You are on page 1of 28

THỰC HÀNH: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở

THỰC VẬT VÀ TRỒNG CÂY, BẰNG


3 THỦY CANH, KHÍ CANH
BÀI

PHẦN 1: NỘI DUNG


I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Thực hiện được các thí nghiệm
1. Chứng minh sự .......(1)........... ở rễ
2. Vận chuyển nước .......(2)..........
3. .......(3)...........ở lá.
4. Thực hành quan sát cấu tạo .......(4)...........ở lá
5. Thực hành tưới nước chăm sóc cây.
6. Thực hiện được các bước trồng cây thuỷ canh, khí canh.
II. CHUẨN BỊ
Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh hoặc cốc nhựa,.......(5).......... , kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, .......(6)..........., kính hiển
vi, giấy thấm, lam kính, lamen, túi nylon trong và lớn.
Hoá chất: mực tím, .......(7)..........., dung dịch trồng thuỷ canh.
Mẫu vật: Cây đậu xanh (hoặc cà chua, đậu tương,...) có đủ rễ, thân, lá; cành hoa trắng (cúc, huệ,...);
hạt giống (đậu, lúa, ngô); xơ dừa; đoạn phim hoặc hình ảnh về mô hình trồng cây khí canh.
III. II. CÁCH TIẾN HÀNH
1. Đặt câu hỏi nghiên cứu, đề xuất giải thuyết và phương án chứng minh giả thuyết.
2. Các nhóm thảo luận và trình bày vấn đề được nêu ra trong mỗi hiện tượng sau đây và đặt ra
các câu hỏi nghiên cứu về hiện tượng em quan sát được và đề xuất các giả thuyết để giải
thích/kiểm chứng cho các vấn đề đã nêu.
2.1 Sau khi cho nước vào chậu cây một thời gian thì đất trong chậu bị khô.
2.2 Hoa khi còn trên cây bao giờ cũng tươi cho đến lúc tàn.
2.3 Quan sát bằng kính hiển vi sẽ thấy được thành phần cấu tạo của khí khổng.
2.4 Nơi nào có cây xanh ở đó có độ ẩm không khí cao.
2.5 Trồng cây chỉ cần tưới một lượng nước vừa đủ.
2.6 Một số cây có thể sinh trưởng, phát triển không cần đất.
3. Thiết kế nghiên cứu kiểm chứng giả thuyết
Các nhóm tiến hành bố trí công thức thí nghiệm (gồm mẫu đối chứng và mẫu thí nghiệm), so sánh kết
quả giữa các công thức thí nghiệm để chứng minh cho nội dung giả thuyết đã đề ra (có thể có nhiều
hơn một nhóm làm cùng thí nghiệm và phối hợp các nhóm để thu thập thêm các thông tin, số liệu bổ
sung cho giả thuyết ban đầu). Có thể thiết kế thí nghiệm mới trên cơ sở các thí nghiệm bên dưới.
a. Thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ
Bước 1: Chuẩn bị trước hai cốc thuỷ tinh có thể tích bằng nhau:
- Cốc A .......(8)..........., đổ đầy nước.
- Cốc B .......(9)..........có đủ rễ, thân, lá; đổ đầy nước.
Đậy nắp hai cốc để tránh bay hơi nước (nắp cốc B có đục lỗ để cây xuyên qua)
Bước 2: Sau một thời gian, quan sát .......(10)...........và .......(11)........... của hoa ở hai cốc và rút ra nhận
xét (càng để lâu thì quan sát càng rõ).
Bước 3: Dùng dao cắt dọc một đoạn thân ở mỗi cành hoa. Dùng kính lúp quan sát màu sắc bên trong
thân của hai cành hoa ở hai cốc và rút ra nhận xét.
c. Thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá
Bước 1: Chuẩn bị trước hai chậu cây cùng loại có .......(12)...........và kích cỡ bằng nhau.
Bước 2:
- Chậu (1): .......(13)..........., chỉ còn lại rễ, thân, cành.
- Chậu (2): .......(14).........., cây còn tất cả rễ, thân, cành, lá.
Bước 3: Dùng hai túi nylon trắng có kích thước phù hợp trùm lên hai
cây ở hai chậu.
Bước 4: Sau khoảng 1 giờ, quan sát thành túi nylon ở hai chậu và
rút ra nhận xét.
d. Thực hành tưới nước chăm sóc cây
Bước 1: Chuẩn bị ba cây (cà chua/đậu xanh/đậu tương,...) có cùng độ tuổi trồng trong ba chậu không
thủng lỗ ở đáy có kích thước (đường kính 20 cm, cao 25 cm), lượng đất trồng, chế độ bón phân giống
nhau (2 g phân NPK/chậu).
Bước 2: Hằng ngày tưới nước cho ba chậu theo chế độ khác nhau:
- Chậu (1): .......(15)............
- Chậu (2): tưới 100 mL nước, 1 lần/ngày vào .......(16)............
- Chậu (3): .......(17)...........vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối, mỗi lần tưới nước ngập đất trong chậu.
e. Thực hành quan sát khí khổng ở lá mồng tơi dưới kính hiển vi
Bước 1: Chuẩn bị tiêu bản hiển vi:
- Dùng kim mũi mác .......(18)...........dưới của lá một hình vuông, mỗi chiều khoảng 0,5 cm (chú ý
không để dính phần thịt lá).
- Đặt mẫu lên lam kính và nhỏ một giọt nước (có thể pha màu xanh methylene để quan sát rõ hơn).
Đậy lamen lên trên lớp biểu bì, dùng giấy thấm nếu có nước tràn ra ngoài.
Bước 2: Quan sát kính hiển vi ở vật kính 10x để thấy được tổng thể sự phân bố của các .......
(19)..........., sau đó chuyển sang vật kính 40x để thấy rõ cấu tạo của một khí khổng.
Bước 3: Điền vào chú thích các thành phần cấu tạo của khí khổng.
g. Trồng cây thuỷ canh
Bước 1: Chuẩn bị một thùng xốp có nắp đậy. Trên nắp khoét bốn lỗ tròn để có thể đặt khít bốn cốc
nhựa vào lỗ. Trên thành và đáy của cốc nhựa có khoét các lỗ để nước trong thùng có thể xâm nhập vào
cốc và rễ cây trong cốc vươn ra ngoài. Cho giá thể (xơ dừa) vào trong các cốc.
Bước 2:
- Cho vào thùng dung dịch .......(20)...........trồng thuỷ canh (có mực nước ngang 1/2 chiều cao của cốc).
- Chọn một loại hạt giống (đậu/lúa/ngô) gieo vào các cốc (mỗi cốc năm hạt). Đặt cốc vào nắp đậy sao
cho mực nước ngang 1/2 chiều cao cốc và làm ướt giá thể thường xuyên. Theo dõi .......(21)............
Bước 3: Đặt thùng cây vào nơi có đủ .......(22)............ Sau 1 tuần khi cây mọc tốt và vươn lên cao, quan
sát sự .......(23)........... của các cây trồng.
h. Quan sát cây khí canh
Bước 1: Quan sát các ảnh chụp và xem phim về mô hình trồng cây khí canh.
Bước 2: Thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Kĩ thuật trồng cây khí canh được tiến hành như thế nào?
+ Trồng khí canh có những ưu điểm gì?
4. Thảo luận
Các nhóm mô tả kết quả quan sát được và đưa ra kết luận giả thuyết đúng/sai. Từ đó, kết luận vấn đề
nghiên cứu.
PHẦN 2: BÀI TẬP
1. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Đâu là bước 1 của thí nghiệm chứng minh có hoạt động hấp thụ nước ở hệ rễ?
A. Tưới nước cho cây theo 3 chế độ: 1 không tưới nước, 2 tưới nước vào buổi sáng, 3 tưới nước vào sáng
và chiều tối. Lượng nước tưới mỗi lần ở chậu 3 gấp đôi chậu 2
B. Quan sát, nhận xét và giải thích về sự thay đổi mực nước
C. Ngắt toàn bộ lá của 1 cây, nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 giọt dầu để tránh thoát hơi nước, đánh dấu mực
nước ban đầu ở 3 ống nghiệm và đặt ở nơi thoáng gió.
D. Đặt và cố định 2 cây con vào 2 ống nghiệm chứa nước, mực nước chạm đến phần gốc cây; bố trí 1 ống
nghiệm đối chứng không có cây
Câu 2. Đâu là bước 2 của thí nghiệm chứng minh có hoạt động hấp thụ nước ở hệ rễ?
A. Tưới nước cho cây theo 3 chế độ: 1 không tưới nước, 2 tưới nước vào buổi sáng, 3 tưới nước vào sáng
và chiều tối. Lượng nước tưới mỗi lần ở chậu 3 gấp đôi chậu 2
B. Quan sát, nhận xét và giải thích về sự thay đổi mực nước
C. Đặt và cố định 2 cây con vào 2 ống nghiệm chứa nước, mực nước chạm đến phần gốc cây; bố trí 1 ống
nghiệm đối chứng không có cây
D. Ngắt toàn bộ lá của 1 cây, nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 giọt dầu để tránh thoát hơi nước, đánh dấu mực
nước ban đầu ở 3 ống nghiệm và đặt ở nơi thoáng gió.
Câu 3. Đâu là bước 3 của thí nghiệm chứng minh có hoạt động hấp thụ nước ở hệ rễ?
A. Tưới nước cho cây theo 3 chế độ: 1 không tưới nước, 2 tưới nước vào buổi sáng, 3 tưới nước vào sáng
và chiều tối. Lượng nước tưới mỗi lần ở chậu 3 gấp đôi chậu 2
B. Ngắt toàn bộ lá của 1 cây, nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 giọt dầu để tránh thoát hơi nước, đánh dấu mực
nước ban đầu ở 3 ống nghiệm và đặt ở nơi thoáng gió
C. Đặt và cố định 2 cây con vào 2 ống nghiệm chứa nước, mực nước chạm đến phần gốc cây; bố trí 1 ống
nghiệm đối chứng không có cây
D. Quan sát, nhận xét và giải thích về sự thay đổi mực nước
Câu 4. Đâu là bước 1 của thí nghiệm chứng minh vận chuyển nước ở thân?
A. Cắm 2 cành hoa trắng vào 2 cốc chứa dung dịch màu (đỏ và xanh); cắm 1 cành hoa trắng vào cốc nước
thường (đối chứng).
B. Sau khoảng 45 phút, cắt ngang các cành hoa ở vị trí cách gốc 3 – 5 cm hoặc cắt lát mỏng tại các vị trí
khác nhau trên cuống hoa.
C. Quan sát sự nhuộm màu ở các mặt cắt trên cành hoa bằng mắt thường hoặc bó mạch ở lát cắt mỏng bằng
kính hiển vi vật kính 40
D. Cắm lại cành hoa vào cốc dung dịch màu và quan sát sự chuyển màu của cánh hoa sau khi để qua đêm
Câu 5. Đâu là bước 2 của thí nghiệm chứng minh vận chuyển nước ở thân?
A. Sau khoảng 45 phút, cắt ngang các cành hoa ở vị trí cách gốc 3 – 5 cm hoặc cắt lát mỏng tại các vị trí
khác nhau trên cuống hoa
B. Cắm 2 cành hoa trắng vào 2 cốc chứa dung dịch màu (đỏ và xanh); cắm 1 cành hoa trắng vào cốc nước
thường (đối chứng).
C. Quan sát sự nhuộm màu ở các mặt cắt trên cành hoa bằng mắt thường hoặc bó mạch ở lát cắt mỏng bằng
kính hiển vi vật kính 40
D. Cắm lại cành hoa vào cốc dung dịch màu và quan sát sự chuyển màu của cánh hoa sau khi để qua đêm
Câu 6. Đâu là bước 3 của thí nghiệm chứng minh vận chuyển nước ở thân?
A. Quan sát sự nhuộm màu ở các mặt cắt trên cành hoa bằng mắt thường hoặc bó mạch ở lát cắt mỏng bằng
kính hiển vi vật kính 40
B. Cắm 2 cành hoa trắng vào 2 cốc chứa dung dịch màu (đỏ và xanh); cắm 1 cành hoa trắng vào cốc nước
thường (đối chứng).
C. Sau khoảng 45 phút, cắt ngang các cành hoa ở vị trí cách gốc 3 – 5 cm hoặc cắt lát mỏng tại các vị trí
khác nhau trên cuống hoa
D. Cắm lại cành hoa vào cốc dung dịch màu và quan sát sự chuyển màu của cánh hoa sau khi để qua đêm
Câu 7. Đâu là bước 4 của thí nghiệm chứng minh vận chuyển nước ở thân?
A. Quan sát sự nhuộm màu ở các mặt cắt trên cành hoa bằng mắt thường hoặc bó mạch ở lát cắt mỏng bằng
kính hiển vi vật kính 40
B. Cắm 2 cành hoa trắng vào 2 cốc chứa dung dịch màu (đỏ và xanh); cắm 1 cành hoa trắng vào cốc nước
thường (đối chứng).
C. Sau khoảng 45 phút, cắt ngang các cành hoa ở vị trí cách gốc 3 – 5 cm hoặc cắt lát mỏng tại các vị trí
khác nhau trên cuống hoa
D. Cắm lại cành hoa vào cốc dung dịch màu và quan sát sự chuyển màu của cánh hoa sau khi để qua đêm
Câu 8. Đâu là bước 1 của thí nghiệm chứng minh thoát hơi nước ở lá
A. Đặt 2 mảnh giấy thấm tấm cobalt chloride đã sấy khô lên mặt trên và mặt dưới của là theo hướng đối
xứng nhau.
B. Đặt lam kính bao bên ngoài giấy ở cả mặt trên và mặt dưới lá, dùng kẹp giữ giấy và lam kính trên lá.
C. Quan sát sự chuyển màu của giấy tẩm cobalt chroride ở mặt trên và dưới của lá sau khoảng 30 phút thí
nghiệm.
D. Quan sát, nhận xét và giải thích về sự thay đổi mực nước
Câu 9. Đâu là bước 2 của thí nghiệm chứng minh thoát hơi nước ở lá
A. Đặt 2 mảnh giấy thấm tấm cobalt chloride đã sấy khô lên mặt trên và mặt dưới của là theo hướng đối
xứng nhau.
B. Đặt lam kính bao bên ngoài giấy ở cả mặt trên và mặt dưới lá, dùng kẹp giữ giấy và lam kính trên lá.
C. Quan sát sự chuyển màu của giấy tẩm cobalt chroride ở mặt trên và dưới của lá sau khoảng 30 phút thí
nghiệm.
D. Quan sát, nhận xét và giải thích về sự thay đổi mực nước
Câu 10. Đâu là bước 3 của thí nghiệm chứng minh thoát hơi nước ở lá
A. Đặt 2 mảnh giấy thấm tấm cobalt chloride đã sấy khô lên mặt trên và mặt dưới của là theo hướng đối
xứng nhau.
B. Đặt lam kính bao bên ngoài giấy ở cả mặt trên và mặt dưới lá, dùng kẹp giữ giấy và lam kính trên lá.
C. Quan sát sự chuyển màu của giấy tẩm cobalt chroride ở mặt trên và dưới của lá sau khoảng 30 phút thí
nghiệm.
D. Quan sát, nhận xét và giải thích về sự thay đổi mực nước
Câu 11. Đâu là bước 1 của thí nghiệm thực hành quan sát cấu tạo khí khổng ở lá?
A. Sử dụng kim mũi mác bóc một lớp mỏng phần biểu bì ở mặt sau lá thài lài tía.
B. Đặt lớp biểu bì lá thài lài tía lên lam kính, nhỏ lên đó một giọt nước cất.
C. Quan sát hình dạng, trạng thái đóng, mở khí khổng trên lớp biểu bì dưới kính hiển vi ở vật kính 10 và 40.
D. Quan sát, so sánh hình thái của cây.
Câu 12. Đâu là bước 2 của thí nghiệm thực hành quan sát cấu tạo khí khổng ở lá?
A. Sử dụng kim mũi mác bóc một lớp mỏng phần biểu bì ở mặt sau lá thài lài tía.
B. Đặt lớp biểu bì lá thài lài tía lên lam kính, nhỏ lên đó một giọt nước cất.
C. Quan sát hình dạng, trạng thái đóng, mở khí khổng trên lớp biểu bì dưới kính hiển vi ở vật kính 10 và 40.
D. Quan sát, so sánh hình thái của cây.
Câu 13. Đâu là bước 3 của thí nghiệm thực hành quan sát cấu tạo khí khổng ở lá?
A. Sử dụng kim mũi mác bóc một lớp mỏng phần biểu bì ở mặt sau lá thài lài tía.
B. Đặt lớp biểu bì lá thài lài tía lên lam kính, nhỏ lên đó một giọt nước cất.
C. Quan sát hình dạng, trạng thái đóng, mở khí khổng trên lớp biểu bì dưới kính hiển vi ở vật kính 10 và 40.
D. Quan sát, so sánh hình thái của cây.
Câu 14. Đâu là bước 1 của thí nghiệm thực hành tưới nước chăm sóc cây?
A. Trồng 3 cây cùng loài, cùng độ tuổi vào 3 chậu có kích thước giống nhau.
B. Tưới nước cho cây theo 3 chế độ: 1 không tưới nước, 2 tưới nước vào buổi sáng, 3 tưới nước vào sáng và
chiều tối. Lượng nước tưới mỗi lần ở chậu 3 gấp đôi chậu 2.
C. Quan sát, so sánh hình thái của cây ở 3 chậu thí nghiệm sau 4 – 5 ngày và rút ra nhận xét.
D. Quan sát hình dạng, trạng thái đóng, mở của khí khổng.
Câu 15. Đâu là bước 2 của thí nghiệm thực hành tưới nước chăm sóc cây?
A. Trồng 3 cây cùng loài, cùng độ tuổi vào 3 chậu có kích thước giống nhau.
B. Tưới nước cho cây theo 3 chế độ: 1 không tưới nước, 2 tưới nước vào buổi sáng, 3 tưới nước vào sáng và
chiều tối. Lượng nước tưới mỗi lần ở chậu 3 gấp đôi chậu 2.
C. Quan sát, so sánh hình thái của cây ở 3 chậu thí nghiệm sau 4 – 5 ngày và rút ra nhận xét.
D. Quan sát hình dạng, trạng thái đóng, mở của khí khổng.
Câu 16. Đâu là bước 3 của thí nghiệm thực hành tưới nước chăm sóc cây?
A. Trồng 3 cây cùng loài, cùng độ tuổi vào 3 chậu có kích thước giống nhau.
B. Tưới nước cho cây theo 3 chế độ: 1 không tưới nước, 2 tưới nước vào buổi sáng, 3 tưới nước vào sáng và
chiều tối. Lượng nước tưới mỗi lần ở chậu 3 gấp đôi chậu 2.
C. Quan sát, so sánh hình thái của cây ở 3 chậu thí nghiệm sau 4 – 5 ngày và rút ra nhận xét.
D. Quan sát hình dạng, trạng thái đóng, mở của khí khổng.
Câu 17. Đâu là nguyên lí chứng minh sự hút nước ở rễ?
A. Dựa vào sự thay đổi lượng nước cung cấp cho cây trước và sau thí nghiệm
B. Sử dụng dung dịch màu để đánh dấu và quan sát đường đi của nước trong hệ mạch của thực vật.
C. Dựa vào sự chuyển màu của giấy tẩm cobalt chloride
D. Tưới nước hợp lí sẽ đảm bảo trạng thái cân bằng nước trong cây
Câu 18. Đâu là nguyên lí chứng minh sự vận chuyển nước ở thân?
A. Dựa vào sự thay đổi lượng nước cung cấp cho cây trước và sau thí nghiệm
B. Sử dụng dung dịch màu để đánh dấu và quan sát đường đi của nước trong hệ mạch của thực vật.
C. Dựa vào sự chuyển màu của giấy tẩm cobalt chloride
D. Tưới nước hợp lí sẽ đảm bảo trạng thái cân bằng nước trong cây
Câu 19. Đâu là nguyên lí chứng minh sự thoát hơi nước ở lá?

A. Dựa vào sự thay đổi lượng nước cung cấp cho cây trước và sau thí nghiệm
B. Sử dụng dung dịch màu để đánh dấu và quan sát đường đi của nước trong hệ mạch của thực vật.
C. Dựa vào sự chuyển màu của giấy tẩm cobalt chloride
D. Tưới nước hợp lí sẽ đảm bảo trạng thái cân bằng nước trong cây
Câu 20. Đâu là nguyên lí thực hành tưới nước chăm sóc cây?
A. Dựa vào sự thay đổi lượng nước cung cấp cho cây trước và sau thí nghiệm
B. Sử dụng dung dịch màu để đánh dấu và quan sát đường đi của nước trong hệ mạch của thực vật.
C. Dựa vào sự chuyển màu của giấy tẩm cobalt chloride
D. Tưới nước hợp lí sẽ đảm bảo trạng thái cân bằng nước trong cây
Câu 21. Sự mở khí khổng có ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp lá dễ hấp thu ion khoáng từ rễ đưa lên.
B. Giúp lá nhận CO2 để quang hợp.
C. Để khí oxi khuếch tán từ lá đi ra không khí.
D. Tạo lực vận chuyển chất hữu cơ từ lá đến các cơ quan khác.
Câu 22. Những yếu tố nào sau đây của môi trường ảnh hưởng tới quá trình hút nước và 1011 khoáng của rễ
cây?
A. Độ pH, hàm lượng H2O trong dịch đất, nồng độ của dịch đất so với rễ cây và độ thoáng khí.
B. Áp suất thẩm thấu của dịch đất, hàm lượng CO2 trong đất.
C. Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, độ thoáng khí, hàm lượng CO2 trong đất, độ pH của đất.
D. Độ pH, hàm lượng CO2 trong đất, độ thoáng khí trong đất.
Câu 23. Trong điều kiện nào sau đây, quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng?
A. Đưa cây từ trong tối ra ngoài ánh sáng,
B. Tưới nước cho cây.
C. Bón phân đạm cho cây với nồng độ thích hợp.
D. Đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối.
Câu 24. Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng. Hiện tượng không có khí
khổng ở mặt trên của lá có tác dụng nào sau đây?
A. Tránh nhiệt độ cao làm hư các tế bào bên trong lá.
B. Giảm sự thoát hơi nước của cây.
C. Giảm ánh nắng gay gắt của mặt trời.
D. Tăng số lượng tế bào khí khổng ở mặt dưới lá.
Câu 25. Có một cây cảnh được trồng trong chậu và đang ở trạng thái bình thường. Trường hợp nào sau đây tế
bào thịt lá ở cây này có sức trương nước giảm?
A. Đưa cây vào trong tối. C. Đưa cây vào phòng lạnh.
B. Tưới nhiều nước cho cây. D. Phun axit abxixíc lên lá của cây
Câu 26. Khi bị ngập úng lâu ngày, cây trồng trên cạn thường bị chết. Nguyên nhân là do
A. rễ hút quá nhiều chất khoáng.
B. rễ cây thiếu ôxi.
C. rễ hút quá nhiều nước.
D. hệ vi sinh vật đất phát triển mạnh làm thối rễ.
Câu 27. Tế bào thực vật được đặt trong môi trường có thế nước thấp hơn thế nước của tế bào thì tế bào thực
vật này sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. mất nước và phồng lên. C. nhận nước và phồng lên.
B. nhận nước và co nguyên sinh. D. mất nước và co nguyên sinh.
Câu 28. Trong các lí do sau đây, có bao nhiêu lí do để người ta không tưới nước cho cây khi trời nắng to?
(1) Vì nước làm nóng vùng rễ làm cây bị chết.
(2) Vì nước đọng lại trên lá như một thấu kính hội tụ thu năng lượng mặt trời làm cháy lá.
(3) Vì nhiệt độ cao trên mặt đất làm nước tưới bốc hơi nóng, làm héo khô lá.
(4) Vì khi nhiệt độ cao rễ không thể lấy nước.
A. 1. B. 2. C. 3 D. 4.
Câu 29. Khi chuyển một cây gỗ lớn đi trồng một nơi khác, người ta cắt bỏ bớt lá nhằm mục đích nào sau đây?
A.Giảm bớt khối lượng để dễ vận chuyển.
B. Giảm tối đa lượng nước thoát ra, tránh cho cây bị thiếu nước.
C. Hạn chế hiện tượng cành bị gãy khi vận chuyển.
D. Hạn chế bộ lá bị hỏng khi vận chuyển.
Câu 30. Trong các đặc điếm sau đây, rễ cây có bao nhiêu đặc điếm để hấp thụ nước và ion khoáng đạt hiệu
quả cao?
(1) Phát triển đâm sâu, lan rộng, tăng số lượng lông hút.
(2) Theo hướng tăng nhanh về số lượng lông hút.
(3) Phát triển hướng về nguồn nước.
(4) Có thể tiết ra mộí số chất để hoà tan các chất khó tan.
(5) Luôn tránh xa các chất hóa học.
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 31. Trong các hiện tượng sau đây, có bao nhiêu hiện tượng dẫn đến sự mất cân bằng nước trong cây?
(1) Cây thoát hơi nước quá nhiều. (2) Rễ cây hút nước quá ít.
(3) Cây hút nước ít hơn thoát hơi nước. (4) Cây thoát nước ít hơn hút nước.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Cân 32. Trong các biện pháp sau đây, có bao nhiêu biện pháp giúp bộ rễ của cây phát triển tốt?
(1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.
(2) Phá váng, làm có sục bùn.
(3) Luôn tưới cho gốc cây đẫm nước.
(4) Vun gốc.
(5) Tưới nước và bón phân hợp lí.
A. 1. B. 5. C. 3. D. 4
Câu 33. Có bao nhiêu lí do sau đây làm cho cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày thì sẽ chết?
(1) Rễ cây thiếu oxi, nên cây hô hấp không bình thường.
(2) Lông hút bị chết.
(3) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy.
(4) Cây bị thừa nước tất cả các tế bào đều bị úng nước nên hoạt động kém.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 34. Khi lấy một mảnh biều bì vảy hành đặt lên lam kính và nhỏ vào 1 giọt dung dịch ure ưu trương rồi
đem quan sát dưới kính hiên vi sẽ thấy hiện tượng gì xảv ra?
A. Kích thước tế bào nhỏ dần do tế bào bị co lại vì mất nước.
B. Kích thước tế bào tăng lên vì tế bào hút thêm nước.
C. Tế bào co nguyên sinh sau đó lại phản co nguyên sinh.
D. Tế bào lớn dần và bị vỡ ra.
Câu 35. Có bao nhiêu đặc điêm dưới đây giúp lá thích nghi với việc giảm bớt sự mất nước qua thoát hơi nước?
(1) Lá có kích thước nhỏ. (2) Lớp cutin dày.
(3) Lá rụng vào mùa khô. (4) Khí khống mở ban đêm.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 36. Độ pH phù hợp cho rễ cây hấp thụ hầu hết các loại ion khoáng là
A. 5 - 5,5. B. 6 - 6,5. C. 7 - 7,5. D. 8 - 9.
Câu 37. Cây có thế hấp thụ ion khoáng qua các cơ quan nào sau đây?
A. Rễ và lá. C. Thân và lá.
B. Rễ, thân và lá. D. Rễ và thân.

Câu 38. Khi tế bào khí khổng no nước thì


A. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.
Câu 39. Khi tế bào khí khổng mất nước thì
A. thành mỏng hết căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.
B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng cong theo, khí khổng đóng lại.
C. thành dảy căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng đóng lại.
D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng khép lại.
Câu 40. Cho các đặc điểm sau:
(1) Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
(2) Vận tốc lớn.
(3) Không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
(4) Vận tốc nhỏ.
Con đường thoát hơi nước qua cutin có bao nhiêu đặc điểm trên?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 41. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là
A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
Câu 42. Khi xét về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự thoát hơi nước, điều nào sau đây đúng?
A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.
B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.
C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.
D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.
Câu 43. Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?

A. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn.


B. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng.
C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn.
D. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít.
Câu 44. Cho các nhân tố sau:
(1) Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng.
(2) Độ dày, mỏng của lớp cutin.
(3) Nhiệt độ môi trường.
(4) Gió và các ion khoáng.
(5) Độ pH của đất.
Có bao nhiêu nhân tố liên quan đến điều tiết độ mở khí khổng? Nhân tố nào là chủ yếu?
A. 3 và (1). B. 3 và (2). C. 2 và (1). D. 2 và (3).
Câu 46. Trong các biện pháp sau:
(1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.
(2) Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.
(3) Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất.
(4) Vun gốc và xới đất cho cây.
Có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 46. Đâu không phải hóa chất dùng cho thí nghiệm trao đổi nước dinh dưỡng khoáng ở thực vật
A. Dung dịch màu thực phẩm, B. xanh methylene, ...
D. Dung dịch phenol
C. Dung dịch cobalt chloride
Câu 47. Cơ chế đóng mở khí khổng là do
a. sự co giãn không đều giữa mép trong và mép ngoài cửa tế bào khí khống.
B. sự thiếu hay thừa nước của 2 tế bào hình hạt đậu.
C. áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng luôn duy trì ổn định.
D. hai tế bào hình hạt đậu có cấu trúc khác nhau, nên sức trương nước khác nhau.
Câu 48. Khi nói về khí khổng trên lá của các loài cây, phát biêu nào dưới đây sai?
A. ơ cây bưởi, số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá nhiều hơn ở mặt trên.
B.Ớ ngô, số lượng khí khổng ở 2 mặt lá là như nhau.
C. Tất cả các loài cây đều có khí khổng phân bố ở cả 2 mặt của lá.
D. Tỉ lệ diện tích khí khống so với diện tích lá là rất nhỏ (dưới 1%) nhimụ lượng nước bốc hơi qua khí
khổng là rất lớn (chiếm 80 - 90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng tự do của lá).
Câu 49. Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

A. Phá hủy hệ vi sinh vật đất có lợi


B. Ảnh hưởng xấu đến tính chất của đất
C. Làm giảm ô nhiễm môi trường
D.Tất cả đều sai
Câu 50. Có bao nhiêu lí do sau đây làm cho cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày thì sẽ chết?
(1) Rễ cây thiếu oxi, nên cây hô hấp không bình thường.
(2) Lông hút bị chết.
(3) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy.
(4) Cây bị thừa nước tất cả các tế bào đều bị úng nước nên hoạt động kém.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
2. Bài tập tự luận
Câu 1: Thoát hơi nước có vai trò gì đối với thực vật và đối với môi trường?
Câu 2: Tại sao vào những ngày hè nắng nóng, khi đứng dưới bóng cây, chúng ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu?
Câu 3: Vì sao khi di chuyển cây đi trồng ở nơi khác, người ta thường bắt một phần cành, lá
Câu 4: Vì sao vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng phải tưới nhiều
nước cho cây?
Câu 5: Quan sát Hình 30.3, mô tả quá trình thoát hơi nước qua khí khổng và cho biết độ mở của khí khổng
phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào.
Câu 6: Hãy giải thích câu nói trên. Tại sao thoát hơi nước lại là ″tai họa″ và tại sao thoát hơi nước lại là ″ tất
yếu″?
Câu 7: Vẽ sơ đồ các bước tiến hành trồng cây thuỷ canh và khí canh
Câu 8: So sánh 2 phương pháp trồng cây thuỷ canh và khí canh
Câu 9: Giải thích hiện tượng ứ giọt
Câu 10: Cần tưới tiêu hợp lý cho cây dựa trên cơ sở gì?

PHẦN 3: ĐÁP ÁN

1. Đáp án điền khuyết


1. hút nước
2. ở thân
3. Thoát hơi nước
4. khí khổng
5. thùng xốp
6. kim mũi mác
7. phân NPK
8. không cắm cây
9. cắm một cây nhỏ
10. mực nước
11. màu sắc
12. độ tuổi
13. Cắt bỏ hết lá
14. Để nguyên
15. không tưới
16. buổi sáng sớm
17. tưới 2 lần/ngày
18. tách biểu bì
19. khí khổng
20. dinh dưỡng
21. sự nảy mầm
22. ánh sáng
23. sinh trưởng
2. Đáp án trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án D D D A A A D A B C
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án A B C A B C A B C D
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án B A D B C B D B B D
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án A D C C D B D D A B
Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
Đáp án A C C A C D A C C C

HƯỚNG DẪN GIẢI TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Thí nghiệm chứng minh có hoạt động hấp thụ nước ở hệ rễ


+ Bước 1: Đặt và cố định 2 cây con vào 2 ống nghiệm chứa nước, mực nước chạm đến phần gốc cây; bố trí
1 ống nghiệm đối chứng không có cây.
+ Bước 2: Ngắt toàn bộ lá của 1 cây, nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 giọt dầu để tránh thoát hơi nước, đánh dấu
mực nước ban đầu ở 3 ống nghiệm và đặt ở nơi thoáng gió.
+ Bước 3: Quan sát, nhận xét và giải thích về sự thay đổi mực nước
→ Đáp án D
Câu 2

Thí nghiệm chứng minh có hoạt động hấp thụ nước ở hệ rễ


+ Bước 1: Đặt và cố định 2 cây con vào 2 ống nghiệm chứa nước, mực nước chạm đến phần gốc cây; bố trí
1 ống nghiệm đối chứng không có cây.
+ Bước 2: Ngắt toàn bộ lá của 1 cây, nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 giọt dầu để tránh thoát hơi nước, đánh dấu
mực nước ban đầu ở 3 ống nghiệm và đặt ở nơi thoáng gió.
+ Bước 3: Quan sát, nhận xét và giải thích về sự thay đổi mực nước
Đáp án D
Câu 3

Thí nghiệm chứng minh có hoạt động hấp thụ nước ở hệ rễ


+ Bước 1: Đặt và cố định 2 cây con vào 2 ống nghiệm chứa nước, mực nước chạm đến phần gốc cây; bố trí
1 ống nghiệm đối chứng không có cây.
+ Bước 2: Ngắt toàn bộ lá của 1 cây, nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 giọt dầu để tránh thoát hơi nước, đánh dấu
mực nước ban đầu ở 3 ống nghiệm và đặt ở nơi thoáng gió.
+ Bước 3: Quan sát, nhận xét và giải thích về sự thay đổi mực nước
→ Đáp án D
Câu 4
Thí nghiệm chứng minh vận chuyển nước ở thân
+ Bước 1: Cắm 2 cành hoa trắng vào 2 cốc chứa dung dịch màu (đỏ và xanh); cắm 1 cành hoa trắng vào
cốc nước thường (đối chứng).
+ Bước 2: Sau khoảng 45 phút, cắt ngang các cành hoa ở vị trí cách gốc 3 – 5 cm hoặc cắt lát mỏng tại
các vị trí khác nhau trên cuống hoa.
+ Bước 3: Quan sát sự nhuộm màu ở các mặt cắt trên cành hoa bằng mắt thường hoặc bó mạch ở lát cắt
mỏng bằng kính hiển vi vật kính 40
+ Bước 4: Cắm lại cành hoa vào cốc dung dịch màu và quan sát sự chuyển màu của cánh hoa sau khi để
qua đêm
→ Đáp án A
Câu 5
Thí nghiệm chứng minh vận chuyển nước ở thân

+ Bước 1: Cắm 2 cành hoa trắng vào 2 cốc chứa dung dịch màu (đỏ và xanh); cắm 1 cành hoa trắng vào
cốc nước thường (đối chứng).
+ Bước 2: Sau khoảng 45 phút, cắt ngang các cành hoa ở vị trí cách gốc 3 – 5 cm hoặc cắt lát mỏng tại
các vị trí khác nhau trên cuống hoa.
+ Bước 3: Quan sát sự nhuộm màu ở các mặt cắt trên cành hoa bằng mắt thường hoặc bó mạch ở lát cắt
mỏng bằng kính hiển vi vật kính 40
+ Bước 4: Cắm lại cành hoa vào cốc dung dịch màu và quan sát sự chuyển màu của cánh hoa sau khi để
qua đêm
→ Đáp án A
Câu 6
Thí nghiệm chứng minh vận chuyển nước ở thân

+ Bước 1: Cắm 2 cành hoa trắng vào 2 cốc chứa dung dịch màu (đỏ và xanh); cắm 1 cành hoa trắng vào
cốc nước thường (đối chứng).
+ Bước 2: Sau khoảng 45 phút, cắt ngang các cành hoa ở vị trí cách gốc 3 – 5 cm hoặc cắt lát mỏng tại
các vị trí khác nhau trên cuống hoa.
+ Bước 3: Quan sát sự nhuộm màu ở các mặt cắt trên cành hoa bằng mắt thường hoặc bó mạch ở lát cắt
mỏng bằng kính hiển vi vật kính 40
+ Bước 4: Cắm lại cành hoa vào cốc dung dịch màu và quan sát sự chuyển màu của cánh hoa sau khi để
qua đêm
→ Đáp án A
Câu 7
Thí nghiệm chứng minh vận chuyển nước ở thân

+ Bước 1: Cắm 2 cành hoa trắng vào 2 cốc chứa dung dịch màu (đỏ và xanh); cắm 1 cành hoa trắng vào
cốc nước thường (đối chứng).
+ Bước 2: Sau khoảng 45 phút, cắt ngang các cành hoa ở vị trí cách gốc 3 – 5 cm hoặc cắt lát mỏng tại
các vị trí khác nhau trên cuống hoa.
+ Bước 3: Quan sát sự nhuộm màu ở các mặt cắt trên cành hoa bằng mắt thường hoặc bó mạch ở lát cắt
mỏng bằng kính hiển vi vật kính 40
+ Bước 4: Cắm lại cành hoa vào cốc dung dịch màu và quan sát sự chuyển màu của cánh hoa sau khi để
qua đêm
→ Đáp án D
Câu 8
Thí nghiệm chứng minh Thoát hơi nước ở lá

+ Bước 1: Đặt 2 mảnh giấy thấm tấm cobalt chloride đã sấy khô lên mặt trên và mặt dưới của là theo
hướng đối xứng nhau.
+ Bước 2: Đặt lam kính bao bên ngoài giấy ở cả mặt trên và mặt dưới lá, dùng kẹp giữ giấy và lam kính
trên lá.
+ Bước 3: Quan sát sự chuyển màu của giấy tẩm cobalt chroride ở mặt trên và dưới của lá sau khoảng 30
phút thí nghiệm.
→ Đáp án A
Câu 9
Thí nghiệm chứng minh Thoát hơi nước ở lá

+ Bước 1: Đặt 2 mảnh giấy thấm tấm cobalt chloride đã sấy khô lên mặt trên và mặt dưới của là theo
hướng đối xứng nhau.
+ Bước 2: Đặt lam kính bao bên ngoài giấy ở cả mặt trên và mặt dưới lá, dùng kẹp giữ giấy và lam kính
trên lá.
+ Bước 3: Quan sát sự chuyển màu của giấy tẩm cobalt chroride ở mặt trên và dưới của lá sau khoảng 30
phút thí nghiệm.
→ Đáp án B
Câu 10 Thí nghiệm chứng minh Thoát hơi nước ở lá

+ Bước 1: Đặt 2 mảnh giấy thấm tấm cobalt chloride đã sấy khô lên mặt trên và mặt dưới của là theo
hướng đối xứng nhau.
+ Bước 2: Đặt lam kính bao bên ngoài giấy ở cả mặt trên và mặt dưới lá, dùng kẹp giữ giấy và lam kính
trên lá.
+ Bước 3: Quan sát sự chuyển màu của giấy tẩm cobalt chroride ở mặt trên và dưới của lá sau khoảng 30
phút thí nghiệm.
→ Đáp án C
Câu 11

Thí nghiệm chứng minh Thực hành quan sát cấu tạo khí khổng ở lá
+ Buớc 1: Sử dụng kim mũi mác bóc một lớp mỏng phầnn biểu bì ở mặt sau lá thài lài tía

+ Bước 2: Đặt lớp biểu bì lá thài lài tía lên lam kính, nhỏ lên đó một giọt nước cất.

+ Bước 3: Quan sát hình dạng, trạng thái đóng, mở khí khổng trên lớp biểu bì dưới kính hiển vi ở vật kính
10 và 40.
→ Đáp án A
Câu 12
Thí nghiệm chứng minh Thực hành quan sát cấu tạo khí khổng ở lá
+ Buớc 1: Sử dụng kim mũi mác bóc một lớp mỏng phầnn biểu bì ở mặt sau lá thài lài tía

+ Bước 2: Đặt lớp biểu bì lá thài lài tía lên lam kính, nhỏ lên đó một giọt nước cất.

+ Bước 3: Quan sát hình dạng, trạng thái đóng, mở khí khổng trên lớp biểu bì dưới kính hiển vi ở vật kính
10 và 40.
→ Đáp án B

Câu 13
Thí nghiệm chứng minh Thực hành quan sát cấu tạo khí khổng ở lá
+ Buớc 1: Sử dụng kim mũi mác bóc một lớp mỏng phầnn biểu bì ở mặt sau lá thài lài tía

+ Bước 2: Đặt lớp biểu bì lá thài lài tía lên lam kính, nhỏ lên đó một giọt nước cất.

+ Bước 3: Quan sát hình dạng, trạng thái đóng, mở khí khổng trên lớp biểu bì dưới kính hiển vi ở vật kính
10 và 40.
→ Đáp án C
Câu 14
Thực hành tưới nước chăm sóc cây.
+ Bước 1: Trồng 3 cây cùng loài, cùng độ tuổi vào 3 chậu giống nhau

+ Bước 2: Tưới nước cho cây theo 3 chế độ: 1 không tưới nước, 2 tưới nước vào buổi sáng, 3 tưới nước
vào sáng và chiều tối. Lượng nước tưới mỗi lần ở chậu 3 gấp đôi chậu 2
+ Bước 3: Quan sát, so sán. hình thái của cây ở 3 chậu thí nghiệm sau 4 – 5 ngày và rút ra nhận xét…

→ Đáp án A
Câu 15

Thực hành tưới nước chăm sóc cây.


+ Bước 1: Trồng 3 cây cùng loài, cùng độ tuổi vào 3 chậu giống nhau

+ Bước 2: Tưới nước cho cây theo 3 chế độ: 1 không tưới nước, 2 tưới nước vào buổi sáng, 3 tưới nước
vào sáng và chiều tối. Lượng nước tưới mỗi lần ở chậu 3 gấp đôi chậu 2
+ Bước 3: Quan sát, so sán. hình thái của cây ở 3 chậu thí nghiệm sau 4 – 5 ngày và rút ra nhận xét…

→ Đáp án B
Câu 16

Thực hành tưới nước chăm sóc cây.


+ Bước 1: Trồng 3 cây cùng loài, cùng độ tuổi vào 3 chậu giống nhau

+ Bước 2: Tưới nước cho cây theo 3 chế độ: 1 không tưới nước, 2 tưới nước vào buổi sáng, 3 tưới nước
vào sáng và chiều tối. Lượng nước tưới mỗi lần ở chậu 3 gấp đôi chậu 2
+ Bước 3: Quan sát, so sán. hình thái của cây ở 3 chậu thí nghiệm sau 4 – 5 ngày và rút ra nhận xét…

→ Đáp án C
Câu 17 Nguyên lí chứng minh sự hút nước ở rễ dựa vào sự thay đổi lượng nước cung cấp cho cây trước và sau
thí nghiệm
→ Đáp án A
Câu 18
Nguyên lí chứng minh sự vận chuyển nước ở thân
Sử dụng dung dịch màu để đánh dấu và quan sát đường đi của nước trong hệ mạch của thực vật.
→ Đáp án B
Câu 19
Nguyên lí chứng minh sự thoát hơi nước ở lá dựa vào sự chuyển màu của giấy tẩm cobalt chloride
→ Đáp án C
Câu 20
nguyên lí thực hành tưới nước chăm sóc cây tưới nước hợp lí sẽ đảm bảo trạng thái cân bằng nước trong cây
→ Đáp án D
Câu 21 Sự thoát hơi nước của cây có vai trò:
- Cây thoát ra hơi nước tạo động lực trên để hút nước và muối khoáng, là động lực trên của quá trình hút nước
và trao đổi nước và các ion khoáng; vận chuyển, phân phối nước và các ion khoáng trong cây.
- Thoát hơi nước qua khí khổng, mở khí khổng, lấy CO2 cung cấp cho quang hợp nếu khí khổng đóng thì
quang hợp ngừng vì thiếu CO2.
- Thoát hơi nước giúp giảm nhiệt độ bề mặt lá, giúp cây tránh bị đốt nóng để các quá trình sinh lí diễn ra bình
thường.
- Thoát hơi nước còn giúp cô đặc chất tổng hợp, tạo sự thiếu hụt (sự chênh lệch về thế nước) thúc đẩy các quá
trình sinh lý diễn ra nhanh.
Trong các ý nghĩa mà đề bài nêu ra, chỉ có ý B.
→ Đáp án B
Câu 22 Trong các yếu tổ môi trường nói trên thì các yếu tố: Độ pH, hàm lượng H 2O trong dịch đất, nồng độ
của dịch đất so với rễ cây và độ thoáng khí ảnh hưởng tới quá trình hút nước và ion khoáng của rễ cây.
Loại trừ hàm lượng CO2 trong đất rất ít ảnh hưởng mà là nồng độ CO2 trong không khí, trong lá liên quan đến
sự đóng mở khí khổng.
→ Đáp án A.
Câu 23 Quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng khi đưa cây vào trong tối vì khi đó cây không quang hợp,
khí khổng đóng.
→ Đáp án D.
Câu 24 Khí khổng là cơ quan thoát hơi nước của lá. Những cây sống ở vùng khô hạn thường bị thiếu nước nên
có cơ chế thích nghi bằng cách giảm sự thoát hơi nước nên mặt trên (là nơi tiếp xúc với ánh sáng mạnh và
nhiệt độ cao) của lá thường không có khí khổng.
Tuy nhiên, nếu không có khí khổng thì lá cây không thu nhận được CO 2 để quang hợp. Vì vậy, mặt dưới của lá
vẫn phải có khí khổng để thu nhận CO2 từ môi trường.
→ Đáp án B.
Câu 25 Sức trương nước của tế bào thịt lá giảm khi lượng nước trong lá giảm. Lượng nước trong tế bào lá
giảm nếu cây không được cung cấp đủ nước hoặc do thoát hơi nước tăng lên.
Các phương án: Đưa cây vào trong tối; Tưới nước cho cây; Phun axit abxixíc lên lá đều làm cho khí khổng
đóng dẫn tới giảm sự thoát hơi nước. Khi giảm thoát hơi nước thì sẽ làm tăng sức trương nước của tế bào.
Đưa cây vào phòng lạnh sẽ làm sức hút nước giảm nên lượng nước lên lá giảm làm sức trương nước giảm.
→ Đáp án C.
Câu 26 Khi bị ngập úng lâu ngày, đất bị nén, độ oxi trong đất ít nên hô hấp của rễ kém làm rễ không sinh
trưởng được lông hút cũ bị hủy mà lông hút mới không được tạo thành nên cây hút nước kém, cây trồng trên
cạn thường bị chết.
→ Đáp án B
Câu 27 Nước được vận chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp, môi trường có thế nước thấp
hơn thi khi đó nước sẽ bị rút từ tế bào ra môi trường gây mất nước và co nguyên sinh.
→ Đáp án D.
Câu 28 Người ta không tưới nước cho cây khi trời nắng to vì: nước đọng lại trên lá như một thâú kính hội tụ
thu năng lượng mặt trời làm cháy lá và nhiệt độ cao trên mặt đất làm nước tưới bốc hơi nóng, làm héo khô lá.
→ Đáp án B.
Câu 29 Lá là cơ quan thoát hơi nước của cây, khi chuyển một cây gỗ lớn đi trồng một nơi khác thì bị rễ bị tốn
thương, khả năng hút nước bị giảm nên người ta cắt bỏ bớt lá để giảm tối đa lượng nước thoát ra, tránh cho cây
bị thiếu nước.
→ Đáp án B
Câu 30 Rễ cây có các đặc điểm :

- Cây trên cạn có hệ rễ phát triển, ăn sâu và lan rộng, phân nhánh nhiều với vô sổ những lông hút rất
nhỏ.
- Rễ có khả năng hướng nước, hướng hoá có thể chủ động tìm đến nguồn nước vả chất dinh dưỡng.
- Rễ của một số loài cây có khả năng tiết ra một số chất làm biến đổi chấí khó tiêu thành chất dễ tiêu.
- Với cây íhuỷ sinh hệ rễ biến dạng và ít phát triển do nước được hấp thụ qua toàn bộ bề mặt cơ thể.
-
(5) sai. Vì rễ chỉ tránh xa các chất độc còn đối với các loại phân bón thì chúng hướng hóa dương.
→ Đáp án D
Câu 31 Cân bằng nước được hiểu là sự tương quan giữa quá trình hấp thụ nước và quá trình thoát hơi nước.
Khi sự mất nước được bù lại bằng sự nhận nước đến mức cây bão hoà nước thì đó là trạng thái cân bằng nước
dương. Khi eó sự thiếu hụt nước trong cây (lượng nước nhận vào ít hơn lượng nước mất đi) thì đó là trạng thái
cân bằng nước âm. Ở trạng thái cân bằng nước âm, cây bắt đầu thiếu nước và gọi là cây bị hạn.
Các hiện tượng: Cây thoát hơi nước quá nhiều hoặc rễ cây hút nước quá ít hoặc cây hút nước ít hơn thoát hơi
nước đều có thể dẫn đến cây thiếu nước làm mất cân bằng nước trong cây.
Trường hợp cây thoát nước ít hơn hút nước là trạng thái bình thường của cây vì trong lượng nước hút vào
ngoài lượng nước thoát ra ngoài còn có một lượng nước được cây giữ lại để tham gia chuyển hóa các chất. →
(1), (2), (3)
→ Đáp án A.
Câu 32
(1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ có tác dụng làm thoát khí độc ra khỏi đất, đất tơi xốp giúp rễ sinh trưởng tốt.
(2) Phá váng, làm có sục bùn có tác dụng tương tự như trên và hạn chế sự cạnh tranh của cỏ với cây.
(3) Luôn tưới cho gốc cây đẫm nước sẽ không tốt cho cây vì khi đó rễ cây sẽ thiêu oxi.
(4) Vun gốc giúp rễ cây có chỗ bám tốt.
(5) Tưới nước đầy đủ, bón phân hợp lí giúp rễ đủ nước và dinh dưỡng nên sinh trưởng tốt.
→ Đáp án D
Câu 33 Các lí do làm cho cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết là:
(1) Rễ cây thiếu oxi, nên cây hô hấp không bình thường.
(2) Lông hút bị chết.
(3) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy
→ Đáp án C
Câu 34
- Lúc đầu xảy ra hiện tượng co nguyên sinh (mức độ co nguyên sinh tuỳ thuộc vào mức độ chênh lệch
nồng độ dịch nội bào và ngoại bào). Nguyên nhân là vì lúc đầu nho một giọt ure nên môi trường ưu trương làm
cho nước bị rúí ra khỏi tế bào. Không bào mất nước kéo theo màng sinh chất tách khói thành tế bào gây co
nguyên sinh.
- Sau quan sát thấy hiện tượng phản co nguyên sinh. Nguyên nhân là vì Lire là chất khuếch tán qua màng
tế bào nên tế bào thực vật thấm với ure làm tăng nồng độ chất tan trong dịch bào dẫn tới tăng áp suất thẩm thấu
→ Tế bào hút nước vào gây hiện tượng phản co nguyên sinh.
→ Đáp án C.
Câu 35 Có nhiều đặc điểm ở các loài câv khác nhau giúp lá thích nghi với việc giảm bớt sự mất nước qua
thoát hơi nước, như sau:
- Những loài cây thích nghi với môi trường khô hạn thì lá có kích thước nhỏ và lóp cutin dàv để giảm bớt
lượng nước bay hơi qua bề mặt lá. số lượng khí khổng ít, tập trung ở mặt dưới lá để tránh ánh nắng trực tiếp.
- Những loài cây thích nghi với vùng nhiệt đới có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa thì vào mùa
khô cây rụng lá; khi đó thân làm nhiệm vụ quang hợp với cường độ quang hợp yếu.
- Các loài cây mọng nước thuộc họ thuốc bỏng thích nghi với điều kiện sa mạc có khí không mở ban
đêm khi không khí có nhiệt độ không cao và độ ẩm không khí tăng lên. Ban ngày khí khổng đóng để ngăn
chặn thoát hơi nước.
→ Đáp án D.
Câu 36. Độ pH phù hợp cho rễ cây hấp thụ hầu hết các loại ion khoáng là 6 - 6,5.
Nếu độ pH quá axit thì các ion H + sẽ thay thế cho các cation trên bề mặt keo đất dẫn đến chúng bị rửa
trôi làm đất nghèo dinh dưỡng.
Nếu độ pH kiềm sẽ làm giảm độ linh động của các ion p và các nguyên tố vi lượng.
→ Đáp án B.
Câu 37. Khi cây bị thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu thì tất cả các hoạt động sinh lí của cây đều bị ảnh hưởng,
do đó sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triền của cây. Khi cây bị thiếu nguyên tố khoáng thì tất cả các cơ
quan của cây đều có biêu hiện bất thường nhưng sự biểu hiện thường thể hiện rõ nhất ở sự thay đổi màu sắc lá
cây.
→ Đáp án D.
Câu 38. Khi tế bào khí khổng no nước thì thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra
→ Đáp án D
Câu 39. Khi tế bào khí khổng mất nước thì thành mỏng hết căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng
đóng lại.
→ Đáp án A
Câu 40. Giải thích: Đặc điểm đúng: (4), (1)
Thoát hơi nước qua cutin là hiện tượng hơi nước khuếch tán từ bề mặt lá ra ngoài không khí qua lớp cutin.
→ Đáp án B
Câu 41. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng
mở khí khổng.
→ Đáp án A
Câu 42. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh
→ Đáp án C
Câu 43. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn.
→ Đáp án C
Câu 44. Thoát hơi nước qua khí khổng là chủ yếu, do đó sự điều tiết độ mở là quan trọng nhất. Độ mở của
khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng gọi là tế bào hạt đậu. Khi no nước,
thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo làm cho khí khổng mở. Khi mất nước,
thành mỏng hết căng và thành dãy duỗi ra là khí khổng đóng lại.
Các yếu tố ảnh hưởng: nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió, ion khoáng làm ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước
→ Đáp án A
Câu 45. Biện pháp đúng: (1), (2), (4)
→ Đáp án C
Câu 46. Đáp án D
Hoá chất: Dung dịch màu thực phẩm, xanh methylene,.Dung dịch cobalt chloride
Câu 47. Khí khổng được tạo nên bởi 2 tế bào hình hạt đậu. Mỗi tế bào hình hạt đậu có thành tế bào mép trong
dày và mép ngoài mỏng nên mép trong co giãn ít hơn so với mép ngoài.
→ Đáp án A.
Câu 48.
Đáp án A đúng. Vì bưởi có lá mọc nganii mặt trên tiếp xúc với ánh sáng trực tiêp và có nhiệt độ cao nên có sô
lượng khí không ít hơn mặt dưới đê giám tôc độ thoát hơi nước và bao vệ lá.
Đáp án B đúng. Vì lá ngô mọc đúng nên sự phân bố khí không ơ 2 mặt là như nhau.
Đáp án C sai. Vì một số cây ở mặt trên của lá hoàn toàn không có khí khổng.
Đáp án D đúng. Vì các phân tử nước ở mép lá bốc hơi nhanh hơn các phân tử nước ở các vị trí khác.
Diện tích khí khổng rất nhỏ nhưng số lượng khí khổng rât lớn nên có tổng chu vi lớn tạo ra khả năng thoát hơi
nước rất lớn.
→ Đáp án C
Câu 49. Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường làm giảm ô nhiễm môi trường
→ Đáp án C
Câu 50. Các lí do làm cho cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết là:
(1) Rễ cây thiếu oxi, nên cây hô hấp không bình thường.
(2) Lông hút bị chết.
(3) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy
→ Đáp án C
3. Đáp án trắc nghiệm
Câu 1:
Ý nghĩa của thoát hơi nước:
- Đối với thực vật:
+ Giúp vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên các bộ phận khác của cây.
+ Tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán vào trong các tế bào lá để thực hiện quá trình quang hợp.
+ Điều hòa nhiệt độ của lá, bảo vệ lá khỏi nắng nóng.
- Đối với môi trường:
+ Cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp, từ đó giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường.
+ Điều hòa nhiệt độ của môi trường.
Câu 2:
Do quá trình thoát hơi nước của cây vào ban ngày giải phóng khí O2 ra ngoài không khí đồng thời tán cây che
mát nên vào ngày hè nắng nóng, khi đứng dưới bóng cây, chúng ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu
Câu 3
Khi di chuyển cây trồng đi nơi khác, cây sẽ tạm thời không hấp thụ được nước trong khoảng thời gian này
trong khi đó quá trình thoát hơi nước ở lá vẫn sẽ diễn ra. Nếu tình trạng này cứ diễn ra thì sự cân bằng nước
trong cây sẽ bị phá vỡ khiến sức sống của cây bị giảm. Bởi vậy, người ta thường cắt bớt một phần cành lá để
giảm thiểu sự thoát hơi nước của lá từ đó giúp cây hạn chế sự mất nước cho đến khi khả năng hấp thụ nước của
rễ được phục hồi.
Câu 4
Vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng, lượng nước cần cho quá trình
thoát hơi nước tăng, làm các tế bào lá tăng thoát hơi nước để điều hòa không khí, lượng nước cây hút vào bị
mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá chiếm đến 98%, do đó vào những ngày mùa hè nóng bức người ta
thường tưới nước nhiều hơn cho cây trồng để cung cấp đủ lượng nước cho hoạt động của cây.
Câu 5
- Mô tả quá trình thoát hơi nước qua khí khổng:
+ Khi cây đủ nước, tế bào khí khổng trương nước, căng ra, làm khí khổng mở rộng khiến hơi nước thoát ra
ngoài nhiều.
+ Khi tế bào khí khổng thiếu nước sẽ xẹp xuống, khí khổng khép bớt lại khiến hàm lượng hơi nước thoát ra
ngoài giảm đi.
- Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào các yếu tố: hàm lượng nước và ánh sáng.
+ Ánh sáng: Khi cây chuyển từ ban đêm sang ban ngày hoặc từ tối ra ngoài sáng, trong tế bào khí khổng xảy
ra quá trình phân giải tinh bột thành đường, làm tăng hoạt tính thẩm thấu, tăng sự hút nước → tế bào khí
khổng mở ra. Còn khi cây chuyển từ ngoài sáng vào trong tối thì xảy ra quá trình ngược lại, làm giảm sự hút
nước của tế bào khí khổng → tế bào khí khổng đóng lại.
+ Hàm lượng nước:
Trong điều kiện khô hạn hoặc đất bị nhiễm mặn thì tế bào khí khổng ức chế quá trình phân giải tinh bột thành
đường và giảm sự hút nước của tế bào → tế bào khí khổng đóng lại.
Trong điều kiện mưa kéo dài, tế bào biểu bì no nước ép vào tế bào khí khổng làm cho khí khổng đóng lại một
cách bị động, khi tế bào biểu bì mất nước không còn ép vào tế bào bảo vệ nữa thì khí khổng mở ra
Câu 6
- ″Tai họa″ tức là trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của mình, thực vật phải mất đi một lượng nước
lớn → nó phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. Đó là điều không dễ dàng gì trong điều
kiện môi trường luôn thay đổi.
- ″ Tất yếu″ là muốn nói thực vật cần phải thoát một lượng nước lớn như thế,vì có thoát nước mới lấy được
nước. Sự thoát hơi nước đã tạo ra một sức hút nước, tạo sự chênh lệch về thế nước theo chiều giảm dần từ rễ
lên lá, nước có thể dễ dàng di chuyển từ rễ lên lá. Đồng thời, thoát hơi nước giúp bề mặt lá được điều hòa. Mặt
khác, thoát hơi nước thì khí khổng mở dòng CO2 sẽ đi từ ngoài vào lá, cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.
Câu 7: Vẽ sơ đồ các bước tiến hành trồng cây thuỷ canh và khí canh

Câu 8: So sánh 2 phương pháp trồng cây thuỷ canh và khí canh
Có thể thấy điểm khác nhau cơ bản của hai phương pháp này là môi trường để rễ lấy chất dinh dưỡng nuôi cây.
Thủy canh dùng môi trường lỏng, còn khí canh dùng môi trường khí. Tuy nhiên ở phương pháp khí canh đòi
hỏi kĩ thuật cao hơn, các khoang chất đắt đỏ hơn so với thủy canh. Bên cạnh đó khí canh còn chịu tác động của
sâu bệnh nếu không có sự phân tầng hợp lý trong hệ thống.
Câu 9: Hiện tượng ứ giọt
- Ban đêm cây hút nước, nước được chuyển theo mạch gỗ lên lá và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm
ướt, độ ẩm tương đối của không khí quá cao, bão hoà hơi nước, không thể hình thành hơi nước để thoát vào
không khí như ban ngày, do đó nước ứ qua mạch gỗ ở tận các đầu cuối của lá, nơi có khí hổng. Hơn nữa do các
phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt, hình thành nên giọt nước trên đầu lá.
- Hiện tượng ý giọt thường diễn ra trên các loài thực vật, qua những đêm ẩm ướt vào buổi sáng
Câu 10:
Cần tưới tiêu hợp lý cho cây:
* Cơ sở khoa học:
+ Dựa vào đặc điểm di truyền pha sinh trưởng, phát triển của giống, loại cây
+ Dựa vào đặc điêmt cảu đất và điều kiện thời tiết
* Nhu cầu nước của cây được chẩn đoán theo 1 số tiêu chí sinh lý: áp suất thẩm thấu, hàm lượng nước và sức
hút nước của lá cây.

You might also like