You are on page 1of 67

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG

CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA VIỄN THÔNG II
_____________

ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
HỆ CHÍNH QUY
NIÊN KHÓA: 2007-2012

Đề tài:
PHÂN TÍ CH THIẾT KẾ MẠNG FTTH THEO
CÔNG NGHỆ GPON
Mã số đề tài: 12407160163

Sinh viên thực hiện: HUỲNH VĂN TỤ


MSSV: 407160163
Lớp: Đ07VA3
Giáo viên hƣớng dẫn: Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM

01/2012

TP.HCM – 2012
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VIỄN THÔNG II
_____________

ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
HỆ CHÍNH QUY
NIÊN KHÓA: 2007-2012

Đề tài:
PHÂN TÍ CH THIẾT KẾ MẠNG FTTH THEO CÔNG
NGHỆ GPON
Mã số đề tài: 12407160163

NỘI DUNG
- Chƣơng I: TỔNG QUAN MẠNG TRUY NHẬP FTTH.
- Chƣơng II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON.
- Chƣơng III: BÀI TOÁN THIẾT KẾ FTTH DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ GPON.
- Chƣơng IV: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ BÀI TOÁN THIẾT KẾ

Sinh viên thực hiện: HUỲNH VĂN TỤ


MSSV: 407160163
Lớp: Đ07VA3
Giáo viên hƣớng dẫn: Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM

01/2012

TP.HCM – 2012
MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................................................................................


MỤC LỤC HÌNH ..................................................................................................................
MỤC LỤC BẢNG .................................................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP FTTH ........................................ 4
1.1. FTTH, AON, PON ...................................................................................................... 4
1.1.1 Công nghệ AON ............................................................................................ 4
1.2. So sánh giữa AON và PON ........................................................................................ 9
CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON................................................................. 11
2.1. BPON chuẩn ITU-G.983 .......................................................................................... 11
2.1.1. Kiến trúc các lớp .......................................................................................... 11
2.1.2. Định dạng khung truyền dẫn ....................................................................... 13
2.1.2.1. Khung ATM ............................................................................... 14
2.1.2.2. Khung hƣớng xuống ................................................................... 15
2.1.2.3. Khung hƣớng lên ........................................................................ 16
2.1.3. Bảo mật trong BPON ................................................................................... 17
2.1.4. Chuyển mạch bảo vệ trong BPON .............................................................. 18
2.2. EPON chuẩn IEEE-802.3ah...................................................................................... 19
2.2.1. Kiến trúc các lớp trong EPON ..................................................................... 19
2.2.1.1. Lớp vật lý ................................................................................... 20
2.2.1.2. Giao diện môi trƣờng Gigabit độc lập ....................................... 22
2.2.1.3. Lớp liên kết dữ liệu .................................................................... 22
2.2.2. Cấu trúc khung truyền dẫn của EPON......................................................... 23
2.2.3. Giao thức điều khiển đa điểm (MPMC) trong EPON ................................. 24
2.3. GPON chuẩn ITU-G.984 .......................................................................................... 26
2.3.1. Kiến trúc các lớp trong GPON .................................................................... 26
2.3.1.1. GPON Physical Medium Dependent (PMD) Layer ................... 28
2.3.1.2. GPON Transmission Convergence (GTC) Layer ...................... 29
2.3.2. Định dạng khung truyền dẫn trong GPON .................................................. 30
2.3.2.1. Cấu trúc khung hƣớng xuống ..................................................... 30
2.3.2.2. Cấu trúc khung hƣớng lên .......................................................... 32
2.3.2.3. Phân tích mào đầu của GEM ...................................................... 34
2.3.3. Phân bổ băng tần động (DBA) trong GPON ............................................... 35
CHƢƠNG III: BÀI TOÁN THIẾT KẾ FTTH DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ GPON ........ 36
3.1. Tính khả năng phục vụ của một OLT ....................................................................... 36
3.2. Tính toán tính khả thi và mô hình khuyến nghị với bộ khuếch đại .......................... 39
CHƢƠNG IV: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ BÀI TOÁN THIẾT KẾ .................................... 45
4.1. Phân tích bài toán “Tính khả năng phu ̣c vu ̣ của OLT” ............................................. 45
4.2. Phân tić h bài toán “Tiń h khả thi và mô hin
̀ h khuyế n nghi”̣ ..................................... 50
4.2.1 Phân tích 1: Ảnh hưởng của tỉ lệ chia ......................................................... 51
4.2.2 Phân tích 2: Ảnh hưởng của khoảng cách từ OLT đến ONT ...................... 54
4.2.3 Phân tích 3: Sự ảnh hưởng của công suấ t phát lên mô hình triể n khai ...... 55
4.2.4 Phân tích 4: Trường hợp cầ n chú ý khi thiế t kế .......................................... 56
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 58
TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................
MỤC LỤC HÌNH

Hình 1.1: Cấu trúc AON ...................................................................................................... 5


Hình 1.2: Cấu trúc AON Ethernet ....................................................................................... 5
Hình 1.3: Cấu trúc mạng FTTH dựa trên công nghệ PON .................................................. 6
Hình 1.4: Nguyên lí thu/phát ONT ...................................................................................... 8
Hình 1.5 Các kiểu kiến trúc của PON ................................................................................ 8
Hình 1.6: Vùng ODN .......................................................................................................... 9
Hình 2.1 Kiến trúc các lớp trong BPON ........................................................................... 12
Hình 2.2: Cấ u trúc khung ATM ......................................................................................... 14
Hình 2.3: Cấ u trúc khung hƣớng xuố ng của BPON .......................................................... 15
Hình 2.4: Đinh
̣ da ̣ng cell PLOAM hƣớng lên ................................................................... 17
Hình 2.5: Mô hiǹ h chuyể n ma ̣ch bảo vê ̣ trong PON ......................................................... 19
Hình 2.6: Kiế n trúc các lớp trong EPON........................................................................... 20
Hình 2.7: Cấ u trúc khung truyề n dẫn của EPON .............................................................. 23
Hình 2.8: Bản tin GATE hƣớng xuống .............................................................................. 25
Hình 2.9: Bản tin REPORT hƣớng lên .............................................................................. 26
Hình 2.10: Kiế n trúc các lớp trong GPON ........................................................................ 27
Hình 2.11 : Phân lớp đóng khung GTC ............................................................................. 29
Hình 2.12: Cấ u trúc khung hƣớng xuố ng .......................................................................... 30
Hình 2.13: Cấ u trúc khung GTC hƣớng lên ...................................................................... 33
Hình 2.14: Cấu trúc khung và mào đầu của khung GEM ................................................. 34
Hình 3.1: Sƣ̣ phân bố OLT ................................................................................................ 38
Hình 3.2: Mô hiǹ h kiế n trúc 2 tầ ng splitter ....................................................................... 40
Hình 3.3: Liên kế t vâ ̣t lí tƣ̀ OLT đế n ONT ........................................................................ 41
Hình 3.4: Các vùng suy hao của sợi quang ....................................................................... 42
Hình 3.5: Bô ̣ khuế ch đa ̣i SAO11b ..................................................................................... 44
Hình 4.1: P-OLT 7432 ....................................................................................................... 46
Hình 4.2: Mô hiǹ h 2 .......................................................................................................... 52
Hình 4.3: Mô hình khả thi ................................................................................................. 53
Hình 4.4: Mô hiǹ h 3 .......................................................................................................... 55
MỤC LỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các mã PTI ....................................................................................................... 34


Bảng 3.1: Tỉ lệ chia và các mức tốc độ điển hình ............................................................. 37
Bảng 3.2: Thông số các loa ̣i connecter .............................................................................. 41
Bảng 3.3: Tiêu chuẩ n ITU-T G.652 về suy hao sơ ̣i quang ................................................ 42
Bảng 3.4: Thông số splitter PLC ....................................................................................... 43
Bảng 3.5: Vùng bƣớc sóng khuếch đại của OFA .............................................................. 44
Bảng 4.1: Bảng suy hao của splitter .................................................................................. 50
Bảng 4.2: Thông số khuyế n nghi ̣của ONT và OLT ......................................................... 51
LỜI MỞ ĐẦU

Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng dịch vụ Viễn thông ngày càng cao do mức sống
đƣợc nâng lên đồng thời công việc và nhu cầu giải trí ngày càng đòi hỏi chất lƣợng các
dịch vụ phải không ngừng đƣợc tăng lên.
Chúng ta có thể lấy sự gia tăng nhu cầu về Internet ra làm một ví dụ. Theo “Báo
cáo Netcitizens Việt Nam năm 2011” của Cimigo, xét về tốc độ tăng trƣởng, “Việt Nam
là quốc gia có tỷ lệ tăng trƣởng Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số các
quốc gia có tỷ lệ tăng trƣởng cao nhất trên thế giới. Từ năm 2000, số lƣợng ngƣời sử
dụng Internet đã nhân lên 120 lần. Cách đây 10 năm, tỷ lệ sử dụng Internet của Việt
Nam nằm cách xa hầu hết các nƣớc Châu Á khác”.
Chính vì những nhu cầu không ngừng tăng lên cùng với yêu cầu về chất lƣợng đã
đặt ra cho Viễn thông bài toán tăng tốc độ truyền dẫn.
Ngày nay ngƣời ta đã quen với một công nghệ xuất hiện từ 10 năm trƣớc ở Việt
Nam là ADSL(Asymmetric Digital Subscriber Line – đƣờng dây thuê bao số bất đối
xứng). ADSL ra đời trở thành một điểm nhấn trong tốc độ truyền dẫn tại Việt Nam. Tuy
nhiên, hiện nay với yêu cầu băng thông ngày càng cao thì ADSL hầu nhƣ “đuối sức”.
Tại Việt Nam, đề án "Đƣa Việt Nam sớm trở thành nƣớc mạnh về công nghệ
thông tin và truyền thông" của Thủ tƣớng Chính phủ tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg
ngày 22/09/2010 đã chỉ ra định hƣớng, tầm nhìn cho sự phát triển ngành băng rộng tại
Việt Nam đến năm 2015 là: Cơ bản hoàn thành mạng băng rộng đến các xã, phƣờng
trên cả nƣớc, kết nối Internet đến tất cả các trƣờng học, tỉ lệ ngƣời dân sử dụng Internet
đạt trên 50%.
Vì vậy, “Trong năm 2010, ngƣời ta nói nhiều tới việc băng rộng di động mà cụ thể
là 3G lên ngôi sẽ khiến cho ADSL phải suy thoái. Nhƣng theo nhiều chuyên gia, đây lại
không phải là điều đáng lo ngại nhất, mà đối thủ sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới “năng lực”
phát triển của ADSL trong năm 2011 và các năm tới lại là FTTx (công nghệ truyền dẫn
cáp quang) và FTTH (Internet cáp quang chuẩn). Theo Báo cáo viễn thôngViệt Nam,
trong năm 2009 trên thế giới đã có 39,4 triệu hộ gia đình sử dụng FTTH, con số này
tăng lên 51,4 triệu hộ trong năm 2010 và dự kiến sẽ đạt gần 90 triệu hộ gia đình sử
dụng cáp quang vào năm 2012. Dự đoán, FTTH sẽ là ngành kinh doanh cốt lõi của các
nhà cung cấp dịch vụ Internet”.[8]
Tuy nhiên, FTTH vẫn còn khó khăn khi giá cƣớc đắt hơn ADSL nên việc triển
khai tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn nhất định.
FTTH là một trong những công nghệ của FTTx. FTTx là công nghệ mạng truy
nhập sử dụng đƣờng truyền bằng cáp quang, cho tốc độ upload và download cao hơn và
ổn định hơn ADSL. FTTx có các dạng: FTTN (Fiber To The Node); FTTC (Fiber To
The Curb); FTTB (Fiber To The Building); FTTH (Fiber To The Home), đƣợc hiểu lần

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 1


lƣợt là: Cáp quang tới giao điểm; Cáp quang tới tủ thiết bị; Cáp quang tới tòa nhà; Cáp
quang tới tận nhà. FTTx có thể là mạng truyền dẫn quang thụ động – PON (Passive
Optical Network), trong đó tất cả các thành phần quang chủ động (active) giữa tổng đài
CO (Central Office) và ngƣời sử dụng sẽ không còn tồn tại mà thay vào đó là các thiết
bị quang thụ động (passive), để điều hƣớng lƣu lƣợng trên mạng dựa trên việc phân
tách năng lƣợng của các bƣớc sóng quang học tới các điểm đầu cuối trên đƣờng truyền.
Mặc khác, FTTx cũng có thể là mạng truyền dẫn quang chủ động AON (Active Optical
Network).
Trong 4 dạng FTTx, thì FTTH là hoàn chỉnh nhất về công nghệ, tiêu chuẩn quốc
tế và tối ƣu tiện ích cho ngƣời dùng. Trong FTTH gồm có EPON (Ethernet PON),
BPON (Broadband PON) và GPON (Gigabit PON). Xét trên phƣơng diện tốc độ truyền
dẫn thì EPON có tốc độ 1Gbps cho cả 2 hƣớng (IEEE 802.3 (802.3ah)), BPON có tốc
độ 155,52 Mbps cho hƣớng lên, 155,52 hoặc 622,08Mbps cho hƣớng xuống (ITU-T
G.983). GPON có tốc độ cao nhất lên tới 2,488 Gbps cho cả 2 hƣớng (ITU-T G.984).

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 2


Vì vậy em chọn đề tài làm Đồ án tốt nghiệp là“PHÂN TÍ CH THIẾT KẾ MẠNG
FTTH THEO CÔNG NGHỆ GPON” nhằm làm rõ các vấn đề chính sau:
Nêu rõ đƣơ ̣c nhƣ̃ng ƣu điể m của PON đồ ng thời làm rõ các chuẩ n công nghê ̣ đƣơ ̣c
dùng trong PON nhƣ BPON , EPON và GPON về tố c đô ̣ truyề n dẫn , cấ u trúc khung
truyề n và các vấ n đề đƣơ ̣c đề câ ̣p trong các chuẩ n đƣơ ̣c ITU -T và IEEE đƣa ra.
Đƣa ra hai bài toán thiế t kế thƣ̣c tế dƣ̣a trên công nghê ̣ GPON và phân tích kế t quả
của hai bài toán ấy nhằm làm rõ những vấn đề nhất định trong việc chọn GPON làm
công nghê ̣ truyề n dẫn , cung cấ p dich
̣ vu ̣ cho khách hàng.
Với các nội dung chính nhƣ trên, để hoàn thành mục tiêu, bài báo cáo đƣợc phân
làm các chƣơng với các đề mục cụ thể nhƣ sau:
 Chƣơng I: TỔNG QUAN MẠNG TRUY NHẬP FTTH
 Chƣơng II:TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON
 Chƣơng III:BÀI TOÁN THIẾT KẾ FTTH DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ
GPON
 Chƣơng IV:PHÂN TÍ CH KẾT QUẢ BÀ I TOÁN THIẾT KẾ

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 3


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP FTTH

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP FTTH

1.1. FTTH, AON, PON


Nhƣ đã nói ở trên,mạng FTTH là mạng truy nhập cáp quang. Trong đó có hai
phƣơng án triển khai FTTH là PON và AON. Mỗi phƣơng án đều có ƣu, nhƣợc điểm
riêng. Một nhƣợc điểm rất lớn của mạng quang tích cực AON chính là ở thiết bị chuyển
mạch. Với công nghệ hiện tại, thiết bị chuyển mạch bắt buộc phải chuyển tín hiệu
quang thành tín hiệu điện để phân tích thông tin rồi tiếp tục chuyển ngƣợc lại để truyền
đi. Điều này sẽ làm giảm tốc độ truyền dẫn tối đa có thể trong hệ thống FTTH. Nếu xét
về chi phí để bảo dƣỡng thiết bị thì PON lợi thế hơn hẳn khi các thiết bị chủ động trong
AON đƣợc thay bằng các thiết bị thụ động.
Đồng thời, AON có nhiều ƣu điểm nhƣ: tầm kéo dây xa (lên đến 70km mà không
cần bộ lặp (repeater)), tính bảo mật cao (do việc can thiệp nghe lén (eavesdropping) trên
đƣờng truyền gần nhƣ là không thể), dễ dàng nâng cấp băng thông thuê bao khi cần, dễ
xác định lỗi. Tuy nhiên, công nghệ AON cũng có khuyết điểm là chi phí cao do: việc
vận hành các thiết bị trên đƣờng truyền đều cần nguồn cung cấp, mỗi thuê bao là một
sợi quang riêng, cần nhiều không gian chứa cáp.
Trong khi đó, với PON đƣờng truyền chính sẽ đi từ thiết bị trung tâm OLT
(Optical Line Termination) qua một thiết bị chia tín hiệu (Splitter) và từ thiết bị này
mới kéo đến nhiều ngƣời dùng (có thể chia từ 32 – 64 thuê bao). Splitter không cần
nguồn cung cấp, có thể đặt bất kỳ đâu nên nếu triển khai cho nhiều thuê bao thì chi phí
giảm đáng kể so với AON. Do Splitter không cần nguồn nên hệ thống cũng tiết kiệm
điện hơn và không gian chứa cáp cũng ít hơn so với AON. Tuy nhiên, PON cũng có
nhiều khuyết điểm nhƣ khó nâng cấp băng thông khi thuê bao yêu cầu (do kiến trúc
điểm đến nhiều điểm sẽ ảnh hƣởng đến những thuê bao khác trong trƣờng hợp đã dùng
hết băng thông), khó xác định lỗi hơn do một sợi quang chung cho nhiều ngƣời dùng,
tính bảo mật cũng không cao bằng AON (có thể bị nghe lén nếu không mã hóa dữ liệu).

1.1.1 Công nghệAON


AON có cấu trúc “point to point” (điểm - điểm), trong đó kết nối giữa khách hàng
và CO thông qua thiết bị đầu cuối ONT là một kết nối trực tiếp trên một sợi quang.
Những yêu cầu kết nối từ phía khách hàng thông qua sự định tuyến của các router,
switch, multiplexer tại CO sẽ đi ra mạng dịch vụ bên ngoài. AON sử dụng bƣớc sóng
1550nm để truyền tín hiệu hƣớng xuống (từ CO đến phía khách hàng) và 1310nm để
truyền tín hiệu cho hƣớng lên (từ phía khách hàng đến CO). Một cấu trúc của AON đơn
giản đƣợc thể hiện trong Hình 1.1.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 4


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP FTTH

1550 nm
ONT
Central office
1310 nm

ONT
OLT

ONT

Hình 1.1: Cấu trúc AON


Một nhƣợc điểm rất lớn của mạng quang chủ động chính là ở thiết bị chuyển
mạch. Với công nghệ hiện tại, thiết bị chuyển mạch bắt buộc phải chuyển tín hiệu
quang thành tín hiệu điện để phân tích thông tin rồi tiếp tục chuyển ngƣợc lại để truyền
đi, điều này sẽ làm giảm tốc độ truyền dẫn tối đa có thể trong hệ thống FTTX. Ngoài ra
do đây là những chuyển mạch có tốc độ cao nên các thiết bị này có chi phí đầu tƣ lớn,
không phù hợp với việc triển khai đại trà cho mạng truy cập.
Việc cùng lúc xử lí các yêu cầu truy nhập hƣớng lên của ngƣời dùng ra mạng dịch
vụ bên ngoài cũng nhƣ việc phân tích để chuyển luồng dữ liệu từ các dịch vụ đến ngƣời
dùng có thể gây quá tải trong xử lí hoặc xung đột tại OLT của CO. Để tránh xung đột
tín hiệu ở đoạn phân chia từ nhà cung cấp tới ngƣời dùng, cần phải sử dụng một thiết bị
điện có tính chất “đệm” cho quá trình này. Từ năm 2007, một loại mạng cáp quang phổ
biến đã nảy sinh là Ethernet tích cực (Active Ethernet). Đó chính là bƣớc đi đầu tiên
cho sự phát triển của chuẩn 802.3ah nằm trong hệ thống chuẩn 802.3 đƣợc gọi là
Ethernet in First Mile (EFM). Mạng Ethernet tích cực này sử dụng chuyển mạch
Ethernet quang để phân phối tín hiệu cho ngƣời sử dụng. Nhờ đó, cả phía nhà cung cấp
và khách hàng đã tham gia vào một kiến trúc mạng chuyển mạch Ethernet.
Các Ethernet Switch sẽ giúp giảm xung đột do xử lí tín hiệu tại CO, nó cần cấp
nguồn để hoạt động. Việc chuyển mạch tại đây dựa trên lớp 2 và lớp 3 của cấu trúc
khung Ethernet. Mạng AON nhƣ vừa nói có thể đƣợc miêu tả trong Hình 1.2.

Central Office ONT


Switch quang

OLT ONT

ONT

Hình 1.2: Cấu trúc AON Ethernet

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 5


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP FTTH

1.1.2 Công nghệ PON


PON – Passive Optical Network, hay còn đƣợc gọi là mạng quang thụ động, một
trong những công nghệ đƣợc sử dụng trong FTTH. Nhƣ đã nói ở trên,trong PON tất cả
các thành phần quang chủ động (active) giữa tổng đài CO (Central Office) và ngƣời sử
dụng sẽ không còn tồn tại mà thay vào đó là các thiết bị quang thụ động (passive), để
điều hƣớng lƣu lƣợng trên mạng dựa trên việc phân tách năng lƣợng của các bƣớc sóng
quang học tới các điểm đầu cuối trên đƣờng truyền. PON là công nghệ truy nhập phân
chia theo thời gian (TDMA), các user với yêu cầu truy nhập của mình đƣợc phân biệt
bằng các khe thời gian. Cấu trúc một mạng truy nhập FTTH dựa trên công nghệ PON
có thể đƣợc trình bày trong Hình 1.3.

SBC management systems

VGW EMS FTTH


EMS SFU ONT
PON
IP Transport Network
SFU ONT
OLT system
Video coupler

Splitter 1:N
ATM network SBU ONT

MTU
PSTN/ TDM network
VGW ONT
MDU
ONT

Video/ audionetwork V-OLT

Hình 1.3: Cấu trúc mạng FTTH dựa trên công nghệ PON

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 6


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP FTTH

Các thành phần trong mạng FTTH trên công nghệ PON gồm có:
OLT (Optical Line Termination)
 Đặt ở trung tâm chuyển mạch (CO – Central Office) có nhiệm vụ giao tiếp với
các mạng dịch vụ và kết nối các yêu cầu truy nhập của ngƣời dùng ra các mạng
này.
 Có hai chức năng chính: truyền dữ liệu từ mạng dịch vụ và phân phối cho user.
Đồng thời sẽ ghép kênh các dữ liệu user trƣớc khi gửi ra các mạng dịch vụ.
 Dung lƣợng mà 1 ONT có thể phục vụ đƣợc dựa trên số card hƣớng xuống của
mỗi ONT. Nếu mỗi ONT có X card, mỗi card có Y port, và tỉ lệ Splitter là 1:N
thì số thuê bao (số kết nối giữa ONT và OLT) đƣợc tính:
Số thuê bao = X x Y x N
Ví dụ: P-OLT 7432 của hãng Alcatel có 14 card hƣớng xuống, mỗi card có 4
port, tỉ lệ Splitter là 1:64 thì số ONT có thể phục vụ lên đến:
14 x 4 x 64=3584 ONT
ONT (Optical Network Termination)
 Đặt cuối đƣờng dây, trƣớc thiết bị ngƣời dùng đóng vai trò nhƣ “ngƣời thông
dịch” cho các dữ liệu cũng nhƣ các các yêu cầu truy nhập từ phía ngƣời dùng
chuyển lên.
 Gồm có các loại:
- SFU ONT: là thiết bị đặt ở bên ngoài nhà thuê bao, dùng cho các hộ gia đình
nhỏ. Có hai giao tiếp chính là giao tiếp POTS cho điện thoại và giao tiếp
10/100 bT Ethernet.
- MDU ONT: phục vụ cho khu dân cƣ, các tòa nhà, chung cƣ với nhiều yêu
cầu về dịch vụ. Nó sẽ cung cấp nhiều giao tiếp hơn 1 SFU ONT và hỗ trợ
giao tiếp dịch vụ nhiều hơn.
- B-ONT: các ONT loại B thƣờng đƣợc cung cấp cho các doanh nghiệp hoặc
một cụm các doanh nghiệp loại nhỏ. Nó có khả năng giao tiếp dịch vụ triple
– play (voice, data, video).
 Nếu nhìn trên phƣơng diện vật lí, ONT có nhiệm vụ chuyển đổi quang-điện tín
hiệu từ nhà cung cấp dịch vụ xuống khách hàng và ngƣợc lại. Tuy nhiên, bƣớc
sóng hƣớng lên và hƣớng xuống khác nhau mà tín hiệu chỉ đƣợc truyền trên
mô ̣t sợi quang duy nhất nên tại ONT, xen giữa quá trình chuyển đổi quang điện
sẽ có quá trình tách/ghép bƣớc sóng mà cụ thể là bƣớc sóng 1310 nm và 1490
nm. Quá trình ấy có thể đƣợc diễn giải trong Hình 1.4.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 7


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP FTTH

1310 nm
Bộ phát

Diplexer
Optical block

Bộ nhận 1490 nm

Hình 1.4: Nguyên lí thu/phát ONT


VGW (Voice Gateway): giao tiếp giữa PON tới mạng PSTN/TDM.
V-ONT (the Voice ONT): nhận và khuếch đại/ khôi phục tín hiệu video từ mạng
Video/Audio.
EMS (The Element Management Systems): giao tiếp từ các mạng khác đến mạng lõi
SBC.
ODN (Optical Distribution Network): mạng phân phối quang, là tập hợp nhiều
splitter đƣợc sắp xếp theo kiểuCây, Bus, Ring…tùy theo mục đích phục vụ của nhà
cung cấp dịch vụ. (Hình 1.5)
Kiến trúc thƣờng đƣợc sử dụng hiện nay là cấu trúc hình cây, nhƣ Hình
1.6.

(a) Kiến trúc hình cây (sử dụng bộ 1:N) (c) Kiến trúc vòng ring (sử dụng bộ ghép 2x2)

(b) Kiến trúc bus (sử dụng bộ ghép 1:2) (d) Kiến trúc hình cây với một trung kế thừa (sử dụng bộ chia 2:N)

Hình 1.5 Các kiểu kiến trúc của PON

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 8


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP FTTH

1310 nm

Splitter 1:16
1490 nm
Đến 16 ONT
ONT
Splitter 1:16

Splitter 1:4

Splitter 1:16

OLT
Splitter 1:16

tối đa 20 Km

Hình 1.6: Vùng ODN


Với AON nhƣ đã nói ở trên, chiều dài của đoạn này có thể lên tới 70 Km. Tuy
nhiên với FTTH dựa trên công nghệ PON nói chung, khoảng cách này hỗ trợ tối đa 20
Km.
Trong vùng ODN, hai thành phần kết nối quan trọng nhất dĩ nhiên là sợi quang và
Spliter.
Splitter: có thể hiểu đây là thành phần quan trọng trong mạng quang thụ động giúp
giảm thiểu số lƣợng sợi quang sử dụng trong truyền dẫn. Một sợi quang từ CO sẽ nối
tới splitter và đầu ra cung cấp cho nhiều kết nối. Có nhiều tỷ lệ chia cho splitter nhƣ
1:2; 1:4; 1:16; 1:32; 1:64. Tuy nhiên trong mạng PON hai tỷ lệ thƣờng đƣợc sử dụng là
1:32 và 1:64.

1.2. So sánh giữa AON và PON


Trong phần này, sẽ phân tích những đặc điểm giữa PON và AON dựa vào những
các tiêu chí: tốc độ hỗ trợ tối đa, khoảng cách truyền dẫn, vấn đề giữa số lƣợng sợi
quang sử dụng với số thuê bao, vấn đề vận hành bảo dƣỡng, vấn đề bảo mật, vấn đề
cung cấp băng thông để từ đó rút ra kết luận vì sao PON lại đƣợc lựa chọn triển khai
mạnh mẽ hơn AON.
 Xét về khoảng cách truyền dẫn và tốc độ hỗ trợ tối đa
Về khoảng cách: AON có thể hỗ trợ chiều dài tối đa 70 km và PON hỗ trợ tối đa
20 km từ OLT đến ONT. Tuy nhiên, nếu xét trên phạm vi phục vụ cho một vùng dân cƣ
nhƣ một thành phố, thì mô ̣t OLT phía nhà cung cấp dịch vụ hoàn toàn có thể chọn lựa
địa điểm phù hợp với công nghệ PON. Mặt khác, một nhà cung cấp dịch vụ thƣờng
triển khai nhiều CO nhằm phủ rộng một vùng phục vụ và nhằm mục đích dự phòng nên
với khoảng cách mà PON hỗ trợ hoàn toàn có thể triển khai tốt trên thực tế.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 9


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP FTTH

Về tốc độ hỗ trợ tối đa: hiện nay AON hỗ trợ tối đa từ 100 Mbps-1 Gbps cho mỗi
thuê bao ở hƣớng xuống, trong khi PON với chuẩn GPON có thể hỗ trợ lên đến 2,488
Gbps cho cả 2 hƣớng lên và hƣớng xuống (nếu không dùng splitter, triển khai theo mô
hình point to point).
 Xét về số lượng sợi quang sử dụng với số thuê bao phục vụ
Về số lƣợng sợi quang sử dụng, có thể thấy một điều rõ ràng rằng số sợi quang
đƣợc sử dụng trong AON nhiều hơn số sợi quang sử dụng trong PON nếu xét về chiều
dài với cùng số thuê bao.
 Vấn đề bảo dưỡng
Các thiết bị nhƣ Acess Node trong AON cần cấp nguồn và số lƣợng sợi quang
nhiều nên AON cần không gian chứa cáp lớn nếu nhƣ triển khai. Trong khi đó với
PON, một sợi quang từ CO sẽ đƣợc chia sẻ với các thuê bao qua một thiết bị thụ động
(không cần cấp nguồn) là Splitter.
 Vấn đề tăng băng thông cho thuê bao
Đối với AON việc tăng băng thông cho một thuê bao nếu có yêu cầu thì đơn giản
hơn PON rất nhiều. Bởi vì, với AON, việc tăng băng thông của một thuê bao không ảnh
hƣởng đến băng thông tối đa của các thuê bao khác, nhƣng với PON, nếu băng thông
của một thuê bao tăng lên, đồng nghĩa rằng băng thông tối đa cho các thuê bao khác sẽ
giảm xuống.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 10


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

Nếu xét về phƣơng thức truy cập trong PON thì PON gồm có hai loại chính: truy
cập phân chia theo thời gian (TDM/TDMA-PON) và truy cập phân chia theo bƣớc sóng
(WDM/WDMA-PON). Trong bài báo cáo Đồ án Tốt nghiệp này, công nghệ truy cập
PON đƣợc phân tích là TDM/TDMA PON với các công nghệ APON/BPON (ATM
PON/Broadband PON, GPON(Gigabit PON) và EPON(Ethernet PON).

2.1. BPON chuẩn ITU-G.983


 Còn đƣợc gọi là APON (ATM PON).
 BPON sử dụng phƣơng pháp truy nhập phân chia theo thời gian cho các user,
và sử dụng cell ATM trong truyền dẫn.
 Khoảng cách truyền dẫn từ các OLT đến các ONT là từ 10 – 20 km.
 BPON sử dụng bƣớc sóng 1310 nm cho hƣớng lên và 1490 nm cho hƣớng
xuống. Riêng bƣớc 1550 nm đƣợc dùng cho luồng video ở hƣớng xuống.
 Theo khuyến nghị G 983.1 năm 1988 quy định tốc độ download cho BPON là
622,08 Mb/s và upload là 155,52 Mb/s. G 983.1 tháng 05/2005 qui định thêm
tốc độ 1244,16 Mb/s cho hƣớng download. Đồng thời quy định rõ sử dụng hai
sợi quang cho một kết nối, tuy nhiên vì bƣớc sóng sử dụng ở hƣớng xuống và
hƣớng lên không giống nhau nên trên thực tế có thể dùng chung một sợi quang.
 Có ba loại thiết kế cho ODN (mạng phân phối quang) giữa OLT và các ONT
phụ thuộc vào suy hao của ODN.
- Loại A: 5 – 20 dB
- Loại B: 10 – 25 dB
- Loại C: 15 – 30 dB

2.1.1. Kiến trúc các lớp


BPON gồm có hai lớp chính: lớp vật lý (Physical Medium Layer) và lớp hội tụ
truyền dẫn (Transmission Convergence Layer). Trong lớp hội tụ truyền dẫn chia làm
hai lớp con: lớp con thích nghi (Adaptation) và lớp con truyền dẫn PON (PON
Transmission).

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 11


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

BPON OSI

Path layer Application


Presentation
Adaptation Session
Transmission
convergence Transport
layer PON
Network
transmission
Data Link

Physical medium layer Physical

Hình 2.1 Kiến trúc các lớp trong BPON


 Lớp vật lý:
 Chính là ODN, kết nối vật lý giữa OLT và các ONT. Làm nhiệm vụ chuyển đổi
quang - điện, điều chế, giải điều chế các bƣớc sóng 1310 nm, 1490 nm và 1550
nm đề truyền đi trên môi trƣờng vật lý.
 Đồng bộ giữa truyền và nhận chuỗi tín hiệu trên cơ sở đồng bộ giữa đầu thu và
đầu phát.
 Các qui định cho lớp vật lý:
- Khoảng cách giữa OLT và ONU tối đa là 20km.
- Bƣớc sóng 1260 - 1360 nm cho hƣớng lên, 1480 - 1580 nm cho hƣớng
xuống.
- Tốc độ bit: 155,52 hoặc 622,08 Mb/s cho hƣớng xuống và 155,52 Mb/s cho
hƣớng lên.
- Dạng lƣu lƣợng: song hƣớng cho tín hiệu số và chỉ duy nhất hƣớng xuống
cho tín hiệu analog dùng truyền video.
- Tỷ lệ splitter: hỗ trợ đến 1:32, giới hạn bởi suy hao của ODN.
 Lớp hội tụ truyền dẫn (Transmission Convergence Layer - TC):
Có bốn chức năng chính là phân định tế bào, tạo chuỗi xác thực để kiểm soát lỗi
header, tách tốc độ tế bào và tạo thích ứng cho khung truyền dẫn. TC gồm có hai lớp
con:
 Lớp con thích nghi (Adaptation) là lớp phụ thuộc môi trƣờng truyền dẫn, đóng
vai trò chức năng trung gian giữa lớp vật lý và lớp cao hơn. Nó sẽ chuẩn bị một
cell ATM để truyền trong ba bƣớc. Đầu tiên đƣa các mẫu đồng bộ tới trƣờng
payload. Tiếp theo, thêm vào trƣờng SN (Sequence Number) và SNP
(Sequence Number Protection) nhằm cho đầu thu biết đã nhận đƣợc cell đúng
thứ tự hay không. Cuối cùng thêm vào các byte giả sao cho vùng Payload đủ 48
byte vì một cell ATM luôn cố định 48 byte Payload và 5 byte Header.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 12


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

 Lớp con truyền dẫn PON (PON Transmission) chịu trách nhiệm đồng bộ bit,
đồng bộ byte. Đối với hƣớng truyền, thực hiện ghép header và sau đó chuyển
khung truyền dẫn xuống lớp vật lý. Đối với hƣớng nhận, thực hiện tách header,
sau đó chuyển dòng cell ATM lên lớp cao hơn để xử lý.
 Lớp tuyến (Path layer)
BPON dựa trên ATM là một kết nối có hƣớng, đồng nghĩa rằng phải có một kênh
ảo trong quá trình truyền dữ liệu. Lớp tuyến sẽ quy định rõ điều này bằng hai thông số
trong một khung ATM là VPI (Vitual Path Identifier) và VCI (Vitual Curcuit
Identifier). Các cell ATM sẽ đƣợc chuyển mạch dựa trên hai thông số trên.

2.1.2. Định dạng khung truyền dẫn


Tùy theo tốc độ truyền dẫn mà một khung BPON cũng có cấu trúc khác nhau. Tuy
nhiên chiều dài mỗi khung đều là 125 µs. Đối với tốc độ 155,52 Mb/s sẽ có 56 cell
trong một khung (gồm có 53 cell ATM và 2 cell PLOAM - Physical Layer Operation,
Administration and Maintenance). Đối với tốc độ 622,08 Mb/s (gấp 4 lần) thì số cell
trong một khung sẽ tăng lên 4 lần là 224 cell (gồm 216 cell ATM và 8 cell PLOAM).
Với khuyến nghị G 983.1 tháng 05/2005 có khuyến nghị thêm một tốc độ truyền dẫn ở
hƣớng xuống là 1244,16 Mb/s (8 x 155,52 Mb/s) thì số lƣợng cell sẽ là 448 cell (có 432
cell ATM và 16 cell PLOAM).
Cell PLOAM đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động truyền dẫn của
BPON. Ở khung hƣớng xƣớng, trong trƣờng hợp việc gán băng thông động (DBA)
đƣợc thiết lập cell PLOAM qui định các Grant cho phép các ONT gửi một hay nhiều
cell kế tiếp đến các TCON. ở các khung hƣớng lên, PLOAM chứa các thông tin do các
ONT gửi cho các OLT về trạng thái hàng đợi, hỗ trợ các OLT trong việc gán băng
thông động.
Có hai vấn đề gây nên sự khác biệt giữa khung hƣớng xuống và khung hƣớng lên:
đối với khung hƣớng xuống, chính vì có đến ba tốc độ (155,52;622,08;1244,16 Mb/s)
nên số lƣợng cell ATM cũng nhƣ cell PLOAM trong một khung thời gian cũng khác
nhau nhƣ đã nói ở trên. Nhƣng đối với hƣớng lên, cần chú ý đến ở đây là cấu trúc một
cell PLOAM hƣớng lên thì khác cấu trúc một cell PLOAM hƣớng xuống.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 13


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

2.1.2.1. Khung ATM


Dữ liệu đƣợc truyền dẫn trong BPON đƣợc đóng vào các khung ATM. Vì thế cần
hiểu rõ cell ATM trƣớc khi nói đến khung truyền dẫn trong
BPON.
GFC VPI VPI
VPI
Header VPI I
VPI VCI
VCI
(5 bytes) I VPI
VPI

PT CLP PT I CLP
53 I
by HEC HEC
tes

Payload Payload Payload

(48 bytes) (48 bytes) (48 bytes)

8 bits
ATM cell ATM UNI cell ATM NNI cell

Hình 2.2: Cấ u trúc khung ATM


Cell ATM có cấu trúc nhƣ hình trên, gồm có 48 Byte phần Payload chứa dữ liệu
và 5 Byte header dùng để chuyển mạch các khung ATM. Có hai loại cell ATM là ATM
UNI (cell do thiết bị đầu cuối gửi lên node chuyển mạch) và ATM NNI (cell giữa hai
node chuyển mạch), cell ATM NNI không có trƣờng GFC. Trong Header của ATM có
những thành phần sau:
 GFC (Generic Flow Control):Cung cấp chức năng mang tính chất nội bộ khi
có nhiều thiết bị (thƣờng là thiết bị đầu cuối) chia sẻ chung một giao diện
ATM. Trƣờng này thƣờng không đƣợc thiết lập, có giá trị mặc định là 0 (nhị
phân: 0000).
 Virtual Path Identifier (VPI):Cùng với các VCI sẽ chịu trách nhiệm xác định
đích kế tiếp khi các cell đƣợc chuyển qua một dãy các bộ chuyển mạch ATM
trên đƣờng đến đích cuối cùng của nó.
 Virtual Channel Identifier (VCI):Cùng với các VPI sẽ chịu trách nhiệm xác
định đích kế tiếp khi các cell đƣợc chuyển qua một dãy các bộ chuyển mạch
ATM trên đƣờng đến đích cuối cùng của nó.
 Payload Type (PT): Bit đầu tiên của PT dùng để chỉ định cell chứa dữ liệu
ngƣời dùng hay thông tin điều khiển (nếu cell chứa dữ liệu ngƣời dùng thì nó
có giá trị là 0 và sẽ có giá trị 1 nếu cell chứa thông tin điều khiển). Bit thứ hai
cho biết trạng thái tắc nghẽn (có giá trị là 0 nếu không tắc nghẽn và bằng 1 nếu
có tắc nghẽn). Bit thứ ba xác định xem cell có phải là cell cuối cùng của chuỗi
cell trong khung hay không (nếu có giá trị là 1 là cell cuối cùng của khung).
SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 14
CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

 Cell Loss Priority (CLP):Trong quá trình truyền đi trên mạng sẽ có hiện tƣợng
tắc nghẽn xảy ra, CLP cho biết liệu cell nào sẽ đƣợc bỏ và cell nào sẽ tiếp tục
đƣợc chuyển đi đến đích nếu có tắc nghẽn nghiêm trọng (CLP=0 đƣợc ƣu tiên
và cell có CLP=1 sẽ phải bỏ trong trƣờng hợp này).
 Header Error Control (HEC):Là giá trị của checksum của 4 byte đầu tiên
trong header, HEC có thể sửa đƣợc một lỗi trong 5 byte của header vì thế có thể
giữ đƣợc các cell thay vì loại bỏ nó do lỗi.

2.1.2.2. Khung hƣớng xuống

Định dạng khung truyền hướng xuống tốc độ 155,52 Mb/s


125µs; 56 cell; 53 bytes mỗi cell

Cell Cell Cell Cell


PLOAM 1 …….. PLOAM 2 ……..
ATM 1 ATM 27 ATM 28 ATM 54

1 khe thời gian

Định dạng Cell PLOAM hướng xuống


53 bytes

0000 7 grants 7 grants 7 grants 6 grants 10 message field

header H 1 2-3 4-10 11 12-18 19 20-26 27 28-33 34 35 36 47 48


ID SY C C C C MS M C BI
E E NC R R R R G_ ES R P
C N C C C C PO SA C
T N_ G
Số thứ tự của byte trong khung ID E_
ID
Hình2.3: Cấ u trúc khung hƣớng xuống của BPON

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 15


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

Cell PLOAM (Physical Layer Operation, Administration and Maintenance): Quản


lí và bảo dƣỡng lớp vật lý. Mỗi cell PLOAM theo sau nó là 27 cell ATM.
 5 byte header: 4 byte đầu tiên có giá trị cố định là 0000, byte HEC (header error
correction) tiếp theo dùng để sửa lỗi (nếu có) của header nhằm xác định chính
xác bit đầu tiên của khung PLOAM.
 Trƣờng IDENT cho biết liệu cell PLOAM này có phải là cell đầu tiên trong
luồng hƣớng xuống hay không.
 Hai byte đồng bộ khung SYNC đƣợc sử dụng để các OLT phát một tín hiệu
tham chiếu 1Khz đến các ONT.
 Một cell PLOAM có tổng cộng 27 grant, một bộ 6 hoặc 7 byte grant đƣợc bảo
vệ bằng chuỗi CRC (cyclic redundancy check). Một grant sẽ cho ONT biết khi
nào đƣợc gửi một chuỗi cell ATM dữ liệu hoặc cũng có thể yêu cầu ONT chạy
lại tiến trình ranging.
 MSG_PON_ID sẽ nói cho một Node biết là cell này có phải là dành cho node
ấy không và MSG_ID chỉ ra loại thông tin chứa trong trƣờng thông điệp 10
byte (10 message field) theo sau.
 10 message field: OLT sẽ nói cho ONT biết thời gian ranging đƣợc thay đổi
hoặc cũng có thể dùng cho các cài đặt khác tùy thuộc vào mục đích.
 BIP (Bit-Interleaved Parity): giúp các ONT giám sát tỉ lệ bit lỗi bằng phƣơng
pháp kiểm tra bit chẵn lẻ.

2.1.2.3. Khung hƣớng lên


Dù là cell ATM hay cell PLOAM ở hƣớng lên thì trƣớc cell đó đều có 3 byte
overhead. Trong đó 4 bit đầu tiên có chức năng tạo một khoảng thời gian bảo vệ nhằm
tránh xung đột trong trƣờng hợp quá trình Ranging có sự sai lệch. Đồng thời 3 byte
overhead này tạo một khoảng thời gian cần thiết để các OLT đọc biên độ của tín hiệu,
cung cấp một khoảng thời gian cho quá trình đồng bộ byte cho các cell ATM.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 16


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

Trong khung hƣớng lên một cell PLOAM có cấu trúc nhƣ Hình 2.4.
Định dạng Cell PLOAM hướng lên
53 bytes
header
header
header
4 fixed 10 message bytes 17 laser control field (LCF) 16 receiver control field
bytes bytes (RCF) bytes
1 2 3 4 - 13 14 15 - 31 32 - 47 48
BI
HIDMSM C
P
E E G_ES R
C NPOSA C
T N_ G Số thứ tự của byte trong khung
ID E_
ID

Hình 2.4: Đinh


̣ da ̣ng cell PLOAM hƣớng lên
 Cũng có 5 byte header và tiếp theo là 1 byte IDENT để xác định bit đầu tiên
của khung.
 MSG_PON_ID và MSG_ID cũng đƣợc dùng cho mục đích tƣơng tự nhƣ ở
hƣớng xuống là xác định ONT và chỉ rõ loại thông tin điều khiển đƣợc chứa
trong cell PLOAM này.
 10 message byte field: trƣờng này chứa các thông tin OAM (Operation,
Administration and Maintenance) cũng nhƣ các báo hiệu khác của ONT gửi lên
cho OLT. 10 byte này đƣợc kiểm soát lỗi dựa vào 1 byte CRC tiếp theo.
 LCF (laser control field – trƣờng điều khiển laser): 17 byte của trƣờng này có
nhiệm vụ cung cấp các thông tin về mức công suất laser và tỉ lệ suy hao, việc
ấy giúp cho OLT điều chỉnh công suất phát laser hợp lí nhằm đảm bảo công
suất cho đầu thu (phía ONT).
 RCF (receiver control field – trƣờng điều khiển máy thu): 16 byte của trƣờng
này sẽ giúp cho OLT biết đƣợc một mức ngƣỡng hợp lí nhằm điều chỉnh để
phân biệt đƣợc hai mức tín hiệu 0 và 1 trong tín hiệu.
 BIP (bit-interleaved parity): có cùng nhiệm vụ nhƣ trƣờng BIP trong cell
PLOAM ở hƣớng xuống, giám sát tỉ lệ lỗi bit trong cell này.

2.1.3. Bảo mật trong BPON


BPON có hai cơ chế bảo mật, hay nói cách khác các cơ chế này nhằm chắc chắn
rằng luồng dữ liệu hƣớng xuống đƣợc nhận bởi ONT đƣợc chỉ định chứ không phải bất
kì ONT nào khác.
 Churning: Trong quá trình chuyển dòng dữ liệu xuống cho các ONT, OLT sẽ
xáo trộn trật tự các cell và sẽ cho ONT đƣợc chỉ định biết cách sắp xếp lại
bằng một khóa. Khóa này không phải do OLT cấp, khi đƣợc yêu cầu từ OLT,

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 17


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

ONT sẽ gửi một cell có chứa khóa (3 byte). Khóa này sẽ thay đổi theo chu kì
mỗi giây.
 Mã hóa: luồng dữ liệu sẽ đƣợc mã hóa trong quá trình truyền nhận.

Tuy nhiên, có một vấn đề cần nói ở đây là cứ mỗi lần một ONT gửi dữ liệu lên thì
sẽ có tín hiệu phản xạ quay trở lại nhƣ một bản sao của chính nó (phản xạ từ các
splitter, mối hàn, connector), các ONT khác có thể phát hiện và kẻ xấu có thể phân tích
dòng dữ liệu này. Và không có một qui chuẩn cụ thể cho vấn đề này, điều này chỉ đƣợc
khuyến nghị rằng trong vấn đề thiết kế, làm sao cho phần suy hao do phản xạ từ các
Splitter, connector và các mối hàn phải nhỏ hơn 32dB.

2.1.4. Chuyển mạch bảo vệ trong BPON


Luồng dữ liệu truyền trên một mạng cần đƣợc liên tục. Điều gì xảy ra nếu tuyến
truyền dẫn vật lý mà ở đây là sợi quang bị đứt?
Chính điều ấy khẳng định sự cần thiết cho vấn đề chuyển mạch bảo vệ. Trong
khuyến nghị G.983.1 có ba phƣơng án cho chuyển mạch bảo vệ trong PON.
 Mô hình 1: Splitter đƣợc dùng là loại 1:N, chỉ có một ngõ vào nhƣng có hai sợi
quang từ OLT kết nối đến splitter nên trƣớc khi đƣa vào splitter, hai sợi phải
đƣợc ghép chung lại. Khi một trong hai sợi bị đứt, OLT sẽ điều khiển để lƣu
lƣợng chuyển qua sợi còn lại.
 Mô hình 2: Tại OLT bây giờ đƣợc trang bị hai bộ thu phát tín hiệu, một bộ
hoạt động và một bộ dự phòng. Hai sợi quang từ hai bộ này kết nối đến splitter
loại 2:N. Khi sợi quang đang hoạt động bị đứt, OLT sẽ điều khiển để bộ dự
phòng hoạt động và lƣu lƣợng sẽ đƣợc chuyển qua kết nối giữa bộ này và
splitter.
 Mô hình 3: Cả OLT và ONT đều đƣợc trang bị hai bộ thu phát tín hiệu, một bộ
hoạt động và một bộ dự phòng. Splitter bây giờ là loại 1:N nhƣng đƣợc lắp đặt
hai bộ. Khi một trong hai sợi quang giữa OLT và splitter hoặc giữa splitter và
ONT bị đứt thì OLT và ONT sẽ điều khiển cho bộ thu phát dự phòng hoạt động
đồng thời sẽ có cảnh báo từ ONT cho OLT và ngƣợc lại trong trƣờng hợp này.
Trong cả ba mô hình, nếu xảy ra một trong ba trƣờng hợp OLT, ONT hoặc các
splitter bị hỏng thì dĩ nhiên lƣu lƣợng sẽ bị mất. Đồng thời, trong cả ba mô hình trên,
khi sợi quang bị đứt thì chắc chắn rằng sẽ có một phần nào đó lƣu lƣợng sẽ bị mất. Việc
lƣu lƣợng bị thất thoát nhiều hay ít tùy thuộc vào khả năng xử lí chuyển mạch nhanh
hay chậm.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 18


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

Electrical
ONT

Electrical
OLT
Optical
Electrical
ONT
1:N splitter
Mô hình 1
Electrical
ONT
OLT
E/O
Electrical

E/O
Optical
Electrical
ONT
2:N splitter
Mô hình 2

ONT
O/E Electrical
O/E
OLT
E/O
Electrical
Optical 1:N splitter
E/O
ONT
O/E Electrical

O/E

1:N splitter
Mô hình 3

Hình 2.5: Mô hin


̀ h chuyể n ma ̣ch bảo vê ̣ trong PON

2.2. EPON chuẩn IEEE-802.3ah


EPON – Ethernet passive optical network – có thể hiểu là PON mà dữ liệu đƣợc
đóng thành các khung và truyền đi dựa trên chuẩn Ethernet. Ở đây, bài báo cáo phân
tích EPON dựa trên chuẩn IEEE-802.3ah với các mục chính: kiến trúc các lớp trong
EPON, định dạng khung truyền dẫn, giao thức điều khiển đa điểm và vấn đề
RANGING.

2.2.1. Kiến trúc các lớp trong EPON


Các lớp trong EPON đƣợc gộp thành hai nhóm, tƣơng ứng với hai lớp đầu tiên
trong mô hình OSI 7 lớp làLớp vật lý (Physical layer) và Lớp liên kết dữ liệu (Data
Link layer).
SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 19
CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

Điều đó đồng nghĩa rằng, dữ liệu của user sẽ đƣợc xử lý với giao thức của năm
tầng trên không có gì khác so với khung truyền dẫn IP và ATM. Tuy nhiên hai lớp
Physical layer và Data Link layer trong EPON sẽ đảm nhận trách nhiệm đóng gói dữ
liệu thành định dạng truyền theo khung Ethernet, đồng thời thống nhất giữa truyền nhận
để chuyển dữ liệu yêu cầu truy nhập của user ở hƣớng uplink và tách dữ liệu từ khung
Ethernet chuyển đến cho user ở hƣớng downlink.

OSI “Data Link”


MAC MAC MAC
client client client

Multipoint MAC Control (MPMC)


layer

MAC MAC MAC


instance instance instance

Reconciliation

OSI “Physical”
layer

GMII

PCS
Vật lý

PMA

PMD

Hình 2.6: Kiế n trúc các lớp trong EPON

2.2.1.1. Lớp vật lý


Trong lớp vật lí gồm có ba lớp con chính nhƣ sau.
 Lớp con mã hóa vật lý - The physical coding sublayer (PCS)
 Có thể hiểu lớp con này sẽ mã hóa chuỗi dữ liệu từ các lớp cao hơn trƣớc khi
truyền đến hƣớng uplink. Đồng thời sẽ giải mã và kiểm soát tỷ số BER hợp lý
trƣớc khi đƣa dữ liệu lên các lớp cao hơn với hƣớng downlink.
 Mã đƣợc sử dụng là mã khối Reed-Solomon, trong đó tầng này xử lý dữ liệu
theo phƣơng thức nhƣ sau: đối với dữ liệu từ các tầng cao hơn đƣợc chuyển
xuống, nó sẽ đƣa vào bộ đệm, sau đó tách ra từng khối 239 byte, thêm vào 16
byte parity để thành khối dữ liệu 255 byte trƣớc khi chuyển ra. Và nó sẽ làm
điều ngƣợc lại đối với dữ liệu đƣợc chuyển đến, có nghĩa rằng, nó sẽ biến đổi
khung 255 byte thành 239 byte dữ liệu trƣớc khi chuyển lên các tầng cao hơn.
 Nếu tỷ số bit lỗi ở quá trình nhận là 10-4 hoặc cao hơn, nó sẽ xử lý để tỷ số này
giảm xuống còn 10-12 trƣớc khi đƣa lên tầng trên.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 20


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

 Lớp con gắn với môi trường vật lý - The Physical Medium Attachment (PMA)
Sublayer
 Việc quá nhiều một chuỗi bit “0” hay bit “1” liên tiếp đƣợc truyền đi có thể gây
ra việc mất đồng bộ giữa đầu thu và đầu phát do không thể khôi phục xung
clock chính xác.
 PMA sublayer sẽ khắc phục tình trạng trên bằng cách dùng mã hóa đƣờng dây
8b10b của Franaszek–Widmer.
 Phƣơng pháp mã hóa đƣờng dây này có thể hiểu nhƣ sau: với một chuỗi dữ liệu
đƣợc chuyển từ tầng trên xuống, từng khối 8 bit trƣớc khi đƣợc đƣa qua PCS
sublayer, nó sẽ đƣợc thêm vào 2 bit để chuyển thành khối 10 bit. Và nó sẽ làm
điều ngƣợc lại trƣớc khi dữ liệu từ PCS sublayer chuyển lên.
 Trong EPON yêu cầu, tốc độ đƣờng downstream và upstream cân bằng là 1,0
Gbps. Sau khi mã hóa đƣờng dây, dữ liệu sẽ đƣợc tăng lên 25%, tƣơng ứng tốc
độ bit lúc này là 1,25 Gbps.
 Lớp con phụ thuộc môi trường vật lý - The Physical Medium Dependent (PMD)
Sublayer
 Lớp con này phụ trách kết nối sợi quang ra bên ngoài, đồng thời điều khiển
laser và photodetector về công suất, khuếch đại, lƣợng tử trong quá trình truyền
nhận.
 Các thông số trong EPON đƣợc PMD đảm nhận [1]
- Tốc độ bit: 1,25 Gb/s cả hai luồng hƣớng lên và hƣớng xuống.
- Bƣớc sóng: 1260 to 1360 nm chiều lên, 1480 to 1580 nm chiều xuống.
- Loại lƣu lƣợng: tín hiệu số.
- Tỷ lệ chia: tối thiểu là 1:16, có thể nhiều hơn khi sử dụng sửa lỗi FEC
(Forward Error Correction)
- Sự suy hao tối đa cho phép trong mạng phân phối quang ODN (Optical
Distribution Network) là:
 Luồng hƣớng lên tại bƣớc sóng 1310 nm: 5 – 20 dB hoặc 10 – 24 dB
tƣơng ứng với chiều dài của ODN là 10 hoặc 20 km.
 Luồng hƣớng xuống tại bƣớc sóng 1550 nm: 5 – 19.5 dB hoặc 10 – 23.5
dB tƣơng ứng với chiều dài ODN là 10 hoặc 20 km.
- Dải công suất phóng hƣớng xuống: -3 – 2 dBm hoặc 2 – 7 tƣơng ứng với 10
hoặc 20 km chiều dài ODN.
- Dải công suất phóng hƣớng lên: -1 – 4 dBm với 10 hoặc 20 km chiều dài
ODN.
- Tỷ lệ độ nhạy/ quá tải của máy thu:

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 21


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

 Hƣớng xuống: -24/+4 dBm và -27/+4 dBm tƣơng ứng 10 và 20 km chiều


dài ODN
 Hƣớng lên: -24/+2 dBm và -24/+7 dBm tƣơng ứng 10 và 20 km chiều dài
ODN
- Tỷ lệ bit lỗi cho phép: 10-12
- Tỷ lệ suy hao laser: >6dB
- Độ rộng phổ của laser:
 Hƣớng xuống tại 1490 nm: 0,6 và 0,3 nm tƣơng ứng 10 và 20 km chiều
dài ODN.
 Hƣớng lên tại 1310 nm: 3,5 và 2,5 nm tƣơng ứng 10 và 20 km chiều dài
ODN.

2.2.1.2. Giao diện môi trƣờng Gigabit độc lập (GMII) và Lớp con
tái giải điềuchế (RS)
Có thể hiểu rằng, với mỗi yêu cầu truy cập dịch vụ của mỗi user, OLT sẽgán
tƣơng ứng cho user một cặp MAC instance và MAC client.
 Lớp con tái giải điều chế(RS): sẽ thực hiện một chức năng đặc biệt tại OLT
tƣơng ứng với việc định tuyến, đƣa các gói tin ra đúng mạng lõi dịch vụ tƣơng
ứng mà user yêu cầu.
 Và trƣớc khi dƣ̃ liê ̣u đƣơ ̣c đƣa ra ma ̣ng lõi , GMII sẽ đảm nhận nhiệm vụ ghép
tất cả các dữ liệu yêu cầu truy nhập từ các user chuyển lên để truyền ra các giao
tiếp vật lý với tốc độ Gigabit.
Hay nói cách khác, GMII và RS đƣợc cấu hình để thực hiện nhiệm vụ của OLT.
2.2.1.3. Lớp liên kết dữ liệu
 MAC ( Media Access Control)
MAC gồm có hai phần MAC (Media Access Control) và LLC (Logical Link
Control).
- MAC bao gồm các thông số thống nhất giữa truyền và nhận giữa OLT và
ONU, bao gồm cả cấu trúc khung sẽ đƣợc chuyển đi và khe thời gian đƣợc
cấp phát.
- LLC là lớp con độc lập với môi trƣờng truyền. Đóng vai trò nhƣ là một giao
tiếp giữa lớp liên kết dữ liệu và tầng mạng, làm nhiệm vụ framing bao gồm
việc đóng gói ở hƣớng truyền và giải gói ở hƣớng nhận.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 22


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

 Điều khiển MAC đa điểm - Multipoint MAC Control (MPMC)


Trong kiến trúc phân lớp của EPON có nhiều đối tƣợng MAC client, nhƣng chỉ có
một đối tƣợng MPMC. Điều đó đồng nghĩa rằng với nhiều giao thức đa truy nhập từ các
user sẽ đƣợc MPMC layer xử lý sao cho các yêu cầu truy nhập này trên đƣờng upstream
sẽ không xung đột hoặc chồng lấp lên nhau.
Muốn làm đƣợc điều ấy thì trong lần khởi đầu đầu tiên sẽ có một quá trình tự động
phát hiện và gán các LLID (logical link ID) cho một cặp MAC instance (của OLT) và
MAC client (của ONU). Do đó mỗi LLID là duy nhất trong quá trình xử lý của MPMC
layer.
2.2.2. Cấu trúc khung truyền dẫn của EPON

8 bytes 6 bytes 6 bytes 2 bytes 46 - 1500 4 bytes


bytes
Preamble / Destination Source Length
Data FCS
SFD address address / type
Preamble / Preamble /
SFD SFD

23 bit 24 bit

Fixed 2 SLD 1 Fixed 2 Mode + LLID 8 CRC 8


bytes bytes bytes LLID bits bits

Mode 1 LLID 7
bits bits

Hình 2.7: Cấ u trúc khung truyề n dẫn của EPON


Trong EPON, khung Ethernet đƣợc sử dụng để truyền dữ liệu với cấu trúc khung
nhƣ Hình 2.7.
 Trường 8 bytes Preamble/SFD
- SLD (start of frame delimiter) 1 byte có nhiệm vụ để phân cách giữa hai
trƣờng Fixed 2 bytes.
- Fixed 2 bytes: định nghĩa điểm bắt đầu một khung Ethernet.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 23


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

- Mode + LLID: với 1 bit đầu tiên đƣợc định nghĩa nhằm phân biệt dữ liệu
ngõ ra từ một OLT hay từ một ONU. Mode bit sẽ bằng 1 nếu là ngõ ra từ
một ONU và bằng 0 nếu từ OLT.
- 7 bit LLID tiếp theo nhằm phân biệt các chỉ số LLID, nó có thể phân biệt
27=128 địa chỉ MAC Instance nguồn và đích và 28=256 MAC client.
- CRC (cyclic redundancy check) 8bit: kiểm soát lỗi cho trƣờng LLID.
 Trường 6 bytes Destination address và 6 bytes Source address
- Địa chỉ ở đây chính là địa chỉ MAC. Mỗi thiết bị đều có một địa chỉ MAC
duy nhất.
- Cả Destination address và Source address đều có chiều dài là 48 bit (6
bytes), trong đó 1 bit đầu tiên để cho biết khung Ethernet là multicast/
broadcast (có giá trị bằng 1) hay unicast (có giá trị bằng 0)
- 47 bit tiếp theo đƣợc chia thành 2 khối: 23 bit cao đƣợc gán cho nhà sản
xuất, 24 bit thấp hơn đƣợc gán cho thiết bị.
 Trường Length/ type 2 bytes nhằm mô tả loại loại khung OAM (Operation,
Administration and Maintenance) và chiều dài dữ liệu trong vùng Data
 Trường Data có chiều dài không cố định, tối thiểu là 46 bytes và tối đa là 1500
bytes.
 Trường FCS (Frame Check Sequence – trường kiểm tra lỗi) 4 bytes: bảo vệ
trƣờng dữ liệu bằng phƣơng pháp phát hiện lỗi trong khung dữ liệu nhận đƣợc.

2.2.3. Giao thức điều khiển đa điểm (MPMC) trong EPON


Có nhiều loại yêu cầu dịch vụ theo hƣớng uplink từ các user buộc các OLT phải
phân bố khe thời gian và băng thông hợp lý, thông báo và điều khiển các ONU để
chúng có thể truyền dữ liệu đúng khe thời gian đƣợc cấp.
Để làm việc ấy, giao thức điều khiển đa điểm MPMC (Multipoint MAC Control)
trong EPON đƣợc thực hiện dƣới hai cơ chế của hai bản tin điều khiển MAC là GATE
và REPORT.
 Bản tin điều khiển GATE – hướng xuố ng
- Khi một OLT trong mạng EPON khởi động lần đầu tiên, nó sẽ truyền các
bản tin GATE theo hƣớng Downstream dạng broadcast nhằm phát hiện ra
các ONU từ các bản tin phúc đáp ngƣợc lại.
- Với mỗi ONU sẽ có duy nhất giá trị LLID đƣợc gán.
- Từ Hình 2.8, cơ chế thực hiện một bản tin GATE đƣợc hiểu đơn giản nhƣ
sau: OLT sẽ gán một cặp giá trị Start time và Stop time có chiều dài 64

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 24


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

bytes, đồng thời một giá trị xung đồng hồ tại thời điểm ấy sẽ đƣợc ghi vào
bản tin này để thực hiện quá trình đồng bộ với các ONU.
- Có thể hiểu bản tin GATE là một bản tin mang tính chất phát hiện các liên
kết luận lý và cấp phát một cách công bằng những yêu cầu trên liên kết luận
lý ấy.
- Ngoài các bản tin GATE cấp phát khe thời gian cho các LLID xác định, OLT
cũng sẽ phát ra các bản tin GATE ngẫu nhiên nhằm phát hiện các ONU mới
kết nối vô hệ thống.
 Bản tin điều khiển REPORT – hướng lên
- Khi các ONT đƣợc xác định qua các liên kết luận lý LLID, điều ấy đồng
nghĩa rằng từ đây các ONT có thể yêu cầu OLT cấp phát khe thời gian dựa
trên việc báo cáo thông tin trạng thái của nó về hàng đợi và thông tin đồng
hồ nhằm giúp tối ƣu quá trình đồng bộ.
- Để thực hiện đƣợc điều ấy, các bản tin điều khiển REPORT 64 bytes với cấu
trúc nhƣ sau sẽ đƣợc gửi từ các ONT tới OLT.
- Từ Hình 2.9, thông tin của bản tin điều khiển REPORT với thông tin về hàng
đợi nhằm cho OLT biết một yêu cầu hiện tại của nó về khe thời gian và băng
thông mà nó cần. Đồng thời một giá trị xung đồng hồ tại thời điểm ấy sẽ
đƣợc ghi vào bản tin để phục vụ cho việc đồng bộ.
- Sẽ có trƣờng hợp xung đột xảy ra do nhiều bản tin REPORT đƣợc gửi ra
cùng lúc, lúc này các ONT sẽ không nhận đƣợc bản tin GATE cấp phát khe
thời gian cần thiết để nó truyền dữ liệu. Trong trƣờng hợp ấy, nó sẽ gửi lại
bản tin REPORT sau một khoảng thời gian ngẫu nhiên.
OLT ONT
MAC Control Client MAC Control Client
Start
Generate GATE
Stop
message

MA_CONTROL.request (GATE) MA_CONTROL.indication (GATE) MA_DATA.request (…)

MAC Control MAC Control Clock register


TS
Clock register
Write TS
Slot start register
Upstream
Data Path

Start
registers Start
Timestamp GATE Stop Slot stop register
Stop
message
Laser ON/OFF

MAC MAC
PHY PHY

Hình 2.8: Bản tin GATE hƣớng xuố ng

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 25


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

OLT ONU
MAC Control Client MAC Control Client
Q1 Q1
Generate REPORT
Q0 Q0
message

MA_CONTROL.Indication (REPORT) MA_CONTROL.request (REPORT)

MAC Control MAC Control


Clock register TS Clock register TS

Q1 Q1
RTT register
Timestamp REPORT
Q0 Q0
message
Measure Round – Trip Time

MAC MAC

PHY PHY

Hình 2.9: Bản tin REPORT hƣớng lên

2.3. GPON chuẩn ITU-G.984


Cũng nhƣ BPON và EPON, phần tiếp theo sẽ phân tích công nghệ GPON dựa vào
các tiêu chí: Kiến trúc các lớp, định dạng khung tuyền dẫn và đi sâu phân tích nhiệm vụ
các trƣờng trong khung truyền dẫn của GPON.

2.3.1. Kiến trúc các lớp trong GPON


GPON là từ viết tắt của Gigabit Passive Optical Network, là một trong số những
công nghệ đƣợc sử dụng trong công nghệ FTTH nói chung và PON nói riêng.
Về cơ bản, GPON có hai lớp chính: lớp hội tụ truyền dẫn – Transmission
Convergence (TC) Layer và lớp phụ thuộc môi trƣờng vật lí – Physical Medium
Dependent (PMD) Layer. TC layer và PMD layer tƣơng ứng với hai lớp Data link và
physical trong mô hình OSI.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 26


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

ATM Client GEM Client


User Frame (Packets)
User ATM cells

Transmission Convergence (TC) Adaptationsublayer Transmission Convergence


(TC) Layer
GPON TC Framing sublayer

GPON Physical Medium Dependent (PMD) Layer

ATM Client GEM Client

(TC) Adaptation sublayer

VPI/VCI Filter Port ID, PTI (payload GE Trans


type) filter M missi
Cel
Fra on
ls ATM TC Adaptor
GEM TC Adaptor me Conv
s erge
nce
GTC framing sublayer layer
Alloc-ID filter Alloc-ID filter

PLOAM ATM partition GEM partition Frame


partition header

Multiplexing/Demultiplexing based on frame location

Hình 2.10: Kiế n trúc các lớp trong GPON

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 27


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

2.3.1.1. GPON Physical Medium Dependent (PMD) Layer


Lớp này không giống nhƣ các lớp cao hơn, tất cả đều là phần cứng (hardware),
không phải phần mềm (software). Và các qui định về thông số của lớp PMD trong
GPON đƣợc định nghĩa trong chuẩn G.984.2:
 Tốc độ bit: 1,24416 hoặc 2,48832 Gb/s ở hƣớng xuống và 0,15552 hoặc
0,62208 hoặc 1,24416 hoặc 2,48832 Gb/s ở hƣớng lên.
 Bƣớc sóng: 1260 đến 1360 nm cho hƣớng lên và 1480 đến 1500 nm cho hƣớng
xuống.
 Loại tín hiệu truyền: chỉ truyền tín hiệu số.
 Tỉ lệ chia của spliter: hỗ trợ đến 1:64 và phụ thuộc vào suy hao của ODN.
 Dựa vào suy hao của ODN, qui định có ba lớp:
- Lớp A: 5 đến 20 dB
- Lớp B: 10 đến 25 dB
- Lớp C: 15 đến 30 dB
 Chênh lệch suy hao lớn nhất giữa các ONU: 15 dB
 Khoảng cách sợi quang tối đa: 20 Km nếu dùng nguồn phát DFB (Distributed
Feedback Laser) và 10 Km nếu dùng nguốn phát là Laser Fabry-Perot cho
hƣớng lên.
 Công suất phát trung bình cho hƣớng xuống trên 1 sợi quang tại tốc độ 1,2Gb/s:
- Lớp A: -4 đến 1 dBm
- Lớp B: 1 đến 6 dBm
- Lớp C: 5 đến 9 dBm
 Công suất phát trung bình cho hƣớng xuống trên 1 sợi quang tại tốc độ 2,4Gb/s:
- Lớp A: 0 đến 4 dBm
- Lớp B: 3 đến 7 dBm
- Lớp C: 5 đến 9 dBm
 Công suất phát trung bình cho hƣớng lên trên 1 sợi quang tại tốc độ 1,2 Gb/s:
- Lớp A: -3 đến 2 dBm
- Lớp B: -2 đến 3 dBm
- Lớp C: 2 đến 7 dBm
 Công suất phát trung bình cho hƣớng lên trên 1 sợi quang tại tốc độ 2,4 Gb/s:
- Lớp A: 0 đến 4 dBm
- Lớp B: 3 đến 7 dBm
- Lớp C: 5 đến 8 dBm

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 28


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

 Tỉ lệ lỗi bit lớn nhất: 10-10

2.3.1.2. GPON Transmission Convergence (GTC) Layer


GTC Layer gồm có phân lớp đóng khung GTC (GTC framing sublayer) và phân
lớp thích ứng hội tụ truyền dẫn (transmission convergence (TC) adaptation sublayer).
Để truyền lƣu lƣợng, trong GPON sử dụng khung GEM (GPON encapsulation-
method) hoặc ATM. Ở định hƣớng đƣờng lên, lƣu lƣợng là đƣợc mang trong các T-
conts (Transmission containers). Bất kì một T-cont đều có thể mang duy nhất lƣu lƣợng
ATM hoặc duy nhất lƣu lƣợng GEM, không thể mang cả hai cùng lúc. Để kết hợp
mang cả hai luồng lƣu lƣợng ATM và GEM trong cùng T-cont thì cần phải đƣợc hổ trợ
bởi một vài loại ATM T-cont và T-cont khung GEM khác. Ở chế độ kép cả hai loại lƣu
lƣợng đƣợc mang đi trong khoảng thời gian một khung 125µs.
 Phân lớp đóng khung GTC
Luồng GEM dài 125µs trong khung GPON.Khung dữ liệu của ngƣời dùng có
chiều dài ngẫu nhiên. Giao thức đóng gói GEM hổ trợ phân mảnh các khung dữ liệu
ngƣời dùng đồng thời chèn các mào đầu và giá trị PTI đƣợc đánh để nhận dạng ra các
gói đã phân mảnh, nhằm giúp quá trình ghép lại dễ dàng và không mất mát dữ liệu. Quá
trình đóng gói GEM đƣợc thực hiện qua các trƣờng hợp sau:

User User Frame


Frame

GEM GEM GEM


GEM Frame Hader với GEM Frame GEM Frame GEM Frame
Hader với Hader với
PTI=001 PTI=000 PTI=001
a) GEM
Hader với c)
b) PTI=001

Hình 2.11 : Phân lớp đóng khung GTC


Trƣờng hợp nếu khung của ngƣời sử dụng trùng khớp hoặc ngắn hơn khung của
GEM thì sẽ đƣợc đặt vào khung GEM mô tả hình 2.11a) và hình 2.11 c).
Trƣờng hợp nếu khung ngƣời sử dụng dài hơn khung GEM thì sẽ đƣợc phân thành
các mảnh nhỏ để đặt vào khung GEM. Hình 2.11 b).
Chức năng:
 Ghép kênh và phân kênh:Phần tải PLOAM và GTC đƣợc ghép kênh vào khung
của TC đƣờng xuống theo các định dạng khung qui định. Định hƣớng đƣờng
lên, mỗi thành phần đƣợc tách từ một nhóm đƣờng lên phù hợp đến Bwmap
tƣơng ứng để ghép vào khung đƣờng lên.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 29


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

 Tạo mào đầu và giải mã: Mào đầu khung GTC đƣợc tạo và đƣợc định dạng
trong khung đƣờng xuống. Cụm mào đầu đƣờng lên đƣợc giải mã. Ngoài ra,
OAM đƣợc đặt vào là thực thi.
Chức năng định tuyến nội bộ dựa trên Alloc- ID: Đƣợc thực hiện cho dữ liệu
đến hoặc từ bộ thích ứng hội tụ truyền dẫn GEM (GEM TC Adapter) đi.
 Phân lớp thích ứng hội tụ truyền dẫn
Phân loại: có ba loại [ITU-T G984.3]
 Bộ thích ứng hội tụ truyền dẫn ATM (ATM TC adapter)
 Bộ thích ứng hội tụ truyền dẫn GEM (GEM TC adapter)
 Bộ thích ứng giao diện điều khiển quản lý ONU (OMCI adapter)

2.3.2. Định dạng khung truyền dẫn trong GPON


2.3.2.1. Cấu trúc khung hƣớng xuống

125us

PCBd Phần tải n PCBd Phần tải n+1 PCBd


n n+1 n+2

Phần tế bào Phần GEM, TDM


ATM và các phân đoạn

Hình 2.12: Cấ u trúc khung hƣớng xuố ng

Khung có chiều dài tối đa là 125µs bao gồm các khối điều khiển đƣờng xuống
(PCBd) của 4 byte cho đƣờng truyền xuống và một phần tải.
Khối điều khiển đƣờng xuống (PCBd) gồm: Khối PCBd đƣợc OLT gởi đi đến các
ONU bằng kiểu quảng bá.
PSync Ident PLOAMd BIP PLend PLend US BW Map
4 bytes 4 bytes 13 bytes 1 bytes 4 bytes 4 bytes Nx 8 bytes

Khối điều khiển đƣờng xuống PCBd

 Trƣờng đồng bộ vật lý (Psync): Trƣờng này cố định 32 bit và là phần bắt đầu
của mỗi PCBd và nó giúp cho các ONU tìm ra phần bắt đầu của khung.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 30


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

FEC Ind Reserve Superframe counter


1 bit 1 bit 30 bits
Trƣờng đồng bộ vật lý

 Trƣờng Ident có 32 bit:

Mục đích của trƣờng này là cho phép lựa chọn một số khung GPON của một
nhóm lớn hơn và đƣợc gọi là siêu khung (superframe).
Trƣờng sửa lỗi FEC với bit đầu tiên để chỉ ra có hay không có lỗi trong liên kết
đƣờng xuống. Bit thứ hai dùng trong lƣu trữ và 30 bit còn lại dùng cho bộ đếm siêu
khung (superframe).
 Trƣờng thông tin vận hành, quản lý và bảo dƣỡng lớp vật lý PLOAM đƣờng
xuống (Physical layer Operation Administration and Maintenance) gồm:

ONU ID Msg ID Bản tin CRC


1 bytes 1 bytes 10 bytes 1 bytes
Cấu trúc trƣờng PLOAM

- 1 byte để nhận dạng ngƣời nhận ONU (ONU-ID)


- 1 byte dành cho nhận dạng bản tin.(Msg ID)
- 1 byte dành cho trƣờng kiểm tra độ dƣ thừa vòng để biết đƣợc sự toàn vẹn
của khung
- Trƣờng CRC dùng kiểm tra lỗi
- 10 byte dành cho bản tin của trƣờng PLOAM
 Trƣờng xen kẻ bit chẵn lẻ BIP (Bit Interleaved Parity): 1 byte cho phép ONU
giám sát đƣợc tốc độ bit lỗi.
 Trƣờng chiều dài phần tải đƣờng xuốngPlend (payload length): dài 4 byte
ngoài làm chức năng bảo vệ bằng cách kiểm tra các độ dƣ thừa các bit theo chu kì
(CRC) và phần này còn đƣợc truyền lại hai lần trong dữ liệu đƣờng xuống.
 Trƣờng USBW map là nơi mà OLT gởi tin hiệu quảng bá xuống tất cả ONU
gồm có các trƣờng:
- Cấp phát ID
- Trƣờng Flag
- Trƣờng bắt đầu và dừng
 Trƣờng CRC

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 31


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

2.3.2.2. Cấu trúc khung hƣớng lên


Độ dài khung đƣờng lên bằng với độ dài khung đƣờng xuống và bằng 125µs. Mỗi
khung có thể truyền dẫn cho một hoặc nhiều ONU hƣớng lên OLT (hình 2.13)
a) Cấu trúc khung
b) Mào đầu hƣờng lên lớp vật lí
c) Khung PLOAM hƣớng lên
d) Báo cáo băng thông động hƣớng lên
e) Thành phần tải khung GEM hoặc phân mảnh
f) Header khung GEM
Các trƣờng trong cấu trúc này:
 Mào đầu lớp vật lý đƣờng lên (PLOu)
 Quản lý, vận hành, bảo dƣỡng lớp vật lý đƣờng lên (PLOAMu)
 Chuỗi định mức công suất đƣờng lên (PLSu)
 Phần T-cont gồm:
 Phần tải (Payload)
 Báo cáo băng tần động đƣờng lên (DBRu)
 Báo cáo băng tần động đường lên (DBRu ) gồm có hai trường con:
 Trƣờng cấp phát băng tần động DBA (Dynamic Bandwidth Assignment)
chiếm 1, 2 hoặc 4 byte
 Trƣờng CRC chiếm 1 byte
 Phần tải có cấu trúc GEM gồm:
 Mào đầu của GEM
 Các phân đoạn khung phần tải
 Phần mào đầu của GEM có 40 bit gồm các thành phần:
 Phần chỉ thị chiều dài của tải PLI có 12 bit
 Nhận dạng cổng Port ID 12 bit
 Nhận dạng loại tải PTI 3 bit
 Kiểm tra lỗi mào đầu 13 bit
 Phần tải gồm có:
 Phần ATM cells : 53 byte trên cell
 Phần GEM bên cạnh mang dữ liệu cận đồng bộ nhƣ SONET hoặc khung dữ
liệu của các mảnh trong gói dữ liệu Ethernet

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 32


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

a)
Fra
me
Pa
frag
yl ONU(
T- oa men
B)
CON t
d
T GEM
3
D head
BR er
U
3
PL Full
Nam
O
e
u
125 CRC
GEM
µs Pa 1
head
yl Byty
er HEC
T- oa es
13
CON
d DBA bits
T
2 1, 2
Fra
D or 4
me PTI
BR byte b) frag 3
U s.
men bits
2
Ind t
Pa d) 1
c)
GEM Port
yl byte
T- oa head _ID
CRC
CON ONU( er 12
d 1
T A) ONU bits
1 Byty
_ID 1 PLI
D es
byte 12
BR Mess e)
U bits
age
1 10
BIP
PL 1 byte
Su Byte f)
PLOu
Deli
Msg_
mite
PL ID 1
rb
O byte
byte
A s
M Prea
ONU
u mble
PL _ID 1
a
O byte
byte
u s

Hình 2.13: Cấ u trúc khung GTC hƣớng lên

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 33


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

2.3.2.3. Phân tích mào đầu của GEM

Khung GEM

Mào đầu
Phần tải GEM L bytes
GEM 5 bytes

PLI Port ID PTI HEC


12 bits 12 bits 12 bits 13 bits
Hình 2.14: Cấu trúc khung và mào đầu của khung GEM
Chức năng của các thành phần trong mào đầu GEM:
 PLI (12 bits): chỉ thị chiều dài của phần tải.Kích thƣớc 12 bit cho phép phân
mảnh khung dữ liệu lên đến 4095 bytes. Nếu khung dữ liệu ngƣời dùng lớn hơn khung
này, thì sẽ đƣợc chia thành các phân mảnhcó kích thƣớc 4095 byte hoặc nhỏ hơn.
 Port ID (12 bits): đƣợc sử dụng để cung cấp 4096 danh định lƣu lƣợng có giá
trị duy nhất trong PON. Quá trình ghép kênh sẽ dựa vào giá trị của Port ID.Mỗi Port ID
đƣợc sử dụng duy nhất cho một ngƣời dùng.Mỗi Alloc ID hoặc T-cont có thể truyền
một hoặc nhiều Port ID cùng một lúc.
 PTI (3 bits): đƣợc sử dụng để chỉ ra loại nội dung chứa trong phần tải. Giá trị
này có thể thay đổi đƣợc để cho phù hợp với từng loại nội dung trong tải. Các giá trị
ứng với từng PTI.
 HEC (13 bits): cung cấp việc phát hiện lỗi và có chức năng sửa lỗi cho mào
đầu.

Mã PTI Mô tả
000 Phân đoạn dữ liệu ngƣời sử dụng, không kết thúc của một
khung
001 Phân đoạn dữ liệu ngƣời sử dụng, không kết thúc của một
khung
010 Đã đăng ký
011 Đã đăng ký
100 GEM OAM, không kết thúc của một khung
101 GEM OAM, không kết thúc của một khung
110 Đã đăng ký
111 Đã đăng ký

Bảng 2.1: Các mã PTI

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 34


CHƢƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ PON

2.3.3. Phân bổ băng tần động (DBA) trong GPON


Nếu theo phƣơng pháp thông thƣờng, không áp dụng phân chia băng thông động
cho các thuê bao thì hiển nhiên băng thông đƣợc chia đều cho các thuê bao. Tuy nhiên,
nếu triển khai thực tế theo hƣớng ấy thì bài toán về băng thông không tối ƣu về hiệu
năng sử dụng vì các thuê bao với các yêu cầu dịch vụ khác nhau cũng nhƣ yêu cầu băng
thông cũng khác nhau cho các thời điểm. Theo chuẩn G.983.4 qui định, có hai loại
phƣơng thức gán băng thông động cho BPON và GPON đó là OLT đóng vai trò chủ
động và ONT đóng vai trò chủ động.
OLT đóng vai trò chủ động: OLT sẽ tiến hành việc giám sát nhu cầu sử dụng băng
thông của ONT tại các thời điểm khác nhau.Dựa trên số cell ATM nhàn rỗi và khung
GEM nhàn rỗi mà nó nhận trong khung GTC ở hƣớng lên. Với cách thực hiện nhƣ vậy,
phƣơng thức này còn đƣợc biết với tên gọi điều chỉnh băng thông động theo hƣớng
“điều chỉnh cell nhàn rỗi”. Ngoài ra nó còn đƣợc gọi là điều chình băng thông theo
hƣớng báo cáo không trạng thái (NSR-Non-Status Reporting).
ONT đóng vai trò chủ động: ONT báo cáo trạng thái bộ đệm đến OLT. Do vậy nó
đƣợc gọi là báo cáo trạng thái bộ đệm hay báo cáo trạng thái - SR (Status Reporting).
Chỉ thị nhu cầu băng thông trong loại T-cont thì đƣợc truyền trong vùng overhead lớp
vật lí cụ thể hơn là vùng báo cáo băng thông động DBRu. OLT sử dụng thông tin báo
cáo trạng thái để quyết định phân bổ băng thông phù hợp cho mỗi vị trí ID.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 35


CHƢƠNG III: BÀI TOÁN THIẾT KẾ FTTH DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ GPON

CHƢƠNG III: BÀI TOÁN THIẾT KẾ FTTH DỰA TRÊN CÔNG


NGHỆGPON

Trong chƣơng này sẽ phân tích hai bài toán thiết kế mạng FTTH dựa trên công
nghệ GPON. Trong đó bao gồ m cả viê ̣c thiế t kế dung lƣơ ̣ng mô ̣t OLT và xét đế n khả
năng tính khả thi triể n khai cho thiế t kế dƣ̣ đinh.
̣

3.1. Tính khả năng phục vụ của một OLT


Trên thực tế, mỗi OLT gồm có nhiều card hƣớng xuống, mỗi card lại gồm nhiều
Port, và mỗi một port sẽ kết nối với Splitter. Mặt khác, với mỗi kiến trúc (mà ở đây là
kiến trúc dựa theo chuẩn ITU-T) thì tỉ lệ splitter cũng phải có một tỉ lệ nhất định.
Trong chuẩn G984.3 cho GPON qui định tỉ lệ này lớn nhất là 1:128 và khoảng
cách lớn nhất từ OLT đến ONT là 20 km.
Hơn nữa, ở đây chúng ta còn phải phân tích xem, chúng ta thiết kế để cung cấp
dịch vụ gì, từ đó tính toán băng thông cần thiết cho mỗi thuê bao.
Nhƣ vâ ̣y, viê ̣c cầ n thiế t ở đây là chúng ta phải đƣa ra đƣơ ̣c các loa ̣i dich
̣ vu ̣ cung
cấ p hoă ̣c các m ức băng thông có thể cung cấp . Tƣ̀ đó , sẽ tính toán mỗi OLT có thể hỗ
trơ ̣ tố i đa bao nhiêu thuê bao cho mỗi loa ̣i dich ̣ vu ̣ , cầ n bao nhiêu splitter để cung cấ p
loại dịch đó với tỉ lệ chia mỗi splitter là bao nhiêu . Trong bài toá n 1 chỉ áp dụng tính
toán với 1 tầ ng splitter.
Trong mô hình này , mỗi OLT sẽ cung cấp đầy đủ loại dịch vụ nhƣ đã đƣợc thiết
kế . Tuy nhiên, mỗi OLT sẽ cầ n bao nhiêu card cho loa ̣i dich ̣ vu ̣ đó tùy thuô ̣c vào số thuê
bao của loa ̣ i dich
̣ vu ̣ đó nhiề u hay ít và dĩ nhiên phải có card dự phòng cho những
trƣờng hơ ̣p phát sinh thuê bao ngoài dƣ̣ kiế n , đáp ƣ́ng tải cho mô ̣t card bấ t kì nào đó bi ̣
sƣ̣ cố . Trong hình vẽ dƣới đây, bài báo cáo sẽ đi sâu phân tích về hƣớng thiế t kế t hƣ̣c tế
trƣớc khi tiń h toán nhƣ sau:

Bước 1:Xác đinh ̣ loa ̣i dich


̣ vụ cung cấ p hoặc mức tố c độ cung cấ p.
Viê ̣c đầ u tiên là phải xác đinh
̣ rõ mô hình thiế t kế để cung cấ p cho loa ̣i hình dich
̣
vụ hoặc loại tốc độ nhƣ thế nào , sau đó sẽ tiế n hành phân tić h dung lƣơ ̣ng phu ̣c vu ̣ của
mỗi OLT.
Tuy nhiên, có thể thấy một vấn đế phát sinh xảy ra ở đây khi thử phân tích theo
chiề u hƣớng nhƣ sau: giả sử nhà cung cấp dịch vụ muố n cung cấ p cho mỗi thuê bao tố c
đô ̣ 10 Mbit/s ở hƣớng xuố ng, nhƣ vâ ̣y với tố c đô ̣ mô ̣t port hƣớng xuố ng là 2,5Gbit/s
cung cấ p đƣơ ̣c cho 250 thuê bao. Nhƣ vâ ̣y cầ n mô ̣t tỉ lệ chia splitter là 1:250. Điề u này
không phù hơ ̣p theo qui đinh
̣ tỉ lê ̣ chia lớn nhấ t cho GPON là 1:128.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 36


CHƢƠNG III: BÀI TOÁN THIẾT KẾ FTTH DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ GPON

Nhƣ vâ ̣y, viê ̣c xác đinh ̣ băng thông cho mỗi thuê bao không phải là tùy tiê ̣n mà
dƣ̣a trên tố c đô ̣ hƣớng xuố ng và tỉ lê ̣ splitter mà chúng ta đinh
̣ dùng.
Tuy nhiên , nhà cung cấp dịch vụ vẫn có thể đƣa ra các vùng cung cấp dịch vụ
khác nhau dƣ̣a trên tố c đô ̣ phân bổ cho mỗi thuê bao đáp ƣ́ng với nhu cầ u thƣ̣c tế tƣ̀ng
thời điể m, tƣ̀ng vùng miề n, tùy vào mô hình triể n khai và hƣớng mở rô ̣ng dich
̣ vu .̣

Bước 2:Xác đinh ̣ số lượng card cung cấ p cho mỗ i loại hình dich
̣ vụ cho OLT
Theo nhƣ mong muố n ban đầ u , mỗi OLT sẽ có nhiê ̣m vu ̣ cung cấ p đủ loa ̣i hin
̀ h
dịch vụ nhƣ đã thiết kế. Và vì ở đây, bài toán chỉ xét đến vấn đề gán băng thông cố định
cho mỗi thuê bao cho nên chúng ta phải phân đinh ̣ rõ số lƣơ ̣ng card phụ trách cho mỗi
loại dịch vụ trên OLT là bao nhiêu . Muố n phân bổ hơ ̣p lí thì phải hoàn toàn dƣ̣a vào
phân tić h nhu cầ u của các loa ̣i thuê bao.
Trong bài toán thiế t kế này , ta sẽ lấ y ra mô ̣t số trƣờng hơ ̣p điể n hin
̀ h nhƣ sau đ ể
thiế t kế cho hê ̣ thố ng dƣ̣a vào bảng sau:
Tố c đô ̣ hƣớng xuố ng Tỉ lệ chia Tố c đô ̣ tố i đa mỗi thuê bao
1:128 19,125 Mbit/s
1:96 25,5 Mbit/s
2,5 Gbit/s
1:64 38,25Mbit/s
1:32 76,5 Mbit/s

Bảng 3.1: Tỉ lệ chia và các mức tốc độ điể n hin


̀ h
Theo liên minh viễn thông quố c tế ITU -T, bô ̣ phâ ̣n FSAN (Full Service Access
Network) thì băng thông hƣớng xuống để cung cấp cho dich ̣ vu ̣ triple-play cho mô ̣t thuê
bao đơn lẻ là 73 Mbit/s. Bao gồ m 3 kênh HDTV (3 x 20Mbit/s=60Mbit/s), truy câ ̣p
Internet tố c đô ̣ cao (10Mbit/s), hô ̣i nghi ̣truyề n hình (2Mbit/s),các dịch vụ điều khiển từ
xa (1 Mbit/s).
Dịch vụ ADSL2+ có tốc độ hƣớng xuống tố i đa là 24 Mbit/s.
Nhƣ vâ ̣y, với tố c đô ̣ hƣớng xuố n g tố i đa 2,5 Gbit/s và tỉ lê ̣ chia của Splitter , hoàn
toàn có thể cung cấp đƣợc những nhu cầu dịch vụ cần thiết .

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 37


CHƢƠNG III: BÀI TOÁN THIẾT KẾ FTTH DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ GPON

Bước 3:Xác đinh


̣ cách phân bố OLT cung cấ p

Hình 3.1: Sƣ ̣ phân bố OLT


Trong bài toán này , chúng ta phân tích mô ̣t mô hình với ba OLT đảm nhận ba
vùng vị trí khác nhau đảm bảo các điều kiện nhƣ sau :
 Mô ̣t OLT sẽ đảm nhâ ̣n cung cấ p dich ̣ vu ̣ cho hai vùng còn lại, nó sẽ không cung
cấ p dich
̣ vu ̣ cho vùng điạ lí mà nó đang đƣ́ng.
 Khoảng cách từ OLT vùng A đến ranh giới vùng và biên xa nhất của vùng B và
C nằ m trong khoảng không quá 20Km và tƣơng tƣ̣ cho các OLT ở vùng B và C.
 Nhƣ đã phân tić h ở trên ,ở đây chúng ta sẽ để lạ i mô ̣t số card dƣ̣ phòng cho hai
trƣờng hơ ̣p chính : mô ̣t trong nhƣ̃ng card đang phu ̣c vu ̣ bi ̣sƣ̣ cố , không có khả
năng phu ̣c vu ̣ và dành cho trƣờng hơ ̣p có thuê bao phát sinh ở vùng dich ̣ vu ̣ nào
đó mà hê ̣ thố ng vẫn chƣa triể n khai mở rô ̣ng ki ̣ p để đáp ƣ́ng . Với mong muố n
thiế t kế rằ ng , khi số lƣơ ̣ng thuê bao tăng lên , chúng ta cần phải tăng số lƣợng
OLT phu ̣c vu ̣ và “hoàn trả” la ̣i số card dƣ̣ phòng đã “mƣơ ̣n ta ̣m” trên mỗi OLT
để đáp ứng nhu cầu hài lòng trong cấ p dich ̣ vu ̣ cho khách hàng.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 38


CHƢƠNG III: BÀI TOÁN THIẾT KẾ FTTH DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ GPON

Vì vậy trong bài toán này, sẽ đƣa ra công thức tính toán số thuê bao mà mỗi OLT
có thể phục vụ dựa trên loại dịch vụ đó:
 Thông số đầu vào
- Số Card cung cấ p cho mỗi dich
̣ vụ và số port trên mỗi card
- Kiến trúc sử dụng(theo G984.3) cho GPON
- Tốc độ mỗi đƣờng hƣớng xuống
- Tỉ lệ chia của splitter
 Thông số đầu ra
- Số thuê bao phục vụ tối đa của OLT dƣ̣a trên loa ̣i dich
̣ vu ̣ (hoă ̣c băng thông)
chọn lựa.
- Số Splitter cần sử dụng.
 Lý thuyết tính toán
Qui ƣớc gọi các thông số nhƣ sau:
- Số card: C
- Số port trên mỗi card hƣớng xuống: P
- Tốc độ mỗi đƣờng hƣớng xuống: T (Gb/s)
- Băng thông cung cấp cho mỗi thuê bao: B (Mb/s)
- Tỉ lệ chia của splitter: 1: N
Dựa trên thông số đầu vào và yêu cầu về đầu ra ta sẽ tính toán nhƣ sau:
- Số đƣờng hƣớng xuống: C x P = D đƣờng
- Số thuê bao phục vụ tối đa: C x P x N = X thuê bao
- Số splitter: X/N = S splitter

3.2. Tính toán tính khả thi và mô hình khuyến nghị với bộ khuếch đại
Trên thực tế, các nhà cung cấp dịch vụ vẫn áp dụng khoảng cách truyền dẫn tối đa
cho mạng phân phối quang (từ OLT đến ONT) tối đa là 20 Km và tỉ lệ chia splitter nhƣ
chuẩn qui định nhƣng hầu nhƣ không áp dụng một tầng phân chia splitter vì lí do lƣợng
phân bố dân cƣ dùng FTTH hiện nay chƣa cao, nên không thể phân bố tập trung đƣợc.
Thay vào đó, thƣờng là chia ra hai tầng splitter nhƣ hình minh họa dƣới đây để phân bố:

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 39


CHƢƠNG III: BÀI TOÁN THIẾT KẾ FTTH DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ GPON

1310 nm

Splitter 1:16
1490 nm
Đến 16 ONT
ONT
Splitter 1:16

Splitter 1:4

Splitter 1:16

OLT
Splitter 1:16

tối đa 20 Km

Hình 3.2: Mô hin


̀ h kiế n trúc 2 tầ ng splitter

Nhƣ vậy, giả sử nhƣ chúng ta chọn tỉ lệ phân chia splitter là 1:64, thay vì chọn
một tầng splitter (chỉ có một splitter 1:64) thì ở đây ta chọn phƣơng án dùng hai tầng
splitter loại 1:16 và loại 1:4 để phân phối. Chính điều này nảy sinh một vấn đề mới
trong thiết kế thực tế là suy hao của mạng phân phối sẽ tăng lên và có khả năng không
triển khai đƣợc.
Nhƣ vậy, trong bài toán này ta sẽ chọn phƣơng án thiết kế 2 tầ ng splitter với các
thông số và tính toán lý thuyết nhƣ sau:
 Thông số đầu vào
- Số tầng splitter
- Công suất phát hƣớng xuống: Pd(dBm) từ OLT
- Công suấ t phát hƣớng lên: Pu (dBm) tƣ̀ ONT
- Suy hao của splitter: As (dB)
- Suy hao của connector: Ac (dB)
- Suy hao của sợi quang: Ao (dB/Km)
- Chiều dài ODN: L=20 Km
- Độ nhạy của ONT: Sont (dBm)
- Độ nhạy của OLT: Solt(dBm)
- Margin dƣ̣ phòng cho hê ̣ thố ng: Am (dB)
 Thông số đầu ra
- Công suất thu đƣợc tại ONT: Pont (dBm)
- Công suấ t thu đƣơ ̣c ta ̣i OLT: Polt (dBm)
- Kết luận về tính khả thi: triển khai đƣợc hay không

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 40


CHƢƠNG III: BÀI TOÁN THIẾT KẾ FTTH DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ GPON

- Nếu không, đƣa ra mô hình khuyến nghị với bộ khuếch đại sau đầu phát với
độ lợi G.
 Lý thuyết tính toán(mô hình kế t nố i dƣ̣a trên hình 3.3)

Hình 3.3: Liên kế t vâ ̣t lí tƣ̀ OLT đế n ONT

Công suất nhận đƣợc ở ONT: Pont = Pd – As – Ac – Ao1 – Am (3.1)


Công suấ t nhâ ̣n đƣơ ̣c ở OLT : Polt = Pu – As – Ac – Ao2– Am (3.2)
Trong đó :
Ac là tính tổng suy hao của các conector. Ở đây sẽ chọn 4 loại connector điển hình
thƣờng đƣợc dùng trong thiế t kế là : ST, MPO, FDDI, MTRJ. Suy hao của các loa ̣i sẽ
đƣơ ̣c liê ̣t kê trong bảng bên dƣới:
Loại Connector Suy hao
ST 0,3 dB
MPO 0,35 dB
FDDI 0.5 dB
MTRJ 0.7 dB

ST MPO FDDI MTRJ


Bảng 3.2: Thông số các loa ̣i connecter

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 41


CHƢƠNG III: BÀI TOÁN THIẾT KẾ FTTH DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ GPON

Ao1 = α1 x L (với α1 là hệ số suy hao của sợi quang ở hƣớng xuống)


Ao2 = α2 x L (với α2 là hệ số suy hao của sợi quang ở hƣớng lên)
Vì bƣớc sóng hƣớng xuống là 1490nm và bƣớc sóng hƣớng lên là 1310nm nên
suy hao của của sơ ̣i quang ở hƣớng lên và hƣớng xuố ng cũng khác nhau.
Dƣ̣a vào ITU-T G.652 và đồ thị suy hao của sợi quang dƣới đây ta có suy hao của
bƣớc sóng hƣớng xuố ng 1490nm là α1 = 0,35dB/Km; bƣớc sóng hƣớng lên 1310nm có
suy hao α2 = 0,5dB/Km.

Bảng 3.3: Tiêu chuẩ n ITU-T G.652 về suy hao sơ ̣i quang

Hình 3.4: Các vùng suy hao của sợi quang


Ở đây, suy hao tổng cộng của mô ̣tsplitter đƣợc tính theo công thức: 10log(N), mă ̣t
khác còn có các loại suy hao khác nhƣ suy hao xen , suy hao vƣợt mức, suy hao do phản
hồ i, suy hao do phân cƣ̣c (PDL)…. Trong đó , hai loại suy hao ảnh hƣởng đáng kể nhất
của splitter là suy hao xen và suy hao phân cực .

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 42


CHƢƠNG III: BÀI TOÁN THIẾT KẾ FTTH DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ GPON

Tuy nhiên, để phù hợp với thực tế ở đây ta sẽ c họn thiết kế trên Splitter loại PLC
của hãng LinkStar. Loại này thƣờng đƣợc ứng dụng trong FTT H nói chung và PON nói
riêng.

PLC Splitter

Bảng 3.4: Thông số splitter PLC


Amlà suy hao dự phòng cho hệ thống (Margin) gồ m có Margin cho sơ ̣i quang và
Margin cho thiế t bi ̣. Ở đây ta chọn giá trị Am= 4dB dƣ̣a vào ITU-T G.709 (qui đinh
̣ các
thông số cho ma ̣ng truyề n tải quang).
Nếu công suấ t nhâ ̣n đƣơ ̣c ở ONT hay OLT nhỏ hơn đô ̣ nha ̣y của thiế t bi ̣thì chúng
ta không thể triể n khai đƣơ ̣c , phải cần có bộ khuếch đại đặt sau hƣớng phát nhằm bù lại
công suất bị thiếu. Ở đây có một vấn đề phát sinh là sẽ dùng bộ khuếch đại loại nào . Có
hai loa ̣i bô ̣ khuế ch đa ̣i đƣơ ̣c dùng nhiề u nhấ t hiê ̣n nay là khuế ch đa ̣i quang sơ ̣i (OFA-
Optical Fiber Amplifier) và khuếch đại quang bán dẫn (SOA-Optical Semiconductor
Amplifier).
Tuy nhiên, loại khuếch đại quang sợi có nhiều loại (tùy theo loại đất hiếm đƣợc
pha bên trong vùng khuế ch đa ̣i ) nhƣng mỗi loa ̣i la ̣i có vùng bƣớ c sóng khuế ch đa ̣i qui
đinh.
̣

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 43


CHƢƠNG III: BÀI TOÁN THIẾT KẾ FTTH DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ GPON

Loại OFA Vùng bƣớc sóng khuếch đại


EDFA 1530nm – 1565nm
(Erbium-Doped Fiber Amplifier)
PDFA 1280nm – 1340nm
(Praseodymium-Doped FiberAmplifie)
TDFA 1440nm -1520nm
(Thulium-Doped Fiber Amplifier)
NDFA 900nm, 1065nm
(Neodymium-Doped Fiber Amplifier) hoặc 1400nm
Bảng 3.5: Vùng bƣớc sóng khuếch đại của OFA
Nhƣ vâ ̣y, nế u dùng OFA để khuế ch đa ̣i thì phải dùng loa ̣i TDFA cho hƣớng xuố ng
(bƣớc sóng 1490nm) và loại PDFA cho hƣớng lên (1310nm). Tuy nhiên, 2 loại này hầu
nhƣ chƣa đƣơ ̣c dùng trong các hệ thống mạng truyền dẫn quang , chỉ có loại EDFA đƣợc
chuẩ n hóa và dùng rô ̣ng raĩ ,nhƣng loa ̣i này không đáp ƣ́ng đƣơ ̣c cho bài toán thiế t kế
này.
Bài toán sẽ dùng loại SOA để khuếch đại cho cả 2 hƣớng lên hoă ̣c hƣớng xu ống
hoă ̣c cho cả 2 hƣớng, tùy theo trƣờng hợp . Vì SOA có vùng bƣớc sóng khuếch đại rất
rô ̣ng. Cụ thể ở đây sẽ dùng b ộ khuếch đại SOA loại SAO 11p của hañ g Alphion để thiế t
kế với vùng bƣớc sóng đƣơ ̣c khuế ch đa ̣i tƣ̀ 1000nm đến 1600nm, với đô ̣ lơ ị nằ m trong
khoảng từ 5-30dB và công suấ t ngõ ra baõ hòa P sat = 12dBm.

Hình 3.5: Bô ̣ khuế ch đa ̣i SAO11b

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 44


CHƢƠNG IV: PHÂN TÍ CH KẾT QUẢ BÀ I TOÁN THIẾT KẾ

CHƢƠNG IV: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ BÀI TOÁN THIẾT KẾ

Trong Chƣơng 3 đã phân tić h cơ sở lý thuyế t cũng nhƣ các thông số tham chiế u để
thiế t kế 2 bài toán thực tế . Trong chƣơng này , sẽ phân tích các kết quả cũng nhƣ nêu
điể m ha ̣n chế mà chƣơng trình thiết kế chƣa triển khai đƣợc để làm tiền đề cho hƣớng
nghiên cƣ́u mở rô ̣ng.

4.1. Phân tích bài toán “Tính khả năng phục vụ của OLT”
Để mô phỏng cho bài toán thƣ́ nhấ t , bài báo cáo sẽ dùng chƣơng trình Matlab làm
chƣơng trình hỗ trợ giao diện và tính toán.

Bài báo cáo sẽ dũng loại OLT của hãng Alcatel có số hiệu P -OLT 7432 để làm cơ
sở mô phỏng với các thông số nhƣ sau:
Số card hƣớng xuố ng max: 14 card
Số port trên 1 card: 4 port
Có 3 loại tỉ lệ chia sẽ đƣợc chọn dùng ở đây : 1:32; 1:64 và 1:128 cho mô phỏng
tƣơng ƣ́ng với 3 mƣ́c tố c đô ̣ mà nhà cung cấ p dicḥ vu ̣ có thể đƣa ra .
Với 3 tỉ lệ chia ấy , ứng với mỗi tỉ lệ chia sẽ dùng 4 card để cung cấ p , nhƣ vâ ̣y sẽ
có 4 x 3 = 12 card dùng cung cấ p dich ̣ vu ̣ và còn la ̣i 2 card cho vấ n đề dƣ̣ phòng nhƣ đã
nói ở Chƣơng 3.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 45


CHƢƠNG IV: PHÂN TÍ CH KẾT QUẢ BÀ I TOÁN THIẾT KẾ

2 Card
Card
kế t nố i
Alarm hƣớng
mạng
Control xuố ng
lõi
Unit
Card
Card hƣớng xuố ng P-OLT
P-OLT 7432 7432

Hình 4.1: P-OLT 7432

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 46


CHƢƠNG IV: PHÂN TÍ CH KẾT QUẢ BÀ I TOÁN THIẾT KẾ

 Với tỉ lê ̣ splitter 1:32

Thông số đầ u vào:


Số card: C=4
Số port trên 1 card: P=4
Tỉ lệ chia: N = 32
Tố c độ hướng xuố ng: V = 2,5 Gb/s

Thông số đầ u ra:


::: Số thuê bao tố i đa = C x P x N = 4 x 4 x 32 = 512 thuê bao
::: Tố c độ tố i đa cho mỗ i thuê bao là: (vx1000)/N = 78,125 Mb/s
::: Số splitter 1:32 cầ n thiế t = C x P = 16 splitter

Dƣ̣a theo phân tích ở chƣơng 3, nhà cung cấp dịch vụ nếu dùng số card nhƣ trên
và tỉ lệ chia là 1:32 thì hoàn toàn có thể cung cấp dịch vụ Triple-play cho 512 thuê bao.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 47


CHƢƠNG IV: PHÂN TÍ CH KẾT QUẢ BÀ I TOÁN THIẾT KẾ

 Với tỉ lê ̣ splitter1 :64


Tƣơng tƣ̣ nhƣ trên, đố i với tỉ lê ̣ 1:64 ta có:

Thông số đầ u vào:


Số card : C=4
Số port trên 1 card : P=4
Tỉ lệ chia : N = 64
Tố c độ hướng xuố ng : V = 2,5 Gb/s

Thông số đầ u ra:


::: Số thuê bao tố i đa = C x P x N = 4 x 4 x 64 = 1024 thuê bao.
::: Tố c độ tố i đa cho mỗi thuê bao là : (vx1000)/N = 39,0625 Mb/s.
::: Số splitter 1:64 cầ n thiế t = C x P = 16 splitter.

Với kế t quả nhƣ trên , nhà cung cấp dịch vụ có thế dùng 16 splitter với tỉ lê ̣ chia
1:64 cung cấ p cho 1024 thuê bao với tố c đô ̣ tố i đa cho mỗi thuê bao là 39 Mb/s.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 48


CHƢƠNG IV: PHÂN TÍ CH KẾT QUẢ BÀ I TOÁN THIẾT KẾ

 Với tỉ lê ̣ splitter 1:128


Với tỉ lê ̣ chia 1:128, đây là tỉ lê ̣ chia lớn nhấ t đƣơ ̣c khuyế n cáo bởi ITU -T cho
GPON, cũng đồng nghĩa rằng đây là mức tốc độ thấp nhất m à GPON có thể cung cấp
cho mô ̣t thuê bao.

Thông số đầ u vào:


Số card : C=4
Số port trên 1 card : P=4
Tỉ lệ chia : N = 128
Tố c độ hướng xuố ng : V = 2,5 Gb/s

Thông số đầ u ra:


::: Số thuê bao tố i đa = C x P x N = 4 x 4 x 128 = 2048 thuê bao
::: Tố c độ tố i đa cho mỗi thuê bao là : (vx1000)/N = 19,5313 Mb/s
::: Số splitter 1:128cầ n thiế t = C x P = 16 splitter

Dƣ̣a trên kế t quả mô phỏng , với tỉ lê ̣ chia lớn nhấ t là 1:128, GPON có thể cung
cấ p tố c đô ̣ nhỏ nhấ t cho mỗi thuê bao là 19,5 Mb/s.
Tóm lại, tùy theo tỉ lệ chia của Splitter mà nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp
các gói tốc độ khác nhau . Ở đây, bài báo cáo dùng tốc độ 2,5Gb/s cho cả hƣớng xuố ng
và hƣớng lên nên khi nói đến tốc độ của mỗi thu ê bao là nói đế n t ốc độ của 2 hƣớng
nhƣ nhau.
Nhƣ vâ ̣y, hoàn toàn có thể đặt ngƣợc lại một vấ n đề rằ ng: nế u khách hàng muố n
mô ̣t gói dịch vụ có tốc độ cố định là X chẳng hạn thì nhà cung cấp dịch vụ có thể không
đáp ứng đƣợc vì nhƣ bài toán này đặt ra , tố c đô ̣ cung cấ p cho mỗi thuê bao phu ̣ thuô ̣c
hoàn toàn và o tỉ lệ chia của splitter . Nhƣng thƣ̣c tế cung cấ p dich ̣ vu ̣ viễn thông hiê ̣n

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 49


CHƢƠNG IV: PHÂN TÍ CH KẾT QUẢ BÀ I TOÁN THIẾT KẾ

nay cho thấ y rằ ng : nhà cung cấp dịch vụ đƣa ra các gói tố c đô ̣ và khách hàng cho ̣n lƣ̣a
gói tốc độ phù hợp chứ không có hƣớng ngƣợc lại là khách hàng yêu cầu gói tốc độ và
nhà cung cấp dịch vụ thiết kế để cung cấp.
Tuy nhiên , mang tầ m vi ̃ mô thì bài toán thiế t kế còn phải quan tâm đế n vấ n đề
cung cấ p băng thông cho thuê bao mô ̣t cách linh hoa ̣t , có nhƣ vậy thì mới có thể biến
FTTH nói chung và GPON nói riêng làm công nghê ̣ truyề n dẫn chin ́ h trong tƣơng lai
đƣơ ̣c.

4.2. Phân tích bài toán “Tính khả thi và mô hin ̀ h khuyế n nghi”̣
Nhƣ đã phân tić h ở Chƣơng 3, ở đây bài báo cáo sẽ tha y đổ i 3 thông số chin ́ h của
mô ̣t kế t nố i tƣ̀ OLT đế n ONT: công suấ t phát , khoảng cách và tỉ lệ chia của splitter . Các
thông số khác nhƣ loa ̣i connector , loại splitter không phân tić h ở đây vì các loại này có
thể thay đổ i dễ dàng . Về số tầ ng splitter , vẫn giƣ̃ nguyên là 2 tầ ng cho thiế t kế , vì thực
tế các nhà cung cấ p dich ̣ vu ̣ thƣờng không dùng lớn hơn con số này.
Thông số củ a các thiế t bi ̣splitter , connector, suy hao của sơ ̣i quang đƣơ ̣c nói rõ ở
Chƣơng 3. (Hình 3.3)
Tƣ̀ thông số trên của splitter , bài báo cáo xây dựng bảng suy với 2 tầ ng splitter
nhƣ sau:
Tổ ng tỉ lê ̣ chia Suy hao (dB)
128 24,7
96 23.6
72 22.7
64 21
48 20,5
32 17,5
24 16,8
16 14,6
12 13,8
8 11,2
4 7.9
Bảng 4.1: Bảng suy hao của splitter

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 50


CHƢƠNG IV: PHÂN TÍ CH KẾT QUẢ BÀ I TOÁN THIẾT KẾ

Về đô ̣ nha ̣y của ONT và OLT bài báo cáo tham khảo bảng IV .1/G.984.2 ITU-
T.Theo bảng này thì OLT và ONT có độ nhạy -34 dBm với đô ̣ chính xác là ± 3dB.
Nhƣng trên thƣ̣c tế , các nhà cung cấp dịch vụ thƣờng sử dụng thiết b ị OLT và ONT có
đô ̣ nha ̣y -29dBm. Và công suất phát nhƣ đã nói ở mục 2.3 của Chƣơng 2, phụ thuộc vào
suy hao cùa ODN.

Bảng 4.2: Thông số khuyế n nghi cu


̣ ̉ a ONT và OLT

4.2.1 Phân tích 1: Ảnh hưởng của tỉ lê ̣ chia


Trong trƣờng hơ ̣p này , bài toán sẽ thử thay đổi tỉ lệ chia trong khi giữ nguyên
công suấ t phát và khoảng cách nhằ m đánh giá sƣ̣ ảnh hƣởng của thông s ố nà y lên hê ̣
thố ng nhƣ thế nào với các thông số nhâ ̣p vào nhƣ sau:
::: Các thông số đầ u vào:
Công suấ t phát ta ̣i OLT: 9 dBm
Công suấ t phát ta ̣i ONT: 8 dBm
Khoảng cách từ OLT đến ONT: 20 Km
Dô ̣ nhạy bộ thu OLT và ONT : -29 dBm
Loại connector : ST
Loại splitter : PLC
::: Các thông số đầ u ra đƣơ ̣c tính toán nhƣ sau :
Suy hao do các splitter (As): ở đây ta dùng hai splitter cho mô ̣t cổ ng ra ta ̣i
OLT, trƣờng hơ ̣p đầ u tiên với tỉ lê ̣ chia là 1:128 ta có suy hao do splitter gây
ra là 24,7 dB.
Suy hao do connector ST gây ra: Ac = 5 x 0,3 = 1,5 dB

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 51


CHƢƠNG IV: PHÂN TÍ CH KẾT QUẢ BÀ I TOÁN THIẾT KẾ

Suy hao của sơ ̣i quang: - Hƣớng xuố ng: Ao1 = 20 x α1=0,35 x 20=7 dB
- Hƣớng lên: Ao2 = 20 x α2 = 0,5 = 10 dB
Tổ ng suy hao của ODN:
Hƣớng xuố ng: AODNdown = As+Ao1+Ac+Am= 24,7+7+1,5+3 = 36,2 dB
Hƣớng lên: AODNup = As+Ao2+Ac+Am= 24,7+7+1,5+3 = 39,2 dB
Dƣ̣a vào công thƣ́c 3.1 và 3.2, ta có:
Công suấ t thu đƣơ ̣c ở ONT: Pont = Pd – AODNdown = 9 – 36,2 = -27,2 dBm
Công suấ t thu đƣơ ̣c ở OLT: Polt = Pu– AODNup = 8 – 39,2 = -31,2 dBm

Nhƣ vâ ̣y, ở đây bài toán dùng công suất phát lớn nhất cho hƣớng xuống và hƣớng
lên, khoảng cách lớn nhất và tỉ lệ chia lớn nhất . Kế t quả cho thấ y , công suấ t phát hƣớng
lên dù lớn nhất vẫn bị thiếu 2,2dBm và đƣơ ̣c khuyế n nghi ̣dùng Mô hình 2 (dùng bộ
khuế ch đa ̣i sau sau đầ u phát ONT).

Hình 4.2: Mô hin


̀ h2

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 52


CHƢƠNG IV: PHÂN TÍ CH KẾT QUẢ BÀ I TOÁN THIẾT KẾ

Để xét tiń h ảnh hƣởng của tỉ lê ̣ chia lên tin
́ h khả thi (không dùng bô ̣ khuế ch đa ̣i
cho hê ̣ thố ng ) bài thiết kế giảm tỉ lê ̣ chia xuố ng với cá c tỉ lê ̣ nhỏ hơn nhƣ 1:96; 1:72;
1:64

Và với tỉ lệ chia 1:64 thì công suất thu cho cả 2 hƣớng đề thỏa mañ lớn hơn đô ̣
nhạy, nghĩa là không cần dùng bộ khuếch đại.

Hình 4.3: Mô hin


̀ h khả thi

Với kế t quả này, nhà cung cấp dịch vụ có thế cung cấp 4 x 4 x 64= 1024 thuê bao
với tố c đô ̣ 2 hƣớng là 39 Mb/s (dƣ̣a trên phân tích của mu ̣c 4.1). Nế u muố n cung cấ p
nhiề u hơn số thuê bao thì phải giảm khoảng cách và có thể dùng mô hìn h khuyế n nghi ̣
với các bô ̣ khuế ch đa ̣i mới có thể đáp ƣ́ng đƣơ ̣c . Để thấ y đƣơ ̣c điề u đó , bài báo cáo
phân tić h trong trƣờng hơ ̣p thƣ́ 2 nhƣ sau.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 53


CHƢƠNG IV: PHÂN TÍ CH KẾT QUẢ BÀ I TOÁN THIẾT KẾ

4.2.2 Phân tích 2: Ảnh hưởng của khoảng cách từ OLT đến ONT
Bài báo cáo lấy trƣờng hợ p của phân tić h 1 nhƣ trên , trƣờng hơ ̣p tỉ lê ̣ chia là
1:128, công suấ t phát hƣớng lên d ù lớn nhất vẫn bị thiếu 2,2dBm và đƣơ ̣c khuyế n nghi ̣
dùng Mô hình 2 (dùng bộ khuếch đại sau sau đầu phát ONT ). Nhƣ vâ ̣y, muố n dùng tỉ lê ̣
chia này mà không cầ n dùng bô ̣ khuế ch đa ̣i thì phải giảm khoảng cách tƣ̀ OLT và ONT
vì công suất phát cho cả 2 hƣớng là lớn nhấ t và không thể tăng lên thêm . Ở đây, với
khoảng cách là 15 Km thì công suấ t nhâ ̣n đƣơ ̣c ở bô ̣ thu OLT và ONT đề lớn hơn độ
nhạy nhƣ hình minh họa mô tả.
Nhƣ vâ ̣y với khoảng cách này , nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấ p
4 x 4 x 128 = 2048 thuê bao với tố c đô ̣ 2 hƣớng là 19,5 Mb/s (nhƣ đã phân tích ở
mục 4.1).

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 54


CHƢƠNG IV: PHÂN TÍ CH KẾT QUẢ BÀ I TOÁN THIẾT KẾ

4.2.3 Phân tích 3: Sự ảnh hưởng của công suất phát lên mô hình triển khai
Trong Phân tích 1, bài báo cáo đã cho thấy rằng , với tỉ lê ̣ chia splitter 1:64 và
khoảng cách 20Km thì thiế t kế khả thi mà không cầ n dùng bô ̣ khuế ch đa ̣i . Tuy nhiên,
đó là với công suấ t phát hai đầ u là cƣ̣c đa ̣i . Bây giờ nế u trong trƣờng hơ ̣p khả thi của
phân tích 1 với khoảng cách OLT đế n ONT là 20Km và tỉ lê ̣ chia là 1:64 nhƣng giảm
công suấ t phát xuố ng 1 mƣ́c nào đó thì bộ thu ở OLT và ONT đề u không thu đƣơ ̣c mƣ́ c
tín hiệu nhỏ hơn độ nhạy nhƣ trong hình bên dƣới minh họa.

Tƣ̀ kế t quả này có thể thấ y rằ ng vớ i mô ̣t tỉ lê ̣ chia nhấ t đinh,
̣ mô ̣t khoảng cách nhất
đinh
̣ thì mô hình khả thi (không cầ n dùng bô ̣ khu ếch đại ) với mô ̣t ngƣỡng công suấ t
phát. Nhƣ trong trƣờng hơ ̣p này , công suấ t phát ta ̣i O LT không thể bé hơn 3,5 dBm và
công suấ t phát ta ̣i ONT không thể bé hơn 6,5 dBm.

Hình 4.4: Mô hin


̀ h3

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 55


CHƢƠNG IV: PHÂN TÍ CH KẾT QUẢ BÀ I TOÁN THIẾT KẾ

4.2.4 Phân tích 4: Trường hợp cầ n chú ý khi thiế t kế
Có một trƣờng hơ ̣p sau đây rấ t cầ n chú ý trong khi thiế t kế hê ̣ thố ng . Với giả sƣ̉
nhƣ sau: nhà cung cấp dịch vụ cần tỉ lệ chia 1:128, khoảng cách tối đa là 20Km và phát
công suấ t tố i đa , sẵn sàng dùng bô ̣ khuế ch đa ̣i cho cả 2 hƣớng nế u mƣ́c công suấ t thu
không đủ để phủ rô ̣ng vùng cung cấ p dich ̣ vu ̣ . Kế t quả đƣơ ̣c thể hiê ̣n trong hình bên
dƣới.
Nhƣ vâ ̣y, công suấ t hƣớng xuố ng cầ n bù thêm ở hƣớng xuống là 0,2 dBm và công
suấ t cầ n bù cho hƣớng lên là 4,2 dBm, đồ ng nghiã với viê ̣c công suấ t phát hƣớng xuố ng
tố i thiể u là 9,2 dBm và công suấ t phá t hƣớng lên tố i thiể u là 12,2 dBm. Với bô ̣ khuế ch
đa ̣i loa ̣i SAO 11p đƣơ ̣c cho ̣n dùng trong thiế t kế với mƣ́c công suấ t ng õ ra baõ hòa là
12dBm thì rõ ràng rằ ng không thể nào đáp ƣ́ng đƣơ ̣c công suấ t phát cho hƣớng lên .
Trong trƣờng hơ ̣p này nhà cung cấ p dich ̣ vu ̣ có thể thay đổ i loa ̣i connector với suy
hao nhỏ hơn để thiế t kế vẫn có thể đáp ƣ́ng đƣ ợc nhƣ hình dƣới minh ho ̣a. Tuy nhiên,
nế u xét về lâu dài , công suấ t phát đã lên tố i đa , bô ̣ khuế ch đa ̣i cho công suấ t ngõ ra baõ
hòa nhƣ vậy nhƣng vẫn không cho công suất thu lớn hơn độ nhạy nhiều thì nếu hệ
thố ng gia tăng sƣ̣ lão hóa, gia tăng số mố i hàn thì kiế n trúc này hoàn toàn không thể khả
thi.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 56


CHƢƠNG IV: PHÂN TÍ CH KẾT QUẢ BÀ I TOÁN THIẾT KẾ

Tóm lại,nhƣ các trƣờng hơ ̣p đã phân tić h nhƣ trên , viê ̣c tin
́ h toán công suấ t phát , tỉ
lê ̣ chia hay khoảng cách , loại connector đƣợc dùng , loại splitter hay sơ ̣i quang cho hê ̣
thố ng đề u phải hế t sƣ́c cẩ n tro ̣ng , tránh trƣờng hợp mô hình thiết kế đƣa ra có công suất
thu ta ̣i bô ̣ thu của OLT và ONT quá bé .

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 57


KẾT LUẬN

Thông qua nội dung bố n chƣơng c ủa bài báo cáo, công nghệ mạng quang truy
nhập FTTH và bài toán thiết kế mạng FTTH dƣ̣a trên công nghê ̣ GPON đã đƣợc giới
thiệu một cách rõ ràng nhất trong khả năng của ngƣời viết.
Công nghệ FTTH dựa trên công nghê ̣ GPON nhƣ đã đƣơ ̣c trin ̀ h bày ở trên, với
mạng phân phối quang thụ động,chiế m ƣu thế trong viê ̣c triển khai mạnh các dịch vụ
băng rộng với tốc độ có thể lên đến 2,5 Gbps cho cả hai hƣớng . Tuy nhiên, hiện tại các
dịch vụ nhƣ VoIP và truyền hình cáp hầ u nhƣ chƣa đƣợc triển khai trên công nghê ̣ này
tại Việt Nam.
Nhìn nhận khách quan từ lợi ích mà mạng truy nhập FTTH dựa trên công nghệ
GPON có thể mang lại. Có thể khẳng định rằng: công nghệ này sẽ giải quyết vấn đề
“khát” băng thông trong tƣơng lai và giải quyết các yêu cầu của các doanh nghiệp lớn
hiện nay. Nếu triển khai cho đa số ngƣời dùng thì các nhà cung cấp dịch vụ nói chung
phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề để giá cả dịch vụ “gần gũi” hơn với túi tiền của
ngƣời dân.
Nội dung bài báo cáo đã cố gắng bám sát nô ̣i dung chính của đề cƣơng. Tuy nhiên,
cần nhìn nhận rõ rằng nội dung vẫn còn nhiều vấn đề chƣa làm rõ đƣợc . Xét về mô hình
kiế n trúc của PON, bài báo cáo chƣa làm rõ đƣợc kết nối từ OLT lê n ma ̣ng lõi cung cấ p
dịch vụ và tính dự phòng đảm bảo cung cấp dữ liệu liên tục cho khách hàng . Về bài
toán thiết kế vẫn chƣa xét đƣợc các thông số khác ảnh hƣởng lên hệ thống nhƣ tỉ số tín
hiê ̣u trên nhiễu và tỉ lê ̣ lỗ i bit cũng nhƣ mố i liên quan giƣ̃a các thông số này với tố c đô ̣
và khoảng cách truyền dẫn. Đó cũng chin ́ h là hƣớng mở cho bài báo cáo .
Nhƣ lời kết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắ c nhấ t đến thầy Đỗ Văn Việt Em, đã
trang bị cho em kiến thức về mạng truyền tải quang cũng nhƣ trực tiếp phân tích nội
dung chính cần thực hiện cho bài báo cáo. Chính những kiến thức này xây dựng nên
vấn đề cốt lõi của bài báo cáo. Cảm ơn bạn Nguyễn Thùy Vân – Lớp Đ07VTA3, Học
Viện CN Bƣu Chính Viễn Thông, cơ sở Hồ Chí Minh đã hỗ trợ để bài báo cáo hoàn
thành đúng thời hạn.

SVTH: HUỲNH VĂN TỤ LỚP: Đ07VTA3 Trang 58


TỪ VIẾT TẮT
ADSL Asymmetric digital subscriber line
APD Avalanche photodiodes
APON ATM-passive optical network
ATM Asynchronous transfer mode
BPON Broadband passive optical network
CO Centre office
CRC Cyclic redundancy check
DBA Dynamic bandwidth allocation
DBRu Dynamic bandwidth report upstream
EMS Element management system
EPON Ethernet passive optical network
FCS Frame check sequence
FEC Forward error correction
FSAN Full service access network
FTTH Fiber to the home
GEM GPON encapsulation method
GMII Gigabit Media Independent Interface
GPON Gigabit-capable passive optical network
GTC G-PON transmission convergence
HEC Header error control
IEEE Institute of electrical and electronics engineers
IPACT Interleaved polling with adaptive cycle time
ITU-T International telecommunication union – telecommunication
standardization
LLID Logical link identifier
MAC Medium access control
MIB Management information base
MPCP Multi-point control protocol
MPCPDU Multi-point control protocol data unit
NMS Network management system
OAM Operation, Administration and maintenance
ODN Optical distribution network
OLT Optical line terminal
OMCC ONT management and control channel
OMCI ONT management and control interface
ONT Optical network terminal
ONU Optical network unit
OSI Open system interconnect
P2MP Point-to-multi-point
P2P Point-to-point
PCBd Physical control block downstream
PDU Protocol data units
PHY Physical layer
PLI Payload length indicator
PLOAM Physical layer OAM
PLOAMu Physical layer operations administration and maintenance upstream
PLOu Physical layer overhead upstream
PLSu Power leveling sequence upstream
PMD Physical medium dependent
PON Passive optical networks
POTS Plain old telephone service
PTI Payload type indicator
RS Riconciliation Sublayer
RTD Round-trip delay
RTT Signal round trip time
SFD Start frame delimiter
SLA Service level agreement
SLD Start LLID delimiter
TDM Time division multiplexing
VCI Virtual Channel Identifier
VPI Virtual path identifier
WDM Wavelength division multiplexer
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Fiber To The Home The New Empowerment,Paul E. Green, Jr, Wiley, 2005
[2] PhD final thesis, Ching Hung Chang
[3] T-REC-983.1
[4] T-REC-984.3
[5] T-REC-984.2
[6] T-REC-G.983.2
[7] T-REC-G.652
[8] Tạpchí Bƣu chính Viễn thông,
http://www.tapchibcvt.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=23984
[9] Đồ Án Tốt Nghiệp -Hồ ng Đă ̣ng Ngo ̣c Ân -Đ07VTH1-THIẾT KẾ FTTH DỰA
TRÊN CÔNG NGHỆ MẠNG QUANG THỤ ĐỘNG

You might also like