You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA : ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

NGÀNH : KỸ THUẬT ĐIỆN

BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP


THI CÔNG LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 2 MÁY BƠM
CHẠY LUÂN PHIÊN 2 CHẾ ĐỘ MAN/AUTO

CBHD : TRƯƠNG THÀNH CHUNG

GVGS :

SVTH : LÊ VĂN LONG

MSSV : 41800354

LỚP : 18040103

TP. HỒ CHÍ MINH 19 THÁNG 8 NĂM 2022


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Ngày ....... tháng ........ năm .........

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ tên)


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Ngày ....... tháng ........ năm .........

GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

(Ký và ghi rõ họ tên)

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Tôn Đức Thắng đã tạo mọi điều kiện
cho sinh viên chúng em có một môi trường học tập tối ưu nhất.

Để hoàn thành khóa thực tập này sự cố gắng của bản thân em chỉ là một phần nhỏ tất cả là
nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của anh Trương Thành Chung đã cung cấp cho em những kiến thức
nền tảng trong suốt quá trình thực tập để em có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập này.

Em cũng xin chân thành cám ơn các thầy cô trong Khoa Điện – Điện Tử đã hướng dẫn và
giảng dạy cho chúng em nhiều kiến thức trong thời gian vừa qua.

Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ GIẢI PHÁP TIẾT
KIỆM ĐIỆN-------------------------------------------------------------------------------------------------------7
1.1 Lịch sử phát triển.-----------------------------------------------------------------------------------------7
1.2 Các sản phẩm của công ty.-------------------------------------------------------------------------------7
CHƯƠNG 2. NHIỆM VỤ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP-----------------------------------------------------8
2.1 Tìm hiểu về khí cụ điện.----------------------------------------------------------------------------------8
2.1.1 Khái niệm về CB.------------------------------------------------------------------------------------8
2.1.2 Phân loại CB.-----------------------------------------------------------------------------------------8
2.2 Tìm hiểu các loại dây dẫn.-------------------------------------------------------------------------------9
2.2.1 Các loại dây trên thị trường.------------------------------------------------------------------------9
2.2.1.1 Dây đơn.-----------------------------------------------------------------------------------------9
2.2.1.2 Dây đơn mềm.-----------------------------------------------------------------------------------9
2.2.1.3 Dây điện đôi.------------------------------------------------------------------------------------9
2.2.1.4 Dây xoắn mềm.---------------------------------------------------------------------------------9
2.2.1.5 Dây cáp.------------------------------------------------------------------------------------------9
2.2.1.6 Dây cáp bọc vỏ.-------------------------------------------------------------------------------10
2.2.1.7 Dây cáp ngoài trời - cáp ngầm 3 pha.------------------------------------------------------10
2.2.2 Cách lựa chọn tiết diện dây dẫn.-----------------------------------------------------------------10
2.3 Tìm hiểu chống sét.--------------------------------------------------------------------------------------11
2.3.1 Các loại chống sét (trực tiếp và lan truyền).----------------------------------------------------11
2.3.1.1 Chống sét đánh thẳng.------------------------------------------------------------------------11
2.3.1.2 Chống sét lan truyền.-------------------------------------------------------------------------12
2.3.2 Hệ thống tiếp địa (nối đất).------------------------------------------------------------------------13
2.3.3 Yêu cầu tiếp địa của mỗi loại chống sét.--------------------------------------------------------13
2.4 Tìm hiểu hệ thống PCCC.------------------------------------------------------------------------------14
2.4.1 Hệ thống báo cháy.---------------------------------------------------------------------------------14
2.4.2 Các hệ thống báo cháy tự động.------------------------------------------------------------------14
2.4.2.1 Hệ thống báo cháy thông thường.-----------------------------------------------------------14
2.4.2.2 Hệ thống báo cháy địa chỉ.-------------------------------------------------------------------14
2.4.2.3 Hệ thống báo cháy thông minh.-------------------------------------------------------------14
2.4.2.4 Hệ thống báo cháy không dây.--------------------------------------------------------------15
2.4.3 Hệ thống chữa cháy.-------------------------------------------------------------------------------15
2.4.3.1 Hệ thống chữa cháy vách tường.------------------------------------------------------------15
2.4.3.2 Hệ thống chữa cháy Sprinkler.--------------------------------------------------------------15
2.4.3.3 Hệ thống chữa cháy bằng khí.---------------------------------------------------------------15
2.4.3.3.1 Hệ thống chữa cháy tự động FM-200 (HFC-227EA).------------------------------15
2.4.3.3.2 Hệ thống chữa cháy tự động CO2.-----------------------------------------------------16
2.4.3.3.3 Hệ thống chữa cháy tự động bọt Foam.-----------------------------------------------16
2.4.3.3.4 Hệ thống chữa cháy Novec.------------------------------------------------------------16
2.4.3.3.5 Hệ thống chữa cháy Stat-X.------------------------------------------------------------16
2.4.3.3.6 Hệ thống chữa cháy tự động Nitơ.-----------------------------------------------------17
2.4.3.3.7 Hệ thống chữa cháy bếp ( hệ thống Range Guard ).--------------------------------17
2.5 Hệ thống thông tin liên lạc.-----------------------------------------------------------------------------17
2.5.1 Khái niệm.-------------------------------------------------------------------------------------------17
2.5.2 Ứng dụng trong đời sống.-------------------------------------------------------------------------17
2.5.3 Lợi ích của hệ thống thông tin liên lạc.----------------------------------------------------------18
2.6 Mạch điều khiển 2 máy bơm chạy luân phiên.------------------------------------------------------18
2.6.1 Nguyên lý làm việc.--------------------------------------------------------------------------------18
2.6.2 Tính toán lựa chọn khí cụ cho mạch điều khiển máy bơm.-----------------------------------19
CHƯƠNG 3. TỔNG KẾT-------------------------------------------------------------------------------------21
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ
GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN

1.1 Lịch sử phát triển.


Công ty Cổ phần Công nghệ Giải pháp Tiết kiệm (Sasoltech) được thành lập vào
ngày 06 tháng 02 năm 2010 theo quyết định của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí
Minh. Trải qua 5 năm thành lập Sasoltech tự hào có một đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng
động sáng tạo, đầy nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm và được đào tạo tập huấn bài bản. Đó là
điều mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có được. Lĩnh vực kinh doanh cốt lỗi là
kinh doanh thiết bị điện công nghiệp, thiết bị điện dân dụng, gia công tủ, gia công thang
cáp, thiết kế tủ điện động lực, tủ điện điều khiển, thi công hệ thống điện, bảo trì hệ thống
điện…. Với yếu tố đó Sasoltech sẽ, đã và đang trở thành đối tác tin cậy cho khách hàng khi
hợp tác. Với phương châm “Saving for a More Comfortable Life” tập thể công ty chúng tôi
luôn luôn chú ý đến những giải pháp công nghệ để đưa đến khách hàng sản phẩm tốt nhất
tiết kiệm nhất.

Con đường chúng tôi chọn chính là ứng dụng và sáng tạo công nghệ, vươn tới tầm
cao năng suất lao động mới bằng những tri thức mới thông qua công nghệ. Chúng tôi phát
huy tối đa khả năng sáng tạo và linh hoạt để nắm bắt nhiều cơ hội mới, nỗ lực đưa ứng dụng
và sáng tạo công nghệ vào công việc và cuộc sống. Vươn đến tâm cao ứng dụng giá trị tri
thức và sáng tạo công nghệ để nâng cao năng suất lao động.

 Giới thiệu
 Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM
ĐIỆN
 Tên giao dịch quốc tế: SAVING SOLUTION TECHNOLOGY CORPORATION
 Tên viết tắc: SASOLTECH CORP
 Tổng giám đốc: Ông Trương Thành Chung
 Thành lập: năm 2010
 Địa chỉ
 Địa chỉ: 26 Đường Số 8 – Khu 2 – Phường 5 – Quận 8 – Tp.HCM
 Mã số thuế: 0309789238
 Điện thoại: 0839810349
 Fax: 0839410377

1.2 Các sản phẩm của công ty.


 Tủ acqui
 Tủ điện kế
 Tủ điều khiển bơm
 Tủ điều khiển chiếu sáng
 Tủ phân phối
 Tủ phân phối chính ( tủ MSB )
 Tủ tụ bù

CHƯƠNG 2. NHIỆM VỤ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

2.1 Tìm hiểu về khí cụ điện.

2.1.1 Khái niệm về CB.


Circuit breaker hay CB điện là một tên gọi chung cho các thiết bị điện có chức
năng chuyển mạch (đóng cắt). CB có thể đóng, cắt dòng điện, bảo vệ quá tải ngắn mạch,
sụt áp trong quá trình sử dụng điện.

2.1.2 Phân loại CB.


Ta có các loại CB như sau: MCB, MCCB, RCCB, RCBO, ACB, VCB
 MCB (Miniature Circuit Breaker) là aptomat loại tép, thường có dòng cắt định mức
và dòng cắt quá tải thấp (100A/10kA).
 MCCB (Moulded Case Circuit Breaker) là aptomat khối, thường có dòng cắt ngắn
mạch lớn (có thể lên tới 150kA).
 RCCB (Residual Current Circuit Breaker) là thiết bị chuyển mạch có chức năng
chống dòng rò.
 RCBO (Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection) là thiết bị
chuyển mạch có khả năng chống dòng rò đồng thời có cả chức năng bảo vệ quá dòng.
ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker) là thiết bị chuyển mạch có khả năng chống
dòng rò, thực chất là loại MCCB hay MCB bình thường có thêm bộ cảm biến dòng
rò. Loại này vừa bảo vệ ngắn mạch, vừa bảo vệ quá tải, vừa bảo vệ dòng rò (CB tích
hợp 3 chức năng), (ELCB = RCCB + MCB(MCCB)
 MPCB (Motor Protection Circuit Breakers) là thiết bị chuyển mạch chuyên dụng cho
động cơ. Các đặc tính của MPCB được thiết kế đặc biệt để bảo vệ động cơ, cho phép
dòng vào nhưng ngăn chặn mọi tình trạng quá dòng.
 ACB (Air Circuit Breaker) là thiết bị chuyển mạch loại không khí (dập hồ quang là
không khí). ACB là thiết bị không thể thiếu trong các tủ hạ thế, tủ máy biến áp và tủ
hòa đồng bộ máy phát điện.
 VCB (Vacuum Circuit Breakers) là thiết bị chuyển mạch loại chân không (dập hồ
quang điện là chân không). VCB là thiết bị đặc thù không thể thiếu trong các tủ trung
thế, thiết bị này thường được tích hợp sẵn trong hệ thống tủ trung thế RMU. Thiết bị
này hoạt động chủ yếu trong môi trường điện áp cao.
2.2 Tìm hiểu các loại dây dẫn.
Hiện trên thị trường có nhiều loại dây điện có thể ứng dụng được cho hệ thống điện
gia đình. Thông thường thì những loại dây này đều được bọc bởi vật liệu cách điện là nhựa
cao su dẻo PVC. Trên thân dây điện có những ký hiệu về thông tin nhà sản xuất, các tiêu
chuẩn…

2.2.1 Các loại dây trên thị trường.

2.2.1.1 Dây đơn.


Dây đơn là loại dây có 1 sợi cứng được làm từ đồng hoặc nhôm, thường được sử dụng
trong hệ thống điện trong nhà. Tiết diện của dây dẫn không quá 10 mm2, được bọc 1 lớp
cách điện bằng PVC, có thể bọc thêm một hoặc 2 lớp vải tẩm nhựa đường.

2.2.1.2 Dây đơn mềm.


Cũng như dây đơn thì dây đơn mềm cũng có vỏ bọc cách điện được làm bằng PVC
hoặc cao su lưu hóa. Ruột dẫn của dây đơn mềm được làm từ nhiều sợi đồng hoặc nhôm
nhỏ với đường kính khoảng 0.2 mm nên nó rất dẻo và mềm.

Dây đơn mềm thường được ứng dụng để đi dây trong bảng điện phân phối, làm đầu ra
các thiết bị điện, dây dẫn điện cho ô tô…

2.2.1.3 Dây điện đôi.


Dây đôi cũng có cấu tạo mềm dẻo, ruột dẫn của dây làm từ các sợi đồng nhỏ có kích
thước 0.2 mm. Vỏ dây được làm từ nhựa PVC hoặc cao su lưu hóa.

Thường đươc ứng dụng cho các thì bị điện hay di động, không đặt 1 chỗ cố định như
tivi, tủ lạnh, quạt điện…

2.2.1.4 Dây xoắn mềm.


Dây xoắn mềm được cấu tạo với nhiều lớp cách điện với nhau:

- Ruột dẫn: ruột dẫn gồm tập hợp nhiều dây đồng với tiết diện nhỏ, có độ đàn hồi cao,
Vì thế dấy xoắn mềm có độ dẻo cao hơn nhiều so với dây đôi.
- Lớp bọc ruột: cao su có khả năng chịu nhiệt bảo vệ lớp ruột
- Lớp sợi bện cotton
- Lớp vải bọc cotton có khả năng chịu nhiệt, bền chắc
Dây xoắn mềm được ứng dụng cho các thiết bị điện, bà là điện bởi nó có cấu tạo chịu
nhiệt. Sản phẩm có độ an toàn cao nên thường được dùng để chế tạo các thiết bị điện trong
sản xuất như máy khoan, máy tiện điện, các công cụ điện khác…

2.2.1.5 Dây cáp.


Một trong những loại dây dẫn dùng để truyền tải dòng điện đó là dây cáp. Cấu tạo dây
cáp gồm nhiều sợi đồng, vỏ cách điện được làm cao su lưu hóa hoặc nhựa PVC.
Dây cáp điện được ưa chuộng trong những xưởng sản xuất, cho doanh nghiệp, trong
khu tập thể, chung cư… Khi dùng dây cáp người ta thường đặt trong đường ống hoặc trong
buli, khi đó thì dòng điện đi qua dây cáp sẽ giảm đi.

2.2.1.6 Dây cáp bọc vỏ.


Dây cáp bọc giáp là loại dây cáp điện nhưng bên ngoài của nó được bọc bởi 1 lớp giáp
chắc chắn như kẽm, nhôm, sắt hoặc buban. Dây cáp bọc giáp có nhiều tiết diện phù hợp với
từng mật độ dòng điện khác nhau để tránh bị sụt áp hay bị nóng lên khi sử dụng.

Tiết diện dây dẫn <5 mm2: phù hợp với mật độ dòng điện 5A/ mm2

Tiết diện dây dẫn từ 6 – 15 mm2: phù hợp với cường độ dòng điện 4A/ mm2

Tiết diện dây dẫn từ 16 – 50 mm2: phù hợp với cường độ dòng điện 3A/ mm2

Tiết diện dây dẫn từ 51 – 100 mm2: phù hợp với cường độ dòng điện 2A/ mm2

Tiết diện dây dẫn từ 101 – 200 mm2: phù hợp cường độ dòng điện 1.5 A/mm2

Tiết diện dây dẫn trên 200mm2: phù hợp với mật độ dòng điện 1A/mm2

Dây cáp điện bọc giáp thường được ứng dụng để làm dây dẫn điện của các loại máy,
công cụ, được đặt ở những nơi thường xuyên có sự rung chuyển, cần sự bền chắc.

2.2.1.7 Dây cáp ngoài trời - cáp ngầm 3 pha.


Để truyền tải điện 3 pha trong thành phố thì cần phải sử dụng tới dây cáp ngầm 3 pha.
Nó có cấu tạo gồm:
- Lớp trong cùng là lớp ruột cáp đồng
- Ngoài lớp ruột cáp được bọc giấy tẩm dầu, nhựa ắc ín cùng sợi dây đai.
- Một lớp bọc tổng hợp các lớp ruột bằng giấy tẩm nhựa hắc ín
- Ống chì bọc tiếp bên ngoài
- Ru ban giấy tẩm nhựa hắc ít
- Lớp bảo vệ chống tác dụng của chất hóa học
- Lớp bọc giáp 2 lớp ru ban thép để chịu về cơ
Với cấu tạo như trên thì dây cáp ngầm 3 pha phù hợp để đi ngầm qua những nơi thường
xuyên ẩm thấp, dễ bị thấm nước. Khi lắp đặt dây điện thì cần phải xây dựng đường hầm bê
tông chứa đường dây tải điện có hầm nối cáp.

2.2.2 Cách lựa chọn tiết diện dây dẫn.


Có thể áp dụng công thức tính tiết diện dây dẫn sau để tính toán một cách gần đúng:
S=I/J

Trong đó:

S: là tiết diện dây dẫn, tính bằng mm2

I: dòng điện chạy qua mặt cắt vuông, tính bằng Ampere (A
J: mật độ dòng điện cho phép (A/mm2)

- Mật độ dòng điện cho phép của dây đồng J~ 6A/mm2

- Mật độ dòng điện cho phép của dây nhôm J~ 4,5 A/mm

Bảng I. Lựa chọn tiết diện dây dẫn.

2.3 Tìm hiểu chống sét.

2.3.1 Các loại chống sét (trực tiếp và lan truyền).

2.3.1.1 Chống sét đánh thẳng.


Cấu hình của loại này gồm có 3 phần:

- Các đầu kim thụ sét: Thường làm bằng thép mạ đồng, đồng thau đúc bằng inox. Lựa
chọn chiều dài của kim còn phụ thuộc vào cấu trúc của công trình cần được bảo vệ.
- Dây dẫn sét: Dùng dẫn dòng sét từ các đầu kim thu đến hệ thống tiếp đất. Thường
làm bằng đồng lá hoặc cáp đồng trần, tiết diện của dây dẫn được quy định theo tiêu
chuẩn quốc tế (NFC 17 102 của Pháp) từ 50mm2 đến 75mm2.
- Hệ thống tiếp đất: Dùng để tản dòng điện sét trong đất.
Cấu hình của hệ thống tiếp đất này gồm:

- Các cọc tiếp đất: thường dài từ 2,4 mét đến 3 mét. Đường kính ngoài thường là 14-
16mm. Được chôn thẳng đứng và cách mặt đất từ 0.5 đến 1 mét. Khoảng cách cọc
với cọc từ 3 đến 15 mét.
- Dây tiếp đất: thường là cáp đồng trần có tiết diện từ 50 đến 75mm2 dùng để liên kết
các cọc tiếp đất này lại với nhau. Cáp này nằm âm dưới mặt đất từ 0,5 đến 1 mét.
- Ốc siết cáp hoặc mối hàn hoá nhiệt CADWELD: dùng để liên kết và các cọc tiếp đất
với nhau.
Nguyên lý hoạt động:

Những thanh kim loại làm kim thu sét, kim thu sét này được đặt trên đỉnh các cột đỡ
bằng gỗ, kim loại hay bê tông, đặt nhô cao lên khỏi công trình. Dùng dây dẫn bằng kim loại
nối các kim thu sét này với nhau và nối xuống hệ thống tiếp địa cũng làm bằng kim loại
chôn trong đất. Khi có dòng sét xảy ra, kim thu sét và dây dẫn truyền dòng điện sét xuống
hệ thống tiếp địa. Dòng điện sét sẽ được giải toả tiêu tán vào trong đất. Đảm bảo an toàn cho
công trình. Hàng trăm năm nay đã và đang áp dụng phương pháp chống sét này.

2.3.1.2 Chống sét lan truyền.


Chống sét lan truyền là hoạt động bố trí các thiết bị cắt, lọc sét nhằm hạn chế sự quá áp
đột biến lan truyền trên đường dây điện hoặc tín hiệu bằng cách chuyển hướng dòng điện
nguy hiểm này sang nơi khác ( bãi tiếp địa) một cách an toàn.

Nguyên lý thiết bị chống sét lan truyền:

Nguyên lý thiết bị chống sét lan truyền hoạt động theo nguyên lý mạch bảo vệ. Theo
đó, khi bị sét đánh vào hệ thống, thiết bị chống sét sẽ cắt sét trực tiếp, sau đó, thông qua bộ
lọc triệt tiêu xung nhiễu của sét lên thiết bị điện, bảo vệ quá áp, quá tải của đường dây giúp
cho đường dây không xảy ra sự cố chập/ cháy…

Sét lan truyền có thể thâm nhập vào trong công trình thông qua các con đường chính
sau:

 Qua thiết bị anten – phi đơ (nếu có).


 Qua cáp treo và dây trần (dây điều khiển đèn biển, dây điện lực, dây điện thoại,
dây truyền số liệu treo nổi v.v…).
 Qua cáp thông tin ngầm.
 Qua cáp nối giữa các thiết bị.
 Qua mạch cung cấp điện (AC & DC).
 Qua hệ thống tiếp đất và các điểm đấu chung đất.
 Qua vỏ che chắn của thiết bị.
Do vậy, khi đã hiểu Nguyên lý thiết bị chống sét lan truyền, để chống sét lan truyền hiệu
quả, cần thiết kế thiết bi phù hợp với các đường có nguy cơ phát sinh sét lan truyền thực tế,
và đối với thiết bị quan trọng, nhạy cảm cần thiết kế thiết bị cắt, lọc sét nhiều tầng để tăng
cường bảo vệ an toàn.

Nguyên lý làm việc của van cắt sét: Khi sét đánh trực tiếp vào đường dây hạ thế 3 pha
220/380vac – 50hz, hoặc sét đánh vào vùng lân cận rồi cảm ứng vào đường dây hạ thế rồi
lan truyền vào van cắt sét trước khi nó đến phụ tải (các thiết bị dùng điện). Xung điện sét
này có biên độ điện áp lớn làm cho điện trở phi tuyến của van cắt sét ngưỡng dẫn, lúc này
nó sẽ mở mạch để độ điện áp lớn làm cho điện trở phi tuyến của van cắt sét ngưỡng dẫn, lúc
này nó sẽ mở mạch cho dòng điện sét đi qua nó xuống đất. Khi xung điện sét giảm thấp đến
dưới giá trị điện áp ngưỡng của van cắt dét thì điện trở phi tuyến của van cắt sét sẽ tan
nhanh để ngắt dòng cắt xung sét.
2.3.2 Hệ thống tiếp địa (nối đất).
* Hệ thống TN: Là hệ thống nối đất trong đó nguồn điện có một hoặc nhiều hơn một điểm
nối đất trực tiếp, còn các bộ phận có tính dẫn điện để hở của mạng điện thì nối với điểm nối
đất của nguồn điện bằng các dây bảo vệ.

* Có ba loại hệ thống nối đất an toàn dạng TN như sau:

- Hệ thống TN-C: Hệ thống có dây trung tính và bảo vệ kết hợp trong một dây đơn dẫn
đi khắp hệ thống gọi là dây PEN.
- Hệ thống TN-S: Hệ thống có dây trung tính N và dây bảo vệ tách rời gọi là dây PE
dẫn đi khắp hệ thống
- Hệ thống TN-C-S: Hệ thống trong đó các chức năng trung tính và bảo vệ kết hợp
trong một dây đơn PEN chỉ trong một phần của hệ thống, sau đó tách thành hai dây
riêng rẽ (dây trung tính N và dây bảo vệ PE) trong phần còn lại của hệ thống.
* Hệ thống TT: Là hệ thống trong đó nguồn điện có một hoặc nhiều hơn một điểm nối đất
trực tiếp, còn các bộ phận có tính dẫn điện để hở của mạng điện thì nối với các điện cực nối
đất độc lập về điện đối với các điện cực nối đất của nguồn điện.

* Hệ thống IT: Là hệ thống nối đất an toàn không có mối nối trực tiếp giữa các thành phần
mang điện và đất, còn các bộ phận có tính dẫn điện để hở của thiết bị điện thì nối đất.

2.3.3 Yêu cầu tiếp địa của mỗi loại chống sét.
Dựa vào chất liệu, người ta chia cọc tiếp địa thành 3 loại khác nhau, bao gồm:

- Cọc tiếp địa bằng đồng (vàng hoặc đỏ)


- Cọc tiếp địa bằng thép mạ kẽm (nhúng nóng hoặc điện phân)
- Cọc tiếp địa bằng thép mạ đồng (nhúng nóng hoặc điện phân)
Trong số đó, cọc đồng nguyên chất là loại tốt hơn vì tính dẫn điện của đồng tốt hơn thép.
Bù lại, đây cũng là loại cọc tiếp địa có chi phí khá cao và khó thi công hơn do đồng dẻo hơn
thép và dễ bị cong vênh trong quá trình thi công.

Tiêu chuẩn kỹ thuật về cọc tiếp địa được quy định tại TCVN 9358:2012: Lắp đặt hệ thống
nối đất, thiết bị cho các công trình công nghiệp (Yêu cầu chung).

- Cọc tiếp địa loại thanh kim loại tròn phải có đường kính quy định bởi thiết kế,
nhưng trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 16 mm nếu là điện cực thép và
không được nhỏ hơn 12mm nếu là điện cực kim loại không phải thép hoặc là điện
cực có lớp kim loại bọc ngoài không phải sắt hoặc thép; Không được dùng thanh
thép gai hoặc thanh cốt thép làm điện cực đất dạng cọc nhọ
- Cọc tiếp địa thép góc phải có chiều dày không nhỏ hơn 4mm, thiết bị này phải
được mạ kẽm nóng hoặc được bảo vệ chống ăn mòn bằng phương pháp khác.
- Cọc tiếp địa loại ống kim loại phải có đường kính trong tối thiểu 19mm và chiều
dày ống tối thiểu 2,45mm. Điện cực ống thép phải được mạ kẽm nóng hoặc được
bảo vệ chống ăn mòn bằng phương pháp khác và phải là loại ống rắn chắc.
2.4 Tìm hiểu hệ thống PCCC.

2.4.1 Hệ thống báo cháy.


Hệ thống báo cháy gồm một loạt các phương tiện có khả năng phát hiện đám cháy đang
bùng phát và cảnh báo kịp thời cho cư dân biết có hỏa hoạn để nhanh chóng sơ tán.

Một hệ thống báo cháy gồm 3 thành phần cơ bản: trung tâm báo cháy, thiết bị đầu vào và
thiết bị đầu ra.

- Trung tâm báo cháy: được thiết kế dạng tủ hình chữ nhật, màu đỏ với các thiết bị
chính có nhiệm vụ tiếp nhận, phân tích và xử lý tín hiệu từ các đầu dò cảm biến gửi
đến
- Thiết bị đầu vào: là các đầu cảm biến như (đầu báo khói, đầu báo nhiệt, đầu báo gas,
đầu báo lửa), module giám sát giúp hệ thống nhận biết được đám cháy.
Thiết bị đầu ra: là các thiết bị báo cháy như còi báo cháy, loa báo cháy, bộ quay số điện
thoại khẩn cấp.

2.4.2 Các hệ thống báo cháy tự động.

2.4.2.1 Hệ thống báo cháy thông thường.


Hệ thống báo cháy thông thường xác định điểm gặp sự cố theo từng “khu vực” được phân
bố.
Cáp vật lý sẽ kết nối các đầu dò cảm biến và nút nhấn khẩn. Tín hiệu được nối dây về bộ
điều khiển trung tâm báo cháy. Các nút nhấn và đầu dò cảm biến sẽ được bố trí theo từng
cụm khu vực để xác định khu vực nào đang báo động. Mỗi khu vực sẽ tương ứng với 1 đèn
báo trên bảng điều khiển.

2.4.2.2 Hệ thống báo cháy địa chỉ.


Hệ thống báo cháy địa chỉ xác định chính xác tuyệt đối vị trí xảy ra sự cố cháy, nổ, hoả
hoạn hoặc khí độc.

Nguyên lý hệ thống báo cháy địa chỉ cũng tương tự như một hệ thống báo cháy thông
thường. Điểm khác biệt duy nhất của hệ thống báo cháy địa chỉ là biết vị trí chính xác vị trí
nào đang kích hoạt báo động thay vì bao quát dò theo khu vực như hệ thống thông thường.

Trên bảng điều khiển trung tâm sẽ thể hiện rõ đầu dò cảm biến nào đang kích hoạt, từ đó
công tác sơ tán hoặc ứng cứu được triển khai chính xác, kịp thời để hạn chế các tổn thất về
tính mạng, tài sản.

2.4.2.3 Hệ thống báo cháy thông minh.


Ở hệ thống báo cháy thông minh, các đầu dò cảm biến được tích hợp bộ vi xử lý riêng
của chúng.

Hệ thống báo cháy thông minh là hoàn toàn khác biệt. Đối với hai hệ thống trên, hệ thống
thông thường và hệ thống địa chỉ, các đầu dò cảm biến không được gọi là “thông minh”. Vì
chúng chỉ có thể đưa ra các tín hiệu khi phát hiện điều bất thường (như có lửa, khói, khí
độc…), nhưng các cảm biến không thể phân tích đâu là trường hợp tín hiệu giả. Vì vậy, việc
quyết định xem có hoả hoạn hay bị lỗi tuỳ thuộc hoàn toàn vào thiết bị điều khiển báo cháy
trung tâm.
Ở hệ thống báo động thông minh, mỗi máy dò cảm biến sẽ có bộ vi xử lý riêng của nó để
đánh giá môi trường xung quanh nó, và thông báo với trung tâm xem có hoả hoạn hoặc lỗi,
hoặc đầu dò cảm biến cần được vệ sinh hay không.

2.4.2.4 Hệ thống báo cháy không dây.


Hệ thống báo cháy không dây truyền tải tín hiệu giữa các thiết bị với nhau thông qua sóng
không dây (sóng riêng).

Hệ thống báo cháy không dây có nguyên lý hoạt động tương tự báo cháy địa chỉ, tuy
nhiên điểm khác biệt duy nhất là chúng không đi dây từ cảm biến về bộ trung tâm báo cháy.
Thay vào đó, toàn bộ tín hiệu đều được kết nối không dây.

2.4.3 Hệ thống chữa cháy.

2.4.3.1 Hệ thống chữa cháy vách tường.


Hệ thống này thuộc dạng cổ điển, hệ thống chữa cháy này chỉ đơn giản gồm có hộp chữa
cháy, hộp chữa cháy gắn trên vách tường (Hose Reel) chứa các thiết bị như cuộn vòi, lăng
phun, bộ van. Kích hoạt chữa cháy bằng van xả đường ống áp lực có sản.

2.4.3.2 Hệ thống chữa cháy Sprinkler.


Hệ thống chữa cháy Sprinkler là một hệ thống chữa cháy tự động với chất chữa cháy là
nước, bọt hoặc khí. Hệ thống chữa cháy này chỉ làm việc khi nhiệt độ môi trường tại các
đầu phun Sprinkler đạt đến nhiệt độ nhất định (57°C; 68°C; 79°C; 93°C; 141°C;…).     
Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler là sự kết hợp giữa các cấu trúc đường ống dẫn, hệ
thống van tự động hoặc bằng tay, các đầu phun dạng vỡ theo nhiệt độ cho trước, hệ thống
đo lường giám sát và kích hoạt, cụm bơm áp lực và bể chứa.
Một vài hệ thống Sprinkler:
–    Wet Pipe System/Hệ thống ướt
–    Dry Pipe System/Hệ thống khô
–    Preaction System/Hệ thống kích hoạt trước
–    Deluge System/Hệ thống xả tràn
–    Combined Dry Pipe-Preaction System

2.4.3.3 Hệ thống chữa cháy bằng khí.


2.4.3.3.1 Hệ thống chữa cháy tự động FM-200 (HFC-227EA).
Hệ thống chữa cháy FM200/HFC227ea được thiết kế để bảo vệ một không gian hẹp (dưới
1500 m3). Nó phun ra một chất khí chữa cháy “sạch” có tên là FM-200 hoặc HFC-227ea.
Chất khí này không những có tác dụng chữa cháy hiệu quả, mà nó còn cân bằng được
lượng khí O2 cần thiết để cho con người hô hấp tạm thời trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài
ra, với chất khí chữa cháy “sạch” này, sau khi hoàn tất nhiệm vụ chữa cháy, nó không để lại
hậu quả tai hại nào đối với các vật dụng, thiết bị, máy móc nằm trong khu vực vừa được
chữa cháy.
Hệ thống này ứng dụng thích hợp tại những môi trường trong sạch, nơi có con người làm
việc, và có trang bị những loại máy móc hoặc dữ liệu có giá trị cao.
2.4.3.3.2 Hệ thống chữa cháy tự động CO2.
CO2 là một chất khí sạch, không làm rỉ sét, nó dập tắt cháy bằng cách làm loãng hỗn hợp
không khí & CO2 tới một tỷ lệ ở dưới mức giới hạn có thể duy trì sự cháy. Hệ thống Chữa
cháy CO2 được ứng dụng tại những nơi mà nếu dùng những chất chữa cháy khác có thể làm
hư hỏng máy móc, thiết bị.
Vì khí phun ra có thể gây ngạt thở cho con người hiện diện trong khu vực, vì vậy, hệ
thống luôn luôn dành một thời gian trì hoãn với tín hiệu báo động để cảnh báo trước khi
phun khí, để con người kịp thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
2.4.3.3.3 Hệ thống chữa cháy tự động bọt Foam.
Hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam), khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ
lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa
bị dập tắt.
Do tính chất hữu hiệu của nó, đồng thời do nó giảm thiểu lượng nước cần dùng, hệ thống
Foam hiện nay được tin dùng rộngrãi. Giảm số lượng chất chữa cháy cần dùng để dập tắt
lửa, nghĩa là giảm thiểu sự hư hỏng thiết bị, đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường do nước
phun ra, đặc biệt là tại những nơi có chứa chất độc hại.
Đối với loại Foam giãn nở cao, thì hầu như chẳng hư hại gì cả cho hàng hóa, và chỉ trong
một thời gian ngắn, cả nhà kho đều trở lại bình thường.
Hệ thống Foam được ứng dụng tại những nơi đặc biệt có rủi ro cao về cháy nổ, được
chọn lựa thận trọng, yêu cầu phải trang bị thích hợp chất bọt cô đặc, hệ thống trộn bọt, các
thiết bị phun bọt, và sự phối hợp hưu hiệu giữa các bộ phận ấy trong một hệ thống chữa
cháy.
Bọt cô đặc là một chất đối chọi với xăng dầu. Mặc dù nó có cùng chung tiêu chuẩn, tuy
nhiên, mỗi loại bọt – protein và Fluoroprotein – có những đặc điểm riêng, ứng dụng thích
hợp hoặc kém thích hợp hơn đối với từng hiện trường cụ thể.
Hệ thống trộn bọt có thể là loại “balanced pressure” hoặc “inline”.
Đầu phun bọt có thể là đầu sprinkler, spray, nozzle, monitor, foam pourer, hoặc high
expansion foam generator, tùy theo hệ thống Foam được dùng.
2.4.3.3.4 Hệ thống chữa cháy Novec.
Novec (1,1,1,2,2,4,5,5,5 – nonafluoro-4-trifluoromethyl-pentan-3-one), công thức hóa
học CF3CF2C(O)CF(CF3)2 là một hợp chất của cacbon, flo và oxy.
Ở trạng thái thông thường, Novec 1230 tồn tại dưới dạng chất lỏng, không màu, không
mùi và không dẫn điện (Novec 1230 còn được gọi là nước khô).
Novec 1230 có thể được lưu trữ và vận chuyển dễ dàng mà không cần các thiết bị chứa
đắt tiền. Khí được nạp vào bình dạng lỏng, khi phun ra ngoài sẽ hóa hơi.Nói cho chính xác,
loại nước đặc biệt này chỉ có dạng lỏng khi được lưu giữ, bảo quản trong bình nén, còn khi
được phun ra ngoài để dập lửa thì lập tức biến thành hơi.
Với cùng thể tích, một bình nước khô có hiệu năng dập lửa cao hơn nhiều so với bình bọt
CO2 hay các loại khí trơ khác.
Novec dập tắt đám cháy trên nguyên tắc hạ nhiệt độ đám cháy mà không tác động trực
tiếp đến oxy. Điều này cho phép con người có thể thở, quan sát và rời nơi có cháy một cách
an toàn.
2.4.3.3.5 Hệ thống chữa cháy Stat-X.
Stat-X là hóa chất rắn “sạch” không phá hủy tầng Ozone, không gây hiệu ứng nhà kính,
không dẫn điện, dễ lắp đặt.
Bình chữa cháy Stat-X không cần nén áp suất, khối lượng nhẹ, vận chuyển dễ dàng và an
toàn.
Hệ thống Stat-X chữa cháy rất hiệu quả cho phòng máy chủ, trung tâm dữ liệu (hay còn
gọi là phòng Server, Data center)…
2.4.3.3.6 Hệ thống chữa cháy tự động Nitơ.
Nitơ là một chất khí không màu, không mùi vị và chiếm tới 78% trong không khí xung
quanh chúng ta.
Khí Nitơ có mật độ khí dập cháy thấp nhất trong các loại khí trơ kể cả khí Argon và loại
khí trộn giữa Nitơ và Argon.
Nitơ có hiệu năng dập lửa cao nhất. Việc dập tắt đám cháy (ngọn lửa) được thực hiện
bằng cách giảm nồng độ Oxy trong không khí xuống mức dưới 13.9% (mật độ khí chữa
cháy để dập tắt lửa).
Khí Nitơ là loại thích hợp nhất cho hệ thống dập lửa bao trùm do nó không tạo ra các sản
phẩm phân hủy do nhiệt và do vậy nó rất an toàn đối với con người.
Khí Nitơ không có khả năng sản sinh ra các loại khí ăn mòn trong quá trình phân hủy
nhiệt, không tác động xấu tới môi trường, không phá hủy tầng Ozone.
2.4.3.3.7 Hệ thống chữa cháy bếp ( hệ thống Range Guard ).
Hệ thống chữa cháy nhà bếp Range Guard bằng hóa chất ướt dùng để chữa cháy rất hiệu
quả cho khu vực bếp khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viện … 
Đám cháy liên quan đến dầu mỡ ở khu vực bếp được phân loại theo NFPA1, mục 3.3.102
là đám cháy lớp K.
Khi hệ thống chữa cháy cho bếp bằng hoá chất ướt – Wet Chemical Range Guard được
phun xả, hoá chất ướt này sẽ tạo ra 1 lớp chất lỏng giống như xà phòng lên bề mặt những
khu vực được phun hoá chất.
Lớp chất lỏng này có tác dụng làm mát các thiết bị được phun, đồng thời tạo ra một lớp
màn cách ly giữa các thiết bị đang bị cháy với O2, làm cách ly các tác nhân gây ra phản ứng
cháy (cụ thể là O2) từ đó dập tắt đám cháy.

2.5 Hệ thống thông tin liên lạc.

2.5.1 Khái niệm.


Hệ thống thông tin liên lạc là một chuỗi các hệ thống gồm nhiều các yếu tố có mối
liên quan chặt chẽ với nhau, cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông
tin, dữ liệu, thực hiện cung cấp, phản hồi nhanh chóng và hiệu quả. Hệ thống được ứng
dụng rộng rãi trong đời sống như tòa nhà, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, bưu
phẩm, chuyển phát nhanh,…

2.5.2 Ứng dụng trong đời sống.

* Internet: đây là yếu tố đầu tiên và không thể thiếu, bởi internet kết nối, truyền tín
hiệu, thông tin đến mọi khu vực mà bạn muốn một cách nhanh chóng mà vẫn bảo toàn mọi
dữ liệu trước đó.

* Mạng không dây: cũng giống như internet thì mạng không dây là sản phẩm được
nâng cấp từ internet. Mang đến cho con người giải pháp truyền tín hiệu nhanh và hiệu quả
hơn.
* Thư điện tử: thư điện tử rất phổ biến trong thời đại hiện nay. Nó là một trong
những phương tiện trong hệ thống thông tin liên lạc thay thế cho việc gửi thư tay truyền
thống, thư từ được chuyển đi nhanh mà không mất bất kỳ khoản phí nào.

* Điện thoại thông minh: đây là thiết bị không thể thiếu trong đời sống của con
người. Nó là điểm đến của tín hiệu, nơi nhận thông tin tiện lợi cho mỗi cá nhân.

* Mạng xã hội: đây là các ứng dụng phổ biến như facebook, zalo, skype,…

2.5.3 Lợi ích của hệ thống thông tin liên lạc.

Hệ thống thông tin liên lạc đã mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của con
người. Nó thay thế cho liên lạc truyền thống. Mang lại nhiều cơ hội lớn cho con người đầu
tư và phát triển nhanh chóng. Nó hỗ trợ phát triển con người một cách toàn diện từ giáo dục,
công việc, giải trí, phát minh mới,…

2.6 Mạch điều khiển 2 máy bơm chạy luân phiên.

Hình 2.6: Sơ đồ đấu dây mạch điện.

2.6.1 Nguyên lý làm việc.


* Ở chế độ Auto.
Là khi công tắc MODE không được tác động, cuộn rơ le không được cấp điện. Do đó
tiếp điểm thường đóng RL 11, 12 của rơ le luôn đóng, nên Timer T1 sẽ được cấp điện khi
động cơ M1 chạy và Timer T2 được cấp điện khi động cơ M2 chạy.
Khi nhấn nút ON1, cuộn dây K1 được cấp điện nên động cơ M1 chạy, đồng thời Timer
On Delay T1 bắt đầu đếm thời gian. Tiếp điểm K1 đóng lại tự giữ cho nút nhấn ON1.
Khi Timer T1 đếm đến thời gian đặt trước thì tiếp điểm thường mở T1 67, 68 đóng lại
nên cuộn K2, hút động cơ M2 chạy. Tiếp điểm thường hở K2 13, 14 đóng lại duy trì cấp điện
cho cuộn K2 và Timer T2.
Đồng thời thường đóng T1 55, 56 mở ra ngắt điện động cơ M1 và Timer T1. Lúc này
ta có động cơ 1 dừng và động cơ 2 chạy, Timer 2 bắt đầu đếm thời gian.
Tương tự khi Timer T2 đếm đến thời gian đặt trước thì thường hở T2 đóng lại cấp
điện cho động cơ M1 chạy lại. Đồng thời tiếp điểm thường đóng T2 mở ra ngắt điện động cơ
M2 và Timer T2.
Khi động cơ M1 đang chạy nhấn OFF1 để dừng hệ thống, khi động cơ M2 đang chạy
thì nhấn OFF2 để dừng.
Tiếp điểm thường đóng ORL 95, 96 của rơ le nhiệt sẽ mở ra ngắt điện của động cơ
khi có sự cố quá tải.
* Ở chế độ Man.
Chế độ điều khiển tay hoạt động khi công tắc MODE được tác động. Cuộn dây rơ le
được cấp điện nên tiếp điểm thường đóng nối với cuộn dây Timer1 và Timer2 mở ra. Hai
timer này sẽ không được cấp điện trong suốt quá trình hoạt động. Lúc này hai động cơ sẽ
hoạt động độc lập với nhau hoàn toàn.
Khi nhấn ON1 thì khởi K1 đóng cấp điện động cơ M1 chạy, nhấn OFF1 thì động cơ M1
dừng.
Nhấn ON2 thì khởi K2 đóng cấp điện cho động cơ M2 chạy, nhấn OFF2 thì động cơ
M2 dừng.
Các nút nhấn sau khi tác động được tự giữ bởi tiếp điểm thường hở K mắc song song
với nó.

2.6.2 Tính toán lựa chọn khí cụ cho mạch điều khiển máy bơm.
Giả sử mạch điều khiển chạy luân phiên 2 động cơ có công suất lần lượt là 5kW,
10kW với hệ số Cosφ = 0,8
* Tính toán dòng định mức hoạt động cho mỗi động cơ.
M1: động cơ không đồng bộ 3 pha 5kW, 380V, Cosφ = 0,8
P1=√ 3 × I 1 đm ×U 1 đm ×cos ( φ1 )
P1 5000
→ I 1 đm= = =9,5( A)
√ 3× U 1 đm × cos ⁡(φ1 ) √ 3 ×380 ×0,8
M2: động cơ không đồng bộ 3 pha 10kW, 380V, Cosφ = 0,8
P2= √ 3 × I 2 đm ×U 2 đm × cos ( φ2 )
P2 10000
→ I 2 đm= = =19( A)
√ 3× U 2 đm × cos ⁡(φ2 ) √ 3 ×380 ×0,8

* Lựa chọn CB động lực.


Chức năng của CB động lực là đóng cắt mạch động lực bằng tay và bảo vệ ngắn
mạch cho mạch động lực.
Ta có dòng điện tổng định mức: I đm=I 1đm + I 2 đm=9,5+19=28,5( A)

Do động cơ không đồng bộ 3 pha làm việc dòng khởi động lớn hơn nhiều lần dòng
định mức, từ thực nghiệm người ta tính toán được dòng định mức CB lớn hơn 2 lần dòng
định mức tính từ động cơ.

 Dòng điện định mức cho CB là: I CB=2× I đm=57 ( A)


 Ta sẽ chọn CB 3P 60A

* Lựa chọn CB điều khiển.


Chức năng của CB khiển là đóng cắt bằng tay mạch điều khiển và bảo vệ ngắn mạch.
Khác với mạch động lực, dòng định mức ở mạch điều khiển thường thấp hơn 10A. Do đó ta
có thể chọn CB 2P 10A.

* Lựa chọn khởi động từ.

Khởi động từ bao gồm contactor có chức năng đóng cắt trực tiếp động cơ và rơ le
nhiệt dùng để bảo vệ quá tải cho động cơ. Ta sẽ lựa chọn khởi động từ riêng cho từng động
cơ, trong đó rơ le nhiệt sẽ được chọn theo catalog của nhà sản xuất và contactor chọn dòng
định mức gấp 1,5 lần dòng định mức động cơ.

Động cơ M1 với dòng định mức Idm = 9,5A

=> Chọn contactor 12A, rơ le nhiệt 9 – 13A

Động cơ M2 với dòng định mức Idm = 19A

=> Chọn contactor 22A và rơ le nhiệt 16 –22A

* Lựa chọn Timer thời gian.

Chức năng của rơ le thời gian là cho phép thời gian chạy cho từng động cơ, cho phép
động cơ luân phiên chạy tự động. Rơ le thời gian sử dụng là Timer On Delay tức sau khi có
điện thì Timer bắt đều đếm giờ, sau khi đếm đến thời gian đặt trước thì mới tác động thay
đổi tiếp điểm.

Để thuận tiện cho mạch người ta thường sử dụng loại rơ le 220V AC, có đế 8 chân có
thể gắn trên các thanh ray trong tủ điện. Mặt trước của timer là biến trở điều chỉnh thời gian.

Tùy theo ứng dụng mà ta có thể lựa chọn timer hoạt động có thời gian phù hợp từ vài
giây cho đến hàng giờ. Một số dãy thời gian thông dụng: 6S, 10S, 30S, 60S, 10M, 30M,
60M, 2H, 6H.
CHƯƠNG 3. TỔNG KẾT
Trong suốt thời gian thực tập tại công ty em đã được học hỏi nhiều kinh nghiệm quý báu,
được trải nghiệm thực tế và vận dụng những kiến thức bản thân biết và học được tại trường
vào công việc. Môi trường tại công ty cổ phần Công Nghệ Giải Pháp Tiết Kiệm Điện rất
năng động và chuyên nghiệp em rất thích được làm việc tại quý công ty. Tại đây em đã trau
dồi thêm kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Các cô chú anh chị tại công ty rất
thân thiện và luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ em có thể hoàn thành công việc giao phó một
cách tốt nhất.
Em rất trân trọng và biết ơn Khoa Điện – Điện tử, trường đại học Tôn Đức Thắng đã tạo
điều kiện cho em có cơ hội được thực tập tại công ty cổ phần Công Nghệ Giải Pháp Tiết
Kiệm Điện trong hai tháng.

You might also like