You are on page 1of 84

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HCM
Viện Hàng Hải

*************

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN


CHUYÊN NGÀNH: ĐIỆN VÀ TỰ ĐỘNG TÀU THỦY

GVHD: Trần Ngọc Nhân


Sinh viên: Nguyễn Ngọc Thưởng
Lớp: DT17
MSSV: 1751030071

Tp.HCM, ngày 08 tháng 09 năm 2021


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, trong xu hướng phát triển chung của thế giới và xu thế toàn cầu hoá, vận tải
biển là một ngành rất quan trọng, đảm bảo sự lưu thông hàng hóa trên toàn thế giới. Với
khoảng 3000km chiều dài bờ biển, phát triển kinh tế biển là một chiến lược của đất nước
nhằm phát huy thế mạnh của biển phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Trong chiến lược phát
triển kinh tế biển thì công nghiệp tàu thủy đóng một vai trò quan trọng. Ngành công nghiệp
đóng tàu non trẻ của nước ta đang trong giai đoạn phát triển với qui mô và tiềm năng rất lớn.
Nghiên cứu, tính toán, thiết kế các hệ thống truyền độn điện máy phụ trên tàu thủy là một
nhiệm vụ cấp bách nhằm từng bước làm chủ công nghệ, tự chù về vật tư thiết bị phục vụ cho
công nghiệp tàu thủy của đất nước. Tàu thủy là một công trình kỷ thuật nổi trên nước, nó có
thể nổi và di chuyển được trên nước có kết cấu phức tạp và hoạt động trong môi trường vô
cùng khắc nghiệt, chịu tác động nhiều của rất nhiều yếu tố ngoại lực như sóng , gió , bão ….

Chính vì vậy để đảm bảo tính an toàn cho con tàu trong quá trình khai thác cũng như
sử dụng, thì thiết bị điện đóng vai trò rất quan trọng. Nó có nhiệm vụ giúp ta điều khiển con
tàu đến những nơi mong muốn .

Độ tin cậy của thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn khi vận hành và khai thác
con tàu.

Bài báo này với mục đích củng cố kiến thức đã được học, tìm hiểu kĩ hơn những phần
mà chưa có cơ hội tiếp cận. Vì vậy trong quá trình thực hiện có nhiều thiếu sót mong Giảng
viên hướng dẫn có thể bổ sung chỉnh sửa để hoàn thiện bài báo cáo này!
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: THỰC TẬP PHẦN MÁY ĐIỆN ......................................................................... 4
1.1.Khái niệm ............................................................................................................................. 4
1.2.Phân loại ............................................................................................................................... 4
1.3. Một số máy điện thường gặp ............................................................................................... 5
1.3.1.Máy biến áp ....................................................................................................................... 5
1.3.1.1. Tuân thủ các quy tắc định hướng của nhà sản xuất ....................................................... 5
1.3.1.2.Quy trình vận hành máy biến áp .................................................................................... 6
1.3.1.3.Bảo dưỡng máy biến áp .................................................................................................. 8
1.3.1.4.Cách sửa chữa máy biến áp ............................................................................................ 9
1.3.1.5.Công tác sửa chữa MBA bao gồm: ................................................................................ 9
1.3.2.Biến dòng ........................................................................................................................ 10
1.3.3.Máy điện không đồng bộ ................................................................................................. 12
1.3.4.Máy điện đồng bộ ............................................................................................................ 16
1.3.5.Máy điện một chiều ......................................................................................................... 18
1.3.6.Máy điện đặc biệt ............................................................................................................ 21
1.3.6.1. Xenxin: ........................................................................................................................ 21
1.4.Vận hành bảo dưỡng động cơ............................................................................................. 24
1.5. Cách xây dựng, vẽ sơ đồ khai triển cuộn dây theo dây quấn đồng khuôn tập trung ......... 27
1.5.1 Động cơ có Z=18 rãnh, 2p=2 .......................................................................................... 27
1.5.2 Động cơ có Z=12 rãnh, 2p=2 .......................................................................................... 27
1.5.3 Động cơ có Z=12 rãnh, 2p=4 .......................................................................................... 28
1.5.4 Động cơ có Z=24 rãnh, 2p=2 .......................................................................................... 28
1.5.5 Động cơ có Z=24 rãnh, 2p=4 .......................................................................................... 28
1.6 Cách xây dựng, vễ sơ đồ khai triển cuộn dây theo dây quấn đồng tâm ............................. 28
1.6.1 Động cơ có Z=24 rãnh, 2p=4 .......................................................................................... 28
1.6.2 Động cơ có Z=24 rãnh, 2p=2 .......................................................................................... 29
1.6.3 Động cơ có Z=18 rãnh, 2p=2 .......................................................................................... 29
1.7 Nắm vững quy trình quấn lại cuộn dây của máy điện ........................................................ 30
1.8 Quy trình thử và quy trình nghiệm thu máy điện ............................................................... 35
1.8.1. Thử tải trở cho máy phát điện: ....................................................................................... 35
1.8.2.Thử tải thực tế cho máy phát điện: .................................................................................. 36
CHƯƠNG 2: THỰC TẬP KHÍ CỤ ĐIỆN ............................................................................... 38
2.1.Cầu chì ................................................................................................................................ 38

1
2.1.1.Giới thiệu ......................................................................................................................... 38
2.1.2.Cấu tạo ............................................................................................................................. 38
2.2.Cầu dao ............................................................................................................................... 40
2.2.1.Khái quát chung............................................................................................................... 40
2.2.2.Cấu tạo-Nguyên lý: ......................................................................................................... 40
2.2.3. Phân loại: ........................................................................................................................ 42
2.2.4. Một số lưu ý khi lựa chọn cầu dao: ................................................................................ 42
2.2.5.Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục: .................................................................. 43
2.3.Công tắc-Nút ấn: ................................................................................................................ 43
2.3.1.Công tắc........................................................................................................................... 43
2.3.1.1.Khái quát chung............................................................................................................ 43
2.3.1.2.Phân loại ....................................................................................................................... 44
2.3.1.3.Cấu tạo- Nguyên lý chung: ........................................................................................... 46
2.3.1.4.Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục: ............................................................... 46
2.3.2.Nút ấn: ............................................................................................................................. 47
2.3.2.1.Khái quát: ..................................................................................................................... 47
2.3.2.2.Cấu tạo:......................................................................................................................... 47
2.3.2.3.Phân loại ....................................................................................................................... 48
2.4.Circuit breaker (CB) ........................................................................................................... 49
2.4.1.Giới thiệu ......................................................................................................................... 49
2.5.Contactor ............................................................................................................................ 53
2.5.1.Giới thiệu ......................................................................................................................... 53
2.5.2.Cấu tạo ............................................................................................................................. 53
2.5.3.Nguyên lí hoạt động ........................................................................................................ 55
2.6.Relay trung gian ................................................................................................................. 56
2.6.1.Giới thiệu ......................................................................................................................... 56
2.6.2.Cấu tạo ............................................................................................................................. 56
2.6.3.Nguyên lý hoạt động: ...................................................................................................... 57
2.7.Rơ le nhiệt: ......................................................................................................................... 58
2.7.1.Khái niệm: ....................................................................................................................... 58
2.7.2.Cấu tạo ............................................................................................................................. 59
2.7.3.Phân loại: ......................................................................................................................... 59
2.7.4.Nguyên lý hoạt động ....................................................................................................... 59
2.8.Role thời gian ..................................................................................................................... 60
2.8.1.Giới thiệu ......................................................................................................................... 60
2.8.2.Phân loại và nguyên lý hoạt động của từng loại timer. ................................................... 60

2
2.9.Các hư hỏng thường gặp của các loại khí cụ và cách khắc phục: ...................................... 62
2.10. Chọn khí cụ điện dựa vào công suất và điện áp làm việc của thiết bị điện: .................... 64
2.11.Cách bố trí thiết bị điện trong bảng điều khiển động cơ điện .......................................... 65
CHƯƠNG 3: THỰC TẬP PHẦN ĐO LƯỜNG ...................................................................... 71
3.1.Các hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa các thiết bị đo điện: ........................................ 71
3.2.Giới thiệu ............................................................................................................................ 72
3.2.1.Các bộ phận cơ bản của cơ cấu chỉ thị ............................................................................ 72
3.2.2.Nguyên lý hoạt động ....................................................................................................... 72
3.2.3.Phân loại .......................................................................................................................... 72
3.2.4.Các kí hiệu trên đồng hồ đo và cách mắc: ....................................................................... 73
3.3.Đồng hồ cơ đo volt (volt kế) .............................................................................................. 75
3.4.Đồng hồ cơ đo dòng điện (ampe kế) .................................................................................. 76
3.5.Đồng hồ đo công suất (watt kế).......................................................................................... 79
3.6.Đồng hồ đo hệ số công suất (cos𝝋 kế) ............................................................................... 80
3.7.Tần số kế (Hz kế) ............................................................................................................... 81

3
CHƯƠNG 1: THỰC TẬP PHẦN MÁY ĐIỆN
1.1.Khái niệm
Máy điện là thiết bị điện từ, nguyên lý làm việc dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Máy
điện dùng để biến đổi dạng năng lượng như cơ năng thành điện năng (máy phát điện) hoặc
ngược lại biến đổi điện năng thành cơ năng (động cơ điện), hoặc dùng để biến đổi thông số điện
năng như biến đổi điện áp, dòng điện (máy biến áp, máy biến dòng), tần số (máy biến tần)…

Hình 1: Máy điện trên tàu thủy


1.2.Phân loại
Có nhiều cách phân loại máy điện, dưới đây là một số cách thường gặp:
a) Phân loại theo chuyển động tương đối giữa các bộ phận của máy, máy điện được chia
làm 2 loại:
+ Máy điện tĩnh: Là loại máy máy điện mà giữa các bộ phận của máy không có chuyển
động tương đối. ví dụ: Máy biến áp.
+ Máy điện quay: Là loại máy máy điện mà trong cấu tạo của nó có bộ phận chuyển động
quay. Loại này có rất nhiều thành viên, ví dụ: máy phát điện, động cơ điện...
b) Phân loại theo dòng điện gắn với máy, máy điện được chia làm 2 loại:
+Máy điện 1 chiều: Là loại máy máy điện mà dòng điện gắn với nó là dòng 1 chiều.
+Máy điện xoay chiều: Là loại máy máy điện mà dòng điện gắn với nó là dòng xoay
chiều. (Trong loại này, còn phân thành máy điện 3 pha, máy điện 1 pha ).
c) Phân loại theo theo quan hệ giữa tốc độ quay của rotor và tốc độ từ trường quay, máy
điện được chia làm 2 loại:
4
+Máy điện đồng bộ: Là loại máy điện có tốc độ quay của rotor bằng tốc độ từ trường
quay.
+Máy điện không đồng bộ: Là loại máy điện có tốc độ quay của rotor khác tốc độ từ
trường quay.
d) Phân loại theo theo công dụng, chế độ hoạt động của máy:
Máy được gọi tên theo công dụng của nó. Ví dụ: Máy phát điện, động cơ điện, máy biến áp,
máy dịch pha, máy phát tỷ lệ tốc độ,...
1.3. Một số máy điện thường gặp
1.3.1.Máy biến áp
1.3.1.1. Tuân thủ các quy tắc định hướng của nhà sản xuất
+ Các nhà chế tạo máy biến áp thường đưa ra các thông số kỹ thuật và hướng dẫn
vận hành. Áp biến máy được tạo theo các tiêu chuẩn khác nhau của từng vùng
khí hậu. Việc tuân thủ hướng dẫn là việc làm rất cần thiết cho người vận hành
để phòng tránh những sai sót không cần thiết.
Ví dụ máy biến áp sản xuất tại Hàn Quốc có kỹ thuật số sẽ khác với máy sản
xuất tại Việt Nam do nhiệt độ trung bình tại Hàn Quốc thấp hơn so với Việt
Nam.

5
Hình 2: Một nhãn máy máy biến áp 3 pha

• Một số thông số chính máy biến áp:


➢ Công suất: 50KVA
➢ Tần số 50Hz
➢ Số pha 3
➢ Điện áp đầu vào: có 2 mức 35KV và 24KV
➢ Điện áp đầu ra: 0,4KV
+ Máy biến áp sau khi được lắp đặt và hoàn chỉnh hệ thống đo lường, điều khiển,
bảo vệ, ... Cần có hoạt động kiểm tra đánh giá toàn bộ theo quy định an toàn
ngành điện ban hành. Sau thời gian hoạt động, cần phải được tiến hành bảo
dưỡng máy biến áp và được hướng dẫn cách sửa chữa máy biến áp khi gặp sự
cố.
1.3.1.2.Quy trình vận hành máy biến áp
- Kiểm tra máy biến áp trước khi đưa vào vận hành:
+ Kiểm tra độ chắc chắn của các đầu nối thứ cao áp
+ Kiểm tra có bị ngắn mạch, có đúng sơ đồ đầu nối không
+ Vệ sinh về mặt của sứ cách điện và hộp kim loại
+ Kiểm tra mức dầu trong bộ điện từ và mức dầu trong bộ chia điện áp
+ Kiểm tra các đầu nối đất có an toàn và chắc chắn không
+ Kiểm tra độ kín của nắp các hộp đầu nối
+ Kiểm tra các điểm bắt bulong đế trụ để đảm bảo sự chắc chắn

6
+ Kiểm tra về mặt sứ cách điện xem chúng có sạch không ( dòng rò )
+ Kiểm tra các biến áp có bị nghiêng so với phương thẳng đứng không
+ Kiểm tra các đầu ra thứ cấp có bị ngắn mạch không
+ Kiểm tra dao nối đất
- Kiểm tra máy biến áp trong quá trình vận hành:
+ Kiểm tra mức dầu trong bộ điện từ và mức dầu trong bộ chia điện áp
+ Kiểm tra các đầu nối đất có an toàn không
+ Kiểm tra độ kín của nắp các hộp đầu nối
+ Kiểm tra các điểm bắt bulong của trụ có bị lỏng không
+ Kiểm tra trụ đỡ máy biến áp xem có bị nghiêng hay lệch không. Có được nối với hệ
thống tiếp đất không
+ Kiểm tra các biến điện áp về vị trí
+ Kiểm tra dao nối đất có ở vị trí mở không
+ Chú ý nghe tiếng kê của máy biến áp để nhận biết âm thanh lạ hoặc âm thanh khác
thường
+ Kiểm tra bằng mắt các hàng kẹp máy biến áp của tủ trung gian, tủ điều kiền và tủ bảo
vệ có bị chập mạch hay ngắn mạch không
+ Kiểm tra điện áp của lưới có cao quá điện áp cực đại cho phép của máy biến áp hay
không
- Khi đưa máy biến áp vào vận hành, trước khi đóng điện phải kiểm tra lại toàn bộ hệ
thống. Nếu không thấy có vấn đề thì sẽ đóng điện.
+ Cho phép máy biến áp làm việc với điện áp cao hơn định mức
+ Thời gian dài thì 5% khi phụ tải không vượt quá phụ tải định mức và 10% khi
phụ tải không quá 0,25% phụ tải định mức.
+ Ngắn hạn 10% đối với phụ tải không quá định mức.
+ Máy biến áp chịu quá tải theo tiêu chuẩn
- Với mỗi máy biến thế chỉ cho phép mang tải với trị số định mức cho phép ghi trên
máy, nếu quá giới hạn định mức sẽ làm máy nóng lên và làm giảm tuổi thọ của máy.
Phụ tải của máy biến áp có thể vượt giá trị ghi trên nhãn máy nhưng không được vượt
1,5 lần so với dòng điện định mức. Thời gian chịu quá tải không vượt quá 2 giây.
- Trong trường hợp máy được làm mát tốt, có hỗ trợ quạt thông gió làm mát cưỡng bức
(AF). Máy được phép hoạt động quá tải nhưng không quá 5% trị số định mức. Nếu
máy biến áp chịu ngắn mạch khẩn cấp, dòng điện ngắn mạch có thể lớn gấp 25 lần so
với dòng điện định mức. Thời gian chịu ngắn mạch cũng không quá 2 giây.
+ Nhiệt độ lớp dầu trên không quá 90°C.
+ Máy biến áp phải thường xuyên được kiểm tra, theo dõi trong quá trình vận
hành. Cần phải lưu ý ghi chép các số liệu về nhiệt độ, điện áp, màu sắc dầu..
+ Xem xét kiểm tra định kỳ, kiểm tra khi có thay đổi đột ngột.
+ Trong thời gian 6 tháng đầu tiên khi vận hành, cứ định kỳ mỗi tháng lấy mẫu
dầu kiểm tra, sau 6 tháng thì định kỳ 2 tháng 1 lần.

7
1.3.1.3.Bảo dưỡng máy biến áp
- Công việc cụ thể được tiến hành như sau:
+ Kiểm tra các đầu nối sơ cấp xem có chắc chắn như trước không
+ Kiểm tra đấu nối thứ cấp xem có chắc chắn hoặc bị ngắn mạch không
+ Kiểm tra đầu ra của cuộn điều chỉnh để biết được sự ngắn mạch
+ Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sứ cách điện và các hộp kim loại
+ Kiểm tra các chỉ thị mức dầu có đủ không
+ Kiểm tra các đầu nối đất có an toàn và chắc chắn
+ Kiểm tra nắp các hộp đấu xem chúng kín hay hở.
a) Bảo dưỡng hàng năm
- Định kỳ mỗi năm một lần cần có hoạt động đánh giá vận hành, sửa chữa máy biến áp.
Cần vệ sinh sạch bên ngoài máy, lau chùi bảo dưỡng các bộ cánh tản nhiệt. kiểm tra
xiết lại các ốc vít, bu lông. Kiểm tra thiết bị điều khiển, an toàn, chống cháy nổ.
1) Máy biến áp dầu:
+ Khảo sát tổng quan, phân tích đánh giá tình trạng hoạt động của máy.
+ Thực hiện vệ sinh chuyên nghiệp tổng thể Trạm biến áp.
+ Thử nghiệm mẫu dầu định kỳ phân tích, đánh giá.
+ Cải thiện khâu thiết kế, lắp đặt Máy biến áp cho phù hợp với yêu cầu vận hành.
+ Châm dầu đúng chủng loại dầu máy biến áp khi máy bị thiếu hụt dầu khi vận
hành.
+ Vệ sinh và siết lực lại các đầu cosse, mối nối cáp phía cao áp và hạ áp.
+ Kiểm tra giá trị cách điện của MBA ở các thành phần: cao áp – vỏ, cao áp – hạ
áp và hạ áp - vỏ.
+ Vệ sinh vỏ và sứ, kiểm tra cable ở đầu nhất thứ, nhị thứ.
+ Kiểm tra nhiệt độ dầu MBA, kiểm tra hoạt động của bộ điều khiển.
+ Tư vấn, gia cố mặt bằng trạm cho phù hợp với sự vận hành ổn định của trạm.
+ Kiểm tra bộ nguồn AC, DC vệ sinh tủ điều khiển, các board mạch của bộ
chuyển nấc.
2) Máy biến áp khô:
+ Khảo sát tổng quan, phân tích, đánh giá tình trạng hoạt động của máy.
+ Kiểm tra phần cáp phía cao áp, hạ áp và lõi từ máy biến thế xem có hiện tượng
cháy, nám không để đưa ra phương pháp bảo trì phù hợp.
+ Thực hiện vệ sinh chuyên nghiệp tổng thể Máy biến áp.
+ Vệ sinh phần cao áp, hạ áp, lõi từ Máy biến thế, quạt làm mát.
+ Siết lực lại toàn bộ đầu dây phía cao áp và hạ áp của máy.
+ Kiểm tra nhiệt độ vận hành của máy.
b) Đại tu định kỳ
8
Thời gian tiến hành đại tu từ 8 - 12 năm tùy theo tuổi đời của máy biến áp (được tiến
hành bởi các kỹ sư chuyên nghiệp).
+ Kiểm tra và ghi chép số liệu kỹ thuật cơ bản của máy.
+ Xem xét hồ sơ vận hành và tình trạng của máy để giám định các hư hỏng nếu
có.
+ Tháo và rút dầu, các bộ phận kèm theo khỏi máy.
+ Lọc lại hoặc thay dầu cách điện.
+ Thực hiện sấy ruột máy, đưa dầu vào theo quy chuẩn.
+ Lắp ráp, kiểm tra và thử nghiệm các thông số kỹ thuật đối với máy biến áp sau
sửa chữa và lưu lại các số liệu.
1.3.1.4.Cách sửa chữa máy biến áp
- Máy biến áp mặc dù là thiết bị hoạt động có độ tin cậy cao, xong các lỗi vẫn có thể
xảy ra do yếu tố bên ngoài do ngắn mạch lưới điện. Lỗi xảy ra do lão hóa cách điện
bên trong máy, sự hư hỏng của các bộ phận máy như van giảm áp, thiết bị phòng nổ,
hệ thống an toàn... Vì vậy chúng ta cần thường xuyên có những công tác kiểm tra đánh
giá, nếu phát hiện lỗi cần có hành động khắc phục, sửa chữa kịp thời. Giảm đáng kể
chi phí đầu tư và kéo dài vòng đời sản phẩm. Việc sửa chữa bảo dưỡng máy biến áp sẽ
do đơn vị vận hành thực hiện. Các hư hỏng cần được sửa chữa một cách nhanh chóng
và không để tình trạng hỏng hóc kéo dài.
- Kiểm tra máy định kỳ:
+ Phải có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ.
+ Việc sửa máy biến áp chỉ được tiến hành khi đã tách máy biến áp khỏi nguồn
điện theo đúng trình tự theo quy định nhà nước ban hành.
+ Các sự cố thường gặp:
• Role hơi máy biến áp bị tác động cấp 1 thì cách xử lý là giảm tải máy biến
áp và kiểm tra độ thoát nhiệt biến áp, âm thanh của máy biến áp, mức dầu,
chế độ làm mát...
• Role hơi máy biến áp bị tác động cấp 2 cần tắt biến thế để kiểm tra Role
hơi, thử mẫu dầu biến thế, đo cách điện biến thế, sau khi khắc phục nguyên
nhân mới được đóng điện lại.
• Mức dầu máy biến áp chính thấp cần kiểm tra xác định mức dầu máy biến
áp. Nếu dầu còn đầy kiểm tra công tắc thích hợp. Nếu dầu cạn cần tắt biến
áp và châm dầu.
• Áp suất máy biến áp tăng đột ngôt cần ngay lập tức báo điều độ lưới điện,
án động biến áp, kiểm tra, xác định nguyên nhân và khác phục hoàn toàn
mới được đóng điện.
• Nhiệt độ cuộn dây máy biến áp chính cao cần kiếm tra nhiệt độ chỉ thị thực
tế, thông số qua máy biến áp sau đó giảm tải qua biến áp để kiểm tra và
theo dõi.
1.3.1.5.Công tác sửa chữa MBA bao gồm:
+ Tiểu tu: Tu sửa chữa máy biến áp có cắt điện nhưng không tháo dầu và không
mở ruột máy.

9
+ Sửa định kỳ: Rút bỏ máy hoặc rút ruột máy ra khỏi vỏ. Kiểm tra sửa chữa toàn
diện máy. Có thể bao gồm cả sấy máy.
+ Phục hồi: Tuỳ theo tình trạng cuộn dây có thể thay thế hoặc cuốn lại toàn bộ.
Cũng có thể bao gồm cả sửa chữa lõi, các lá tôn.
+ Sửa định kỳ thì tiến hành đối với tất cả các Máy biến áp
Tuỳ thuộc vào kết quả thí nghiệm và tình trạng máy. Đại tu phục hồi tiến hành
sau khi các máy biến áp bị sự cố cuộn dây hoặc lõi tôn hoặc khi có nhu cầu
trùng tu MBA.

https://maybienapdonganh.com/van-hanh-sua-chua-may-bien-ap/
https://congnghesohoa.com/huong-dan-van-hanh-va-bao-duong-may-bien-ap/
https://mbtdonganh.vn/quy-trinh-bao-duong-may-bien-ap/
1.3.2.Biến dòng
a)Khái niệm:
- Bộ biến dòng mà chúng ta hay gọi thực ra có tên gọi quốc tế là Current Transformer
(CT) là bộ đo dòng và giám sát dòng điện. Nói một cách dễ hiểu thì máy biến dòng điện là thiết
bị điện dùng để biến đổi dòng điện có trị số cao xuống dòng điện có trị số tiêu chuẩn 5A và 1A
để cung cấp cho các dụng cụ đo lường, bảo vệ role và tự động hóa.
- Có 3 loại máy biến dòng cơ bản hiện nay: biến dòng cuộn, biến dòng hình xuyến và
biến dòng kiểu thanh, nhưng phổ biến vẫn là biến dòng hình xuyến.

Hình 3: Biến dòng

b) Cấu tạo:
Gồm 2 bộ phận chính là lõi thép và dây quấn:
+ Lõi thép: dùng để dẫn từ thông chính của máy, được chế tạo từ những vật liệu dẫn từ
tốt là thép kỹ thuật điện, được chế tạo thành hình tròn là nơi để đặt dây quấn thứ cấp.
+ Dây quấn: Dây sơ cấp thường là cáp hạ thế phù hợp với dòng điện phụ tải và có số vòng
W1 nhỏ hơn nhiều lần số vòng phía thứ cấp W2. Thông thường cuộn sơ cấp là cáp hạ thế W1
có số vòng n = 1; n = 2; n = 3; n = 4. Dây thứ cấp có tiết diện nhỏ hơn rất nhiều so với dây sơ
cấp nhưng có số vòng W2 lớn hơn nhiều lần số vòng W1 phía sơ cấp. Các cuộn này có điện trở
rất bé, vì vậy trong trạng thái bình thường phía thứ cấp của Máy biến dòng hầu như bị ngắn
mạch. Để đảm bảo an toàn cho người vận hành, cuộn thứ cấp của máy biến dòng phải được nối
10
đất. Dây dẫn được quấn quanh lõi thép và cách điện với lõi thép. Giữa các vòng dây và giữa
các lớp dây được cách điện với nhau. Lõi thép và đầu cực (-) được tiếp đất.
Một số bộ phận khác của Máy biến dòng:
Ngoài cuộn dây và lõi thép ra, Máy biến dòng còn có các bộ phận khác như:
+ Vỏ ngoài được chế tạo bằng nhựa cách điện để bảo vệ dây quấn thứ cấp và đảm bảo an
toàn cho người vận hành.
+ Các đầu cực để đấu dây dẫn ra ngoài: có cực (+) và cực (-) để đấu với cuộn dòng của
công tơ; cuộn dây của Rơle; cuộn dây của Ampemet đo gián tiếp.

Hình 4: Cấu tạo cơ bản biến dòng

11
Hình 5: Một số loại biến dòng

1.3.3.Máy điện không đồng bộ


a) Khái niệm:
Máy điện không đồng bộ (máy điện dị bộ) là loại máy điện xoay chiều, làm việc theo
nguyên lý cảm ứng điện từ, có tốc độ quay của nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường. Máy điện
không đồng bộ có thể làm việc ở hai chế độ: động cơ và máy phát.
Hầu hết các động cơ điện sử dụng trên tàu thủy là động cơ không đồng bộ pha lồng sóc
12
Hình 6: Động cơ 3 pha

Hình 7: Động cơ kéo thang dùng trên tàu thủy

13
b) Cấu tạo

- Stator (phần tĨnh)


+ Stator gồm hai bộ phận chính là lõi thép và dây quấn, ngoài ra còn có vỏ máy và nắp
máy
+ Lõi thép stator có dạng hình trụ, từ các lá thép kỹ thuật điện, có dập rãnh bên trong,
ghép lại tạo thành các rãnh theo hướng trục. Lõi thép được ép vào trong vỏ máy
+ Dây quấn stator thường được làm bằng dây đồng có bọc cách điện và đặt trong các
rãnh của lõi thép. Dòng điện xoay chiều ba pha chạy trong dây quấn ba pha stator sẽ
tạo nên từ trường quay.
- Rotor (phần quay)
+ Rotor là phần quay gồm lõi thép, dây quấn và trục máy
+ Lõi thép rotor gồm các lá thép kỹ thuật điện được lấy từ phần bên trong của lõi thép
stator ghép lại, mặt ngoài dập rãnh để đặt dây quấn, ở giữa có dập lỗ để lắp trục.
+ Trục của máy điện không đồng bộ làm bằng thép, trên đó gắn lõi thép rôto.
+ Dây quấn rotor của máy điện không đồng bộ có hai kiểu : rotor ngắn mạch còn gọi là
rotor lồng sóc và rotor dây quấn:
• Rotor lồng sóc: gồm các thanh đồng hoặc thanh nhôm đặt trong rãnh và bị ngắn
mạch bởi hai vành ngắn mạch ở hai đầu. Với đồng cơ nhỏ, dây quấn rotor được
đúc nguyên khối gồm thanh dẫn, vành ngắn mạch, cánh tản nhiệt và cánh quạt
làm mát. Các động cơ công suất trên 100kW thanh dẫn làm bằng đồng được đặt
vào các rãnh rotor và gắn chặt vào vành ngắn mạch.

14
Hình 8: Roto lồng sóc

• Rotor dây quấn: được quấn dây giống như dây quấn ba pha stator và có cùng số
cực từ như dây quấn stator.
Dây quấn kiểu nầy luôn luôn đấu sao (Y) và có ba đầu ra đấu vào ba vành trượt,
gắn vào trục quay của rotor và cách điện với trục. Ba chổi than cố định và luôn tỳ
trên vành trượt nầy để dẫn điện vào một biến trở cũng nối sao nằm ngoài động cơ
để khởi động hoặc điều chỉnh tốc độ

Hình 9: Roto dây quấn

Hình 10: thông số động cơ dị bộ

- Các thông số chính:

15
+ Công suất: 0.75KW
+ Tần số: 50Hz
+ Tốc độ quay: 1420 vòng/phút
+ Đấu nối:
• Tam giác: 220-240V tương ứng với dòng điện 3.7-3.39A
• Sao: 380-415V tương ứng với dòng điện14-1.96A
+ Chỉ số chống nước bụi IP: IP54
+ Nhiệt độ cuộn dây động cơ chịu được là cấp F (1500C<)

Hình 11: Thông số động cơ

Các thông số chính:


+ Công suất: 15KW
+ Tần số: 50Hz
+ Tốc độ quay: 970 vòng/phút
+ Đấu nối:
• Tam giác: 380V tương ứng với dòng điện 30A
• Sao: 660V tương ứng với dòng điện:17.3A
+ Chỉ số chống nước bụi IP: IP44
+ Nhiệt độ cuộn dây động cơ chịu được là cấp F (1500C<)
+ Hệ số công suất 0.87
+ Hiệu suất động cơ 87.5%
1.3.4.Máy điện đồng bộ
Máy điện đồng bộ là loại máy điện xoay chiều, nguyên lí làm việc dựa trên hiện tượng cảm
ứng điện từ có tốc độ quay của roto bằng tốc độ quay của từ trường.

16
Hình 12: Máy phát điện và động cơ diesel lai

- Cấu tạo : gồm 2 thành phần chính là stator và roto


- Stator : gồm lõi thép, dây quấn và vỏ
+ Lõi thép làm bằng nhiều lá thép kĩ thuật điện ghép lại nhau.
+ Dây quấn 3 pha stator làm bằng dây dẫn có bọc cách điện đặt trong rãnh lõi thép
+ Vỏ làm bằng gang hoặc thép đúc

Hình 13: Lõi thép và dây quấn

- Roto: gồm dây quấn kích từ và cực từ.


- Roto gồm 2 loại: roto cực lồi và roto cực ẩn

17
Hình 14: Nhãn máy máy phát sự cố

Hình 15: Máy phát sự cố

1.3.5.Máy điện một chiều


a) Khái niệm:
+ Máy điện một chiều được phát minh và ứng dụng từ sớm, trong đó có ứng dụng trên
tàu thủy trong một thời gian dài cho đến nay dù nó có cấu tạo phức tạp , bảo quản sửa
chữa khó khăn, trọng lượng, kích thước lớn.

18
+ Máy điện một chiều cũng có tính thuận nghịch, nên có thể dùng làm máy phát hoặc
động cơ
b) Cấu tạo:
Những phần chính của máy điện một chiều gồm stato với cựctừ, rôto với dây quấn, cổ
góp và chổi điện

Hình 16: Cấu tạo máy điện một chiều

+ Stato (phần tĩnh):


Stato còn gọi là phần cảm, lõi thép bằng thép đúc, mặt trong có gắn cực từ chính và cực từ phụ.
Dây quấn cực từ chính được đặt trên các cực từ chính. Dây quấn cực từ phụ đượcđặt trên các
cực từ phụ (giữa các cực từ chính)

+ Rôto (phần quay):


Rôto của máy điện một chiều được gọi là phần ứng gồm lõi thép và dây quấn phần ứng.

19
*Lõi thép:
Dạng hình trụ, làm bằng các lá thép kỹ thuật điện dày 0,5mm, phủ sơn cách điện, ghép lại. Trên
các lá thép có dập lỗ thông gió để làm mát và rãnh để đặt dây quấn rôto.
* Dây quấn:
Dây quấn rôto gọi là dây quấn phần ứng, thường làm bằng dây đồng, có cách điện với nhau và
với lõi thép. Dây quấn phần ứngcó những đặc điểm sau:
- Đặt trong các rãnh lõi thép rôto thành 2 lớp: trên và dưới.
- Gồm nhiều phần tử (bối dây), mỗi phần tử có các vòng dây và hai đầu nối với hai phiến
góp.
- Hai cạnh tác dụng của phần tử (phần của bối dây đặt trong rãnh) đặt dưới hai cực từ
khác tên.
- Tạo thành các mạch nhánh gồm nhiều cạnh tác dụng của các phần tử ghép lại

- Cổ góp và chổi điện


Cổ góp gồm các phiến góp bằng đồng được ghép cách điện, có dạng hình trụ, gắn ở đầu trục.
Hình vẽ cắt cổ góp để dễ thấy rõ hình dạng các phiến góp và hình phiến góp
Chổi điện (chổi than) làm bằng than graphit . Các chổi tì chặt lên cổ góp nhờ lò so và giá chổi
điện gắn trên nắp máy

20
c)Phân loại:
Dựa vào phương pháp cung cấp dòng điện kích từ, người ta chia máy điện một chiều ra
các loại:
- Máy điện 1 chiều kích từ độc lập
- Máy điện 1 chiều kích từ song song
- Máy điện 1 chiều kích từ nối tiếp
- Máy điện 1 chiều kích từ hỗn hợp
1.3.6.Máy điện đặc biệt
1.3.6.1. Xenxin:

Hình 17: Xenxin

a) Giới thiệu:
Xenxin là một loại thiết bị tự động dùng truyền tín hiệu góc quay trong hệ thống truyền
động tự động điều chỉnh và hệ thống điều khiển có khoảng cách xa.

21
Ưu điểm của xenxin là có thể hoạt động tin cậy trong môi trường khắc nghiệt như bụi,
hơi ẩm, độ rung, nhiệt độ cao, … điển hình trong ngành công nghiệp sản xuất thép, hàng hải,

Thực chất xenxin là một biến áp quay có số pha khác nhau trên cuộn rotor và stator
(thường là 1 pha và 3 pha bố trí lệch nhau ).
Xenxin theo cấu trúc được chia thành 2 loại:
- Xenxin tiếp xúc: trong rotor có bố trí cuộn dây 1 pha hoặc 3 pha. Điện áp đưa vào hoặc
lấy ra trên cuộn dây rotor phải được thực hiện qua các vòng tiếp xúc. Do sự thay đổi điện trở
tiếp xúc nên làm giảm độ chính xác và độ tin cậy trong quá trình làm việc.

- Xenxin không tiếp xúc: rotor được làm bằng lõi sắt từ và không bố trí các cuộn dây trên
đó. Các cuộn dây 1 pha hoặc 3 pha đều được bố trí trên stator. Độ chính xác và tin cậy cao hơn
xenxin tiếp xúc nhưng có kích thước và khối lượng lớn hơn

b) Cấu tạo: gồm phần tĩnh và phần động:


- Phần tĩnh là stato. Bao gồm lõi thép được ghép từ lá thép kĩ thuật điện ghép cách điện
với nhau tạo thành hình trụ rỗng bề mặt bên trong có xẻ rãnh để đặt các cuộn dây.
- Phần động là rôto gồm 2 phần: lõi thép là hình trụ ghép từ các lá thép kĩ thuật điện xẻ
rảnh xiên. Cuộn dây stato có 3 cuộn dây đặt lệch nhau một góc trong không gian. Các cuộn
dây được nối Y và nối ra ngoài thông qua các vành tiếp xúc – chổi than.
c) Chế độ hoạt động: gồm 2 chế độ hoạt động chính:
+ Chế độ biến áp.
+ Chế độ chỉ báo.

22
https://www.cungcapmaybom.vn/so-do-quan-day-may-bom-nuoc
http://hocthatlamthat.edu.vn/tinh-toan-va-kiem-tra-day-quan-stator-dong-co-xoay-chieu-1-
pha/
https://hocthatlamthat.edu.vn/quy-trinh-quan-day-dong-co-3-pha/

23
1.4.Vận hành bảo dưỡng động cơ
- Kiểm tra và vận hành động cơ điện 3 pha:
+ Trong quá trình vận hành lắng nghe động cơ hoạt động có tiếng động lạ hay không.
Nguyên nhân có thể do kẹt trục, mòn bi,…
+ Theo dõi trị số dòng điện trong quá trình hoạt động nếu dòng điện tăng bất thường cần
kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa
+ Kiểm tra nhiệt độ của động cơ điện khi vận hành.
+ Kiểm tra công suất tiêu thụ năng lượng bằng ampe kế.
+ Kiểm tra độ tiếp xúc của cầu chì, cầu dao và các điểm khởi động khác.
+ Lau chùi sạch sẽ bên ngoài động cơ điện, tránh bám bụi.
+ Bảo dưỡng động cơ điện định kỳ theo lịch bảo dưỡng khuyến cáo của nhà sản xuất.
+ Trong điều kiện môi trường vận hành có nhiều bụi bẩn, hóa chất ăn mòn thì nên định
kỳ tiểu tu động cơ điện 3 tháng 1 lần
- Các công việc cần thực hiện trong bảo dưỡng động cơ điện định kỳ:
1. Tiểu tu động cơ điện 3 pha:
+ Làm vệ sinh sạch sẽ bên ngoài vỏ, kiểm tra điện trở cách điện và các nội dung của
công tác kiểm tra
+ Lau chùi ổ điện, vành khuyên, thanh góp. Mài sửa chổi điện, căng lại lò xo,thay chổi
điện nếu thấy cần thiết. Bảo đảm sự tiếp xúc chắc chắn giữa chổi điện với cổ góp.
+ Dùng khí nén khô, thổi sạch bụi ở bên trong và bên ngoài động cơ
+ Xiết lại ê cu ở hai nắp, đồ gá, bệ máy, dây tiếp địa, hộp cực và các mạch khởi động.
+ Đánh nhẵn các vị trí tiếp xúc và xiết chặt các đầu dây ở trên cầu dao, cầu chì,
aptomat..
+ Kiểm tra dầu mỡ ở ổ bi và ổ bạc
+ Kiểm tra, điều chỉnh chế độ làm việc của các thiết bị đóng cắt bảo vệ như rơ le,
aptomat, khởi động từ
2. Trung tu động cơ điện 3 pha:
+ Thực hiện đầy đủ các nội dung ở cấp tiểu tu
+ Kiểm tra thay thế các ổ bi, ổ bạc nếu thấy cần thiết
+ Thay dầu mỡ ( chỉ cho khoảng 2/3 khoảng trống của nắp mỡ bằng mỡ chịu nhiệt).
+ Sấy khô dây quấn khi cần thiết
+ Sửa chữa tất cả các hư hỏng phát hiện được trong quá trình kiểm tra, bảo dưỡng động
cơ.
+ Khi thực hiện trung tu phải tháo lắp các bộ phận của động cơ điện nên các động tác
phải khéo léo, nhẹ nhàng và phải tuân thủ theo trình tự sau để tránh tổn thương đến
dây quấn và các bộ phận chuyển động.

24
+ Cắt điện, tháo các đầu dây tiếp điện, các dây tiếp địa, các dây ở chổi điện và biến trở
nếu có.
+ Tháo động cơ ra khỏi máy công tác
+ Dùng van tháo puli ra khỏi trục
+ Tháo nắp bảo vệ và cánh quạt gió
+ Tháo nắp mỡ sau
+ Tháo bulong giữ hai nắp
+ Dùng nêm gỗ hoặc đồng, gõ nhẹ lên các điểm đối xứng để tháo nắp sau
+ Luồn miếng bìa nhẫn vào khe hở dưới giữa roto và stato rồi vừa đỡ vừa từ từ rút ruột
cùng với nắp trước khi ra khỏi vỏ. Tuyệt đối không được để chạm vào dây cuốn
+ Đặt ruột lên một giá bằng gỗ, không đặt trực tiếp trên mặt đất, hoặc mặt bàn cứng.
Sau đó tiến hành vệ sinh, tra mỡ hoặc thay vòng bi. Vòng bi chỉ tháo ra khỏi trục khi
phải thay thế. Trước khi tháo phải lau sạch trục và bôi lên một lớp dầu nhờn, rồi dùng
vòng sắt nung đỏ ốp ra phía ngoài vòng bi và tháo ra bằng vam. Nếu là động cơ kiểu
ruột quấn thì trước khi tháo vòng bi phải tháo cổ góp.
+ Khi lắp động cơ thì làm theo quy trình ngược lại
+ Trường hợp thay vòng bi mới, phải rửa sạch trục bằng dầu hỏa, đánh lại bằng giấy ráp
mịn nếu trục bị xước hoặc han gỉ, bôi lên một lớp dầu nhờn, luộc vòng bi trong dầu
khoáng ở nhiệt độ 70-80°C, dùng van hoặc tuyo đồng đưa dần vòng bi vào trong trục.

Hình 18: Bảo dưỡng động cơ

Các lưu ý khi vào mỡ bò bạc đạn động cơ điện 3 pha:


+ Không nhét quá đầy lượng mỡ bò mà chỉ nên vào khoảng 2/3 nắp mỡ.
+ Khi vào mỡ bò nên chú ý tới công năng của motor (khả năng chịu nhiệt, tải năng,...).

25
Các bước trình tự tháo lắp động cơ điện 3 pha:
+ Đầu tiên tháo các đầu dây dẫn điện
+ Tháo bộ phận tiếp đất.
+ Tháo động cơ điện ra khỏi hệ thống máy.
+ Tiếp đến là tháo puly ra khỏi động cơ điện. Chú ý tháo bằng cảo, không dùng búa đập.
+ Tiếp tục tháo bộ phận che cánh quạt và cánh quạt.
+ Tháo nắp mỡ sau của động cơ điện.
+ Tháo bulong nắp trước và nắp sau
+ Dùng búa gõ nhẹ trên một miếng đệm bằng gỗ hoặc kim loại mềm như đồng đỏ,... để
rút nắp sau. Phải gõ tuần tự trên từng hai điểm đối xứng của đường kính trên mặt nắp.
Chú ý tháo ốc trước nếu có ốc giữ nắp và vòng bi.
+ Rút nắp trước cùng với ruột ra khỏi vỏ. Luồng miếng bìa có bề mặt nhẵn vào kẻ hở
giữa ruột và vỏ ở phía dưới trước khi rút. Sau đó rút ruột từ từ và dùng tay đỡ theo,
tránh làm xây xát bối dây. Đối với ruột motor lớn, khi rút ra cần đỡ bằng pa-lăng.
+ Ruột sau khi rút ra phải được kê trên giá gỗ. Không để ruột hoặc trục motor tiếp xúc
trực tiếp xuống mặt đất hoặc mặt bàn.
+ Chỉ khi nào cần thay bạc đạn thì mới tháo ra khỏi trục. Trước khi tháo cần phải lau
sạch trục và bôi lên trục một lớp dầu nhờn hoặc vaselin mỏng.
+ Dùng vòng sắt nung đỏ, ốp phía bên ngoài vòng bi để làm nóng vòng bi rồi sau đó
dùng cảo để tháo.
+ Tiến hành lắp lại các chi tiết theo thứ tự ngược lại.
Cách thay thế bạc đạn động cơ điện 3 pha:
+ Rửa sạch mặt tiếp xúc của trục với vòng bi bằng dầu.
+ Lau sạch trục và kiểm tra sao cho trên bề mặt không còn một vết gợn, sau đó bôi một
lớp dầu nhờn hoặc vaselin mỏng.
+ Luộc bạc đạn trong dầu khoáng chất tinh khiết ở nhiệt độ 70-80 độ C.
+ Lắp vòng bi vào trục khi vẫn ở trạng thái nóng 70-80 độ C. Đưa dần bạc đạn vào trục
bằng ống đồng có đáy kín lồi hoặc cảo.
+ Sau khi lắp xong động cơ điện phải quay nhẹ và êm tay.
- Cách bảo quản động cơ điện trong kho:
+ Kho dùng để bảo quản động cơ điện phải có nền cao, khô ráo, không đọng nước, mái
không bị dột, cửa gió và có ống thông hơi,.. không đặt gần cống rãnh hoặc môi trường
có nhiều bụi, hơi axit, bazơ hay lưu huỳnh.
+ Phải kiểm tra, bảo dưỡng động cơ điện trước khi nhập kho. Nếu động cơ điện đang
được đóng thùng thì nên mở ra. Không để động cơ điện ở ngoài trời.

26
1.5. Cách xây dựng, vẽ sơ đồ khai triển cuộn dây theo dây quấn đồng khuôn tập trung
1.5.1 Động cơ có Z=18 rãnh, 2p=2
- Cách xây dựng:
+ Z=18 rãnh
+ 2P=2 ( 1 cặp cực )
𝑍 18
+ Bước từ cực: 𝜏 = = =9
2𝑝 2
τ 9
+ Số rãnh/1pha/1 cực: q = = =3
𝑚 3
180 180
+ Góc giữa 2 rãnh liên tiếp: 𝛼 = = = 200
τ 9
120
+ Khoảng cách pha: = 6 rãnh
20

- Sơ đồ triển khai dây quấn:

Hình 19: Sơ đồ triển khai dây quấn có Z=18 rãnh, 2p=2

1.5.2 Động cơ có Z=12 rãnh, 2p=2


- Cách xây dựng:
+ Z=12 rãnh
+ 2P=2 ( 1 cặp cực )
𝑍 12
+ Bước từ cực: 𝜏 = = =6
2𝑝 2
τ 6
+ Số rãnh/1pha/1 cực: q = = =2
𝑚 3
180 180
+ Góc giữa 2 rãnh liên tiếp: 𝛼 = = = 300
τ 6
27
120
+ Khoảng cách pha: = 4 rãnh
30

1.5.3 Động cơ có Z=12 rãnh, 2p=4


- Cách xây dựng:
+ Z=12 rãnh
+ 2P=4 ( 2 cặp cực )
𝑍 12
+ Bước từ cực: 𝜏 = = =3
2𝑝 4
τ 3
+ Số rãnh/1pha/1 cực: q = = =1
𝑚 3
180 180
+ Góc giữa 2 rãnh liên tiếp: 𝛼 = = = 600
τ 3
120
+ Khoảng cách pha: = 2 rãnh
20

1.5.4 Động cơ có Z=24 rãnh, 2p=2


- Cách xây dựng:
+ Z=24 rãnh
+ 2P=2 ( 1 cặp cực )
𝑍 24
+ Bước từ cực: 𝜏 = = = 12
2𝑝 2
τ 12
+ Số rãnh/1pha/1 cực: q = = =4
𝑚 3
180 180
+ Góc giữa 2 rãnh liên tiếp: 𝛼 = = = 150
τ 12
120
+ Khoảng cách pha: = 8 rãnh
15

1.5.5 Động cơ có Z=24 rãnh, 2p=4


- Cách xây dựng:
+ Z=24 rãnh
+ 2P=4 ( 2 cặp cực )
𝑍 24
+ Bước từ cực: 𝜏 = = =6
2𝑝 4
τ 6
+ Số rãnh/1pha/1 cực: q = = =2
𝑚 3
180 180
+ Góc giữa 2 rãnh liên tiếp: 𝛼 = = = 300
τ 6
120
+ Khoảng cách pha: = 4 rãnh
30

1.6 Cách xây dựng, vễ sơ đồ khai triển cuộn dây theo dây quấn đồng tâm
1.6.1 Động cơ có Z=24 rãnh, 2p=4
- Cách xây dựng:
+ Z=24 rãnh
+ 2P=4 ( 2 cặp cực )
𝑍 24
+ Bước từ cực: 𝜏 = = =6
2𝑝 4

28
τ 6
+ Số rãnh/1pha/1 cực: q = = =2
𝑚 3
180 180
+ Góc giữa 2 rãnh liên tiếp: 𝛼 = = = 300
τ 6
120
+ Khoảng cách pha: = 4 rãnh
30

- Sơ đồ triển khai dây quấn:

Hình 20: Sơ đồ dây quấn 3 pha đồng tâm có Z=24 rãnh, 2p=4

1.6.2 Động cơ có Z=24 rãnh, 2p=2


- Cách xây dựng:
+ Z=24 rãnh
+ 2P=2 ( 1 cặp cực )
𝑍 24
+ Bước từ cực: 𝜏 = = = 12
2𝑝 2
τ 12
+ Số rãnh/1pha/1 cực: q = = =4
𝑚 3
180 180
+ Góc giữa 2 rãnh liên tiếp: 𝛼 = = = 150
τ 12
120
+ Khoảng cách pha: = 8 rãnh
15

1.6.3 Động cơ có Z=18 rãnh, 2p=2


- Cách xây dựng:
+ Z=18 rãnh
+ 2P=2 ( 1 cặp cực )
𝑍 18
+ Bước từ cực: 𝜏 = = =9
2𝑝 2
τ 9
+ Số rãnh/1pha/1 cực: q = = =3
𝑚 3

29
180 180
+ Góc giữa 2 rãnh liên tiếp: 𝛼 = = = 200
τ 9
120
+ Khoảng cách pha: = 6 rãnh
20

1.7 Nắm vững quy trình quấn lại cuộn dây của máy điện
- Dụng cụ tháo lắp

Hình 21: Bộ dụng cụ tháo lắp

- Máy quấn dây

30
Hình 22: Máy quấn dây

- Thước, dao gọt giấy, kéo, mỏ hàn, dây đồng có cách điện emay

Hình 23: Dây đồng có cách điện emay

31
- Giấy cách điện, băng đai, chì, bọc cách điện chống cháy

Hình 24: Một số vật tư khác

- Gồm các bước như sau:


Bước 1: Tính toán sơ đồ trải dây của động cơ
Bước 2: Vệ sinh stator, làm khuôn quấn và dụng cụ lồng dây

32
Hình 25: Khuôn quấn dây vạn năng

Bước 3: Quấn dây các bối dây và tổ đấu dây


Bước 4: Lót cách điện vào rãnh stator của lõi thép
Bước 5: Lồng dây vào rãnh stator theo sơ đồ trãi

33
Hình 26: Lót cách điện và lồng dây vào lõi

+ Sắp xếp và tạo hình các pin dây 2 cạnh tác dụng (là 2 cạnh lồng vào rãnh stator) song song
không lồng chéo nhau.
+ Phải quan sát vỏ động cơ để đưa đầu dây về phía có chừa lỗ ra dây để đấu vào hộp đấu dây
động cơ.
+ Giữ các cạnh cho thẳng, không được làm rối, làm cong hoặc gấp khúc các đoạn dây nằm
trong rãnh stator
+ Dùng tay đẩy giấy cách điện vào miệng rãnh.
+ Nắn hai đầu của bối dây để tạo khoảng không gian rộng cho việc lồng các bối dây tiếp theo.
Bước 6: Lót cách điện giữa các bối dây các pha với nhau.
Bước 7: Đấu dây 3 pha cho máy điện:
+ Đấu liên kết các nhóm bối dây trong sơ đồ trải dây quấn. Tại chỗ liên kết phải được lồng
ống gen cách điện.
+ Đưa các đầu dây ra ngoài: dùng dây điện nhiều sợi có 2 màu khác nhau để nối các đầu dây
ra (đầu đầu U1, V1, W1 một màu, đầu cuối U2, V2, W2 một màu)
Bước 8: Kiểm tra thông mạch và cách điện
34
Hình 27: Kiểm tra thông mạch

Hình 28: Tẩm cách điện bằng vecni

1.8 Quy trình thử và quy trình nghiệm thu máy điện
1.8.1. Thử tải trở cho máy phát điện:
a. Chuẩn bị
- Chuẩn bị tải điện trở đủ công suất để thử tại máy phát điện.
- Chuẩn bị nhiên liệu chạy máy
35
- Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề để cân chỉnh máy phát điện
- Chuẩn bị đồng hồ để đo, biên bản ghi lại quá trình thử tải.

b. Các bước thực hiện


Bước 1: Khởi động máy phát điện và chạy máy trong 10-20 phút.
Bước 2: Kiểm tra thông số điện áp, tần số, áp suất nhớt và nhiệt độ máy
Bước 3: Thực hiện đóng tải điện trở:
- Đóng ACB cấp điện từ máy ra đến tải trở
- Đóng từng MCB tải trở lên đến 25% công suất máy phát điện, máy mang tải trong
thời gian 10-20 (hoặc tùy thời gian mà khách hàng yêu cầu) phút và ghi nhận thông số
- Đóng từng MCB tải trở lên đến 50% công suất máy phát điện, máy mang tải trong
thời gian 10-30 (hoặc tùy thời gian mà khách hàng yêu cầu) phút và ghi nhận thông số
- Đóng từng MCB tải trở lên đến 75% công suất máy phát điện, máy mang tải trong
thời gian 10-60 phút (hoặc tùy thời gian mà khách hàng yêu cầu) và ghi nhận thông số
- Đóng từng MCB tải trở lên đến 100% công suất máy phát điện, máy mang tải trong
thời gian 10-20 phút (hoặc tùy thời gian mà khách hàng yêu cầu) và ghi nhận thông số
- Đóng từng MCB tải trở lên đến 110% công suất máy phát điện, máy mang tải trong
thời gian 10 phút và ghi nhận thông số
- OFF tất cả các MCB tải trở, cho máy chạy không tải trong 5 phút

Bước 4: Dừng máy và đánh giá kết quả thử tải.


Lưu ý: Nếu các máy hòa đồng bộ thì ta vẫn thực hiện Quy trình thử tải điện trở máy phát điện
như trên. Nhưng ta sẽ thử tải trở riêng lẻ từng máy và sau đó thử tải trở hòa các máy lại.
1.8.2.Thử tải thực tế cho máy phát điện:
a. Chuẩn bị
- Chuẩn bị tải thực tế đủ công suất để thử tại máy phát điện.
- Chuẩn bị nhiên liệu chạy máy
- Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề để cân chỉnh máy phát điện
- Chuẩn bị đồng hồ để đo, biên bản ghi lại quá trình thử tải.

b. Các bước thực hiện


Bước 1: Khởi động máy phát điện và chạy máy trong 10-20 phút.
Bước 2: Kiểm tra thông số điện áp, tần số, áp suất nhớt và nhiệt độ máy
Bước 3: Ngắt máy cắt hạ thế vào tủ xuất tuyến và các CB cấp nguồn hạ thế cho tủ xuất tuyến
tổng

36
Bước 4: Chuyển nguồn ATS cho máy phát điện cung cấp điện vào toàn bộ tải ưu tiên cho đơn
vị sử dụng
Bước 5: Đo kiểm tra nguồn hạ thế cấp cho các tải ưu tiên
Bước 6: Ngắt điện hạ thế thử tải lần lượt cho các tải yêu tiên
Bước 7: Dừng máy và đánh giá kết quả thử tải.

https://hnue.edu.vn/Portals/0/TeachingSubject/tungpk/918e952c-16a3-4d98-b546-
407d6b784672MD---C7---MDKDB---Cau-tao-va-nguyen-ly.pdf
https://www.hongky.com/huong-dan-bao-duong-motor-dong-co-dien-3-pha

37
CHƯƠNG 2: THỰC TẬP KHÍ CỤ ĐIỆN
2.1.Cầu chì
2.1.1.Giới thiệu
- Cầu chì là loại khí cụ điện dùng để bảo vệ ngắn mạch và bảo vệ quá tải, thường dùng bảo vệ
cho đường dây, máy biến áp, động cơ điện, thiết bị điện, mạch điện điều khiển, mạch điện
chiếu sáng, …
2.1.2.Cấu tạo
- Cấu tạo: cầu chì gồm các thành phần sau:
+ Phần tử ngắt mạch: là thành phần chính cầu chì, có điện trở suất rất bé (thường bằng
Ag, Cu)
+ Thân cầu chì thường làm bằng gốm sứ, thủy tinh.
+ Vật liệu lấp đầy (bao bọc phần tử ngắt mạch trong thân cầu chì): thường làm bằng vật
liệu silicat dạng hạt.
+ Các đầu nối
- Phân loại: Gồm 2 loại:
+ Cầu chì loại a: cầu chì bảo vệ ngắn mạch
+ Cầu chì loại g: cầu chì bảo vệ ngắn mạch, quá tải.
- Phân loại theo đặc điểm trực quan:
+ Cầu chì ống

Hình 29: Cầu chì ống

+ Cầu chì trạm biến áp (Dropout Fuse): Đây là loại cầu chì được sử dụng để bảo vệ máy
biến áp ngoài trời. Sự tan chảy của cầu chì sẽ làm cho phần tử cầu chì rơi ra dưới
trọng lực về sự hỗ trợ thấp hơn của nó.

38
Hình 30: cầu chì cao áp ( cầu chì tự rơi )

+ Cầu chì sứ

Hình 31: Cầu chì sứ

+ Cầu chì nhiệt

Hình 32: Cầu chì nhiệt

39
2.2.Cầu dao
2.2.1.Khái quát chung
Cầu dao là loại khí cụ điện đóng ngắt bằng tay,không thường xuyên trên các mạch điện
có điện áp nguồn cung cấp đến 440V cho dòng DC và 660V cho dòng AC.

Hình 33: Cầu dao

Được dùng để đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ và khi làm việc không cần thao
tác đóng ngắt nhiều lần .Với các mạch điện có công suất trung bình và lớn chỉ được dùng khi
đóng ngắt không tải.
Riêng cầu dao phụ tải có thể đóng ngắt dòng điện định mức, kể cả khi quá tải nhỏ, loại
này có thể chịu dòng ngắn mạch nhưng không có khả năng cắt ngắn mạch. Để làm nhiệm vụ
này chúng ta cần chế tạo kèm theo cầu chì.
Cầu dao có cấu tạo đơn giản, giá thành thấp, tuổi thọ cao, được sử dụng rộng rải trông
công nghiệp và dân dụng. Dưới tàu thủy, cầu dao chỉ được làm nhiệm vụ phân đoạn trong thanh
cái của bảng điện chính (cầu dao phân đoạn).
2.2.2.Cấu tạo-Nguyên lý:
a) Cầu dao không có dao phụ:
- Cầu dao có:
1. Lưỡi dao chính
2.Tiếp xúc tĩnh (ngàm) (hệ thống kẹp).
- Nguyên lý: Khi thao tác trên cầu dao và hệ thống kẹp lưỡi, mạch điện được đóng ngắt. Trong
quá trình ngắt mạch, cầu dao thường xảy ra hồ quang điện tại điểm đầu lưỡi dao và điểm tiếp
xúc trên hệ thống kẹp lưỡi. Người sử dụng cần phải kéo lưỡi dao ra khỏi kẹp thật nhanh để dập
tắt hồ quang.

40
b) Cầu dao có dao phụ:

- Cầu dao có cầu dao phụ:


1. Lưỡi dao chính
2. Tiếp xúc tĩnh
3. Lưỡi dao phụ
4. Lò xo
- Nguyên lý: Khi ngắt điện, tay kéo lưỡi dao chính ra trước còn lưỡi dao phụ vẫn kẹp trong
ngàm. Lò xo liên kết giữa hai lưỡi dao được kéo căng ra và tới một mức nào đó sẽ bật nhanh
éo lưỡi dao phụ ra khỏi ngàm một cách nhanh chóng

41
2.2.3. Phân loại:

Hình 34: Cầu dao 3 pha

-Theo kết cấu: cầu dao được chia làm loại một cực, hai cực, ba cực hoặc bốn cực.
-Theo điện áp định mức: 250V, 500V
-Theo dòng điện định mức: dòng điện định mức của cầu dao được cho trước bởi nhà sản
xuất thường là các loại 10A, 15A, 20A, 25A…
-Theo vật liệu cách điện: đế sứ, đế nhựa, đế đá.
-Theo điều kiện bảo vệ: loại có nắp và loại không có nắp.
-Theo yêu cầu sử dụng: loại cầu dao có cầu chì bảo vệ ngắn mạch hoặc không có cầu chì
bảo vệ.
2.2.4. Một số lưu ý khi lựa chọn cầu dao:
Khi mua cầu dao cần phải xem xét độ bền của các chi tiết cơ khí, cụ thể là : lưỡi dao,
ngàm tiếp xúc cần phải đầy đặn và phẳng phiu. Các bộ phận của cầu dao phải được cố định
chắc chắn, không xộc xệch và đúng vị trí.
Trong cầu dao, dòng điện sẽ chạy qua các phần sau đây : các cực đấu dây, chỗ tiếp xúc
giữa ngàm và lưỡi dao, trục quay của tay gạt. Nếu các chi tiết này tiếp xúc không tốt, khi vận
hành cầu dao sẽ bị phát nóng và dẫn đến hư hỏng.
Ngoài ra, đế cầu dao và chuôi tay gạt có thể được làm bằng nhựa hoặc bằng sứ, điều đó
không quan trọng vì mỗi loại có ưu, nhược điểm riêng. Loại bằng nhựa có ưu điểm là nhẹ, cách
điện tốt nhưng không chịu được nhiệt độ cao. Loại bằng sứ chịu nhiệt tốt, nhưng hay mẻ hoặc
vỡ.
Trước khi mua cầu dao cho các máy móc nông nghiệp cần phải biết máy đó sử dụng điện
1 pha hay 3 pha và điện áp định mức là bao nhiêu. Muốn biết điện áp định mức phải căn cứ vào
đường điện mà chúng ta cần lắp cầu dao. Để đảm bảo an toàn, điện áp định mức của cầu dao 1
pha thường là 450 V hoặc 600 V.

42
2.2.5.Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục:
- Các tiếp điểm, luỡi dao tiếp xúc kém
=>Lau chùi, đánh bóng các tiếp điểm, lưỡi dao
- Cầu dao bị cháy
=> Nên thay mới để đảm bảo an toàn cho hệ thống, thiết bị điện.
2.3.Công tắc-Nút ấn:
2.3.1.Công tắc
2.3.1.1.Khái quát chung
Công tắc là một loại khí cụ đóng ngắt dòng điện bằng tay, có hai hoặc nhiều trạng thái
ổn định, dùng để chuyển đổi, đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ, có điện áp một chiều đến
440V, điện áp xoay chiều đến 500V. Công tắc được bố trí trong một hộp kín đảm bảo các yêu
cầu về cách điện, chống ẩm, chống dầu.

Công tắc thường dùng để chuyển mạch tín hiểu điều khiển, tín hiệu đo, đóng ngắt các
thiết bị công suất nhỏ như thiết bị chiếu sang, bếp điện, thiết bị chiếu sinh hoạt…
Công tắc điện có bố trí cơ cấu lò xo nên việc đóng cắt xảy ra nhanh và dứt khoát, hạn
chế được hồ quang.

43
Hình 35: Một loại công tắc xoay dùng trên tàu thủy

2.3.1.2.Phân loại
❖ Theo số pha
- Công tắc một pha
- Công tắc ba pha
❖ Theo phương thức hoạt động
- Công tắc ấn: tác động bằng tay, chỉ có 2 vị trí tác động đóng ngắt.
- Công tắc gạt: tác động bằng tay, có thể có 2 hoặc 3 vị trí tác động
- Công tắc xoay: tác động bằng tay, có thể có nhiều vị trí tác động
- Công tắc hành trình: được sử dụng để làm cảm biến vị trí và tự động tác động, thường
có 2 vị trí nhưng một số loại có 3 vị trí.

44
Hình 36: Công tắc gạt

Hình 37: Công tắc hành trình

45
Hình 38: Một số loại công tắc hành trình khác

2.3.1.3.Cấu tạo- Nguyên lý chung:

Hình 39: Cấu tạo

- Cấu tạo:
1-Vỏ
2-Tiếp điểm động
3-Tiếp điểm tĩnh
- Nguyên lý: Khi đóng công tắc, cực động tiếp xúc với cực tĩnh làm kín mạch. Khi ngắt công
tắc, cực động tách khỏi cực tĩnh làm hở mạch.Công tắc điện thường được lắp trên dây pha nối
tiếp với tải và sau cầu chì.
2.3.1.4.Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục:
- Thông thường nguyên nhân làm hư hỏng công tắc điện là do các mối nối dây bên trong
lỏng sút dần ra. Ngoài ra, công tắc cũng có thể bị hư do một vài bộ phận bên trong bị ăn mòn.
- Biện pháp xử lý hiệu quả nhất khi công tắc điện bị hư hỏng chính là thay công tắc mới.
Tuy nhiên, một vài trường hợp cũng có thể tự sửa chữa công tắc điện để tiết kiệm chi phí.

46
2.3.2.Nút ấn:
2.3.2.1.Khái quát:
- Nút ấn là khí cụ điện dùng để đóng cắt từ xa các thiết bị điện có công suất nhỏ.
- Nút ấn thường được dùng để khởi động, dừng, đảo chiều động cơ điện bằng cách đóng
ngắt các cuộn dây hút của contactor, khởi động từ ở mạch động lực của động cơ.

Hình 40: Một số loại nút ấn

2.3.2.2.Cấu tạo:

Hình 41: Cấu tạo

Gồm:
1. Núm nút ấn

47
2. Lò xo nhả
3. Tiếp điểm thường đóng
4. Tiếp điểm động (kiểu cầu)
5. Tiếp điểm thường mở
6. Ốc đấu dây
7. Trục dẫn hướng

2.3.2.3.Phân loại
❖ Theo cấu trúc:
- Loại hở: sử dụng trong phòng ở, câu lạc bộ, hành lang…
- Kín: sử dụng trong buồn máy tàu thủy.
- Chống cháy nổ: sử dụng trong các hầm bơm, trên tàu đầu, trong hầm mỏ…
- Kín nước: sử dụng ngoài trời (thiết bị điều khiển neo, tời quấn dây…)
- Có đèn báo: đèn báo trạng thái của thiết bị được điều khiển bởi nút ấn.
❖ Theo số cặp tiếp điểm: thông thường nút ấn có một đến cặp tiếp điểm.
- Một cặp tiếp điểm.
- Hai cặp tiếp điểm.

48
2.4.Circuit breaker (CB)
2.4.1.Giới thiệu
CB là một khí cụ điện dùng để đóng bằng tay hay đóng từ xa và khi ngắt có thể bằng tay hoặc
tự động, dùng để bảo vệ quá tải, thấp áp, ngắn mạch, công suất ngược
Cấu tạo
1. Cần gạc
2. Cơ cấu ngắt mạch
3. Các tiếp điểm
4. Các đầu nối
5. Thanh lưỡng kim nhiệt(rơ le nhiệt )
6. Vít điều chỉnh
7. Cuộn dây nam châm điện( rơ le từ)
8. Hộp dập hồ quang

Hình 42

49
Hình 43: CB 2 cực

Hình 44: CB 3 cực có cuộn shuntrip

50
Hình 45: CB 3 cực

❖ Tiếp điểm

Aptomat thường có 2 đến 3 loại tiếp điểm ,tiếp điểm chính ,tiếp điểm trung gian và hồ
quang.Tiếp điểm thường được làm bằng vật liệu dẫn điện tốt nhưng chịu được nhiệt độ do hồ
quang sinh ra, thường làm bằng hợp kim Ag-W hoặc Cu-W.
Khi đóng mạch thì tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm trung gian, cuối
cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại. Như vậy thì hồ quang chỉ cháy trên tiếp
điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính. Tiếp điểm trung gian được sử dụng để tránh
hồ quang cháy lan làm hỏng tiếp điểm chính.
Ngoài ra còn có hệ thống tiếp điểm phụ, thường là các công tắt được tác động bởi các cơ
cấu cơ khí trong aptomat dùng để khóa lẫn nhau hoặc dùng để chỉ báo, điều khiển.
❖ Buồng dập hồ quang

Hệ thống dập hồ quang có nhiệm vụ nhanh chóng dập tắt hồ quang khi ngắt aptomat, không
cho nó cháy lại.
Đối với aptomat xoay chiều, buồng dập hồ quang thường có cấu tạo kiểu dàn dập. Còn một
chiều thường kết hợp nhiều kiểu buồng dập hồ quang có khe hẹp hoặc rộng.Kết hợp với cuộn
dây tạo từ trường thổi hồ quang.
Hộp dập hồ quang được chế tạo từ gạch chịu lửa hoặc nhựa, sợi amiant, sợi thủy tinh có
khả năng có khả năng chịu nhiệt cao, bền cơ khí. Thường sử dụng những tấm thép chia hộp
thành nhiều ngăn cắt hồ quang thành nhiều đoạn ngắn để dập tắt.

51
Hình 46: Bên trong CB 3 cực có cuộn shuntrip gồm có buồng dập hồ quang, các tiếp điểm, cuộn shuntrip

Hình 47: CB 3 cực có cuộn shuntrip

52
2.5.Contactor
2.5.1.Giới thiệu
- Contactor là một loại khí cụ điện dùng để đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực từ
xa bằng tay hay tự động; với điện áp đến 500V và dòng điện lên đến 600A.
- Contactor là khí cụ điện ứng dụng lực hút của nam châm điện để đóng, ngắt các tiếp điểm.

Hình 48: Contactor

2.5.2.Cấu tạo
- Phân loại:
+ Phân loại theo nguyên lý truyền động: contactor kiểu điện từ, kiểu khí nén, kiểu thủy
lực
+ Phân loại theo dòng điện đi qua tiếp điểm chính: contactor một chiều và contactor
xoay chiều.
+ Phân loại theo điện áp cấp cho cuộn hút: contactor có cuộn hút một chiều và contactor
có cuộn hút xoay chiều.
- Phân loại theo tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ: contactor có 1 tiếp điểm chính; contactor có 2
tiếp điểm chính; 3 tiếp điểm chính,…
- Yêu cầu: Khả năng đóng cắt: Đó là dòng điện cho phép chạy qua tiếp điểm chính và ngắt
hoặc đóng mạch. Về tuổi thọ: Số lần đóng cắt phải đạt tới 15 triệu lần.Tần số đóng cắt từ (30
đến 120) lần/ phút. Về tính ổn định nhiệt: Contactor phải chịu được dòng điện ngắn mạch
chạy qua các tiếp điểm chính trong thời gian cho phép mà tiếp điểm đó không bị nóng chảy
và hàn dính lại

53
Hình 49: Nguyên lý, cấu tạo contactor
1-Mạch từ phần động(Nắp nam châm); 2-Mạch từ phần tĩnh; 3-Cuộn dây; 4-Lò xo phản
kháng.

+ Tiếp điểm: thường có 3 hoặc 4 tiếp điểm chính để đóng ngắt mạch động
lực và vài cặp tiếp điểm phụ để đóng ngắt mạch điều khiển.
+ Cuộn hút: được chế tạo từ dây đồng kĩ thuật điện. Dây đồng quấn trên
khung dây bằng vật liệu cách điện (khung nhựa hoặc giấy cách điện, sau
đó lồng vào mạch từ.) Đối với contactor xoay chiều, còn có vòng đồng
ngắn mạch trên bề mặt lõi thép phần tĩnh mạch từ nhằm để ổn định lực
hút.
+ Mạch từ gồm hai phần: phần tĩnh có dạng chữ E, trên trụ giữa có đặt
cuộn hút. Phần động cũng có dạng chữ E. Phần động liên kết cơ khí với
tiếp điểm động. Khi phần động chuyển động, tiếp điểm động chuyển
động làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm.

54
Hình 50: Cấu tạo contactor: lò xo phản kháng, cuộn hút, lõi từ

Hình 51: Cấu tạo contactor: phần động

Hình 52: Hình dạng cuộn hút

2.5.3.Nguyên lí hoạt động


Khi cấp nguồn điện bằng giá trị điện áp định mức của contactor vào hai đầu của
cuộn dây quấn trên phần lõi từ cố định thì lực từ tạo ra hút phần lõi từ di động hình
thành mạch từ kín (lực từ lớn hơn phản lực của lò xo), contactor ở trạng thái hoạt động.

55
Lúc này nhờ vào bộ phận liên động về cơ khí giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm
làm cho tiếp điểm chính đóng lại, tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái (thường đóng sẽ
mở ra, thường hở sẽ đóng lại) và duy trì trạng thái này. Khi ngưng cấp nguồn cho cuộn
dây thì contactor ở trạng thái nghỉ, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu nhờ tác động
hoàn nguyên của lò xo.

2.6.Relay trung gian


2.6.1.Giới thiệu
- Relay trung gian về cơ bản là một thiết bị rơ le điện từ với kích thước nhỏ, chúng có chức
năng chuyển mạch tín hiệu điều khiển hoặc là làm nhiệm vụ khuếch đại. Trong sơ đồ điều
khiển, relay trung gian thông thường được lắp đặt ở vị trí trung gian, nó nằm giữa những thiết
bị điều khiển công suất nhỏ và các thiết bị điều khiển có công suất lớn hơn.
2.6.2.Cấu tạo
- Relay điện từ gồm mạch từ, cuộn dây, tiếp điểm và vỏ. Mạch từ được chế tạo từ vật liệu sắt
gồm 2 phần là phần động (là tấm thép hình chữ I) và phần tĩnh hình chữ U. Phần động liên
kết cơ khí với tiếp điểm động.

56
Hình 53: Rơ le trung gian

Phân loại:
+ Rơ le trung gian 12v
+ Rơle trung gian 8 chân
+ Rơ le trung gian 14 chân
+ Rơle trung gian 220v
2.6.3.Nguyên lý hoạt động:

+ Khi có dòng điện chạy qua rơ le, dòng điện này sẽ chạy qua cuộn dây bên trong và tạo
ra một từ trường hút. Từ trường hút này tác động lên một đòn bẩy bên trong làm đóng
hoặc mở các tiếp điểm điện và như thế sẽ làm thay đổi trạng thái của rơ le. Số tiếp
điểm điện bị thay đổi có thể là 1 hoặc nhiều, tùy vào thiết kế.

57
+ Rơ le có 2 mạch độc lập nhau họạt động. Một mạch là để điều khiển cuộn dây của rơ
le: Cho dòng chạy qua cuộn dây hay không, hay có nghĩa là điều khiển rơ le ở trạng
thái ON hay OFF. Một mạch điều khiển dòng điện ta cần kiểm soát có qua được rơ le
hay không dựa vào trạng thái ON hay OFF của rơ le.
2.7.Rơ le nhiệt:
2.7.1.Khái niệm:
Rơle nhiệt là một khí cụ điện để bảo vệ động cơ và mạch điện khi có sự cố quá tải. Rơle
nhiệt không tác động tức thời theo trị số dòng điện vì nó có quán tính nhiệt lớn, phải có thời
gian phát nóng ,do đó nó làm việc có thời gian từ vài giây đến vài phút.

Hình 54: Role nhiệt hãng LS

Hình 55: Role nhiệt lắp kèm contactor để bảo vệ quá tải động cơ

58
2.7.2.Cấu tạo

Trong đó:
1. Đòn bẩy
2. Tiếp điểm thường đóng
3. Tiếp điểm thường mở
4. Vít chỉnh dòng điện tác động
5. Thanh lưỡng kim
6. Dây đốt nóng
7. Cần gạt
8. Nút phục hồi
2.7.3.Phân loại:
- Theo kết cấu rơ le nhiệt chia làm 2 loại: kiểu hở và kiểu kín
- Theo yêu cầu sử dụng :một cực và hai cực
- Theo phương thức đốt nóng:
Đốt nóng trực tiếp
Đốt nóng gián tiếp
Đốt nóng hỗn hợp
2.7.4.Nguyên lý hoạt động
- Nguyên lí chung của rơ le nhiệt là dựa trên cơ sở tác dụng nhiệt của dòng điện làm dãn nở
thanh lưỡng kim. Thanh lưỡng kim gồm 2 lá kim loại có hệ số dãn nở vì nhiêt khác nhau (hệ
số giãn nở hơn kém nhau 20 lần) ghép chặt vào nhau. Khi có dòng điện quá tải chạy qua,
thanh lưỡng kim sẽ được đốt nóng và bị uốn cong về phía miếng kim loại có hệ số giản nỡ bé,
59
đẩy cần gạt làm lò xo co lại và chuyển đổi hệ thống tiếp điểm phụ. Để rơ le nhiệt làm việc lại,
phải đợi phiến kim loại nguội và kéo cần reset của rơ le nhiệt.

2.8.Role thời gian


2.8.1.Giới thiệu
Rơle thời gian là một rơle có chức năng tạo ra thời gian duy trì cần thiết khi truyền tín
hiệu từ một thiết bị này sang thiết bị khác.
Trong hệ thống điều khiển, thì rơle thời gian được sử dụng tạo thời gian trễ cho các cơ cấu tác
động điều khiển, bảo vệ,... Ví dụ như trong hệ thống điều khiển động cơ khởi động sao – tam
giác, timer có chức năng chuyển mạch khởi động sao sang tam giác theo thời gian cài đặt.
Hoặc trong hệ thống điều khiển khởi động máy phát, timer sẽ dùng để bảo vệ dừng máy phát
sau thời gian khởi động không thành

2.8.2.Phân loại và nguyên lý hoạt động của từng loại timer.


Có hai loại timer thường xuyên được sử dụng, đó là:
▪ Rơ le thời gian tác động trễ (On – delay relay timer).
▪ Rơ le thời gian ngắt (dừng) trễ (Off – delay relay timer).

Rơ le thời gian tác động trễ (On – delay relay timer).


a. Cấu tạo

Gồm 2 bộ tiếp điểm, có hình dạng và cách bố trí như hình

60
Hình 56: sơ đồ chân của rơ le thời gian tác động trễ
Rơ le thời gian gồm 8 chân kết nối và một lỗ khóa ở giữa nhằm cố định vị trí của nó
khi đặt vào đế.
Ý nghĩa các chân của relay thời gian như sau:
▪ Chân 7 và 2 là chân cấp nguồn cho cuộn dây bên trong relay; chân 7 là chân dương (+),
chân 2 là chân âm (-).
▪ Chân 8 và 1 là các chân chung cho hai bộ tiếp điểm.
▪ Chân 3 kết nối với chân 1 tạo thành tiếp điểm thường mở.
▪ Chân 4 kết nối với chân 1 tạo thành tiếp điểm thường đóng.
▪ Chân 6 kết nối với chân 8 tạo thành tiếp điểm thường mở.
▪ Chân 5 kết nối với chân 8 tạo thành tiếp điểm thường đóng
b. Nguyên lý hoạt động
▪ Khi cấp nguồn điện vào cuộn dây của relay thời gian thông qua 2 chân nguồn (chân 7
và chân 2), các tiếp tiếp của relay không thay đổi trạng thái ngay lập tức.
▪ Sau một khoảng khoảng thời gian t định trước (ta cài đặt thời gian trễ trên relay thời
gian) tính từ lúc cấp điện, các tiếp điểm của relay chuyển trạng thái từ mở thành đóng
hoặc từ đóng thành mở.
▪ Sau khi các tiếp điểm chuyển đổi trạng thái thì hệ thống truyền động vẫn hoạt động bình
thường.
▪ Ta ngắt điện (ngưng cung cấp điện) khỏi cuộn dây relay thời gian thì các tiếp điểm trở
về trạng thái ban đầu.

Relay thời gian ngắt (dừng) trễ (Off-delay relay timer).


61
a. Cấu tạo:

Về relay thời gian ngắt (dừng) trễ có cấu tạo tương tự như relay thời gian tác động trễ.
b. Nguyên lý hoạt động:
▪ Khi ta cấp điện vào cuộn dây của relay thời gian ngắt trễ, các tiếp điểm của relay
lập tức chuyển trạng thái (đóng thành mở hoặc mở thành đóng). Thời gian chuyển
trạng thái của relay thời gian lúc này giống thời gian chuyển trạng thái của một relay
bình thường.
▪ Khi các tiếp điểm của relay đã chuyển đổi trạng thái thì hệ thống hoạt động bình
thường.
▪ Khi ta ngắt điện khỏi cuộn dây của relay thời gian, lúc này các tiếp điểm của relay
không trở về trạng thái ban đầu ngay mà tiếp tục duy trì trạng thái đã chuyển đổi.
▪ Sau một khoảng thời gian t mà ta đã cài đặt trên relay (tính từ lúc ta ngắt điện khỏi
cuộn dây relay) thì các tiếp điểm của relay mới trở về trạng thái ban đầu.

2.9.Các hư hỏng thường gặp của các loại khí cụ và cách khắc phục:
1. Hiện tượng hư hỏng các tiếp điểm
- Nguyên nhân:
+ Do khí cụ làm việc lâu dài không được bảo dưỡng định kỳ.
+ Môi trường làm việc dễ bị oxi hóa các tiếp điểm.
+ Thường xuyên đóng cắt với dòng điện lớn gây rỗ bề mặt tiếp điểm.
+ Lựa chọn khí cụ không đúng theo công suất của động cơ,
+ Lực ép trên các tiếp điểm không đủ.
+ Phần động và phần tĩnh không khớp do biến dạng vì nhiệt
- Biện pháp sửa chữa:
+ Bảo dưỡng khí cụ định kỳ, nếu tiếp điểm bị rỗ thì dùng giấy nhám 0 chà nhẹ bề mặt
tiếp điểm tránh chà quá mạnh làm mất lớp phủ trên bề mặt tiếp điểm
+ Lựa chọn khí cụ đúng công suất động cơ, dòng điện, điện áp và chế độ làm việc
tương ứng.
+ Kiểm tra lò xo của tiếp điểm động.
+ Nếu các tiếp điểm bị ăn mòn hoặc rỗ quá nhiều nên thay thế các tiếp điểm đó.
2. Cháy xém ở các đầu vào/ra CB
- Nguyên nhân:
+ Do tiếp xúc không tốt, do vặn bu-lông không chặt,
+ Vị trí lắp đặt rung lắc nhiều do các thiết bị khác hoặc không bảo dưỡng định kỳ kịp
thời nên trong quá trình làm việc bu lông bị lỏng ra.
+ Vị trí lắp đặt tại các vị trí dễ bị ăn mòn bởi muối.
+ Các hàng hóa có tính ăn mòn mà tàu chuyên chở
- Hiện tượng: Phát nóng ở chỗ tiếp xúc, đồng thời làm cháy cả phần nhựa xung quanh đó.
62
- Cách khắc phục và đề phòng:
+ Trong quá trình làm việc theo dõi kiểm tra nhiệt độ các chỗ nối và xiết lại bulông cho
chặt.
+ Nếu bề mặt bị cháy nhiều cần tháo ra làm sạch và mạ lại bằng thiếc hoặc bạc rồi lắp
lại
3. CB không đóng được hoặc đóng được nhưng nhảy ngay
- Nguyên nhân: lẫy giữ bị ăn mòn dẫn đến kẹt cơ khí, hoặc lẫy giữ bị mòn nên không giữ
được
- Cách khắc phục: kiểm tra bảo dưỡng hoặc thay thế
4. Contactor bị kêu
- Nguyên nhân:
+ Mất vòng đồng ngắn mạch,
+ Điện áp đặt lên cuộn hút không đủ,
+ Lò xo nhả quá cứng.
- Cách khắc phục và đề phòng:
+ Kiểm tra vòng đồng ngắn mạch, nếu bị oxi hóa thì bảo dưỡng nếu mất thì phải thay
thế,
+ kiểm tra nguồn cấp cho cuộn hút
5. Kẹt cơ khí
- Nguyên nhân:
+ Trong quá trình làm việc lâu dài lò xo phản kháng bị hỏng
+ Có dị vật từ bên ngoài rơi vào thiết bị
- Biện pháp:
+ Kiểm tra bảo dưỡng khí cụ tại các vị trí có nguy cơ cao như các contactor đặt ngoài
mặt boong, hầm hàng có nhiều bụi bẩn hoặc các chất có tính ăn mòn, oxi hóa
6. Hiện tượng hư hỏng cuộn dây
- Nguyên nhân:
+ Ngắn mạch các vòng dây
+ Ngắn mạch các đầu cuộn dây
+ Đứt dây quấn
+ Điện áp tăng quá cao
+ Do muối, dầu, khí hóa chất… của môi trường xâm thực
- Biện pháp sửa chữa:
+ Dùng đồng hồ Vôn ampe kiểm tra cuộn dây
+ Khi thay thế phải kiểm tra cuộn dây có cùng thông số kỹ thuật hay không, không được
thay thế bất kỳ.

63
+ Nếu bề mặt bị cháy nhiều cần tháo ra làm sạch và mạ lại bằng thiếc hoặc bạc rồi lắp
lại
7. Cách điện đánh thủng hoặc bị rò:
+ Nguyên nhân: Nếu phần nhựa được làm từ loại nhựa không tốt có thể sau một thời gian
làm việc nhựa bị già hoá xuống cấp, cường độ cách điện giảm, dòng điện rò tăng mạnh.

+ Hiện tượng: Tiếp xúc trực tiếp bằng tay có thể bị giật hoặc cảm thấy dòng điện chạy
qua người, áptômát chống giật (áptômát có bảo vệ dòng rò) sẽ tác động cắt mạch.

+ Cách khắc phục và đề phòng: nên loại bỏ các khí cụ này.
2.10. Chọn khí cụ điện dựa vào công suất và điện áp làm việc của thiết bị điện:
Ta có: Idm= P/(1,73.Udm.cosφ)
*Chọn Contactor:
Chọn contactor sao cho: Udm-contactor > Udm-tải
Idm-contactor > I dm-tải
Bình thường ta chọn contactor sao cho: Idm-contactor = (1,2-1,5).I dm-tải

*Chọn CB:

+ Chọn CB sao cho ICB> Iddm-tải


+ Bình thường ta chọn CB : ICB= (1,2-1,5) Iddm-tải
+ Khả năng cắt (tính dòng điện ngắn mạch 𝐼𝑛𝑚 )
𝐼𝑛𝑚 > 𝐼𝑛𝑔ắ𝑛 𝑚ạ𝑐ℎ 𝑘ℎ𝑖 𝑠ả𝑦 𝑟𝑎 𝑠ự 𝑐ố
+ Đường đặc tính A-s phải thấp hơn đường đặt tính A-s của thiết bị

*Chọn rơ le nhiệt:
Chọn rơ le nhiệt sao cho Irơle> Iddm-tải
Bình thường ta chọn CB : Irơle= (1,2-1,4) Iddm-tải
*Chọn cầu chì:
Cầu chì được chọn theo hai điều kiện sau:
UđmCC ≥ UđmLD
Iđc ≥ Itt
Trong đó:
• UđmCC : có trị số chế tạo giống như cầu dao;
• Iđc : dòng định mức của dây chảy (A);
• Itt : dòng điện tính toán là dòng lâu dài lớn nhất chạy qua dây chảy cầu chì (A).

+ Cầu chì được chọn phải có tính chất chọn lọc. Nghĩa là thiết bị nào bị sự cố, thì cầu chì
chỗ đó sẽ bị đứt để bảo vệ thiết bị đó, cầu chì bảo vệ cho đường dây chính không bị đứt.
64
+ Cầu chì được chọn phải có đặt tính A-s thấp hơn đường đặt tính của phụ tải và nằm sát
bên phải đặt tính khởi động của động cơ.

2.11.Cách bố trí thiết bị điện trong bảng điều khiển động cơ điện
Để bố trí thiết bị điện chuẩn xác, khoa học, dễ bảo trì sửa chữa sau này ta cần:
- Lên bảng vẽ layout thiết kế hệ thống tủ điện: Khâu thiết kế có vai trò rất quan trọng
trọng quá trình sản xuất và lắp đặt tủ điện công nghiệp. Khi thiết kế, chúng ta cần nghiên cưú
kỹ sơ đồ mạch điện. Liệt kê đầy đủ chi tiết các thiết bị có trong sơ đồ nguyên lý. Từ đó tập hợp
và lên được bản vẽ layout
- Khi lắp đặt thiết bị lên vỏ tủ điện công nghiệp, cần tuân theo các nguyên tắc sau:
+ Các thiết bị như đèn báo pha, đồng hồ đo dòng điện, đồng hồ chỉ thị, chuyển mạch
đặt ở vị trí trên cao. Giúp người vận hành dễ dàng quan sát các chỉ số đo trên thiết bị.
+ Các thiết bị điều khiển (Nút nhấn, công tắc) đặt phía dưới giúp việc thao tác trong quá
trình vận hành dễ dàng nhất
+ Cần phân bố các nút nhấn, công tắc cùng điều khiển 1 thiết bị trên cùng 1 hàng (ngang
hoặc dọc ). Thuận tiện cho quá trình vận hành. Các vị trí lấy tâm tủ làm điểm giữa và phát triển
dần sang hai bên. Tạo cho mặt tủ có sự cân bằng và đối xứng giữa các thiết bị với nhau. Giúp
người sử dụng không bị rối và làm cho tủ thêm phần thẩm mỹ.
+ Sắp xếp, bố trí các thiết bị bên trong tủ điện như: Cầu đấu, rơle, timer… bên trong tủ
điện một cách khoa học. Hợp lý và dễ dàng khi đấu nối, thay thế hay sửa chữa.
+ Việc thiết kế bố trí thiết bị trên tủ điện hợp lý, đúng cách. Sẽ làm cho tủ điện giảm
ảnh hưởng độ nhiễu giữa các thiết bị, tiết kiệm dây dẫn điện, tăng tính thẩm mỹ. Tăng tuổi thọ
các thiết bị và vận hành ổn định hơn.
- Sắp xếp thiết bị được phân thành từng nhóm như sau:
+ Nhóm thiết bị điều khiển thường đặt cùng một bên tránh hiện tưỡng nhiễu tín hiệu khi
đặt cùng nhóm động lực. Ví dụ ( Các rơ le bảo vệ, rơ le trung gian, bộ điều khiển, cảm biến).
+ Nhóm khí cụ điện đóng cắt đặt cùng 1 hàng phía dưới (Aptomat, Contactor, khởi động
từ.)
+ Aptomat tổng (Cấp nguồn cho hệ thống) đặt ở trung tâm tủ điện (hoặc đặt ở góc cao
bên trái) sao cho thuận tiện trong quá trình vận hành, thao tác.
+ Cầu đấu đặt ở phía dưới cùng để thuận tiện cho quá trình đấu dây vào / ra tủ điện
- Đấu nối tủ điện công nghiệp:
+ Đấu nối dây giữa các thiết bị cần được kết nối một cách chính xác và khoa học.
+ Có sự phân biệt rõ ràng giữa màu của các phase, có đầu số ghi cầu đấu chi tiết giúp
việc sửa chữa và bảo trì sau này dễ dàng
+ Mạch điều khiển và mạch động lực cần đi xa nhau tránh hiện tượng bị nhiễu tín hiệu
đối với các con sensor hay cảm biến.
+ Đối với các dây đấu nối tín hiệu cần mua loại có vỏ bọc chống nhiễu tốt.

65
+ Nên đấu nối tuần tự từ mạch động lực sau tới mạch điều khiển.

Hình 57: Bảng nguồn 24V

66
Hình 58: Bảng điều khiển lái

67
Hình 59: Hệ thống báo động nước xâm nhập, khử nước và bơm cứu hỏa

68
Hình 60: Telegraph system

Hình 61: Bảng điện điều khiển thang

69
Hình 62: Nút nhấn sự cố trên máy phát

70
CHƯƠNG 3: THỰC TẬP PHẦN ĐO LƯỜNG
3.1.Các hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa các thiết bị đo điện:
Kim bị đứng yên, không chỉ giá trị nào khi cho điện áp hoặc dòng điện vào cơ cấu đo.
+ Nguyên nhân: Đứt khung dây, đứt dây dẫn phụ trong cơ cấu đo, đứt điện trở phụ, đứt
dây treo hoặc lò xo cản, khung dây bị kẹp chặt vào lõi sắt non hoặc cực từ.
+ Cách khắc phục: Mở cơ cấu ra, tìm nguyên nhân và khắc phục. Nếu bị đứt khung dây
thì phải quấn lại.
Khi cho dòng điện hoặc điện áp vào cơ cấu đo, cơ cấu đo chỉ sai giá trị cần đo.
+ Nguyên nhân: lò xo cản bị xoắn quá mức hoặc bị rối, từ cảm của nam châm vĩnh cữu
bị giảm, lò xo cản bị thay đổi hệ số đàn hồi, tiếp xúc xấu ở các mối nối
+ Cách khắc phục: Mở cơ cấu ra, tìm nguyên nhân và khắc phục. Nếu bị lỗi lò xo thì phải
thay lò xo.
Khi cho dòng điện hoặc điện áp vào cơ cấu đo, kim chỉ vào giá trị nào đó rồi bị mắt kẹt và
không trở về 0 khi ngắt dòng vào cơ cấu đo.
+ Nguyên nhân: Kẹt kim vào mặt đồng hồ hoặc kẹt lá gió cản dịu, kẹt khung dây vào lõi
sắt non hoặc mạch từ.
+ Cách khắc phục: Tháo đồng hồ, nắn lại kim, chỉnh lại khung dây cho cân bằng, cân
bằng lại lá thép gió.
Khi cho dòng điện hoặc điện áp vào cơ cấu đo, kim chỉ thị bị dao động rất lâu mới ổn định,
hoặc kim bị lệch quá giá trị 0, không điều chỉnh được.
+ Nguyên nhân: lá gió cản dịu bị hỏng, quả đối trọng cân bằng kim bị mất hoặc sai vị trí.
+ Cách khắc phục: Tháo đồng hồ ra, thay lá gió, cân bằng lại kim.
Sau mỗi lần sửa chữa, phải cân chỉnh đồng hồ đo với đồng hồ mẫu.

Nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phạm vi áp dụng và các thông số kỹ thuật, các ký
hiệu trên đồng hồ, thiết bị đo, cấp chính xác:

71
3.2.Giới thiệu
Các dụng cụ thực hiện việc đo các đại lượng điện được gọi là các dụng cụ đo lường điện. Theo
các đại lượng cần đo, các dụng cụ đo lường điện gồm:
+ Đo điện năng: công tơ điện (kW/h)
+ Đo điện áp: Vôn kế (V)
+ Đo dòng điện: Ampe kế (A)
+ Đo công suất: Oát kế (kW)
+ Đo tần số: Tần số kế (Hz)
+ Đo hệ số công suất: cos𝜑
+ Đo điện trở cách điện: Megaohm kế (MΩ)
3.2.1.Các bộ phận cơ bản của cơ cấu chỉ thị
- Mạch từ: Thường được chế tạo từ các lá thép kỹ thuật điện được dập định hình hoặc
được chế tạo bằng cách ép các bột sắt từ có trộn các chất từ môi. Một số cơ cấu sử dụng một
phần mạch từ là nam châm vĩnh cữu.
- Cuộn dây: Được quấn từ dây đồng bọc cách điện emay có đường kính phù hợp.
- Trục quay: Trục quay là bộ phận cho phép phần động quay, trục được làm bằng thép
tròn có đường kính từ 0.8 -1.5mm. Trục được chế tạo từ bằng thép cứng iridi hoặc osimi.
- Lò xo phản kháng: thực hiện hai nhiệm vụ là tạo ra momen cản và dẫn dòng điện vào
khung dây. Lò xo có hình xoắn ốc và được chế tạo từ đồng berili hoặc đồng phốt pho để có độ
đàn hồi tốt và dễ hàn.
- Kim chỉ thị: Kim chỉ thị được chế tạo bằng nhôm hoặc hợp kim nhôm. Hình dáng kim
phụ thuộc vào cấp chính xác của dụng cụ đo và cách đặt dụng cụ đo (thẳng, nằm, nghiêng,..)
- Thang đo: Thang đo được dùng để khắc giá trị đơn vị đo.
- Bộ phận cản diệu: có tác dụng làm giảm quá trình dao động để kim chỉ thị nhanh
chống ổn định, có 2 loại cản dịu là không khí và cảm ứng từ.
3.2.2.Nguyên lý hoạt động
Nguyên lí của các dụng cụ đo bằng kim chỉ thị: Khi có dòng điện chạy qua trong một từ trường
sẽ sinh ra một lực điện từ, lực này sẽ sinh ra moment quay làm kim chỉ thị quay một góc 𝛼, góc
𝛼 luôn luôn tỷ lệ với đại lượng cần đo ban đầu nên người ta sẽ đo góc lệch này để biết được giá
trị của đại lượng cần đo.
3.2.3.Phân loại
Gồm 3 cơ cấu đo:
Cơ cấu từ điện: Dùng để đo dòng một chiều và áp một chiều, thang đo chia đều và thang đo nhỏ

Hình 63: Kí hiệu cơ cấu từ điện trên mặt đồng hồ

72
Cơ cấu điện từ: Dùng để đo điện một chiều và điện xoay chiều, thang đo chia không đều và
thang đo lớn.

Hình 64: Kí hiệu cơ cấu điện từ trên mặt đồng hồ


Cơ cấu điện động: thường dùng để đo công suất điện, thang đo chia không đều.

Hình 65: Kí hiệu cơ cấu điện động trên mặt đồng hồ


3.2.4.Các kí hiệu trên đồng hồ đo và cách mắc:

Hình 66: Các ký hiệu trên đồng hồ

(1): Cơ cấu nắn dòng


(2): Cơ cấu đo từ điện
(3): Điện xoay chiều 3 pha
(4): Cấp chính xác (là giá trị sai số cực đại mà dụng cụ mắc phải).
(5): Cách đặt thiết bị đo (trong hình này đặt đứng)
(6): Điện áp đánh thủng: 2kV

73
(7): Trị số CT đi kèm
(8): Cơ cấu điện từ
(9): Điện xoay chiều 1 pha
(10): Trị số CT đi kèm

Hình 67: Các ký hiệu

74
3.3.Đồng hồ cơ đo volt (volt kế)

Hình 68: Mặt trước đồng hồ volt kế

Đồng hồ Volt là một thiết bị hiển thị điện áp dạng cơ. Loại này thiết kế dạng vuông chia
vạch Volt và kim chỉ vạch.
thông thường:
• Đối với đồng hồ Volt dạng 3 pha nó sẽ được chia vạch max 0 -500V.
• Đối với đồng hồ Volt dạng 1 pha thì vạch chia tầm 0 - 250V.

Cách sử dụng:
Lật sang mặt sau đồng hồ Volt sẽ có 2 chân âm và dương. Chúng ta chỉ cần lấy 2 dây từ
aptomat đấu lần lượt vào 2 chân + và – của đồng hồ.
Vì dùng aptomat 3 pha cho đồng hồ 3 pha nên trong 3 dây pha, có thể chọn bất kỳ 2 dây
nào đấu vào đồng hồ volt. Khi aptomat hay MCB nó đóng thì lập tức dòng điện sẽ hiển thị trên
đồng hồ.
Nếu trường hợp sử dụng điện 1 pha thì ta chỉ cần lấy 1 dây lửa và 1 dây nguội đầu lần lượt
vào chân + và chân – đồng hồ.

75
Hình 69: Mặt sau đông hồ volt kế

3.4.Đồng hồ cơ đo dòng điện (ampe kế)


Đồng hồ ampe là dạng đồng hồ thiết kế hình vuông dùng để hiển thị dòng điện đi qua. Được
thiết kế chia vạch. Mặt sau có hai chân đấu nối tín hiệu vào

Hình 70: Hình ảnh đồng hồ ampe kế

Trên đồng hồ Ampe nó thường có ký hiệu CT 100/5A, 300/5A…..Điều này có nghĩa là


đồng hồ nhận input từ CT dòng 100/5A hoặc 300/5A.
Ví dụ: đồng hồ ampe có ký hiệu CT 100/5A. Khi dòng điện vào ampe kế đạt giá trị 5A
thì kim chỉ của đồng hồ báo 100A.

76
Hình 71: Sơ đồ nguyên lý và cách mắc thực tế

Cách mắc ampe kế:


+ Đối với các ampe kế thuộc cơ cấu từ điện: mắc nối tiếp ampe kế với phụ tải

Hình 72: Sơ đồ mắc ampe kế thuộc cơ cấu từ điện

77
+ Đối với các ampe kế thuộc cơ cấu điện từ: phải đưa một pha vào máy biến dòng CT và từ 2
chân của CT kết nối với ampe kế.

Hình 73: Sơ đồ mắc ampe kế thuộc cơ cấu điện từ


- Chú ý cách sử dụng:
+ Chú ý ký hiệu trên đồng hồ CT 500/5A để chọn đúng loại CT khi lắp ráp
+ Mặt sau có 2 đầu nối +-, nối 2 đầu đó vào 2 đầu CT
+ Đối với đồng hồ có tích hợp sẵn cuộn CT bên trong thì mắc nối tiếp 1 pha vào 1 đầu
của đồng hồ đầu còn lại mắc vào tải
78
3.5.Đồng hồ đo công suất (watt kế)
Được dùng để đo công suất tác dụng, thường sử dụng cho động cơ điện và máy phát
điện để theo dõi công suất tiêu thụ của động cơ hoặc công suất tác dụng mà máy phát điện cung
cấp vào lưới.
Nhờ vào watt kế mà ta có thể điều chỉnh được sự phân chia tải tác dụng giữa các máy
phát cũng như phán đoán được “bệnh” của máy phát, động cơ khi có sự thay đổi về mặt công
suất so với lúc hệ thống hoạt động bình thường

Hình 74: Đồng hồ đo công suất

Hình 75: Sơ đồ kết nối

79
3.6.Đồng hồ đo hệ số công suất (cos𝝋 kế)
Giá trị cos𝜑 cho đúng ta biết tính chất tải đang hoạt động trên tàu, đặc biệt khi có các
thiết bị điện công suất lớn làm việc. Giá trị cos 𝜑 cũng cho ta biết sự phân chia tải tác dụng và
tải phản tác dụng giữa các máy có tỉ lệ không để có những hiệu chỉnh kịp thời và phù hợp.
Cách mắc cos𝜑 kế: Cos𝜑 kế có 5 chân, 3 chân P1, P2, P3 nối với 3 pha để lấy điện áp,
còn 2 chân C+ và C nối vào CT, C+ nối xuống max để lấy dòng điện

Hình 76: mặt trước và sau đồng hồ

80
Hình 77: cách mắc đồng hồ cos𝜑

3.7.Tần số kế (Hz kế)


Giá trị tần số cho chúng ta biết máy phát đã phát ra đủ tần số định mức hay chưa, giúp chúng
ta điều chỉnh cân bằng tần số giữa các máy phát khi thực hiện hòa đồng bộ. Quan sát giá trị
tần số để biết độ nhạy của bộ điều tốc. Theo dõi đồng hồ đo tần số giúp chúng ta chuẩn đoán
được tình trạng của cụm diezen lai máy phát

Hình 78: Mặt trước và sau đồng hồ

81
Hình 79: Sơ đồ kết nối

Hình 80: Cách mắc Vôn kế và Tần số kế với công tắc chọn pha

82

You might also like