You are on page 1of 9

BÀI 3- THỰC HÀNH TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở THỰC VẬT

TRỒNG CÂY BẰNG THỦY CANH – KHÍ CANH


I. MỤC TIÊU
Thông qua thực hành, quan sát được cấu tạo khí khổng ở lá. Thực hiện được các thí
nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ; vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Thực
hành tưới nước chăm sóc cây, thực hành trồng cây thuỷ canh
II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Hoạt động theo nhóm;
- HS nghiên cứu thông tin SGK hoàn thành cơ sở lý thuyết cho các nội dung thực hành;
- Kiểm tra các dụng cụ thực hành đều đủ ghi (Đ), thiếu ghi (T) vào mục ô checklist;
- Tiến hành các thực hành theo các bước, bước nào đã hoàn thiện đánh (X) vào ô checklist.
III. AN TOÀN THÍ NGHIỆM KHI THỰC HÀNH
Mặc trang phục gọn gàng, nữ buộc cao tóc, đeo gang tay, khẩu
trang, kính bảo vệ mắt và các thiết bị khác cần thiết

Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn.

Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm; không nếm
hoặc ngửi hóa chất.

Nhận biết các vật liệu nguy hiểm trước khi làm thí nghiệm (vật sắc
nhọn, chất dễ cháy nổ, chất độc, nguồn điện nguy hiểm…)

Sau khi làm xong thí nghiệm, thu gom chất thải để đúng nơi quy
định, lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc; sắp xếp dụng cụ gọn gang, đúng
chỗ, rửa sạch tay bằng xà phòng

IV.THỰC HÀNH
1. Quan sát cấu tạo khí khổng của lá cây
Cơ sở lý thuyết
Tế bào khí khổng có hình dạng đặc trưng, thường phân bố nhiều ở lớp biểu bì bề mặt
dưới của lá. Khi ở trạng thái no nước, tế bào khí khổng sẽ trương lên và lỗ khí mở ra, từ đó
dễ dàng quan sát được dưới kính hiển vi.
Chuẩn bị

Kim mũi mác hoặc lưỡi dao lam, lam kính, lammen, kính hiển vi,
pipet Nước cất
Lá thài lài tía hoặc lá mồng tơi
Tiến trình
Tách lớp biểu bì mặt sau của lá thài lài tía: bẻ gập phần gốc lá, tước lấy màng mỏng hoặc
dùng kim mũi mác cắt 1 ô vuông nhỏ 2 – 3 mm tách một lớp mỏng biểu bì mặt dưới lá thài
lài tía (lưu ý: không để dính phần thịt lá)

Đặt lớp biểu bì lá thài lài tía lên chính giữa lam kính , nhỏ một giọt nước cất, đậy
lamen (úp 1 cạnh của lamen nghiêng 450 so với mặt lam kính, dùng kim mũi mác hạ
dần dần đầu kia của lamen để tránh bọt khí)thấm bớt nước xung quanh mẫu nếu có

Đặt tiêu bản dưới kính hiển vi ở vật kính 10x và 40x  chụp hình
Báo cáo
Em hãy vẽ hình, mô tả hình dạng tế bào khí khổng vào ô trống dưới đây

2. Thí nghiệm chứng minh sự hút nước của rễ cây, sự vận chuyển nước ở thân cây.

Cơ sở lý thuyết
Nước và một số chất tan trong nước được rễ cây hấp thụ và vận chuyển lên các cơ quan
phía trên theo mạch gỗ trong thân cây. Khi rễ cây được đặt trong ống đong chứa nước, rễ hút
nước sẽ làm giảm lượng nước trong ống đong. Đồng thời, các chất màu tan trong nước như
mực đỏ hoặc eosin được rễ hấp thụ và vận chuyển theo mạch gỗ trong thân có thể nhận biết
được khi quan sát lát cắt ngang của rễ và thân cây.
a. Thí nghiệm chứng minh sự vận chuyển nước trong thân

Chuẩn bị

Hai cốc thuỷ tinh có kích thước bằng nhau

Mực tím, mực xanh…

Bông cúc trắng hoặc nhánh lá cải thảo


Tiến trình

Đổ lượng nước vào 2 cốc bằng nhau, cho mực tím/đỏ/xanh vào cốc 2  Cắm cành
hoa cúc/cải thảo vào 2 cốc

Sau một thời gian, quan sát mực nước và màu sắc của hoa ở hai cốc, chụp hình và
rút ra nhận xét
Dùng dao cắt dọc một đoạn thân ở mỗi cành hoa. Dùng kính lúp quan sát màu sắc bên trong
thân của cành hoa và rút ra nhận xét
Báo cáo
So sánh sự khác nhau giữa màu sắc của hai cây và lát cắt ngang thân của chúng vào ô
trống dưới đây:
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

b. Thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ

Chuẩn bị

Hai cốc thuỷ tinh có kích thước bằng nhau

Nước sạch, dầu thực vật..

Cây con có đậy đủ thân, lá và bộ rễ khỏe mạnh: cây cần tây, cây rau muống, cây cải….
Tiến trình

Lấy cây con, nhẹ nhàng rửa sạch bộ rễ dưới vòi nước chảy.
Đổ lượng nước vào 2 cốc bằng nhau, cốc 1 không cắm cây, cốc 2 cắm cây.

Nhỏ dầu thực vật sao cho bao phủ kín bề mặt nước trong mỗi cốc. Dùng bút đánh
dấu mực nước trong mỗi ống đong.
Sau 3 ngày quan sát mực nước ở 2 cốc, chụp hình và rút ra nhận xét
Báo cáo
Em hãy mô tả và giải thích sự thay đổi mực nước trong mỗi ống đong.
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

3. Thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá cây
Cơ sở lý thuyết
Giấy tẩm CoCl2 khô có màu xanh sẽ chuyển sang màu hồng khi gặp nước. Khi đặt giấy
CoCl2 lên sát bề mặt lá, nếu giấy CoCl 2 chuyển sang màu hồng chứng tỏ đã tiếp xúc với
nước thoát ra từ bề mặt lá.
Chuẩn bị

Giấy lọc tẩm CoCl2 5% sấy khô, hai lam kính, kẹp nhựa hoặc kẹp gỗ.

Dung dịch CoCl2 5%.

Cây có lá to, khỏe mạnh, ví dụ: cây trầu bà


Tiến trình
Cách 1

Đặt đối xứng 2 mảnh giấy tẩm CoCl2 đã sấy khô (có màu xanh da trời) lên mặt trên và
mặt dưới của lá cây.

Đặt 2 lam kính ép đè lên giấy tẩm CoCl2 ở cả 2 mặt lá, cố định 2 lam kính và giấy
tẩm CoCl2 ở 2 bề mặt lá bằng kẹp nhựa hoặc kẹp gỗ (lưu ý: giấy tẩm CoCl2 phải
nằm hoàn toàn bên trong lam kính tạo thành hệ thống kín)
Quan sát chuyển màu (xanh dươnghồng) của 2 mảnh giấy tẩm CoCl2 ở 2 mặt trên và
dưới của lá
Cách 2
- Chuẩn bị cây trầu bà, 1 nhánh cắt bỏ lá, 1 nhánh lá giữ nguyên
- Dùng 2 túi nylon trắng có kích thước phù hợp trùm lên hai nhánh cây trầu bà.
- Sau khoảng 1 giờ , quan sát thành túi nylon ở 2 nhánh cây và rút ra nhận xét
Báo cáo
- Nhận xét sự chuyển màu và giải thích sự khác nhau về tốc độ chuyển màu của hai
mảnh giấy CoCl2 ở 2 mặt trên và mặt dưới của lá. (cách 1)
- - Nhận xét hiện tượng ở 2 túi nylon, giải thích (cách 2)
- Báo cáo kết quả thí nghiệm.
- …………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
4. Thực hành tưới nước và chăm sóc cây.
Cơ sở lý thuyết
Cây sử dụng nước cho các hoạt động sống của mình. Việc tưới nước cho cây sẽ giúp
cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng cần tưới cây hợp lí, đảm bảo cân bằng nước cho
cây.
Chuẩn bị
Chậu trồng cây, cốc đong 50 ml có chia vạch, thước đo chính xác đến 1mm.
Nước sạch.
12 cây đậu xanh hoặc cây đậu nành có 2 lá thật.
Tiến trình
Trồng 3 cây đậu xanh hoặc đậu nành vào 4 chậu trồng cây không thủng lỗ ở đáy có
cùng kích thước, lượng đất trồng giống nhau. Đặt chậu đã trồng cây ngoài sáng.
Đánh số thứ tự theo từng chậu
Tưới 50 ml nước vào mỗi chậu trồng cây. Từ ngày thứ hai trở đi tưới nước cho các cây ở
các lô theo mức sau:
+ Chậu 1: không tưới nước
+ Chậu 2: tưới 20 ml nước/cây, tưới 2 ngày một lần.
+ Chậu 3: tưới 40 ml nước/ cây, tưới 2 ngày một lần.
+ Chậu 4: tưới 80 ml nước/ cây, tưới 1 ngày một lần.
Quan sát cây hằng ngày, theo dõi sự sinh trưởng của cây trong 3 tuần bằng cách
dùng thước đo chiều cao cây , chiều dài và chiều rộng lá, đếm số lá cây sau mỗi 3
ngày.
Báo cáo
- Nhận xét trạng thái của lá cây ở các lô thí nghiệm.
- Vẽ biểu đồ sinh trưởng của cây (theo từng tiêu chí chiều cao cây, chiều dài và chiều
rộng lá, số lá/cây).
- Báo cáo kết quả thí nghiệm
- …………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
5. Thực hành trồng cây theo phương pháp thủy canh, khí canh.
Cơ sở lý thuyết
- Cây hút chất dinh dưỡng khoáng ở dạng hòa tan. Có thể trồng cây không cần đất theo
phương pháp thủy canh hoặc khí canh.
Chuẩn bị
Chuẩn bị thùng xốp có nắp đậy, trên nắp khoét 4 lỗ tròn để đặt khít 4 cốc nhựa vào lỗ.
4 cốc nhựa có khoét lỗ ở thành và đáy cốc rọ trồng cây thủy canh
Dung dịch Knop (Thành phần gồm: Ca(NO3) 1 g/l, KH2PO4 0,25 g/l, KCl 0,125
g/l, MgSO4.7H2O 0,5 g/l, FeCl3 0, 015 g/l) hoặc dung dịch dinh dưỡng thủy canh
Xơ dừa, thước đo chính xác đến 1mm.
Hạt giống một số loại cây như xà lách, cải xoăn…

Tiến trình

Cho vào thùng dung dịch Knop hoặc dung dịch dinh dưỡng có mực nước ngang ½
chiều cao của cốc
Cho xơ dừa vào trong 4 cốcGieo hạt giống vào cốc (5 hạt/cốc)đặt cốc vào nắp đậy sao
cho mực nước ngang ½ chiều cao cốc và làm ướt giá thể thường xuyên  theo dõi sự nảy
mầm
Đặt thùng cây ra ngoài sáng, theo dõi sự sinh trưởng của cây trong ba tuần bằng cách
đo chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng lá (đánh dấu một lá để đo), đếm số lá/cây
sau mỗi ba ngày.
Bổ sung dung dịch Knop hoặc dung dịch dinh dưỡng đến mức ban đầu sau mỗi ba ngày.
Báo cáo
- Vẽ biểu đồ sinh trưởng của cây (theo từng tiêu chí chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng
lá, số lá/cây).
- Báo cáo kết quả thí nghiệm
- ………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

You might also like