You are on page 1of 43

CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học

Trường Đại học Y Hà Nội

S1.4 - TỔNG HỢP CÂU HỎI LEC

LEC1
Câu 1: Thẩm thấu là hiện tượng dịch chuyển của…(I).... qua….(II)...giữa 2 dung dịch có
thành phần khác nhau khi không có lực tác động bên ngoài, động lực của quá trình
là….(III)
A. Chất tan-màng ngăn cách-áp suất thuỷ tĩnh
B. Dung môi-màng ngăn cách-áp suất thẩm thấu
C. Dung môi-màng bán thấm ngăn cách-áp suất thẩm thấu
D. Chất tan-màng bán thấm ngăn cách-áp suất thẩm thấu
Câu 2: Trong hình bên dưới, hai ngăn (X và Y) là ngăn cách bởi một màng sinh học điển
hình. Nồng độ của chất tan trong ngăn X và Y tại thời điểm 0 được thể hiện trong hình.
Không có kênh vận chuyển chất tan trong màng và màng không thấm với chất tan. Hình
nào mô tả phù hợp thể tích của ngăn X và Y khi hệ đạt trạng thái cân bằng?

Câu 3: … là hiện tượng vận chuyển nhờ chuyển động nhiệt hỗn loạn của các phân tử.
A. Khuếch tán
B. Lọc
C. Thẩm thấu
D. Nhiệt động học
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG là đặc điểm của hiện tượng lọc?
A. Vận chuyển theo dòng
B. Chất tan có thể đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao
C. Không tuân theo quy luật khuếch tán
D. Do chuyển động nhiệt
Câu 5: Phát biểu ĐÚNG về áp suất thuỷ tĩnh
A. Tạo ra lực F có hướng tác dụng cùng phương

P a g e 1 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

B. Là đại lượng có hướng


C. Áp suất thuỷ tĩnh của máu bằng tổng của áp suất khí quyển và áp suất do lực đàn hồi
thành mạch
D. Áp suất thuỷ tĩnh của máu bằng áp suất do sức co đàn hồi của thành mạch lên máu
Câu 6: Hai dung dịch A và B ngăn cách bởi màng bán thấm, phát biểu ĐÚNG
A. Nếu A nhược trương so với B, dung môi bị hút từ B sang A
B. Nếu A ưu trương so với B, dung môi bị hút từ A sang B
C. Nếu A đẳng trương B, có sự vận chuyển dung môi giữa 2 bên
D. Nếu B nhược trương so với A, dung môi bị hút từ B sang A
Câu 7: Chỉ số áp huyết đo được 110/70 có nghĩa là
A. Áp suất thủy tĩnh của máu tại cánh tay kì tâm trương là 70 mmHg
B. Áp suất do sức co đàn hồi của thành mạch lên máu kì tâm thu là 110 mmHg
C. Áp suất thủy tĩnh của máu tại cánh tay kì tâm thu là 70 mmHg
D. Áp suất do sức co đàn hồi của thành mạch lên máu kì tâm trương là 110 mmHg
Câu 8: Sức cản thuỷ động của màng đối với chất lỏng
A. Kí hiệu là R
B. Phụ thuộc vào số lỗ, thiết diện lỗ, chiều dày màng, độ nhớt chất lỏng
C. Sinh ra do ma sát khi chất lỏng vận chuyển qua các lỗ màng
D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Thuật ngữ gradient KHÔNG đề cập đến thông số nào sau đây
A. Nhiệt độ
B. Nồng độ
C. Áp suất
D. Không có đáp án đúng
Câu 10: Chọn phát biểu ĐÚNG
A. Khuếch tán có thể xảy ra ở 2 vùng không tiếp giáp nhau
B. Khuếch tán có xu hướng đạt tới trạng thái gradient nồng độ = 0
C. Lọc là quá trình vận chuyển chất tan qua các lỗ nhỏ của màng ngăn
D. Trong quá trình khuếch tán, nước được vận chuyện cùng chất tan nếu chúng đi qua các
lỗ
Câu 11: Áp suất thủy tĩnh
A. Là đại lượng có hướng
B. Luôn tạo ra lực F cùng chiều trọng lực
C. Tạo ra lực F tác dụng vuông góc lên bề mặt vật thể tiếp xúc và ở trong lòng chất lỏng
D. Chỉ tạo lực F tác dụng vuông góc lên bề mặt vật thể trong lòng chất lỏng
Câu 12: Áp suất thẩm thấu
A. Chịu ảnh hưởng bởi điện tích của chất tan
B. Tỉ lệ nghịch với nồng độ chất tan
C. Không phụ thuộc điện tích của phân tử chất tan
D. Là động lực đẩy dung môi vào dung dịch
Câu 13: Bảo quản hồng cầu
A. Cần bảo quản trong dịch huyết tương nhân tạo với tỉ lệ đặc trưng muối và đường
B. Dung dịch bảo quản chỉ có thể đẳng trương với bào tương hồng cầu
C. Hồng cầu bị vỡ trong môi trường ưu trương

P a g e 2 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

D. Dung dịch bảo quản có thể đẳng trương hoặc ưu trương 1 chút so với bào tương hồng
cầu
Câu 14: Lưu lượng lọc qua màng
A. Tỉ lệ thuận với chênh lệch áp suất
B. Tỉ lệ thuận với sức cản thủy động của màng
C. Không phụ thuộc vào áp suất
D. Không phụ thuộc vào độ nhớt chất lỏng
Câu 15: Chọn phát biểu ĐÚNG
A. Dung dịch trong cơ thể sống luôn hòa tan phân tử hữu cơ lớn lơ lửng gọi là dung dịch
keo
B. Tất cả chất tan đều tạo áp suất thẩm thấu keo
C. Glucose là chất tan dạng keo
D. Trên thực tế, màng ngăn dung dịch cho phần tử chất tan nào đi qua thì phần tử chất tan
đó tạo nên áp suất thẩm thấu

1.C 2.B 3.A 4.D 5.C 6.D 7.B 8.D 9.D 10.B 11.C
12.C 13.D 14.A 15.A

LEC2
Câu 1: Có bao nhiêu chất sau đây có thể xuất hiện trong nước tiểu sơ cấp ở người khỏe
mạnh bình thường?
a. Hồng cầu
b. Amino acid
c. Na+
d. Fibrinogen
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Một cầu thận có áp suất thủy tĩnh trong mao mạch là 55 mmHg, áp suất keo huyết
tương là 28 mmHg, áp suất thủy tĩnh trong lòng bao Bowman là 17 mmHg. Áp suất lọc
của cầu thận đó là
A. 66 mmHg.
B. 44 mmHg.
C. 10 mmHg.
D. 100 mmHg.
Câu 3: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự vận chuyển vật chất qua thành
mao mạch?
a. Áp suất thẩm thấu keo của máu trong mao mạch thấp hơn so với của dịch kẽ.
b. Ở đoạn gần tiểu tĩnh mạch của mao mạch, sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu keo giữa
máu và dịch kẽ lớn hơn sự chênh lệch về áp suất thủy tĩnh giữa máu và dịch kẽ.
c. Các phân tử protein không thể đi qua thành mao mạch.

P a g e 3 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

d. Ở đoạn gần tiểu động mạch của mao mạch, các amino acid đi từ máu vào dịch kẽ theo
dòng nước.
A. b + c + d.
B. a + d.
C. a + b + d.
D. b + d.
Câu 4: Màng bán thấm nhân tạo ở bộ thẩm phân của máy lọc máu cho phép bao nhiêu
chất sau đây đi qua?
a. Bạch cầu. b. Urea. c. Albumin. d. K+.

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5: Ở cầu thận của người khỏe mạnh bình thường, áp suất nào sau đây có giá trị bằng
0 mmHg?
A. Áp suất keo huyết tương.
B. Áp suất thủy tĩnh trong mao mạch.
C. Áp suất thủy tĩnh trong lòng bao Bowman.
D. Áp suất keo trong lòng bao Bowman.
Câu 6: Đường A và B trong hình dưới tương ứng với loại áp suất nào?

A. Đường A là áp suất keo của máu; Đường B là áp suất thủy tĩnh của máu.
B. Đường A là áp suất thủy tĩnh của máu; Đường B là áp suất keo của máu.
C. Đường A là áp suất thủy tĩnh của dịch kẽ; Đường B là áp suất keo của dịch kẽ.
D. Đường A là áp suất keo của dịch kẽ; Đường B là áp suất keo của máu.
Câu 7: Trong cơ chế hoạt động của máy lọc máu: nếu muốn loại bỏ một chất ra khỏi máu
thì nồng độ chất đó trong dung dịch thẩm phân phải __(1)__ so với trong máu, nếu muốn
giữ lại một chất trong máu thì nồng độ chất đó trong dung dịch thẩm phân phải __(2)__
so với trong máu.
A. (1) cao hơn; (2) tương đương.
B. (1) cao hơn; (2) thấp hơn.
C. (1) thấp hơn; (2) cao hơn.

P a g e 4 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

D. (1) thấp hơn; (2) tương đương.


Câu 8: Loại áp suất nào sau đây giảm dẫn đến giảm tạo nước tiểu sơ cấp?
A. Áp suất keo huyết tương.
B. Áp suất thủy tĩnh trong mao mạch.
C. Áp suất thủy tĩnh trong lòng bao Bowman.
D. Cả B và C.
Câu 9: Vai trò của áp suất thủy tĩnh của mao mạch cầu thận?
A. Đẩy nước và chất hòa tan ra khỏi mao mạch
B. Đẩy nước và chất hòa tan ra khỏi nang Bowman
C. Đẩy protein và các chất có phân tử khối lớn vào trong nang Bowman
D. Đẩy chỉ nước ra khỏi mao mạch
Câu 10: Cho biết với giá trị GFR: 60 - 89 thì biểu hiện của tình trạng thận như thế nào?
A. Thận thực hiện chức năng sinh lý bình thường
B. Suy thận mãn giai đoạn 2
C. Suy thận mãn giai đoạn 3
D. Suy thận mãn giai đoạn 1
Câu 11: Màng lọc tiểu cầu thận không cho các chất nào đi qua?
a. Na+
b. Protein cao phân tử
c. K+
d. Hồng cầu
A. a+b
B. a+c
C. b+d
D. a+b+c+d
Câu 12: Hãy cho biết loại áp suất nào có tác dụng đẩy dịch từ mao mạch vào trong dịch
kẽ?
A. Áp suất thủy tĩnh mao mạch
B. Áp suất thủy tĩnh của dịch kẽ
C. Áp suất không khí
D. Áp suất keo của máu
Câu 13: Vận chuyển chất tan có trong máu và dịch mô được thực hiện theo bao nhiêu
cách?
A. 2 cách
B. 1 cách
C. 3 cách
D. 4 cách
Câu 14: Dung dịch thẩm phân là dung dịch sử dụng trong máy chạy thân, biết rằng dung
dịch này được thường xuyên thay để đảm bảo cho quá trình chạy thận nhân tạo diễn ra
bình thường. Có bao nhiêu lít dung dịch thẩm phân được sử dụng khi chạy thận?
A. 200 lít
B. 180 lít
C. 10 lít
D. 25 lít

P a g e 5 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

Câu 15: Trong cơ thể xét hai dung dịch A và B ngăn bởi một màng bán thấm. Dung dịch
A có thông số áp suất thủy tĩnh PA và áp suất keo πA. Dung dịch B có áp suất thủy tĩnh PB
và áp suất keo πB. Dòng chất lỏng đi từ dung dịch A sang dung dịch B trong trường hợp
nào sau đây?
A. PA – PB – πA + πB > 0.
B. PB – PA – πB + πA > 0.
C. PA + PB – πA + πB > 0.
D. PA – PB + πA + πB > 0.

1.B 2.C 3.D 4.B 5.D 6.A 7.D 8.B 9.A 10.B

11.C 12.A 13.A 14.B 15.A

LEC3
Câu 1: Loại màng nào sau đây có tỉ lệ khối lượng protein thấp nhất?
A. Màng golgi
B. Màng ti thể
C. Màng neuron
D. Màng tế bào Schwann
Câu 2: Nhận định nào dưới đây về màng tế bào là sai?
A. Có độ dày từ 7,5-10 nm.
B. Phospholipid trên màng có đầu ưa nước và đuôi kị nước
C. Cholesterol chỉ có nhân steroid kị nước, không có đầu ưa nước
D. Hầu hết protein màng đều là glycoprotein
Câu 3:Loại phân tử nào sau đây không có khả năng khuếch tán đơn thuần một cách
nhanh chóng qua lớp phospholipid kép?
A.Vitamin B
B.Vitamin E
C.CO2
D.Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Đâu là nguyên nhân khiến các ion không khuếch tán qua được lớp phospholipid
kép?
A. Các phân tử nước gắn vào ion
B. Ion có kích thước lớn
C. Điện tích của ion tương tác với điện tích của lớp lipid kép
D. A và C đều đúng.
Câu 5: Nhận định nào sau đây về kênh ion là đúng
A. Kênh K+ có kích thước lớn hơn kênh Na+
B. Cổng đóng mở của kênh Na+ nằm ở mặt ngoài màng tế bào
C. Mặt trong của kênh K+ tích điện âm
D.Tất cả đáp án trên đều sai
Câu 6: Nhận định nào sau đây về khuếch tán thuận hóa là đúng?
A. Vmax của protein kênh lớn hơn Vmax của protein mang

P a g e 6 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

B. Protein mang vận chuyển Glucose chỉ vận chuyển glucose, không vận chuyển các loại
đường khác
C. Tốc độ khuếch tán tỉ lệ thuận với nồng độ chất khuếch tán
D. Hormone insulin làm tăng tốc độ hấp thu glucose của tế bào nhờ kích hoạt biểu hiện
gen mã hoá protein vận chuyển glucose
Câu 7: Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán thực
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 8:Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với vận chuyển chủ động
A. Quá trình này được thực hiện bởi protein kênh hoặc protein mang
B. Enzyme ATPase nằm ở mặt trong tế bào của bơm Na-K
C. Bơm Na-K tạo ra điện thế nghỉ của màng
D. Đồng vận chuyển được chia làm 2 loại dựa theo chiều vận chuyển

1.D 2.C 3.A 4.D 5.B 6.A 7.C 8.A

LEC 4
Câu 1: Theo định luật bảo toàn thể tích hay phương trình liên tục, nơi tiết diện tăng thì
tốc độ chảy thay đổi như nào ?
A.Tăng lên
B.Không thay đổi
C.Giảm đi
Câu 2: Có mấy loại chất lỏng ?
A.1
B.2
C.3
D.4
Câu 3:Lực nội ma sát giữa chất lỏng với chất lỏng phụ thuộc vào những phụ thuộc vào
những yếu tố nào ?
A.Đặc điểm của dòng chảy
B.Cấu trúc hình học của ống
C.Độ nhớt của chất lỏng
D.Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Yếu tố nào sau đây giúp máu chảy liên tục trong các tĩnh mạch theo hướng về
tim
A. Sức ép của cơ vân lên tĩnh mạch
B.Các cơ trơn trên thành mạch
C.Áp suất âm của tâm nhĩ
D.Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Sự giảm áp suất trên hệ mạch là do
A.Ma sát

P a g e 7 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

B.Yếu tố hình học của hệ mạch


C.Độ nhớt của máu
D.Tất cả đáp án trên
Câu 6:Áp huyết tâm trương về bản chất chính là
A.Áp suất thuỷ tĩnh của máu trong động mạch
B.Áp suất thuỷ tĩnh của máu trong tĩnh mạch
C.Áp suất thuỷ tĩnh của máu trong mao mạch
D.Áp suất thuỷ tĩnh của máu trong tiểu động mạch
Câu 7:Đoạn mạch nào có áp suất máu âm so với áp suất khí quyển
A.Động mạch chủ
B.Động mạch nhỏ
C.Tĩnh mạch chủ
D.Mao mạch
Câu 8:Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với hiện tượng xơ vữa động mạch
A.Động mạch hẹp trên 80% được coi là nghiêm trọng vì lúc này máu chảy xoáy
B.Khi động mạch bị hẹp lại thì lưu lượng máu có thể không đổi
C.Dòng chảy xoáy có hại đối với hệ tuần hoàn
D.Xơ vữa không ảnh hưởng đến khả năng đàn hồi của thành động mạch
Câu 9:
Vận tốc máu thay đổi như thế nào trong suốt chiều dài hệ mạch theo hướng giảm dần?
A. Động mạch > mao mạch > tĩnh mạch
B. Động mạch > tĩnh mạch > mao mạch
C. Tĩnh mạch chủ > mao mạch > tĩnh mạch vừa và lớn
D. Tĩnh mạch chủ > Động mạch chủ > mao mạch
Câu 10:
Khi có một đoạn động mạch vành bị tắc thì câu nào sau đây là ĐÚNG?
A. Lưu lượng máu nuôi tất cả các vùng cơ tim đều bị giảm
B. Lưu lượng máu qua động mạch chủ giảm
C. Lưu lượng máu nuôi một vùng cơ tim giảm
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 11:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về hệ số nội ma sát?
A. Tỷ lệ thuận với nhiệt độ
B. Tỷ lệ thuận với áp suất
C. Hệ số nội ma sát càng lớn thì năng lượng càng lớn (tỷ lệ thuận)
D. Có đơn vị là N/m2
Câu 12:
Tại đoạn mạch có mảng xơ vữa, so với đoạn mạch trước và đoạn mạch sau nó:
A. Tốc độ dòng máu giảm đi
B. Tốc độ dòng máu tăng lên
C. Lưu lượng máu tăng lên
D. Sức cản lòng mạch giảm đi
Câu 13:
Sức cản thủy động của một đoạn mạch tăng khi:

P a g e 8 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

A. Áp suất máu tăng tại đầu đoạn mạch


B. Bán kính lòng mạch giảm
C. Độ nhớt máu tăng
D. Chiều dài đoạn mạch tăng
Câu 14:
Khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng, có những thay đổi gì sau đây là đúng?
A. Nhịp tim giảm đi đôi chút
B. Lượng máu đẩy ra trong một lần co bóp ít hơn tư thế nằm
C. Áp suất máu do tim co bóp tăng lên
D. Máu chảy xuống các chi dưới và phủ tạng khó khăn hơn
Câu 15:
Trong cơ chế đo huyết áp, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đo huyết áp ở phần cẳng tay để thu được kết quả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm
trương là chính xác nhất.
B. Tại thời điểm ta nghe thấy tiếng đập lớn vào thành mạch thì đó chính là thời điểm phù
hợp để ghi kết quả của huyết áp tâm trương.
C. Dòng máu không có sự chuyển động xoáy mà chỉ có chuyển động thành lớp trong quá
trình đo huyết áp.
D. Dòng máu có cả sự chuyển động xoáy và chuyển động lớp trong quá trình đo huyết
áp.
Câu 16:
Khi nhiệt độ tăng, ảnh hưởng như thế nào đến hệ tuần hoàn?
A. Giảm lưu lượng máu tới da
B. Co mạch ở phủ tạng
C. Tăng huyết áp lên tạm thời khi nhiệt độ môi trường tăng lên đột ngột
D. Tất cả phương án trên đều đúng

1.C 2.B 3.D 4.D 5.D 6.A 7.C 8.D 9.B 10.C 11. B

12.B 13. A 14. B 15. D 16.B

LEC5
Câu 1: Theo định luật Boyle - Marriot, áp suất P và nhiệt độ T có giá trị:
A. Tỷ lệ thuận với nhau
B. Tỷ lệ nghịch với nhau
C. Không liên quan đến nhau
Câu 2: Hỗn hợp khí nitrogen, carbondioxide, oxygen là 150 kPa, tại điều kiện thường
nhiệt độ 25 C và có thể tích 33L. Trong đó, nitrogen chiếm 0,5 mol, carbodioxide chiếm
0,7 mol. Tính áp suất của oxygen:
A. 62,02 kPa
B. 59,91 kPa
C. 40,00 pKa
D. 54,81 kPa

P a g e 9 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

Câu 3: Biết áp suất khí quyển là 760 mmHg. Áp suất khoang màng phổi có thể mang giá
trị nào sau đây?
A. 760 mmHg.
B. 770 mmHg.
C. 756 mmHg.
D. 765 mmHg.
Câu 4: Áp suất phế nang là 760 mmHg, áp suất khoang màng phổi là 756 mmHg. Vậy sự
chênh lệch 4 là do lực:
A. Lực kéo của thành phế nang
B. Lực đàn hồi của thành phế nang khi bị kéo dãn ra
C. Lực đàn hồi hướng ra ngoài thành phế nang
D. Lực chảy của dịch màng phổi
Câu 5: Tràn khí màng phổi làm thay đổi
I.Thể tích khoang màng phổi
II.Áp suất khoang màng phổi
III. Thể tích khí lưu thông
A. I, II
B. I, III
C. II, III
D. I, II, III
Câu 6: Yếu tố nào ảnh hưởng đến áp suất khí phế nang
I.Khả năng đàn hồi của phế nang
II.Tỷ lệ khí thành phần
III.Áp suất khoang màng phổi
A. I, II
B. I, III
C. II, III
D. I, II, III
Câu 7: Áp suất riêng phần O2 và CO2 trong khí được hít vào phế nang (chính là chất khí
tạo nên khí quyển) là 160 mmHg và 0,3 mmHg theo định luật Dalton, tuy nhiên áp suất
riêng phần của O2 và CO2 của chất khí trong phế nang lại là 105 mmHg và 40mmHg, là
do:
A. Khi hít vào, trong phế nang còn nhiều khí dư và hơi nước
B. Khi hít vào, trong phế nang còn hơi nước
C. Khi hít vào, khí tràn sang khoang miệng
D. Khi hít vào O2 kết hợp với Hemoglobin tạo HbO2
Câu 8: O2, CO2 từ không khí trong phế nang khuếch tán qua thành mạch vào mạch máu
qua một lớp màng gồm thành mao mạch và phế nang. Lớp màng này dày
A. 0,1 - 0,3 micromet
B. 0,2 - 0,4 micromet
C. 0,3 - 0,5 micromet
D. 0,3 - 0,4 micromet
Câu 9: Các khẳng định sau đây là đúng, ngoại trừ:
A. Chất khí di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp

P a g e 10 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

B. Chất khí chảy trong lòng ống hình trụ thì lưu lượng của dòng khí được tính tương tự
như lưu lượng chất lỏng chảy trong ống hình trụ
C. Áp suất riêng phần của từng loại khí tỷ lệ thuận với tỷ lệ số phân tử của loại khí đó
trên tổng số tất cả phân tử khí trong khối khí
D. Nồng độ bão hoà chất khí tan trong chất lỏng tỷ lệ bậc hai với áp suất riêng phần của
chất khí trên bề mặt chất lỏng
Câu 10: Hằng số k trong định luật Henry phụ thuộc vào các yếu tố sau đây, ngoại trừ:
A. Phụ thuộc loại phân tử khí
B. Phụ thuộc dung môi của dung dịch
C. Phụ thuộc vào áp suất

D. Phụ thuộc vào nhiệt độ


Câu 11: Trong điều kiện bình thường, các mũi tên màu xanh nước biển và da cam trong
hình chỉ sự khuếch tán của các chất khí nào sau đây:
A. Mũi tên cam chỉ O2, mũi tên xanh chỉ CO2
B. Mũi tên cam chỉ CO2, mũi tên xanh chỉ CO2
C. Mũi tên cam chỉ O2, mũi tên xanh chỉ CO
D. Mũi tên cam chỉ CO, mũi tên xanh chỉ CO2
Câu 12: Khi thở nông, thể tích thông khí phổ biến là:
A. 0,45l
B. 0,35l
C. 0,30l
D. 0,40l
Câu 13: Cho 5 tên gọi sau: (a) Thể tích khí lưu thông. (b) Dung tích sống. (c) Thể tích dự
trữ thở ra. (d) Thể tích khí cặn. (e) Thể tích dự trữ hít vào. Tổ hợp ghép nối các tên gọi
với các số trên hình nào là đúng?

P a g e 11 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

A. b-1, a-5, c-4, e-3, d-2


B. a-4, b-3, c-5, e-1, d-2
C. d-2, e-3, b-1, a-4, c-5
D. a-3, b-2, c-4, e-1, d-5
Câu 14: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Thể tích thông khí sau khi thở sâu có thể đạt đến 7 lít
B. Nồng độ oxy liên kết với Hb và nồng độ oxy tự do hòa tan trong huyết tương đều đóng
góp vào áp suất riêng phần của oxy trong máu.
C. Oxy tồn tại trong máu chủ yếu dưới dạng hòa tan trong huyết tương.
D. Thở nông làm áp suất riêng phần của O2 trong phế nang giảm và áp suất riêng phần
của CO2 tăng, nghĩa là tốc độ khuếch tán các khí đó giữa phế nang và mao mạch phổi sẽ
giảm đi, điều này không tốt cho hoạt động cơ thể.

Câu 15: Cho hình vẽ sau với các tên gọi cho áp suất bị xóa đi. Dựa trên các giá trị độ lớn
của các áp suất trên, hãy đưa ra tên gọi tương ứng với chúng:

P a g e 12 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

A. 1 - Áp suất phế nang, 2 - Áp suất khoang màng phổi


B. 1 - Áp suất phế nang, 2 - Áp suất âm
C. 1 - Áp suất khí quyển, 2 - Áp suất khoang màng phổi
D. 1 - Áp suất khí quyển, 2 - Áp suất âm

Câu 16: Chọn CÁC khẳng định đúng trong các khẳng định sau đây:
A. Áp suất riêng phần O2 và CO2 trong khí được hít vào phế nang (chính là chất khí tạo
nên khí quyển) là 160 mmHg và 40 mmHg.
B. Áp suất riêng phần của O2 và CO2 của chất khí trong phế nang lại là 105 mmHg và
40mmHg.
C. Sự thay đổi áp suất riêng phần của từng khí trong không khí phế nang so với khí hít
vào là do sự hòa trộn của khí hít vào với khí cặn của phế nang, là phần khí không có hơi
nước.
D. Chỉ nồng độ oxi tự do hòa tan trong huyết tương mới liên quan đến áp suất riêng phần
O2 trong máu.
E. Là khoảng kín giữa hai màng mỏng (là một nhưng tạo thành túi 2 lớp) bao bọc phổi,
màng ngoài gắn với thành ngực, màng trong có gắn với các cấu trúc như phế nang, mạch
máu, các phế quản nhỏ.

1A 2B 3C 4B 4D 6B 7A

8B 9D 10C 11A 12A 13A 14D

15A 16(BDE)

LEC6
Câu 1: Hình nào sau đây có giá của trọng lực không đi qua mặt phẳng chân đế

A. a
B. b
C. c
D. a + b
Câu 2: Điều kiện cân bằng momen lực

P a g e 13 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

A. Tổng momen làm vật quay theo chiều kim đồng hồ bằng tổng momen làm vật quay
ngược chiều kim đồng hồ
B. Tổng momen làm vật quay theo chiều kim đồng hồ lớn hơn tổng momen làm vật quay
ngược chiều kim đồng hồ
C. Tổng momen làm vật quay theo chiều kim đồng hồ nhỏ hơn tổng momen làm vật quay
ngược chiều kim đồng hồ
Câu 3: Một người khối lượng 60kg đứng kiễng chân, cho rằng trọng lượng người đó
phân bố đều trên hai chân. Biết điểm bám gân gót (Achilles), khớp cổ chân và điểm tựa
lên đất của bàn chân có vị trí tương đối với nhau như hình vẽ. Tính lực co cơ F dọc theo
gân gót (Achilles)

A. 220N
B. 230N
C. 225N
D. 250N
Câu 4: Điểm bám của cơ nhị đầu vào xương cẳng tay cách khớp khuỷu là RM= 6 cm.
Tay đang giữ một vật khối lượng 6kg cách khuỷu tay RW= 36 cm. Hãy tính lực co cơ nhị
đầu F để giữ vật nặng trên khi tư thế tay được mô tả trên hình vẽ, cẳng tay tạo với
phương thẳng đứng góc Φ = 45°

A. 254N
B. 254.56N
C. 250N
D. 260N

P a g e 14 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

Câu 5: Điểm bám của cơ nhị đầu vào xương cẳng tay cách khớp khuỷu là h = 8 cm. Tay
đang kéo lực kế vị trí cách khớp L = 36 cm. Hãy tính lực co cơ khi lực kế chỉ F = 100 N
và tư thế tay được mô tả trên hình vẽ.

A. 450N
B. 350N
C. 400N
D. 500N
Câu 6: Điểm bám của cơ nhị đầu vào xương cẳng tay cách khớp khuỷu là RM= 5 cm.
Tay đang giữ một vật khối lượng 8kg cách khuỷu tay RW= 35 cm. Hãy tính lực co cơ
FM khi tay giữ vật nặng và cẳng tay hạ xuống so với phương ngang là 45°

A. 396N
B. 395N
C. 395.9N
D. 395.98N

Câu 7: Trong bài tập cho cơ ba đầu như hình vẽ, biết khoảng cách từ khớp khuỷu đến
điểm bám cơ ba đầu là 2,5 cm, khoảng cách từ vật nặng 7 kg đến khớp là 30cm. Tính lực
co cơ FM tại thời điểm đang xét

P a g e 15 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

A. 830N
B. 840N
C. 845N
D. 855N

1. C 2. A 3. C 4. B 5. A 6. D 7. B

LEC 7
Câu 1: Động lực vận chuyển các ion qua kênh ion:
A. Gradient điện hóa
B. Năng lượng qua ATP
C. Năng lượng qua sự vận chuyển thứ phát
D. Không có
Câu 2: Điện thế khuếch tán không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây:
A. Tính thấm của ion (P)
B. Điện tích của ion
C. Chênh lệch nồng độ ion
D. Kích cỡ của ion
Câu 3: Định nghĩa điện thế nghỉ:
A. Trên màng có các kênh rò rỉ ion
B. Là hiệu điện thế giữa trong và ngoài màng tế bào ở trạng thái nghỉ
C. Trong tế bào có rất nhiều phân tử tích điện âm như các protein, hợp chất phosphate,
sulphate…
D. Bơm Na/K ATPase tạo thêm -4mV ở phía trong màng tế bào
Câu 4: Nguyên nhân hình thành điện thế nghỉ, TRỪ:
A. Các ion âm
B. Sự rò rỉ ion ( Na, K)
C. Các ion dương
D. Hoạt động của bơm Na-K ATPase
Câu 5: Đặc điểm cơ chế hoạt động bơm Na-K ATPase, TRỪ:
A. Hoạt động liên tục, có mặt trên mọi tế bào

P a g e 16 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

B. Sử dụng năng lượng ATP


C. Bơm 3Na+ ra, 2K+ vào
D. Bơm 3K+ vào, 2Cl- ra
Câu 6: Tại sao điện thế màng lại do sự rò rỉ là -86mV mà không phải là khoảng giữa điện
thế khuếch tán của K+ và Na+:
A. Tính thấm của K+ và Na+ khác nhau
B. Kích cỡ của K+ và Na+ khác nhau
C. Điện tích của K+ và Na+ khác nhau
D. Tính thấm của K+ và Na+ giống nhau
Câu 7: Bơm Na/K ATPase tạo thêm ? mV ở phía trong màng tế bào
A. -4
B. 6
C. 14
D. 61
Câu 8: câu nào đúng về điện thế khuếch tán
A. Tạo ra do sự chênh lệch điện thế
B. Do sự khuếch tán ion qua màng
C. Na khuếch tán từ trong ra
D. Cl tạo điện thế dương
Câu 9 nguyên nhân nào không của điện thế hoạt động
A. Sự hoạt hoá kênh K
B. Sự hoạt hoá kênh Na
C. Sự hoạt hoá kênh Ca
D. Vai trò kênh Ca
Câu 10 Câu nào đúng về lan truyền thần kinh
A. Lan truyền điện thế hoạt động cơ tim chỉ diễn ra 1 chiều
B. Synap thần kinh thần kinh chỉ diễn ra lan truyền điện thế hoạt động 1 chiều
C. Cơ chế tạo lan truyền là Na di chuyển theo sợi nhanh đi ra xa
D. Sóng lan truyền gọi là xung động cơ
Câu 11 Câu nào đúng về điện thế hoạt động
A. Thời gian dài
B. Có 1 giai đoạn trơ
C. Có tính chất tại chỗ
D. Chỉ lan truyền theo 1 hướng khi kích thích
Câu 12 Nguyên nhân tạo điện thế nghỉ
A. Khi tế bào có điện tích bên ngoài âm hơn
B. Kênh Na
C. Kênh K
D. Rò rỉ ion
Câu 13 Điện thế khuếch tán phụ thuộc vào
A. Tính thấm ion
B. Điện tích của ion
C. Chênh lệch nồng độ ion
D. Tất cả phương án trên

P a g e 17 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

Câu 14 Câu nào đúng về tốc độ lan truyền thần kinh


A. Tỉ lệ thuận với bán kính sợi thần kinh
B. Đều tốn nhiều năng lượng
C. Xung điện truyền sang vùng lân cận
D. Lan truyền qua synapse nhạy cảm với tình trạng thiếu O2
Câu 15 Điểm giống nhau giữa synapse hưng phấn và ức chế
A. Cấu tạo
B. Chức năng
C. Cơ chế
D. Chất dẫn truyền

1.A 2.D 3.B 4.C 5.D 6.A 7.A 8. B 9. C 10. C 11. C

12. D 13. D 14.A 15.A

LEC8
Câu 1: Đặc điểm của giai đoạn trơ tuyệt đối trong điện thế hoạt động của tế bào?
A. Tế bào chỉ đáp ứng với kích thích mạnh.
B. Tế bào đáp ứng bình thường.
C. Tế bào không đáp ứng với bất kì kích thích nào.
D. Tế bào đáp ứng tạo ra điện thế hoạt động nhưng không thể lan truyền.
Câu 2: Cơ chế gây ra quá trình tự khử cực của các tế bào phát nhịp trong tim?
A. Sự rò rỉ của các kênh ion Na+
B. Hoạt động của bơm Na-K ATPase.
C. Sự đi ra của các ion K+.
D. Sự đi vào của các ion Ca2+.
Câu 3: Hiện tượng tăng Kali máu dẫn đến hậu quả nào sau đây trên cơ tim?
A. Làm giảm tính hưng phấn của tế bào trong giai đoạn đầu.
B. Làm điện thế nghỉ ít âm hơn.
C. Tăng hoạt động của bơm Na-K ATPase.
D. Rút ngắn thời gian khử cực.
Câu 4: Tốc độ dẫn truyền xung điện trong cơ tim phụ thuộc vào bao nhiêu yếu tố? (1)
Lượng ion đi vào tế bào trong pha khử cực; (2) Số lượng liên kết khe; (3) Hệ thần kinh
giao cảm; (4) Hệ thần kinh phó giao cảm.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5: Đặc điểm của hiện tượng rung thất là?
A. Tăng nhịp tim nhanh, giảm hiệu quả tống máu
B. Tế bào cơ tim dừng hoạt động
C. Không ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể.
D. Xuất hiện nhiều ổ phát nhịp bất thường.

P a g e 18 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

Câu 6: Chọn đáp án đúng:

A. Đây là điện thế hoạt động nút xoang


B. Đây là điện thế hoạt động cơ tim
C. Hình vẽ cho thấy tế bào này có điện thế nghỉ ổn định
D. Phase 4 xuất hiện do có sự đi vào của ion K+
Câu 7: Ở người bình thường sóng QRS do:
A. Điện thế sinh ra từ khử cực tâm thất
B. Điện thế sinh ra từ khử cực tâm nhĩ
C. Điện thế sinh ra từ tái khử cực tâm thất
D. Điện thế sinh ra từ tái khử cực tâm nhĩ
Câu 8: Nguyên nhân làm các tế bào tâm thất co đồng thời là do:
A. Sự kích hoạt được lan truyền rất nhanh chóng từ nút SA đến AV
B. Tốc độ lan truyền trên đường dẫn truyền đến những phần khác nhau của tâm thất là
như nhau
C.Tốc độ lan truyền xung điện theo bó His và các sợi Purkinje nhanh hơn nhiều lần so
với theo mô cơ tim bình thường.
D. Cơ tâm thất có độ đàn hồi rất lớn
Câu 9: Chọn ý đúng:

Dòng ion (1) vận chuyển (2) có vai trò quan trọng nhất trong hình thành nên giai đoạn
(3):
A. (1) Na+, (2) vào trong, (3) 4
B. (1) K+, (2) ra ngoài, (3) 2
C. (1) Ca2+, (2) vào trong, (3) 2
D. (1) K+, (2) ra ngoài, (2) 0

P a g e 19 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

Câu 10: Đặc điểm của giai đoạn cao nguyên trong điện thế hoạt động của tế bào cơ tim
là:
A. Có sự tăng tính thấm Ca2+; tăng tính thấm K+
B. Có sự giảm tính thấm Ca2+; giảm tính thấm K+
C. Có sự giảm tính thấm Ca2+; tăng tính thấm K+
D. Có sự tăng tính thấm Ca2+; giảm tính thấm K+

1C 2A 3B 4C 5D 6A 7A 8B 9C 10A

LEC9
Câu 1: Định luật ‘tất cả hoặc không’ của cơ và thần kinh bao gồm nội dung, trừ:
A. Kích thích cường độ nhỏ dưới ngưỡng chỉ gây ra đáp ứng tại chỗ.
B. Kích thích cường độ tăng dần dưới ngưỡng gây ra các đáp ứng như nhau.
C. Kích thích cường độ trên ngưỡng gây ra đáp ứng có tính chất lan truyền.
D. Kích thích cường độ trên ngưỡng tạo xung thần kinh lan truyền có biên độ không đổi.
Câu 2: Chọn phát biểu sai về hoạt động của cơ tim theo qui luật tất cả hay không:
A. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng -> cơ tim hoàn toàn không co bóp.
B. Khi kích thích cường độ trên ngưỡng -> cơ tim co tối đa.
C. Khi kích thích ở cường độ ngưỡng -> cơ tim đáp ứng bằng cách co tối đa.
D. Khi kích thích cường độ trên ngưỡng -> cơ tim không co mạnh nữa.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Kích thích xung điện có cường độ đủ lớn gây được trạng thái hưng phấn kể cả thời
gian kích thích ngắn hơn ngưỡng thời gian
B. Ngưỡng kích thích là cường độ nhỏ nhất xung kích thích phải đạt để gây hưng phấn.
C. Hợp hai kích thích bất kì tại một vị trí sẽ gây được hưng phấn.
D. Hai kích thích trên ngưỡng tại một ví trí sẽ gây hưng phấn với biên độ cao lớn hơn.
Câu 4:Độ dẫn điện của các mô và cơ quan:
A. Mô mỡ và mô cơ dẫn điện tốt vì mật độ tế bào trong mô cao.
B. Mô viêm với các tế bào trương lên có độ dẫn điện tăng lên.
C. Dòng điện chủ yếu đi qua vùng gian bào do có nhiều nước.
D. Tủy sống, dịch kẽ có điện trở thấp.
Câu 5: Khi bị điện giật dẫn đến hiện tượng co cứng cơ nắm bàn tay, yếu tố nào dưới đây
đã làm nghiêm trọng hơn các tổn thương của nạn nhân?
A. Tăng tác dụng nhiệt của dòng điện lên nạn nhân.
B. Tăng tác dụng kích thích cơ và thần kinh.
C. Tăng tác dụng điện phân tại vị trí tiếp xúc.
D. Tăng thời gian tác dụng dòng điện lên bệnh nhân.
Câu 6: Tại sao khi bị điện giật thì tim luôn chịu ảnh hưởng mạnh nhất?
A. Dòng điện đi qua cơ thế luôn có xu hướng đi qua con đường có trở kháng nhỏ.
B. Tim là cơ quan nhạy cảm với kích thích điện nhất.
C. Kích thích điện khiến tim làm việc gắng sức.
D. Vì tim hoạt động theo cơ chế điện nên khi có kích thích điện tới cơ thể gây ra hợp hai
kích thích gây rung thất.

P a g e 20 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

Câu 7: Điện tâm đồ cho chúng ta biết:


A.Điện thế hoạt động của các tế bào cơ tim thường.
B.Điện thế hoạt động của tế bào cơ tim đặc biệt.
C.Sự thay đổi điện trường của tim trong một chu kì hoạt động của nó.
D.Giá trị trung bình điện thế hoạt động của tim.
Câu 8: Điện di dược chất là ứng dụng dòng điện một chiều vào hiệu ứng nào của dòng
điện:
A.Hiệu ứng vật lý và hiệu ứng sinh học
B.Hiệu ứng vật lý và hiệu ứng hoá học
C.Hiệu ứng vật lý và tác dụng nhiệt của dòng điện
D.Hiệu ứng hoá học và hiệu ứng sinh học
Câu 9: Phẫu thuật đốt cắt điện là ứng dụng của:
A.Dòng điện xoay chiều tần số thấp
B.Dòng điện xoay chiều tần số cao
C.Dòng điện một chiều không đổi
D. Dòng điện một chiều biến thiên
Câu 10: Biện pháp đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong quá trình thực hiện phẫu thuật
điện:
A. Nằm trên giường bệnh đảm bảo cách điện tốt với đất
B. Người bệnh cách điện tốt với đất, các bác sĩ cách điện tốt với đất và cách điện tốt với
thiết bị
C. Rất khó khăn trong việc đảm bảo an toàn
D. Nằm trên giường bệnh cách điện tốt với đất và các bác sĩ đảm bảo cách điện tốt với
đất
Câu 11: Về độ dẫn điện của các mô rong cơ thể, mô nào có điện trở suất nhỏ nhất:
A.Mô mỡ
B.Mô xương
C.Mô cơ
D. A và C đúng.
Câu 12: Mức độ gây tổn thương cho cơ thể của dòng điện phụ thuộc chủ yếu vào
A.Cường độ dòng điện
B.Thời gian kéo dài
C. Đường dẫn truyền dòng điện qua cơ thể
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13: Khi nào dòng điện gây kích thích cho cơ thể:
A.Luôn luôn
B.Không bao giờ
C.Chỉ khi tăng cường độ dòng điện đột ngột
D.Chỉ khi dòng điện kéo dài và duy trì cường độ
Câu 14: Máy khử rung sử dụng dòng điện:
A.Dòng trung tần
B.Dòng cao tần
C.Dòng hạ tần
D.Dòng điện một chiều

P a g e 21 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

Câu 15: Đặc điểm của điện thế hoạt động khi dòng điện kích thích trên ngưỡng:
A.Dòng điện kích thích tại chỗ
B.Các xung điện giống y hệt nhau
C.Biên độ xung tỉ lệ thuận với cường độ kích thích
D.Biên độ xung phụ thuộc vào tác nhân kích thích
Câu 16: Liệu pháp được sử dụng giúp an thần, gây ngủ:
A.Liệu pháp Galvini
B.Điện di được chất
C. Xung điện
D.Khử rung
Câu 17: Ngưỡng cường độ dòng điện gây cảm giác đau, có thể ngất choáng, tim phổi vẫn
hoạt động bình thường:
A.10-20 mA
B.50 mA
C.5 mA
D.6 A

1B 2D 3B 4D 5D 6A 7C

8A 9B 10B 11D 12A 13D 14D

15B 16C 17B

LEC 10
Câu 1: Phát biểu đúng về sóng cơ học, trừ:
A. Sóng cơ học là các dao động cơ học lan truyền trong môi trường đàn hồi.
B. Sóng ngang là các phân tử của môi trường dao động song song với phương truyền
sóng.
C. Môi trường truyền sóng dọc là môi trường xuất hiện lực đàn hồi chống lại sự nén dãn.
D. Cường độ sóng tại 1 điểm là công suất vận chuyển bởi sóng qua 1 đơn vị diện tích đặt
vuông góc phương truyền sóng tại điểm đó.
Câu 2: Trong quá trình truyền âm, cường độ âm đi càng xa nguồn càng giảm nhanh vì:
A. Các phân tử trong môi trường dao động, ma sát với MT nên một phần năng lượng dao
động phải dùng để thắng ma sát và biến thành nhiệt năng.
B. Hiện tượng khúc xạ, phản xạ.
C. Cường độ âm giảm theo quy luật tỷ lệ nghịch bình phương khoảng cách tới nguồn.
D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Cảm giác độ cao phụ thuộc vào yếu tố nào:
A. Tần số
B. Cường độ âm
C. A + B
Câu 4: Âm thanh được khuếch đại ở tai giữa là nhờ

P a g e 22 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

A. Hệ thống xương con hoạt động như đòn bẩy với R2 > R1 và diện tích cửa sổ bầu dục
S2 nhỏ hơn rất nhiều so với màng nhĩ S1.
B. Hệ thống dây chằng đàn hồi tốt
C. Hệ thống xương con dẫn âm tốt hơn không khí
D. Hệ thống xương con hoạt động như đòn bẩy với R2 < R1 và diện tích cửa sổ bầu dục
S2 nhỏ hơn rất nhiều so với màng nhĩ S1.
Câu 5: Hai âm có cùng tần số 1000 Hz có cường độ âm tương ứng I1 và I2 = 1.25 I1. Sự
khác biệt về cảm giác độ to của 2 âm đs khoảng:
A. 1 dB
B. Không xác định được
C. 1 phon
D. 1.25 phon
Câu 6: 2 âm có cùng tần số, quá trình kích thích khác nhau thì
A. Biên độ dao động khác nhau, vị trí kích thích giống nhau.
B. Biên độ dao động giống nhau, vị trí kích thích khác nhau
C. Cả biên độ dao động và vị trí đều khác nhau.
D. Không đáp án nào đúng
Câu 7: Chọn phát biểu đúng.
A. Tai thính nhất với âm có tần số từ 1000 - 5000 Hz
B. Âm phức tạp có thể được phân tích thành âm cơ bản và họa âm, trong đó âm cơ bản là
âm có biên độ nhỏ nhất.
C. Cường độ ngưỡng nghe tại tần số 1000 Hz gây cảm giác độ to L = 10 phon
D. 2 âm phức tạp nhưng có cùng tần số và cường độ sẽ gây nên cảm giác âm giống nhau.
Câu 8: 2 âm có cùng tần số của 2 loại nhạc cụ khác nhau khi đến tai:
A. Mỗi âm sẽ kích thích ở nhiều điểm trên màng đáy dao động mạnh yếu khác nhau phụ
thuộc vào các họa âm
B. Cùng kích thích ở 1 vị trí nhất định trên màng đáy nên cho cảm giác độ cao giống
nhau
C. Mỗi âm kích thích ở 1 vị trí trên màng đáy nên cho cảm giác âm sắc giống nhau.
Câu 9: Hai âm phức tạp khác nhau mà có cùng tần số, độ cao khác nhau bởi:
A. Độ cao của âm
B. Biên độ áp suất gây ra tại màng nhĩ
C. Thành phần dao động điều hòa hình Sin tạo nên mỗi âm
D. Cả A, B, C
Câu 10: Trong các dụng cụ dùng dây dao động, dây nào phát nhạc âm tần số cao sẽ có:
A. Thiết diện lớn
B. Chiều dài lớn
C. Lực căng lớn
D. Khối lượng 1 đơn vị chiều dài lớn
Câu 11: Sóng âm không truyền qua được môi trường là:
A. Chất rắn
B. Chất lỏng
C. Chất khí
D. Chân không

P a g e 23 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

Câu 12: Trong 4 đặc trưng của sóng dưới đây, đặc trưng nào không phụ thuộc vào các
đặc trưng còn lại?
A. Biên độ
B. Bước sóng
C. Vận tốc truyền sóng
D. Tần số sóng
Câu 13: Nguồn phát siêu âm có thể là?
A. Màng căng đàn hồi chịu tác dụng của một lực mạnh
B. Dây kim loại chịu tác dụng của một lực tuần hoàn
C. Một bản thạch anh áp điện, chịu tác dụng của một hiệu điện thế xoay chiều tần số lớn
hơn 20.000Hz.
D. Cột không khí bị nén bởi một lực nào đó.
Câu 14: Siêu âm có đặc điểm
A. Tần số nhỏ hơn 20.000Hz
B. Là sóng ngang gây đứt gãy môi trường
C. Không thể truyền thẳng khi bị cản
D. Qua môi trường sẽ bị hấp thụ làm giảm nồng độ
Câu 15:Cho các phát biểu sau:
1. Trong quá trình lan truyền âm, cường độ âm được lan truyền theo mọi hướng.
2. Trong môi trường, tốc độ truyền âm có giá trị như nhau ở mọi hướng.
3. Tai nghe được mọi âm có độ to nằm từ ngưỡng nghe đến ngưỡng chói.
4. Nguyên tắc phát siêu âm dựa trên hiện tượng áp điện nghịch và hiện tượng từ giảo.
Có bao nhiêu phát biểu đúng:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 16: Qua môi trường, mức độ giảm cường độ của chùm tia siêu âm song song:
A. Tỉ lệ thuận với chiều dày môi trường
B. Không phụ thuộc vào tần số siêu âm
C. Tỉ lệ nghịch mật độ môi trường
D. Càng nhiều khi tốc độ lan triều siêu âm còn nhỏ.

1B 2D 3C 4D 5C 6A 7A 8A

6C 10C 11D 12A 13C 14D 15C 16D

LEC 11
Câu 1: Nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Vector cường độ từ trường gây ra cảm giác sáng
B. Hiện tượng giao thoa cần điều kiện ánh sáng đi qua khe hở nhỏ
C. Ánh sáng khả kiến có bước sóng 380nm-760nm
D. Beta-carotene có vùng hấp thụ cực đại trong khoảng 630-750nm

P a g e 24 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

Câu 2: Nhận xét nào sau đây là đúng:


A. Sóng ánh sáng là sóng ngang
B. Vận tốc ánh sáng không phụ thuộc vào môi trường truyền qua
C. Đơn vị nhỏ nhất của ánh sáng là neutron
D. Năng lượng của ánh sáng tỉ lệ thuận với độ dài bước sóng
Câu 3: Nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Mức kích thích singlet có thời gian tồn tại lâu hơn mức kích thích triplet
B. Muốn đạt được mức kích thích singlet phải đi qua trung gian triplet
C. Khi đi qua một dung dịch, năng lượng của ánh sáng giữ nguyên
D. Khi ta nhìn thấy một vật, electron của vật đang ở trạng thái kích thích
Câu 4: Huỳnh quang xảy ra khi:
A. Chiếu sáng mẫu vật
B. Ngay sau khi ngừng chiếu sáng mẫu vật
C. Sau khi ngừng chiếu sáng mẫu vật được một lúc
Câu 5: Lân quang xảy ra khi:
A. Chiếu sáng mẫu vật
B. Ngay sau khi ngừng chiếu sáng mẫu vật
C. Sau khi ngừng chiếu sáng mẫu vật được một lúc
Câu 6: Trên phổ ánh sáng, cực đại của phát quang có đặc điểm:
A. Luôn ở sau cực đại hấp thụ
B. Luôn ở trước cực đại hấp thụ
C. Luôn nhỏ hơn cực đại hấp thụ
D. Luôn lớn hơn cực đại hấp thụ
Câu 7: Các nguyên tử được sử dụng trong máy phát laser bắt buộc phải:
A. Có sự chênh lệch rất lớn giữa trạng thái cơ bản và singlet
B. Tồn tại triplet
C. Có sự chênh lệch rất lớn giữa trạng thái cơ bản và triplet
D. Có sự chênh lệch rất lớn giữa trạng thái singlet và triplet
Câu 8: Ánh sáng của chùm tia laser là do:
A. Electron từ singlet về trạng thái cơ bản, phát huỳnh quang
C. Electron từ triplet về trạng thái cơ bản, phát huỳnh quang
C. Electron từ triplet về trạng thái cơ bản, phát lân quang
D. Electron từ triplet lên singlet, hấp thu năng lượng ánh sáng nhìn thấy
Câu 9: Đồ thị dưới đây thể hiện:

P a g e 25 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

A. Hoạt tính sinh học của cơ quan X do chất A gây nên


B. Hoạt tính sinh học của cơ quan X do chất B gây nên
C. Hoạt tính sinh học của cơ quan X do chất C gây nên
D. Hoạt tính sinh học của cơ quan X do chất A, B, C gây nên
Câu 10: Tia tử ngoại có bước sóng:
A. Dài hơn bước sóng khả kiến
B. Ngắn hơn bước sóng khả kiến
C. Dài hơn bước sóng hồng ngoại
D. Ngắn hơn tia X
Câu 11: Các tổ chức sống có độ hấp thụ mạnh nhất ở vùng nào của tia tử ngoại:
A. UVA
B. UVB
C. UVC
Câu 12: Cực đại phá huỷ DNA của tế bào nằm ở bước sóng:
A. 264 nm
B. 265 nm
C. 266 nm
D. 268 nm
Câu 13: Vùng có thể đi xuyên qua sâu nhất ở da:
A. UVA
B. UVB
C. UVC
Câu 14: Vitamin D được tổng hợp dưới tác dụng của:
A. UVA
B. UVB
C. UVC
Câu 15: Đặc điểm của chất hoạt hoá trong quang động lực:
A. Ái lực hóa học lớn với O2 nhỏ với chất khử
B. Tồn tại mức NL Triplet
C. Bắt buộc phải có trong tác dụng quang động lực
D. Cả 3 đặc điểm trên
Câu 16: Nhận xét nào sau đây là đúng:
A. TB que chỉ hoạt động khi gặp ánh sáng có độ rọi lớn
B. TB nón chỉ hoạt động khi gặp ánh sáng có độ rọi lớn
C. TB nón chỉ hoạt động khi gặp ánh sáng có độ rọi nhỏ
D. Với mọi ánh sáng cả hai loại TB đều hoạt động
Câu 17: Nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Tuỳ theo mức độ kích thích từng loại TB nón mà mắt người cảm nhận được màu sắc
B. Mỗi màu sắc có một loại TB nón cảm nhận riêng biệt
C. Chuyển từ thị giác sáng sang thị giác tối, mắt cần thời gian thích nghi
D. Vùng tập trung nhiều tế bào que nhất trên mắt là điểm vàng

P a g e 26 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

1C 2A 3D 4A 5B 6A 7B 8C 9D

10B 11C 12A 13A 14B 15D 16B 17A

LEC12
Câu 1: Tia sáng đi từ nước có chiết suất n1 = 4/3 sang thủy tinh có chiết suất n2 = 1,5.
Tính góc khúc xạ, biết góc tới i = 30.
A. 28,4
B. 26,4
C. 34,2
D. 39,7
Câu 2: Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ thủy tinh sang nước.
Biết chiết suất của thủy tinh là 1,5; của nước là 4/3.
A. 62,7
B. 27,3
C. 26,7
D. 72,4
Câu 3: Nếu tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau, mặt khác góc tới bằng 60 thì
chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ và môi trường tới là :
A. 0,58.
B. 0,71.
C. 1,73.
D. 1,33.
Câu 4: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng :
A. khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.
B. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới.
C. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.
D. góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới.
Câu 5: Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là
đúng?
A. Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
B. Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
C. Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
D. Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật.
Câu 6: Một lăng kính bằng thuỷ tinh chiết suất n, góc chiết quang A. Tia sáng tới một
mặt bên có thể ló ra khỏi mặt bên thứ hai khi
A. góc chiết quang A có giá trị bất kỳ.
B. góc chiết quang A nhỏ hơn hai lần góc giới hạn của thuỷ tinh.
C. góc chiết quang A là góc vuông.
D. góc chiết quang A lớn hơn hai lần góc giới hạn của thuỷ tinh.
Câu 7: Nhận định nào sai
A. mắt có độ tụ càng cao thì tiêu cự càng lớn
B. mắt người bị cận bị lõm nên có độ tụ lớn

P a g e 27 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

C. người bị cận đeo kính có tiêu cực F=-Ocv


D. Người bị cận có góc alpha min lớn hơn binh thường
Câu 8: Nhận định nào sau đây sai về alpha min
A. tăng bán kính mắt làm tăng alpha min
B. tăng độ dài từ đỉnh mắt đến võng mạc làm tăng alpha min
C. tăng bán kinh lỗ đồng tử làm tăng alpha min
D. khả năng phân biệt vật màu đỏ khó hơn vật màu xanh lam
Câu 9: nhận định nào đúng về các tật của mắt
A. để khắc phục tật cận thị cần xử dụng thấu kính hình lưỡi liềm
B. cận thị và viễn thị đều sẽ nặng hơn khi về già
C. loạn thị là vừa bị cận vừa bị viễn
D. Để khắc phục tật loạn thị không đều, cần sử dụng kính áp tròng
Câu 10: nhận định nào đúng về sự thay đổi của mắt theo tuổi
A. Đồ thị điểm cực cận-tuổi có dạng tăng tuyến tính
B. Khi về già, trương lực cơ của cơ thể mi giảm
C. Mắt viễn sẽ già chậm hơn mắt cận
D. Người bị lão thị phải đeo kính phân kỳ
Câu 11: Mắt cận có khoảng nhìn rõ 10cm – 25cm. Khi mang kính đeo đúng số để bổ trợ
tật cận thị (kính cách mắt 2 cm) thì người đó có thể nhìn rõ vật ở khoảng nào trước mắt.
A. từ 0-10cm
B. từ 10-25cm
C. từ 25-vô cùng
D. từ 10-vô cùng
Câu 12: Mắt cận có khoảng nhìn rõ 10cm – 25cm. Khi mang kính đeo đúng số để bổ trợ
tật cận thị, thấu kính có tiêu cự là
A. 10cm
B. -10cm
C. 25cm
D. -25cm
Câu 13: Khoảng cách từ đỉnh lưỡng chất cầu tổng hợp (con mắt ước lược) tới võng mạc
là 1,98 cm, tiêu cự của mắt một người khi thư giãn hoàn toàn là 1,975 cm. Hãy tính
khoảng cực viễn của người này. Cho biết chiết suất bên trong con mắt ước lược là 1,333.
A. 1.97cm
B. -586.72cm
C. 449.6269cm
D. 586.72cm
Câu 14: Một em bé 10 tuổi đi khám mắt. Thị lực 2/10, khoảng nhìn rõ của mắt 10-50cm.
Em bé bị tật gì ở mắt
A. Cận thị
B. Loạn thị
C. Viễn thị
D. Cận thị và loạn thị

P a g e 28 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

1B 2A 3C 4A 5C 6B 7A 8C 9D 10B

11D 12D 13B 14A

LEC13
Câu 1: Tiêu cự của kính lúp có đặc điểm:
A. Ngắn
B. Dài
C. Lớn hơn điểm cực cận của mắt
D. Không xác định được
Câu 2: Ảnh ta nhìn được từ kính lúp
A. Ảnh thật
B. Ảnh ảo
C. Ảnh thật hoặc ảnh ảo
D. Cả hai
Câu 3: Độ phóng đại của kính lúp KHÔNG phụ thuộc vào:
A. Góc α
B. Khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt
C. Tiêu cự của kính lúp
D. Khoảng cách từ mắt đến kính lúp
Câu 4: Các biện pháp làm giảm độ phân ly của kính hiển vi, TRỪ
A. Tăng giá trị góc 2θ
B. Tăng chiết quang môi trường
C. Giảm tiêu cự
D. Giảm bước sóng ánh sáng
Câu 5: Tính độ phóng đại kính lúp có tiêu cự 5cm, biết khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất
của mắt là 20cm
A. 5 lần
B. 4 lần
C. 3 lần
D. 9 lần
Câu 6: Chọn ý đúng:
A. Kính lúp là thấu kính phân kỳ
B. Kính hiển vi quang học thường được tạo bởi 3 thấu kính
C. Độ tương phản càng cao quan sát ảnh càng rõ nét
D. Kính lúp thường có tiêu cự lớn
Câu 7: Điểm đúng về kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử
A. Cả hai đều sử dụng nguồn chiếu là ánh sáng thông thường
B. Ảnh đều nhìn trực tiếp bằng mắt
C. Độ phóng đại của kính hiển vi quang học cao hơn
D. Kính hiển vi điện tử sử dụng dây tóc vonfram

P a g e 29 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

Câu 8: TÍnh độ phóng đại của kính hiển vi có vật kính có tiêu cự f1 = 1cm, thị kính có
tiêu cực f2 = 6cm. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 17cm. Khoảng cách rõ nhìn
ngắn nhất của mắt là 20cm
A. 57 lần
B. 33 lần
C. 53 lần
D. 37 lần
Câu 9: Mục tiêu của dụng cụ quang học bổ trợ là
A. Tăng góc trông ảnh của vật
B. Tăng chiều cao ảnh
C. Giảm khoảng cách từ vật tới mắt
D. Tạo ảnh ảo
Câu 10: Thấu kính của kính hiển vi tử ngoại làm từ
A. Thủy tinh
B. Thạch anh
C. Hồng ngọc
D. Nhựa
Câu 11: Tính chất ảnh tạo bởi kính hiển vi quang học trường sáng
A. Ảnh thật, cùng chiều với vật
B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật
C. Ảnh thật, ngược chiều với vật
D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật
Câu 12: Tính bước sóng liên kết của chùm điện tử khi dùng hiệu điện thế U=50kV
A. 5.48 nm
B. 6.13 nm
C. 5.48 pm
D. 6.13 pm
Câu 13: Đâu không phải đặc điểm của kính hiển vi tử ngoại:
A. Có năng suất phân ly cao hơn kính hiển vi trường sáng
B. Có độ tương phản tăng do tế bào hấp thụ mạnh tia tử ngoại
C. Quan sát trên màn ảnh hoặc phim
D. Có thể nhìn trực tiếp vào thị kính
Câu 14: Tính độ phóng đại của kính hiển vi quang học có tiêu cự vật kính 1cm, tiêu cự
thị kính 4cm, hai thấu kính cách nhau 17cm và người quan sát co khoảng nhìn rõ 10- vô
cực
A. 42.5
B. 75
C. 30
D. 150
Câu 15: Nếu dùng dầu bá hương và mở kính hết cỡ thì độ phóng đại tăng khoảng
A. 4.5 lần
B. 3.5 lần
C. 5.5 lần
D. 3 lần

P a g e 30 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

1A 2B 3D 4C 5B 6C 7D 8B

9A 10B 11D 12C 13D 14C 15A

LEC14
Câu 1: Loại bức xạ ion hóa nào không có bản chất là hạt vi mô:
A. Beta
B. Alpha
C. Gamma
D. Chùm neutron
Câu 2: Bức xạ ion hóa nào không xuyên được qua nhôm?
A. Beta
B. Gamma
C. Tia X
D. Chùm neutron
Câu 3: Khả năng gây ion hóa của hạt vi mô phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Khối lượng riêng
B. Bán kính hạt
C. Thời gian di chuyển
D. Tốc độ hạt tới
Câu 4: Chọn câu trả lời sai
A. Đồng vị phóng xạ Po-209 chỉ phát ra bức xạ đơn alpha
B. Tia gamma đâm xuyên được qua bê tông
C. Hạt nhân của những đồng vị có nhiều notron hơn proton dễ phát ra electron
D. Tia gamma tạo ra từ hiện tượng hạt nhân chuyển từ trạng thái bị kích thích về trạng
thái cơ bản.
Câu 5: Cho các ý sau
1. Phân rã gamma làm thay đổi thành phần cấu tạo của hạt nhân
2. Quỹ đạo của tia alpha trong vật chất là đường thẳng
3. Liều tương đương không phụ thuộc trọng số mô
4. Ý nghĩa của d1/2 giúp cho việc tính toán và che chắn bức xạ.
Có bao nhiêu ý đúng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6: Một người bệnh khi chụp răng X-quang đã nhận được một liều tương đương bằng
2,8 mSv trong 0,4 kg mô từ chùm tia X có năng lượng tia 100 keV. Biết số photon tia X
đã đóng góp vào liều tương đương đó là 2,4.10^10 photon. Coi rằng các photon đã truyền
toàn bộ năng lượng cho người bệnh, hãy tính hệ số chất lượng tia.
A. 1,2
B. 1,46

P a g e 31 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

C. 1,57
D. 2
Câu 7: Một bệnh nhân được điều trị ung thư theo phương pháp chiếu ngoài bằng nguồn
Cobalt-60 phát tia gamma năng lượng 1,25 MeV, chu kì bán rã 5,26 năm. Mật độ bức xạ
tại vùng bị chiếu xạ mà bệnh nhân nhận được là 6.106 tia/s.m2. Vùng chiếu xạ có thiết
diện chiếu là 150 cm2, khối lượng 0,8 kg và hấp thụ toàn bộ năng lượng chùm tia. Tính
liều hấp thụ mà bệnh nhân nhận được từ nguồn phóng xạ nói trên trong 2 phút.
A. 2,7.106
B. 1,2.106
C. 3,1.106
D. 2,4.106

1C 2A 3D 4B 5C 6B 7A

LEC15
Câu 1: Đâu là ví dụ cho bức xạ ion hóa:
A. Tia beta
B. Tia X
C. Tia gamma
D. Tất cả đáp án trên
Câu 2: Đâu không phải ví dụ của bức xạ ion hóa:
A. Tia cực tím
B. Tia alpha
C. Hạt proton
D. Hạt nơtron
Câu 3: Đâu là phát biểu đúng dưới đây:
A. Chùm hạt alpha có tác dụng sinh học cao nhất so với các tia Gamma từ nguồn 60Co,
tia beta 0,6 keV, chùm hạt neutron
B. Tác dụng sinh học của chùm hạt neutron thấp hơn tia beta 0,6 keV
C. Khả năng đâm xuyên của các tia tỉ lệ thuận với khả năng ion hóa
D. Để có hiệu ứng sinh học cao cần loại bỏ các tia có năng lượng trung bình
Câu 4: Cho các phát biểu
1. Dạng phổ năng lượng phổ biến nhất là hình chuông úp
2. Sử dụng chùm tia đơn năng đạt hiệu ứng sinh học cao và nhiều tác dụng phụ
3. Tia alpha có độ đâm xuyên kém nhất
4. Giá trị LET của chùm hạt neutron là 45,0
Số phát biểu đúng là
A.1
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 5: Với liều chiếu là 2-3 Gy, hiệu ứng nào sẽ xảy ra:
A. Rụng lông, tóc, đục thủy tinh thể, giảm bạch cầu, xuất hiện ban đỏ trên da

P a g e 32 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

B. Tử vong 50% số cá thể sau chiếu xạ


C. Giảm bạch cầu nghiêm trọng
D. Vô sinh lâu dài ở cả nam và nữ
Câu 6: Độ nhạy cảm của tế bào được xếp theo thứ tự nào ( cao xuống thấp ):
A. Tế bào lympho > hồng cầu non > nội bào > tế bào thần kinh
B. Liên bào > tủy bào > nội bào > tế bào lympho
C. Tế bào ống thận > liên bào > tế bào cơ > hồng cầu non
D. Không có trình tự đúng
Câu 7: Đâu là phát biểu sai:
A. Giá trị LET nói lên khả năng ion hóa, tỷ lệ với độ ion tuyến tính của chùm hạt vi mô
B. Giá trị LET càng lớn thì tác dụng tia càng lớn
C. Liều tử vong khi chiếu xạ toàn thân thường cao hơn nhiều so với chiếu xạ cục bộ
D. Iot 131 dùng để điều trị ung thư tuyến giáp
Câu 8: Điều nào sau đây là đúng khi nói về ảnh hưởng của môi trường chiếu:
A. Tăng nhiệt độ khi xạ trị làm tăng hiệu quả điều trị
B. Giữ nguyên nhiệt độ khi bảo quản các chế phẩm sinh học
C. Liều tử vong khi chiếu xạ toàn thân thường cao hơn nhiều so với chiếu xạ cục bộ
D. Liều 6 Gy không làm đỏ da nếu chiếu cục bộ
Câu 9: Khi chiếu xạ, năng lượng của chùm tia truyền trực tiếp hoặc gián tiếp cho các
phân tử sinh học có làm là:
A. Phá vỡ một số lượng các mối liên kết hóa học
B. Phân li các phân tử sinh học
C. Mất thuộc tính sinh học
D. Tất cả các ý trên
Câu 10: Có bao nhiêu nhận định sai dưới đây:
1. Thioure, Cystein, MEA có tác dụng làm giảm hiệu ứng của bức xạ ion hóa
2. Tăng nồng độ oxy sẽ có thể làm tăng số lượng phân tử sinh học bị tổn thương do chiếu
xạ
3. Trong xạ trị, những tế bào được cung cấp đầy đủ oxy sẽ làm giảm độ nhạy cảm phóng
xạ đi 3 lần
4. Trong các khối u, các tế bào thiếu oxy, gần động mạch nên thuộc loại kháng tia xạ (
hiệu quả điều trị cao )
A. 1+2
B. 2+3
C. 3+4
D. 0 có ý nào sai
Câu 11: Mối tương quan giữa độ nhạy cảm của tế bào trước bức xạ với khả năng sinh
sản?
A. Tỉ lệ thuận
B. Tỉ lệ nghịch
C. Không liên quan
Câu 12: Mối tương quan giữa độ nhạy cảm của tế bào trước bức xạ với mức độ biệt hóa
của chúng?
A. Tỉ lệ thuận

P a g e 33 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

B. Tỉ lệ nghịch
C.Không liên quan
Câu 13: Điều nào sau đây đúng về hiệu ứng quang điện?
A. Năng lượng tia alpha trở thành công ion hóa điện tử và động năng sau đó của điện tử
B. Photon tới tương tác với điện tử tự do tạo thành điện tử lùi và phát photon thứ cấp
C. Là hiện tượng điện tử quỹ đạo bị bứt khỏi lớp vỏ bởi tác động của tia X
Câu 14: Trong hệ SI, đơn vị của liều hấp thụ là?
A. Gy
B. W/m2
C. Sv
D. C/kg
Câu 15: Mỗi tia phóng xạ có khả năng ion hóa môi trường khác nhau và được đặc trưng
bởi hệ số truyền năng lượng tuyến tính. Loại tia phóng xạ nào nhanh chóng dừng lại
trong môi trường nhất?
A. Gamma
B. Beta
C. Alpha
D. Tất cả ý kiến trên

1D 2A 3A 4D 5A

6A 7C 8A 9D 10C

11A 12B 13A 14A 15C

LEC16
Câu 1: Hệ thống ghi đo có mấy bộ phận :
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 2: Đâu là bộ phận đầu tiên của hệ ghi đo phóng xạ
A. Bao định hướng
B. Đầu đếm
C.Thể hiện kết quá
D. Khuếch đại tín hiệu
Câu 3: Trong nguyên lý ghi hình nhấp nháy bằng vạch thẳng, hình ảnh thu được có tỉ lệ
A. 1:1
B. 1:2
C. 1:3
D. 1:4
Câu 4: Có bao nhiêu ý đúng khi nói về ưu điểm của PET so với SPECT
1, Độ phân giải tốt hơn: độ nhạy lớn, tốc độ đếm cao, không cần dùng liều phóng xạ cao

P a g e 34 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

2, Không cần bao định hướng vì chùm tia có năng lượng lớn và đơn năng
3, Ghi nhận bức xạ trên 2 mặt phẳng đối xứng -> Sử dụng nhiều loại đầu dò khác nhau về
hình dạng
4, Nhiều lợi ích trong chẩn đoán, đặc biệt là ung thư
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5: Trong PET, ở hiện tượng hủy hạt, năng lượng của một photon là bao nhiêu :
A. 511 Ev
B. 511 kEv
C. 511 J
D. 511 kJ
Câu 6: Trong nguyên lý của máy SPECT, đầu dò :
A. Chỉ ghi nhận được từng photon riêng biệt
B. Ghi nhận được nhiều photon khác nhau
C. Không ghi nhận được photon
D. Tất cả đều sai

1D 2B 3A 4D 5B 6A

LEC17
Câu 1: Liều chiếu được dùng cho những tia nào
A. Tia gamma và tia X
B. Tia gamma và tia alpha
C. Tia X và tia alpha
D. Tia alpha và tia Beta
Câu 2: Sv là đơn vị của
A. Liều chiếu
B. Liều hấp thụ
C. Liều hiệu dụng
D. Suất liều chiếu
Câu 3: Có bao nhiêu phát biểu đúng
1. Liều hiệu dụng lên nhân viên tiêm thuốc phóng xạ lớn hơn nhân viên ghi hình
2. Giới hạn liều chiếu khác nhau giữa nam và nữ
3. Giới hạn liều chiếu ở da nhỏ hơn ở thủy tinh thể
4. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú hạn chế với nguồn phóng xạ hở
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4: Có bao nhiêu phát biểu đúng
1. Đơn vị của liều tương đương là Gy

P a g e 35 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

2. Liều tương đương = Liều hấp thụ x Trọng số bức xạ


3. Liều giới hạn trong chiếu xạ nghề nghiệp là 20mSv/năm
4. Liều chẩn đoán với trẻ em nhỏ hơn liều người lớn.

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5: Liều hiệu dụng nào trong chuẩn đoán hình ảnh là lớn nhất
A. X quang phổi
B. X quang vú
C. CT bụng
D. CT toàn thân
Câu 6: Những việc cứu chữa khẩn cấp liều chiếu cho phép liều chiếu một lần duy nhất
trong quá trình hoạt động nghề nghiệp là bao nhiêu?
A. 400 C/kg
B. 500 C/kg
C. 450 C/kg
D. 550 C/kg
Câu 7: Cho các nguyên tắc bảo vệ khi làm việc với nguồn bức xạ dưới đây:
1. Che chắn phóng xạ
2. Giảm thời gian tiếp xúc với phóng xạ
3. Phân vùng làm việc
4. Giảm thời gian tiếp xúc với phóng xạ
Những nguyên tắc nào thuộc biện pháp an toàn chống chiếu ngoài?
A. 1 + 2 + 3
B. 1 + 2 + 4
C. 2 + 3 + 4
D. 1 + 3 + 4
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng về an toàn phóng xạ?
A. Với chất thải phóng xạ loại rắn thường pha loãng để giảm hoạt động phóng xạ
B. Hoạt động của nguồn sẽ giảm tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách so với nguồn
C. Bê tông là vật liệu thường dùng để che chắn tia phóng xạ beta
D. Một cơ sở y học hạt nhân có thể chia làm tối đa 3 vùng theo mức độ nhiễm bẩn phóng
xạ có thể xảy ra.
Câu 9: Đâu là ví dụ về tấm chắn dùng để bảo quản và vận chuyển chất phóng xạ trong
trạng thái không làm việc?
A. Glove box
B. Kính chì
C. Côngteno
D. Tường bê tông cốt sắt
Câu 10: Đâu là ví dụ về tấm chắn dùng để bảo vệ nhân viên và bệnh nhân trong quá trình
chẩn đoán và điều trị bằng phóng xạ?
A. Glove box

P a g e 36 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

B. Kính chì
C. Côngteno
D. Tường bê tông cốt sắt
Câu 11: Giả sử có một sự cố hạt nhân liên quan đến 131I ảnh hướng tới một khu vực dân
cư. Điều trị dự phòng tác hại của 131I được chỉ định khi hoạt độ 131I trong không khí đạt
giá trị từ bao nhiêu?
A. 10 KBq/m3
B. 50 KBq/m3
C. 100 KBq/m3
C. 500 KBq/m3
Câu 12: Chất nào sẽ được chỉ định để điều trị trong trường hợp trên?
A. CaNa2
B. BAL
C. Kali iod
D. Các polyphotphat
Câu 13: 131I được sử dụng với liều đặc biệt cao trong điều trị ung thư giáp, cách xử lí
đúng với chất thải phóng xạ 131I là:
A. Chờ phân rã phóng xạ gần hết (>10T1/2) sau đó thải ra ngoài môi trường như rác
thường
B. Dùng hố xí có cấu trúc đặc biệt
C. Pha loãng như các chất thải lỏng bình thường khác
D. Thải trực tiếp ra ngoài môi trường
Câu 14: Thứ tự nào dưới đây là đúng khi mô tả về cùng làm việc từ trên xuống dưới ở
một cơ sở y học hạt nhân?
A. Phòng pha chế, phòng điều trị, nơi chứa chất thải, các văn phòng
B. Phòng pha chế, nơi chứa chất thải, phòng điều trị, các văn phòng
C. Các văn phòng, nơi chứa chất thải, phòng điều trị, phòng pha chế
D. Các văn phòng, phòng điều trị, nơi chứa chất thải, phòng pha chế

1A 2C 3B 4C 5D 6B 7B 8B
9C 10B 11A 12C 13B 14C .

LEC18
Câu 1: Trong chẩn đoán và điều trị y khoa, tần số siêu âm được lựa chọn dựa trên
A. Độ xuyên sâu tối ưu
B. Độ phân giải tối ưu
C. Độ xuyên sâu và độ phân giải cùng tối ưu
D. Sự tối ưu hóa giữa độ xuyên sâu và độ phân giải
Câu 2: Ý nào sau đây sai:
A. Ngưỡng nghe của người bình thường khoảng từ 16-20000Hz
B. Âm là sóng ngang
C. Mỗi tần số âm khác nhau đều tồn tại các ngưỡng nghe và ngưỡng chơi khác nhau

P a g e 37 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

D. B và C đều sai
Câu 3: Kiểu siêu âm Doppler xung không có đặc điểm nào sau đây:
A. Tín hiệu dòng chảy ở một vùng nhất định sẽ được ghi lại 1 điểm
B. Thường kết hợp với siêu âm cắt lớp để khảo sát vị trí dòng chảy
C. Chùm siêu âm phát ra liên tục hoặc ngắt quãng
D. Đầu dò siêu âm có thể vừa làm nhiệm vụ phát xung vừa làm nhiệm vụ thu siêu âm
Câu 4: Chọn câu đúng?
A. Sóng siêu âm truyền được trong chân không
B. Sóng siêu âm là sóng điện từ không nhìn thấy được
C. Sóng siêu âm có tần số thấp hơn 20kHz
D. Sóng siêu âm có nhiều ứng dụng trong y học
Câu 5: Chọn nhận định đúng?
A. Siêu âm kiểu B hiện nay ít dùng, chỉ dùng trong siêu âm một số bộ phận như nhãn
cầu, khung chậu.
B. Siêu âm kiểu A được áp dụng rộng rãi
C. Siêu âm kiểu 2D có bản chất là mode A.
D. Siêu âm kiểu TM dùng để nghiên cứu cấu trúc các mô tạng ở trạng thái động (tim,
mạch...), là cơ sở của phương pháp chụp cắt lớp bằng siêu âm.
Câu 6: Gel sử dụng trong phương pháp siêu âm (để bôi lên vùng tiếp giáp giữa đầu siêu
âm với cơ thể) có âm trở:
A. Phụ thuộc kích thước vùng cơ thể khảo sát
B. Phụ thuộc vị trí tổ chức khảo sát
C. Tương tự như âm trở cơ thể
D. Càng lớn âm trở cơ thể càng tốt
Câu 7: Hiệu ứng Doppler được dùng để, trừ
A. Xác định tốc độ vật chuyển động
B. Xác định vật chuyển động lại gần hay ra xa
C. Đo số lượng tb máu
D. Tạo ảnh, đo dòng máu và các dịch khác
Câu 8: Phương pháp siêu âm hai chiều kết hợp sử dụng hiệu ứng Doppler cho phép:
A. Xác định tốc độ chảy của máu trong mạch
B. Phân biệt đoạn mạch khảo sát là động mạch hay tĩnh mạch
C. Phân biệt dây thần kinh với mạch máu
D. Cả A,B,C
Câu 9: Phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng chùm siêu âm thông dụng nhất hiện
nay dựa trên hiện tượng
A. Hấp thụ
B. Phản xạ
C. Tán xạ
D. Nhiễu xạ
Câu 10: Hình ảnh siêu âm kiểu B được hình thành bởi các chấm sáng có độ sáng phụ
thuộc
A. Tần số chùm siêu âm sử dụng
B. Cường độ xung phản xạ tại ranh giới của tổ chức

P a g e 38 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

C. Mức độ hấp thụ siêu âm của tổ chức


D. Công suất của máy siêu âm sử dụng
Câu 11: Âm trở của mô phụ thuộc
A. Cường độ chùm siêu âm
B. Tính đàn hồi của mô
C. Tỷ trọng của mô
D. Nhiệt độ của mô
Câu 12: Khi thực hiện siêu âm kiểu A - scan, kết quả thu được cho thấy sự xuất hiện của
2 xung (tương ứng với ranh giới trước và sau của tổ chức) cách nhau khoảng thời gian t,
biết vận tốc lan truyền siêu âm trong tổ chức là v. Kích thước trước - sau l của tổ chức là
A. l = v . t
B. l = v / t
C. l = v.t / 2
D. l = 2v . t
Câu 13: Trước đây trong Y học có quan điểm "Xương và khí (ở phổi) là kẻ thù của siêu
âm" (siêu âm khó có thể phát hiện các tổn thương ở xương và phổi) vì
A. Mô xương có Z rất lớn so với các mô lân cận
B. Mô xương có Z rất nhỏ so với các mô lân cận
C. Mô xương hấp thụ rất mạnh chùm siêu âm
D. Mô xương dễ bị tổn thương dưới tác dụng cơ học mạnh từ chùm siêu âm
Câu 14: Cường độ chùm siêu âm 3 MHz khi đi vào tổ chức là 10 mW/cm2 . Giả sử biết
hệ số suy giảm chùm siêu âm trong các tổ chức phần mềm là 1 dB/cm/MHz thì cường độ
của nó tại độ sâu 4 cm là
A. 0,83 mW/cm2
B. 0,63 mW/cm2
C. 2,5 mW/cm2
D. 3,3 mW/cm
Câu 15: Độ suy giảm chùm siêu âm khi đi vào tổ chức gan là 0,5dB/MHz/cm, nghĩa là
A. Cường độ chùm siêu âm 2MHz giảm còn một nửa khi xuyên sâu vào gan 3cm
B. Cường độ chùm siêu âm 1MHz giảm còn một nửa khi xuyên sâu vào gan 1cm
C. Cường độ chùm siêu âm 2MHz khi xuyên sâu vào gan 1cm suy giảm không đáng kể
D. Cường độ chùm siêu âm 1MHz khi xuyên sâu vào gan 5cm suy giảm còn 25%

1D 2D 3C 4D 5D 6C 7C 8D

9B 10B 11C 12C 13C 14B 15A

LEC19
Câu 1: Bước sóng của tia X là
A. 390nm- 760nm
B. 10nm - 390nm
C. 10^-5 đến 10^-2 micromet

P a g e 39 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

D. bé hơn 10^-5 micromet


Câu 2: Đặc điểm của bức xạ hãm là
A. Tại các bước sóng thay đổi đột ngột
B. Do sự bật e ra khỏi nguyên tử và sự thế chỗ của e khác
C. Có gia tốc electron âm
D. Có gia tốc electron dương
Câu 3: Đặc điểm sau đây đều là của Kỹ thuật chụp ảnh bằng tia X (Xquang), TRỪ
A. dựa vào khả năng đâm xuyên
B. Chủ yếu rộng rãi dùng màn huỳnh quang làm nơi hiển thị ảnh
C. Dựa vào độ hấp thụ tia X khác nhau của vật chất khác nhau
D. Là phương pháp bức xạ truyền qua
Câu 4: Các cách sau đây đều làm tăng độ rõ nét của ảnh chụp tia X, trừ
A. Dùng chất cản quang
B. Bơm hơi
C. Tăng khoảng cách từ bóng Rơn-ghen đến bệnh nhân hợp lý
D. Tăng khoảng cách phim chụp ra xa bệnh nhân
Câu 5: Bức xạ được dùng trong chụp cắt lớp hiện đại CT là
A. Gamma
B. Beta
C. X
D. chùm nơtron
Câu 6: Mật độ quang tuyến qua một đơn vị thể tích Voxel phụ thuộc vào:
A. Lượng tia bức xạ mà voxel đó nhận và truyền qua
B. Độ lớn của đơn vị Voxel đó
C. Phụ thuộc vào nhiệt độ cơ thể
D. Phụ thuộc vào bản chất tia bức xạ sử dụng
Câu 7: Ưu điểm của phương pháp CT là
A. Cho biết các bất thường về chức năng sớm hơn bất thường cấu trúc
B. Giá thành rẻ
C. Cho hình ảnh sắc nét và định vị được chính xác tổ chức quan tâm
D. Dùng ít bức xạ ion hóa

1C 2C 3B 4D 5C 6A 7C

LEC20
Câu 1: Mômen từ hạt nhân là
A. Mômen từ của các hạt proton
B. Mômen từ của các hạt neutron
C. Mômen từ tổng hợp của các hạt proton và neutron
Câu 2: Độ tương phản của ảnh trong kỹ thuật chụp cắt lớp bằng cộng hưởng từ hạt nhân
chủ yếu phụ thuộc sự chênh lệch......... của các tổ chức lân cận nhau:
A. Thời gian hồi phục

P a g e 40 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

B. Mật độ photon
C. Tần số công hưởng
D. Độ hấp thụ sóng vô tuyến
Câu 3: Đâu là hướng chuyển động của mômen từ hạt nhân trong từ trường ngoài B0?

A.

B.
Câu 4: Khi nói về hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân đối với tập hợp các hạt nhân trong
từ trường ngoài B0, có các phát biểu nào sau đây đúng?
1. Hệ gồm N proton trong từ trường B0, vecto từ hóa dọc theo phương của từ trường
ngoài bằng 0, còn vecto từ hóa ngang cực đại
2. Khi chiếu sóng rađio có tần số bằng tần số đảo f0 theo phương vuông góc vs B0, có
cộng hưởng xảy ra, cực đại, bằng 0
3. Khi tắt sóng radio, có giá trị trở về cực đại, trở về giá trị 0
A. 1 + 2 + 3
B. 2
C. 3
D. 2 + 3
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Nếu trong từ trường B0 tổng cộng có N hạt nhân thì sẽ có N1 hạt nhân có mômen từ
song song và có N2 hạt nhân có mômen từ đối song, N1 luôn bé hơn N2 thì tỉ số chênh
lệch DeltaN/N có thể tính theo công thức gần đúng

B. Nếu có N hạt nhân với N1 hạt nhân có mômen từ song song và N2 mômen từ đối song
thì chỉ có DeltaN= N1- N2 đóng góp vào mômen từ M tổng cộng
C. Ở nhiệt độ phòng T=25oC, khi B0=1T, đối với hạt nhân Hidro, tỉ số DeltaN/N vào cỡ
10^6
Câu 6: Có bao nhiêu ý đúng trong các ý kiến dưới đây;
1. Thời gian hồi phục T1, T2 có trị số lớn khi quanh hạt nhân có nhiều phân tử nhỏ (nhẹ)
như nước hơn là khi quanh hạt nhân có các phân tử lớn, cồng kềnh
2. T1 nhạy cảm với cấu trúc sinh học hơn T2

P a g e 41 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

3. Trong quá trình cộng hưởng cũng như quá trình phục hồi khi tắt sóng RF, nếu để 1
cuộn dây điện gần từ trường thì biến thiên từ trường do vecto từ hoá M gây ra sẽ làm thay
đổi từ thông qua cuộn dây và sinh ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây
4. Tín hiệu FID mạnh hay yếu là do vecto từ hoá M lớn hay nhỏ -> từ đó cho biết mật độ
proton
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7: Kĩ thuật chụp MRI có thể cung cấp cho bác sỹ các thông tin về
A. Vị trí, kích thước khối u trong thận
B. Chức năng lọc của thận
C. Khối u là nguyên phát hay di căn
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 8: Cơ sở quan trọng để xây dựng kỹ thuật chụp cắt lớp dựa trên hiện tượng cộng
hưởng từ hạt nhân là:
A. Các hoạt động sống ở cơ thể có bản chất điện từ
B. Các ion K+, Na+ có mặt hầu hết ở các tổ chức sống trong cơ thể
C. Phân tử nước có cấu trúc lưỡng cực
D. 75% trọng lượng cơ thể là nước
Câu 9: Nguyên lý của phương pháp chụp cắt lớp bằng cộng hưởng từ hạt nhân là
A. Sử dụng các từ trường yếu bổ sung, biến thiên đều theo trục x, y, z và vuông góc với
từ trường đều B0
B. Sử dụng từ trường có cường độ đủ lớn để tạo ra sự tách mức năng lượng của hạt nhân
proton và sữa hấp thụ chọn lọc sóng điện từ
C. Sử dụng gradient từ trường yếu bổ sung vào từ trường đều để thực hiện cộng hưởng từ
chọn lọc với từng lớp cơ thể
D. Sử dụng từ trường đều có cường độ đủ lớn và sóng vô tuyến phù hợp để thực hiện
cộng hưởng từ hạt nhân
Câu 10: Cho các mệnh đề sau
1. Bệnh nhân cần cách li sau khi chụp
2. Trên bệnh nhân không được có kim loại
3. Bệnh nhân nằm với tư thế thoải mái trong thời gian chụp
4. Bệnh nhân phải nằm bất động trong thời gian chụp
Lưu ý trong phương pháp chụp cắt lớp bằng cộng hưởng từ hạt nhân gồm:
A. 1+2
B. 2+4
C. 1+2+4
D. 2+3+4
Câu 11: Khi sử dụng gradient từ trường có độ lớn 20mT/m người ta có thể chọn lớp cắt
có chiều dày 1.5mm để thực hiện cộng hưởng từ hạt nhân. Vậy muốn chọn lớp cắt có
chiều dài 400μm cần sử dụng gradient từ trường có độ lớn là:
A. 100mT/m
B. 50mT/m

P a g e 42 | 43
CLB Sinh viên Học tập Tích cực và Nghiên cứu Khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội

C. 75mT/m
D. 30mT/m
Câu 12: So với chụp ảnh cắt lớp bằng tia X phương pháp chụp ảnh cắt lớp cộng hưởng từ
hạt nhân có ưu điểm là:
A. Thời gian chụp ngắn
B. Giá thành rẻ
C. Không đưa vào cơ thể bệnh nhân bức xạ ion hóa
D. Bệnh nhân không chịu bất kỳ một tác dụng vật lý nào
Câu 13: Mệnh đề nào sau đây là đúng khi nói về phương pháp chụp ảnh cắt lớp cộng
hưởng từ hạt nhân?
A. Trên ảnh các tổ chức, các vị trí bất thường như mạch máu bị rạn nứt, máu rỉ ra ngoài
rất dễ phân biệt và phát hiện
B. Tín hiệu cộng hưởng để tạo ra độ đậm nhạt đen trắng hay màu sắc trên ảnh kém nhạy
cảm với cấu tạo tổ chức sinh học của cơ thể
C. Độ tương phản của ảnh phụ thuộc chủ yếu vào sự chênh lệch mật độ photon
D. Từ trường tĩnh 1 Tesla gây nhiều tác hại đến cơ thể
Câu 14: Thời gian phục hồi T1 luôn ngắn hơn T2, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai

1C 2A 3A 4D 5B 6C {1,3,4} 7A

8D 9C 10B 11C 12C 13A 14B

P a g e 43 | 43

You might also like