You are on page 1of 102

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG

KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC


BỘ MÔN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
---oOo---

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐIỀU KHIỂN VÀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ QUA


TIN NHẮN SMS VÀ BLUETOOTH
GVHD: ThS. LƯU VĂN ĐẠI
SVTH:NGUYỄN VÕ AN THẢO LỚP: CĐ ĐTTT15MT

TRẦN NGUYỄN DUY PHƯƠNG LỚP: CĐ ĐTTT15MT

TP. HỒ CHÍ MINH, 07 - 2018


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Tác phong: (tinh thần, thái độ làm việc trong quá trình thực hiện)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Quyển báo cáo: (hình thức, nội dung)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Những kết quả đạt được của ĐATN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Những hạn chế của ĐATN:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Đánh giá chung đề tài
Xuất sắc  Giỏi  Khá  Trung bình  Yếu 
Đề nghị:
Được phản biện  Không được bảo vệ 󠅲

Điểm đánh giá: (từng SVTH)


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

TP.HCM, ngày … tháng…..năm 20…


Giảng viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

TP.HCM, ngày … tháng…..năm 20…


Giảng viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

TP.HCM, ngày … tháng…..năm 20…


Giảng viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Trước hết chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu và toàn thể
quý Thầy, Cô Trường CAO ĐẰNG KỸ THUẬT CAO THẮNG đã giúp đỡ và tạo rất
nhiều điều kiện thuận lợi cho chúng em trong quá trình học tập tại trường. Trong
những ngày thực hiện đề tài tốt nghiệp là cơ hội quý báu để em có thể vận dụng những
kiến thức căn bản và nền tảng mà em đã học tại trường cùng với sự chỉ dẫn nhiệt tình
của thầy cô khoa ĐIỆN TỬ - TIN HỌC.
Nhóm xin cảm ơn thầy Lưu Văn Đại đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, nhiệt tình và hết
mình chỉ bảo, giúp đỡ nhóm em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Sau cùng chúng em kính chúc đến Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy, Cô giảng dạy tại
Trường CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG ngày càng gặt hái được nhiều thành
công và luôn có được nhiều sức khỏe để Thầy, Cô có thể hoàn thành tốt công việc.
Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Võ An Thảo
2. Trần Nguyễn Duy Phương

i
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.........................................................................................1


1.1 GIỚI THIỆU VỀ ỨNG DỤNG ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ QUA SMS VÀ
BLUETOOTH..........................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI............................................................2
1.3 Ý TƯỞNG THIẾT KẾ...................................................................................3
1.4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI........................................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TỪ XA........................5
2.1 TỔNG QUAN VỀ SMS VÀ MẠNG GSM....................................................5
2.1.1 Tổng quan về SMS...................................................................................5
2.1.2 Tổng quan về mạng GSM.......................................................................6
2.2 TỔNG QUAN VỀ BLUETOOTH.................................................................9
2.2.1 Giới thiệu về Bluetooth............................................................................9
2.2.2 Các chuẩn kết nối Bluetooth...................................................................9
2.2.3 Các chuẩn kết nối Bluetooth.................................................................10
2.2.4 Ưu và nhược điểm của công nghệ Bluetooth.......................................11
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN.................................................13
3.1 VI ĐIỀU KHIỂN PIC16F887......................................................................13
3.1.1 Giới thiệu về PIC16F887.......................................................................13
3.1.2 Sơ lược về chân PIC16F887..................................................................14
3.1.3 Cấu trúc bộ nhớ PIC.............................................................................14
3.1.4 Các cổng xuất nhập trong PIC..............................................................15
3.2 MODULE BLUETOOTH HC05...............................................................17
3.2.1 Giới thiệu về module HC05...................................................................17
3.2.2 Các thông số kỹ thuật............................................................................18
3.2.3 Phần cứng...............................................................................................19
3.2.4 Tập lệnh AT mặc định...........................................................................22
3.3 MODULE SIM 900A....................................................................................23
3.3.1 Giới thiệu về module SIM900A.............................................................23
3.3.2 Đặc điểm của Module Sim900A............................................................24
3.3.3 Khảo sát tập lệnh AT của Module sim900A........................................25
3.3.4 Các thuật ngữ.........................................................................................26

ii
3.3.5 Cú pháp lệnh AT....................................................................................26
3.3.6 Các lệnh AT được sử dụng trong đồ án...............................................27
3.4 CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ LM35....................................................................29
3.4.1 Giới thiệu về cảm biến nhiệt độ LM35.................................................29
3.4.2 Thông số kỹ thuật..................................................................................30
3.4.3 Tính toán nhiệt độ đầu ra của LM35...................................................30
3.4.4 Sai số của LM35.....................................................................................30
3.5 CẢM BIẾN CẢM BIẾN KHÍ GAS.............................................................31
3.5.1 Giới thiệu về cảm biến khí gas MQ02..................................................31
3.5.2 Thông số kỹ thuật..................................................................................31
3.5.3 Nguyên lý hoạt động..............................................................................32
3.6 MODULE RELAY 4 KÊNH.......................................................................33
3.6.1 Giới thiệu về module relay 4 kênh........................................................33
3.6.2 Các thông số kỹ thuật............................................................................33
3.6.3 Các loại relay..........................................................................................34
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG...............................................................35
4.1 ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ BẰNG SMS VỚI MODULE SIM900A...........35
4.1.1 Sơ đồ khối...............................................................................................35
4.1.2 Nguyên lý hoạt động..............................................................................36
4.1.3 Tính toán chi tiết....................................................................................37
4.1.4 Mạch in và mạch thực tế.......................................................................42
4.1.5 Chương trình..........................................................................................44
4.2 ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ BẰNG SÓNG BLUETOOTH..........................67
4.2.1 Sơ đồ khối...............................................................................................67
4.2.2 Nguyên lý hoạt động..............................................................................68
4.2.3 Tính toán chi tiết....................................................................................69
4.2.4 Mạch in và mạch thực tế.......................................................................73
4.2.5 Chương trình..........................................................................................75
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.........................................84
5.1 TÓM TẮT.....................................................................................................84
5.2 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC...............................................................................85
5.3 HƯỚNG PHÁT TRIỂN...............................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................89

iii
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Kí hiệu hình Tên hình Trang

1 Hình 2.1 Thành phần của mạng GSM 7

2 Hình 2.2 Cấu trúc mạng GSM 8

3 Hình 2.3 Ứng dụng kết nối bluetooth 9

4 Hình 2.4 Tai nghe Bluetooth 11

5 Hình 3.1 Ảnh thực tế PIC 16F887 13

6 Hình 3.2 Sơ đồ chân của Vi điều khiển 16F887 14

7 Hình 3.3 Module Bluetooth HC-05 17

8 Hình 3.4 Chân kết nối của Bluetooth HC-05 19

9 Hình 3.5 Module sim900A 23

10 Hình 3.6 IC cảm biến nhiệt độ LM35 29

11 Hình 3.7 Cảm biến khí gas MQ-02 31

12 Hình 3.8 Module relay 4 kênh 33

13 Hình 4.1 Sơ đồ hệ thống điều khiển thiết bị qua sms 35

14 Hình 4.2 Sơ đồ nguyên lý điều khiển qua tin nhắn 36

15 Hình 4.3 Bộ xử lý trung tâm điều khiển qua tin nhắn 37

16 Hình 4.4 Module Sim900 38

17 Hình 4.5 Khối hiển thị LCD 39

18 Hình 4.6 Sơ đồ khối mạch relay 40

19 Hình 4.7 Sơ đồ khối nguồn 41

20 Hình 4.8 Sơ đồ khối cảm biến 41

21 Hình 4.9 Mạch in điều khiển module sim900A 42

22 Hình 4.10 Ảnh thực tế mạch điều khiển bằng module 43

v
sim 900A

23 Hình 4.11 Lưu đồ giải thuật 44

24 Hình 4.12 Sơ đồ khối bluetooth HC05 67

Sơ đồ nguyên lý điều khiển thiết bị bằng


25 Hình 4.13 68
bluetooth HC05

Bộ xử lý trung tâm điều khiển thiết bị bằng


26 Hình 4.14 69
bluetooth HC05

27 Hình 4.15 Sơ đồ module HC05 70

28 Hình 4.16 Khối hiển thị LCD 71

29 Hình 4.17 Sơ đồ khối mạch relay 72

30 Hình 4.18 Sơ đồ khối nguồn 73

Mạch in điều khiển thiết bị qua bluetooth HC


31 Hình 4.19 73
05

Mạch thực tế điều khiển thiết bị qua module


32 Hình 4.20 74
HC05

33 Hình 4.21 Sơ đồ giải thuật 75

34 Hình 5.1 Mô hình khi chưa điều khiển 86

35 Hình 5.2 Mô hình khi đã điều khiển bật tất cả 87

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Kí hiệu bảng Tên bảng Trang

Chức năng các chân của module Bluetooth


1 Bảng 3.1 19
HC-05

2 Bảng 3.2 Các tính năng của Module Sim900 24

3 Bảng 3.3 Các chế độ lệnh AT 27

vii
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, ngôi nhà thông minh (Smart Home) đã xuất hiện và 
được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống từ những khách sạn hay resort sang trọng
cho  đến những ngôi nhà hiện đại đều được lắp đặt hệ thống điều khiển thông minh.
Theo xu hướng phát triển đó, em quyết định lựa chọn thực hiện nghiên cứu đề tài:
“THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TỪ XA BẰNG
SMS VÀ BLUETOOTH”. Ngoài việc hoàn thành đồ án tốt nghiệp với những công
việc trên đây thì nó còn có ý nghĩa sâu sắc đối với sinh viên thực hiện. Một lần nữa
sinh viên được thực hành những kiến thức học được từ ghế nhà trường sẽ giúp hình
thành những sản phẩm công nghiệp, được sử dụng, cầm tay lắp những cảm biến mà từ
trước chỉ nằm trên trang giấy. Trong quá trình tiến hành không thể không gặp những
khó khăn vấp phải, do đó kích thích sinh viên tư duy để tìm ra phương án tối ưu và
trao đổi thảo luận với thầy cô, bạn bè. Tuy nhiên do hạn chế về kinh nghiệm thực tế và
thời gian thực hiện nên việc giải quyết đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do
đó rất mong sự chỉ bảo thêm của quý thầy cô cũng như những đóng góp của các bạn
sinh viên. Xin chân thành cảm ơn!

viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU


1.1 GIỚI THIỆU VỀ ỨNG DỤNG ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ QUA SMS VÀ
BLUETOOTH
 Giới thiệu về điều khiển thiết bị qua SMS:
 Trên thực tế, gần như các thiết bị tự động trong đời sống của mọi gia đình đều
hoạt động độc lập, mỗi thiết bị có một quy trình sử dụng riêng tuỳ thuộc vào sự
thiết lập, cài đặt của người sử dụng. Chúng gần như chưa có một sự liên kết
nào. Nhưng đối với hệ thống điều khiển thiết bị từ xa thông qua tin nhắn SMS
thì lại khác. Ở đây, các thiết bị được kết nối với nhau thành một hệ thống hoàn
chỉnh qua một mạch điện điều khiển trung tâm. 
 Điển hình của một hệ thống điều khiển thiết bị trong nhà từ xa thông qua tin
nhắn SMS gồm có các thiết bị ngoại vi đơn giản như: Bóng đèn, quạt máy, lò
sưởi đến các thiết bị tinh vi, phức tạp như: Tivi, máy giặt, hệ thống báo động…
Chúng liên kết hoạt động thành một hệ thống “thông minh”. Nghĩa là tất cả các
thiết bị này sẽ giao tiếp với nhau thông qua một đầu não trung tâm. Đầu não
trung tâm ở đây có thể là một máy vi tính hoặc có thể là một mạch vi điều khiển
đã được lập trình sẵn tất cả các chương trình điều khiển. Bình thường, các thiết
bị trong ngôi nhà này có thể được điều khiển thông qua tin nhắn của chủ
nhà. Chẳng hạn như việc tắt quạt, đèn điện…. khi người chủ nhà quên chưa tắt
thiết bị điện lúc ra khỏi nhà. Hay có thể bật máy điều hòa để làm mát phòng
trước khi về nhà trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó hệ thống
còn có thể gửi tin nhắn và gọi điện thông báo cho chủ nhà biết khi có trộm đột
nhập (dùng cảm biến chuyển động kết hợp cảm biến mở cửa) hoặc khi xảy ra
hỏa hoạn (dùng cảm biến nhiệt) hay báo động có sự rò rỉ khí gas (dùng
cảm biến khí gas).
 Ta cũng có thể thiết lập mật khẩu trong cấu trúc tin nhắn để nâng cao độ bảo
mật hơn cho hệ thống.
 Giới thiệu về điều khiển thiết bị qua sóng Bluetooth:
Ngày nay, xã hội phát triển mạnh mẽ, kỹ thuật ngày càng hiện đại nên nhu cầu
về trao đổi thông tin giải trí, nhu cầu về điều khiển các thiết bị từ xa, ngày càng
cao. Và những hệ thống dây cáp phức tạp lại không thể đáp ứng nhu cầu này,
nhất là ở những khu vực chật hẹp, những nơi xa xôi, trên các phương tiện vận

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 1 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

chuyển,…Vì vậy công nghệ không dây đã ra đời và phát triển mạnh mẽ, tạo rất
nhiều thuận lợi cho con người trong đời sống hằng ngày. Trong những năm gần
đây công nghệ truyền nhận dữ liệu không dây đang có những bước phát triển
mạnh mẽ, góp công lớn trong việc phát triển các hệ thống điều khiển, giám sát
từ xa, đặc biệt là các hệ thống thông minh. Hiện nay, có khá nhiều công nghệ
truyền nhận dữ liệu không dây như RF, Wifi, Bluetooth,SMS…Trong đó,
Bluetooth là một trong những công nghệ được phát triển từ lâu và luôn được cải
tiến để nâng cao tốc độ cũng như khả năng bảo mật. Trên thị trường Việt Nam
hiện nay chưa có nhiều sản phẩm điều khiển thiết bị không dây, đa số những
sản phẩm hiện có đều là nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao. Việc
nghiên cứu và thiết kế một bộ sản phẩm điều khiển thiết bị không dây có một ý
nghĩa lớn, giúp tăng thêm sự lựa chọn cho người sử dụng, sản phẩm được sản
xuất trong nước nên giá thành rẻ và góp phần phát triển các hệ thống điều khiển
thông minh. Do đó, nhóm quyết định thực hiện đề tài: “Mạch điều khiển các
thiết bị trong gia đình sử dụng Bluetooth “ Đề tài ứng dụng công nghệ
Bluetooth phổ biến trên nhiều thiết bị, đặc biệt điểm mới của đề tài so với các
sản phẩm hiện có là điều khiển thông qua hệ điều hành Android giúp tận dụng
những thiết bị sử dụng hệ điều hành Android có sẵn của ngừời dùng giúp giảm
giá thành sản phẩm, ngoài ra với màn hình hiển thị lớn của điện thoại cho phép
hiển thị nhiều thông tin hơn. Bộ điều khiển thiết bị từ xa sau khi thi công xong
có thể điều khiển được bốn thiết bị. Trong mạch sử dụng smartphone để bắt tín
hiệu phát song từ Bluetooth HC-05 và thực hiện việc kết nối và phát tín hiệu
điều khiển. Tín hiệu điều khiển sau khi được mã hóa sẽ được truyền về
Bluetooth HC-05, dữ liệu sẽ được giải mã và đưa về vi điều khiển 16F887 để
xử lý, sau khi xử lý tín hiệu đáp ứng đúng với lập trình thì vi điều khiển 16F887
sẽ thực hiện việc xuất dữ liệu ra các DIGITAL (tức là ngõ ra I/0) để điều khiển
khối relay bật tắt từ những yêu cầu của bên phát.

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


 Mục đích nghiên cứu về điều khiển thiết bị qua SMS:
Đề tài được nghiên cứu, khảo sát và thực hiện với mục đích áp dụng những kiến
thức đã học trong nhà trường để “ĐIỀU KHIỂN TỪ XA CÁC THIẾT BỊ BẰNG
TIN NHẮN SMS”. Hệ thống tích hợp vi điều khiển giám sát trung tâm, mạch
công suất cho các thiết bị trong nhà và sensor cảm biến cùng các module tiện ích
khác. Với module báo động, cảm biến rò rỉ khí gas, cảm biến nhiệt độ gửi tín

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 2 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

hiệu về bộ xử lí trung tâm khi có tác động (xảy ra rò rỉ khí gas, qua nhiệt độ cho
phép). Qua xử lí, tín hiệu sẽ được gửi về thiết bị đầu cuối (mobile) của người chủ
nhà để báo cho chủ nhà biết có rò rỉ khí gas trong ngôi nhà hay quá nhiệt độ cho
phép. Bên cạnh đó việc kiểm tra và xử lý trạng thái bật/ tắt của các thiết bị trong
nhà khi chủ nhân không có mặt ở nhà cũng góp phần tích cực trong việc tích
kiệm điện năng cho gia đình và quốc gia.
 Mục đích nghiên cứu về điều khiển thiết bị qua sóng Bluetooth:
 Đề tài được nghiên cứu, khảo sát và thực hiện với mục đích áp dụng những kiến
thức đã học trong nhà trường để “ĐIỀU KHIỂN TỪ XA CÁC THIẾT BỊ
BẰNG SÓNG BLUETOOTH”. Điều khiển thiết bị bằng sóng Bluetooth
Module điều khiển giám sát có chức năng điều khiển và giám sát. Bên cạnh đó
việc kiểm tra và xử lý trạng thái bật/ tắt của các thiết bị trong nhà . Công nghệ
này hỗ trợ việc truyền dữ liệu qua các khoảng cách ngắn giữa các thiết bị di
động với nhau và với thiết bị cố định mà không cần một sợi cáp để truyền tải.
Tiết kiệm được chi phí lắp đặt nhưng dây cáp rườm rà , cũng như thời gian bật
tắt những thiết bị.
 Đề tài này giúp nhóm hiểu rõ hơn về nguyên lý thu phát và ứng dụng những lý
thuyết được học vào thực tế. Đồng thời tìm hiểu thêm được những điều chưa
được học và nâng cao kỹ năng thực hành cũng như là những ứng dụng của
mạch trong thực tế.

1.3 Ý TƯỞNG THIẾT KẾ


 Ý tưởng thiết kế về điều khiển thiết bị qua SMS:
 Thiết kế mạch với 16F887 kết nối với module Sim900A điều khiển 4 thiết bị
qua mạch relay 4 kênh, có kết hợp cảm biến nhiệt độ và khí gas.
 Dùng mạng điện thoại di động của các nhà cung cấp dịch vụ như Viettel,
Mobiphone, Vinaphone, …. để chủ nhà có thể gửi tin nhắn SMS điều khiển các
thiết bị điện và kiểm tra nhiệt độ hiện tại. Hệ thống tự động gửi tin nhắn cảnh
báo cho người điều khiển khi nhiệt độ quá mức an toàn hoặc khi có khí gas bị rò
rỉ.
 Ý tưởng thiết kế về điều khiển thiết bị qua sóng Bluetooth:
 Thiết kế mạch với 16F887 kết nối với module bluetooth HC05 điều khiển 4
thiết bị qua mạch relay 4 kênh.
 Viết một App Android hiển thị ON/OFF của 4 thiết bị trong nhà.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 3 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

 Sử dụng điện thoại có hệ điều hành Android đã có app tạo sẵn để kết nối với
mạch bluetooth để điều khiển ON/OFF các thiết bị trong nhà trong phạm vi
sóng bluetooth có thể phủ sóng.

1.4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI


Vì lý do thời gian có hạn, kinh phí không nhiều và lượng kiến thức còn hạn
hẹp nên việc thiết kế điều khiển thiết bị qua SMS và Bluetooth còn nhiều
khuyết điểm như:
 Chỉ điều khiển 8 thiết bị điện (4 thiết bị điều khiển bằng SMS và 4 thiết bị
điều khiển bằng bluetooth).
 Điều khiển thiết bị bằng sóng bluetooth còn bị giới hạn bởi phạm vi hoạt
động của module HC05.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 4 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TỪ XA

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ


TỪ XA
2.1 TỔNG QUAN VỀ SMS VÀ MẠNG GSM
2.1.1 Tổng quan về SMS
 SMS là từ viết tắt của Short Message Service. Đó là một công nghệ cho phép gửi
và nhận các tín nhắn giữa các điện thoại với nhau. SMS xuất hiện đầu tiên ở Châu
Âu vào năm 1992. Ở thời điểm đó, nó bao gồm cả các chuẩn về GSM. Một thời
gian sau đó, nó phát triển sang công nghệ wireless như CDMA và TDMA. Các
chuẩn GSM và SMS có nguồn gốc phát triển bởi ETSI. ETSI là chữ viết tắt của
European Telecommunications Standards Institute. Ngày nay thì 3GPP (Third
Generation Partnership Project) đang giữ vai trò kiểm soát về sự phát triển và duy
trì các chuẩn GSM và SMS.
 Như đã nói ở trên về tên đầy đủ của SMS là Short Message Service, từ cụm từ đó,
có thể thấy được là dữ liệu có thể được lưu giữ bởi một tin nhắn SMS là rất giới
hạn. Một tin nhắn SMS có thể chứa tối đa là 140 byte (1120 bit) dữ liệu. Vì vậy,
một tin nhắn SMS chỉ có thể chứa :
 160 kí tự nếu như mã hóa kí tự 7 bit được sử dụng (mã hóa kí tự 7 bit thì phù
hợp với mã hóa các kí tự latin chẳng hạn như các kí tự alphabet của tiếng Anh).
 70 kí tự nếu như mã hóa kí tự 16 bit Unicode UCS2 được sử dụng (các tin
nhắn SMS không chứa các kí tự latin như kí tự chữ Trung Quốc phải sử dụng
mã hóa kí tự 16 bit). Tin nhắn SMS dạng text hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Nó có thể hoạt động tốt với nhiều ngôn ngữ mà có hỗ trợ mã Unicode , bao gồm
cả Arabic, Trung Quốc, Nhật bản và Hàn Quốc. Bên cạnh gữi tin nhắn dạng text
thì tin nhắn SMS còn có thể mang các dữ liệu dạng binary. Nó còn cho phép gửi
nhạc chuông, hình ảnh cùng nhiều tiện ích khác … tới một điện thoại khác.
 Một trong những ưu điểm nổi trội của SMS đó là nó được hỗ trợ bởi các điện thoại
có sử dụng GSM hoàn toàn. Hầu hết tất cả các tiện ích cộng thêm gồm cả dịch vụ
gửi tin nhắn giá rẻ được cung cấp, sử dụng thông qua sóng mang wireless. Không
giống như SMS, các công nghệ mobile như WAP và mobile Java thì không được
hỗ trợ trên nhiều model điện thoại. Sử dụng tin nhắn SMS ngày càng phát triển và
trở lên rộng khắp :
 Các tin nhắn SMS có thể được gửi và đọc tại bất kỳ thời điểm nào. Ngày nay, hầu
hết mọi người đều có điện thoại di động của riêng mình và mang nó theo người
hầu như cả ngày. Với một điện thoại di động , bạn có thể gửi và đọc các tin nhắn

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 5 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TỪ XA

SMS bất cứ lúc nào bạn muốn, sẽ không gặp khó khăn gì khi bạn đang ở trong văn
phòng hay trên xe bus hay ở nhà…
 Tin nhắn SMS có thể được gửi tới các điện thoại mà tắt nguồn.
 Nếu như không chắc cho một cuộc gọi nào đó thì bạn có thể gửi một tin nhắn SMS
đến bạn của bạn thậm chí khi người đó tắt nguồn máy điện thoại trong lúc bạn gửi
tin nhắn đó.
 Hệ thống SMS của mạng điện thoại sẽ lưu trữ tin nhắn đó rồi sau đó gửi nó tới
người bạn đó khi điện thoại của người bạn này mở nguồn.
 Các tin nhắn SMS ít gây phiền phức trong khi bạn vẫn có thể giữ liên lạc với
người khác Việc đọc và viết các tin nhắn SMS không gây ra ồn ào. Trong khi đó,
bạn phải chạy ra ngoài khỏi rạp hát, thự viện hay một nơi nào đó để thực hiện một
cuộc điện thoại hay trả lời một cuộc gọi. Bạn không cần phải làm như vậy nếu như
tin nhắn SMS được sử dụng.
 Các điện thoại di động và chúng có thể được thay đổi giữa các sóng mang
Wireless khác nhau. Tin nhắn SMS là một công nghệ rất thành công và trưởng
thành. Tất cả các điện thoại mobile ngày nay đều có hỗ trợ nó. Bạn không chỉ có
thể trao đổi các tin nhắn SMS đối với người sử dụng mobile ở cùng một nhà cung
cấp dịch vụ mạng sóng mang wireless, mà đồng thời bạn cũng có thể trao đổi nó
với người sử dụng khác ở các nhà cung cấp dịch vụ khác.
 SMS là một công nghệ phù hợp với các ứng dụng Wireless sử dụng cùng với nó.
 Nói như vậy là do:
 Thứ nhất, tin nhắn SMS được hỗ trợ 100% bởi các điện thoại có sử dụng
công nghệ GSM. Xây dựng các ứng dụng wireless trên nền công nghệ
SMS có thể phát huy tối đa những ứng dụng có thể dành cho người sử dụng.
 Thứ hai, các tin nhắn SMS còn tương thích với việc mang các dữ liệu binary
bên cạnh gửi các text. Nó có thể được sử dụng để gửi nhạc chuông, hình ảnh,
hoạt họa …
 Thứ ba, tin nhắn SMS hỗ trợ việc chi trả các dịch vụ trực tuyến.
2.1.2 Tổng quan về mạng GSM
2.1.2.1 Giới thiệu
 GSM là hệ thống thông tin di động số toàn cầu, là công nghệ không dây thuộc thế
hệ 2G (Second Generation) có cấu trúc mạng tế bào, cung cấp dịch vụ truyền
giọng nói và chuyển giao dữ liệu chất lượng cao với các băng tần khác nhau:
400Mhz, 900Mhz, 1800Mhz và 1900Mhz, được tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu
(ETSI) quy định.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 6 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TỪ XA

 GSM là một hệ thống có cấu trúc mở nên hoàn toàn không phụ thuộc vào phần
cứng, người ta có thể mua thiết bị từ nhiều hãng khác nhau. Do nó hầu như có mặt
khắp mọi nơi trên thế giới nên khi các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện việc ký kết
Roaming với nhau nhờ đó mà thuê bao GSM có thể dễ dàng sử dụng máy điện
thoại GSM của mình bất cứ nơi đâu.
 Mặt thuận lợi to lớn của công nghệ GSM là ngoài việc truyền âm thanh với chất
lượng cao còn cho phép thuê bao sử dụng các cách giao tiếp khác rẻ hơn đó là
tin nhắn SMS. Ngoài ra để tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ thì công
nghệ GSM được xây dựng trên cơ sở hệ thống mở nên nó dễ dàng kết nối các thiết
bị khác nhau từ các nhà cung cấp thiết bị khác nhau. Nó cho phép nhà cung cấp
dịch vụ đưa ra tính năng Roaming cho thuê bao của mình với các mạng khác trên
toàn thế giới. Và công nghệ GSM cũng phát triển thêm các tính năng truyền dữ
liệu như GPRS và sau này truyền với tốc độ cao hơn sử dụng EDGE.
 GSM hiện chiếm chủ yếu thị trường di động với hàng tỷ thuê bao tại hàng trăm
quốc gia và vùng lãnh thổ. Các mạng thông tin di động GSM cho phép có thể
Roaming với nhau do đó những máy điện thoại di động GSM của các mạng
GSM khác nhau ở có thể sử dụng được nhiều nơi trên thế giới.

Hình 2.1: Thành phần của mạng GSM

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 7 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TỪ XA

2.1.2.2 Đặc điểm của công nghệ GSM


 Cho phép gửi và nhận những mẫu tin nhắn văn bản bằng kí tự dài đến 126 kí tự.
 Cho phép chuyển giao và nhận dữ liệu, FAX giữa các mạng GSM với tốc độ hiện
hành lên đến 9.600 bps.
 Tính phủ sóng cao: Công nghệ GSM không chỉ cho phép chuyển giao trong toàn
mạng mà còn chuyển giao giữa các mạng GSM trên toàn cầu mà không có một sự
thay đổi, điều chỉnh nào. Đây là một tính năng nổi bật nhất của công nghệ GSM
(dịch vụ roaming).
 Sử dụng công nghệ phân chia theo thời gian TDM (Time division multiplexing) để
chia ra 8 kênh full rate hay 16 kênh haft rate.

Hình 2.2 Cấu trúc mạng GSM

 Công suất phát của máy điện thoại được giới hạn tối đa là 2 watts đối với băng tần
GSM 850/900Mhz và tối đa là 1 watts đối với băng tần GSM 1800/1900Mhz.
 Mạng GSM sử dụng 2 kiểu mã hoá âm thanh để nén tín hiệu âm thanh 3,1khz đó
là mã hoá 6 và 13kbps gọi là Full rate (13kbps) và haft rate (6kbps).

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 8 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TỪ XA

2.2 TỔNG QUAN VỀ BLUETOOTH


2.2.1 Giới thiệu về Bluetooth
 Bluetooth là sự trao đổi dữ liệu không dây tầm gần giữa các thiết bị điện tử. Công
nghệ này hỗ trợ việc truyền dữ liệu qua các khoảng cách ngắn giữa các thiết bị di
động với nhau và với thiết bị cố định mà không cần một sợi cáp để truyền tải.

Hình 2.3 Ứng dụng kết nối bluetooth


 Bluetooth sử dụng sóng Radio tần số 2.4GHz. Tuy sử dụng cùng tần số với công
nghệ Wifi nhưng chúng không hề xung đột với nhau vì Bluetooth sử dụng tần số
có bước sóng ngắn hơn. Bluetooth là một chuẩn điện tử, điều đó có nghĩa là các
hãng sản xuất muốn có đặt tính này trong sản phẩm thì họ phải tuân theo các yêu
cầu của chuẩn của Bluetooth cho sản phẩm của mình. Những chỉ tiêu kỹ thuật này
bảo đảm cho các thiết bị có thể nhận ra và tương tác với nhau khi sử dụng công
nghệ Bluetooth.
2.2.2 Các chuẩn kết nối Bluetooth
 Bluetooth 1.0: Tốc độ xấp xỉ 1Mbps nhưng gặp nhiều vấn đề về tính tương thích.
 Bluetooth 1.1: Phiên bản sửa lỗi của 1.0 nhưng không thay đổi tốc độ.
 Bluetooth 1.2: Thời gian dò tìm và kết nối nhanh hơn giữa các thiết bị, tốc độ
truyền tải nhanh hơn so với chuẩn 1.1.
 Bluetooth 2.0 +ERD: Được công bố vào tháng 7/2007 chuẩn mới này này ổn định
hơn và cho tốc độ chia sẻ nhanh hơn, đồng thời tiết kiệm năng lượng khi sử dụng.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 9 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TỪ XA

 Bluetooth 2.1 +ERD: Bên cạnh những ưu điểm của bản 2.0, Bluetooth 2.1 còn có
thêm cơ chế kết nối phạm vi nhỏ.
 Bluetooth 3.0 + HS ( High Speed): Được giới thiệu vào 21/4/2009, chuẩn kết nối
này có tốc độ lý thuyết lên đến 24Mbps. Những thiết bị hỗ trợ Bluetooth 3.0
nhưng không có +HS sẽ không đạt được tốc độ trên.Tuy tốc độ cao nhưng
Bluetooth vẫn chỉ hỗ trợ nhu cầu chia sẻ nhanh file có dung lượng thấp hay kết nối
với loa, tai nghe…
 Bluetooth 4.0: Ra mắt tháng 6/2010, phiên bản 4.0 là sự kết hợp của “classis
Bluetooth” ( Bluetooth 2.1 và 3.0 ), tức là vừa truyền tải nhanh lại còn tiết kiệm
năng lượng hơn.
 Bluetooth 4.1: Năm 2014, Bluetooth nâng cấp lên bản 4.1 cải thiện tình trạng
chồng chéo dữ liệu của Bluetooth với mạng 4G, tối đa hóa hiệu năng nhờ tự điều
chỉnh băng thông, đồng thời tiết kiệm năng lượng hơn nhờ tối ưu thời gian chờ kết
nối lại.
 Bluetooth 4.2: Là một bản nâng cấp nữa trong năm 2014, cải thiện tốc độ truyền
tải lên đến 2.5 lần so với v4.1, tiết kiệm năng lượng hơn, hạn chế lỗi kết nối cũng
như bảo mật tốt. Đồng thời tính năng quan trọng nhất là hỗ trợ chia sẻ kết nối
mạng internet theo giao thức IPv6.
2.2.3 Các chuẩn kết nối Bluetooth
 Hầu hết mọi người đã quen thuộc với tai nghe Bluetooth, nhưng thực tế là nó có
thể làm được nhiều hơn vậy. Bluetooth cho phép kết nối và trao đổi thông tin giữa
các thiết bị như điện thoại di động, điện thoại cố định, máy tính bảng, máy tính
xách tay, máy in, thiết bị định vị dùng GPS, máy ảnh số, và thiết bị chơi game cầm
tay. Tất cả đã cho thấy kết nối này Bluetooth  đang dần trở thành phần quan trọng
trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Để ghép hai thiết bị Bluetooth với nhau, bạn
phải “pair” (kết đôi) chúng với nhau. Ví dụ, bạn có thể ghép chuột Bluetooth và
máy tính, tai nghe với điện thoại hay điện thoại với laptop.
 Các ứng dụng nổi bật của Bluetooth gồm:
 Điều khiển và giao tiếp không giây giữa một điện thoại di động và tai nghe không
dây.
 Mạng không dây giữa các máy tính cá nhân trong một không gian hẹp đòi hỏi ít
băng thông.
 Giao tiếp không dây với các thiết bị vào ra của máy tính, chẳng hạn như chuột,
bàn phím và máy in.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 10 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TỪ XA

 Thay thế các giao tiếp nối tiếp dùng dây truyền thống giữa các thiết bị đo, thiết bị
định vị, thiết bị y tế, máy quét mã vạch, và các thiết bị điều khiển giao thông.
 Thay thế các điều khiển dùng tia hồng ngoại.
 Gửi các mẩu quảng cáo nhỏ từ các pa-nô quảng cáo tới các thiết bị dùng Bluetooth
khác.
 Điều khiển từ xa cho các thiết bị trò chơi điện tử.
 Kết nối Internet cho máy tính bằng cách dùng điện thoại di động thay modem.

Hình 2.4 Tai nghe Bluetooth

2.2.4 Ưu và nhược điểm của công nghệ Bluetooth

 Ưu điểm:
 Thay thế hoàn toàn dây nối.
 Hoàn toàn không nguy hại đến sức khoẻ con người.
 Bảo mật an toàn với công nghệ mã hóa trong. Một khi kết nối được thiết lập thì
khó có một thiết bị nào có thể nghe trộm hoặc lấy cắp dữ liệu.
 Các thiết bị có thể kết nối với nhau trong vòng 20m mà không cần trực diện
(hiện nay có loại Bluetooth kết nối lên đến 100m)

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 11 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TỪ XA

 Kết nối điện thoại và tai nghe Bluetooth khiến cho việc nghe máy khi lái xe
hoặc bận việc dễ dàng.
 Giá thành rẻ.
 Tốn ít năng lượng, chờ tốn 0.3mAh, tối đa 30mAh trong chế độ truyền dữ liệu.
 Không gây nhiễu các thiết bị không dây khác.
 Tính tương thích cao nên được nhiều nhà sản xuất phần cứng và phần mềm hỗ
trợ.
 Nhược điểm:
 Tốc độ thấp, khoảng 720kbps tối đa.
 Bắt sóng kém khi có vật cản.
 Thời gian thiết lập lâu.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 12 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN


3.1 VI ĐIỀU KHIỂN PIC16F887.
3.1.1 Giới thiệu về PIC16F887

Hình 3.1 Ảnh thực tế PIC 16F887


PIC16F887 là dòng PIC phổ biến nhất hiện nay (đủ mạnh về tính năng , 40 chân, bộ
nhớ đủ cho hầu hết các ứng dụng thông thường). Cấu trúc tổng quát của PIC 16F887
như sau:
 8k x14 words Flash ROM
 368 x 8 bytes Ram
 256 X 8byte EEPROM
 5 port xuất nhập (A,B,C,D,E) tương ứng với 33 chân
 Bộ định thời 8bit Timer 0 và Timer 2
 1 bộ định thời 16 bít Timer 1, có thể hoạt động ở chế độ tiết kiệm năng lượng
 Bộ Capture/ compare/ PWM
 1 bộ biến đổi analog to digital 10 bit, 8 ngõ vào.
 Bộ so sánh tương tự
 1 bộ định thời giám sát
 1 cổng giao tiếp song song 8 bít
 1 port nối tiếp
 15 nguồn ngắt
 Tập lện gồm 35 lệnh có độ dài 14 bit

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 13 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

 Tần số hoạt động tối đa 20MHZ.

3.1.2 Sơ lược về chân PIC16F887

Hình 3.2 Sơ đồ chân của Vi điều khiển 16F887


PIC16F887 là họ vi điều khiển có 40 chân, mỗi chân có một chức năng khác nhau.
Trong đó có một số chân đa công dụng: mỗi chân có thể hoạt động như một đường
xuất nhập hoặc là một chân chức năng đặc biệt dùng để giao tiếp với các thiết bị ngoại
vi.

3.1.3 Cấu trúc bộ nhớ PIC


 Cấu trúc bộ nhớ của vi điều khiển PIC16f887 bao gồm bộ nhớ chương trình
(program memory) và bộ nhớ dữ liệu (dât memory). Bộ nhớ chương trình của vi
điều khiển PIC16F887 là bộ nhớ flash, dung lượng bộ nhớ 8k từ ( 1 từ = 14 bit) và
được phân thành nhiều trang( từ page 0 đến page 3). Như vậy bộ nhớ chương trình
có khả năng chứa được 8*1024 = 8192 lệnh( vì một lệnh sau khi mã hóa sẽ có
dung lượng 1 từ (14 bit). Để mã hóa được địa chỉ của 8k từ bộ nhớ chương trình,
bộ đếm chương trình có dung lượng 13 bit (PC). Khi vi điều khiển rết, bộ đếm
chương trình sẽ chỉ đến địa chỉ 0000h( rết vector). Khi có ngắt xảy ra, bộ đếm
chương trình sẽ chỉ đến địa chỉ 00004h (interrupt vector). Bộ nhớ chương trình
không bao gồm bộ nhớ stack sẽ được đề cập cụ thể trong phần sau.
 Bộ nhớ dữ liệu của PIC là bộ nhớ EEPROM được chia làm nhiều bank. Đối với
PIC16F887 bộ nhớ dữ liệu được chia thành 4 bank. Mỗi bank có dung lượng 128

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 14 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

byte, bao gồm các thanh ghi có chức năng đặc biệt SFG( special Funtion Register)
nằm ở các vùng địa chỉ thấp và các thanh ghi mục đích chung GPR( General
Purpose Pegister) nằm ở vùng địa chỉ còn lại trong bank. Các thanh ghi SFR
thường xuyên được sử dụng sẽ được đặt ở tất cả các bank của bộ nhớ dữ liệu giúp
thuận tiện trong quá trình truy xuất và làm giảm bớt lệnh của chương trình.
 Stack không nằm trong bộ nhớ chương trình hay bộ nhớ dữ liệu mà là một vùng
nhớ đặt biệt không cho phép đọc hay ghi. Khi lệnh CALL được thực hiện hay khi
một ngắt xảy ra làm cho chương trình bị rẽ nhánh , giá trị của bộ đếm chương trình
PC tự động được vi điều khiển cất vào trong stack. Khi một trong các lệnh
RETURN, RETLW hay RETFIE được thực thi, giá trị PC sẽ tự động được lấy ra
từ trong stack, vi điều khiển sẽ được thực hiện tiếp chương trình theo đúng quy
định trước.
 Bộ nhớ Stack trong vi điều khiển PIC họ 16F8xx có khả năng chứa được 8 địa chỉ
và hoạt động theo cơ chế xoay vòng. Nghĩa là giá trị cất vào bộ nhớ Stack lần thứ
9 sẽ ghi đè lên giá trị cất vào Stack lần đầu tiên và giá trị cất vào bộ nhớ Stack lần
thứ 10 sẽ ghi đè lên giá trị 6 cất vào Stack, do đó ta không biết được khi nào Stack
tràn. Bên cạnh đó tập lệnh của vi điều khiển dòng PIC cũng không có lệnh POP
hay PUSH, các thao tác với bộ stack sẽ hoàn toàn được điều khiển bởi CPU.
3.1.4 Các cổng xuất nhập trong PIC
 Cổng xuất nhập ( I/O port) chính là phương tiện mà vi điều khiển dùng để tương
tác với thế giới bên ngoài. Sự tương tác này đa dạng và thông qua quá trình tương
tác đó, chức năng của vi điều khiển dược thể hiện một cách rõ ràng.
 Một cổng xuất nhập của vi điều khiển bao gồm nhiều chân (I/O pin), tùy theo cách
bố trí và chức năng của vi điều khiển mà số lượng cổng xuất nhập và số lượng
chân trong mỗi cổng có thể khác nhau. Bên cạnh đó, do vi điều khiển được tích
hợp sẵn bên trong các đặc tính giao tiếp ngoại vi nên bên cạnh những chức năng là
cổng xuất nhập thông thường, một số chân xuất nhập còn có thêm các chức năng
khác để thể hiện sự tác động của các đặc tính ngoại vi nêu trên đối với thế giới bên
ngoài. Chức năng của từng chân xuất nhập trong mỗi cổng hoàn toàn có thể được
xác lập và điều khiển được thông qua các thanh ghi SFR liên quan đến chân xuất
nhập đó.
 Port A
 Port A (RPA) bao gồm 6 I/O pin. Đây là các chân “hai chiều” (bidirectional
pin), nghĩa là có thể xuất và nhập được. Chức năng I/O này được điều khiển bởi
thanh ghi TRISA (địa chỉ 85h). Muốn xác lập chức năng của một chân trong

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 15 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

PortA là input, ta “set” bit điều khiển tương ứng với chân đó trong thanh ghi
TRISA và ngược lại, muốn xác lập chức năng của một chân trong Port A là
output, ta “clear” bit điều khiển tương ứng với chân đó trong thanh ghi TRISA.
Thao tác này hoàn toàn tương tự đối với các PORT còn lại. Bên cạnh đó Port A
còn là ngõ ra của bộ ADC, bộ so sánh, ngõ vào analog ngõ vào xung clock của
Timer0 và ngõ vào của bộ giao tiếp MSSP (Master Synchronous Serial Port).
Các thanh ghi SFR liên quan đến Port A bao gồm:
 Port A (địa chỉ 05h) : chứa giá trị các pin trong
 Port A. TRISA (địa chỉ 85h) : điều khiển xuất nhập.
 CMCON (địa chỉ 9Ch) : thanh ghi điều khiển bộ so sánh.
 CVRCON (địa chỉ 9Dh): thanh ghi điều khiển bộ so sánh điện áp.
 ADCON1 ( địa chỉ 9Fh): thanh ghi điều khiển bộ ADC.
 Port B:
 Port B (RPB) gồm 8 pin I/O. Thanh ghi điều khiển xuất nhập tương ứng là
TRISB. Bên cạnh đó một số chân của Port B còn đươc sử dụng trong quá trình
nạp chương trình cho vi điều khiển với các chế độ nạp khác nhau. Port B còn
liên quan đến ngắt ngoại vi và bộ Timer0. Port B còn được tích hợp chức năng
điện trở kéo lên được điều khiển bởi chương trình.
 Các thanh ghi SFR liên quan đến Port B bao gồm:
 Port B (địa chỉ 06h,106h) : chứa giá trị các pin trong Port B
 TRISB (địa chỉ 86h,186h) : điều khiển xuất nhập OPTION_REG(địa chỉ
81h,181h): điều khiển ngắt ngoại vi và bộ Timer0.
 Port C:
 PortC (RPC) gồm 8 pin I/O. Thanh ghi điều khiển xuất nhập tương ứng là
TRISC. Bên cạnh đó Port C còn chứa các chân chức năng của bộ so sánh, bộ
Timer1, bộ PWM và các chuẩn giao tiếp nối tiếp I2C, SPI, SSP, USART.
 Các thanh ghi điều khiển liên quan đến Port C: Port C (địa chỉ 07h) : chứa giá
trị các pin trong Port C.
 TRISC (địa chỉ 87h) : điều khiển xuất nhập.
 Port D:
 Port D (RPD) gồm 8 chân I/O, thanh ghi điều khiển xuất nhập tương ứng là
TRISD. Port D còn là cổng xuất dữ liệu của chuẩn giao tiếp PSP (Parallel Slave
Port).
 Các thanh ghi liên quan đến Port D bao gồm:
 Thanh ghi Port D : chứa giá trị các pin trong Port D.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 16 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

 Thanh ghi TRISD : điều khiển xuất nhập.


 Thanh ghi TRISE : điều khiển xuất nhập Port E và chuẩn giao tiếp PSP.
 Port E
 Port E (RPE) gồm 3 chân I/O. Thanh ghi điều khiển xuất nhập tương ứng là
TRISE. Các chân của PortE có ngõ vào analog. Bên cạnh đó Port E còn là các
chân điều khiển của chuẩn giao tiếp PSP.
 Các thanh ghi liên quan đến Port E bao gồm:
 Port E : chứa giá trị các chân trong PortE.
 TRISE: điều khiển xuất nhập và xác lập các thông số cho chuẩn giao tiếp PSP.
 ADCON1: thanh ghi điều khiển khối ADC.

3.2 MODULE BLUETOOTH HC05


3.2.1 Giới thiệu về module HC05

Hình 3.3: Module Bluetooth HC-05


HC05 là module giao tiếp Bluetooth
Có thể được ứng dụng trong các ứng dụng điều khiển như:

 Sử dụng điện thoại để điều khiển các thiết bị. Khi đó chúng ta sẽ lập trình một
phần mềm trên điện thoại, kết nối với module bluetooth HC05. Vi điều khiển sẽ
giao tiếp với HC05 để nhận lệnh từ điện thoại hoặc gửi dữ liệu lên điện thoại, từ
đó đưa ra các hành động thích hợp(như bật tắt đèn,...) hoặc gửi thông tin về trạng
thái thiết bị, ... 

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 17 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

 Giao tiếp giữa các thiết bị phần cứng với nhau, mỗi thiết bị sẽ trang bị một module
HC05 và việc gửi nhận dữ liệu giữa các thiết bị phần cứng sẽ thông qua các
module HC05.

 Cổng kết nối bluetooth V2.0 + EDR (Tăng tỗ đọ dữ liệu) 3Mbps điều chế với bộ
thu phát vô tuyến hoàn chỉnh 2.4 GHz.

3.2.2 Các thông số kỹ thuật


 Điện thế hoạt động của UART 3.3 - 5V.

 Kích thước của module chính: 28 mm x 15 mm x 2.35 mm

 Dải tần sóng hoạt động: 2.4GHz

 Bluetooth protocol: Bluetooth Specification v2.0+EDRo

 Độ nhạy điển hình -80dBm

 Công suất phát sóng RF tối đa +4dBm

 Kích thước: 26.9mm x 13mm x 2.2 mm

 Dòng điện khi hoạt động: khi Pairing 30 mA, sau khi pairing hoạt động truyền
nhận bình thường 8 mA

 Baudrate UART có thể chọn được: 1200, 2400, 4800, 9600, 19200, 38400, 57600,
115200.

 Với xung PIO0, thiết bị sẽ bị ngắt kết nối.

 Hướng dẫn trạng thái cổng PIO1: kết nối thấp, kết nối cao.

 PIO10 và PIO11 có thể kết nối với màu đỏ và màu xanh dẫn riêng. Khi Module
được ghép nối, màu đỏ và màu xanh dẫn nhấp nháy 1 lần/ 2 giây trong khoảng
thời gian, trong khi không kết nối chỉ dẫn màu xanh dương nhấp nháy 2 lần/s.

 Tự động kết nối với thiết bị cuối cùng về nguồn điện như mặc định.

 Cho phép ghép nối thiết bị để kết nối làm mặc định.

 Ghép nối tự động PINCODE: “ 0000” làm mặc định.

 Tự kết nối lại trong 30 phút khi ngắt kết nối do kết nối ngoài phạm vi kết nối.

 Thiết lập mặc định:

 Baud rate: 9600, N, 8, 1.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 18 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

 Mã kết nối: 1234.

3.2.3 Phần cứng

Hình 3.4: Chân kết nối của Bluetooth HC-05

Bảng 3.1: Chức năng các chân của module Bluetooth HC-05

Chân số Tên chân Mô tả

13 GND Vss Chân nối đất


21
22

12 3.3 VDC 3.3v Cấp nguồn 3.3v

9 AIO0 Hai hướng Lập trình xuất nhập


dữ liệu

10 AIO1 Hai hướng Lập trình xuất nhập


dữ liệu

23 PIO0 Hai hướng Lập trình xuất nhập

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 19 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

RX EN dữ liệu

24 PIO1 Hai hướng Lập trình xuất nhập


RX EN dữ liệu

25 PIO2 Hai hướng Lập trình xuất nhập


dữ liệu

26 PIO3 Hai hướng Lập trình xuất nhập


dữ liệu

27 PIO4 Hai hướng Lập trình xuất nhập


dữ liệu

28 PIO5 Hai hướng Lập trình xuất nhập


dữ liệu

29 PIO6 Hai hướng Lập trình xuất nhập


dữ liệu

30 PIO7 Hai hướng Lập trình xuất nhập


dữ liệu

31 PIO8 Hai hướng Lập trình xuất nhập


dữ liệu

32 PIO9 Hai hướng Lập trình xuất nhập


dữ liệu

33 PIO10 Hai hướng Lập trình xuất nhập


dữ liệu

34 PIO11 Hai hướng Lập trình xuất nhập


dữ liệu

11 RESETB Đầu vào CMOS Khởi động module


với mức thấp kéo
lên cao

4 UART_RTS Đầu ra CMOS với Yêu cầu gửi, hoạt

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 20 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

mức thấp kéo lên động chậm


cao

3 UART_CTS Đầu vào CMOS Yêu cầu gửi, hoạt


với mức thấp kéo động chậm
lên cao

2 UART_RX Đầu vào CMOS


với mức thấp kéo
lên cao

1 UART_TX Đầu ra CMOS với


mức thấp kéo lên
cao

17 SPI_MOSI Đầu vào CMOS


với mức thấp kéo
lên cao

16 SPI_CSB Đầu vào CMOS


với mức thấp kéo
lên cao

19 SPI_CLK Đầu vào CMOS


với mức thấp kéo
lên cao

18 SPI_MISO Đầu vào CMOS


với mức thấp kéo
lên cao

15 USB- Hai hướng

20 USB+ Hai hướng

14 NC

5 PCM_CLK Hai hướng

6 PCM_OUT Đầu ra CMOS

7 PCM_IN Đầu vào CMOS

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 21 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

8 PCM_SYNC Hai hướng

3.2.4 Tập lệnh AT mặc định


 AT: Lệnh test, nó sẽ trả về OK nếu module đã hoạt động ở Command Mode
 AT+VERSION? :trả về firmware hiện tại của module
 AT+UART=9600,0,0 ( thiết lập baudrate 9600,1 bit stop, no parity)
Các lệnh ở chế độ Master:

 AT+RMAAD : ngắt kết nối với các thiết bị đã ghép


 AT+ROLE=1 : đặt là module ở master
 AT+RESET: reset lại thiết bị
 AT+CMODE=0: Cho phép kết nối với bất kì địa chỉ nào
 AT+INQM=0,5,5: Dừng tìm kiếm thiết bị khi đã tìm được 5 thiết bị hoặc sau 5s
 AT+PSWD=1234 Set Pin cho thiết bị
 AT+INQ: Bắt đầu tìm kiếm thiết bị để ghép nối
Sau lệnh này một loạt các thiết bị tìm thấy được hiện thị. Định ra kết quả sau
lệnh này như sau :

 INQ:address,type,signal
 Phần địa chỉ (address) sẽ có định dạng như sau: 0123:4:567890. Để sử dụng địa
chỉ này trong các lệnh tiếp theo ta phải thay dấu “:” thành “,”
 0123:4:567890 -> 0123,4,5678
 AT+PAIR=<address>,<timeout> : Đặt timeout(s) khi kết nối với 1 địa chỉ slave
 AT+LINK=<address> Kết nối với slave
Các lệnh ở chế độ Slave:

 AT+ORGL: Reset lại cài đặt mặc định


 AT+RMAAD: Xóa mọi thiết bị đã ghép nối
 AT+ROLE=0: Đặt là chế độ SLAVE
 AT+ADDR: Hiển thị địa chỉ của SLAVE
3.3 MODULE SIM 900A
3.3.1 Giới thiệu về module SIM900A

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 22 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

Hình 3.5: Module sim900A

 Module SIM900 có thể hoạt động với các tần số sau GSM 850MHz, 900 MHz,
DCS 1800MHz và PCS 1900MHz và cũng hỗ trợ kỹ thuật GPS định vị vị trí bằng
vệ tinh.
 Sim900 được sử dụng trong đồ án này để làm module sim900, có kết nối với sim
điện thoại di động làm GSM modem. Module sim900 sẽ kết nối với các thiết bị
khác, phục vụ cho việc đóng ngắt thiết bị điện.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 23 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

3.3.2 Đặc điểm của Module Sim900A


Bảng 3.2 : Các tính năng của Module Sim900A
Tính năng Thực hiện

Nguồn cung cấp  Nguồn một chiều từ 3.4V - 4.5V

Tiết kiệm điện  Ở chế độ ngủ tiêu thụ điện năng 1.5mA

 SIM900 Với 4 băng tần: 850 GSM, 900 EGSM,


1800, DCS, 1900 PCS. Module SIM900 có thể
Dải tần số tìm kiếm các băng tần. Các băng tần cũng có thể
được thiết lập bằng lệnh AT. Dễ tương thích với
GSM Phase 2/2+

GSM Class  Small MS

 Class 4 (2W) cho EGSM900


Truyền tải điện năng
 Class 1 (1W) cho DCS1800 và PCS 1900

 GPRS multi-slot class 10 (mặc định)


Kết nối GPRS  GPRS multi-slot class 8 (tùy chọn)
 GPRS trạm di động Class B

 Hoạt động bình thường: -30°C đến 80°C.


 Hoạt động hạn chế: -40°C đến -30°C và 80°C đến
Nhiệt độ
85°C.
 Nhiệt độ bảo quản -45°C đến 90°C.

DỮ LIỆU GPRS  GPRS chuyển dữ liệu hướng xuống: tối đa 85,6


kbps
 GPRS chuyển dữ liệu hướng lên: tối đa 42,8 kbps
 Mã chương trình: CS-1, CS-2, CS-3 và CS-4
 SIM9000 hỗ trợ các giao thức PAP (Password
Authentication Protocol) thường được sử dụng
cho các kết nối PPP.
 SIM900 tích hợp giao thức TCP / IP. Hỗ trợ
chuyển mạch gói Broadcast Channel Control
(PBCCH)

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 24 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

 CSD truyền tỷ lệ: 2.4, 4.8, 9.6, 14.4 kbps


 Không có cấu trúc bổ sung các dịch vụ dữ liệu
(USSD) hỗ trợ

 MT, MO, CB, văn bản và chế độ PDU SMS lưu


SMS
trữ: thẻ SIM

SIM giao diện  Hỗ trợ thẻ SIM: 1.8V, 3V

Ăng-ten bên ngoài  Thu sóng tốt

 Serial Port:
 8 đường trên giao tiếp Serial Port. Serial Port có
thể được sử dụng cho CSD FAX, dịch vụ GPRS
và gửi lệnh AT để điều khiển module.
Giao tiếp Serial và giao  Serial Port có chức năng ghép kênh
tiếp Debug  Autobauding tốc độ baud từ 1200 bps đến
115200bps. Debug Port:
 Hai đường trên giao tiếp Serial Port là TXD và
RXD Debug Port chỉ được sử dụng để gỡ rối hoặc
nâng cấp firmware

 Hỗ trợ danh bạ điện thoại các loại: SM, FD, LD,


Quản lý danh bạ
RC, ON, MC.

Bộ công cụ ứng dụng SIM  Hỗ trợ SAT lớp 3, GSM Release 99 11,14

Chức năng hẹn giờ  Lập trình thông qua lệnh AT

 Kích thước: 24mm x 24mm x 3mm


Đặc điểm vật lý
 Khối lượng: 13.8g

3.3.3 Khảo sát tập lệnh AT của Module sim900A


 Các lệnh AT viết tắt là Attention các hướng dẫn được sử dụng để điều khiển một
modem. Bắt đầu mỗi dòng lệnh là “AT” hay “at”. Vì vậy mà các lệnh trong
modem được gọi là lệnh AT.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 25 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

 Từ các lệnh “AT” này, người lập trình có thể làm một số bước sau:
 Ban đầu đọc tin nhắn, viết tin nhắn và xóa tin nhắn.
 Thực hiện gửi tin nhắn SMS.
 Kiểm tra toàn bộ chiều dài nội dung tin nhắn
 Số lần gửi tin nhắn có thể thực hiện được trên một phút tương đối thấp, vào
khoảng 6-10 tin nhắn trên 1 phút.
 Trong khuôn khổ của đồ án này em chỉ tìm hiểu 1 số tập lệnh cơ bản phục vụ cho
việc làm đồ án của mình. Sau đây em xin giới thiệu 1 số tập lệnh cơ bản để cài đặt
dùng cho dịch vụ SMS, bao gồm:
 Bước đầu tiên là công việc khởi tạo.
 Bước thứ hai là nhận và xử lý tin nhắn.
 Bước làm cuối cùng là gửi tin nhắn đi.
3.3.4 Các thuật ngữ
 <CR>: Carriage return (đƣợc dịch từ mã ASCII là $0D).
 <LF>: Line Feed (đƣợc dịch từ mã ASCII là 0x0A)
 MT : Mobile Terminal – Thiết bị đầu cuối (ở đây là Module sim900).
 TE : Terminal Equipment – Thiết bị đầu cuối (ở đây là máy tính giao tiếp được
dùng để giao tiếp với Module sim).
3.3.5 Cú pháp lệnh AT
 Lệnh khởi đầu : luôn là “AT” hoặc “at”
 Lệnh kết thúc là : ký tự <CR>(trong đồ án cần chuyển sang mã ASCII là $0D).
 Thông thường sau mỗi lệnh AT là một đáp ứng, cấu trúc của đáp ứng này là :
“<CR><LF><Response>“<CR><LF>”
 Cú pháp chính của lệnh AT có thể đƣợc phân chia thành 3 loại : cú pháp có cấu
trúc cơ bản, cú pháp có cấu trúc tham số S, cú pháp có cấu trúc mở rộng.
 Với các cú pháp nêu trên thì các lệnh có thể hoạt động ở nhiều chế độ khác nhau.
Các chế độ này được thống kê ở bảng bên dưới như sau :
 Một số chế độ của lệnh AT :

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 26 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

Bảng 3.3 : Các chế độ lệnh AT

<Lệnh kiểm tra> AT+<x>=? Thống kê lại các tham số


trong câu lệnh và các giá
trị có thể thiết lập cho
tham số.

<Lệnh đọc> AT+<x>=? Đọc nội dung tin nhắn


đƣợc gửi đến, kiểm tra
giá trị tin nhắn về mặt dữ
liệu.

<Lệnh thiết lập> AT+<x>=<…> Đƣợc sử dụng để thiết


lập các giá trị cho tham
số

<Lệnh thực thi> AT+<x> Thực thi nội dung tin


nhắn được tiến hành bên
trong của Module sim

3.3.6 Các lệnh AT được sử dụng trong đồ án


3.3.6.1 Lệnh ATZ
Lệnh ATZ dùng thiết lập lại (reset) tất cả các tham số hiện tại theo mẫu được người
dùng định nghĩa. Lệnh trả về của modem là lệnh OK. Mẫu người dùng định nghĩa
trước đó được lưu trên bộ nhớ cố định. Nếu không thiết lập lại được theo mẫu của
người dùng định nghĩa thì nó sẽ reset lại theo đúng các tham số mặc định của nhà sản
xuất. Bất cứ lệnh AT cộng thêm nào trên cùng một dòng với lệnh ATZ đều không
được thực hiện.
3.3.6.2 Lệnh AT+CMGR : đọc nội dung tin nhắn
Lệnh AT+CMGR được dùng để đọc tin nhắn trên một ngăn nào đó trên sim điện
thoại. Cấu trúc lệnh như sau: AT+CMGR=i, với i là ngăn bộ nhớ chứa tin nhắn trong
sim. Đáp ứng trở về là lệnh OK nếu ngăn i có chứa tin nhắn. Nếu ngăn i không chứa
tin nhắn thì sẽ xuất hiện thông báo lỗi trả về ERROR. Ví dụ khi gõ lệnh

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 27 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

AT+CMGR=1 thì sim900 sẽ đọc tin nhắn tại ngăn số 1 của bộ nhớ sim điện thoại gắn
ngoài.

3.3.6.3 Lệnh AT+CMGS : gửi tin nhắn SMS


Lệnh AT+CMGS dùng để gửi tin nhắn SMS tới một số điện thoại cho trước. Cú pháp
gửi tin như sau: 16 - AT+CMGS= “số điện thoại cần gửi” - Nội dung tin nhắn -
ESC/Ctrl Z Số điện thoại cần gửi phải được đặt trong dấu ngoặc kép. Sau khi gõ
xong số điện thoại thì cần thực hiện lệnh enter để xuống dòng và bắt đầu nội dung tin
nhắn. Kết thúc lệnh ày bằng việc thực hiện lệnh Cltr Z.
3.3.6.4 AT+CMGD : xóa tin nhắn SMS
Lệnh AT+CMGD dùng dể xóa tin nhắn SMS trên sim. Cấu trúc lệnh như sau :
AT+CMGD=i Với i là ngăn nhớ chứa tin nhắn cần xóa. Nếu ngăn i chứa tin nhắn thì
đáp ứng trở về là OK, nếu việc thực hiện tin nhắn không thực hiện được như ngăn i
không có tin nhắn, hoặc kết nối tới sim, lỗi sóng thì trả về sẽ là ERROR. Ví dụ xóa
tin nhắn từ ngăn số 1 của sim: AT+CMGD=1.

3.3.6.5 Lệnh ATE : thiết lập chế độ lệnh phản hồi


 Lệnh này dùng để thiết lập chế độ lệnh phản hồi trở lại. Đáp ứng trả lại OK.
 Lệnh AT có hai tham số hoàn toàn khác nhau :
 ATE0 : tắt chế độ phản hồi.
 ATE1 : bật chế độ phản hồi.
 Khi giao tiếp Module sim900 với phần mềm putty trên máy tính, nếu ta dùng lệnh
ATE0 thì khi gõ lệnh AT khác thì không nhìn thấy lệnh ta gõ mà chỉ nhìn thấy kết
quả trả về của sim900. Ngược lại, khi dùng lệnh ATE1 thì sẽ nhìn thấy cả lệnh gõ
lên và lệnh sim900 trả về.
3.3.6.6 Lệnh AT&W : lưu các tham số hiện tại vào mẫu ngƣời dùng
Lệnh AT&W được dùng để lưu cấu hình cài đặt được thiết lập bởi các lệnh ATE và
AT+CLIP vào bộ nhớ (Lệnh AT+CLIP để cài đặt cuộc gọi). Đáp ứng trả về khi thực
hiện lệnh này là OK.

3.3.6.7 Lệnh AT+CMGF : lựa chọn định dạng tin nhắn SMS
Lệnh AT+CMGF dùng để lựa chọn định dạng tin nhắn SMS, với hai chế độ là text và
PDU [14], cụ thể nhƣ sau: AT+CMGF=1: lựa chọn sử dụng tin nhắn ở chế độ văn
bản AT+CMGF=0: lựa chọn sử dụng tin nhắn ở chế độ PDU Đáp ứng trả về là “OK”

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 28 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

nếu như modem hỗ trợ, ngược lại, nếu modem không hỗ trợ chế độ định dạng tin
nhắn là text hoặc PDU thì đáp ứng trả về sẽ là “ERROR”.

3.3.6.8 Lệnh AT+CNMI : thông báo có tin nhắn mới đến


Lệnh này dùng để thông báo có tin nhắn mới đến. Với các tham số khác nhau thì mỗi
khi có tin nhắn, đáp ứng trả về cũng sẽ khác nhau. Ví dụ về các lệnh AT+CNMI khác
nhau khi cùng nhận một tin nhắn SMS có nội dung giống nhau: AT+CNMI=1,1,0,0,0
sẽ trả về: +CMTI: "SM",10 AT+CNMI=2,2,0,0,0 sẽ trả về: +CMT:
"+841675047778","","13/06/29,14:21:42+28" Abcdef . Như vậy, chúng ta thấy rằng,
với trường hợp 1 thì nội dung tin nhắn được lưu trực tiếp vào ngăn số 10 của sim.
Nội dung của tin nhắn này chỉ được đọc bằng lệnh AT+CMGR=10. Còn trong trường
hợp số 2, nội dung tin nhắn được hiển thị ra cùng với thời gian và số điện thoại.

3.3.6.9 Lệnh AT+CSAS : Lưu các thiết lập tin nhắn SMS
Lệnh AT+CSAS dùng để lưu các thiết lập SMS do người dùng đã cài đặt trước đó.
Lệnh này sẽ lưu trực tiếp các thông số đã cài đặt cho tin nhắn SMS như các lệnh
AT+CMGF=1; AT+CNMI=2,2,0,0,0...và còn nhiều lệnh khác liên quan tới tin nhắn
SMS đều được lưu lại bởi lệnh AT+CSAS này.

3.4 CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ LM35


3.4.1 Giới thiệu về cảm biến nhiệt độ LM35

Hình 3.6: IC cảm biến nhiệt độ LM35

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 29 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

 Cảm Biến Nhiệt Độ LM35 được sản xuất bởi hãng national Semiconductor dải đo
từ 0 Độ đến 100 độ C. LM35 là cảm biến tiêu hao điện năng thấp sử dụng điện áp
5V. Cảm biến gồm có 3 chân, 2 chân nguồn, 1 chân tín hiệu ra dạng Analog.

 Chân dữ liệu của LM35 là chân ngõ ra điện áp dạng tuyến tính. Chân số 2 cảm
biến xuất ra cứ 1mV = 0.1°C (10mV = 1°C). Để lấy dữ liệu ở dạng °C chỉ cần lấy
điện áp trên chân OUT đem chia cho 10.

 Chân 1 cấp điện áp 5V, chân 3 cấp GND, chân 2 là chân OUTPUT dữ liệu dạng
điện áp

3.4.2 Thông số kỹ thuật


 Điện áp đầu vào từ 4V đến 30V
 Điện áp ra: -1V đến 6V
 Công suất tiêu thụ là 60uA
 Độ phân giải điện áp đầu ra là 10mV/oC
 Độ chính xác cao ở 25 C là 0.5 C
 Trở kháng đầu ra thấp 0.1 cho 1mA tải
 Độ chính xác thực tế: 1/4°C ở nhiệt độ phòng và 3/4°C ngoài khoảng -55°C tới
150°C
3.4.3 Tính toán nhiệt độ đầu ra của LM35.
 Việc đo nhiệt độ sự dụng LM35 thông thường chúng ta sử dụng bằng cách
 LM35 - > ADC - > Vi điều khiển
 Như vậy ta có:
 U= t.k
 Trong đó:
 u là điện áp đầu ra
 t là nhiệt độ môi trường đo k
 là hệ số theo nhiệt độ của LM35 10mV/1 độ C
 Giả sử điện áp Vcc cấp cho LM35 là 5V ADC 10bit
Vậy bước thay đổi của LM35 sẽ là 5/(2^10) = 5/1024
Giá trị ADC đo được thì điện áp đầu vào của LM35 là
(t*k)/(5/1024) = ((10^-2)*1024*t)/5 = 2.048*t
Vậy nhiệt độ ta đo được t = giá trị ADC/2048

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 30 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

Tương tự với ADC 11bit và Vcc khác ta cũng tính như trên để được công thức lấy
nhiệt độ

3.4.4 Sai số của LM35


 Tại 0 độ C thì điện áp của LM35 là 10mV
 Tại 150 độ C thì điện áp của LM35 là 1.5V
==> Giải điện áp ADC biến đổi là 1.5 - 0.01 = 1.49 (V)
 ADC 11 bit nên bước thay đổi của ADC là : n = 2.44mV
Vậy sai số của hệ thống đo là : Y = 0.00244/1.49 = 0.164 %

3.5 CẢM BIẾN CẢM BIẾN KHÍ GAS


3.5.1 Giới thiệu về cảm biến khí gas MQ02

Hình 3.7: Cảm biến khí gas MQ-02


Cảm biến khí ga MQ2 là một trong những loại cảm biến được sử dụng để nhận biết:
LPG, i-butan, Propane, Methane , Alcohol, Hydrogen, Smoke và khí gas. Được thiết
kế với độ nhạy cao, thời gian đáp ứng nhanh. Giá trị đọc được từ cảm biến sẽ được
đọc về từ chân Analog của vi điều khiển.
3.5.2 Thông số kỹ thuật
 Nguồn hoạt động: 5VDC

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 31 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

 Dòng: 150mA
 Tính hiệu tương tự (analog)

 Hoạt động trong thời gian dài, ổn định

 Thứ tự chân:

Chân Tính năng

VCC Nguồn

GND GND

A0 Analog

D0 Digital

 Sử dụng cơ bản:

PIC16f887

5V VCC

GND GND

ADC A0

3.5.3 Nguyên lý hoạt động


Khi cảm biến hoạt động nó sẽ truyền tín hiệu từ các chân DOUT và AOUT của mình
về vi điều khiển.

 Tín hiệu DOUT:


 Tín hiệu thấp : có khí gas.
 Tín hiệu cao : không có khí gas.
 Tín hiệu AOUT: cho tín hiệu tương tự. Và khi có khí gas 2 đèn LED trên module sẽ
phát sáng.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 32 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

3.6 MODULE RELAY 4 KÊNH


3.6.1 Giới thiệu về module relay 4 kênh

Hình 3.8: Module relay 4 kênh


Relay là một công tắc (khóa K). Nhưng khác với công tắc ở một chỗ cơ bản, rơ-le
được kích hoạt bằng điện thay vì dùng tay người. Chính vì lẽ đó, rơ-le được dùng làm
công tắc điện tử! Vì rơ-le là một công tắc nên nó có 2 trạng thái: đóng và mở.

3.6.2 Các thông số kỹ thuật


 Tín hiệu vào điều khiển: 5V_DC

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 33 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN

 Nguồn khuyên dùng: 5V - 1A hoặc 5V-2A


 Mặc định tín hiệu từ vi điều khiển
 Đầu ra: Tiếp điểm Relay đóng ngắt 220V 10A
 Mạch sử dụng cách ly thông qua PC 817
 Có Di-ot 1N4007 SMD chống ngược
 Sử dụng Transistor A1015 SMD để kích dòng
 Muốn cách ly thì sử dụng 2 nguồn riêng
 Kích thước: 55mmx25mm
 Cách Sử Dụng: Có 5 chân ( VRL; VCC; IN; GND; MAS )
 Nối chân VCC với chân VRL
 Nối chân GND với chan MAS
3.6.3 Các loại relay
Trên thị trường chúng ta có 2 loại module rơ-le: Module rơ-le đóng ở mức thấp (nối
cực âm vào chân tín hiệu rơ-le sẽ đóng), module rơ-le đóng ở mức cao (nối cực
dương vào chân tín hiệu rơ-le sẽ đóng). Nếu so sánh giữa 2 module rơ-le có cùng
thông số kỹ thuật thì hầu hết mọi linh kiện của nó đều giống nhau, chỉ khác nhau ở
chỗ cái transistor của mỗi module. Chính vì cái transistor này nên mới sinh ra 2 loại
module rơ-le này đấy (có 2 loại transistor là NPN - kích ở mức cao, và PNP - kích ở
mức thấp).

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 34 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

4.1 ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ BẰNG SMS VỚI MODULE SIM900A

4.1.1 Sơ đồ khối

KHỐI
KHỐI
CẢM
HIỂN THỊ
BIẾN
KHỐI
NGUỒN
KHỐI XỬ
LÝ PIC
16F887
KHỐI
MODULE KHỐI RELAY
SIM 900A
Hình 4.1 Sơ đồ hệ thống điều khiển thiết bị qua sms
Chức năng của từng khối:
 Khối module sim900A: có chức năng gửi nhận tin nhắn SMS cho việc điều khiển
các thiết bị. Khối này cần 1 thiết bị điện thoại di động dành cho người sử
dụng( điều khiển). người sử dụng cần phải đăng kí dịch vụ viễn thông đối với các
nhà cung cấp dịch vụ trong nước. Module Sim900A này phải được gắn sim của
nhà cung cấp dịch vụ và cũng cần phải có chức năng như một điện thoại di động
để kết nối với vi điều khiển 16F887. Khi người điều khiển có nhắn một tin nhắn có
chứa câu lệnh yêu cầu điều khiển thiết bị thì module sẽ nhận tin nhắn và được xử lí
bởi câu lệnh điều khiển được lập trình và được nạp vào vi điều khiển 16F887
 Khối xử lý 16F887 là khối trung tâm trong việc xử lý và điều khiển phần cứng.
Khối do một vi điều khiển 16F887 đảm nhận và có nhiệm vụ gửi nhận dữ liệu với
Module sim 900A một cách liện tục. Khi Module Sim900A gửi thông tin điều

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 35 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

khiển thì khối xử lý phần cứng sẽ được lập trình để thực hiện. Vi điều khiển có
nhiệm vụ giao tiếp với khối công suất để điều khiển thiết bị.
 Khối hiển thị là khối hiển thị dữ liệu lên LCD khi khối xử lý 16F887 yêu cầu.
 Khối cảm biến là gồm khối đo nhiệt độ môi trường và cảm biến phát hiện khí gas.
 Khối nguồn là khối cung cấp nguồn ổn định cho toàn bộ hệ thống.
4.1.2 Nguyên lý hoạt động

Hình 4.2 Sơ đồ nguyên lý điều khiển thiết bị qua sms

Nguyên lý hoạt động:


B1: Cấp nguồn 5V DC vào mạch, PIC16F887, màn hình LCD, module sim900A sẽ
hoạt động .

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 36 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

B2: Khối xử lý gửi lệnh phản hồi đến module sim để module sim gửi tin nhắn đến điện
thoại người điều khiển báo mạch đã hoạt động.
B3: Khối xử lý tiếp tục quét khối cảm biến xem có bị quá nhiệt độ hay rò rỉ khí gas
không . Nếu có quá nhiệt độ hoặc bị rò rỉ khí gas thì bộ xử lý gửi lệnh báo quá nhiệt
hoặc rò rỉ gas đến module sim, module sim phản hồi đến điện thoại người điều khiển
đồng thời còi báo quá nhiệt hoặc rò rỉ khí gas báo lên.
B4: Nếu bộ cảm biến không bị rò rỉ hoặc quá nhiệt thì bộ điều khiển sẵn sàng đợi lệnh
điều khiển từ điện thoại master.
B5: Nếu điện thoại master nhắn tin đúng lệnh điều khiển thiết bị đến module sim thì
module sim gửi lệnh điều khiển sang cho bộ xử lý, bộ xử lý xử lý lệnh và điều khiển
thiết bị ON/OFF đến bộ relay.

4.1.3 Tính toán chi tiết


4.1.3.1 Khối xử lý PIC16F887

Hình 4.3 Bộ xử lý trung tâm điều khiển thiết bị qua sms

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 37 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

Khối xử lý 16F887 là khối trung tâm trong việc xử lý và điều khiển phần cứng.
Khối do một vi điều khiển 16F887 đảm nhận và có nhiệm vụ gửi nhận dữ liệu
với Module sim 900A một cách liện tục. Khi Module Sim900A gửi thông tin
điều khiển thì khối xử lý phần cứng sẽ được lập trình để thực hiện. Vi điều
khiển có nhiệm vụ giao tiếp với khối relay để điều khiển thiết bị.

4.1.3.2 Khối Module Sim900A

Hình 4.4 Module Sim900


Khối module sim900A: có chức năng gửi nhận tin nhắn SMS cho việc điều
khiển các thiết bị. Khối này cần 1 thiết bị điện thoại di động dành cho người sử
dụng( điều khiển). người sử dụng cần phải đăng kí dịch vụ viễn thông đối với
các nhà cung cấp dịch vụ trong nước. Module Sim900A này phải được gắn sim
của nhà cung cấp dịch vụ và cũng cần phải có chức năng như một điện thoại di
động để kết nối với vi điều khiển 16F887. Khi người điều khiển có nhắn một tin
nhắn có chứa câu lệnh yêu cầu điều khiển thiết bị thì module sẽ nhận tin nhắn
và được xử lí bởi câu lệnh điều khiển được lập trình và được nạp vào vi điều
khiển 16F887.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 38 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

4.1.3.3 Khối hiển thị LCD

Hình 4.5 Khối hiển thị LCD

 Khối điều khiển 16F887 có nhiệm vụ gửi nhận dữ liệu với module Sim900A
một cách liên tục để điều khiển khối công suất đồng thời xuất dữ liệu lên khối
hiển thị.
 Khối hiển thị gồm LCD được kết nối với chân từ B1 đến B7 của PIC16F887,
khối này sẽ hiển thị dữ liệu khi PIC16F887 gửi yêu cầu.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 39 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

4.1.3.4 Khối relay

Hình 4.6 Sơ đồ khối mạch relay


Khối relay có nhiệm vụ nhận lệnh từ khối xử lý để điều khiển đóng ngắt các thiết bị .

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 40 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

4.1.3.5 Khối nguồn

Hình 4.7 Sơ đồ khối nguồn


Khối nguồn có nhiệm vụ cấp nguồn cho các thiết bị trong mạch
4.1.3.6 Khối cảm biến

Hình 4.8 Sơ đồ khối cảm biến

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 41 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

Khối cảm biến có nhiệm vụ báo quá nhiệt độ hoặc rò rỉ khí gas về cho bộ điều khiển,
bộ điều khiển sẽ gửi tin nhắn phản hồi cho module sim, module sim thực thi gửi cho
người điều khiển.

4.1.4 Mạch in và mạch thực tế


4.1.4.1 Mạch in

Hình 4.9 Mạch in điều khiển module sim900A

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 42 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

4.1.4.2 Mạch thực tế

Hình 4.10 Ảnh thực tế mạch điều khiển bằng module sim 900A

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 43 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

4.1.5 Chương trình


4.1.5.1 Sơ đồ giải thuật

Hình 4.11 Lưu đồ giải thuật

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 44 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

4.1.5.2Chương trình code


//DIEU KHIEN THIET BI TU XA QUA SMS
#include <main.h>
//khai bao bien toan cuc
char SMS[80];
char c=0x00,c1=0x00,c2=0x00,c3=0x00,c4=0x00,c5=0x00;
char NewSMS=0,NewCall=0;
char Index=0;
char SoDienThoai[]="0926045647";//do khi nhap gia tri o dang chuoi thi bien mang se
tu dong nhap them mot ki tu rong o phan ket thuc
char Status[]={'0','0','0','0',’0’};
unsigned int voltage = 0, ADC, t = 0, g = 0, d = 0;
unsigned int x = 1, y = 1, z = 1, a = 1;

//khai bao cac ham chuong trinh con


void _Delay(char time);
void _Init_lcd(void);
void _CaiDat(void);
void _DieuKhien(char TenThietBi, int1 Level);
void _BatHetThietBi(void);
void _TatHetThietBi(void);
void _Reset(unsigned int16 time, char Option);
void _CatDatSim(int16 Time);
void _NhanTin(signed char SoDienThoai[],Option);
void _GoiDien(signed char SoDienThoai[]);
void _TuChoiCuocGoi(void);
signed int8 _DocSoDienThoai(char SoDienThoai[]);

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 45 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

void _GhiSoDienThoai(char SoDienThoai[]);


void _GuiTinNhan(signed char SoDienThoai[],char Content[]);//Ham gui tin nhan
void _SendData(char Content[]);
void _KhoiDongXong(void);
void _ManHinhChinh(void);
void _BaoDong(void);
void _Xoa(void);
void _KTNhietDo(void);
void _KTKhiGas(void);
void _KTCuaMo(void);

//-----------------------------------------------------------------------------
#int_RDA
void RDA_isr(void)//Ngat du lieu khi truyen nhan
{
// re=1;
c=getc();//Gan ki tu vua nhan duoc vao bien tam
if(c=='+') c1=c;
if(c=='C') c2=c;
if(c=='M') c3=c;
if(c=='T') c4=c;
if(c1=='+' && c2=='C' && c3=='M' && c4=='T') NewSMS=1;//Kiem tra tin nhan
moi

if(c=='+') c1=c;
if(c=='C' || c=='c') c2=c;
if(c=='L' || c=='l') c3=c;
if(c=='I' || c=='i') c4=c;

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 46 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

if(c=='P' || c=='p') c5=c;


if(c1=='+' && (c2=='C'||c2=='c') && (c3=='L'||c3=='l'||c3=='\0') &&
(c4=='I'||c4=='i') && (c5=='P'||c5=='p')) {NewCall=1;}//kiem tra nhan cuoc goi moi

if(c!='\0' && (NewSMS==1 || NewCall==1))


{SMS[Index++]=c;} //Nap ki tu vao mang

if(Index>=80)//Kiem tra neu vuot qua chi so mang thi reset lai
{
Index=0;
}
}
//-----------------------------------------------------------------------------
//-----------------------------------------------------------------------------
//chuong trinh chinh
void main(void)
{
//khai bao bien cuc bo
set_tris_c(0b01000000);
output_bit(ThietBi_1,1);
output_bit(ThietBi_2,1);
output_bit(ThietBi_3,1);
output_bit(ThietBi_4,1);
output_bit(PIN_E1,0);
output_bit(PIN_E2,0);
setup_adc_ports(sAN0); //Xac dinh chan analog su dung
setup_adc(ADC_CLOCK_INTERNAL); //Chon thoi gian lay mau bang xung clock
IC

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 47 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

delay_us(10);
set_adc_channel(0);
char i,j,Temp;
char Content[]="CHAO BAN, BO DIEU KHIEN DA SAN SANG!!!";

_Init_lcd();
_CaiDat();

if(_DocSoDienThoai(SoDienThoai)<0)
{
sprintf(SoDienThoai,"0926045647");
_GhiSoDienThoai(SoDienThoai);
}

_CatDatSim(6);
_GuiTinNhan(SoDienThoai,Content);
_TatHetThietBi();
_KhoiDongXong();

while(1)//vong lap vo han


{

_KTNhietDo();
_KTKhiGas();
if(t == 0 && x == 0)
output_bit(PIN_E1,0);
if(g == 0 && y == 0)

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 48 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

output_bit(PIN_E2,0);
if(t == 0)
x = 1;
if(g == 0)
y = 1;

/* *************** CAM BIEN NHIET DO *************** */


if(t == 1)
{
if(x == 1)
{
sprintf(Content,"NHIET DO DA VUOT MUC AN TOAN !!!");
_GuiTinNhan(SoDienThoai,Content);
_Xoa();
}
if(!(g == 0))
_Xoa();
lcd_gotoxy(1,1);
printf(lcd_putc,"NHIET DO DA VUOT\n MUC AN TOAN !!!");
output_bit(PIN_E1,1);
x = 0; a = 1;
NewSMS = 0;
NewCall = 0;
output_bit(ThietBi_1,1);
output_bit(ThietBi_2,1);
output_bit(ThietBi_3,1);
output_bit(ThietBi_4,1);

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 49 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

delay_ms(500);
}

/* *************** CAM BIEN KHI GAS *************** */


if(g == 1)
{
if(y == 1)
{
sprintf(Content,"NGUY HIEM KHI GAS DANG BI RO RI !!!");
_GuiTinNhan(SoDienThoai,Content);
_Xoa();
}
if(!(t == 0 ))
_Xoa();
lcd_gotoxy(1,1);
printf(lcd_putc,"KHI GAS BI RO RI\n\t NGUY HIEM !!!");
output_bit(PIN_E2,1);
y = 0; a = 1;
NewSMS = 0;
NewCall = 0;
output_bit(ThietBi_1,1);
output_bit(ThietBi_2,1);
output_bit(ThietBi_3,1);
output_bit(ThietBi_4,1);
delay_ms(500);
}
/* *************** DIEU KHIEN THIET BI BANG SMS *************** */

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 50 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

if(NewCall == 1)
{
_Xoa();
lcd_gotoxy(1,1);
printf(lcd_putc,"CUOC GOI TOI.....");
_Delay(30);
_TuChoiCuocGoi();
_Delay(10);
_ReSet(20,1);
}
else if(NewSMS == 1)//Neu la tin nhan moi
{
_Xoa();
lcd_gotoxy(1,1);
printf(lcd_putc,"CO TIN NHAN TOI\n...");
_Delay(20); //tao thoi gian tre de nhan du du lieu tin nhan trong ham ngat
_Reset(1,2);

SoDienThoai[0]='0';
for(i=0;i<80;i++)
{
if(SMS[i]=='+'&&SMS[i+1]=='8'&&SMS[i+2]=='4')//dau so Viet NAM minh
la +84
{
for(j=i+3;j<i+3+11;j++)
{
SoDienThoai[j-(i+3)+1]=SMS[j];
}

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 51 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

if(SoDienThoai[10]=='"')
{
SoDienThoai[10]='\0';
}
if(SoDienThoai[11]=='"')
{
SoDienThoai[11]='\0';
}
_GhiSoDienThoai(SoDienThoai);
break;
}
}
lcd_gotoxy(1,1);
printf(lcd_putc,"SDT:%s ",SoDienThoai);

for(j=0;j<80;j++)
{
if((SMS[j]=='t'||SMS[j]=='T')&&(SMS[j+1]=='a'||
SMS[j+1]=='A')&&(SMS[j+2]=='t'||SMS[j+2]=='T')
&&(SMS[j+3]=='h'||SMS[j+3]=='H')&&(SMS[j+4]=='e'||
SMS[j+4]=='E')&&(SMS[j+5]=='t'||SMS[j+5]=='T'))
{
_TatHetThietBi();
sprintf(Content,"DA TAT HET THIET BI");
_GuiTinNhan(SoDienThoai,Content);
_Xoa();
lcd_gotoxy(1,1);
printf(lcd_putc,"DA TAT HET\nTHIET BI");

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 52 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

break;
}
if((SMS[j]=='b'||SMS[j]=='B')&&(SMS[j+1]=='a'||
SMS[j+1]=='A')&&(SMS[j+2]=='t'||SMS[j+2]=='T')
&&(SMS[j+3]=='h'||SMS[j+3]=='H')&&(SMS[j+4]=='e'||
SMS[j+4]=='E')&&(SMS[j+5]=='t'||SMS[j+5]=='T'))
{
_BatHetThietBi();
sprintf(Content,"DA BAT HET THIET BI");
_GuiTinNhan(SoDienThoai,Content);
_Xoa();
lcd_gotoxy(1,1);
printf(lcd_putc,"DA BAT HET\nTHIET BI");
break;
}
if((SMS[j]=='t'||SMS[j]=='T')&&(SMS[j+1]=='a'||
SMS[j+1]=='A')&&(SMS[j+2]=='t'||SMS[j+2]=='T'))
{
Temp=SMS[j+3];
_DieuKhien(Temp,1);
sprintf(Content,"DA TAT THIET BI SO %c",Temp);
_GuiTinNhan(SoDienThoai,Content);
_Xoa();
lcd_gotoxy(1,1);
printf(lcd_putc,"DA TAT THIET BI\nSO %c",Temp);
break;
}

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 53 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

if((SMS[j]=='b'||SMS[j]=='B')&&(SMS[j+1]=='a'||
SMS[j+1]=='A')&&(SMS[j+2]=='t'||SMS[j+2]=='T'))
{
Temp=SMS[j+3];
_DieuKhien(Temp,0);
sprintf(Content,"DA BAT THIET BI SO %c",Temp);
_GuiTinNhan(SoDienThoai,Content);
_Xoa();
lcd_gotoxy(1,1);
printf(lcd_putc,"DA BAT THIET BI\nSO %c",Temp);
break;
}
if((SMS[j]=='t'||SMS[j]=='T')&&(SMS[j+1]=='r'||
SMS[j+1]=='R')&&(SMS[j+2]=='a'||SMS[j+2]=='A') &&(SMS[j+3]=='t'||
SMS[j+3]=='T'))
{
sprintf(Content,"NHIET DO: %i do C",voltage);
_GuiTinNhan(SoDienThoai,Content);
_Xoa();
lcd_gotoxy(1,1);
printf(lcd_putc,"DANG GUI\nTIN NHAN...");
break;
}
if((SMS[j]=='t'||SMS[j]=='T')&&(SMS[j+1]=='t'||SMS[j+1]=='T'))
{
sprintf(Content,"TRANG THAI TB: %c%c%c
%c",status[1],status[2],status[3],status[4]);
_GuiTinNhan(SoDienThoai,Content);
_Xoa();

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 54 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

lcd_gotoxy(1,1);
printf(lcd_putc,"DANG GUI\nTIN NHAN...");
break;
} }
_Delay(10);
_Reset(10,1);
}
else if(t == 0 && g == 0)
{
if(a == 1)
_Xoa();
a = 0;
output_bit(PIN_E1,0);
output_bit(PIN_E2,0);
x = 1; y = 1;
_ManHinhChinh();
}
}
}
//-----------------------------------------------------------------------------
//-----------------------------------------------------------------------------
void _Delay(char time)
{
int i;
for(i=0;i<time;i++)
{
delay_ms(100);//tao tre 0.1s

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 55 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

}
}

void _Init_lcd(void)
{
lcd_init();
lcd_putc('\f');
}

void _CaiDat(void)
{
enable_interrupts(INT_RDA); //cho phep ngat uart - ngat nhan du lieu tu sim900a
enable_interrupts(GLOBAL); //cho phep tat ca cac loai ngat hoat dong
}

void _DieuKhien(char TenThietBi, int1 Level)


{
switch(TenThietBi)
{
case '1':
{
output_bit(ThietBi_1,Level);
if(Level==0)
{
Status[1]='0';
}
else

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 56 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

{
Status[1]='#';
}
break;
}
case '2':
{
output_bit(ThietBi_2,Level);
if(Level==0)
{
Status[2]='0';
}
else
{
Status[2]='#';
}
break;
}
case '3':
{
output_bit(ThietBi_3,Level);
if(Level==0)
{
Status[3]='0';
}
else
{

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 57 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

Status[3]='#';
}
break;
}
case '4':
{
output_bit(ThietBi_4,Level);
if(Level==0)
{
Status[4]='0';
}
else
{
Status[4]='#';
}
break;
}
}
}

void _BatHetThietBi(void)
{
char i=0;
char array[]={'1','2','3','4'};

for(i=0;i<=3;i++)
{

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 58 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

_DieuKhien(array[i],0);
Status[i]='#';
}
}

void _TatHetThietBi(void)
{
char i=0;
char array[]={'1','2','3','4'};

for(i=0;i<=3;i++)
{
_DieuKhien(array[i],1);
Status[i]='0';
}
}

void _Reset(unsigned int16 time, char Option)


{
unsigned int16 k,n;

switch(Option)
{
case 1:
{
for(n=0;n<time;n++)
{

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 59 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

for(k=0;k<=80;k++)
{
SMS[k]='\0';
}
c1=c2=c3=c4=c5='\0';
NewSMS=0,NewCall=0;
Index=0;
_Delay(1);
}
break;
}
case 2:
{
for(n=0;n<time;n++)
{
c1=c2=c3=c4=c5='\0';
NewSMS=0,NewCall=0;
Index=0;
_Delay(1);
}
}
}
}

void _CatDatSim(int16 Time)


{
char i, Dot[]="................";

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 60 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

printf("AT\r\n");
_Delay(5);
printf("ATZ\r\n");
_Delay(5);
printf("ATE1\r\n");
_Delay(5);
printf("AT+ICF=3,3\r\n");
_Delay(5);
printf("AT+IPR=9600\r\n");
_Delay(5);
printf("AT&W\r\n");
_Delay(5);
printf("AT+CMGF=1\r\n");
_Delay(5);
printf("AT+CNMI=2,2,0,0,0\r\n");
_Delay(5);
printf("AT+CSAS\r\n");
_Delay(5);
printf("AT+CLIP=1\r\n");
_Delay(5);
printf("AT+CMGD=1,4\r\n");
_Delay(5);
lcd_gotoxy(1,1);
printf(lcd_putc,"DANG KHOI DONG");
for(i=0;i<16;i++)
{
lcd_gotoxy(i+1,2);

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 61 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

lcd_putc(Dot[i]);
_Delay(Time);
}
}

void _NhanTin(signed char SoDienThoai[],Option)


{
printf("AT+CMGS=\"%s\"\r\n",SoDienThoai);
_Delay(5);
//_Send_Data(content);
switch(Option)
{
case 1:
{
printf("TRANG THAI THIET BI: %s.",Status);
break;
}
}
_Delay(5);
putc(26);
_Delay(5);
}

void _GoiDien(signed char SoDienThoai[])


{
printf("ATD%s;\r\n",SoDienThoai);
_Delay(5);

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 62 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

void _TuChoiCuocGoi(void)
{
printf("ATH\r\n");
_Delay(5);
}

signed int8 _DocSoDienThoai(char SoDienThoai[])//address = 0-10


{
char i;

for(i=0;i<11;i++)
{
SoDienThoai[i]=read_eeprom(i+0);
}
return SoDienThoai[0];
}

void _GhiSoDienThoai(char SoDienThoai[])//address = 0-10


{
char i;

for(i=0;i<11;i++)
{
write_eeprom((i+0),SoDienThoai[i]);
}

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 63 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

void _GuiTinNhan(signed char SoDienThoai[],char Content[])


{
{
printf("AT+CMGS=\"%c%c%c%c%c%c%c%c%c%c%c\"\r\n",SoDienThoai[0],
SoDienThoai[1],SoDienThoai[2],SoDienThoai[3],SoDienThoai[4],
SoDienThoai[5],SoDienThoai[6],SoDienThoai[7],SoDienThoai[8],
SoDienThoai[9],SoDienThoai[10]);
}
_Delay(5);
_SendData(Content);
_Delay(5);
putc(26);
_Delay(5);
}

void _SendData(char Content[])


{
unsigned char i=0;

while(1)
{
if(content[i]=='\0' || content[i]=='#' ||i>=80)
{
break;
}

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 64 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

putc(content[i]);
i++;
}
}

void _KhoiDongXong(void)
{
lcd_putc('\f');//xoa trang man hinh lcd
lcd_gotoxy(1,1);
printf(lcd_putc,"KHOI DONG XONG");
_Reset(20,1);
lcd_putc('\f');
}

void _ManHinhChinh(void)
{
lcd_gotoxy(1,1);
printf(lcd_putc,"--DKTB QUA SMS--");
lcd_gotoxy(1,2);
printf(lcd_putc,"NHIET DO: %i^C",voltage);
delay_ms(1000);
}

void _Xoa(void)
{
lcd_putc('\f');
}

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 65 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

void _KTNhietDo(void)
{
ADC = read_adc();
delay_ms(100);
voltage = 500.0f / 1023 * ADC;
if(voltage>=50)
t = 1;
else if (voltage<50)
t = 0;
}

void _KTKhiGas(void)
{
if(input(PIN_E0) == 0)
g = 1;
else
g = 0;
}

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 66 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

4.2 ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ BẰNG SÓNG BLUETOOTH


4.2.1 Sơ đồ khối

KHỐI HIỂN KHỐI


THỊ NGUỒN

KHỐI XỬ
LÝ PIC
16F887

KHỐI
MODULE KHỐI RELAY
HC-05
Hình 4.12 Sơ đồ khối bluetooth HC05

Chức năng của mỗi khối:


 Khối module HC-05 là khối gửi nhận dữ liệu từ app được tạo sẵn để truyền đến
khối điều khiển, khối điều khiển nhận được sẽ thực thi nhiệm vụ.
 Khối xử lý 16F887 là khối trung tâm trong việc xử lý và điều khiển phần cứng.
Khối do một vi điều khiển 16F887 đảm nhận và có nhiệm vụ gửi nhận dữ liệu từ
module HC05 một cách liện tục. Khi Module HC-05 gửi thông tin điều khiển thì
khối xử lý phần cứng sẽ được lập trình để thực hiện. Vi điều khiển có nhiệm vụ
giao tiếp với khối công suất để điều khiển thiết bị.
 Khối hiển thị LCD: là khối hiển thị dữ liệu lên LCD khi khối xử lý 16F887 yêu
cầu.
 Khối nguồn: là khối cấp nguồn cho tất cả các thiết bị trong mạch.
 Khối relay: khối dùng để đóng mở thiết bị cần điều khiểu.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 67 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

4.2.2 Nguyên lý hoạt động

Hình 4.13 Sơ đồ nguyên lý điều khiển thiết bị qua bluetooth HC 05

Nguyên lý hoạt động:


 B1: Cấp nguồn 5V DC vào mạch, PIC16F887, màn hình LCD, module HC-05
sẽ hoạt động .
 B2: Module HC-05 hoạt động , sử dụng điện thoại kết nối Bluetooth với
module HC-05 bằng app được tạo sẵn. Khi điều khiển thiết bị trong app, tín
hiệu sẽ được truyền qua bằng sóng bluetooth truyền vào module HC-05,

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 68 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

module HC-05 gửi tín hiệu điều khiển đến khối điều khiển để khối điều khiển
nhận lệnh và thực thi.
 B3: Có thể bật tắt thiết bị bằng nút nhấn được thiết lập sẵn trên mạch.
4.2.3 Tính toán chi tiết
4.2.3.1 Khối xử lý PIC16F887

Hình 4.14 Bộ xử lý trung tâm điều khiển thiết bị qua bluetooth HC 05


 Khối xử lý 16F887 là khối trung tâm trong việc xử lý và điều khiển phần cứng.
Khối do một vi điều khiển 16F887 đảm nhận và có nhiệm vụ gửi nhận dữ liệu
với Module HC-05 một cách liện tục. Khi Module HC-05 gửi thông tin điều
khiển thì khối xử lý phần cứng sẽ được lập trình để thực hiện. Vi điều khiển có
nhiệm vụ giao tiếp với khối relay để điều khiển thiết bị.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 69 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

4.2.3.2 Khối module HC05

Hình 4.15 Sơ đồ module HC05

 Khối module HC-05 là khối gửi nhận dữ liệu từ app được tạo sẵn để truyền đến
khối điều khiển, khối điều khiển nhận được sẽ thực thi nhiệm vụ.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 70 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

4.2.3.3 Khối hiển thị LCD

Hình 4.16 Khối hiển thị LCD

 Khối điều khiển 16F887 có nhiệm vụ gửi nhận dữ liệu với module HC 05 một
cách liên tục để điều khiển khối công suất đồng thời xuất dữ liệu lên khối hiển
thị.
 Khối hiển thị gồm LCD được kết nối với chân từ D1 đến D7 của PIC16F887,
khối này sẽ hiển thị dữ liệu khi PIC16F887 gửi yêu cầu.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 71 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

4.2.3.4 Khối relay

Hình 4.17 Sơ đồ khối mạch relay


Khối relay có nhiệm vụ nhận lệnh từ khối xử lý để điều khiển đóng ngắt các
thiết bị .

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 72 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

4.2.3.5 Khối nguồn

Hình 4.18 Sơ đồ khối nguồn


Khối nguồn có nhiệm vụ cấp nguồn cho các thiết bị trong mạch
4.2.4 Mạch in và mạch thực tế
4.2.4.1 Mạch in

Hình 4.19 Mạch in điều khiển thiết bị qua bluetooth HC 05

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 73 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

4.2.4.2 Mạch thực tế

Hình 4.20 Mạch thực tế điều khiển thiết bị qua module HC05

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 74 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

4.2.5 Chương trình


4.2.5.1 Sơ đồ giải thuật

Hình 4.21 Sơ đồ giải thuật

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 75 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

4.2.5.2 Chương trình code


#include <16F887.h>
#fuses HS
#use delay (clock = 20M)
#use RS232 (baud=9600,parity=N,Xmit=pin_C6,RCV=pin_C7)

#bit RA0 = 0x05.0


#bit RA1 = 0x05.1
#bit RA2 = 0x05.2
#bit RA3 = 0x05.3
#bit RB0 = 0X06.0
#bit RB1 = 0X06.1
#bit RB2 = 0X06.2
#bit RB3 = 0X06.3
#bit RB4 = 0X06.4
#bit RB5 = 0X06.5
#bit RB6 = 0X06.6
#bit RB7 = 0X06.7

#byte portA = 0x05


#byte portB = 0x06
#byte portC = 0x07
#byte portD = 0x08

#define RS RA1
#define RW RA2

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 76 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

#define E RA3
#define LCD portD
char nhan;
char ten[16] = ".DKTB=BLUETOOTH.";
char bien[16] = "DO AN TOT NGHIEP";
char led[16] = "D1 D2 D3 D4";
char on[16] = "ON ON ON ON ";
char off[16] = "OFF OFF OFF OFF";
int i,j,k,m,n;
void lenh()
{
RS = 0; RW = 0; E = 1; E = 0; delay_ms(1);
}
void dulieu()
{
RS = 1; RW = 0; E = 1; E = 0; delay_ms(1);
}
void lap()
{
LCD = 0xC0; lenh();
for(i=0;i<16;i++)
{
LCD = ten[i]; dulieu();
delay_ms(80);
}
}
void kia()

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 77 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

{
LCD = 0x80; lenh();
for(j=0;j<16;j++)
{
LCD = bien[j]; dulieu();
delay_ms(80);
}
}
void hienthi()
{
LCD = 0x80; lenh();
for(k=0;k<14;k++)
{
LCD = led[k]; dulieu();
}
}
void OnAll()
{
LCD = 0xC0; lenh();
for(m=0;m<15;m++)
{
LCD = on[m]; dulieu();
}
}
void OffAll()
{
LCD = 0xC0; lenh();

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 78 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

for(n=0;n<15;n++)
{
LCD = off[n]; dulieu();
}
}
void ON()
{
LCD = 'O'; dulieu();
LCD = 'N'; dulieu();
LCD = ' '; dulieu();
}
void OFF()
{
LCD = 'O'; dulieu();
LCD = 'F'; dulieu();
LCD = 'F'; dulieu();
}
#int_RB
void nut_nhan()
{
if(RB4==0)
{
if(RB0 == 0)
{
RB0 = 1; LCD = 192; lenh(); OFF();
}
else

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 79 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

{
RB0=0; LCD = 192; lenh(); ON();
}
}
if(RB5==0 )
{
if(RB1 == 0)
{
RB1 = 1; LCD = 196; lenh(); OFF();
}
else
{
RB1=0; LCD = 196; lenh(); ON();
}
}
if(RB6==0 )
{
if(RB2 == 0)
{
RB2 = 1; LCD = 200; lenh(); OFF();
}
else
{
RB2=0; LCD = 200; lenh(); ON();
}
}
if(RB7==0 )

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 80 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

{
if(RB3 == 0)
{
RB3 = 1; LCD = 204; lenh(); OFF();
}
else
{
RB3=0; LCD = 204; lenh(); ON();
}
}
}
#int_RDA
void nhannut()
{
nhan = getc();
if(nhan=='1')
{
RB0 = 0; LCD = 192; lenh(); ON();
}
if(nhan=='2')
{
RB1 = 0; LCD = 196; lenh(); ON();
}
if(nhan=='3')
{
RB2 = 0; LCD = 200; lenh(); ON();
}

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 81 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

if(nhan=='4')
{
RB3 = 0; LCD = 204; lenh(); ON();
}
if(nhan=='5')
{
portB = 240; OnAll();
}
if(nhan=='A')
{
RB0 = 1; LCD = 192; lenh(); OFF();
}
if(nhan=='B')
{
RB1 = 1; LCD = 196; lenh(); OFF();
}
if(nhan=='C')
{;
RB2 = 1; LCD = 200; lenh(); OFF();
}
if(nhan=='D')
{
RB3 = 1; LCD = 204; lenh(); OFF();
}
if(nhan=='E')
{
portB =15; OffAll();

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 82 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

}
}
void main()
{
portb = 15;
enable_interrupts(int_RDA);
enable_interrupts(int_RB);
enable_interrupts(global);
set_tris_A(0);
set_tris_B(240);
set_tris_C(128);
set_tris_D(0);
delay_ms(100);
LCD = 0x38; lenh();
LCD = 0x0C; lenh();
LCD = 0x01; lenh();
kia();
lap();
delay_ms(1500);
LCD = 0x01; lenh();
hienthi();
delay_ms(100);
OffAll();
while(1);
}

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 83 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN


5.1 TÓM TẮT
Qua thời gian nghiên cứu, thi công đồ án đã cơ bản được hoàn thành. Bằng sự nỗ lực
cố gắng của bản thân mỗi cá nhân và sự phân chia, phối hợp công việc hợp lí, chặt
chẽ, nhịp nhàng giữa mỗi thành viên của nhóm, bên cạnh đó còn là sự hướng dẫn
nhiệt tình, tận tâm của thầy Lưu Văn Đại, đồ án này đã được hoàn thành đúng thời
gian như đã định và đạt được yêu cầu đặt ra theo yêu cầu thiết kế và thi công hệ
thống điều khiển thiết bị từ xa qua tin nhắn SMS. Trong quá trình thực hiện đề tài,
chúng em đã thu được những kết quả nhất định như sau:
 Mạch điện với các module nhỏ trên mạch được thiết kế, thi công hoàn chỉnh và
đã được thử nghiệm nhiều lần và đã hoạt động ổn định trong thực tế.
 Xây dựng được mô hình để ứng dụng điều khiển các thiết bị và hệ thống báo
động.
Trong đồ án này, nhóm em đã trình bày khá đầy đủ về chức năng, cấu trúc của từng
khối từng khối module nhỏ trên board mạch điện tích hợp. Như vậy, giúp người đọc
có thể nắm bắt, hiểu được chức năng của từng module một cách dễ dàng. Bên cạnh
đó, nội dung của đề tài được trình bày khá chi tiết rõ ràng bằng cách sử dụng những
từ ngữ thông dụng, các hình ảnh đi kèm giúp người đọc dễ hiểu và có thể thực hiện
một cách tương tự, đạt hiệu quả trong một thời gian ngắn.
Hệ thống điều khiển thiết bị trong nhà từ xa thông qua tin nhắn và Bluetooth được
thực hiện như trong đề tài là một hệ thống với những chức năng đạt được như sau:
Hệ thống có thể điều khiển được thiết bị điện từ xa thông qua tin nhắn sms:

 Sau khi gửi tin nhắn thì với nội dung tin nhắn đó, bộ xử lý sẽ thực hiên quá trình
xử lý, sau đó là điều khiển thiết bị một cách tự động.
 Tin nhắn được gửi đi từ điện thoại master để điều khiển các thiết bị điện và điện
thoại master cũng nhận được tin nhắn trả ngược lại với nội dung tin nhắn đã bật
hay tắt thiết bị đồng thời có thể tra nhiệt độ hiện tại.
 Hệ thống có thể báo quá nhiệt độ và rò rỉ khí gas , đồng thời hiển thị LCD, báo
động còi và gửi tin nhắn đến số đã được lưu sẵn(số điện thoại master).
Hệ thống có thể điều khiển được thiết bị điện từ xa thông qua sóng Bluetooth.
 Khi kết nối bluetooth điện thoại android với module HC05 thì module HC05 sẽ
báo tín hiệu đã kết nối bằng cách chớp tắt đèn trong 2 giây.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 84 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

 Khi điều khiển bật tắt trên app điện thoại , điện thoại sẽ truyền kí tự điều khiển
đến module bluetooth HC05, sau đó module HC05 sẽ gửi lệnh yêu cầu thực hiện
đến bộ xử lý để bật tắt thiết bị, đồng thời hiển thị trạng thái thiết bị lên LCD.

5.2 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC


Để thực hiện được những chức năng nêu trên, nhóm chúng em đã tìm hiểu, nghiên
cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài như: họ PIC16F8xx, Module Sim900A,
module Bluetooth HC05 ,các ngôn ngữ lập trình tương ứng như CSS, bộ tập lệnh AT
Command dành cho Module, cách viết app trên nền điện thoại android, và các vấn đề
khác liên quan đến đề tài.
Cuối cùng, theo nhận định chủ quan của nhóm em thì đồ án đã được hoàn thiện đúng
thời gian cho phép và trình bày khá đầy đủ các mảng kiến thức liên quan, các vấn đề
liên quan tới đề tài. Song do những điều kiện khách quan, đề tài này chỉ thực hiện
một phần nhỏ đối với việc điều khiển cho một ngôi nhà hoàn chỉnh.

 Ưu điểm:
 Đối với điều khiển thiết bị bằng SMS:
 Tiện lợi, tiết kiệm chi phí thi công.
 Mô hình điều khiển đơn giản, thực hiện lệnh điều khiển một cách nhanh chóng.
 Có thể điều khiển ở nhiều nơi với module sim 900A.
 Nhiều điện thoại khác nhau có thể điều khiển được.
 Đối với điều khiển thiết bị bằng bluetooth
 Sử dụng app android nên dễ sử dụng và tiện ít.
 Thực hiện lệnh điều khiển không mất phí đối với module HC05.
 Nhược điểm:
 Đối với điều khiển thiết bị bằng SMS:
 Tốn phí khi điều khiển thiết bị.
 Đối với điều khiển thiết bị bằng bluetooth
 Khoảng hoạt động của mạch điều khiển có giới hạn
 Mô hình điều khiển thiết bị bằng bluetooth chỉ một thiết bị được truy cập để điều
khiển.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 85 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

 Một số hình ảnh thực tế của mô hình:

Hình 5.1 Mô hình khi chưa điều khiển

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 86 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Hình 5.2 Mô hình khi đã điều khiển bật tất cả

5.3 HƯỚNG PHÁT TRIỂN


Do thời gian thực hiện đề tài có hạn và lượng kiến thức cá nhân mỗi thành viên
của nhóm là nhất định nên đề tài thực hiện xong chỉ đáp ứng được phần nhỏ của
hệ thống hoàn chỉnh. Vì vậy, để đề tài này thêm phong phú hơn, mang nhiều
tính thực tế hơn nữa, có khả năng ứng dụng cao hơn thì đề tài cần đưa thêm vào
những yêu cầu sau:

 Sử dụng nhiều loại cảm biến khác, cảm biến độ ẩm không khí để đo độ ẩm
không khí, hệ thống chống trộm tự động,… để ứng dụng vào đề tài. Như thế
người dùng có thể hình dung ra được toàn bộ không gian trong ngôi nhà.
 Mở rộng điều khiển được nhiều hơn nữa các thiết bị trong nhà.
 Đề tài không những chỉ áp dụng cho các tòa nhà mà nên được mở rộng đối
với điều khiển thiết bị nơi công cộng

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 87 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Hy vọng với những hướng phát triển nêu trên cùng với những ý tưởng khác của
các bạn, của người đọc- những người đi sau sẽ phát triển hơn nữa đề tài này,
khắc phục những hạn chế, tồn tại của đề tài, làm cho đề tài trở nên phong phú
hơn, mang tính ứng dụng cao hơn vào trong thực tế cuộc sống, phục vụ cho
những lợi ích con người trong tương lai.

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 88 Niên Khóa: 2015-2018


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Trọng Khanh, Giáo trình vi xủ lý trường Cao Đẳng kỹ


thuật Cao Thắng TP.HCM. (Lưu hành nội bộ).
2. Giáo trình vi xử lí Trường đại học Công Nghệ TP.HCM
3. Dương Minh Trí, Cảm biến Và ứng dụng nhà xuất bản khoa học và
kỹ thuật,2000.
4. Giáo trình học tập môn vi xử lý.
5. Giáo trình học tập môn Kỹ Thuật Số
6. Giáo trình học tập môn Mạch Điện Tử
7. Giáo trình học tập môn Linh Kiện Điện Tử
8. Một số Website tham khảo:
 http://www.electronicaestudio.com/docs/istdA.pdf
 http://www.dientuvietnam.net/
 http://www.codientu.org/
 http://www.dientuchiase.com/
 http://www.microchip.com/
 http://www.dientumaytinh.com/
 http://www.alldatasheet.com/

GVHD: ThS. Lưu Văn Đại 89 Niên Khóa: 2015-2018

You might also like