You are on page 1of 58

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP


TÌM HIỂU MẠNG TRUY NHẬP QUANG GPON
VÀ TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ TRÊN MẠNG
GPON

CBHD : NGUYỄN VĂN HÙNG

GVGS : TS. NGUYỄN KIỀU TAM

SVTH : ĐẶNG TRƯỜNG THỊNH

MSSV : 41901043

LỚP : 19040201

TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 04/2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP


TÌM HIỂU MẠNG TRUY NHẬP QUANG GPON
VÀ TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ TRÊN MẠNG
GPON

CBHD : NGUYỄN VĂN HÙNG

GVGS : TS. NGUYỄN KIỀU TAM

SVTH : ĐẶNG TRƯỜNG THỊNH

MSSV : 41901043

LỚP : 19040201

TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 04/2023

i
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
thầy Nguyễn Kiều Tam cũng như các thầy cô thuộc Khoa Điện – Điện tử, Trường
Đại học Tôn Đức Thắng đã trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập.
Điều đặc biệt là đã tạo điều kiện cho em được thực tập bên ngoài để cọ xát thực tế,
hoàn thiện kiến thức trong nhà trường.

Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Viễn thông ACT, em xin chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo, các anh làm việc trong bộ phận
Kỹ thuật mạng cố định băng rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tham gia
học hỏi và ứng dụng các kiến thức mà em đã được học vào thực tế.

Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để em có thể khắc phục những
nhược điểm và ngày càng hoàn thiện mình hơn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

Tác giả

ii
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ.....................................................................................................VI

DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................................VII

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................VIII

LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................................X

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG ACT..............1

1.1 THÔNG TIN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG ACT.....................................................1


1.2 SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.................1
1.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH..............................................................................................2
1.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG CÔNG TY..................................................................................4
1.5 MÔ HÌNH TỔ CHỨC............................................................................................................4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ MẠNG QUANG THỤ ĐỘNG (PON).........................5

2.1 KHÁI NIỆM MẠNG QUANG THỤ ĐỘNG...............................................................................5


2.2 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỆ THỐNG.....................................................................................5
2.3 KIẾN TRÚC MẠNG QUANG THỤ ĐỘNG PON......................................................................6
2.4 CÁC HỆ THỐNG PON ĐANG ĐƯỢC TRIỂN KHAI................................................................7
2.4.1 APON/BPON.............................................................................................................7
2.4.2 GPON........................................................................................................................8
2.4.3 EPON.........................................................................................................................8
2.4.4 WDM-PON................................................................................................................9

CHƯƠNG 3. CÔNG NGHỆ MẠNG QUANG THỤ ĐỘNG (GPON)..........................10

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MẠNG GPON..............................................................................10


3.2 TÌNH HÌNH CHUẨN HÓA GPON......................................................................................10
3.3 KIẾN TRÚC MẠNG GPON...............................................................................................12
3.4 THÔNG SỐ KỸ THUẬT......................................................................................................13
3.4.1 Tốc độ bit.................................................................................................................13
3.4.2 Khoảng cách logic...................................................................................................14

iii
3.4.3 Khoảng cách vật lý..................................................................................................14
3.4.4 Tỉ lệ chia..................................................................................................................15
3.5 KỸ THUẬT TRUY NHẬP VÀ PHƯƠNG THỨC GHÉP KÊNH..................................................15
3.5.1 Kỹ thuật truy nhập...................................................................................................15
3.5.2 Phương thức ghép kênh...........................................................................................16
3.6 PHƯƠNG THỨC ĐÓNG GÓI DỮ LIỆU.................................................................................16
3.7 ĐỊNH CỠ VÀ PHÂN ĐỊNH BĂNG TẦN ĐỘNG......................................................................16
3.7.1 Thủ tục định cỡ (Ranging).......................................................................................16
3.7.2 Phương thức cấp phát băng thông..........................................................................17
3.8 BẢO MẬT VÀ MÃ HÓA SỬA LỖI.......................................................................................17
3.9 KHẢ NĂNG CUNG CẤP BĂNG THÔNG..............................................................................17
3.9.1 Hướng xuống...........................................................................................................17
3.9.2 Hướng lên................................................................................................................17
3.9.3 Băng thông hữu ích.................................................................................................17
3.10 KHẢ NĂNG CUNG CẤP DỊCH VỤ....................................................................................18

CHƯƠNG 4: TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ TRÊN MẠNG GPON............................19

4.1 MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG MẠNG GPON..............................................................................19


4.1.1 Định hướng chung...................................................................................................19
4.1.2 Các hình thức cung cấp quang FTTx......................................................................19
4.2 MÔ HÌNH TRIỂN KHAI THUÊ BAO CỐ ĐỊNH BĂNG RỘNG - GPON CỦA VNPT................20
4.2.1 Mô hình tổng quan mạng lưới.................................................................................20
4.2.2 Mô hình triển khai ngoại vi – GPON......................................................................21
4.3 ĐỀ XUẤT DỊCH VỤ TRIỂN KHAI TRÊN MẠNG GPON CỦA VNPT....................................21
4.3.1 Dịch vụ IPTV...........................................................................................................21
4.3.2 Dịch vụ Internet (FTTH, Leased line Internet).......................................................22
4.3.3 Dịch vụ kết nối VPN................................................................................................23
4.3.4 Dịch vụ kết nối mạng điểm – đa điểm.....................................................................23
4.4 CẤU HÌNH THIẾT BỊ.........................................................................................................23
4.2.1 Cấu hình dịch vụ Internet........................................................................................24
4.2.2 Cấu hình Wifi...........................................................................................................24
4.2.3 Cấu hình dịch vụ Fax trên ONT..............................................................................26

iv
4.2.4 Cấu hình dịch vụ truyền hình cáp (CATV)..............................................................27
4.2.5 Cấu hình nâng cao...................................................................................................28
4.2.6 Kiểm tra trạng thái dịch vụ.....................................................................................31
4.2.7 Hướng dẫn xử lý sự cố ONT ZTE............................................................................33

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN..................................................................................................46

5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC...........................................................................................46


5.2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM...................................................................................................46

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................47

v
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Viễn thông ACT..................................................2


Hình 1.2: Mô hình tổ chức của Công ty ACT........................................................................4
Hình 2.1: Kiến trúc mạng quang thụ động PON....................................................................6
Hình 2.2: Mô hình cấu trúc mạng quang thụ động PON.......................................................7
Hình 3.1: Kiến trúc mạng GPON.........................................................................................12
Hình 4.1: Mô hình tổng quan mạng lưới..............................................................................20
Hình 4.2: Mô hình triển khai ngoại vi..................................................................................21
Hình 4.3: Dịch vụ IPTV.......................................................................................................22
Hình 4.4: Dịch vụ Internet...................................................................................................22
Hình 4.5: Dịch vụ kết nối VPN............................................................................................23
Hình 4.6: Dịch vụ kết nối mạng điểm - đa điểm..................................................................23
Hình 4.7: Mô tả đèn LED của ONT ZTE.............................................................................24
Hình 4.8: Cấu hình dịch vụ Internet.....................................................................................24
Hình 4.9: Cấu hình Wifi.......................................................................................................25
Hình 4.10: Cấu hình bảo mật Wifi.......................................................................................26
Hình 4.11: Cấu hình dịch vụ Fax trên ONT.........................................................................27
Hình 4.12: Cấu hình bật/tắt chức năng truyền hình cáp.......................................................27
Hình 4.13: Thay đổi mức tín hiệu truyền hình.....................................................................28
Hình 4.14: Cấu hình IP CAMERA......................................................................................29
Hình 4.15: Cấu hình DDNS.................................................................................................30

vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Ngành nghề kinh doanh.........................................................................................4


Bảng 4.1: Cấu hình Wifi......................................................................................................25
Bảng 4.2: Cấu hình dịch vụ Fax trên ONT..........................................................................27
Bảng 4.3: Cấu hình IP CAMERA........................................................................................29
Bảng 4.4: Cấu hình DMZ Host............................................................................................30
Bảng 4.5: Cấu hình Port Forwarding...................................................................................31
Bảng 4.6: Kiểm tra công suất quang và công suất tín hiệu truyền hình đầu ra....................32
Bảng 4.7: Kiểm tra trạng thái dịch vụ Internet.....................................................................33
Bảng 4.8: Kiểm tra dịch vụ Wifi..........................................................................................33
Bảng 4.9: Các bước xử lý sự cố ONT ZTE..........................................................................34
Bảng 4.10: Kiểm tra tín hiệu đèn GPON.............................................................................44

vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADSL Asymmetric Digital Subcriber Line

APON ATM Passive Optical Network

ATM Asynchronous Tranfer Mode

BER Bit Error Rate

BPON Broadband Passive Optical Network

CATV Cable Television

CDMA Code Division Multiple Access

CO Central Office

DTV Definition Television

DBA Dynamic Bandwidth Alocation

FEC Forward Error Correction

FSAN Full Service Access Network

FTTB Fiber to the Building

FTTC Fiber to the Curb/Cabinet

FTTH Fiber to the Home

FTTO Fiber to the Office

GEM GPON Encapsulation Method

HDTV High Definition Television

IPTV Internet Protocol Television

ISDN Integrated Services Digital Network

ISP Internet Service Provider

ITU International Telecommunication Union

LAN Local Area Network

viii
MAC Media Access Control

OAM Operations Administration and Maintenance

ODF Optical Distribution Frame

ODN Optical Distribution Network

OLT Optical Line Terminal

ONU Optical Network Unit

PDU Protocol Data Unit

PMD Polarization Mode Dispersion

PON Passive Optical Network

QoS Quality of Service

SDH Synchronous Digital Hierarchy

SONET Synchronous Optical Network

TDM Time Division Multiplexing

TDMA Time Division Multiplex Access

UNI User Network Interface

GPON Gigabit Passive Optical Network

VPN Virtual Private Network

EPON Ethernet Passive Optical Network

ONT Optical Network Terminal

VDSL Very High Bit Rate Digital Subscriber Line

VoIP Voice over Internet Protocol

VoD Video on Demand

WDM Wave Division Multiplexing

ix
LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, các dịch vụ ứng dụng trên Internet ngày càng phong
phú và phát triển với tốc độ nhanh chóng như các dịch vụ mua bán trực tuyến, ngân
hàng, các dịch vụ đào tạo từ xa, trò chơi trực tuyến, truyền hình theo yêu cầu, dịch
vụ lưu trữ dữ liệu từ xa, .... Đặc biệt, nhu cầu về các loại dịch vụ gia tăng tích hợp
thoại, hình ảnh và dữ liệu đang ngày càng tăng. Sự phát triển của các loại hình dịch
vụ mới, đòi hỏi hạ tầng mạng truy nhập phải đáp ứng các yêu cầu về băng thông
rộng, tốc độ truy nhập cao. Vậy nên, mạng quang là một giải pháp cần thiết và cần
thiết để giải quyết các vấn đề trên. Trong đó, mạng truy nhập quang thụ động
GPON là một giải pháp triển vọng đầy hứa hẹn trong mạng truy nhập để giảm bớt
hiện tượng tắc nghẽn mạng. Mạng GPON là mạng điểm đến đa điểm mà không cần
có các thành phần tích cực trong tuyến truyền dẫn từ nguồn đến đích, cơ bản thì nó
bao gồm sợi quang và các thiết bị thụ động. Điều này làm tiết kiệm chi phí bảo
dưỡng, phân phối thiết bị, cấp nguồn và tận dụng được kiến trúc mạng quang.

Những năm gần đây Việt Nam cũng đã triển khai mạng truy nhập quang thụ
động GPON đang có nhiều ưu thế. Công nghệ GPON hiện nay là một trong những
công nghệ được lựa chọn hàng đầu cho việc triển khai mạng truy nhập tài nhiều
nước trên thế giới. GPON là công nghệ hướng tới cung cấp dịch vụ mạng đầy đủ,
tích hợp thoại, hình ảnh và số liệu với băng thông rộng.

Xuất phát từ vị trí, vai trò của mạng truy nhập quang và các công nghệ truy nhập
quang trong sự phát triển chung của hệ thống mạng viễn thông và mong muốn tìm
hiểu mô hình hệ thống GPON nên em đã chọn đề tài “Tìm hiểu mạng truy nhập
quang GPON và triển khai các dịch vụ trên mạng GPON” làm đề tài tập sự nghề
nghiệp của mình.

x
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG


ACT

1.1 Thông tin về Công ty Cổ phần Viễn thông ACT

 Tên quốc tế: ACT TELECOMMUNICATION JOINT STOCK COMPANY.

 Mã số thuế: 0311355333.

 Email: info@vienthongact.

 Địa chỉ: Số 2R-2R1 Bình Giã, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí
Minh.

 Điện thoại: 0862963977.

 Ngày hoạt động: 21-11-2011.

 Người đại diện: Phạm Tuấn Anh.

 Quản lý bởi: Chi cục Thuế Quận Tân Bình.

1.2 Sơ lược về quá trình hình thành và hướng phát triển của công ty
Công ty cổ phần viễn thông ACT thành lập ngày 21 tháng 11 năm 2011 và hoạt
động trên phạm vi toàn quốc với các lĩnh vực kinh doanh thuộc ngành viễn thông
như là: Thiết kế hạ tầng viễn thông; Cho thuê hạ tầng viễn thông cáp quang; Thi
công công trình viễn thông; Dịch vụ quản lý vận hành hạ tầng viễn thông; Cung cấp
thiết bị truyền hình số; Cung cấp hàng hóa, thiết bị viễn thông; Cung cấp sản phẩm
và giải pháp công nghệ thông tin ....
Từ lúc thành lập tới nay, công ty đã không ngừng nỗ lực để vươn tới sự phát
triển lớn mạnh, bền vững với mục tiêu trở thành một trong những đơn vị đứng đầu
về hợp tác đầu tư, quản lý vận hành kỹ thuật, cung cấp dịch vụ viễn thông cho
khách hàng trong dự án và cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 2

Công ty hướng đến mục tiêu là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kỹ thuật, vận
hành khai thác hạ tầng mạng lưới và quản lý khách hàng viễn thông; đầu tư và hợp
tác cung cấp dịch vụ viễn thông, giải pháp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam;
hợp tác với tất cả nhà cung cấp lớn để đưa dịch vụ cao cấp và tiện ích nhất tới khách
hàng toàn quốc.

Hình 1.1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Viễn thông ACT

1.3 Ngành nghề kinh doanh


Mã Ngành
Sửa chữa máy móc, thiết bị, bảo dưỡng công trình viễn thông, cột
3312 ăng ten, nhà trạm, các hệ thống chống sét. Sửa chữa các thiết bị
điện tử, tin học, điện lạnh…
4101 Xây dựng nhà để ở
4102 Xây dựng nhà không để ở
4221 Xây dựng công trình điện
4222 Xây dựng công trình cấp, thoát nước
4223 Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 3

Mã Ngành

4229 Xây dựng công trình công ích khác


4291 Xây dựng công trình thuỷ
4292 Xây dựng công trình khai khoáng
4293 Xây dựng công trình chế biến, chế tạo
4299 Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng khác
4311 Phá dỡ
4312 Chuẩn bị mặt bằng
4321 Lắp đặt hệ thống điện
4322 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí
4329 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
4330 Hoàn thiện công trình xây dựng
Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
4390
(Xây dựng công trình bưu chính viễn thông)
4610 Đại lí, môi giới, đấu giá hàng hoá
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
4649 (Sách-báo-tạp chí, văn phòng phẩm, vali, cặp, túi, ví, hàng da và
giả da.Bán buôn hàng gốm, sứ, thuỷ tinh)
4651 Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
4652 Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn
4741
thông trong các cửa hàng chuyên doanh
6110 Hoạt động viễn thông có dây
6120 Hoạt động viễn thông không dây
6190 Hoạt động viễn thông khác
6201 Lập trình máy vi tính
6202 Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính
6209 Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 4

Mã Ngành
đến máy vi tính
6311 Xử lí dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan
6312 Cổng thông tin
6399 Dịch vụ thông tin khác chưa được phân vào đâu
7710 Cho thuê xe có động cơ
7730 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
9511 Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi
9512 Sửa chữa thiết bị liên lạc
Bảng 1.1: Ngành nghề kinh doanh
1.4 Cơ cấu tổ chức trong công ty
Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Trần Ngọc Thiều.
Tổng Giám Đốc: Phạm Tuấn Anh.
Phó Tổng Giám Đốc – Phụ trách Kỹ thuật: Đặng Trần Hùng.
Phó Tổng Giám Đốc – Phụ trách Vận hành khai thác: Nguyễn Đức Luân.

1.5 Mô hình tổ chức

Hình 1.2: Mô hình tổ chức của Công ty ACT

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 5

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ MẠNG QUANG THỤ ĐỘNG (PON)

2.1 Khái niệm mạng quang thụ động


PON là từ viết tắt của Passive Optical Network hay còn gọi là mạng quang thụ
động. Mạng quang thụ động PON là một mạng quang không có các phần tử điện
phụ hay thiết bị quang điện tử. PON là công nghệ sử dụng bộ chia quang (Splitter)
để nối tới rất nhiều thiết bi đầu cuối mạng quang. Như vậy, trong PON sẽ bao gồm:
sợi quang, các bộ chia, bộ kết hợp, bộ ghép định hướng, thấu kính, bộ lọc, chính
nhờ vào cấu trúc như thế mà PON có những ưu điểm đặc trưng như:

 Không yêu cầu cung cấp nguồn điện nên không ảnh hưởng của lỗi nguồn.

 Tạo thành đường truyền thông suốt giữa tổng đài và thuê bao. Làm cho cấu trúc
mềm dẻo hơn vì nó chỉ phụ thuộc vào dạng tín hiệu. Và việc sử dụng linh kiện
thụ động sẽ làm tăng độ tin cậy của hệ thống.

 Chi phí cho khai thác vận hành và bảo dưỡng nhỏ.

 Đối với cấu trúc mạng PON, công suất quang càng nhỏ thì mức thu giảm, vì vậy
khả năng chia kênh sẽ bị giảm so với trường hợp tín hiệu băng hẹp. Cho nên để
tăng băng tần hệ thống phải áp dụng các công nghệ truyền dẫn tiên tiến như kỹ
thuật thu kết hợp hay kỹ thuật ghép bước sóng.

2.2 Đặc điểm chính của hệ thống

 Đặc trưng của hệ thống PON là thiết bị thụ động phân phối sợi quang đến từng
nhà thuê bao sử dụng bộ chia splitter có thể lên tới 1:128.

 PON hỗ trợ giao thức ATM, Ethernet.

 PON hỗ trợ các dịch vụ voice, data và video tốc độ cao.

 Khả năng cung cấp băng thông cao.

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 6

 Trong hệ thống PON băng thông được chia sẻ cho nhiều khách điều này sẽ làm
giảm chi phí cho khách hàng sử dụng.

 Khả năng tận dụng công nghệ WDM, ghép kênh phân chia thao dải tần và cung
cấp băng thông động để giảm thiểu số lượng cáp quang cần thiết để kết nối giữa
OLT và Splitter.

 PON thực hiện truyền dẫn 2 chiều trên 2 sợi quang hay 2 chiều trên cùng 1 sợi
quang.

 PON có thể hỗ trợ topo hình cây, sao, bus và ring.

2.3 Kiến trúc mạng quang thụ động PON


Các phần tử thụ động của PON đều nằm trong mạng phân bố quang (hay còn gọi
là mạng ngoại vi) bao gồm các phần tử như sợi quang, các bộ tách/ghép quang thụ
động (Splitter), các đầu nối và các mối hàn quang. Các phần tử tích cực như OLT
và các ONU đều nằm ở đầu cuối của PON. Tín hiệu trong PON có thể được phân ra
và truyền đi theo nhiều sợi quang hoặc được kết hợp lại và truyền trên một sợi
quang thông qua bộ ghép quang, phụ thuộc vào tín hiệu đó là đi theo hướng lên hay
hướng xuống của PON. PON thường được triển khai trên sợi quang đơn mode, với
cấu hình cây là phổ biến. PON cũng có thể được triển khai theo cấu hình vòng ring
cho các khu thương mại hoặc theo cấu hình bus khi triển khai trong các khu trường
sở, ....

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 7

Hình 2.3: Kiến trúc mạng quang thụ động PON

Bằng cách sử dụng các bộ tách/ghép quang, PON có thể triển khai theo bất cứ
cấu hình nào trong các cấu hình trên. Ngoài ra, PON còn có thể thu gọn lại thành
các vòng ring kép, hay hình cây, hay các nhánh của cây. Tất cả các tuyến truyền dẫn
trong PON đều được thực hiện giữa OLT và ONU. OLT nằm ở CO và kết nối mạng
truy nhập quang với mạng đô thị (MAN) hay mạng diện rộng (WAN), được biết
đến như là những mạng đường trục. ONU nằm tại vị trí đầu cuối người sử dụng
(FTTH hay FTTB hoặc FTTC).

Hình 2.4: Mô hình cấu trúc mạng quang thụ động PON

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 8

2.4 Các hệ thống PON đang được triển khai


2.4.1 APON/BPON
FSAN đã phát triển một tiêu chí cho mạng truy nhập PON sử dụng công nghệ
ATM và giao thức lớp 2 của nó. Hệ thống này được gọi là APON (viết tắt của ATM
PON). Cái tên APON sau đó được thay thế bằng BPON với ý diễn đạt PON băng
rộng. Hệ thống BPON có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ băng rộng như: ethernet,
video, đường riêng ảo (VPL), kênh thuê riêng, .... Năm 1997, nhóm FSAN đưa các
đề xuất chỉ tiêu BPON lên ITU-T để thông qua chính thức. Từ đó, các tiêu chuẩn
ITU G.983.x cho mạng BPON lần lượt được thông qua. Hệ thống BPON hỗ trợ tốc
độ không đối xứng 155 Mbps hướng lên và 622 Mbps hướng xuống hoặc tốc độ đối
xứng 622 Mbps. Các hệ thống BPON đã được sử dụng nhiều ở nhiều nơi, tập trung
ở Bắc Mỹ, Nhật Bản và một phần Châu Âu.

2.4.2 GPON
Do đặc tính cấu trúc của BPON khó có thể nâng cấp lên tốc độ cao hơn 622
Mbps và mạng PON trên cơ nền ATM không tối ưu đối với lưu lượng IP, nhóm
FSAN phát triển một hệ thống mạng PON mới từ năm 2001 với tốc độ 1 Gbps hỗ
trợ cả lưu lượng ATM và IP. Dựa trên các khuyến nghị của FSAN, từ năm 2003 –
2004, ITU-T đã chuẩn hóa một loạt các tiêu chuẩn cho mạng PON Gigabit (GPON)
bao gồm G.984.1, G.984.2, G.984.3. Chuẩn GPON hiện nay được định nghĩa dựa
trên các giao thức cơ bản của chuẩn SONET/SDH ITU. Các giao thức của nó khá
đơn giản và đòi hỏi rất ít thủ tục. Chính vì thế mà hiệu suất băng thông của GPON
đạt tới hơn 90%. Các ưu điểm của GPON: Cung cấp dịch vụ bộ ba: hỗ trợ các dịch
vụ âm thanh, dữ liệu và video truyền theo định dạng gốc của nó. Rất nhiều các dịch
vụ Ethernet như QoS, VLAN, IGMP (Internet Group Management Protocol) và
RSTP (Rapid SpanningTree Protocol) cũng được hỗ trợ. Hiệu suất và tốc độ đường
truyền cao nhất: GPON hỗ trợ tốc độ bit cao nhất từ trước tới nay.

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 9

Với tốc độ hướng lên/hướng xuống tương ứng 2,488/1,244 Gbit/s. GPON cung
cấp độ rộng băng thông lớn chưa từng có từ trước tới nay và là công nghệ tối ưu cho
các ứng dụng của FTTH và FTTB.

Hiện nay cũng như trong tương lai, GPON là công nghệ phù hợp cho việc truyền
thông Ethernet/IP với việc hỗ trợ tiếng nói và video qua PON bằng việc sử dụng
giao thức SONET/SDH.

2.4.3 EPON
Ethernet PON (EPON) là mạng trên cơ sở PON mang lưu lượng dữ liệu gói
trong các khung Ethernet được chuẩn hóa theo 802.3, hoạt động với tốc độ 1 Gbps.
Công việc trên EPON được bắt đầu vào tháng 3 năm 2001 bởi nhóm nghiên cứu
802.3ah và hoàn thành vào tháng 6 năm 2004.

2.4.4 WDM-PON
Công nghệ mạng quang thụ động sử dụng ghép kênh phân chia theo bước sóng
Wavelength Division Multiplexing Passive Optical Network (WDM PON) là thế hệ
kế tiếp của mạng truy nhập quang và cho băng thông lớn nhất. TDMPON (bao gồm
BPON, GPON và GEPON) sử dụng các bộ chia công suất quang thụ động, hướng
xuống là quảng bá và ONU nhận dữ liệu của mình thông qua nhãn địa chỉ nhúng,
hướng lên sử dụng ghép kênh trong miền thời gian. WDMPON sử dụng các bộ ghép
sóng khác nhau được ghép thông qua bộ ghép sóng WDM tới ONU. Do sử dụng
một bước sóng cho mỗi ONU nên WDMPON có tính bảo mật và tính mềm dẻo tốt
hơn. Công nghệ WDMPON sẽ là sự lựa chọn của tương lai và là bước phát triển kế
tiếp cho các công nghệ mạng truy nhập quang PON.

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 10

CHƯƠNG 3. CÔNG NGHỆ MẠNG QUANG THỤ ĐỘNG (GPON)

3.1 Giới thiệu chung về mạng GPON


GPON (Gigabit Passive Optical Network) được định nghĩa theo chuẩn ITU-T
G.984. GPON được mở rộng từ chuẩn BPON G.983 bằng cách tăng băng thông,
nâng hiệu suất băng thông nhờ sử dụng gói lớn, có độ dài thay đổi và tiêu chuẩn hóa
quản lý. Thêm nữa, chuẩn cho phép vài sự lựa chọn tốc độ bit của đường lên và
đường xuống. Phương thức đóng gói GPON – GEM (GPON Encapsulation
Method) cho phép đóng gói lưu lượng người dùng rất hiệu quả, với sự phân đoạn
khung cho phép chất lượng dịch vụ QoS (Quality of Service) cao hơn phục vụ lưu
lượng nhạy cảm như truyền thoại và video. GPON hỗ trợ tốc độ cao hơn, tăng
cường bảo mật và chọn giao thức lớp 2 (ATM, GEM, Ethernet). Điều đó cho phép
GPON phân phối thêm các dịch vụ tới nhiều thuê bao hơn với chi phí thấp hơn cũng
như cho phép khả năng tương thích lớn hơn giữa các nhà cung cấp thiết bị.

Hệ thống GPON thông thường gồm một thiết bị kết cuối đường dây OLT và
thiết bị kết cuối mạng ONU hay ONT được nối với nhau qua mạng phân phối quang
ODN. Quan hệ giữa OLT và ONU là quan hệ một – nhiều, một OLT sẽ kết nối với
nhiều ONU.

3.2 Tình hình chuẩn hóa GPON


Tiếp tục trên khả năng của kiến trúc sợi quang tới hộ gia đình FTTH (Fiber To
The Home) đã được thực hiện trong những năm 1990 bởi nhóm công tác mạng truy
nhập dịch vụ đầy đủ FSAN (Full Service Access Network), được hình thành bởi các
nhà cung cấp dịch vụ và hệ thống lớn. Hiệp hội viễn thông quốc tế ITU
(International Telecommunications Union) làm các công việc tiếp theo tính từ lúc
chuẩn hóa trên hai thế hệ của tiêu chuẩn mạng quang thụ động APON/BPON và
GPON. Chuẩn cũ hơn ITU-T G.983 trên nền chế độ truyền tải không đồng bộ ATM
(Asynchronous Transfer Mode) và vì vậy được xem như APON (ATM PON). Sự
phát triển cao hơn của chuẩn APON gốc cũng như với sự dần mất ưa chuộng của

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 11

ATM như một giao thức chung dẫn đến phiên bản đầy đủ, cuối cùng của ITU-T
G.983 được xem như chuẩn PON băng rộng hay BPON (Broadband PON). Một
mạng APON/BPON điển hình cung cấp tốc độ 622 Mbit/s luồng xuống và 155
Mbit/s luồng lên, mặc dù chuẩn cho phép tốc độ cao hơn.

GPON được ITU-T chuẩn hóa theo chuẩn G.984 bắt đầu từ năm 2003, mở rộng
từ chuẩn BPON G.983.

ITU-T G.984.1 (03/2003) “G-PON: General characteristics”: cung cấp các giao
diện mạng người dùng (UNI), giao diện nút dịch vụ (SNI) và một số dịch vụ. Chuẩn
này kế thừa hệ thống G.982 (APON) và G.983.x (BPON) bằng cách xem xét lại
dịch vụ hỗ trợ, chính sách bảo mật, tốc độ bit danh định.

ITU-T G.984.2 (03/2023) “G-PON: PMD layer specification”: chỉ ra các yêu
cầu cho lớp vật lý và các chi tiết kỹ thuật cho lớp PMD. Nó bao gồm các hệ thống
có tốc độ hướng xuống 1244.160 Mbit/s, 2488.320 Mbit/s và hướng lên 155.520
Mbit/s, 622.080 Mbit/s, 1244.160 Mbit/s, 2488.320 Mbit/s. Mô tả cả hệ thống
GPON đối xứng và bất đối xứng.

ITU-T G.984.2 Adm 1 (02/2006): thêm phụ lục cho ITU-T G.984.2, các xác
minh về khả năng chấp nhận giá thành sản xuất công nghiệp đối với hệ thống G-
PON 2.488/1.244 Gbit/s.

ITU-T G.984.3 (02/2004) “GPON: TC layer specification”: mô tả lớp hội tụ


truyền dẫn (Transmission convergence – TC) cho các mạng G-PON bao gồm định
dạng khung, phương thức điều khiển truy nhập môi trường, phương thức ranging,
chức năng OAM và bảo mật.

ITU-T G.984.3 Adm1 (07/2005): cải thiện chỉ tiêu kỹ thuật lớp TC, sửa đổi hiệu
chỉnh về từ ngữ G.984.3.

ITU-T G.984.3 Adm2 (03/2006): thêm thông tin phần phụ lục ITU-T G.984.3
cho phần kỹ thuật và định dạng tín hiệu hướng xuống.

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 12

ITU-T G.984.3 Adm3 (12/2006): sáng tỏ và cô đọng nội dung ITU-T G.984.3.

ITU-T G.984.4 (06/2004) “G-PON: ONT management and control interface


specification”: cung cấp chỉ tiêu kỹ thuật giao diện điều khiển (OMCI) và quản lý
ONT các hệ thống GPON.

ITU-T G.984.4 Adm1 (06/2005): sửa đổi bổ sung ITU-T G.984.4.

ITU-T G.984.4 Adm2 (03/2006): sửa đổi bổ sung ITU-T G.984.4.

ITU-T G.984.4 Adm3 (03/2006): làm rõ cho phần G-OMCI, mô tả các mức cảnh
báo, giới hạn tốc độ các cổng Ethernet, OMCI cho OMCI, vận chuyển lưu lượng
pseudowire.

3.3 Kiến trúc mạng GPON


Cấu trúc hệ thống GPON bao gồm OLT, các ONU, bộ chia quang Splitter và các
sợi quang. Sợi quang được kết nối với các OLT đi tới bộ chia quang Splitter, tại bộ
chia quang chia ra các sợi khác và các sợi phân nhánh này được kết nối với ONU.

Hình 3.5: Kiến trúc mạng GPON

Hệ thống GPON bao gồm các thành phần sau đây:

 OLT (Optical Line Terminal): Thiết bị kết cuối cáp quang tích cực lắp đặt tại
phía nhà cung cấp dịch vụ, thường được đặt tại các trạm đài.

 ONT (Optical Network Terminal): Thiết bị kết nối OLT thông qua mạng phân
phối quang (ODN) dùng cho trường hợp kết nối quang tới nhà thuê bao (FTTH).

 ONU (Optical Network Unit): Thiết bị kết cuối mạng cáp quang tích cực, kết nối
với OLT thông qua mạng phân phối quang (ODN) thường dùng cho trường hợp
kết nối tới building hoặc tới các vỉa hè, cabin (FTTB, FTTC, FTTCab).

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 13

 Bộ tách / ghép quang thụ động (Splitter): Dùng để chia / ghép thụ động tín hiệu
quang từ nhà cung cấp dịch vụ đến khách hàng và ngược lại, giúp tận dụng hiệu
quả sợi quang vật lý. Splitter thường được đặt tại các điểm phân phối quang
(DP) và các điểm truy nhập quang (AP). Bộ tách / ghép quang được đặt tại các
tủ hộp kiểu indoor thường đặt tại nhà trạm viễn thông).

 FDC – Fiber Distribution Cabinet: Tủ phân phối quang.

 FDB – Fiber Distribution Box: Hộp phân phối quang loại nhỏ.

3.4 Thông số kỹ thuật


3.4.1 Tốc độ bit
GPON định nghĩa những dạng tốc độ bit như sau:

 Đường lên 155 Mbit/s, đường xuống 1,25 Gbit/s.

 Đường lên 622 Mbit/s up, đường xuống 1,25 Gbit/s.

 Đường lên 1,25 Gbit/s up, đường xuống 1,25 Gbit/s.

 Đường lên 155 Mbit/s up, đường xuống 2,5 Gbit/s.

 Đường lên 622 Mbit/s up, đường xuống 2,5 Gbit/s.

 Đường lên 1,25 Gbit/s up, đường xuống 2,5 Gbit/s.

 Đường lên 2,5 Gbit/s up, đường xuống 2,5 Gbit/s.

Các thông số kỹ thuật khác:

 Bước sóng: 1480 – 1500 nm đường xuống và 1260 – 1360 nm đường lên.

 Đa truy nhập đường lên: TDMA.

 Cấp phát băng thông động DBA (Dynamic Bandwidth Allocation).

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 14

 Loại lưu lượng: Dữ liệu số.

 Khung truyền dẫn: GEM.

 Dịch vụ: Dịch vụ đầy đủ (Ethernet, TDM, POTS).

 Tỉ lệ chia của bộ chia thụ động: Tối đa 1:128.

 Giá trị BER lớn nhất: 10-12.

 Phạm vi công suất sử dụng luồng xuống: -3 đến +2 dBm (10 km ODN) hoặc
+2 đến +7 dBm (20 km ODN).

 Phạm vi công suất sử dụng luồng lên: -1 đến +4 dBm (10 km và 20 km


ODN).

 Loại cáp: tiêu chuẩn ITU-T Rec. G.652.

 Suy hao tối đa giữa các ONU: 15 dB.

 Cự ly cáp tối đa: 20 km với DFB laser luồng lên, 10 km với Fabry – Perot.

3.4.2 Khoảng cách logic


Khoảng cách logic là khoảng cách lớn nhất giữa ONU/ONT và OLT ngoại trừ
khoảng cách vật lý. Trong mạng GPON, khoảng cách lớn nhất là 60 km.

3.4.3 Khoảng cách vật lý


Khoảng cách vật lý là khoảng cách vật lý lớn nhất giữa ONU/ONT và OLT.
Trong mạng GPON, có hai tùy chọn cho khoảng cách vật lý là 10 km và 20 km. Đối
với vận tốc truyền lớn nhất là 1,25 Gbit/s thì khoảng cách vật lý là 10 km.

3.4.4 Tỉ lệ chia
Đối với nhà khai thác mạng thì tỉ lệ chia càng lớn càng tốt. Tuy nhiên tỉ lệ chia
lớn thì đòi hỏi công suất quang phát cao hơn để hỗ trợ khoảng cách vật lý lớn hơn.

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 15

Tỉ lệ chia 1:64 là tỉ lệ lý tưởng cho lớp vật lý với công nghệ hiện nay. Tuy nhiên
trong bước phát triển tiếp theo thì tỉ lệ 1:128 có thể được sử dụng.

3.5 Kỹ thuật truy nhập và phương thức ghép kênh


Công nghệ truyền dẫn đa truy nhập là các kỹ thuật chia sẻ tài nguyên hữu hạn
cho một lượng khách hàng. Trong hệ thống GPON, tài nguyên chia sẻ chính là băng
tần truyền dẫn. Người sử dụng cùng chia sẻ tài nguyên này bao gồm thuê bao, nhà
cung cấp dịch vụ, nhà khai thác và những thành phần mạng khác. Tuy không còn là
một lĩnh vực mới mẻ trong ngành viễn thông thế giới nhưng các kỹ thuật truy nhập
cũng là một trong những công nghệ đòi hỏi những yêu cầu ngày càng cao để hệ
thống thỏa mãn được các yêu cầu về độ ổn định cao, thời gian xử lý thông tin và trễ
thấp, tính bảo mật và an toàn dữ liệu cao.

3.5.1 Kỹ thuật truy nhập


Kỹ thuật truy nhập được sử dụng phổ biến trong các hệ thống GPON hiện nay là
đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA).

TDMA là kỹ thuật phân chia băng tần truyền dẫn thành những khe thời gian kế
tiếp nhau. Những khe thời gian này có thể được ấn định trước cho mỗi khách hàng
hoặc có thể phân theo yêu cầu tùy thuộc vào phương thức chuyển giao đang sử
dụng. Mỗi thuê bao được phép gửi số liệu đường lên trong khe thời gian riêng biệt.
Bộ tách kênh sắp xếp số liệu đến theo vị trí khe thời gian của nó hoặc thông tin
được gửi trong bản thân khe thời gian. Số liệu đường xuống cũng được gửi trong
khe thời gian xác định. Một đặc tính quan trọng của GPON sử dụng TDMA là yêu
cầu bắt buộc về đồng bộ của lưu lượng đường lên để tránh xung đột số liệu.

3.5.2 Phương thức ghép kênh


Phương thức ghép kênh trong GPON là ghép kênh song hướng. Các hệ thống
GPON hiện nay sử dụng phương thức ghép kênh phân chia không gian. Nó được
thực hiện nhờ sử dụng những sợi riêng biệt cho truyền dẫn đường lên và xuống.
Việc sử dụng hai sợi quang làm cho việc thiết kế mạng mềm dẻo hơn và làm tăng

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 16

độ khả dụng bởi vì chính ta có thể mở rộng mạng bằng cách sử dụng những bộ ghép
kênh theo bước sóng trên một hoặc hai sợi.

3.6 Phương thức đóng gói dữ liệu


GPON định nghĩa hai phương thức đóng gói ATM và GEM (GPON
Encapsulation Method). Các ONU và OLT có thể hỗ trợ cả T-CONT (Transmission
Containers) nền ATM hoặc GEM.

GEM sử dụng để đóng gói dữ liệu qua mạng GPON. GEM cung cấp khả năng
thông tin kết nối định hướng tương tự ATM. GPON cho phép hỗ trợ nhiều loại hình
dịch vụ khách hàng khác nhau. Khách hàng ATM được sắp xếp trong suốt vào
khung GEM trên cả hai hướng. Khách hàng TDM được sắp xếp vào khung GEM sử
dụng thủ tục đóng gói GEM. Các gói dữ liệu bao gồm cả các khung Ethernet cũng
được sắp xếp sử dụng thủ tục đóng gói GEM. GEM cũng hỗ trợ việc phân mảnh
hoặc chia nhỏ các khung lớn thành các phân mảnh nhỏ và ghép lại ở đầu thu nhằm
giảm trễ cho các lưu lượng thời gian thực. Lưu lượng dữ liệu bao gồm các khung
Ethernet, các gói tin IP, IPTV, VoIP và các loại khác giúp cho truyền dẫn khung
GEM hiệu quả và đơn giản. GPON sử dụng GEM mang lại hiệu quả cao trong
truyền dẫn tải tin IP nhờ sử dụng tới 95% băng thông cho phép trên kênh truyền
dẫn.

3.7 Định cỡ và phân định băng tần động


3.7.1 Thủ tục định cỡ (Ranging)
Để một ONU có thể vận hành trong mạng PON nó phải được ranging (xác định
cự ly giữa ONU và OLT). Cự ly ranging tối đa của mạng PON hiện quy định là 20
km.

3.7.2 Phương thức cấp phát băng thông


Hướng lên GPON sử dụng phương thức cấp phát băng thông động DBA
(Dynamic Bandwidth Assignment).

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 17

3.8 Bảo mật và mã hóa sửa lỗi

 Bảo mật: Do mạng GPON là mạng điểm – đa điểm nên dữ liệu hướng xuống có
thể được nhận bởi tất cả ONU. Công nghệ GPON sử dụng bảo mật hướng xuống
với chuẩn mật mã tiên tiến AES (Advanced Encrytion Standard). Dữ liệu thuê
bao trong khung luồng xuống được bảo vệ thông qua lược đồ mật mã hóa AES
và chỉ phần tải lưu lượng trong khung được mã hóa. Với hướng lên xem như liên
kết điểm – điểm và không sử dụng mã hóa bảo mật.

 Sửa lỗi hướng thuận FEC (Forward Error Correction): Công nghệ GPON sử
dụng phương pháp sửa lỗi tiến FEC. FEC mang lại kết quả tăng quỹ đường
truyền lên 3 – 4 dB (độ lợi mã hóa) vì vậy cho phép tăng tốc độ bit và khoảng
cách giữa OLT và các ONU cũng như hỗ trợ tỉ số chia lớn hơn trong mạng. FEC
được tùy chọn sử dụng trong cả hướng lên và hướng xuống, dùng mã Reed
Solomon thường là RS (255,239).

3.9 Khả năng cung cấp băng thông


3.9.1 Hướng xuống
Tốc độ hướng xuống của GPON = 2,488 Mbit/s.

3.9.2 Hướng lên


Hướng lên có thông lượng đến 1,25 Gbit/s.

3.9.3 Băng thông hữu ích


Công nghệ GPON hỗ trợ tốc độ lên tới 1,25 Gbit/s hoặc 2,5 Gbit/s hướng xuống
và hướng lên, hỗ trợ nhiều mức tốc độ trong khoảng từ 155 Mbit/s đến 2,5 Gbit/s.
Hiệu suất sử dụng băng thông đạt trên 90%.

3.10 Khả năng cung cấp dịch vụ


GPON được ứng dụng chủ yếu trong các mạng sau:

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 18

 GPON được ứng dụng trong các mạng truy nhập quang FTTx để cung cấp
các dịch vụ như IPTV, VoD, RF Video, Internet tốc độ cao, VoIP, Voice
TDM với tốc độ dữ liệu / thuê bao có thể đạt 1000 Mbps, hỗ trợ QoS đầy đủ.

 Giải trí – CATV, HDTV, PPV, PDVR, IPTV – Hệ thống đường lên Video
hoàn thiện cho modem DOCSIS và dịch vụ Video tương tác, truyền hình vệ
tinh; tất cả các dịch vụ trên cáp quang GPON.

 Thông tin liên lạc – Các đường thoại, thông tin liên lạc, truy cập internet,
intranet tốc độ cao, truy cập internet không dây tại những địa điểm công
cộng, đường băng thông lớn (BPLL) và làm backhaul cho mạng không dây.

 Bảo mật – Camera, báo cháy, báo đột nhập, báo động an ninh, trung tâm điều
khiển 24/7 với khả năng giám sát, backup dữ liệu, SAN.

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 19

CHƯƠNG 4: TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ TRÊN MẠNG GPON

4.1 Mục đích xây dựng mạng GPON


4.1.1 Định hướng chung

 Xây dựng mạng truy nhập quang (FTTx), chuẩn bị tốt hạ tầng để sẵn sàng cung
cấp các dịch vụ băng rộng, dịch vụ tốc độ cao.

 Mục tiêu cung cấp truy nhập tốc độ cao và độ ổn định cao cho khách hàng sử
dụng các kết nối FE/GE và VSDL.

 Trong giai đoạn đầu tập trung triển khai cung cấp các kết nối quang đến các
building (FTTB) và các tủ thiết bị đặt ngoài đường (FTTC) và các khách hàng
có yêu cầu cụ thể.

 Dung lượng mạng truy nhập quang được xây dựng để đáp ứng nhu cầu các dịch
vụ băng rộng của khách hàng trực tiếp qua sợi quang và dùng để giảm bớt
khoảng cách cáp đồng đối với các thuê bao sử dụng kết nối VDSL.

4.1.2 Các hình thức cung cấp quang FTTx

 FTTH (Fiber to the Home): Cáp quang đến tại nhà khách hàng. Là mô hình cáp
quang đến từng hộ gia đình để cung cấp dịch vụ hoạt động hoàn toàn trên cáp
quang.

 FTTB (Fiber to the Building): Cáp quang đến chân tòa nhà. Là mô hình lai ghép
cáp quang và cáp đồng cung cấp cho tòa nhà, cáp quang thi công đến chân toà
nhà và thi công cáp đồng đến từng căn hộ sử dụng giải pháp công nghệ
ADSL2+, VDSL, ....

 FTTC (Fiber to the Curb/Cabinnet): Cáp quang đến khu tập trung. Là mô hình
lai ghép cáp quang và cáp đồng cung cấp cho các khu đô thị. Cáp quang thi công
đến vị trí trung tâm khu đô thị và thi công cáp đồng đến từng nhà thông qua các
giải pháp ADSL, VDSL, ....

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 20

 FTTO (Fiber to the Office): Là mô hình cáp quang đến doanh nghiệp, văn phòng
để cung cấp dịch vụ hoạt động hoàn toàn trên cáp quang.

4.2 Mô hình triển khai thuê bao cố định băng rộng - GPON của VNPT
4.2.1 Mô hình tổng quan mạng lưới

Hình 4.6: Mô hình tổng quan mạng lưới

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 21

4.2.2 Mô hình triển khai ngoại vi – GPON

Hình 4.7: Mô hình triển khai ngoại vi

4.3 Đề xuất dịch vụ triển khai trên mạng GPON của VNPT
4.3.1 Dịch vụ IPTV
IPTV (Internet Protocol Television) công nghệ Truyền hình trên giao thức
Internet là một hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình kỹ thuật số được truyền dẫn
thông qua giao thức Internet.

IPTV thường được cung cấp kết hợp với VoIP, Video theo yêu cầu, ... nên còn
được gọi là công nghệ TriplePlay (dữ liệu, âm thanh và hình ảnh).

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 22

Hình 4.8: Dịch vụ IPTV

4.3.2 Dịch vụ Internet (FTTH, Leased line Internet)

Hình 4.9: Dịch vụ Internet

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 23

4.3.3 Dịch vụ kết nối VPN

Hình 4.10: Dịch vụ kết nối VPN

4.3.4 Dịch vụ kết nối mạng điểm – đa điểm

Hình 4.11: Dịch vụ kết nối mạng điểm - đa điểm

4.4 Cấu hình thiết bị


Giao diện phần cứng của ONT ZTE khác nhau có thêm hỗ trợ cổng RF, VOIP,
Dual-band trên các dòng sản phẩm. Về chức năng giao diện cấu hình giống nhau
một số dòng có hỗ trợ RF, VOIP, Dual-band thì cấu hình thêm.

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 24

Hình 4.12: Mô tả đèn LED của ONT ZTE

4.2.1 Cấu hình dịch vụ Internet


Đăng nhập vào trang cấu hình ONT ở địa chỉ: 192.168.1.1

User/password truy cập: admin /“Serialnumber ONT”.

Hình 4.13: Cấu hình dịch vụ Internet

Profile cấu hình dịch vụ (account PPPoE cho HSI, account PPPoE cho IPPhone,
account thoại…) sẽ được tự động load về khi ONT kết nối vào hệ thống > KT
không cần cấu hình những thông số này.

4.2.2 Cấu hình Wifi


Vào mục Network > WLAN > Cấu hình các bước như hình vẽ:

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 25

Hình 4.14: Cấu hình Wifi

Các điểm cần lưu ý:

Tham số Cấu Lý do
hình
Country/Region Vietnam Chọn đúng vùng miền để có phân bố kênh phát
Wifi hợp lý
Choose SSID SSID1 Chọn SSID đầu tiên, nếu cấu hình nhiều SSID thì
chọn SSID tiếp theo (SSID2, SSID3, SSID4)
Enable SSID Tích Để kích hoạt việc phát sóng SSID
chọn

> Nhấn Submit


Bảng 4.2: Cấu hình Wifi

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 26

Cấu hình bảo mật Wifi: Vào mục Network > WLAN > Security

Hình 4.15: Cấu hình bảo mật Wifi

4.2.3 Cấu hình dịch vụ Fax trên ONT


Vào Application > VoIP > Fax

 Enable T.38 protocol: Tích chọn để bật chế độ Fax T.38 (Chế độ Fax qua mạng
chuyển mạch gói - IP Network).

Thiết lập các tham số cấu hình nâng cao cho VoIP như (Jitter Buffer, DTMF,
Echo Cancel). Cụ thể: Vào mục Application >VoIP > Advanced

Mục Tham số cấu hình


DTMF Chọn chế độ Dtmf in Voice (giúp tổng đài nhận biết được
khách hàng đang bấm phím nào để quay số nhanh hơn)
Jitter Buffer Chọn Adaptive (tùy chọn cài đặt độ trễ hàng đợi phiên thoại )
Min Value 20
Max Value 200
Phone 1
Echo Enable (Kích hoạt tích năng khử vọng)
Cancellation
Phone 2

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 27

Mục Tham số cấu hình

Bảng 4.3: Cấu hình dịch vụ Fax trên ONT


Vào mục Security > ALG: bỏ chọn mục SIP ALG

Hình 4.16: Cấu hình dịch vụ Fax trên ONT

4.2.4 Cấu hình dịch vụ truyền hình cáp (CATV)


Vào mục Application > CATV: tích chọn/bỏ chọn mục Enable CATV để
bật/tắt chức năng xem truyền hình cáp (qua cổng RF):

Hình 4.17: Cấu hình bật/tắt chức năng truyền hình cáp

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 28

Thay đổi mức tín hiệu truyền hình cho phù hợp với dải tín hiệu đầu ra RF CATV
: Điền vào trường AGC offset mức tăng tín hiệu phù hợp.

Hình 4.18: Thay đổi mức tín hiệu truyền hình

Mức tín hiệu nằm trong khoảng 65 – 74 dBµV là mức tín hiệu tốt.

Ví dụ: Mức tín hiệu truyền hình đầu ra đang là 55 dBµV => Muốn tăng mức tín
hiệu để thu tốt truyền hình tương tự chúng ta điền vào trường AGC offset: 10 dB
=> mức tín hiệu đầu ra RF sẽ là 65 dBµV.

4.2.5 Cấu hình nâng cao


Các dịch vụ cấu hình nâng cao gồm (1) IP Camera, (2) DDNS, (3) DMZ Host,
(4) Port Forwarding, (5) Cấu hình Bridge cho ONT

(1) IP CAMERA (Áp dụng cho dịch vụ IP Camera)

Bước 1: Thêm cài đặt cho phép ứng dụng IP Camera chạy trên ONT ZTE, vào mục
Application

Mục Ý nghĩa mục Tham số cài đặt


Application Tên dịch vụ Camera
Name
Protocol Giao thức truyền tải luồng dữ liệu cho TCP and UDP

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 29

Mục Ý nghĩa mục Tham số cài đặt


dịch vụ IP CAMERA
WAN Start Port dùng để truyền tải dữ liệu khi đi Để tuy chọn theo nhà
Port ra ngoài kết nối WAN (đầu dải port) cung cấp CAMERA
WAN End Port dùng để truyền tải dữ liệu khi đi Để tuy chọn theo nhà
Port ra ngoài kết nối WAN (cuối dải port) cung cấp CAMERA
Start Port dùng để truyền tải dữ liệu bên Để tuy chọn theo nhà
Mapping Port trong mạng LAN (Đầu dải Port) cung cấp CAMERA
End Mapping Port dùng để truyền tải dữ liệu bên Để tuy chọn theo nhà
Port trong mạng LAN (Cuối dải Port) cung cấp CAMERA
Nhấn “Add” để thêm cài đặt
Bảng 4.4: Cấu hình IP CAMERA

Hình 4.19: Cấu hình IP CAMERA

(2) DDNS (Dynamic DNS)

Tính năng cho phép đồng bộ IP động của modem tới máy chủ tên miền động
(Dynamic DNS server), cho phép DDNS server cập nhật thường xuyên IP của
Modem, để dịch vụ truy xuất qua tên miền luôn được trỏ tới IP mới nhất. Phù hợp
cho các dịch vụ chạy trên đường truyền có IP động (Dynamic IP).

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 30

Hình 4.20: Cấu hình DDNS

Nhấn submit để lưu cài đặt.

(3) DMZ Host

Thiết lập vùng trung lập để đặt các server (Thường là mail, web, ftp…), cho
phép mạng ngoài truy cập vào. Truy nhập Application > DMZ Host

Mục Tham số cài đặt


Enable Tích chọn để bật chế độ DMZ
WAN Connection Kết nối dùng để quảng bá IP nội miền
DMZ Host IP Address Địa chỉ IP của Server muốn quảng bá trong miền DMZ
> Nhấn submit để thêm cài đặt
Bảng 4.5: Cấu hình DMZ Host
(4)Port Forwarding

Cho phép cấu hình tính năng chuyển tiếp (forward) luồng dữ liệu từ ngoài
Internet vào một thiết bị (client) thuộc mạng nội bộ (Mạng LAN). Nhằm mục đích
hỗ trợ các dịch vụ FTP/Web…. khi người sử dụng chủ động kết nối từ ngoài WAN
vào server được đặt trong LAN.

Vào mục Application > Port Forwarding

Mục Tham số cài đặt


WAN Connection Kết nối dùng để quảng bá IP nội miền
LAN Host IP Address Địa chỉ IP của Server muốn chuyển tiếp luồng dữ
liệu

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 31

Mục Tham số cài đặt


App Name Tên dịch vụ mà sử dụng chức năng Port
Forwarding
> Nhấn add để thêm cài đặt.

Bảng 4.6: Cấu hình Port Forwarding


4.2.6 Kiểm tra trạng thái dịch vụ.
 Kiểm tra công suất quang và công suất tín hiệu truyền hình đầu ra.

Kiểm tra công suất quang thu được bước sóng 1490 nm:

Truy nhập vào mục Status > Network Interface > PON information:

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 32

Công suất quang


đầu vào bước sóng
1490 nm ở mức thu
tốt là trong khoảng
(-8 ÷ 25 dBm).
Công suất truyền
hình đầu ra tốt là ở
mức 65 dBµV ÷ 75
dBµV.

Bảng 4.7: Kiểm tra công suất quang và công suất tín hiệu truyền hình đầu ra
 Kiểm tra trạng thái dịch vụ Internet

Truy nhập vào mục Status > Network interface > Wan connection:

Khi địa chỉ ip wan có


dạng public (ví dụ:
117.x.x.x) > đang có
dịch vụ internet.
Khi địa chỉ ip wan có
dạng private 10.x.x.x
(trừ khách hàng nội bộ
có dải đại chỉ này). >
dịch vụ internet bị gián
đoạn do khách hàng nợ
cước hoặc profile dịch
vụ đẩy sai. > tiến hành
bật tắt ONT để load lại
cấu hình dịch vụ hoặc
kiểm tra thông tin cước

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 33

của khách hàng.


Khi địa chỉ dải 0.0.0.0 >
không có kết nối tới hệ
thống. > bật/tắt ONT để
load cấu hình dịch vụ.
Bảng 4.8: Kiểm tra trạng thái dịch vụ Internet
 Kiểm tra dịch vụ Wifi.

Truy nhập vào Status > User Interface > Wlan

Kiểm tra mạng wifi xem


đã được enable chưa?
Kiểm tra tên mạng wifi
xem đã đúng như cấu
hình, thử kết nối laptop /
mobile > đến ONT.

Kiểm tra số lượng thiết


bị kết nối qua wifi hiện
tại > nếu số lượng thiết
bị kết nối qua wifi > 20
> khuyến nghị khách
hàng lắp thêm access
point để đảm bảo kết nối.

Bảng 4.9: Kiểm tra dịch vụ Wifi


4.2.7 Hướng dẫn xử lý sự cố ONT ZTE
Các bước kiểm tra:

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 34

Lưu đồ Mô tả
Bước 1

Bước 2

Bước 3

Bước 4

Bước 5

Bước 6

Bảng 4.10: Các bước xử lý sự cố ONT ZTE


Bước 1: Kết nối đường truyền và bật nguồn thiết bị.

Bước 2: Kiểm tra tín hiệu đèn GPON:

Trạng Khả năng Hướng xử


STT Đèn Màu Mô tả
thái lỗi xảy ra lý
1 POWER Xanh Thiết bị đang
Sáng
bật
Tắt Thiết bị đang Chưa cắm Cắm nguồn
tắt hoặc lỗi nguồn cho thiết bị
nguồn Lỗi adapter Chuyển bảo
nguồn hoặc hành hoặc
lỗi nguồn đổi thiết bị
thiết bị cho khách

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 35

Trạng Khả năng Hướng xử


STT Đèn Màu Mô tả
thái lỗi xảy ra lý
hàng
2 PON Xanh Quá trình
đăng ký với
Sáng
OLT thành
công
Cắm sai
loại ONT
với OLT
(không
Đổi thiết bị
cùng một
ONT đúng
hãng cung
với loại
cấp). Ví dụ
OLT tương
ONT của
ứng
Quá trình ZTE kết nối
đăng ký với với OLT
Tắt OLT chưa của
bắt đầu DASAN,..
Kiểm tra lại
tín hiệu
Chưa có tín
quang bằng
hiệu quang
máy đo công
suất
Liên hệ với
Lỗi từ hệ kỹ thuật viên
thống OLT khu vực để
kiểm tra
Nháy Quá trình

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 36

Trạng Khả năng Hướng xử


STT Đèn Màu Mô tả
thái lỗi xảy ra lý
đăng ký với
OLT đang
thực hiện
3 LOS Đỏ Đo kiểm,
xác định
Lỗi ngoại vi điểm lỗi và
xử lý lỗi
ngoại vi
ONT không
Chưa cắm Cắm dây
thu được tín
Sáng dây thuê thuê bao vào
hiệu quang
bao thiết bị
Chuyển bảo
hành hoặc
Lỗi thiết bị
đổi thiết bị
đầu cuối
cho khách
hàng
ONT thu
được tín hiệu
Tắt
quang bình
thường
Nháy ONT thu Sử dụng
được tín hiệu Suy hao máy đo công
quang yếu tuyến quang suất để kiểm
(công suất lớn tra đạt tiêu
thu thấp hơn chuẩn
độ nhạy thu Suy hao đầu Đấu nối lại
của thiết bị) connector hoặc cắm lại

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 37

Trạng Khả năng Hướng xử


STT Đèn Màu Mô tả
thái lỗi xảy ra lý
đầu
lớn
connector
Kiểm tra kết
Có thể gặp
ONT đang nối vật lý và
Sáng lỗi WAN,
gặp lỗi phần cài đặt
WIFI
WAN, WIFI
ONT hoạt
4 ALARM Đỏ Tắt động bình
thường
ONT đang tải
software
Nháy hoặc đang
nâng cấp
phần mềm
5 LAN 1~4 Xanh Đã kết nối tới
thiết bị hỗ trợ
Sáng
chuẩn
10/100Mbps
Tắt Không có kết Không có
nối LAN thiết bị kết
nối
Dây kết nối
Bấm lại dây
LAN (RJ-
LAN
45) bị lỗi
Cổng kết Đổi sang kết
nối LAN nối cổng
của ONT LAN khác

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 38

Trạng Khả năng Hướng xử


STT Đèn Màu Mô tả
thái lỗi xảy ra lý
trên modem
Đổi máy
tính khác để
kiểm tra
hoặc của
Nếu vẫn
máy tính
không được
khách hàng
có thể do lỗi
bị lỗi
modem, tiến
hành đổi
modem khác
để thử cho
khách hàng
Dữ liệu đang
được truyền
Nháy
qua cổng
LAN
6 POTS Xanh ONT đã được
đăng ký trên
soft Switch
Sáng
hoặc IMS
nhưng dịch
vụ chưa chạy
Dữ liệu thoại
Nháy đang được
truyền tải
Tắt ONT chưa Lỗi trong Thực hiện
đăng ký trên quá trình cài đặt lại

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 39

Trạng Khả năng Hướng xử


STT Đèn Màu Mô tả
thái lỗi xảy ra lý
dịch vụ
cài đặt VoIP như
VoIP hướng dẫn
soft Switch
cài đặt
hoặc IMS
Liên hệ với
Lỗi từ hệ
kỹ thuật viên
thống tổng
khu vực để
đài
kiểm tra
7 CATV Xanh Chức năng
Sáng RF đang
được bật
Tắt Chức năng Chưa cấu Thực hiện
RF đang tắt hình bật cấu hình như
hoặc lỗi tín cổng RF trong mục
hiệu truyền trên ONT CATV
hình Không thu Kiểm tra kết
được tín nối vào
hiệu truyền ONT bằng
hình hoặc cách sử
tín hiệu yếu dụng máy đo
công suất và
đo ở chế độ
đo bước
sóng
1550nm, nếu
không có tín
hiệu hoặc tín

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 40

Trạng Khả năng Hướng xử


STT Đèn Màu Mô tả
thái lỗi xảy ra lý
hiệu =< -
27dBm thì
đổi port thuê
bao cho
khách hàng
Nếu không
được thực
hiện kiểm
tra cáp thuê
bao từ node
thuê bao đến
nhà khách
hàng không
có điểm suy
hao bất
thường
Khách hàng Khuyến
chưa đăng khích khách
ký dịch vụ hàng sử
truyền hình dụng dịch vụ
8 WLAN/WIFI Xanh Wifi đang
Sáng
được bật
Dữ liệu đang
được truyền
Nháy
qua tuyến
Wifi
Tắt Wifi đang tắt Wifi tắt Thực hiện

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 41

Trạng Khả năng Hướng xử


STT Đèn Màu Mô tả
thái lỗi xảy ra lý
bật Wifi (có
thể bấm nút
cứng hoặc
vào chế độ
cài đặt Wifi
để bật)
Thực hiện
cài đặt lại
hoặc gặp lỗi
Cấu hình kết nối Wifi
Wifi lỗi như trong
phần hướng
dẫn
Chuyển bảo
Lỗi phần
hành hoặc
cứng hoặc
đổi thiết bị
Firmware
cho khách
của ONT
hàng
Đã bắt tay
Xanh Nháy
thành công
Quá trình bắt Lỗi bắt tay Ấn lại nút
9 WPS tay lỗi hoặc giữa ONT WPS hoặc
Đỏ Nháy
phiên bắt tay và thiết bị reset lại
bị chồng lấn đầu cuối ONT
Đang thực
Vàng Nháy
hiện bắt tay
10 USB Xanh Sáng USB đang
được kết nối

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 42

Trạng Khả năng Hướng xử


STT Đèn Màu Mô tả
thái lỗi xảy ra lý
với ONT
USB và ONT
đang trao đổi
Nháy
dữ liệu với
nhau
Thực hiện
chuyển sang
cổng USB
khác của
ONT (nếu
Không có Cổng USB có). Nếu
USB kết nối hoặc USB không được
Tắt với ONT của khách thực hiện
hoặc cổng hàng bị đổi usb khác
USB bị lỗi hỏng để thử.
Nếu vẫn
không được
thực hiện
đổi ONT
cho khách
hàng
11 INTERNET Xanh Cấu hình
WAN thành
Sáng công, đã kết
nối được
Internet
Tắt Cấu hình Lỗi cấu Thực hiện

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 43

Trạng Khả năng Hướng xử


STT Đèn Màu Mô tả
thái lỗi xảy ra lý
cài đặt lại
kết nối
hình WAN
WAN như
hướng dẫn
Thực hiện
chuyển sang
ONT khác
để kết nối
WAN chưa WAN, nếu
Cổng WAN
thành công được (do
bị lỗi
ONT cũ bị
lỗi) tiến
hành đổi
ONT cho
khách hàng
Liên hệ với
Lỗi từ AAA kỹ thuật viên
hoặc BRAS khu vực để
kiểm tra
Đang truyền
Nháy dữ liệu qua
cổng WAN
Bảng 4.11: Kiểm tra tín hiệu đèn GPON
Khi đã bật nguồn cho ONT/ONU:

Nếu port GPON tắt: Chuyển sang Bước 3.

Nếu đèn GPON sáng: Chuyển sang Bước 4.

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 44

Bước 3: Khi đèn GPON tắt, kiểm tra thông số công suất quang thu được trên
ONT/ONU. Kiểm tra công suất thu của bộ thu phát quang, chính là thông số
Optical Module Input Power (dBm). Vào mục Status > Network Interface >
PON (xem mục hướng dẫn cấu hình).

 Nếu tín hiệu đạt (Optical Module Input Power > -27 dBm) => Thiết bị
ONT/ONU lỗi > Chuyển sang bước 6. (ngưỡng thu của ONT là từ -26 đến -8
dBm)
 Nếu tín hiệu không đạt (Optical Module Input Power ≤ -27 dBm) > Lỗi ngoại
vi > Đề nghị kỹ thuật xử lý phần ngoại vi. Tiến hành sử dụng máy đo quang
OTDR để tìm điểm suy hao bất thường trên tuyến.

Sau khi xử lý xong lỗi tín hiệu ngoại vi quang, chuyển sang bước 4.

Bước 4: Kiểm tra cấu hình thiết bị (xem phần hướng dẫn cấu hình)

 Bước 4.1: Kiểm tra thông tin IP WAN trên ONT/ONU

 Nếu đã có IP WAN dải public > Chuyển sang bước 5, test dịch vụ.

 Nếu chưa có IP WAN > Chuyển sang bước 4.2.

 Bước 4.2: Kiểm tra cấu hình PPPoE.

 Vào mục Network > Wan > Wan Connection

 Nếu đã có cấu hình PPPoE (username/password của account) > Cập nhập lại
username/password của account rồi chuyển sang bước 5.1.

 Nếu chưa có cấu hình PPPoE > Phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Khu vực để
kiểm tra lỗi load cấu hình tự động trên hệ thống.
 Bước 4.3: Kiểm tra cấu hình Wifi

 Vào mục Network > Wlan

 Nếu đã có cấu hình wifi > Chuyển sang bước 5, test dịch vụ.

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 45

 Nếu chưa có cấu hình wifi > Thực hiện cấu hình wifi như hướng dẫn và
chuyển sang bước 5, test dịch vụ.

Bước 5: Test dịch vụ

 Bước 5.1: Kiểm tra dịch vụ internet qua mạng LAN.

 Nếu không thành công > Phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Khu vực để kiểm
tra khai báo trên hệ thống (bước 6).

 Nếu thành công > Chuyển sang Bước 5.2.

 Bước 5.2: Kiểm tra dịch vụ internet qua mạng Wifi.

 Nếu thành công > Kết thúc.

 Nếu không thành công > Lỗi Wifi của thiết bị ONT/ONU > Chuyển sang
bước 6.

Bước 6: Xử lý lỗi thiết bị, lỗi khai báo hệ thống:

 Nếu lỗi thiết bị > Đổi thiết bị và thực hiện khai báo lại trên hệ thống.
 Nếu lỗi khai báo > Đề nghị Trung tâm Kỹ thuật Khu vực khai báo lại.
Sau khi xử lý xong 2 lỗi trên, quay lại bước 2 để kiểm tra lại.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN

5.1 Những kết quả đạt được


Khi tập sự nghề nghiệp tại TTKV Nam Sài Gòn, Công ty Cổ phần Viễn
Thông ACT, em đã được những người đàn anh trong công ty giúp đỡ tận tình,
hướng dẫn và giải đáp thắc mắc về các vấn đề mà em chưa rõ trong quá trình học
tập và làm việc tại công ty. Nhờ những kiến thức đó mà em đã có những trải nghiệm
thực tế mà khi học tại trường em không có điều kiện để tiếp xúc.

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 46

Sau quá trình làm việc với tác phong chuyên nghiệp, chuẩn mực như một kỹ sư.
Em đã rèn luyện cho mình được tinh thần trách nhiệm cao với công việc, tác phong
của một người đi làm, tính kỷ luật trong công việc, tinh thần luôn học hỏi từ những
người đàn anh. Học hỏi những kiến thức mới khi làm việc ở công ty giúp cho bản
thân em tích lũy thêm được nhiều kiến thức hơn khi làm việc ngoài thực tế và ngày
càng tiến bộ hơn.

5.2 Bài học kinh nghiệm

 Hiểu được văn hóa và quy tắc trong môi trường làm việc.

 Cách ứng xử với đồng nghiệp và cấp trên.

 Phải luôn có tinh thần trau dồi học hỏi kinh nghiệm từ mọi người trong công ty.

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh
BÁO CÁO TẬP SỰ NGHỀ NGHIỆP
Trang 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Anh

[1]. Credic F.Lam. (2007). Passive Optical Networks: Principles and Practice.
United States of America: Academic Press.

Tiếng Việt

[2]. Lê Thanh Tùng. (2017). Nghiên cứu triển khai mạng FTTX tại thành phố Bắc
Ninh trên nền GPON (Luận văn thạc sĩ). Trường Đại học Công nghệ - Đại học
Quốc gia Hà Nội, Việt Nam.

[3] Hoàng Đình Hưng. (2012). Công nghệ GPON và các giải pháp FTTx – GPON
cho mạng truy nhập băng rộng (Luận văn thạc sĩ). Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông, Việt Nam.

Tìm Hiểu Mạng Truy Nhập Quang GPON


Và Triển Khai Các Dịch Vụ Trên Mạng GPON SVTH: Đặng Trường Thịnh

You might also like