You are on page 1of 43

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HCM
Viện Hàng Hải
----------

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

CHUYÊN NGÀNH: ĐIỆN VÀ TỰ ĐỘNG TÀU THỦY

Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Lê


Lớp: DT17
MSSV: 1751030113
GVHD: Trần Ngọc Nhân

TP.HCM, tháng 7 năm 2021

1|P a g e
MỤ C LỤ C
Lời mở đầu.....................................................................................................................................................................2
PHẦN 1: KHÁI QUÁT MỘT SỐ KHÍ CỤ ĐIỆN.....................................................................................................3
1.CB................................................................................................................................................................................3
1.1: Khái niệm cơ bản...............................................................................................................................................3
1.2: Cấu tạo................................................................................................................................................................4
1.3: Phân loại các loại CB.........................................................................................................................................5
1.4: Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục..................................................................................................5
2. contactor....................................................................................................................................................................6
2.1: Khái niệm cơ bản...............................................................................................................................................6
2.2: Phân loại.............................................................................................................................................................6
2.3: Các sự cố thường gặp và cách khắc phục........................................................................................................7
3. Rơle nhiệt...................................................................................................................................................................7
3.1: Cấu tạo của rơle nhiệt.......................................................................................................................................7
3.2: Nguyên lý hoạt động cơ bản của rơle nhiệt.....................................................................................................8
3.3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA RƠLE NHIỆT....................................................................................................8
4. Rơle trung gian..........................................................................................................................................................9
4.1: Khái niệm cơ bản...............................................................................................................................................9
4.2: Nguyên lý hoạt động của ro le trung gian.......................................................................................................9
4.3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH ỦA RƠ LE TRUNG GIAN (RƠ LE KIẾNG)........................................................10
5. Nút nhấn..................................................................................................................................................................11
5.1: Các khái niệm cơ bản......................................................................................................................................11
5.2: Cấu tạo của nút nhấn......................................................................................................................................11
5.3: Nguyên lý hoạt động của nút nhấn................................................................................................................11
5.4: Công dụng của nút nhấn.................................................................................................................................11
5.5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NÚT NHẤN.........................................................................................................11
6. Cầu chì.....................................................................................................................................................................12
6.1: Khái niệm cơ bản.............................................................................................................................................12
6.2: Phân loại...........................................................................................................................................................12
6.3: Cấu tạo..............................................................................................................................................................12
6.4: Nguyên lí hoạt động.........................................................................................................................................13
6.5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CẦU CHÌ........................................................................................................................13
7. CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC........................................................14
7.1 Hiện tượng hư hỏng các tiếp điểm...................................................................................................................14
7.2 Hiện tượng hư hỏng cuộn dây..........................................................................................................................15
7.3 Hiện tượng hư hỏng cầu chì hình ống và cầu dao đóng ngắt bằng tay........................................................15
8 TÍNH CHỌN KHÍ CỤ ĐIỆN DỰA VÀO CÔNG SUẤT VÀ ĐIỆN ÁP CỦA THIẾT BỊ ĐIỆN.....................15

1|P a g e
8.1 Tính chọn dòng theo công suất của động cơ...................................................................................................15
8.2. Cách chọn khí cụ điện quan trọng.................................................................................................................15
8.2.1 Chọn cầu chì...............................................................................................................................................15
8.2.2 Chọn CB......................................................................................................................................................16
8.2.3 Chọn contactor...........................................................................................................................................16
8.2.4 Chọn relay nhiệt.........................................................................................................................................16
PHẦN 2: NỘI DUNG VỀ PHẦN ĐO LƯỜNG........................................................................................................16
1 KHÁI NIỆM CHUNG.............................................................................................................................................16
1.1: CƠ CẤU CHỈ THỊ...........................................................................................................................................17
1.1.1 Cấu tạo........................................................................................................................................................17
1.1.2 Phân loại.....................................................................................................................................................18
1.2 : HÌNH ẢNH GIẢI THÍCH MỘT SỐ KÍ HIỆU TRÊN ĐỒNG HỒ ĐO....................................................19
2 : CÁC THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG ĐIỆN....................................................................................................................21
2.1: ĐO DÒNG ĐIỆN.............................................................................................................................................21
2.2: ĐO ĐIỆN ÁP....................................................................................................................................................22
2.3: ĐO CÔNG SUẤT............................................................................................................................................23
2.4 ĐO COS φ .........................................................................................................................................................23
2.5 ĐO TẦN SỐ.......................................................................................................................................................24
3. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục........................................................................................................25
PHẦN 3: NỘI DUNG MÁY ĐIỆN............................................................................................................................25
1 Khái quát chung.......................................................................................................................................................25
2 MÁY BIẾN ÁP.........................................................................................................................................................26
2.1 CẤU TẠO:.........................................................................................................................................................26
2.2 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG............................................................................................................................26
3 MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ...........................................................................................................................26
3.1 CẤU TẠO..........................................................................................................................................................26
3.2 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ...................................................................30
3.2.1 Khảo sát trước khi tháo.............................................................................................................................30
3.2.2 Tháo, kiểm tra, bảo dưỡng và sữa chữa..................................................................................................30
4 MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ...........................................................................................................................................32
4.1 CẤU TẠO..........................................................................................................................................................33
4.2 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN..........................................................................................35
4.2.1 Khảo sát trước khi tháo.............................................................................................................................35
4.2.2 Tháo, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa..................................................................................................35
5 MÁY ĐIỆN 1 CHIỀU..............................................................................................................................................36
5.1 Cấu tạo...............................................................................................................................................................36
6 Máy điện đặc biệt (XenXin)....................................................................................................................................37

2|P a g e
6.1 Khái niệm...........................................................................................................................................................37
6.2 Cấu tạo...............................................................................................................................................................37
7 Bảo dưỡng máy điện................................................................................................................................................38
7.1 Máy biến áp.......................................................................................................................................................38
7.2 Động cơ..............................................................................................................................................................38
7.3 Máy phát điện....................................................................................................................................................38
8 Xây dựng sơ đồ dây quấn động cơ điện xoay chiều 3 pha...................................................................................39
8.1 Xác định các thông số của động cơ..................................................................................................................39
8.2 Xây dựng sơ đồ dây quấn kiểu đồng tâm.......................................................................................................39

3|P a g e
Lời mở đầu
Ngày nay, trong xu hướng phát triển chung của thế giới và xu thế toàn cầu hoá, vận tải biển
là một ngành rất quan trọng, đảm bảo sự lưu thông hàng hóa trên toàn thế giới. Với khoảng
3000km chiều dài bờ biển, phát triển kinh tế biển là một chiến lược của đất nước nhằm phát huy
thế mạnh của biển phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Cũng vì vậy vận chuyển hàng hoá đường biển cũng phát triển theo, là giải pháp hiệu quả
nhất về mặt giá thành kinh tế mà nó đã đảm đương 70 - 80% tổng sản lượng hàng hoá lưu thông.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành , lưu lượng hàng hóa vận chuyển theo đường biển ngày
càng tăng và lưu lượng tàu thuyền cũng theo đó mà tăng lên .
Hiện nay các trang thiết bị điện được trang bị trên tàu thủy ngày càng hiện đại và mức độ
tự động hóa càng cao , giúp cho hiệu quả khai thácđược nâng lên cũng như hỗ trợ cho con người
làm việc tốt hơn trong các điều kiện thời tiết được dự báo là ngày càng khắc nghiệt trên biển.
Trong đó hệ thống điện đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu được trên các con tàu. Để
đảm bảo việc vận hành tàu biển một cách an toàn , không thể không nhắc đến những người thợ,
kỹ sư điện trên tàu . Bằng việc quản lý , vận hành cũng như bảo dưỡng các hệ thống điện trên tàu
, những người thợ , kỹ sư điện đảm bào cho tàu hoạt động một cách hiệu quả và an toàn

4|P a g e
PHẦN 1: KHÁI QUÁT MỘT SỐ KHÍ CỤ ĐIỆN
Thiết bị khí cụ điện là những thiết bị được dùng để đóng cắt ,điều khiển,điều chỉnh,bảo vệ,lưới
điện ,mạch điện,và các thiết bị khác.
Ngoài các yêu cầu chung đối với thiết bị điện, thiết bị khí cụ điện tàu thủy cần phải thỏa mãn các
điều kiện sau:
- Khí cụ điện phải đảm bảo sử dụng lâu dài với các thông số kỹ thuật ở định mức. Nói một cách
khác: dòng điện qua một vật dẫn không được vượt quá trị số cho phép, vì nếu không thì sẽ làm
nóng khí cụ điện và chóng hỏng.
- Khí cụ điện phải ổn định nhiệt và ổn định điện động. Vật liệu phải chịu nóng tốt và có cường
độ cơ khí cao và khi quá tải hay ngắn mạch, dòng điện lớn có thể làm cho khí cụ điện biến dạng
hoặc hư hỏng.
- Khí cụ điện phải đảm bảo làm việc được chính xác, an toàn song phải gọn nhẹ, rẻ tiền và dễ gia
công, dễ lắp ráp, dễ kiểm tra và sửa chữa.
- Vật liệu cách điện phải tốt để khi xảy ra quá điện áp trong phạm vi cho phép, khí cụ điện không
bị đánh thủng cách điện.
- Hoạt động tin cậy trong môi trường ẩm ướt, hơi muối, hơi dầu, hoá chất, dầu mỡ, …
- Hoạt động tin cậy trong điều kiện rung động với tần số lên đến, lắc dọc đến, lắc ngang đến

1.CB
1.1: Khái niệm cơ bản
- là khí cụ điện được đóng bằng tay, đóng từ xa; và khi ngắt có thể bằng tay hoặc tự động. Tín
hiệu ngắt CB thường là các tín hiệu bảo vệ: quá tải, ngắn mạch, điện áp thấp, công suất ngược…

HÌNH ẢNH BÊN NGOÀI VÀ BÊN TRONG


CỦA CB

5|P a g e
1.2: Cấu tạo
CB có rất nhiều dạng, nhưng về cơ bản, cấu trúc chung của CB gồm có các bộ phận chính sau.
- Hệ thống tiếp điểm
- Hệ thống dập hồ quang
- Cơ cấu truyền động đóng/ cắt CB
- Hệ thống đầu đấu dây với bên ngoài
- Các phần tử bảo vệ và vỏ

1-Cơ cấu cơ khí truyền động đóng cắt CB; 2-Vỏ hộp ;3-Tiếp điểm ;4-Đầu đấu dây ;5-Thanh
truyền động trip CB;6-Hộp dập hồ quang
Cơ cấu cơ khí dùng đóng ngắt các tiếp điểm trên CB có 3 vị trí:
- VỊ TRÍ ON: biểu thị các tiếp điểm CB đang trong trạng thái kín mạch.
-VỊ TRÍ TRIP: biểu thị CB đang trang trạng thái ngắt mạch do sự cố quá tải hay ngắn mạch.
- VỊ TRÍ OFF: biểu thị các tiếp điểm CB đang ở trạng thái hở mạch.
Sau khi CB xảy ra trạng thái TRIP (bảo vệ phụ tải trong trạng thái quá dòng hay ngắn
mạch),muốn hoạt động CB trở lại chúng ta dùng tay đẩy cần này về vị trí OFF rồi bật sang vị trí
ON.
1.3: Phân loại các loại CB
- MCB ( Miniature Circuit Breaker ) : là CB loại tép , có dòng cắt định mức và dòng cắt ngắn
mạch thấp ( 125A/ 10kA ).

- MCCB ( Moulded Case Circuit Breaker ) : là CB loại khối , thường có dòng cắt ngắn mạch lớn
( có thể lên đến 150kA ) .

6|P a g e
- RCCB ( Residual Current Circuit Breaker) : là CB có chức năng chống dòng rò ( CB chống giật
).

- RCBO ( Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection ) : là CB có chức năng
chống dòng rò và bảo vệ quá dòng .

- ELCB ( Earth Leakage Circuit Breaker ) : là CB có khả năng chống dòng rò , có bào vệ quá
tải , ngắn mạch , bảo vệ dòng rò .

- MPCB ( Moto Protection Circuit Breaker ) : là CB chuyên dụng cho động cơ , cho phép dòng
vào nhưng ngăn chặn mọi tình trạng quá dòng .

- ACB ( Air Circuit Breaker ) : hay còn được gọi là máy cắt không khí ( có buồng dập hồ quang
là không khí. )

- VCB ( Vaccuum Circuit Breaker ) : hay còn được gọi là máy cắt chân không ( có buồng dập hồ
quang là chân không ).

1.4: Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục.


- Các nguyên nhân hư hỏng:
- Bị nhảy liên tục
- Bị chập điện
- Bị cháy nổ
- Bị nóng
- Cách khắc phục:
- Cần kiểm tra để xác nhận nguyên nhân hư hỏng để thay thế phần bị hỏng hóc nếu có thể.
- Nếu thiết bị bị hư hỏng nặng thì nên thay mới để bảo đảm an toàn khi sử dụng.

2. contactor.
2.1: Khái niệm cơ bản.
Là một loại dùng để đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực từ xa,bằng tay hay tự động ;
với điện áp đến 500V và dòng điện lên đến 600A.

7|P a g e
Contactor là loại khí cụ điện ứng dụng lực hút của nam châm điện để đóng ,ngắt các tiếp điểm
HÌNH ẢNH BÊN NGOÀI CỦA MỘT SỐ LOẠI CONTACTOR THƯỜNG GẶP

2
.
2
:

Phân loại
-Phân loại theo nguyên lý truyền động: contactor kiểu điện từ, contactor kiểu khí nén, contactor
kiểu thủy lực.
- Phân loại theo dòng điện đi qua tiếp điểm chính: contactor một chiều và contactor xoay chiều.
- Phân loại theo điện áp cấp cho cuộn hút: contactor có cuộn hút một chiều và contactor có cuộn
hút xoay chiều.
- Phân loại theo số lượng tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ: contactor có 1 tiếp điểm chính; 2 tiếp
điểm chính, 3 tiếp điểm chính, 4 tiếp điểm chính.

8|P a g e
2.3: Các sự cố thường gặp và cách khắc phục.
-Về contactor thường sau một thời gian sử dụng thì contactor bị kêu ,phát ra tiếng ồn.
-Nguyên nhân là do có thể đã quá hạn sử dụng ,các tiếp điểm dẫn điện kém hay là do bị ăn mòn
do các tia lửa điện khi khởi động hoặc có thể là bụi
-Khắc phục:
Kiểm tra tiếp điểm chính, dùng giấy ráp mịn đánh phẳng bề mặt tác dụng, nếu mòn quá hoặc bị
toét thì thay mới(contactor).
- Kiểm tra, vệ sinh buồng dập hồ quang.
- Kiểm tra, vệ sinh gông từ, đặc biệt là mặt tiếp xúc giữa má động và má tĩnh, kiểm tra kết cấu
giữ má tĩnh.

3. Rơle nhiệt
3.1: Cấu tạo của rơle nhiệt

HÌNH ẢNH CẤU TẠO CỦA RƠLE NHIỆT


1. Đòn bẩy
2. Tiếp điểm thường đóng
3.Tiếp điểm thường mở
4. Vít chỉnh dòng điện tác động
5. Thanh lưỡng kim
6. Dây đốt nóng
7. Cần gạt
8. Nút phục hồi
3.2: Nguyên lý hoạt động cơ bản của rơle nhiệt.
Trong thành phần cấu tạo nên rơ le nhiệt, phiến kim loại kép đóng một vai trò vô cùng quan
trọng để thiết bị hoạt động hiệu quả. Phiến kim loại kép này được ghép từ hai thanh kim loại có
chỉ số giãn nở khác nhau.
- Phiến kim loại kép sẽ có hệ số giãn nở ít hơn và thường dùng invar (gồm 36% Ni + 64% Fe).
Thanh kim loại thứ hai thường được làm từ đồng thau hoặc thép crom – niken bởi có chỉ số giãn
nở lớn hơn khoảng 20 lần so với invar.

9|P a g e
- Khi dòng điện có sự thay đổi đột ngột, nhiệt độ sẽ tác động lên thanh thép kép khiến nó uốn
theo chiều thanh kim loại có hệ số giãn nở ít hơn lúc này ta có thể dùng trực tiếp cho dòng điện
hoặc dây trở bao quanh. Độ uốn cong ít hay nhiều phụ thuộc vào độ dài và độ dày mỏng của
thanh kim loại.
3.3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA RƠLE NHIỆT.

10 | P a g e
4. Rơle trung gian
4.1: Khái niệm cơ bản
- Rơle trung gian là loại thiết bị có chức năng chuyển mạch tín hiệu điều khiển và khuếch đại
chúng với kích thước nhỏ. Thiết bị được lắp đặt ở vị trí trung gian nằm giữa thiết bị điều khiển
công suất nhỏ và thiết bị công suất lớn hơn.
- là một kiểu nam châm điện có tích hợp thêm hệ thống tiếp điểm. Rơ le trung gian còn được gọi
là rơ le kiếng là một công tắc chuyển đổi hoạt động bằng điện. Gọi là công tắc vì rơ le có hai
trạng thái ON và OFF. Rơ le ở trạng thái ON hay OFF phụ thuộc vào có dòng điện chạy qua rơ le
hay không
* Cấu tạo của rơ le trung gian ( rơ le kiếng)

Thiết bị nam châm điện này có thiết kế gồm lõi thép động, lõi thép tĩnh và cuộn dây. Cuộn dây
bên trong có thể là cuộn cường độ, cuộn điện áp hoặc có thể là có cả cuộn điện áp và cuộn cường
độ. Lõi thép động được găng bởi lò xo cùng định vị bằng một vít điều chỉnh..
4.2: Nguyên lý hoạt động của ro le trung gian.
- Khi có dòng điện chạy qua rơ le, dòng điện này sẽ chạy qua cuộn dây bên trong và tạo ra từ
trường hút. Từ trường hút này tác động lên một đoàn bẫy bên trong làm đóng hoạt mở các tiếp
điểm điện và như thế sẽ làm thay đổi trạng thái của rơ le. Số tiếp điểm điện thay đổi có thể là 1
hoặc nhiều tùy vào thiết kế.
- Rơ le có 2 mạch độc lập nhau hoạt động. Một mạch là để điều khiển cuộn dây của rơ le: cho
dòng chạy qua cuộn dây hay không, hay có nghĩa là điều khiển rơ le ở trạng thái ON OFF. Một
mạch điều khiển dọng điện kiểm soát có qua được rơ le hay không dựa vào trạng thái ON OFF
của rơ le.

11 | P a g e
4.3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH ỦA RƠ LE TRUNG GIAN (RƠ LE KIẾNG)

12 | P a g e
5. Nút nhấn

5.1: Các khái niệm cơ bản.


- Nút nhấn (nút ấn) là một loại khí cụ dùng để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện, máy móc hoặc
một số loại quá trình trong điều khiển.
- Nút nhấn (nút ấn) thường đặt trên bảng điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút nhấn… Khi thao tác
với nút nhấn cần dứt khoát để mở hoặc đóng mạch điện.
- Hầu hết, các nút nhấn (nút ấn) là nhựa hoặc kim loại. Hình dạng của nút ấn có thể phù hợp với
ngón tay hoặc bàn tay để sử dụng dễ dàng. Tất cả phụ thuộc vào thiết kế cá nhân.
- Nút nhấn được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn cao, có kiểu dáng đẹp, kết cấu chất lượng,
chắc chắn, dễ dàng lắp đặt và thay thế.

5.2: Cấu tạo của nút nhấn.


- Nút nhấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường mở, thường đóng và có vỏ bảo vệ.
- Khi tác động vào nút nhấn, các tiếp điểm chuyển trạng thái, khi không còn tác động, các tiếp
điểm trở về trạng thái ban đầu.
5.3: Nguyên lý hoạt động của nút nhấn
- Nút nhấn có ba phần: Bộ truyền động, các tiếp điểm cố định và các rãnh. Bộ truyền động sẽ đi
qua toàn bộ công tắc và vào một xy lanh mỏng ở phía dưới. Bên trong là một tiếp điểm động và
lò xo. Khi nhấn nút, nó chạm vào các tiếp điểm tĩnh làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm. Trong
một số trường hợp, người dùng cần giữ nút hoặc nhấn liên tục để thiết bị hoạt động. Với các nút
nhấn khác, chốt sẽ giữ nút bật cho đến khi người dùng nhấn nút lần nữa.
5.4: Công dụng của nút nhấn.
- Là loại nút nhấn duy trì trạng thái và đảo trạng thái sau mỗi lần bị tác động, loại nút này rất tiện
lợi trong đóng mở các thiết bị mà không cần phải qua các hệ thống mạch tự giữ, giúp tiết kiệm
dây dẫn trong các mạch điều khiển, đóng cắt nhanh các thiết bị, tiết kiệm diện tích mặt tủ điện vì
chỉ cần một nút nhấn hai công dụng.
5.5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NÚT NHẤN

NÚT NHẤN CÓ ĐÈN


HÌNH CHỤP TRÊN TÀU

13 | P a g e
6. Cầu chì
6.1: Khái niệm cơ bản
- Cầu chì là loại khí cụ điện dùng để bảo vệ ngắn mạch và bảo vệ quá tải, thường dùng bảo vệ
cho đường dây, máy biến áp, động cơ điện, thiết bị điện, mạch điện điều khiển, mạch điện chiếu
sáng, Cầu chì có đặc điểm là đơn giản, kích thước bé, khă năng cắt lớn và giá thành nhỏ nên
được ứng dụng rộng rãi.
6.2: Phân loại
- Cầu chì loại a: cầu chì bảo vệ ngắn mạch
- Cầu chì loại g: cầu chì bảo vệ ngắn mạch, quá tải
6.3: Cấu tạo
- Cầu chì gồm các thành phần sau:
+ Phần tử ngắn mạch: là thành phần chính của cầu chì, có điện trở suất rất bé (thường bằng Ag,
Cu)
+ Thân cầu chì thường làm bằng gốm sứ, thủy tinh.
+ Vật liệu lắp đầy ( bao bọc phần tử ngằn mạch trong cầu chì): thường làm bằng vật liệu silicat
dạng hạt.
+ Các đầu nối: các thành phần này dùng định vị cố định cầu chì trên các thiết bị đóng ngắt
mạch, đồng thời phải đảm bảo tính tiếp xúc điện tốt.
6.4: Nguyên lí hoạt động.

- Đặc tính cơ bản của cầu chì là sự phụ thuộc của thời gian chảy đứt với dòng điện chạy qua (đặc
tính Ampe - giây). Để có tác dụng bảo vệ, đường Ampe - giây của cầu chì tại mọi điểm phải thấp
hơn đặc tính của đối tượng cần bảo vệ.

- Đối với dòng điện định mức của cầu chì: Năng lượng sinh ra do hiệu ứng Joule khi có dòng
điện định mức chạy qua sẽ toả ra môi trường và không gây nên sự nóng chảy, sự cân bằng nhiệt
sẽ được thiết lập ở một giá trị mà không gây sự già hoá hay phá hỏng bất cứ phần tử nào của cầu
chì.

- Đối với dòng điện ngắn mạch của cầu chì: Sự cân bằng trên cầu chì bị phá huỷ, nhiệt năng trên
cầu chì tăng cao và dẫn đến sự phá huỷ cầu chì.

Yêu cầu đối với cầu chì như sau

- Đặc tính ampe – giây của cầu chì cần phải thấp hơn đặc tính của thiết bị được bảo vệ.

- Khi có ngắn mạch cầu chì phải làm việc có chọn lọc theo trình tự.

- Đặc tính làm việc của cầu chì phải ổn định.

- Công suất của thiết bị bảo vệ càng tăng, cầu chì phải càng có khả năng cắt cao hơn.

14 | P a g e
- Việc thay dây chảy phải dễ dàng và ít tốn thời gian.

6.5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CẦU CHÌ.

CẦU CHÌ DẠNG ỐNG VÀ HỘP ĐỰNG CẦU CHÌ

7. CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

7.1 Hiện tượng hư hỏng các tiếp điểm

- Nguyên nhân: do lựa chọn khí cụ không đúng theo công suất của động cơ, lực ép trên các tiếp
điểm không đủ, giá đỡ tiếp điểm không bằng phẳng, bề mặt tiếp điểm bị oxy hóa, hậu quả là xuất
hiện dòng điện ngắn mạch một pha với “đất” hoặc dòng ngắn mạch hai pha phía sau contactor,
khởi động từ,…
- Biện pháp sửa chữa:

15 | P a g e
+ Lựa chọn khí cụ đúng công suất động cơ, dòng điện, điện áp và chế độ làm việc tương ứng.
+ Kiểm tra, sửa chữa nắn phẳng độ bằng phẳng của giá đỡ các tiếp điểm
+ Kiểm tra lò xo của tiếp điểm động.
+ Nếu các tiếp điểm bị ăn mòn nên thay thế các tiếp điểm đó.
7.2 Hiện tượng hư hỏng cuộn dây
- Nguyên nhân:
+ Ngắn mạch các vòng dây
+ Ngắn mạch các đầu cuộn dây
+ Đứt dây quấn
+ Điện áp tăng quá cao
+ Cách điện bị hỏng
+ Do muối, dầu, khí hóa chất… của môi trường xâm thực
- Biện pháp sửa chữa:
+ Kiểm tra và loại trừ các nguyên nhân bên ngoài gây hư hỏng cuộn dây và quấn lại cuộn dây
theo mẫu hoặc tính toán lại cuộn dây đúng điện áp và công suất tiêu thụ theo yêu cầu.
+ Khi quấn lại cuộn dây cần đảm bảo công nghệ sữa chửa đúng kỹ thuật vì đó là một yếu tố
quan trọng để đảm bảo độ bền và tuổi thọ cuộn dây.
7.3 Hiện tượng hư hỏng cầu chì hình ống và cầu dao đóng ngắt bằng tay.
- Nguyên nhân: Thường do đặt dây chảy sai quy cách (lớn quá), khi bị cháy đứt, không khí bên
trong ống tăng nhanh chóng gây áp lực đẩy hồ quang ra thành ống làm cháy ống phíp, hoặc làm
hỏng cách điện đế nhựa hoặc đế bằng đá của cầu dao. Ngoài ra, còn có nguyên dân do chất lượng
chế tạo cầu dao hoặc cầu chì của nhà chế tạo.
- Biện pháp sửa chữa: Việc sửa chữa đúng kỹ thuật là rất cần thiết, chẳng hạn phải vặn chặt nắp
cầu chì ống, đóng mở dứt khoát cầu dao vv,…

8 TÍNH CHỌN KHÍ CỤ ĐIỆN DỰA VÀO CÔNG SUẤT VÀ ĐIỆN ÁP CỦA THIẾT BỊ
ĐIỆN.
8.1 Tính chọn dòng theo công suất của động cơ
- Giả sử như ta có một động cơ có công suất là P(W), điện áp định mức U dm , hệ số công suất cos
φ . Ta tính được dòng định mức của động cơ.
P
I dm =
√3 U dm . cosφ
8.2. Cách chọn khí cụ điện quan trọng
8.2.1 Chọn cầu chì.
- khi chọn cầu chì phải thỏa các điều kiện sau.
+ Cầu chì phải được chọn theo U dmcc , I dmcc , Scắt dm

Hình: Thông
số lựa chọn và kiểm
tra cầu chì

16 | P a g e
trong đó : I lv MAX = I dm

+ Cầu chì được chọn phải có tính chất chọn lọc. Nghĩa là thiết bị nào bị sự cố, thì cầu chì chỗ đó
sẽ bị đứt để bảo vệ thiết bị đó, cầu chì bảo vệ cho đường dây chính không bị đứt.
+ Cầu chì được chọn phải có đặt tính A-s thấp hơn đường đặt tính của phụ tải và nằm sát bên
phải đặt tính khởi động của động cơ.
8.2.2 Chọn CB.
- Khi chọn CB cần thỏa những điều kiện sau:
+ I lựa chọnCB ≥ ( 1,2÷ 1,5) I dm .
+ U đm ≥ U hệ thống
+ Số cực (3 cực, 4 cực).
+ Khả năng cắt (tính dòng điện ngắn mạch I nm).
I nm ¿ I ngắnmạch khi sảy rasự cố
+ Đường đặc tính A-s phải thấp hơn đường đặt tính A-s của thiết bị.

8.2.3 Chọn contactor.


- Khi chọn contactor cần thỏa những điều kiện sau:
+ Theo công suất định mức: Pdm ≥ Pđm động cơ
+ I đm > I đm độngcơ
+ U đm > U đm hệ thống = U đm động cơ
+ U đm cuộn dây = U đm mạch điều khiển
+ Căn cứ vào số tiếp điểm phụ (NO, NC) trên mạch điều khiển của contactor.

8.2.4 Chọn relay nhiệt


- Khi chọn relay nhiệt cần thỏa những điều kiện sau:
+ U đm > U đm hệ thống
+ I đm= 1,3 I đm độngcơ

PHẦN 2: NỘI DUNG VỀ PHẦN ĐO LƯỜNG

1 KHÁI NIỆM CHUNG.


- Đo lường là một quá trình đánh giá định lượng về các đại lượng cần đo để có kết quả
bằng số so với đơn vị đo tương ứng.
- Thiết bị đo là dụng cụ chuyển tín hiệu cần đo sang dạng thông tin quan sát được như con số, đồ
thị hoặc bảng số.
- Đơn vị đo.

17 | P a g e
1.1: CƠ CẤU CHỈ THỊ
1.1.1 Cấu tạo
- Mạch từ: Thường được chế tạo từ các lá thép kỹ thuật điện được dập định hình hoặc được chế
tạo bằng cách ép các bột sắt từ có trộn các chất từ môi. Một số cơ cấu sử dụng một phần mạch từ
là nam châm vĩnh cữu.
- Cuộn dây: Được quấn từ dây đồng bọc cách điện emay có đường kính phù hợp.
- Trục quay: Trục quay là bộ phận cho phép phần động quay
- Lò xo phản kháng: thực hiện hai nhiệm vụ là tạo ra cản và dẫn dòng điện vào
khung dây.
- Kim chỉ thị: Kim chỉ thị được chế tạo bằng nhôm hoặc hợp kim nhôm.
- Thang đo: Thang đo được dùng để khắc giá trị đơn vị đo.
- Bộ phận cản diu.

18 | P a g e
1.1.2 Phân loại
- Cơ cấu từ điện: dùng để đo dòng 1 chiều và áp 1 chiều, thang đo chia đều và thang đo nhỏ

Hình: Kí hiệu cơ cấu từ điện trên mặt đồng hồ


- Cơ cấu điện từ: dùng để đo điện một chiều và điện xoay chiều, thang đo chia không đều và
thang đo lớn.

Hình: Kí hiệu cơ cấu điện từ trên mặt đồng hồ

- Cơ cấu điện động: thường dùng để đo công suất điện, thang đo chia không đều.
Hình: Kí hiệu cơ cấu điện đông trên mặt đồng hồ

1.2 : HÌNH ẢNH GIẢI THÍCH MỘT SỐ KÍ HIỆU TRÊN ĐỒNG HỒ ĐO

19 | P a g e
20 | P a g e
2 : CÁC THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG ĐIỆN.

2.1: ĐO DÒNG ĐIỆN


- Thiết bị đo dòng điện là ampe kế: khi đo dòng điện ta mắc ampe kế nối tiếp với mạch cần đo.
+ Đo dòng 1 chiều: thiết bị đo dòng điện 1 chiều là ampe kế 1 chiều
+ Đo dòng xoay chiều: thiết bị đo dòng xoay chiều là các ampe kế điện từ, từ điện

21 | P a g e
2.2: ĐO ĐIỆN ÁP
Khi đo điện áp, vôn kế được nối xong xong với tải cần đo.
+ Đo điện 1 chiều: Thiết bị đo điện áp 1 chiều là vôn kế 1 chiều, là vôn kế từ điện.

22 | P a g e
+ xoay chiều.

2.3: ĐO CÔNG SUẤT


Oát kế có 2 cuộn dây.
+ Cuộn dòng (1) có tiết diện lớn, số vòng dây ít và mắc nối tiếp với mạch cần đo.
+ Cuộn áp (2) có tiết diện nhỏ số vòng dây nhiều, được mắt nối tiếp với điện trở phụ Rp và mắc
xong xong với mạch cần đo

Hình: Sơ đồ mắc Oát kế xoay chiều 1 pha


2.4 ĐO COS φ
- Giá trị cosφ cho đúng ta biết tính chất tải đang hoạt động trên tàu, đặc biệt khi có các thiết bị
điện công suất lớn làm việc
- Thiết bị đo được gọi là .fazomet , .fazomet được chế tạo chế tạo dựa trên cơ cấu
điện động.

23 | P a g e
.

Đồng hồ đo cos phi


2.5 ĐO TẦN SỐ
- Để đo tần số giữa các pha người ta mắc 2 dây pha vào tần số kế. Thông thường dưới bảng điện
chính của tàu thủy, tần số kế sẽ được mắc với công tắc lựa chọn pha để đo được tần số giữa các
pha của máy phát điện.
Giá trị tần số cho chúng ta biết máy phát đã phát ra đủ tần số định mức hay chưa, giúp chúng ta
điều chỉnh cân bằng tần số giữa các máy phát khi thực hiện hòa đồng bộ. Quan sát giá trị tần số
để biết độ nhạy của bộ điều tốc. Theo dõi đồng hồ đo tần số giúp chúng ta chuẩn đoán được tình
trạng của cụm diezen lai máy phát

Đồng hồ đo tần số ( tần số kế )

24 | P a g e
3. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục.
Kim bị đứng yên, không chỉ giá trị nào khi cho điện áp hoặc dòng điện vào cơ cấu đo.
+ Nguyên nhân: Đứt khung dây, đứt dây dẫn phụ trong cơ cấu đo, đứt điện trở phụ, đứt
dây treo hoặc lò xo cản, khung dây bị kẹp chặt vào lõi sắt non hoặc cực từ.
+ Cách khắc phục: Mở cơ cấu ra, tìm nguyên nhân và khắc phục. Nếu bị đứt khung dây thì
phải quấn lại.
* Khi cho dòng điện hoặc điện áp vào cơ cấu đo, cơ cấu đo chỉ sai giá trị cần đo.
+ Nguyên nhân: lò xo cản bị xoắn quá mức hoặc bị rối, từ cảm của nam châm vĩnh cữu bị
giảm, lò xo cản bị thay đổi hệ số đàn hồi, tiếp xúc xấu ở các mối nối
+ Cách khắc phục: Mở cơ cấu ra, tìm nguyên nhân và khắc phục. Nếu bị lỗi lò xo thì phải
thay lò xo.
* Khi cho dòng điện hoặc điện áp vào cơ cấu đo, kim chỉ vào giá trị nào đó rồi bị mắt kẹt và
không trở về 0 khi ngắt dòng vào cơ cấu đo.
+ Nguyên nhân: Kẹt kim vào mặt đồng hồ hoặc kẹt lá gió cản dịu, kẹt khung dây vào lõi
sắt non hoặc mạch từ.
+ Cách khắc phục: Tháo đồng hồ, nắn lại kim, chỉnh lại khung dây cho cân bằng, cân bằng
lại lá thép gió.
* Khi cho dòng điện hoặc điện áp vào cơ cấu đo, kim chỉ thị bị dao động rất lâu mới ổn định,
hoặc kim bị lệch quá giá trị 0, không điều chỉnh được.
+ Nguyên nhân: lá gió cản dịu bị hỏng, quả đối trọng cân bằng kim bị mất hoặc sai vị trí.
+ Cách khắc phục: Tháo đồng hồ ra, thay lá gió, cân bằng lại kim.
Sau mỗi lần sửa chữa, phải cân chỉnh đồng hồ đo với đồng hồ mẫu.

PHẦN 3: NỘI DUNG MÁY ĐIỆN

1 Khái quát chung.


- Máy điện là khái niệm chỉ chung các thiết bị điện biến đổi đại lượng vật lý thành đại lượng điện
và ngược lại. Các dạng máy điện thường gặp trong cuộc sống như máy biến áp, máy phát điện,
bơm, quạt điện,…

- Các thiết bị này có thể biến đổi điện năng thành điện năng ( thay đổi điện áp U, dòng điện I ),
cơ năng thành điện năng, điện năng thành cơ năng,… Ví dụ như máy biến áp biến đổi điện năng
thành điện năng, máy phát điện biến đổi cơ năng thành điện năng, bơm biến đổi điện năng thành
cơ năng,….

25 | P a g e
- Các dạng máy điện được chia thành: máy điện động và máy điện tĩnh

2 MÁY BIẾN ÁP
2.1 CẤU TẠO:
Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh, hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ, với mục đích là
biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay
chiều ở điện áp khác, với tần số không thay đổi.
Gồm 3 thành phần chính: lõi thép, dây quấn và vỏ.
2.2 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG

- Máy biến áp được tách ra khỏi hệ thống lưới điện cao áp.
- Các aptomat của máy biến áp được để ở vị trí mở.
- Tiến hành kiểm tra các đầu nối thứ nhất, thứ hai xem có chắc chắn không, có bị ngắn mạch
không.
- Sau đó sẽ kiểm tra các đầu ra của cuộn điều chỉnh xem có bị ngắn mạch hay không.
- Vệ sinh bề mặt sứ cách điện và các hộp kim loại theo thứ tự.
- Kiểm tra dầu xem có thay đổi màu sắc hay không, mức chỉ thị mức dầu có đủ tiêu chuẩn không.
- Kiểm tra các đầu nối với bề mặt đất có đảm bảo an toàn và chắc chắn hay không.
- Kiểm tra nắp các hộp đấu nối có kín không.

3 MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ


- Máy điện không đồng bộ là loại máy điện xoay chiều, làm việc dựa trên nguyên lí cảm ứng
điện từ, có tốc độ quay của roto nhỏ hơn tốc độ quay cảu từ trường.
3.1 CẤU TẠO
Gồm 2 bộ phận chính stato và rotor.

26 | P a g e
 Stato có 2 phần chính: lõi thép và dây quấn.
+ Lõi thép hình trụ có nhiều lá thép kĩ thuật điện ghép lại.

Hình kết cấu máy điện dị bộ Hình: Một stato của động cơ điện không đồng bộ
- Dây quấn làm bằng dây dẫn bọc cách điện ,đặt trong các rảnh được phân bố đều dọc theo chu vi
của lõi thép.
* Roto có hai phần chính là lõi thép và dây quấn.
- Lõi thép hình trụ gồm nhiều lá thép kĩ thuật điện ghép lại.
- Rotor có 2 loại là roto dây quấn và roto lồng sóc.

27 | P a g e
+ Rotor dây quấn: là dây quấn 3 pha có cùng số cực như dây quấn stator,dây quấn rotor luôn
luôn đấu sao và có 3 đầu ra đấu vào 3 vành trượt gắn vào trục quay của rotor .Ba chổi than cố
định quét lên 3 vành trượt này để dẫn điện ra một biến trở 3 pha đấu Y nằm ngoài động cơ ,dùng
để khởi động hoặc điều chỉnh tốc độ.

Vành trượt Roto dây quấn

Hình: sơ đồ mạch điện của rotor dây quấn

28 | P a g e
+ Rotor lồng sóc gồm các thanh đồng hoặc nhôm đặt trong rãnh và bị ngắn mạch bởi hai vành
ngắn mạch ở hai đầu.

Dây quấn rotor lồng sóc Rotor lồng sóc chéo

29 | P a g e
Nhìn vào nhãn của động cơ cho ta biết được những thông số như là:
+ Công suất định mức
+ Điện áp định mức
+ Tần số định mức
+ Dòng điện định mức
+ Tốc độ định mức
+……
3.2 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
3.2.1 Khảo sát trước khi tháo.
- Xem xét quy trình bảo dưỡng ,sửa chữa ,các tài liệu công nghệ liên quan đến động cơ điện cần
bảo dưỡng và sửa chữa.
- Cho động cơ hoạt động để tiến hành đo nhiệt độ thân vỏ động cơ ,ổ đỡ, tiếng ồn, quan sát
máy ,ghi nhận tất cả tình trạng của động cơ phát hiện ra trong quá trình chạy thử .Ghi vào bảng
kiểm tra, khảo sát công việc.
- Dừng máy treo biển báo “cấm đóng điện” vào bảng điện cho động cơ cần tháo.
3.2.2 Tháo, kiểm tra, bảo dưỡng và sữa chữa.
-Đánh dấu các đầu dây của động cơ ,điện trở sấy và các bộ phận liên quan cần tháo cẩn thận (có
thể ghi chép lại trong nhật ký).
-Ngắt động cơ ra khỏi mạng điện , tách các đầu dây đến thiết bị sấy , đo điện trở cách điện các
cuộn dây với nhau và cuộn dây với vỏ máy theo 2 bước: đầu tiên sử dụng đồng hồ DC500V, thời
gian đo là 1 phút .Đối với động cơ điện có điện áp định mức nhỏ hơn 1000V, nếu điện trở cách
điện lớn hơn 1 MΩ, chuyển sang đồng hồ DC 1000V thời gian đo là 01 phút.Nếu điện trở cách
điện nhỏ hơn 1 MΩ,cần phải kiểm tra lại cách điện và đưa ra biện pháp khắc phục. Trị số hiển thị
trên đồng hồ đo khi đo điện trở cách điện trên đồng hồ 1000V mới là giá trị hiệu lực cuối
cùng ,ghi vào biên bảng.

30 | P a g e
-Đo khe hở giữa stator và roto động cơ ,tháo các đầu nối dây,tháo chân đế ,tháo tách khớp
nối ,cu-roa tháo tách động cơ ra khỏi cơ cấu thực hiện ,kiểm tra tổng thể xác định hư hỏng cần
sửa chữa hoặc thay thế , ghi biên bản.
-Mang về xưởng sửa chữa ,lưu ý đảm bảo an toàn trong quá trình cẩu ,vận chuyển phải kê kích
cẩn thận.
-Tiến hành vệ sinh bên ngoài sạch sẽ, đánh dấu vị trí cho việc tháo rút rotor động cơ ,trong quá
trình tháo không dùng búa sắt hoặc thanh sắt đánh trực tiếp vào máy mà phải có đế gỗ kê .Chi
tiết tháo trước thì lắp sau và ngược lại.
-Tiến hành tháo bảo dưỡng hoặc thay mới các bạc đạn theo đúng yêu cầu nhà chế tạo.
-Kiểm tra và vệ sinh sạch lõi của stator và rotor trong trường có gỉ sét thì phải dùng hóa chất làm
sạch , kiểm tra xem có sự xây xát, hay biến màu do nhiệt độ cục bộ hay không ? Nếu có thì phải
có biện pháp khắc phục và sửa chữa
-Kiểm tra sự chạm chập của mô-bin dây stator, rotor bằng rô -nha trong trường hợp cần
thiết .Đối với rotor dây quấn cần kiểm tra vành trượt và góp điện cũng như điện trở rotor
-Tiến hành sấy stator và rotor động cơ điện theo quy trình,sấy ở nhiệt độ buồng sấy 50 oC trong 2-
4 giờ,65oC trong 3- 6 giờ ,75oC -80oC trong khoảng 36 đến 44 giờ, đo điện trở cách điện và nhiệt
độ sau mỗi giờ.Nhiệt đô sấy được phép tăng cao lên 90 oC đến 95oC trong thời gian ngắn khoảng
2 đến 3 giờ trong trường hợp mà sấy ở điều kiện bình thường mà điện trở cách điện không tăng.
Khi điện trở cách điện ổn định trong 4 giờ cuối thì ngừng sấy.
-Qúa trình sấy phải là liên tục không được ngắt quãng, sau khi sấy xong để cho máy điện nguội
hẳn thì tiến hành kiểm tra lại điện trở cách điện cuộn dây đê so sánh và kết luận kết quả của việc
sấy đã đạt yêu cầu hay chưa.
-Trong một số trường hợp cuộn dây bị chầy xước, hư lớp cách điện thì tiến hành tẩm véc ni cách
điện và sấy khô ,lưu ý phải tẩm véc ni cách điện lỏng và trong khi máy điện đang nóng khoảng
75oC -80oC để véc ni lọt vào chổ hở và chỉ được tẩm khi sấy thành công.
-Theo quy phạm thì giá trị điện trở cách điện cho phép như sau:
Nếu điện áp định mức < =1000V thì điện trở cách điện tối thiểu là 1MΩ
Nếu điện áp định mức > 1000V thì điện trở cách điện tối thiểu được tính theo công thức
Un/(1000+1) MΩ
-Tiến hành lắp ráp tại xưởng ,hiệu chỉnh khe hỡ giữa stator và rotor theo tài liệu kĩ thuật lắp ráp
lại hoàn chỉnh các bộ phận ,chi tiết liên quan.
-Thử hoạt động không tải tại xưởng, đo đạc dòng điện ,sự gia tăng nhiệt độ vỏ máy và ổ đỡ ,độ
ồn và tốc độ quay của rotor.

31 | P a g e
Hình: Bên trong động cơ dị bộ lồng sóc

4 MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ


-Máy điện đồng bộ là máy điện xoay chiều có tốc độ quay của rotor bằng tốc độ quay của từ
trường .Máy điện đồng bộ ba pha là thiết bị tạo nguồn năng lương chính trên tàu thủy.

32 | P a g e
Hình: máy phát tàu thủy gồm máy điện và dộng cơ diesel
4.1 CẤU TẠO
* Stator gồm có lõi thép và dây quấn
-Lõi thép hình trụ gồm nhiều lá thép kỹ thuật điện ghép lại .Mặt trong có rãnh chứa dây quấn 3
pha.
- Dây quấn làm bằng dây dẫn bọc cách điện, đặt trong các rãnh được phân bố đều dọc theo chu vi
của lõi thép.

33 | P a g e
Hình: Stator và rotor máy phát
* Rotor gồm có 2 phần chính là cực từ và dây quấn kích từ

34 | P a g e
Rotor gồm 2 loại: rotor cực lồi và rotor cực ẩn, ngoài ra có 2 vành trượt chổi than nối với dây
quấn kích từ.
Hình: sơ lược về máy phát điện không chổi than

4.2 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN


4.2.1 Khảo sát trước khi tháo.
-Xem xét quy trình bảo dưỡng ,sửa chữa ,các tài liệu công nghệ liên quan đến động cơ điện cần
bảo dưỡng và sửa.
-Cho máy phát hoạt động chế độ không tải để tiến hành đo nhiệt độ thân vỏ tiếng ồn, quan sát
máy .Cho máy nhận tải đến 75%đến 80% từ đó khi nhận lại.
-Dừng máy treo biển báo “cấm đóng điện” vào bảng điện chính và nguồn sấy máy phát cần tháo.
4.2.2 Tháo, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa.
-Đánh dấu các đầu dây của máy phát ,máy kích từ và các bộ phận liên quan cần tháo cẩn thận (có
thể ghi chép lại trong nhật ký)
-Ngắt máy phát ra khỏi mạng điện , tách các đầu dây đến thiết bị sấy , bộ tự động điều chỉnh điện
áp,bộ điều chỉnh và khởi động các thiết bị bảo vệ chỉ thị đo điện trở cách điện các cuộn dây với
nhau và cuộn dây với vỏ máy theo 2 bước: đầu tiên sử dụng đồng hồ DC500V, thời gian đo là 1
phút .Nếu điện trở cách điện lớn hơn 2 MΩ, chuyển sang đồng hồ DC 1000V thời gian đo là 01
phút.Nếu điện trở cách điện nhỏ hơn 2 MΩ,cần phải kiểm tra lại cách điện và đưa ra biện pháp
khắc phục. Trị số hiển thị trên đồng hồ đo khi đo điện trở cách điện trên đồng hồ 1000V mới là
giá trị hiệu lực cuối cùng ,ghi vào biên bảng.
-Mang về xưởng sửa chữa ,lưu ý đảm bảo an toàn trong quá trình cẩu ,vận chuyển phải kê kích
cẩn thận.
-Quy trình sấy máy phát theo quy định ,sấy ở nhiệt độ 50oC trong 2 đến 4 giờ ,65oC trong 3 đến 6
giờ , 75oC -80oC trong khoảng 36 đến 44 giờ ,đo điện trở cách điện và nhiệt độ sau mỗi

35 | P a g e
giờ .Nhiệt độ sấy chỉ được phép tăng cao đến 90oC đến 95oC trong thời gian ngắn khoảng 2 đến 3
giờ trong trường hợp khi sấy ở điều kiện bình thường mà điện trở cách điện không tăng
-Theo quy phạm thì giá trị điện trở cách điện cho phép được tính :

Rcd =(3x điện áp định mức [V])/(công suất ra [kw]+1000)[ MΩ]

5 MÁY ĐIỆN 1 CHIỀU


5.1 Cấu tạo
Gồm có stator và rotor

Hình: Cấu tạo máy điện một chiều

- Stator (phần cảm) :


+ Vỏ máy điện chế tạo bằng thép đúc
+ Các cực từ cũng làm bằng thép đúc, phần mỏm cực được chế tạo từ lá thép kĩ thuật điện, gồm
cực từ chính và cực từ phụ. Cực từ chính dùng để tạo từ trường kích từ, gồm các cuộn dây kích
từ song song và cuộn dây kích từ nối tiếp. Cực từ phụ dùng để xử lí hiện tượng trong máy điện.

Hình : Stator của máy điện 1 chiều

- Roto( phần ứng ):


+ Mạch từ gồm các lá thép kĩ thuật điện ghép lại nhau
+ Cánh quạt làm mát gắn bên trục roto
+ Trục động cơ và có 2 ổ bi
+ Chổi than
+ Cổ góp gồm các phiến góp làm bằng đồng, được ghép lại và ép lại thành cổ góp hình trụ.

36 | P a g e
6 Máy điện đặc biệt (XenXin)
6.1 Khái niệm.
- Xenxin là một biến áp quay đặc biệt, là thiết bị tự động dùng để truyền tín hiệu góc quay trong
hệ thống truyền động tự động điều chỉnh và hệ thống điều khiển có khoảng cách xa.

- Xenxin có ứng dụng rất nhiều trên tàu thủy với các thiết bị như tay chuông truyền lệnh, đồng
hồ chỉ góc lái, hệ thống la bàn con quay,….

Hình ảnh xen xin


- Ưu điểm của xenxin là có thể hoạt động tin cậy trong môi trường khắc nghiệt như bụi, hơi ẩm,
độ rung, nhiệt độ cao, … điển hình trong ngành công nghiệp sản xuất thép, hàng hải, …
* Thực chất xenxin là một biến áp quay có số pha khác nhau trên cuộn rotor và stator (thường là
1 pha và 3 pha bố trí lệch nhau ).
Xenxin theo cấu trúc được chia thành 2 loại:
- Xenxin tiếp xúc: trong rotor có bố trí cuộn dây 1 pha hoặc 3 pha. Điện áp đưa vào hoặc lấy ra
trên cuộn dây rotor phải được thực hiện qua các vòng tiếp xúc. Do sự thay đổi điện trở tiếp xúc
nên làm giảm độ chính xác và độ tin cậy trong quá trình làm việc.

- Xenxin không tiếp xúc: rotor được làm bằng lõi sắt từ và không bố trí các cuộn dây trên đó.
Các cuộn dây 1 pha hoặc 3 pha đều được bố trí trên stator. Độ chính xác và tin cậy cao hơn
xenxin tiếp xúc nhưng có kích thước và khối lượng lớn hơn.

6.2 Cấu tạo

- Cấu tạo xenxin (xenxin stator 3 pha và roto 1 pha) gồm :


+ Stator (phần tĩnh): gồm lõi thép (làm bằng nhiều lá thép kĩ thuật điện ghép lại nhau) và dây
quấn 3 pha gồm 3 cuộn dây nối Y đặt lệch nhau 120 0 về không gian. Các cuộn dây nối ra ngoài
thông qua vành trượt – chổi than.
+ Roto (phần quay): gồm lõi thép hình trụ cũng làm bằng nhiều lá thép kĩ thuật điện ghép lại
nhau và dây quấn 1 pha.

37 | P a g e
7 Bảo dưỡng máy điện
7.1 Máy biến áp
- Bảo dưỡng bao gồm các bước sau :
+ Ngắt nguồn điện vào biến áp.
+ Đối với máy biến áp loại nhỏ có thể tháo rời thì tháo biến áp khỏi bệ, tháo các đầu dây trên
biến áp và nhớ làm dấu và ghi chú để khi lắp lại sao cho đúng.
+ Đo thông mạch xem các cuộn dây có cuộn nào bị cháy không.
+ Kiểm tra cách điện.
+ Vệ sinh các đầu nối dây.
7.2 Động cơ
- Bảo dưỡng bao gồm các bước sau:
+ Kiểm tra sơ bộ bên ngoài của động cơ và ghi chú.
+ Tháo động cơ theo quy trình và có đánh dấu ghi chú để dễ dàng lắp vào sao cho đúng với hiện
trạng ban đầu.
+ Kiểm tra cách điện giữa các cuộn dây cũng như đo thông mạch.
+ Kiểm tra vòng bi để bảo dưỡng hoặc thay thế.
+ Bảo dưỡng chổi than ( nếu có).
+ Lắp động cơ theo quy trình và đánh dấu trước đó.
+ Kiểm tra lần nữa vị trí các bu lông, ốc đã chạt và đúng vị trí hay chưa.
7.3 Máy phát điện
- Bảo dưỡng bao gồm các bước
+ Tháo vị trí khớp nối giữa động cơ lai và máy phát điện.
+ Kiểm tra sơ bộ tình trạng bên ngoài của máy phát điện và ghi chú
+ Tháo máy phát điện theo quy trình và ghi chú ( chú ý khi tháo phần rotor phải đảm bảo nhẹ
nhàng nếu quá lớn cần có công cụ hỗ trợ để lôi rotor ra tránh trường hợp làm cong trục)
+ Kiểm tra cách điện, đo thông mạch các cuộn dây.
+ Bảo dưỡng chổi than.
+ Bảo dưỡng vòng bi.
+ Kiểm tra mạch kích từ ( kiểm tra các đi-ốt trong mạch chỉnh lưu).
+ Lắp máy phát điện theo quy trình và ghi chú.
+ Thử quay rotor xem có mượt và có cạ vào stator hay không.
+ Lắp các bu lông, ốc đúng theo vị trí đánh dấu.

38 | P a g e
8 Xây dựng sơ đồ dây quấn động cơ điện xoay chiều 3 pha
8.1 Xác định các thông số của động cơ
- Công suất định mức : Pdm (Kw)
- Điện áp và dòng điện định mức : UdmY / UdmΔ ( V), IdmY / IdmΔ (A).
- Thông số lõi thép:
+ Số cực từ : 2p
+ Số rãnh : Z
Z
+ Bước cực từ : τ =
2p
- Thông số dây quấn:
+ Số pha dây quấn: m
+ Số mạch nhánh song song : a
τ Z
+ Số rãnh của 1 pha trên 1 bước cực từ : q= = ( rãnh)
m 2 pm
180 360∗p
+ Góc lệch sức điện động giữa 2 rãnh liên tiếp: αd = =
τ z
120
+ Khoảng cách giữa các pha A-B-C: ϴ(A-B-C)= (rãnh)
αd
8.2 Xây dựng sơ đồ dây quấn kiểu đồng tâm
- Vẽ sơ đồ trải dây quấn kiểu đồng khuôn tập trung cho động cơ điện
xoay chiều ba pha, có: Z = 24, 2p = 4, m = 3 và a = 1.
Bước 1: xác định các thông số : Z = 24, 2p = 4, a = 1.
Bước 2: tính bước cực và phân bố rãnh trên mỗi bước cực:
Z Z 24
τ= = = 6 (rãnh)
2p 4

Bước 3: tính số rãnh q của 1 pha trên 1 bước cực:


τ 6
q = = = 2 (rãnh)
m 3
Bước 4: tính góc lệch sức điện động giữa hai rãnh liên tiếp:
180 180
αd = = = 300
τ 6
Bước 5: tính khoảng cách giữa các pha:
120 120
ϴ(A-B-C)= = = 4 ( rãnh)
αd 30
Bước 6: vẽ pha A trước

39 | P a g e
Bước 7: vẽ pha B cách pha A 4 rãnh

40 | P a g e
Bước 8: vẽ tiếp pha C cách pha B 4 rãnh và hoàn thiện sơ đồ dây:

41 | P a g e
42 | P a g e

You might also like