You are on page 1of 61

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ

HUỲNH VĂN NHẬT


ĐOÀN HOÀNG SƠN

PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG CỦA HỆ THỐNG


TRUYỀN THÔNG VÔ TUYẾN NHẬN THỨC SỬ
DỤNG NOMA

Chuyên ngành: ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG


Mã chuyên ngành: 7510302

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em trân trọng cảm ơn các thầy cô Khoa Công Nghệ Điện Tử và
trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để
chúng em hoàn thành tốt khóa luận này. Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến thầy hướng dẫn khóa luận – thầy giáo ThS. Tôn Thất Phùng đã liên tục quan
tâm, tận tình giúp đỡ, chia sẻ kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm quý báu
giúp chúng em hoàn thiện luận văn.

Chúng em gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô Bộ môn Điện tử - Viễn thông đã giảng
dạy, cung cấp cấp tri thức quý báu trong những năm học vừa qua, cũng nhờ vậy mà
chúng em có kiến thức nền tảng để thực hiện luận văn.

Chúng em xin được chân thành cảm ơn đến tác giả của các công trình nghiên cứu
khoa học mà chúng em tham khảo vì đã cung cấp nguồn tư liệu quý báu, các kiến
thức liên quan trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Dù chúng em đã rất cố gắng và nỗ lực nhưng đề tài này có nhiều kiến thức mới cho
nên trong quá trình thực hiện khóa luận chúng em không tránh khỏi những sai sót.
Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

2
THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên sinh viên: Huỳnh Văn Nhật......................MSHV: 18078921

Lớp : DHVT14A................................Khóa: 14...................................

Chuyên ngành : Điện Tử - Viễn Thông..............Mã chuyên ngành: 7510302......

SĐT : 0332789967................................................................................

Email : nhathuynh.200800@gmail.com..................................................

Địa chỉ liên hệ : 32/44 Lê Thị Hồng, phường 17, quận Gò Vấp, Tp HCM...........

Tên đề tài : Phân tích hiệu năng truyền thông vô tuyến nhận thức sử dụng
NOMA...........................................................................................

Người hướng dẫn : ThS. Tôn Thất Phùng..................................................................

SĐT : 0938292829.................................................................................

Email : tonthatphung@gmail.com...........................................................

Cơ quan công tác : Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.............

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 5 năm 2022

Người hướng dẫn Sinh viên


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

ThS. Tôn Thất Phùng Huỳnh Văn Nhật

3
THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên sinh viên: Đoàn Hoàng Sơn.....................MSHV: 18061811

Lớp : DHVT14A................................Khóa: 14...................................

Chuyên ngành : Điện Tử Viễn Thông................Mã chuyên ngành: 7510302......

SĐT : 0385531928................................................................................

Email : doanhoangsoniuh@gmail.com....................................................

Địa chỉ liên hệ : 137/24 Trần Bá Giao, phường 5, quận Gò Vấp, Tp HCM..........

Tên đề tài : Phân tích hiệu năng truyền thông vô tuyến nhận thức sử dụng
NOMA...........................................................................................

Người hướng dẫn : ThS. Tôn Thất Phùng..................................................................

SĐT : 0938292829.................................................................................

Email : tonthatphung@gmail.com...........................................................

Cơ quan công tác : Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.............

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 5 năm 2022

Người hướng dẫn Sinh viên


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

ThS. Tôn Thất Phùng Đoàn Hoàng Sơn

4
MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................. 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................8
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................9
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................10
MỞ ĐẦU................................................................................................................. 12
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI...........................................................14
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới......................................14
1.2 Tóm tắt về đề tài.........................................................................................14
1.3 Bố cục của luận văn...................................................................................15
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................17
2.1 Mạng vô tuyến nhận thức - Cognitive Radio (CR).....................................17
2.1.1 Sự ra đời của mạng vô tuyến nhận thức...............................................17
2.1.2 Khái niệm vô tuyến nhận thức.............................................................18
2.1.3 Software Defined Radio (SDR)...........................................................18
2.1.4 Software Defined Radio và vô tuyến nhận thức..................................19
2.1.5 Kiến trúc mạng vô tuyến nhận thức.....................................................20
2.1.5.1 Mạng sơ cấp..................................................................................20
2.1.5.2 Mạng vô tuyến nhận thức.............................................................21
2.1.6 Kiến trúc vật lý....................................................................................21
2.1.7 Các đặc tính của mạng vô tuyến nhận thức.........................................22
2.1.8 Chức năng...........................................................................................23
2.1.9 Mô hình mạng vô tuyến nhận thức......................................................24
2.1.9.1 Mô hình CRN dạng nền (underlay)...............................................25
2.1.9.2 Mô hình CRN dạng chồng lấn (overlay).......................................25
2.1.9.3 Mô hình CRN dạng đan xen (interweave)....................................26
2.1.10 Ứng dụng của CR.............................................................................26
2.1.10.1 Công nghệ Machine-to-Machine (M2M).....................................26
2.1.10.2 Mạng lưới an toàn công cộng......................................................27

5
2.1.10.3 Mạng di động...............................................................................27
2.2 Kỹ thuật đa truy cập không trực giao.........................................................27
2.2.1 Giới thiệu.............................................................................................27
2.2.2 Kỹ thuật NOMA miền công suất (PD-NOMA)...................................28
2.2.2.1 Mã hóa xếp chồng (SC)................................................................28
2.2.2.2 Triệt giao thoa liên tiếp (SIC).......................................................29
2.2.3 Kỹ thuật NOMA miền mã...................................................................31
2.2.3.1 Đa truy cập phân chia theo mã (CDMA)......................................31
2.2.3.2 Trải phổ mật độ thấp (LDS)..........................................................31
2.2.3.3 Đa truy cập mã thưa (SCMA).......................................................31
2.2.4 Ưu điểm của NOMA so vs OMA........................................................31
2.3 Truyền thông cộng tác................................................................................32
2.3.1 Truyền thông chuyển tiếp....................................................................33
2.3.1.1 Khuếch đại - chuyển tiếp (AF)......................................................33
2.3.1.2 Giải mã - chuyển tiếp (DF)...........................................................34
2.3.2 Kỹ thuật phân tập................................................................................34
2.3.2.1 Kỹ thuật kết hợp lựa chọn (Selection Combining – SC)...............35
2.3.2.2 Kỹ thuật kết hợp tỉ số tối đa (MRC)..............................................35
2.3.2.3 Kỹ thuật kết hợp độ lợi cân bằng (EGC).......................................35
2.4 Kênh truyền fading Rayleigh.....................................................................35
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH HỆ THỐNG VÀ PHÂN TÍCH...................................37
3.1 Tổng quan về mô hình của các nghiên cứu trên thế giới............................37
3.2 Mô hình hệ thống.......................................................................................39
3.3 Phân tích tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu (SNR)....................................................40
3.4 Xác suất dừng hoạt động của mạng sơ cấp.................................................41
3.5 Thông lượng...............................................................................................43
CHƯƠNG 4 MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG...............................44
4.1 Giới thiệu về phần mềm mô phỏng MATLAB...........................................44
4.2 Mô phỏng và đánh giá................................................................................46
4.2.1 Mô phỏng xác suất dừng hoạt động.....................................................46

6
4.2.1.1 Xác suất dừng hoạt động dựa trên SNR phát................................46
4.2.1.2 Xác suất dừng hoạt động dựa trên tốc độ dữ liệu..........................47
4.2.2 Mô phỏng thông lượng........................................................................49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................54
PHỤ LỤC................................................................................................................ 58

7
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Biểu diễn hố phổ.......................................................................................17


Hình 2.2 SDR theo mô hình OSI.............................................................................18
Hình 2.3 Software Defined Radio và vô tuyến nhận thức........................................19
Hình 2.4 Mạng vô tuyến nhận thức.........................................................................20
Hình 2.5 Sơ đồ khối phần vô tuyến của CR.............................................................21
Hình 2.6 Chu trình nhận thức..................................................................................23
Hình 2.7 Chia sẻ phổ tần trong ba loại mô hình CR................................................25
Hình 2.8 Mã hóa xếp chồng hai người dùng............................................................29
Hình 2.9 Giải mã tín hiệu xếp chồng tại máy thu....................................................30
Hình 2.10 Mô hình truyền thông cộng tác...............................................................32
Hình 2.11 Kỹ thuật AF............................................................................................33
Hình 2.12 Kỹ thuật DF............................................................................................34
Hình 3.1 Mô hình hệ thống CR-NOMA có sự hỗ trợ của EH..................................37
Hình 3.2 Nhiều rơle trong hệ thống CR-NOMA được hỗ trợ bởi EH......................38
Hình 3.3 Mô hình hệ thống CR-NOMA sử dụng liên kết D2D...............................38
Hình 3.4 Mô hình hệ thống đường xuống mạng CR-NOMA..................................39
Hình 3.5 Mô hình đường xuống của hệ thống CR-NOMA......................................39
Hình 4.1 Phần mềm Matlap.....................................................................................44
Hình 4.2 Xác suất dừng hoạt động dựa trên SNR phát............................................46
Hình 4.3 Xác suất dừng hoạt động dựa trên tốc độ dữ liệu......................................48
Hình 4.4 Thông lượng hệ thống..............................................................................49
Hình 4.5 Thông lượng của hệ thống với sự thay đổi của khoảng cách....................50

8
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1 Các thông số mô phỏng ở Hình 4.2..........................................................46


Bảng 4.2 Các thông số mô phỏng ở Hình 4.3..........................................................47
Bảng 4.3 Các thông số mô phỏng ở Hình 4.4..........................................................49

Đổi thành :

Các yếu tố thông tin của bảng mô phỏng theo các hình

9
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa

5G Fifth Generation

6G Sixth generation

AF Amplify-and-Forward

AWGN Additive white Gaussian noise Cancellation

CDF Cumulative distribution function

CDMA Code Division Multiple Access

CR Cognitive Radio

CSI Channel State Information

DF Decode-and-Forward

EGC Equal-gain Combining

EH Energy Harvesting

LDS Low-Density Spreading

LOS Line of Sight

M2M Machine-to-Machine

MIMO Multiple Input Multiple Output

MRC Maximal Ratio Combining

NOMA Non-Orthogonal Multiple Access

OMA Orthogonal Multiple Access

10
OP Outage Probability

OSI Open system interconnection

PDF Probability Density Function

PT Primary Transmitter

PU Primary User

QoS Quality of Service

R Relay

RF Radio Frequency

SC Superposition Coding

SCMA Sparse-Code Multiple Access

SIC Successive Interference

SNR Signal-to-Noise Ratio

ST Secondary Transmitter

SU Secondry User

11
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

CR ra đời, cho phép nhiều người dùng có thể đồng thời hoạt động trên cùng một
băng tầng. Chính vì thế, CR được xem là một công nghệ quan trọng nhằm cải thiện
hiệu suất sử dụng phổ tần của mạng 5G. Đồng thời, để triển khai các mạng vô tuyến
trong tương lai, kỹ thuật đa truy cập không trực giao hay còn được gọi tắt là NOMA
được đề xuất là một trong những ứng viên mạnh mẽ vì hỗ trợ khả năng kết nối lớn
và hiệu quả phổ cao, cho phép người dùng khác nhau sử dụng chung tài nguyên thời
gian-tần số bằng cách phân bổ các mức công suất khác nhau. Đây là kỷ nguyên phát
triển bùng nổ của các thiết bị di động và các dịch vụ không dây băng thông rộng.
Nó đòi hỏi phải triển khai các kỹ thuật truyền thông tiên tiến để đáp ứng nhu cầu kết
nối khổng lồ và nâng cao hiệu quả phổ. Để đáp ứng được nhu cầu này, sự kết hợp
giữa CR và NOMA có thể giảm nhiễu và sử dụng hiệu quả tài nguyên phổ tần mà
không làm giảm chất lượng dịch vụ (QoS). Các nghiên cứu gần đây cũng đã chứng
minh tính ưu việt của sự kết hợp CR và NOMA so với CR với OMA về hiệu suất sử
dụng phổ.

Việc kết hợp CR với NOMA mới ở giai đoạn đầu nên việc hiểu và đánh giá hiệu
năng của hệ thống là vô cùng quan trọng. Do đó, nghiên cứu này định hướng đến
phân tích hiệu năng của truyền thông vô tuyến nhận thức sử dụng kỹ thuật đa không
truy cập NOMA.

2. Mục tiêu của đề tài

- Làm rõ các lý thuyết cơ bản liên quan : vô tuyến nhận thức, kỹ thuật đa truy cập
không trực giao, truyền thông có cộng tác, kênh truyền fading Rayleigh.

- Xây dựng được sơ đồ truyền thông vô tuyến nhận thức sử dụng NOMA và nghiên
cứu, phân tích, đánh giá được hiệu năng.

12
3. Chủ thể và phạm vi

- Chủ thể nghiên cứu: Kỹ thuật triệt giao thoa liên tiếp (SIC) trong NOMA, kỹ thuật
xử lý tín hiệu tại nút chuyển tiếp, kỹ thuật kết hợp tỉ lệ cực đại (MRC), kênh truyền
fading Rayleigh.

- Phạm vi nghiên cứu: Mạng vô tuyến nhận thức, kỹ thuật đa truy cập không trực
giao (NOMA), truyền thông cộng tác.

4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đề tài được nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu năng của hệ thống truyền thông vô
tuyến nhận thức - CR khi sử dụng kỹ thuật đa truy cập không trực giao - NOMA,
thông qua việc phân tích đánh giá các thông số ảnh hưởng đến hiệu năng của hệ
thống, sau đó đưa ra phương án cụ thể góp phần cải thiện hiệu năng của hệ thống
trong mạng thứ cấp.

13
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Thực trạng nghiên cứu trong và ngoài nước

Khoa học kỹ thuật ngày càng không ngừng phát triển không chỉ ở hiện tại mà cả
trong tương lai. Trong đó, lĩnh vực điện tử viễn thông ngày càng được nhiều người
quan tâm đến. Có một vấn đề trong lĩnh vực này được đặt ra là khi tần số càng trở
nên khan hiếm do sự gia tăng bùng nổ về số lượng của người dùng di động. Để tìm
hướng giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã chú ý đến vô tuyến nhận thức -
CR, bởi nó mang lại hiệu suất sử dụng phổ cao [1] bằng cách cho phép người dùng
sơ cấp và người dùng thứ cấp có thể hoạt động trên cùng một dải tần [2]. Ở nghiên
cứu [3] nhóm tác giả nghiên cứu về giới hạn can thiệp của người dùng thứ cấp ở
một mức độ nhất định nhằm giảm thiểu nhiễu cho người dùng sơ cấp. Thông
thường, để thiết kế mạng vô tuyến nhận thức sẽ dựa theo ba phương pháp chính bao
gồm: overlay, underlay và interweave [4]. Ngoài ra, kỹ thuật đa truy cập không trực
giao - NOMA được đề xuất, xem như là một giải pháp phù hợp và hiệu quả trong
việc giải quyết vấn đề về hiệu quả sử dụng phổ và độ tin cậy cao [5]. Khác với kỹ
thuật đa truy cập trực giao - OMA, kỹ thuật NOMA cho phép nhiều người dùng
cùng chia sẻ tài nguyên trong miền công suất bằng cách khai thác sự khác nhau giữa
các kênh truyền tương ứng [6, 7]. Quá trình triển khai của NOMA sử dụng ghép
kênh miền công suất là kết hợp tín hiệu tại các máy phát và sau đó sử dụng kỹ thuật
triệt giao thoa liên tiếp (SIC) để phát hiện tín hiệu tại các máy thu [8]. Bên cạnh đó,
mạng chuyển tiếp hợp tác được thêm vào để mở rộng vùng phủ sóng [9]. Trong
[10], các tác giả đã đề xuất mạng vô tuyến nhận thức dựa trên NOMA, trong đó
công nghệ chuyển tiếp DF có thể được sử dụng để hỗ trợ trạm phát thứ cấp truyền
tín hiệu cho các người dùng thứ cấp. Do đó, chất lượng truyền của người dùng ở các
kênh kém được đảm bảo và hỗ trợ nhiều người dùng có thể truy cập vào tài nguyên
phổ cùng một lúc [11]

14
1.2 Tóm tắt về đề tài

Đề tài nghiên cứu này nhằm đánh giá phân tích hiệu năng của hệ thống vô tuyến
nhận thức dạng chồng lấn trong mạng thứ cấp khi sử dụng kỹ thuật đa truy cập
không trực giao - NOMA, đây là một kỹ thuật đáng mong đợi, đầy tiềm năng và
hiệu quả trong mạng 5G và xa hơn nữa là mạng 6G. Mô hình của hệ thống bao gồm
hai nguồn phát tín hiệu, một thiết bị chuyển tiếp sử dụng kỹ thuật giải mã - chuyển
tiếp và hai người dùng. Đầu tiên, chúng em xác định tỷ số tín hiệu trên nhiễu để
phát hiện tín hiệu riêng biệt của từng người dùng, sau đó đưa ra công thức tính xác
suất dừng hoạt động của hệ thống dựa trên tỷ số tín hiệu trên nhiễu. Hơn nữa, thông
lượng của hệ thống cũng được đưa ra trong luận văn này. Hiệu năng của hệ thống
được đánh giá thông qua các thông số về xác suất dừng và thông lượng ở trường
hợp tại máy thu có thể loại bỏ nhiễu liên tiếp hoàn toàn (SIC hoàn hảo). Các công
thức được kiểm nghiệm thông qua phương pháp mô phỏng ( Phương pháp Monte -
Carlo).

1.3 Bố cục của luận văn

Bài luận văn có bố cục cơ bản bao gồm: Mở đầu, 4 chương và kết luận, kiến nghị
cho những hướng nghiên cứu sau này.

- Mở đầu sẽ giới thiệu khái quát và nêu lý do chọn đề tài, xác định rõ mục tiêu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, nêu ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

- Chương 1: Tổng quan

- Chương 2: Trình bày các lý thuyết cơ bản về đề tài bao gồm tổng quan về mạng vô
tuyến nhận thức (trình bày sự ra đời, đưa ra các khái niệm, kiến trúc vật lý, các chức
năng, các mô hình và ứng dụng của mạng vô tuyến nhận thức), đa truy cập không
trực giao NOMA (trình bày hai phương pháp thực thi NOMA gồm NOMA miền
công suất và NOMA miền mã, ở NOMA miền công suất tập trung làm rõ hai kỹ
thuật SC và SIC), truyền thông cộng tác (trình bày về truyền thông chuyển tiếp nêu
hai kỹ thuật quan trọng để xử lý tín hiệu tại nút chuyển tiếp gồm AF và DF, kỹ thuật
phân tập) cuối cùng là trình bày về kênh truyền fading Rayleigh.

15
- Chương 3: Phân tích mô hình, tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu, - SNR, đưa ra các công
thức toán học về xác suất dừng hoạt động và thông lượng của hệ thống.

- Chương 4: Mô phỏng kiểm chứng và đánh giá hiệu năng.

- Kết luận và kiến nghị là phần sẽ trình bày rõ các kết quả đạt được trong quá trình
nghiên cứu, đồng thời đưa ra các phương hướng cho những nghiên cứu sau này.

16
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Mạng vô tuyến nhận thức - Cognitive Radio (CR)

2.1.1 Sự ra đời của mạng vô tuyến nhận thức

Theo nhiều báo cáo của các nhóm nghiên cứu ở trong nước [12] lẫn ở thế giới, thì
hầu hết mức độ chiếm dụng phổ tần số theo thời gian và địa điểm sẽ nhỏ hơn 50%,
trừ các trường hợp phổ tần số sử dụng riêng cho thông tin di động và sử dụng cho
mục đích quảng bá.

Hình 2.1 Biểu diễn hố phổ.

Hố phổ được định nghĩa là một dải tần số được cấp phép cho người dùng sơ cấp
(PU) sử dụng. Tuy nhiên, dải tần này vẫn chưa được người dùng sơ cấp sử dụng tại
một địa điểm và thời gian cụ thể nào đó.
Một trong những khó khăn khi sử dụng hố phổ này là chúng không có cố định mà
thay vào đó chúng thay đổi không ngừng tùy thuộc vào hệ thống sơ cấp có nhu cầu
sử dụng ra sao. Chính vì thế, nền viễn thông toàn cầu đặt ra yêu cầu cấp bách và
quan trọng là cho ra đời một hệ thống vô tuyến nhận thức có khả năng sử dụng được
các khoảng trắng trong dải phổ tần số. Sự xuất hiện của vô tuyến nhận thức chính là

17
giải pháp hữu hiệu giúp tài nguyên tần số vô tuyến được sử dụng một cách hiệu quả
[13].
2.1.2 Khái niệm vô tuyến nhận thức

Vô tuyến nhận thức có khả năng tự nhận thức và thay đổi các thông số truyền để tối
ưu hóa hệ thống nhờ việc tương tác với môi trường xunh quanh. Từ trước đến nay
có nhiều định nghĩa về CR, một vài định nghĩa được đưa ra như sau:

Dựa theo IEEE: CR được xem là hệ thống phát và nhận tần số vô tuyến, có thiết kế
để thông minh phát hiện một khoảng phổ đang sử dụng hay không, và nhảy (hoặc
thoát khỏi nếu cần thiết) rất nhanh qua một khoảng phổ tạm thời không sử dụng
khác, nhằm không gây nhiễu cho các hệ thống được cấp phép khác.

Dựa theo FCC: CR có thể hiểu là một hệ thống có thể nhận biết môi trường xung
quanh, đồng thời điều chỉnh các các thông số hoạt động nhằm tối ưu hoá hệ thống
(giảm thiểu nhiễu , tối đa băng thông và truy nhập phổ tần động).

Dựa theo ITU: CR là một hệ thống cảm biến và nhận biết về môi trường hoạt động
và có thể tự động điều chỉnh các thông số hoạt động của nó cho phù hợp.

2.1.3 Software Defined Radio (SDR)

Vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm (SDR) là một kiến trúc phần cứng kết hợp
phần mềm. Có thể dễ dàng thay đổi các thông số thông qua phần mềm . SDR có thể
được minh họa bằng cách tham chiếu đến mô hình OSI. SDR hoạt động trên hai lớp
dưới của mô hình OSI là Vật lý và lớp Liên kết dữ liệu như trong Hình 2.2

18
Hình 2.2 SDR theo mô hình OSI

2.1.4 Software Defined Radio và vô tuyến nhận thức

CR có thể thay đổi các tham số của nó theo môi trường để cho phép người dùng
giao tiếp một cách hiệu giảm sự can nhiễu giữa PU và SU, cũng như giữa các SU.
CR nhận thức được môi trường bằng cách giám sát tích cực các quang phổ. SDR có
thể được cấu hình lại tùy theo yêu cầu của người dùng. Mối quan hệ giữa CR và
SDR được đưa ra trong Hình. 2.3.

Hình 2.3 Software Defined Radio và vô tuyến nhận thức

CR có thể thay đổi các tham số thu/phát của nó bằng cách giám sát tích cực phổ vô
tuyến, hoạt động của người dùng và các thông số khác giúp giao tiếp hiệu quả và
giảm thiểu sự giao thoa giữa PU và SU. SDR có thể cấu hình lại hoàn toàn tự động
thay đổi các thông số của nó tùy thuộc vào mạng và các yêu cầu của người dùng. Vì

19
vậy, bằng cách thay đổi các thông số giao tiếp một cách thích ứng, SDR có thể đáp
ứng sự linh hoạt cần thiết mà CR cần.

2.1.5 Kiến trúc mạng vô tuyến nhận thức

Hình 2.4 Mạng vô tuyến nhận thức

Mạng được chia thành hai phần, mạng sơ cấp và mạng vô tuyến nhận thức. Các kiến
trúc chung của mạng vô tuyến nhận thức được đưa ra trong Hình 2.4 [14]. Mạng sơ
cấp có mức sử dụng phổ tần cao. Mặt khác, mạng vô tuyến nhận thức không được
cấp phép hoạt động trong một băng tần mong muốn.

2.1.5.1 Mạng sơ cấp

Mạng sơ cấp là mạng được cấp phép sử dụng phổ vô tuyến.

Các mạng sơ cấp phổ biến bao gồm các công ty phát sóng truyền hình và mạng di
động. [14]

- Người dùng sơ cấp: Người dùng sơ cấp còn có tên gọi khác là người dùng được
cấp phép là người dùng hợp pháp của mạng sơ cấp. Hoạt động của PU được điều
khiển hoàn toàn bởi trạm gốc sơ cấp. [14]

20
- Trạm gốc sơ cấp: Trạm gốc sơ cấp là một mạng lưới cơ sở hạ tầng cố định như
trạm thu phát sóng (BTS) trong hệ thống di động. Trạm gốc sơ cấp không thể quản
lý việc chia sẻ phổ tần giữa PU và SU nhưng nó có thể tự sửa đổi theo yêu cầu. [14]

2.1.5.2 Mạng vô tuyến nhận thức

Mạng vô tuyến nhận thức là mạng không được cấp phép sử dụng phổ tần. Do đó, nó
sử dụng phổ khi phổ nhàn rỗi. Mạng vô tuyến nhận thức được thực hiện như một và
một mạng đặc biệt. Các phần chính của mạng vô tuyến nhận thức như sau [14]:

- Người dùng vô tuyến nhận thức: Người dùng nhận thức là người dùng thứ cấp và
không được cấp phép sử dụng phổ và sử dụng phổ một cách cơ hội.

- Trạm gốc vô tuyến nhận thức: Nó có một cơ sở hạ tầng cố định và có khả năng
giúp các SU truy cập các mạng khác. [14]

2.1.6 Kiến trúc vật lý

Hệ thống thu và phát vô tuyến nhận thức có hai thành phần chính quan trọng gồm:
Phần cao tần (RF font end) được thể hiện ở Hình 2.5 và phần xử lý băng gốc
(Baseband Processing Unit). Qua đường điều khiển (Control), cả hai phần trên đều
có thể được cấu hình lại nhằm mục đích thích ứng với sự thay đổi của điều kiện môi
trường xung quanh. Phần xử lý băng gốc tương tự như các hệ thống thu phát thông
thường. Phần RF font end tạo nên sự khác biệt và tiến bộ của CR.

Hình 2.5 Sơ đồ khối phần vô tuyến của CR

21
- Bộ lọc cao tần (RF Filter): chọn băng tần mong muốn bằng cách lọc thông dải tín
hiệu RF nhận được.

- Bộ khuếch đại nhiễu (tạp âm) thấp (LNA-Low noise amplifier): Có chức năng loại
bỏ tập âm tần số ảnh, đồng thời khuếch đại nhiễu thấp tín hiệu đầu vào máy thu đến
mức phù hợp để chuyển đổi tần và cải thiện độ nhạy của máy thu. LNA thường có
một đến ba tầng khuếch đại tuyến tính, có điều hưởng chọn lọc tần số-băng thông
và khuếch đại tín hiệu, hơn nữa giúp giảm tín hiệu nhiễu.

- Bộ trộn tần (MIXER): Trong bộ trộn, tín hiệu nhận được tại phía máy thu được
trộn với tần số gốc và được chuyển đổi thành băng tần gốc hoặc tần số trung tâm.

- Bộ VCO (Voltage controlled oscillator): VCO tạo ra một tín hiệu ở một tần số cụ
thể tương ứng với một điện áp nhất định để trộn với tín hiệu đến.

- Vòng khóa pha PLL (Phase locked loop): PLL đảm bảo rằng tín hiệu được khóa ở
một tần số cụ thể.

- Bộ lọc chọn kênh (Channel selection filter): Bộ lọc chọn kênh được sử dụng để
chọn kênh mong muốn và loại bỏ các kênh lân cận. Có hai loại bộ lọc chọn kênh:
Bộ thu chuyển đổi trực tiếp sử dụng bộ lọc thông thấp để chọn kênh và bộ thu
superheterodyne sử dụng bộ lọc thông dải.

- Bộ điều khiển độ lợi tự động (AGC - Automatic gain control): AGC cho phép điều
chỉnh mức khuếch đại hoặc mức công suất đầu ra của bộ khuếch đại bằng cách điều
chỉnh điện áp phân cực.

2.1.7 Các đặc tính của mạng vô tuyến nhận thức

Có hai đặc tính chính của vô tuyến nhận thức [14] đó là:

- Khả năng nhận thức: Được nhận định là khả năng thu thập và nhận biết thông tin
từ môi trường vô tuyến xung quanh. Tác giả Mitola đã đưa ra khái niệm trong [15]
đó là “một vô tuyến nhận thức thường xuyên quan sát môi trường, tự định hướng,
tạo kế hoạch, quyết định và sau đó là hành động”.

22
- Khả năng tái cấu hình: là khả năng thay đổi các tính năng, mà vô tuyến nhận thức
được phép lập trình một cách linh hoạt để phù hợp với môi trường truyền dẫn vô
tuyến (tần số, công suất phát, lược đồ điều chế, giao thức truyền thông).

Hình 2.6 Chu trình nhận thức

2.1.8 Chức năng

- Cảm biến phổ: là một trong những thành phần chính của khái niệm CR. Cho phép
SU nhận biết sự tồn tại của PU để phát hiện ra hố phổ và sử dụng những hố phổ này
để truyền tín hiệu mà không gây trở ngại đến hệ thống sơ cấp.

- Quản lý phổ: bao gồm hai chức năng.

+ Phân tích phổ: Tiến hành tính toán dung lượng phổ và phân tích những hố phổ
nào có chất lượng tốt nhất. Nhiễu xuyên kênh và suy hao cần được chú ý trong
quá trình tính toán ước lượng phổ. Ngoài ra, còn có những yếu tố khác như thời
gian trễ, tốc độ lỗi liên kết và thời gian chiếm dụng cũng cần phải lưu ý. Dung
lượng phổ được tính theo công thức như:

23
C=Blog 1+( S
N+I ) (2-1)

Trong đó:

 B: Băng thông.
 S: Công suất tín hiệu được nhận từ người dùng CR.
 N: Công suất nhiễu.
 I: Công suất nhiễu xuyên kênh tại bộ thu CR gây bởi sự truyền dẫn của các PU.
+ Quyết định phổ: Đưa ra quyết định lựa chọn dải tần thích hợp để đáp ứng những
yêu cầu về QoS của hệ thống thứ cấp. Những thông tin liên quan đến PU là yếu tố
quan trọng để tạo một thuật toán quyết định cùng với đặc tính phổ động. Ngoài ra,
quyết định phổ còn liên quan đến việc lựa chọn phổ và thiết lập đường đi.

- Chia sẻ phổ: SU có số lượng lớn cùng tham gia truy cập vào các hố phổ. Chia sẻ
phổ là một hình thức phân chia các truy cập nhằm tránh được sự xung đột trong các
khoảng phổ chồng lấn lên nhau. Chia sẻ phổ có hai dạng cơ bản là dạng nền và dạng
chồng lấn.

- Di chuyển phổ: Môi trường CR thay đổi liên tục nên người dùng CR cần thay đổi
tần số hoạt động của mình nếu phát hiện có sự hiện diện tín hiệu của PU trong
khoảng phổ đang dùng.

2.1.9 Mô hình mạng vô tuyến nhận thức

Theo giáo sư Goldsmith cùng nhóm nghiên cứu [1], CRN có ba loại mô hình, gồm
dạng nền (underlay), dạng chồng lấn (overlay) và dạng đan xen (interweave).

24
Hình 2.7 Chia sẻ phổ tần trong ba loại mô hình CR

2.1.9.1 Mô hình CRN dạng nền (underlay)

Trong mô hình , cho phép SU và PU cùng tồn tại và hoạt động đồng thời trên cùng
một băng tần. Mô hình này cho phép SU hoạt động nếu sự can thiệp mà họ gây ra
cho PU dưới một ngưỡng nhất định hoặc đáp ứng một giới hạn nhất định về sự suy
giảm hiệu năng của PU. Điều này có nghĩa là có sự ràng buộc về công suất phát của
máy phát thứ cấp. Vì vậy, trong CRN dạng nền thường bị giới hạn về khoảng cách
truyền tải. Ngoài ra, nhược điểm của mô hình này là máy phát thứ cấp cần phải biết
CSI hoàn hảo của kênh truyền can nhiễu từ máy phát thứ cấp đến máy thu sơ cấp có
thể do hệ thống sơ cấp hồi tiếp về cho hệ thống thứ cấp. Thế nhưng các máy thu thứ
cấp có thể không thu được CSI hoàn hảo do lỗi ước tính kênh hoặc sự hợp tác
không chặt chẽ giữa SU và PU khiến hệ thống thứ cấp không đảm bảo được mức
can nhiễu quy định tại máy thu sơ cấp [16].

2.1.9.2 Mô hình CRN dạng chồng lấn (overlay)

Trong mô hình CRN dạng chồng lấn, trên một dải tần số thì mạng sơ cấp và mạng
thứ cấp được phép cùng hoạt động với điều kiện rằng cả hai mạng này phải kết hợp

25
với nhau và trao đổi thông tin cho nhau [13]. Cụ thể, máy phát thứ cấp phải nhận
biết được các thông tin của người dùng sơ cấp bằng cách giải mã thông tin tại bộ
nhận thức. Ở mô hình dạng overlay giả định rằng thông tin của người dùng sơ cấp
được biết đến ở máy phát thứ cấp khi người dùng dùng sơ cấp bắt đầu truyền [1].
Có nhiều phương pháp khác nhau để khai thác thông tin của người dùng sơ cấp
nhằm loại bỏ hoặc hạn chế được can nhiễu của hai mạng này.

2.1.9.3 Mô hình CRN dạng đan xen (interweave)

Ở mô hình CRN dạng đan xen hệ thống thứ cấp phát hiện hố phổ trong không gian,
thời gian, tần số và sẽ giao tiếp một cách có cơ hội trên những hố hổ này với điều
kiện hố phổ này đảm bảo QoS yêu cầu của hệ thống. Cho nên ở mô hình này, hệ
thống thứ cấp phải nhận biết được thông tin hoạt động truyền phát của hệ thống sơ
cấp. Có nghĩa là, nếu hệ thống sơ cấp truyền phát trở lại thì hệ thống thứ cấp phải
dừng truyền để không gây ảnh hưởng lên hệ thống sơ cấp. Tuy nhiên, việc phát hiện
này khá khó khăn vì hoạt động của PU thay đổi theo thời gian và cũng phụ thuộc
vào vị trí địa lý. Nếu phát hiện là không hoàn hảo, tín hiệu của hai người dùng SU
và PU bị can nhiễu nên sự can thiệp này sẽ làm giảm hiệu năng của cả hai mạng.

2.1.10 Ứng dụng của CR

Các tác giả trong [17] đã đưa ra một số ứng dụng của CR như sau:

2.1.10.1Công nghệ Machine-to-Machine (M2M)

Công nghệ Machine-to-Machine (M2M) và Internet of Things (IoT) đã xuất hiện từ


khá lâu và đã nhanh chóng phát triển trong thập kỷ qua. Trong tương lai gần, liên
lạc M2M sẽ được sử dụng trong nhiều ứng dụng như tự động hóa công nghiệp, hậu
cần, giao thông vận tải, mạng lưới điện thông minh, thành phố thông minh, chăm
sóc sức khỏe và quốc phòng, hầu hết là để giám sát nhưng cũng cho mục đích điều
khiển. Khả năng kết nối không dây của một số lượng lớn các thiết bị như vậy sẽ
phát sinh hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là các nút không dây, càng cần nhiều băng
thông. Vấn đề thứ hai là sự can thiệp, nếu tất cả các thiết bị như vậy được cho là
hoạt động trong băng tần thì sẽ dẫn đến nhiễu cao. Việc kết hợp công nghệ vô tuyến

26
nhận thức có thể giảm thiểu cả hai vấn đề trong những môi trường như vậy bằng
cách sử dụng các kỹ thuật thông minh để truy cập phổ vô tuyến một cách có cơ hội
để giảm thiểu nhiễu.

2.1.10.2Mạng lưới an toàn công cộng

Thông tin liên lạc không dây được sử dụng rộng rãi bởi những người ứng cứu khẩn
cấp, chẳng hạn như cảnh sát, cứu hỏa và các dịch vụ y tế khẩn cấp, để ngăn chặn
hoặc ứng phó với các sự cố và được sử dụng bởi công dân để nhanh chóng truy cập
các dịch vụ khẩn cấp. Camera giám sát video và cảm biến đang trở thành công cụ
quan trọng để mở rộng quan sát của các cơ quan an toàn công cộng. Tương ứng, các
yêu cầu về tốc độ dữ liệu, độ tin cậy và độ trễ khác nhau giữa các dịch vụ. Vô tuyến
nhận thức được xác định là một trong những công nghệ để tăng hiệu suất và hiệu
quả của việc sử dụng phổ tần trong các mạng an toàn công cộng.

2.1.10.3Mạng di động

Sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị di động đa phương tiện đã tạo nên yêu cầu
băng thông rộng. Để đáp ứng với nhu cầu này, các hệ thống liên lạc di động thế hệ
thứ năm (5G) đã được các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đề xuất. Những thách
thức mà mạng di động 5G phải đối mặt là rất lớn và nhận thức vô tuyến là một công
nghệ đầy hứa hẹn để giải quyết, hoặc ít nhất là giải quyết một phần, một số thách
thức trong mạng di động 5G. Công nghệ CR được coi là một giải pháp đầy hứa hẹn
cho một số thách thức trong các mạng di động hiện có. Ở một số khu vực địa lý nhất
định, mạng di động bị quá tải ví dụ như lượng lớn dữ liệu được tạo ra trong một khu
vực nhỏ (chẳng hạn như khán giả trong sân vận động hoặc đấu trường), sẽ khiến cả
mạng di động và mạng WiFi băng tần ISM trở nên quá tải, lượng dữ liệu khổng lồ
này có thể được chuyển tải sang phổ bổ sung, chẳng hạn như TV White Space
(TVWS) bằng công nghệ vô tuyến nhận thức.

27
2.2 Kỹ thuật đa truy cập không trực giao

2.2.1 Giới thiệu

Kỹ thuật đa truy cập không trực giao NOMA được xem là một kỹ thuật đáng mong
đợi cho truyền thông di động thế hệ sau bởi sự tăng cường băng thông và độ tin cậy
cao. Khác với đa truy cập trực giao OMA cho phép người dùng truy cập các kênh
trực giao sao cho không có nhiễu vào dạng sóng tín hiệu của người dùng khác.
Ngược lại vs OMA, đa truy cập không trực giao NOMA cho phép phân bổ một
kênh tần số mà cùng một lúc có nhiều người dùng, hỗ trợ số lượng người dùng lớn
nhờ việc cấp phát tài nguyên không trực giao. Có hai phương thức chính thực hiện
kỹ thuật NOMA gồm: kỹ thuật NOMA miền công suất (PD-NOMA), kỹ thuật
NOMA miền mã (Code-Domain). Chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu kỹ thuật NOMA
miền công suất.

2.2.2 Kỹ thuật NOMA miền công suất (PD-NOMA)

PD-NOMA dựa trên các nguyên tắc mã xếp chồng, trong đó tín hiệu truyền đi là tập
hợp những tín hiệu của người dùng NOMA miền công suất. Cơ chế của PD-NOMA
là phân bổ các mức công suất khác nhau dựa trên khoảng cách giữa người dùng và
trạm phát để giải quyết vấn đề giải mã tín hiệu nhận được. Cụ thể là người dùng có
chất lượng kênh truyền yếu hơn sẽ được phân bổ mức công suất cao hơn so với
người dùng có chất lượng kênh truyền mạnh hơn.

Trong hệ thống PD-NOMA, nhiều người dùng được ghép kênh vào cùng một khe
thời gian và tần số nhưng được phân bổ với các mức công suất khác nhau. Tại phía
máy phát truyền đi đồng thời tín hiệu cho nhiều người dùng cùng một lúc bằng cách
áp dụng mã hóa xếp chồng (SC) và mỗi người dùng loại bỏ tín hiệu của người dùng
khác thông qua kỹ thuật triệt giao thoa liên tiếp (SIC).

2.2.2.1 Mã hóa xếp chồng (SC)

SC (Superposition Coding) là một kỹ thuật đồng thời truyền thông tin đến nhiều
người dùng từ một nguồn phát. Để thực hiện SC thực tế, bên phát phải mã hóa
thông tin có liên quan đến từng người dùng. Ví dụ, xét kịch bản mã hóa xếp chồng

28
cho hai người dùng, bên phát phải gồm hai bộ mã hóa tương ứng với hai người
dùng. Để biểu thị cách SC thực hiện, sơ đồ ở dạng giản đồ được đưa ra trong Hình
2.8, chòm sao dịch pha cầu phương QPSK của người dùng thứ nhất có công suất
cao hơn được chồng lên chòm sao của người dùng thứ hai có công suất phát thấp
hơn.

Hình 2.8 Mã hóa xếp chồng hai người dùng

Với S1(n) và S2(n) lần lượt là tín hiệu của người dùng thứ nhất và người dùng thứ
hai, khi đó chuỗi tín hiệu đầu ra của bộ phát được xác định theo công thức:
X ( n ) =√ P a 1 S1 ( n ) + √ P a2 S2 ( n ) (2-2)

Trong đó P là tổng công suất phát, a i là hệ số phân bổ công suất cho người dùng thứ
i, sao cho khi có hai người dùng thì a 1+ a 2= 1.

2.2.2.2 Triệt giao thoa liên tiếp (SIC)

Kỹ thuật này được đề xuất sử dụng trong đa truy cập không trực giao NOMA để
giải mã tín hiệu riêng biệt của từng người dùng. Ý tưởng cơ bản của SIC là tín hiệu
của người dùng được giải mã liên tiếp bằng cách khai thác thông số kỹ thuật về sự
khác biệt về cường độ tín hiệu giữa các tín hiệu của người dùng. Sau khi tín hiệu
của một người dùng được giải mã, tín hiệu này được trừ khỏi tín hiệu kết hợp trước
khi tín hiệu của người dùng tiếp theo được giải mã. Cụ thể, tín hiệu của người dùng
mạnh nhất được giải mã trước, sau đó trừ tín hiệu này khỏi tín hiệu tổng và tiếp tục
giải mã tín hiệu của người dùng tiếp theo. Trước khi SIC, người dùng được sắp xếp
theo cường độ tín hiệu, để bên phía nhận có thể giải mã tín hiệu mạnh hơn trước.

29
Hình 2.9 Giải mã tín hiệu xếp chồng tại máy thu

Trong Hình 2.9, từ tín hiệu nhận được điểm chòm sao của người dùng thứ nhất
được giải mã đầu tiên. Sau đó giải mã điểm chòm sao của người dùng thứ hai được
thực hiện tại điểm chòm sao đã giải mã của người dùng thứ nhất. Có nghĩa là giải
mã tín hiệu của người dùng thứ hai sau khi trừ đi tín hiệu đã giải mã của người dùng
thứ nhất. Cụ thể, quá trình giải mã được thực hiện qua các bước sau:

- Ở người dùng thứ nhất, bộ giải mã đơn người dùng được sử dụng để giải mã tín
hiệu S1(n) và xem tín hiệu S2(n) như là nhiễu.

- Ở người dùng thứ hai, quá trình giải mã được thực hiện qua các bước sau:

+ Từ tín hiệu nhận được, giải mã tín hiệu S1(n) bằng bộ giải mã giống người dùng
thứ nhất.

+ Trừ đi thành phần tín hiệu của người dùng thứ nhất là √ P a1 h2 S1 (n)từ tín hiệu thu
được Y2(n), ta được tín hiệu sau:

Y '2 ( n )=Y 2 ( n )− √ P a1 h2 S 1 (n) (2-3)

với h2 là độ lợi kênh của người dùng thứ hai.

+ Giải mã tín hiệu S2(n) từ tín hiệu Y '2 ( n ) thông qua bộ giải mã đơn người dùng thứ
hai.

30
2.2.3 Kỹ thuật NOMA miền mã

Đây là kỹ thuật được lấy ý tưởng từ kỹ thuật đa truy cập hợp kênh theo mã
(CDMA), trong Code-Domain NOMA người dùng được phép sử dụng chung tài
nguyên thời gian - tần số và có thể phân biệt với nhau thông qua các chuỗi trải phổ
đặc trưng.

2.2.3.1 Đa truy cập phân chia theo mã (CDMA)

Đa truy cập phân chia theo mã (CDMA) được thực hiện theo phương pháp nhân dữ
liệu của từng người dùng với một trong những chuỗi trải duy nhất. Mã trải được
chuẩn hóa thành N chip. Mã trải khiến tốc độ truyền cao hơn nhiều so với tốc độ
của người dùng, vì vậy làm cho băng thông được mở rộng. Phía máy thu biết mã
trải của mình để giải phóng tín hiệu nhận được về băng thông ban đầu đồng thời
ngăn chặn hoặc giảm thiểu nhiễu từ người dùng khác.

2.2.3.2 Trải phổ mật độ thấp (LDS)

Trải phổ mật độ thấp là kỹ thuật được cải tiến của CDMA, thay vì các chuỗi trải có
mật độ thông thường thì các chuỗi trải thưa được sử dụng. Nhiễu giữa các chuỗi ở
LDS ít hơn CDMA. Ở phía thu, có thể sử dụng SIC hoặc bộ phát hiện đơn giản
nhằm phát hiện đa người dùng (MUD).

2.2.3.3 Đa truy cập mã thưa (SCMA)

Đa truy cập mã thưa (SCMA) là một kỹ thuật trải không trực giao, các chuỗi bit đến
được ánh xạ trực tiếp đến các mã thưa khác nhau. Hệ thống SDMA cho phép nhiều
người dùng chung một trạm cơ sở, trên cùng một khe thời gian, tần số và tài nguyên
mã dựa trên vị trí thực tế hoặc khoảng cách.

2.2.4 Ưu điểm của NOMA so vs OMA

Các ưu điểm chính của NOMA so với OMA được các tác giả ở [18] được đưa ra
như sau:

- Cải thiện hiệu quả sử dụng phổ và thông lượng của hệ thống: Các tài nguyên thời
gian-tần số được chia sẻ không trực giao giữa các người dùng trong cả NOMA miền

31
công suất và trong miền mã. Trong đường lên của các kênh AWGN, mặc dù cả
OMA và NOMA đều có khả năng đạt được công suất tổng tối đa, nhưng NOMA hỗ
trợ sự công bằng hơn cho người dùng. Ngoài ra, dung lượng bị ràng buộc của
NOMA là cao hơn so với OMA trong đường xuống của các kênh AWGN.

- Khả năng kết nối lớn: Phân bổ tài nguyên không trực giao trong NOMA chỉ ra
rằng số lượng người dùng/thiết bị có thể hỗ trợ không bị giới hạn chặt chẽ bởi số
lượng tài nguyên trực giao có sẵn. NOMA có khả năng tăng đáng kể số lượng kết
nối đồng thời trong các kịch bản thiếu thốn tài nguyên, do đó NOMA có khả năng
hỗ trợ kết nối lớn. Cần quan tâm đến một số vấn đề khi triển khai thực tế trong các
hệ thống NOMA, chẳng hạn như sự không hoàn hảo về phần cứng và mức độ phức
tạp khi tính toán, có thể cản trở việc thực hiện kết nối lớn.

- Hạn chế trễ truyền dẫn và thủ tục báo hiệu: Trong OMA thông thường dựa vào các
yêu cầu truy cập, trước tiên người dùng phải gửi yêu cầu lập lịch đến trạm gốc (BS).
Sau đó, khi nhận được yêu cầu này, BS lên lịch truyền đường lên của người dùng
bằng cách phản hồi bằng tín hiệu clear-to-send trong kênh đường xuống. Do đó, độ
trễ truyền cao và chi phí tín hiệu cao sẽ được áp đặt, điều này sẽ không thích hợp
trong trường hợp kết nối lớn.

2.3 Truyền thông cộng tác

Hình 2.10 Mô hình truyền thông cộng tác

32
Mỗi thiết bị di động thường chỉ có một anten và không thể tự mình tạo ra phân tập
không gian. Tuy nhiên, giả định rằng một thiết bị di động có thể nhận tín hiệu từ
những thiết bị di động khác và truyền tín hiệu đó cùng với tín hiệu của nó. Mỗi thiết
bị di động khác nhau có các kênh truyền fading độc lập thống kê với nhau, do đó có
thể đạt được phân tập không gian. Kỹ thuật truyền thông cộng tác ra đời
(Cooperative Communication) ra đời góp phần tạo nên phân tập không gian bằng
cách tạo một hệ thống MIMO ảo. Ngoài ra, truyền thông cộng tác còn có vai trò
ngăn chặn sự ảnh hưởng của fading.

2.3.1 Truyền thông chuyển tiếp

Dạng truyền thông này được xem là giải pháp hiệu quả để giải quyết những vấn đề
khó khăn trong việc mở rộng vùng phủ. Bằng cách chia khoảng cách từ nguồn phát
đến nút đích thành các khoảng cách truyền nhỏ hơn từ đó truyền thông chuyển tiếp
có thể giúp mở rộng được vùng phủ mà không yêu cầu công suất ở phía máy phát
quá lớn. Trong bài này, ta xét hệ thống chuyển tiếp hai chặng gồm có một nút
chuyển tiếp, một nút đích và một nút nguồn. Nút chuyển tiếp đảm nhiệm vai trò
chính là thu tín hiệu từ nút nguồn, xử lý các tín hiệu, sau đó chuyển tiếp phần tín
hiệu đã xử lý đến nút đích. Khi xử lý tín hiệu tại nút chuyển tiếp, sẽ dựa trên hai kỹ
thuật bao gồm:

- Khuếch đại - chuyển tiếp (AF).

- Giải mã - chuyển tiếp (DF).

2.3.1.1 Khuếch đại - chuyển tiếp (AF)

33
Hình 2.11 Kỹ thuật AF

Kỹ thuật AF chỉ đơn giản là khuếch đại tín hiệu nhận được tại nút chuyển tiếp trước
khi chuyển tiếp tín hiệu đến đích. AF là kỹ thuật chuyển tiếp không tái tạo vì nó
thực hiện các phương thức xử lý tương tự cho tín hiệu.

2.3.1.2 Giải mã - chuyển tiếp (DF)

Hình 2.12 Kỹ thuật DF

DF là phương pháp phổ biến để xử lý tín hiệu tại nút chuyển tiếp. DF là một kỹ
thuật chuyển tiếp tái tạo vì nó thực hiện phương pháp xử lý số tín hiệu. Trong giai
đoạn thứ nhất, tín hiệu được nút nguồn phát ra đến nút đích và relay. Trong giai
đoạn tiếp theo, relay giải điều chế và giải mã tín hiệu nhận được từ nút nguồn, cuối
cùng mã hóa lại và chuyển tiếp tín hiệu đến nút đích. So với kỹ thuật AF thì kỹ
thuật DF phức tạp hơn. Tuy nhiên, ưu điểm của DF so với AF là sau mỗi lần giải
mã nhiễu tại nút chuyển tiếp DF được loại bỏ [19], trong khi quá trình chuyển tiếp ở
kỹ thuật AF, nhiễu sẽ không được loại bỏ mà sẽ được khuếch đại trước khi truyền
đến đích. Khái niệm về DF được thể hiện ở Hình 2.12

2.3.2 Kỹ thuật phân tập

Phân tập là một phương pháp truyền cùng một tín hiệu qua các kênh khác nhau để
người nhận có thể lựa chọn trong số các tín hiệu nhận được hoặc kết hợp chúng
thành tín hiệu tốt nhất có thể. Phương pháp này được sử dụng để hạn chế ảnh hưởng
của môi trường vô tuyến và cải thiện chất lượng truyền thông tin.

34
2.3.2.1 Kỹ thuật kết hợp lựa chọn (Selection Combining – SC)

Nguyên tắc hoạt động của SC là lựa chọn tín hiệu có SNR tốt nhất trong tất cả các
tín hiệu thu được từ các nhánh khác nhau rồi đưa vào xử lý [20]. Yêu cầu của kỹ
thuật này là trên mỗi nhánh phải có một bộ kiểm tra SNR đồng thời và liên tục. Tín
hiệu ngõ ra là tín hiệu có giá trị SNR cực đại trên tất cả các nhánh vì ở một thời
điểm nhất định, chỉ có một tín hiệu của một nhánh được đưa vào xử lý.

2.3.2.2 Kỹ thuật kết hợp tỉ số tối đa (MRC)

Khác với kỹ thuật SC, chỉ có một tín hiệu của nhánh phân tập tại ngõ ra của bộ kết
hợp. Kỹ thuật MRC sử dụng tín hiệu thu được từ tất cả các nhánh phân tập để đưa
vào xử lý. Tín hiệu của M nhánh phân tập được nhân trọng số (weighted) cân xứng
theo tỷ lệ SNR của các nhánh, sau đó được điều chỉnh đồng pha rồi kết hợp (cộng)
với nhau.

2.3.2.3 Kỹ thuật kết hợp độ lợi cân bằng (EGC)

Đối với kỹ thuật MRC, tất cả các tín hiệu nhận được ở nhánh phân tập được sử
dụng để xử lý. Nhưng sự khác biệt là tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu đầu ra trong kỹ thuật
EGC thỏa mãn điều kiện công suất nhiễu trên nhánh bằng nhau.

2.4 Kênh truyền fading Rayleigh

Fading là một hiện tượng trong thông tin liên lạc không dây. Một tín hiệu lan truyền
trong không gian đến máy thu theo nhiều đường khác nhau. Kết quả là các tín hiệu
nhận được thay đổi về biên độ và pha theo thời gian một cách không thể đoán trước.
Nguyên nhân là do tín hiệu truyền trong môi trường vô tuyến sẽ va chạm với các
chướng ngại vật trên đường truyền như tòa nhà, xe cộ, cây cối...gây ra các hiện
tượng như phản xạ, nhiễu xạ, tán xạ. Khi va đập vào các vật cản tín hiệu bị phân tán
thành nhiều tín hiệu và truyền đến máy thu với các độ dài đường đi khác nhau nên
sự trễ pha giữa các thành phần tín hiệu là khác nhau và các tín hiệu này sẽ suy hao
khác nhau nên biên độ cũng khác nhau. Tín hiệu nhận được tại máy thu là tập hợp
tất cả các bản sao này và có hàm phân bố xác suất khác nhau.

35
Kênh truyền fading Rayleigh là kênh truyền phổ biến, xuất hiện trong các môi
trường fading đa đường và không có đường LOS (Line Of Sight) giữa máy phát và
mày thu.

Đáp ứng của kênh truyền là một quá trình phụ thuộc vào cả thời gian và biên độ.
Nếu kênh truyền không tồn tại LOS (Line of Sight) thì biên độ của hàm truyền ở
một tần số nhất định tuân theo phân bố Rayleigh. Các tác giả trong [21] cũng đã
đưa ra rằng đường bao của tín hiệu truyền qua kênh truyền có phân bố Rayleigh nên
được gọi là kênh truyền fading Rayleigh.

Phân bố Rayleigh được sử dụng để mô tả bản chất thống kê thay đổi theo thời gian
của công suất tín hiệu fading phẳng nhận được hay công suất của một thành phần đa
đường riêng biệt. Biết rằng đường bao của tổng hai tín hiệu nhiễu Gauss trực giao
tuân theo phân bố Rayleigh. Như đã được chứng minh trong [22], nếu h n là hệ số
2
kênh truyền, thì độ lợi kênh truyền ¿ hn ∨¿ ¿ sẽ có phân phối mũ (exponential
2
distribution). Hàm CDF và PDF của ¿ hn ∨¿ ¿ lần lượt được đưa ra như sau:

F −x
2
¿hn∨¿ ( x ) =1−e
❑n
,f
¿h n ∨¿2 (x )=
−x
1 ❑n
e ¿
¿ (2-4)
❑n

trong đó exp(.) là hàm mũ, ❑n là tham số đặc trưng của một biến ngẫu nhiên có
phân phối mũ:

❑n=1/ γ n (2-5)

với γ n là giá trị trung bình của độ lợi kênh truyền γ n.

Ngoài ra, tham số đặc trưng ❑n còn có thể được biểu diễn bằng một hàm khoảng
cách như trong [23, 24]:

❑n=d n (2-6)

với  là hệ số suy hao đường truyền có giá trị thay đổi từ 2 đến 6 [4], d n là khoảng
cách giữa BS và USn.

36
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH HỆ THỐNG VÀ PHÂN TÍCH

3.1 Tổng quan về mô hình của các nghiên cứu trên thế giới

Các tác giả trong [25] đã đưa ra hai mô hình như Hình 3.1 và Hình 3.2 để xem xét
hiệu năng của hệ thống mạng vô tuyến nhận thức sử dụng kỹ thuật đa truy cập
không trực giao khi sử dụng một relay và nhiều relay để chuyển tiếp tín hiệu từ trạm
phát đến đích. Hơn nữa, công nghệ thu thập năng lượng vô tuyến (EH) cũng được
áp dụng vào mô hình này. Các kết quả phân tích cho thấy rõ ràng rằng vị trí của các
relay, tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu (SNR) và hệ số phân bổ công suất dẫn đến xác suất
dừng khác nhau. Khoảng cách hiệu năng giữa người dùng sơ cấp và thứ cấp được
quyết định bởi cả hai yếu tố phân bổ công suất và chế độ lựa chọn của một relay
hoặc nhiều rơle. Tuy nhiên, ở hai mô hình này không tồn tại đường liên kết trực tiếp
từ trạm phát đến hai người dùng và tại relay sử dụng kỹ thuật khuếch đại – chuyển
tiếp (AF) nên nhiễu sẽ không được loại bỏ mà sẽ được khuếch đại trước khi truyền
đến đích.

Hình 3.1 Mô hình hệ thống CR-NOMA có sự hỗ trợ của EH

37
Hình 3.2 Nhiều rơle trong hệ thống CR-NOMA được hỗ trợ bởi EH.

Các tác giả trong [26] đã đưa ra mô hình như Hình 3.3 và xem xét hiệu năng của
mạng thứ cấp trong mạng vô tuyến nhận thức sử dụng NOMA để tạo thành hệ thống
CR-NOMA phục vụ nhiều người dùng đích. Trong mạng thứ cấp của hệ thống,
D2D được triển khai để cung cấp thêm khả năng truyền tín hiệu ở khoảng cách gần
của người dùng NOMA đường xuống và hiệu suất như vậy được đánh giá theo tình
huống tiếp nhận nhiễu từ mạng sơ cấp.

Hình 3.3 Mô hình hệ thống CR-NOMA sử dụng liên kết D2D

38
Ở [27] các tác giả đã nghiên cứu một mạng vô tuyến nhận thức sử dụng NOMA và
sủ dụng kỹ thuật giải mã - chuyển tiếp ở relay như Hình 3.4. Hệ số phân bổ công
suất tối ưu cho các khoảng cách khác nhau của D1 được đề xuất để đáp ứng công
bằng xác suất ngừng hoạt động (OP) cho cả hai người dùng.

Hình 3.4 Mô hình hệ thống đường xuống mạng CR-NOMA.

3.2 Mô hình hệ thống

Hình 3.5 Mô hình đường xuống của hệ thống CR-NOMA

Phân tích mô hình truyền thông không dây CR-NOMA như Hình 3.5, Xét đường
xuống của hệ thống gồm một trạm gốc PT trong mạng sơ cấp và nguồn ST trong
mạng thứ cấp, một relay R sử dụng kỹ thuật giải mã và chuyển tiếp (Decode and

39
Forward – DF) nằm trong mạng thứ cấp, hai người dùng NOMA một người dùng ở
gần và một người dùng ở xa lần lượt được kí hiệu là PU1 và SU2. Giả định, relay và
hai người dùng NOMA có thể xác định hoàn toàn thông tin trạng thái kênh truyền
(CSI) của tất cả các kênh. Giả sử tất cả kênh truyền đều là kênh fading Rayleigh với
các hệ số kênh truyền Rayleigh h PT , PU 1, h PT , R , h R , PU 1, h ST , SU 2 , h ST , R, h R , SU 2lần lượt
tương ứng với các đường truyền PT-PU1, PT-R, R-PU1, ST-SU2, ST-R và R-SU2.

Trong mô hình này PT và ST truyền dữ liệu x 1, x 2 cho relay và hai người dùng
NOMA. Gọi PS 1 , PS 2 là công suất phát của PT và ST, hệ số phân bổ công suất của
hai người dùng NOMA PU1, SU2 lần lượt là a 1 và a 2.

3.3 Phân tích tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu (SNR)

Trong truyền thông tương tự và kỹ thuật số, tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu, thường được
viết là S/N hoặc SNR, là thước đo cường độ của tín hiệu mong muốn so với nhiễu
nền (tín hiệu không mong muốn). SNR có thể được xác định bằng cách sử dụng một
công thức cố định so sánh hai mức độ và trả về tỷ lệ, cho biết mức độ nhiễu có đang
ảnh hưởng đến tín hiệu mong muốn hay không. Tỷ lệ này thường được biểu thị
bằng một giá trị số, đơn vị tính bằng decibel (dB). Tỷ lệ có thể là số không, số
dương hoặc số âm. SNR trên 0 dB cho thấy mức tín hiệu lớn hơn mức nhiễu. Tỷ lệ
này càng cao thì chất lượng tín hiệu càng tốt.

Đầu tiên tín hiệu từ PT, ST truyền đến R lần lượt là √ a1 PS 1 x1 , √ a1 PS 2 x2 . Khi truyền
qua kênh fading Rayleigh có sự ảnh hưởng của nhiễu AWGN tín hiệu nhận được ở
relay được xác định như sau:

y R=h n x +w R (3-1)

Với h n là hệ số kênh fading Rayleigh, x là tín hiệu được gửi bởi PT và ST, w R là
nhiễu trắng cộng (Additive White Gaussian Noise-AWGN) tại relay w R CN ¿ ) có
giá trị trung bình bằng 0 và phương sai là σ 2R . Khi đó tín hiệu tổng hợp tại relay là:

y R=√ a1 PS 1 x1 h PT , R + √ a2 PS 2 x2 hST , R +w R (3-2)

40
Relay chuyển tiếp tín hiệu đến người dùng SU2 qua kênh fading Rayleigh, tín hiệu
nhận được tại SU2 được xác định như sau:

y R , SU 2=( √ a1 P R x 1+ √ a 2 P R x 2 )h R , SU 2+ w R , SU 2 (3-3)

Tín hiệu nhận được tại SU2 từ liên kết trực tiếp ST-SU2:

y ST ,SU 2=√ PS 2 x 2 h ST , SU 2 + wST ,SU 2 (3-4)

PS1 PS 2 PR
Với ρ= 2
= 2
= là tỉ số SNR phát giữa công suất phát và công suất nhiễu. Tỉ
σ σ σ2
số tín hiệu trên nhiễu để giải mã tín hiệu x 2 tại R là:

2
¿ hST , R ∨¿
γ R , x =a2 ρ 2
¿ (3-5)
2
a 1 ρ ¿ h PT , R∨¿ +1 ¿

Sau khi giải mã thành công x 2, các thành phần liên quan đến x 2 được loại bỏ khỏi tín
hiệu tổng hợp. Khi đó tỉ số tín hiệu trên nhiễu để giải mã tín hiệu x 1 tại R là:

γ R , x =a1 ρ¿ hPT , R ∨¿2 ¿


1
(3-6)

Tỉ số tín hiệu trên nhiễu để giải mã tín hiệu x 2 tại SU2 trên đường liên kết chuyển
tiếp:

¿ h R , SU 2 ∨¿2
γ RSU 2 , x =a2 ρ ¿ (3-7)
2
a1 ρ ¿ h R , SU 2∨¿2+ 1¿

Trên đường liên kết trực tiếp, SNR tại SU2 được xác định như nhau:

γ STSU 2 , x =ρ∨hST ,SU 2∨¿2 ¿


2
(3-8)

3.4 Xác suất dừng hoạt động của mạng sơ cấp

Xác suất dừng (OP) cho phép ta đánh giá hiệu năng của hệ thống thông tin liên lạc
vô tuyến. Xác suất dừng được định nghĩa là xác suất mà tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu tại
máy thu được chọn nhỏ hơn ngưỡng xác định trước.

41
Áp dụng phương pháp kết hợp tỉ số tối đa – MCR tại SU2 để kết hợp tín hiệu của
hai đường liên kết trực tiếp và chuyển tiếp giữa ST và người dùng cuối NOMA.

Tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu tại SU2 được xác định như sau:

γ SMRC
U2 ¿ γ S T ,S U 2 + γ RSU 2 , x 2 (3-9)
¿ ¿

Các sự kiện dừng hoạt động ở SU2 có thể được giải thích là: Đầu tiên tín hiệu x 2 có
thể được phát hiện tại R, nhưng tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu nhận được tại SU2 sau MRC
lại nhỏ hơn ngưỡng γ 2. Sự kiện thứ hai là R không thể phát hiện tín hiệu x 2 và tỉ lệ
tín hiệu trên nhiễu nhận được SU2 trên đường liên kết trực tiếp nhỏ hơn ngưỡng γ 2.
Do đó, xác suất dừng ở SU2 được biểu diễn như sau:

⁡( γ S U 2 <γ 2 ) Pr
MRC

PS U 2 =¿ Pr ⏟ ⁡( γ R , x 2> γ 2 )
A1 A2
(3-10)
+ Pr ⁡( γ R , x 2< γ 2 , γ S T S U 2 , x2 < γ 2 )

A3

trong đó γ 2 là ngưỡng dừng (một hằng số dương) và R2 là tốc độ dữ liệu đạt được tại
SU2, khi đó γ 2 được xác định như sau:
R2
γ 2=2 −1 (3-11)

Dựa vào công thức số (2-4), (2-6) và (3-11), qua các bước phân tích và biến đổi,
công thức dạng đóng của xác xuất dừng tại SU2 có thể được xác định như sau:

¿ (3-12)

Với:

E2 ¿

1 γ2 −a2 −m
Và ξ= −m
− −m −Ψ 1 ,Ψ 1= −m
, Ψ 2=a 1 ρ d R ,S U 2
a1 ρ d R ,S U 2 ρ d S T , S U 2 a1 ρd S T , S U 2

42
3.5 Thông lượng

Thông lượng của hệ thống được xác định như sau:

τ =(1−PSU 2) R2 (3-13)

43
CHƯƠNG 4 MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG

4.1 Giới thiệu về phần mềm mô phỏng MATLAB

Việc đánh giá hiệu năng dựa trên các phép đo kiểm tra bắt nguồn từ thiết kế phần
cứng là một phương pháp chính xác và độ tin cậy cao, rất hữu ích trong các giai
đoạn cuối của thiết kế khi các lựa chọn thiết kế bị giới hạn trong một tập hợp con
nhỏ. Tuy nhiên, cách tiếp cận này thường tốn nhiều chi phí, tốn thời gian và không
linh hoạt, khiến việc sử dụng phương pháp này sớm trong chu kỳ thiết kế với một số
lượng lớn các lựa chọn thiết kế là không thực tế.

Bằng cách sử dụng cách tiếp cận dựa trên mô phỏng để đánh giá hiệu năng, các hệ
thống có thể được mô hình hóa ở hầu hết mọi mức độ chi tiết mong muốn và không
gian thiết kế có thể được khai thác một cách chi tiết và cụ thể hơn bằng cách sử
dụng các phương pháp mô phỏng, dựa trên công thức hoặc dựa trên thử nghiệm.

Hình 4.1 Phần mềm Matlap

44
MATLAB là viết tắt của MATrix LABoratory. MATLAB ban đầu được viết để
cung cấp quyền truy cập dễ dàng vào phần mềm ma trận được phát triển bởi các dự
án LINPACK (gói hệ thống tuyến tính) và EISPACK (gói hệ thống Eigen).
MATLAB là một ngôn ngữ hiệu suất cao cho điện toán kỹ thuật. Nó tích hợp tính
toán, trực quan hóa và môi trường lập trình.

Hơn nữa, MATLAB là một môi trường ngôn ngữ lập trình hiện đại: nó có cấu trúc
dữ liệu tinh vi, chứa các công cụ chỉnh sửa và gỡ lỗi tích hợp và hỗ trợ lập trình
hướng đối tượng. Những yếu tố này làm cho MATLAB trở thành một công cụ tuyệt
vời để giảng dạy và nghiên cứu. MATLAB có nhiều ưu điểm so với các ngôn ngữ
máy tính thông thường (ví dụ: C, FORTRAN) để giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
MATLAB là một hệ thống tương tác có phần tử dữ liệu cơ bản là một mảng không
yêu cầu kích thước. Gói phần mềm này đã có mặt trên thị trường từ năm 1984 và
hiện được coi là một công cụ tiêu chuẩn tại hầu hết các trường đại học và ngành
công nghiệp trên toàn thế giới. MATLAB cho phép tính toán các phép tính phức tạp
cao và có các lệnh để vẽ biểu đồ.

Bài báo cáo này chúng em sử dụng MATLAB là công cụ để mô phỏng công thức
tính xác suất dừng và thông lượng, qua đó hỗ trợ để đưa ra đánh giá về hiệu năng
của hệ thống mạng thứ cấp.

45
4.2 Mô phỏng và đánh giá

4.2.1 Mô phỏng xác suất dừng hoạt động

4.2.1.1 Xác suất dừng hoạt động dựa trên SNR phát

Bảng 4.1 Các thông số mô phỏng ở Hình 4.2

Thông số Đơn vị Giá trị


Mẫu Monte Carlo - 1e7
Hệ số phân bổ công suất cho PD1 - 0.1
Hệ số phân bổ công suất cho SD2 - 0.9
Tốc độ dữ liệu ( R2) bps/Hz 1, 1.5, 2
SNR phát ( ρ ) dB 0 đến 40
Khoảng cách từ R đến PU1 - 2
Khoảng cách từ R đến SU2 - 4
Hệ số suy hao m - 2

Hình 4.2 Xác suất dừng hoạt động dựa trên SNR phát

Kết quả mô phỏng ở Hình 4.2 cho thấy rằng đối với ba trường hợp tốc độ dữ liệu
bằng R2 = 1.5, 2 ở SNR phát nhỏ hơn 10dB và R 2 = 1 ở SNR phát nhỏ hơn 5dB thì
xác suất dừng gần như bằng 1, điều này có nghĩa là tại SU2 sẽ không giải mã được
tín hiệu của chính nó. Cho nên SNR phát tối thiểu ở trường hợp R 2 = 1.5, 2 là 10dB

46
và trường hợp R2 = 1 là 5dB. Hơn nữa, ta có thể quan sát thấy rằng ở cả ba trường
hợp tốc độ dữ liệu R2 = 1, 1.5, 2 thì xác suất dừng hoạt động thay đổi theo giá trị
của SNR phát, cụ thể xác suất dừng hoạt động giảm khi SNR tăng và khoảng cách
hiệu năng ở ba trường hợp tốc độ dữ liệu khác nhau cùng nằm trong phạm vi SNR.
Như vậy có thể đánh giá rằng tốc độ dữ liệu càng tăng thì càng trễ ổn định, hiệu
năng càng kém. Ngược lại tốc độ dữ liệu thấp cho hiệu năng tốt hơn, ở tốc độ dữ
liệu R2 = 1 (bps/Hz) với SNR phát là 40dB có xác suất dừng nhỏ nhất, hệ thống
truyền ổn định cho hiệu năng tốt nhất. Với các kết quả trên ta có thể khẳng định
được rằng khi truyền dữ liệu với một tốc độ dữ liệu thì cần có công suất phát phù
hợp để hệ thống ổn định. Ngoài ra, ta quan sát được rằng kết quả phân tích và kết
quả mô phỏng trùng khớp với nhau.

4.2.1.2 Xác suất dừng hoạt động dựa trên tốc độ dữ liệu

Bảng 4.2 Các thông số mô phỏng ở Hình 4.3

Thông số Đơn vị Giá trị


Mẫu Monte Carlo - 1e7
Hệ số phân bổ công suất cho PU1 - 0.1
Hệ số phân bổ công suất cho SU2 - 0.9
Tốc độ dữ liệu ( R2) bps/Hz 1 đến 2
SNR phát ( ρ ) dB 20, 30, 40
Khoảng cách từ PT, ST đến R - 1
Khoảng cách từ R đến PU1 - 2
Khoảng cách từ R đến SU2 - 4
Hệ số suy hao m - 2

47
Hình 4.3 Xác suất dừng hoạt động dựa trên tốc độ dữ liệu

Kết quả mô phỏng Hình 4.3 cho thấy rằng ở cả ba trường hợp ρ = 20, 30, 40dB có
xác suất dừng hoạt động lớn nhất ở R2 = 2 và xác suất dừng nhỏ nhất ở R2 = 1. Như
vậy có thể khẳng định rằng xác suất dừng tăng khi tốc độ dữ liệu cao hơn. Hay nói
cách khác nếu SNR phát không đổi thì hiệu năng của hệ thống càng kém khi tốc độ
dữ liệu càng cao. Ngoài ra, có thể nhận thấy rằng khi tăng SNR phát góp phần cải
thiện hiệu năng của hệ thống. Cụ thể, trong trường hợp này ở SNR phát là 40dB với
xác suất dừng nhỏ nhất, cho hiệu năng tốt nhất.

Các kết quả trên cho thấy sự thay đổi về xác suất dừng của hệ thống dựa trên hai đại
lượng SNR phát và tốc độ dữ liệu:

- Đối với mô hình tốc độ dữ liệu cố dịnh, ta thấy xác suất dừng của hệ thống càng
giảm khi SNR tăng, hiệu năng hệ thống được cải thiện. Dẫn đến khi truyền đi xa với
một tốc độ dữ liệu cần có công suất phát phù hợp để hệ thống ổn định.

- Đối với sơ đồ phân bổ công suất cố định, xác suất dừng càng tăng khi tốc độ dữ
liệu càng tăng.

48
4.2.2 Mô phỏng thông lượng

Bảng 4.3 Các thông số mô phỏng ở Hình 4.4

Thông số Đơn vị Giá trị


Mẫu Monte Carlo - 1e6
Hệ số phân bổ công suất cho PU1 - 0.2
Hệ số phân bổ công suất cho SU2 - 0.8
Tốc độ dữ liệu ( R2) bps/Hz 0 đến 20
SNR phát ( ρ ) dB 25, 35, 45
Khoảng cách từ PT, ST đến R - 1
Khoảng cách từ R đến PU1 - 2
Khoảng cách từ R đến SU2 - 4
Hệ số suy hao m - 2

Hình 4.4 Thông lượng hệ thống

Ở kết quả mô phỏng Hình 4.4 có thể thấy rằng ở tốc độ dữ liệu R2 = 6 với SNR phát
là 25dB, R2 = 9.5 với SNR phát là 35dB và R 2 = 13 với SNR phát là 45dB thì thông
lượng của hệ thống gần như bằng 0. Thông lượng của hệ thống tối ưu khi SNR cao
hơn và khi đến ngưỡng tốc độ dữ liệu nhất định thì thông lượng sẽ giảm dần ở tốc

49
độ dữ liệu cao hơn. Trong trường hợp này thông lượng của hệ thống tối ưu nhất khi
ρ = 45 (dB) và tốc độ dữ liệu R2 = 8 (bps/Hz).

Qua đây ta cũng có thể nhận ra rằng với một hệ thống với công suất phát cố định thì
sự ảnh hưởng tốc độ dữ liệu đến thông lượng hệ thống là vô cùng rõ ràng. Kết quả
mô phỏng có sự chênh lệch so với kết quả trong [10] do có sự thay đổi của chúng
em về SNR phát.

Để làm rõ hơn về sự ảnh hưởng của khoảng cách đối với thông lượng của hệ thống.
Ở trường hợp hợp này với các thông số mô phỏng như Bảng 4.3 chỉ thay đổi
khoảng cách từ relay đến người dùng thứ cấp từ 4 xuống 3 có nghĩa là khoảng cách
từ relay đến người dùng thứ cấp gần hơn trường hợp ở Hình 4.4.

Hình 4.5 Thông lượng của hệ thống với sự thay đổi của khoảng cách.

Quan sát kết quả mô phỏng ta có thể thấy rằng có sự thay đổi về thông lượng của hệ
thống. So với Hình 4.4 thì ở Hình 4.5 này R2 = 7 với SNR phát là 25dB, R2 = 10 với
SNR phát là 35dB và R2 = 13.5 với SNR phát là 45dB thì thông lượng của hệ thống
bằng 0. Với SNR phát là 45dB ở Hình 4.4 cho thông lượng tối ưu nhất ở ngưỡng 6.5
với tốc độ dữ liệu R2 = 8. Nhưng ở Hình 4.5 cũng với SNR phát là 45dB nhưng cho
thông lượng cao hơn ở ngưỡng 7 với tốc độ dữ liệu R 2 = 8.5. Như vậy có thể thấy
rằng cùng một SNR phát nhưng ở cả hai trường hợp có thông lượng khác nhau, ở

50
trường hợp Hình 4.5 có thể đáp ứng được tốc độ dữ liệu cao hơn và vẫn đảm bảo tối
ưu về hiệu năng của hệ thống. Có thể nói rằng cần xác định vị trí đặt relay phù hợp
để cải thiện hiệu năng của hệ thống thứ cấp.

Kết luận:

So với kết quả được trình bày bởi các tác giả trong [10] thì kết quả mà luận văn đạt
được là khá tốt. Cụ thể:

- Thông lượng của hệ thống đạt được tối ưu ở SNR phát là 45dB và tốc độ dữ liệu là
R2 = 8.5.

- Khi truyền với tốc độ dữ liệu cao hơn hiệu năng của hệ thống vẫn đảm bảo ở mức
ổn định.

51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận và hướng phát triển

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn này đã đạt được các mục tiêu đề xuất ban đầu:
Xây dựng mô hình hệ thống truyền thông vô tuyến nhận thức sử dụng NOMA, đưa
ra các biểu thức toán học về xác suất dừng hoạt động và thông lượng của hệ thống
được tính toán dựa trên SNR thu được. Đồng thời, các công thức phân tích được
kiểm chứng bằng phương pháp mô phỏng Monte - Carlo. Qua kết quả mô phỏng, ta
có thể phân tích các thông số ảnh hưởng đến hiệu năng của hệ thống. Đối với sơ đồ
phân phối công suất cố định, hiệu năng của hệ thống càng kém khi tốc độ dữ liệu
càng cao và thông lượng cao nhất có thể đạt được ở tốc độ dữ liệu cụ thể. Ngoài ra
tăng SNR phát cũng góp phần cải thiện hiệu năng của hệ thống.

Các hướng phát triển tiềm năng của nghiên cứu này có thể là:

- Phân tích mô hình CR-NOMA truyền hợp tác được hỗ trợ bởi công nghệ thu năng
lượng vô tuyến EH ở nút chuyển tiếp.

- Xem xét hiệu năng của hệ thống khi sử dụng nhiều nút chuyển tiếp.

- Phân tích hiệu năng của hệ thống thứ cấp có nhiều người dùng.

- Xác suất nghe lén qua kênh truyền fading Rayleigh.

Tác động xã hội và phát triển nghề nghiệp

- Tác động của đề tài đến xã hội:

Trong xu hướng phát triển của hiện nay, sự gia tăng của công nghệ internet ,IOT
đang góp phần giúp xã hội càng ngày càng phát triển. Cùng với sự gia tăng về số
lượng người truy cập internet thì nhu cầu về hiệu quả sử dụng phổ tần trong xã hội
cũng ngày càng lan rộng. Dẫn đến sự cần thiết của các nghiên cứu về mạng trong
ngành Viễn thông, nhằm đáp ứng đầy đủ sự cần thiết của những vấn đề trên.Trong

52
luận văn này chúng em đã đề cập đến sự hiệu quả của việc kết hợp mạng vô tuyến
nhận thức với NOMA trong sự phát triển chung của ngành viễn thông. Góp một
phần trong công cuộc nghiên cứu, phát triển chung của xã hội.

- Phát triển nghề nghiệp :

Qua những kiến thức cũng như kinh nghiệm sau khi hoàn thành được luận
văn .Chúng em cảm thấy được nâng cao về trình độ học vấn cũng như sự thành thạo
trong các công việc tìm kiếm, xử lí dữ liệu. Ngoài ra tiếp thêm niềm đam mê nghiên
cứu sáng tạo trong lĩnh vực này. Các kỹ năng quản lý thời gian, quản lý công việc,
làm việc nhóm được cải thiện và phát triển tốt hơn nữa. Qua tất cả các điều trên
giúp em có một nền tảng vững chãi để phát triển về mặt nghề nghiệp trong tương
lai.

53
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] A. Goldsmith, S. A. Jafar, I. Maric, anh S. Srinivasa, "Breaking spectrum


gridlock with cognitive radios: An information theoretic perspective," Proc.
IEEE, vol. 97, no. 5, pp. 894-914, May 2009.

[2] L. Lv, J. Chen, and Q.Ni, "Cooperative non-orthogonal mutiple access in


cognitive radio," IEEE Commun. Lett, vol. 20, no. 10, pp. 2059-2062, Oct
2016.

[3] X. Kang, Y.C Liang, A. Nallanathan, H. K. Garg, and R. Zhang, "Optimal


power allocation for fading channels in cognitive radio networks: Ergodic
capacity and outage capacity," IEEE Trans. Wireless Commun, vol. 8, no. 2,
pp. 940-950, Feb 2009.

[4] A. Goldsmith, "Wireless communications," Cambridge University Press,


2005.

[5] Y. Pei, Y. C. Liang, K. C. Teh, and K. H. Li, "Secure communication in


multiantenna cognitive radio networks with imperfect channel state
information," IEEE Transactions on Signal Processing, vol. 59, no. 4, pp.
1683-1693, April 2011.

[6] Z. Ding, Z. Yang, P. Fan, and H. V. Poor, "On the performance of non-
orthogonal multiple access," IEEE Signal Process. Lett, vol. 21, no. 12, pp.
1501-1505, Jul 2014.

[7] Z. Ding, M. Peng, and H. V. Poor, "Cooperative non-orthogonal multiple


access in 5G systems," IEEE Commun. Lett, vol. 19, no. 8, pp. 1462-1465,
Aug 2015.

[8] L. Lv, Q. Ni, Z. Ding, J. Chen, "Application of non-orthogonal multiple access

54
in cooperative spectrum-sharing networks over Nakagami-m fading channels,"
IEEE Trans. Veh. Technol, vol. 66, no. 6, pp. 5506-5511, Nov 2016.

[9] K-T. Nguyen, Dinh-Thuan Do, X-X. Nguyen, N-T. Nguyen, D-H. Ha,
"Wireless information and power transfer for full duplex relaying networks:
performance analysis," Proc. of Recent Advances in Electrical Engineering
and Related Sciences (AETA 2015), HCMC, Vietnam, pp. 53-62, 2015.

[10] Hong-Nhu Nguyen, Si-Phu Le, Chi-Bao Le and Dinh-Thuan Do, "Cognitive
Radio Assisted Non-Orthogonal Multiple Access: Outage Performance,"
IEEE, 2019.

[11] X. Yue, Y. Liu, S. Kang, A. Nallanathan and Z. Ding, "Exploiting Full/Half-


Duplex User Relaying in NOMA Systems," IEEE Transactions on
Communications, vol. 66, no. 2, pp. 560-575, 2018.

[12] V. N. Q. Bao, L. Q. Cuong, L. Q. Phu, T. D. Thuan, L. M. Trung, and N. T.


Quy, “Spectrum Survey in Vietnam: Occupancy Measurements and Analysis
for Cognitive Radio Applications,” in The 2011 International Conference on
Advanced Technologies for Communications, pp. 135-143, 2011.

[13] Nguyễn Văn Chính, "Về truyền thông kết hợp trong môi trường vô tuyến nhận
thức: Cải thiện và đánh giá hiệu năng mạng thứ cấp," Học Viện Bưu Chính
Viễn Thông, Hà Nội, 2017.

[14] I.F. Akyildiz, W.-Y. Lee, M.C. Vuran, S. Mohanty, "NeXt genera-tion/
dynamic spectrum access/cognitive radio wireless networks:a survey,"
Elsevier Press, Computer Networks, vol. 20, no. 13, pp. 2127-2159, 2006.

[15] J. Mitola III and G. Q. Maguire, "Cognitive radio: making software radios
more personal," IEEE Personal Communications Magazine, vol. 6, no. 4, pp.
13-18, 1999.

55
[16] V. N. Q. Bao, T. Q. Duong, and C. Tellambura, ""On the Performance of
Cognitive Underlay Multihop Networks with Imperfect Channel State
Information," Communications, IEEE Transactions on, vol. 61, pp. 4864-4873,
2013.

[17] Towhidlou, Vahid, Full Duplex Communication in Cognitive Radio Networks,


Awarding institution: King's College London, 2016.

[18] Linglong Dai , Senior Member, IEEE, Bichai Wang , Student Member, IEEE,
Zhiguo Ding, "A Survey of Non-Orthogonal Multiple Access for 5G," IEEE
Communications Surveys & Tutorials, vol. 20, no. 3, 2018.

[19] Laneman, J. N., Tse, D. N. C., Wornell, G. W, "Cooperative diversity in


wireless networks: Efficient protocols and outage behavior," IEEE
Transactions on Information Theory, vol. 50, p. 3062–3080, 2004.

[20] Vo Nguyen Quoc Bao and H. Y. Kong, "An Exact Closed-form Expression for
Bit Error Rate of Decode-and-Forward Relaying Using Selection Combining
over Rayleigh Fading Channels," Journal of Communications and Networks,
vol. 10, no. 5, pp. 480-488, 2009.

[21] E. Bjornson, M. Matthaiou, M. Debbah, “A New Look at Dual-Hop Relaying:


Performance Limits with Hardware Impairments,” IEEE Trans. Commun, pp.
4512-4525, 2013.

[22] A. Papoulis and S.U. Pillai, “Probability, Random Variables and Stochastic
Process,” 2002.

56
[23] P. T. D. Ngoc, T. T. Duy, V. N. Q. Bao and H. V. Khuong, "Performance
Enhancement for Underlay Cognitive Radio with Partial Relay Selection
Methods under Impact of Hardware Impairment," in Proc. of the 2015
International Conference on Advanced Technologies for Communications
(ATC 2015), pp. 645-650, Oct 2015.

[24] T. T. Duy, P. N. Son, "Secrecy Performances of Multicast Underlay Cognitive


Protocols with Partial Relay Selection and without Eavesdropper’s
Information," KSII Transactions on Internet and Information Systems (TIIS),
vol. 9, no. 1, pp. 4623-4643, Nov 2015.

[25] Minh-Sang Van Nguyen, Dinh-Thuan Do and Miroslav Voznak, “Improving


Performance of Far Users in Cognitive Radio: Exploiting NOMA and Wireless
Power Transfer,” Energies, 2019.

[26] Dinh-Thuan Do, Anh-Tu Le 2, Chi-Bao Le 2 and Byung Moo Lee, "On Exact
Outage and Throughput Performance of Cognitive Radio based Non-
Orthogonal Multiple Access Networks With and Without D2D Link," Sensors,
vol. 19, no. 15, 2019.

[27] Sultangali Arzykulov, Theodoros A. Tsiftsis, , Galymzhan Nauryzbayev,


"Outage Performance of Underlay CR-NOMA Networks with Detect-and-
Forward Relaying," 2018.

57
PHỤ LỤC

Chứng minh công thức số (3-12)


¿ Pr ⁡( γ SD 2 <γ 2 )
MRC
A1

( )
2
γ2 a2|hR ,S U 2| 2 2
¿ ¿ Pr ⁡ |hS T , S U 2| < − ,|hR ,S U 2| <τ
ρ a ρ|h 2
1 R ,S U 2| +1
¿ ¿
2
Đặt x=|hR ,S U 2| , hàm phân phối tích lũy (CDF) của γ SD
MRC
2 có thể được biểu diễn như

sau:

( )
τ
γ2 a2 x
¿ ∫ F|h 2
|
− f 2 ( x)dx
0
S T ,SU 2
ρ a1 ρx+1 |h |
R ,S U 2

Thay công thức (2-4) và (2-6) vào công thức trên ta được:

∫( )(

( γ2 a x
− 2
)
)
τ ρ a1 ρx+1 −x
−m
d ST , S U 2 1 −m
dR , SU 2
¿ 1−e −m
e dx
0 d R, SU 2

)( )
(

γ2 a x
− 2
)
( ) ∫(
τ −x τ −x ρ a1 ρx +1
1 1
¿∫
−m −m −m
d 2 d d
−m
e R ,SU 2
dx− −m
e R ,SU 2
e ST ,S U 2
dx
0 d R,SU 2 0 d R, SU 2

¿ 1−e
−τ
−m
d R,S U 2
−∫
τ
( ) dx 1
e
−x
−m
dR ,SU 2
e
−1 γ2

a2 x
d ST ,S U 2 ρ a1 ρx +1
−m

−m

d0 R,SU 2
E1

Đặt y=a1 ρx+1, thực hiện đổi cận khi đó E1 được viết lại như sau:

τ a1 ρ+1
1
− y−1
(
−1 γ 2 a2( y−1)

) dx
∫ dS T , SU 2 ρ
−m
a1 ρd R, SU 2
−m
a1 ρ y
¿ −m
e e
1 d R ,S U 2

−γ 2 τ a1 ρ+1 − y−1 a2( y−1)


1
¿ −m
d R , SD 2
e
ρ d−m
S T ,S U 2
∫ e
ρ a1 d−m
R,S U 2
e
ρ d−m a y
ST ,S U 2 1
dy
1

Khai triển định lý nhị thức ta được:

58


¿ ∑❑¿¿
Ψ 2 n=0

1 γ2 −a2 1
Trong đó ξ= −m
− −m −Ψ 1 ,Ψ 1= −m và Ψ 2=a1 ρd −m
R , S U 2. Đặt z=
a1 ρ d R ,SD 2 ρ d S T , S U 2 a1 ρd S T , S U 2 y
khi đó E2 được viết lại như sau:
1 −a2 z
1

−m
ρ a1 dST ,SU 2
E2 ¿ n+2
e dz
1 z
τ a1 ρ +1
¿ ¿

Cuối cùng A1 được viết lại như sau:

A1 ¿

A2 ¿ Pr ( γ R ,x 2 >γ 2 )
∞ ∞

¿ ¿∫ f |h |
2 (x ) ∫ f |h |
2 ( y ) dxdy
PT , R ST, R
0 γ2
( ρx+1)
ρ
¿ ¿

γ2
− ( ρx +1)
∞ −x ρ
1
¿∫
−m −m
dPT ,R dST ,R
−m
e e dx
0 d PT , R

∞ −x −γ 2 x −γ2
1
∫e
−m −m −m
dPT ,R dST ,R ρ dST , R
¿ e e dx
d−m
PT , R 0

−γ 2 ∞ −x −γ 2 x
1
∫e
−m −m −m
ρ d ST ,R d PT ,R d ST , R
¿ e e dx
d−m
PT , R 0

( )
−γ 2 ∞ 1 γ2
− + −m x
1

−m −m
ρ d ST ,R d PT ,R d ST , R
¿ −m
e e dx
d PT , R 0

1
−γ 2 ∞

( d −m
ST , R
−m
+γ 2 d −m
PT ,R
−m
) dx
x


−m
ρ d ST ,R d PT ,R dPT , R
¿ −m
e e
d PT , R 0

−γ 2
1 −m
ρ d ST ,R d−m −m
PT , R d ST , R
¿ −m
e −m −m
d PT , R d ST , R +γ 2 d PT , R

59
−γ 2
d−m
ST , R
−m
dST ,R ρ
¿ −m −m
e
d ST , R + γ 2 d PT ,R

( )
2
ρ|hST , R| 2
A3 =Pr ⁡( γ R , x 2< γ 2 , γ STSU 2 , x2 < γ 2 )¿ Pr ⁡ 2
< γ 2 , ρ|hST ,SU 2| <γ 2
ρ|h PT , R| +1

(
¿ Pr ⁡ |h ST , R| <
2 γ2
ρ
(
2 γ2
ρ|hPT , R| +1 ) ,|h ST , SU 2| <
2

ρ )
γ2 γ2
(ρy +1)
ρ ∞ ρ
¿ ∫ f |h |2
( x )dx ∫ ∫ f |h |2
( y )f |h |2
(z ) dydz
ST , SU 2 PT , R ST , R
0 0 0

γ2 γ2
(ρy +1)
ρ −y ∞ ρ −y −z
1 1 1
¿∫ dx ∫ ∫
−m −m −m
d ST , SU 2 d PT , R dST , R
−m
e −m
e −m
e dydz
0 d ST , SU 2 0 0 d PT , R d ST ,R

( )
γ2
− ( ρ y+1)

( )∫
−γ2 ∞ −y ρ
−m
1 −m −m

¿ 1−e d ST ,SU 2 ρ
−m
e d PT, R
1−e dST , R
dy
0 d PT , R

¿ ( 1−e )∫ d 1
−γ2 ∞ −y ∞ −y − γ2 y
−γ 2
1
dy −∫
−m −m −m −m
d ST ,SU 2 ρ d PT, R d PT ,R dST , R
e e e e dy
−m
ρ dST ,R
−m −m
0 PT , R 0 d PT , R

( [
) 1−( ( )
)]
−γ2 −γ2 ∞ 1 γ
− + −m2 y
1 −m

∫e
−m
dST , SU 2 ρ
−m
ρ dST , R d PT , R d ST , R
¿ 1−e −m
e
d PT , R 0

( )[ ( ( )
)]
−m −m
−γ −γ2 ∞ d ST ,R + γ2 d PT , R
2
− y
1 −m −m


d −m
ρ ρ d−m dPT , R d PT , R
¿ 1−e ST , SU 2
1− e ST , R
e
d −m
PT , R 0

¿ ( 1−e
[
) 1−( )]
−γ2 −γ2 −m −m
−m
dST , SU 2 ρ 1 −m
ρ dST , R d PT , R d ST , R
e
d −m
PT , R d−m −m
ST , R + γ 2 d PT , R

60
( )(1− d )
−γ2 −γ2
−m
dST ,SU 2 ρ d −m
ST , R
−m
ρ dST , R
¿ 1−e −m −m
e
ST ,R +d PT ,R γ2

( ( ))
− γ2 −γ 2 1 1
d−m ρ d−m
ST ,R d−m ρ
− γ2 −m
+ −m
dST , SU 2 ρ d ST , R ρ
¿ 1−e ST ,SU 2
− −m −m
e ST , R
−e
d ST , R +d PT , R γ2

Dựa vào công thức số (3-10) và các kết quả phân tích A1, A2, A3 công thức (3-12)
được đưa ra như sau:

Công thức (3-12) đã được chứng minh.

61

You might also like