You are on page 1of 83

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍ
--

BÁO CÁO
THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC VÀ ĐO
VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT

Giảng viên hướng dẫn: Hồ Nguyễn Trí Mẫn


Trương Xuân Hiển

Nhóm 14 – Xe Số 2
1)Trần Vũ Hạ - 1812093
2)Nguyễn Sanh Hào - 1812050
3)Phan Tấn Trung - 1810623
4)Lương Thanh Vũ - 1810677
CHƯƠNG MỞ ĐẦU:............................................................................................................... 5
1. Mục đích và nhiệm vụ đợt thực tập: ................................................................................. 5
2. Cơ cấu và sự phân công trong nhóm: ............................................................................... 5
3. Phương pháp thực tập: ...................................................................................................... 6
4. Trang bị, dụng cụ:............................................................................................................. 6
5. Kỳ vọng của nhóm sinh viên: ........................................................................................... 7
6. Cảm tưởng của nhóm sinh viên: ....................................................................................... 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LỘ TRÌNH THỰC TẬP .......................................................... 10
1. Thời gian và khái quát lộ trình thực tập: ........................................................................ 10
2. Đặc điểm tự nhiên: ......................................................................................................... 13
2.1. Lâm Đồng: ............................................................................................................... 13
2.1.1.Vị trí địa lý: ....................................................................................................... 13
2.1.2. Địa hình: ........................................................................................................... 14
2.1.3. Địa chất: ............................................................................................................ 15
2.1.4. Thổ nhưỡng: ..................................................................................................... 15
2.1.5. Khí hậu: ............................................................................................................ 16
2.1.6. Thủy văn: .......................................................................................................... 16
2.1.7. Dân tộc, dân cư: ................................................................................................ 17
2.1.8. Tài nguyên thiên nhiên: .................................................................................... 18
2.2. Đồng Nai: ................................................................................................................ 19
2.2.1.Vị trí địa lý: ....................................................................................................... 19
2.2.2. Địa hình: ........................................................................................................... 20
2.2.3. Địa chất: ............................................................................................................ 21
2.2.4. Thổ nhưỡng: ..................................................................................................... 21
2.2.5. Khí hậu: ............................................................................................................ 22
2.2.6. Thủy văn: .......................................................................................................... 22
2.2.7. Dân cư, dân tộc: ................................................................................................ 23
2.2.8. Tài nguyên thiên nhiên: .................................................................................... 24
3. Đặc điểm kinh tế và xã hội: ............................................................................................ 25
3.1. Lâm Đồng: ............................................................................................................... 25
2
3.1.1. Nông nghiệp: .................................................................................................... 25
3.1.2. Công nghiệp: .................................................................................................... 27
3.1.3. Du lịch - dịch vụ: .............................................................................................. 27
3.1.4. Cở sở hạ tầng: ................................................................................................... 28
3.1.5. Văn hóa- xã hội: ............................................................................................... 29
3.2. Đồng Nai: ................................................................................................................ 29
3.2.1. Nông – lâm – ngư nghiệp: ................................................................................ 29
3.2.2. Công nghiệp: .................................................................................................... 29
3.2.3. Du lịch - dịch vụ: .............................................................................................. 30
3.2.4. Cở sở hạ tầng: ................................................................................................... 31
3.2.5. Văn hóa- xã hội: ............................................................................................... 31
4. Lịch sử nghiên cứu địa chất:........................................................................................... 32
4.1. Lâm Đồng: ............................................................................................................... 32
4.2. Đồng Nai: ................................................................................................................ 32
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC:........................................................... 34
1. Địa tầng: ......................................................................................................................... 34
1.1. Hệ tầng Châu Thới (T2ct): ....................................................................................... 34
1.2. Hệ tầng Sông Phan (J2sp): ....................................................................................... 35
1.3. Hệ tầng Trà Mỹ (J2tm): ............................................................................................ 37
1.4. Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (K1đbl): ................................................................................ 39
1.5. Hệ tầng Đakrium (K2đr): ......................................................................................... 40
1.6. Hệ tầng Đơn Dương (K2đd): ................................................................................... 42
1.7. Hệ tầng Di Linh (N13 – N21dl): ................................................................................ 44
1.8. Hệ tầng Xuân Lộc (Q12xl và Q21xl): ........................................................................ 46
1.8.1. Q12xl: ................................................................................................................ 46
1.8.2. Q21xl: ................................................................................................................. 50
2. Các đá magma xâm nhập:............................................................................................... 52
2.1. Phức hệ Định Quán (K1đq): .................................................................................... 52
2.2. Phức hệ Ankroet (K1ak): ......................................................................................... 55
2.3. Phức hệ Cù Mông (Ecm): ........................................................................................ 59
3. Kiến tạo: ......................................................................................................................... 60

3
3.1. Hệ tầng Châu Thới (T2ct): ....................................................................................... 60
3.2. Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (K1đbl): ................................................................................ 63
3.3. Phức hệ Định Quán (K1đq): .................................................................................... 64
3.4. Phức hệ Ankroet (K1ak): ......................................................................................... 65
3.5. Hệ tầng Đakrium (K2đr): ......................................................................................... 70
3.6. Phức hệ Cù Mông (Ecm): ........................................................................................ 72
3.7. Hệ tầng Xuân Lộc (Q12xl và Q21xl): ........................................................................ 73
3.7.1. Hệ tầng Xuân Lộc Q12xl: ................................................................................. 73
3.7.2. Hệ tầng Xuân Lộc Q21xl: ................................................................................. 74
4. Địa mạo: ......................................................................................................................... 74
5. Địa môi trường: .............................................................................................................. 76
6. Địa chất thủy văn: ........................................................................................................... 77
7. Khoáng sản: .................................................................................................................... 77
7.1. Đá magma: ............................................................................................................... 77
7.2. Đá trầm tích: ............................................................................................................ 78
7.3. Khoáng sản đi kèm với quá trình thành tạo đá magma: .......................................... 78
CHƯƠNG 3: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT:............................................................. 79
1. Tỉnh Lâm Đồng: ............................................................................................................. 79
2. Tỉnh Đồng Nai: ............................................................................................................... 80
CHƯƠNG KẾT LUẬN: ......................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: .............................................................................. 83

4
CHƯƠNG MỞ ĐẦU:
1. Mục đích và nhiệm vụ đợt thực tập:

Mục đích của đợt thực tập giúp sinh viên củng cố nắm chắc kiến thức lý thuyết đã học trong
môn Địa chất kiến trúc, so sánh đối chiếu các kiến thức đã biết với thực tế ngoài thực địa.
Nắm rõ, hiểu được nguyên nhân và sự hình thành, tác động của các hiện địa chất được học:
các quá trình nội sinh ngoại sinh, biến dạng, không chỉnh hợp, khe nứt, đứt gãy, uốn nếp, các
kiến trúc, dạng nằm phổ biến và đặc trưng. Thành thạo trong việc xác định các thế nằm địa
chất, vị trí bằng bản đồ và địa bàn, ghi nhật ký và lấy mẫu. Nắm chắc các công việc cần làm
ngoài thực địa và công tác chỉnh lý tài liệu và báo cáo tại văn phòng. Củng cố thêm kỹ năng
hợp tác và làm việc nhóm của các sinh viên.

Nhiệm vụ quan trọng của đợt thực tập là thực hiện tốt nội quy đã cam kết với thầy cô và
khoa. Sử dụng tốt các kiến thức đã học vào việc nhận biết các đối tượng và hiện tượng địa
chất tại các điểm lộ, thực hiện tốt các kỹ năng ngoài điểm lộ và trong văn phòng. Giao lưu học
hỏi từ các bạn trong khoa, các anh chị thầy cô về kiến thức và cách tổ chức các hoạt động tập
thể tương tự. Tập luyện được tác phong làm việc xử lý chính xác ngoài điêm lộ cũng như trong
văn phòng.

2. Cơ cấu và sự phân công trong nhóm:

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NGOÀI THỰC ĐỊA

STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC PHÂN CÔNG

1 TRẦN VŨ HẠ 1812093 Đo đạc và giúp lấy mẫu

2 NGUYỄN SANH HÀO 1812050 Ghi nhật ký

3 LƯƠNG THANH VŨ 1810667 Chụp ảnh mẫu vật

4 PHAN TẤN TRUNG 1810623 Lấy mẫu

5
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG TÁC CHỈNH LÝ VÀ VĂN PHÒNG

STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC PHÂN CÔNG

1 TRẦN VŨ HẠ 1812093 So sánh đối chiếu thực tế và lý thuyết;


biên soạn tài liệu, báo cáo.

2 NGUYỄN SANH HÀO 1812050 So sánh đối chiếu thực tế và lý thuyết;


biên soạn tài liệu, báo cáo.

3 LƯƠNG THANH VŨ 1810667 Biên tập hình ảnh và đóng góp nội dung.

4 PHAN TẤN TRUNG 1810623 Kiểm duyệt, báo cáo chỉnh sửa lỗi sai.

3. Phương pháp thực tập:

Phương pháp nghiên cứu từ thực địa, mẫu vật tại điểm lộ, kết hợp công tác lấy, chụp ảnh,
ghi chép nhật ký mẫu đến công tác đối chiếu chỉnh lý tài liệu. Cuối cùng là viết báo cáo và
thuyết trình để nắm rõ và chắc các kiến thức có được.

4. Trang bị, dụng cụ:

Bản đồ địa hình, bản đồ địa chất lộ trình khảo sát.


Địa bàn.
Búa địa chất.
Túi đựng mẫu, túi đựng phiếu, phiếu ghi tên mẫu.
Bút chì, bút lông dầu, gọt, tẩy, nhật ký.
Thước dây.
Lọ axit HCl 10%.
Máy ảnh.
Kính Loupe.
Tài liệu tham khảo.
Dụng cụ cá nhân: dù, nón, giày bata, áo mưa…
CMND, thẻ sinh viên.

6
5. Kỳ vọng của nhóm sinh viên:

✓ Do tết âm lịch đến sớm hơn mọi năm nên thời gian chuẩn bị, thực tập, hoàn tất báo cáo
môn học nên được điều chỉnh trước hợp lý hơn; thời gian quá gấp rút, dồn dập và chồng
chéo vào thời gian ôn tập, báo cáo và thi nhiều môn học khác vào cuối kỳ. Nhóm hy
vọng công tác lên kế hoạch cho những năm sau sẽ phù hợp hơn, để đảm bảo được chất
lượng của môn học.
✓ Thông tin địa điểm thực tập, công tác hậu cần chuẩn bị phải được quyết định rõ ràng
và cụ thể từ đầu.
✓ Nhóm sinh viên cũng kỳ vọng các thầy cô giảng viên đồng hành sẽ sẵn sàng truyền đạt
các kiến thức thực tế, súc tích, cô đọng; sẵn sàng giúp đỡ các nhóm sinh viên giải đáp
các vướng mắc nhanh nhất và tập trung vào nội dung nhất.
✓ Trên chuyến thực tập có thể có những sự cố chủ quan hay khách quan, mong quý thầy
cô giảng viên luôn đồng hành cùng chúng em.
✓ Trên chuyến đi, nên sắp xếp một số địa điểm nghỉ chân, vệ sinh cá nhân, do phải di
chuyển với khoảng cách xa, các cung đường đèo dốc dễ ảnh hưởng đến thể trạng sức
khỏe sinh viên.

6. Cảm tưởng của nhóm sinh viên:

Trước khoảng thời gian gấp rút cho chuyến thực tập môn Địa chất kiến trúc, nhóm sinh
viên chúng em đã và đang nỗ lực hết sức cho những công tác chuẩn bị cho những ngày học
hành xa ghế giảng đường. Vẫn còn nhớ như in chính là không khí chuẩn bị hành trang lên
đường rất là rộn ràng và sôi nổi; không khí vui tươi trong những buổi thực địa của chuyến đi
thực tập Địa chất cơ sở, những không khí đó lại chuẩn bị bùng cháy trong mỗi con người sinh
viên chúng em. Bên cạnh đó đôi phần chúng em cũng cảm thấy khá lo lắng vì đây là chuyến
thực tập đầu tiên có khoảng cách xa và dài ngày nhất mà chúng em từng tham gia, không biết
những kinh nghiệm có từ chuyến thực tập trước và những gì chúng em cố gắng chuẩn bị có
đủ để phục vụ cho mục đích chuyến đi hiệu quả nhất hay chưa? Ngay lúc đó, các thầy cô trong
khoa đã tổ chức một buổi sinh hoạt cho cả lớp để phổ biến, trao đổi, thảo luận cũng như dặn
dò cặn kẽ từng chi tiết của chuyến đi cho những sinh viên chúng em. Cùng với đó là sự giúp
đỡ chân thành của các anh chị khóa trước giúp chúng em có thêm nhiều điều bổ ích phục vụ
7
cho chuyến thực tập. Dưới sự chỉ bảo nhiệt tình và đầy tâm huyết của quý thầy cô và các anh
chị trong khoa, khâu đầu tiên cho quá trình chuẩn bị đã trở nên hoàn hảo, tất cả đã sẵn sàng
cho chuyến đi.

Mặc dù tại lớp đã được thầy Võ Việt Văn và thầy Lê Thanh Phong phổ biến các kiến thức
cho chuyến thực tập, nhưng đến lúc này trong nhưng con người trẻ chúng em vẫn sục sôi cảm
giác hoàn toàn thích thú, mong muốn khám phá kiểm nghiệm lại các kiến thức đã học. Tuy
hứng thú là vậy nhưng khi đặt chân xuống điểm lộ chúng em sẽ vẫn mắc phải những sai lầm
mới. Và chính thầy cô sẽ là những người dùng hết mọi kiến thức của mình để giảng giải, trình
bày một cách sinh động và dễ hiểu nhất đến từng sinh viên. Qua chuyến đi thực tập địa chất
cơ sở chúng em đã chiêm nghiệm được nhiều bài học mới cho bản thân và mong sẽ tiếp tục
vận dụng chúng hợp lý nhất. Thứ nhất đó chính là thái độ đối với công việc của mình, em vẫn
nhớ lời thầy Lê Thanh Phong từng dặn dò rằng: "Không được chủ quan đối việc mình đang
làm dù với bất kì công việc nào đi nữa hãy cố gắng làm đúng ngay từ ban đầu, không được tự
cho bản thân mình nghĩ rằng để ngày mai hoặc 2, 3 ngày sau là mình sẽ quen và làm được.
Điều đó sẽ khiến bản thân chúng ta thụt lùi chứ không tiến bộ được". Thứ hai , đó chính là
cách hoạt động nhóm sao cho hiệu quả và thích hợp với cả môi trường ngoài thực địa và văn
phòng; quan trọng không kém là mỗi sinh viên phải có trách nhiệm thực hiện tốt công việc
cùng với đó là đều phải để tâm đến sự hướng dẫn và giảng giải của thầy cô. Thứ ba “Hãy học
cách lắng nghe người khác nói dù là đúng hay sai”, nếu đúng thì đó là “ngọn đuốc quý báu”
dẫn đường cho bản thân, nếu là sai thì đó chính là “tấm bảng cảnh báo” những sai lầm mình
nên tránh khỏi.

Sắp tới trong xuyên suốt cả chuyến đi, chúng em mong muốn thực hành thuần thục hơn
cách sử dụng các thiết bị đo đạc Địa chất như địa bàn, bản đồ,… hiểu rõ và sinh đông hơn các
kiến thức đã được học. Và để thực hiện được những điều này trong khoảng thời gian ngắn và
chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan là không dễ. Mặc dù nơi chúng
em đi được coi là có thời tiết khá thoải mái nhưng chúng em cũng hiểu được phần nào đó sự
vất vả và cực khổ của các kĩ sư Địa chất hiện trường khi phải làm nhiều công việc dưới thời
tiết khắc nghiệt, trên những địa hình khó khăn hơn nơi chúng em đã thực địa gấp nhiều lần.
Chúng em thật sự ngưỡng mộ tinh thần cháy bỏng của những người kĩ sư ấy, song với đó

8
chính là khao khát được trở thành như những kỹ sư địa chất tài năng, sải những bước chân địa
chất đến những điểm lộ của tổ quốc.

Đến đây nhóm em thay mặt các bạn sinh viên khác gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy
cô sẽ đồng hành cùng với chúng em hết toàn bộ chuyến đi mặc cho tuổi tác hay điều kiện
ngoại cảnh không thuận lợi vẫn cố để giúp chúng em hiểu được hết toàn bộ đặc điểm các đối
tượng địa chất ở điểm lộ, cảm ơn thầy cô vì đã tin tưởng và truyền ngọn lửa Địa chất vào trong
mỗi con người chúng em, cảm ơn thầy cô - những người đã luôn tận tụy, cố gắng chịu nắng
chịu gió chỉ mong sao truyền tải được hết những câu chữ tâm huyết nhất đến với những sinh
viên năm nhất như chúng em.

Chúng em xin biết ơn và trân trọng những cố gắng của thầy cô và sẽ mang những kiến thức
đó truyền tải lại cho những khóa sinh viên sau đồng thời sử dụng một cách chính xác và hợp
lí nhất cho con đường mình đã chọn để không phụ lòng mong đợi của quý thầy cô.

9
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LỘ TRÌNH THỰC TẬP
1. Thời gian và khái quát lộ trình thực tập:

Chuyến đi thực tập bắt đầu vào ngày 6 tháng 1 năm 2020 tại cổng ký túc xá Đại học quốc
gia khu A và kết thúc vào ngày 10 tháng 1 năm 2020 tại cổng ký túc xá Đại học quốc gia khu
A.

Hành trình và vị trí các điểm lộ như sau:

1. VT-01: Hồ Long Ẩn (Khu du lịch Bửu Long, Huỳnh Văn Nghệ, Khu Phố 4, Tp. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai )
✓ Tọa độ: 10057’42”N; 106047’32”E. Cao độ 13m.
✓ Khảo sát mặt trượt nghịch với các gờ trượt, xác định hướng dịch chuyển; quan
sát và lấy mẫu cuội kết hỗn tạp hệ tầng Châu Thới (T2act) (thành phần, kích thước, hình
dạng,…). Quan sát sự phân bố hệ thống khe nứt, đo thế nằm và cơ chế hình thành;
quang cảnh hồ Long Ẩn.
2. VT-02: Thị trấn Định Quán (Tỉnh Đồng Nai).
✓ Tọa độ: 11011’26”N; 107020’54”E, Cao độ: 142m
✓ Khảo sát và lấy mẫu đá magma xâm nhập diorite pha 1 (δK1đq1) bị bắt tù
bởi đá Granodiorite pha 2 (γδK1đq2); quan sát tác dụng phong hóa, hóa tròn; sự
phân bố hệ thống khe nứt, các quan hệ địa chất và cơ chế hình thành.
3. VT-03: Bắc Định Quán (QL 20, Km 53, Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai).
✓ Tọa độ: 11015’08”N; 107024’26”E, Cao độ: 177m
✓ Khảo sát miệng núi lửa dạng phễu nghiêng, xác định kiểu phun trào, công
tác bảo tồn.
4. VT-04: Đèo Bảo Lộc (QL 20, Km 108).
✓ Tọa độ: 11028’13”N; 107043’54”E. Cao độ 876m
✓ Quan sát mỏ đá đèo Bảo Lộc, hệ thống khe nứt trên moong khai thác lộ
thiên đá phun trào (∝J3 - K1đbl); mạch nhiệt dịch (calcite, nhóm sulphur,…); hệ
thống khe nứt; địa tầng (so sánh với hệ tầng Long Bình).
5. VT-05: Tam Bố, Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng.

10
✓ Tọa độ: 11037’18”N; 108012’02”E. Cao độ 830m.
✓ Khảo sát và lấy mẫu sét bentonite hệ tầng Di Linh (N13 – N21dl), đá basalt
hệ tầng Xuân Lộc (βQ12xl) phủ trên sét bentonite. Quan sát địa tầng, sự phân bố,
tìm hiểu cơ chế thành tạo.
6. VT-06: Đèo Phú Hiệp – Mỏ đá Hùng Vương.
✓ Tọa độ: 11037’08”N; 108013’44”E. Cao độ 801m.
✓ Khảo sát và lấy mẫu đá magma phun trào Basalt tại mỏ đá Hùng Vương
(βQ12xl) màu xám sáng cấu tạo lỗ rỗng và màu xám đen có cấu tạo đặc sít; cấu
tạo hạnh nhân trên đá Basalt (βQ12xl); thể tù siêu Mafic trong đá Basalt (βQ12xl);
cấu tạo phân lớp xiên đơn trên trầm tích hệ tầng Sông Phan (J2sp); mạch nhiệt
dịch, sự phân bố và thế nằm.
7. VT-07: Đại Ninh.
✓ Tọa độ:11039’15”N; 108018’45”E. Cao độ 855m.
✓ Khảo sát và lấy mẫu sét bộ kết hệ tầng Sông Phan (J2sp), mạch thạch anh
xuyên cắt hệ tầng Sông Phan (J2sp); cuội đáy sông, hệ thống khe nứt, cơ chế
thành tạo, thế nằm.
8. VT-08: Thác Pongour.
✓ Tọa độ:11041’19”N; 108015’56”E. Cao độ 832m.
✓ Khảo sát và lấy mẫu cát bột kết hệ tầng Dak Rium (K2đr), đá magma
phun trào Basalt hệ tầng Xuân Lộc (βQ12xl); Diabase phức hệ Cù Mông
(MβEcm) quan hệ xuyên cắt các trầm tích màu nâu tím hệ tầng Dak Rium (K2đr)
có cấu tạo phân lớp ngang; hệ thống khe nứt, cơ chế thành tạo, thế nằm.
9. VT-09: Thác Prenn.
✓ Tọa độ:11052’38”N;108028’10”E, Cao độ: 1135m và Tọa độ:
11052’33”N; 108028’16”E, Cao độ: 1147m.
✓ Khảo sát và lấy mẫu đá magma phun trào Basalt hệ tầng Xuân Lộc
(βQ12xl); đá Basalt dạng cột ( mặt cắt đứng), đá Basalt có hình đa giác (mặt cắt
ngang) hệ tầng Xuân Lộc (βQ12xl), kiểu phun trào, hệ thống khe nứt, cơ chế
thành tạo, thế nằm.
10. VT-10: Mỏ đá Cam Ly.
11
✓ Tọa độ: Tọa độ: 11056’10”N; 108024’24”E, Cao độ: 1586m.
✓ Khảo sát và lấy mẫu đá magma xâm nhập Granite phức hệ Ankroet pha
1 (γK1ak1) và pha 2 (γK1ak2); Granite hạt lớn – vừa, pha 1 phức hệ Ankroet
(γK1ak1) bắt tù đá Diorite pha 1 phức hệ Định Quán (δK1đq1); mạch Diabase
(MβEak) xuyên cắt phức hệ Ankroet, hệ thống khe nứt, cơ chế thành tạo, thế
nằm.
11. VT-11: Suối Vàng.
✓ Tọa độ: 11059’29”N; 108022’14”E. Cao độ: 1425m.
✓ Khảo sát và lấy mẫu các mạch thạch anh xuyên cắt các trầm tích hệ tầng
Trà Mỹ (J2tm); đá Greisen; hệ thống khe nứt trên đá Granite hạt nhỏ pha 2, phức
hệ Ankroet (γK1ak2), sự phân bố, địa tầng, thế nằm.
12. VT-12: Mỏ Lạc Dương.
✓ Tọa độ: 12004’08”N; 108031’20”E. Cao độ 1551m.
✓ Khảo sát và lấy mẫu Andesitedacid, Rhyodacid cấu tạo khối, địa tầng và
phân bố.

12
2. Đặc điểm tự nhiên:
2.1. Lâm Đồng:

2.1.1.Vị trí địa lý:

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ
bắc và 107˚45’ kinh độ đông,có độ cao trung bình từ 800 - 1000 m so với mặt nước biển với
diện tích tự nhiên 9772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi
cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên
khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm
Đồng.

➢ Phía Đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận.


➢ Phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai.
➢ Phía Nam – Đông Nam gáp tỉnh Bình Thuận.
➢ Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc.

Hình 1. Bản đồ hành chính Tỉnh Lâm Đồng.


13
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế
mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn
nuôi gia súc.

2.1.2. Địa hình:

Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình
sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những
yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật.

Hình 2. Một góc nhìn toàn cảnh địa hình từ Cao Nguyên Lâm Viên.

Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam.
Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1300 m đến
hơn 2000 m như Bi Đúp (2287 m), Lang Bian (2167 m). Phía đông và tây có dạng địa hình
núi thấp (độ cao 500 – 1000 m). Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo
Lộc và bán bình nguyên.

14
2.1.3. Địa chất:

Tham gia vào cấu trúc địa chất tỉnh Lâm Đồng bao gồm các đá trầm tích, phun trào, xâm
nhập có tuổi từ Jura giữa đến Đệ Tứ. Các trầm tích, phun trào được phân ra 14 phân vị địa
tầng có tuổi và thành phần đá khác nhau. Các đá xâm nhập trong phạm vi tỉnh Lâm Đồng
thuộc 4 phức hệ: Định Quán, Đèo Cả, Cà Ná, Cù Mông.

Địa phận tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía đông nam đới Đà Lạt. Đới này là một khối vỏ lục địa
Tiền Cambri bị sụt lún trong Jura sớm – giữa và phần lớn diện tích đới bị hoạt hoá magma
kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Kainozoi.

2.1.4. Thổ nhưỡng:

Lâm Đồng có diện tích đất 977219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao gồm 8 nhóm
đất và 45 đơn vị đất:

 Nhóm đất phù sa (fluvisols).


 Nhóm đất glây (gleysols).
 Nhóm đất mới biến đổi (cambisols).
 Nhóm đất đen (luvisols).
 Nhóm đất đỏ bazan (ferralsols).
 Nhóm đất xám (acrisols).
 Nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols).
 Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols).

Đất có độ dốc dưới 25% chiếm trên 50%, đất dốc trên 25o chiếm gần 50%. Chất lượng đất
đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255400 ha đất có khả năng sản
xuất nông nghiệp, trong đó có 200000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh
thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu
tằm. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145000 ha, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc,
Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa khoảng 23800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương,
Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị
phẩm cấp cao. Đất có khả năng nông nghiệp còn lại tuy diện tích khá lớn nhưng nằm rải rác
xa các khu dân cư, khả năng khai thác thấp vì bị úng ngập hoặc bị khô hạn, tầng đất mỏng có

15
đá lộ đầu hoặc kết vón, độ màu mỡ thấp, hệ số sử dụng không cao... Trong diện tích đất lâm
nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, còn lại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40%).

2.1.5. Khí hậu:

Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên
theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau.Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng
giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 180C đến 250C, thời tiết ôn hòa và mát
mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm.Lượng mưa trung bình
1750 đến 3150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 đến 87%, số giờ nắng trung
bình cả năm 1890 đến 2500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các
loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong
vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng
đông dân.

2.1.6. Thủy văn:

Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng
lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng. Sông
suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6 km/km2 với độ dốc
đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam. Do đặc điểm
địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều
ghềnh thác ở thượng nguồn.

16
Sông Đa Dâng

Sông Đa Nhim

Sông La Ngà

Hình 3. Bản đồ có thể hiện hệ thống sông của Tỉnh Lâm Đồng.

Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Ba sông chính ở Lâm Đồng là:

 Sông Đa Dâng (Đạ Đờng).


 Sông La Ngà.
 Sông Đa Nhim.

Hệ thống cấp nước đã hoàn thiện tương đối tốt, hiện có: nhà máy cấp nước Đà Lạt, công
suất 35000 m3/ngày-đêm hệ thống cấp nước thị xã Bảo Lộc, công suất 10000 m3/ngày-đêm;
hệ thống cấp nước huyện Đức Trọng, công suất 2500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện
Di Linh, công suất 3500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Lâm Hà, công suất 6000
m3/ngày-đêm. Đồng thời với việc cấp nước, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt
đang được hoàn thiện.

2.1.7. Dân tộc, dân cư:

Dân số toàn tỉnh có đến 01/07/2012 là 1235 triệu người, trong đó dân số nông thôn 649412
người, chiếm 61,47%. Mật độ dân số 118 người/km2.

17
Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với 43 dân tộc khác nhau
cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến nguời K’Ho
chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru
1,5% ..., còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng xa, vùng sâu
trong tỉnh. Lễ hội, rượu cần và dệt thổ cẩm là nét đặc trưng cho văn hóa dân tộc thiểu số tại
Lâm Đồng.

Lâm Đồng là vùng đất mới có sức thu hút dân cư trong cả nước đến lập nghiệp, quần thể
dân cư ở đây chưa ổn định và liên tục biến động, hiện tượng di dân tự do trong những năm
qua từ các tỉnh khác nhau trong cả nước hội tụ về Lâm Đồng tuy có giảm nhưng vẫn còn lớn,
bình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 có khoảng 5000 người di cư tự do vào Lâm Đồng.

2.1.8. Tài nguyên thiên nhiên:

Lâm Đồng có 617815 ha rừng với độ che phủ 63% diện tích toàn Tỉnh, trong đó có 355357
ha rừng gỗ, 80446 rừng tre nứa, 27.326 rừng trồng … Do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt và đất
đai phù hợp nên các loài tre, nứa, lồ ô có tốc độ tái sinh rất nhanh sau khi khai thác. Rừng Lâm
Đồng mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật Việt Nam, rất đa dạng, có trên 400 loại gỗ
khác nhau, trong đó có một số loại gỗ quý như pơmu xanh, cẩm lai, gõ thông 2 lá, 3 lá … và
nhiều loại lâm sản khác.

Lâm Đồng là vùng đất có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn chưa được khai thác.
Theo thống kê toàn Tỉnh có 25 loại khoáng sản, trong đó Bauxite, Bentonite, Kaolin, Diatomite
và tham bùn có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp. Nổi bật nhất là quặng Bauxite với
trữ lượng hơn 1 tỷ tấn, chất lượng quặng khá tốt; 38 điểm quặng vàng (chủ yếu là vàng sa
khoáng), 7 điểm quặng saphia, 32 điểm mỏ thiếc sa khoáng với trữ lượng hàng chục ngàn tấn,
19 mỏ sét gạch ngói, … và các loại khoáng sản khác như caolanh (12 mỏ), Diatomite,
Bentonite, đá granite, than bùn. Ngoài ra Lâm Đồng còn có một số mỏ nước khoáng tại các
huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Cát Tiên và Đạ Huoai.

18
2.2. Đồng Nai:

2.2.1.Vị trí địa lý:

Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích tự nhiên là
5907,2 km² chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của
vùng Đông Nam Bộ. Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03 đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30”Đ
đến 107o35’00"Đ. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương. Đồng Nai có
vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm
kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông
Nam Bộ.

Hình 4. Bản đồ hành chính Tỉnh Đồng Nai.


19
2.2.2. Địa hình:

Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có
xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam. Có thể phân biệt các dạng địa hình chính như sau:

Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng chính:

Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5 m dọc theo các
sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài km. Địa hình
trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với độ
cao dao động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấp hơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng
lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ.

Dạng địa đồi lượn sóng:

Độ cao từ 20 đến 200 m. Bao gồm các đồi basalt, bề mặt địa hình rất phẳng, thoải, độ dốc
từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng địa hình khác bao trùm
hầu hết các khối basalt, phù sa cổ.

Dạng địa hình núi thấp:

Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi
từ 200m – 800 m. Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa
huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Định Quán, Xuân Lộc. Tất cả
các núi này đều có độ cao (20m – 300m), đá mẹ lộ thiên thành cụm với các đá chủ yếu là
granite, đá phiến sét.

20
Hình 5. Góc nhìn địa hình từ Đá Ba Chồng.

2.2.3. Địa chất:

Địa chất khu cực này nổi bật với cát kết chứa hóa thạch tuổi cacni ở Tài Lài và cát kết chứa
hóa thạch tuổi Toaci ở Trị An và Cây Gáo, basalt Đệ tứ cổ, phù sa cổ và phù sa trẻ.

2.2.4. Thổ nhưỡng:

Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu
hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam, chủ yếu là địa hình đồng bằng, địa hình đồi lượn sóng,
địa hình núi thấp, tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có độ dốc < 80, kết cấu đất có độ cứng
chịu nén tốt (trên 2kg/cm2), thuận lợi cho việc đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng công
trình chi phí thấp.

Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu, gồm 3 nhóm chính: Các loại đất hình thành
trên đá basalt: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ phì cao, chiếm 39,1%. Các loại đất này
thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài ngày như : caosu, cà phê, tiêu. Các loại đất
hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9%
21
diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Nam, Đông Nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất,
Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch). Các loại đất này thích hợp cho các loại cây ngắn ngày
như đậu, đỗ …, một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều. Các loại đất
hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát, phân bố chủ yếu ven sông Đồng Nai, sông
La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu,
rau quả.

2.2.5. Khí hậu:

Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu
ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ basalt), có hai mùa tương phản
nhau (mùa khô và mùa mưa). Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển
cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. Nhiệt độ bình
quân năm 2007 là: 27,4°C. Số giờ nắng trung bình trong năm 2007 là: 2183 giờ. Lượng mưa
tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn khoảng 2.516 mm phân bố theo
vùng và theo vụ. Độ ẩm trung bình năm 2007 là 81%. Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai
năm 2007 là: 109,57 m. Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2007: 113,52 m.

2.2.6. Thủy văn:

Nước mặt: Tỉnh Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km2, song phân phối không
đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía Bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng Tây Nam.
Tổng lượng nước dồi dào 16,82 x 109 m3/năm, trong đó mùa mưa chiếm 80%, mùa khô 20%.

Sông Đồng Nai: Sông Đồng Nai chảy vào tỉnh Đồng Nai ở bậc địa hình thứ 3 và là vùng
trung lưu của sông.

Sông La Ngà: Đoạn sông La Ngà chảy trong tỉnh Đồng Nai dài 55 km, khúc khuỷu, nhiều
ghềnh thác (ví dụ: thác Trời cao trên 5 m). Đoạn này sông La Ngà hẹp, có nhiều nhánh đổ
vào, điển hình là suối Gia Huynh và suối Tam Bung. Sông La Ngà đổ vào hồ Trị An một
lượng nước khoảng 4,5x109 m3/năm, chiếm 1/3 tổng lượng nước hồ, mô đun dòng chảy năm
351/s km2.

22
Hình 6. Sông La Ngà.

Sông Lá Buông: Bắt nguồn từ phía Tây cao nguyên Xuân Lộc, chảy theo hướng từ Đông
sang Tây. Sông có lượng nước dồi dào so với các sông nhỏ trong tỉnh với tổng lượng nước
trung bình 0,23 x 109 m3/năm, mô đun dòng chảy năm 27,61/s km2.

Sông Ray: Lưu vực sông chiếm gần 1/3 diện tích phía Nam của tỉnh. Tổng lượng nước sông
khá lớn 0,634 x 109 m3/năm trong đó mùa mưa chiếm 79%. Sông Ray nếu được sử dụng hợp
lý có thể giải quyết vấn đề khô cạn cho vùng Đông Nam của tỉnh.

Sông Xoài và sông Thị Vải: Đây là 2 sông thuộc vùng phía Tây Nam của tỉnh, bắt nguồn
từ cao nguyên Xuân Lộc và đổ thẳng ra biển.

Nước ngầm: Tổng trữ lượng nước dưới đất của tỉnh Đồng Nai là khoảng 5505226 m3/ngày:
Trữ lượng nước tĩnh của toàn tỉnh Đồng Nai là 793379 m3/ngày; Trữ lượng động khoảng
4714847 m3/ngày là toàn bộ dòng mặt vào mùa khô và là giới hạn dưới của trữ lượng nước
dưới đất. Tuy trữ lượng nước dưới đất tỉnh Đồng Nai phong phú, nhưng phân bố không đều,
các tháng mùa khô không có mưa, nhu cầu khai thác lại lớn, vì vậy khai thác nước dưới đất
phải theo qui hoạch khai thác hợp lý.

2.2.7. Dân cư, dân tộc:

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đồng Nai đạt gần 2665100 người, mật độ dân số đạt
451 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 897600 người, dân số sống tại nông
23
thôn đạt 1767500 người. Dân số nam đạt 1311200 người, trong khi đó nữ đạt 1353900 người.
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 12,0‰.

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009,
toàn tỉnh Đồng Nai có đủ 54 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó
người Kinh có 2311315 người, người Hoa có 95162 người, người Nùng có 19076 người,
người Tày có 15906 người, người Khmer có 7059 người, còn lại là những dân tộc khác
như Mường, Dao, Chăm, Thái... Ít nhất là người Si La và Ơ Đu.

2.2.8. Tài nguyên thiên nhiên:

Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong
phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Năm 1976, tỷ lệ che phủ của rừng
còn 47,8% diện tích tự nhiên, năm 1981 còn 21,5%. Đến 30 tháng 6 năm 2004, độ che phủ
rừng là 26,05% tổng diện tích tự nhiên, có khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia Nam Cát
Tiên, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Với việc triển khai thực hiện chương trình trồng
rừng và quy hoạch này, có thể dự báo tỷ lệ che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) sẽ
tăng lên đạt 45 - 50% trong thời kỳ đến năm 2010. Diện tích các loại rừng: Rừng đặc dụng
82795,5 ha; rừng phòng hộ 44144,2 ha; rừng sản xuất 26646,3 ha; trong đó rừng tự nhiên lần
lượt là 80520,4 ha; 21366,8 ha; 8406,4ha.

Kim loại:

Vàng: Đến nay đã phát hiện 17 mỏ, điểm quặng và khoáng hoá. Tập trung chủ yếu
ở phía bắc Tỉnh. Có 2 mỏ nhỏ ở Hiếu Liêm và Vĩnh An rất có triển vọng.
Thiếc: Chỉ gặp dưới dạng vành phân tán khoáng vật. Các vành này có diện rộng
nhưng hàm lượng thấp không có ý nghĩa tìm kiếm. Tập trung ở núi Chứa Chan, Suối
Rét, Suối Sao, và sông Gia Ray.
Chì, kẽm đa kim: Được phát hiện ở núi Chứa Chan.

Phi kim loại như: Kao lin, sét màu, đá vôi, đá xây dựng và ốp lát, cát xây dựng, cát san lấp,
Keramzit, Laterit.

Đá quý và bán quý: Quy mô nhỏ, không có triển vọng khai thác công nghiệp.

24
3. Đặc điểm kinh tế và xã hội:

3.1. Lâm Đồng:

3.1.1. Nông nghiệp:

Các vùng chuyên canh rau, hoa, chè lớn nhất cả nước.

Đến năm 2015, vùng chuyên canh chè với diện tích 23580 ha trong đó có 2915 ha chè chất
lượng cao như Ô long, Kim xuyên, Tứ quý cho sản lượng thu hoạch chè búp tươi đạt 237000
tấn/năm.Vùng chuyên canh cà phê, diện tích 152650 ha, sản lượng cà phê thu hoạch 410315
tấn. Thị trường xuất khẩu là các nước Nhật bản, Singapore, Đài loan, Úc, Thái lan, Bỉ, Hà
Lan, EU, Mỹ, Trung Quốc. Lâm Đồng còn có một số cây trồng khác như điều, dâu tằm, cây
ca cao, tiêu, cây ăn quả góp phần làm gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Hình 7. Chất lượng và số lượng đều đạt trên cây cà phê ở Lâm Đồng.

Lâm Đồng còn có điều kiện nuôi cá nước lạnh như cá tầm, cá hồi với quy mô 50 ha mặt
nước sản lượng 874 tấn/năm.

25
Hình 8. Mô hình nuôi cá tầm có giá trị kinh tế cao tại Lâm Đồng.

Với diện tích trên 597690 ha rừng, Lâm Đồng có 2 vườn quốc gia, vườn quốc gia Bidoup
Núi bà rộng 700,38 km2. Vườn quốc gia Cát tiên rộng 272,73 km2. Tháng 7/2015 UNESCO
đã công nhận khu dự trữ sinh quyển Lang Biang là khu dự trữ sinh quyển thế giới với diện
tích 275439 ha.

Hình 9. Một Góc nhìn của Vườn Quốc Gia Cát Tiên.
26
3.1.2. Công nghiệp:

Ngành Công nghiệp Lâm Đồng phát triển bởi, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản,
phân bón và sản xuất phân phối điện, khí đốt. Để phát triển công nghiệp hiện đại tỉnh Lâm
đồng tập trung kêu gọi đầu tư vào 3 khu công nghiệp gồm: khu công nghiệp Lộc Sơn 183 ha,
khu công nghiệp Phú hội 109 ha, khu Công nghiệp Nông nghiệp Tân Phú 323 ha và 6 cụm
công nghiệp với quy mô 238 ha.

3.1.3. Du lịch - dịch vụ:

Lâm Đồng có thành phố Đà lạt là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng của cả nước và khu vực,
với điều kiện khí hậu thuận lợi và hệ thống các dinh thự cổ, đặc biệt trường Cao đẳng sư phạm
đã được tạp chí kiến trúc bình chọn nằm trong top 1000 kiến trúc độc đáo nhất của thế giới
trong thế kỷ XX. Với 3 sân gold, 7 thác là danh thắng cấp quốc gia, 7 hồ lớn có sinh cảnh
đẹp. Đến cuối năm 2015 hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch gồm 936 cơ sở lưu trú với
trên 15183 phòng, trong đó có 307 khách sạn từ 1-5 sao với 8539 phòng bao gồm 27 khách
sạn từ 3 - 5 sao với 2644 phòng.

Toàn tỉnh có 33 khu điểm du lịch, 60 điểm tham quan miễn phí, 42 đơn vị kinh doanh lữ
hành trong đó có 12 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. Khu du lịch chuyên đề Hồ Tuyền Lâm
trên 3000 ha.Với cơ sở vật chất tiếp tục phát triển, cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc độc đáo
được bảo tồn; ngành du lịch - dịch vụ Lâm Đồng có đủ điều kiện phát triển các loại hình: du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí, văn hóa thể thao, nghiên cứu khoa học,
du lịch giáo dục, du lịch canh nông, du lịch hoa …

27
Hình 10. Khu du lịch Thác Cam Ly.

3.1.4. Cở sở hạ tầng:

Với tổng chiều dài trên 1700 km, hiện nay hệ thống giao thông đường bộ của huyện đã đến
được hầu hết các xã và cụm dân cư. Các tuyến QL 20, 27, 28, 55 nối liền Lâm Đồng với vùng
Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải
Nam Trung Bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối kinh tế - xã hội bền chặt với các vùng, các tỉnh
trong khu vực. Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính - viễn thông hiện đại, đáp ứng tốt yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các nhà đầu tư. Đến hết năm 2005, hệ thống
điện thoại đã đến 145/145 xã, phường, thị trấn, tỷ lệ máy điện thoại trên 100 dân đạt 16,9 máy.

Cảng hàng không Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km đang được
nâng cấp thành sân bay quốc tế với đường băng dài 3250 m có thể tiếp nhận các loại máy bay
tầm trung như A.320, A.321 hoặc tương đương. Đoạn đường từ sân bay Liên Khương đến Đà
Lạt đã được nâng cấp, xây dựng thành đường cao tốc 4 làn xe. Con đường nối giữa 2 thành
phố Đà Lạt và Nha trang có chiều dài 140 km đã được đầu tư sẽ rút ngắn khoảng cách và thời
gian giữa 2 trung tâm du lịch lớn. Tuyến đường cao tốc Đà Lạt - Dầu Giây đang tiếp tục đầu
tư, đường Trường Sơn Đông đang được xây dựng.

28
3.1.5. Văn hóa- xã hội:

Đà lạt được Chính phủ công nhận thành phố Festival hoa và được tổ chức hai năm một lần,
ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các lễ hội như lễ hội chè và lễ hội văn hóa các dân tộc.

Lâm Đồng có 2 trường đại học, 6 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp chuyên nghiệp và
trên 50 cơ sở đào tạo nghề, 3 viện nghiên cứu hóa học: viện nghiên cứu sinh học, viện Pasteur
và viện nghiên cứu hạt nhân.

3.2. Đồng Nai:

3.2.1. Nông – lâm – ngư nghiệp:

Đất canh tác nông nghiệp phần lớn là đất đỏ bazal thích hợp để phát triển các loại cây công
nghiệp và cây ăn quả. Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm là 185440 ha
trong đó đất trồng lúa 70700 ha, bắp 52800 ha, khoai mỳ 17800 ha; đất trồng cây lâu năm là
162390 ha trong đó các cây trồng chủ yếu như cao su 39250 ha, cà phê 17710 ha, điều 51050
ha, tiêu 7200 ha… Bưởi Tân Triều của Đồng Nai là đặc sản nổi tiếng đã đăng ký thương hiệu.

Đồng Nai đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất thức ăn gia súc, có
nhiều trang trại chăn nuôi qui mô công nghiệp, là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công
nghiệp chế biến. Năm 2010, Đồng Nai có đàn gia súc trên 164000 con, đàn lợn khoảng 1,22
triệu con, đàn gia cầm khoảng 8,7 triệu con.Đất nuôi trồng thủy sản, diện tích khoảng 33330
ha, chủ yếu là vùng hồ Trị An và vùng bán ngập thuộc hạ lưu sông Đồng Nai.

Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong
phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Tổng diện tích đất rừng hiện có 155830
ha với độ che phủ rừng khoảng 29,8%.

3.2.2. Công nghiệp:

Đồng Nai là tỉnh phát triển khu công nghiệp đầu tiên và hiện là một trong các địa phương
dẫn đầu phát triển công nghiệp tại Việt Nam.

Đồng Nai đã được Thủ Tướng Chính Phủ cho phép qui hoạch phát triển 34 KCN diện tích
khoảng 11380 ha, trong đó đến năm 2010 đã có 30 khu công nghiệp được cấp phép thành lập
diện tích 9573 ha, cơ sở hạ tầng các KCN đang được xây dựng đồng bộ, trên 60% diện tích

29
đất đã có nhà máy và đang sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư mới. Ngoài ta Chính Phủ đã chấp
thuận chủ trương cho Đồng Nai thành lập khu công nghiệp công nghệ cao tại huyện Long
Thành (500 ha), khu liên hợp công nông nghiệp tại huyện Xuân Lộc và huyện Thống Nhất
(2186 ha), khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học tại huyện Cẩm Mỹ (209 ha)...
mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư vào Đồng Nai.

Bên cạnh các khu công nghiệp, đến năm 2010 Đồng Nai đã qui hoạch phát triển 45 cụm
công nghiệp và làng nghề với diện tích khoảng 2080 ha nhằm tạo thuận lợi cho việc đầu tư
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3.2.3. Du lịch - dịch vụ:

Đồng Nai đang phát triển nhanh các dự án nhà ở, khách sạn, bệnh viện, trường học, các
dịch vụ tài chính ngân hàng, các dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng ... đáp ứng nhu cầu đa
dạng của các nhà đầu tư.

Hình 11. Khu du lịch Bửu Long – “Vịnh Hạ Long giữa lòng Đồng Nai”.

Đồng Nai là vùng đất có nền văn minh cổ xưa với nhiều di tích văn hóa lịch sử giá trị, và
điều kiện tự nhiên thuận lợi nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch vườn, du lịch lễ hội văn
hóa... Một số vùng có tiềm năng phát triển du lịch tại Đồng Nai như Vườn quốc gia Cát Tiên,
Sông Đồng Nai, khu văn hóa lịch sử chiến khu D, khu du lịch Bửu Long, Cù Lao Phố, làng
30
bưởi Tân Triều, Thác Mai - Hồ nước nóng ,các di chỉ khảo cổ: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình
Đa, và nhiều khu, điểm du lịch theo qui hoạch tại thành phố Biên Hòa, các huyện Nhơn Trạch,
Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán…

3.2.4. Cở sở hạ tầng:

Tỉnh Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc
gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất, gần cụm cảng Sài Gòn, cụm Cảng Thị Vải - Vũng Tàu …, thuận lợi
trong giao thương trong nước và quốc tế.Hiện tại Chính phủ đã khởi công xây dựng các dự án
giao thông liên kết vùng: Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; Nâng cấp Quốc
Lộ 51 Biên Hòa - Vũng Tàu; và đang có kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng các công trình
hạ tầng quan trọng:

Sân bay quốc tế Long Thành 100 triệu khách/năm và 5 triệu tấn hàng /năm.
Cảng nước sâu Phước An, trọng tải tàu 60000 DWT. Cụm cảng biển nhóm V huyện
Nhơn Trạch trọng tải tàu 30000 DWT.
Tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu.
Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
Dự án cầu đường từ Quận 9 TP.HCM sang Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Các tuyến đường Vành đai 3, 4 nối các địa phương vùng kinh tế trọng điểm.

3.2.5. Văn hóa- xã hội:

Công tác văn hóa: Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2000 – 2015.

Giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ: Triển khai thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg
ngày 21/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Truyền thông về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề; Tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm
2016 đảm bảo an toàn, đúng quy chế; tạo điều kiện thuận lợi để học sinh dự thi và đạt kết quả
tốt.

31
Công tác giải quyết việc làm, hỗ trợ giảm nghèo: Các chính sách an sinh xã hội tiếp tục
được quan tâm thực hiện, 9 tháng đầu năm giải quyết cho 72351 lao động, đạt 85% kế hoạch
năm; Tuyển mới đào tạo nghề cho 52570 người, đạt 78% kế hoạch năm; hỗ trợ cho 7700 lượt
hộ nghèo vay vốn, đạt 85,5% kế hoạch năm; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn tỉnh đạt khoảng
74,2%; dự kiến cả năm tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 76% (mục tiêu nghị quyết là 75%).

4. Lịch sử nghiên cứu địa chất:

4.1. Lâm Đồng:

Từ sau năm 1975 đến nay, cùng với các lĩnh vực cơ bản khác, việc điều tra địa chất - khoáng
sản tỉnh Lâm Đồng đã được đầu tư và phát triển đáng kể từ hai phía: Trung ương và địa
phương. Đến nay, trên diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng, Nhà nước đã hoàn thành cơ bản nhiệm
vụ điều tra địa chất - khoáng sản (ĐCKS) và các nghiên cứu kết hợp tỷ lệ nhỏ (sơ lược)
1:500.000 và 1:200.000. - Từ năm 1990 đến nay, nhiệm vụ điều tra ĐCKS phạm vi tỉnh Lâm
Đồng cũng như miền Nam Việt Nam đã chuyển tiếp sang giai đoạn hai giai đoạn điều tra tỷ
lệ trung bình (1:50.000) chuẩn quốc gia. Riêng ở Lâm Đồng đã đo vẽ bản đồ địa chất - điều
tra khoáng sản (1:50.000) xong được khoảng 4.000 km2 (xấp xỉ 1/2 diện tích), bao gồm phạm
vi Đà Lạt và phụ cận, phạm vi huyện Đức Trọng - Lâm Hà giáp DakLak, một phần của huyện
Di Linh. Phạm vi thuộc huyện Bảo Lộc, bắc Di Linh tuy chưa đo vẽ bản đồ địa chất chuẩn
quốc gia nhưng công việc điều tra ĐCKS trong giai đoạn một đã được tiến hành khá chi tiết
trong công trình tìm kiếm chi tiết và thăm dò các khu mỏ bauxit, than nâu, sét bentonite, sét
diatomit.
4.2. Đồng Nai:
Từ đầu thập niên của thế kỷ 20, địa chất tỉnh Đồng Nai đã được biết đến qua khảo sát phát
hiện trầm tích Jura tướng biển ở Trị An, Cây Gáo của M.Lantenoi. Năm 1929, F.Blodel đã
chú trọng nghiên cứu basalt và quá trình phong hóa của chúng. Năm 1937, E.Saurin đã phân
chia cát kết chứa hóa thạch tuổi Cacni ở Tà Lài và cát kết chứa hóa thạch tuổi Toaci ở Trị An
và Cây Gáo, basalt Đệ tứ cổ, phù sa cổ và phù sa trẻ... Tiếp sau còn có các công trình nghiên
cứu mang tính chuyên khảo về cổ sinh của H.Mansuy (vào năm 1941); Tạ Trần Tấn (1968-
1974)... Những công trình nghiên cứu này đã đặt nền tảng, mở đầu cho các phát hiện, nghiên
cứu về địa chất và khoáng sản của tỉnh trong các giai đoạn sau.
32
Sau ngày giải phóng miền Nam, cùng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của tỉnh, địa chất và khoáng sản tỉnh Đồng Nai đã
được nghiên cứu một cách có hệ thống trên tất cả các lĩnh vực như địa tầng, magma, kiến tạo,
địa mạo, vỏ phong hóa, địa chất thủy văn và khoáng sản. Công trình địa chất mang tính tổng
hợp đầu tiên là bản đồ địa chất miền Nam tỷ lệ 1/500.000 do Nguyễn Xuân Bao cùng các nhà
địa chất Việt Nam hoàn thành năm 1980. Chi tiết hơn còn có các công trình đo vẽ địa chất và
tìm kiếm khoáng sản ở tỷ lệ 1/200.000, tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000; các nghiên cứu địa tầng
của Bùi Phú Mỹ (năm 1979, 1986, 1997), nghiên cứu các thành tạo magma của Huỳnh Trung
(năm 1979, 1980, 1995, 1997),... Hàng loạt các mỏ, các điểm quặng, nước ngầm cũng được
tiến hành điều tra tìm kiếm, thăm dò đánh giá trữ lượng ở các cấp khác nhau. Tất cả các công
trình như vậy đã đem lại hiểu biết ngày càng đầy đủ và phong phú hơn về tình hình địa chất
khoáng sản tỉnh Đồng Nai.

33
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC:
1. Địa tầng:

1.1. Hệ tầng Châu Thới (T2ct):

❖ Tọa độ: 10057’42”N; 106047’32”E.


❖ Cao độ: 13m.
❖ Điểm lộ: Khu du lịch Bửu Long.
❖ Đối tượng địa chất quan sát được:
➢ Cuội kết hỗn tạp:
✓ Tuổi Triat trung (235M – 240M)
✓ Nguồn gốc vật liệu do nhiều nguồn khác nhau đưa tới (do nguồn nước mang tới
hoặc do chính vật liệu vỡ vụn của đá có trước tại chỗ,…).
✓ Thành phần: Đa khoáng, phức tạp (đá phiến kết tinh, đá hóa, gneiss, granitoid,…),
các thành phần pham gia cấu thành tầng cuội kết cơ sở tại diện lộ khó mà xác định
được chính xác ngay, kích thước đa dạng (vài cm cho đến khoảng từ 10cm – 20cm),
độ mài tròn và chọn lọc rất khác nhau.
✓ Đây là dấu hiệu của tầng cuội kết cơ sở, điểm mở đầu của 1 chu kì trầm tích mới
⟹ Dấu hiệu rõ ràng cho thấy có mặt bề mặt không chỉnh hợp.
✓ Cơ chế hình thành: Bề mặt đá cổ bên dưới chịu ảnh hưởng của lực kiến tạo, khiến
bề mặt bị nâng nên, cùng lúc đó quá trình bào mòn diễn ra mạnh, tiếp đó bề mặt bị
hạ xuống tạo địa hình trũng, thuận lợi cho lắng đọng các vật liệu đã bị bào mòn và
phá vỡ tại chỗ cũng như từ nơi khác đưa đến. (Hình 12a, 12b)

34
a b

Hình 12a, 12b. Cuội kết hỗn tạp (T2ct) và hình ảnh kích thước vật liệu và độ đa dạng thành
phần tạo nên cuội kết cơ sở.

1.2. Hệ tầng Sông Phan (J2sp):

❖ Tọa độ: 11037’08”N; 108013’44”E.


❖ Cao độ: 801m.
❖ Điểm lộ: Mỏ đá Hùng Vương – Đèo Phú Hiệp:
➢ Đối tượng địa chất quan sát được: Trầm tích sét bột kết hệ tầng Sông Phan.
➢ Tuổi Jura trung (159M-180M).
➢ Phân lớp nghiêng đơn ⟹ Có dấu hiệu của quá trình kiến tạo tác động đến lớp trầm
tích.
➢ Phía trên bề mặt lớp trầm tích nằm nghiêng có lớp phủ là đá magma phun trào Basalt
(βQ12xl). Thông số góc nghiêng: 330∠44. (Hình 13)

35
440

3300N

Hình 13. Phân lớp nằm nghiêng của lớp trầm tích sét bột kết hệ tầng Sông Phan, lớp basalt
thủ trên mặt đã bị bào mòn.

➢ Kích thước hạt trầm tích: sét bột (từ nhỏ hơn 0.01mm đến 0.1mm).

Hình 14. Phân lớp song song và độ hạt của trầm tích sét bột kết hệ tầng Sông Phan tại mỏ
đá Hùng Vương.

❖ Tọa độ:11039’15”N; 108018’45”E. Cao độ 855m.


❖ Cao độ: 855m
❖ Điểm lộ: Đai Ninh.
❖ Đối tượng địa chất quan sát được: Trầm tích sét bột kết hệ tầng Sông Phan. Có phân lớp
song song.
➢ Tuổi Jura trung (159M-180M).
36
➢ Kích thước hạt trầm tích: sét bột (từ nhỏ hơn 0.01mm đến 0.1mm).

Hình 15. Phân lớp song song và độ hạt của trầm tích sét bột kết hệ tầng Sông Phan tại Đại
Ninh.

➢ Có mạch thạch anh xuyên cắt qua lớp trầm tích sét bột kết hệ tầng Sông Phan (J2sp).
Mạch thạch anh màu sẫm do chứa nhiều tạp chất, các khoáng vật kim loại màu. (Hình
16)

Hình 16. Mạch thạch anh xuyên cắt trầm tích sét bột kết hệ tầng Sông Phan tại Đại Ninh.

1.3. Hệ tầng Trà Mỹ (J2tm):

❖ Tọa độ: 11059’29”N; 108022’14”E.

37
❖ Cao độ: 1425m.
❖ Điểm lộ: Suối Vàng.
❖ Đối tượng địa chất quan sát được: Trầm tích sét bột kết hệ tầng Trà Mỹ.
➢ Tuổi Jura trung (159M-180M).
➢ Phân lớp nghiêng ⟹ Có dấu hiệu của quá trình kiến tạo tác động đến lớp trầm tích.
(Hình 17a, 17b)

a b

Hình 17a, 17b. Độ hạt và thế nằm nghiêng của các lớp trầm tích.

➢ Tại diện lộ có các mạch thạch anh xuyên cắt, kích thước mạch chiều rộng từ vài chục
cm đến khoảng 1m – 1.5m, chiều dài lên đến vài m. (Hình 18a, 18b)

Thạch anh

Thạch anh
Trầm tích

a b

Hình 18a,18b. Mạch thạch anh xuyên cắt đá trầm tích hệ tầng Trà Mỹ.
38
1.4. Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (K1đbl):

❖ Tọa độ: 11028’13”N; 107043’54”E.


❖ Cao độ: 876m.
❖ Điểm lộ: Mỏ đá Đèo Bảo Lộc.
❖ Đối tượng địa chất: Đá magma phun trào trunng tính Andesite (∝K1đbl).
➢ Tuổi Kreta sớm. (107M – 135M)
➢ Cấu tạo khối, kiến trúc porphyr, có nhiều ban tinh plagioclase (kích thước từ vài mm
đến vài cm). (Hình 19)

Ban tinh Plagioclase

Hình 19. Mẫu đá Andesite tại mỏ đá Đèo Bảo Lộc có cấu tạo khối, nhiều ban tinh
plagioclase.

➢ Đá có màu xám xanh, màu của hệ tầng Đèo Bảo Lộc sẫm hơn so với hệ tầng Long
Bình.(từng có dịp quan sát tại Hồ Đá Đại Học Quốc Gia)
➢ Các khối đá có hệ thống khe nứt, trong các khe nứt là các mạch nhiệt dịch (calcite,
thạnh anh, nhóm khoáng vật sulphur,…). (Hình 20, 21a, 21b)

39
Hình 20. Mẫu đá Andesite tại mỏ đá Đèo Bảo Lộc có mặt khoáng vật nhóm Sulphur (Pyrite).

Mạch thạch anh


a b

Mạch calcite

Hình 21a, 21b. Mạch thạch anh và calcite lên theo các khe nứt của đá Andesite.

1.5. Hệ tầng Đakrium (K2đr):

❖ Tọa độ: 11041’19”N; 108015’56”E.


❖ Cao độ: 832m.
❖ Điểm lộ: Thác Pongour.
❖ Đối tượng địa chất: Trầm tích cát bột kết hệ tầng Đakrium.
➢ Tuổi Kreta muộn (65M – 95M).
➢ Kích thước hạt trầm tích: cát bột (từ nhỏ hơn 0.01mm đến 1mm).

40
➢ Màu nâu tím (do có nhiều khoáng vật màu chủ yếu là sắt) ⟹ Trầm tích lục địa. (Hình
22)
➢ Các phân lớp trầm tích nằm ngang chứng tỏ tại đây chưa chịu tác động kiến tạo phá
hủy. (Hình 22)

Phương nằm ngang của


các lớp trầm tích

Hình 22. Các lớp trầm tích nằm ngang và có màu tím đặc trưng.

➢ Có 2 hệ thống khe nứt gần như vuông góc với nhau. Hệ thống thực vật phát triển trên
các khe nứt (phong hóa sinh học). (Hình 23a, 23b, 24)

a b

Các hệ thống khe nứt điển hình

Hình 23a, 23b. 3 hệ thống khe nứt gần như vuông góc với nhau.

41
Hình 24. Hệ thống thực vật phất triển tại các khe nứt.

1.6. Hệ tầng Đơn Dương (K2đd):

❖ Tọa độ: 12004’08”N; 108031’20”E.


❖ Cao độ: 1551m.
❖ Điểm lộ: Mỏ đá Lạc Dương.
❖ Đối tượng địa chất: Đá magma phun trào có thành phần từ trung tính đến axit (Andesite
Dacid, Rhyodacid).
➢ Tuổi Kreta muộn (65M – 95M).
➢ Vách lộ cao khoảng 30m, kéo dài khoảng 60m.
➢ Đá có cấu tạo khối, đặc sít và rắn chắc. Tại điểm lộ đa số là Andesite Dacid có màu
xám xanh nhiều ban tinh plagioclase, feldspar Kali. Các khối kết tình có kích thước lớn
(từ vài m đến hàng chục, hàng trăm m), ít khe nứt hơn các khối Andesite ở mỏ đá Đèo
Bảo Lộc. (Hình 24, 25)

42
Hình 25. Các khối magma kết tinh kích thước lớn tại diện lộ, trên khối ít có sự hình thành và
phân bố khe nứt.

➢ Đá tại điểm lộ có chung nguồn gốc lò magma với phức hệ Ankroet.


➢ Có sự tập trung khoáng vật màu (sẫm màu) trong quá trình kết tinh ở các khối Dacid.
➢ Có các dải, vi mạch Diorite tiêm nhập và xuyên cắt trong các khối Dacid. (Hình 26,
27)

Nhiều ban tinh Plagioclase


Vi mạch Diorite

Hình 26. Vi mạch Diorite và hình ảnh ban tinh plagioclase.

43
Hình 27. Các dải Diorite hình thành trong Andesite Dacid.

➢ Do đá rắn chắc nên quá trình phong hóa tạo lớp phủ trên mặt diễn ra chậm (lớp phủ chỉ
dày khoảng 3m đến 4m trong khoảng thời gian từ 65M – 95M đến nay).

1.7. Hệ tầng Di Linh (N13 – N21dl):

❖ Tọa độ: 11037’18”N; 108012’02”E.


❖ Cao độ: 830m.
❖ Điểm lộ: Nhà máy Bentonite LBM – Tam Bố. (Hình 28)

Hình 28. Nhà mày Bentonite LBM.


44
❖ Đối tượng địa chất: Sét bentonite hệ tầng hệ tầng Di Linh (N13 – N21dl).
➢ Tuổi Neogen (5.3M – 11M)
➢ Nguồn gốc:
✓ Đá magma basalt.
✓ Thành tạo magma axit giàu kiềm (Phức hệ xâm nhập Vân Canh, phun trào hệ tầng
Đơn Dương,…).
✓ Tro, bụi, tuff núi lửa.
➢ Quá trình thành tạo:
✓ Do quá trình thủy phân khoáng vật feldspar và các khoáng vật tạo đá khác ⟹ Tạo
ra khoáng vật sét montmorillonite.
✓ Do quá trình biến đổi tương tự biến chất, ảnh hưởng của dòng nhiệt dịch khoảng
vài trăm oC ⟹ Tác động đến tuff, tro, bụi núi lửa.
✓ Do quá trình ngưng tụ thể keo trôi nổi trong môi trường nước (dạng huyền phù ) có
nguồn gốc là các khoáng vật sét bị phong hóa có trước.
➢ Đặc tính: Có hàm lượng khoáng vật montmorillonite; khi ngấm nước khối lượng có thể
tăng lên đến 10 lần, thể tích có thể tăng lên đến 15 lần, cao hơn các loại sét khác, độ
nhớt cao.

Hình 29. Sét Bentonite được khai thác lên, tập trung trước cửa nhà máy để phơi khô.

45
➢ Phân bố: Thanh Hóa, Tuy Phong – Bình Định (Bentonite Kali – Nghèo khoáng vật
montmorillonite), Tam Bố (Bentonite Natri – Giàu khoáng vật montmorillonite – hiếm,
có giá trị cao).

Hình 30. Sét Bentonite đã khô chờ được nghiền mịn.

➢ Hiện tại mỏ bentonite Tam Bố đang khai thác lớp bentonite thứ 3 (thứ tự phân bố các
lớp: Lớp phủ basalt ⟹ Lớp sét ⟹ Lớp bentonite mỏng vài chục cm đến khoảng 1m
⟹ Lớp sét ⟹ Lớp bentonite dày tối đa có thể dày đến 20m – 25m).

Hình 31. Sét Bentonite được thành phẩm và đóng gói.

1.8. Hệ tầng Xuân Lộc (Q12xl và Q21xl):

1.8.1. Q12xl:

❖ Mỏ đá Hùng Vương – Đèo Phú Hiệp: (Tọa độ: 11037’08”N; 108013’44”E. Cao độ:801m)
➢ Đá magma phun trào Basalt hệ tầng Xuân Lộc (βQ12xl).

46
➢ Cấu tạo lỗ rỗng, màu xám sáng. (Hình 32)

Hình 32. Basalt lỗ rỗng hệ tầng Xuân Lộc (βQ12xl) tại mỏ đá Hùng Vương.

➢ Cấu tạo đặc sít, màu xám đen. (Hình 31)

Hình 33. Basalt đặc sít hệ tầng Xuân Lộc (βQ12xl) tại mỏ đá Hùng Vương.

➢ Đá basalt lỗ rỗng có cấu tạo hạnh nhân (hạnh nhân gồm: olivine, feldspar,….).
➢ Thể tù siêu mafic trong đá basalt (nguồn gốc do dung thể magma basalt lấp vào các lỗ
rỗng hạnh nhân của đá basalt ).
➢ Lớp phủ basalt hình thành sau và nằm trên lớp trầm tích sét bột kết hệ tầng Sông Phan
(J2sp). (Hình 15)
❖ Thác Pongour (Tọa độ: 11041’19”N; 108015’56”E, Cao độ: 832m).
➢ Đá magma phun trào Basalt hệ tầng Xuân Lộc (βQ12xl).
➢ Cấu tạo lỗ rỗng, màu xám sáng.

47
Hình 34. Đá trầm tích cát bột kết hệ tầng Sông Phan tuổi J2 bị phong hóa tạo các lỗ trên bề
mặt, dễ nhầm lẫn với đá Basalt lỗ rỗng hệ tầng Xuân Lộc (βQ12xl).

➢ Một số mẫu đá Basalt có chứa khoáng vật opal.

Opal

Hình 35. Một mẫu đá Basalt hệ tầng Xuân Lộc (βQ12xl) tại chân thác Pongour có chứa
khoáng vật opal.

❖ Thác Prenn (Tọa độ: 11052’38”N; 108028’10”E, Cao độ: 1135m và Tọa độ: 11052’33”N;
108028’16”E, Cao độ: 1147m)
➢ Đá magma phun trào Basalt hệ tầng Xuân Lộc (βQ12xl), dạng cột hình đa giác ( hình
ngũ giác là chủ yếu). Nguồn gốc hình thành do nguội lạnh, kết tinh làm co rút thể tích

48
hình thành các khe nứt nguyên sinh. Các cột đá cao từ 2m – 4 hoặc 5m, rộng khoảng
30 – 40cm. (Hình 36)

Hình 36. Các cột đá Basalt hệ tầng Xuân Lộc (βQ12xl), dạng cột hình đa giác tại diện lộ.

➢ Cấu tạo khối, màu xám đen.


➢ Trong các khe nứt có các khoáng vật tạo đá như: pyroxen, olivine, feldspar,… có khi
có cả Saphir. (Hình 37)

Hình 37. Khoáng vật Pyroxen kết tinh trong khối đá Basalt.
49
➢ Phía dưới thác khối đá magma phun trào basalt hình thành trên lớp trầm tích có trước,
lớp trầm tích bở rời bị rửa trôi do tác dụng của dòng nước làm xói đi phần chân của
khối đá magma ⟹ Tạo nên dạng lưỡi basalt hình thành nên khung cảnh thác Prenn.
(Hình 38)

Hình 38. Lưỡi Basalt tại thác Prenn.

1.8.2. Q21xl:

❖ Bắc Định Quán – Km53 (Tọa độ: 11015’08”N; 107024’26”E, Cao độ: 177m):
➢ Đá magma phun trào Basalt hệ tầng Xuân Lộc (βQ21xl) – Là tàn tích sót lại của quá
trình phun trào núi lửa.

50
Hình 39. Miệng núi lửa dạng phễu nghiêng.

a b

Hình 40a, 40b. Các khối, tảng, cuội Basalt hệ tầng Xuân Lộc (βQ21xl) cấu tạo lỗ rỗng, màu
đen.

➢ Cấu tạo lỗ rỗng, màu đen. (Hình 40a, 40b)


❖ Nhà máy bentonite LBM – Tam Bố (Tọa độ: 11037’18”N; 108012’02”E. Cao độ: 830m).
➢ Đá magma phun trào Basalt hệ tầng Xuân Lộc (βQ21xl) , bị phong hóa mạnh tạo thành
lớp đất màu đỏ phủ trên lớp sét và sét bentonite. (Hình 39)

51
Lớp phủ Baslat

Hình 41. Lớp phủ Basalt hệ tầng Xuân Lộc (βQ21xl), bị phong hóa mạnh tạo thành lớp
phủ trên lớp sét và sét bentonite.

2. Các đá magma xâm nhập:

2.1. Phức hệ Định Quán (K1đq):

❖ Thị trấn Định Quán (Tọa độ: 11011’26”N; 107020’54”E, Cao độ: 142m).
➢ Đá magma xâm nhập nhập Diorite pha 1 phức hệ Định Quán (δK1đq1), có cấu tạo khối,
kiến trúc hạt vừa đến lớn, sẫm màu.
➢ Đá magma xâm nhập nhập Granodiorite pha 2 phức hệ Định Quán (γδK1đq2) có cấu
tạo khối, kiến trúc hạt vừa, sáng màu hơn so với Diorite.
➢ Quan hệ bắt tù: Granodiorite pha 2 lên sau bắt tù đá Diorite pha 1.
➢ Xuất hiện thể dị li ( có sự tập trung nhiều khoáng vật màu lại một vị trí).

52
Diorite pha 1 bị
Thể dị li trên Granodiorite Granodiorite pha 2 bắt tù

a b

Hình 42a, 42b. Thể dị li và bắt tù của phức hệ Định Quán.

➢ Các khối granodiorite hình tròn xếp chồng lên nhau ( do hệ thống khe nứt được hình
thành trước, sau đó quá trình phong hóa bóc vỏ hóa tròn tiếp tục xảy ra, nhưng các khối
đá kề nhau vẫn chưa đứt rời hoàn toàn). Sau quá trình hình thành khe nứt và phong hóa
cơ học, quá trình phong hóa sinh học diễn ra mạnh mẽ ( thực vật phát triển trên hệ
thống khe nứt). (Hình43a, 43b, 43c)

53
a b

Hình 43a, 43b. Hình dạng các khối Granodiorite tại diện lộ. Hình 43c. Hiện tượng phong
hóa sinh học.

❖ Mỏ đá Cam Ly (Tọa độ: 11056’10”N; 108024’24”E, Cao độ: 1586m).


➢ Đá magma xâm nhập nhập Diorite pha 1 phức hệ Định Quán (δK1đq1), có cấu tạo khối,
kiến trúc hạt vừa đến lớn, sẫm màu.
➢ Bị đá magma xâm nhập axit Granite pha 2 phức hệ Ankroet bắt tù. (Hình 44)

Diorite

Granodiorite

Hình 44. Đá Diorite bị Đá Granite bắt tù.

54
2.2. Phức hệ Ankroet (K1ak):

❖ Mỏ đá Cam Ly (Tọa độ: 11056’10”N; 108024’24”E, Cao độ: 1586m).


➢ Đá magma xâm nhập nhập Granite pha 1 (γK1ak1) (ít gặp), pha 2 (chủ yếu) phức hệ
Ankroet (γK1ak2) có cấu tạo khối, kiến trúc hạt vừa đến lớn, sáng màu ( pha 2 sáng
màu hơn pha 1 do chứ ít thành phần base và chứa nhiều: feldspar – plagioclase,
amphibol, pyroxen, thạch anh,…).

Hình 45. Vách lộ đá Granite màu trắng sáng, có nhiều hệ thống khe nứt.

➢ Những khối đá granite chứa nhiều thành phần feldspar Kali và Natri nên màu màu trằng
rõ hơn các khối đá granite màu trắng ngả hồng có dịp thăm quan ở môn Thực tập địa
chất cơ sở ở Vũng Tàu.
➢ Quan hệ bắt tù : Đá Granite pha 2 phức hệ Ankroet (γK1ak2) bắt tù đá Diorite pha 1
phức hệ Định Quán (δK1đq1). (Hình 44)
❖ Suối Vàng (Tọa độ: 11059’29”N; 108022’14”E. Cao độ: 1425m).
➢ Đá magma xâm nhập nhập Granite pha 1 (γK1ak1) (ít gặp), pha 2 (chủ yếu) phức hệ
Ankroet (γK1ak2) có cấu tạo khối, kiến trúc hạt vừa đến lớn, sáng màu.( Hình 46, 47,
48)

55
Diorite

γK1ak1

Hình 46. Granite pha 1, phức hệ Ankroet (γK1ak1) bắt tù Đá Diorite.

Diorite
γK1ak2

Hình 47. Granite pha 2, phức hệ Ankroet (γK1ak2) bắt tù Đá Diorite.

56
Diorite

γK1ak2

Hình 48. Granite pha 2, phức hệ Ankroet (γK1ak2) xâm nhập vào các khe nứt Đá Diorite.

➢ Trong các khe nứt đá Granie, có các khoáng vật tạo đá kết tinh ( thạch anh, pyroxen,…),
cùng với đó là các vật liêu thứ sinh tráng lấp vào.
➢ Tại điểm lộ xuất hiện quan hệ bắt tù và xuyên cắt: dòng magma đá Granite lên sau bắt
tù các khối Diorite và xuyên cắt vào các khe nứt đá Diorite có trước. Tại ranh giới tiếp
xúc của 2 loại đá, tác dụng nhiệt của dòng magma xâm nhập Granite lên sau làm biến
đổi đá Diorite, hình thành nên các ban tinh feldspar Kali có kích thước vài mm đến
1cm. (Hình 49)

57
Ranh giới tiếp xúc

γK1ak2

Rất nhiều ban tinh feldspar


Kali
Hình 49. Các ban tinh feldspar Kali hình thành gần ranh giới tiếp xúc của đá Granite pha 2,
phức hệ Ankroet (γK1ak2) xâm nhập và Đá Diorite.

➢ Các khe nứt chính và cộng ứng ở phía dưới Suối Vàng kết hợp với quá trình bào mòn
của dòng nước nơi đây, khiến các khối Granite có dạng hình cầu, khi có dòng nước
mạnh đẩy đi thì ngay tại chỗ bào mòn đố để lộ ra một hố tròn. (Hình 50)

Hình 50. Khối Granite có dạng hình cầu do tác dụng của khe nứt và xói mòn của dòng nước.

58
2.3. Phức hệ Cù Mông (Ecm):

❖ Thác Pongour (Tọa độ: 11041’16”N; 108015’51”E. Cao độ: 789m).


➢ Đá xâm nhập nông Diabase phức hệ Cù Mông (MβEcm), màu xanh đen, dạng mạch,
có quan hệ xuyên cắt trầm tích cát bột kết màu nâu tím hệ tầng Dak Rium (K2đr) có
cấu tạo phân lớp ngang. (Hình 51)

Mạch Diabase

Cát bột kết (K2đr)

Hình 51. Đá xâm nhập nông Diabase phức hệ Cù Mông (MβEcm), màu xanh đen, dạng
mạch, có quan hệ xuyên cắt trầm tích cát bột kết màu nâu tím hệ tầng Dak Rium (K2đr).

➢ Kích thước mạch Diabase tại điểm lộ: (Hình 52)


✓ Góc cắm 700 ~ 750. Góc dốc 1500N.
✓ Chiều dài khoảng 100m.
✓ Chiều dày biểu kiến 1.5m ~ 2m.
✓ Chiều dày thực 1.55m ~ 2.13m.

59
700 ~ 750

1500N

Hình 52. Mạch Diabase tại điểm lộ và các thông số.

3. Kiến tạo:

3.1. Hệ tầng Châu Thới (T2ct):

 Điểm lộ: Khu du lịch Bửu Long (Tọa độ: 10057’42”N; 106047’32”E. Cao độ: 13m)

Bề mặt đá cổ bên dưới chịu ảnh hưởng của lực kiến tạo, khiến bề mặt bị nâng nên, cùng lúc
đó quá trình bào mòn diễn ra mạnh, tiếp đó bề mặt bị hạ xuống tạo địa hình trũng, thuận lợi
cho lắng đọng các vật liệu đã bị bào mòn và phá vỡ tại chỗ cũng như từ nơi khác đưa đến, tạo
thành tầng cuội kết cơ sở (dấu hiệu xuất hiện không chỉnh hợp). (Hình 14a)

Tại điểm lộ quan sát được mặt trượt nghịch ⇒ Trước đây có lực nén ép khiến các khối đá
chuyển động trượt tương đối với nhau. (Hình 53)

60
Hướng dịch
chuyển của
3500N cánh treo

Hướng dốc của


mặt trượt
140

Hình 53. Mặt trượt nghịch và các thông số.

Có xuất hiện hệ thống khe nứt chính và hệ thống khe nứt cộng ứng. (Hình 54a, 54b)

a b

Hình 54a, 54b. Khe nứt cộng ứng trên cuội kết cơ sở.

Bảng hệ thống các thông số khe nứt điểm lộ Khu Du Lịch Bửu Long

61
STT Đường phương (0N) Hướng dốc (0N) Góc dốc (0)

1 160 & 340 250 70

2 40 & 220 310 77

3 15 &195 105 89

4 78 & 258 168 84

5 157 & 337 247 65

6 25 & 205 295 63

62
3.2. Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (K1đbl):

Quá trình kiến tạo diễn ra đa dạng và từ nhiều phía, khiến các khe nứt phân bố khác nhau.
(Hình 55a, 55b)

a b

Hình 55a, 55b. Hệ thống khe nứt trên thành moong khai thác mỏ đá Đèo Bảo Lộc.

Bảng hệ thống các thông số khe nứt trên các khối Andesite mỏ đá lộ thiên Đèo Bảo Lộc

STT Đường phương (0N) Hướng dốc (0N) Góc dốc (0)

1 165 & 345 255 72

2 40 & 220 310 70

3 15 &195 105 45

4 78 & 258 168 21

5 157 & 337 247 60

6 25 & 205 295 36

63
7 120 & 300 210 24

8 161 & 341 251 73

9 132 & 312 222 76

10 44 & 244 314 70

3.3. Phức hệ Định Quán (K1đq):

Quá trình kiến tạo cũng một phần tác động đến quá trình hình thành hệ thống khe nứt trên
các khối đá Granodiorite. (Hình 56, 57)

Hình 56. Một khe nứt độ dài lớn tại điểm lộ.

64
Hình 57. Hệ thống thực vật phát triển theo các khe nứt có trước.

Bảng hệ thống các thông số khe nứt trên các khối Granodiorite tại Thị Trấn Định Quán

STT Đường phương (0N) Hướng dốc (0N) Góc dốc (0)

1 105 & 285 15 64

2 10 & 190 100 76

3 102 & 282 12 71

4 88 & 268 358 57

5 14 & 194 104 56

6 41 & 221 131 88

7 118 & 278 28 75

8 110 & 290 200 70

9 34 & 214 304 80

3.4. Phức hệ Ankroet (K1ak):

❖ Tại mỏ đá Cam Ly hoạt động kiến tạo và phá hủy diễn ra mạnh hình thành nên hệ thống
khe nứt phân bố phức tạp và đa dạng. (Hình 57a, 57b)
65
a b

Hình 57a, 57b. Hệ thống khe nứt phức tạp tại mỏ đá Cam Ly.

Bảng hệ thống các thông số khe nứt trên các khối Granite mỏ đá Cam Ly

STT Đường phương (0N) Hướng dốc (0N) Góc dốc (0)

1 146 & 326 236 67

2 82 & 262 352 46

3 135 &315 225 57

4 170 & 310 25 78

5 131 & 311 80 75

6 32 & 312 41 47

7 32 & 212 302 75

8 32 & 212 122 15

9 139 & 319 229 61

10 32 & 212 302 74

66
❖ Tương tự, tại Suối Vàng, lớp trầm tích hệ tầng Trà Mỹ bị các mạch thạch anh kích thước
đáng kể xuyên cắt. Do các khe nứt hình thành (do lực kiến tạo tác động hình thành) tạo
điều kiện cho mạch thạch anh đi lên xuyên cắt và kết tinh tại đây. (Hình 18a, 18b, 58)

Trầm tích sét bột


kết hệ tầng Trà Mỹ

Trầm tích sét bột


kết hệ tầng Trà Mỹ
Thạch anh

Hình 58. Mạch thạch anh xuyên cắt lớp trầm tích hệ tầng Trà Mỹ.

❖ Dưới chân đập hồ Suối Vàng các khối Granite cũng có hình thành hệ thống khe nứt: khe
nứt chính, khe nứt cộng ứng. (Hình 59, 60)

Hình 59. Hệ thống khe nứt chính ở các khối Granite phức hệ Ankroet (K1ak2) tại Suối Vàng.
67
Hình 60. Hệ thống khe nứt cộng ứng ở các khối Granite phức hệ Ankroet (K1ak2) tại Suối
Vàng.

❖ Trong các khe nứt chính độ mở khoảng 1cm – 2cm có nhiều vật liệu thứ sinh và các mạch
thạch anh xuyên cắt đi lên lấp đầy. (Hình 61)

Các khe nứt chính bị các khoáng vật thứ


sinh và thạch anh xuyên cắt, lấp đầy.

Hình 61. Hệ thống có nhiều vật liệu thứ sinh và các mạch thạch anh xuyên cắt đi lên lấp
đầy.

68
Bảng hệ thống các thông số khe nứt trên các khối Granite (𝛾K1ak2) tại Suối Vàng

STT Đường phương (0N) Hướng dốc (0N) Góc dốc (0)

1 25 & 205 115 84

2 133 & 313 223 71

3 129 &309 39 22

4 52 & 232 322 85

5 145 & 225 315 85

6 152 & 332 242 87

7 43 & 223 133 83

8 33 & 213 303 81

9 24 & 204 114 88

❖ Quan sát được các khối magma dịch chuyển bằng theo khe nứt (quan sát rõ ngay trên khe
nứt bị lấp đầy bởi mạch thạch anh và các vật liệu lên sau). (Hình 62)

Hướng dịch chuyển Hệ thống khe nứt chính

Hướng dịch chuyển

Hình 62. Các khối magma dịch chuyển bằng theo khe nứt.

❖ Do mực nước tại suối năm nay cạn nên có quan sát được mặt trượt của đứt gãy trượt bằng
ngang giữa 2 khối Granite với nhau. (Hình 63)
69
Hướng dịch chuyển
của cánh treo phía trên

Hình 63. Mặt trượt của đứt gãy trượt bằng ngang giữa 2 khối Granite với nhau.

3.5. Hệ tầng Đakrium (K2đr):

❖ Tại chân thác Pongour Hệ thống khe nứt chính cũng như cộng ứng phân bố rõ và với mật
độ lớn. (Hình 64, 65)

Hình 64. Hệ thống khe nứt phân bố với mật độ lớn trên các phạm vi rộng.

70
Hình 65. Hệ thống khe nứt chính phân bố với chiều dài lớn (hàng chục đến hàng trăm m)
trên các phạm vi trộng.

❖ Trong khe nứt chính có sự tham gia tác động của mạch Diabase kích thước khá lớn, mạch
đá xâm nhập nông này lấp đầy khe nứt chính. (Hình 61)
❖ Tại điểm lộ nhóm sinh viên chúng em có đo được các hệ thống khe nứt trên mạch đá xâm
nhập nông Diabase phức hệ Cù Mông (MβEcm) và cũng như trên lớp trầm tích cát bột kết
màu nâu tím hệ tầng Dak Rium (K2đr). (Hình 64 và 66)

Hình 66. Hệ thống khe nứt trên mạch Diabase.

71
Bảng hệ thống các thông số khe nứt trên mạch Diabase phức hệ Cù Mông (MβEcm) tại
chân thác Pongour.

STT Đường phương (0N) Hướng dốc (0N) Góc dốc (0)

1 60 & 240 150 77

2 13 & 193 283 75

3 15 & 195 285 79

4 64 & 244 154 86

5 47 & 227 317 55

Bảng hệ thống các thông số khe nứt trên lớp cát bột kết hệ tầng Sông Phan (MβEcm) tại
chân thác Pongour.

STT Đường phương (0N) Hướng dốc (0N) Góc dốc (0)

1 159 & 339 69 78

2 155 & 335 245 87

3 60 & 240 150 84

4 160 & 340 250 72

5 169 & 319 259 65

 Từ các thông số khe nứt tương đối giống nhau, chứng tỏ sau khi mạch Diabase xuyên
cắt trầm tích cát bột kết hệ tầng Đak Rium thì cả 2 cùng chịu 1 tác động kiến tạo.

3.6. Phức hệ Cù Mông (Ecm):

Mạch Diabase kích thước khá lớn, mạch đá xâm nhập nông này lấp đầy khe nứt chính.
(Hình 51)

Các thông số kích thước và các góc phương vị tương tự giống như đã nêu trên (Hình 51,
52)

72
Đặc điểm chịu cùng một tác động kiến tạo giống như cát bột kết hệ tầng Đak Rium, do xâm
nhập sâu này lên sau lấp vào khe nứt chính của cát bột kết hệ tầng Đak Rium. (Thể hiện bằng
kết quả đo và phân tích ở phần “3.5. Hệ tầng Đakrium (K2đr)”)

3.7. Hệ tầng Xuân Lộc (Q12xl và Q21xl):

Được hình thành trong giai đoạn tân kiến tạo Neogen đệ tứ.

3.7.1. Hệ tầng Xuân Lộc Q12xl:

❖ Mỏ đá Hùng Vương – Đèo Phú Hiệp: (Tọa độ: 11037’08”N; 108013’44”E. Cao độ:801m):
➢ Đá basalt có cấu tạo lỗ hổng dạng elipse do khi magma giàu khí phun lên chạy theo
hướng dòng chảy. (Hình 67)

Chiều dòng
magma giàu khí
dịch chuyển

Hình 67. Mẫu basalt lỗ rỗng tại mỏ đá Hùng Vương. Các lỗ rỗng hình ellip dẹp theo chiều
dòng magma dịch chuyển.

➢ Trong quá trình đi lên từ dưới sâu có thành phần được kết tinh trước đó là siêu mafic
(đá xâm nhập sâu) và được bắt tù bởi đá basalt do đó đá basalt được xuất phát từ một
nơi rất sâu.
❖ Thác Pongour (Tọa độ: 11041’19”N; 108015’56”E, Cao độ: 832m):
➢ Đá bazan có tính linh động rất lớn, chứa nhiều khí; di chuyển trên phạm vi rông phân
bố nhiều nơi tại Thác Pongour. Từ đó tạo các khối magma lỗ rỗng màu xám sáng, cùng

73
với đó là một ít khoáng vật kết tinh phân bố vào các lỗ rỗng (Mẫu đá với khoáng vật
Opal ở hình 35)
❖ Thác Prenn (Tọa độ: 11052’38”N; 108028’10”E, Cao độ: 1135m và Tọa độ: 11052’33”N;
108028’16”E, Cao độ: 1147m):
➢ Tại đây bazan phun lên theo cơ chế khe nứt lưỡi dung nham đi lên theo khe nứt và trào
ra nằm trên lớp trầm tích. (Hình 38)
➢ Phía trên rìa cao tốc Đà Lạt lúc basalt phun trào lên khi gặp địa hình thấp, tích tụ dày
nên khi kết tinh nguội lạnh, co rút thể tích hình thành loạt khe nứt nguyên sinh kiến các
khối basalt có dạng trụ. (Hình 36)

3.7.2. Hệ tầng Xuân Lộc Q21xl:

❖ Bắc Định Quán – Km53 (Tọa độ: 11015’08”N; 107024’26”E, Cao độ: 177m):
➢ Đá bazan có cấu tạo lỗ hổng dạng elipse do khi magma phun lên chạy theo hướng dòng
chảy (chạy rất xa) và độ nhớt thấp nên rất phổ biến phủ hết Đông Nam Bộ (dọc theo
Quốc Lộ 20 – đoạn Km53). Hình thành nên các khối, tảng, cuội basalt lỗ rỗng phân
phố dọc hai bên đường rừng cây Giá Tỵ. Đây là tàn tích của quá trình phun trào, hoạt
động núi lửa gần đó. (Hình 40a, 40b)
➢ Vì tính linh động cao, độ nhớt thấp, nên kiểu núi lửa hình thành có sườn thoải, đa số là
hình khiên. Vì thế Quan sát được miệng núi lửa dạng phễu nghiêng trên đường đi thực
địa. (Hình 39)
❖ Nhà máy bentonite LBM – Tam Bố (Tọa độ: 11037’18”N; 108012’02”E. Cao độ: 830m).
➢ Do tính linh động cao, basalt phân phố ở khắp nơi bề mặt điểm lộ, lớp basalt bị phong
hóa mạnh tạo lớp đất đỏ bazan màu mỡ phù hợp với cây công nghiệp. Bề dày của tần
phong hóa này từ vài m đến hàng chục m. (Hình 41).

4. Địa mạo:

Dọc theo lộ trình, các điểm quan sát thì nhìn chung, chúng ta đi lên từ cao độ thấp lên cao
(từ đồng bằng, đến bán bình nguyên, cao nguyên, đến đồi núi). Cụ thể:

 Xuất phát: Dĩ An, Bình Dương: +17m


 Khu du lịch Bửu Long: +13m

74
 Thị Trấn Định quán: +142m
 Bắc Định Quán: +177m
 Mỏ đá Andesite Đèo Bảo Lộc: +875m
 Nhà máy Bentonite: +830m
 Mỏ đá Hùng Vương: +801m
 Đại Ninh: +855m
 Thác Pongour: +832m
 Đèo Prenn: +1135m và +1147m
 Mỏ đá Cam Ly: 1586m
 Suối Vàng: +1425m
 Mỏ đá Lạc Dương: +1551m

Quan sát được các định hình núi lửa (cao nguyên, đồng bằng, sườn, ...). Các đồng bằng núi
lửa phân bố rộng rãi ở Xuân Lộc, Định Quán. Chúng được thành tạo do phun trào các dung
nham thành phần base có độ nhớt thấp phủ rộng trên các bề mặt san bằng có trước. Đồng bằng
Xuân Lộc được thành tạo do phun trào basalt hệ tầng Xuân Lộc vào Pleistocen giữa. Bề mặt
đồng bằng có dạng vòm thoải, đỉnh vòm trùng với khu vực Xuân Lộc và Cẩm Tiêm. Sườn
vòm nghiêng thoải 0,50 – 100, bán kính vòm 15km - 18km. Basalt bị phong hóa mạnh, tạo vỏ
phong hóa dày hơn 10m. Mặt cắt vỏ phong hóa thường gặp có phần trên là sét bột màu đỏ đôi
nơi chứa sỏi sạn laterite, dày 8 - 15 m; phần dưới là basalt phong hóa dở dang lẫn sét bột màu
xám vàng nhạt đôi chỗ loang lổ, dày 2 - 5 m.

Nhô cao trên đồng bằng có nón núi lửa, độ cao tương đối từ 60m - 100 m cho đến 200m -
318 m. Các thung lũng cắt sâu, sườn dốc. Gần đỉnh vòm, các thung lũng hẹp và dốc, bề mặt
basalt nguyên thủy được bảo tồn khá tốt. Ra phía rìa vòm, địa hình đồng bằng thấp dần, thung
lũng mở rộng, có đáy thoải và tích tụ. Đó là đồng bằng có vỏ phong hóa dày. Ngược lại ở Định
Quán đồng bằng được tạo bởi đá phun trào của hệ tầng Xuân Lộc. Bề mặt lớp phủ có dạng
vòm thoải hơn, cao 80m - 135 m đến 175 m, bị chia cắt rất yếu, được bảo tồn tốt trên gần
100% diện tích. Bazan bị phong hóa nứt vỡ hoặc mềm bở, phong hóa theo khe nứt, dày 1m -
5 m. Trên bề mặt địa hình thường gặp là các tảng bazan đặc xít hoặc lỗ rỗng nằm ngổn ngang
xen lẫn với bột sét màu xám, xám đen đôi nơi nâu đỏ và các kết vón laterite dạng hạt đậu.
75
Bên cạnh đó còn thấy được các địa hình bị bóc mòn. Sản phẩm của quá trình bóc mòn là
các bề mặt san bằng, sườn các khối núi, dãy núi, sườn các thung lũng. Những bề mặt san bằng
có diện tích rộng tạo nên các đồng bằng bóc mòn. Nằm trong khu vực nâng yếu tân kiến tạo,
quá trình pediment hóa phát triển mạnh mẽ, hình thành trên hầu hết diện tích là các bề mặt san
bằng có tuổi từ Miocen giữa đến Pleistocen sớm. Các địa hình tích tụ tạo nên các thềm sông,
bãi bồi, đầm lầy, hồ, ...

5. Địa môi trường:

Tại các mỏ đá lộ thiên chỉ số môi trường được đánh giá là thấp: Hàm lượng bụi trong không
khí quá cao (đa số công nhân khi kiểm tra sức khỏe đểu bị nhiễm lao phổi do bụi Silic), tiếng
ồn vượt ngưỡng cho phép, mất lớp đất mặt, cảnh quan khi khai thác mỏ, dễ gây sạt lở, mỏ
không được phục hồi trả về trạng thái tự nhiên sau khi khai thác (không được phủ lại lớp đất
phủ, cây không được trồng lại, hay kế hoạch phát triển hồ chứa nước từ moong không đưọc
thực hiện.

Từ đây các công ty khai thác đá cần có các kế hoạch và thực hiện tốt các biện pháp sau:

Chọn vị trí đặt máy móc và khai thác xa khu dân cư.
Có hệ thống tưới nước, phun sương để giảm bụi trong không khí.
Trồng hệ thống cây xanh chắn, hấp thụ tiếng ồn, chắn bụi phát tán đi xa, giữ độ ẩm cho
không khí khu vực mỏ khai thác.
Bảo trì, thay thế hệ thống máy móc tiên tiến, hạn chế hao mòn máy móc, hao hụt vật
liệu khi sử dụng. đảm bảo an toàn cho người lao động bằng cách sử dụng các công cụ
bảo hộ lao động.
Khôi phục trả lại hiện trạng có lớp phủ và có lớp thực vật phía trên. (Tránh tình trạng
ngổn ngang giống mỏ Lạc Dương)
Có kế hoạch và thực hiện cải tạo moong khai thác thành hồ chứa nước.
Đảm bảo an toàn cho người lao động bằng cách sử dụng các công cụ bảo hộ lao động.
Đảm bảo các thông số an toàn và trình tự các bước khai thác, đảm bảo độ dốc của
moong, thành moong, không vì lợi nhuận mà chắn thành moong thẳng đứng, dễ gây sạt
lỡ.

76
6. Địa chất thủy văn:

Quá trình nghiên cứu cấu trúc địa chất phía dưới đóng một vai trò quan trọng trong việc dự
đoán trữ lượng nước ngầm, nước mặt, tìm hướng di chuyển cẩu nguồn nước ngầm, từ đó bảo
vệ, tạo điểu kiếm sử dụng tối ưu và hiệu quả nhất cho nhu cầu con người và cũng như bảo vệ
được môi trường xung quanh.

Qua thực địa thấy tại Suối Vàng công trình đắp đập giữ nước, khiến cho phía dưới dòng
suối hiện rõ đáy, mực nước xuống thấp hơn mọi năm rất nhiều.

Nghiên cứu các khe nứt trong các đá cũng đươc ứng dụng để tìm nước trong các đới dập
vỡ và đứt gãy, cũng uốn nếp, giúp tận dụng nguồn nước cho công trình khai thác mỏ.

Chủ yếu các hồ chứa dưới đáy moong chúng em có dịp thăm quan, được biết chủ yếu là
nước mưa đọng lại vì mực nước ngầm các khu vực đó đang xuống thấp.

Nhưng ngạc nhiên là tại các quả đồi bên cạnh Suối Vàng và mỏ đá Lạc Dương dù ở độ cao
rất lớn nhưng vẫn có nước chảy ra từ các khe nứt. Đây là một dấu hiệu khả quan để nghiên
cứu, bảo tồn nguồn nước ngọt.

7. Khoáng sản:

7.1. Đá magma:

Chủ yếu là các đá: Andesite, granite, basalt; đây là các loại đá được sử dụng phổ biến trong
xây dựng. Các đá thường được khai thác bằng cách thức mở moong khai thác, khoan lỗ, nổ
mìn, vận chuyển, tập kết, tùy vào mục đích và nhu cầu sẽ được nghiền, đập phân thành các
loại khác nhau, các kích thước khác nhau (có thể từ vài mm đến các khối to hàng m).

✓ Đá Andesite: Là thành phần của bê tông xây dựng; gia cố lớp nền móng, đường xá, nhà
ở.
✓ Đá Granite: Làm đá ốp lát, trang trí, tham gia vào thành phần bê tông, gia cố nề móng.
✓ Đá Basalt: Làm đá trang trí, làm phụ gia Poluzan xi măng.

Các lớp đá trên phong hóa sẽ trờ thành lớp đắt phủ, có ích trong phát triển nền nông nghiệp
(đặc biệt là cây công nghiệp) ở Đồng Nai cũng như Lâm Đồng.

77
Diên lộ tại mỏ đá Lạc Dương cấu tạo từ Andesite Dacid và Rhyodacid đang có triển vọng
xây dựng hầm đông lạnh giúp dự trữ thực phẩm, phát triển nề nông nghiệp khu vực Đà Lạt,
Tình Lâm Đồng cũng như các tỉnh lân cận.

Các sản phẩm từ đá trầm magma được tiêu dùng mạnh trong nước và có cả xuất khẩu qua
nước ngoài.

7.2. Đá trầm tích:

Chủ yếu là sét, cao lanh, quặng bauxite, đất sét, sét bentonite,… các lớp khai thác bằng xe
đào, xe xúc, và vận chuyển về nhà máy xử lý tiến hành các quá trình tuyển tinh, làm giàu
quặng hay quá trình nghiền, phân loại, đóng gói.

 Sét cao lanh: làm gốm sứ, vật liệu chịu lửa, vật liệu mài, sản xuất nhôm, phèn nhôm,
đúc, chất độn sơn, cao su, giấy, xi măng trắng, …
 Quặng bauxite: sản xuất phèn chua, quặng tinh, sau đó đưa về nhà máy hóa chất để sản
xuất Alumi.
 Lớp đất sét: đúc gạch, làm gốm, vật liệu chịu lửa, vật liệu mài, …
 Sét bentonite: củng cố tính dẻo của gạch xây dựng, thức ăn gia súc, mỹ phẩm, mặt nạ,
dụng dịch tắm bùn, bôi trơn mũi khoan, chống, gia cố thành giếng, đóng cọc nhồi.

Các sản phẩm từ đá trầm tích được tiêu dùng mạnh trong nước và có cả xuất khẩu qua nước
ngoài.

7.3. Khoáng sản đi kèm với quá trình thành tạo đá magma: (Đồng, chì, kẽm, …nhưng
chủ yếu là thiếc, vàng và có cả saphir)

✓ Thiếc – Đa Chay: Trước đây đưuọc khai thác mạnh do có giá trị, gây ra ảnh hưởng
không nhỏ đến môi trường (từ Thung Lũng Tình Yêu đến Đồi Mộng Mơ,… bị xâm
hại và ô nhiễm)
✓ Vàng – Núi Khôn: liên quan mật thiết đến hoạt động phun trào của lò magma hệ
tầng Ankroet.
✓ Saphir có liên quan các khe nứt trong các cột đá basalt hệ tầng Xuân Lộc ở thác
Prenn.

78
✓ Bên cạnh các khoáng sản kể trên, còn có thể kể đến sự có mặt với số lượng nhiều
các khoáng sản như: Wolframite, Ilmenite, Zincon, Garnet, Tuktite, Metiorite, Opal,
Canxedon, Agate, Cassiterite, Tourmaline, Topaz, các loại thạch anh, Obsidien,…

CHƯƠNG 3: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT:


1. Tỉnh Lâm Đồng:

Địa phận tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía đông nam đới Đà Lạt. Đới này là một khối vỏ lục địa
Tiền Cambri bị sụt lún trong Jura sớm - giữa và phần lớn diện tích đới bị hoạt hoá magma
kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Kainozoi

Trước Jura: Tài liệu địa vật lý và địa chất khu vực cho biết đại thể vùng này cũng như đới
Đà Lạt có vỏ lục địa tiền Cambri. Trong Paleozoi và Mesozoi sớm dự đoán ở đây có thể đã
trải qua các giai đoạn khi thì bị lún tạo lớp phủ nền, khi thì bị hoạt hoá magma - kiến tạo.

Jura sớm giữa: Vùng này cũng như đới Đà Lạt bị sụt lún hình thành bồn nội lục và bị lấp
đầy bởi các trầm tích lục nguyên biển nông gần bờ. Vào Jura giữa, biển khép kín lại và kết
thúc trầm tích sau kỳ Bajoci.

Jura muộn - Kreta: Vùng này cũng như đới Đà Lạt được nâng lên và bị uốn nếp khối tảng,
kèm theo hoạt động magma mạnh mẽ với sự thành tạo phun trào, xâm nhập loạt kiềm vôi liên
quan với quá trình hút chìm mảng Thái Bình Dương cổ dưới vỏ lục địa đông nam của mảng
châu Á. Cuối Kreta xuất hiện trũng Đơn Dương, thoạt đầu được lấp đầy trầm tích lục địa màu
đỏ, sau đó có hoạt động núi lửa và xâm nhập axit cao nhôm do nóng chảy từng phần vỏ lục
địa, đánh dấu việc hình thành tạo vỏ lục địa mới Mesozoi muộn ở rìa Đông Á.

Paleogen - Miocen: Vùng này được nâng lên liên tục và bào mòn mạnh mẽ, tạo bề mặt san
bằng và là một phần của bề mặt san bằng Đông Dương rộng lớn. Vào Neogen liên quan với
sự tách giãn biển Đông, ở lãnh thổ nghiên cứu xuất hiện các bồn chủng được lấp đầy bằng các
trầm tích và phun trào basalt kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, kèm theo các đứt gãy
thuận ngang phải.

79
Pliocen - Đệ Tứ: Vùng này được tiếp tục nâng lên mạnh mẽ kiểu vòm khối tảng và chịu lực
căng Đông Tây, xuất hiện basalt olivin kiềm, dọc sông suối phát triển các trầm tích lục nguyên
bở rời. Các quá trình phong hoá, xâm thực chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động ngoại sinh.

2. Tỉnh Đồng Nai:

Địa hình tỉnh Đồng Nai chịu ảnh hưởng trực tiếp của đới nâng Đà Lạt và đới sụt lún đồng
bằng sông Cửu Long, được hình thành và phát triển từ Jura muộn đến nay.

Quá trình tạo núi uốn nếp Jura muộn - Creta đã tạo ra đới núi vòm - khối tảng phức nếp lồi
Đà Lạt. Tỉnh Đồng Nai thuộc rìa Tây Tây Nam của đới núi này, địa hình được thành tạo là
các dãy núi khối tảng uốn nếp kéo dài theo phương kinh tuyến đến Tây Bắc - Đông Nam.

Quá trình chia cắt, phá hủy và san bằng địa hình xảy ra từ cuối Kreta đến khoảng cuối
Miocen giữa (trong khoảng 50 - 55 triệu năm) đã hình thành bề mặt san bằng Đông Dương và
bề mặt san bằng Đà Lạt. Ở Đồng Nai, di tích bề mặt san bằng Đông Dương đã bị phá hủy hoàn
toàn; di tích bề mặt san bằng Đà Lạt (tuổi Miocen giữa) còn được thấy trên đường chia nước
của khối núi Chứa Chan và Mây Tào. Bề mặt này đã bào lộ phần diện tích không lớn các đá
xâm nhập phức hệ Cà Ná và Đèo Cả. Từ cuối Miocen giữa đến nay, bề mặt được nâng cao
500 - 650 m đến 800 - 838 m, tốc độ nâng trung bình 0,045 mm/năm đến 0,072 mm/năm;
gradien biến dạng trung bình theo hướng Chứa Chan - Mây Tào 9 m/km.

Từ cuối Miocen giữa đến cuối Miocen muộn (trong khoảng 5 - 6 triệu năm), bề mặt san
bằng Miocen giữa được nâng lên và chịu tác động của quá trình phá hủy san bằng mới. Đây
chính là thời kỳ Pedimen hóa mạnh, hình thành nên bề mặt Tây Nguyên có diện phân bố rất
rộng. Trong phạm vi tỉnh Đồng Nai, bề mặt này được thấy ở khu vực Nam Cát Tiên, trên
đường chia nước các dãy đồi núi thấp ở Tân Phú, Định Quán và dưới các lớp phủ trầm tích
Pliocen - Đệ tứ ở khu vực Biên Hòa - Long Thành, Nhơn Trạch. Từ cuối Miocen muộn đến
nay, bề mặt này được nâng lên ít nhiều có phân dị, cao 140 - 300 m, tốc độ nâng 0,025 mm/năm
- 0,055 mm/năm ở Nam Cát Tiên; cao 300 - 400m, tốc độ nâng 0,055 - 0,073 mm/năm ở Định
Quán; cao 5 - 20 m, tốc độ nâng 0,001 - 0,004 m/năm ở Biên Hòa, cao (-50) - (-100 m) ở Nhơn
Trạch, tốc độ hạ 0,009 - 0,0018 m/năm.

80
Từ cuối Miocen muộn đến cuối Pliocen (trong khoảng 2 - 3,5 triệu năm), lãnh thổ được
nâng lên, chia cắt và san bằng, hình thành bề mặt bóc mòn tích tụ Pliocen muộn. Biên độ nâng
trong thời kỳ này ở Mã Đà, Nam Cát Tiên là 20 - 40 m, ở Phú Bình - Định Quán, Chứa Chan
- Mây Tào 100 - 200 m. Ở Biên Hòa - Long Thành thay cho quá trình nâng bóc mòn là quá
trình hạ lún tích tụ các trầm tích hệ tầng Bà Miêu, dày 10 - 30 m. Các dãy núi ở Phú Sơn (Tân
Phú) - Định Quán, khối núi Chứa Chan, Mây Tào trở thành các khối núi sót cao 200 - 650 m
trên một miền rộng lớn là các đồng bằng bóc mòn và bóc mòn - tích tụ.

Vào cuối Pliocen - đầu Pleistocen, hoạt động núi lửa đã xảy ra ở Nam Cát Tiên và Túc
Trưng. Ở Nam Cát Tiên, basalt phủ trên bề mặt san bằng Miocen muộn, Pliocen muộn với bề
dày trung bình 50 - 60 m, tạo nên cao nguyên núi lửa, diện tích trên 240 km2. Ở Túc Trưng,
basalt phủ trên bề mặt san bằng Pliocen muộn, có độ cao thấp hơn, hình thành đồng bằng núi
lửa, diện tích 80 km2.

Trong Pleistocen sớm, từ 1,6 triệu năm đến 0,7 triệu năm cách ngày nay, phần phía Đông,
Đông Bắc của lãnh thổ được nâng lên yếu (biên độ 20 - 40 m) chia cắt xâm thực và pedimen
hóa, hình thành bề mặt san bằng Pleistocen sớm; phần phía Tây, Tây Nam tiếp tục hạ lún tích
tụ các trầm tích hệ tầng Trảng Bom. Bề mặt san bằng Pleistocen sớm chiếm 240 km2 ở Mã
Đà, 90 km2 ở khu vực suối Nước Trong và hàng trăm km2 ở vùng Gia Kiệm - Xuân Lộc -
Cẩm Tiên.

Trong Pleistocen giữa, từ 0,7 - 0,43 triệu năm cách ngày nay, phun trào hoạt động mạnh
mẽ (với lớp phủ dày 20 - 50 - 300 m), tạo nên các đồng bằng núi lửa cao 100 - 150 m ở Xuân
Lộc - Cẩm Tiêm, Gia Ray, Định Quán, và các nón, cụm nón núi lửa nhô cao 100 - 300 m trên
chúng. Các đồng bằng này có dạng vòm thoải, bán kính đến 10 - 18 km. Phần cao nhất của
đỉnh vòm là nơi basalt có bề dày lớn và tập trung các nón miệng núi lửa.

Từ Pleistocen giữa đến Pleistocen muộn là thời kỳ nâng lên chung của lãnh thổ, biên độ từ
25m đến 35 m. Các đồng bằng bóc mòn và núi lửa bị chia cắt xâm thực. Ở vùng Biên Hòa, bề
mặt thềm bậc III được hình thành.

Trong Holocen, lãnh thổ Đồng Nai, nhìn chung, được tiếp tục nâng lên. Dọc theo các dòng
chảy, sông suối ở phía Bắc, Đông Bắc của tỉnh, trên các đồng bằng núi lửa tiếp tục các quá
81
trình xâm thực. Chiều sâu các thung lũng xâm thực tính từ Pleistocen giữa - muộn đến nay ở
các vùng này đạt tới 20 - 80 m. Tuy vậy, dọc theo các thung lũng vẫn thành tạo các thềm xâm
thực tích tụ địa phương và các bãi bồi hẹp.

CHƯƠNG KẾT LUẬN:


Chuyến thực tập địa chất kiên trúc 5 ngày 4 đêm vừa qua, đã kết thúc, nhóm sinh viên
chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã bỏ công sức, thời gian, tâm trí để chuẩn bị
những bước đầu tiên thật tốt nhất có thể cho chúng em. Chúng em xin cảm ơn thầy Đỗ Công
Dự, thầy Lê Thanh Phong, thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn, thầy Trương Xuân Hiển đã từng ngày
tận tâm, không ngại khó khăn, mệt nhọc để dẫn dắt, hướng dẫn, lo lắng cho chúng em từng
điểm lộ, đến từng điểm dừng chân. Kiến thức trong sách vở, chưa giúp chúng em hình dung
rõ các hiện tượng địa chất, các cấu trúc địa chất hay gặp, nên tính cấp thiết và quan trọng của
chuyến đi càng được nhóm sinh viên đề cao, coi nó như là cuộc kiểm chứng, xác định các
phần kiến thức đã học từ các quá trình thành tạo trầm tích, đá magma, đến uốn nếp, đứt gãy
và các biến đổi, kiến tạo, tác dụng địa chất phức tạp. Được tận tay sờ vào mặt trượt, xác định
được hướng dịch chuyển của cánh treo, được tận tay dùng địa bàn đo các yếu tố thế nằm,…
thực sự khiến chúng em như thực sự tưởng tượng trước mắt mình là cảnh tượng địa chất từ
hàng triệu năm đến hàng trăm triệu năm trôi qua và hình thành rõ ràng. Được tiếp xúc với môi
trường mỏ đá lộ thiên, thấy rõ những công việc công việc liên quan đến tương lai nghề nghiệp
của mình. Qua đây chúng em cũng đánh giá những tác động của việc khai thác không đúng
quy trình, không tuân thủ các tiêu chuẩn cũng như các biện pháp an toàn sẽ ảnh hưởng đến
môi trường và đến con người đặc biệt là người lao động nghiêm trọng như thế nào.

Chuyến đi cũng là cơ hội tốt để chúng em có những phút giây thư giãn sau những tuần ôn
tập, báo cáo và thi căng thẳng trên giảng đường. Trải nghiệm không khí trong lành mát mẻ
của “Thành phố ngàn hoa” – Đà Lạt, được thăm thú các thắng cảnh đẹp, các điểm di lịch nổi
tiếng hút khách.

Chúng em một lần nữa xin cảm ơn Bộ môn nói chung và các thầy cô đã tham gia tổ chức
chuyến thực tập địa chất kiến trúc ý nghĩa nhất với lứa K18 chúng em. Xin chúc thầy cô có

82
thật nhiều sức khỏe để tiếp tục công tác giảng dạy thật tốt, tiếp tục giữ ngọn lửa địa chất luôn
bùng cháy trong những chuyến thực địa tiếp theo. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1) Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Lâm Đồng. Truy cập từ:
http://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/a/vanphongubnd/bando/Pages/default.aspx
2) Cucthongke. Niên giám thống kê năm 2005. Truy cấp từ:
http://cucthongke.lamdong.gov.vn/Upload/file/Niengiamthongke/ngtk2005/ktxh5nam
/phan_1.htm
3) lamdong.gov.vn. (03/04/2017). Lâm Đồng vài nét tổng quan. Truy cập từ:
https://dantocmiennui.vn/xa-hoi/lam-dong-vai-net-tong-quan/171309.html
4) La Thị Chích, Phạm Huy Long. (02/11/2011). Địa chất kiến trúc đo vẽ bản đồ địa chất
và một số vấn đề cơ bản của địa kiến tạo. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố
Hồ Chí Minh.
5) Phạm Hoài Nhân - Cty Đắc Nhân. C. Kiến tạo – Đồng Nai – Đất nước – Con Người.
Truy cập từ: http://dongnai.vncgarden.com/dhia-chi-dhong-nai/tap-2-dhia-ly/chuong-
1-dhia-chat-va-khoang-san/c-kien-tao
6) TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VĂN PHÒNG UBND TỈNH LÂM ĐỒNG.
7) Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Lâm Đồng. Truy cập từ:
http://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/a/vanphongubnd/bando/Pages/default.aspx
8) Sở KH&CN Lâm Đồng. PHẦN THỨ HAI - TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ. Truy cập từ:
http://w3.lamdong.gov.vn/vi-VN/a/book/Pages/books/diachidalat/Phan2/C1-2.htm
9) Wikipedia. (22/01/2020). Đồng Nai. Truy cập từ:
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93ng_Nai
10) Wikipedia. (21/12/2019). Lâm Đồng. Truy cập từ:
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A2m_%Cv4%90%E1%BB%93ng

83

You might also like