You are on page 1of 42

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM


KHOA DẦU KHÍ
~~~~~~*~~~~~~

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT

CHUYÊN NGHÀNH KĨ THUẬT DẦU KHÍ

ĐỀ TÀI : PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ VÙNG CẬN ĐÁY GIẾNG BẰNG


AXIT

ĐƠN VỊ THỰC TẬP SINH VIÊN THỰC HIỆN

Phòng Công Nghệ Khai Thác Dầu Khí Phạm Viết Phúc

Viện Nghiên Cứu Khoa Học và Thiết Kế MSSV: 05PET110009

Dầu Khí Biển NIPI Nguyễn Bá Minh

Liên Doanh Việt-Nga Vietsovpetro MSSV: 05PET110007

Thời gian thực tập: 8/7 – 20/7 Lớp : K5KKT

GVHD: Th.s Lương Hải Linh

Bà Rịa – Vũng Tàu , năm 2019


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho em được gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý Thầy Cô
bộ môn Khoan Khai Thác – Trường Đại Học Dầu Khí Việt Nam đã luôn tận tình chỉ
bảo, truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu trong suốt những năm qua. Đó
chính là cơ sở, tiền đề vững chắc giúp chúng em tự tin bước vào thực tế để tìm hiểu và
học hỏi nhiều hơn.

Tiếp đến em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo – Th.s Lương Hải Linh
giảng viên bộ môn Khoan Khai Thác đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ, tận tình chỉ bảo và
hướng dẫn, giúp em có những định hướng đúng đắn để chúng em có thể hoàn thành kì
thực tập hè này.

Em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh, chị Phòng Công Nghệ Khai Thác
Dầu Khí thuộc Viện nghiên cứu khoa học và thiết kế dầu khí biển NIPI của Liên
Doanh Việt – Nga Vietsovpetro đã tận tình giúp đỡ, cho chúng em những nhận xét,
góp ý trong công việc, định hướng giúp chúng em đi sâu vào thực tế, cũng như tạo
điều kiện thuận lợi giúp chúng em có thể hoàn thành đợt thực tập này.

Với năng lực còn hạn chế của một sinh viên cũng như là thời gian tìm hiểu tại Viện
NIPI có hạn, nên nhìn nhận vấn đề còn có nhiều sai sót. Rất mong nhận được lời đóng
góp ý kiến của quý Thầy Cô cùng anh chị Phòng Công Nghệ Khai Thác Dầu Khí để
bài báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin kính chúc tất cả các Thầy, Cô cùng anh, chị thật nhiều sức khỏe,
hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

Em xin chân thành cảm ơn !

Bà Rịa – Vũng Tàu, Ngày 20 Tháng 7 Năm 2019

Sinh viên thực hiện

Phạm Viết Phúc

Nguyễn Bá Minh
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii


MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH BẢNG BIỂU...................................................................v
PHẦN I: MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC TẬP.........................................1
1. Mục Tiêu Và Nội Dung.......................................................................................1
2. Thời gian thực tập................................................................................................1
3. Phương pháp tiến hành.......................................................................................1
PHẦN II: KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP....................................................3
1. Giới thiệu về Liên Doanh Việt-Nga Vietsovpetro...............................................3
2. Giới thiệu về Viện Nghiên Cứu Khoa Học và Thiết Kế Dầu Khí Biển NIPI. . .4
PHẦN III: KẾT QUẢ THỰC TẬP............................................................................6
1. TỔNG QUAN VỀ MỎ BẠCH HỔ.....................................................................6
1.1 Đặc điểm cấu tạo địa chất..............................................................................6
1.1.1. Trầm tích Neogen và Đệ Tứ.....................................................................6
1.1.2. Trầm tích Paleogen:.................................................................................7
1.1.3. Đá móng kết tinh Kazozoi........................................................................8
1.2 Đặc điểm kiến tạo.........................................................................................10
1.2.1 Nếp thuận số 1........................................................................................10
1.2.2. Nếp thuận số 2.......................................................................................10
1.2.3. Nếp thuận số 3.......................................................................................10
1.2.4. Nếp thuận số 4.......................................................................................10
1.2.5. Nếp thuận số 5 và 6................................................................................11
1.3. Lịch sử phát triển địa chất của mỏ............................................................11
1.3.1. Thời kì Menzozoi – đầu Kanozoi...........................................................11
1.3.2. Giai đoạn Oligoxen sớm.........................................................................11
1.3.3. Giai đoạn Oligoxen muộn......................................................................12
1.3.4. Giai đoạn Mioxen...................................................................................12
1.3.5. Giai đoạn Plioxen – Đệ Tứ.....................................................................12
2. Sự nhiễm bẩn vùng đáy và cận đáy giếng........................................................13
3. Cơ sở lý thuyết của phương pháp xử lí vùng cận đáy giếng bằng axit...........14
3.1. Bản chất của phương pháp xử lý axit........................................................14
3.2. Tiêu trí lựa chọn giếng tiến hành xử lý......................................................15
3.3. Thành phần của hỗn hợp axit....................................................................16
3.3.1. Dung dịch axit-sét (AXS):......................................................................16
3.3.2. Dung dịch axit-muối..............................................................................17
3.3.3. Hệ nhũ tương hữu cơ-axit......................................................................18
3.4. Hóa phẩm xử lý nhiễm bẩn vùng cận đáy giếng.......................................19
3.5. Các phương pháp xử lý bằng axit..............................................................21
3.5.1. Rửa axit..................................................................................................21
3.5.2. Xử lý axit bình thường..........................................................................22
3.5.3. Xử lý axit dưới tác dụng của áp suất lớn................................................23
3.5.4. Xử lý hóa nhiệt và nhiệt axit..................................................................23
3.5.5. Các phương pháp xử lý axit trong điều kiện nhiệt độ vỉa cao................24
b. Nhũ tương axit.............................................................................................28
3.5.6. Công nghệ xử lý acid ở vùng cận đáy giếng có nhiệt độ cao..................30
3.6. Kết quả áp dụng các công nghệ xử lý acid ở nhiệt độ vỉa cao tại mỏ Bạch
Hổ........................................................................................................................ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................37
1. KẾT LUẬN.........................................................................................................37
2. KIẾN NGHỊ.......................................................................................................37
DANH SÁCH HÌNH ẢNH BẢNG BIỂU

Hình 1.1. Cột địa tầng mỏ Bạch Hổ[2]……….………………………………………9

Hình 2.1. Vùng cận đáy giếng và sự suy giảm áp suất đáy khi giếng bị nhiễm bẩn[1]
……………………….………………………………………………………..13

Hình 3.1. Sơ đồ liên kết thiết bị bề mặt để tiến hành xử lý giếng bằng bọt - acid [1]. 1 -
Máy bơm acid; 2 - Thiết bị tạo bọt; 3 - Van ngược; 4 - Đầu miệng giếng; 5 - Máy nén
khí……………………………………………………………………………………27

Hình 3.2. đồ thiết bị xử lý vùng cận đáy giếng bằng công nghệ non-acid [1]……….28

Hình 3.3. Sơ đồ nguyên lý bố trí thiết bị xử lý vùng cận đáy giếng bằng nhũ tương dầu
- acid [1]………………………………………………………………………………29

Bảng 1. Thành phần hỗn hợp axit [2]……………………………………..………….16

Bảng 2. Thành phần của dung dịch axit sét[2]………………………………………..17

Bảng 3. Thành phần axit muối[4]……………………...……………………………...17

Bảng 4. Hệ nhũ tương hữu cơ-axit muối[4]……………………………...…………...18

Bảng 5. Hệ nhũ tương hữu cơ axit-sét[2]………………………..……………………19

Bảng 6. Đặc tính kỹ thuật và thành phần hữu cơ DMC[2]………………………...….21

Bảng 7. Thành phần khoáng vật đá móng mỏ Bạch Hổ [2]


……………………………………………………………..………………………25

Bảng 8. Các chỉ số hiệu quả của xử lý acid theo đối tượng khai thác (1988 - 2015) [3]
…………………………………………………………………………………......31

Bảng 9. Các đặc tính thạch học và nhiệt động lực học của các đối tượng vỉa mỏ Bạch
Hổ [3]…………...…………………………………………………………………..…31

Bảng 10. Lượng dầu khai thác thêm được nhờ xử lý bằng hóa chất chủ yếu bằng axit
của mỏ Bạch Hổ………………………………………………………………………33

Bảng 11 . Thống kê một số giếng khai thác đã xử lí đã xử lí axit bình thường tại mỏ
Bạch Hổ [1]…………………………………………………………………………...34
PHẦN I: MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC TẬP

1. Mục Tiêu Và Nội Dung

Mục tiêu: Tìm hiểu bản chất của phương pháp xử lí axit, tiêu chí lựa chọn giếng tiến
hành xử lí axit, các phương pháp xử lí axit, thành phần của các hỗn hợp axit và công
dụng của các hóa phẩm trong dung dịch axit.

Nội dung tìm hiểu được từ đơn vị thực tập:

 Nghiên cứu về cơ sở lý thuyết của phương pháp xử lí vùng cận đáy giếng bằng
axit.

 Kết quả áp dụng các công nghệ xử lý acid ở nhiệt độ vỉa cao tại mỏ Bạch Hổ
mà Vietsopetro đã tiến hành xử lí.

2. Thời gian thực tập

Quá trình thực tập từ ngày 8/7 đến 20/7/2019. Vào ngày đầu của tuần đầu tiên, sinh
viên sẽ được phân công công việc cần tìm hiểu và cách thức nghiên cứu. Vào tuần
cuối, sinh viên phải hoàn thành báo cáo hoàn chỉnh để cán bộ đơn vị đánh giá, góp ý
và sửa chữa.

Đơn vị thực tập: Phòng Công Nghệ Khai Thác Dầu Khí thuộc Viện Nghiên Cứu Khoa
Học Và Thiết Kế Dầu Khí Biển NIPI của Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro.

3. Phương pháp tiến hành

Phương pháp tổ chức tiến hành:

 Sinh viên được cán bộ hướng dẫn tạo điều kiện tìm hiểu tổng quan về cấu trúc,
quy mô và tình hình hoạt động, sản xuất của đơn vị thực tập.

 Trao đổi và học hỏi kinh nghiệm trực tiếp từ cán bộ hướng dẫn hoặc gián tiếp
qua các báo cáo cho phép của đơn vị.

 Sinh viên nghiên cứu báo cáo được giao, vận dụng kiến thức được dạy trong
trường và hướng dẫn của cán bộ đơn vị để tìm hiểu thông tin.

BÁO CÁO THỰC TẬP 1


 Qua đó sinh viên đạt được kiến thức chung về quy trình, cách thức làm việc
thực tế của kĩ sư trong Phòng Công Nghệ Khai Thác.

 Viết báo cáo quá trình thực tập dưới sự hướng dẫn, đánh giá và sửa chữa của
cán bộ thực tập.

BÁO CÁO THỰC TẬP 2


PHẦN II: KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1. Giới thiệu về Liên Doanh Việt-Nga Vietsovpetro

Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro là liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí giữa Việt
Nam và Liên bang Nga, hiện hoạt động chủ yếu tại các mỏ dầu ở biển Đông nh ư Mỏ
Bạch Hổ, Mỏ Rồng.

Trụ sở chính của Vietsovpetro đặt tại số 105 đường Lê Lợi, phường Thắng Nhì, thành
phố Vũng Tàu, Việt Nam. Liên doanh được thành lập từ ngày 19 tháng 11 năm 1981,
có trụ sở tại Vũng Tàu.

Nga (lúc đó còn là Liên Xô) và Việt Nam hiện có mỗi bên một nửa trong tổng vốn đầu
tư 1,5 tỷ đô la. Đại diện cho phía Việt Nam trong liên doanh là Tổng công ty Dầu khí
Việt Nam còn đại diện phía Nga là Liên đoàn Kinh tế đối ngoại Liên bang Nga
(Zarubezhneft).

Hiện nay đây là mảng hợp tác hiệu quả của hai nước, riêng ngân sách của Nga hàng
năm nhận khoảng 500-700 triệu USD từ liên doanh, tổng doanh thu phía Nga đạt trên
4,5 tỷ USD.

 Khai thác tấn dầu đầu tiên: ngày 26 tháng 6 năm 1986.

 Hoạt động: đến 1992 đạt 10 triệu tấn, 20 triệu tấn vào năm 1993, 50 triệu tấn
năm 1997, 100 triệu tấn năm 2001 và đến 4 tháng 12 năm 2005 đạt tổng sản
lượng khai thác 150 triệu tấn dầu thô.

 Quy mô: Vietsovpetro đóng góp khoảng 80% lượng dầu thô xuất khẩu hàng
năm từ Việt Nam.

Chính phủ hai nước đã đồng ý cho liên doanh lập dự án mới về quy mô hoạt động sau
khi hợp đồng liên doanh hết hạn vào 2010, bao gồm cả khả năng hoạt động tại một
nước thứ ba.

BÁO CÁO THỰC TẬP 3


2. Giới thiệu về Viện Nghiên Cứu Khoa Học và Thiết Kế Dầu Khí Biển NIPI

Viện Nghiên cứu Khoa học và Thiết kế dầu khí biển (gọi tắt là Viện hoặc Viện NCKH
và TK) được thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1985.

Chức năng :

Viện NCKH và TK dầu khí biển (gọi tắt là Viện hoặc Viện NCKH và TK), Huân
chương Lao động hạng 3, là đơn vị tổ chức nghiên cứu khoa học và thiết kế các dự án
trực tiếp phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và trung hạn của XNLD
Vietsovpetro. Viện thực hiện các nghiên cứu và đưa ra cơ sở khoa học về mặt kỹ thuật
công nghệ và kinh tế cho công tác tìm kiếm, thăm dò, khoan, khai thác, xây dựng, vận
hành các công trình dầu khí, soạn thảo cung cấp cho XNLD “Vietsovpetro” các giải
pháp công nghệ - kỹ thuật, các hồ sơ thiết kế-dự toán ở tất cả các giai đoạn xây dựng,
cải hoán và sửa chữa các công trình của XNLD và thực hiện giám sát tác quyền trong
quá trình xây dựng, sửa chữa công trình.

Với chức năng đó Viện NCKH & TK dầu khí biển có các nhiệm vụ chính sau đây :

 Soạn thảo, giám sát triển khai và đề xuất các giải pháp đảm bảo thực thi hiệu
quả nhất các văn liệu thiết kế tìm kiếm, thăm dò, khai thác và quy hoạch xây
dựng công nghiệp các mỏ dầu khí.

 Nghiên cứu cấu trúc địa chất, xác định sự tồn tại dầu khí, quy mô và các đặc
trưng của chúng phục vụ công tác thiết kế khai thác và quy họach xây dựng mỏ.

 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong công tác khoan khai
thác, thu gom, xử lý, vận chuyển và tàng trữ dầu khí trong điều kiện bỉển xa bờ.

 Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong thiết kế kỹ thuật
công nghệ và thiết kế thi công, dự tóan xây dựng và sửa chữa các công trình
biển.

 Làm dịch vụ khoa học, thiết kế phát triển mỏ.

BÁO CÁO THỰC TẬP 4


Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Phòng Công nghệ khai thác dầu khí có chức năng:

 Lập cơ sở khoa học lựa chọn kỹ thuật và công nghệ khai thác dầu khí.

 Soạn thảo sơ đồ công nghệ phát triển mỏ dầu khí.

 Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật công nghệ trong các lĩnh vực: ác động vùng
cận đáy giếng; bơm ép nước để duy trì áp suất vỉa và sửa chữa giếng...

BÁO CÁO THỰC TẬP 5


PHẦN III: KẾT QUẢ THỰC TẬP

1. TỔNG QUAN VỀ MỎ BẠCH HỔ

1.1 Đặc điểm cấu tạo địa chất

Theo trình tự nghiên cứu bắt đầu từ các phương pháp đo địa vật lý, chủ yếu là đo địa
chấn, các phép đo địa vật lý trong lỗ khoan, sau đó đến các phương pháp phân tích lấy
mẫu đất đá thu được, người ta xác định được khá rõ ràng các thành hệ của mỏ Bạch
Hổ. Đó là các thành hệ thuộc hệ Đệ tứ, Neogen và Paleogen phủ trên móng kết tinh
Jura - Kretta có tuổi thọ tuyệt đối từ 97 - 108,4 triệu năm.

Từ trên xuống, cột địa tầng tổng hợp của mỏ được xác định như sau:

1.1.1. Trầm tích Neogen và Đệ Tứ

 Trầm tích Plioxen-Pleixtoxen ( điệp Biển Đông ):

Điệp này được thành tạo chủ yếu từ cát và cát dăm, độ gắn kết kém, thành phần chính
là thạch anh, Glaukonite và các tàn tích thực vật. Từ 20 - 25% mặt cắt là các vỉa kẹp
Montmoriolonite, đôi khi gặp những vỉa sét vôi mỏng. Đất đá này thành tạo trong điều
kiện biển nông, độ muối trung bình và chịu ảnh hưởng của các dòng chảy, nguồn vật
liệu chính là các đá Macma axit. Bề dày điệp này dao động từ 612 - 654m. Dưới điệp
Biển Đông là các trầm tích của thống Mioxen thuộc hệ Neogen.

 Trầm tích Mioxen:

Thống này chia ra làm 3 phụ thống:

Mioxen trên (điệp Đồng Nai):

Đất đá điệp này chủ yếu là cát dăm và cát với độ mài mòn trung bình từ trung bình đến
tốt. Thành phần Thạch anh chiếm từ 20 - 90% còn lại là Fenspat và các thành phần
khác như đá Macma, phiến cát vỏ sò… Độ kết hầu như không có nhưng cũng gặp
những vỉa sét và két dày đến 20m và những vỉa cuội mỏng. Chiều dày điệp này tăng
dần từ giữa ( 538m ) sang hai cánh ( 619m ).

BÁO CÁO THỰC TẬP 6


 Mioxen giữa (điệp Côn sơn):

Phần lớn đất đá của điệp này được tạo từ cát,cát dăm và bột kết. Phần còn lại là các vỉa
sét, sét vôi mỏng và đá vôi. Đây là những đất đá lục nguyên dạng bở rời màu xám
vàng và xám xanh, kích thước hạt từ 0,1 - 10mm, thành phần chính là Thạch anh( hơn
80% ), Fenspat và các đá phun trào có màu loang lổ, bở rời, mềm dẻo, thành phần
chính là Montmoriolonite. Bề mặt của điệp từ 810 - 950m.

 Mioxen dưới (điệp Bạch Hổ):

Đất đá của điệp này nằm bất chỉnh hợp góc, thành tạo Oligoxen trên.Gồm chủ yếu là
những tập sét dày và nững vỉa cát,bột mỏng nằm xen kẽ nhau. Sét có màu tối nâu
loang lổ xám, thường là mềm và phân lớp. Thành phần của sét gồm có Kaolinit,
Montmoriolonite, thuỷ Mica và các khoáng vật Carbonate, hàm lượng xi măng từ 3 -
35%, cấu trúc xi măng lấp đầy hoặc tiếp xúc. Mảnh vụn là các khoáng vật như Thạch
anh, Fenspat với khối lượng tương đương nhau. Ngoài ra còn có các loại khác, như
Granite, Phiến cát… Điệp này chứa các tầng dầu công nghiệp 22,23,24,25. Chiều dày
tăng từ vòm ( 600m ) đến 2 cánh ( 1270m ).

1.1.2. Trầm tích Paleogen:

Thành tạo của hệ thống Oligoxen thuộc hệ Paleogen được chia làm hai phụ thống:

 Oligoxen trên (điệp Trà Tân):

Các đất đá trầm tích này bao trùm toàn bộ diện tích mỏ. Phần trên là các tập sét màu
đen rất dày (tới 266m). Phần dưới là cát kết, sét kết và bột kết nằm xen kẽ. Điệp này
chứa tầng dầu công nghiệp 1,2,3,4,5. Sự phân chia có thể thực hiện sâu hơn tại hàng
loạt các giếng khoan, trong đó điệp Trà Tân được chia làm 3 phụ điệp: dưới, trên và
giữa. Ỏ đây có sự thay đổi hướng đá mạnh, trong thời kì hình thành trầm tích này có
thể có hoạt động của núi lửa ở phần trung tâm và cuối phía bắc của vỉa hiện tại, do có
sự gặp nhau các đá phun trào trong trong một số giếng khoan.

Ngoài ra còn gặp các trầm tích than sét kết màu đen, xám tối đến nâu bị ép nén, khi vỡ
có mặt trượt. Khoáng vật chính là Kaolinit (56%), Thuỷ Mica (12%), các thành phần
khác - Clorite, Xiderite, Montmoriolonite (32%). Cát và bột kết có màu sang dạng
khối rắn chắc, tới 80,9% là thành phần hạt gồm: Thạch anh, Fenspat và các thành phần
vụn của các loại đất đá khác như: Kaolinite, Cacbonate, sét vôi. Chiều dày từ 176-
1034m, giảm ở phần vòm và đột ngột tăng mạnh ở phần sườn.

BÁO CÁO THỰC TẬP 7


 Oligoxen dưới (điệp Trà Cú):

Thành tạo này có tại vòm Bắc và rìa Nam của mỏ. Gồm chủ yếu là sét kết(60-70% mặt
cắt), có màu từ đen đến xám tối và nâu, bị ép mạnh, giòn, mảnh vụn vỡ sắc cạnh có
mặt trượt dạng khối hoặc phân lớp. Thành phần gồm: Thuỷ Mica, Kaolinite, Clorite,
Xiderite. Phần còn lại của mặt cắt là cát kết, bột kết, nằm xen kẽ có sét màu sáng,
thành phần chính là Arkor, xi măng Kaolinite, thuỷ Mica và sét vôi. Đá được thành tạo
trong điều kiện biển nông, ven bờ hoặc sông hồ. Thành phần vụn gồm thạch anh,
Fenspat, Granite, đá phun trào và đá biến chất. Ở đây gặp 5 tầng dầu công nghiệp
6,7,8,9,10.

 Các đá cơ sở (vỏ phong hoá):

Đây là nền cơ sở cho các tập đá Oligoxen dưới phát triển trên mặt móng. Nó được
thành tạo trong diều kiện lục địa bởi sự phá huỷ cơ học của địa hình. Đá này nằm trực
tiếp trên móng do sự tái trầm tích của mảnh vụn của đá móng có kích thước khác nhau.
Thành phần gồm: Cuội cát kết hạt thô, đôi khi gặp đá phun trào. Chiều dày của điệp
Trà Cú và các điệp cơ sở thay đổi từ 0 - 412m và từ 0 - 174m.

1.1.3. Đá móng kết tinh Kazozoi

Đây là các thành tạo Granite nhưng không đồng nhất mà có sự khác nhau về thành
phần thạch học, hoá học và về tuổi. Có thể giả thiết rằng có hai thời kì thành tạo đá
Granite. Vòm Bắc vào kỉ Kretta, diện tích của thể Batholit Granite này có thể tới hàng
nghìn km2 và bề dày thường không quá 3km. Đá móng mỏ Bạch Hổ chịu tác động
mạnh của quá trình phong hoá thuỷ nhiệt và các hoạt động kiến tạo gây nứt nẻ hang
hốc và sinh ra các khoáng vật thứ sinh khác như Kataclazit, Milonite.

Sự phong hoá kéo theo sự làm giàu sắt, Mangan, Canxi, Photpho và làm mất đi các
thành phần Natri và Canxi động. Các mẫu đá chứa dầu thu được có độ nứt nẻ trung
bình 2,2%, chiầu dài khe nứt từ 0.5 - 1mm, rộng từ 0,1 - 0,5mm, độ lỗ hổng bằng từ
1/5-1/7 độ nứt nẻ. Đá móng bắt đầy có từ độ sâu 3888 - 4400m. Đây là một bẫy chứa
dầu khối điển hình và có triển vọng cao.

BÁO CÁO THỰC TẬP 8


Hình 1.1. Cột địa tầng mỏ Bạch Hổ [2]

BÁO CÁO THỰC TẬP 9


1.2 Đặc điểm kiến tạo

Đới nâng mỏ Bạch Hổ là một nếp lồi lớn kéo dài, đỉnh của nó kéo dài về phía Đông
Bắc và bị chia cắt chủ yếu bởi các đứt gãy của biên độ dọc chiều dài và đứt gãy giảm

dần về phía trên của mặt cắt. Phần vòm đường sóng lồi bị nghiêng về hướng Đông Bắc
khoảng 1⁰. Ở phía xa hơn, góc này đạt từ 3 – 4⁰. Độ nghiêng của đất đá là 125m/km. Ở
phía Nam đường sóng lồi bị chìm thoải hơn và độ nghiêng của đất đá là 83m/km. Cấu
tạo thể hiện rõ rệt ở trầm tích Mioxen dưới và Oligoxen.

Cấu tạo mỏ Bạch Hổ rất phức tạp, nó thể hiện ở chỗ có nhiều đứt gãy, trong đó đứt gãy
lớn nhất thuộc cánh Tây, có biên độ là 1200m theo tầng nóc. Nếp thuận kéo dài gần
32km dọc theo theo toàn bộ cấu tạo. Ngoài ra còn có một loạt các nếp thuận khác có
biên độ từ 50 – 120km, bao gồm:

1.2.1 Nếp thuận số 1

Thuộc cánh Tây và có tính đồng sinh. Biên độ ở phần Oligoxen dưới từ 700 – 900m và
giảm mạnh về phía Bắc cũng như phía treeb của lát cắt. Trong các trầm tích Oligoxen
dưới, nếp thuận chia một hay nhiều đứt gãy nhỏ, biên độ khoảng 60m, mặt đứt gãy
nghiêng về phía Đông 60 – 70⁰.

1.2.2. Nếp thuận số 2

Là đứt gãy phân nhánh của các dứt gãy trên. Đường phương của nếp thuận khi di
chuyển sang cánh Đông thay đổi tương đối mạnh. Biên độ của nếp thuận từ 40 – 50m,
mặt đứt gãy nghiêng về phía Tây Bắc khoảng 60 – 70⁰.

1.2.3. Nếp thuận số 3

Chia cắt nhánh Đông của phần vòm, cấu tạo chỉ kéo dài trong phần trầm tích Oligoxen
và có biên độ khoảng 100m.

1.2.4. Nếp thuận số 4

Nằm ở phía Đông của cấu tạo, ở phía Đông bị ngăn cách bởi đới nâng trung tâm có
dạng khối. Nếp thuận này có tính đồng sinh, biên độ thay đổi từ 500 – 600m ở tầng
móng và khoảng 60m ở tầng Mioxen dưới. Nếp uốn không chỉ tắt dần về phía trên của
lát cắt mà còn tắt dần từ Nam đến Bắc.

BÁO CÁO THỰC TẬP 10


1.2.5. Nếp thuận số 5 và 6

Trùng với phương vĩ tuyến, nó là ranh giới phía Nam và Bắc của khối nhô địa. Biên độ
của nếp thuận này từ 300 – 400m.

Tóm lại, nét đặc trưng của kiến tạo ở mỏ Bạch Hổ là đứt gãy có tính đồng sinh, biên
độ tắt dần về phía Bắc cũng như phía trên của lát cắt, chủ yếu có phương dọc trục theo
cấu tạo, số ít có phương ngang và có tính chất dặc trưng của đứt gãy thuận.

1.3. Lịch sử phát triển địa chất của mỏ

Mỏ Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long, bồn này thuộc thềm Sunda và nằm ở phía
Đông Nam khối ổn định của bán đảo Đông Dương. Ở phía Tây bị tách khỏi bồn trũng
Thái Lan bởi đới nâng Corat, ở phía Nam bị tách khỏi bồn trũng Nam Côn Sơn. Quá
trình phát triển địa chất của cùng trải qua các giai đoạn sau:

1.3.1. Thời kì Menzozoi – đầu Kanozoi

Bồn trũng Cửu Long xảy ra các hoạt động tạo núi mạnh, các hoạt động Macma núi lửa
với nhiều pha khác nhau. Các thành tạo trước Kainozoi bị đập vỡ và phân cách thành
từng khối với biên độ sụt lún không đồng nhất tạo nên dạng địa lũy, địa hào. Các địa
lũy và khối nâng bị bào mòn và phong hóa vật liệu được đem đi lấp đầy ở các trũng
lân cận trước Kainozoi. Cấu tạo mỏ Bạch Hổ được tạo thành trong thời gian này, nó là
một bộ phận của địa lũy trung tâm bồn trũng Cửu Long, bị khống chế bởi các đứt gãy
sâu ở sườn Đông và sườn Tây.

Các hoạt động Macma xâm nhập làm phức tạp thêm các cấu tạo gây nên sự khác biệt
địa chất của từng đới trước Kainozoi

1.3.2. Giai đoạn Oligoxen sớm

Điệp Trà Cú có tường lục địa lấp đầy các địa hào với bề dày trầm tích khá lớn, điều đó
chứng tỏ quá trình tách giãn gây sụt lún mạnh. Biên độ và gradien sụt lún thay đổi theo
chiều dày ở phía Tây của mỏ Bạch Hổ. Phần nhô cao của phần trung tâm vắng mặt
trầm tích Oligoxen sớm.

BÁO CÁO THỰC TẬP 11


1.3.3. Giai đoạn Oligoxen muộn

Hoạt động của Rizto kéo dài đến cuối Oligoxen và mang tính chất kế thừa của giai
đoạn trước. Các trầm tích Điệp Trà Tân mịn hàm lượng hợp chất hữu cơ cao được lắng
đọng trong môi trường đầm hồ, sông, châu thổ và lấp đầy phần trên các địa hào. Hoạt
động kiến tạo ở phía Tây mỏ Bạch Hổ mạnh hơn phía Đông và mang tính chất ép nén.
Hệ thống đứt gãy phía Tây có hướng cắm chủ yếu về phía sụt lún của mảng.

Phần nhô cao trung tâm của mỏ thời kì này có phương á kinh tuyến. Trên thực tế cho
phép kết luận: Hoạt động kiến tạo thời kì này mang tính chất khối tảng, có biểu hiện
xoay trục và nén ép mạnh ở phía Tây.

Cấu trúc phía Tây và Đông của mỏ có đặc trưng áp vào khối nhô của móng. Đây là
điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển Hydrocacbon vào trong móng, đồng thời tạo nên
các tập chắn.

1.3.4. Giai đoạn Mioxen

Đây là giai đoạn sụt lún oằn võng mang tính chất khu vực của toàn bộ trầm tích nói
chung và mỏ Bạch Hổ nói riêng tiếp theo sau thời kì tách giãn Oligoxen. Hoạt động
đứt gãy giảm dần, biển tiến theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, các trầm tích hạt mịn
được thành tạo điển hình là sét Rotalia tầng chắn của mỏ. Hiện tượng tái hoạt động
trong quá trình oằn võng ở thời kì Mioxen của các đứt gãy là nguyên nhân cơ bản để
thúc đẩy các Hydrocacbon vào trong móng. Vào cuối Mioxen, các hoạt động nén ép
khu vực này và hoạt động mạnh mẽ của sông Mêkong có ảnh hưởng lớn đến môi
trường trầm tích.

1.3.5. Giai đoạn Plioxen – Đệ Tứ

Do ảnh hưởng của quá trình lún chìm, biển tiến của toàn khu vực làm cho cấu tạo
Bạch Hổ trong giai đoạn này có tính ổn định. Các thành tạo trầm tích có chiều dày lớn,
gần như nằm ngang trên các thành tạo cổ.

BÁO CÁO THỰC TẬP 12


2. Sự nhiễm bẩn vùng đáy và cận đáy giếng

Vùng cận đáy giếng là vùng vỉa sản phẩm xung quanh giếng khoan, nơi ảnh hưởng
nhiều nhất trong việc suy giảm áp suất dưới tác động của các yếu tố gây nhiễm bẩn .
Khoảng từ 30 - 50% sự suy giảm áp suất thường xảy ra trong vùng này. Vùng cận đáy
giếng được coi là vùng vỉa xung quanh giếng có bán kính khoảng 0,9 - 1,5m (3 - 5ft).
Tuy nhiên, khu vực chịu nhiễm bẩn lớn nhất, đóng vai trò trong sự suy giảm áp suất
thường không vượt quá vài inch (khoảng 5 - 9cm). Với giếng khoan được chống ống
khai thác có đường kính 140mm và độ thẩm thấu vùng vỉa xung quanh giếng đồng
nhất, thì ở khoảng cách 5cm cách thành giếng, trở lực dòng chảy đã cao gấp 8 lần so
với trở lực này ở khoảng cách 1m.

Hình 2.1. Vùng cận đáy giếng và sự suy giảm áp suất đáy khi giếng bị nhiễm bẩn[1]

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm bẩn vùng cận đáy giếng trong quá trình khoan,
khai thác, xử lý vùng cận đáy giếng và sửa giếng... Dựa trên thành phần của các chất
và hợp chất gây ra nhiễm bẩn, có thể chia thành 2 loại nhiễm bẩn vô cơ và nhiễm bẩn
hữu cơ.

Nhiễm bẩn vô cơ hình thành tự nhiên từ các thành phần trong nước khai thác hoặc đất
đá thành hệ. Cặn sa lắng được tạo thành từ các chất vô cơ khác nhau, nhưng chủ yếu là
lắng đọng cặn CaCO3, BaSO4 và CaSO4. Cặn sa lắng này có thể hình thành trong

BÁO CÁO THỰC TẬP 13


điều kiện khai thác tự nhiên hoặc do các nguồn nước không tương thích (kết quả của
việc khai thác nhiều tầng sản phẩm, nước bơm ép hoặc dung dịch có nguồn gốc từ
nước được bơm vào giếng thông qua kích thích vỉa như nứt vỉa thủy lực, loại bỏ lắng
đọng muối, quá trình dập giếng…). Sự đa dạng của các thành phần vật liệu trong thành
hệ vỉa gồm: cát, bột kết và sét có thể xâm nhập qua thành hệ, gây bít nhét các kênh dẫn
và ảnh hưởng đến lưu lượng khai thác của giếng. Những hạt vật liệu này dính ướt dầu
và tích tụ thành một khối lớn, xâm nhập và tích lũy trong vùng cận đáy giếng. Chất
lỏng và khí trong vỉa phải di chuyển qua các kênh dẫn bị bít nhét để đến đáy giếng dẫn
đến việc nhiễm bẩn tích tụ theo thời gian và làm giảm sản lượng khai thác của giếng.

Nhiễm bẩn hữu cơ được hình thành tự nhiên từ các thành phần của dầu. Paraffin là hợp
chất chỉ bao gồm nguyên tử C và H với chuỗi carbon mạch dài có số carbon từ C 18 -
C20 lên đến C70 hoặc cao hơn. Asphaltene là hợp chất dị nguyên tố, chứa đồng thời
carbon, hydro và các thành phần chiếm tỷ lệ nhỏ như lưu huỳnh, oxy, nitrogen và các
kim loại nặng khác. Các thành phần có trọng lượng phân tử cao trong dầu thô ở trạng
thái cân bằng trong điều kiện vỉa bình thường. Khi dầu thô được khai thác thì trạng
thái cân bằng này bị phá vỡ do nhiệt độ và áp suất giảm, sự hòa trộn của khí và lỏng,
xử lý acid, làm nóng dầu và các hoạt động khác tác động lên vỉa. Việc làm lạnh và suy
giảm nhiệt độ sẽ thúc đẩy lắng đọng paraffin. Cơ chế chính của lắng đọng asphaltene
là sự suy giảm áp suất và xuất hiện của các chất lỏng không tương thích.

Trong thực tế khai thác mỏ dầu khí, các thành phần gây nhiễm bẩn vùng cận đáy giếng
không chỉ tồn tại riêng biệt ở dạng vô cơ hoặc hữu cơ mà tồn tại đồng thời ở cả nhiễm
bẩn vô cơ và hữu cơ. Để lựa chọn công nghệ xử lý vùng cận đáy giếng phù hợp phải
xác định nguồn gốc chính của cơ chế gây nhiễm bẩn và thành phần của tác nhân gây
nhiễm bẩn.

3. Cơ sở lý thuyết của phương pháp xử lí vùng cận đáy giếng bằng axit

3.1. Bản chất của phương pháp xử lý axit

Phương pháp xử lý vùng cận đáy giếng bằng axit là phương pháp hóa học. Bản chất
của phương pháp xử lý này là bơm ép dung dịch axít vào vùng cận đáy giếng với áp
suất nhỏ hơn áp suất vỡ vỉa và lớn hơn áp suất vỉa. Phản ứng giữa dung dịch axit với
một số loại chất lắng đọng nhiễm bẩn, đất đá vùng cận đáy giếng sẽ làm sạch hoặc mở

BÁO CÁO THỰC TẬP 14


rộng các lỗ, khe nứt trong đất đá dẫn đến tăng độ thẩm thấu của đất đá được xử lý. Đối
tượng xử lý của phương pháp bơm ép axít bao gồm:
 Giếng khai thác hoặc bơm ép trong đá tầng chứa là đá vôi, đolomít, cacbonate,
sét, silic.

 Xử lý bề mặt nhằm tách lớp vỏ sét, lớp xi măng, hòa tan các chất, lắng đọng,
kết tủa, những sản phẩm ăn mòn do chính thao tác xử lý trước đó gây ra.

Phương pháp xử lý axít là một trong những phương pháp cổ điển nhất, kích thích vỉa
tốt nhất trong thời gian qua. Phương pháp này có giá cả hợp lý, đơn giản và đạt hiệu
quả xử lý cao nên được sử dụng rộng rãi hiện nay.

3.2. Tiêu trí lựa chọn giếng tiến hành xử lý

Hiện nay tại xí nghiệp lien doanh Vietsopetro những đối tượng được đưa vào xử lý
nắm trong hai nhóm tiêu chí:

Nhóm một: Trong quá trình khai thác bản thân giếng khai thác dù không gặp bất cứ
vấn đề hư hỏng nào thì sản lượng vẫn giảm dần theo thời gian. Do đó theo định kỳ từ
sáu tháng tới một năm cần tiến hành xử lý giếng một lần để nâng cao sản lượng. Đây
là nhóm giếng xử lý định kỳ chiếm khoảng 90% quỹ giếng xử lý.

Nhóm hai: Sau khi kết thúc giai đoạn khoan thăm dò, tiến hành thử vỉa xác định sản
lượng. Từ đó các kỹ sư xác định sản lượng của giếng và đưa ra kỳ vọng về sản lượng
khai thác. Tuy nhiên trong quá trình khai thác nếu sản lượng thu được không được như
kỳ vọng thì cần tiến hành xử lý vùng cận đáy giếng để xác minh cũng như nâng cao
sản lượng khai khác.

Giếng được lựa chọn để tiến hành xử lý axit có thể là những giếng:

 Giếng mới, trong quá trình gọi dòng cho dòng sản phẩm yếu.

 Giếng được mở ở những tập vỉa có độ thẩm thấu thấp.

 Giếng có lưu lượng giảm so với lưu lượng của các giếng xung quanh.

 Giếng có các đặc tính thấm giảm ở trong vùng cận đáy giếng.

 Giếng bơm ép với độ tiếp nhận không đáp ứng yêu cầu.

BÁO CÁO THỰC TẬP 15


 Những giếng khai thác và bơm ép với có mức độ cao tính không đồng nhất các
tính chất collector của vỉa và độ dày làm việc không lớn.

 Những giếng được đưa vào khai thác sau một thời gian dài không làm việc, từ
những giếng dừng theo dõi hoặc từ quỹ giếng kiểm tra.

 Những giếng khai thác được chuyển lên làm việc ở các khoảng vỉa, các tầng vỉa
khác ở phía trên (hoặc phía dưới), khi đã được bắn bổ sung trước những khoảng
vỉa không làm việc.

 Những giếng khai thác, trong vùng cận đáy giếng của chúng có lắng đọng
asphanten- nhựa.

 Những giếng hư hỏng về mặt kỹ thuật trước khi thực hiện các công việc sửa
chữa-phục hồi.

Phương pháp tác động lên vùng cận đáy giếng bằng axit cần được lựa chọn có tính đến
những đặc điểm địa-vật lý của đá chứa, tình trạng của vùng cận đáy giếng trước khi xử
lý và tính chất của các hóa phẩm được sử dụng để xử lý.

3.3. Thành phần của hỗn hợp axit

Thành phần của hỗn hợp axít trong quá trình xử lý bao gồm:Axít clohydric, axít
flohydric, axít acetic, axít formic, chất ức chế ăn mòn, chất hoạt tính bền mặt (HTBM),
axit NTF. Trong kế hoạch xử lý, tùy theo đặc tính tầng vỉa và kinh nghiệm của người
lên kế hoạch mà thành phần của các hóa chất trong hỗn hợp có thể thay đổi khác nhau,
nhưng khoảng thay đổi này nằm trong một giới hạn cho phép.

Bảng 1. Thành phần hỗn hợp axit[2]


Thành phần Axit muối (%) Axit sét (%)
HF - 3-5
HCl 10-15 8-10
CH3COOH 2-5 2-5
Chất ức chế ăn mòn 1-5 1-5
Chất hoạt tính bề mặt 0.5-1 0.5-1
Axít NTF 1-2 1-2

3.3.1. Dung dịch axit-sét (AXS):


Tỷ lệ các cấu tử dung dịch axit sét được cho ở bảng 5-2.

BÁO CÁO THỰC TẬP 16


Dùng cho xử lý vùng cận đáy giếng bơm ép và khai thác vỉa chứa lục nguyên chứa
khoáng vật silicat. Phương án I và II dùng cho xử lý vùng cận đáy giếng khai thác khi
nhiễn bẩn có nguyên nhân từ hình thành, dịch chuyển gây bít nhét của các cỡ hạt mịn,
trong đó có cao lanh. Với giếng bơm ép, do chiều sâu nhiễm bẩn không lớn và lại có
thể áp dụng phương pháp rửa ngược, nên dùng phương án II. Phương án 3 dùng trong
xử lý axit lần đầu cho các giếng mới khoan xong.

Bảng 2. Thành phần của dung dịch axit sét[2]


Hàm lượng các cấu tủ trong dung dịch
No Tên các cấu tử Phương án Phương án Phương án
II II III
1 Axit flohiđric (HF) 1,0% 1,5% 2%
2 Axit clohiđric (HCl) 6% 8% 10%
3 Axit dấm (CH3COOH) 5% 5% 5%
4 Axit NTF 2% 2% 2%
5 Chất ức chế ăn mòn axit 4-4,5% 4-4,5% 4-4,5%
6 Chất HTBM dạng Emultan, 2,5% 2,5% 2,5%
Vietpav.

3.3.2. Dung dịch axit-muối

Tỷ lệ các cấu tử dung dịch axit muối được cho ở bảng 5-3

Bảng 3. Thành phần axit muối[4]


Hàm lượng các cấu tủ trong dung dịch
No Tên các cấu tử
Phương án II Phương án II Phương án III

1 Axit clohiđric (HCl) 6% 8% 10%

2 Axit dấm (CH3COOH) 5% 5% 5%

3 Axit NTF 2% 2% 2%

4 Chất ức chế ăn mòn axit 4-4,5% 4-4,5% 4-4,5%

5 Chất HTBM dạng Emultan, Vietpav. 2,5% 2,5% 2,5%

BÁO CÁO THỰC TẬP 17


Axit muối dùng cho xử lý vùng cận đáy giếng bơm ép và khai thác vỉa chứa lục
nguyên chứa khoáng vật cacbonat và muối vô cơ sa lắng.

3.3.3. Hệ nhũ tương hữu cơ-axit

Những ưu điểm của hệ nhũ tương hữu cơ-axit là giảm tối đa hoạt tính ăn mòn trong
giai đoạn ổn định nhũ, đi sâu hơn vào trong vỉa làm tăng vùng quét của tác động axit,
tăng tốc độ hòa tan cặn asphanten, nhựa, ngăn ngừa sự tạo thành guđron (asphanten,
nhựa) khi axit tiếp xúc với dầu vỉa và loại bỏ khả năng tự bốc cháy trong quả trình tiến
hành xử lý vùng cận đáy giếng.

 Hệ nhũ tương hữu cơ-axit gốc dung dịch axit muối.


Tỷ lệ các hơp phần của hệ nhũ tương hữu cơ-axit gốc dung dịch axit muối được chỉ ra
trong bảng 4.
 Hệ nhũ tương hữu cơ-axit gốc dung dịch axit sét
Hệ nhũ tương hữu cơ-axit gốc dung dịch axit sét. Hợp phần của hệ nhũ tương hữu cơ-
axit gốc dung dịch axit sét được chỉ ra trong bảng 5.

Bảng 4. Hệ nhũ tương hữu cơ-axit muối[4]


Hàm lượng các cấu tử
№ Tên các cấu tử Phương án Phương án Phương án
I II III
1 Axit muối (HCl) 6% 8% 10%

2 Axit dấm( CH3COOH) 5% 5% 5%


3 Axit NTF 2% 2% 2%

4 Chất ức chế ăn mòn axit 3,5-4% 4-4,5% 4-4,5%

Chất HTBM dạng Emultan,


5 2,5%% 2,5% 2,5%
Vietpav.

6 Hệ hữu cơ DMC (HH-DMC) 30-40%


7 Nước Bù đủ 100%

BÁO CÁO THỰC TẬP 18


Bảng 5. Hệ nhũ tương hữu cơ axit-sét[2]
Hàm lượng các cấu tử
№ Tên các cấu tử Phương án Phương án Phương án
I II III
1 Axit flohiđric (HF) 1% 1,5% 2%
2 Axit muối (HCl) 6% 8% 10%
3 Axit dấm ( CH3COOH) 5% 5% 5%
4 Axit NTF 2% 2% 2%
5 Chất ức chế ăn mòn axit 3,5-4% 4-4,5% 4-4,5%

Chất HTBM dạng Emultan, Vietpav.


6 2,5%% 2,5% 2,5%
v.v…

7 Hệ hữu cơ DMC (HH-DMC) 30-40%


8 Nước Bù đủ 100%

3.4. Hóa phẩm xử lý nhiễm bẩn vùng cận đáy giếng

Các hỗn hợp acid chủ yếu được sử dụng để xử lý vùng cận đáy giếng là dung dịch acid
muối và acid sét. Dung dịch acid muối chứa acid clohydric (HCl) và acid acetic
(СH3COOH), còn dung dịch acid sét chứa acid flohydric (HF), HCl và СH3COOH.

HCl: Hòa tan thành phần carbonate của đá chứa, các lắng đọng muối vô cơ, hòa tan
một phần sét đá chứa và sét gây bồi lắng nhiễm bẩn vùng cận đáy giếng. Trong hệ acid
sét, HCl dư đóng vai trò ngăn ngừa các hiện tượng: tạo gel lắng đọng từ các hợp chất
sắt; kết tủa muối CaF2, MgF2; tạo gel của Si(OH)4. HCl kỹ thuật có nồng độ 28 - 32%
phù hợp với tiêu chuẩn ТY 6-01-714-77, GОSТ 857-78.

HF: nằm trong thành phần của acid sét và có tính nguy hiểm, độ độc hại cao (độ nguy
hiểm thuộc nhóm III). Các hãng sản xuất đưa ra các loại HF kỹ thuật có nồng độ phù
hợp với tiêu chuẩn TY 608-236-77 với hàm lượng HF < 30%. Tác dụng của HF là hòa
tan các khoáng sét, thạch anh, alumosilicate trong thành phần đá chứa hoặc vật liệu
nhiễm bẩn trong vỉa hoặc trên bề mặt vỉa.

CH3COOH: có nồng độ 99,9% phù hợp với tiêu chuẩn GОSТ 6968-76. Tác dụng tạo
hiệu ứng đệm, ổn định pH của hệ acid (≤ 2) để ngăn ngừa sự lắng đọng gel hydroxide

của sắt, nhôm và một số ion kim loại khác. Ở nồng độ > 4%, CH3COOH có tác dụng
làm giảm tốc độ phản ứng, tăng chiều sâu xâm nhập.
BÁO CÁO THỰC TẬP 19
Ngoài các hóa phẩm chủ yếu này, trong hỗn hợp dung dịch acid muối, acid sét còn
chứa các chất ức chế ăn mòn nhằm làm giảm độ ăn mòn của dung dịch acid lên các
thiết bị lòng giếng; chất hoạt tính bề mặt làm giảm sức căng bề mặt tiếp xúc giữa các
pha, phân tán và tách các phần tử rắn ra khỏi vùng tác động, ổn định sét, loại trừ khả
năng thành tạo goudron (nhựa đường), giảm cản trở chảy thấm của dung dịch acid vào
vỉa, ngăn ngừa sự tạo thành vi nhũ tương trong vỉa; chất ổn định các khoáng vật sét,
ngăn ngừa sự lắng đọng hydroxide sắt, nhôm… và loại trừ khả năng thành tạo gel
hydroxide.

Nitrilotrimetyl phosphonic axit (NTF): Nitrilotrimetyl phosphonic axit (NTF) -


C3H12NO9P3, là sản phẩm kết tinh ở dạng bột có hàm lượng chất chính ≥ 97%, được
sản xuất theo tiêu chuẩn ТУ 6-09-5283-86.

Công dụng: ngăn ngừa tạo gel sắt, gel nhôm; phòng ngừa kết tủa muối flo của thành
phần cacbonat đá vỉa; phòng ngừa tạo gel silic; ổn định bề mặt khoáng sét giúp phòng
ngừa hiện tượng phân tán dịch chuyển gây lắng đọng của các hạt sét mịn.

Chất hoạt động bề mặt: Chất hoạt động bề mặt (HTBM) loại Emultan, Vietpav-M.

Công dụng: giảm sức căng bề mặt trên ranh giới pha, phân tán và đẩy cặn rắn khỏi
vùng xử lý, ổn định khoáng sét, ngăn ngừa sự tạo thành nhựa đường, giảm cản trở
dòng thấm của dung dịch axit vào vỉa, ngăn ngừa sự tạo vi nhũ tương trong vỉa.

Chất ức chế ăn mòn: Chất ức chế ăn mòn axit AII-240, AI-600 của hãng Clearwater
Inc (USA) đảm bảo tốc độ ăn mòn axit không lớn hơn 10mm/ năm ở nhiệt độ dưới 150
o
C.

Thành phần hữu cơ DMC (HH-DMC): Những đặc tính kỹ thuật chủ yếu của thành
phần hữu cơ DMC được cho ở bảng 6

Bảng 6. Đặc tính kỹ thuật và thành phần hữu cơ DMC[2]


Đơn vị Phương pháp xác
No Các chỉ số Giá trị
đo định

1 Màu sắc - Quan trắc Sáng trong

BÁO CÁO THỰC TẬP 20


Khối lượng thể tích ở
2 g/cm3 ASTM D4052 0,85÷0,89
150C
Nhiệt độ chớp cháy cốc 0
3 C ASTM D92 200 min.
hở
0
4 Nhiệt độ đông dặc C ASTM D97 - 4 max.
Độ nhớt động học ở
5 cSt ASTM D445 5,0 min
1000C

3.5. Các phương pháp xử lý bằng axit

Có một số phương pháp xử lý axit như sau:

 Rửa axit.
 Xử lý axit bình thường.
 Xử lý axit dưới tác dụng của áp suất lớn.
 Xử lý hóa nhiệt và nhiệt axit.
Các phương pháp xử lý axit trong điều kiện nhiệt độ vỉa cao:
 Xử lý bọt axit.
 Xử lý nhũ tương axit.

3.5.1. Rửa axit

Rửa axit là phương pháp tiến hành đơn giản được sử dụng để rửa sạch đáy và thành
giếng những chất nhiễm bẩn như các vỏ sét và xi măng nhựa quánh, parapin những
chất xỉ do quá trình ăn mòn kim loại.
Quá trình tiến hành: bơm dung dịch axit xuống vùng cận đáy giếng và để ngâm với
một thời gian nhất định (tùy thuộc vào điều kiện riêng của từng giếng), dung dịch axit
chỉ ở trong phần thể tích của đáy giếng không đi sâu vào trong vỉa sản phẩm. Thể tích
của dung dịch axit dùng để rửa giếng cần phải tính toán để không để vượt quá khoảng
xử lý.

Phạm vi ứng dụng: Phương pháp rửa axit được áp dụng tốt đối với những giếng thân
trần ở vỉa sản phẩm sau khi mở vỉa hoặc trong quá trình mở vỉa. Rửa axit không áp
dụng cho những giếng có vỉa sản phẩm được chống ống và bơm trám xi măng.
Ưu điểm: Phương pháp rửa axit đơn giản, ít tốn kém so với những phương pháp khác.
Có thể làm sạch nhanh bề mặt đáy giếng không làm gián đoạn thời gian khai thác.
Nhược điểm: Axit không tác động sâu được vào trong vỉa mà chỉ ở đáy giếng, vùng
bắn mở vỉa nên hiệu quả tác động trong thời gian ngắn. Những vật chất nhiễm bẩn

BÁO CÁO THỰC TẬP 21


được hòa tan nếu không kịp thời tẩy rửa sẽ một lần nữa rơi vào tình trạng lắng đọng,
kết tủa sau khi có sự trung hòa của axit làm cho kết quả xử lý kém đi.

3.5.2. Xử lý axit bình thường

Đây là phương pháp phổ biến nhất. Phương pháp xử lý axit bình thường được tiến
hành bằng cách bơm ép dung dịch axit xuống đáy giếng và ép cho dung dịch axit vào
hết trong vỉa sản phẩm, với áp suất bơm ép nhỏ hơn áp suất gây nứt vỉa. Nhờ các phản
ứng hóa học xảy ra giữa axit và bề mặt đá chứa của các khe nứt, lỗ rỗng, các chất lắng
đọng, bít nhét, tắc nghẽn sẽ được hòa tan, do đó mà các khe nứt, lỗ rỗng được mở
rộng, tiến sâu vào trong vỉa làm tăng độ thấm của vùng cận đáy giếng.
Phạm vi ứng dụng: Phương pháp xử lý axit bình thường được áp dụng với các vỉa
cacbonat, vỉa cát kết có hệ số thấm của vỉa tại vùng cận đáy giảm. Phương pháp này
cũng áp dụng để phá vỡ lớp vỏ sét tạo ra trong quá trình khoan, hoàn thiện giếng và
các hoạt động khai thác.
Ưu điểm: Phương pháp đơn giản, giải quyết nhanh được vấn đề nhiễm bẩn ở vùng cận
đáy giếng, ở bề mặt thành giếng cũng như các chất nhiễm bẩn vào sâu trong vỉa đều
được hòa tan, tăng độ thẩm thấu của vùng cận đáy. [ HYPERLINK \l "Dươ98" 8 ]
Nhược điểm: Phương pháp xử lý axit bình thường có hiệu quả khi áp dụng ở những
giếng có cấu tạo bởi các lớp đá kẹt nhỏ có độ thấm nhỏ, vỉa có độ thấm không đồng
đều. Phương pháp xử lý axit bình thường không áp dụng được với những giếng có
nhiệt độ cao, không tiến hành với những giếng đã qua xử lý nhiều lần vì đối với những
giếng này qua nhiều quá trình xử lý đất đá vùng lân cận đáy giếng đã bị phá hủy về
mặt cấu trúc, khung đá yếu dễ sảy ra hiện tượng sụp lở. Nên cần phải dùng những
dung dịch axit có khă năng đi sâu hơn vào trong vỉa hòa tan lắn cặn như dung dịch nhũ
tương axit, dung dịch bọt axit.

3.5.3. Xử lý axit dưới tác dụng của áp suất lớn

Xử lý axit dưới tác dụng của áp suất lớn được tiến hành bằng cách bơm dung dịch axit
xuống giếng bằng cách sử dụng nhiều máy bơm làm việc đồng thời. Các máy bơm sẽ
ép dung dịch axit vào vỉa sản phẩm với áp suất lớn hơn áp suất vỡ vỉa. Khi đó đất đá
tại vỉa bị rạn nứt tạo thành những khe nứt mới, mặt khác do tác dụng hòa tan của axit

BÁO CÁO THỰC TẬP 22


mà các khe nứt trước đó cũng được mở rộng, tạo thêm nhiều kênh dẫn mới lưu thông
vào giếng.
Phạm vi ứng dụng: Được áp dụng trong các vỉa cacbonat có hệ số thẩm thấu thấp và
tạo nứt vỉa thủy lực (bằng dung dịch axit) trong các vỉa cát kết, vỉa có độ thẩm thấu
không đồng nhất nhỏ.
Ưu điểm: Đối với những giếng áp dụng phương án này thành công thì phương pháp
này nâng cao độ thẩm thấu vùng lân cận đáy giếng lên nhiều lần do tạo được điều hệ
thống khe nứt. Phương pháp này áp dụng được cho những vỉa có độ thẩm thấu nhỏ.
Nhược điểm: Phương pháp này tiến hành ở áp suất cao hơn áp suất nứt vỉa do đó cần
phải tính toán kỹ áp suất vỡ vỉa vị trí đặt packer, tính toán chiều sâu của paker, khối
lượng axit bơm ép, loại chất lưu đẩy axit vào vỉa, tính toán quá trình gọi dòng sau xử
lý.
3.5.4. Xử lý hóa nhiệt và nhiệt axit

Xử lý bằng hóa nhiệt


Để có được nhiệt độ ở đáy giếng người ta thả kim loại Mg vào đáy giếng và sau đó
tiến hành bơm axit xuống. Khi phản ứng xảy ra sẽ tạo nên một nhiệt lượng rất lớn theo
phương trình phản ứng:

Mg + 2HCl = MgCl2 + 110Kcal

Xử lý bằng nhiệt axit


Xử lý bằng nhiệt axit là quá trình tổng hợp và được tiến hành theo hai giai đoạn kế tiếp
nhau: giai đoạn đầu là xử lý bằng hóa nhiệt, giai đoạn hai là xử lý bằng axit bình
thường.

Phạm vi ứng dụng: Xử lý nhiệt axit được sử dụng hợp lý, có hiệu quả ở những vỉa có
nhiệt độ thấp (nhỏ hơn 40oC).
Ưu điểm: khắc phục nhược điểm đối với những giếng có nhiệt độ thấp thì tốc độ phản
ứng của dung dịch axit và đất đá trong thành hệ chậm, hoặc không xảy ra phản ứng,
điều này có thể dẫn đến thời gian xử lý axit kéo dài. Những sản phẩm sau phản ứng
không được đưa ra vùng cận đáy giếng trong một khoảng thời gian thích hợp thì lại
chính là những tác nhân gây bít nhét thành hệ.
Nhược điểm: Khi thả kim loại xuống đáy giếng với mục đích khi kim loại phản ứng
với axit xinh ra nhiệt. Lượng nhiệt này chủ yếu tập chung tại đáy giếng, phản ứng còn
tạo ra những ion kim loại. Do lượng nhiệt sinh ra do phản ứng tập chung tại đáy nên ở
BÁO CÁO THỰC TẬP 23
đây nhiệt độ rất cao lại có mặt dung dịch axit dẫn đến sự phá hủy các thiết bị lòng
giếng bằng kim loại. Các ion kim loại sinh ra khi đi vào trong vỉa nếu gặp các ion đối
kháng có trong thành hệ có thể tạo thành kết tủa nếu không được đưa ra kịp thời thì lại
chính là những tác nhân gây bít nhét thành hệ.

3.5.5. Các phương pháp xử lý axit trong điều kiện nhiệt độ vỉa cao

Các mỏ dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam có đặc thù là dầu trong đá móng và các
vỉa dầu có nhiệt độ cao. Nghiên cứu các đặc tính của từng đối tượng khai thác đối với
Miocene dưới, Oligocene trên và Oligocene dưới của mỏ Bạch Hổ cho thấy:

- Độ thẩm thấu nhỏ và trung bình (khoảng 0,08D và 0,031D tương ứng).

- Có nhiều tập vỉa (3 - 10 tập) và không đồng nhất.

- Ở các giếng có cột ống chống khai thác đến tận đáy giếng và vỉa sản phẩm được đục
lỗ ống chống.

- Nhiệt độ vỉa cao, khoảng 90 - 150oC.

Tầng móng của mỏ Bạch Hổ dạng khối chứa collector granite nứt nẻ có hang hốc và lỗ
rỗng, trong đó các khe nứt và vi khe nứt là kênh chứa dầu. Các khe nứt và vi khe nứt
có chiều dày 0,3 - 3mm; độ rỗng khoảng 3 - 5% và độ thẩm thấu thay đổi trong phạm
vi rộng từ 0,004 - 464D (thông thường là 0,135D). Nhiệt độ vỉa dao động trong
khoảng 130 - 155oC và áp suất vỉa thay đổi từ 200 - 320at (đo ở độ sâu 3.650m). Theo
kết quả nghiên cứu, đá móng mỏ Bạch Hổ được tạo thành chủ yếu từ đá granite, ngoài
ra còn có granodiorite, monzodiorite thạch anh, diorite, diorite thạch anh.

Các đá tầng móng mỏ Bạch Hổ bị tác động bởi những quá trình kiến tạo, thủy nhiệt,
phong hóa… hình thành các lỗ hổng, khe nứt và vi khe nứt, trong đó có chứa nhiều
khoáng vật thứ sinh, chủ yếu là zeolite, feldspar được biến đổi từ plagioclase.

Bảng 7. Thành phần khoáng vật đá móng mỏ Bạch Hổ [2]

BÁO CÁO THỰC TẬP 24


Ngoài ra, các khoáng vật thứ sinh trong các khe nứt của đá móng còn có: quartz,
albite, epidote, calcite, barite, kaolinite, feldspar…

Phương trình phản ứng đặc trưng của các khoáng vật này được thể hiện qua phản ứng
của aluminosilicate với HCl:
MeSiALOn + HCL → MeCL + H2SiO3 + AL2O3.nSiO2.nH2O

Với:
Me: Bất kỳ các kim loại (Ca, Mg, Na, K); H2SiO3: Gel silica acid.
Al2O3.nSiO2.nH2O: Hydrogel magnesium oxide-silica oxide. Khi tiến hành xử lý vùng
cận đáy giếng bằng các acid thông thường ở điều kiện nhiệt độ vỉa cao thường gặp
phức tạp về:
- Ăn mòn các thiết bị lòng giếng.

- Lượng acid bị tiêu hao nhanh chóng cho phản ứng với đất đá. Kết quả là dung dịch
tiếp tục xâm nhập vào vỉa nhưng với nồng độ thấp hơn và có chứa một lượng đáng kể
sản phẩm phản ứng. Quá trình đó đã làm giảm độ sâu tác động của dung dịch acid vào
vỉa.
- Sự tạo thành các kết tủa thứ cấp.
Do vậy, khi tiến hành xử lý vùng cận đáy giếng bằng acid trong điều kiện nhiệt độ vỉa
cao cần giải quyết các vấn đề sau:
- Dung dịch acid tác động sâu vào trong vỉa;
- Ngăn ngừa dung dịch acid ăn mòn các thiết bị lòng giếng;
- Chống kết tủa thứ cấp.
Các giải pháp xử lý vùng cận đáy giếng hiện nay thường sử dụng chất ức chế ăn mòn
kim loại để xử lý giếng bằng acid trong điều kiện nhiệt độ vỉa cao. Dung dịch nhũ
tương dầu - acid được sử dụng để xử lý vùng cận đáy giếng trong điều kiện vỉa có
nhiệt độ cao (≈ 150oC) mang lại kết quả đáng kể. Ngoài ra, công nghệ xử lý bằng
dung dịch bọt - acid, non-acid cũng được nghiên cứu và áp dụng.

BÁO CÁO THỰC TẬP 25


Trong điều kiện nhiệt độ vỉa cao, dung dịch axit dùng để xử lý giếng phải thỏa mãn
các yêu cầu sau:
 Dung dịch axit có khả năng tác động sâu vào vỉa.
 Chống được sự ăn mòn của axit với các thiết bị lòng giếng.
 Trong dung dịch xử lý phải có axit mạnh để kiềm hãm sự phân ly của axit yếu,
làm cho các phần tử axit yếu chậm tham gia phản ứng và các axit yếu chỉ tác
dụng sau khi các axit mạnh đã trung hòa, như vậy kéo dài thời gian phản ứng và
giúp axit tác dụng sâu vào vỉa.
a. Xử lý bằng bọt axit

Người ta tạo thành dung dịch bọt axit bằng cách nạp khí vào dung dịch axit và cho
thêm các chất hoạt tính bề mặt. Chất hoạt tính bề mặt có tác dụng tạo nên những bọt
axit ngậm.

khí rất nhỏ tăng độ bền bề mặt của những bọt axit, dẫn tới làm giảm vận tốc hòa tan
của axit với đất đá.

Bọt axit được hình thành từ dung dịch axit, dung dịch này được thông gió và thêm các
chất phụ gia vào. Tỷ trọng của bọt axit là 0.3 – 0.8. Ưu điểm của bọt axit là rất nhẹ, có
khả năng bơm sâu vào trong vỉa. Sau khi xử lý bằng bọt axit, việc gọi dòng có thể tiến
hành rất dễ dàng.

BÁO CÁO THỰC TẬP 26


Hình 3.1. Sơ đồ liên kết thiết bị bề mặt để tiến hành xử lý giếng bằng bọt - acid
[1]. 1 - Máy bơm acid; 2 - Thiết bị tạo bọt; 3 - Van ngược; 4 - Đầu miệng giếng; 5 -
Máy nén khí.

Ngoài ra xử lý bằng bọt axit còn có một số ưu điểm sau:

 Làm chậm vận tốc hòa tan giữa đất đá và dung dịch do giảm bề mặt tiếp xúc nhờ
các bọt khí, đồng thời hạn chế sự khuếch tán của axit dẫn tới tăng chiều sâu tác
động của dung dịch axit trong vỉa.
 Dung dịch bọt axit chuyển động dọc theo ống khai thác vào trong vỉa, chống lại sự
tích tụ các chất bọt hay khí trong vỉa làm giảm sức căng bề mặt giữa dầu và axit đã
trung hòa.
 Tỷ trọng của dung dịch bọt axit nhỏ, độ nhớt, cấu trúc và tính chất cơ học và độ
nhớt của chúng cho phép tăng khả năng tác động của các axit lên trên toàn bộ bề
dày của vỉa sản phẩm.
 Trong quá trình gọi dòng áp suất ở vùng lân cận đáy giếng giảm và các bọt khí nở
tạo nên dòng chảy dầu khí mạnh có tác dụng rửa sạch các sản phẩm phản ứng trong
các lỗ rỗng khe nứt của đất đá sau khi xử lý.

BÁO CÁO THỰC TẬP 27


Hình 3.2. đồ thiết bị xử lý vùng cận đáy giếng bằng công nghệ non-acid [1]

b. Nhũ tương axit

Nhũ tương axit gồm hai pha. Một pha axit và một pha từ hydrocarbon có thể là dầu thô
hoặc dầu diesel mà axit là pha phân tán, dầu thô là pha bị phân tán nhờ các chất tạo
nhũ. Khi tạo thành nhũ tương axít, một màng mỏng của dầu tạo ra bao quanh bề mặt
các phân tử axit làm cho phân tử axit phải đi qua màng này trước khi tác động tới vỉa,
nhờ đó mà bề mặt tiếp xúc của axit và đất đá giảm.

Khi bề mặt tiếp xúc của axit trong hỗn hợp nhũ tương axit và đất đá giảm thì tốc độ
phản ứng giảm dẫn đến nhũ tương axit có khả năng đi sâu vào trong vỉa hơn so với
hỗn hợp bình thường. đồng thời giảm khả năng ăn mòn kim loại của hỗn hợp axit.

Tùy thuộc vào điều kiện địa chất-kỹ thuật cụ thể mà người ta pha chế hỗn hợp nhũ
tương axit khác nhau.

Thông thường tỷ lệ khoảng 30-40 % dầu thô và 60-70 % là dung dịch axit. Trong hỗn
hợp nhũ tương axit dung dịch axit thường dùng là axit muối và axit sét.

BÁO CÁO THỰC TẬP 28


Hình 3.3. Sơ đồ nguyên lý bố trí thiết bị xử lý vùng cận đáy giếng bằng nhũ tương
dầu - acid [1]
Công tác xử lý axit vùng cận đáy giếng phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ vỉa, khi nhiệt
độ càng tăng thì tốc độ phản ứng càng cao, điều đó làm giảm khả năng đi sâu vào vỉa

của dung dịch axit. Khi nhiệt độ lớn hơn 60oC ta cần phải sử dụng thêm chất làm
chậm phản ứng. Tuy nhiên ngày nay chất làm chậm phản ứng chỉ có tác dụng khi nhiệt

độ vỉa nhỏ hơn 100oC. Oligoxen vùng mỏ Bạch Hổ có nhiệt độ vỉa cao từ 110 –

150oC nên phương pháp xử lý nhũ tương axit mới có hiệu quả tốt nhất.

Tốc độ ăn mòn các thiết bị lòng giếng của dung dịch nhũ tương axít so với axit bình
thường giảm rất nhiều trong cùng một điều kiện nhiệt độ, áp suất. Đối tượng xử lý là
vùng đáy và cận đáy nhiễm bẩn, do đó việc tìm hiểu các loại nhiễm bẩn và các nguyên
nhân nhiễm bẩn là những yếu tố quan trọng để chọn lựa thành phần các hợp chất pha
chế dung dịch và thiết kế công nghệ phù hợp. Hiệu quả của việc xử lý tùy thuộc vào
khả năng làm sạch, loại bỏ các chất nhiễm bẩn.

Phạm vi áp dụng: Phương pháp xử lý nhũ tương axit được áp dụng đối với những
giếng có nhiệt độ cao 80 – 150oC.

BÁO CÁO THỰC TẬP 29


Ưu điểm: Nhũ tương dầu axit có độ nhớt cao do có sự nhũ hóa và sự hiện diện của
dầu, nhờ sự bao bọc của dầu xung quanh axit trong nhũ làm phản ứng xảy ra chậm
hơn, vì thế nhũ axit có thể đi sâu vào trong vỉa.

Nhược điểm: Cần phải có những hiểu biết rõ rang về vỉa sản phẩm trước khi tiến hành
xử lý bằng nhũ tương axit nên cần nhiều thời gian để tiến hành nghiên cứu lựa chọn
công nghệ phù hợp. Trình tự tiến hành phức tạp hơn các phương pháp xử lý axit thông
thường.

3.5.6. Công nghệ xử lý acid ở vùng cận đáy giếng có nhiệt độ cao

Các phương pháp xử lý acid vùng cận đáy giếng

Để gia tăng dòng chảy của dầu - khí từ vỉa vào đáy giếng cần có các giải pháp công
nghệ và kỹ thuật tác động lên vùng cận đáy giếng với mục đích tăng độ thẩm thấu của
đất đá. Dựa vào tác động lên vùng cận đáy giếng, có 4 phương pháp làm tăng độ thẩm
thấu của đất đá là: hóa học, cơ học, vật lý và nhiệt học.

Để kết quả xử lý tốt hơn có thể sử dụng phương pháp xử lý hỗn hợp. Việc lựa chọn
phương pháp tác động lên vùng cận đáy giếng được xác định theo các điều kiện của

vỉa và từng mỏ cụ thể, trạng thái kỹ thuật của giếng, thành phần đất đá.

Tại Việt Nam, phương pháp xử lý vùng cận đáy giếng được áp dụng phổ biến là
phương pháp hóa học, trong đó chủ yếu là xử lý bằng acid.

a. Phương pháp xử lý bằng hỗn hợp dung dịch acid muối

Đối với vỉa dầu khí có đá vôi và dolomite, xử lý bằng dung dịch acid muối rất hiệu
quả. Tuy nhiên, có những hỗn hợp khi tác động với acid sẽ tạo nên những chất cặn
lắng đọng, không hòa tan trong dung dịch acid trung hòa sau phản ứng, làm giảm độ
thẩm thấu vùng cận đáy giếng:

- Fe(OH)3 không hòa tan được tạo thành do kết quả thủy phân chất FeCl 3.

- H2SO4 tác động với CaCl2 tạo nên thạch cao (CaSO4.2H2O).

BÁO CÁO THỰC TẬP 30


- Một số hóa chất ức chế ăn mòn kim loại (ví dụ, chất PB-5) được bỏ vào dung
dịch.

- HF tác động với CaCO3 tạo nên muối không hòa tan CaF2.

Vì HCl có tính hoạt hóa cao nên khi xử lý giếng thường chọn HCl nồng độ khoảng 10
- 15% (tùy điều kiện cụ thể). Nếu dùng HCl có nồng độ cao thì dung dịch này có thể
ăn mòn thiết bị đầu giếng, thiết bị lòng giếng và dung dịch acid trung hòa có độ nhớt
cao gây khó khăn trong quá trình gọi dòng sản phẩm.

b. Phương pháp xử lý bằng hỗn hợp dung dịch acid sét


Dung dịch acid muối chủ yếu được dùng để xử lý đất đá có chứa hàm lượng lớn
CaCO3, CaMg(CO3)2. Đối với collector lục nguyên dùng hỗn hợp HF, HCl và các chất
hóa học bổ sung trên để xử lý. HF tác dụng với thành phần chủ yếu SiO2 (oxide silic)
và H4Al2Si2O9 (kaolinite) có trong collector lục nguyên.

Acid sét thường được dùng để xử lý collector lục nguyên với hàm lượng Ca < 0,5%.
Nếu acid này tác dụng với vỉa đá vôi hoặc dolomite thì tạo nên các muối không hòa
tan: 2HF + Ca2+ = CaF2 + 2H+.

Khi lập kế hoạch để xử lý collector chứa sét cần chú ý nồng độ của từng loại acid
trong hỗn hợp dung dịch acid tới sự trương nở của sét gây ảnh hưởng đến độ thẩm thấu
của đất đá. Lượng sét hòa tan tỷ lệ thuận với hàm lượng HF (3 - 5%) nhưng phản ứng

giữa sét với HF rất chậm. Vì vậy trong hỗn hợp, hàm lượng HF phải bảo đảm để tham
gia tác động với đất đá, ngoài ra còn phải có CH3COOH để tăng thời gian tác dụng của
hỗn hợp với đất đá.

Để loại trừ các muối CaF2 và MgF2 tạo thành, trước khi xử lý collector lục nguyên có
hàm lượng Ca, Mg đáng kể nên tiến hành xử lý bằng acid muối.

3.6. Kết quả áp dụng các công nghệ xử lý acid ở nhiệt độ vỉa cao tại mỏ Bạch Hổ

Trong giai đoạn 1992 - 2015, mỏ Bạch Hổ đã tiến hành 267 lần xử lý vùng cận đáy
giếng cho các giếng khai thác có nhiệt độ vỉa cao. Trong đó, có 228 lần xử lý bằng nhũ
tương dầu - acid với tỷ lệ thành công 79%, 11 lần xử lý bằng dung dịch bọt - acid với
tỷ lệ thành công 73% và 2 lần xử lý bằng dung dịch non-acid với tỷ lệ thành công
100% .

BÁO CÁO THỰC TẬP 31


Bảng 8. Các chỉ số hiệu quả của xử lý acid theo đối tượng khai thác (1988 - 2015)
[3]

Bảng 9. Các đặc tính thạch học và nhiệt động lực học của các đối tượng vỉa mỏ
Bạch Hổ [3]

Bảng 10. Lượng dầu khai thác thêm được nhờ xử lý bằng hóa chất chủ yếu bằng
axit của mỏ Bạch Hổ.

BÁO CÁO THỰC TẬP 32


Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997

Khối lượng dầu tăng 20 25 90 100 105 120 125 140


do xử lý hóa chất
(nghìn tấn)

Khối lượng dầu tăng 15 20 70 90 95 100 110 125


do xử lý bằng axit
(nghìn tấn)

Bảng 8 thể hiện tỷ lệ xử lý thành công vùng cận đáy giếng bằng acid theo các đối
tượng khai thác. Mức độ thành công cao nhất là xử lý bằng nhũ tương dầu - acid gốc
acid sét ở các giếng khai thác thuộc Miocene dưới, Oligocene trên. Ở đối tượng
Oligocene dưới, khối lượng xử lý acid trong các giếng khai thác chủ yếu là xử lý bằng
nhũ tương dầu - acid (trên gốc dung dịch acid sét) với tỷ lệ thành công đạt 85%, bọt -
acid đạt 100%.

Đối với tầng móng, xử lý vùng cận đáy giếng bằng nhũ tương dầu - acid (trên gốc
dung dịch acid sét), nhũ tương khí - dầu - acid và xử lý bằng bọt - acid, acid sét thông
thường cho hiệu quả cao hơn cả.

Nguyên nhân xử lý không thành công ở giếng khai thác có thể do áp suất vỉa thấp dẫn
tới quá trình gọi dòng giếng sau xử lý bị kéo dài khiến sản phẩm phản ứng nằm lâu
trong vỉa, ảnh hưởng xấu tới kết quả của xử lý do tồn tại ở dạng gel hoặc các hợp chất
khó tan trực tiếp gây nhiễm bẩn thành hệ, làm giảm sản lượng giếng.

Bảng 11 . Thống kê một số giếng khai thác đã xử lí đã xử lí axit bình thường tại
mỏ Bạch Hổ [1]

BÁO CÁO THỰC TẬP 33


Trên cơ sở nghiên cứu, Vietsovpetro đã lựa chọn và áp dụng thành công nhiều phương
pháp xử lý acid cho các đối tượng tầng móng và collector lục nguyên (Miocene dưới,
Oligocene trên, Oligocene dưới) của mỏ Bạch Hổ.

Từ kết quả thực tiễn áp dụng công nghệ, một số phương pháp xử lý vùng cận đáy
giếng hiệu quả cho các giếng có nhiệt độ cao theo đối tượng khai thác được đề xuất:
Miocene dưới - nhũ tương dầu acid (gốc acid sét), Oligocene trên - nhũ tương dầu acid

(gốc acid sét) hoặc acid sét, Oligocene dưới - nhũ tương dầu acid (gốc acid sét) hoặc
bọt - acid, tầng móng - nhũ tương dầu - acid (gốc acid sét) hoặc acid sét, bọt - acid.

BÁO CÁO THỰC TẬP 34


Với sự tương đồng về đặc tính địa chất ở các mỏ thuộc thềm lục địa Nam Việt Nam,
các phương pháp xử lý áp dụng ở Vietsovpetro đã được các nhà thầu dầu khí khác ứng
dụng, giúp gia tăng đáng kể sản lượng khai thác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

BÁO CÁO THỰC TẬP 35


[1] Từ Thành Nghĩa, Nguyễn Thúc Kháng, Lê Việt Hải, Dương Danh Lam,
Nguyễn Quốc Dũng, Nguyễn Văn Trung, Phan Đức Tuấn. Công nghệ xử lý vùng
cận đáy giếng các mỏ dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 2016.

[2] Dương Danh Lam, Nguyễn Thúc Kháng, nnk. Công nghệ xử lý bằng nhũ tương
khí - dầu - acid vùng cận đáy giếng thuộc đối tượng tầng móng mỏ Bạch Hổ trong
điều kiện áp suất vỉa cao. Giải pháp sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hóa sản xuất.
Vietsovpetro. 1997.

[3] Viện Nghiên cứu Khoa học và Thiết kế Dầu khí biển, Vietsovpetro. Báo cáo
thử nghiệm đề tài công nghệ mới “Công nghệ tăng sản lượng khai thác dầu nhờ bơm
các thành phần không có tính acid để tạo thành hỗn hợp acid tại đáy giếng khi tiến
hành xử lý vùng cận đáy vỉa”. 2011.

[4] Dương Danh Lam, Lê Việt Hải, Nguyễn Quốc Dũng, nnk. Xử lý vùng cận đáy
giếng bằng công nghệ bơm các thành phần không có tính acid để tạo thành hỗn hợp
acid tại đáy giếng. Giải pháp sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hóa sản xuất.
Vietsovpetro. 2012.

BÁO CÁO THỰC TẬP 36


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN
Đợt thực tập vừa qua giúp chúng em nhận thấy một số thiếu sót của bản thân, từ đó có
định hướng hoàn thiện bản thân, ôn lại kiến thức tại trường đồng thời mở rộng hơn,
tìm hiểu sâu hơn, đặc biệt tiếp nhận kiến thức thực tiễn từ các anh kỹ sữ cos nhiều năm
kiến thức thực tế trong lĩnh vực.

Những kiến thức bản thân chúng em đã thu được sau đợt thực tập:

 Biết cách tổng hợp các kiến thức cần thiết.

 Hiểu được các cơ sở lý thuyết của phương pháp xử lí axit cho vùng đáy và cận
đáy giếng.

 Tìm hiểu được kết quả xử lí mà VietsoPetro đã áp dụng ở mỏ Bạch Hổ.

 Thiết lập mối quan hệ, tạo ấn tượng tốt với các anh kĩ sư .Từ đó cho các anh
một cái nhìn tốt về sinh viên Đại Học Dầu Khí Việt Nam.

2. KIẾN NGHỊ
Sau thời gian thực tập em có ý kiến như sau: em mong muốn bộ môn có thể mời các
anh kĩ sư đang làm hoặc đã từng làm việc thực tế trên giàn, các đơn vị trong nghành về
trường trao đổi, nói chuyện với sinh viên.Qua đó giúp sinh viên nắm rõ và hiểu kĩ hơn
về công việc và tình hình thực tế. Đồng thời cho các bạn sinh viên tiếp cận với điều
kiện làm việc thực tế, chuẩn bị tốt hơn về kiến thức cho điều kiện làm việc thực tế sau
này.

BÁO CÁO THỰC TẬP 37

You might also like