bình thường;
(4) Đồng ý; và (5) Hoàn toàn đồng ý.

Khái niệm Tên biến quan sát Nguồn tham


khảo
Hiệu quả kỳ PE1 Ví trả sau tiện lợi cho việc thanh toán Venkatesh
vọng (PE) và giao dịch hằng ngày và
cộng sự
(2012);
PE2 Dịch vụ ví trau sau giúp tôi hoàn Oliveira và
thành các giao dịch trực tuyến nhanh
5
hơn các giao dịch truyền thống
PE3 Dễ tiếp cận với các điều khoản của ví
trả sau cộng
sự (2016)
Nỗ lực kỳ PU1 Giao diện phần thanh toán ví trả sau Venkatesh
vọng (PU) rõ ràng và dễ hiểu và
cộng sự
PU2 Tôi có thể thao tác giao dịch thông (2012);
qua ví trả sau trong thời gian ngắn Oliveira và
cộng
PU3 Tôi có thể thao tác giao dịch thông
sự (2016)
qua ví trả sau mà không cần hướng
dẫn
Ảnh hưởng XH1 Những người xung quanh tôi khuyến Venkatesh
xã hội (XH) khích không nên sử dụng ví trả sau và
cộng sự
XH2 Các phương tiện truyền thông cho (2012)
rằng ví trả sau có rủi ro khi sử dụng
XH3 Sử dụng ví trả sau hiện nay chưa phổ
biến
Điều kiện DK1 Tôi có điện thoại thông minh và có Oliveria và
thuận lợi sử dụng ví điện tử cộng
(DK) sự (2016)
DK2 Tôi có sử dụng tài khoản ngân hàng
và có liên kết ví điện tử - ví trả sau

DK2 Tôi có đủ kiến thức để có thể sử dụng


và thanh toán bằng ví trả sau

Chi phí sử SD1 Tôi chấp nhận mức lãi suất cao hơn Trần Nguyễn
dụng (SD) ngân hàng trong trường hợp cần Minh Hải và
thanh toán khi số dư không đủ Trịnh Minh
Mỹ Vy
SD2 Lãi suất cho vay rất rõ ràng và thông (2020)
báo chính xác
Ý định sử BI1 Tôi sẽ sử dụng ví trả sau trong thời Ajzen
dụng ví trả gian tới (1991);
sau (BI) Davis và
BI2 Khi thanh toán tôi sẽ ưu tiên ví trả cộng
sau sự (1989);
Wang
BI3 Tôi sẽ khuyến khích mọi người xung
(2016)
quanh sử dụng ví trả sau

6
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví trả sau
MoMo của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM và tiến hành
thu thập dữ liệu.
 Phân tích dữ liệu thu được để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố trên đến quyết định sử dụng ví trả sau MoMo của sinh viên trường Đại
học Ngân hàng TP.HCM
 Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra các hàm ý quản trị cung cấp cho nhà quản
trị để có định hướng kinh doanh.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
 Góc độ học thuật: Cung cấp bằng chứng về các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng ví trả sau MoMo của sinh viên trường Đại học Ngân
hàng TP.HCM
 Góc độ thực tiễn: Nếu được triển khai nghiên cứu, kết quả dự kiến sẽ
làm rõ được các nhân tố tiên quyết ảnh hưởng đến quyết định của sinh
viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM về việc sử dụng ví trả sau
MoMo. Bên cạnh đó sẽ giúp các nhà quản trị nắm bắt được xu hướng sử
dụng của các bạn sinh viên mà từ đó có thể cải thiện chức năng ví trả sau
và mang đến nhiều ưu đãi hơn dành cho sinh viên trong tương lai.
8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu về ý định sử dụng hình thức mua trước
- trả sau. Theo nghiên cứu trước đây, ý định sử dụng hình thức mua trước - trả
sau (BNPL) được đo lường bởi mô hình UTAUT theo (Pratika, 2021), được
phát triển bởi (Viswanath Venkatesh, James Y. L. Thong and Xin Xu, 2012)
với mục đích kiểm tra sự chấp nhận công nghệ và sử dụng cách tiếp cận thống
nhất hơn. Cùng với đó, nhân tố tác động đến hành vi sử dụng hình thức mua
trước - trả sau đến từ các 4 nhân tố sau: (1) Ảnh hưởng xã hội (social
influence), (2) Kỳ vọng hiệu suất (performance expectancy), (3) Kỳ vọng nỗ
lực (effort expectancy), (4) Điều kiện thuận lợi (facilitating condition). Kết quả
cho thấy chỉ có kỳ vọng về hiệu suất và điều kiện thuận lợi mới có ảnh hưởng
đáng kể đến ý định hành vi. Theo nghiên cứu của (Lee Hoei Min,Tai Lit Cheng,
7
2023) nhu cầu mua trước - trả sau ngày càng tăng do ưu điểm dễ đăng ký hơn
thẻ tín dụng. Vì nó cung cấp giải pháp thanh toán cho phép người tiêu dùng
mua hàng hóa hoặc dịch vụ ngay lập tức bằng cách trì hoãn thanh toán với lãi
suất 0%.
Với nhân tố (1) Ảnh hưởng xã hội, được định nghĩa là: “Mức độ mà một cá
nhân nhận thức rằng những người quan trọng đối với anh ấy / cô ấy tin rằng anh
ấy hoặc cô ấy nên sử dụng hệ thống mới” theo (Viswanath Venkatesh, James Y.
L. Thong and Xin Xu, 2012) .Và ảnh hưởng xã hội cũng là một trong những
nhân tố tác động tích cực đến ý định sử dụng của khách hàng. Theo nghiên cứu
thực nghiệm của (Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Trúc Ngân, Nguyễn Thành
Long, 2021), các cá nhân thường bị ảnh hưởng bởi những lời khuyên hay phản
của người thân trong giai đoạn đầu sử dụng công nghệ. Những người thân có
thể là gia đình, bạn bè hay những người có tầm ảnh hưởng và nghĩ rằng cá nhân
đó nên sử dụng ví điện tử. Kế tiếp, nhân tố (2) Kỳ vọng hiệu suất, theo nghiên
cứu của (Viswanath Venkatesh, James Y. L. Thong and Xin Xu, 2012) kỳ vọng
về hiệu suất là mức độ mà việc sử dụng công nghệ sẽ mang lại lợi ích cho người
tiêu dùng khi thực hiện một số hoạt động nhất định. Nghiên cứu của (Lee Hoei
Min,Tai Lit Cheng, 2023) cho rằng kỳ vọng về hiệu suất ảnh hưởng tích cực
đến ý định hành vi của cá nhân trong việc áp dụng và sử dụng hệ thống công
nghệ thông tin. Bên cạnh đó, nhân tố (2) Kỳ vọng hiệu suất cũng khá quan
trọng trong việc hình thành nên thái độ của người tiêu dùng khi trải nghiệm một
sản phẩm công nghệ mới. Nghiên cứu của (Pratika, 2021) cho thấy ý định sử
dụng hình thức mua trước - trả sau (BNPL) của người tiêu dùng bị ảnh hưởng
đáng kể bởi kỳ vọng về hiệu suất. Ý định sử dụng hình thức mua trước - trả sau
(BNPL) có mối quan hệ tích cực với kỳ vọng hiệu suất theo (Lee Hoei Min,Tai
Lit Cheng, 2023). Cùng với đó, ở nhân tố (3) Kỳ vọng nỗ lực cũng được xem là
một loại động lực nhằm thúc đẩy cho người tiêu dung sử dụng công nghệ.
Trong khi đó (Viswanath Venkatesh, James Y. L. Thong and Xin Xu, 2012) đã
giải thích thuật ngữ này như sau: “Mức độ thoải mái khi triển khai và vận dụng
công nghệ được coi là nỗ lực kỳ vọng”. Một vài nghiên cứu về quyết định sử
dụng hình thức mua trước- trả sau (BNPL) đã đưa kỳ vọng nỗ lực vào mô hình
phân tích các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng đến quyết định sử dụng

8
Paylater làm phương thức thanh toán của người tiêu dung (Lee Hoei Min,Tai
Lit Cheng, 2023) và (Pratika, 2021). Nhân tố (4) Điều kiện thuận lợi là quan
điểm của mỗi người về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tổ chức sẽ hỗ trợ việc thích
ứng và sử dụng hệ thống công nghệ một cách thuận tiện. Ở bài nghiên cứu “Mô
hình UTAUT: Xác định các nhân tố thúc đẩy ý định sử dụng ví trả sau”
(Pratika, 2021) chỉ ra rằng điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng đáng kể đến ý định
hành vi trong việc sử dụng hệ thống thanh toán trả sau. Các cá nhân tin rằng
việc có sẵn một một cơ sở hạ tầng hỗ trợ sẽ làm tăng ý định của người dùng
trong việc áp dụng các công nghệ mới (Tiago Oliveira, Manoj Thomas,
Goncalo Baptista, FilipeCampos, 2016). Thật vậy, với tâm lý làm việc thì người
dùng luôn muốn có loại công nghệ có thể giúp họ hoàn thành công việc nhanh
chóng, tiết kiệm thời gian. Qua đó, họ sẽ có thêm động lực để làm việc bởi đã
có sự trợ giúp đắc lực của công nghệ giống như việc thanh toán vượt hạn mức
đã có sự hỗ trợ của ví trả sau. Từ sự thuận tiện ví trả sau của MoMo, sinh viên
có thể quyết định sử dụng ví mà an tâm thanh toán các chi phí sinh hoạt cá nhân
của mình.
Trong các nghiên cứu trước, các tác giả nghiên cứu nhiều về quyết định sử
dụng hình thức mua trước - trả sau (BNPL) cùng sự tác động của 4 nhân tố trên.
Do đó, kế thừa những nghiên cứu trước, đề tài tiếp tục nghiên cứu về 4 nhân tố
tác động đến quyết định sử dụng ví trả sau MoMo gồm: (1) Ảnh hưởng xã hội
(social influence), (2) Kỳ vọng hiệu suất (performance expectancy), (3) Kỳ
vọng nỗ lực (Effort expectancy), (4) Điều kiện thuận lợi (Facilitating
condition), và nhóm đề xuất thêm nhân tố (5) Chi phí sử dụng. Theo nghiên cứu
về một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách
hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang của
(Lưu Phước Vẹn, Lê Thị Kim Chi, 2023), trong suốt quá trình sử dụng thẻ sẽ có
những khoản mục chi phí phát sinh mà khách hàng cần phải thanh toán.Vì vậy,
có thể nói, đây là một trong những nhân tố rất quan trọng có ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng thẻ của khách hàng. Có thể thấy, nhân tố (5) Chi phí sử
dụng có tác động ngược chiều đến quyết định sử dụng các loại hình thanh toán
trực tuyến của khách hàng. Dựa vào lý thuyết trên, nhóm tác giả dự đoán nhân
tố này sẽ tác động không nhỏ đến quyết định sử dụng ví trả sau MoMo. Thị

9
trường thanh toán điện tử, bao gồm tất cả các giao dịch của người tiêu dùng
được thực hiện qua internet và trên các thiết bị di động đã phát triển trong hơn
một thập kỷ qua. Số lượng các nghiên cứu tại Việt Nam tìm hiểu về các nhân tố
ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ví điện tử và hình thức mua trước - trả sau
(BNPL) cũng chiếm đại đa số. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về tiện ích ví trả
sau của ví điện tử MoMo vẫn còn rất hạn chế. Đây là khoảng trống cần thêm
nhiều nghiên cứu thực nghiệm, nắm bắt tình hình đó nhóm đã quyết định chọn
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví trả sau MoMo
với khách thể là sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Với đề tài này,
nhóm sẽ chọn phương pháp phân tích định tính cùng mô hình lý thuyết hành vi
có hoạch định (TPB) và mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT).
Bên cạnh đó là phân tích định tính theo phương pháp EFA và hồi quy tuyến tính
đa biến để kiểm định các giả thuyết và ước lượng các hệ số ảnh hưởng của các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví trả sau MoMo. Từ đó, nhóm sẽ
rút ra được những nhân tố, nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng ví trả sau MoMo của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM mà
những nghiên cứu trước đó chưa có đề cập đến và đưa ra các khuyến nghị tối
ưu nhất phù hợp với sinh viên trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
9. KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.6 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và đóng góp của đề tài
1.7 Cấu trúc đề tài
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Tổng quan về ví điện tử trả sau
2.1.2. Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB)

10
2.1.3. Tổng quan về Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory
of Acceptance and Use of Technology - UTAUT)
2.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử trả sau
2.1.4.1. Nhân tố hiệu quả kỳ vọng
2.1.4.2. Nhân tố nỗ lực kỳ vọng
2.1.4.3. Nhân tố ảnh hưởng xã hội
2.1.4.4. Nhân tố điều kiện thuận lợi
2.1.4.5. Nhân tố chi phí sử dụng
2.2. Tổng quan nghiên cứu
2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước
2.2.3. Khoảng trống nghiên cứu
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mô hình nghiên cứu và các biến quan sát
3.1.1. Mô hình nghiên cứu
3.1.2. Các biến quan sát
3.1.2.1. Nhân tố nhận thức hữu ích
3.1.2.2. Nhân tố nhận thức tính dễ sử dụng
3.1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng xã hội
3.1.2.3. Nhân tố chi phí sử dụng
3.2. Các giả thuyết nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu
3.3.2. Công thức xác định cỡ mẫu
3.3.3. Quy trình nghiên cứu
3.4. Thiết kế thang đo
3.5. Thu thập dữ liệu
3.6. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu
4.2. Đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

11
4.3.1. Phân tích EFA biến độc lập
4.3.2. Phân tích tương quan Pearson
4.3.3. Phân tích hồi quy
4.3.3.1. Kết quả hồi quy
4.3.3.2. Kiểm tra các giả định hồi quy
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.2. Khuyến nghị
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
5.3.1 Hạn chế của đề tài
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abby Akihiro Setiawan, Yoel Erikson Silaen, Thony Andreas, Tanty Oktavia. (2022).
Analysis of Intention to Use on Pay Later Payment. International Journal of Emerging
Technology and Advanced Engineering.
Benedict Guttman-Kenney, Chris Firth , John Gathergood . (2023). Buy now, pay later
(BNPL) ...on your credit card. Journal of Behavioral and Experimental Finance 37.
Credit card fraud: awareness and prevention. (2008). Katherine J. Barker, Jackie D'Amato,
Paul Sheridon.
Dagobert L. Brito,Peter R. Hartley. (2018). Consumer Rationality and Credit Card. Journal
Of Political Economy.
Đào Mỹ Hằng,Nguyễn Thị Thảo,Đặng Thu Hoài,Nguyễn Thị Lệ Thu. (2018). Các nhân tố tác
động đến quyết định sử dụng dịch vụ fintech trong hoạt động thanh toán của khách
hàng cá nhân tại Việt Nam. Chính Sách & Thị Trường Tài Chính- Tiền Tệ.
Hà Nam Khánh Giao, Trần Kim Châu. ( 2020). Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
dịch vụ Smartbanking- Nghiên cứu thực nghiệm tại BIDV - Chi nhánh Bắc Sài gòn.
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng.
Hong Thu Nguyen , Ngoc Tien Nguyen. (2022). Identifying The Factors Affecting The
Consumer Behavior In Switching To E-Wallets In Payment Activities. Polish Journal
of Management Studies 2022.
Icek Ajzen, Martin Fishbein. (2017). A Bayesian Analysis of Attribution Processes.
Psychological Bulletin.
Lee Hoei Min,TaiLit Cheng. (n.d.). Consumers’ Intentıon To Use “Buy Now Pay Later” In
Malaysıa. Conference on Management, Business, Innovation, Education and Social
Science, 2023.
Lưu Phước Vẹn, Lê Thị Kim Chi. (2023). Một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh
An Giang. Tạp chí Ngân Hàng .
Marco Di Maggio, Emily Williams, Justin Katz. (2022). Buy Now, Pay Later Credit : User
Characteristics And Effects On Spending Patterns. Nber Working Paper Series.

12
Ngọc, N. V. (2006). Từ điển kinh tế học. Hà Nội: NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Nguyễn Lê Anh Duy, Dr. Nguyễn Thị Diễm Em. (2022). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự kháng
cự và ý định sử dụng ví điện tử của người dùng tại TP.HCM. Trường Đại học Kinh tế
Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Linh Như, Nguyễn Trung Hảo, Ngô Minh Hiệp, Phạm Thị Tuyết Nhung, Nguyễn
Huyền Trang. (2021). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh
toán điện tử của người dân thành phố Hồ Chí Minh. Chuyên san Phát triển Khoa học
và Công nghệ số.
Nguyễn Thị Song Hà, Đặng Ngọc Minh Quang. (2022). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng ví điện tử của sinh viên - Nghiên cứu thực nghiệm với ví điện tử Momo. Tạp chí
công thương.
Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Trúc Ngân, Nguyễn Thành Long. (2021). Những yếu tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử momo khi mua sắm trực tuyến của sinh viên đại
học công nghiệp TP.HCM . Tạp chí Khoa học và Công nghệ.
Paul S. Calem, Loretta J. Mester. (2008). Consumer Behavior and the Stickiness of Credit-
Card Interest Rates. American Economic Association.
Ph. D Research Scholar, Sant Baba Bhag Singh University, Punjab, India. (2019). A Review
of Factors Affecting Digital Payments and Adoption. International Journal of
Research in Management & Business Studies.
Phạm Thị Ngọc Anh, Đặng Thị Thùy Linh, Đỗ Ngọc Diệp, Trần Hoàng Mai. (2023). Các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thanh toán trực tuyến trên sàn thương mại
điện tử của thế hệ Gen Z trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học & Đào tạo
Ngân hàng.
Pratika. (2021). UTAUT Model: Identifying The Driving Factors of The Intention to Use
Paylater. Jurnal Bisnis dan Manajemen.
Rezki Orientani , Masmira Kurniawati. (2021). Factors Influencing Intention to Use
SPayLater in Indonesia. Jurnal Manajemen Bisnis.
Tan, P. J. (2013). Applying the UTAUT to Understand Factors Affecting the Use of English
E-Learning Websites in Taiwan. SAGE Open.
ThS. Lưu Phước Vẹn, Lê Thị Kim Chi . (2023). Một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn
tỉnh An Giang. Tạp chí ngân hàng.
Tiago Oliveira,Manoj Thomas,Goncalo Baptista,Filipe Campos. (n.d.). Mobile payment:
Understanding the determinants of customer. Computers in Human Behavior, 2016.
Trần Văn Hùng, Lê Hồng Quyết. (2022). Những yếu tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử
của người dân ở miền bắc Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
Trong Nhan Phan, Truc Vi Ho, Phuong Viet Le-Hoang. (2020). Factors Affecting the
Behavioral Intention and Behavior of Using E–Wallets of Youth in Vietnam. Journal
of Asian Finance, Economics and Business.
Viswanath Venkatesh, James Y. L. Thong and Xin Xu. (2012). Consumer Acceptance and
Use of Information Technology: Extending the Unified Theory of Acceptance and Use
of Technology. Management Information Systems Research Center, University of
Minnesota.

13
14

You might also like