You are on page 1of 51

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA VIỄN THÔNG II

_____________

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG
HỆ CHÍNH QUY
NIÊN KHÓA: 2011-2016

Đề tài:

TÌM HIỂU THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B

Sinh viên thực hiện: NGÔ VĂN THỊNH

MSSV: N112101054

Lớp: Đ11CQVT01-N

Giáo viên hướng dẫn: PHẠM THANH ĐÀM

TP.HCM – Tháng 8/2015


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA VIỄN THÔNG II

_____________

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG
HỆ CHÍNH QUY
NIÊN KHÓA: 2011-2016

Đề tài:

TÌM HIỂU THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B

Sinh viên thực hiện: NGÔ VĂN THỊNH

MSSV: N112101054

Lớp: Đ11CQVT01-N

Giáo viên hướng dẫn: PHẠM THANH ĐÀM

TP.HCM – Tháng 8/2015


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Trong quá trình thực tập tại Trung tâm Điều hành thông tin – VNPT Cần Thơ từ
06/07/2015 đến 02/08/2015, sinh viên Ngô Văn Thịnh nghiêm túc chấp hành tốt nội qui,
qui định tại đơn vị. Có tinh thần nghiên cứu học hỏi các công việc thực tế và hoàn thành
tốt các nội dung theo đề cương, bao gồm:

- Tìm hiểu tổng quan về mạng 3G.


- Tìn hiểu về thiết bị Node B.
- Tìm hiểu quá trình vận hành, khai thác, bảo dưỡng thiết bị Node B.

Kính đề nghị Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở Tp. Hồ Chí
Minh hướng dẫn cho sinh viên Ngô Văn Thịnh các thủ tục tiếp theo để hoàn thành nội
dung học tập.

Giám Đốc
Trung tâm Điều hành thông tin – VNPT Cần Thơ
MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................... i
MỤC LỤC HÌNH.............................................................................................................iii
MỤC LỤC BẢNG.............................................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 3G TẠI VNPT CẦN THƠ................................1
1.1 Giới thiệu..............................................................................................................1
1.1.1 Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam – VNPT....................................1
1.1.2 Trung tâm điều hành thông tin – VNPT Cần Thơ..........................................2
1.2 Mạng 3G của VNPT.............................................................................................2
1.2.1 Giới thiệu.......................................................................................................2
1.2.2 Các thành phần trong mạng 3G......................................................................5
1.2.2.1 Thiết bị người dùng (UE)............................................................................5
1.2.2.2 Mạng truy nhập vô tuyến UMTS (UTRAN)...............................................5
1.2.2.3 Mạng lõi (CN)............................................................................................6
1.2.3 Các giao diện..................................................................................................7
1.2.4 Công nghệ WCDMA.....................................................................................8
CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B....................................................10
2.1 Giới thiệu............................................................................................................10
2.1.1 Cấu trúc của Node B....................................................................................11
2.2 RBS 3418............................................................................................................12
2.2.1 Giới thiệu.....................................................................................................12
2.2.2 Bộ xử lý chính (MU)....................................................................................12
2.2.2.1 Khối nguồn (PDU)....................................................................................14
2.2.2.2 Quạt..........................................................................................................15
2.2.2.3 CBU..........................................................................................................16
2.2.2.4 ET.............................................................................................................16
2.2.2.5 RAXB.......................................................................................................17
2.2.2.6 TXB..........................................................................................................17
2.2.2.7 OBIF.........................................................................................................18

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang


2.2.2.8 Trạng thái LED.........................................................................................19
2.3 RBS 6601............................................................................................................ 21
2.3.1 Giới thiệu.....................................................................................................22
2.3.2 Bộ xử lý chính (MU)....................................................................................23
2.3.3 Bộ điều khiển vô tuyến (RRU).....................................................................24
2.3.3.1 Kết nối quang............................................................................................24
2.3.3.2 Bộ phận khác............................................................................................25
CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG NODE B...............................................26
3.1 Quản lý cảnh báo................................................................................................26
3.1.1 Quản lý cảnh báo từ xa.................................................................................26
3.1.2 Quản lý cảnh báo tại trạm...........................................................................29
3.2 Bảo dưỡng..........................................................................................................33
3.2.1 Mục đích bảo dưỡng....................................................................................33
3.2.2 Bão dưỡng indoor.........................................................................................33
3.2.3 Bảo dưỡng outdoor.......................................................................................34
3.2.3.1 Anten........................................................................................................34
3.2.3.2 Feeder.......................................................................................................36
3.2.3.3 Bảng đất outdoor.......................................................................................37
3.2.3.4 Kim thu lôi................................................................................................37
3.2.3.5 Cầu cáp.....................................................................................................37
3.2.3.6 Dây thoát sét.............................................................................................38
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 39
TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................................40

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang


MỤC LỤC HÌNH

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của VNPT..................................................................................2


Hình 1.2: Cấu trúc mạng 3G của Vinaphone......................................................................3
Hình 1.3: Quy hoạch băng tần cho hệ thống IMT-2000.....................................................4
Hình 1.4: Mạng truy nhập của 3G......................................................................................5
Hình 1.5: Các giao diện......................................................................................................7
Hình 1.6: Trải phổ trong WCDMA....................................................................................8
Hình 2.1: Kiến trức mạng truy nhập của 3G....................................................................10
Hình 2.2: Cấu trúc của Node B........................................................................................11
Hình 2.3: Kết nối hình sao của RBS 3418........................................................................12
Hình 2.4: MU của RBS 3418...........................................................................................13
Hình 2.5: Vị trí các khối trên MU....................................................................................13
Hình 2.6 : Khối nguồn PDU.............................................................................................15
Hình 2.7: Khối quạt..........................................................................................................15
Hình 2.8: Khối CBU........................................................................................................16
Hình 2.9: RAXB..............................................................................................................17
Hình 2.10 : TXB............................................................................................................... 18
Hình 2.11 : OBIF.............................................................................................................18
Hình 2.12: Trạng thái LED..............................................................................................19
Hình 2.13: Các loại RRU.................................................................................................20
Hình 2.14 : Các vị trí giao tiếp của RRU22......................................................................20
Hình 2.15: MU và RRU của RBS 6601............................................................................22
Hình 2.16: Kết nối giữa RRU và MU bằng cáp quang.....................................................22
Hình 2.17: MU chứa 1 DUW...........................................................................................23
Hình 2.18: MU chứa 2 DUG/DUL...................................................................................23
Hình 2.19: RRUW/RRUS................................................................................................24
Hình 3.1: Giao diện trang web quản lý cảnh báo của VinaPhone.....................................26
Hình 3.2: Chọn xem cảnh báo 3G....................................................................................27
Hình 3.3: Giao diện xem cảnh báo chi tiết cảnh báo 3G..................................................28
Hình 3.4: Các loại sự cố...................................................................................................29
Hình 3.5: Thiết lập ip máy tính để kết nối với RBS.........................................................30
Hình 3.6: Kết nối vào RBS...............................................................................................31
Hình 3.7: Vào alarm list để xem các cảnh báo.................................................................31
Hình 3.8: Mức thu tín hiệu trước bảo dưỡng....................................................................35
Hình 3.9: Mức thu tín hiệu sau bảo dưỡng.......................................................................36

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang


Hình 3.10: Bảng đất outdoor............................................................................................37
Hình 3.11: Cầu cáp........................................................................................................... 38
Hình 3.12: Đo điện trở đất của cột anten..........................................................................38

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1: Băng tần 3G của các nước, khu vực trên thế giới...............................................4
Bảng 2.1: Phân bố thiết bị vô tuyến của VNPT................................................................10
Bảng 2.2: Vị trí của các khối trên MU.............................................................................14
Bảng 2.3: Loại bo ET.......................................................................................................17
Bảng 2.4: Các vị trí giao tiếp của RRU............................................................................21
Bảng 2.5: Đặt tính kỹ thuật của các RRU22.....................................................................21
Bảng 3.1: Các lỗi cảnh báo phần cứng.............................................................................33

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, viễn thông là một trong những nghành nền tảng và quan trọng trong sự
phát triển kinh tế đất nước. Nhu cầu ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng thuê bao
như hiện nay đòi hỏi phải mở rộng, nâng cấp và phát triển mạng di động.Do đó, hệ thống
di động 3G đã ra đời và đáp ứng phần nào nhu cầu của người sử dụng. Trong mô hình
mạng 3G, phần tử đóng vai trò quan trọng và giao tiếp trực tiếp với người dùng là thiết bị
Node B.

Với mong muốn tiếp xúc và có những kiến thức thực tiễn, em đã chọn đề tài thực
tập là: “Tìm hiểu thiết bị phát sóng 3G – Node B”.

Em xin cảm ơn thầy Phạm Thanh Đàm, anh Tài, anh Thạnh và các anh tại Trung
tâm điều hành thông tin – VNPT Cần Thơ đã giúp đỡ tận tình đề em hoàn thành đề tài
này.

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 3G TẠI VNPT CẦN THƠ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 3G TẠI VNPT CẦN THƠ


1.1 Giới thiệu
1.1.1 Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam – VNPT
Tên đầy đủ: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Posts and Telecommunications Group.
VNPT hiện là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam.Với những
đóng góp và thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa Xã hội và Bảo vệ
Tổ quốc, VNPT đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động
thời kỳ 1999 - 2009 vào ngày 22/12/2009. 
Kế thừa 65 năm xây dựng, phát triển và gắn bó trên thị trường viễn thông Việt
Nam, VNPT vừa là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của
ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam, vừa là tập đoàn có vai trò chủ chốt trong việc
đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển Bưu chính Viễn thông
nhanh nhất toàn cầu.
Tháng 6/2006, VNPT chính thức trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam thay thế cho mô hình Tổng công ty cũ theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ, với chiến lược phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế chủ lực của
Việt Nam, kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong đó Bưu chính - Viễn
thông – Công nghệ thông tin là nòng cốt.
Ngày 24/6/2010, Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chuyển
đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm Hữu hạn một thành viên do Nhà nước
làm chủ sở hữu theo quyết định số 955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 3G TẠI VNPT CẦN THƠ

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của VNPT.

1.1.2 Trung tâm điều hành thông tin – VNPT Cần Thơ
Trung tâm điều hành thông tin tỉnh (OMC-TT) là nơi trực tiếp giám sát và tiếp
nhận các thông tin cảnh báo liên quan tới sự cố cơ sở hạ tầng trạm BTS/Node B thuộc
phạm vi được giao quản lý, đồng thời có trách nhiệm và quyền hành điều hành trực tiếp
các bộ phận ứng cứu thuộc đơn vị triển khai công tác xử lý sự cố.
1.2 Mạng 3G của VNPT
1.2.1 Giới thiệu
Sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ số liệu trên nền IP đã đặt ra những yêu
cầu mới cho các hệ thống thông tin di động: băng thông rộng, tốc độ truyền dẫn cao….
Hệ thống 2G không còn đủ khả năng để đáp ứng những yêu cầu này. Lúc này, hệ thống
3G ra đời. 3G (third-generation) là hệ thống thông tin di động thứ ba. Hệ thống này ra đời

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 3G TẠI VNPT CẦN THƠ

đã cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho người dùng như: gọi thoại qua IP (voip), truyền tải
dữ liệu tốc độ cao…
Hệ thống 3G được phát triển theo hai hướng, dựa trên hai công nghệ khác nhau.
Thứ nhất là hệ thống Cdma2000 được phát triển tử hệ thống Cdma one (IS-95). Thứ hai
là hệ thống UMTS được phát triển từ GSM, sử dụng công nghệ WCDMA.
Hiện nay, mạng di động 3G của Vinaphone có câu trúc tương đương với mô hình
cấu trúc 3GPP phiên bản 4 và đang tiến dần đến cấu trúc phiên bản 5.

Hình 1.2: Cấu trúc mạng 3G của Vinaphone

Băng tần dành cho hệ thống 3G:

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 3G TẠI VNPT CẦN THƠ

Bảng 1.1: Băng tần 3G của các nước, khu vực trên thế giới.

Hình 1.3: Quy hoạch băng tần cho hệ thống IMT-2000.

Băng tần cho hệ thống 3G được cấp cho các nhà mạng tại Việt Nam:
- VMS:
+ Uplink: 1920 – 1935 MHz
SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 3G TẠI VNPT CẦN THƠ

+ Downlink: 2110 - 2125 MHz


- Viettel:
+ Uplink: 1935 – 1950 Mhz
+ Downlink: 2125 – 2140 MHz
- VNP:
+ Uplink: 1950 – 1965 MHz
+ Downlink: 2155 - 2170 MHz
1.2.2 Các thành phần trong mạng 3G
Kiến trúc mạng 3G bao gồm 3 thành phần chính: mạng lõi, mạng truy nhập vô
tuyến (UTRAN) và thiết bị người dùng (UE).
1.2.2.1 Thiết bị người dùng (UE)
Đầu cuối mạng, nằm ở người sử dụng. Đây là thành phần có số lượng thiết bị
phong phú và đa dạng như: điện thoại thông minh, laptop…
1.2.2.2 Mạng truy nhập vô tuyến UMTS (UTRAN)
Liên kết giữa người sử dụng và mạng lõi. Bao gồm các phần tử điều khiển và
truyền nhận cuộc gọi. UTRAN có hai giao diện quan trọng. Thứ nhất là giao diện Iu giữa
UTRAN và mạng lõi, gồm IuPS cho miền chuyển mạch gói và IuCS cho miền chuyển
mạch kênh. Thứ hai là giao diện Uu giữa UTRAN và người sử dụng. UTRAN có hai
phần tử quan trọng là RNC (Radio Network Controller) và các Node B.

Hình 1.4: Mạng truy nhập của 3G.

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 3G TẠI VNPT CẦN THƠ

RNC chịu trách nhiệm quản lý, và điều khiển một hay nhiều Node B. Người sử
dụng kết nối tới một RNC phục vụ (SRNC). Khi chuyển vùng đến một RNC khác, RNC
mới này chỉ cung cấp tài nguyên vô tuyến cho UE gọi là RMC trôi (DRNC:Drift RNC).
Trong khi đó SRNC vẫn quản lý kết nối giữa người dùng và mạng lõi.
Node B: Chức năng chính của Node B là xử lý lớp vật lý (L1) ở giao diện vô tuyến
như mã hóa kênh, đan xen, trải phổ, điều chế... Nó cũng thực hiện một chức năng quản lý
tài nguyên vô tuyến như điều khiển công suất vòng trong.
Ngoài ra, trong mạng truy nhập còn một thành phần nữa là RXI (Radio Access
Network Aggregator). Được sử dụng như một bộ gộp (aggregator) hoặc một hub trong
mạng truy nhập.
- Tập hợp lưu lượng đến RNC.
- Cung cấp chức năng và các dịch vụ được yêu cầu bởi lớp access transport
trong RAN.
- Hỗ trợ đồng bộ mạng.
- Hỗ trợ các chức năng quản lý của O&M và OSS qua IP/ATM.
1.2.2.3 Mạng lõi (CN)
Trong hệ thống UMTS, mạng lõi bao gồm hai miền là miền chuyển mạch gói (PS)
và miền chuyển mạch kênh (CS), được kế thừa từ mạng lõi của hệ thống GSM và GPRS.
Miền PS thực hiện các dịch vụ số liệu cho người sử dụng bằng các kết nối đến
internet và các mạng số liệu. Miền CS thực hiện các dịch vụ thoại. Một số thành phần
trong mạng lõi như SGSN, GGSN.
 SGSN
Trong mạng lõi của một hệ thống có thể có một hoặc nhiều SGSN. SGSN thực
hiện các kết nối từ mạng lõi đến UTRAN thông qua giao diện IuPS và kết nối với GGSN
thông qua giao diện Gn.
Mỗi SGSN kết nối trực tiếp với 1 số RNC. Mỗi RNC lại quản lý 1 số Node B,
và mỗi node-B sẽ có một số UE đang nối kết. SGSN quản lý tất cả các UE đang sử dụng
dịch vụ data trong vùng của nó. Vai trò của SGSN là:
- Xác thực các UE đang dùng dịch vụ data nối kết với nó.
- Quản lý việc đăng ký của một UE vào mạng.
- Quản lý, theo dõi sự thay đổi vị trí (LA va RA) của UE theo thời gian.
- Khởi tạo, duy trì và giải phóng các "PDP context"(các thông tin liên quan
đến connection của UE mà nó cho phép/qui định việc gửi và nhận thông tin
của UE).
- Nhận và chuyển thông tin từ mạng bên ngoài đến UE và ngược lại.
- Quản lý tính tiền đối với các UE.
- Tìm gọi UE khi có cuôc gọi đến

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 3G TẠI VNPT CẦN THƠ

Trên SGSN lưu trữ các thông tin của thuê bao như: IMSI, số nhận dạng gói
PDP, vùng định vị, số VLR….
 GGSN
GGSN thực hiện các kết nối ra mạng bên ngoài. Vai trò của GGSN:
- Nhận và chuyển thông tin từ UE gửi ra ngoài và ngược lại từ ngoài đến UE.
- Nếu thông tin từ ngoài đến GGSN để gửi đến một UE trong khi chưa tồn tại
PDP context, thì GGSN sẽ yêu cầu SGSN thực hiện paging và sau đó sẽ
thực hiện quá trình PDP context để chuyển cuộc gọi đến UE.
Trong suốt quá trình liên lạc thông qua nối kết mạng UMTS, UE sẽ chỉ kết nối
với một GGSN (mà GGSN đó nối kết với dịch vụ mà UE đang dùng). Dù có di chuyển đi
đâu đi nữa, GGSN vẫn không đổi. Dĩ nhiên là SGSN, RNC và Node B sẽ thay đổi.
GGSN cũng tham gia vào quản lý quá trình di động của UE.
1.2.3 Các giao diện

Hình 1.5: Các giao diện

Iu: giao tiếp giữa WCDMA RAN và CN


– Iu-CS (giữa RNC và MSC): Thực hiện kết nối cuộc gọi chuyển mạch kênh.
– Iu-PS: (giữa RNC và SGSN): Thực hiện các kết nối dịch vụ chuyển mạch
gói.
Iub: giao tiếp thực hiện kết nối giữa RNC và NodeB.
Iur: giao tiếp giữa RNC với RNC kế bên nhằm cung cấp kết nối dữ liệu và báohiệu
cho chuyển giao mềm trong cùng CN.

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 3G TẠI VNPT CẦN THƠ

Uu: giao tiếp giữa NodeB và UE thông qua môi trường vô tuyến.
Mub: giao tiếp giữa NodeB và OSS
Mur: giao tiếp giữa RNC và OSS

1.2.4 Công nghệ WCDMA


Khi phát triển từ hệ thống GSM lên hệ thống UMTS, công nghệ truy nhập trước
đây là kết hợp TDMA và FDMA sẽ được thay thế bằng công nghệ truy nhập phân chia
theo mã CDMA có băng thông rộng (5MHz) hay còn gọi là WCDMA
Công nghệ này cho phép phổ tín hiệu tại phía phát được trải rộng ra và truyền đi.
Thông tin từ người dùng khác nhau được trải phổ và truyền trên cùng một băng tần, do
đó, đạt hiệu quả trong việc sử dụng phổ. Tại máy thu, tín hiệu sẽ được khôi phục bằng
quá trình ngược lại với máy phát.
Trong WCDMA sử dụng kiểu trải phổ chuỗi trực tiếp DSSS. Nguyên lý trải phổ
của phương pháp DSSS là nhân dữ liệu cần truyền với một mã trải phổ có tốc độ chip cao
hơn nhiều tốc độ bit của luồng số cần phát.

Hình 1.6: Trải phổ trong WCDMA.

Tốc độ bit của mã trải phổ là 3Mb/s. Cộng thêm khoảng bảo vệ nên băng thông
của hệ thống WCDMA là 5Mhz.
Trong hệ thống WCDMA có hai chế độ hoạt động là TDD và FDD
Các thông số tiêu chuẩn cho giao tiếp vô tuyến WCDMA FDD:

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 3G TẠI VNPT CẦN THƠ

- Chế độ truy nhập: WCDMA FDD


- Băng tần: 1920 - 1980 MHz; 2110 - 2170 MHz
- Độ rộng sóng mang: 5 MHz
- Tốc độ trải phổ: 3,84 Mbps
- Chuyển giao cùng một tần số: Soft Handover
- Chuyển giao giữa hai tần số: Hard Handover
- Điều khiển công suất: 1,5 KHz

Các thông số tiêu chuẩn cho giao tiếp vô tuyến WCDMA TDD:

- Chế độ truy nhập: WCDMA TDD


- Băng tần: 1900 - 1920 MHz; 2020 - 2025 MHz

- Độ rộng sóng mang: 5 MHz

- Tốc độ trải phổ: 3,84 Mbps


- Điều chế: QPSK
- Chuyển giao cùng một tần số: Hard Handover
- Chuyển giao giữa hai tần số: Hard Handover
- Điều khiển công suất: Đường lên: 200 Hz, đường xuống: 800Hz

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 9


CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B

CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B


2.1 Giới thiệu
Trong hệ thống 3G/UMTS, Node B là thành phần quan trọng thuộc mạng truy
nhập vô tuyến. Nhiệm vụ chính của Node B là đảm bảo việc truyền nhận dữ liệu giữa UE
và mạng lõi. Nhận dữ liệu từ UE trên giao diện vô tuyến Uu, Node B sẽ xử lý dữ liệu và
truyền nó đến RNC trên giao diện Iub.

Hình 2.1: Kiến trức mạng truy nhập của 3G

Hiện nay, hạ tầng mạng truy nhập 3G của VNPT sử dùng các thiết bị từ các hãng
như Ericsson, Huawei và ZTE

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 10


CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B

Bảng 2.1: Phân bố thiết bị vô tuyến của VNPT.

Thiết bị Node B hiện nay được dùng trên địa bàn tỉnh Cần Thơ là RBS 3418 và
RBS 6601 của hãng Erisson.
2.1.1 Cấu trúc của Node B
Một Node B bao gồm các thành phần: anten, feeder, cột chống sét (Lightning
Protection), tủ nguồn DC, trạm phát gốc vô tuyến (RBS – Radio Base Station), tủ truyền
dẫn, nguồn dự phòng…

Hình 2.2: Cấu trúc của Node B.

Trong đó, tủ RBS là thành phần quan trọng nhất.Khi Node B nhận tín hiệu từ các
UE trên anten, tín hiệu sẽ được truyền về tủ RBS để xử lý. Tại đây, tín hiệu sẽ được xử lý
băng tần gốc: đổi tần, giải điều chế, giải mã nguồn… Sau khi xử lý, tín hiệu sẽ được bộ
phận truyền dẫn đưa đến RNC.
Các thành phần còn lại chỉ đóng vai trò phụ như:
- Nguồn cung cấp điện.

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 11


CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B

- Nguồn dự trữ điện: Cung cấp điện cho trạm khi nguồn điện chính xảy ra
xự cố
- Điều hòa nhiệt độ: Đảm bảo nhiệt độ ổn định cho trạm. Không để nhiệt
độ tăng quá cao, ảnh hưởng đến các thiết bị trong trạm.
2.2 RBS 3418
2.2.1 Giới thiệu
RBS 3418 gồm một khối MU (Main Unit) và 1 đến 6 RRU (Radio Remote Unit)
kết nối hình sao với MU thông qua các sợi cáp quang OIL (Optical Interface Link).

Hình 2.3: Kết nối hình sao của RBS 3418

Cấu hình tối đa:


6x1 (RRU11, RRU22, RRUW01): MU kết nối đến 6 RRU với mỗi sector sử dụng
1 carrier.
3x2 (RRU22, RRUW 01): MU kết nối đến 3 RRU với mỗi sector sử dụng 2
carrier.
2.2.2 Bộ xử lý chính (MU)
Bao gồm các thành khối: Khối nguồn (PDU), quạt (FAN), khối điều khiển cơ bản
(CBU), bo chuyển mạch đầu cuối (ET), bo thu và truy nhập ngẫu nhiên (RAXB), bo phát
(TXB), bo giao tiếp băng gốc quang (OBIF).

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 12


CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B

Hình 2.4: MU của RBS 3418

Vị trí của các khối trên MU:

Hình 2.5: Vị trí các khối trên MU.

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 13


CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B

RBS Khối Vị trí


CBU 1
OIBF 9
RBS
RAX 3,4,5,6
3418
TX 7,8
ET 2
Bảng 2.2: Vị trí của các khối trên MU

Đặc tính kỹ thuật của MU:


- Kích thước H x W x D : 177 x 482.5 x 271.
- Cân nặng: 20.5kg.
- Điện áp ngõ vào: -48 V DC hoặc 90-275 V Ac.
- Công suất tiêu thụ tối đa: ~ 130 W.
- Hỗ trợ băng tần: 2100, 1900, 1700/2100 , 900 và 850 MHz.
- Hỗ trợ Dual band: 2100/900 MHz và 1900/850 MHz.
- Cấu hình vô tuyến tối đa 3×2 hoặc 6×1.
- Truyền dẫn: E1/T1, IP, STM-1.
- Nhiệt độ hoạt động: 5 ºC đến +50 ºC.
2.2.2.1 Khối nguồn (PDU)
Có nhiệm vụ cấp nguồn cho quạt và CBU. Đóng vai tro như ổn áp, hạn chế ảnh
hưởng của độ lệch điện áp trong điện áp ngõ vào chính -48V DC.

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 14


CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B

Hình 2.6 : Khối nguồn PDU

2.2.2.2 Quạt
Đảm bảo cho thiết bị hoạt động ở nhiệt độ cho phép. Khối này được điều khiển
bởi CBU qua bú điều khiển. Nó truyền tín hiệu tới XALM (nằm trên OBIF4). Hiện nay,
VNP2 không sử dụng do đang sử dụng nguồn cảnh báo nguồn của hệ thống 2G.

Hình 2.7: Khối quạt


SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 15
CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B

2.2.2.3 CBU
Chức năng của khối CBU:
- Bộ xử lý chính điều khiển nodeB.
- Chuyển mạch ATM cho tất cả các board kết nối backplane trong subrack.
- Quản lý lưu lượng ATM
- Phân bố nguồn
- Bộ định thời cung cấp tín hiệu xung đồng bộ.
- Thực hiện 4 giao tiếp E1 đối với truyền tải ATM và TDM.
- Sử dụng đầu nối Emily

Cáp nguồn ngõ vào -48V DC


2 port E1 số 1 và 2 kết nối trực tiếp
với Connection Field (CF)
2 port E1 số 3 và 4 kết nối trực tiếp
với Connection Field (CF)
Ngõ vào đồng bộ GPS 1pps và đồng
bộ dành riêng (1544kHz, 2048kHz
hoặc
EC10MHz)
bus (RS485) nối đến FAN
10/100 BaseT Ethernet (O&M on site)
nối đến Connection Field
Serial Port RS232

Hình 2.8: Khối CBU.

2.2.2.4 ET
Cung cấp các port truyền dẫn cho giao tiếp Iub, Mub của NodeB
Các port trên board ET kết nối trực tiếp đến Connection Field, và các giao tiếp
tương ứng trên Connection Field kết nối đến mạng truyền dẫn.
Loại bo ET phụ thuộc vào loại truyền dẫn.

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 16


CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B

ETB Loại port trên bo


ET-MC1 8 port E1/T1/J1
ET-M3 2 port E3/T3
ET-M4 2 port STM-1/OC-3c
ET-MC41s 1 port channelized STM-1/OC-3

1 port 10/100 Mbps Electrical Ethernet và 1 port 100


ET-PSW Mbps Optical Ethernet.

6 port điện 10/100/1000BASE-T Ethernet và 1 port


quang 1000BASE-X SFP (Small Form-factor
ET-MFX Pluggable).
Bảng 2.3: Loại bo ET

2.2.2.5 RAXB
Bao gồm phần thu băng gốc: máy thu RAKE, giãi mã,…

Hình 2.9: RAXB.

2.2.2.6 TXB
Xử lý phần phát băng gốc: mã hóa, điều chế, trải phổ …

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 17


CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B

Hình 2.10 : TXB

2.2.2.7 OBIF
Đây là bộ phận giao tiếp quang băng gốc giữa MU và các RRU thông qua sợi
quang. Có chức năng:
- Truyền dữ liệu user và dữ liệu điều khiển qua OIL (Optical Interface Link).
- truyền xung đồng hồ Baseband (BB) và NodeB Frame Number (BFN) đến
RRU.
- Hổ trợ RRU11, RRU22, và RRUW 01.

Hình 2.11 : OBIF


SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 18
CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B

2.2.2.8 Trạng thái LED

Hình 2.12: Trạng thái LED

F (Fault): màu đỏ. Khi đèn sáng đỏ, cảnh báo lỗi thiết bị.
O (Operational): màu xanh dương, cho biết trạng thái hoạt động của thiết bị.
- Normal: đèn sáng xanh
- Load/Test: đèn chớp 2 Hz
- Initial boot test: đèn chớp 16 Hz
- Resource missing: đèn chớp 0.5 Hz
- OFF: không có nguồn
I (Information): màu vàng, cho biết thông tin thiết bị.
- Locked: đèn sáng vàng
- Shutdown: đèn chớp 0.5 Hz
- Busy: đèn chớp 16 Hz (ngoại trừ board ET-MFX thì OFF)
2.2.3 Bộ điều khiển vô tuyến (RRU)
RRU gồm phần cứng xử lý vô tuyến như sau:
- TRX Board
+ Chuyển đổi A/D và D/A
+ Bộ lọc kênh.
+ Điều chỉnh trễ và độ lợi.
+ Xử lý số tiền méo dạng.
+ Điều chế và giải điều chế RF
+ Kết thúc giao tiếp OIL
+ Hai bộ thu để phân tập RX
- Mạch khuyếch đại: chứa bộ khuếch đại công suất tuyến tính cho sóng mang RF

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 19


CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B

- Bộ lọc bao gồm bộ lọc thông dải (bandpass) và bộ khuếch đại nhiễu thấp
(LNA)

RRU 22 RRU 22 RRUW 01


20W 40W 40-60W

Hình 2.13: Các loại RRU.

VNP2 không sử dụng RRU11 và RRUW01.


RRU22 chỉ sử dụng cho WCDMA, có thể lắp đặt gần anten. Có hai loại
RRU22 là RRU22 20W và RRU22 40W. 20W và 40W ở đây chính là công suất ngõ ra.

Hình 2.14 : Các vị trí giao tiếp của RRU22

Vị trí Giao tiếp

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 20


CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B

A Giao tiếp anten


B Nối đất
C Giao tiếp OIL nối với OBIF
D Giao tiếp nguồn DC (dây nâu nối với 0V, dây
đen nối với -48V) .
E Giao tiếp khối quạt
Bảng 2.4: Các vị trí giao tiếp của RRU.

RRU22 20W RRU22 40W


Công suất ngõ ra: 20W Công suất ngõ ra: 40W
Số carriers: 1 hoặc 2 Số carriers: 1 hoặc 2
Băng tần: 2100 MHz Băng tần: 2100 MHz
Kích thước: 410 x 334 x 176 mm Kích thước: 514 x 334 x 176 mm
Cân nặng: 19 kg Cân nặng: 24 kg
Điện áp ngõ vào: AC hoặc -48V DC Điện áp ngõ vào: AC hoặc -48V DC
Công suất tiêu thụ tối đa: 180 W. Công suất tiêu thụ tối đa: 310 W
Hổ trợ RET (Remote Electric Tilt) Có khối quạt làm mát
Nhiệt độ hoạt động: -33 ºC đến +50 ºC Hổ trợ ASC/TMA và RET (Remote
Electric Tilt)
Nhiệt độ hoạt động: -33 ºC đến +50 ºC

Bảng 2.5: Đặt tính kỹ thuật của các RRU22.

2.3 RBS 6601.


2.3.1 Giới thiệu
Dòng RBS 6601 thuộc dạng Main Remote, tối ưu hiệu suất truyền vô tuyến, mang
lại hiệu quả trong việc quy hoạch cell, sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng trong nhà và
ngoài trời. Dòng RBS này có thể hỗ trợ lên đến 12 RRU, có khả năng đáp ứng yêu cầu

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 21


CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B

của các trạm bất kỳ. Với thiết kế nhỏ gọn, nhẹ, cấu hình cài đặt đơn giản nên có thể lắp
đặt tại các trạm có không gian nhỏ hẹp.
Ngoài ra, với thiết kế RRU được lắp gần antena giúp giảm suy hao trên feeder và
cho phép hệ thống sử dụng các tính năng mạng với cùng hiệu năng cao tại công suất đầu
ra thấp.
RBS 6601 có khả năng hỗ trợ tất cả công nghệ. Do đó, mang lại hiệu quả đầu tư
khi mạng mở rộng quy mô.
RBS 6601 bao gồm một MU và nhiều RRU. Các RRU được kết nối đến MU thông
qua cáp quang.

Hình 2.15: MU và RRU của RBS 6601.

Hình 2.16: Kết nối giữa RRU và MU bằng cáp quang

2.3.2 Bộ xử lý chính (MU)


MU của RBS 6601 được thiết kế cho môi trường indoor, được lắp đặt trên rack
19’’, chứa 1 DUW hoặc 2 DUG/DUL.

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 22


CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B

Khi dung lượng yêu cầu tại một node cao, có thể cấu hình hai RBS 66001 MU tại
node đó

Hình 2.17: MU chứa 1 DUW

Hình 2.18: MU chứa 2 DUG/DUL

Một số đặc điểm của MU :


- Cung cấp nguồn -48 VDC cho DU
- Tích hợp hệ thống làm mát bao gồm quạt và bộ phận điều khiển.
- Ngoài ra, MU còn cung cấp một số kết nối đèn báo hiệu cũng như là kết nối
đến bộ hỗ trợ đèn báo (SAU).
Có 3 loại DUW 10/20/30 tùy theo yêu cầu về dung lượng của trạm.
DUW chứa phần xử lý baseband, điều khiển, chuyển mạch, các giao diện Iub và
Mub. DUW có thể đồng thời xử lý các lưu lượng khác nhau theo thời gian bao gồm dữ
liệu thoai, dữ liệu gói, và dữ liệu liệu tốc độ cao như HSPA.
DUW cung cấp các giao diện : 100/1000 Base-T Ethernet, STM-1, 4 IMA capable
E1/T 1/J1 port
DUW có thể kết nối với RRU22, RRUS hoặc RRUW.

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 23


CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B

2.3.3 Bộ điều khiển vô tuyến (RRU)


MU của RBS 6601 có thể kết nối đến các RRU22, RRUW và RRUS. Đặc tính kỹ
thuật của RRU22 đã được trình bày ở phần RBS 3418. Do đó phần này chỉ trình bày về
RRUW và RRUS.
RRUW và RRUS được thiết kế để có thể lắp đặt gần anten hoặc trên tường
RRUW chỉ hỗ trợ WCDMA. Trong khi đó RRUS có thể hỗ trợ nhiều chuẩn khác
nhau. Việc thay đổi chuẩn được thực hiện bằng bằng phềm.

Hình 2.19: RRUW/RRUS

Trong hệ thống GSM và LTE, có thể kết nối 12 RRUS tới MU. Còn trong hệ
thống WCDMA, có thể kết nối 12 RRUS hoặc RRUW đến cùng MU.
RRUW và RRUS đều có công suất ngõ ra trung bình là 60W, cho phép vùng phủ
sóng rộng, dung lượng hệ thống cao. Bao gồm các bộ phận chính như:
- Bộ phát (TRX).
- Bộ khuếch đại phát.
- Bộ phận truyền song công TX/RX.
- Bộ lọc TX/RX
- Hỗ trợ đo VSWR.
- Hỗ trợ ASC, TMA và RET.
- Cổng kết nối quang.
Tất cả các kết nối đề được đặt ở phía dưới RRU.
Các bộ phận TMA, ASC không cần thiết khi RRU được đặt gần anten.
2.3.3.1 Kết nối quang
Các RRU và MU được kết nối với nhau bằng cáp quang. Cự ly tối đa cho truyền
dẫn này là 40 km. Có một số kiểu kêt nối sau:
- Kết nối hình sao: mỗi RRU được kết nối đến MU bằng một sợi cáp
riêng.

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 24


CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ PHÁT SÓNG 3G – NODE B

- Kết nối bậc thang: Chỉ có một sợi cáp kết nối giữa MU và một RRU.
RRU tiếp theo sẽ kết nối RRU này. Cứ như thế cho đến hết RRU.
RRU22 là RRU cuối cùng trong kết nối bậc thang.
2.3.3.2 Bộ phận khác
Ngoài các thành phần chính ở trên, RBS 6601 còn có bộ SAU và GPS. Hai bộ
phận này là tùy chọn.
SAU có chức năng quản lý và điều khiển các thiết bị. Hỗ trợ 32 đèn cảnh báo
và 4 cổng điều khiển.
GPS được dùng cho việc đồng bộ của RBS.

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 25


CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG NODE B

CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG NODE B

3.1 Quản lý cảnh báo


Các Node B hiện nay sử dụng chung cảnh báo ngoài với các thiết bị 2G. Tại một
trạm bất kỳ, khi có một sự cố xảy ra, tín hiệu cảnh báo sẽ được đưa về BSC, sau đó được
đưa lên một trang quản lý. Từ trang cảnh báo này, OMC sẽ nhìn thấy và nhận biết được
loại cảnh báo là gì, và có những bước xử lý tiếp theo.

3.1.1 Quản lý cảnh báo từ xa

Hình 3.1: Giao diện trang web quản lý cảnh báo của VinaPhone.

Sau khi đăng nhập thành công, màn hình sẽ hiện ra và chọn mục: Cảnh báo ->
Xem chi tiết cảnh báo 3G

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 26


CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG NODE B

Hình 3.2: Chọn xem cảnh báo 3G.

Màn hình sẽ hiện ra cửa sổ:

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 27


CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG NODE B

Hình 3.3: Giao diện xem cảnh báo chi tiết cảnh báo 3G

Trên cửa sổ mới này chúng ta có thể thấy được các mục: tên trạm, nhà cung cấp,
loại sự cố, thời gian xảy ra sự cố, chi tiết cảnh báo…

Những dòng có màu là sự cố đang xảy ra, nếu đã kết thúc thì những dòng màu đó
sẽ biến mất và sẽ có thời gian kết thúc và số phút của sự cố. Có thể Refresh lại hệ thống
bằng cách ấn vào mục Tìm kiếm. Việc refresh lại hệ thống có thể mất vài phút để cảnh
báo xuất hiện trên màn hình.

Các loại sự cố  và nguyên nhân

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 28


CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG NODE B

Hình 3.4: Các loại sự cố.

Hệ thống định nghĩa 13 loại sự cố thông thường. Ngoài ra nếu các sự cố không
thuộc các sự cố trên, hệ thống sẽ tạm định nghĩa là Other.

3.1.2 Quản lý cảnh báo tại trạm


Việc quản lý các cảnh báo trên thiết bị node B được thực hiện bằng phần mềm
RBS element manager. Quy trình thực hiện:

- Kết nối máy tính đã cài phần mềm RBS element manager vào port LMT
B của RBS 6601.
- Thiết lập địa chỉ IP cho máy tính: như hình sau

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 29


CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG NODE B

Hình 3.5: Thiết lập ip máy tính để kết nối với RBS

- Kiểm tra kết nối giữa máy tính và RBS bằng lệnh ping đến địa chỉ
169.254.1.1
- Sau khi kết nối thành công, mở giao diện của phần mềm RBS element
manager và điền các thông số như hình vẽ. Sau đó chọn Add để lưu và
chọn connect.

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 30


CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG NODE B

Hình 3.6: Kết nối vào RBS

Để kiểm tra các cảnh báo trong thiết bị, ta vào Alarm -> Alarm list

Hình 3.7: Vào alarm list để xem các cảnh báo

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 31


CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG NODE B

Có hai loại cảnh báo trong RBS 6601 là cảnh báo ngoài và cảnh báo phần cứng.

 Cảnh báo ngoài gồm 4 loại:


- Cảnh báo lỗi AC
- Cảnh báo lỗi chỉnh lưu
- Cảnh báo nhiệt đọ cao
- Cảnh báo điện thế thấp.
 Cảnh báo thiết bị: một số cảnh báo thường xuất hiện trên alarm list.

Cảnh Báo Nguyên Nhân Cách xử lý

Equipment alarm DUW mất kết nối EC Bus Kiểm tra dây EC bus
(Disconnected) với SUP DUW với SUP có hở
không,
(UP)DownLinkBaseBandPool Cảnh báo do phần mềm Không quan tâm

AntennaBranch_AntennaSystem Cảnh báo sóng đứng, cảnh Kiểm tra các


ProblemInBranchB báo nhánh A or B connector, jumper,
feeder

RruDeviceGroup_FanFailure Hư FAN RRU Thay FAN RRU

HwUnit=SUP-1,AlarmPort=1 Cảnh báo ngoài Alarm Kiểm tra cảnh báo


(ExternalAlarm) port1,2,3,7 tương ứng ngoài đấu đúng chưa
AC,REC,TEMP,LVA.

Cabinet=1,FanGroup=1 Lỗi quạt trong module FAN Thay thế module FAN
FanFailure

TxDeviceGroup_SoftwareDown Lỗi DUW Load lại cấu hình


loadFailure DUW, vẫn bị thì thay
DUW

RaxDeviceGroup_GeneralSWEr Lỗi DUW Thay DUW


ror

OpticalInterfaceLink_OpticalInt Lỗi nguồn,RRU,dây quang Kiểm tra nguồn RRU,


erfaceLinkFailure RRU kết nối quang

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 32


CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG NODE B

Gigabit ethernet link fault Cảnh báo mất truyền dẫn Kiểm tra truyền dẫn
Lost of Signal DUW

TpaDevice_AmplificationError Lỗi RRU Reset RRU, còn bị thì


thay RRU

TrDeviceSet_GeneralHwError Lỗi RRU Reset RRU, còn bị thì


thay RRU

Bảng 3.1: Các lỗi cảnh báo phần cứng

3.2 Bảo dưỡng


3.2.1 Mục đích bảo dưỡng

Phát hiện sửa chữa sớm các hư hỏng mà hệ thống cảnh báo không phát hiện.

Đảm bảo chất lượng dịch vụ theo thiết kế tương ứng với công suất phát tại đầu tủ
theo danh định.

Xác định vùng phủ sóng của trạm.

Đảm bảo hệ thống tiếp đất, chống sét outdoor không làm hư hỏng thiết bị khi có
sét đánh.

Cung cấp số liệu đầy đủ và chính xác các thông số: độ cao, góc ngẩng, chiều dài
feeder, phân tập…v.v. trong biên bản nghiệm thu chi tiết từng trạm.

Cung cấp số liệu đầy đủ và chính xác các thông số: Công suất phát thực tế của các
khối thu phát, khả năng thâm nhập kênh, chất lượng thoại trên các khối phát vô tuyến,…
v.v.

Sẵn sàng ứng cứu khi trạm có sự cố xảy ra


3.2.2 Bão dưỡng indoor
Kiểm tra cáp kết nối giữa thiết bị với máy tính: Thử kết nối máy tính xách tay với
tủ thiết bị qua cổng giao tiếp để xác định cộng giao tiếp hoạt động tiếp. Nếu cổng giao
tiếp không hoạt động thì có thể ngưng việc bảo dưỡng để đi sang trạm khác.
Lấy cảnh báo của trạm từ BSC: Trước khi bắt đầu bảo dưỡng, phải kiểm tra xem
tình trạng hoạt động của trạm bằng các lấy các cảnh báo của trạm từ BSC để có thể chủ
động trong bảo dưỡng. In lưu file các cảnh báo để tìm hướng khắc phục trong quá trình
bảo dưỡng và so sánh sau khi hoàn tất bảo dưỡng.

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 33


CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG NODE B

Vệ sinh công nghiệp thiết bị: Làm vệ sinh bên ngoài tủ thiết bị mặt trước và mặt
sau, phía trên tủ. Vệ sinh bên trong tủ thiết bị sau khi mở cửa, mở nắp đậy phía trên tủ
thiết bị (nếu có).
Vệ sinh các quạt gió làm mát của tủ thiết bị.
Kiểm tra cáp kết nối tín hiệu giữa các khối thiết bị: Quan sát bằng mắt đánh giá
chất lượng cáp kết nối tín hiệu giữa các khối trong tủ thiết bị. Dùng tay vặn siết kiểm tra
lại các kết nối trong tủ thiết bị. Nếu phát hiện cáp hư hỏng không đảm bảo trạm hoạt
động tốt thì thay thế bằng cáp nối mới.
Kiểm tra, siết chặt các đầu connector: Dùng kiềm vặn siết kiểm tra lại các kết nối
trong tủ thiết bị. Nếu bị lỏng thì siết lại, nếu bị hư thì thay bằng cáp mới.
Kiểm tra các khối thiết bị cung cấp nguồn tủ thiết bị: Kiểm tra tình trạng hoạt
động của các khối nguồn bên trong tủ thiết bị. Ghi chép số khối nguồn đang hoạt động tốt
trong tủ thiết bị. Thay thế và thu hồi các khối nguồn bị hư hỏng. Yêu cầu có dự phòng về
khối nguồn tại tủ thiết bị.
Đo công suất phản xạ tại các sợi feeder của từng sector: In kết quả đo từng thiết bị
đo.
Kiểm tra độ lệch của đồng hồ, tiến hành cân chỉnh đồng hồ nếu có cảnh báo hoặc
đồng hồ lệch ra ngoài giá trị cho phép.
Kiểm tra khả năng thâm nhập kênh, chất lượng thoại trên các khối thu phát vô
tuyến.
Kiểm tra các cảnh báo tại trạm.
Xử lý các cảnh báo đang tồn tại trên trạm trước khi kết thúc công việc bảo dưỡng
3.2.3 Bảo dưỡng outdoor
3.2.3.1 Anten
Kiểm tra mã số, nhãn mác, phương vị, độ cao, góc nghiên của anten di động ở từng
sector, chuẩn được lấy là tâm của các anten.
Kiểm tra độ chắc chắn của anten vào gá đỡ, vào thân cột anten. Nếu thấy lỏng thì
siết chặt lại. Nếu phát hiện gá sơn đã cũ gỉ sét thì tiến hành sơn lại gá đỡ hoặc thay thế.
Kiểm tra tiếp xúc giữa anten và dây nhảy (hoặc feeder). Kiểm tra các connector và
thay lại tất cả các cao su non ở các mối nối.
Sử dụng phần mềm TEM để kiểm tra độ phát xạ anten, đo bức xạ anten thông qua
việc gián tiếp đo vùng phủ sóng trước và sau khi bảo dưỡng outdoor. Cách đo theo hướng
búp sóng chính của anten từng khoảng cách và mức công suất thu nhận được tương ứng
(TA và Rx level) và căn cứ theo độ cao để biết được độ phát xạ của anten bình thường
hay suy giảm. Nếu suy giảm, kiểm tra lại anten đề xuất thay thế. Đo mức thu từng hướng
và đánh dấu ở mức -70dBm đến -100 dBm trên logfile.

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 34


CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG NODE B

Hình 3.8: Mức thu tín hiệu trước bảo dưỡng

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 35


CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG NODE B

Hình 3.9: Mức thu tín hiệu sau bảo dưỡng

3.2.3.2 Feeder

Kiểm tra tiếp xúc giữa feeder và dây nhảy (hoặc anten): Kiểm tra các
connector, thay tất cả cao su non bảo vệ. Nếu phát hiện connector hỏng thì thay thế.

Kiểm tra độ chắc chắn feeder: kiểm tra kẹp cáp feeder, siết lại khi có kẹp cáp
hỏng, kiểm tra số lượng và khoảng cách kẹp cáp có đảm bảo không. Thay kẹp cáp mới
khi phát hiện hư hỏng.

Kiểm tra việc dán nhãn feeder, độ cong feeder: Kiểm tra feeder có đeo nhãn
đầy đủ không. Kiểm tra feeder có bị dập hoặc gấp khúc (độ cong feeder R>30cm).

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 36


CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG NODE B

Kiểm tra việc tiếp đất feeder; kiểm tra mass feeder còn đầy đủ không, có bị gỉ
sét không, kiểm tra việc tiếp mass feeder có đúng theo qui định kỹ thuật không. Nếu chất
lượng các mass kém thì đề xuất thay thế.

Kiểm tra việc nhập feeder vào phòng máy BTS/NodeB: Kiểm tra feeder vào
phòng máy có đúng qui cách kỹ thuật không. Có võng xuống trước khi vào lỗ feeder để
không dẫn nước mưa vào phòng máy không. Lỗ feeder có kín không.

Kiểm tra chống sét feeder anten (đầu connector) có được đấu mass không (thiết
bị huawei không có nối đất feeder).
3.2.3.3 Bảng đất outdoor
Kiểm tra, vệ sinh, siết lại ốc của bảng đất outdoor.
Kiểm tra dây thoát sét của bảng đất outdoor ghi lại vật liệu (đồng, nhôm. sắt,…
v.v), kích cỡ (phi 60, 70, 90,…v.v).
Đo giá trị điện trở đất ở bảng đất outdoor.

Hình 3.10: Bảng đất outdoor

3.2.3.4 Kim thu lôi


Kiểm tra độ chắc chắn, độ gỉ sét, tiếp xúc giữa dây thoát sét và kim thu lôi.
Kiểm tra độ cao của kim thu lôi có che phủ anten BTS/NodeB không (trong góc 45 độ).
Nếu phát hiện anten nằm ngoài vùng bảo vệ kiến nghị nâng độ cao kim thu lôi hoặc hạ
thấp anten BTS/NodeB.
3.2.3.5 Cầu cáp
Kiểm tra độ chắc chắn cầu cáp đỡ feeder trên trụ anten, cầu cáp outdoor từ trụ
anten đến lỗ feeder.

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 37


CHƯƠNG 3: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG NODE B

Hình 3.11: Cầu cáp

3.2.3.6 Dây thoát sét


Kiểm tra dây thoát sét cột anten (nối từ kim thu lôi) ghi lại vật liệu (đồng,
nhôm. sắt,…v.v), kích cỡ (phi 60, 70, 90,…v.v).
Đo điện trở tiếp đất của cột anten.

Hình 3.12: Đo điện trở đất của cột anten.

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 38


KẾT LUẬN

Bài báo cáo thực tập đã trình bày những điểm cơ bản trong mạng 3G, đặc điểm kỹ
thuật, quá trình vận hành và bảo dưỡng của hai thiết bị node B là RBS 6601, RBS 3418.
Đây là hai thiết bị được sử dụng trong mạng truy nhập hiện nay của VNPT Cần Thơ.

Quá trình thực tập đã mang lại cho em nhiều kiến thức chuyên môn thực tế vô
cùng bổ ích để hoàn thành báo cáo. Nhưng do thời gian thực tập có hạn (1 tháng) nên bài
báo cáo còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được những lời nhận xét và đánh giá khách
quan từ thầy cô để hoàn thiện bài báo cáo này.

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 39


TỪ VIẾT TẮT
2G 2 Generation Thế hệ thứ 2.

3G 3 Generation Thế hệ thứ ba.

3GPP Third Generation Partnership Project Nhóm nghiên cứu 3G.

ASC Anten System Controller Bộ điều khiển anten.

ATM Asynchronous Transfer Mode Chế độ truyền tải bất đồng bộ.

BB Baseband Băng gốc.

BFN Node B Fame Number Số khung Node B.

CBU Control Base Unit Bộ điều khiển cơ bản.

CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo mã.

CS Circuit Switch Chuyển mạch kênh.

DRNC Driff RNC RNC trôi

DSSS Direct Sequence Spread Spectrum Trải phổ chuỗi trực tiếp.

DUG Digital Unit for GSM Bộ xử lý số của GSM.

DUL Digital Unit for LTE Bộ xử lý số của LTE.

DUW Digital Unit for WCDMA Bộ xử lý số của WCDMA.

ET Exchange Terminal Board Mạch trao đổi đầu cuối.

FAN Fan Quạt.

FDD Frequency Division Duplex Truyền song công theo tần số

FDMA Frequency Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo tần
số

GGSN Gateway GPRS Support Node Cổng hỗ trợ GPRS

GPRS General Packet Radio Service Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp

GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 40


GSM Global System for Mobile Communications Hệ thống thông tin di động
toàn cầu

IMSI International mobile subscriber identity Số thuê bao toàn cầu.

IP Internet Protocol Giao thức mạng.

LA Location Area Vùng định vị.

LNA Low Noise Amplifier Bộ khuếch đại nhiễu thấp.

MU Main Unit Bộ xử lý chính.

O&M Operation and Maintenance Vận hành và bảo dưỡng.

OBIF Optical Baseband Interface Giao tiếp quang băng gốc.

OIL Optical Interface Link Đường truyền cáp quang.

OSS Operations Support System Hệ thống hỗ trợ vận hành.

PDP Packet Data Protocol Giao thức gói dữ liệu.

PDU Protocol data unit Đơn vị giao thức gói.

PS Packet Switch Chuyển mạch gói.

QPSK Quadrature Phase Shift Keying Khóa dịch pha vuông.

RA Route Area Vùng định tuyến.

RAXB Random Access and Receiver Board Mạch nhận và truy nhập
ngẫu nhiên.

RBS Radio Base Station Trạm vô tuyến gốc.

RET Remote Electrical Tilt Điều khiển tiêu điện.

RF Radio Frequency Tần số vô tuyến.

RNC Radio Network Controller Bộ điều khiển mạng vô


tuyến

RXI Radio Access Network Aggregator Bộ gộp trong mạng truy


nhập vô tuyến

RRU Radio Remote Unit Bộ điều khiển vô tuyến.

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 41


RRUW Radio Remote Unit for WCDMA Bộ điều khiển vô tuyến cho
WCDMA

RRUS Radio Remote Units Các bộ điều khiển vô


tuyến.

SAU Support Alarm Unit Bộ hỗ trợ cảnh báo.

SGSN Serving GPRS support node Nút hỗ trợ dịch vụ GPRS.

SRNC Serving RNC RNC phục vụ

TDMA Time division multiple access Đa truy nhập phân chia


theo thời gian.

TDD Time Division Duplex Truyền song công theo thời


gian.

TMA Tower Mounted Amplifier Bộ khuếch đại lắp đặt trên


anten.

TXB Transmitter Board Mạch truyền.

UE User Equipment Thiết bị người dùng.

UMTS Universal Mobile Telecommunication System Hệ thống viễn thông


di động đa năng.

UTRAN UMTS Terrestrial Radio Access Network Mạng truy nhập vô


tuyến mặt đất của
UMTS.

VLR Visitor Location Register Thanh ghi vị trí khách

VMS Vietnam Mobile Telecom Services Company Công ty dịch vụ


viễn thông di động
Việt Nam.

VNP VinaPhone Vinaphone.

VSWR Voltage Standing Wave Ratio Tỷ số sóng đứng.

WCDMA Wideband Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân


chia theo mã băng
rộng

SVTH: NGÔ VĂN THỊNH LỚP: D11CQVT01-N Trang 42

You might also like