You are on page 1of 88

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

ĐỀ TÀI: TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ VIỄN


THÔNG VÀ HỆ THỐNG PHỤ TRỢ
TRONG TRẠM BTS

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông.


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Võ Phước Trí
MSSV: 2051040179
Lớp: DV20B

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thanh Tùng

Cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Quốc Thắng

TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 01 năm 2024


KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
BẢN NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Võ Phước Trí.
Lớp: DV20B.
Ngành: Kỹ thuật điện tử - viễn thông - Chuyên ngành: Điện tử viễn thông.
Đơn vị thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT VIỄN THÔNG
COMAS CORP.
Địa chỉ: Số 43/6 đường Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Quốc Thắng.
Thời gian thực tập: Từ ngày 10/07/2023 đến ngày 14/01/2024.
2. Tên đề tài: Tổng quan về thiết bị viễn thông và hệ thống phụ trợ trong trạm BTS
3. Nhận xét của cơ quan, đơn vị thực tập:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
4. Điểm đánh giá:
..................................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày.… tháng …. năm 2024
Người đánh giá Xác nhận của đơn vị thực tập
(ký tên và ghi rõ họ tên) (Đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Võ Phước Trí.
MSSV: 2051040179 - Lớp: DV20B.
Ngành: Kỹ thuật điện tử - viễn thông.
Chuyên ngành: Điện tử viễn thông.
Giảng viên hướng dẫn: THS. Nguyễn Thanh Tùng.
2. Tên đề tài: Tổng quan về thiết bị viễn thông và hệ thống phụ trợ trong trạm BTS
3. Nhận xét của giảng viên hướng dẫn:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
4. Điểm đánh giá:
..................................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày.… tháng…. năm 2024
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(ký tên và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC

Contents
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT VIỄN THÔNG
COMAS CORP ............................................................................................................................................3
1.1 Khái Quát Chung Về Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Lắp Đặt Viễn Thông Comas Corp. ..............3
1.1.1. Xây dựng hạ tầng viễn thông: ..................................................................................................... 4
1.1.2. Lắp đặt viễn thông trọn gói (Turnkey): ....................................................................................... 5
1.1.3. Dịch vụ bảo dưỡng, khai thác, vận hành – ứng cứu: ...................................................................6
1.2. Các Gói Dịch Vụ Của Công Ty: ........................................................................................................ 6
1.2.1. Xây dựng hạ tầng: ....................................................................................................................... 7
1.2.2. Triển khai trọn gói: ......................................................................................................................7
1.2.3. Thiết kế tối ưu: ............................................................................................................................ 7
1.2.4. Bảo dưỡng – Vận hành: ...............................................................................................................7
1.2.5. Dịch vụ IN-BUILDING: ............................................................................................................. 7
1.4. Tuyển Dụng Xã Hội Của Công Ty .....................................................................................................8
1.5. Môi Trường Làm Việc Của Công Ty .................................................................................................9
CHƯƠNG 2: CÁC NGUYÊN TẮC LẮP ĐẶT ĐẶT VÀ VẬN HÀNH TRẠM BTS. .........................13
2.1 Trạm BTS .......................................................................................................................................... 13
2.2. Cấu Tạo Cơ Bản Của Trạm BTS ......................................................................................................14
2.3 Các Thế Hệ Trạm BTS (Base Transceiver Station) .......................................................................... 16
2.3. Các Yêu Cầu Trong Lắp Đặt Trạm BTS ..........................................................................................19
2.3.1 Hệ thống tiếp đất, cắt sét. ........................................................................................................... 19
2.3.2. Hệ thống nguồn điện cung cấp. ................................................................................................. 21
2.3.3. Nhà Trạm. ..................................................................................................................................22
2.4. Các Nguyên Tắc Lắp Đặt Trạm BTS ............................................................................................... 23
2.4.1 Bố trí trong phòng thiết bị. ......................................................................................................... 23
2.4.2. Nguyên Tắc đấu nối hệ thống nguồn AC. ................................................................................. 24
2.5. Vận Hành Và Bảo Dưỡng Trạm BTS .............................................................................................. 30
2.5.1. Vận hành nhà trạm BTS. ........................................................................................................... 30
2.5.2. Bảo dưỡng bảo trì trạm BTS ..................................................................................................... 30
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG NGUỒN AC, DC, HỆ THỐNG NGUỒN BACKUP DC VÀ HỆ
THỐNG MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG TRẠM BTS ............................................................................... 33
3.1. Mở Đầu: ............................................................................................................................................33
3.2. Tổng Quan Hệ thống nguồn của trạm BTS ......................................................................................34
3.2.1. Hệ thống cấp nguồn có điện lưới quốc gia ................................................................................34
3.2.2. Hệ thống cấp nguồn không có điện lưới điện quốc gia (năng lượng mặt trời) ......................... 36
3.2.3. Hệ thống nguồn điện trạm viễn thông thực tế. .......................................................................... 37
3.3. Hệ Thống Nguồn AC. ...................................................................................................................... 40
3.3.1. Nguyên tắc chung lắp đặt nguồn điện trong trạm BTS ............................................................. 40
3.3.2. Hệ Thống Nguồn AC Trong Trạm BTS ....................................................................................41
3.3.3. Hệ Thống Nguồn DC Trong Trạm BTS. ...................................................................................43
3.4 Hệ Thống Nguồn AC Backup trong trạm BTS. ................................................................................ 49
3.4.1 Hệ Thống Tủ ATS. .....................................................................................................................49
3.4.2 Máy Phát Điện ............................................................................................................................50
3.5 Một Số Lỗi Phát Sinh Trong Quá Trình Kiểm Tra Quản Lý Thiết bị. ..........................................52
CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN QUANG VÀ HỆ THỐNG 3G
WCDMA, 4G LTE. ........................................................................................................................... 55
4.1. Tổng Quan. .......................................................................................................................................55
4.2. Cap Quang. .......................................................................................................................................55
4.2.3. Dây Nhảy Quang. ...................................................................................................................... 57
4.2.4. Các Loại Dây Nhảy Quang. ...................................................................................................... 58
4.3. Tổng Quan Hạ Tầng Truyền Dẫn Trong Mạng Mobifone. ..............................................................60
4.3.1. Hộp Phối Quang ODF. .............................................................................................................. 60
4.3.1. Mô Hình Chung Của Hệ Thống Thông Tin Quang. ..................................................................61
4.4. Tổng Quan Hệ Thống 3G WCDMA Và 4G LTE. ........................................................................... 63
4.4.1 Tổng Quan Hệ Thống 3G WCDMA và 4G LTE. ...................................................................... 63
4.4.2 Tổng Quang Hệ Thống 3G WCDMA. ....................................................................................... 65
4.4.3 Tổng Quan Hệ Thống 4G LTE. ..................................................................................................69
4.5. Tổng Quan Hệ Thống 3G WCDMA Và 4G LTE Nokia Mobifone. ............................................73
4.5.1. Tổng quan về thiết bị Nokia AirScale System Module. ............................................................73
4.5.2 Các thiết bị khác. ........................................................................................................................ 76
4.5.3. Mô hình mô phỏng hệ thống 3G, 4G Nokia Mobifone ............................................................. 77
4.5.4. Quy trình lắp đặt hệ thống 3G, 4G Nokia Mobifone .................................................................77
TỔNG KẾT ................................................................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 82
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

LỜI MỞ ĐẦU
Với tốc độ hiện đại hóa hệ thống viễn thông của thế giới ngày càng nhanh như giai
đoạn hiện nay, việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới vào công việc là sự đòi hỏi
mang tính sống còn của mỗi quốc gia, trong đó nước ta không nằm ngoài quỹ đạo chung
đó. Sự ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thông tại nước ta đã đáp ứng kịp những xu
thế chung của khu vực và đáp ứng đủ nhu cầu ứng dụng của doanh nghiệp và cá nhân
người sử dụng.
Với thực trạng phát triển nhanh chóng của ngành Điện tử viễn thông nói chung và
đặc biệt là thông tin di động nói riêng, đã tạo ra nhiều cơ hội cho các ngành nghề về viễn
thông, thông tin di động phát triển, nhằm đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của người
sử dụng, đặc biệt trong quá trình truyền phát tín hiệu, đây cũng chính là điều quan trọng
để nghiên cứu tại các trường đại học cũng như các trung tâm giảng dạy về chuyên ngành
Điện tử viễn thông, nhằm đáp ứng nhu cầu đó, em đã làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp
này để nhằm tổng hợp và rút ra những kiến thức thực tế mà bản thân mình đã học được
trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Đặt biệt là kiến thức về “Tổng Quan Về Thiết Bị Viễn
Thông Và Hệ Thống Phụ Trợ Trong Trạm BTS”.
Được sự phân công của khoa Điện – Điện tử viễn thông trường Đại học Giao thông
vận tải thành phố Hồ Chí Minh và sự đồng ý của công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp đặt
Viễn thông Comas Corp, em đã được thực tập tại đây trong vòng 10 tuần. Với sự chỉ bảo
tận tình của các anh trong công ty trong quá trình thực tập em đã tự rút ra cho mình
những kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc này, nắm được sơ lược về hoạt
động cũng như cách vận hành và cách lắp đặt các thiết bị tại trạm phát sóng. Và hơn nữa,
đó là cách xử lý khi gặp các sự cố trong quá trình vận hành các thiết bị tại trạm phát sóng.
Điều quan trọng hơn hết đó là em đã ren luyện được ý thức về tác phong, đạo đức và tính
kỹ luật của mình, điều đó rất có ích cho bản thân em trong khoảng thời gian sau này. Với
bài báo cáo này, em xin được chia làm 5 chưng như sau:
Chương 1: Giới thiệu về công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp đặt Viễn thông Comas
Corp. Ở chương này, em xin giới thiệu khái quát về công ty, các dịch vụ, các đối tác,
chương trình tuyển dụng và môi trường làm việc của công ty.
Chương 2: Các nguyên tắc lắp đặt đặt trạm và vận hành trạm BTS.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Chương 3: Hệ thống nguồn AC, DC, hệ thống nguồn backup DC và hệ thống máy
phát điện trong trạm BTS
Chương 4: Hệ thống truyền dẫn quang và hệ thống 3G WCDMA, 4G LTE.
Chương 5 Kết luận.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy ThS. Nguyễn Thanh Tùng – người đã giới thiệu em
đến thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT VIỄN THÔNG
COMAS CORP và là người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập.
Em đặc biệt gửi lời cảm ơn đến Anh Thắng và một số Anh làm việc ở Củ Chi và
Hóc Môn– Các Anh đã trực tiếp chỉ dạy cũng như hướng dẫn đi thực hiện tại các công
trình thực tế, qua đó giúp em có được những kiến thức vô cùng quý báu để một phần có
thể chuẩn bị cho công việc sau khi ra trường.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô và toàn thể các anh chị trong CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT VIỄN THÔNG COMAS CORP dồi dào sức
khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống!
TP. Hồ Chí Minh, ngày ... tháng … năm 2024
Nguyễn Võ Phước Trí

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT


VIỄN THÔNG COMAS CORP
1.1 Khái Quát Chung Về Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Lắp Đặt Viễn Thông Comas
Corp.
Công ty Cổ Phần Xây Dựng Và Lắp Đặt Viễn Thông Comas Corp là Công ty Cổ
phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0102035139 lần đầu ngày 25/09/2006 và
đăng ký thay đổi lần 15 ngày 10/03/2020. COMAS là một trong những công ty hàng đầu
Việt Nam về xây dựng hạ tầng viễn thông và đã triển khai xây dựng hàng nghìn trạm phát
sóng di động cho nhiều nhà khai thác như: VMS, Vietnamobile, Gtel, Vinaphone,
Mobifone, Viettel…
- Công ty COMAS có tên tiếng Anh là CONSTRUCTION AND MACHINERY
INSTALLATION FOR TELECOMMUNICATION CORPORATION và có tên giao
dịch đó là COMAS CORP.
- Chủ tịch Hội đồng Quản trị của COMAS là ông Nguyễn Du và tổng giám đốc là
ông Nguyễn Doãn Bình.
- Công ty có số lượng Cán bộ công nhân viên trên 200 người
- Có vốn điều lệ là 150 tỷ VNĐ.
Về địa chỉ liên hệ:
- COMAS có địa chỉ trụ sở chính ở Tầng 13, tòa nhà Vinaconex 9, đường Phạm
Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
- Và có văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh ở số 43/6 đường Cộng Hòa, phường 4, quận
Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (+84) 24 3776 4347. Fax: (+84) 24 3835 3301.
Thế mạnh chuyên ngành của COMAS bao gồm:
- Cung cấp các thiết bị viễn thông.
- Đầu tư, cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông.
- Xây dựng và lắp đặt viễn thông.
- Hỗ trợ vận hành khai thác và ứng cứu thông tin di động.
- Tư vấn thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây lắp hệ thống phòng cháy chữa
cháy.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 1. Logo của công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp đặt Viễn thông Comas Corp

Các công ty trực thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp đặt Viễn thông (COMAS)
bao gồm:
1. Công ty TNHH Xây dựng Hạ tầng Kỹ thuật (COMAS-C).
2. Công ty cổ phần đầu tư phát triển viễn thông Sài Gòn (COMAS-S).
3. Công ty TNHH khai thác viễn thông (COMAS-I).
4. Công ty TNHH Phát triển dịch vụ Viễn thông Thế hệ mới (NEWCOM).
5. Văn phòng Miền Trung.
6. Công ty Cổ phần quảng cáo truyền thông Alanta.
7. Công ty Cổ phần Lazita. 8. Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5.
9. Công ty Cổ phần Đầu tư Thiết bị Cơ điện Toàn cầu.
Về lĩnh vực hoạt động, COMAS là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về
xây dựng hạ tầng viễn thông cho các đối tác (Mobifone, Viettel, Vinaphone,
Vietnamobile, VNPT,… . Vậy nên, công ty có các lĩnh vực hoạt động như sau:
1.1.1. Xây dựng hạ tầng viễn thông:
Comas là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về xây dựng hạ tầng viễn
thông cho các đối tác (VMS, Vietnamobile, Gtel, VNPT, EVNtelecom….).
- Sản xuất và lắp dựng các chủng loại trụ tháp anten có chiều cao 80m trở lại.
- Khảo sát, thiết kế, lập dự toán và thi công các đài, trạm viễn thông cho các nhà
cung cấp dịch vụ viễn thông ở khắp các tỉnh thành.
- Khảo sát, thi công hệ thống tiếp đất, chống sét cho các công trình viễn thông.
- Cung cấp các dịch vụ giám sát thi công xây dựng các công trình viễn thông và
anten. Cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật thi công xây dựng.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 2. Xây dựng hạ tầng viễn thông


1.1.2. Lắp đặt viễn thông trọn gói (Turnkey):
Trong lĩnh vực viễn thông, COMAS là một trong số ít các đơn vị có đủ khả năng và
kinh nghiệm triển khai những dự án trọn gói (turnkey) lớn về dịch vụ viễn thông, bao
gồm:

● Dịch vụ logistic, các thủ tục về xuất nhập khẩu.

● Dịch vụ kho bãi và vận chuyển đến site.

● Dịch vụ khảo sát, thiết kế lắp đặt thiết bị.

● Dịch vụ cải tạo cơ sở hạ tầng.

● Cung cấp các vật tư, phụ trợ cho trạm thu phát sóng.

● Lắp đặt, hòa mạng các tuyến truyền dẫn và BTS 2G, 3G.

● Dịch vụ nghiệm thu, đưa vào sử dụng.

● Dịch vụ thiết kế, đo kiểm và tối ưu các trạm BTS 2G & 3G.
Hiện nay, COMAS đang vươn tới vị trí hàng đầu trong các công ty cung cấp dịch vụ
lắp đặt các hệ thống thiết bị viễn thông. Thực hiện các dự án với các hãng nước ngoài với
đội ngũ kỹ thuật giỏi và lành nghề luôn làm hài lòng các đối tác.
Khi các đối tác cần những tư vấn giải pháp và đề xuất thiết kế để mạng truyền dẫn
hoạt động hữu hiệu nhất, COMAS sẽ là công ty đối tác tin cậy nhất. COMAS sẵn sàng hỗ
GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

trợ và hợp tác cùng các đơn vị trong việc thi công, lên cấu hình và triển khai dự án.
COMAS có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động, đã thực hiện nhiều dự án lớn nhỏ trong
lĩnh vực cung cấp giải pháp thiết kế và cung cấp thiết bị truyền dẫn viba và truyền dẫn
quang.
1.1.3. Dịch vụ bảo dưỡng, khai thác, vận hành – ứng cứu:
Là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông, COMAS đã
được các mạng viễn thông (như VMS, Vinaphone,…) tin tưởng giao thực hiện bảo trì bảo
dưỡng định kỳ các thiết bị viba, anten GSM cũng như các thiết bị liên quan khác; bảo trì
bảo dưỡng các thiết bị truyền dẫn quang SDH của các hãng Siemens, Nortel, Fujitsu,
Alcatel-Lucent…
Hiện nay, công ty COMAS có hơn 90 đội bảo dưỡng và lắp đặt thường xuyên có
mặt trên tuyến thực hiện công tác lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, ứng cứu đột xuất với các
trang thiết bị và máy đo tiên tiến nhất từ các hãng như Anritsu, Marconi, HP, Acterna …
Với trụ sở chính tại TP. Hà Nội và hai chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
COMAS sẵn sàng đáp ứng nhanh các yêu cầu ứng cứu thông tin của các đơn vị có nhu
cầu trong thời gian nhanh nhất. Đặc biệt, với thiết bị dự phòng luôn sẵn có, hệ thống
thông tin do COMAS đảm nhiệm luôn được các khách hàng yên tâm về chất lượng và độ
ổn định.

Hình 3: Dịch vụ bảo dưỡng, ứng cứu, vận hành – khai thác

1.2. Các Gói Dịch Vụ Của Công Ty:


Công ty có các dịch vụ như sau:

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

1.2.1. Xây dựng hạ tầng:


Comas là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về xây dựng hạ tầng viễn
thông, đã triển khai xây dựng hàng nghìn trạm phát sóng di động cho nhiều nhà khai thác
như: VMS, Vietnamobile, Gtel, Vinaphone,…
1.2.2. Triển khai trọn gói:
Với đội ngũ nhân lực hùng hậu có ít nhất 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực triển
khai dự án viễn thông, COMAS có đủ khả năng triển khai một mạng viễn thông tại bất cứ
một địa bàn nào trên cả nước.
1.2.3. Thiết kế tối ưu:
COMAS đã và đang thực hiện các dự án thiết kế, tối ưu mạng di động dưới hình
thức liên doanh, liên kết hoặc thuê chuyên gia RNP/RNO chuyên nghiệp giàu kinh
nghiệm từ các công ty nước ngoài để thực hiện các dự án của COMAS.
1.2.4. Bảo dưỡng – Vận hành:
COMAS có hơn 120 đội bảo dưỡng và lắp đặt thường xuyên có mặt trên tuyến thực
hiện công tác lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, ứng cứu đột xuất với các trang thiết bị và máy
đo tiên tiến nhất từ các hãng như Anritsu, Marconi, HP, Acterna…
1.2.5. Dịch vụ IN-BUILDING:
Với nhiều năm kinh nghiệm và nguồn lực chất lượng cao, máy móc trang thiết bị
hiện đại, cũng như mối quan hệ tốt với cả chủ tòa nhà và nhà mạng, COMAS đã thực
hiện nhiều dự án phủ sóng cho các tòa nhà cao tầng ở Hà Nội, Bình Dương, TP. Hồ Chí
Minh.
COMAS là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về xây dựng hạ tầng viễn
thông cho các đối tác (Mobifone, Viettel, Vinaphone, Vietnamobile, VNPT,…). Dưới
đây là hình ảnh một số đối tác của công ty:

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

1.4. Tuyển Dụng Xã Hội Của Công Ty


Về cơ hội nghề nghiệp ở COMAS: Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh
nghiệm thì COMAS luôn tạo cơ hội đặc biệt dành cho các bạn sinh viên theo học các lĩnh
vực về Điện tử viễn thông, Xây dựng và các ngành liên quan.
Với quy mô hơn 500 Cán bộ công nhân viên hiện đang thực hiện hàng chục dự án
lớn nhỏ trên khắp cả nước, COMAS đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều vị trí liên quan
đến lĩnh vực Điện tử viễn thông và Xây dựng. Các bạn sinh viên chỉ cần tạo CV rồi gửi
về tuyendung@comas.vn và chuẩn bị ngay tinh thần để đón chào một cơ hội mới. Ở
COMAS, công ty không quan trọng sinh viên tốt nghiệp trường gì, sinh viên tốt nghiệp
loại gì mà công ty chỉ đánh giá năng lực của sinh viên và tinh thần trách nhiệm với công
việc.
Do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, bên cạnh tuyển dụng nhân sự có chất
lượng cao thì COMAS cũng thường xuyên và liên tục tuyển dụng nhân sự lao động phổ
thông như kỹ thuật viên lắp đặt viễn thông có thu nhập từ 6-9 triệu đồng/tháng, với yêu
cầu vô cùng đơn giản: Giới tính nam, có bằng Phổ thông trung học trở lên, sức khoẻ tốt,
không sợ độ cao.
Ngoài hai lĩnh vực trên, vận chuyển cũng là một trong những định hướng phát triển
của COMAS. Chính vì vậy, ứng viên cũng có thể ứng tuyển vào vị trí lái xe con và lái xe
tải của công ty.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Ứng viên có thể thường xuyên theo dõi và cập nhật tin tức tuyển dụng của COMAS
theo 3 cách sau: - Truy cập vào website: Comas.vn/tuyển dụng.
- Tìm và ấn nút “thích” để theo dõi fanpage chính thức của COMAS trên Facebook
theo tên: Tuyển dụng COMAS.
- Liên hệ trực tiếp đến hotline tuyển dụng của COMAS: 098.123.6219
Ngoài ra, COMAS còn tạo cơ hội cho ứng viên được tham gia các khóa đào tạo
nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ để có thể thăng tiến.
Thông tin liên hệ bộ phận tuyển dụng của COMAS như sau: Phòng Hành chính
Nhân sự – Công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp đặt Viễn thông (COMAS) thông báo các vị
trí tuyển dụng. Hồ sơ ứng tuyển vui lòng gửi về địa chỉ: tuyendung@comas.vn hoặc nộp
trực tiếp tại:
Trụ sở chính tại Miền Bắc: Phòng Hành chính Nhân sự – Công ty Cổ phần Xây
dựng và Lắp đặt Viễn thông. Địa chỉ: Tầng 13, tòa nhà Vinaconex 9, Đường Phạm Hùng-
Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm-Thành phố Hà Nội, ĐT: 84-4-37 764 347/ Fax: 84-
4-38 353 301, Email: comas_corp@comas.vn.
Chi nhánh Miền Nam: Phòng Hành chính Nhân sự – Công ty CP Đầu Tư Phát Triển
Viễn Thông Sài Gòn. Địa chỉ: Số 43/6 đường Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.
Hồ Chí Minh, ĐT: 84-2-86 297 0143/ Fax: 84-2-86 297 0142.
Văn phòng Miền Trung: 17 Trần Lê, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà
Nẵng. Hotline tuyển dụng: 0981.236.219.
1.5. Môi Trường Làm Việc Của Công Ty
Với đội ngũ hơn 500 lao động tinh nhuệ là cán bộ quản lý, cán bộ văn phòng và các
cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, có tâm huyết trải rộng trên khắp cả nước từ Bắc
chí Nam, COMAS luôn đáp ứng được yêu cầu khắt khe nhất của các nhà mạng về hạ tầng
viễn thông trên tất cả các mặt như chất lượng, tiến độ và khối lượng công việc.
Với đội ngũ nhân lực hùng hậu có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực triển khai dự
án viễn thông, COMAS có đủ khả năng triển khai một mạng viễn thông tại bất cứ một địa
bàn nào trên cả nước, chỉ cần có thiết bị, COMAS sẽ triển khai toàn bộ từ thiết kế, quy
hoạch mạng lưới, khảo sát, lắp đặt, cài đặt tích hợp thiết bị, vận hành chạy thử, kiểm tra
các thông số, tối ưu hoá chất lượng mạng lưới. Vì vậy, COMAS có một môi trường làm

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

việc vô cùng năng động và sáng tạo. Về chế độ đãi ngộ (dành cho Cán bộ công nhân viên
làm việc toàn thời gian cố định):
• Thời gian làm việc từ thứ Hai đến hết thứ Sáu (nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật).

• Môi trường làm việc năng động, nhiều cơ hội thăng tiến và chuyên nghiệp.
• Có mức thu nhập cạnh tranh (trả theo năng lực).
• Có cơ hội tham gia các hoạt động đào tạo nâng cao trình độ trong và ngoài nước.
• Được đóng BHXH, BHYT, BHTN… theo quy định của Nhà nước.
• Thưởng các ngày lễ, tết trong năm.
• Các quyền lợi khác dành cho bản thân và gia đình: Du lịch/nghỉ mát/du xuân hàng
năm, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí…
Ở COMAS, Cộng tác viên hay nhân viên hay là quản lý cấp bộ phận hay quản lý
cấp Công ty thì đều thường xuyên được tham gia các khóa đào tạo chuyên môn hoặc học
thêm về các kỹ năng khác. Cơ hội tăng lương thường xuyên và thăng tiến luôn rộng mở
với tất cả mọi người.
Công ty không chỉ là nơi làm việc mà còn là gia đình thứ hai của nhân viên công ty.
Không chỉ là một môi trường làm việc chuyên nghiệp và hết sức thân thiện, COMAS
luôn là gia đình thứ 2 của mọi người. Ở đây các Cán bộ công nhân viên của công ty
không chỉ là người làm kế hoạch công việc mà còn là người tạo nên các kế hoạch,
phương án nghỉ ngơi cho chính mình và các đồng nghiệp vào các dịp: Khai xuân, Du
xuân, 08/03, Nghỉ mát, Sinh nhật Công ty, 20/10, Noel, Tết Dương lịch,….
Một điều mà toàn thể Cán bộ công nhân viên vô cùng háo hức hàng năm đó là dịp
nghỉ mát. Không chỉ tri ân toàn thể Cán bộ công nhân viên mà COMAS còn tri ân cả gia
đình của Cán bộ công nhân viên, bởi COMAS hiểu rằng họ là những hậu phương vô cùng
vững chắc, góp phần không nhỏ làm nên thành công của COMAS.
COMAS cam kết tạo ra những cơ hội để tất cả cán bộ nhân viên trong Công ty có
thể phát huy tốt nhất khả năng và kinh nghiệm chuyên môn để cống hiến cho Công ty,
cho xã hội, và được hưởng các quyền lợi xứng đáng với công sức của mình.
Về chế độ phúc lợi, COMAS luôn chào đón tất cả các ứng viên tâm huyết tìm kiếm
một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động. Công ty không ngừng cải thiện

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

chính sách phúc lợi của mình để ghi nhận những đóng góp của nhân viên, giúp nhân viên
cảm nhận được sự hỗ trợ và chào đón trong môi trường làm việc lý tưởng.
1. Phụ cấp ngoài lương:
Ngoài mức lương cạnh tranh, nhân viên COMAS đều được nhận các khoản (có giá
trị bằng tiền hoặc quà tương đương) vào các dịp đặc biệt sau đây:
– Tết dương lịch.
– Ngày Quốc khánh 2/9.
– Ngày Quốc tế lao động 1/5.
– Tết Nguyên đán.
– Ngày sinh nhật nhân viên.
– Nhân viên khi kết hôn.
– Người thân (cha, mẹ ruột, cha, mẹ vợ/chồng, vợ, chồng và con cái) của nhân viên
khi qua đời.
– Nhân viên khi ốm đau (nằm viện từ 1 ngày trở lên), sinh nở và tai nạn lao động.
– Nhân viên Nữ vào ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3 và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Ngoài ra, các nhân viên còn được hỗ trợ chi phí gửi xe và các khoản phụ cấp khác
như công tác phí, chi phí đi lại…
2. Tăng lương:
– Thời gian tăng lương: Hàng năm Công ty sẽ xem xét việc tăng lương. Đặc biệt
với những cán bộ nhân viên mới, việc xét tăng lương không cần chờ theo định kỳ, không
quy định số bậc lương tăng khi có thành tích đặc biệt xuất sắc.
– Mức tăng lương: Tuỳ thuộc vào đánh giá năng lực của nhân viên.
3. Khen thưởng:
Mức khen thưởng tuỳ thuộc vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh và kết quả đóng góp
của người lao động, với các hình thức khen thưởng như sau:
– Thưởng Tết âm lịch.
– Chương trình khen thưởng cho nhân viên/quản lý xuất sắc cấp bộ phận, cấp Công
ty.
– Thưởng bán hàng và sản xuất vượt kế hoạch.
– Các thưởng khác (Khi công ty có lợi nhuận).

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

4. Chăm sóc y tế và bảo hiểm:


Cán bộ công nhân viên được đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người
lao động theo quy định của Nhà nước.
Đặc biệt, nhân viên công ty sẽ có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội đa dạng
và các sự kiện thể thao, đó là cách tốt nhất để giao lưu kết bạn và chia sẻ những khoảnh
khắc tuyệt vời với gia đình thứ 2 của mình như: Chương trình Giao lưu bóng đá, Giao lưu
tennis, Hội làng COMAS, các hoạt động thiện nguyện, Hội thi “Thiên thần Nhí
COMAS”,…
Bất kỳ các trường hợp đặc biệt khó khăn nào cần sự trợ giúp cả về vật chất lẫn tinh
thần đều nhận được sự chung tay ủng hộ từ “Quỹ tấm lòng người COMAS”.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

CHƯƠNG 2: CÁC NGUYÊN TẮC LẮP ĐẶT ĐẶT VÀ VẬN HÀNH TRẠM BTS.
2.1 Trạm BTS

Hình 3.1: Vị trí trạm BTS trang mạng lưới

BSC: Base Station Controller là một thành phần trong mạng di động quan trọng có
thể kiểm soát một hoặc nhiều trạm thu phát (BTS), còn được gọi là các trạm gốc hoặc
những trang di động.
BTS: Base Transceiver Station là trạm thu phát gốc, được dùng trong hệ thống
mạng viễn thông. Các trạm BTS tạo nên vùng phủ sóng trong hệ thống tế bào mạng, vị trí
của chúng quyết định dung lượng và vùng phủ của mạng.
VD: về hướng đi khi DDT1 gửi tin nhắn đến DDT2 (Cùng một nhà mạng):
Từ ĐT1 → tin nhắn được chuyển đến trạm thu BTS → tin nhắn được chuyển tiếp đến
tổng đài di động MSC → thực hiện quá trình tìm kiếm và xác định ĐT2 → Tin nhắn được
chuyển tới trạm BTS gần với ĐT2 → Đến được ĐT2.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 2.2: Hứng truyền giữa các trạm với nhau


2.2. Cấu Tạo Cơ Bản Của Trạm BTS

Hình 2.3: Cấu tạo của trạm BTS

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

+ Các thiết bị Indoor:


Tên Chức Năng
Bao gồm các tủ như: Tủ nguồn DB1, tủ phân phối điện
DB2. Nhận diện từ điện lưới hoặc điện lưới từ máy phát
Tủ nguồn AC
điện để cấp nguồn xoay chiều cho: đen, công tắc, máy
điều hòa, tử nguồn DC.
Có các loại tủ như: Tủ ZTE, tủ Emerson, tủ delta,… .
Nhận điện áp từ tủ nguồn AC sau đó biến thành nguồn
Tủ nguồn DC
DC(-48V) để cấp nguồn cho các thiết bị viễn thông
khác.
Tủ BTS có nhiều loại khác nhau để ứng với mỗi cấu
Tủ thiết bị BTS/Node
hình khác nhau cho mỗi nhà mạng
Dùng để điều hòa nhiệt độ khi khí hậu biến đổi hoặc
Điều hòa nhiệt độ
dùng để giảm nhiệt độ có các tủ.
Cung cấp nguồn dự trữ cho tủ AC trong trường hợp mất
Nguồn backup
điện.

Cáp Dùng để đấu nối các thiết bị và các cảnh báo


Bảng 2.1: các thiết bị Indoor
+ Các thiết bị Outdoor:
Tên Chức năng
Có nhiệm vụ truyền và nhận tín hiệu, gửi và nhận các
Anten
tín hiệu từ các phần tử mạng.

Cáp Dùng để đấu nối các thiết bị


Có nhiệm vụ cân bằng điện thế, đồng thời phân tán năng
lượng quá áp và dòng xuống mặt đất. Đấy cũng chính là
Hệ thống tiếp đất và cắt sét
cơ chế bảo vệ an toàn cho con người trong hệ thống
điện, điện tử, viễn thông khi hiện tượng sấm sét xảy ra.
Bảng 2.2: Các thiết bị Outdoor.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

2.3 Các Thế Hệ Trạm BTS (Base Transceiver Station)


NodeB, eNodeB, gNodeB và ng-eNB là các nút mạng là thành phần của mạng truy
cập vô tuyến di động. Khi bạn nhìn thấy kiến trúc của mạng di động 3G/4G, bạn có thể
đã bắt gặp các thuật ngữ NodeB và eNodeB. Mạng di động đã phát triển từ 2G lên 3G,
4G và 5G trong vài thập kỉ qua, và do đó, kiến trúc mạng cũng thay đổi. Bây giờ chúng ta
có thêm hai thuật ngữ mới được gọi là gNodeB và ng-eNB, nhưng trước tiên hãy bắt đầu
với một số khái niệm.
NodeB, eNodeB và gNodeB là các thành phần mạng vô tuyến cần thiết cho các
mạng di động 3G UMTS, 4G LTE và 5G NR. NodeB là trạm gốc vô tuyến cho mạng
UMTS (Hệ thống Toàn cầu cho Truyền thông Di động), eNodeB (hay eNB) là nút mạng
vô tuyến cho mạng LTE (Tiến hoá dài hạn) và gNodeB (hay gNB) là nút mạng vô tuyến
cho 5G NR. Các nút này được lắp đặt tại các điểm của các nhà vận hành di động và có
thể được xem như các cột ăng ten cao, còn được gọi là tháp di động
Thế hệ mạng Công nghệ vô tuyến Tên trạm gốc
2G GSM BTS
3G UMTS NodeB
4G LTE eNodeB( eNB)
5G NR gNode(gNB), ng-eNodeB
Bảng 3.3. tên các trạm gốc

a. Node B
- Khi mạng 2G GSM (Hệ thống Toàn cầu cho Truyền thông Di động), bắt đầu vào
đầu những năm 1990, kết nối không dây đã được kích hoạt bởi các trạm gốc vô tuyến còn
được gọi là Trạm thu phát gốc hoặc BTS. Từ 'transceiver' hàm ý rằng trạm gốc có khả
năng truyền cũng như nhận. Khi mạng 3G UMTS ra đời, các trạm gốc 3G được gán một
thuật ngữ mới là "Node B". Node B, đôi khi còn được viết là NodeB, sử dụng WCDMA
(Đa truy nhập phân chia mã băng rộng) cho giao diện air để kết nối điện thoại di động với
mạng di động. Nó là một phần của Mạng truy cập vô tuyến 3G UMTS hoặc UTRAN
(Mạng truy cập vô tuyến mặt đất UMTS). Nếu một nhà khai thác di động muốn phủ sóng

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

mạng 3G trên toàn quốc thì cần phải triển khai một số lượng lớn các Node B trên khắp cả
nước.
- Các NodeB được điều khiển bởi một thực thể khác trong mạng vô tuyến 3G được
gọi là Bộ điều khiển mạng vô tuyến hoặc RNC. Tương đương 2G của RNC trong mạng
GSM là Bộ điều khiển Trạm gốc hoặc BSC. Khi màn hình điện thoại di động của bạn
hiển thị biểu tượng 3G hoặc H hoặc H + bên cạnh thanh tín hiệu, bạn đang được cung cấp
bởi NodeB. Như thể hiện trong sơ đồ mạng bên dưới, NodeB và RNC đại diện cho mạng
truy cập vô tuyến 3G UMTS. Sau đó, RNC kết nối thông qua liên kết backhaul tới SGSN
(Nút hỗ trợ GPRS đang phục vụ) để thiết lập kết nối giữa mạng truy cập vô tuyến 3G và
lõi di động 3G.

Hình 2.4: Kiến trúc mạng UMTS

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

b. eNodeB(eNB)
- Các trạm gốc trong mạng 4G LTE được gọi là Node B cải tiến hoặc eNodeB.
Trong sơ đồ kiến trúc mạng, eNodeB thường còn được viết tắt là eNB. eNodeB là một
phần thiết yếu của mạng vô tuyến 4G LTE và có khả năng thực hiện các chức năng điều
khiển mạng ngoài việc tạo vùng phủ sóng mạng di động. Nếu bạn nhìn vào sơ đồ mạng ở
trên, bạn có thể nhận thấy rằng mạng vô tuyến 4G không có một thực thể điều khiển
mạng riêng biệt. Điều này khác với mạng GSM và UMTS có BSC và RNC tương ứng
cho các nhiệm vụ điều khiển mạng. Có nghĩa là đối với LTE, eNodeB có thể thực hiện
các chức năng truy cập vô tuyến tương đương với những gì Node B và RNC thực hiện
cùng nhau trong 3G UMTS.
- Phù hợp với tiêu chuẩn LTE, eNodeB sử dụng các công nghệ truy cập vô tuyến
riêng biệt cho uplink và downlink. Giao tiếp giữa eNodeB và điện thoại di động sử dụng
Đa truy cập phân chia theo tần số trực giao (OFDMA) cho downlink và Đa truy cập phân
chia theo tần số sóng mang đơn (SC-FDMA) cho uplink.
- eNodeB cũng có trí tuệ và khả năng thực hiện các chức năng điều khiển mạng vô
tuyến. Và nhờ vậy, nó đại diện cho mạng truy cập vô tuyến 4G LTE E-UTRAN (Mạng
truy cập Vô tuyến Mặt đất UMTS cải tiến). Sau đó, nó kết nối với mạng lõi 4G LTE, Lõi
Gói Cải tiến (EPC).

c. gNodeB và ng-eNB
- Mạng 5G sử dụng một công nghệ được gọi là New Radio hoặc NR cho giao diện
air. Có hai cách mà mạng 5G có thể được triển khai; chế độ độc lập và chế độ không độc
lập. Chế độ độc lập (SA) là nơi mạng 5G tự hoạt động hoàn toàn mà không cần bất kỳ
mạng kế thừa nào, tức là không phụ thuộc vào mạng 4G LTE. Chế độ không độc lập
(NSA) là chế độ phổ biến hơn, đặc biệt là đối với việc áp dụng sớm 5G khi các nhà khai
thác di động thêm 5G NR vào cơ sở hạ tầng 4G LTE hiện có của họ. Trong cả hai trường
hợp, 5G sử dụng mạng vô tuyến chuyên dụng cho giao diện air. Mạng vô tuyến cho 5G
NR được gọi là Mạng Truy cập Vô tuyến Thế hệ Tiếp theo hoặc NG-RAN.
- Vì việc triển khai NSA tận dụng EPC hiện có cho các chức năng mạng lõi, nó yêu
cầu cả mạng vô tuyến LTE và NR phải kết nối với cùng một EPC. Mạng 4G LTE có thể
hoạt động giống như cách chúng hiện nay bằng cách cho phép eNB giao tiếp với EPC

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

cho mặt phẳng điều khiển cũng như mặt phẳng người dùng. Nói cách khác, tất cả các
chức năng mạng vô tuyến, cũng như các chức năng của người dùng (ví dụ: dữ liệu di
động, QoS, v.v.), đều diễn ra thông qua eNB. Nút mạng vô tuyến 5G gNB hoạt động hơi
khác một chút và chỉ được sử dụng cho các chức năng thuộc cấp người dùng. Mặt phẳng
điều khiển cho 5G vẫn do eNB quản lý như một phần của khái niệm được gọi là kết nối
kép.
- Khi mạng 5G Core được sử dụng thay vì EPC, kết nối cho bất kỳ thiết bị 5G nào
cũng sử dụng nút gNB cho cả mặt phẳng điều khiển và người dùng. Mặt khác, mọi thiết
bị 4G LTE đều sử dụng eNodeB ‘thế hệ tiếp theo’ thay vì eNodeB thông thường để có
thể giao tiếp với mạng 5G Core. eNodeB thế hệ tiếp theo được viết tắt là ng-eNB.
2.3. Các Yêu Cầu Trong Lắp Đặt Trạm BTS
2.3.1 Hệ thống tiếp đất, cắt sét.
a. Ngoài phòng thiết bị
+ Đối với các trạm dựng cột đứng hoặc cột có đây co.
Dây thoát sét từ kim thu sét phải được nối trực tiếp thẳng xuống bãi đất, phải kiểm
tra thật kỹ tiếp xúc giữa kim thu sét và dây thoát sét. Đảm bảo rằng dây thoát sét không bị
đi ngược lên và phải được cố định vào thân cột (mỗi 2m một lần). Ngoài ra, còn phải đảm
bảo tách biệt dây thoát sét với phiđơ, cáp RF (nên bố trí đi dây thoát sét đối diện với
thang cáp đi phiđơ, cáp RF).
Để đảm bảo an toàn cho hệ thống, phi đơ phải được tiếp đất 3 điểm:
+ Điểm thứ nhất: tại vị trí cách điểm nối giữa dây nhảy và phiđơ trên cột khoảng
0,3m đến 0,6m
+ Điểm thứ hai: tại vị trí trước khi phiđơ uốn cong ở chân cột cách chỗ uốn cong
khoảng 0,3m
+ Điểm thứ ba: tại vị trí trước lỗ cáp nhập trạm, nếu lỗ cáp nhập trạm và bảng đất
ngoài phòng thiết bị gần nhau thì không cần phải dùng thanh đất mà nối trực tiếp dây tiếp
đất cho phiđơ vào bảng đất này
Lưu ý: Lắp vị trí thanh đất và điểm làm tiếp đất cho phiđơ thật linh động sao cho
dây tiếp đất cho phiđơ phải đi thẳng xuống, hạn chế tối đa bị uốn cong

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Cả ba thanh đồng tiếp đất, chống sét cho phiđơ nên phải nối vào bảng đồng tiếp đất
trước lỗ cáp nhập trạm và được nối xuống cọc đất như sau:
+ Nếu chiều cao của cột anten < khoảng cách từ chân cột đến lỗ cáp nhập trạm thì
dùng dây đồng trần nối trực tiếp xuống cọc đất (Đây là trường hợp hệ thống đất 3 dây)
+ Nếu chiều cao của cột anten > khoảng cách từ chân cột đến lỗ cáp nhập trạm thì sẽ
nối chung vào dây đất trong nhà ở mức sàn (Đây là trường hợp hệ thống đất 2 dây)
Lưu ý: Phải làm thêm tiếp đất cho vỏ phiđơ khi chiều dài phiđơ lớn hơn > 20m

+ Đối với trạm dùng loại cột cóc (pole):


- Dây thoát sét của từng cột phải đi thẳng và nối với nhau tại 1 điểm dưới sàn sân
thượng rồi nối thẳng trực tiếp xuống bãi đất, sao cho khi có sét đánh ở bất kỳ cột nào thì
sét cũng được thoát xuống đất nhanh nhất.
- Phiđơ phải được làm tiếp đất tại ít nhất 2 điểm:
+ Điểm thứ nhất: tại vị trí cách điểm nối giữa dây nhảy và phiđơ khoảng 30-60 cm.
+ Điểm thứ hai: tại vị trí trước lỗ cáp nhập trạm.
b. Trong phòng thiết bị:
- Dùng một dây đất nối từ bảng đất chung trong phòng thiết bị đi trực tiếp xuống
cọc đất và cách li với phần chống sét bên ngoài phòng thiết bị.
- Tủ điện AC và ổn áp nối đất bằng một đường riêng. Tủ cắt lọc sét phải dùng một
dây riêng, tách biệt với các dây khác.
- Vị trí bảng đất chung cho phòng thiết bị có thể đặt ở dưới lỗ cáp nhập trạm, hoặc
dưới chân tường tùy theo điều kiện của từng trạm.
Chú ý:
- Trong trường hợp cáp đi trên cột < 3m thì ta có thể dùng một thanh đồng tiếp đất
cho phiđơ đặt ở đoạn giữa thân cột.
- Dây chống sét trực tiếp phải nối chắc chắn, tiếp xúc tốt với kim thu sét. Dây thoát
sét luôn luôn phải theo nguyên tắc nối thẳng từ trên xuống để đảm bảo thoát sét xuống
đất nhanh nhất.
- Tất cả phần tiếp đất chống sét bên ngoài phòng thiết bị phải đảm bảo được nối đất
cách ly với phần nối đất trong phòng máy.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 2.5: Hệ thống chống nối đất và cắt sét của trạm BTS
2.3.2. Hệ thống nguồn điện cung cấp.
a. hệ thống nguồn AC:
❖ Phải kiểm tra thật kỹ về nguyên tắc đầu nối (trình bày ở phần sau), thứ tự pha,
màu dây theo quy định, kích cỡ dây theo thiết kế,
+ Tiết diện dây nguồn từ aptomat điện lực vào aptomat tổng: 2x16mm2 (dùng cáp
CADIVI).
+ Tiết diện dây nguồn từ aptomat 63A trong tủ điện chính cung cấp cho tủ REC:
5x6mm2.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

+ Tiết diện dây nguồn dùng cho máy điều hòa và điện sinh hoạt (đen néon, ổ
cắm,...): 2x2.5mm2.
+ Màu dây theo quy định:
• màu đen: dây trung tính (N)
• màu đỏ: dây pha (L)
• màu vàng/xanh: dây đất (PE)
❖ Phải đo kiểm hệ thống nguồn AC đạt các chỉ tiêu sau:
Hệ thống nguồn dùng ổn áp HANSINCO :
I. Trước ổn áp: Điện áp: 220  20% (VAC)
Tần số: 50  5% (Hz)
II. Sau ổn áp: Điện áp: 220 5% (VAC)
Tần số : 50  5% (Hz)
b. Hệ thống nguồn DC:
- Kiểm tra cực tính của các thanh 0V và - 48V phải tương ứng với cực tính của ắc
qui,
- Cực âm (-) của một tổ ắc quy nối vào cầu chì,
- Cực dương (+) nối trực tiếp vào thanh đồng trong tủ nguồn,
- Điện áp ra tủ nguồn DC: (48 - 56) V, bình thường là 54 V,
- Kiểm tra điện áp của các bộ accu: 48 - 55V, bình thường là 54 V khi không có tải;
48 V khi có tải,
- Kiểm tra điện áp giữa cực dương (0V) với dây đất (PE) ≈ 0V,
- Tiết diện dây từ tủ nguồn DC cung cấp cho tủ BTS: > 16 mm2.
2.3.3. Nhà Trạm.
- Phòng máy phải được trang bị khóa chắc chắn để đảm bảo an toàn về thiết bị,
- Phải đảm bảo phòng máy được bịt kín,
- Lỗ cáp nhập trạm phải được bịt kín bằng keo silicon đảm bảo không bị nước thấm
vào
- Hệ thống điều hòa phải hoạt động tốt trước khi bật thiết bị chạy.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

2.4. Các Nguyên Tắc Lắp Đặt Trạm BTS


2.4.1 Bố trí trong phòng thiết bị.

Hình 2.6: sơ đồ bố trí thiết bị trong phòng máy mẫu


Trong phòng thiết bị, BTS là thiết bị quan trọng nhất. Nguyên tắc bố trí thiết bị
trong phòng máy, tính theo thứ tự ưu tiên và từ lỗ cáp nhập trạm, như sau: vị trí đầu tiên
dành cho BTS, vị trí thứ hai dùng để dự phòng cho BTS khi cần thêm rack BTS, vị trí thứ
ba dành cho rack chứa thiết bị truyền dẫn và DDF, tiếp theo là vị trí của rack nguồn,
khoảng trống 60cm dành cho bảo dưỡng và sửa chữa tủ nguồn Tủ ZTE, tủ Emerson, tủ
delta,…, các vị trí khác là tủ cắt lọc sét, phần tủ điện AC ... (xem hình 2.6).
*Lưu ý: Tủ BTS cách lỗ cáp nhập trạm (theo hình chiếu bằng) khoảng 40 đến 60 cm,
nên để khoảng cách này là 65 cm và bố trí rack truyền dẫn 19 inch vào vị trí này khi cần
tiết kiệm diện tích sử dụng.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

+ Dàn lạnh thiết bị điều hòa không được gắn ngay phía trên bất kỳ thiết bị hoạt động
nào trong trạm để tránh nhỏ nước vào thiết bị.
2.4.2. Nguyên Tắc đấu nối hệ thống nguồn AC.
Sơ đồ đấu nối logic hệ thống AC trong trạm BTS:

Hình 2.7: Sơ đồ đấu nối logic hệ thống điện AC


Một số điều cần lưu ý:
- Dây nối đất cho tủ cắt lọc sét, tủ AC phải đi riêng, cách ly với nhau.
- Tất cả các mối nối, đầu cord phải chắc chắn, dây điện và dây AC đi trong tủ AC
phải gọn gàng và có thể mở rộng sau này.
- Dây đỏ: Dây pha (nóng), dây đen/ trắng: dây trung tính.
- Đối với các aptomat (CB): Quy định ngõ vào, ngõ ra đúng quy định của nhà sản
xuất.
- Dùng ống gen (máng cáp):
+ 60x40: cho điện AC vào trước cắt lọc sét.
+ 100x60: cho hệ thống điện trong trạm.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

- Khoảng cách giữa ông gen cho điện AC trước cắt lọc sét (60x40) với hệ thống ống
gen (100x60) tối thiểu là 300mm.
2.4.3. Nguyên tắc đi dây và cố định cáp phiđơ
- Cáp phải được bố trí/rải ngăn nắp thẳng đều trên máng cáp,
- Tại những vị trí uốn cong, bán kính cong của dây feeder không được nhỏ quá giới
hạn cho phép (xem hình 2.8). Vì nếu bán kính cong nhỏ quá sẽ gây ra suy hao vượt mức
cho phép và dây feeder có khả năng bị gãy

Hình 2.8: hình ảnh bán kính công nhỏ nhất của Phiđơ
- Dây feeder không được cố định quá chặt vào cầu cáp vì sẽ làm cho feeder bị móp.

Hình 2.9: Cố định phiđơ quá chặt bị bóp méo

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 25


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

- Dây feeder phải được cố định vào cầu cáp bằng kẹp cáp, dây đi thẳng, chắc chắn.

Hình 2.10: Cố định phiđơ trên cầu cáp


- Nên kẹp 2 sợi feeder của một sector đi chồng lên nhau để tiện cho việc mở rộng
sau này, chú ý không được kẹp chung 2 sợi cáp phiđơ của 2 sector khác nhau!
- Trước khi chạy dây feeder vào lỗ cáp nhập trạm phải có đoạn uốn cong võng
xuống, nhằm tránh nước bám theo feeder chảy vào trạm qua lỗ cáp nhập trạm.
2.4.4 Nguyên Tắc đấu nối các luồng PCM Trong trạm BTS
- Xác định chính xác luồng từ thiết bị truyền dẫn đến trạm cần tích hợp.
- Đấu đôi thu của BTS (luồng đi từ DF tới rack truyền dẫn) vào đôi phát của luồng
đến từ thiết bị truyền dẫn trên DDF và ngược lại (xác định đầu phát thu bằng cách sử
dụng đen LED: LED sẽ sáng khi đấu vào đôi phát, tắt khi đấu vào đôi thu).
- Phiến trên làm phiến phát (TX), phiến dưới làm phiến thu (RX).
- Trên mỗi phiến thì phần trên (hàng trên) được đấu cố định, phần dưới (hàng dưới)
được dùng để đấu nhảy.
- Đấu nối giữa BTS - DDF, hay IDU - DDF theo cách đấu thẳng (TX đấu vào TX,
RX đấu vào RX).
- Đấu nối giữa DDF (truyền dẫn quang hay viba) → BTS dùng cách đấu chéo (TX
đấu vào RX, RX đấu vào TX). - TX (A_bis1) = vị trí 10 (phiến 1, bên trên), RX = vị trí
10 (phiến 2, bên dưới).
- TX (A_bis2) = vị trí 09 (phiến 1, bên trên), RX = vị trí 09 (phiến 2, bên dưới).

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 26


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

- Kiểm tra độ bền chặt, thẩm mỹ.


- Ghi lại hồ sơ, dán nhãn cho các vị trí luồng.
2.4.5 Nguyên tắc đấu nối cáp cảnh báo trong trạm BTS
- BTS của Alcatel hỗ trợ 16 cảnh báo ngoài
- Khi đấu cảnh báo nguồn DC vào DDF chung trong hộp DDF, cần phải xác định
chính xác cặp dây cảnh báo bằng cách dùng VOM (chế độ đo điện trở):
+Chọn màu dây chính (nâu, trắng, vàng), nối từng sợi vào một que đo.
+Dùng đầu dây của que đo còn lại dò những sợi xanh nhạt, nếu điện trở bằng
0 thì đó là sợi xanh nhạt tương ứng.
- Các cảnh báo chưa dùng thì nên đấu loop nhằm tránh gây ra cảnh báo giả trên
OMC_R.
- Sau khi đấu nối xong phải kiểm tra bằng phần mềm ngay tại trạm và kiểm tra trên
OMC_R.

Hình 2.11: hộp cảnh báo và cáp cảnh báo

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 27


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 2.12: Quy định vị trí cáp cảnh báo, A_bis trên phiến DDF

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 28


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 2.13: Các cảnh báo, quy định màu dây cảnh cáo và vị trí trên phiến DDF chung

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 29


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

2.5. Vận Hành Và Bảo Dưỡng Trạm BTS


2.5.1. Vận hành nhà trạm BTS.
- Thường xuyên chest in nhà trạm.
- Kiểm tra thiết bị xử lý suy hao.
- Kiểm tra hệ thống điện AC, kiểm tra máy phát điện và hệ thống ATS
2.5.2. Bảo dưỡng bảo trì trạm BTS
Bảo dưỡng bảo trì trạm BTS là công việc vô cùng quan trọng và thiết yếu. Việc này
thường được sắp xếp thời gian theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý. Đặc biệt với môi
trường khí hậu khắc nghiệt như VIệt Nam. Thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền, chất
lượng của các vật tư nhà trạm.
+ Bảo dưỡng bảo trì trạm BTS bao gồm ba phần chính:
- Bảo dưỡng bảo trì indoor (Trang thiết bị bên trong nhà trạm).
- Bảo dưỡng bảo trì outdoor (Trang thiết bị bên ngoài nhà trạm).
- Bảo dưỡng bảo trì các thiết bị phụ trợ.
Hình 2.14: các thiết bị bên trong và các thiết bị bên ngoài nhà trạm
+ Bảo dưỡng bảo trì trạm BTS phần Indoor (1 tháng/ 1 lần):
- Vệ sinh phòng máy, kiểm tra tường, trần nhà, cửa, lỗ phiđơ, hệ thống thoát
nước trên trần nhà (nếu có).
- Vệ sinh công nghiệp các thiết bị tủ nguồn AC, DC, ổn áp, đảm bảo các điểm
tiếp xúc chắc chắn.
- Kiểm tra tình trạng tiếp đất cho vỏ máy cho tất cả các thiết bị trong phòng
máy (đảm bảo tốt các tiếp điểm giữa vỏ máy – dây tiếp đất – bản tiếp đất).
- Kiểm tra hệ thống cảnh báo của các tủ nguồn DC.
- Vệ sinh công nghiệp các thiết bị có trong phòng máy.
- Kiểm tra các điểm tiếp đất (xiết ốc, bôi mỡ) chất lượng của từng bình accu.
+ Bảo dưỡng bảo trì trạm BTS phần Outdoor (6 tháng/ 1 lần):
- Cột anten, hệ thống anten, bộ gá anten…, cầu cáp, phiđơ, kiểm tra các khớp
nối feeder. Kiểm tra độ chắc chắn feeder, độ uốn cong phải ≥25cm, xiết chặt
các đầu connector. Bọc lại băng keo, cao sunon.
- Hệ thống tiếp đất, chống sét.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 30


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

- Kiểm tra tình trạng cột anten tự đứng, nếu anten dây co kiểm độ căng của
dây co. Các điểm nối dây co (bôi mỡ) đảm bảo chắc chắn, cầu cáp có bị gỉ
hay không, tiến hành sơn chống gỉ.
- Kiểm tra đảm bảo điểm mút cao nhất của anten không vượt quá phạm vi an
toàn 45 độ của kim chống sét.
- Kiểm tra các điểm đấu nối dây đất của hệ thống thu lôi với hệ thống đất
chung của trạm.
- Kiểm tra tình trạng tiếp đất của cầu cáp với cột anten, kiểm tra các dây nhảy
tại các điểm nối cầu cáp.
+ Bảo dưỡng bảo trì trạm BTS phần hệ thống phụ trợ:
- Vệ sinh tấm lọc không khí trong phòng máy, dàn lạnh, dàn nóng của điều
hòa. bộ cảnh báo điều hoà, cảnh báo nhiệt độ.
- Đo điện áp và dòng khởi động, dòng làm việc.
- Kiểm tra các điểm đấu: đấu đất, đấu cáp AC, cắm chặt các jack cắm và làm
sạch các tiếp điểm.
- Chế độ chuyển đổi dự phòng giữa 2 điều hoà (khi mất điện AC và có điện
AC trở lại).
- Làm sạch dàn ngưng, đường ống bảo ôn, đường thoát nước, quạt gió, dàn
nóng
- Kiểm tra cơ khí: độ ồn, các tiếng động bất thường, độ chắc chắn của giá đỡ.
Thiết bị cắt lọc sét nguồn, chất lượng hoạt động (%), tiếp điểm đấu nối thiết
bị cắt lọc sét.
- Kiểm tra vệ sinh các thiết bị cảnh báo ngoài. (đột nhập, nhiệt độ, điều hoà,
báo nhiệt, báo cháy, thiết bị cảnh báo trung tâm).
- Kiểm tra kẹp chì niêm phong các bình cứu hoả, trọng lượng C02 của các
bình cứu hoả.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 31


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 2.14: Một số thiết bị được dùng trong quá trình vận hành, kiểm tra và ứng cứu trạm
BTS

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 32


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

CHƯƠNG III: HỆ THỐNG NGUỒN AC, DC, HỆ THỐNG NGUỒN BACKUP DC


VÀ HỆ THỐNG MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG TRẠM BTS
3.1. Mở Đầu:
Nguồn điện (hay năng lượng điện) đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi ngành
kinh tế cũng như trong đời sống con người, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin liên lạc,
nguồn điện giữ vai trò càng quan trọng hơn, vì nếu mất nguồn điện thì sẽ mất thông tin,
sẽ ảnh hưởng đến mọi ngành kinh tế và an ninh quốc gia, vì vậy việc duy trì cấp nguồn
điện liên tục cho các hệ thống thông tin là yêu cầu vô cùng quan trọng.
Hầu hết các thiết bị thông tin đều sử dụng năng lượng của dòng điện một chiều,
nguồn điện này phải đảm bảo yêu cầu về độ ổn định, nếu phạm vi ổn định càng rộng, độ
ổn định càng cao thì chất lượng thông tin càng tốt, thiết bị làm việc càng đáng tin cậy và
thời gian làm việc càng kéo dài.
Tổng quan cho hệ thống nguồn điện cho trạm viễn thông bao gồm:
- Hệ thống cung cấp nguồn điện xoay chiều (từ lưới điện, điện năng lượng)
- Hệ thống cung cấp nguồn điện một chiều
- Hệ thống cắt lọc sét.

Hình 3.1: Hệ thống nguồn ba pha của trạm AGG tự vẽ

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 33


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

3.2. Tổng Quan Hệ thống nguồn của trạm BTS


Tủ nguồn AC có chức năng chính là nhận điện từ điện lưới hoặc từ máy phát điện
(trong trường hợp mất điện) cấp nguồn xoay chiều cho: đen và công tác, máy điều hòa, tủ
nguồn DC...
Hệ thống điện AC bao gồm hai dạng như sau:
+ Hệ thống cấp nguồn có điện lưới điện quốc gia
+ Hệ thống cấp nguồn không có điện lưới điện quốc gia (năng lượng mặt trời)
3.2.1. Hệ thống cấp nguồn có điện lưới quốc gia
Đối với các hệ thống thông tin đặt ở nơi gần với đường dây điện lực thì phương án
tối ưu là sử dụng lưới điện quốc gia làm nguồn cung cấp chính cho hệ thống thông tin,
đổng thời kết hợp với nguồn dự phòng là dùng tổ máy nổ phát điện và tổ ắc qui, sơ đồ hệ
thống cung cấp điện như hình.

1: Trạm biến áp 5: Thiết bị viễn thông 2: Máy phát điện dự phòng 6: Ắc quy 3: Máy nắn ( RECTIFIER) 7:
Thiết bị nghịch lưu 4: Hệ thống điều khiển 8: Hệ thống vi tính 9: Thiết bị dùng xoay chiều khác.

Hình 3.2: Sơ đồ tổng quan hệ thống nguồn của trạm

Hệ thống này nhận năng lượng điện từ 2 nguồn. Nguồn điện chính là nguồn do lưới
điện quốc gia cung cấp, nguồn dự phòng là nguồn do tổ máy nổ phát điện cung cấp và tổ
ắc quy. Để điều khiển 2 nguồn này, người ta dùng tủ ATS, khi nguồn điện do lưới điện
quốc gia cung cấp mất thì tủ ATS sẻ tự động chuyển sang nguồn điện từ máy phát, trong

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 34


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

quá trình chờ máy phát điện hoạt động thì các thiết bị viễn thông sẻ nhận nguồn từ ắc quy,
còn khi cả hai nguồn đếu mất thì thiết bị vẩn sử dụng nguồn ắc quy để duy trì hoạt động
cho tới khi hết thì trạm BTS sẻ mất tín hiệu.

Một số nguyên tắc chung cần lưu ý như:

- Nguồn năng lượng do lưới điện quốc gia cung cấp phải qua một máy biến áp máy
biến áp thường có điện áp ra là 380/220V, máy biến áp này phải có đủ dung lượng để
cung cấp cho các thiết bị thông tin hoạt động và các yêu cầu sử dụng khác.

- Máy phát điện cũng phải có điện áp cùng cấp với điện áp của máy biến áp, nghĩa là
cũng có điện áp phát ra là 380/220V, ngoài ra máy phát điện cũng phải có đủ công suất
cung cấp cho các thiết bị thông tin và một phần cho các nhu cầu sử dụng khác, nhưng cần
phải tính toán cẩn thận, tránh công suất quá lớn gây lãng phí vốn đầu tư.

- Tổ ắc-quy: tổ ắc-quy sử dụng để bảo hiếm trong hoàn cảnh lưới điện quốc gia bị
mất điện và hệ thống máy nổ phát điện gặp sự cố không phát điện được, vì vậy tổ ắc quy
phải có đủ dung lượng để cung cấp cho tải trong một thời gian nhất định cần thiết cho
việc sửa chữa ít nhất cũng phải là 10 giờ.

Tất cả các thiết bị trên đều phải đảm bảo dung lượng và chất lượng để đảm bảo hoạt
động bình thường của trạm viễn thông.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 35


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

3.2.2. Hệ thống cấp nguồn không có điện lưới điện quốc gia (năng lượng mặt trời)

1: Pin mặt trời 6: Thiết bị viễn thông 2: Máy phát điện sức gió 3: Tổ máy nổ phát điện 8: Ắc quy 4: Thiết
bị điều chỉnh công suất 5: Hệ thống điều khiển.

Hình 3.4: Sơ đồ hệ thống cấp nguồn không có lưới điện quốc gia
- (1): Pin mặt trời làm nhiệm vụ biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành dòng
điện một chiều, phối hợp với các nguồn năng lượng khác trong hệ thống khi có nắng để
đảm bảo cung cấp năng lượng. Nếu có dư thừa năng lượng thì được tích lũy trong tổ ắc
quy (8).

- (2): Máy phát điện sức gió không làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng trực tiếp cho
các thiết bị viễn thông mà chỉ làm nhiệm vụ nạp điện cho ắc quy.

- (3): Tổ máy nổ phát điện cung cấp nguồn điện xoay chiều khi thời tiết không thuận
lợi (không có nắng, gió).

- (4): Thiết bị điều chỉnh công xuất: Điều chỉnh công suất điện năng đầu ra của hệ
thống theo nhu cầu tải.

- (5): Hệ thống điều khiển: Điều khiển hoạt động của hệ thống phát điện.

- (6): Thiết bị viễn thông: Cung cấp cho trạm chủ yếu dùng nguồn điện một chiều
(48V).

+ Hoạt động của hệ thống:

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 36


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Bình thường thì pin mặt trời, máy phát điện sức gió và ắc quy cung cấp năng lượng
cho các thiết bị viễn thông thông qua bộ điều chỉnh công suất (4) và hệ thống điều khiển
(5), còn tổ máy phát điện chỉ làm nhiệm vụ dự phòng. Năng lượng dư sẽ được tích lũy
trong ắc quy. Trong thời gian mà năng lượng nắng, gió không đủ cung cấp cho pin mặt
trời và máy phát điện sức gió thì ắc quy phóng điện cho tải. Nếu hoàn cảnh này kéo dài,
ắc quy phóng tới mức tối thiểu cho phép thì tổ máy nổ phát điện được khởi động cấp điện
cho tải và nạp lại điện cho ắc quy.

Tất cả các thiết bị trên đều phải đảm bảo dung lượng và chất lượng để đảm bảo hoạt
động bình thường của trạm viễn thông.

3.2.3. Hệ thống nguồn điện trạm viễn thông thực tế.

Hình 3.5: Sơ đồ hệ thống nguồn trạm BTS

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 37


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 3.5: Ảnh bên trong trạm BTS

+ Hệ thống điện AC bao gồm các thành phần như: Tủ phân phối điện DB1 và DB2,
tủ chuyển đổi nguồn điện (ATS), hệ thống cắt lọc sét, ổn áp,…..

+ Nguyên lý hoạt động cở bản như sau:

Đầu tiên thì tủ phân phối điện DB1 sẻ được cấp nguồn từ lưới điện thông qua đồng
hồ đo điện của hệ thống điện quốc gia. Sau đó nguồn điện sẻ đi qua ổn áp và tủ chuyển
đổi nguồn điện (ATS) để đảm bảo dòng điện đầu ra và nếu lưới điện mất điệt thì tủ
chuyển nguồn điện (ATS) sẻ chuyển sang dùng nguồn điện của máy phát điện để đảm
bảo các thiết bị trong trạm BTS không mất nguồn.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 38


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Tiếp theo là tủ phân phối điện DB2 sẻ nhận điện từ cầu dao đảo của tủ phân phối
điện DB1, sau đó chia nguồn điện ra các thiết bị như: Tủ nguồn, đen, máy lạnh, …

+ Một số yêu cầu chung trong quá trình lắp đặt hệ thống nguồn AC trong trạm BTS:

• Công suất của hệ thống phải đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải trong thời gian
dự báo.

• Có thể tiếp nhận nguồn điện từ nhiều hướng khác nhau (nguồn điện lưới 1, nguồn
điện lưới 2, máy phát điện...)

• Linh hoạt, có thể thực hiện cấp điện, cắt điện các phụ tải theo các mức ưu tiên,
không ưu tiên và đặc biệt là mở rộng dễ dàng khi cần tăng phụ tải.

• Có các phương án dự phòng đảm bảo cho việc ứng cứu khi cần thiết.

• Được trang bị các thiết bị phòng chống sét lan truyền theo đường điện lưới.

• Mạch điện cung cấp cho các thiết bị viễn thông trong mọi trường hợp phải là TN-S
(Nguồn điện xoay chiều có dây trung tính và dây bảo vệ riêng biệt).

• Mỗi thiết bị điện phải được trang bị một thiết bị bảo vệ quá tải hoặc ngắn mạch
riêng, phù hợp, đảm bảo an toàn cho thiết bị vận hành.

• Hệ thống cáp dẫn được luồn trong ống, máng nhựa hay kim loại hoặc đi trên cầu
cáp riêng, không đi chung với các đường dây thông tin; hoặc sử dụng cáp có vỏ bọc bằng
kim loại và vỏ cáp phải được nối đất.

• Được phân cấp bảo vệ phù hợp đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật an toàn điện và an
toàn phòng chống cháy nổ.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 39


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 3.6: Hình kiểm tra nguồn tổng và các nguồn cấp thiết bị ở tủ phân phối điện DB2
(tổng nguồn có dòng là 15A-16A, tủ nguồn 4G 8A-9A, tủ nguồn 2G 3A-4A)

3.3. Hệ Thống Nguồn AC.


3.3.1. Nguyên tắc chung lắp đặt nguồn điện trong trạm BTS
• Đảm bảo hoạt động liên tục, ổn định, an toàn trong mọi điều kiện.

• Tổ chức phù hợp với quy mô, tầm quan trọng của trạm viễn thông, đảm bảo các
yêu cầu về kỹ thuật và kinh tế.

• Thiết kế và đầu tư đảm bảo năng lực đáp ứng phụ tái hiện tại, dự báo phụ tải trong
2 năm tiếp theo và có khả năng mở rộng linh hoạt theo từng giai đoạn phát triển của phụ
tải cho 10 năm tiếp theo. Hạn chế tối đa việc thay thế các thiết bị đã đầu tư với cả hai hệ
thống nguồn điện một chiều và xoay chiều.

• Nguyên tắc thường trực / dự phòng (Điện lưới / Máy phát điện; Máy nắn / Ac quy)
là nguyên tắc cơ bản nhất.

• Nguồn điện chuẩn: -48 VDC, 220/380 VAC, 50 Hz.

• Bao gồm: Hệ thống cung cấp điện xoay chiều, Hệ thống cung cấp điện một chiều,
Hệ thống tiếp đất.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 40


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

3.3.2. Hệ Thống Nguồn AC Trong Trạm BTS


Hệ thống điện xoay chiều bao gồm: trạm cao thế, máy biến thể, máy phát điện
(MPĐ), tủ chuyển đổi điện (ATS), các tủ phân phối điện và mạng lưới dây, cáp điện kết
nối giữa nguồn với các thiết bị tiêu thụ điện (phụ tải).

Trạm cao thế tiếp nhận nguồn điện cao thế xoay chiều từ lưới điện quốc gia phân
phối cho các máy biến thế.

Máy biến thế có nhiệm vụ biến đổi nguồn cao thế xoay chiều thành nguồn điện hạ
thế cung cấp cho Trạm viễn thông (TVT). Nguồn điện này có vai trò chủ đạo và có tính
thường trực.

Máy phát điện thực hiện chức năng phát điện cung cấp cho TVT khi không có
nguồn điện lưới hoặc chất lượng nguồn không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Nguồn
điện do máy phát điện cung cấp mang tính dự phòng. Tủ chuyển đổi điện, thực hiện
chuyển đổi sử dụng giữa nguồn điện lưới hoặc nguồn máy phát điện.

Tủ phân phối nguồn điện chính (Tủ DB1) làm nhiệm vụ là nguồn tổng cho cả trạm
BTS và liên kết nguồn backup từ máy phát điện thông qua tủ ATS và cuối cùng là liên
kết với hệ thống cắt sét cấp 1 để đảm bản an toàn điện cho thiết bị khi trời mưa.

Hình 3.7: Tủ DB1

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 41


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Tủ phân phối AC (tủ DB2) làm nhiệm vụ tiếp nhận và phân phối cho các thiết bị
trong trạm như: Tủ nguồn 1, tủ nguồn 2, máy lạnh,…

Hình 3.8: Tủ DB2

Yêu cầu chung:

• Công suất của hệ thống phải đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải trong thời gian
dự báo.

• Có các phương án dự phòng đảm bảo cho việc ứng cứu khi cần thiết.

• Được trang bị các thiết bị phòng chống sét lan truyền theo đường điện lưới.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 42


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

• Mạch điện cung cấp cho các thiết bị viễn thông trong mọi trường hợp phải là TN-S
(Nguồn điện xoay chiều có dây trung tính và dây bảo vệ riêng biệt).

• Mỗi thiết bị điện phải được trang bị một thiết bị bảo vệ quá tải hoặc ngắn mạch
riêng, phù hợp, đảm bảo an toàn cho thiết bị vận hành.

• Được phân cấp bảo vệ phù hợp đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật an toàn điện và an
toàn phòng chống cháy nổ.

3.3.3. Hệ Thống Nguồn DC Trong Trạm BTS.


• Hệ thống điện một chiều bao gồm: Thiết bị chuyển đổi nguồn AC thành nguồn DC,
acquy, tủ phân phối DC và mạng lưới dây, cáp điện chỉ làm nhiệm vụ truyền tải điện một
chiều.

• Thiết bị chuyển đổi nguồn AC thành nguồn DC thực hiện nắn dòng điện xoay
chiều thành dòng một chiều có điện áp phù hợp nạp cho acquy và cấp cho các phụ tải sử
dụng điện một chiều.

• Acquy thực hiện chức năng dự trữ năng lượng dưới dạng hoá năng, acquy được
nối song song với đầu ra của máy nắn và phụ tải. Bình thường acquy ở chế độ nạp đệm,
dự phòng trong trường hợp mất điện lưới, đảm bảo nguồn điện một chiều cung cấp liên
tục cho phụ tải.

• Tủ phân phối điện một chiều có nhiệm vụ tiếp nhận nguồn điện một chiều từ máy
nắn, acquy để phân phối cho các phụ tải qua các aptomat/CB.

• Đối với tủ nguồn thì có các loại tủ như sau: Tủ nguồn DELTA, Tủ nguồn
EMERSON, Tủ nguồn ZTE, Tủ nguồn HUAWEI,…

1. Tủ Nguồn DELTA:

Thiết bị tủ nguồn DELTA là một hệ thống cung cấp nguồn cho phòng trạm, biến đỗi
điện xoay chiều AC thành nguồn một chiều DC.

• Tủ Nguồn DELTA: bao gồm một tủ kệ nhỏ gọn với với một MCB tổng các CB
phân phối điện ra các thiết bị và có hệ thống cắt sét riêng biệt và cuối cùng là Control
Delta và các Rectifier, hệ thống monitor và hệ thống nguồn backup acquy.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 43


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 3.9: Tủ Nguồn DELTA

Hình 3.10: sơ đồ cấu tạo và sơ đồ nguyên lý của tủ nguồn delta

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 44


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

2. Nguyên Lý Hoạt Động Của Tủ Nguồn DELTA

• MCB tổng và hệ thống cắt sét là: MCB tổng là nơi tiếp nhận nguồn điện AC từ tủ
DB2 và phân phối điện ra các CB khác và hệ thống cắt sét là dùng để bảo vệ nguồn và
các các thiết bị có trong tủ nguồn trong các trường hợp bị sét đánh hay đoản mạch…

Hình 3.11: MCB tổng và hệ thống cắt sét tủ nguồn

• Các CB dùng để cấp nguồn cho các thiết bị như: Router Cisco ASR901, Nokia
system, các thiết bị 2G, 3G…

Hình 3.12: Các CB bên trong tủ nguồn

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 45


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

• Hệ thống monitor bao gồm 2 monitor cho hai chuỗi CB ưu tiên và CB không ưu
tiên và các CB ưu tiên được dùng cho các thiết bị ưu tiên như system nokia và Router
Cisco ASR901 …, các CB không ưu tiên dùng cấp điện cho các thiết bị như AHEGB và
AHEB…. Sự phân chia giữa các CB ưu tiên và CB không ưu tiên là do khi mất điện ơ
một số trạm BTS không có máy phát điện thì các thiết bị sẽ nhận được nguồn điện từ hệ
thống acquy backup và khi mà dòng điện của các acquy xuống dưới mức 50A thì monitor
hoạt động để tắt các các CB không ưu tiên với mục đích ưu tiên các thiết bị quan trọng
hoạt động và hạn chế tình trạng trạm mất tín hiệu do các con Router Cisco ASR901
không có nguồn.

Hình 3.13: CB ưu tiên và CB không ưu tiên.

• Hệ thống Control Delta và Rectifier dùng để chuyển nguồn điện 0 – 220V thành
-48 – 0V để cung cấp nguồn cho các thiết bị quan trọng trong trạm hoạt động và còn bao
gồm một Control Delta có liên kết với bộ cảnh báo dùng để điều khiển hoạt động của các
rect và cảnh báo khi có lỗi xảy ra (mất nguồn điện AC hoặc là phòng quá nhiệt ….).

Đối với RectDelta bao gồm 2 loại: ESR48/56A SERIES RECTIFIER, 2700W và
ESR48/40A SERIES RECTIFIER, 2000W.

Chú ý trong khi lắp đặt:

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 46


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

• Có điện áp đầu ra ổn định, sai số ≤1%.

• Khởi động mềm (có trễ), có chế độ bù nhiệt khi làm việc với acquy.

• Hệ thống nắn điện tự động ngừng và chuyển sang chế độ cung cấp điện cho phụ tải
bằng ắc-quy khi điện áp đầu vào nằm ngoài dải làm việc.

• Kiểm soát được các giá trị điện áp, dòng điện nạp, phóng của ắc-quy và cấp cho
phụ tải, đưa ra các cảnh báo cần thiết, kịp thời.

• Có khả năng điều khiển, giám sát từ xa, vận hành liên tục cấp nguồn cho phụ tải.

• Dễ đấu nối, hạn chế đến mức cao nhất khả năng chạm chập.

Hình 3.14: hình ảnh rect delta dùng trong tủ nguồn delta

• Nguồn backup acquy dùng để cung cấp nguồn trực tiếp cho các thiết bị khi xảy ra
trường hợp mất nguồn điện AC đột ngột và sẻ duy trì hoạt động cho đến khi có nguồn
AC từ lưới điện quốc gia hoặc là nguồn AC từ máy phát điện.

Chú ý:

• Mỗi tủ nguồn có ít nhất một tổ accquy và có tối đa bốn tổ accquy

• Trong mọi trường hợp ít nhất phải có 1 nhánh được nối vào hệ thống.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 47


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

• Thực hiện nối song song các tổ ắc-quy với nhau trên nguyên tắc có cùng điện áp,
dung lượng, chất lượng, chủng loại.

• Ắc-quy được sử dụng trong trạm viễn thông phải là ắc-quy khô, loại ắc-quy cố
định có chất lượng tốt, cấp chứng chỉ quốc gia, khu vực hoặc quốc tế.

• Ắc-quy trước khi đưa vào sử dụng phải được nạp no và phóng thử kiểm tra dung
lượng bằng tải giả, đảm bảo dung lượng >50% đối với Acquy đã qua dụng, >95% đối với
Acquy mới.

• Khi dung lượng ắc-quy suy giảm còn < 50% dung lượng định mức phải phục hồi
hoặc thay bằng ắc-quy mới. Đảm bảo sụt áp trên mạch cung cấp nguồn một chiều không
được vượt quá 1V.

• Dây cáp DC từ Máy nắn đến Ac-quy: Có 2 màu phân biệt Đỏ (+) và đen/xanh(-);
hoặc tại đầu cuối cáp có băng màu phân biệt Đỏ (+) và đen/xanh(-).

Hình 3.15: Hình ảnh tủ nguồn có acquy

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 48


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 3.16: Hình ảnh một số tủ nguồn được dùng trong trạm BTS.
3.4 Hệ Thống Nguồn AC Backup trong trạm BTS.
3.4.1 Hệ Thống Tủ ATS.
Tủ ATS trong trạm BTS có nhiệm vụ nhận biết và chuyển đổi dòng điện AC từ điện
lưới quốc gia sang nguồn điện AC của máy phát điện trong trường hợp mất nguồn điện
AC từ điện lưới quốc gia.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 49


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 3.16: Hình ảnh tủ ATS và cấu tạo của tủ ATS.


• Cấu tạo của tủ ATS bao gồm: hai Contactor, hai rơ le thời gian và một cầu giao
đảo chiều và một ray đấu nối.

• Nguyên lý hoạt động của tủ ATS là: đầu tiên cầu dao đảo luôn để ở chế độ tự động
đảm bảo rằng tủ ATS luôn ở trạng thái hoạt động. Khi có điện từ lưới điện thì contactor
một sẻ hoạt động và trả về chân tín hiệu thường đóng được đấu với rơ le thời gian và và
đen sẻ sáng ở chế độ điện lưới, còn khi mất điện thì rơ le thời gian sẽ được đặt một
khoảng thời gian nhất định (10 giây) để kiểm tra là mất nguồn điện từ điện lưới (tránh
trường hợp điện lưới chập chờn) sau đó sẻ chuyển sang nguồn điện của contactor hai và
lúc này đen trên tủ sẻ chuyển sang máy phát và máy phát điện sẻ bắt đầu chạy và phát
điện cung cấp cho trạm BTS. Khi có nguồn điện từ lưới điện thì rơ le thời gian hai sẻ
kiểm tra trong 10 giây (tránh trường hợp điện lưới chập chờn) thì sẽ chuyển lại hoạt động
cho contactor một và lúc này máy phát điện sẽ tắt và đen hiển thị trên tủ là điện lưới.

3.4.2 Máy Phát Điện


Máy phát điện dùng để cung cấp nguồn backup cho trạm BTS khi bị mất nguồn điện
từ lưới điện quốc gia.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 50


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 3.17: Hình ảnh máy phát điện tại nhà trạm BTS.

• Máy phát điện trang bị cho trạm viễn thông phải có cùng điện áp, tần số với lưới
điện cấp cho trạm viễn thông (220/380 V, tần số 50 Hz).

• Máy phát điện có công suất từ 2,2 KVA trở lên phải có bộ ổn định điện áp tự động
AVR (automatic voltage regulator).

• Máy phát điện có công suất từ 20 KVA trở lên phải dùng máy 3 pha, phần động cơ
nổ phải là động cơ diesel.

• Máy phát điện hoạt động khi có sự cố mất điện trong trạm, cấp nguồn điện cho
trạm hoạt động trong thời gian mất điện.

• Khi mất điện thì tủ ATS sẽ kích hoạt tự động máy phát chạy để đảm bảo nguồn
điện luôn có để vận hành trạm.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 51


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

• Máy hoạt động bằng nhiên liệu Dầu và kích chạy bằng ACCU, thường xuyên kiểm
tra và bảo dưỡng để đảm bảo còn nhiên liệu và ACCU.

3.5 Một Số Lỗi Phát Sinh Trong Quá Trình Kiểm Tra Quản Lý Thiết bị.
1. Lỗi Mains Failure:

● Lỗi Mains Failure là lỗi xuất hiện trên mỗi tủ nguồn khi mất nguồn AC trong
các trường hợp như mất điện AC và bị hử các tủ BD1 và DB2 do quá tải nguồn
hoặc đoản mạch…. Lỗi này sẽ xuất hiện trên màn hình điểm khiển của các tủ
loại tủ nguồn.

● Cách khắc phục là: Kiểm tra nguồn điện AC cung cấp cho trạm BTS trách các
trường hợp mất điện đột ngột và đảm bảo luồn có nguồn backup từ máy phát
điện khi mất nguồn AC từ lưới điện.

2. Lỗi AC Voltage High:

● Lỗi "AC Voltage High" trên các tủ nguồn xuất hiện khi mức điện áp đầu vào
vượt quá giới hạn an toàn được đặt ra bởi hệ thống. Đây là một cảnh báo quan
trọng để bảo vệ các thiết bị kết nối với tủ nguồn khỏi những biến động và tăng
áp không mong muốn.

● Cách khắc phục là: Sử dụng các bộ ổn áp hoặc bộ lọc điện để giảm biến động
và đảm bảo rằng điện áp vào tủ nguồn đang ổn định và kiểm tra các dây điện
tránh trường hợp đoản mạch và chập cháy điện trong trạm BTS.

3. Lỗi SPD Failure:

● Lỗi SPD failure là viết tắt của Surge Protective Device đây là lỗi cảnh báo
hỏng thiết bị bảo vệ cắt sét. SPD được sử dụng để bảo vệ thiết bị điện tử khỏi
sét và dao động điện.

● Cách khắc phục là: Kiểm tra các thiết bị cắt sét đã chuyển sang màu đỏ hoặt
có dấu hiệu hư hỏng và có cảnh báo từ tủ nguồn. Thực thiện thay mới thiết bị.

4. Lỗi DC Volt High.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 52


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

● Lỗi DC Voltage Low là lỗi xuất hiện khi hệ thống phát hiện mức điện áp DC
đầu ra (DC Voltage) thấp hơn ngưỡng an toàn được đặt ra.

● Cách khắc phục là: Thường xuyên vệ sinh các điểm tiếp xúc trên acquy và
kiểm tra xem các acquy còn hoạt động tốt hay không và độ axit trong acquy
còn hay không. Tiến hành kiểm tra tình trạng acquy, kiểm tra các thông số cài
đặt trên màn hình điều khiển của tủ nguồn như dòng nạp, xã acquy phù hợp
với từng loại acquy….

5. Lỗi Load Fuse Alarm, Batt Fuse Alarm.

● Lỗi Load Fuse Alarm và Batt Fuse Alarm trên tủ nguồn Vertiv thường xuất
hiện khi hệ thống phát hiện rằng các MCB đã bị hỏng hoặc có vấn đề.

● Cách khắc phục là: Kiểm tra các MCB có bị hở hoặc hư hỏng và thực hiện
các công việc như kiểm tra và thay mới nếu bị hỏng.

6. Lỗi Rect Failure.

● Lỗi Rect Failure là lỗi thường xảy ra trên thiết bị rect của tủ nguồn khi này
thiết bị rect có đen báo đỏ bật khi có lỗi và nguyên nhân là do quá nhiệt, bị va
đập khi vận chuyển và không có sự điều khiển từ thiết bị điều khiển
(Controler) của tủ nguồn.

● Cách khắc phục là: Ngắt nguồn rect một khoảng thời gian ngắn rồi bật nguồn
lại. Nếu rect vẫn còn đen báo đỏ thì thay mới rect.

7. Lỗi Rect Protect.

● Lỗi Rect Protect là thông báo về sự cố hoặc là lỗi bảo vệ Rectifier Module
của tủ nguồn.

● Cách khắc phục là: Kiểm tra nhiệt độ phòng, kiểm tra thiết bị điều khiển
(Controler), kiểm tra điện áp nguồn AC đầu vào có bị cao hơn 530V và thất
hơn 260V và cải thiện giá trị điện áp AC đầu vào trong mức dao động cho
phép. Kiểm tra thay thế các thiết bị điều khiển hoặc dây dẫn nếu phát hiện lỗi.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 53


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

8. Lỗi Rect Fan Fails.

● Lỗi Rect Fan Fails là lỗi hệ thống quạt trên Rect. Đen báo hiệu sẻ hiện đỏ
trên Rect khi quạt trên nó bị kẹt, hư hoặc là lâu ngày chưa vệ sinh.

● Cách khắc phục là: thường xuyên vệ sinh hệ thống quạt trên thiết bị Rect nếu
hư thì thay thiết bị Rect mới.

9. Lỗi Rect Not Respond.

● Lỗi Rect Not Respond là lỗi mà các Rect không có sự điều khiển từ controler
Rect hoặc là Rect đang hoạt động nhưng không tải và cuối cùng là cáp kết
nối giữa các Rect và controler Rect bị hỏng.

● Cách khắc phục là: kiểm tra thiết bị điều khiển controler rect và cáp kết nối
giữa các rect và controler rect kiểm tra xem các rect có hoạt động tốt và cuối
cùng kiểm tra điện áp đầu ra của rect.

10. Một Số Lỗi Khác Thường Gặp Khi Vận Hành Nhà Trạm BTS.

● Mất nguồn, nhảy aptomat, chống sét hỏng, mất điện,...

● Trường hợp không có nguồn cấp cho trạm: Trực tiếp lên trạm để kiểm tra hệ
thống cấp nguồn, hệ thống chống sét, nguồn điện AC, nguồn điện backup, …

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 54


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN QUANG VÀ HỆ THỐNG


3G WCDMA, 4G LTE.
4.1. Tổng Quan.
Hệ thống thông tin được hiểu một cách đơn giản là một hệ thống để truyền thông tin
từ nơi này đến nơi khác. Khoảng cách giữa các nơi này có thể từ vài trăm mét đến vài
trăm kilomet. Hệ thống thông tin quang là một hệ thống thông tin bằng ánh sáng và dùng
sợi quang để truyền thông tin. Thông tin truyền đi trong hệ thống thông tin quang được
thực hiện ở tần số sóng mang cao trong vùng nhìn thấy hoặc vùng hồng ngoại gần của
phổ sóng điện từ. Kỹ thuật thông tin quang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong viễn
thông, truyền số liệu, truyền hình cáp, …. Cuối cùng là hệ thống thông tin quang là hệ
thống thông tin cốt loãi để lên kết giữa các trạm phát sống 3G, 4G.

4.2. Cap Quang.

Hình 4.1 Cap quang.

Cáp quang là một trong những loại cáp viễn thông phổ biến nhất hiện nay. Cáp
quang được làm bằng nhựa hoặc thủy tinh, sử dụng ánh sáng để truyền dẫn tín hiệu. Cáp
quang có thiết kế đường kính nhỏ và mỏng hơn cáp đồng. Các sợi cáp quang được sắp
xếp trong một bó, tốc độ đường truyền cao, ít bị nhiễu và truyền xa hơn nhiều so với cáp
đồng. Cap quang có cấu tạo như sau:

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 55


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

● Lõi (Core): Lõi cáp quang được làm bằng sợi thủy tinh hoặc plastic, chức năng
truyền dẫn ánh sáng. Đây cũng là phần trung tâm phản chiếu của sợi quang nơi
ánh sáng đi.

● Lớp phản xạ ánh sáng (Cladding): Lớp này bao bọc bên ngoài lớp core, chức năng
bảo vệ và phản xạ ánh sáng trở lại vào lõi core.

● Lớp phủ (coating): Đây là lớp phủ dẻo bên ngoài (còn được gọi là lớp vỏ nhựa
PVC), chức năng bảo vệ lớp core và cladding bên trong, ngăn không cho bụi bẩn,
hơi nước xâm nhập vào bên trong, giảm sự gãy gập, uốn cong của sợi cáp quang.

● Thành phần gia cường (Srength member): Lớp này thường làm từ sợi tơ Aramit
(Kevlar) kim loại có dạng sợi, hoặc lớp băng thép mỏng được dập gợn sóng thành
hình sin; đây cũng là lớp chịu nhiệt, chịu kéo căng rất tốt.

● Lớp vỏ ngoài (Outer Jacket): Lớp này đóng vai trò rất lớn trong bảo vệ ruột cáp
khỏi những tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài như va đập, mưa gió, các
loài gặm nhấm…
4.2.1. Sợi Quang.
Là ống dẫn sóng có khả năng mang thông tin dưới dạng ánh sáng, kích thước rất nhỏ.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 56


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 4.2: Hình ảnh sợ quang


4.2.2. Cấu Trúc Sợi Quang.

● Cấu trúc hình trụ, được chế tạo từ vật liệu trong suốt.

● Lõi sợi có chiết suất n1.

● Vỏ sợi có chiết suất n2 < n1.

● Lớp phủ đệm có tác dụng bảo vệ sợi.

Hình 4.3: Hình ảnh cấu trúc sợi quang

4.2.3. Dây Nhảy Quang.


Dây nhảy quang xuất hiện mang đến sự linh hoạt, thuận tiện cho người sử dụng hệ
thống mạng quang. Các loại dây nhảy quang dùng để kết nối từ hộp ODF đến thiết bị
quang điện hoặc giữa hai ODF với nhau nên quá trình truyền tải dữ liệu trực tiếp, nhanh
chóng và gọn nhẹ hơn rất nhiều lần.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 57


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Dây nhảy quang hay còn gọi là dây Patch Cord, dây nhảy cáp quang là một đoạn
dây cáp quang được gắn 2 đầu kết nối là các chuẩn khác nhau được dùng để trung chuyển,
kết nối các thiết bị chuyển đổi tín hiệu quang với nhau.

Dây nhảy quang được thiết kết với khoảng cách từ 3m, 5m, 10m, 15m, 20m, 30m...
phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.

Hai đầu nối Connector của dây có rất nhiều dạng như APC, UPC, PC, SC, ST, LC…
phù hợp với nhiều thiết bị khác nhau và tùy vào cấu tạo của mỗi loại sẻ có tác dụng khác
nhau. Cụ thể như sau:

● Đầu SC sử dụng với các bộ chuyển đổi quang điện.

● Đầu LC dùng với các Module quang chuyển đổi tín hiệu vào Switch, các thiết bị
Converter.

● Đầu FC dùng với các hệ thống truyền tải tín hiệu hình ảnh, âm thanh (CCTV,
AHD-CVI-TVI…) là các bộ chuyển đổi tín hiệu video sang quang.

● Đầu dây ST là khác biệt hơn hẳn, loại đầu này được dùng với các hệ thống Rơ le
và bộ chuyển đổi E1 (Ethernet), hiện nay đầu ST không còn được sử dụng nhiều
nữa và chỉ còn dùng để bảo dưỡng hoặc thay thế trong các hệ thống cũ.

4.2.4. Các Loại Dây Nhảy Quang.


Dây nhảy quang SC – SC (2 đầu SC), dây nhảy quang SC -LC (1 đầu SC – 1 đầu
LC), dây nhảy quang LC – LC ( 2 đầu LC), dây nhảy quang ST (ST – ST Multimode),
dây nhảy quang FC-FC ( 2 đầu FC),...

Có 3 loại dây nhảy quang thông dụng hiện nay:

1. Dây nhảy quang SC – SC:

Dây nhảy quang SC – SC các loại Multimode hoặc Singlemode, dây nhảy SC/UPC
– SC/UPC và dây nhảy SC/APC – SC/APC có chiều dài tùy theo yêu cầu của khách hàng,
không hạn định nhưng thông thường các loại dây có sẵn thường là các loại 3m, 5m, 10m,
20m, 30m…

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 58


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Loại dây nhảy SC – SC dùng được cho các thiết bị converter quang điện, thiết bị
mạng và các thiết bị viễn thông khác.

Độ bền còn được thể hiện ở việc chúng có thể kéo dãn tải trọng 100 N, thời gian
kiểm tra ít nhất 5h, kết quả là độ suy hao < 0,3 Db. Độ suy hao chen không chỉ đạt tiêu
chuẩn quốc tế mà còn vượt quá tiêu chuẩn < 0,2 Db.

Hình 4.4: Hình ảnh dây nhảy quang SC – SC.


2. Dây nhảy quang SC – LC.

Dây nhảy quang SC – LC cũng tương tự như dây SC- SC cũng có đầy đủ các loại
Singlemode, Multimode, Multimode OM3 hai loại dây Simplex và Duplex.

SC và LC vô cùng linh hoạt phù hợp rất nhiều loại thiết bị đã và đang trở thành sản
phẩm được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất thời điểm hiện tại.

Hình 4.5: Hình ảnh dây nhảy quang SC – LC


3. Dây nhảy quang FC – FC.
Dây nhảy quang FC-FC là sản phẩm được sử dụng trong các ứng dụng như: dùng
trong mạng truyền dẫn Camera, mạng truyền hình cáp trung tâm, mạng truy cập FTTx,
FTTH giữa các Switch. Đây là thiết bị tiếp nối giữa hộp nối ODF và thiết bị.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 59


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Cũng tương tự với dây nhảy quang SC – LC, dây nhảy quang FC-FC có chiều dài
phụ thuộc vào yêu cầu và nhu cầu sử dụng của khách hàng, có thể là 3m, 5m, 10m, 15m,
20m, 30m, ….

Hình 4.6: Hình ảnh dây nhảy quang FC – FC


4.3. Tổng Quan Hạ Tầng Truyền Dẫn Trong Mạng Mobifone.
4.3.1. Hộp Phối Quang ODF.
ODF là tên viết tắt của Optical Distribution Frame, có nghĩa là chúng được sử dụng
như là một nơi để tập trung, bảo vệ các mối hàn cáp quang, phân phối các kết nối quang
đến các thiết bị khác như modem quang hoặc converter quang bộ chuyển đổi quang điện.

Hình 4.7: Hình ảnh hộp phối quang ODF-14FO

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 60


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 4.8: Hình ảnh hộp phối quang ODF – 48FO


Hộp phối quang ODF rất đa dạng, có các loại hộp phối quang thông dụng nhất như
loại treo tường, loại gắn rack 19, loại hộp nhựa, loại sắt tĩnh điện, ngoài ra tùy thuộc vào
số cổng mà có các ODF 2, 4, 8, 12, 16, 24,48,96FO. Tuy nhiên, tựu trung lại, hộp phối
quang có thể được chia thành hai loại: hộp phối quang trong nhà và hộp phối quang ngoài
trời.

● Hộp ODF trong nhà bao gồm: hộp phối quang trong nhà ODF 2FO, hộp phối
quang trong nhà ODF 4FO, hộp phối quang ODF 8FO, hộp phối quang ODF
12FO, hộp phối quang ODF 24FO, hộp phối quang trong nhà ODF 48FO, hộp
phối quang trong nhà ODF 96FO đầy đủ phụ kiện (loại Indoor gắn rack).

● Hộp ODF ngoài trời gồm có hộp phối quang ngoài trời ODF 8FO, hộp phối
quang ngoài trời ODF 12FO, hộp phối quang ngoài trời ODF 16FO, hộp phối
quang ngoài trời ODF 16FO, hộp phối quang ngoài trời ODF 24FO, hộp phối
quang treo ngoài trời ODF 36FO, hộp phối quang ngoài trời ODF 48FO, hộp
phối quang treo ngoài trời ODF 72 Core, hộp phối quang ngoài trời ODF 96FO
đầy đủ phụ kiện.

4.3.1. Mô Hình Chung Của Hệ Thống Thông Tin Quang.


Một hệ thống thông tin quang gồm có: máy phát quang (Optical Transmitter), kênh
thông tin (Communication Channel), và máy thu quang (Optical Receiver).

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 61


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 4.9: Mô hình thông tin quang cơ bản


Gồm 2 loại hệ thống: Hữu tuyến (Guided), Vô tuyến (Unguided)
a) Máy phát quang.

Hình 4.10: Máy phát quang.

● Nguồn quang (LASER/ LED): Tạo ra sóng mang quang.

● Tần số sóng mang 185  200 THz (1520 1620nm = Băng C & Băng L).

● Bộ điều chế tạo luồng bít quang.

● Kỹ thuật điều chế trực tiếp (IM): dòng LD được điều chế để tạo dòng bit (không
cần bộ điều chế ngoài).
b) Kênh thông tin.

● Các sợi quang SM có suy hao thấp (0,2 dB ở vùng 1550nm) hoạt động như kênh
thông tin.

● Cự li truyền dẫn vẫn bị giới hạn bởi suy hao của sợi: Suy hao được bù theo chu
kỳ bằng trặm lặp hoặc bộ OA.

● Tán sắc và các hiệu ứng phi tuyến cũng làm hạn chế tổng chiều dài.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 62


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 4.11: Kênh thông tin

c) Máy thu quang

Hình 4.12: Máy thu quang

● Bộ tách quang (PIN/ APD): Biến đổi quang thành điện.

● Bộ giải điều chế tạo lại luồng bit điện.

● Trong quá trình truyền có nhiễu và dẫn đến máy thu có lỗi: BER yêu cầu <10-9

● Để hoạt động được: tất cả các máy thu cần tối thiểu một mức công suất nào đó
(Độ nhạy thu).

4.4. Tổng Quan Hệ Thống 3G WCDMA Và 4G LTE.


4.4.1 Tổng Quan Hệ Thống 3G WCDMA và 4G LTE.
Hệ thống thông tin di động được chia thành 6 thế hệ chính: Thứ nhất: 1G, thứ 2: 2G,
thứ 3: 3G, thứ 4: 4G, thứ 5: 5G và thứ 6 đó là 6G đang trong quá trình nghiên cứu và thử
nghiệm. Thế hệ thứ năm (5G) đang trong quá trình thử nghiệm và đưa vào sử dụng ở
nước ta.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 63


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 4.13: lộ trình phát triển của các công nghệ thông tin di động.
Các hệ thống 1G đảm bảo truyền dẫn tương tự dựa trên công nghệ ghép kênh phân
chia theo tần số (FDM) với kết nối mạng lõi dựa trên công nghệ ghép kênh phân chia
theo thời gian (TDM).

Khác với 1G, các hệ thống 2G được thiết kế để triển khai quốc tế. Thiết kế 2G mạnh
hơn về tính tương thích, khả năng chuyển mạng phức tạp và sử dụng truyền dẫn thoại số
hóa trên giao diện vô tuyến.

3G (thế hệ thứ ba) và 4G (thế hệ thứ tư) đều là các tiêu chuẩn kỹ thuật mạng di động
quan trọng, đã có tầm ảnh hưởng lớn đối với cách chúng ta sử dụng và trải nghiệm các
dịch vụ di động. 3G đã đưa đến một bước tiến quan trọng từ 2G, cung cấp tốc độ truyền
dữ liệu nhanh hơn và dịch vụ đa phương tiện như video call và truyền hình di động. Sự
xuất hiện của WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access) và công nghệ HSPA
(High-Speed Packet Access) đã làm cho truyền dữ liệu trở nên linh hoạt hơn và nhanh
chóng.

Tuy nhiên, với sự tiến bộ ngày càng nhanh chóng của công nghệ, 4G đã thay thế 3G
và mang lại nhiều cải tiến đáng kể. 4G không chỉ tăng cường tốc độ truyền dữ liệu mà
còn cung cấp hiệu suất cao hơn và trải nghiệm mạng đáng kể. Công nghệ LTE (Long-

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 64


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Term Evolution) được ứng dụng rộng rãi trong 4G, giúp tối ưu hóa băng thông và giảm
độ trễ, mang lại khả năng truyền tải video chất lượng cao và các ứng dụng đòi hỏi băng
thông lớn mà không gặp trở ngại.

Và từ nền tảng sẳn có của hệ thống 4G, hệ thống 5G có tốc độ kết nối nhanh hơn so
với 4G LTE bởi phạm vi phủ sóng rộng hơn và sử dụng công nghệ vô tuyến tiên tiến hơn.
Nó cũng có độ trễ ít hơn 4G làm cho những ứng dụng sẽ ít bị delay hơn. Nói đơn giản,
5G có tốc độ upload/download dữ liệu nhanh hơn rất nhiều so với các công nghệ cũ.

Hệ thống 6G hoạt động ở tần số từ 95 GHz đến 3 THz, mang lại tốc độ nhanh hơn
nhiều so với 5G hoạt động ở tần số từ dưới 6 GHz đến trên 24,25 GHz. 6G tận dụng các
tần số cao hơn trên phổ không dây để truyền nhiều dữ liệu hơn, nhanh hơn 5G.

Như vậy, 3G đã định hình nền tảng cho truyền thông di động, 4G tiếp tục đưa ra
những đổi mới quan trọng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tốc độ, hiệu suất và trải
nghiệm người dùng. Cả hai thế hệ đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của
ngành công nghiệp di động và mạng thông tin toàn cầu.

4.4.2 Tổng Quang Hệ Thống 3G WCDMA.


Trong cấu trúc của mạng 3G, công nghệ WCDMA (Wideband Code Division
Multiple Access) đã chơi một vai trò quan trọng. WCDMA tăng cường băng thông, mang
lại khả năng truyền tải dữ liệu với tốc độ cao và ổn định. Bên cạnh đó, công nghệ HSPA
(High-Speed Packet Access) đã gia tăng khả năng chuyển động và linh hoạt trong truyền
dữ liệu, tạo ra môi trường thuận lợi cho các ứng dụng đa phương tiện như video call và
truyền hình di động.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 65


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 4.14: cấu trúc mạng 3G WCDMA.


a) Thiết bị người sử dụng (UE).
UE (User Equipment: thiết bị người sử dụng) là đầu cuối mạng UMTS của người
sử dụng. Có thể hiểu đây là là một thiết bị vô tuyến có khả năng truy cập mạng viễn
thông di động. UE có thể là một điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay,
hoặc bất kỳ thiết bị nào khác có khả năng kết nối với mạng di động.

UE bao gồm các thành phần sau:

+ Phần cứng: Phần cứng của UE bao gồm bộ xử lý, bộ nhớ, màn hình, bàn phím, …

+ Phần USIM: Là phần cứng vật lý nó đảm báo cho thiết bị sử dụng được các dịch
vụ của mạng 3G, …

b) Mạng truy nhập vô tuyến (UTRAN).

Mạng truy nhập vô tuyến (UTRAN) là phần của mạng viễn thông di động 3G cung
cấp kết nối giữa thiết bị người sử dụng (UE) và mạng lõi. Mạng UTRAN sử dụng công
nghệ WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access) để truyền dữ liệu.

Mạng UTRAN bao gồm các trạm gốc (Node B) và các trạm điều khiển mạng vô
tuyến (RNC).

● Node B là thiết bị đầu cuối mạng vô tuyến, chịu trách nhiệm truyền nhận dữ liệu
giữa UE và RNC. Node B có thể được kết nối với nhau bằng cáp quang hoặc sóng
vô tuyến. Node B cũng thực hiện một số thao tác quản lý tài nguyên vô tuyến cơ

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 66


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

sở như "điều khiển công suất vòng trong". Tính năng này để phòng ngừa vấn đề
gần xa; nghĩa là nếu tất cả các đầu cuối đều phát cùng một công suất, thì các đầu
cuối gần nút B nhất sẽ che lấp tín hiệu từ các đầu cuối ở xa. Nút B kiểm tra công
suất thu từ các đầu cuối khác nhau và thông báo cho chúng giảm công suất hoặc
tăng công suất sao cho nút B luôn thu được công suất như nhau từ tất cả các đầu
cuối.

● RNC (Radio Network Controller) chịu trách nhiệm cho một hay nhiều trạm gốc và
điều khiển các tài nguyên của chúng. Đây cũng chính là điểm truy nhập dịch vụ
mà UTRAN cung cấp cho CN. Nó được nối đến CN bằng hai kết nối, một cho
miền chuyển mạch gói (đến GPRS) và một đến miền chuyển mạch kênh (MSC).

c) Mạng lõi CN.

Mạng lõi (CN) được chia thành ba phần, miền PS, miền CS và HE. Miền PS đảm
bảo các dịch vụ số liệu cho người sử dụng bằng các kết nối đến Internet và các mạng số
liệu khác và miền CS đảm bảo các dịch vụ điện thoại đến các mạng khác bằng các kết nối
TDM. Các nút B trong CN được kết nối với nhau bằng đường trục của nhà khai thác,
thường sử dụng các công nghệ mạng tốc độ cao như ATM và IP.

Các thành phần trong mạng lõi cn bao gồm:

● SGSN (SGSN: Serving GPRS Support Node: nút hỗ trợ GPRS phục vụ) là nút
chính của miền chuyển mạch gói. Nó nối đến UTRAN thông qua giao diện IuPS
và đến GGSN thông quan giao diện Gn. SGSN chịu trách nhiệm cho tất cả kết nối
PS của tất cả các thuê bao. Nó lưu hai kiểu dữ liệu thuê bao: thông tin đăng ký
thuê bao và thông tin vị trí thuê bao. Số liệu dc lưu trong SGSN bao gồm:

* IMSI (International Mobile Subsscriber Identity: số nhận dạng thuê bao di động
quốc tế).

* Các nhận dạng tạm thời gói (P-TMSI: Packet- Temporary Mobile Subscriber
Identity: số nhận dạng thuê bao di động tạm thời gói)

* Các địa chỉ PDP (Packet Data Protocol: Giao thức số liệu gói)

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 67


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

● GGSN (Gateway GPRS Support Node: Nút hỗ trợ GPRS cổng) là một SGSN kết
nối với các mạng số liệu khác. Tất cả các cuộc truyền thông số liệu từ thuê bao
đến các mạng ngoài đều qua GGSN. Cũng như SGSN, nó lưu cả hai kiểu số liệu:
thông tin thuê bao và thông tin vị trí.

● BG (Border Gatway: Cổng biên giới) là một cổng giữa miền PS của PLMN với
các mạng khác. Chức năng của nút này giống như tường lửa của Internet: để đảm
bảo mạng an ninh chống lại các tấn công bên ngoài.

● Visitor Location Register: bộ ghi định vị tạm trú) là bản sao của HLR cho mạng
phục vụ (SN: Serving Network). Dữ liệu thuê bao cần thiết để cung cấp các dịch
vụ thuê bao được copy từ HLR và lưu ở đây. Cả MSC và SGSN đều có VLR nối
với chúng.

● MSC thực hiện các kết nối CS giữa đầu cuối và mạng. Nó thực hiện các chức năng
báo hiệu và chuyển mạch cho các thuê bao trong vùng quản lý của mình. Chức
năng của MSC trong UMTS giống chức năng MSC trong GSM, nhưng nó có
nhiều khả năng hơn. Các kết nối CS được thực hiện trên giao diện CS giữa
UTRAN và MSC. Các MSC được nối đến các mạng ngoài qua GMSC.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 68


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

4.4.3 Tổng Quan Hệ Thống 4G LTE.


4G-LTE là thế hệ thứ tư của chuẩn UMTS do 3GPP phát triển. UMTS thế hệ thứ ba
dựa trên WCDMA đã được triển khai trên toàn thế giới. Để đảm bảo tính cạnh tranh cho
hệ thống này, tháng 11/2004 3GPP đã bắt đầu dự án nhằm xác định bước phát triển về lâu
dài cho công nghệ di động UMTS với tên gọi Long Term Evolution (LTE). 3GPP đặt ra
yêu cầu cao cho LTE, bao gồm giảm chi phí cho mỗi bit thông tin, cung cấp dịch vụ tốt
hơn, sử dụng linh hoạt các băng tần hiện có và băng tần mới, đơn giản hóa kiến trúc
mạng với các giao tiếp mở và giảm đáng kể năng lượng tiêu thụ ở thiết bị đầu cuối.

Hình 4.15: Cấu trúc mạng 4G LTE.

a) Thiết bị người dùng (UE).

UE là thiết bị mà người dùng đầu cuối sử dụng để liên lạc. Thông thường nó là
những thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh hoặc một thẻ dữ liệu như mọi người
vẫn đang sử dụng hiện tại trong mạng 2G và 3G. Hoặc nó có thể được nhúng vào, ví dụ
một máy tính xách tay. UE cũng có chứa các mô đun nhận dạng thuê bao toàn cầu
(USIM). Nó là một module riêng biệt với phần còn lại của UE, thường được gọi là thiết
bị đầu cuối (TE). USIM là một ứng dụng được đặt vào một thẻ thông minh có thể tháo rời
được gọi là thẻ mạch tích hợp toàn cầu (UICC). USIM được sử dụng để nhận dạng và xác
thực người sử dụng để lấy khóa bảo mật nhằm bảo vệ việc truyền tải trên giao diện vô
tuyến.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 69


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Các chức năng của UE là nền tảng cho các ứng dụng truyền thông, mà có tín hiệu
với mạng để thiết lập, duy trì và loại bỏ các liên kết thông tin người dùng cần. Điều này
bao gồm các chức năng quản lý tính di động như chuyển giao, báo cáo vị trí của thiết bị,
và các UE phải thực hiện theo hướng dẫn của mạng.

b) Truy cập vô tuyến mặt đất E-UTRAN.

Mạng truy nhập vô tuyến của LTE được gọi là E-UTRAN và một trong những đặc
điểm chính của nó là tất cả các dịch vụ, bao gồm dịch vụ thời gian thực, sẽ được hỗ trợ
qua những kênh gói được chia sẻ. Phương pháp này sẽ tăng hiệu suất phổ, làm cho dung
lượng hệ thống trở nên cao hơn. Một kết quả quan trọng của việc sử dụng truy nhập gói
cho tất cả các dịch vụ là sự tích hợp cao hơn giữa những dịch vụ đa phương tiện và giữa
những dịch vụ cố định và không dây.

Mục đích chính của LTE là tối thiểu hóa số node. Vì vậy, người phát triển đã chọn
một cấu trúc đơn node. Trạm gốc mới phức tạp hơn NodeB trong mạng truy cập vô tuyến
WCDMA/HSPA, và vì vậy được gọi là eNodeB (Enhanc eNode B). Những eNodeB có
tất cả những chức năng cần thiết cho mạng truy nhập vô tuyến LTE, kể cả những chức
năng liên quan đến quản lý tài nguyên vô tuyến.

Hình 4.16: Mạng truy cập mặt đất E-UTRAN.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 70


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

E-UTRAN chịu trách nhiệm về các chức năng liên quan đến vô tuyến, gồm có: quản
lý nguồn tài nguyên vô tuyến, nén header, bảo mật, kết nối mạng lõi EPC.

c) Mạng lõi EPC.

Mạng lõi mới là sự mở rộng hoàn toàn của mạng lõi trong hệ thống 3G và nó chỉ
bao phủ miền chuyển mạch gói. Vì vậy, nó có một cái tên mới: EvolvedPacket Core
(EPC).

Hình 4.17: Mạng lõi EPC


Cùng một mục đích như E-UTRAN, số node trong EPC đã được giảm. EPC chia
luồng dữ liệu người dùng thành mặt phẳng người dùng và mặt phẳng điều khiển. Một
node cụ thể được định nghĩa cho mỗi mặt phẳng, cộng với Gateway chung kết nối mạng
LTE với internet và những hệ thống khác. EPC gồm có một vài thực thể chức năng.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 71


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

● MME (Mobility Management Entity): là thực thể quản lý di động, điều khiển các
Node xử lý tín hiệu giữa UE và mạng lõi. Giao thức giữa UE và mạng lõi là Non-
Access Stratum (NAS). MME là phần tử điều khiểnchính trong EPC. Thông
thường MME là một server đặt tại một vị trí an toàn ngay tại nhà khai thác. Nó chỉ
hoạt động trong mặt phẳng điều khiển(CP) và không tham gia vào đường truyền
số liệu (UP). Các chức năng chính của MME:

* Các chức năng liên quan đến quản lý thông báo: chức năng này bao gồm thiết
lập, duy trì và gửi đi các thông báo, được điều khiển bởi lớp quản lý phiên trong
giao thức NAS.

* Các chức năng liên quan đến quản lý kết nối: bao gồm việc kết nối và bảo mật
giữa mạng và UE, được điều khiển bởi lớp quản lý tính di động hoặc kết nối
trong giao thức NAS.

● S-Gateway (Serving Gateway): là vị trí kết nối của giao tiếp dữ liệu gói với E-
UTRAN, tất cả các gói IP người dùng được chuyển đi thông quaS-GW. Nó còn
hoạt động như một node định tuyến đến những kỹ thuật 3GPP khác. Trong cấu
hình kiến trúc cơ sở, chức năng mức cao của S-GW là quản lý tunnel UP (user
plan) và chuyển mạch. S-GW là bộ phận của hạ tầng mạng được quản lý tập trung
tại nơi khai thác.

● P-Gateway (Packet Data Network Gateway): là điểm đầu cuối cho những phiên
hướng về mạng dữ liệu gói bên ngoài. Nó cũng là Router đến mạng Internet.
Thông thường P-GW ấn định địa chỉ IP cho UE và UE sử dụng nó để thông tin với
các máy IP trong các mang ngoài (internet). Cũng có thể mạng ngoài nơi mà UE
nối đến sẽ ấn định địa chỉ IP cho UE sử dụng và P-GW truyền tunnel tất cả lưu
lượng đến mạng này. P-GWcũng thực hiện các chức năng lọc và mở cổng theo yêu
cầu được thiết lập cho UE và dịch vụ tương ứng. Ngoài ra nó thu thập và báo cáo
thông tintính cước liên quan. Tương tự như S-GW, các P-GW có thể được khai
thác ngày tại vị trí trung tâm của nhà khai thác.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 72


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

● PCRF (Policyand Charging Rules Function): điều khiển việc tạo ra bảng giá và
cấu hình hệ thống con đa phương tiện IP IMS (the IPMultimedia Subsystem) cho
mỗi người dùng.

● HSS (Home Subscriber Server): là nơi lưu trữ dữ liệu của thuê bao cho tất cả dữ
liệu của người dùng. Nó là cơ sở dữ liệu chủ trung tâm trong trung tâm của nhà
khai thác.

4.5. Tổng Quan Hệ Thống 3G WCDMA Và 4G LTE Nokia Mobifone.


4.5.1. Tổng quan về thiết bị Nokia AirScale System Module.
Trong hệ thống 3G, 4G Nokia Mobifone, chúng ta sẽ sử dụng Nokia AirScale
System Module Indoor và nó bao gồm 3 thành phần chính:

● AirScale Subrack AMIA: Subrack kích thước 3U. Chia tối đa 2 card ASIA và 6
card ABIA. Có thể gắn vào Rack 19’’.

● AirScale Commond ASIA: Chức năng điều khiển tập trung, giao diện và xử lý tín
hiệu truyền dẫn. Tối đa 2 card trong 1 subrack AMIA.

● AirScale Capacity ABIA: Chức năng xử lý tín hiệu Baseband. Tối đa 2 card trong
1 subrack AMIA. Một card ABIB có 6 port giao diện quang RF loại 6 Gbps
(OBSAI) hoặc 9.8Gbps (CPRI).

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 73


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 4.18: Nokia AirScale SM Indoor Integrated Transport

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 74


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 4.19 Sơ đồ các cổng và các loại AirScale Commond ASIA


Trong sơ đồ hệ thống thì chúng ta chỉ sử dụng một số cổng của AirScale Commond
ASIA, nên ở bài báo cáo này, chúng ta chỉ nêu chức năng và tên một số cổng như sau:

● EAC: Cổng báo động bên ngoài và giao diện điều khiển, chức năng: đó là một tập
hợp các tín hiệu điều khiển và báo động cũng như giao diện cho phần mở rộng báo
động, loại đầu nối: HDMI.

● LMP: Cổng quản lý cục bộ, chức năng: Giao diện Ethernet cho trình quản lý
Element, thiết bị chẩn đoán SSE, loại đầu nối: 1GE RJ45.

● EIF1: Cổng giao diện đường truyền, chức năng: Backhaul/giao diện fronthaul lớp
cao hơn, loại đầu nối: 1/10GE SFP/SFP+.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 75


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Hình 4.20: Sơ đồ các cổng của AirScale Capacity ABIA


Cổng Chức năng Loại đầu nối Thông tin bổ sung
1xOBSAI RP3-01 (3072 Mbps hoặc
Giao diện
6144 Mbps) hoặc CPRI (6 Gbps
fronthaul RP3-
RF1…6 SFP+ hoặc 9,8 Gbps), Hỗ trợ nén IQ với
01/CPRI tới thiết
ba giao diện CPRI RF1, RF2 và
bị vô tuyến
RF3.
4.5.2 Các thiết bị khác.
SFP: Module quang SFP còn gọi là bộ khuếch đại nhỏ hoặc mini GBIC (bộ chuyển
đổi giao diện gigabit), là một module thu phát quang nhỏ gọn, được sử dụng rộng rãi cho
cả ứng dụng viễn thông và truyền dữ liệu. Cổng SFP của nó chấp nhận cả hai module
quang học và cáp đồng. Đó là lý do tại sao nó được phát triển và hỗ trợ bởi nhiều nhà
cung cấp thành phần mạng. Module SFP cũng hỗ trợ SONET, Gigabit Ethernet, Fibre
Channel và các tiêu chuẩn truyền thông khác. Ngoài ra, SFP đã thay thế GBIC trong hầu
hết các ứng dụng vì kích thước nhỏ gọn và linh hoạt.

Trong hệ thống 3G, 4G Nokia Mobifone, SFP là thành phần không thể thiếu, nó
dùng để kết nối và truyền tín hiệu giữa cổng RF của AirScale System Module Indoor và
RRU trên cột anten.

Hình 4.21: Module quang SFP

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 76


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

Jumper: Trong hệ thống 3G Nokia Mobifone thường dùng các loại dây Jumper như
Jumper 1/2'' Indoor 3m, 2 đầu connector; ….

Dây nhảy quang: Trong hệ thống 3G Nokia Mobifone thường dùng các loại dây
nhảy quang như dây nhảy quang SM LC - LC Duplex, Dây nhảy quang Single - mode
LC/UPC - SC/UPC, ….

4.5.3. Mô hình mô phỏng hệ thống 3G, 4G Nokia Mobifone

Hình 4.22: Mô hình mô phỏng hệ thống 3G, 4G.


4.5.4. Quy trình lắp đặt hệ thống 3G, 4G Nokia Mobifone

● Thiết bị:
- Nokia AirScale Module System (Thiết bị tích hợp 3G và 4G)
- Tủ nguồn DC
- RRU
- Cell (Antena)
- Đồ bảo hộ và các thiết bị liên quan.

● Quy trình lắp đặt.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 77


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

- Khi đã kiểm tra mọi thứ đã đầy đủ. Dành 10 – 15 phút để tiến hành chụp ảnh Serial
của tất cả các thiết bị như:
* Serial của Antenna (chụp cùng với tilt điện antenna dưới đất trước khi kéo leo cột).
* Serial thiết bị chính (System module, RF module, …).
* Serial Power Cabinet, Accu.
* Serial Reftifier.
- Sau khi đã đầy đủ thông tin thì tiến hành lắp đặt:
* Đầu tiên, chúng ta đi vào lắp đặt thành phần Outdoor:

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 78


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 79


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

7. Cố định kẹp cáp và cho dây nhập trạm


8. Tiến hành đấu nối các thiết bị indoor

* Một số lưu ý trong quá trình lắp đặt các thiết bị:
- Cắm dây 48V từ thiết bị đến tủ nguồn

- Cắm dây 0V từ thiết bị đến tủ nguồn

- Cắm 3 sợi dây truyền dẫn quang được miêu tả bằng 3 màu ở trong hình xanh đỏ
xanh dương tương ứng đến 3 RRU mỗi RRU sẽ được xem như Card thu phát tín hiệu
cung cấp nguồn phát lên antena (thay vì đặt ở dưới trạm thì nó sẽ đặt ở trên cột antena và
nguồn lên RRU (nguồn DC48V) (3 antena với mỗi antena tương ứng 120 độ) được lắp
đặt ở trên các cột phát sóng của trạm BTS

- Cuối cùng là tiến hành kiểm tra và chụp hình nghiệm thu nhà trạm.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 80


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

TỔNG KẾT
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp đặt Viễn
thông Comas Corp, em không chỉ được học hỏi mà còn trải nghiệm sâu sắc môi trường
làm việc chuyên nghiệp và đầy thách thức. Sự chia sẻ kiến thức và sự hướng dẫn tận tâm
từ các anh trong công ty và sự hỗ trợ chặt chẽ từ thầy Nguyễn Thanh Tùng đã là nguồn
động viên lớn giúp em vượt qua mọi thử thách trong quá trình thực tập.

Qua khoảng thời gian này, em không chỉ nắm vững kiến thức chuyên ngành về quản
lý trạm phát sóng, triển khai hệ thống thu phát sóng, bảo dưỡng và bảo trì thiết bị mà còn
tích lũy được những kinh nghiệm quý báu. Việc giải quyết sự cố hệ thống, làm việc một
cách quy củ và kỷ luật là những kỹ năng mà em đã phát triển thêm.

Em chân thành cảm ơn sự hỗ trợ và chia sẻ của quý công ty, những giá trị mà em
học được sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển sự nghiệp trong tương lai. Em mong
rằng công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ, và gửi lời chúc sức khoẻ đến toàn bộ ban
lãnh đạo và đồng đội tại công ty. Em xin chân thành cảm ơn.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 81


Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chuyên ngành: Điện tử viễn thông

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tài liệu NOKIA AirScale System Module Product Description

2. Nokia BTS 3G FSMF Comissioning Guide

3. Flexi Multiradio 10 WCDMA

4. Tài liệu Hướng dẫn khai thác thiết bị viễn thông 3G

5. Giáo trình MẠNG 3G WCDMA

6.https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-
minh/network/ly-thuyet-toi-uu-mo-hinh-mang-di-dong-4g-lte/16642400

7. nokiaairscalesystem-modulepresentation.pdf

8. Vũ Văn Sang, Hệ thống thông tin quang tập 1, Nhà Xuất Bản Bưu Điện

9. Vũ Văn Sang, Hệ thống thông tin quang tập 2, Nhà Xuất Bản Bưu Điện

10. Tài liệu Giới thiệu các thiết bị tại trạm bts. (xemtailieu.net)

11. https://xemtailieu.net/tai-lieu/gioi-thieu-cac-thiet-bi-tai-tram-bts1715055.html.

GVHD: Nguyễn Thanh Tùng 82

You might also like